Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Tín dụng ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.84 KB, 32 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU
Những năm gần đây, mặc dù có rất nhiều dịch vụ mới đƣợc đẩy mạnh, triển khai
song nguồn sống chủ yếu của các ngân hàng vẫn là hoạt động tín dụng truyền thống. Tuy
nhiên, các ngân hàng thƣờng chú trọng cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà
chƣa thực sự chú trọng đến cho vay lĩnh vực tiêu dùng. Ngày nay, cuộc sống của ngƣời
dân đã phát triển theo hƣớng hiện đại, giá trị cuộc sống đƣợc nâng cao không những về
tinh thần mà cả vật chất, nhu cầu cá nhân của con ngƣời trở nên phong phú và đa dạng,
trong khi dòng tiền không phải lúc nào cũng cân đối, khiến cho nhiều cá nhân và hộ gia
đình có nhu cầu đi vay để tiêu dùng khi thiếu hụt dòng tiền để mua sắm hàng hóa và dịch
vụ. Thực tế này làm phát sinh nhu cầu vay tiêu dùng và các ngân hàng thƣơng mại là một
trong những ngƣời chủ yếu đáp ứng dịch vụ cho vay tiêu dùng. Thông qua cho vay tiêu
dùng cả ngƣời tiêu dùng, nhà sản xuất và ngân hàng đều tìm thấy lợi ích chính đáng.
Vì mục tiêu lợi nhuận, một trong những tiêu chí hàng đầu đặt ra đối với các tổ
chức tín dụng là đẩy mạnh hoạt động cấp tín dụng. Trong đó, công tác thẩm định cho vay
đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với chất lƣợng tín dụng
tại các ngân hàng thƣơng mại. Thẩm định cho vay chính là quá trình kiểm tra, đánh giá,
rà soát lại toàn bộ những vấn đề có liên quan đến phƣơng án/dự án để đƣa ra những quyết
định chính xác về việc đồng ý hay từ chối cấp tín dụng cho khách hàng. Có thể nói đây
chính là viên gạch đặt nền móng hình thành tất cả các mối quan hệ tín dụng và là khâu
chủ đạo, đóng vai trò then chốt trong hoạt động cho vay ở các ngân hàng. Việc thẩm định
nhu cầu vay vốn sẽ giúp đánh giá chính xác hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã
hội của việc đầu tƣ, ngăn ngừa và hạn chế bớt các rủi ro, tránh gây thất thoát, không thu
hồi đƣợc vốn của chủ đầu tƣ, nhà tài trợ cũng nhƣ của toàn xã hội.
Từ thực tiễn đánh giá quy trình thẩm định tại Chi nhánh Thanh Xuân trong hệ
thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, nhóm đề tài hy vọng
đem lại một cái nhìn chi tiết về “Thẩm định tín dụng đối với cho vay tiêu dùng của một
ngân hàng thƣơng mại hiện nay”.







2

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT
ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 3
1. CHO VAY TIÊU DÙNG. 3
2. THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG. 4
II. THỰC TRẠNG TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG Ở NGÂN HÀNG NN&PTNT
AGRIBANK CHI NHÁNH THANH XUÂN 8
1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG AGRIBANK 8
2. THỰC TRẠNG TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG
CHO VAY TIÊU DÙNG Ở NGÂN HÀNG NN&PTNT AGRIBANK CHI NHÁNH THANH
XUÂN 8
a. Một số dịch vụ cho vay đối với khách hàng là cá nhân của ngân hàng
AGRIBANK 8
b. Quy trình nghiệp vụ cho vay với khách hàng là cá nhân ở NNNo&PTNT
Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân 11
BÁO CÁO THẨM ĐỊNH, TÁI THẨM ĐỊNH 20
III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ 26
1. SO SÁNH QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH CHO VAY CỦA AGRIBANK VÀ QUY TRÌNH
CHUNG 26
2. CHẤT LƢỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CỦA NHNO&PTNT VIỆT
NAM CHI NHÁNH THANH XUÂN QUA CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN 28
3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG Ở

NHNO&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH XUÂN 30
KẾT LUẬN 32


3

I. Những vấn đề cơ bản về thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại
các ngân hàng thƣơng mại
1. Cho vay tiêu dùng.
a. Khái niệm:
Cho vay tiêu dùng là một hình thức tín dụng, qua đó ngân hàng cho khách hàng
là cá nhân hay hộ gia đình vay một lƣợng tiền nhất định để mua hàng hóa hay dịch vụ sử
dụng vào mục đích tiêu dùng.
b. Đặc điểm:
Đối tƣợng đƣợc cấp tín dụng: Là ngƣời tiêu dùng bao gồm các cá nhân và hộ gia
đình.
Mục đích tín dụng: Để mua hàng hóa và dịch vụ sử dụng vào mục đích tiêu dùng,
chứ không phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh. Các hàng hóa và dịch vụ chủ yếu gồm:
nhà ở, đồ dùng gia đình, phƣơng tiện đi lại, giáo dục, y tế, du lịch,…
c. Lợi ích của cho vay tiêu dùng:
- Đối với nền kinh tế: Thông qua tài trợ cho tiêu dùng, thực chất ngân hàng đã
gián tiếp tài trợ cho sản xuất của các doanh nghiệp. Khi tiêu dùng đƣợc thúc đẩy, sản xuất
của các doanh nghiệp cũng phát triển theo, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho ngƣời
lao động.
- Đối với ngƣời tiêu dùng: Thông qua cho vay tiêu dùng, họ đƣợc hƣởng các tiện
ích trƣớc khi tích lũy đủ tiền, nâng cao chất lƣợng cuộc sống, cho phép họ chi tiêu ở hiện
tại và thanh tóan trong tƣơng lai, nó đặc biệt quan trọng đối với giới trẻ. Nhờ cho vay tiêu
dùng mà cá nhân hay hộ gia đình có thể đƣa ra những quyết định lớn nhƣ xây dựng nhà
cửa, mua phƣơng tiện đi lại, học hành, chữa bệnh,…điều này đã giải quyết đƣợc vấn đề
giữa việc thỏa mãn yêu cầu với yếu tố thời gian vì nếu đợi đến khi có đủ tiền mới thực

hiện thì lợi ích cảm nhận từ sự thụ hƣởng có xu hƣớng giảm xuống.
- Đối với ngân hàng: Cho vay tiêu dùng mang lại thu nhập cho ngân hàng. Do
khách hàng số đông với khỏan vay nhỏ nên thông qua cho vay tiêu dùng ngân hàng có
thể phân tán đƣợc rủi ro và đa dạng hóa sản phẩm. Cho vay tiêu dùng giúp ngân hàng mở
rộng quan hệ với khách hàng, từ đó tăng khả năng huy động các loại tiền gửi vào ngân
hàng và cung cấp các loại hình dịch vụ khác.
d. Quy trình nghiệp vụ tín dụng cho vay tiêu dùng
- Thủ tục về hồ sơ xin vay
o Các tài liệu liên quan:
 Tài liệu pháp lý (chứng minh thƣ, sổ hộ khẩu,…)
4

 Hợp đồng lao động và xác nhận của cơ quan về thu nhập, chức vụ và
thời gian công tác
 Các tài liệu thuyết minh khoản tín dụng: nhu cầu chi phí, mức vốn tự
có, nhu cầu vay,…
 Các tài liệu về đảm bảo tiền vay (nếu có); tài sản cầm cố, thế chấp,
cam kết bảo lãnh của bên thứ ba.
- Kỹ thuật thẩm định khách hàng vay và tài sản đảm bảo
o Năng lực pháp lý của ngƣời vay
o Độ tin cậy, uy tín của ngƣời vay
o Mục đích vay vốn
o Năng lực hòan trả
o Các đảm bảo tín dụng
- Xác định mức cho vay
o Hạn mức tín dụng tiêu dùng là số dƣ nợ tối đa mà ngân hàng có thể cấp tín
dụng cho một cá nhân hay hộ gia đình trong một kỳ.
- Xác định nguồn trả nợ
o Thu nhập trong tƣơng lai
o Sổ tiết kiệm (nếu có)

- Xác định thời hạn cho vay
- Xác định lãi suất cho vay
- Giải ngân
- Theo dõi và thu nợ
2. Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng.
a. Khái niệm:
Phân tích (thẩm định) tín dụng là phân tích, xác định khả năng hiện tại và tiềm
năng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, cũng nhƣ khả năng hoàn trả vốn vay ngân
hàng.
b. Mục đích thẩm định tín dụng cho vay tiêu dùng:
Mục đích của thẩm định tín dụng là đánh giá một cách khách quan và trung thực
khả năng trả nợ của khách hàng để làm căn cứ cho quyết định cho vay. Tầm quan trọng
của thẩm định tín dụng thể hiện ở những điểm sau:
• Giúp đánh giá đƣợc mức độ tin cậy của phƣơng án cho vay tiêu dùng mà khách
hàng lập và nộp khi làm thủ tục vay vốn.
5

• Giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn cho vay và
giảm đƣợc xác suất hai loại sai lầm trong quyết định cho vay: cho vay một dự án tồi và từ
chối cho vay một dự án tốt.
c. Quy trình thẩm định đơn xin vay:
Trải qua 05 bƣớc sau:
Bƣớc 1: xem xét tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lên của bộ hồ sơ đó.
Bƣớc 2: thu thập thêm thông tin về khách hàng, về phƣơng án xin tài trợ vốn.
Bƣớc 3: CBTD tiến hành thẩm định theo các nội dung cần thiết đƣợc ngân hàng quy định
khá cụ thể.
Bƣớc 4: nêu đƣợc các ƣớc lƣợng và đánh giá rủi ro có thể xảy ra và đề xuất trong báo cáo
thẩm định
Bƣớc 5: kết luận về khả năng thu hồi nợ vay của khách hàng, dịnh giá giá trị tài sản đảm
bảo cho món vay và khả năng trả nợ của khách hàng

d. Nội dung thẩm định đơn xin vay:
Thông thƣờng, cán bộ tín dụng xem xét thẩm định đối với cho vay tiêu dùng các yếu
tố sau:
- Năng lực của ngƣời vay nợ
- Uy tín và tính cách của ngƣời vay
- Mức thu nhập để trả nợ
- Quyền sở hữu các tích sản
- Các điều kiện kinh tế
- Khả năng kiểm soát các khoản vay
i. Tư cách và mục đích của người đi vay
Yếu tố quyết định chủ yếu trong thẩm định bất kỳ đơn xin vay tiêu dùng nào cũng
chính là uy tín và năng lực hoàn trả của ngƣời đi vay. Khách hàng xin vay tiêu dùng
phải chắc chắn là ngƣời có đạo đức và nhận thức sâu sắc đƣợc trách nhiệm trong việc
hòan trả nợ vay đúng hạn. Ngoài ra, thu nhập và tài sản giá trị của ngƣời vay, nhƣ chứng
khoán hay tiền gửi tiết kiệm, phải đủ để bảo đảm tiền vay.
Các thông tin cần thiết để thẩm định năng lực pháp lý của ngƣời đi vay:
- Số CMT hoặc hộ chiếu
- Địa chỉ thƣờng trú
- Trình độ học vấn
- Tên, địa chỉ cơ quan công tác
6

- Tên và địa chỉ ngƣời bảo lãnh
- Tình trạng công việc hiện tại
- Độ tuổi, loại hình lao động
- Tình trạng cƣ trú
- Tình trạng gia đình
Thông thƣờng, tƣ cách ngƣời vay có thể đƣợc đánh giá bằng cách phỏng vấn
ngƣời xin vay qua mục đích xin vay của họ. Cán bộ tín dụng thƣờng đặt ra các câu hỏi
nhƣ: Anh (chị) sẽ làm gì với số tiền vay đƣợc? Mục đích vay vốn có phù hợp với mục

đích chính sách tín dụng của ngân hàng? Có bằng chứng nào cho thấy ngƣời vay chân
thành mong muốn hoàn trả nợ cho ngân hàng?
Cuộc phỏng vấn thƣờng có nhiều yếu tố gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng đánh giá
nhƣ: trình độ nhận thức của khách hàng đƣợc phỏng vấn, thái độ của nhân viên phỏng
vấn, sự tác động về vật chất hào nhoáng của ngƣời đi vay, tâm sinh lý của ngƣời tham gia
cuộc phỏng vấn… Do đó, ngày nay, quá trình đánh giá đơn xin vay của khách hàng đã
từng bƣớc đƣợc tự động hóa và các thông tin về khách hàng đƣợc lấy chủ yếu từ các Văn
phòng tín dụng – nơi lƣu giữ tệp dữ liệu tín dụng của khách hàng, nên việc gặp phỏng
vấn trực tiếp khách hàng trở nên thƣa thớt.
ii. Mức thu nhập:
Mức thu nhập của khách hàng và sự ổn định của thu nhập đƣợc coi là yếu tố
quan trọng trong quyết định cho vay tiêu dùng. Ngân hàng thƣờng quan tâm chủ yếu đến
mức thu nhập sau thuế hơn là tổng thu nhập của ngƣời vay. Đối với khoản vay giá trị
lớn, ngân hàng có thể tiến hành kiểm tra thông tin ở ngƣời sử dụng lao động để xác định
tính chính xác của các thông tin mà ngƣời vay xuất trình nhƣ nơi làm việc, thời gian làm
việc, mức thu nhập hàng tháng.
Mức thu nhập và trình độ học vấn là hai biến số có mối quan hệ mật thiết tới
nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng. Thu nhập càng cao thì chi tiêu càng lớn, trình độ
học vấn cao hơn làm cho các khoản vay trở nên an toàn hơn không chỉ vì có nguồn trả nợ
tốt mà còn an toàn về nhận thức và tƣ cách đạo đức của ngƣời vay.
iii. Sự ổn định trong công việc và nơi cư trú:
Trong rất nhiều các yếu tố cần đánh giá, yếu tố quan trọng đó là thời gian làm việc
của khách hàng. Nhiều ngân hàng sẽ không cấp tín dụng cho một ai đó mà ngƣời này mới
đi làm công việc hiện tại đƣợc vài tuần hay vài tháng. Thời gian cƣ trú cũng là yếu tố để
đánh giá, bởi vì một ngƣời ở càng lâu tại một địa chỉ đƣợc xem là có tính ổn định cao
hơn. Việc thay đổi thƣờng xuyên địa chỉ nơi cƣ trú trở thành yếu tố cản trở trong việc ra
quyết định cho vay.
7

iv. Nhân tố đảm bảo khoản vay được cấp

Một nhân tố tích cực hỗ trợ cho khoản vay tiêu dùng đƣợc cấp đó là quyền sở hữu
nhà hoặc quyền sở hữu bất kỳ tài sản thực có giá trị nào khác nhƣ đất đai, căn hộ, xe
hơi,… Ngay cả khi những tài sản này không đƣợc dùng làm tài sản đảm bảo khoản tiền
vay, thì chúng cũng thể hiện rằng khách hàng là ngƣời có kỹ năng quản lý tiền rất tốt.
Thẩm định các điều kiện của tài sản đảm bảo trên các khía cạnh:
- Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm
- Đƣợc phép giao dịch và không có tranh chấp
- Đƣợc mua bảo hiểm đối với những tài sản nhà nƣớc quy định phải mua bảo hiểm
- Xem xét đánh giá tính thị trƣờng của tài sản
v. Thách thức trong cho vay tiêu dùng:
Việc đánh giá các khoản vay tiêu dùng không hề dễ dàng.
- Khách hàng cá nhân dễ dàng che dấu thông tin về năng lực thực sự trong việc
hoàn trả nợ vay, ví dụ nhƣ tình trạng sức khỏe cá nhân, các khoản nợ chồng chéo, hay
triển vọng về thu nhập công việc,…
- Hơn nữa, tỷ lệ rủi ro cho vay tiêu dùng thƣờng lớn hơn rất nhiều so với cho vay
doanh nghiệp.
- Quy mô các món vay thƣờng nhỏ, nhƣng số lƣợng các món vay lại lớn, do đó chi
phí tổ chức cho vay cao.
- Nhu cầu cho vay tiêu dùng là họat động có tính nhạy cảm theo chu kỳ kinh tế.
Khi kinh tế tăng trƣởng, ngƣời dân lạc quan về thu nhập trong tƣơng lai nên có xu hƣớng
tăng chi tiêu cho tiêu dùng, kích thích tín dụng tiêu dùng tăng trƣởng; ngƣợc lại, khi kinh
tế suy thoái, thu nhập ngƣời dân giảm, họ bi quan về nguy cơ thất nghiệp nên có xu
hƣớng tiết kiệm, chi tiêu ít hơn,…khiến cho tín dụng tiêu dùng giảm xuống.
Nhân tố giúp ngân hàng giảm đƣợc tổn thất trong cho vay tiêu dùng đó là áp dụng
chính sách cho vay nhỏ lẻ, có bảo đảm tín dụng bằng tài sản giá trị dễ chuyển nhƣợng.







8

II. Thực trạng trong công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng
ở ngân hàng NN&PTNT Agribank chi nhánh Thanh Xuân

1. Giới thiệu về ngân hàng Agribank
Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam,
đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank là Ngân
hàng thƣơng mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt
Nam, đặc biệt là đầu tƣ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân
viên, mạng lƣới hoạt động và số lƣợng khách hàng. Tính đến 31/12/2012, vị thế dẫn đầu
của Agribank vẫn đƣợc khẳng định với trên nhiều phƣơng diện:
- Tổng tài sản: trên 617.859 tỷ đồng.
- Tổng nguồn vốn: trên 540.378 tỷ đồng.
- Vốn điều lệ: 29.605 tỷ đồng.
- Tổng dƣ nợ: trên 480.453 tỷ đồng.
- Mạng lƣới hoạt động: gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, Chi
nhánh Campuchia.
- Nhân sự: gần 40.000 cán bộ.
Với vị thế là Ngân hàng thƣơng mại – Định chế tài chính lớn nhất Việt Nam,
Agribank đã, đang không ngừng nỗ lực, đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng
góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất
nƣớc.
2. Thực trạng trong công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu
dùng ở ngân hàng NN&PTNT Agribank chi nhánh Thanh Xuân
a. Một số dịch vụ cho vay đối với khách hàng là cá nhân của ngân hàng
AGRIBANK
 Cho vay mua sắm hàng tiêu dùng và vật dụng gia đình

- Loại tiền vay: VND
- Thời gian cho vay: tối đa 60 tháng.
- Mức cho vay: tối đa 80% chi phí.
- Lãi suất: cố định và thả nổi; lãi suất quá hạn tối đa 150% lãi suất trong hạn.
- Bảo đảm tiền vay: có/không có đảm bảo bằng tài sản hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.
- Gải ngân: một lần hoặc nhiều lần.
- Trả nợ gốc và lãi vốn vay: trả nợ gốc một lần hoặc nhiều lần, trả nợ lãi hàng tháng
hoặc định kỳ theo thỏa thuận .

9

 Cho vay xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp đối với dân cƣ
- Loại tiền: VND
- Thời hạn cho vay: không vƣợt quá 15 năm.
- Mức cho vay: tối đa 85% tổng nhu cầu vốn theo dự toán hoặc tổng giá trị hợp đồng
mua bán nhà.
- Lãi suất: cố định và thả nổi. Lãi quá hạn tối đa 150% lãi trong hạn
- Bảo đảm tiền vay: có đảm bảo bằng tài sản hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.
- Giải ngân: một lần hoặc nhiều lần.
- Trả nợ gốc và lãi vốn vay: trả nợ gốc một lần hoặc nhiều lần, trả nợ lãi hàng tháng
hoặc định kỳ theo thỏa thuận.
 Cho vay ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài
- Loại tiền vay: VND, USD, EUR.
- Thời gian cho vay: tối đa không vƣợt thời hạn của hợp đồng đi làm việc tại nƣớc
ngoài.
- Mức cho vay: tối đa 80% tổng chi phí hợp pháp trong hợp đồng.
- Lãi suất: cố định và thả nổi. Lãi quá hạn tối đa 150% lãi trong hạn
- Bảo đảm tiền vay: có/không có đảm bảo bằng tài sản hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.
Hộ gia đình của ngƣời lao động ở nông thôn đƣợc xem xét vay đến 20 triệu VND không
cần đảm bảo tiền vay; ngƣời lao động là hộ độc thân bắt buộc thực hiện biện pháp bảo

đảm tiền vay bằng tài sản. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ xuất khẩu lao động thực hiện
ký quỹ theo Thông tƣ 02/2004/TT-NHNN ngày 19/05/2004.
- Giải ngân: từng lần hoặc nhiều lần. Tiền vay đƣợc trả thẳng cho bên tuyển dụng, trả
trực tiếp cho ngƣời lao động khi có văn bản đề nghị của bên tuyển dụng.
- Trả nợ gốc và lãi: Cho vay bằng ngoại tệ nào thì trả nợ vay bằng ngoại tệ đó. Trả nợ
gốc một lần hoặc nhiều lần, trả nợ lãi hàng tháng hoặc định kỳ.
 Cho vay cầm cố bằng giấy tờ có giá
- Giấy tờ có giá đƣợc cầm cố: phát hành hợp pháp, đƣợc phép chuyển nhƣợng bao gồm
sổ tiết kiệm, kỳ phiếu do các NHTM phát hành; tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc,
công trái; cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ do các doanh nghiệp phát hành.
- Đồng tiền cho vay: VND
- Thời gian cho vay: không vƣợt quá thời hạn thanh toán còn lại của giấy tờ có giá. Với
cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đã niêm yết: không quá 06 tháng.
- Mức cho vay: tối đa bằng giá gốc cộng lãi trừ đi lãi phải trả trong thời gian vay vốn;
tối đa bằng 50% thị giá tại thời điểm cho vay đối với chứng khoán niêm yết; tối đa 50%
giá trị cổ phiếu do công ty nhà nƣớc phát hành lần đầu, công ty cổ phần phát hành tăng
vốn và không vƣợt quá 75% giá trị tài sản đảm bảo; bằng chênh lêch giữa giá đấu giá
bình quân và giá ƣu đãi khi ngƣời lao động mua cổ phiếu ƣu đãi do công ty nhà nƣớc
10

phát hành lần đầu .
- Lãi suất: cố định và thả nổi.
- Bảo đảm tiền vay: bảo đảm bằng giá trị giấy tờ có giá, tỷ lệ do Thống đốc NHNN quy
định trong từng thời kỳ.
- Trả nợ gốc và lãi: trả nợ một lần và nhận lại giấy tờ có giá
- Trả trƣớc hạn: Trong thời hạn vay nếu giá chứng khoán nhận cầm cố giảm còn 60%
so với giá khi nhận cầm cố thì chậm nhất sau 2 ngày làm việc khách hàng phải bổ sung
tài sản hoặc đảm bảo hoặc NHNo thu nợ trƣớc hạn (thỏa thuận ghi rõ trong hợp đồng).
 Cho vay mua phƣơng tiện đi lại
- Loại tiền vay: VND.

- Thời gian cho vay: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
- Mức cho vay: thỏa thuận, không quá 85% tổng chi phí.
- Lãi suất: cố định và thả nổi.
- Bảo đảm tiền vay: có/không có đảm bảo bằng tài sản; bảo lãnh của bên thứ ba.
- Giải ngân: một lần.
- Trả nợ gốc và lãi vốn vay: Trả nợ gốc một lần hoặc nhiều lần, trả nợ lãi hàng tháng
hoặc định kỳ theo thỏa thuận.
 Cho vay hỗ trợ du học
- Loại tiền vay: VND, ngoại tệ.
- Thời gian cho vay: ngắn, trung, dài hạn.
- Mức cho vay: thỏa thuận, không quá 85% chi phí
- Lãi suất: cố định và thả nổi.
- Bảo đảm tiền vay: có/không có đảm bảo bằng tài sản; bảo lãnh của bên thứ ba.
- Giải ngân: một lần hoặc nhiều lần.
- Trả nợ gốc và lãi vốn vay: Trả nợ gốc một lần hoặc nhiều lần, trả nợ lãi hàng tháng
hoặc định kỳ theo thỏa thuận .
 Cho vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ
- Loại tiền vay: VND.
- Thời gian cho vay: ngắn hạn
- Mức cho vay: thỏa thuận, khách hàng có vốn tự có tham gia tối thiểu 10% tổng nhu
cầu vốn.
- Lãi suất: cố định và thả nổi.
- Bảo đảm tiền vay: có/không có đảm bảo bằng tài sản hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.
- Giải ngân: một lần hoặc nhiều lần.
- Trả nợ gốc và lãi vốn vay: Trả nợ gốc một lần hoặc nhiều lần, trả nợ lãi hàng tháng
hoặc định kỳ theo thỏa thuận .
11

b. Quy trình nghiệp vụ cho vay với khách hàng là cá nhân ở NNNo&PTNT
Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân

Theo quyết định số 909/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Hội
đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam. Theo quyết định này thì quy trình nghiệp vụ cho
vay với khách hàng là cá nhân sẽ có 8 bƣớc gồm
Bƣớc 1: TIẾP NHẬN HỒ SƠ
Bƣớc 2: BÁO CÁO
Bƣớc 3: PHÂN TÍCH THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG VAY VỐN
Bƣớc 4: PHÊ DUYỆT KHOẢN VAY
Bƣớc 5: KÝ KẾT HĐTD, HĐ BĐTV, GIAO NHẬN GIẤY TỜ VÀ TSBĐ
Bƣớc 6: HỒ SƠ TÍN DỤNG VÀ LƢU GIỮ HỒ SƠ TÍN DỤNG
Bƣớc 7: GIẢI NGÂN
Bƣớc 8: KIỂM TRA, GIÁM SÁT KHOẢN VAY

Quy trình thẩm định cho vay với khách hàng là cá nhân ở NHNo&PTNT Việt
Nam chi nhánh Thanh Xuân
Trình tự thực hiện quy trình thẩm định:
Bƣớc 1: Trƣởng phòng tín dụng và trƣởng phòng thẩm định sẽ tiếp nhận hồ sơ của KH,
xem xét hồ sơ xin vay xem có hợp lê, đúng pháp luật và yêu cầu hay không. Nếu hồ sơ
chƣa đủ điều kiện pháp lý thì yêu cầu KH phải bổ sung. Nếu hồ sơ đủ điều kiện thì sẽ tiếp
nhận và phân công cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định.
Bƣớc 2: CBTD đƣợc phân công sẽ chuyển hồ sơ sang phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng
hợp, kiểm tra, xác nhận nguồn vốn cho vay. Khi phòng ngồn vốn kế hoạch xác nhận còn
đủ vốn để cho vay thì sẽ chuyển lại cho CBTD.
Bƣớc 3: Trên cơ sở các quy định của Ngân hàng, CBTD sẽ thu thập thông tin có liên
quan đến thẩm định, và hồ sơ cần thiết để phục vụ cho việc thẩm định và tiến hành thẩm
định.
Bƣớc 4: Sau khi thẩm định, CBTD lập báo cáo thẩm định theo quy định, trong báo cáo
phải nêu rõ có cho vay hay không vay, lý do cụ thể để trình trƣởng phòng thẩm định xem
xét.
Bƣớc 5: Phó phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm soát, xem xét tờ trình của cán bộ thẩm
định, nếu thấy thiếu, hoặc không phù hợp thì phải yêu cầu cán bộ thẩm định bổ sung. Khi

hồ sơ đầy đủ với yêu cầu, và nếu chấp nhận cho vay sẽ ký vào bản kết quả thẩm định,
trình trƣởng phòng tín dụng kiểm soát tiếp theo và báo cáo đề nghị cấp cao hơn phê duyệt
cấp tín dụng cho KH. Nếu không đƣợc chấp nhận cho vay thì sẽ trả lời khách hàng.
12

Bƣớc 6: Giám đốc hoặc phó giám đốc cấp 1 sau khi phê duyệt cho vay hoặc không cho
vay.
Trƣờng hợp, số tiền KH xin vay nằm trong mức phán quyết của Chi nhánh:
chuyển hồ sơ lại phòng tín dụng thông báo với khách hàng chấp nhận cho vay.
Trƣờng hợp số tiền KH xin vay vƣợt mức phán quyết của Chi nhánh:
- Gửi toàn bộ bản photo có đống dấu sao y bản chính của Chi nhánh đối với hồ sơ
khoản vay kèm tờ trình của Chi nhánh về Trụ sở chính. Tại đây, Trƣởng ban Tín
dụng sẽ tiếp nhận hỗ sơ và phân công chuyên viên thực hiện tái thẩm định.
- Khi chuyên viên trụ sở chính tiếp nhận hồ sơ, làm thƣ công tác sang ban Kế hoạch
tổng hợp xin ý kiến về nguồn vốn. nếu đƣợc sự chấp thuận, chuyên viên sẽ tiến
hành tái thẩm định. Sau đó chuyển qua cho kiểm soát thứ nhất (Phó ban tín dụng)
và kiểm soát thứ 2 ( Trƣởng ban tín dụng). trong đó nêu cụ thể nội dung phê duyệt
cho vay, từ chối cho vay và lý do từ chối.
- Nếu món vay nằm trong quyền phê duyệt của Tổng giám đốc, trình TGĐ phê
duyệt.
- Nếu món vay vƣợt quyền phán quyết của TGĐ: trình Hội đồng quản trị phê duyệt.
Sau khi phê duyệt, gửi thông báo về chi nhánh để tiến hành giải ngân cho vay theo quy
định.
 Nội dung thẩm định cho vay với khách hàng là cá nhân ở NHNo&PTNT Việt
Nam chi nhánh Thanh Xuân
1. Kiểm tra hồ sơ pháp lý
- CBTD tiến hành kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ văn bản trong hồ
sơ pháp lý theo mẫu giao nhận hồ sơ (MS 01-CN).
Lƣu ý: CBTD đề nghị khách hàng cần xuất trình bản chính để CBTD xem xét đối chiếu,
CBTD sau đó sẽ lƣu bản sao.

Đƣa ra các câu hỏi điều tra:
Khách hàng có cƣ trú tại địa bàn Thành phố Hà nội? (Nếu không, chuyển sang
phần Trình cho vay trái địa bàn”
Khách hàng vay vốn có phải là chủ hộ hay không? Là đại diện theo uỷ quyền có
hợp pháp, hợp lệ hay không? Đã đủ 18 tuổi hay chƣa?
Khách hàng vay vốn có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lựchành vi dân sự
không?
Giấy phép hành nghề, giấy đăng ký kinh doanh có còn hiệu lực trong thời gian cho
vay hay không?
13

Kết luận: Từ kết quả của các câu hỏi điều tra trên và các nguồn thông tin khác, CBTD
đƣa ra kết luận về năng lực pháp luật dân sự và năng lựchành vi dân sự của khách hàng
vay.
2. Điều tra thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn
- CBTD kiểm tra tính xác thực của các loại hồ sơ theo mẫu giao nhận hồ sơ (MS 01-
CN).
- CBTD phải đi thực tế gia đình/nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để tìm hiểu
thêm thông tin về:
Gia đình của khách hàng vay vốn (đạo đức, uy tín, );
Mục đích vay vốn của khách hàng;
Nguồn thu nhập thƣờng xuyên của khách hàng/những thành viên trong gia đình;
Tình trạng nhà xƣởng, máy móc thiết bị, kỹ thuật, quy trình công nghệ hiện có của
khách hàng;
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng;
Đánh giá TSBĐ tiền vay.
a. Kiểm tra mục đích vay vốn, kinh nghiệm và trình độ SXKD của khách
hàng
- Kiểm tra mục đích vay vốn của phƣơng án dự kiến đầu tƣ có phù hợp với đăng ký
kinh doanh.

- Kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn (đối chiếu nhu cầu xin vay với danh
mục những hàng hoá cấm lƣu thông, dịch vụ thƣơng mại cấm hoặc kinh doanh có điều
kiện thực hiện theo quy định của Chính phủ).
- Đối với những khoản vay vốn bằng ngoại tệ để thanh toán hàng hoá hoặc dịch vụ
bảo đảm phù hợp với quy định quản lý ngoại hối hiện hành.
Đƣa ra các câu hỏi điều tra:
Trình độ, kinh nghiệm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của khách hàng? Thể
hiện qua thời gian kinh doanh, quy mô sản suất, doanh số, lợi nhuận, khả năng
chiếm lĩnh thị trƣờng của sản phẩm…?
Đạo đức, uy tín của cá nhân, của chủ hộ?
14

Kết luận: Từ kết quả của các câu hỏi điều tra trên và các nguồn thông tin khác, CBTD
đƣa ra kết luận về mục đích vay vốn, trình độ, kinh nghiệm và đạo đức của khách hàng
vay.
b. Phân tích khả năng tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh
- CBTD tiến hành xác minh tính chính xác của các báo cáo năng lực tài chính và
báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh. Sau đó tiến hành phân tích, đánh giá tình hình hoạt
động và khả năng tài chính của khách hàng.
Đƣa ra các câu hỏi điều tra:
Hình thức ghi chép theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh ?
Khách hàng có nguồn thu nhập nào là chủ yếu? CBTD yêu cầu khách hàng
cung cấp giấy tờ chứng minh nguông gốc thu nhập.
Các khoản phải thu có lành mạnh hay không? Có những khoản khó thu, không
thể thu hồi không?
Các khoản phải trả và khả năng thanh khoản nhƣ thế nào? Đặc biệt là các
khoản nợ từ các tổ chức tín dụng khác? Nếu có vay tại các TCTD khác thì vì
sao không vay tiếp?
Lịch sử của khách hàng trong quan hệ với các tổ chức tín dụng, uy tín, không
uy tín, từng phát sinh nợ xấu, hiện tại có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6

tháng tại ngân hàng nông nghiệp ?
Khách hàng đang sử dụng những dịch vụ gì tại ngân hàng nông nghiệp Hà nội?
(Nếu có, liệt kê các loại sản phẩm dịch vụ)
Trong tƣơng lai khách hàng có cam kết sử dụng các sản phẩm dịch vụ tại ngân
hàng nông nghiệp Hà nội không? (Nếu có, liệt kê các loại sản phẩm dịch vụ)
Kết luận: Từ kết quả của các câu hỏi điều tra trên và các nguồn thông tin khác, CBTD
đƣa ra kết luận về năng lực tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách
hàng.
c. Phân tích, thẩm định phƣơng án vay vốn/dự án đầu tƣ
- CBTD cần xem xét tính khả thi, hiệu quả về mặt tài chính của phƣơng án sản xuất
kinh doanh/dự án đầu tƣ, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra để phục vụ cho
việc qyết định hay từ chối cho vay.
15

- Phƣơng án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tƣ là cơ sở để xác định số tiền cho vay,
phƣơng thức cho vay, thời hạn cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân, mức thu nợ hợp lý, các
điều kiện cho vay.
i. Kiểm tra đầu vào của phƣơng án/dự án đầu tƣ
- Khách hàng mua nguyên vật liệu, hàng hoá đầu vào ở đâu? Đã ký hợp đồng mua
bán hay chƣa? Tên và địa chỉ của những nhà cung cấp, CBTD cần xem xét tính khả thi
của các nguồn cung ứng này.
- Giá đầu vào cao hay thấp, có nhạy cảm với những biến động trên thị trƣờng hay
không? Xem xét sự biến động về giá đầu vào đến hiệu quả tài chính của dự án.
- Xem xét các điều kiện bán chịu của nhà cung cấp cũng nhƣ các dịch vụ khác đi
kèm.
- Khả năng sản xuất: quy trình, nhà xƣởng, lao động, trình độ quản lý, ,
2.3.2 Kiểm tra đầu ra của phƣơng án/dự án đầu tƣ
- Sản phẩm của phƣơng án, dự án là gi? Trên thị trƣờng có các sản phẩm đồng loại
chƣa?
- Sản phẩm đƣợc chấp nhận ở thị trƣờng nào, có khả năng xuất khẩu hay không?

- Giá bán của sản phẩm, vòng đời của sản phẩm, sản phẩm có tạo ra đƣợc sự khác
biệt nào không?
- Khả năng cạnh tranh của sản phẩm so với các sản phẩm đã có trên thị trƣờng?
Cạnh tranh về giá; cạnh tranh về tính năng tác dụng, cạnh tranh về các dịch vụ hậu mãi.
- Khách hàng đã có hợp đồng bao tiêu sản phẩm hay chƣa? Tên và địa chỉ của ngƣời
mua. CBTD cần xem xét khả năng tài chính, các điều kiện giao hàng, và thời hạn thanh
toán trong các hợp đồng đầu ra.
- Khách hàng có sử dụng các hình thức, quảng cáo, xúc tiến bán hàng để mở rộng
thị phần không. Chi phí này chiếm bao nhiêu trong giá thành?
- Khách hàng đang sản xuất ở quy mô nào, thấp hơn, bằng hay vƣợt công suất máy.
2.3.3 Kiểm tra kế hoạch tài chính và hiệu quả của phƣơng án/ dự án
a) Đối với phƣơng án sản xuất kinh doanh:
- Hiệu quả tài chính đem lại từ phƣơng án kinh doanh là bao nhiêu? Lãi hay lỗ;
vòng quay vốn lƣu động? Trên cơ sở chi phí và vòng quay vốn lƣu động, CBTD xác định
nhu cầu vốn của phƣơng án và xem xét tính khả thi của nguồn vốn.
16

- Các yếu tố ảnh hƣởng tới hiệu quả của dự án: ví dụ nếu chi phí tăng 10%, doanh
thu bán hàng giảm 10%, khả năng tiêu thụ dƣới mức mong đợi 5%,…
- Tổng nhu cầu vốn của phƣơng án sẽ đƣợc tài trợ bằng nguồn vốn nào?
Vốn tự có: chỉ rõ vốn tự có sẽ đƣợc hình thành bằng tiền, vật tƣ, lao động, công
cụ, dụng cụ,…và chiếm bao nhiêu % tổng nhu cầu vốn.
Vốn huy động khác: chỉ rõ nguồn này sẽ đƣợc hình thành từ đâu: góp vốn, liên
doanh, và chiếm bao nhiêu % tổng nhu cầu vốn.
Vốn vay ngân hàng?
- Khách hàng mất bao lâu để tạo ra lợi nhuận và tiến độ thu hồi vốn của phƣơng án
là nhƣ thế nào? Trên cơ sở đó xác định thời gian thu hồi vốn của phƣơng án, định kỳ hạn
trả nợ ngân hàng.
b) Đối với dự án đầu tƣ:
- Các căn cứ xác lập dự án đầu tƣ, xác định hình thức đầu tƣ là: đầu tƣ mới; đầu tƣ

mở rộng; đầu tƣ nâng cấp, cải tạo,…?
- Tổng đầu tƣ của dự án: Bao gồm:
Đầu tƣ cố định: Xác định trên cơ sở chi phí đầu tƣ nhƣ:
+ Xây dựng cơ bản
+ Máy móc thiết bị
+ Lắp đặt, chuyển giao công nghệ
+ Đào tạo nhân công, chạy thử
+ Dự phòng
+ ,….
+ Lãi vay trong thời gian XD
Vốn lƣu động: Xác định trên cơ sở dòng tiền lƣu động phù hợp với từng
ngành nghề:
+ Tiền mặt tại quỹ: (% chi phí)
+ Định mức tồn kho: (% doanh thu)
+ Định mức phải thu: (% doanh thu)
+ Định mức phải tra: (%chi phí)
17

+ Nhu cầu vốn lƣu động = Tiền + Tồn Kho + Phải thu – Phải trả.
- Tổng nhu cầu vốn của dự án sẽ đƣợc tài trợ bằng nguồn vốn nào?
Vốn tự có: chỉ rõ vốn tự có sẽ đƣợc hình thành bằng tiền, vật tƣ, lao động, công
cụ, dụng cụ,…và chiếm bao nhiêu % tổng nhu cầu vốn.
Vốn huy động khác: chỉ rõ nguồn này sẽ đƣợc hình thành từ đâu: góp vốn, liên
doanh, và chiếm bao nhiêu % tổng nhu cầu vốn.
- Lựa chọn phƣơng pháp tính khấu hao và vòng đời của dự án.
TSCĐ của dự án sẽ đƣợc trính khấu hao theo quy định của Quyết định số
206/BTC
Vòng đời của dự án sẽ đƣợc xác định dựa trên tuổi thọ của dây truyền thiết bị
của dự án, trên cơ sở thời gian thu hồi vốn (thông thƣờng vòng đời của dự án
nhỏ hơn thời gian trích khấu hao TSCĐ) trên cơ sở vòng đời của sản phẩm của

dự án.
- Xác định thời gian đầu tƣ (thời gian xây dựng dự án) từ đó xác định thời hạn giải
ngân, thời gian ân hạn.
An hạn: là khoản thời gian từ ngày khách hàng nhận tiền vay lần đầu tiên cho
đến ngày bắt đầu của kỳ hạn trả nợ đầu tiên
- Lập dòng tiền, tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trung, dài hạn: NPV, IRR,
thời gian thu hồi vốn. (tuỳ từng dự án mà tính toán)
- Trên cơ sở dòng tiền xác định khả năng trả nợ và định kỳ trả nợ hợp lý.
- Thời hạn cho vay = thời gian ân hạn + thời gian thu nợ.
Kết luận: Từ kết quả của các câu hỏi điều tra trên và các nguồn thông tin khác, CBTD
đƣa ra kết luận tính khả thi, hiệu quả của phƣơng án/dự án, khả năng trả nợ ngân hàng.
Xác định thời hạn cho vay, định kỳ thời hạn trả nơ, lãi suất cho vay, đồng tiền cho vay,
các điều kiện giải ngân.
d. Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay
- Khi nhận hồ sơ TSBĐ, CBTD kiểm tra sơ bộ các yếu tố sau nhằm tránh tình trạng
khách hàng phải sửa chữa bổ sung nhiều lần:
Đủ loại và số lƣợng hồ sơ theo yêu cầu
Có chữ ký và dấu xác nhận của cơ quan có liên quan
Phù hợp về mặt nội dung giữa các tài liệu khác nhau trong hồ sơ.
18

2.4.1. Kiểm tra tình trạng thực tế của TSBĐ tiền vay
- CBTD tiến hành khảo sát thực tế nhằm khẳng định lại các thông tin thu thập đƣợc
từ khách hàng và phát hiện những vấn đề mới cần thẩm định tiếp.
- Thu thập các nguồn thông tin khác từ chính quyền sở tại, cơ quan đăng ký giao
dịch bảo đảm, các phƣơng tiện truyền thông, để xác định căn cứ pháp lý và giá trị của
TSBĐ.
2.4.2 Nội dung thẩm định
- CBTD cần phải làm rõ những vấn đề sau:
Quyền sở hữu hợp pháp tài sản bảo đảm của khách hàng vay/bên bảo lãnh?

Tài sản hiện không có tranh chấp?
Tài sản đƣợc phép giao dịch?
Tài sản dễ chuyển nhƣợng?
Xác định giá trị TSBĐ? Cần tính toán sự tăng giảm giá trị trong thời gian cho
vay
Khả năng thu hồi nợ vay trong trƣờng hợp phải xử lý TSBĐ? Đề xuất các điều
khoản ràng buộc trong hợp đồng BĐTV nhằm bảo vệ quyền lợi cho ngân
hàng?
Đề xuất các biện pháp quản lý TSBĐ an toàn và hiệu quả?
Yêu cầu mua bảo hiểm đối với TS phải thực hiện bảo hiểm?
- Lƣu ý:
Đối với bảo lãnh bằng TS của bên thứ 3: Làm rõ các yếu tố về tài sản của bên
thứ 3; Làm rõ mối quan hệ giữa ngƣời đi vay và ngƣời bảo lãnh; Nội dung cam
kết, điều kiện cam kết bảo lãnh (nếu có).
Đối với biện pháp cầm cố, thê chấp hàng hoá: Nêu rõ hợp đồng thuê kho bên
thứ ba, hay để tại kho đơn vị, kho ngân hàng (tên chủ kho, uy tín của chủ kho)
chỉ thực hiện việc xuất hàng khi có giấy giải chấp của ngân hàng.
Kết luận: Từ kết quả của các câu hỏi điều tra trên và các nguồn thông tin khác, CBTD
đƣa ra kết luận về việc có đồng ý nhận TSBĐ hay không? Nếu đồng ý thì trị giá định giá
bao nhiêu? Các điều kiện và phƣơng pháp quản lý TSBĐ? Các đè xuất khác. Mức cho
vay tối đa so với TSBĐ.

19


e. Chấm điểm, xếp loại khách hành
Trên cơ sở những hồ sơ khách hàng cung cấp đã đƣợc thẩm định, CBTD tiến hành chấm
điểm và xếp loại khách hàng theo quy định hiện hành. Đây là tiêu chí để xem xét áp dụng
những hình thức ƣu đãi cho vay đối với khách hàng vay.


c. Ví dụ minh họa về thẩm định cho vay với khách hàng là cá nhân
Sau đây là ví dụ về thẩm định cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân của
NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Xuân với khách hàng Nguyễn Trọng Tứ

20

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
CHI NHÁNH THANH XUÂN
________

________
MẪU SỐ: /CV
(Do ngân hàng lập)
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2010

BÁO CÁO THẨM ĐỊNH, TÁI THẨM ĐỊNH
(Dùng trong cho vay hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác có bảo đảm bằng tài sản)
Căn cứ vào hồ sơ vay vốn của ông Nguyễn Trọng Tứ
1. Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự
- Họ và tên ngƣời vay: Ông Nguyễn Trọng Tứ sinh ngày 03/9/1975
CM sỹ quan số: 97010329 cấp ngày: 15/10/2009 tại: Tổng Cục chính trị
Cơ quan làm việc: Ban thanh niên Quân đội- TCCT- Bộ QP
Chức vụ: Sỹ quan
- Vợ là bà: Trần Thị Thanh Hà sinh ngày 29/3/1980
CMND số 012096647 do CA Hà Nội cấp ngày 26/2/1998
Cơ quan làm việc: Trƣờng tiểu học Lý Thái Tổ, Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Chức vụ: Giáo viên
Hiện tại: Vợ chồng ông Tứ chƣa có quan hệ với bất kỳ tổ chức tín dụng nào.
* Kết luận: Ông Nguyễn Trọng Tứ có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy

định của pháp luật.
21

2. Mục đích sử dụng vốn vay:
Hiện nay ông Tứ đang ở cùng bố mẹ vợ tại địa chỉ số 33, tổ 2, cụm 1, Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Từ Liêm.
Ông Tứ có nhu cầu vay vốn để cùng bố mẹ vợ xây nhà ở tại mảnh đất ở địa chỉ số 12, nhà C, khu TTQĐ
817-TCHC, xã Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội theo giấy phép xây dựng số 392/GPXD do UBND huyện Từ
Liêm cấp ngày 16/7/2010.
Nhận xét: Mục đích sử dụng vốn hợp pháp
3. Khả năng tài chính
* Diện tích mặt sàn 63 m
2
, Số tầng 3.5 tầng. Tổng diện tích xây dựng: 230m
2
* Tổng chi phí dự kiến: 759.500.000đ
- Sắt thép các loại: 80.000.000đồng
- Nguyên vật liệu (cát, đá, xi măng…) 130.000.000đồng
- gạch ốp lát : 50.000.000 đồng
- Thiết bị vệ sinh: 50.000.000đồng
- Thiết bị, công lắp điện nƣớc: 40.000.000đồng
- Cửa các loại: 120.000.000đồng
- Sơn tƣờng; 30.000.000đồng
- Tiền công: 230m x650.000đ/m = 149.500.000đồng
- Nội thất (tủ, bếp, bàn ghế ) 60.000.000 đồng
- Chi phí khác phát sinh: 50.000.000đồng
Tổng cộng: 759.500.000đồng,
Trong đó:
+ Vốn tự có: 359.500.000đồng
+ Vốn xin vay: 400.000.000đồng
- Thời hạn xin vay: 60 tháng

- Lãi suất vay: 16,5%/năm
- Kế hoạch trả nợ: + Gốc: Trả hàng tháng
22

+ Lãi: Trả hàng tháng
Nhận xét: phần vốn tự có của Khách hàng tham gia vào phƣơng án chiếm tỷ lệ 47.3% so với tổng nhu cầu
vốn. Điều này tuân thủ quy định của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam
- Chi phí cần đề thực hiện xây nhà ở theo phƣơng án của khách hàng là hợp lý, sát với thực tế.
4. Tính khả thi, hiệu quả của dự án:
Hiện tại nguồn thu nhập chính của gia đình ông Tứ là từ lƣơng của hai vợ chồng.
Ông Tứ hiện đang công tác tại Ban thanh niên Quân đội, Tổng cục chính trị - Bộ quốc phòng và đang
hƣởng mức thu nhập hàng tháng là 6.129.927 đồng.
Bà Hà hiện đang làm giáo viên tại trƣờng Tiểu học Lý Thái Tổ và đang hƣởng mức thu nhập hàng tháng
là 6.949.000 đồng.
Chi tiết các khoản thu chi của gia đình ông Tứ hàng tháng nhƣ sau:
Thu nhập: 13.078.927 đồng
- Thu nhập của ông Tứ: 6.129.927 đồng
- Thu nhập của bà Hà: 6.949.000 đông
Chi phí: 3.000.000 đồng
- Chi phí sinh hoạt gia đình: 3.000.000 đồng
Chênh lệch thu chi hàng tháng có thể trả nợ: 10.078.927 đồng
Kế hoạch trả nợ gốc và lãi hàng tháng vào ngày 10 với lịch cụ thể nhƣ sau:
+ 2 năm đầu: trả 4.000.000 đồng tiền gốc + lãi phát sinh
+ 3 năm sau: trả 8.000.000 đồng tiền gốc + lãi phát sinh
+ Phần nợ gốc còn lại trả vào tháng cuối cùng khi đến hạn
Kết luận: Với nguồn trả nợ như trên, khách hàng hoàn toàn có thể trả nợ gốc và lãi cho khoản vay
400.000.000đ trong thời gian 60 tháng.
5. Tài sản bảo đảm tiền vay
Thế chấp bằng tài sản là QSD đất và tài sản gắn liền trên đất tại địa chỉ: Số 12, nhà C, Khu TTQĐ
817 - TCHC xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Giấy chứng nhận QSD đất ở, QSH nhà ở số

012119872200154 do UBND huyện Từ Liêm cấp ngày 08/6/2007. Hồ sơ gốc số: 07/1560/QĐ-UBND
23

54/2007 cấp cho ông Trần Đình Oánh và vợ là bà Nguyễn Thị Ngà. Theo biên bản xác định giá trị tài sản
bảo đảm ngày 12/11/2010, thì tổng giá trị tài sản là 800.000.000đồng, hoàn toàn đảm bảo cho mức khoản
vay 400.000.000 đồng
Ý KIẾN CỦA CÁN BỘ THẨM ĐỊNH
Qua thẩm định tôi thấy:
- Khách hàng có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
- Mục đích vay vốn: Hợp pháp, phù hợp với quy định của Ngân hàng.
- Khả năng trả nợ: Có khả năng tài chính, phƣơng án trả nợ khả thi
- Tài sản đảm bảo: Hợp pháp, đủ giá trị đảm bảo cho khoản vay.
Kính trình Ban giám đốc duyệt cho vay số tiền :
- Số tiền cho vay: 400.000.000 đồng (Bốn trăm triệu đồng chẵn)
- Phƣơng thức cho vay: Từng lần
- Mục đích sử dụng vốn vay: Xây mới nhà ở tại Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội
- Hình thức giải ngân: Tiền mặt
- Thời hạn cho vay: 60 tháng
- Lãi suất cho vay: 16,5%/năm
- Phƣơng thức trả nợ : + Gốc : Trả hàng tháng
+ Lãi: Trả hàng tháng
- Tài sản bảo đảm: Toàn bộ QSD đất và tài sản gắn liền trên đất tại địa chỉ: Số 12, nhà C, Khu TTQĐ 817
- TCHC xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Cán bộ tín dụng


Trần Kiến Phƣớc


24


Ý KIẾN CỦA LÃNH ĐẠO PHÒNG KẾ HOẠCH - KINH DOANH
1. Đánh giá:
Tôi là Nguyễn Quang Ngọc - Phó trƣởng phòng phụ trách phòng KH-KD, chịu trách nhiệm tái thẩm
định kiểm soát món vay.
Sau khi kiểm tra các điều kiện, phƣơng án vay vốn của khách hàng, tờ trình của CBTD, tôi thấy rằng
khách hàng đủ các điều kiện vay vốn theo quy định.
2. Kiến nghị: kính trình Ban giám đốc xem xét cho vay với các nội dung:
- Số tiền cho vay: 400.000.000 đồng (Bốn trăm triệu đồng chẵn)
- Phƣơng thức cho vay: Từng lần
- Mục đích sử dụng vốn vay: Xây mới nhà ở tại Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội
- Hình thức giải ngân: Tiền mặt
- Thời hạn cho vay: 60 tháng
- Lãi suất cho vay: 16,5%/năm
- Phƣơng thức trả nợ : + Gốc : Trả hàng tháng
+ Lãi: Trả hàng tháng
- Tài sản bảo đảm: Toàn bộ QSD đất và tài sản gắn liền trên đất tại địa chỉ: Số 12, nhà C, Khu TTQĐ 817
- TCHC xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Phòng Kế hoạch Kinh doanh


Nguyễn Quang Ngọc

PHÊ DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO NGÂN HÀNG
Qua báo cáo thẩm định cho vay của CBTD và lãnh đạo phòng Kinh doanh tôi đồng ý duyệt cho vay với
các nội dung sau:
- Số tiền cho vay: 400.000.000 đồng (Bốn trăm triệu đồng chẵn)
25

- Phƣơng thức cho vay: Từng lần

- Mục đích sử dụng vốn vay: Xây mới nhà ở tại Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội
- Hình thức giải ngân: Tiền mặt
- Thời hạn cho vay: 60 tháng
- Lãi suất cho vay: 16,5%/năm
- Phƣơng thức trả nợ : + Gốc : Trả hàng tháng
+ Lãi: Trả hàng tháng
- Tài sản bảo đảm: Toàn bộ QSD đất và tài sản gắn liền trên đất tại địa chỉ: Số 12, nhà C, Khu TTQĐ 817
- TCHC xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NO&PTNT THANH XUÂN

















Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×