Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp cổ phần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.8 KB, 2 trang )

Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp cổ phần
Trong những năm gần đây, cùng với việc đẩy mạnh quá trình
cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, nhiều doanh nghiệp cổ
phần sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tình hình tài chính
lành mạnh, do đó các NHTM ngày càng mở rộng cho vay đối
với các doanh nghiệp cổ phần.
Về cho vay doanh nghiệp cổ phần
Theo báo cáo của 5 NHTM Nhà nước, tăng trưởng cho vay đối với doanh nghiệp cổ phần (bao
gồm doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa và doanh nghiệp cổ phần khác) trong những năm gần
đây ở mức cao, đặc biệt là từ năm 2003 do quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước
được đẩy mạnh. Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp cổ phần liên tục tăng cả về số tuyệt đối và tỷ
trọng trong tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế (12/2004 dư nợ 25.212 tỷ đồng, chiếm 5,47%
tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế, 12/2005, con số này là 44.086 tỷ đồng và 7.93%). Tính đến
31/5/2006 dự nợ cho vay đối với doanh nghiệp cổ phần khoảng 51.603, chiếm 8,8% tổng dư nợ
của toàn hệ thống đối với nền kinh tế. Về cơ cấu loại hình doanh nghiệp, dư nợ cho vay doanh
nghiệp nhà nước cổ phần hoá luôn chiếm trên 70% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp cổ phần
(năm 2004 là 75,89%, năm 2005 là 73,3%, tháng 5 năm 2006 khoảng 73,98%).
Dư nợ cho vay 5 tháng đầu năm 2006 đối với các doanh nghiệp cổ phần tăng 17,05% so với dư
nợ cuối tháng 12/2005, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế (4,94%); trong
đó tốc độ tăng trưởng cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá khoảng 18,13% và
doanh nghiệp cổ phần khác khoảng 14,1%.
Thực trạng sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ của DN cổ phần
Tính đến tháng 5/2006, nợ xấu của doanh nghiệp cổ phần khoảng 2.742 tỷ đồng, chiếm 14,72%
tổng nợ xấu của hệ thống ngân hàng, trong đó chủ yếu là nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước
cổ phần hoá, khoảng 2.484 tỷ đồng, chiếm 90,6% tổng nợ xấu của các doanh nghiệp cổ phần. Tỷ
lệ nợ xấu của doanh nghiệp cổ phần khoảng 5,31% trên tổng dư nợ vay của doanh nghiệp cổ
phần, cao hơn tỷ lệ nợ xấu chung (3,2%); trong đó, doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá có tỷ lệ
nợ xấu là 6,51%, doanh nghiệp cổ phần khác là 1,92% trên tổng dư nợ vay.
- Tình hình nợ xấu của các doanh nghiệp cổ phần có chiều hướng gia tăng trong những năm gần
đây (tỷ lệ nợ xấu năm 2003: 1,77%, năm 2004: 2,13%, năm 2005: 7,72%, tháng 5 năm 2006:
6,51%) chủ yếu là do một số nguyên nhân sau: (1) một số doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá


còn chưa bắt kịp được với cơ chế thị trường, bộ máy quản lý chưa thực sự hiệu quả, máy móc
thiết bị lạc hậu, sức cạnh tranh trên thị trường của sản phẩm còn thấp, ảnh hưởng lớn đến hiệu
qủa kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp, khả năng trả nợ trở nên khó khăn; (2) các
NHTM thực hiện cơ chế phân loại nợ mới phù hợp với thông lệ quốc tế nên nợ xấu có sự gia tăng.
- Tuy nhiên, cũng có nhiều doanh nghiệp cổ phần sử dụng vốn vay hiệu quả, đúng mục đích, bảo
đảm kinh doanh hiệu quả, quan hệ tín dụng sòng phẳng, tạo uy tín tốt đối với các NHTM; qua đó
các NHTM tăng sự tin tưởng đối với doanh nghiệp cổ phần, tạo lập được các khách hàng truyền
thống và có chính sách khuyến khích, ưu đãi liên quan đến quan hệ tín dụng.
Một số mặt được trong quan hệ tín dụng giữa các NHTM với các doanh nghiệp cổ phần
- Các DNNN sau khi cổ phần hoá đã được thay đổi về cách thức quản lý, việc quyết định phương
án, dự án SXKD và đầu tư vốn, quản lý doanh nghiệp có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực đã
tạo niềm tin cho NHTM về tình hình tài chính minh bạch, từ đó có động thái tích cực, chủ động hơn
khi đầu tư vốn cho DN cổ phần hoá.
- Các DN cổ phần hoá đều kế thừa các hợp đồng tín dụng của DNNN trước khi cổ phần hoá và
tiếp tục trả nợ gốc lãi cho NHTM theo quá trình sản xuất kinh doanh.
- NHTM áp dụng cơ chế tín dụng và cho vay có bảo đảm bằng tài sản và không có bảo đảm bằng
tài sản bình đẳng như các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác, doanh nghiệp cổ phần
hoá được vay vốn như DNNN trước khi cổ phần hoá nếu vẫn SXKD có hiệu quả, trả nợ sòng
phẳng.
- Việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản có cơ sở pháp lý để thực hiện vì doanh nghiệp cổ phần
hoá đã có các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất theo quy định của
pháp luật.
- Đối với doanh nghiệp cổ phần hoá có khó khăn tài chính tạm thời thì được các NHTM áp dụng
việc cơ cấu lại nợ theo cơ chế hiện hành và tiếp tục cho vay mới để doanh nghiệp cổ phần hoá
tiếp tục phát triển SXKD.
Một số khó khăn, vướng mắc
- Một số địa phương thực hiện cổ phần hoá DNNN thuộc diện phải giải thể theo Quyết định số
155/2004/QĐ-TTg ngày 24/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ, doanh nghiệp hình thành sau cổ
phần hoá không có sự thay đổi về năng lực tài chính, vốn điều lệ thấp, thậm chí ngày càng thua lỗ
lớn và không có khả năng trả các khoản nợ tồn đọng.

- Thủ tục cấp con dấu cho doanh nghiệp sau cổ phần hóa quá chậm (khoảng 1 tháng sau khi có
quyết định thành lập và đăng ký kinh doanh) trong khi doanh nghiệp có những hoạt động thường
xuyên với ngân hàng, liên tục, do đó nhiều doanh nghiệp đã sử dụng con dấu cũ (của pháp nhân
cũ) mà không thông báo cho ngân hàng nên các giao dịch giữa ngân hàng và doanh nghiệp trở
nên vô hiệu trong khỏang thời gian đó.
- Việc hoàn tất thủ tục chuyển giao tài sản, quyền và nghĩa vụ từ DNNN sang doanh nghiệp cổ
phần gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và thường diễn ra rất chậm chạp: đực biệt đối với việc cấp
sổ dỏ cho thuê đất và giao đất nên việc thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của
doanh nghiệp gặp khó khăn.
- Thông tin về tài chính DN và tín dụng ngân hàng, từ DN à NHTM à Trung tâm thông tin tín dụng –
NHNN (CIC) và ngược lại, chưa được thông suốt và cập nhật, khối lượng thông tin chưa được đầy
đủ, cho nên chưa đáp ứng được tốt nhu cầu thông tin của các bên để đánh giá, thẩm định khoản
vay và kiểm soát chất lượng tín dụng còn hạn chế.
Admin (Theo
SBV
)

×