Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Cạnh tranh tín dụng Ngân hàng tìm đến khách hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.23 KB, 2 trang )

Cạnh tranh tín dụng Ngân hàng tìm đến khách hàng
Nếu như trước đây khách hàng phải tìm đến ngân hàng cầu cạnh vay
tiền, thì nay ngân hàng quốc doanh lẫn ngân hàng TMCP không những
len vào những khoảng trống mà hệ thống ngân hàng trước đây chưa
“phủ sóng” đến mà còn chạy đua tìm khách hàng để tài trợ vốn.
Tiếp thị khách hàng
Thời gian gần đây, nhiều ngân hàng quốc doanh và TMCP rất tích cực tiếp thị vốn ngân hàng qua
các cuộc hội thảo hoặc đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nhiều lĩnh vực,
ngành nghề khác nhau. Tại các buổi tiếp xúc này, ngân hàng và các doanh nghiệp đã tìm thấy
được tiếng nói chung, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho cả hai phía.
Ông Phạm Linh, Giám đốc kinh doanh VIB Bank TPHCM, cho biết đối tượng ưu tiên mà VIB Bank
nhắm đến là các doanh nghiệp hoạt động ổn định và có ý tưởng kinh doanh tốt.
Sau khi tìm hiểu kỹ đối tác, VIB Bank sẽ cung cấp trọn gói cho doanh nghiệp các dịch vụ như tư
vấn lập kế hoạch, tìm hiểu thị trường, cung ứng vốn…
Các ngân hàng Á Châu (ACB), Phương Đông (OCB), Sài Gòn (SCB)… cũng đã thay đổi góc nhìn,
đi tìm doanh nghiệp cho vay - thay vì doanh nghiệp phải tìm đến ngân hàng như bấy lâu nay.
Doanh nghiệp có nhu cầu về vốn sẽ được cán bộ ngân hàng trực tiếp tìm đến tư vấn, triển khai
hợp đồng cho vay tại nhà. Hiện nay nhiều ngân hàng còn xây dựng hẳn một đội ngũ nhân viên
chuyên tiếp thị cho vay, mời chào khách hàng mới tìm hiểu các sản phẩm dịch vụ ngân hàng của
mình.
Anh Nguyễn Phú Vĩnh, Giám đốc Công ty TNHH Thiết bị điện Tân Vĩnh, nói: “Trước đây khi cần
xoay vốn, tôi rất ngại đến ngân hàng vì thủ tục rườm rà, lại khó vay đủ vốn theo nhu cầu. Nay
thông qua các nhân viên tiếp thị của ACB, việc vay vốn không còn gian truân như trước. Dựa vào
thực tế kinh doanh và đề xuất của tôi, ngân hàng đã đáp ứng đủ vốn theo nhu cầu, hướng dẫn làm
hồ sơ vay vốn chuẩn xác ngay từ đầu, nên tôi không phải mất thời gian lui tới ngân hàng nhiều
lần”.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) sử dụng “chiêu” đánh vào tâm lý các doanh
nghiệp với mong muốn được đồng hành cùng ngân hàng trên bước đường kinh doanh.
Mới đây, ngân hàng này đã phối hợp với Business Edge (chương trình đào tạo quản lý - một bộ
phận của chương trình phát triển kinh tế tư nhân MPDF do Công ty tài chính Quốc tế IFC điều
hành) tổ chức hội thảo với sự có mặt của hơn 100 doanh nghiệp nữ, bàn thảo về chủ đề “kiểm


soát chi phí trong tầm tay”.
Kinh nghiệm từ cuộc hội thảo này có thể giúp các doanh nghiệp quản lý tốt và tiết kiệm chi phí kinh
doanh một cách hiệu quả nhằm tạo ra sản phẩm dịch vụ có tính cạnh tranh hơn. Như vậy,
Sacombank không những cung ứng vốn cho doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp sử dụng
vốn hiệu quả hơn.
Thỏa mãn đến đâu?
Hoạt động hỗ trợ tín dụng thời gian qua của các ngân hàng thương mại đã đạt được nhiều kết quả
đáng kể nhưng so với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp vẫn còn khoảng cách.
Còn nhiều doanh nghiệp cho rằng ngân hàng chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn rất lớn của các doanh
nghiệp. Theo ông Phạm Linh, các doanh nghiệp nên thông cảm cho các ngân hàng vì ngân hàng là
người cho vay chứ không phải nhà đầu tư.
Các ngân hàng nước ngoài có lợi thế hơn so với các ngân hàng trong nước vì có các quỹ đầu tư
hay công ty tài chính đã hoạt động ổn định, vốn lớn hỗ trợ. Với kinh nghiệm thị trường, các ngân
hàng nước ngoài không những sẵn sàng cho vay mà còn tư vấn phát triển, đồng hành cùng doanh
nghiệp trong kinh doanh.
Hiện nay, các ngân hàng nội địa đang tăng tốc chạy đua tìm kiếm khách hàng. Các ngân hàng đã
cải tiến thủ tục, nhanh chóng thẩm định dự án một cách chính xác nên đã góp phần đẩy lui tình
trạng “cò” tín dụng. Để làm được điều này, các ngân hàng đã đầu tư hệ thống công nghệ, tập
trung dữ liệu khách hàng của tất cả các chi nhánh, giúp cấp quản lý có thể kiểm soát được quá
trình thẩm định tìm ra những khách hàng tiềm năng.
Đại diện ngân hàng SCB cho biết những khách hàng vay vốn có uy tín thì SCB áp dụng chế độ lãi
suất ưu đãi hơn. Ngoài ra, ngân hàng sẽ cấp hạn mức tín dụng phù hợp, đa dạng hóa các loại
hình cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp chứ không nhất thiết phải lệ thuộc vào tài
sản đảm bảo.
Để có thể tiếp cận nguồn vốn ngân hàng một cách hiệu quả, nhiều chuyên gia ngân hàng khuyên
các doanh nghiệp nên tính toán thật kỹ trước khi quyết định vay vốn để có thể sử dụng hiệu quả
đồng vốn chứ không chỉ là yêu cầu được vay nhiều tiền.
Nếu chuẩn bị và có dự án tốt, các ngân hàng hiện nay sẽ đáp ứng tối đa nhu cầu vốn cho doanh
nghiệp. Doanh nghiệp cũng nên thông qua dịch vụ ngân hàng để sử dụng vốn an toàn, hiệu quả.
Admin (Theo

SGGP
)

×