1. Khái niệm, bản chất của KDQT (dưới góc độ chung và góc độ doanh nghiệp), các
phương thức tham gia KDQT chủ yếu của doanh nghiệp
2. Các động cơ chủ yếu thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia KDQT (lực đẩy – lực kéo)
3. Các chủ thể liên quan đến KDQT
4. DN nhỏ và KDQT (cơ hội, điều kiện, khả năng và cách thức tham gia KDQT của các
DN nhỏ)
5. Khái niệm, các cấp độ của toàn cầu hóa (TCH), các nhân tố thúc đẩy TCH (không chỉ
nêu mà cần lý giải các nhân tố này thúc đẩy quá trình TCH thị trường và TCH sản
xuất như thế nào!)
6. Lý giải sự cần thiết về tầm nhìn chiến lược toàn cầu đối với các DN
7. Khái niệm, đặc trưng và các nhân tố cấu thành văn hóa. Vai trò của văn hóa đối với
DN KDQT.
8. Văn hóa định hướng nhóm: đặc trưng, ý nghĩa đối với kinh doanh
9. Văn hóa định hướng cá nhân: đặc trưng, ý nghĩa đối với kinh doanh
10. Khái niệm, nguồn gốc, hình thức và tác động của rủi ro chính trị đối với các DN
KDQT
11. Ngăn ngừa, hạn chế rủi ro chính trị đối với DN KDQT: các bước và các công cụ áp
dụng
12. Đặc điểm của các dòng luật chính trên thế giới: Thông luật, dân luật, thần luật.
13. Một số vấn đề luật pháp quốc tế quan trọng đối với DN KDQT (Giải quyết tranh
chấp, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, an toàn, trách nhiệm sản phẩm)
14. Liên hệ tình hình rủi ro chính trị đối với: i) các DN nước ngoài trên thị trường Việt
Nam; ii) đối với các DN Việt Nam trên thị trường Mỹ
15. Liên hệ thực trạng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam
16. Liên hệ thực trạng vấn đề an toàn sản phẩm ở Việt Nam
17. Các đặc trưng và ưu, nhược điểm của các hệ thống kinh tế thị trường, kinh tế chỉ huy
và kinh tế hỗn hợp.
18. Nội dung và ưu nhược điểm của các chỉ tiêu thu nhập và chỉ số HDI trong việc phản
ánh trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia.
19. Chu kỳ kinh tế: đặc trưng của các pha trong chu kỳ kinh tế và tác động đến doanh
nghiệp.
20. Lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo: nội dung và khả năng giải thích thực tiễn
thương mại quốc tế
21. Lý thuyết H-O: nội dung và khả năng giải thích thực tiễn thương mại quốc tế
22. Lý thuyết Porter về năng lực cạnh tranh quốc gia của các ngành công nghiệp: nội
dung và khả năng giải thích thực tiễn thương mại quốc tế
23. Tự do hoá thương mại và Bảo hộ mậu dịch: nội dung, các lập luận ủng hộ và phản
bác.
24. Tác động của FDI đối với: i) nước tiếp nhận đầu tư; ii) nước đầu tư
25. Can thiệp của chính phủ (nước tiếp nhận – nước đầu tư) vào FDI: nguyên nhân và các
biện pháp can thiệp
26. Các lý thuyết giải thích FDI: lý thuyết vòng đời sản phẩm, lý thuyết quyền lực thị
trường, lý thuyết về các yếu tố không hoàn hảo trên thị trường, lý thuyết chiết trung.
Câu 1: Khái niệm, bản chất của KDQT (dưới góc độ chung và góc độ doanh nghiệp),
các phương thức tham gia KDQT chủ yếu của doanh nghiệp)
Kinh doanh quốc tế: là tổng hợp toàn bộ các giao dịch kinh doanh vượt qua các biên giới
của 2 hay nhiều quốc gia.
Các phương thức tham gia KDQT chủ yếu của Doanh nghiệp
- Hình thức kinh doanh trên lĩnh vực ngoại thương:
+ Nhập khẩu: là hoạt động đưa các hàng hóa và dịch vụ vào một nước do các Chính
phủ , tổ chức hoặc cá nhân đặt mua từ các nước khác nhau
+ Nhập khẩu: là hoạt động đưa hàng hóa và dịch vụ ra khỏi một nước sang các quốc
gia khác để bán
+Gia công quốc tế: là phương thức gia công quốc tế trong đó bên đặt gia công nước
ngoài cung cấp máy móc thiết bị, nguyên liệu, phụ kiện thành phẩm theo yêu cầu của bên đặt
gia công. Toàn bộ sản phẩm làm ra bên nhận gia công sẽ giao lại cho bên đặt gia công để
nhận về được 1 thù lao ( phí gia công theo thỏa thuận)
+ Tái xuất khẩu: là hình thức xuất khẩu những hang hóa trước đây là nhập khẩu và
chưa qua chế biến của nước tái xuất. tái xuất là phương thức giao dịch buôn bán mà người bên
tái xuất kho nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dung trong nước mà chỉ tạm thời nhập khẩu sau đó tái
xuất khẩu để kiếm lời
Các loại hình tái xuât:
• Xuất khẩu tại chỗ
• Chuyển khẩu
- Nhóm các hình thức kinh doanh thông qua các hợp đồng:
+ Hợp đồng cấp giấy phép: là hợp đồng thông qua đó một công ty (DN, ng cấp giấy
phép) trao quyền sử dụng những tài sản vô hình của mình cho một DN khác trong một thời
gian nhất định và người được cấp giấy phép phải trả cho người câó giấy phép một số tiền nhất
định
+ Hợp đồng đại lý độc quyền: là một hợp đồng hợp tác kinh doanh thông qua đó alf
ng đưa ra đặc quyền trao và cho phép ng nhận đặc quyền sử dụng tên cty rồi trao cho họ nhãn
hiệu mẫu mã và tiếp tục thực hiên sự giúp đỡ hoạt động kinh doanh của đối tác, ngc lại cty
nhận được một khoản tiền mà đối tác trả cho công ty
+ Hợp đồng quản lý: là hợp đồng qua đó một doanh nghiệp thực hiện sự giúp đỡ của
mình đối với một doanh nghiệp khác quốc tịch bằng việc đưa những nhân viên quản lý của
mình để hỗ trợ cho DN kia thực hiện các chức năng quản lý
+ Hợp đồng theo đơn đặt hàng: là loại hợp đồng thhường diễn ra với các dự án vô
cùng lớn, đa dạng, chi tiết với những bộ phận rất phức tạp cho nên các vấn đề về vốn, công
nghệ và quản lý, họ ko tự đảm nhận được mà pahỉ kí hợp đồng theo đơn đặt hàng từng khâu
từng gia đoạn cảu dự án đó.
+ Hợp đồng xây dựng và chuyển giao: là nhứng hợp đồng đc áp dụng chủ yếu trong
lĩnh vực xd cơ sở hạ tầng, trong đó chủ đầu tư nước ngoài bỏ vốn ra xây dựng công trình, kinh
daonh trong 1 khaongr thời gian nhất định sau đó chuyển giao lại cho nước sỏ tại trong tình
trạng công trình còn đang hoạt động tốt mà nước sở tại ko phải bồi hoàn tài sản cho bên nước
ngoài
+ Hợp đồng phân chia sản phẩm: là loại hợp đồng mà hai bên hoặc nhiều bên ký kết
với nhau góp vốn để tiến hành các hoạt động kinh doanh và sản phẩm thu đc sẽ đc chia cho
bên theo tỷ lệ góp vốn hoặc thỏa thuận
- Nhóm hình thức kinh doanh thông qua đầu tư nước ngoài:
Đầu tư nước ngoài là một quá trình trong đó hai hay nhiều bên có quốc tịch khác nhau cùng
nhau góp vốn để xây dựng và triển khai một dự án đầu tư nào đó nhằm mang lại lợi ích cho
tất cả các bên. Nói cách khác, đầu tư nước ngoài là quá trình di chuyển vốn giữa các quốc gia
nhằm tìm kiếm lợi ích thông qua các hoạt động sử dụng vốn ở nước ngoài.
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài: là hình thức chủ đầu tư mang vốn hoặc tài sản sang
nước khác để đầu tư kinh doanh và trực tiếp quản lý và điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn,
đồng thời chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả kinh doanh củ dự án
+ Đầu tư gián tiếp: là hình thức chủ đầu tư mang vốn hoặc tài sản sang nước khác để
đầu tư nhưng không trực tiếp tham gia quản lý và điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư
thông qua việc mua cổ phiếu ở nước ngoài hoặc cho vay.
Câu 2: Các động cơ chủ yếu thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia KDQT (lực đẩy –
lực kéo)
Có 2 nguyên nhân chính là tăng doanh số bán hàng và tiếp cận các nguồn lực:
- Tăng doanh số bán hàng: (lực đẩy)
Mục tiêu tăng doanh số bán tỏ ra hấp dẫn khi 1 công ty đối mặt với 2 vấn đề: Cơ hội tăng
daonh số bán hàng quốc tế hoặc năng lức sản xuất dư thừa
+ Cơ hội tăng doanh số bán quốc tế:
Các công ty thường tham gia kinh doanh quốc tế nhằm tăng doanh số bán hàng do các
yếu tố như thị trường trong nước bão hòa hoặc nền kinh tế đang suy thoái buộc các công ty
phải khai thác các cơ hội bán hàng quốc tế
Một lý do khác thúc đẩy các công ty tăng doanh số bán hàng quốc tế là do mức thu
nhâọ bấp bênh. Cac công ty có thể ổn định nguồn thu nhập của mình bừng các bổ sung doanh
số BHQT.
Đbiệt các công ty sẽ nhảy vào thị trường quốc tế khi họ tin rằng KH ở nền VH khác có thái độ
tiếp nhận SP của mình và có thể mua chúng.
+ Tận dụng công suất sản xuất dư thừa:
Đôi khi các công ty sản xuất lượng hàng hóa quá mức thị trươg tiêu thụ. Điều đó xảy
ra khi các nguồn lực bị dư thừa nhưng nếu DN khám phá ra được nhu cầu tiêu thu qtế thì có
thể phân bổ chi phí SX cho số lượng nhiều hơn SP làm ra. Vì thế mà giảm bớt chi phí cho mỗi
SP và tăng đc lợi nhuận.
- Tiếp cận các nguồn lực nước ngoài: (lực kéo)
Các nguồn lực ở đây phải kể tới đầu tiên là tài nguyên thiên nhiên- những SP do thiên
nhiên tạo ra và hữu ích về mặt kinh tế hoặc công nghệ, đbiệt là rừng. Chẳng hạn Nhật là 1
nước có mật độ dsố cao TNTN thì ít, Vì vậy hoạt động của cty sx giấy lớn nhất của Nhật Bản
là Nippon Seishi không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào nhập khẩu bột gỗ, công ty này còn nắm
quyền sở hữu các khu rừng rộng lớn và các cơ sở chế biến gỗ ở Australia, Canada, Mỹ.
Các thị trường lao động cũng là nhân tố thúc đẩy các công ty tham gia vào kinh doanh
quốc tế. Một phương pháp được áp dụng nhiều là tổ chức sx ở các nước có chi phí thấp để
duy trì mức giá có tính cạnh tranh quốc tế Để có sức hấp dẫn, 1 qgia phải có mức chi phí
thấp, có đội ngũ công nhân lành nghề và 1 môi trg với mức ổn định về kinh tế,chính trị và xh
có thể chấp nhận đc.
Câu 3: Các chủ thể liên quan đến KDQT
Các chủ thế liên quan tới hoạt động KDQT: doanh nghiệp, người tiêu dùng, tổ chức tài chính
tiền tệ, chính phủ.
Về phía doanh nghiệp
Các công ty thuộc tất cả các loại hình, các loại quy mô và ở tất cả các ngành đều tham
gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế.Tất cả các công ty sản xuất, công ty dịch vụ và công ty
bán lẻ đều tìm kiếm khách hàng ngoài biên giới quốc gia mình.
Công ty quốc tế là một công ty tham gia trực tiếp vào bất kỳ hình thức nào của hoạt
động kinh doanh quốc tế.Vì vậy sự khác nhau của các công ty là ở phạm vi và mức độ tham
gia vào kinh doanh quốc tế.Chẳng hạn, mặc dù một công ty nhập khẩu chỉ mua hàng từ các
nhà nhập khẩu nước ngoài, nhưng nó vẫn được coi là một công ty quốc tế.
Tương tự, một công ty lớn có các nhà máy phân bổ trên khắp thế giới cũng được gọi là công
ty quốc tế, hay còn gọi là công ty đa quốc gia (MNC)- một công ty tiến hành đầu tư trực tiếp
(dưới hình thức các chi nhánh sản xuất hoặc marketing) ra nước ngoài ở một vài hay nhiều
quốc gia. Như vậy. mặc dù tất cả các công ty có liên quan đến một hay một vài khía cạnh nào
đó của thương mại hay của đầu tư quốc tế đều được coi là công ty quốc tế, nhưng chỉ có các
công ty đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mới được gọi là công ty đa quốc gia.
- Các doanh nhân và doanh nghiệp nhỏ:
Các công ty nhỏ đang ngày càng tham gia tích cực vào hoạt động thương mại và đầu tư quốc
tế. Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy các công y nhỏ tham ia vào hoạt động xuất khẩu
nhiều hơn và tăng nhanh chóng, sự đổi mới công nghệ đã gỡ bỏ nhiều trở ngại thực tê đối với
các DN nhỏ. Trong khi kênh phân phối truyền thống thường chỉ cho phép các công ty lớn
thâm nhập thi trường thì với mạng điện tử lại là giải pháp ít tốn kém và có hiệu quả với các
DN nhỏ
- Các công ty đa quốc gia: là khái niệm để chỉ các công ty sản xuất hay cung cấp dịch
vụ ở ít nhất hai quốc gia. Các công ty đa quốc gia lớn có ngân sách vượt cả ngân sách của
nhiều quốc gia.Công ty đa quốc gia có thể có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và
các nền kinh tế của các quốc gia.Các công ty đa quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong
quá trình toàn cầu hóa; một số người cho rằng một dạng mới của MNC đang hình thành tương
ứng với toàn cầu hóa – đó là xí nghiệp liên hợp toàn cầu.
Quyền sở hữu tập trung: các chi nhánh, công ty con, đại lý trên khắp thế giới đều thuộc quyền
sở hữu tập trung của công ty mẹ, mặc dù chúng có những hoạt động cụ thể hằng ngày không
hẳn hoàn toàn giống nhau.
Thường xuyên theo đuổi những chiến lược quản trị, điều hành và kinh doanh có tính
toàn cầu. Tuy các công ty đa quốc gia có thể có nhiều chiến lược và kỹ thuật hoạt động đặc
trưng để phù hợp với từng địa phương nơi nó có chi nhánh.
Mục đích phát triển thành công ty đa quốc gia
Thứ nhất: đó là nhu cầu quốc tế hóa ngành sản xuất và thị trường nhằm tránh những
hạn chế thương mại, quota, thuế nhập khẩu ở các nước mua hàng, sử dụng được nguồn
nguyên liệu thô, nhân công rẻ, khai thác các tìêm năng tại chỗ.
Thứ hai , đó là nhu cầu sử dụng sức cạnh tranh và những lợi thế so sánh của nước sở
tại, thực hiện việc chuyển giao các ngành công nghệ bậc cao.
Thứ ba, tìm kiếm lợi nhuận cao hơn và phân tán rủi ro. Cũng như tránh những bất ổn
do ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh doanh khi sản xuất ở một quốc gia đơn nhất.
Ngoài ra, bảo vệ tính độc quyền đối với công nghệ hay bí quyết sản xuất ở một ngành
không muốn chuyển giao cũng là lý do phải mở rộng địa phương để sản xuất. Bên cạnh đó, tối
ưu hóa chi phí và mở rộng thị trường cũng là mục đích của MNC.
Hoạt động MNC, vì được thực hiện trong một môi trường quốc tế, nên những vấn đề
như thị trường đầu vào, đầu ra, vận chuyển và phân phối, điều động vốn, thanh toán… có
những rủi ro nhất định. Rủi ro thường gặp của các MNC rơi vào 2 nhóm sau:
Rủi ro trong mua và bán hàng hóa như: thuế quan, vận chuyển, bảo hiểm, chu kỳ cung
cầu, chính sách vĩ mô khác…
Rủi ro trong chuyển dịch tài chính như: rủi ro khi chính sách của chính quyền địa
phương thay đổi, các rủi ro về tỷ giá, lạm phát, chính sách quản lý ngoại hối, thuế ,khủng
hoảng nợ.
Câu 4: DN nhỏ và KDQT (cơ hội, điều kiện, khả năng và cách thức tham gia
KDQT của các DN nhỏ)
Cơ hội:
- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động và phát triển trong một môi trường pháp lý,
cơ chế đang được tích cực hoàn thiện theo hướng thông thoáng, gia tăng nhiều ưu đãi. Các
doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phần nào đã khắc phục được tình trạng phân biệt đối xử,
được hưởng những ưu đãi trong kinh doanh quốc tế như các doanh nghiệp lớn của Nhà nước.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng những hỗ trợ cụ thể về cải tiến quá
trình chế tác, quản lý kinh doanh các hoạt động sản xuất thủ công thông qua dự án ” nghiên
cứu phát triển ngành thủ công phục vụ công nghiệp hoá ở nông thôn Việt nam ” do Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn cùng cơ quan hợp tác quốc tế nhật bản ( JICA) thực hiện….
- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã bước đầu tạo dựng được thế và lực trong kinh
doanh nội địa; và từng bước tham gia vào thị trường quốc tế, thu hút đầu tư vốn và công nghệ
của nước ngoài. Gần đây, Việt nam được đánh giá là quốc gia có môi trường kinh doanh an
toàn nhất ở châu Á – đây là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam
hợp tác với nước ngoài.
Điều kiện:
Thứ nhất, hệ thống pháp luật cần phải được tiếp tục hoàn thiện phù hợp với quá trình
chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, thông
thoáng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận với nguồn
vốn, đất đai, lao động, công nghệ và thông tin thị trường theo hướng: cơ chế chính sách phải
đồng bộ; xoá bỏ những phân biệt đối xử về tín dụng, thuế, giá thuê đất và các ưu đãi khác…
Thực hiện nghiêm túc theo Luật Doanh nghiệp, ban hành Luật Khuyến khích đầu tư áp dụng
chung cho cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam và khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài.
Thứ hai, phát triển thị trường lao động và có chính sách thích hợp đối với thị trường
bất động sản. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa được mở rộng quyền thuê và tuyển dụng lao
động. Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiến hành các hoạt động đào
tạo, dạy nghề nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động. Nhà nước có thể cấp lại một
phần hay toàn bộ số tiền thuế thu nhập mà các cơ sở đào tạo, dạy nghề đã nộp vào ngân sách
để dùng vào đầu tư phát triển. Xem xét sửa thuế thu nhập đối với người Việt Nam. Nghiên
cứu xây dựng hệ thống bảo hiểm thất nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cơ cấu
lại các doanh nghiệp nhỏ và vừa… Chuyển việc yêu cầu các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải
trích lập quỹ phúc lợi, trợ cấp mất việc làm sang tham gia Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Thị trường bất động sản và chính sách đất đai phải xây dựng được hệ thống đăng ký, khắc
phục sự bất bình đẳng trong việc giao, cấp đất cho sản xuất kinh doanh. Hình thành loại hình
dịch vụ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bảo đảm cho việc kinh doanh quyền sử dụng đất
được thuận lợi, trôi chảy. Mở rộng quyền của doanh nghiệp tư nhân trong việc chuyển
nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp…
Thứ ba, phát triển thị trường tài chính, tăng sự hỗ trợ của Nhà nước cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa. Hỗ trợ về tài chính của Nhà nước cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa là rất
cần thiết, nhất là các loại này mới được thành lập.Về nguyên tắc, chính sách hỗ trợ này cần
đảm bảo được sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, để phù hợp với khả năng
của ngân sách nhà nước trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế thì các chính sách ưu
đãi, hỗ trợ đặc biệt của Nhà nước chỉ nên tập trung vào một số doanh nghiệp nhỏ và vừa được
xác định là cần thiết, không nên áp dụng chính sách này một cách tràn lan, phân tán. Việc hỗ
trợ của Nhà nước có thể thực hiện thông qua hai hình thức: thành lập Công ty đầu tư tài chính
nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa mua cổ phần hoặc trái phiếu chuyển nhượng; thành
lập Quỹ bảo lãnh tín dụng để bảo lãnh một phần cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận
được các khoản vay tại các tổ chức tín dụng thông qua việc cấp bảo lãnh, tái bảo lãnh tín dụng
và chia sẻ rủi ro khi xảy ra bất khả kháng không trả được nợ vay…
Việc hình thành và phát triển các loại hình dịch vụ tài chính, tín dụng là hướng cơ bản
để giải quyết vấn đề nguồn vốn đầu tư cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.Trong đó, vấn đề
trước mắt là phải làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của các tổ chức tín dụng. Nghiên cứu
để áp dụng một hệ thống giám sát từ xa đối với thị trường tài chính theo các chuẩn mực thông
lệ quốc tế. Xây dựng thêm loại hình tổ chức tín dụng mới để hỗ trợ lẫn nhau và nên chuyển
Quĩ tín dụng nhân dân trung ương thành Ngân hàng Phát triển kinh tế ngoài quốc
doanh.Khuyến khích việc phát triển dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán và về những
dịch vụ liên quan đến tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Có chính sách hỗ trợ về thông tin, đào tạo nhằm hình thành hệ thống thông tin về kinh
tế – tài chính doanh nghiệp trong phạm vi cả nước… Nhà nước thực hiện việc hướng dẫn và
hỗ trợ về nghiệp vụ, về phương pháp quản lý,.… công bố công khai những thông tin về các
định hướng đầu tư phát triển của từng ngành, vùng và lãnh thổ; hỗ trợ về cơ sở hạ tầng để
giảm thiểu chi phí kinh doanh. Cần qui hoạch đô thị, xây dựng các cụm công nghiệp, quy mô
nhỏ ở một số thành phố nhằm đảm bảo được sự ổn định về địa bàn kinh doanh cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa.
Thứ tư, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong kinh doanh và mở rộng
thị trường xuất khẩu. Để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ động, linh hoạt trong hoạt
động kinh doanh, cần có sự cải cách về đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép đủ điều kiện kinh
doanh, thủ tục vay vốn, phương thức thanh toán, kê khai nộp thuế… Các cấp, các ngành cần
tạo điều kiện để các doanh nghiệp được tự do đăng ký kinh doanh, thay đổi sản phẩm và xuất
nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Để xuất khẩu có hiệu quả, cần khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân trực tiếp xuất
khẩu, cũng như gián tiếp tham gia vào hoạt động xuất khẩu.Hỗ trợ những doanh nghiệp nhỏ
và vừa trực tiếp tham gia vào các hợp đồng xuất khẩu, không phân biệt mặt hàng xuất khẩu;
mở rộng các nghiệp vụ bảo hiểm xuất khẩu. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong quá
trình đẩy mạnh xuất khẩu cần chú ý đến thương hiệu sản phẩm…
Thứ năm, nâng cao hơn nữa vai trò của các hiệp hội, câu lạc bộ giám đốc và tổ chức
chuyên môn đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa .
Ở các nước có nền kinh tế phát triển, các hiệp hội chuyên ngành, các câu lạc bộ…. có vai trò
to lớn trong việc xúc tiến thương mại, giao lưu, trao đổi thông tin và hỗ trợ phát triển chuyên
môn.Ở Việt Nam, cũng có một số hiệp hội ngành hàng, tổ chức chuyên môn đã tích cực hoạt
động nhưng hiệu quả và vai trò còn hạn chế. Các hiệp hội, các câu lạc bộ chuyên ngành cần
nâng cao chất lượng và hiệu quả trong việc tổ chức sinh hoạt, giao lưu, giới thiệu kinh nghiệm
trong nước và quốc tế, cập nhật thông tin về ngành và về hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển .
Thứ sáu, tăng cường đào tạo về nghiệp vụ kinh doanh quốc tế cho cán bộ quản lý của
các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đã xuất hiện những doanh nhân Việt Nam thành công trên
thương trường quốc tế, tuy nhiên con số này không phải là nhiều và phát triển còn mang tính
tự phát, trình độ kinh doanh quốc tế còn thấp. Những kinh nghiệm từ sự thành công của Hàn
Quốc, Đài Loan, Trung Quốc trong lĩnh vực này cần được chọn lọc và áp dụng.
Câu 5: Khái niệm, các cấp độ của toàn cầu hóa (TCH), các nhân tố thúc đẩy TCH
(không chỉ nêu mà cần lý giải các nhân tố này thúc đẩy quá trình TCH thị trường và TCH
sản xuất như thế nào!)
=> Toàn cầu hóa kinh tế vừa là trung tâm, vừa là động lực thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa các
lĩnh vực khác. Về bản chất, toàn cầu hóa kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động
kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia và khu vực, tạo ra sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền
kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới hội nhập và thống
nhất.
Các cấp độ
a. Toàn cầu hóa thị trường nhằm chỉ tiến trình liên tục hội nhập và sự phụ thuộc
lẫn nhau giữa các nền kinh tế, nhằm tạo nên một thị trường toàn cầu
• Theo nghĩa hẹp, toàn cầu hóa thị trường chỉ ra sự ra đời của một thị trường toàn cầu,
với những mặt hàng tiêu chuẩn hóa và những công ty quy mô toàn cầu để phục vụ thị trường
này.
• Theo nghĩa rộng, toàn cầu hóa thị trường nhằm chỉ ra quá trình liên kết giữa các nền
kinh tế quốc gia và sự lệ thuộc ngày càng tăng giữa những người mua, người sản xuất nhà
cung cấp và chính phủ tại các quốc gia trên toàn thế giới.
b. Toàn cầu hóa hoạt động sản xuất
Khi mà toàn cầu hóa thị trường diễn ra mạnh mẽ thì nhu cầu về hoạt động sản xuất cũng phát
triển ở khắp mọi nơi trên thế giới:
- Với công nghệ cho phép sản phẩm bất kỳ có thể được sản xuất ở nơi nào mà việc sản xuất
được coi là rẻ nhất thì sẽ hình thành rất nhiều trung tâm sản xuất của thế giới (công xưởng của
thế giới)
- Các quốc gia đang phát triển tự xây dựng lên các định hướng để hội nhập vào nền sản xuất
chung của thế giới:
Để toàn cầu hóa cần phải cso các liên kết kinh tế: Các loại hình liên kết kinh tế hiên
nay bao gồm:
+ Khu vực mậu dịch tự do: các nc thanh viên trong kkhu vực áp dụng 1 biểu thuế quan
thống nhất hay các nc dỡ bỏ hàng rào thuế quan, hàng hóa dịch vụ di chuyển tự do giữa các nc
+ Đồng minh thuế quan: đây là hình thức liên kết cao hơn, nó không chỉ laoị bỏ các
hạn chế thuế quan giữa các nc thành viên mà còn thiết lập biểu thuế quan chung cho các nc
ngoài liên minh
+ Thị trường chung: ngoài việc áp dụng các biện pháp giống đồng minh thuế quan, các
nước tham gia thị trường chung cho phép vốn, lao động đc tự do di chuyển thông qua việc
hình thành 1 thị trường thống nhất.
+ Liên minh tiền tệ: là hình thức chủ yếu của liên kết kinh tế trên lĩnh vực tiền tệ, các
nc tham gia liên kết phải phối hợp các chính sách tiền tệ với nhau, thực thi 1 chính sach tiền tệ
chung trong toàn khối, thống nhất đồng tiền trong toàn khối
+ Liên minh kinh tế: đây là liên kết có trình độ cao nhất hiện nay, Hàng hóa, dịch vụ,
sức lao động, vốn đc di chuyển tự do giữa các quốc gia thành viên. Các nước thực hiện 1
chính sách thuế quan với nc ngoài liên minh, thực hiện các chính sách kinh tế tài chính thống
nhất hình thành cơ cấu kinh tế mới có tính chất khu vực
Các nhân tố thúc đẩy TCH
Có 2 nhân tố chính:
- Giảm bớt các trở ngại đối với thương mại và đầu tư:
• Hiệp định GATT là 1 hiệp định quốc tế có chức năng thiết lập những quy tắc cụ thể
đối với thương mại quốc tế nhằm mở cửa các thị trường quốc gia thông qua việc cắt
giảm thuế quan và các trở ngại phi thuế quan
• Thuế suất TB đối với thương mại hàng hóa sẽ giảm hơn nữa
• Trợ cấp (trợ giá) đối với nôg sản được giảm đáng kể
• Quyền sở hữu trí tuệ đc định nghĩa ró ràng và thưucj hiện bảo hộ đối với bản quyền,
nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu dịch vụ và bằng sáng chế
• Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đc thành lập với chức năg tăng cường hiệu lực
của Hiệp đinh GATT
• Các khối thương mại đc sáng lập làm tăng tốc độ tăng trưởng của thương mại quốc tế
nhanh hơn nhiêì tốc độ tăng trưởng của sx trên toàn thế giới
- Sự phát triển của công nghệ thông tin
Trong khi việc giảm bớt các trở ngại đối với thương mại và đầu tư kích thích quá trình toàn
cầu hóa thì sự phát triển của công nghệ thông tin đang thúc đẩy mạnh hơn quá trình đó
• Các công ty sử sụng mạng toàn cầu, mạng nội bộ, mạng mở rộng để tiếp cận các hoạt
động sản xuấtf và các hoạt động phân phối quốc tê
• Nhiều hoạt động kinh doanh như quản lý lao động, lập kế hoạch sx, truyền tải dữ liệu
… trở nên dễ dàng hơn và ít tốn kém hơn
• Làm tăng khẳ năng cạnh tranh của các công ty nhỏ thông qua việc giảm chi phí tiếp
cân thi trường quốc tế
Ngoài ra còn có các nhân tố khác như:
- Sự phát triển của giao thông vận tải
Những tiến bộ trong phương thức vận tải cũng đang giúp cho quá trnhf toàn cầu hóa
thi trường và hoạt động sản xuất.Tiến bộ trong vận tải hàng không cho phép các nhà quản trị
đi lại nhanh chóng và rẻ hơn tới các địa điểm ở các nước khác.Sự ra đời cuẩ tầu chở hàng
khổng lồ có thể chuyên chở được một lượng hàng hóa cực lớn đã giảm bớt chi phí vận tải
đươg biển.
Sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất
Thực tiển của nền kinh tế thế giới đang cho thấy bước quá độ từ nền kinh tế công
nghiệp sang nền kinh tế tri thức, điều này được thể hiện rõ ở các quốc gia phát triển. Cùng với
nó các quốc gia đang phát triển cũng đã kết hợp bước chuyển nông nghiệp lên công nghiệp
kết hợp những bước nháy tắt để rút ngắn quá trình xây dựng những cơ sở của nền kinh tế tri
thức.
Sự phát triển của kinh tế tri thức dự trên các công nghệ có hàm lượng khoa hoc kỹ
thuật cao, nhất là công nghệ thông tin đã mở ra điều kiện thuận lợi cho sự đẩy nhanh xu thế
toàn cầu hoá, ví dụ như: các công nghệ mới làm tăng tốc độ giao dịch kinh doanh, rút ngắn
khoảng cách về không gian và thời gian. Công nghệ thông tin đồng thời cũng góp phần nâng
cao trình độ dân trí, tạo điều kiện cho dân chủ phát triển, thúc đẩy nhu cầu mở của, giao lưu
hội nhập.
Tóm lại, chính sự phát triển như vũ bảo của khoa học kỹ thuật đã làm phá vỡ hàng rào
ngăn cách địa giới trong giao dịch của con người trên tất cả các mặt giãu các quốc gia.Điều
này đã đẩy quốc tế hoá nền kinh tế lên một thời kỳ mới, thời kỳ toàn cầu hoá nền kinh tế thế
giới. Cac quốc gia dù muốn hay không dều chịu tác động của của quá trình toàn cầu hoá và
đương nhiên để tồn tại và phát triển trong điều kiện hiện nay không thế không tham gia quá
trình toàn cầu hoá, tức là hội nhập quốc tế.
Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thi trường
Qua trình quốc tế hoá, toàn cầu hoá có sự gắn bó chặt chẽ với tiến trình phát triển của
kinh tế thi trường. Kinh tế thị trường phát triển đã mở ra điều kiện cho sự gia tăng xu thế quốc
tế hoá, thể hiện trên hai khía cạnh chính: Thứ nhất, kính tế thị trường mở ra cơ sở, điều kiện
cho sự phát triển của lực lượng sản xuất, làm cho quy mô sản xuất không bó hẹp trong phạm
vi cua từng quốc gia mà mang tầm quốc tế, như vậy cũng có nghĩa là thúc đẩy quá trình phân
công lao động quốc tế, gắn các quố gia vào sự ràng buộc của sản xuất và tiêu thụ. Thứ hai,
nền kinh tế thi trường phát triển của các quốc gia đưa lại cơ chế thống nhất cho sử lý các mối
quan hệ, đó là cơ chế thị trường.
Có thể nói, ngày nay nền kinh tế thế giới thống nhất với cơ chế vận hành : cơ chế thi
trường.
Kinh tế thi trườngcàng phát triển thì sự giao thoa thâm nhập lẫn nhau giữa các nền
kinh tế càng tăng. Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường không chỉ ở sự mở rộng qui
mô về không gian, về sự xâm nhập ràng buộc lẫn nhâu giữa các quốc gia mà còn thể hiện ở sự
phát triển theo chiều sâu. Đó là sự bùng nổ phát triển của thi trường tài chính gắn liền với sự
xuất hiện của một loạt công cụ mới trong thanh toán giao dịch. Thi trường sản phẩm hàng hoá
cũng gia tăng mạnh mẽ thể hiện ở qui mô chưa từng có của khối luqongj giao dich thương
mại và ở sự phát triển của các dang giao dịch mới như thương mại dịch vụ và điện tử.
Như vậy có thể thấy sư phát triển mạnh mẽ của cơ chế thị trường chínhlà cơ sở, điều
kiệncho quá trình quốc tế hoá. Nhìn chung các quốc gia trên thế giới ngày nayđèu dựa trên cơ
chế thị trường, sử dụng các phương tiện và công cụcủa kinh tế thị trường trong hoạt động kinh
doanh, đưa lại một không gian rộng lớn, không gian toàn cầu cho các hoạt động sản xuất và
lưu chuyểncác yếu tố của chính quá trình sản xuất ấy,
Sự gia tăng của các vấn đề toàn cầu trong bối cảnh thế giới kết thúc chiến tranh
lạnh bước vào thời kì hoà bình hợp tác và phát triển.
Trong vài thập niên trở lại đây nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ nhưng kéo theo
đó là những vấn đề mang tính chất toàn cầunhư sự phân hoá giàu nghèo, sự ô nhiễm môi
trường, dịch bệnh Những vấn đề này liên quan đến mọi quốc gia, có tác động trên phạm vi
toàn thế giới, nó quyết định sự phát triển tồn vong của toà thể cộng đồng nhân loại.
Do đó khi giải quyết các vấn đề mang tính chất toàn cầu phải có sự nỗ lực của mọi
quốc gia, sự liên kết sức lực của cả cộng đồng. Bản thân mỗi quốc gia cho dù tiềm lực mạnh
đến đâu cũng không thể giải quyết nổi vấn đề liên quan đến toàn thế giới. Đây chính là cơ sở
khách quan qui định , thúc đẩy cho việc tiến tới thống nhất những qui phạm chung cho quá
trình phát triển kinh tế.
Sự bành trướng của các công ty xuyên quốc gia
Với sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất trong chủ nghĩa tư bản tất yếu dẫn đến sự tâp
trung sản xuất và dẫn đến độc quyên. Trong lịch sử của nền sản xuất thế giớivào cuối thế kỷ
19 đầu thế kỷ 20 và những năm đầu của thế kỷ 21 này dưới sự tác động của cuộc cách mạng
khoa học kĩ thuậtđã đưa lại sự phát triển chưa từng có của các công ti xuyên quốc gia.
Đến nay có gần khoảng 60000 công ti xuyên quốc gia đang kiểm soát 2/3 nền thưong
mại thế giới, 4/5 nguồn vốn đầu tư trực tiếp ở nước ngoài và 9/10 kết quả nghiên cứu và
chuyển giao công nghệ thế giới. Với sức mạnh như vậy các công ti xuyên quốc gia không
những có ưu thế trong phân phối tài nguyên trên phạm vi thế giới giúp cho việc thúc đẩy phân
công lao động quốc tếđi vào chi tiết hoá mà còn thông qua việc toàn cầu hoá sản xuất và kinh
doanh để đẩy nhanh tiến trình toàn cầu hoá kinh tế.
Sự phát triển mạnh mẽ của các công ti xuyên quốc gia trên địa phận toàn cầu đã tạo ra
mạng lưói liên kết kinh tế quốc tế.Các quốc gia có thể tham gia ngay vào dây chuyền sản xuất
quốc tế và cũng vì vậy mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau gia tăng.
Các công ty xuyên quốc gia đã đóng vai trò rất lớn trong việc tăng mức xuất khẩu, gia
tăng mạnh mẽ vốn đầu tư trực tiếp nứoc ngoài vào các nước đang phát triển đẩy mạnh tiến
trinhf hội nhập của nền kinh tế này vào nền kinh tế thế giới nói chung.
Như vậy sự phát triển và xâm nhập ngày càng mạnh của các công ty xuyên quốc gia
vào các nền kinh tế dân tộc đã góp phần xoá bỏ sự ngăn cách biệt lập trong phát triển của
nhiều quốc gia trên thế giới. Các quốc gia dân tộc từng bước thamm gia, thích ứng với các
chuẩn mực của nền kinh tế quốc tế đồng thời nó cũng đem lại nét mới từ những bản sắc riêng,
bổ sung vào nền kinh tế toàn cầu làmm gia tăng tính đa dạng của nó.
Sự hình thành và phát triển của các định chế toàn cầu và khu vực.
Các định chế toàn cầu ra đời nhằm đáp ứng đòi hỏi của xu thế quốc tế hoá, toàn cầu
hoá kinh tế.Sự tồn tại và hoạt động của các định chế toàn cầu và khu vực lại góp phần thúc
đẩy sự phát triển hơn nữa của xu thế toàn cầu hoá.
Trong các tổ chức kinh tế- thương mại-tài chính toàn cầu và khu vực có ảnh hưỏng lớn
tới quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá phải kể đến WTO, IMF, WB và các tổ chức khu
vực khác như EU, NAFTA, APEC Với các mục tiêu chức năng của mình các tổ chức kinh
tế quốc tế đã tham gia và thúc đẩy các hoạt động kinh tế quốc tế, điều phối và quản lí các hoạt
động này. Cho dèu tính hiệu quả của các tổ chức này còn đựoc đánh giá khác nhau xuất phát
từ quan điểm lợi ích quốc gia, song không ai không thừa nhận sự cần thiết và vai trò của
chúng, thậm chí đang đặt ra yêu cầu về hoàn thiệncơ cấu tổ chức, đổi mới nguyên tắc hoạt
động của chúng.
Tác động của các tổ chức toàn cầu và đặc biệt là các tổ chức khu vực đến xu thế toàn
cầu hoá kinh tế thể hiện ở hai điểm chính:
-Thứ nhất, việc tham gia vào các tổ chức này cho phép các quốc gia đựoc hưỏng
những ưu đãi của hoạt động kinh doanh khu vực; thúc đẩy các quốc gia trong khu vực tiến
đến những chuẩn mực chung trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trên cơ sở các
thoã thuận hợp tác song phương và đa phươngđã làm tăng lên sự gắn bó tuỳ thuộc lân nhau
giữa các nền kinh tế, thực chất nó đã thúc đẩy phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc
trong nội bộ tổ chức.
-Thứ hai, hoạt động của các tổ chức này từ thấp đến cao sẽ đẩy đến hình thành một thị
trường thống nhất trong khu vực buộc các quốc gia tham gia phải có lịch trình hội nhập tích
cực để hoà đồng vào khu vực.
Nói tóm lại các tổ chức kinh tế toàn cầu và khu vực vừa là kết quả vừa là động lực của quá
trình toàn cầu hoá kinh tế.
Vai trò của chính phủ và sự chuyển đổi trong chính sách phát triển.
Toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu song tốc độ của toàn cầu hoá phụ thuộc rất nhiều
vào chính sách của các quốc gia. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất thì việc đóng cửa đất nước
không giao lưu thông thương với nước ngoài của các quốc gia đã làm cho lưu thông quốc tế bị
hạn chế nền kinh tế thế giới suy thoái mạnh.Nhưng từ sau chiến tranh thế giới thứ haithì các
quốc gia phát triển đã nhận thấy vấn đề cần phải tự do háo thương mại, giảm các hàng rào
thuế quan nhằm bành trướng thế lực ra bên ngoài. Và cho đến naythì hầu hết các quốc gia trên
thế giới đều tiến hành cải cách mở cửa, thực hiện tư nhân hoá và tự do hoá mở ra không gian
mới cho sự gia tăng xu thế toàn cầu hoá. Đặc biệt trong quá trình cải cách nhiều quốc gia đã
chuyển hướng phát triển kinh tế từ hướng nội sang hướng ngoại mà cốt lõi là chuyển từ công
nghiệp hoá thay thế nhập khẩu sang công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu.
Với chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu buộc các quốc gia phải thực hiện
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế không chỉ phải dựa vào nhu cầu bên trong mà
phải căn cứ vào nhu cầu thị trường thế giới, sản xuất sản phẩm và dịch vụ phù hợp với yêu
cầu chuẩn mực của thị trường quốc tế. Muốn vậy đòi hỏi các quốc gia phải mở cửa nền kinh
tế, cho nhập các thành tựu công nghệ, thu hút vốn đầu tư để xây dựng và phát triển một cơ cấu
ngành kinh tế phù hợp. Như vậy với chiến lược hướng về xuất khẩu, trên thực tế đã đẩy đến
xu thế gắn bó phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, giữa các nền kinh tế thông qua thực hiện
phân công lao động quốc tế dựa trên thế mạnh của từng nền kinh tế đân tộc.
Ngoài những nhân tố đã nêu trên thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hoá trong
những năm gần đây chúng ta còn có thể kể đến một số nhân tố khác xem như xung lực đẩy
mạnh thêm cho xu thế toàn cầu hoá. Đó là sự phát triển về dân chủ, văn hoá
Câu 6: Lý giải sự cần thiết về tầm nhìn chiến lược toàn cầu đối với các DN
Các công ty không còn có thể chỉ chú ý đến thị trường nội địa của mình, cho dù nó lớn
đến đâu đi nữa.Nhiều ngành toàn cần và những công ty dẫn đầu ngành đó đã đạt được chi phí
thấp hơn và mức độ nhận biết nhãn hiệu cao hơn.Các biện pháp bảo hộ chỉ có thể làm chậm
lại mức độ xâm nhập của hàng hoá siêu hạng.Nên cách phòng thủ tốt nhất của công ty là tấn
công toàn cầu trên cơ sở đúng đắn.
Trong khi đó kinh doanh toàn cầu cũng có rất nhiều rủi ro, bởi vì tỷ giá hối đoái thăng
giáng, chính phủ không ổn định, có các hàng rào bảo hộ mậu dịch, chi phí thích nghi sản
phẩm và thông tin lớn và một số yếu tố khác. Mặt khác, chu kỳ sống của sản phẩm quốc tế
cho thấy rằng ưu thế tương đối trong nhiều ngành sẽ chuyển dịch từ những nước có chi phí
cao sang những nước chi phí thấp, nên các công ty không thể cứ ở lại trong nước và hy vọng
có thể giữ được các thị trường của mình. Do những lợi ích và rủi ro tiềm ẩn của Kinh doanh
quốc tế, các công ty cần thường xuyên đưa ra những quyết định kinh doanh quốc tế đúng đắn.
Muốn làm được điều đó, DN cần phải có một tầm nhìn chiến lược toàn cầu
Câu 7. Khái niệm, đặc trưng và các nhân tố cấu thành văn hóa.Vai trò của văn hóa
đối với DN KDQT.
Khái niệm:
Văn hóa là một hệ thống các giá trị chân lý, chuẩn mực, mục tiêu mà con người cùng
thống nhất với nhau trong quá trình tương tác và hoạt động sáng tạo. Nó được bảo tồn và
chuyền hóa cho những thế hệ nối tiếp theo sau.
Văn hóa là một phạm trù dùng để chỉ các giá trị , tín ngưỡng, luật lệ và thể chế do một
nhóm người xác lập nên
Giá trị (Values): những gì (có tính trừu tượng) mà một nhóm người nào đó cho rằng
là tốt, là đúng và mong muốn đạt được.
Chuẩn mực (Norms): Những quy tắc, hướng dẫn xã hội về hành vi phù hợp trong bối
cảnh cụ thể
Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua
lại giữa con người và xã hội.Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và
duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động
và tương tác xã hội của con người.Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội
được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng
như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.
=> Đặc trưng của văn hóa:
• Tính dân tộc
• Tính ổn định
• Tính cộng đồng
• Tính phổ biến
• Tính đặc thù
• Tính học hỏi
• Tính kế thừa
• Tính tiến hóa
Các nhân tố cấu thành nên văn hóa:
Bao gồm: Thẩm mỹ, các giá trị và thái độ, phong tục và tập quán, cấu trúc xã hội,
niềm tin, giao tiếp cá nhân, giáo dục, môi trường vật chất và môi trường tự nhiên
1. Thẩm mỹ: là những gì mà một nền văn hóa cho là đẹp khi xem xét đến các khía
cạnh như nghệ thuật (bao gồm âm nhạc, hội họa, nhảy múa, kịch nói và kiến trúc); hình ảnh
thể hiện gợi cảm qua các biểu hiện và sự tượng trưng của các màu sắc.
2. Giá trị và thái độ:
- Giá trị: là những gì thuộc về quan niệm, niềm tin và tập quán gắn với tình cảm con
người. Các giá trị bao gồm những vấn đề như trung thực, chung thủy, tự do và trách nhiệm
- Thái độ: là những đánh giá tình cảm và khuynh hướng tích cực hay tiêu cực của con
người đối với một khái niệm hay một hiện tượng nào đó
Thái độ đối với thời gian
Thái độ đối với công việc và sự thành công
Thái độ đối với sự thay đổi văn hóa
3. Tập quán và phong tục
- Phong tục: Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người được hình
thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác. Phong tục không mang tính cố định, bắt buộc như nghi thức,
nghi lễ, nhưng cũng không tùy tiện như hoạt động sống thường ngày.Nó trở thành một tập
quán xã hội tương đối bền vững và tương đối thống nhất.
Có 2 loại phong tục : phong tục phổ thôg và phong tục dân gian
+ Phong tục dân gian thường là cách cư xử bắt đầu tư nhiều thế hệ trc đã taoọ thành
thông lệ trong 1 nhóm ng đồng nhất
+ Phong tục phổ thông: là cách cư xử chung của nhóm không đồng nhất hoặc nhiều
nhóm
- Tập quán: Tập quán là phương thức ứng xử và hành động đã định hình quen thuộc
và đã thành nếp trong lối sống, trong lao động ở một cá nhân, một cộng đồng. Tập quán gần
gũi với thói quen ở chỗ nó mang tính tĩnh tại, bền lâu, khó thay đổi. Trong những tình huống
nhất định, tập quán biểu hiện như một hành vi mang tính tự động hoá. tập quán hoặc xuất hiện
và định hình một cách tự phát, hoặc hình thành và ổn định thông qua sự rèn luyện và là kết
quả của quá trình giáo dục có định hướng rõ rệt.
4. Cấu trúc xã hội
Cấu trúc xã hội thể hiện cấu tao tảng của một nền văn hóa bao gồm các nhóm xã hội
các thể chế hệ thống xã hội mối quan hệ giữa các địa vị này và quá trình qua đó các nguồn
nhân lực xã hội được phân bổ
- Các nhóm xã hội: con người trong tất cả các nên văn hóa tự hội họp với nhau thành
các nhóm xã hội rất đa dạng. Hai nhóm đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ảnh hưởng
đến các hoạt động kinh doanh ở mọi nơi là gia đình và giới tính
+Gia đình:
• Gia đình hạt nhân: hình thành trên cơ sở các mối quan hệ gần gũi nhất của một con
người gồm cha mẹ anh chị em xuất hiện ở Úc, Canada, Mỹ và các chây Âu
• Gia đình mở rộng hình thành trên cơ sở mở rộng gia đình hạt nhận trong đó sẽ bao
gồm cả ông bà cha mẹ cô dì chú bác cháu chắt và người thân thích như con dâu con rể.
xuất hiện nhiều ở Châu Á, Trung Đông, Bắc Phi và Mỹ Latinh
+ Giới tính: đc nhận biết qua các hành vi và thái độ về mặt xã hội đề cập đến vấn đề là nữ hay
nam, chẳng hạn như phong cách ăn mặc và sở thích hoạt động.
- Địa vị xã hội
Thường được xác định bởi 1 hay nhiều trong 3 yếu tố sau: tính thừa kế gia đình, thu
nhập và nghề nghiệp. ở hầu hết các xh thì những tầng lớp cao nhất thường do những ng có uy
thế, quan chức chính phủ và doanh nhân kinh doanh hàng đầu nắm giữ. Các nhà khoa học bác
sĩ và nhiều giới khác có có trình độ đại học chiến thứ bậc TB trong xh. DƯới các tầng lớp đó
là lđộng có giáo dục trung học và đào tạo nghề cho các nghề nghiệp chân tay và văn phòng.
Mặc dù bậc xh là ổn định nhưng mọi ng có thể cải thiện địa vị của mình.
- Tính linh hoạt của xã hội: một trong hai hệ thống quyết định tính linh hoạt của xh là:
hệ thống đẳng cấp và hệ thống giai câp:
+Hệ thống đẳng cấp: là 1 hệ thống về phân tầng xh trong đó con ng đc sinh ra ở một
thứ bậc xh hay đẳng cấp xh, ko có cơ hội di chuyển sang 1 đẳng cấp khác.
+ Hệ thống giai cấp: là 1 hệ thống phân tầng xh trong đó khả năng cá nhân và hành
động cá nhân quyết định địa vị xh và tính linh hoạt của xh
5. Tôn giáo: là 1 hệ thống các tín ngưỡng và nghi thức liên quan tới yếu tố tinh thần
của con người
Tôn giáo không giới hạn theo biên giới quốc gia và nó có thể tồn tại ở nhiêu vùng
khác nhau trên thế giới đông thời cùng 1 lúc.
Các tôn giáo chình: Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Hindu giáo, Phật giáo , Khổng giáo,
Do Thái giáo, Shinto giáo
6. Giao tiếp cá nhân;
Con người trong mỗi nền văn hóa có một hệ thống giao tiếp để truyền đật thông tin, ý nghĩ,
tình cảm, kiến thức qua các lời nói, hành động và chữ viết
Các hình thức:
• Ngôn ngữ thông thường là một bộ phận trong hệ thống truyền đạt tin của một nền văn
hóa đc thể hiện thông qua lời nói hoặc chữ viết
• Ngôn ngữ chung (ngôn ngữ quốc tế) là ngôn ngữ thứ 3 hoặc là ngôn ngữ liên kết đc 2
bên cùng hiểu mà cả hai bên này đều nói những thứ ngôn ngữ bản địa khác nhau.
• Ngôn ngữ cử chỉ:sự truyền tin qua ám hiệu không âm thanh bao gồm điệu bộ tay chăn
thể hiện nét mặt ánh mắt trong phạm vi cá nhân
7. Giáo dục:
Giáo dục thông quá các yếu tố truyền thống tập quán và các giá trị
Các quốc gia có chương trình giáo dục cơ bản tốt thường là nơi hấp dẫn đối với các
ngành công nghiệp có thu nhập cao. Và thực tế hiển nhiển là các nước với lực lượng lđ đc
giáo dục tốt có kỹ năng sẽ thu hút các công việc có thu nhập cao và ngc lại
Hiện tượng “chảy máu chất xám” là việc ra đi của những ng có trình độ giáo dục cao
từ một nghề nghiệp, một khu vực hoặc một quốc gia mày đến một nghề nghiệp, một khu vực
hay một quốc gia khác
8. Môi trường tự nhiên và môi trường vật chất
- Môi trường tự nhiên: địa hình và khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến lối sống và công việc, tới
tập quán văn hóa
- Văn hóa vật chất: là tất cả các công nghệ áp dụng trong một nền văn hóa để sản xuất hàng
hóa và cung câó dịch vụ
Vai trò của Văn hóa trong KDQT
Hiểu biết văn hóa đa quốc gia: Kinh doanh ở các nền văn hóa khác nhau đòi hỏi phải
thích ứng với hệ thống các giá trị và chuẩn mực của nền văn hóa đó
Tránh quan điểm vị chủng: quan điểm cho rằng một dân tộc hay văn hóa của một dân
tộc có tính ưu việt hơn so với các dân tộc hoặc các nền văn hóa khác
Văn hóa và đàm phán: thời gian, địa điểm, số lượng người tham gia, chiến thuật đàm
phán
Văn hóa và quá trình ra quyết định: ai là người ra quyết định (cá nhân hay tập thể) và
ra quyết định như thế nào (dựa trên thông tin định lượng hay định tính, sự hợp lý, kinh
nghiệm hay các yếu tố khác)
Văn hóa và hoạt động marketing: chọn sản phẩm (không được kinh doanh rượu bia ở
các nước theo đạo Hồi), đặt tên sản phẩm (Ford Feira), bao bì, đóng gói, định giá sản
phẩm, quảng cáo (chữ viết – quảng cáo bột giặt ở các nước Arập, hình ảnh – giày
NIKE), kênh phân phối
Văn hóa và quản trị nhân lực: tuyển chọn, bố trí công việc, trả lương, thưởng phạt,
quan hệ lao động (phụ thuộc vào giá trị và thái độ, văn hóa định hướng nhóm hay định
hướng cá nhân, tôn giáo).
Lựa chọn địa điểm kinh doanh: Văn hóa có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho một quốc
gia (quốc gia có hệ thống giáo dục phát triển sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài)
Câu 8: Văn hóa định hướng nhóm: đặc trưng, ý nghĩa đối với kinh doanh
“Văn hóa định hướng nhóm (Group-oriented Culture) là tập hợp các giá trị và chuẩn
mực có tính đặc trưng cho nhóm người đề cao sự phụ thuộc qua lại giữa con người
với nhau và tầm quan trọng của tập thể chứ không phải là của từng cá nhân riêng
rẽ”.
Đặc trưng: Một nền văn hóa trong đó một nhóm cùng chung chia sẽ trách nhiệm về sự sung
túc của mỗi thành viên được gọi là nền văn hóa định hướng theo nhóm. Con người làm việc vì
tập thể nhiều hơn các mục tiêu cá nhân và có trách nhiệm trong nhóm đối với các hành động
của họ. Toàn thể các thể chế xã hội, chính trị, kinh tế và luật pháp phản ánh vai trò chủ yếu
của nhóm. Mục tiêu duy trì sự hài hòa nhóm được minh chứng tốt nhất thông qua cấu trúc gia
đình. Ví dụ: Nhật Bản.
- Đề cao lợi ích , giá trị của nhóm : Con người thuộc nền văn hóa định hướng nhóm
thường đặt mục tiêu tạo ra lợi ích , giá trị cho tập thể rất quan trọng trong các hoạt động của
mình. Điều này có thể được giải thích bằng việc họ được lớn lên , sinh sống trong sự bao bọc
của tập thể , rủi ro được chia sẻ từ đó dẫn đến xu hướng chia sẻ lợi ích. Ví dụ : con trai cả các
gia đình ở Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc thường chọn những công việc gần nhà, tiện
chăm sóc cha mẹ và các anh em trong gia đình, cũng như có thói quen phụng dưỡng người già
và duy trì mối quan hệ họ hàng. Trong khi đó ở phương Tây, khi đủ 18 tuổi các thanh niên
đều ra ở riêng và rất hiếm khi về thăm lại cha mẹ. Các viên chức Nhật Bản thường rất trung
thành và thái độ làm việc chăm chỉ hết mình với công ty, cũng như các công ty luôn chú trọng
việc phụng sự đất nước. Thêm nữa, con người trong nền văn hóa này có xu hướng quan tâm
đến các vấn đề xã hội , môi trường, sức khỏe cũng như việc từ thiện.
- Đề cao sự ổn định: Văn hóa định hướng nhóm khác biệt hoàn toàn với văn hóa định
hướng cá nhân, đó là sự hạn chế dành cho khác biệt cá thể . Các cá nhân trong văn hóa định
hướng nhóm có xu hướng hành động, sinh sống, suy nghĩ theo trường giá trí, chuẩn mực như
nhau , có thái độ kỳ thị với các cá thể khác biệt. Ví dụ : việc mặc đồng phục và xử lý vi phạm
ở các trường phổ thông ở Hàn Quốc rất nghiêm ngặt, cũng như việc phân biệt chủng tộc cũng
có nguy cơ lớn nhất ở các quốc gia này. Tính ổn định ngoài việc đồng nhất giữa các cá thể,
còn thể hiện trong việc ra quyết định thường ưu tiên phương án ít rủi ro, đề cao sự an toàn
trong công việc. Đó là nguyên do tại sao các viên chức Nhật Bản và Hàn Quốc có năm làm
việc cho một công ty trung bình cao nhất thế giới.
- Đề cao tính hợp tác : dưới ảnh hưởng của đặc điểm đề cao lợi ích tập thể và tính ổn
định, các cá thể trong văn hóa nhóm cũng quan tâm đến tính hợp tác. Theo quan niệm này,
các cá nhân có mối tương tác chặt chẽ với nhau mới tạo ra khối tập thể mạnh , và sức mạnh
tập thể lớn hơn nhiều so với sức mạnh các cá nhân. Biểu hiện cho việc này đó là trên bàn đàm
phán các doanh nhân phương đông thường đưa ra phương án có lợi đôi bên, hướng tới hợp tác
lâu dài khác với các doanh nhân từ Mỹ hay Châu Âu. Ở Việt Nam, đó còn là sự đề cao các
mối quan hệ khác nhau trong trường học, công việc, gia đình, làng xóm, xã hội …
Ý nghĩa và tác động:
1. Nội bộ doanh nghiệp có sự liên kết chặt chẽ, thống nhất trong các khâu công
việc. Tận dụng triệt để được lợi thế phát triển kinh tế nhờ quy mô lớn.
- Cơ cấu tổ chức: Phân công theo nhóm, tổ làm việc, tăng cường sự hợp tác giữa các
cá nhân cùng giải quyết một công việc, giảm áp lực công việc, hường tới sự phát triển ổn định
của doanh nghiệp. Phương pháp làm việc theo nhóm thúc đẩy sự liên kết chặt chẽ trong nhóm
và các công nhân quan tâm nhiều nhiệm vụ hơn là chỉ quan tâm đến một số nhiệm vụ nào đó
mà thôi. Xét về mặt liên kết nhóm thì một phần của mức lương thường không dựa trên sản
lượng, vì nếu vậy nhóm sẽ gây áp lực đòi hỏi không được vắng mặt thường xuyên và luôn cố
gắng nhiều. Xét về mặt nhiều loại nhiệm vụ khác nhau, các công nhân viên có thể luân phiên
làm các công việc trong nhóm để giảm sự nhàm chán và phát triển khả năng thay thế phòng
khi người nào đó trong nhóm vắng mặt.
- Quản lý nhân sự: dễ quản lý, tính kỉ luật chung cao, mọi người đều vì lợi ích chung
của tập thể, có tinh thần trách nhiệm cao, giảm thiểu hiềm khích giữa các cá nhân, tránh làm
phá vỡ sự thống nhất giữa các tổ chức sản xuất, mục tiêu của nhóm phù hợp với mục tiêu
chung của doanh nghiệp.
- Quan hệ lao động:
- Cấp trên với cấp dưới: Bình đẳng, khuyến khích sự hợp tác giữa người lao động và nhà
quản trị bằng cách phân chia quyền lãnh đạo.Nhân viên được tham gia vào hoạt động quản trị
của công ty, đây là quá trình hợp tác giữa người lao động và nhà quản trị trong việc ra quyết
định và các chính sách kinh doanh.
- Tuyển dụng : Sở hữu lực lượng nhân viên trung thành, có sự tận tụy với tổ chức cao.
Người lao động rất có tinh thần trách nhiệm đối với công ty. Vì lợi ích của công ty mà người
lao động sẵn sàng làm bất cứ công việc gì được giao phó, bất kể họ là những người có chức
vụ hay không. Họ được đào tạo kỹ lưỡng về nhiều chuyên ngành nên luôn luôn chuẩn bị sẵn
sàng mọi tình huống để có thể thay thế đồng nghiệp lúc cần thiết. Và như vậy có nghĩa là kiến
thức của họ rất đa dạng, tổng hợp.
- Hệ thống trả lương, thưởng phạt đơn giản, theo cấp bậc. Trong một vài nước, hiệu quả
công việc thường không phải là cơ sở chính để thăng cấp công nhân. Ở Trung Quốc và Nhật
Bản, tuổi đời mới là nhân tố quyết định hàng đầu trong việc thăng cấp. Vì vậy, nhân viên sẽ
được đãi ngộ dựa trên thâm niên chứ không phải theo kết quả công việc. Điều này sẽ gây khó
khăn khi liên doanh với các công ty nước ngoài, vì phong cách quản lý phương Tây lại là trả
lương theo hiệu quả công việc, nên nhân viên thâm niên cao chưa chắc được đãi ngộ tương
xứng.
2.Triết lý kinh doanh:Hướng tới mục tiêu đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, xã hội; đặt lợi ích
của người tiêu dùng lên hàng đầu.
Ảnh hưởng trực tiếp của văn hoá lên hoạt động marketing của doanh nghiệp là tác động
lên chính hành vi của các chủ thể kinh doanh hay hành vi của các nhà hoạt động thị trường.
Những hành vi đó sẽ in dấu lên các biện pháp marketing mà họ thực hiện. Ví dụ: những quy
tắc xã giao, cách nói năng cư xử của một nền văn hoá nào đó mà các nhà hoạt động thị trường
chịu ảnh hưởng sẽ đựơc họ mang theo và sử dụng trong quá trình giao tiếp, đàm phán, thương
lượng với khách hàng.
Văn hoá ảnh hưởng đến hàng loạt các vấn đề có tính chất chiến lược trong marketing như:
lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, lựa chọn thị trường mục tiêu, lựa chọn các chiến lược
marketing chung, các quyết định về nhiệm vụ mục tiêu tổng quát của doanh nghiệp và hoạt
động marketing.
Văn hoá cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện các chiến thuật, các sách lược, các biện pháp
cụ thể, các thao tác, hành vi cụ thể của nhà hoạt động thị trường trong quá trình làm
marketing.Văn hoá hầu như ảnh hưởng một cách toàn diện đến các công cụ khác nhau của hệ
thống marketing- mix của doanh nghiệp trong đó đặc biệt đáng lưu ý là ảnh hưởng đến công
cụ sản phẩm, phân phối và xúc tiến hỗn hợp.
Chiến lược Marketing mix(4p):
+ Sản phẩm: có chất lượng, độ bền cao do mọi người làm việc có kỷ luật cao, phân công tổ
chức rõ ràng. Trong các nền văn hóa nhóm, sự chấp nhận giá trị ảnh hưởng bởi các tiêu chuẩn
thái độ và giá trị. Thái độ và giá trị thể hiện rõ bởi những yếu tố tạo nên bản sắc của con
người của quốc gia, doanh nghiệp.
Ví dụ: Sự chấp nhận sản phẩm bị ảnh hưởng bởi các tiêu chuẩn thái độ và giá
trị. Nhật Bản, quốc gia có xu hướng hướng đến sự hoàn thiện về hình thức, họ hướng tới thể
hiện sự giàu có và hiểu biết. Người Nhật Bản sẵn sàng bỏ ra giá cao để sở hữu sản phẩm mà
họ cho là thể hiện giá trị bản thân.
+Phân phối: nếu thị trường mục tiêu có văn hóa định hướng nhóm, kênh phân phối không
cần phức tạp vì thông tin được lan truyền nhanh do mọi người hay chia sẻ thông tin( tính cộng
đồng, xã hội cao), tận dụng được hiệu ứng “đám đông”.
+Xúc tiến: quảng cáo hướng tới lợi ích chung xã hội dễ được người tiêu dùng đón nhận, thiết
lập mối quan hệ tốt với khách hàng, như vậy dễ phát triển sản phẩm do dễ dàng tiếp thu được
nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.
+Giá cả: dễ dàng đưa ra được giá sản phẩm cuối cùng hợp lý do tuy có nhiều ý kiến về giá,
việc định giá tuy có mất nhiều thời gian hơn nhưng sẽ tìm được mức giá trung bình của cả
nhóm, đảm bảo tính khách quan cao, tính khả thi cao.
- Đàm phán: tạo lập được nhiều mối quan hệ dựa trên mức độ tin cậy lẫn nhau do các đối
tác “gặp gỡ” nhau vì mục tiêu 2 bên cùng có lợi, như vậy các đối tác có thể linh động giúp đỡ
nhau trong nhiều trường hợp để duy trì mối quan hệ.
Ví dụ: Những mối quan hệ: Doanh nhân - Xã hội; Doanh nhân - Khách hàng; Doanh
nhân - Các Doanh nhân đối tác; Cấp trên - cấp dưới thường nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn
về lợi ích, tiêu chí, đường lối. Để giải quyết các doanh nhân Nhật Bản thường tìm cách mở
rộng đường tham khảo giữa các bên, tránh gây ra những xung đột đối đầu. Các bên đều có
thể đưa ra các quyết định trên tinh thần giữ chữ Tình trên cơ sở hợp lí đa phương. Các qui
định Pháp luật hay qui chế của Doanh nghiệp được soạn thảo khá " lỏng lẻo" rất dễ linh
hoạt nhưng rất ít trường hợp lạm dụng bởi một bên.
PHÂN TÍCH NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA VĂN HÓA NHÓM ĐẾN KINH
DOANH:
1. Quản trị nguồn nhân lực :
a) Thiết kế công việc :
Thiết kế công việc là cách mà một loạt công việc hoặc một công việc trọn vẹn được thiết
lập nhằm sắp xếp một cách hợp lí các yêu cầu về sức mạnh và hoạt động trí óc. Tuy nhiên,
theo nghiên cứu (1) “ Taking stock in our progress on individualism – collectivism: 100 years
or solidarity and community” của P.C.Earley và C.B.Gibson đã chỉ ra rằng “thiết kế công
việc không phù hợp và áp dụng được ở những nền văn hóa theo định hướng nhóm”. Tại
những nền văn hóa này, công việc có sự lệ thuộc và những nhu cầu giống nhau trông tổ chức
có tầm quan trọng đối với công việc hơn là những nhân tố truyền thống của một công việc
như: sự xác định nhiệm vụ và sự phản hồi …
Nghiên cứu này cũng cho thấy có sự ảnh hưởng của giá trị tổ chức đối với văn hóa định
hướng nhóm, đặc tính của nhiệm vụ có thể ảnh hưởng bởi bởi cấp độ của nhóm và giữa những
người trong nhóm đó. Những người gắn mình với nhiệm vụ độc lập trong xã hội định hướng
cá nhân sẽ hoàn thành chúng tốt hơn là những người gắn mình vào nhiệm vụ mang tính hợp
tác trong xã hội định hướng nhóm. Đặc biệt, có sự tương tác giữa giá trị văn hóa và kiểu loại
nhiệm vụ. Trong văn hóa định hướng nhóm, giữa những thành viên trong nhóm sẽ có mối
quan hệ tích cực và công việc sẽ có tính hợp tác cao nếu không ai trong nhóm thể hiện “cái
tôi cá nhân” của mình ra tập thể. Có thể thấy, trong nền văn hóa này công việc đều mang tính
lệ thuộc và từng cá nhân không được quan tâm bằng sự tương đồng giữa các cá nhân. Thiết kế
công việc được áp dụng và dùng để phân công công việc cho từng cá nhân, nhưng trong
những nền văn hóa định hướng nhóm như Nhật Bản hay Trung Quốc, những nhiệm vụ mang
tính hợp tác sẽ có kết quả tốt hơn khi làm việc nhóm.
Vì vậy, thiết kế công việc dù là đúng đắn và là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất, kết quả
công việc vẫn chưa thực sự phát huy được ưu điểm của mình trong nền văn hóa định hướng
nhóm.
b) Đánh giá thực hiện công việc
Đây là hoạt động giúp các cán bộ nhân sự hay các nhân viên có cơ hội để xem xét lại
những phẩm chất liên quan đến công việc mà một công nhân cần thiết phải có. Thế nhưng
trong nghiên cứu (1) P.C.Earley đã thấy rằng “trong các nền văn hóa định hướng nhóm, điển
hình là Trung Quốc thường đánh giá thực hiện công việc cũng như khen thưởng nhân viên
dựa trên tính hợp lí hơn là sự công bằng” . Nghĩa là, họ lấy kết quả chung mà cả nhóm đạt
được để định hiêu suất công việc cho mỗi thành viên trong nhóm mà không đánh giá dựa trên
thành tích cá nhân của mỗi người trong nhóm. Điều này dẫn đến sự cào bằng và gây tâm lí ức
chế cho những thành viên trong nhóm khí công việc bị ảnh hưởng bởi cá nhân nào đó trong
nhóm.
Trong nghiên cứu (1), Earley có đề cập tới 3 tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá thực
hiện công viêc. Đó là:
- Sự hợp lí
- Sự công bằng
- Sự cần thiết
Ông cũng chỉ ra rằng, trong các nền văn hóa định hướng nhóm luôn nhấn mạnh tiêu
chí hợp lí thì những nền văn hóa định hướng cá nhân lại nhấn mạnh đến sự công bằng và
tỷ lệ đóng góp của cá nhân trong toàn bộ công việc. Trong những nền văn hóa như Nhật
Bản hay Trung Quốc, họ nhấn mạnh đến tiêu chí này bởi họ quan tâm nhiều hơn đến sự
hài hòa lợi ích của các thành viên trong nhóm hơn là những mục tiêu sẽ đạt được. Trong
việc khen thưởng, tại các quốc gia có văn hóa định hướng nhóm, các cá nhân không có
xu hướng tự tôn mình lên trước người khác và thường hướng tới sự ngang bằng giữa các
thành viên. Bên cạnh đó, trong nền văn hóa định hướng nhóm, con người thường tiết
chế rất tốt khi đóng góp bất cứ y kiến gì trong nhóm và luôn tránh làm mất mặt người
khác. Chính điều này vô hình đã làm sự mất công bằng và minh bạch trong công việc.
Nhóm sẽ không có những ý tưởng tốt trong công việc do cá nhân không muốn thể hiện
mình.
c) Khả năng làm việc nhóm
Theo một nghiên cứu của Lobel & McLeod vào năm 1991 được đề cập trong nghiên cứu
(1), thì giữa hai nhóm đến từ Mĩ và Nhật Bản, sau khi được chọn giữa cạnh tranh và hợp tác
thì nhóm Nhật đã thể hiện thái độ hợp tác hơn nhóm Mĩ. Tuy nhiên, sự hợp tác này lại khiến
mỗi cá nhân trong nhóm ỷ lại vào người khác và mất dần sự tự tin vốn có của mình khi làm
việc độc lập. Càng làm việc nhóm nhiều thì tính cạnh tranh- một nhân tố thúc đẩy sự phát
triển càng biến mất. Trong những nền văn hóa như Nhật Bản, làm việc nhóm sẽ thành công
hơn và có sự thể hiện tốt hơn là làm việc cá nhân, nhưng người Nhật lại không đạt được
những kết quả mang tính kết nối toàn xã hội và không được tự do thể hiện bản thân.
Mặt khác, trong nền văn hóa định hướng nhóm, nhóm thường chịu trách nhiệm tốt hơn so
với cá nhân. Trong khi đó, tại các nền văn hóa định hướng cá nhân, mỗi người phải tự chịu
lấy trách nhiệm của mình. Và năng suất làm việc của những cá nhân trong nền văn hóa Mĩ
hay châu Âu thường cao hơn hẳn khi làm việc một mình và sẽ ngược lại nếu làm việc nhóm.
Còn những đồng nghiệp người Trung hay Nhật, họ đạt kết quả cao hơn khi làm việc nhóm và
tồi hơn khi làm việc cá nhân.
Để chúng minh cho điều nay, Earley đã lập một nhóm gồm 48 thực tập sinh người Trung
và nhóm khác gồm 48 thực tập sinh người Mĩ. Nhiệm vụ của họ là viết ghi nhớ và đánh giá kế
hoạch, đơn xin việc của những ứng viên. 10 người đầu tiên mỗi nhóm sẽ thực hiện một công
việc gồm 200 nhiệm vụ đơn lẻ và phải hoàn thành trong 1 giờ đồng hồ và được ẩn danh. 10
người tiếp theo cũng được làm nhiệm vụ tương tự như trên nhưng phải ghi tên các thành viên
trong nhóm và phân công công việc. 10 người tiếp của cả hai nhóm được giao các nhiệm vụ
đơn lẻ và phải hoàn thành trong 2-5 phút và cũng được ẩn danh, nhóm người còn lại của hai
đội cũng phải làm nhiệm vụ cá nhân như trên nhưng phải ghi danh rõ ràng. Kết quả cho thấy,
người Trung làm tốt hơn khi làm nhóm và ẩn danh. Trong khi đó họ lại không xuất sắc bằng
người Mĩ khi làm cá nhân và phải ghi tên họ đầy đủ
Nghiên cứu (1) còn chỉ ra rằng hiệu suất làm việc của nhóm bị ảnh hưởng bởi sự đào tạo
theo nhóm . Những người trong nhóm thường tập trung chú y vào những vai trò đạt tiêu
chuẩn của nhóm. Vì vậy, nếu một nhóm không được đào tạo tập trung hay khồn có sự tương
đồng về kiến thức giữa những người trong nhóm thì hiệu suất làm việc sẽ bị giảm sút.
Ngoài ra, tầm ảnh hưởng của trưởng nhóm là rất lớn tròn ngững nền văn hóa định hướng
nhóm. Người trưởng nhóm là người cổ vũ và trân trọng những công hiến của nhân viên trong
nhóm. Nhũng nỗ lực của nhân viên luôn phải được đánh giá cao với tổ chức và sự ủng hộ của
người trưởng nhóm quan trọng hơn so với văn hóa định hướng cá nhân. Người trưởng nhóm
vừa phải tham gia công việc vừa phải chỉ đạo nhóm. Điều này khiến các cá nhân khác trong
nhóm thường ỷ lại trưởng nhóm và thụ động trong nhiều việc, trách nhiệm cũng là một vấn đề
cần đề cập khí người trưởng nhóm được mặc định là người “hứng mũi chịu sào”.
d) Khả năng sáng tạo
Sáng tạo là những ý tưởng mới mẻ và có ích trong công việc. Những người có khả năng
sáng là những người luôn độc lập với sự phán xet của người khác, và là người tự tin, năng
động. Sự sáng tạo giúp con người bước khỏi lối mòn suy nghĩ và luôn công hiến nhiều hơn
cho xã hội. Tuy nhiên, trong nghiên cứu (2) “Individualism – collectivism and group
creativity” của J.A.Goncalo và B.M.Staw, đã chỉ ra rằng: “Trong nền văn hóa định hướng
nhóm, các công việc liên quan đến sự sáng tạo không được thể hiện tốt so với nền văn hóa
định hướng cá nhân.” Trong một nhóm, chỉ những định hướng tương đồng với giá trị nhóm
mới được khuyến khích sáng tạo và thể hiện,. Hơn nữa, mục tiêu nhóm cũng tác động đến khả
năng sáng tạo. Vói những vấn đề mang tính thực tiễn thì tập thể không làm tốt bằng cá nhân
và trong những nền văn hóa định hướng nhóm, cá nhân không được thả sức sáng tạo bởi
những ảnh hưởng bởi mục tiêu của nhóm.
2. Đàm phán và tranh cãi
Những người trong nền văn hóa định hướng nhóm có khuynh hướng bị ảnh hưởng bởi
những định hướng nhóm trong giao tiếp. Họ sử dụng đại từ nhân xưng “chúng tôi” thay vì là
“tôi” . Trong cuộc đàm phán họ thường để đến bối cảnh. Người Nhật thường sử dụng những
ngôn ngữ tiềm ẩn thể hiện thông qua thái độ, hành vi hơn là lời nói. Trong đàm phán họ
thường im lặng hay không nhất quán rõ ràng. Đặc biệt, thái độ im lặng trong đàm phán của
các đối tác đến từ nền văn định hướng nhóm dễ khiến người khác hiểu lầm và khó đoán định.
Với người Nhật hay Trung, sự im lặng có thể đông nghĩa với sự không đồng tình hoặc sức
mạnh tiềm ẩn cho dù những người Mĩ chỉ thấy sự yếu ớt và ngại ngùng trong hành động này.
Trong đàm phán, người Nhật hay người Trung thường tránh xung đột và không đi thẳng vào
vấn đề trong khi người Mĩ lại thích sự rõ ràng và có cái nhìn trực diện vào vấn đề đang bàn
luận. Điều này gây mất thời gian và gây khó chịu cho những người phương Tây. Tại các quốc
gia theo nền văn hóa định hướng nhóm, phong cách đàm phán thường làm hài lòng số đông
cho nên khó thực hiện được những yêu cầu mà số đông đưa ra hoặc nếu có thực hiện thì cũng
không triệt để. Đối với những người trong nhóm, họ thường thân tình và cởi mở hơn khi giao
tiếp trong khi đó lại thỏa hiệp hơn đôi khi là khách sáo nếu giao tiếp vơi người ngoài nhóm.
Trong nền văn hóa định hướng cá nhân, thường có ý kiến rõ ràng về mục đích và ý định của
cuộc đàm phán, khi có tranh chấp họ cũng dễ dàng tìm ra giải pháp và thích làm chủ mọi tình
huống. Trong khi ở nền văn hóa định hướng nhóm, họ không có khuynh hướng thích kiểm
soát vấn đề .
3. Qúa trình ra quyết định trong kinh doanh:
“Ở nền văn hóa định hướng nhóm, luôn tồn tại quyền lực nhóm. Các quy tắc nhóm và
nghĩa vụ được đề cao khi đưa ra quyết định hơn là quyền và kinh nghiệm của cá nhân . Và
quyết định này dựa trên sự hi sinh vì những mục tiêu cần đạt được và lợi ích duy trì mối quan
hệ tốt với những thành viên khác trong nhóm” theo nghiên cứu (3) The impact of I and C on
ethical decision making by individual in organization
Trong nền văn hóa này, người ra quyết định là trưởng nhóm và người trưởng nhóm sẽ đưa
ra quyết định dựa trên những chuẩn mực và qui tắc đạo đức mà không dựa trên cơ sở của sự
công bằng. Thời gian ra quyết định cũng lâu hơn so với khi quyết định bởi cá nhân nhưng
mức độ chính xác và hiệu quả thì chưa chắc đã hơn. Tính kiên định của người ra quyết định
cũng bị ảnh hưởng khi có nhiều ý kiến đóng góp.
Câu 9: Văn hóa định hướng cá nhân: đặc trưng, ý nghĩa đối với kinh doanh
Khái niệm: Một nền văn hóa trong đó mỗi cá nhân có xu hướng chịu trách nhiệm cho sự
sung túc của anh ta hay cô ta được gọi là văn hóa định hướng theo cá nhân.
Đặc trưng: Hình thức văn hóa này thường thấy ở Úc, Canada, Tây Ban Nha, Anh và
Mỹ. Con người được tự do chú tâm vào các mục tiêu cá nhân nhưng phải có trách nhiệm về
những hành động của họ. Trẻ em được giáo dục độc lập và tự tin khi còn bé. Giá trị của các
nền văn hóa đó là làm việc tích cực, nỗ lực bản thân và chú trọng vào chủ nghĩa cá nhân nhằm
thúc đẩy việc chấp nhận rủi ro, mà chính điều đó khuyến khích sự sáng tạo và cải tiến. Sự chú
trọng vào chủ nghĩa cá nhân dẫn đến mức độ thay đổi nơi làm việc cao. Điều này là một cân
nhắc rất quan trọng. Nếu một nhà quản lý then chốt nắm giữ các thông tin có giá trị đi làm
việc cho một dối thủ cạnh tranh, người chủ cũ của anh ta có thể mất tính cạnh tranh chỉ qua
một đêm.
Trong nền văn hóa chủ nghĩa cá nhân, đôi khi khó phát triển một môi trường làm việc
hợp tác hoặc “tinh thần đồng đội” giữa những người lao động. Con người đã quen sự thừa
nhận cá nhân có hướng liên đới tới các trách nhiệm cá nhân hơn là cho hoạt động rộng rãi của
công ty. Các công ty trong nền văn hóa định hướng theo cá nhân có thể thấy khó tin vào sự
hợp tác giữa các bên. Các đối tác rất có thể sẽ rút lui khỏi sự hợp tác khi các mục tiêu của họ
được thỏa mãn.
*Ưu điểm :
-Con người được tự do chú tâm vào các mục tiêu cá nhân nhưng phải có trách nhiệm về hành
động của mình.Điều này thúc đẩy sự làm việc tích cực, nỗ lực bản thân, chấp nhận rủi ro.Từ
đó khuyến khích sự đổi mới, sáng tạo trong công việc.
-Chủ nghĩa cá nhân sẽ dẫn đến những con người dân chủ(hiểu rõ tầm quan trọng của tự do cá
nhân và đa nguyên xã hội), từ đó làm động lực cho sự phát triển của đất nước.Con người là
chủ thể của xã hôi, 1 xã hội ko thể phát triển với những con người ko sáng tao, ỷ lại vào số
đông,…
*Nhược điểm :
-Đôi khi khó phát triển 1 môi trường làm việc hợp tác hoặc “tinh thần đồng đội “ giữa những
người lao động.Con người đã quen sự thừa nhân có hướng liên đới tới các trách nhiệm cá
nhân hơn là cho hoạt động rộng rãi của công ty.
-Sự hợp tác giữa các công ty có thể gặp khó khăn , các đối tác có thể rút lui khỏi sự hợp tác
khi các mục tiêu của họ đã được thỏa mãn.
-Chủ nghĩa cá nhân không thể giải quyết được vấn đề gia tăng bất bình đẳng giữa người giàu
và người nghèo
Tóm lại, lựa chọn chủ nghĩa cá nhân hay chủ nghĩa tập thể phải dựa vào những điều kiện,
hoàn cảnh cụ thể.Phải có sự kết hợp hài hòa giữa 2 chủ nghĩa nhằm đem lại lợi ích cao
nhất.Đề cao chủ nghĩa tập thể nhưng vẫn phải xác định đúng vai trò của cá nhân trong cộng
đồng, tạo mọi điều kiện để các cá nhân có cơ hội phát huy tính sáng tạo, khả năng của mình.
Ý nghĩa đối với kinh doanh:
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Câu 10: Khái niệm, nguồn gốc, hình thức và tác động của rủi ro chính trị đối với các
DN KDQT
Khái niệm rủi ro chính trị: rủi ro chính trị là những nguy cơ hoặc thiệt hại cho doanh
nghiệp có nguyên nhân bắt nguồn từ những biến động chính trị bất thường gây ra.
Nguồn gốc:
- Sự lãnh đạo của chính trị yếu kém;
- Chính quyền bị thay đổi thường xuyên;
- Sự dính líu đến chính trị của các nhà lãnh đạo tôn giáo và quân đội;
- Hệ thống chính trị không ổn định;
- Những vụ xung đột về chủng tộc, tôn giáo và các dân tộc thiểu số;
- Sự liên kết kém chặt chẽ giữa các quốc gia.
Các tác động:
- Xung đột và bạo lực Thứ nhất, xung đột địa phương có thể gây cản trở mạnh mẽ đến
đầu tư của các công tyquốc tế. Bạo lực làm suy yếu khả năng sản xuất và phân phối sản
phẩm, gây khó khăn cho việcnhận nguyên liệu và thiết bị gây cản trở việc tuyển dụng
những nhân công giỏi. Xung đột nô racũng đe dọa cả tài sản (văn phòng, nhà máy và thiết
bị sản xuất) và cuộc sống của nhân công.Nguyên nhân, sự oán giận và bất đồng hướng về
chính phủ của họ. Khi mà những giải pháp hòabình giữa người dân và chính phủ thất bại,
xung đột để thay đổi người lãnh đạo xảy ra. Thứ hai, xung đột diễn ra do tranh chấp lãnh
thổ giữa các quốc gia Thứ ba, chiến tranh xảy ra giữa các dân tộc, chủng tộc và tôn giáo.
Ngoài sự tranh chấp ởPakixtan, xung đột còn thường xuyên xảy ra giữa đạo Hồi và đạo
Hindu ở ngay tại Ấn Độ. Vớicác công ty hoạt động ở Ấn Độ, những rủi ro tôn giáo sẽ làm
gián đoạn công việc kinh doanh.
- Khủng bố và bắt cóc Bắt cóc và những cuộc khủng bố khác là phương tiện để các
thế lực khẳng định vị thếchính trị. Khủng bố có mục đích tạo ra sự lo sợ và ép buộc sự thay
đổi thông qua việc gây ranhững cái chết và tàn phá tài sản một cách bất ngờ, thiệt hại nặng
nề và không lường trước được.VD: khủng bố 11-9. Bắt cóc thường được sử dụng nhằm tài
trợ tài chính cho các hoạt động khủng bố. Cáchãng kinh doanh nước ngoài lớn là mục tiêu
chính bởi vì những người làm việc ở đây có thể trảnhững khoản chuộc khá hậu hĩnh. Khi
những đại diện chính của công ty được bổ nhiệm sang làmviệc ở những nước có nhiều vụ
bắt cóc, họ nên đến làm việc một cách lặng lẽ, chỉ nên gặp một sốquan chức chủ chốt địa
phương nhằm mục đích bảo vệ an ninh cho họ và khi trở về nước cũngnên nhanh chóng,
lặng lẽ.
- Chiếm đoạt tài sản Đôi khi một số chính quyền chiếm đoạt tài sản của các công ty
trên lãnh thổ của họ. Sựchiếm đoạt diễn ra dưới 3 hình thức:
Tịch thi, xung công và quốc hữu hóa. Tịch thu: Là việc chuyển tài sản của công ty
vào tay chính phủ mà không có sự đền bùnào cả. Thông thường không có cơ sở pháp lý
yêu cầu đền bù hoặc hoàn trả lại tài sản.
Xung công: Là việc chuyển tài sản của tư nhân vào tay chính phủ nhưng được đền bù
Ngày nay, các chính phủ ít sử dụng đến giải pháp tịch thu hoặc xung công. Bởi vì
ảnhhưởng đến thu hút đầu tư trong tương lai. Các công ty đã đầu tư thì lo sợ mất tài sản và
nó cũngngăn cản các công ty mới bắt đầu đầu tư vào địa phương nếu việc tịch thu xảy ra.
Quốc hữu hóa: Quốc hữu hóa phổ biến hơn xung công và tịch thu. Trong khi xung
côngáp dụng đối với một hoặc một số công ty nhỏ trong một ngành, thì quốc hữu hóa diễn
ra đối vớitoàn bộ ngành. Quốc hữu hóa là việc Chính phủ đứng ra đảm nhiệm cả một
ngành. Quốc hữu hóa được các chính phủ áp dụng vì 4 lý do sau: (1) Chính phủ phải quốc
hữu hóa những ngành mà họ cho rằng các công ty nước ngoàichuyển lợi nhuận tới đầu tư ở
những nước khác có tỷ lệ thuế thấp. (2) Chính phủ tiến hành quốc hữu hóa một ngành bởi
vì tư tưởng lãnh đạo. Quốc hữu hóađôi khi là công cụ chính trị. Nhà nước hứa là sẽ đảm
bảo việc làm nếu được quốc hữu hóa. (3) Quốc hữu hóa có lẽ là giải pháp trợ giúp những
ngành mà các công ty tư nhân khôngmuốn hoặc không có khả năng đầu tư, chẳng hạn như
đầu tư vào những ngành công cộng. Chínhphủ thường kiểm soát ngành công cộng và tài trợ
hoạt động cho các ngành này từ thuế. Quốc hữu hóa cũng có sự khác nhau giữa các quốc
gia. Trong khi các chính phủ Cuba,Bắc Triều Tiên kiểm soát mọi ngành, thì Mỹ và Canada
chỉ kiếm soát một số ngành. Các nướckhác như Pháp, Braxin, Mexico, Ban Lan và Ấn Độ
cố gắng làm cân bằng giữa sở hữu nhà nướcvà sở hữu tư nhân.
- Sự thay đổi các chính sách Sự thay đổi chính sách của chính phủ cũng có thể là do
nguyên nhân mất ổn định xã hộihoặc là do có sự tham gia của các chính đảng mới. - Những
yêu cầu của địa phương
Luật mà khuyến khích các nhà sản xuất trong nước cung cấp một số lượng hàng hóa
vàdịch vụ nào đó gọi là bảo hộ của địa phương. Chế độ bảo hộ yêu cầu các công ty sử dụng
nguồnnguyên liệu sẵn có của địa phương, mua một phần từ nhà cung cấp địa phương hoặc
thuê một sốlượng nhân công nhất định nào đó ở địa phương. Các yêu cầu của địa phương
có thể gây bất lợi sự tồn tại của các hãng trong dài hạn. Đặcbiệt, họ có thể gây ra hai điểm
bất lợi đối với các công ty 1. Yêu cầu phải tuyển dụng những nhân công địa phương của họ
có thể làm cho các côngty này thiếu những người làm việc có đủ trình độ. 2. Yêu cầu các
công ty sử dụng toàn bộ hoặc một phần nguyên, nhiên vật liệu của địaphương dẫn đến chi
phí sản xuất cao, chất lượng giảm sút hoặc cả hai.
Câu 11: Ngăn ngừa, hạn chế rủi ro chính trị đối với DN KDQT: các bước và các công
cụ áp dụng
Bên cạnh kiểm soát và dự đoán những khả năng thay đổi chính trị, các công ty quốc tế
phảicố gắng quản lý được rủi ro chính trị mà những rủi ro này đe dọa đến hoạt động hiện
tại cũngnhư tương lai. Có năm phương pháp quản lý rủi ro chính trị đó là: né tránh, thích
nghi, phụthuộc, thu nhập thông tin và những chính sách của địa phương.
- Né tránh: Né tránh đơn giản là hạn chế đầu tư vào những nước thiếu cơ hội đầu tư.
Khi mà rủi ro cóthể kiểm soát được và thị trường địa phương bị xáo trộn, các nhà quản lý
tìm cách khác để giảiquyết rủi ro chính trị.
- Thích nghi: Thích nghi có nghĩa là kết hợp chặt chẽ rủi ro với chiến lược kinh doanh,
thường đượcgiúp đỡ của các quan chức địa phương. Các công ty thu nhận rủi ro qua năm
chiến lược: vốn tíndụng và vốn cổ phần của địa phương, định vị, trợ giúp phát triển, cộng
tác và bảo hiểm. Vốn tín dụng và vốn cổ phần ở địa phương. Vốn tín dụng và vốn cổ phần
trong đó phảikể đến tài trợ cho các hoạt động kinh doanh ở địa phương bằng sự trợ giúp
của các hãng địaphương, công đoàn, các định chế tài chính và chính phủ. Sự trợ giúp của
các tổ chức được thuậnlợi với điều kiện phải đảm bảo là các thế lực chính trị không làm
gián đoạn các hoạt động trên.Nếu là hoạt động góp vốn, các đối tác chấp nhận được lãi
suất. Nếu là những khoản cho vay, họnhận được lãi suất. Rủi ro được giảm xuống bởi vì
các đối tác ở địa phương nhận được lợi ích. Chiến lược định vị: Định vị đòi hỏi những
hoạt động trợ giúp, đó là sự pha trộn sản phẩmhoặc một số yếu tố kinh doanh khác- thậm
chí các công ty chỉ rõ ra- để phù hợp với kiểu thẩmmỹ và văn hóa. Trợ giúp phát triển.
Trợ giúp phát triển cho phép các công ty nước ngoài trợ giúp cáccông ty trong nước hoặc
khu vực trong phát triển mạng lưới thông tin và giao thông, cải thiệnchất lượng cuộc sống
ở địa phương. Bởi vì lúc này các công ty và quốc gia đó trở thành đối táccủa nhau và cả
hai bên cùng có lợi. Mức trợ giúp có sự thay đổi sâu sắc. Đối với các dự án nhỏ, các công
ty xây dựng nhàcho người lao động. Đối với các dự án lớn, các hãng có thể chi ra hàng
triệu đô-la để xây dựngtrường học, bệnh viện và nâng cấp cơ sở hạ tầng. Sự cộng tác: Một
phương thức ngày càng phổ biến trong quản lý rủi ro, sự hợp tác có thểlà phương thức tối
ưu trong kế hoạch phát triển công ty, nó là phương thức để chia sẻ rủi ro. Bảo hiểm: Các
công ty mua bảo hiểm để chống lại rủi ro chính trị tiềm ẩn. Có một sốchính sách bảo vệ
các công ty khi mà chính quyền địa phương hạn chế việc chuyển tiền từ trongnước ra
ngoài nước. Có những hình thức khác hạn chế mất mát do bạo lực, chiến tranh, khủngbố.
- Duy trì mức độ phụ thuộc: Thông thường, một công ty duy trì sự phụ thuộc sở tại
vào hoạt động của nó. Công typhải tiếp cận theo ba hướng để giải quyết vấn đề này:
1. Minh chứng được địa phương được lợi ích qua hoạt động của công ty nước ngoài
2. Các công ty nước ngoài cố gắng sử dụng nguyên vật liệu, công nghệ và một
phầnnguồn lực sẵn có của địa phương. Họ cố gắng thuyết phục bất bỳ một sự chiếm đoạt
tài sản nàocũng gây ra khó khăn trong kinh doanh. Nếu công ty đủ mạnh và đủ lớn, nó có
thể nhận được toàn bộ quyền kiểm soát kênhphân phối ở địa phương. Nếu nó bị đe dọa, nó
có thể từ chối cung cấp cho người tiêu dùng địaphương và người mua là các công ty địa
phương. Duy trì sự phụ thuộc nhằm: Thứ nhất, công ty không phát triển nhân công địa
phương.Những doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn do sự hiện diện của các
doanh nghiệp nướcngoài hùng mạnh. Thứ hai, các công ty quốc tế phá vỡ nhiều khu vực
kinh tế bằng việc từ chốisử dụng các yếu tố sản xuất do khu vực này cung cấp. Thứ ba,
các công ty này từ chối cung cấpsản phẩm cho địa phương. Thực tế này có ảnh hưởng xấu
đến phúc lợi và an toàn của người dânđịa phương, đặc biệt những sản phẩm này có tầm
quan trọng đối với sức khỏe và an ninh. - Thu thập thông tin Các hãng kinh doanh quốc tế
phải kiểm soát được thậm chí cố gắng dự đoán trước nhữngsự kiện chính trị đe dọa hoạt
động hiện tại và thu nhập trong tương lai. Có hai nguồn dữ liệu cầnthiết cho việc dự báo
rủi ro chính trị chính xác:
(1) Công ty yêu cầu người lao động đánh giá mức độ rủi ro chính trị. Những công nhâncó
thời gian làm việc ở một nước đủ lâu để hiểu được văn hóa và chính trị ở đây, cũng chính
vìvậy, đây là nguồn thông tin đáng tin cậy.
(2) Một công ty cũng có thể thu thập thông tin từ những hãng chuyên cung cấp nhữngdịch
vụ về rủi ro chính trị. Đó là các ngân hàng, chuyên gia phân tích chính trị, các ấn phẩm
mớixuất bản và các dịch vụ đánh giá rủi ro. Nhiều hãng đưa ra các báo cáo rủi ro chính trị
chi tiết kểcả mức độ và nguồn gốc rủi ro cho mỗi quốc gia. Bởi vì dịch vụ này khá đắt đỏ,
cho nên cácdoanh nghiệp và công ty nhỏ thường quan tâm những nguồn thông tin miễn
phí sẵn có, đáng chúý là nguồn từ chính phủ. - Những chính sách của địa phương Các nhà
quản lý có thể phải xem xét đến những luật lệ và quy định áp dụng trong kinhdoanh ở mỗi
quốc gia. Hơn nữa, pháp luật ở nhiều quốc gia rất dễ thay đổi và luật mới ra đời tiếp tục
tác động đến doanh nghiệp. Để những ảnh hưởng của địa phương có lợi cho họ, các nhà
quảnlý đề nghị những định hướng thay đổi có ảnh hưởng tích cực tới họ Sự tranh thủ ảnh
hưởng chính trị ở địa phương, luôn liên quan đến những nhà làm luật vàcác chính trị gia,
ảnh hưởng này hoặc trực tiếp hoặc thông qua hậu trường. Những nhà vận độnggặp các
quan chức địa phương và cố gắng gây tác động đến những vấn đề liên quan đến công
tycủa họ. Họ mô tả những lợi ích mà công ty mang lại cho địa phương, môi trường tự
nhiên, cơ sởhạ tầng và nguồn nhân lực. Mục đích cuối cùng của họ là nhận được sự ủng
hộ của luật pháp. Tham nhũng: Hối lộ là một phương pháp chiếm được cảm tình từ giới
chính trị. Đôi khi nó là phương tiện để kiếm được những hợp đồng khác nhau và tiếp cận
được những thị trườngnhất định. Vật hối lộ có thể là “bất kỳ cái gì có giá”, có thể là tiền,
những món quà và nhữnghình thức khác
Câu 12: Đặc điểm của các dòng luật chính trên thế giới: Thông luật, dân luật, thần
luật.
* Thông luật
Luật phổ thông bắt nguồn từ Anh Quốc vào thế kỷ thứ XVII và nó được công nhận ở
nhiều quốc gia trên thế giới. Hệ thống luật pháp dựa trên những yếu tố lịch sử của luật
pháp, dựa vào đó mà tòa án tiến hành xử lý những tình huống cụ thể. Một hệ thống thông
luật phản ánh 3 nhân tố:
- Nhân tố truyền thống: Là lịch sử pháp luật của một quốc gia.
- Các tiền lệ: Các quy ước có tính chất bắt buộc xuất hiện trước khi có tòa án.
- Cách sử dụng: Là những cách mà theo đó luật pháp được áp dụng cho một tình huống cụ
thể.
Thông luật: Tòa án giải quyết một trường hợp nào đó thông qua việc làm sáng tỏ các yếu
tố lịch sử, tiền lệ và cách sử dụng. Tuy nhiên, mỗi bộ luật được vận dụng khác nhau đôi
chút trong mỗi tình huống.
Hợp đồng kinh doanh là thỏa thuận mang tính chất pháp lý giữa hai bên, có xu hướng dài
dòng bởi vì họ phải quan tâm đến luật pháp sẽ giải quyết như thế nào trong trường hợp có
tranh chấp. Các công ty phải xác định thời gian rõ ràng trong hợp đồng, và phải cam kết
tar một khoản tiền lớn để nhận được sự tư vấn pháp luật. Xét về mặt tích cực, thường luật
khá linh hoạt. Thay vì áp dụng cứng nhắc trong mọi tình huống, bộ luật này xử lý trong
những trường hợp và tình huống cụ thể. Thông luật được áp dụng tại Úc, Anh, Canada,
New zealand, Mỹ và một phần Châu Á và Âu.
* Luật dân sự
Luật dân sự xuất hiện ở Rome vào thế kỷ XV trước công nguyên, nó là bộ luật ra đời
và thông dụng nhất trên thế giới. Luật dân sự dựa trên các quy định chuẩn tắc bằng văn
bản. Luật dân sự ít có sự đối lập như thông luật bởi vì nó không cần giải thích các điều
luật theo lịch sử hình thành, tiền lệ và cách sử dụng. Bởi vì, tất cả các luật được hệ thống
hóa và súc tích, cho nên các hợp đồng cần làm rõ các hàm ý trong hợp đồng. Tất cả các
quyền lợi và trách nhiệm đều trực tiếp thể hiện trong hợp đồng. Bên cạnh đó, chi phí về
thời gian và tiền bạc ít tốn kém hơn, nhưng luật dân sự có xu hướng bỏ qua những tình
huống đơn lẻ. Luật được áp dụng tại Cuba, Puerto Rico, Quebec và tất cả các nước trung
và Nam Phi.
* Luật mang tính chất tôn giáo (thần luật).
Luật dựa trên nền tảng tôn giáo được gọi là luật thần quyền. Có 3 luật thần quyền nổi
lên đó là Luật Đạo Hồi, đạo Hin-đu, luật Do Thái.
Các hãng hoạt động ở những nước tồn tại luật thần quyền phải nhạy cảm với niềm tin và
văn hóa địa phương. Họ nên đánh giá hết các hoạt động sản xuất, kinh doanh bao gồm
những thông lệ và chính sách đầu tư để đảm bảo phù hợp với không chỉ pháp luật mà còn
tôn giáo và văn hóa địa phương.
Nhìn chung, luật liên quan đến chất lượng sản phẩm, trách nhiệm với sản phẩm và ô
nhiễm môi trường, đối xử với công nhân được áp dụng mạnh mẽ ở những nước Châu Phi,
Châu Á, Châu Mỹ Latinh. Một số công ty quốc tế lợi dụng những chuẩn mực khác nhau ở
những nước khác nhau. Thí dụ: họ sản xuất sản phẩm bị cấm ở một nước nhưng lại bán
sản phẩm đó sang nước khác. Vì vậy, sự khác nhau của luật pháp làm nảy sinh vấn đề đạo
đức trong những thương gia kinh doanh quốc tế.
Câu 13: Một số vấn đề luật pháp quốc tế quan trọng đối với DN KDQT (Giải quyết
tranh chấp, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, an toàn, trách nhiệm sản phẩm)
* Tiêu chuẩn hóa
Bởi vì hệ thống là khác nhau ở mỗi nước cho nên các công ty thường thuê các chuyên
gia pháp luật ở những nước mà họ kinh doanh. Điều này có thể làm tăng chi phí. Nhưng có
một điều thuận lợi, hệ thống luật pháp giữa các nước đều có chuẩn mực chung, tuy nhiên,
chuẩn mực đó không phải hoàn toàn đồng nhất.
Mặc dù hệ thống luật pháp quốc tế không được rõ ràng nhưng bước đầu đã có những
điểm chung. Luật quốc tế ảnh hưởng đến nhiều khu vực, bao gồm quyền sở hữu trí tuệ, luật
chống độc quyền, thuế, luật phân xử tranh chấp hợp đồng và những vấn đề thương mại nói
chung. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức quốc tế khuyến khích áp dụng các chuẩn mực. Trong số
các tổ chức Liên Hiệp Quốc, tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Tổ chức về sự
thống nhất của các luật tư nhân của Rome đã đưa ra các quyết định cho kinh doanh quốc tế.
Để tháo gỡ các rào cảm cho các công ty hoạt động trên thị trường Tây Âu, Liên hiệp Châu Âu
cũng tiêu chuẩn hóa hệ thống luật pháp của các nước trong hiệp hội.
* Quyền sở hữu trí tuệ
Tài sản là kết quả do hoạt động trí tuệ của con người và những nguồn lực đó gọi là tài
sản trí tuệ. Nó bao gồm: tiểu thuyết, phần mềm máy tính, các bản thiết kế vè máy móc và các
bí quyết như công thức làm nước giải khát của hãng Coca-cola. Xét về mặt kỹ thuật, nó là kết
quả của sản phẩm công nghiệp (hoặc là phát minh sáng chế hoặc là nhãn hiệu đăng ký) hoặc
bản quyền và vấn đề hạn chế độc quyền.
Nhiều đạo luật bảo vệ quyền tài sản- nó chứng nhận về nguồn gốc và bất kỳ một thu
nhập nào được tạo ra. Giống như các tài sản khác, trí tuệ cũng được mua bán, cấp giấy phép
nhằm thu được phí và các quyền khác.
Quyền sở hữu trí tuệ có thể chia thành quyền sở hữu công nghiệp và bản quyền tác
giả.
Quyền sở hữu công nghiệp: bao gồm bằng sáng chế, nhãn hiệu đăng ký, thường là tài
sản có giá trị nhất của công ty. Luật bảo vệ quyên sở hữu công nghiệp để thưởng cho những
hoạt động sáng tạo và những phát minh. Mục đích của đạo luật bang sáng chế Liên bang Mỹ
là khuyến khích mọi người phát minh sáng chế và áp dụng vào cuộc sống. Tương tự, luật
nhãn hiệu đăng ký khuyến khích các nhà sản xuất đầu tư vào những sản phẩm và đảm bảo với
người tiêu dùng rằng họ nhận được những sản phẩm giống nhau từ một nhà cung cấp.
Bằng phát minh sáng chế: Bằng phát minh sáng chế là giấy cấp cho người phát minh
hoặc là quá trình ngăn chặn nhữngngười khác làm, sử dụng, bán những phát minh đã được
đăng ký này. Bằng phát minh sáng chế yêu cầu những phát minh phải đảm bảo yếu tố mới,
khả dụng.
Nhãn hiệu đăng ký: là những từ hoặc các biểu tượng để phân biệt các sản phẩm và nhà
sản xuất ra nó. Lợi ích của khách hàng là họ hiểu ra được chất lượng sản phẩm mà họ mua là
của các hãng nổi tiếng.
Bản quyền tác giả: Trao cho quyền sở hữu có quyền tự do xuất bản hoặc quyền quyết
định về sản phẩm của mình. Bản quyền tác giả còn cho biết rõ thời gian và tên người sở hữu.
Một người sở hữu có những quyền sau:
- Quyền được tái xuất bản.
- Quyền được nhận sản phẩm mới từ bản quyền.
- Quyền được bán và phân phối các bản sao chép.
- Quyền định đoạt sản phẩm từ bản quyền.
- Quyền công bố bản quyền ra công chúng.
* Sự đảm bảo và trách nhiệm đối với sản phẩm
Hầu hết các quốc gia đều có đạo luật bảo vệ sản phẩm, luật này đưa ra các tiêu chuẩn
áp dụng cho các nhà sản xuất. Trách nhiệm đối với sản phẩm yêu cầu các nhà sản xuất, người
bán và những đối tượng khác, gồm cả nhân viên công ty phải có trách nhiệm đối với những
thiệt hại, thương tích hoặc chết chóc do các sản phẩm khuyết tật gây ra. Tổn thất có thể phải
được bồi thường bằng tiền thông qua bộ luật dân sự và tiền phạt, hoặc có thể bị phạt tù theo
luật hình sự. Những hòa giải phải được thực hiện thường xuyên trước khi vụ việc được đưa ra
tòa án.
* Thuế
Chính phủ các nước dùng thu nhập từ thuế doanh thu cho nhiều mục đích. Tiền thuế
được dùng để trả lương, xây dựng quân đội, điều hòa thu nhập từ người giàu sang người
nghèo. Chính phủ cũng đánh thuế trực thu, còn gọi là thuế tiêu dùng cho hai mục đích:
- Nó giúp cho việc chi trả cho những hậu quả của việc tiêu dùng một sản phẩm.
- Làm cho hàng hóa nhập khẩu đắt hơn.
Thuế tiêu dùng được đánh trên các hàng hóa như rượu và thuốc lá để điều trị những
bệnh tật sinh ra từ những sản phẩm này. Tương tự, thuế đánh trên xăng dầu để xây dựng và
sữa chữa cầu cống và đường xá. Thuế đánh trên những mặt hàng nhập khẩu làm cho những
hàng hóa địa phương có lợi thế hơn về mặt giá cả. Xét về tỷ lệ khác, các nước có tỷ lệ thuế
suất khác nhau tính trên thu nhập.
* Đạo luật chống độc quyền
Các đạo luật nhằm chống các công ty ấn định giá cả, chiếm lĩnh thị trường và tận dụng
những lợi thế do độc quyền gọi là đạo luật chống độc quyền. Những đạo luật này cố gắng
cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đa dạng ở mức giá hợp lý.
Các công ty bị chế tài bởi luật chống độc quyền cho rằng họ bị mất lợi thế do phải chia
sẻ thị phần với các đối thủ cạnh tranh trong nước. Vì vậy, những hãng hoạt động ở những
nước có đạo luật chống độc quyền thường được miễn thuế trong một số giao dịch quốc tế.
Một số tiểu thương cho rằng họ có thể có điều kiện cạnh tranh tốt hơn đối với các công ty
quốc tế lớn nếu không vi phạm luật chống độc quyền.
Câu 14: Liên hệ tình hình rủi ro chính trị đối với: i) các DN nước ngoài trên thị
trường Việt Nam; ii) đối với các DN Việt Nam trên thị trường Mỹ.
I. Các DN nước ngoài trên thị trường Việt Nam.
- Những thay đổi của một số chính sách pháp luật và sự chậm trễ trong việc sửa đổi
những chính sách khác đang gây ra nhiều lo ngại đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam.
Cụ thể như: Bộ Luật Lao động mới được Quốc hội thông qua là một ví dụ. Theo Bộ luật
này thì thời gian làm thêm giờ của một công nhân không vượt quá 200 giờ một năm. Điều này
nhằm đảm bảo sức lao động của người công nhân, nhưng đối với các nhà đầu tư nước ngoài,
họ vẫn cho rằng quy định này làm mất đi sự linh hoạt và giảm năng suất lao động tại các nhà
máy.
Trong một cuộc khảo sát mới được công bố của Phòng Thương mại châu Âu, có tới 42%
các công ty châu Âu được hỏi trả lời rằng Luật Lao động mới được thông qua sẽ ảnh hưởng
tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của họ, trong khi đó 28% không biết rõ về những quy định
trong luật có nghĩa là gì.
- Tham nhũng và nhận thức quốc tế:
Tham nhũng, được xem là đại họa tại Việt Nam, là một cản trở chính cho đầu tư nước
ngoài. Mặc dù các cơ quan công quyền thường xuyên khẳng định cam kết chống nạn hối lộ và
khuyến khích truyền thông thực hiện vai trò giám sát nhưng năm 2008 đã có một số nhà báo
bị bắt vì đưa tin một số vụ bê bối lớn.
Trong Bảng Chỉ số Tham nhũng năm 2010 do Tổ chức Minh bạch Quốc tế đưa ra, Việt
Nam thăng hạng một chút, từ bậc 120 cách đó hai năm lên 116, cho thấy có sự thay đổi rất ít
về mức độ tham nhũng.
Xếp hạng nhận thức về nạn tham nhũng tại Việt Nam. Một bước cải tiến hay thụt lùi đáng
kể trong vấn đề tham nhũng đều có thể ảnh hưởng đến đầu tư dài hạn, mặc dù lẽ ra Việt Nam
đã phải thực hiện các thay đổi cơ bản.
- Bất ổn định xã hội
Việt Nam đang chứng kiến số lượng các cuộc đình công, phản kháng và tranh chấp đất đai
ngày càng tăng, và chúng thường ảnh hưởng tới công việc kinh doanh của người nước ngoài.
Những bất ổn này nổ ra ở khu vực nông thôn do Nhà nước sung công đất đai, và do những
quan chức tham nhũng ở địa phương. Nhưng vẫn không có dấu hiệu chứng tỏ rằng khả năng
bất ổn rộng lớn hơn sẽ nổ ra, hoặc thể chế hiện tại sẽ bị thách thức từ bên dưới thời gian tới.
II. Đối với các DN Việt Nam trên thị trường Mỹ
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………….
Câu 15: Liên hệ thực trạng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam
Trong suốt thập kỷ qua, Việt Nam đã có rất nhiều thay đổi quan trọng trong lĩnh vực bảo
hộ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ ("SHTT"). Đây là kết quả của quá trình cải cách liên tục
nhằm đảm bảo hệ thống pháp luật về bảo hộ, thực thi quyền SHTT của Việt Nam tuân thủ các
cam kết quốc tế với mục tiêu là cải cách và hội nhập. Việc bổ sung các quy định của pháp luật
về SHTT và tăng cường hệ thống thực thi quyền tương ứng là điều kiện để Việt Nam gia nhập
Tổ chức Thương mại thế giới ("WTO"). Trên thực tế, các chế định không thích hợp trước đây
của Việt Nam về bảo hộ quyền SHTT là một trong những rào cản lớn nhất của Việt Nam
trong quá trình gia nhập WTO và hiện tại vẫn là đối tượng chịu nhiều sức ép từ phía các tổ
chức quốc tế, theo đó yêu cầu phía Việt Nam phải hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hệ thống
bảo hộ và thực thi quyền SHTT của mình. Trong khoảng thời gian trước khi gia nhập WTO,
chính phủ Việt Nam đã có những thay đổi toàn diện về hệ thống pháp luật SHTT nhằm đưa ra
một khung pháp lý đầy đủ về bảo hộ quyền SHTT phù hợp với các quy định của Hiệp định về
các khía cạnh liên quan đến thương mại của Quyền SHTT ("TRIPs"). Mặt khác, Việt Nam
cũng thừa nhận vai trò quan trọng của việc bảo hộ quyền SHTT trong việc phát triển khoa học
kỹ thuật hiện đại, khuyến khích hoạt động sáng tạo và phát minh phục vụ phát triển kinh tế.
Việc Việt Nam tích cực tham gia các diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực trong đó bảo hộ quyền
SHTT là một phần quan trọng trong các cam kết thành viên cũng là một nhân tố thúc đẩy Việt
Nam phải hoàn thiện hệ thống về bảo hộ và thực thi quyền SHTT. Từ giữa những năm 1990,
Việt Nam đã liên tục sửa đổi và bổ sung các quy định về bảo hộ quyền SHTT cũng như các
biện pháp chế tài để xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT. Tuy nhiên, thực tế gần đây cho
thấy Việt Nam cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hơn nữa cơ chế bảo hộ và thực thi quyền
sở hữu công nghiệp liên quan đến tên thương mại và tên miền nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và
lợi ích hợp pháp của các chủ thể liên quan cho phù hợp với những thay đổi và phát triển liên
quan đến các tranh chấp và xung đột về sở hữu trí tuệ giữa các công cụ nhận diện thương mại
là nhãn hiệu, tên thương mại và tên miền.
I. Luật quốc gia
Hệ thống pháp luật quốc gia của Việt Nam về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ
đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh
liên quan đến sở hữu trí tuệ được quy định ở trong các văn bản pháp luật hiện hành như: Bộ
luật Dân sự (phần sở hữu trí tuệ); Bộ luật Hình sự (phần sở hữu trí tuệ), Luật Sở hữu trí tuệ,
Luật Cạnh tranh; Luật Thương mại; Luật Doanh nghiệp; Luật Công nghệ Thông tin và các
văn bản hướng dẫn các luật trên.
II. Luật quốc tế
Cùng với quy định của pháp luật quốc gia, các điều ước quốc tế đa phương, song
phương và khu vực là một nguồn luật không thể thiếu khi xem xét việc bảo hộ và thực thi
quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. Vì vậy, trong hoạt động thực thi và bảo hộ quyền đối với
nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh, cơ
quan thực thi cần lưu ý viện dẫn đến các công ước quốc tế sau đây về bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ mà Việt Nam đã tham gia:
1. Công ước Pari về bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1883
Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1883 tạo lập cơ sở chung nhất cho
các thỏa thuận đa phương và song phương khác về bảo hộ quyền SHCN. Tính đến tháng 10
năm 2011 có 173 quốc gia là thành viên của Công ước này, trong đó Việt Nam tham gia là
thành viên từ năm 1949.
Công ước Paris áp dụng cho sở hữu công nghiệp theo nghĩa bao gồm sáng chế, nhãn
hiệu, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý (chỉ dẫn nguồn
gốc và tên gọi xuất xứ) và chống cạnh tranh không lành mạnh.
Công ước Paris đề ra nguyên tắc “đối xử quốc gia” theo đó, công dân Việt Nam có quyền
được hưởng các điều kiện thuận lợi như công dân của bất kỳ một nước thành viên nào khác
trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại nước đó, miễn là tuân thủ các điều kiện và thủ tục
quy định đối với công dân của nước tương ứng. Quy định về chế độ đối xử quốc gia được đặt
ra không chỉ nhằm bảo đảm quyền của người nước ngoài được bảo hộ mà còn đảm bảo rằng
họ không bị phân biệt đối xử theo bất kỳ cách nào liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp.
2. Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ
(TRIPs).
Hiệp định TRIPs là hiệp định đa phương toàn diện nhất liên quan đến quyền sở hữu trí
tuệ được ký kết năm 1994 và bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/1995 cùng với sự ra đời của WTO.
Hiệp định thừa nhận tầm quan trọng của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với hoạt động thương
mại và đầu tư, các thiệt hại đối với các quyền lợi thương mại hợp pháp khi quyền sở hữu trí
tuệ không được bảo hộ và thực thi thỏa đáng và hiệu quả. Điều 7 của Hiệp định TRIPs quy
định rằng việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ sẽ “góp phần thúc đẩy phát minh công
nghệ, chuyển giao và phổ biến công nghệ, phục vụ lợi ích của người sản xuất và người sử
dụng tri thức công nghệ, theo hướng có lợi cho sự thịnh vượng kinh tế và xã hội, cân đối