Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tổng hợp tại công ty TNHH DVVT và TM Tùng Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.37 KB, 37 trang )

Báo cáo tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang có những bước chuyển biến rõ rệt,
sự đổi mới của cơ chế quản lý đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong
nước tự khẳng định mình trên thị trường trong nước và quốc tế.Tuy nhiên, khi
kinh tế càng phát triển thì sự cạnh tranh trên thị trường lại càng khốc liệt, đặc
biệt khi nước ta gia nhập Tổ chức kinh tế thế giới – WTO. Trong cơ chế mới
các doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển trong điều kiện cạnh tranh
khắc nghiệt nhất thiết phải không ngừng cải tiến bộ máy quản lý và nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Xuất phát từ thực tế trên, đồng thời nhận thức rõ được tầm quan trọng
của công tác kế toán nên trong thời gian đầu thực tập tại Công ty TNHH Dịch
Vụ Vận Tải và Thương Mại Tùng Dương em đã tìm hiểu đặc điểm, tình hình
hoạt động kinh doanh trên các mặt:
Đặc điểm hoạt động sản xuất - kinh doanh gắn với quá trình hình thành,
xây dựng và phát triển của Công ty;
Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất - kinh doanh; đặc
điểm tổ chức hệ thống sản xuất – kinh doanh; Đặc điểm tổ chức hạch toán kế
toán của công ty.
Kết thúc giai đoạn thực tập tổng hợp, được sự hướng dẫn của Tiến sĩ Lê
Kim Ngọc và các cán bộ, nhân viên của phòng kế toán trong Công ty TNHH
DVVT & TM Tùng Dương, em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tồng hợp
với các nội dung sau:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty
TNHH DVVT & TM Tùng Dương được chia làm 3 phần:
Phần I: Tổng quan về Công ty TNHH DVVT & TM Tùng Dương
Phần II: Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty TNHH
DVVT & TM Tùng Dương
Phần III: Đánh giá thực trạng hạch toán kế toán tại Công ty TNHH
DVVT & TM Tùng Dương.
Sinh viên thực hiện - Trần Thị Nhung – Lớp KT.K9 (NQ)


1
Báo cáo tổng hợp
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH DVVT & TM
TÙNG DƯƠNG
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH DVVT
& TM Tùng Dương:
Công ty TNHH DVVT & TM Tùng Dương là công ty TNHH có 2
thành viên trở lên, chính thức được thành lập vào ngày 1/9/2003. Tiền than là
một đại lý thu gom phế liệu. Sau nhiều năm kinh doanh đã mở rộng về quy
mô và hiệu quả kinh doanh ngày càng cao cùng với những điều kiện thuận lợi
của cơ chế thị trường đã hình thành nên Công ty TNHH DVVT & TM Tùng
Dương ngày nay.
Ngành nghề đăng ký kinh doanh:
- Kinh doanh phế liệu thành phẩm và bán thành phẩm
- Đại lý thu gom và xử lý phế thải
- Kinh doanh vận tải hàng hoá bằng ô tô, gò, hàn, sửa chữa, đại tu
ô tô; kinh doanh sắt thép cũ mới, tái chế đồng, nhôm, kẽm.
Công ty có vốn điều lệ: 2.500.000.000 đồng ( Hai tỷ năm trăm triệu
đồng)
Danh sách thành viên góp vốn gồm 02 người, người đại diện theo pháp
luật của Công ty là ông Đỗ Trọng Thực, chức danh: Giám đốc công ty
Địa chỉ công ty: Thôn Đình Dù – Xã Đình Dù - Huyện Văn Lâm - Tỉnh
Hưng Yên.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh quý III năm 2009:
Sau nhiều năm sắp xếp lại cơ cấu tổ chức quản lý và định hướng mục
tiêu kinh doanh, công ty đã có một số thành tựu đáng khích lệ, điều này thể
hiện rõ qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh quý III năm 2009
Biểu số 1
Sinh viên thực hiện - Trần Thị Nhung – Lớp KT.K9 (NQ)

2
Báo cáo tổng hợp
Công ty TNHH
DVVT & TM Tùng Dương
Mẫu số B 02 – DN (Ban hành theo QĐ số
15/2006/QĐ-BTC ngày 10/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Quý III năm 2009
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu Mã số
Thuyết
minh
Quý III/2009 Quý III/2008
1 2 3 4 5
1. Doanh thu bán hang và cung cấp
dịch vụ
01 VI.25 12.005.370.000 10.659.732.929
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 5.078.350 17.750.890
3. Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ (10 = 01 – 02)
10 12.000.291.650 10.641.982.039
4. Giá vốn hàng bán 11 VI.27 8.750.930.675 7.890.890.657
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng
và cung cấp dịch vụ (20 = 10 – 11)
20 3.249.360.975 2.751.091.382
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 5.890.567 1.579.560
7. Chi phí tài chính 22 VI.28 98.567.320 107.562.789
Trong đó: Chi phí lãi vay 23 98.567.320 107.562.789
8. Chi phí bán hàng 24 95.570.560 89.056.320
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 87.579.320 89.780.540

10. Lợi nhuận thuần từhoạt động kinh
doanh
( 30 = 20 + (21-22)-(24+25))
30 3.148.692.982 2.645.832.373
11. Thu nhập khác 31 9.561.400 6.587.000
12. Chi phí khác 32 2.561.320 3.050.237
13. Lợi nhuận khác ( 40 = 31-32) 40 7.000.080 3.536.763
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50 = 30 + 40)
50 3.155.693.062 2.649.369.136
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.30 788.923.266 662.342.284
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 VI.30
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN
( 60 = 50 – 51 – 52)
60 2.366.769.797 1.987.026.852
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70
Sinh viên thực hiện - Trần Thị Nhung – Lớp KT.K9 (NQ)
3
Báo cáo tổng hợp
Nhận xét: Nhìn vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh quý III năm
2009 ta thấy Công ty TNHH DVVT & TM Tùng Dương có quy mô kinh
doanh nhỏ, lợi nhuận sau thuế còn thấp.Tuy nhiên, các chỉ tiêu quý III năm
2009 so với các chỉ tiêu quý III năm 2008 đã có những bước phát triển đáng
kể.Nguyên nhân là do công ty luôn cố gắng tìm hiểu và đã đi đúng hướng
phát triển của nền kinh tế thị trường. Mặt khác, Công ty luôn đầu tư các trang
thiết bị mới nhằm không ngừng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường
và mở rộng quy mô kinh doanh.Từ đó dẫn đến số lượng lao động cũng như
các trang thiết bị, vốn cũng tăng rõ rệt. Bằng sự nỗ lực không ngừng của ban
lãnh đạo cũng như đội ngũ cán bộ công nhân viên luôn khắc phục những điểm
yếu kém, phát huy những điểm mạnh, Công ty đã và đang đạt được những

thành tựu đáng kể.
1.2 Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của Công
ty TNHH DVVT & TM Tùng Dương:
Được trang bị hệ thống máy móc dây chuyền công nghệ tự động và bán
tự động cùng cán bộ quản lý, kỹ sư, kỹ thuật viên và công nhân lành nghề, có
năng lực làm việc tốt, được phân công, phân việc rõ ràng. Hệ thống quản lý
được thiết lập gọn gàng, đơn giản dễ quản lý.
Bên cạnh việc tổ chức quản lý chặt chẽ, Công ty TNHH DVVT & TM
Tùng Dương đang mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường mở rộng hệ thống
bán lẻ cho khách lẻ và những doanh nghiệp có nhu cầu mua với khối lượng ít.
Bên cạnh đó Công ty cũng không ngừng mua thêm máy móc, cải tiến
công nghệ nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tiết kiệm chi phí,
tăng tính cạnh tranh trên thị trường bán lẻ.
Hiện nay, Công ty đã có nhiều bạn hàng và đối tác ổn định như: Công
ty Bê Tông Đúc Sẵn và Cơ Khí Bình Dương, Công ty Bê Tông Việt Đức,
Công ty TNHH XD & TM Bình Vượng,…
Sinh viên thực hiện - Trần Thị Nhung – Lớp KT.K9 (NQ)
4
Báo cáo tổng hợp
1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH DVVT & TM
Tùng Dương:
Công ty TNHH DVVT & TM Tùng Dương có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ,
khoa học đảm bảo điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty một
cách hợp lý, đưa công ty vững bước phát triển trong nền kinh tế thị trường
nhiều biến động và thử thách.
Ban quản lý của Công ty bao gồm:
- Giám đốc Công ty
- Phó giám đốc kiêm trợ lý giám đốc.
Tại công ty gồm 3 phòng ban chính và 2 kho chứa hàng:
- Phòng kỹ thuật

- Phòng kinh doanh
- Phòng kế toán
- 2 kho chứa hàng
Theo mô hình tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của công ty, để thực
hiện đúng quy chế quản lý và quản lý có hiệu quả, các phòng ban đã thực hiện
đúng chức năng và nhiệm vụ được giao phó, cụ thể:
Sinh viên thực hiện - Trần Thị Nhung – Lớp KT.K9 (NQ)
5
Báo cáo tổng hợp
Sơ đồ 1
Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty
Phòng kỹ thuật: Có chức năng là quản lý việc vận hành máy móc, xử lý
những sự cố về máy móc trong quá trình vận hành; Kiểm tra định kỳ máy
móc, đường điện, khí, kiểm tra cầu trục, cân điện tử; tham mưu cho giám đốc
về lĩnh vực chuyên môn giúp giám đốc ra quyết định chính xác, phù hợp
trong sản xuất kinh doanh.
Phòng kế toán: Có chức năng quản lý tài chính và hạch toán đầy đủ, kịp
thời các nghiệp vụ phát sinh hàng này, tập hợp số liệu, lập báo cáo tài chính
và nộp cho Giám đốc công ty theo định kỳ báo cáo và khi có yêu cầu.Quản lý
và thực hiện công tác tổ chức lao động tiền lương.
Sinh viên thực hiện - Trần Thị Nhung – Lớp KT.K9 (NQ)
6
Ban giám đốc Công ty
( Giám đốc và Phó giám đốc)
Phòng
kỹ
thuật
Phòng
kế toán
Phòng

kinh
doanh
2 kho chứa hàng
Báo cáo tổng hợp
Phòng kinh doanh: Khảo sát thị trường giúp giám đốc ra quyết định
chính xác, phù hợp với hoạt động kinh doanh; đàm phán, trao đổi với các đối
tác, khách hàng để nắm bắt các yêu cầu và thực hiện nhiệm vụ được giao.
Phòng kinh doanh có vai trò to lớn trong việc xây dựng hệ thống khách hàng
và quan hệ với các đối tác, xây dựng kế hoạch bán hàng, mở rộng thị trường,
tìm kiếm thị trưởng tiềm năng.
Kho chứa hàng: Thực hiện nhiệm vụ chứa hàng mang về, phân loại
hàng, sắp xếp các đơn hàng theo từng lô, chịu sự giám sát kỹ thuật của phòng
kỹ thuật.
Sau hơn 6 năm hoạt động đến nay Công ty TNHH DVVT & TM Tùng
Dương đã đạt được những thành tựu:
- Về đội ngũ kỹ thuật: Hiện nay, Công ty TNHH DVVT & TM Tùng
Dương có đội ngũ kỹ thuật trẻ, khoẻ, lành nghề và luôn được đào tạo để đáp
ứng các yêu cầu về phát triển quy mô kinh doanh.
- Về đội ngũ cán bộ công nhân viên: Hiện nay cán bộ công nhân viên
của công ty có khoảng trên 60 người, bao gồm Giám đốc, Phó giám đốc, 5
nhân viên kế toán, 1 thủ quỹ, 2 trưởng phòng, 3 kỹ sư, 5 cán bộ kinh doanh và
khoảng gần 50 công nhân lành nghề.
- Về quy mô kinh doanh của Công ty: Với những vị thế thuận lợi, hiện
nay công ty đã và đang không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh, đa dạng
hoá các mặt hàng kinh doanh, không ngừng tìm kiếm nhà cung cấp sản phẩm
thép và các đối tác kinh doanh khác.
- Về quan hệ với bạn hàng: Công ty đã có quan hệ với các bạn hàng lớn
và ổn định.
Mục tiêu dài hạn của Công ty là lấy phương châm thoả mãn nhu cầu
của khách hàng, luôn giữ uy tín với khách hàng

Sinh viên thực hiện - Trần Thị Nhung – Lớp KT.K9 (NQ)
7
Báo cáo tổng hợp
- Về công tác quản lý: Là một công ty có quy mô hoạt động kinh doanh
tập trung, hệ thống quản lý của công ty có sự phối hợp giữa các phòng ban, là
một hệ thống tương đối ổn định và thống nhất. Trong công tác quản lý, công
ty đã tổ chức tốt các yếu tố của quá trình thu mua hàng hoá đầu vào, sửa chữa
nâng cấp máy móc thiết bị. Nhận thức được tầm quan trọng trong việc tiết
kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh, Công ty đã ra sức tăng cường
thực hiện công tác quản lý.Để thực hiện tốt công tác quản lý, phòng kế toán
công ty đã thực sự phát huy năng lực quản lý với đội ngũ kế toán yêu nghề, có
trình độ nghiệp vụ cao, nắm vững nghiệp vụ
Sinh viên thực hiện - Trần Thị Nhung – Lớp KT.K9 (NQ)
8
Báo cáo tổng hợp
PHẦN II
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY TNHH DVVT & TM TÙNG DƯƠNG
2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH DVVT &
TM Tùng Dương:
Bộ máy kế toán công ty là tập hợp những người làm kế toán tại công ty
cùng với các phương tiện, trang thiết bị dùng để ghi chép, tính toán, xử lý
toàn bộ thông tin liên quan đến công tác kế toán tại doanh nghiệp từ khâu thu
nhận, kiểm tra xử lý đến khâu tổng hợp, cung cấp những thông tin kinh tế về
các hoạt động của đơn vị. Vấn đề nhân sự để thực hiện công tác kế toán có ý
nghĩa quan trọng hàng đầu trong tổ chức kế toán của công ty. Tổ chức nhân
sự thế nào để từng người phát huy được cao nhất sở trường của mình, đồng
thời tác động tích cực đến những bộ phận hoặc người khác có liên quan là
mục tiêu của tổ chức bộ máy kế toán.
Tổ chức bộ máy kế toán cần phải căn cứ vào quy mô, vào đặc

điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quản lý cũng như vào yêu cầu quản lý
của doanh nghiệp. Nội dung của tổ chức bộ máy kế toán bao gồm:
- Hình thức tổ chức phân công bổ nhiệm, kế hoạch công tác và cai trò
của kế toán trưởng. Tuỳ theo quy mô và đặc điểm về tổ chức sản xuất và quản
lý của doanh nghiệp mà tổ chức bộ máy được thực hiện theo các hình thức:
hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung; hình thức tổ chức bộ máy kế toán
phân tán; hình thức tổ chức kế toán vừa tập trung vừa phân tán.
Do địa điểm kinh doanh của Công ty nằm trên địa phận Xã Đình
Dù - Huyện Văn Lâm - Tỉnh Hưng Yên, đồng thời căn cứ vào đội ngũ các cán
bộ chuyên môn cũng như căn cứ vào khối lượng công việc kế toán, Công ty
đã tiến hành tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung.
Sinh viên thực hiện - Trần Thị Nhung – Lớp KT.K9 (NQ)
9
Báo cáo tổng hợp
Theo mô hình này, Công ty chỉ có một phòng kế toán trung tâm bao
gồm kế toán trưởng, kế toán kho, kế toán bán hàng, kế toán lương, kế toán
công nợ với khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên kế toán được phân công
nhiệm vụ để thực hiện các phần hành kế toán và toàn bộ công tác kế toán của
đơn vị. Các nhân viên kế toán kho, kế toán bán hàng, kế toán lương,kế toán
công nợ thực hiện nhiệm vụ hạch toán hàng hoá mua vào, thu nhận, kiểm tra
sơ bộ chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt
động của mình và gửi chứng từ kế toán gồm: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho,
thẻ kho, bảng kê mua hàng, bảng kê bán hàng, bảng lương, thưởng, biên bản
đối chiếu công nợ, các sổ theo dõi phải thu, phải trả khách hàng, cho kế toán
trưởng của công ty, các phần việc còn lại đều do kế toán trưởng thực hiện và
tổng hợp.
Phòng kế toán có nhiệm vụ cụ thể sau:
- Thực hiện công tác thống kê, kế toán về số liệu, tài chính trong các
hoạt động kinh doanh và quản lý của Công ty
- Tổ chức ghi chép chứng từ sổ sách, phản ánh kịp thời, chính xác,

trung thực và đầy đủ diễn biến hàng ngày về hoạt động của công ty, báo cáo
ban giám đốc các chỉ tiêu trong thống kê kế toán.
- Tính toán và trích nộp đầy đủ kịp thời các khoản phải nộp ngân sách
Nhà nước, các khoản phải nộp khác, thanh toán đúng hạn các khoản nợ, đồng
thời thu đầy đủ các khoản phải thu từ khách hàng của Công ty.
- Bảo quản an toàn hồ sơ tài liệu, chứng từ tiền mặt, séc, thuộc lĩnh
vực phòng quản lý. Giữ gìn bí mật tài liệu, số liệu kế toán theo quy định của
Công ty và pháp luật của Nhà nước.
- Quản lý và thực hiện công tác tổ chức lao động tiền lương đối với cán
bộ và công nhân của công ty.
Sinh viên thực hiện - Trần Thị Nhung – Lớp KT.K9 (NQ)
10
Báo cáo tổng hợp
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH DVVT & TM
Tùng Dương
Phòng tài chính kế toán tại Công ty TNHH DVVT & TM Tùng Dương
bao gồm 5 cán bộ kế toán và 1 thủ quỹ được phân chia công việc cụ thể:
Kế toán trưởng: Là người tổ chức chỉ đạo bộ máy kế toán trong công
ty, tổ chức kiểm tra tài chính kế toán, thực hiện báo cáo kế toán và gửi các
báo cáo kế toán cho giám đốc công ty. Kế toán trưởng trực tiếp chịu trách
nhiệm về việc hạch toán, báo cáo kế toán về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
trong công ty, có trách nhiệm ghi chép, hạch toán đầy đủ các nghiệp vụ về
bán hàng phát sinh hằng ngày, các số sách liên quan và lưu chứng từ gốc.
Trong Công ty TNHH DVVT & TM Tùng Dương kế toán trưởng thực hiện
hầu hết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của Công ty như hạch toán đầy đủ các
nghiệp vụ về thu mua hàng hoá, hạch toán công nợ, tiền lương, chi phí và xác
định kết quả kinh doanh vào sổ nhật ký chung, sổ cái và các sổ chi tiết, báo
cáo tổng hợp, báo cáo tài chính.
Kế toán kho: có nhiệm vụ theo dõi hàng nhập, hàng xuất, các phiếu cân
hàng, ghi thẻ kho, kiểm tra hàng tồn trong kho, theo dõi các lô hàng khách

hàng đặt hàng ở trong kho, kiểm kê và dự tính ước lượng hàng tồn kho đối
với mặt hàng thép và một số mặt hàng khác và báo cáo cho kế toán bán hàng,
kế toán trưởng.
Sinh viên thực hiện - Trần Thị Nhung – Lớp KT.K9 (NQ)
Kế toán trưởng
Kế toán kho Kế toán công nợ Kế toán bán hàng Kế toán lương
11
Báo cáo tổng hợp
Kế toán công nợ: có nhiệm vụ theo dõi công nợ phải thu và phải trả đối
với khách hàng và nhà cung cấp, ghi sổ chi tiết 131 và 331 ( chi tiết theo từng
đối tượng) bên cạnh đó phải theo dõi các khoản vay ngắn hạn ngân hàng, theo
dõi thời hạn trả lãi và trả gốc từ đó gửi cho thủ quỹ công ty đi trả các khoản
lãi và gốc, cuối tháng báo cáo công nợ cho kế toán trưởng.
Kế toán bán hàng: có nhiệm vụ ghi chép, hạch toán đầy đủ các nghiệp
vụ về bán hàng phát sinh hằng ngày như: ghi hoá đơn bán hàng thông thường,
ghi hoá đơn GTGT, ghi bảng kê bán hàng cuối tháng nộp cho kế toán trưởng.
Kế toán lương: Có nhiệm vụ chấm công, theo dõi tiền lương và các
khoản phụ cấp lương phải trả cho công nhân viên trong Công ty, tổng hợp số
liệu cuối tháng gửi cho kế toán trưởng.
Thủ quỹ: làm nhiệm vụ xuất, nhập tiền mặt, theo dõi tiền mặt tại công
ty, ghi phiếu thu chi, vào sổ quỹ và các sổ sách liên quan khi có các nghiệp vụ
phát sinh.
2.2 Đặc điểm vận dụng chế độ, chính sách kế toán:
2.2.1 Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty :
- Công ty TNHH DVVT & TM Tùng Dương áp dụng chế độ kế toán
theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng
BTC.
- Các báo cáo tài chính Công ty sử dụng bao gồm : Bảng cân đồi kế
toán, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Các báo cáo này được
lập và trình bày phù hợp với các Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam.

- Kỳ kế toán và niên độ kế toán : Công ty TNHH DVVT & TM Tùng
Dương bắt đầu kỳ kế toán và niên độ kế toán từ 01/01 đến hết 31/12.
- Phương pháp tính thuế GTGT : Công ty tính thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho :
Sinh viên thực hiện - Trần Thị Nhung – Lớp KT.K9 (NQ)
12
Báo cáo tổng hợp
+ Nguyên tắc ghi nhận giá trị hàng tồn kho : Công ty TNHH DVVT &
TM Tùng Dương ghi nhận giá trị hàng tồn kho bao gồm giá mua và các chi
phí phát sinh trong quá trình thu mua.
+ Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho : Công ty TNHH DVVT &
TM Tùng Dương áp dụng phương pháp tính giá trị hàng tồn kho theo phương
pháp giá thực tế đích danh.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : Công ty TNHH DVVT & TM
Tùng Dương áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ :
Công ty TNHH DVVT & TM Tùng Dương tính khấu hao TSCĐ theo
phương pháp đường thẳng
2.2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất,
kinh doanh của Công ty TNHH DVVT & TM Tùng Dương đều được lập
chứng từ và ghi chép đầy đủ, trung thực khách quan vào chứng từ kế toán.
Hệ thống chứng từ kế toán trong Công ty TNHH DVVT & TM Tùng
Dương được tổ chức theo quy định của chế độ kế toán hiện hành gồm 5 chỉ
tiêu:
- Chứng từ tiền lương bao gồm:
+ Bảng chấm công
+ Bảng thanh toán tiền lương
+ Phiếu xác nhận làm thêm giờ

+ Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ
+ Bảng thanh toán tiền thưởng
+ Giấy đi đường
- Chứng từ về hàng tồn kho bao gồm:
+ Phiếu nhập kho
Sinh viên thực hiện - Trần Thị Nhung – Lớp KT.K9 (NQ)
13
Báo cáo tổng hợp
+ Phiếu xuất kho
+ Bảng kê mua hàng
+ Bảng kiểm kê hàng tồn kho
+ Phiếu cân hàng
- Chứng từ về bán hàng bao gồm:
+ Hoá đơn bán lẻ
+ Hoá đơn GTGT
+ Bảng kê bán lẻ
- Chứng từ về tiền và các khoản tương đương tiền:
+ Phiếu thu
+ Phiếu chi
+ Giấy đề nghị tạm ứng
+ Giấy thanh toán tạm ứng
+ Bảng kê chi tiền
- Chứng từ về tài sản cố định:
+ Hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và biên bản giao nhận TSCĐ
+ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
+ Biên bản thanh lý TSCĐ
+ Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
Trong đó có 2 loại chứng từ bắt buộc là : Hoá đơn GTGT và bảng kê
bán lẻ
Chứng từ kế toán được lập đầy đủ số liên theo quy định. Việc ghi chép

chứng từ phải rõ ràng, trung thực, đầy đủ các yếu tố, gạch bỏ phần để trống,
không được tẩy xoá, sửa chữa trên chứng từ. Trường hợp viết sai được huỷ
bỏ, không xé rời ra khỏi cuống.
Sinh viên thực hiện - Trần Thị Nhung – Lớp KT.K9 (NQ)
14
Báo cáo tổng hợp
2.2.3 Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán :
- Công ty TNHH DVVT & TM Tùng Dương sử dụng hệ thống tài
khoản được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006
của Bộ trưởng BTC.
Hệ thống tài khoản:
Công ty TNHH DVVT & TM Tùng Dương sử dụng hệ thống tài khoản
cấp 1 sau:
Biểu số 2
DANH MỤC HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
TRONG CÔNG TY TNHH DVVT & TM TÙNG DƯƠNG
STT
Số hiệu
TK (cấp 1)
Số hiệu
TK(cấp2 )
Tên tài khoản Ghi chú
A B C D
Loại TK 1
TÀI SẢN NGẮN HẠN
1 111 Tiền mặt
2 112 Tiền gửi ngân hàng
Chi tiết theo
từng ngân hàng
3 131 Phải thu của khách hàng

Chi tiết theo đối
tượng
4 133 Thuế GTGT được khấu trừ
5 138 Phải thu khác
6 141 Tạm ứng
Chi tiết theo đối
tượng
7 151 Hàng mua đang đi đường
8 156 Hàng hoá
9 157 Hàng gửi bán
Loại TK 2
TÀI SẢN DÀI HẠN
10 211 Tài sản cố định hữu hình
11 213 TSCĐ Vô hình
12 214 Hao mòn TSCĐ
Loại TK 3
NỢ PHẢI TRẢ
13 311 Vay ngắn hạn
Chi tiết theo
từng đối tượng
14 331 Phải trả cho người bán
Chi tiết theo đối
tượng
15 333 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Sinh viên thực hiện - Trần Thị Nhung – Lớp KT.K9 (NQ)
15
Báo cáo tổng hợp
16 334 Phải trả người lao động
17 335 Chi phí phải trả
18 338 Phải trả, phải nộp khác

19 341 Vay dài hạn
Chi tiết theo
từng đối tượng
Loại TK 4
VỐN CHỦ SỞ HỮU
20 411 Nguồn vốn kinh doanh
21 421 Lợi nhuận chưa phân phối
22 431 Quỹ khen thưởng, phúc lợi
Loại TK 5
DOANH THU
23 511
Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
Chi tiết theo
yêu cầu quản lý
511.1 Doanh thu bán hàng
511.2
Doanh thu cung cấp dịch vụ
24 515 Doanh thu hoạt động tài chính
25 531 Hàng bán bị trả lại
Loại TK 6
CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH
26 622 Chi phí nhân công trực tiếp
27 627 Chi phí sản xuất chung
28 632 Giá vốn hàng bán
29 635 Chi phí tài chính
30 641 Chi phí bán hàng
641.3
Chi phí công cụ dụng cụ phục vụ cho
việc tiêu thụ

641.8 Các chi phí khác phát sinh phục vụ cho
việc tiêu thụ.
31 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp
642.3 Chi phí công cụ, dụng cụ dùng cho bộ
phận quản lý
642.4 Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho bộ
phận quản lý
642.5 Chi phí cầu phà, đi lại, tiếp khách.
642.8
Các chi phí khác phục vụ cho hoạt
động quản lý.
Loại TK 7
THU NHẬP KHÁC
32 711 Thu nhập khác
Chi tiết theo
hoạt động
Loại TK 8
CHI PHÍ KHÁC
Sinh viên thực hiện - Trần Thị Nhung – Lớp KT.K9 (NQ)
16
Báo cáo tổng hợp
33 811 Chi phí khác
34 821 Chi phí thuế TNDN
Loại TK 9
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
35 911 Xác định kết quả kinh doanh
Loại TK 0
TÀI KHOẢN NGOẠI BẢNG
36 001 Tài sản thuê ngoài
37 002 Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ,

nhận gia công
Chi tiết theo
yêu cầu quản lý
2.2.4 Tổ chức vận dụng hình thức kế toán
Công ty áp dụng ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung
Công ty thực hiện các quy định về sổ kế toán trong Luật Kế toán, Nghị
định số 129/2004/NĐ - CP ngày 31/5/2005 của Chính phủ quy định chi tiết về
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong lĩnh vực kinh doanh,
các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và Chế độ kế toán doanh
nghiệp.
Sổ kế toán được sử dụng trong Công ty TNHH DVVT & TM Tùng
Dương gồm:
- Sổ kế toán tổng hợp:
+ Sổ nhật ký
+ Sổ cái các tài khoản ( TK 111, TK 112, TK 131, TK 133, TK 156,
TK 211, TK 214, TK 311, TK 331, TK 333, TK 334, TK 338, TK 341, TK
411, TK 421, TK 511, TK 531,TK 515, TK 632, TK 635, TK 642, TK 641,
TK 711, TK 821,TK 811, TK 911 )
- Sổ kế toán chi tiết :
+ Sổ chi tiết hàng hoá ( sổ chi tiết tài khoản 156 )
+ Sổ chi tiết thanh toán với người bán ( chi tiết tài khoản 331 ), gồm 1
sổ mở nhiều trang sổ dùng theo dõi từng đối tượng
Sinh viên thực hiện - Trần Thị Nhung – Lớp KT.K9 (NQ)
17
Báo cáo tổng hợp
+ Sổ chi tiết với người mua ( chi tiết tài khoản 131 ), gồm 1 sổ mở
nhiều trang sổ theo dõi từng khách hàng mua hàng.
+ Sổ chi tiết theo dõi phải trả vay ngắn hạn ( TK 311), gồm 1 sổ mở
nhiều trang sổ theo dõi từng khoản vay ngắn hạn
+ Sổ chi tiết theo dõi phải trả dài hạn ( TK 341), gồm 1 sổ mở nhiều

trang sổ theo dõi từng khoản vay dài hạn
+ Sổ theo dõi thuế GTGT đầu vào
+ Sổ quỹ tiền mặt
+ Sổ chi tiết theo dõi doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ( TK
511), gồm 1 sổ mở nhiều trang sổ theo dõi từng loại doanh thu.
+ Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá ( TK 156), g ồm 1
sổ mở nhiều trang sổ theo dõi từng loại hàng hoá nhập kho.
+ Sổ chi tiết bán hàng ( TK 641), gồm 1 sổ mở nhiều trang sổ theo dõi
bán từng loại mặt hàng.
Sổ kế toán đơn vị sử dụng được mở theo đúng mẫu sổ, nội dung và
phương pháp ghi chép theo quy định.
- Hình thức ghi sổ
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh, căn cứ vào trình độ cũng
như yêu cầu quản lý, Công ty TNHH DVVT & TM Tùng Dương áp dụng
hình thức kế toán " Nhật ký chung " ( Sơ đồ 3)
Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ đã được kiểm tra được dùng làm
căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó
từ số liệu đã ghi sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản phát
sinh. Bên cạnh đó Công ty cũng ghi các nghiệp vụ vào sổ chi tiết có liên quan.
Ngoài ra các nghiệp vụ thu tiền và chi tiền thì hàng ngày cũng được ghi
vào số Nhật ký đặc biệt liên quan ( Sổ nhật ký thu tiền, sổ nhật ký chi tiền).
Định kỳ 5 ngày kế toán tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi
vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái.
Sinh viên thực hiện - Trần Thị Nhung – Lớp KT.K9 (NQ)
18
Báo cáo tổng hợp
Vào cuối tháng cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và
Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ chi tiết) được dùng để lập các Báo
cáo tài chính.

Về nguyên tắc Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên
Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát
sinh Có trên sổ Nhật ký chung.
Sơ đồ 3
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung
Sinh viên thực hiện - Trần Thị Nhung – Lớp KT.K9 (NQ)
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
Chứng từ kế toán
Sổ Nhật ký
đặc biệt
Sổ nhật ký chung
SỔ CÁI
19
Báo cáo tổng hợp
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Quan hệ đối chiếu
Ghi cuối tháng
Sinh viên thực hiện - Trần Thị Nhung – Lớp KT.K9 (NQ)
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo tài chính
20
Báo cáo tổng hợp
2.2.5 Tổ chức vận dụng báo cáo tài chính
- Công ty TNHH DVVT & TM Tùng Dương lập báo cáo tài chính vào
cuối quý
- Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty bao gồm : Bảng cân đối kế

toán, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được lập vào cuối mỗi
quý nhằm phán ánh tình hình tài chính của Công ty ở quý trước và định
hướng kinh doanh sang quý tiếp theo.
Báo cáo tài chính của Công ty TNHH DVVT & TM Tùng Dương sau
khi lập xong nộp cho chi cục Thuế Huyện Văn Lâm vào mùng 10 của tháng
đầu quý.
Báo cáo tài chính doanh nghiệp được lập trên cơ sở tập hợp số liệu từ
các sổ kế toán nhằm cung cấp các chỉ tiêu tổng hợp nhất về tình hình tài chính
của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
2.3 Đặc điểm tổ chức một số phần hành kế toán chủ yếu:
2.3.1 Kế toán vốn bằng tiền
2.3.1.1 Đặc điểm kế toán vốn bằng tiền:
Vốn bằng tiền của công ty chủ yếu là tiền mặt tại quỹ. Trong quá trình
sản xuất kinh doanh vốn bằng tiền được sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh
toán các khoản nợ của doanh nghiệp hoặc mua hàng hoá, trả cho người bán,
trả lương CBCNV, trả lãi vay ngắn hạn ngân hàng, trả lãi vay dài hạn và các
khoản vay đến hạn Vốn bằng tiền cũng được công ty quản lý chặt chẽ tránh
bị lợi dụng, mất mát.
2.3.1.2 Chứng từ và tài khoản sử dụng
Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH DVVT & TM Tùng Dương
bao gồm các loại chứng từ sau : Phiếu thu, phiếu chi, Giấy lĩnh tiền mặt, Giấy
nộp tiền, Lệnh thanh toán, Uỷ nhiệm chi, séc chuyển khoản, sổ quỹ tiền mặt,
Bảng kiểm kê quỹ.
Sinh viên thực hiện - Trần Thị Nhung – Lớp KT.K9 (NQ)
21
Báo cáo tổng hợp
Hàng ngày kế toán bán hàng phản ánh các nghiệp vụ thu tiền từ người
mua thông qua các phiếu thu và giấy thanh toán với người mua, tiền được
nhập vào quỹ tiền mặt thông qua thủ quỹ. Kế toán bán hàng tập hợp các
chứng từ trên và nộp lên kế toán trưởng để vào sổ chi tiết tài khoản 111( sổ

quỹ tiền mặt). Đồng thời thủ quỹ cũng căn cứ cũng căn cứ phiếu thu do kế
toán chuyển sang khi chi quỹ tiền mặt cũng vào sổ quỹ tiền mặt của thủ quỹ.
Kế toán trưởng căn cứ vào hoá đơn thanh toán của người bán, giấy báo
có của ngân hàng về các khoản vay đến hạn trả, bản chấm công, bảng thanh
toán tiền lương, giấy đề nghị thanh toán đã được duyệt, viết phiếu chi
chuyển xuống cho thủ quỹ tiền đồng thời vào sổ chi tiết tài khoản 111,112 (sổ
quỹ tiền mặt của kế toán).Thủ quỹ căn cứ các phiếu chi do kế toán chuyển
xuống vào sổ quỹ tiền mặt và chi tiền.
Hằng ngày, cả kế toán và thủ quỹ đều phản ánh tình hình thu chi và tồn
quỹ tiền mặt. Thường xuyên đối chiếu tiền mặt tồn quỹ thực tế với sổ sách,
phát hiện ra sai sót và xử lý kịp thời.
Để quản lý tốt vốn bằng tiền trong công ty, Công ty TNHH DVVT &
TM Tùng Dương đã tách biệt việc bảo quản vốn bằng tiền khỏi việc ghi chép
các nghiệp vụ này.
Ngoài ra, Công ty thường xuyên đối chiếu sổ quỹ tiền mặt của kế toán
và sổ của thủ quỹ. Cụ thể:
- Tách biệt nhiệm vụ của thủ quỹ và kế toán, nhân viên thủ quỹ không
được tiếp cận sổ sách kế toán và các nhân viên kế toán không được giữ tiền
mặt, ban hành chế độ kiểm kê quỹ, quy định rõ trách nhiệm cá nhân trong
việc quản lý quỹ tiền mặt.
- Đơn vị sử dụng thống nhất tiền mặt là bằng Việt Nam đồng.
Tài khoản sử dụng :
Tài khoản 111 " tiền mặt" : phản ánh tiền mặt trong Công ty
Sinh viên thực hiện - Trần Thị Nhung – Lớp KT.K9 (NQ)
22
Báo cáo tổng hợp
Tài khoản 112 " Tiền gửi ngân hàng": Phản ánh các khoản tiền đang
gửi tại ngân hàng.
2.3.1.3 Trình tự ghi sổ
Hàng ngày kế toán bán hàng phản ánh các nghiệp vụ thu tiền từ người

mua thông qua các phiếu thu và giấy thanh toán với người mua, tiền được
nhập vào quỹ tiền mặt thông qua thủ quỹ. Kế toán bán hàng tập hợp các
chứng từ trên và nộp lên kế toán trưởng để vào sổ chi tiết tài khoản 111( sổ
quỹ tiền mặt). Đồng thời thủ quỹ cũng căn cứ cũng căn cứ phiếu thu do kế
toán chuyển sang khi chi quỹ tiền mặt cũng vào sổ quỹ tiền mặt của thủ quỹ.
Kế toán trưởng căn cứ vào hoá đơn thanh toán của người bán, giấy báo
có của ngân hàng về các khoản vay đến hạn trả, bản chấm công, bảng thanh
toán tiền lương, giấy đề nghị thanh toán đã được duyệt, viết phiếu chi
chuyển xuống cho thủ quỹ tiền đồng thời vào sổ chi tiết tài khoản 111,112 (sổ
quỹ tiền mặt của kế toán).Thủ quỹ căn cứ các phiếu chi do kế toán chuyển
xuống vào sổ quỹ tiền mặt và chi tiền.
Hằng ngày, cả kế toán và thủ quỹ đều phản ánh tình hình thu chi và tồn
quỹ tiền mặt. Thường xuyên đối chiếu tiền mặt tồn quỹ thực tế với sổ sách,
phát hiện ra sai sót và xử lý kịp thời.
Để quản lý tốt vốn bằng tiền trong công ty, Công ty TNHH DVVT &
TM Tùng Dương đã tách biệt việc bảo quản vốn bằng tiền khỏi việc ghi chép
các nghiệp vụ này.
Ngoài ra, Công ty thường xuyên đối chiếu sổ quỹ tiền mặt của kế toán
và sổ của thủ quỹ. Cụ thể:
- Tách biệt nhiệm vụ của thủ quỹ và kế toán, nhân viên thủ quỹ không
được tiếp cận sổ sách kế toán và các nhân viên kế toán không được giữ tiền
mặt, ban hành chế độ kiểm kê quỹ, quy định rõ trách nhiệm cá nhân trong
việc quản lý quỹ tiền mặt.
Sinh viên thực hiện - Trần Thị Nhung – Lớp KT.K9 (NQ)
23
Báo cáo tổng hợp
- Đơn vị sử dụng thống nhất tiền mặt là bằng Việt Nam đồng.
2.3.2 Kế toán tiền vay và các nghiệp vụ thanh toán
2.3.2.1 Đặc điểm các khoản tiền vay và nghiệp vụ thanh toán
Vay nợ là một cách thức huy động vốn tạm thời cho hoạt động kinh

doanh khi doanh nghiệp thiếu vốn tự có cho hoạt động. Ngoài ra vay nợ còn
là cách thức thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp khi doanh nghiệp không
đủ tiền trả ngay trong thời gian ngắn.
Các khoản nợ phải trả của Công ty bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài
hạn, nợ đi vay của các tổ chức tín dụng và các khoản tiền chiếm dụng được từ
người bán.
Quan hệ thanh toán phát sinh trong Công ty TNHH DVVT & TM Tùng
Dương bao gồm quan hệ thanh toán giữa Công ty với các nhà cung cấp và
quan hệ thanh toán giữa Công ty với khách hàng. Những quan hệ này phát
sinh trong quá trình mua bán hàng hoá.
2.3.2.2 Chứng từ và tài khoản sử dụng
- Chứng từ sử dụng
Với các khoản vay ngắn hạn và dài hạn thì chứng từ sủ dụng bao gồm :
Hợp đồng xác nhận tài sản đảm bảo, Giấy nhận nợ.
Hàng tháng đến kỳ trả lãi các khoản vay thì sử dụng chứng từ : Hoá
đơn giao dịch với khách hàng ( đối với ngân hàng), Phiếu chi, uỷ nhiệm chi
( đối với các nhà cung cấp, khách quen cho vay)
Các khoản vay trên được kế toán trưởng theo dõi trên sổ chi tiết tài
khoản 311 và tài khoản 341, được mở chi tiết cho từng đối tượng và từng
khoản vay
Đối với các khoản nợ của các nhà cung cấp, kế toán trưởng cũng theo
dõi trên sổ chi tiết tài khoản 331 và mở nhiều trang sổ cho nhiều nhà cung cấp
để theo dõi, thanh toán và đối chiếu được chính xác đối với các nhà cung cấp.
Sinh viên thực hiện - Trần Thị Nhung – Lớp KT.K9 (NQ)
24
Báo cáo tổng hợp
Kế toán trưởng theo dõi và thanh toán các khoản lãi vay và hạch toán
chi tiết vào tài khoản 635 ( chi phí tài chính), cuối kỳ kết chuyển sang tài
khoản 911.
Sử dụng sổ chi tiết vay ngắn hạn, vay dài hạn, thanh toán với người bán

- Tài khoản sử dụng
Tài khoản 311 : Vay ngắn hạn ( mở chi tiết cho từng khoản vay, từng
đối tượng)
Tài khoản 341 : Vay dài hạn (mở chi tiết cho từng khoản vay, từng đối
tượng)
Tài khoản 111 : Tiền mặt ( Chi tiền trả lãi vay bằng tiền mặt)
Tài khoản 112 : Tiền gửi ngân hàng ( trả tiền vay, lãi vay bằng tài
khoản tiền gửi)
2.3.2.3 Phương pháp ghi sổ
Khi doanh nghiệp vay tiền, kế toán căn cứ vào hợp đồng tín dụng, giấy
nhận nợ để ghi vào sổ chi tiết tài khoản 311, 341, sổ chi tiết này được mở chi
tiết cho từng đối tượng, từng khoản vay.
Đối với các khoản phải trả nhà cung cấp kế toán theo dõi chi tiết từng
khoản phải thanh toán, ghi vào sổ chi tiết TK 331 ( mở chi tiết cho từng nhà
cung cấp), theo dõi từng thời hạn trả để có kế hoạch trả nợ
Định kỳ, khi tính ra các khoản lãi phải trả, kế toán ghi vào sổ quỹ, từ sổ
quỹ rồi vào sổ cái TK 111,112.
Bên cạnh đó kế toán công nợ phải theo dõi các khoản vay sắp đến hạn
trả để Công ty chủ động bán hàng và thu hồi công nợ từ khách hàng để thanh
toán các khoản vay đến hạn
2.3.3 Kế toán hàng hoá tại Công ty TNHH DVVT & TM Tùng
Dương
2.3.3.1 Đặc điểm và phân loại hàng hoá tại Công ty
Sinh viên thực hiện - Trần Thị Nhung – Lớp KT.K9 (NQ)
25

×