Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

Tổng hợp 14 bài văn hay ôn luyện vào 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.04 KB, 85 trang )

14 bài văn tham khảo THCS LONG AN
PHẦN I:
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN
TƯỢNG ĐỜI SỐNG
ĐỀ BÀI:
Suy nghĩ của em về hiện tượng vứt rác ra đường,
những nơi công cộng hay địa điểm du lịch tham quan hiện
nay.
BÀI THAM KHẢO:
VỨT RÁC BỪA BÃI
Ở thời đại ngày nay, một trong những thước đo để đánh
giá về mức độ phát triển và trình độ văn hóa, văn minh của
một quốc gia là nhìn vào bộ mặt của các đô thị và nếp sống
của người dân. Ở các quốc gia phát triển, vấn đề giữ vệ sinh
môi trường được quan tâm thường xuyên, người dân được
giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường xanh – sạch –
đẹp. Điều đáng buồn ở nước ta, hiện tượng khá phổ biến hiện
nay là vứt rác bừa bãi ở bất kì nơi đâu, dù là nơi công cộng
hay các ao, hồ các khu du lịch nổi tiếng. Đó như một biểu
hiện đáng buồn của nếp sống thiếu văn hóa, văn minh.
2012 – 2013 ~1~
14 bài văn tham khảo THCS LONG AN
Nguyên nhân của hiện tượng này thì có rất nhiều. thứ
nhất nó xuất phát từ lối sống lạc hậu, ích kỷ, chỉ biết đến
quyền lợi cá nhân. Người ta nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà
mình sạch là được, còn ai bẩn thì mặc ai. Những nơi công
cộng càng không phải là của mình vậy thì việc gì phải giữ gìn
cho sạch sẽ!? Rác bẩn, đồ phế thải, xác súc vật chết,… cứ vô
tư ném thẳng ra đường, xuống lòng sông. Nếu xét kĩ thì đợt
hoành hành của dịch cúm gà từ mấy năm trước một phần cũng
có bàn tay ích kỉ này góp phần vào. Xác gà, vịt, chết trôi trên


sông hay nằm trên đường trở thành ổ bệnh nguy hiểm lây
truyền dịch bệnh lại cho con người.
Nguyên nhân thứ hai có thể là do thói quen xấu đã có
từ lâu hình thành từ tập quán sinh hoạt của nhân dân ta. Người
Việt Nam xưa thích sống ven sông, hồ, với những căn nhà sàn
cao và vườn rộng mênh mông nên chúng ta cũng cứ tiện tay là
vứt, từ thế hệ trước sang thế hệ này trở thành thói quen khó
mà sửa được. Tuy nhiên cuộc sống xưa với dân số ít, đất rộng,
nước sông chảy xiết nên rác theo thời gian có thể phân hủy
hoặc được con nước đánh bạt đi. Nhưng trong thời đại chúng
ta, dân số đông, nước sông ngày càng cạn thì việc người dân
vẫn cứ giữ thói quen đó là một điều tệ hại. Không chỉ làm mất
cảnh quan khi rác thải sinh hoạt vứt lung tung nhất là bao bì
nylon sẽ là nơi chứa nước mưa đọng lại góp phần đẩy mạnh
sự phát sinh của muỗi gây ra các đợt dịch sốt xuất huyết hay
2012 – 2013 ~2~
14 bài văn tham khảo THCS LONG AN
bao bì nylon có thể làm tắt nghẽn hệ thống thoát nước gây ô
nhiễm nước bẩn trên các con đường,…. Điển hình cho tác hại
do lối sống ven sông của người dân Thị xã Tân Châu là con
kênh Vĩnh An đã vĩnh viễn không còn nữa vào năm 2009.
Nguyên nhân thứ ba là những người hay vứt rác bừa bãi
không nhận thức được rằng hành vi của mình là sai, họ không
ý thức được bản thân mình cũng phải có trách nhiệm trong
hành động vứt rác ấy, họ đơn giản nghĩ rằng đã có người khác
làm , đó là việc của các công nhân vệ sinh. Nếu có dịp đi đến
các khu du lịch hay quan sát các bạn trẻ trong công viên, các
ghế đá bên bờ hồ hay các nơi nghỉ ngơi, điểm du lịch,…
chúng ta chỉ còn biết nén tiếng thở dài, ăn một que kem, viên
kẹo,uống một ly nước ngọt hay một chai nước suối người ta

vẫn có thể vứt lon, vứt que, vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi
hay vừa đi qua, những bờ hồ đẹp như thế mà lềnh bềnh những
rác, những dòng sông đang rên xiết khi mang trong người quá
nhiều rác, các chất thải độc hại. Để cải thiện tình trạng này
nhà nước ta phải tốn biết bao công sức, tiền của.
Nguyên nhân thứ tư nữa là do việc giáo dục ý thức giữ
gìn, bảo vệ môi trường sống trong những năm trước còn chưa
được quan tâm đúng mức.Trong mấy năm gần đây, tình hình
này cũng đã cải thiện nhiều nhưng các hoạt động tuyên truyền
vẫn chưa được tổ chức thường xuyên. Các hoạt động chỉ được
triển khai một cách rầm rộ vào các ngày cận kề 5/6 hàng năm
2012 – 2013 ~3~
14 bài văn tham khảo THCS LONG AN
để hưởng ứng ngày kỉ niệm môi trường Thế Giới. Do đó mà
trình độ hiểu biết của người dân còn thấp. Bên cạnh đó việc
xử phạt các hành vi vô ý thức này cũng chưa nghiêm túc, hình
phạt chưa đủ sức răn đe nên tình trạng xã rác bừa bãi của
người dân vẫn chưa được cải thiện nhiều.
Để có được một cuộc sống hiện đại, văn minh có lẽ
chúng ta còn phải phấn đấu nhiều. Trước hết cần phải xóa bỏ
được những tồn tại bấy lâu nay về việc vứt rác bừa bãi nhất là
nơi công cộng. Cần lên án và phê phán hành vi ích kỷ và thiếu
văn hóa ấy. Giáo dục và nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi
trường ở mỗi người. Hãy sống theo tinh thần “Mình vì mọi
người - mọi người vì mình”, có như vậy môi trường sống mới
xanh – sạch – đẹp và Trái Đất mới thật sự là ngôi nhà chung
của tất cả chúng ta.
ĐỀ BÀI:
Với hiện tượng học sinh vi phạm an toàn giao thông
như hiện nay, em có giải pháp gì để khắc phục tình trạng

đó.
BÀI THAM KHẢO:
AN TOÀN GIAO THÔNG VỚI HỌC SINH
Bắt đầu từ năm 2011, Đảng và Nhà nước ta quyết đặt ra
vấn đề của năm nhằm hướng sự chú ý của mọi người vào
2012 – 2013 ~4~
14 bài văn tham khảo THCS LONG AN
những vấn đề nổi trội, cần quan tâm của xã hội hiện nay. Năm
2011 với tên gọi: Năm thanh niên, màu áo xanh của hàng
ngàn thanh niên tình nguyện đã có mặt trên khắp nẻo đường
từ thành thị đến nông thôn đem lại bao nụ cười cho hàng ngàn
con người trên khắp đất nước Việt Nam. Tiếp tục với những
thành công và ý nghĩa của vấn đề của năm mang lại, năm
2012 lại được tiếp bước nhưng vấn đề năm nay lại là một hiện
tượng thật nóng bỏng – vấn đề vi phạm an toàn giao thông và
thật đáng buồn khi trong số đó thì số lương vi phạm của học
sinh, thế hệ tương lai đất nước lại chiếm một tỉ lệ không nhỏ.
Không phải ngẫu nhiên mà năm 2012 đã được Nhà
nước ta chọn là năm An toàn giao thông và cũng không phải
ngẫu nhiên mà 64 tỉnh, thành phố trên khắp đất nước đã đồng
loạt làm lễ phát động ra quân cho năm an toàn giao thông vào
ngày 03/01/2011 vừa qua mà theo một báo cáo thống kê gần
đây, con số người thương vong trong các vụ tai nạn giao
thông đã hơn 10.000 người hàng năm và phần lớn lại là lứa
tuổi từ 15 trở lên. Đó quả là con số không nhỏ. 10.000 người
– tương đương với số người tử vong do đợt sóng thần mạnh
với cường độ tử thần vừa xảy ra ở Nhật vào tháng 3/ 2011.
Nước Nhật đã mất đi hàng ngàn con người vì một thiên tai
ngoài ý muốn nhưng nước ta mỗi năm con số 10.000 người
mất đi và đang có nguy cơ tăng lên hàng năm lại chẳng phải

2012 – 2013 ~5~
14 bài văn tham khảo THCS LONG AN
vì thiên tai mà lại vì một nguyên nhân mà chúng ta hoàn toàn
có thể khắc phục được.
Vậy nguyên nhân của việc vi phạm an toàn giao thông
nhất là học sinh vi phạm các quy định về giao thông an toàn là
do đâu?
Thứ nhất có lẽ phải kể đến ý thức của người tham gia
giao thông còn quá kém ngay cả với học sinh cũng không
ngoại lệ. Ngày nay do điều kiện sống của con người đã được
nâng cao, đời sống vật chất khá đầy đủ đáp ứng cho mọi
người một cuộc sống khá sung túc. Mỗi gia đình chỉ có
khoảng 1 đến 2 con nên tâm lý thương con, chiều con mong
con “bằng chị, bằng em” của các bậc cha mẹ cũng vô tình tiếp
tay cho tỉ lệ vi phạm an toàn giao thông trong học sinh tăng
cao. Mỗi học sinh gia đình khá khi đến trường đều được cha
mẹ trang bị bằng phương tiện xe gắn máy. Nhìn vào nhà xe
dành cho học sinh, ta có thể bắt gặp số lượng xe gắn máy
ngày càng nhiều. Dù là phân khối nhỏ nhưng nếu điều khiển
với tốc độ cao và bản thân người lái xe chưa từng học qua
một lớp học nào để trang bị về kiến thức lái xe an toàn thì
việc xảy ra tai nạn giao thông là điều không thể tránh khỏi.
Bên cạnh đó, còn phải nhắc đến một đồng minh không nhỏ đó
là mũ bảo hiểm, Chính phủ đã quy định rất nhiêm ngặt về chất
lượng cũng như lời kêu gọi “Phải nội nón bảo hiểm an toàn,
chất lượng khi lái xe” đã được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần
2012 – 2013 ~6~
14 bài văn tham khảo THCS LONG AN
trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng với tâm lý
thích chạy theo “mốt”, những nón bảo hiểm nào nhẹ hoặc

kiểu dáng bắt mắt, đẹp luôn là ưu tiên lựa chọn hàng đầu của
các cô, cậu học sinh tuổi teen mà không hề nghĩ đến chất
lượng. Khi có tan nạn xảy ra, chắc chắn những chiếc mũ
“mốt”, nhẹ, xinh đẹp, thời trang ấy không thể đem lại sự an
toàn cho những chủ nhân thích vẻ bề ngoài không nghĩ đến
chất lượng của chúng.
Nói như thế không có nghĩa là tỉ lệ vi phạm an toàn
giao thông chỉ hoàn toàn vì học sinh lái xe gắn máy mà một
học sinh đi xe đạp thông thường nhưng nếu chạy hàng 2 hàng
3 để tiện nói chuyện cũng là một nguyên nhân đáng kể. Hay
tình trạng học sinh đi sai làn đường quy định do đi tắt, hoặc
đáng nói hơn là khi học sinh tan trường ra về thì các cô cậu đã
làm náo loạn cả một khoảng thời gian mà nếu ai có đi qua
cũng phải lắc đầu ngao ngán.
Thứ hai nữa cũng phải nói đó là nguyên nhân khách
quan thuộc về cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế ở nước ta hiện
nay. Dân số tăng quá nhanh, tốc độ đô thị hóa cao, lưu lượng
xe ngày càng đông nhưng đường sá lại đi xuống theo một tỉ lệ
nghịch, nhiều lộ giao thông có quy mô nhỏ hoặc mặt đường
xuống cấp, hệ thống chiếu sáng không đảm bảo cũng góp
phần tiếp tay cho lưỡi hái của Thần chết cướp đi sinh mạng
của biết bao con người.
2012 – 2013 ~7~
14 bài văn tham khảo THCS LONG AN
Và đằng sau các vụ tai nạn giao thông thì hệ quả nó để
lại cũng không hề nhỏ không chỉ cho bản thân người bị nạn
mà cả gia đình và cả xã hội cũng phải nặng vai gánh lấy.
Nếu xảy ra ở tình huống xấu nhất thì Thần chết không
hề thích đùa, người ra đi khi cả tương lai còn trước mắt đem
theo luôn niềm hi vọng mong chờ của cha mẹ, và đánh tan

luôn một tế bào mới của xã hội.
Nhưng nếu không phải đi cùng Thần chết mà bị thương,
bị tàn tật, thì sự đau đớn còn gấp bội. Còn gì chua xót hơn khi
tuổi học sinh mới 15 – 20 đã phải khép chặt cuộc đời vào
giường bệnh và tương lai là những bản photocopy như nhau.
Khi ấy, hậu quả của các vụ tai nạn giao thông không chỉ cho bản
thân người bị nạn mà còn có công sức chăm sóc của gia đình và
cả tiền bạc của xã hội.
Tôi đã từng chứng kiến đám tang của một học sinh
cũng vì tai nạn giao thông. Người mẹ ngất rồi tỉnh, tỉnh dậy
lại khóc và luôn miệng bảo: “Con tôi nó nói sau này nó
sẽ…….” nhưng sau này là lúc nào của cậu học sinh đó, một
phút bất cẩn đùa giỡn với bạn khi chạy xe với tốc độ khá
nhanh nên không thể xử lí kịp với chiếc xe đi người chiều đã
dẫn đến thảm kịch hôm nay cho gia đình.
Với những tác hại đau lòng ấy thì có lẽ cần gióng lên
một hồi chuông báo động về việc thực hiện tốt an toàn khi
2012 – 2013 ~8~
14 bài văn tham khảo THCS LONG AN
tham gia giao thông của xã hội hiện nay là một điều bức thiết.
Với học sinh đơn giản chỉ là đảm bảo các tiêu chí của “Văn
hóa giao thông” là đủ.
Đó là khi lái xe, mỗi học sinh cần có hiểu biết đầy đủ,
đúng các quy định của pháp luật và tự giác chấp hành nghiêm
chỉnh các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn
giao thông. Bên cạnh việc Nhà trường tổ chức các buổi tuyên
truyền về tác hại của tai nạn giao thông trong các buổi sinh
hoạt dưới cờ hay các bản tin phát thanh học đường có lẽ việc
giảng dạy các quy định an toàn giao thông khi lái xe cần phải
được thực hiện lồng ghép trong các tiết học có liên quan, hãy

để học sinh thấy được hậu quả nặng nề của các vụ tai nạn giao
thông và cần nhất là việc giáo dục các bạn học sinh hiểu rằng
khi lái xe không chỉ có trách nhiệm với bản thân mình mà còn
phải vì người khác, phải biết nhường nhịn nhau khi lái xe hay
là một cử chỉ giúp đỡ người khác trên đường.
Đó còn là thái độ ứng xử thật văn minh, lịch sự nếu xảy
ra các va chạm giao thông. Các bạn học sinh cần thấy rằng,
không ai muốn tai nạn giao thông nhưng nếu do một sơ xuất
ngoài ý muốn va chạm xảy ra thì một bàn tay dìu đỡ người bị
ngã đứng dậy, dựng lại giùm chiếc xe, hay một nụ cười chia
sẽ hoặc câu hỏi “Bạn có sao không?” sẽ có tác dụng đánh tan
mọi đau đớn, buồn bực do va chạm giao thông mang lại.
2012 – 2013 ~9~
14 bài văn tham khảo THCS LONG AN
Với các bậc cha mẹ, bên cạnh việc trang bị phương tiện
thuận lợi cho con cũng cần trang bị đầy đủ cho con những
hiểu biết về quy định lái xe an toàn. Học sinh là thế hệ mong
chờ của xã hội, được học hỏi những điều hay lẽ phải thì cần
nhất là phải làm gương cho mọi người, tạo sự tin tưởng của xã
hội vào lực lượng kế thừa của đất nước.
Tóm lại, việc chấp hành tốt các quy định giao thông
không chỉ đem lại sự an toàn cho bản thân người lái xe mà
còn là niềm vui của mọi người. Các bạn học sinh cần nhớ
rằng, các bạn là chủ nhân của đất nước mai sau nên không
phải chỉ cần trang bị kiến thức về xã hội, chính trị, khoa học,
… mà việc trang bị cho bản thân kiến thức lái xe an toàn
cũng là việc làm cần thiết, hãy nêu gương cho tất cả mọi
người, hãy xứng đáng với tư cách chủ nhân đất nước ngày
mai và hãy nhớ: Lái xe an toàn không chỉ cho mình, cho mọi
người cho cuộc sống hôm nay mà còn vì cả thế hệ ngày mai.

PHẦN II:
NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN
2012 – 2013 ~10~
14 bài văn tham khảo THCS LONG AN
ĐỀ BÀI:
Tâm trạng Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.
BÀI THAM KHẢO:
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
Nguyễn Du
Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân
Bâng khuâng nhớ cụ, thương thân nàng Kiều.
Hơn ba trăm năm trước, nơi làng Tiên Điền huyện Nghi
Xuân ấy đã có một thi hào dân tộc ra đời. Nguyễn Du – người
đã đưa văn học chữ Nôm của dân tộc ta đến đỉnh cao từ thế kỉ
thứ XVIII với tập thơ Nôm “Đoạn trường tân thanh” hay tục
gọi là Truyện Kiều theo tên nhân vật chính – nàng Thúy Kiều.
Nói đến Kiều là nói đến những nỗi lòng, những nỗi sầu tâm
trạng nhưng điều lạ là mỗi khúc tâm trạng ở những hoàn cảnh
khác nhau lại rung lên những nỗi lòng khác nhau. Có khi là
nỗi nhớ người yêu, nhớ thương cha mẹ cũng có khi là nỗi
buồn lo của Kiều cho chính cuộc đời nàng. Nỗi lòng ấy chính
là tám câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng
Bích”. Cả khối “Buồn trông” ấy như một tổng thể tâm trạng
cảm thương, buồn nhớ, đợi chờ, hy vọng, sợ hãi, của Kiều.
Trong suốt tám câu thơ ấy, nghệ thuật ước lệ tượng
trưng đã kết hợp hài hòa với bút pháp tả cảnh ngụ tình cùng
2012 – 2013 ~11~
14 bài văn tham khảo THCS LONG AN
với nghệ thuật điệp ngữ liên hoàn “Buồn trông” ở đầu mỗi
câu lục đã tạo ra một cảm giác thấm đẫm buồn xâm chiếm

người đọc ngay từ những câu thơ đầu tiên:
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Sáu chữ thôi, chẳng dùng một biện pháp tu từ nào cả
mà câu mở đoạn đã mở ra một tâm trạng thấm buồn với một
không gian gợi buồn ngoài “cửa bể” và một thời gian cũng
đượm buồn “chiều hôm” của một người đang lẻ loi, ngóng
đợi. Cả đoạn thơ chỉ gồm 4 cặp lục bát mà chất chứa bao
nhiêu là từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, dầu dầu, xanh
xanh, ầm ầm. Những từ láy ấy cứ lan ra, tỏa vào tâm hồn
người đọc về nỗi buồn của cô gái họ Vương. Lúc này, Kiều
lần đầu xa nhà, bị khóa xuân trong lầu Ngưng Bích của Tú
Bà. Nàng tuy đã phải thất thân cùng họ Mã nhưng cũng chưa
chịu dấn thân vào chốn lầu xanh. Phải chăng vì thế mà ngay
hình ảnh đầu tiên, nàng thấy:
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
ẩn chứa trong đó thấp thoáng một tia hy vọng cho cuộc đời
nàng! Nhưng có lẽ “xa xa” cũng là xa lắm, mịt mờ lắm. Còn
giờ đây hình ảnh cánh buồm thấp thoáng nơi cửa bể chiều
hôm chỉ gợi cho nàng sự cô đơn, lẻ loi. Nó nhắc nàng nhớ đến
thân phận lạc loài của mình và trỗi dậy trong lòng nàng nỗi
nhớ quê hương, gia đình cồn cào, da diết. Ở nơi xa xăm này,
2012 – 2013 ~12~
14 bài văn tham khảo THCS LONG AN
nàng như con thuyền lẻ loi, đơn độc biết đến ngày nào mới trở
về sum họp cùng gia đình.
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Trong mạch thơ đầy tâm trạng ngỗn ngang của Kiều lại
xuất hiện câu hỏi thứ hai. Câu hỏi như một nỗi buồn bã xót xa
của nàng về thân phận mình. Cuộc đời hoa trôi bèo nổi của

nàng biết sẽ đi đâu, về đâu trong những ngày sắp tới. Cánh
hoa thân phận Kiều nhi đang trôi theo dòng đời biết đâu là
điểm dừng?
Và: Buồn trông nội cỏ dầu dầu
Trải dài nơi:
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
tiếp tục lắng đọng nơi lòng Kiều nỗi mênh mang cho một
cuộc sống tẻ nhạt vô vị ở nơi vắng vẻ và cô quạnh này.
Cuối cùng trong chuỗi tâm trạng là âm thanh ghê người
của tiếng sóng ầm ầm đã làm trỗi lên trong Kiều một nỗi sợ
hãi:
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
2012 – 2013 ~13~
14 bài văn tham khảo THCS LONG AN
Cả đoạn thơ như bốn bức tranh tứ bình về tâm trạng của
Kiều, mỗi một cảnh vật trong bốn bức tranh ấy đều gợi lên ở
Kiều những liên tưởng về cuộc đời, thân phận mình để rồi bật
ra những tâm trạng khác nhau: từ nỗi buồn lẻ loi đến băn
khoăn cho số phận tiếp tới nỗi chán nản thất vọng và cuối
cùng là nỗi sợ hãi khôn nguôi. Để vẽ được những bức tranh
tâm trạng ấy, cái đặc sắc ở Nguyễn Du là ông đã nhìn cảnh vật
bằng chính con mắt của Kiều, đã phủ lên cảnh vật bằng chính
tâm trạng của Kiều nên mối cảnh vật, diễn biến xung quanh
đều khiến nàng liên tưởng, chạnh lòng nghĩ đến bản thân
mình. Mỗi một cảnh vật đều gợi lên những bất hạnh, đau khổ
cho đời nàng, tất cả như dồn đuổi nàng, bao vây nàng không
cho nàng lối thoát nào cả. Đầu tiên là nhìn ra xa ngoài cửa bể
rồi lại nhìn gần hơn là ngọn nước trước mặt rồi lại sang một
hướng khác là mặt đất nhưng đâu đâu nàng cũng gặp phải nỗi

buồn, đâu đâu cũng gợi lên cho nàng nỗi tủi hổ về thân phận
lạc loài, trôi giạt của mình và khi giật mình nhìn quanh nàng
chỉ thấy những tai họa đang bủa vây và chực chờ đổ xuống.
Tất cả mọi hướng, mọi phương đều đã khóa kín, Kiều biết
trốn vào đâu bây giờ?
Đoạn thơ đã diễn tả thật hay, thật tinh tế chân thật cái
tâm trạng buồn bã, xót xa và lo sợ của Kiều cho chính cuộc
đời nàng với những sắc thái khác nhau, diễn tả bằng những
câu thơ tuyệt đẹp, bằng âm điệu trầm buồn và bằng cả những
2012 – 2013 ~14~
14 bài văn tham khảo THCS LONG AN
bức tranh thiên nhiên tả cảnh ngụ tình tuyệt tác ít ai sánh nổi.
Đoạn thơ về tâm trạng của Kiều ở lầu Ngưng Bích đã khép lại
nhưng nỗi buồn của nàng còn thấm đẫm chúng ta đến tận hôm
nay. Có thể nói đây là đoạn thơ mà bất cứ ai yêu “Truyện
Kiều” cũng đều thuộc lòng cả.
ĐỀ BÀI:
Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong
Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
BÀI THAM KHẢO:
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
Nguyễn Dữ
Nghi ngút đầu ghềnh khói tỏa hương
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương
Câu chuyện về vợ chàng Trương ấy xảy ra từ thời
hậu Trần sau được ghi thành một truyện truyền kì trong tác
phẩm “Truyền kì mạn lục” nổi tiếng của Nguyễn Dữ từ thế kỉ
16 mà ai trong chúng ta cũng đều biết, “Chuyện người con gái
Nam Xương”. Đó là một truyện rất đặc sắc cả về nội dung lẫn
2012 – 2013 ~15~

14 bài văn tham khảo THCS LONG AN
nghệ thuật, được ngợi ca là một ánh văn “thiên cổ kì bút” về
số phận người phụ nữ trong chế độ phong kiến mà vợ chàng
Trương, nàng Vũ Nương là một đại diện.
Vũ Nương là người con gái bạc mệnh đáng
thương, nàng có biết bao phẩm chất tiêu biểu cho đức hạnh
của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa. Tên nàng
là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, xuất thân trong gia đình
“kẻ khó” nhưng nàng vừa có nhan sắc vừa có đức hạnh, cụ
Nguyễn Dữ có chép rõ “tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư
dung tốt đẹp”. Chàng Trương Sinh con nhà hào phú “mến vì
dung hạnh” đã xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới nàng về làm
vợ. Trong đạo vợ chồng, nàng là người vợ hiền thục, biết
chồng có tính đa nghi, “phòng ngừa quá sức” nhưng nàng
luôn biết “giữ gìn khuôn phép không từng để lúc nào vợ
chồng phải đến thất hòa”.
Sống giữa thời loạn lac,vì không có học nên tên của
Trương Sinh phải ghi vào sổ lính đi vào loại đầu. Buổi tiễn
chồng ra trận, nàng chẳng mong chàng “đeo ấn phong hầu trở
về quê cũ, chỉ xin ngày về được hai chữ bình yên”. Ước
mong của nàng thật bình dị, coi hạnh phúc gia đình hơn mọi
công danh phù phiếm trên đời. Chồng ra trận vừa đầy tuần,
nàng sinh một đứa con trai đặt tên là Đản. Khi xa chồng phẩm
hạnh của nàng càng được khẳng định trong nhiều mối quan hệ.
Với con, nàng là người mẹ dịu dàng, giàu tình yêu thương,
2012 – 2013 ~16~
14 bài văn tham khảo THCS LONG AN
ngay cả chuyện nàng hay “trỏ bóng mình trên vách mà bảo là
cha Đản” phải chăng đấy cũng vì nàng không muốn con mình
thiếu đi tình yêu thương của cha. Nhưng nàng đâu ngờ rằng

hành động mà nàng nghĩ “hay đùa con” lại trở thành nguyên
nhân đẩy nàng đến bờ vực của cuộc đời. Trong mối quan hệ
với mẹ chồng, nàng đã làm tròn bổn phận của người con dâu
hiếu thảo. Vì nhớ thương con, lại thêm già yếu, bệnh tình của
mẹ chồng nàng ngày càng trở nặng, nàng đã “hết sức thuốc
thang” lại thêm “lễ bái thần phật” rồi dùng cả lời “ngọt ngào
khôn khéo khuyên lơn” nàng đã làm hết sức lực, khả năng của
bản thân mình nhưng vì “nước hết chuông rền”, “khí cùng lực
kiệt” mẹ chồng nàng qua đời, nàng đã “hết lời thương xót”,
việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức chu đáo “như đối với
cha mẹ đẻ mình”. Ngay cả mẹ chồng nàng trước lúc mất cũng
thầm nguyện cầu nàng sẽ được hạnh phúc sau này khi chồng
nàng về như “xanh kia quyết chẳng phụ con như con đã
chẳng phụ mẹ”. Qua từng trang truyện, Nguyễn Dữ đã dành
cho Vũ Nương một thái độ yêu mến, trân trọng từ đó khắc họa
rõ nét hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa với
những phẩm chất tốt đẹp: một nàng dâu hiếu thảo, một người
vợ đảm đang thủy chung và người mẹ hiền đôn hậu.
Với những phẩm chất tốt đẹp ấy, đáng lẽ nàng phải
được hưởng cuộc đời hạnh phúc như nguyện ước của mẹ
chồng nàng nhưng chẳng ai ngờ, khi “việc quân kết thúc”,
2012 – 2013 ~17~
14 bài văn tham khảo THCS LONG AN
Trương Sinh từ miền xa chinh chiến trở về thì người mà nàng
mong chờ ngày đêm ấy lại là người đặt dấu chấm hết cho
cuộc đời nàng. Khi bồng con ra thăm mộ mẹ, Trương Sinh đã
tin vào câu nói ngây thơ của bé Đản “Trước đây, thường có
một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi,
mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”.
Bé Đản đã nói với cha như thế, bởi vì đấy là sự thật theo niềm

tin thơ dại của nó dù đầy sự lầm lẫn, vậy mà cha của bé,
Trương Sinh đã hồ đồ, vội vã tin đó là sự thật mà không suy
xét “cứ đinh ninh là vợ hư” chàng nghi ngờ lòng chung thủy
của vợ. Từ chỗ nói bóng gió xa xôi, rồi mắng chửi hắt hủi
cuối cùng là đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà, bỏ mặc ngoài tai
những lời bày tỏ của vợ, mọi sự biện bạch của họ hàng làng
xóm. Vũ Nương đau đớn và thất vọng quá, bị chính người
chồng nàng yêu thương và chờ đợi đẩy vào bi kịch, bị vu oan
là người vợ hư thân mất nết thì còn đau đớn nào hơn. Trương
Sinh đã đẩy nàng đến bước đường cùng quẫn và bế tắc, nàng
phải nhảy xuống sông Hoàng Giang để tự minh oan cho mình,
tỏ rõ là người phụ nữ “đoan trang giữ tiết trinh bạch gìn
lòng”.
Từ số phần đầy oan nghiệt của Vũ Nương, truyện đã
phản ánh một hiện thực về xã hội phong kiến xưa với những
bất công vô lí. Đó là một xã hội dung túng cho quan niệm
trọng nam khinh nữ, để cho Trương Sinh, một kẻ thất học vì
2012 – 2013 ~18~
14 bài văn tham khảo THCS LONG AN
lời nói ngây thơ của đứa trẻ 3 tuổi ngang nhiên chà đạp lên
nhân phẩm của người vợ hiền thục, nết na. Và cả nguyên nhân
gián tiếp khác nữa: do chiến tranh phong kiến. Dù không
được miêu tả một cách trực tiếp nhưng cuộc chiến tranh ấy đã
tác động lên từng nhân vật trong tác phẩm, bà mẹ chồng Vũ
Nương nhớ con mà mất, Vũ Nương phải chọn cái chết trong
ngày chông trở về và bé Đản phải mất mẹ. Người đọc xưa nay
chỉ còn biết thở dài, cùng Nguyễn Dữ thương xót cho người
con gái Nam Xương và biết bao phụ nữ bạc mệnh khác trong
cõi đời này mà số phận của họ như đã được báo trước:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non
(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)
Phần cuối truyện đậm tính chất hoang đường, kì ảo như
càng thể hiện tình cảm yêu thương con người của Nguyễn Dữ,
giá trị nhân đạo của tác phẩm. Nguyễn Dữ đã để cho Vũ
Nương không chết hay nói đúng hơn nàng được sống một
cuộc đời khác tốt đẹp hơn ở chốn thủy cung. Kết thúc có hậu
làm câu chuyện mang đậm tính chất cổ tích phản ánh ước mơ
về một xã hội công bằng, nhân phẩm con người được tôn
trọng nhưng dù Vũ Nương được giải oan, nàng vẫn “chẳng
thể trở về nhân gian được nữa” chỉ càng làm tăng thêm giá trị
tố cáo hiện thực ở tác phẩm này.
2012 – 2013 ~19~
14 bài văn tham khảo THCS LONG AN
Bi kịch của Vũ Nương là bi kịch gia đình nhưng cái
chết của Vũ Nương đã làm biết bao người phải rơi lệ khóc
thương cho một vẻ đẹp toàn diện phải chịu một số phận oan
nghiệt. Tuy mang nhiều yếu tố hoang đường nhưng nhân vật
Vũ Nương là một điển hình cho bi kịch của người phụ nữ
trong gia đình và xã hội phong kiến ngày xưa.
ĐỀ BÀI:
Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn
Làng của tác giả Kim Lân.
BÀI THAM KHẢO:
LÀNG
Kim Lân
Người ta đã viết rất nhiều về cái làng Việt Nam xưa kia,
từ kho tàng đồ sộ những câu ca dao tục ngữ, những bài viết
khảo cứu về phong tục tập quán hay những phóng sự việc
làng cho đến những tiểu thuyết mà trong đó cái làng gói trọn

số phận của nhiều nhân vật. Lúc đó làng không còn là một
đơn vị hành chính nữa mà đó đã là tất cả những gì gắn bó với
người nông dân xưa. Và với truyện ngắn Làng của Kim Lân
cũng như thế. Làng chỉ là cái cớ làm nền để từ đó làm nổi bật
1 con người – nhân vật ông Hai. Bởi lẽ suốt câu chuyện
không có một câu văn nào miêu tả về cái làng Chợ Dầu ấy mà
2012 – 2013 ~20~
14 bài văn tham khảo THCS LONG AN
ta chỉ thấy 1 tình yêu lạ lùng của ông Hai dành cho cái làng
của mình.
Ông Hai không phải là nhân vật tiêu biểu trong cái làng
Chợ Dầu, có lẽ cũng rất đỗi bình thường như bao cái làng
khác trên mảnh đất VN này. Ông chỉ là người nông dân chất
phác, hay làm, dù đang sống ở nơi tản cư, ông vẫn phát miếng
rẫy để trồng ít củ sắn phòng cho sang năm. Ông Hai rất tự hào
về làng Chợ Dầu, nơi “chôn nhau cắt rốn” của mình. Tình
cảm ấy thể hiện trước hết ở cái tính hay khoe về làng nhất là
bây giờ trong lúc xa làng, trong cái cuộc sống chật hẹp tù túng
của nơi tản cư thì cái làng càng trở nên đẹp đẽ, nó trở thành
niềm tin thành sự say mê và thành ước vọng trong ông. Mỗi
lần kể về làng, ông lại nói “một cách say sưa và náo nức lạ
thường, hai con mắt ông sáng hẳn lên, mặt biến chuyển
hoạt động”. Ở ông ,việc khoe làng đã trở thành một cái tật,
ông nói như cho chính mình, cho thỏa nỗi nhớ về làng trong
ông. Và ta hiểu đằng sau cái “tật” ấy chính là tấm lòng chân
thật gắn bó của ông với làng. Để rồi mỗi khi nhớ về làng ông
lại thấy “khỏe hẳn ra” vì ông yêu mến làng nên mọi nỗi khổ
đau hay niềm vui sướng đều gắn bó với cái làng quê dấu đó.
Phút giây sảng khoái sung sướng nhất của ông Hai ở
nơi tản cư có lẽ là lúc ông phóng bước trên con đường làng

đến phòng thông tin tuyên truyền. Ong đi nghe tin tức, ông
phấn khởi trước những thắng lợi của kháng chiến. Kim Lân đã
2012 – 2013 ~21~
14 bài văn tham khảo THCS LONG AN
rất khéo léo khi đặt ông Hai vào một tình huống gay cấn để từ
đó làm bộc lộ những tình cảm mới mẻ trong ông. Tình huống
ấy là cái tin làng Chợ Dầu theo giặc mà chính ông nghe được
từ những người tản cư mới ở dưới xuôi lên. Khi nghe cái tin
đột ngột ấy, ông thấy sững sờ và đau xót quá “cổ ông nghẹn
ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ong lão lặng đi tưởng như
không thở được”. Ông đau đớn vì làng Chợ Dầu yêu quý của
ông đã rời bỏ kháng chiến. Tủi nhục và xấu hổ, ông lảng tránh
để về nhà, không dám nói chuyện cùng những người tản cư.
Quay trở về ông phải “cúi gầm mặt xuống mà đi”, lúc nào
ông cũng nơm nốp lo sợ người ta để ý, bàn tán về dân làng
Chợ Dầu theo giặc. Đêm “ông trằn trọc không sao ngủ
được”. Tiếng đồn loang xa, cả gia đình ông vô cùng buồn
khổ, ông lại càng đau xót hơn. Có khi ông cũng nghi ngờ cái
tin ấy, ông tự tranh luận với mình “chả nhẽ cái bọn ở làng lại
đổ đốn đến thế được” nhưng rồi cái tên “thằng chánh Bệu”
đã phá tan niềm tin ít ỏi đó trong ông, uất quá ông nắm chặt
tay, nghiến răng nguyền rủa “chúng bay ăn miếng cơm hay
miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước
để nhục nhã thế này?”
Ong Hai yêu làng tha thiết nhưng lại vô cùng căm tức
khi nghe tin làng theo giặc. Hai tình cảm tưởng chừng mâu
thuẫn ấy đã dẫn đến một sự xung đột nội tâm dữ dội. Ong
càng bị đẩy vào tình thế bế tắc tuyệt vọng khi bà chủ nhà nơi
2012 – 2013 ~22~
14 bài văn tham khảo THCS LONG AN

tản cư muốn đuổi gia đình. Đi đâu bây giờ? Không ai chứa
chấp dân làng Việt gian cũng không thể về làng vì “về làng
tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ”. Tình yêu làng trong ông
giờ đây không còn như một thói quen mà thực sự là một tình
yêu có ý thức “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất
rồi thì phải thù”. Thật cảm động cho cái cảnh ông thủ thỉ với
thằng con như nói với chính mình, ông muốn con ghi nhớ
“nhà ta ở làng Chợ Dầu” cũng là để nhắc mình về quê cha
đất tổ nhưng cũng để khẳng định một tình yêu rộng lớn bao
trùm hơn, đó là thủy chung với kháng chiến với cách mạng
“ủng hộ cụ HCM muôn năm”.
Người đọc như bị cuốn vào mạch tâm tư của ông Hai
qua nghệ thuật miêu tả tài tình của tác giả để rồi ai cũng vỡ òa
ra cùng niềm hả hê vui sướng của ông Hai khi nghe tin cải
chính từ ông Chủ tịch xã, ông mua quà chia cho các con, lật
đật đi báo tin với mọi người. Ong hồn nhiên kể lại như mình
vừa tham dự trận đánh ấy và cái tin “Tây nó đốt nhà tôi rồi
bác ạ, đốt nhẵ” là cái chứng cứ hùng hồn nhất cho lời cải
chính lúc này của ông. Trong cái nhà bị đốt rụi ấy dường như
đang tái sinh một làng Chợ Dầu khác, vẫn là cái làng mà ông
từng yêu vừa là cái làng đã vẫn xứng đáng với tình yêu ấy –
làng Chợ Dầu kháng chiến.
Văn hào I-li-a E-ren-bua có nói “lòng yêu nhà, yêu
làng xóm, yêu đồng quê trở thành lòng yêu Tổ quốc”. Ông
2012 – 2013 ~23~
14 bài văn tham khảo THCS LONG AN
Hai đúng là một người như thế. Niềm vui, nỗi buồn của ông
đề gắn với làng, lòng yêu làng chính là cội nguồn của lòng
yêu nước. Ông Hai là hình ảnh đẹp của người nông dân bình
thường như giàu lòng yêu nước, một mẫu người đáng quí của

dân tộc trong những năm trường kì kháng chiến chống thức
dân Pháp
ĐỀ BÀI:
Suy nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong truyện
ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
BÀI THAM KHẢO:
LẶNG LẼ SAPA
Nguyễn Hoàng Long
Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn hay của Nguyễn
Thành Long. Cũng như hầu hết các sáng tác khác, ở Lặng lẽ
Sa Pa tác giả đã sử dụng cách kể chuyện nhẹ nhàng, cốt
truyện đơn giản, không có những tình huống lắt léo, phức tạp
cũng không khai thác những mâu thuẫn căng thẳng nhưng nội
dung câu chuyện lại hấp dẫn người đọc vô cùng. Có lẽ lực hấp
dẫn ấy phát ra từ vẻ đẹp trong cách sống trong tâm hồn và
những suy nghĩ của anh thanh niên – nhân vật chính của
truyện và cả những nhân vật khác. Họ tiêu biểu cho những
người sống, cống hiến trong giai đoạn dân tộc ta vừa xây
2012 – 2013 ~24~
14 bài văn tham khảo THCS LONG AN
dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiến hành cuộc chiến
tranh chống đế quốc Mỹ ở miền Nam, thống nhất đất nước.
Ngay từ đầu tác phẩm, Nguyễn Thành Long đã sử dụng
cách kể rất mới la khi tác giả không cho nhân vật chính của
mình xuất hiện mà chỉ gián tiếp qua lời giới thiệu rất ấn tượng
của bác lái xe, rằng anh ta là “một trong những người cô độc
nhất thế gian”, rằng anh ta rất “thèm người” và nếu họa sĩ có
gặp thì thế nào “cũng thích vẽ”. Sau đó anh đã xuất hiện trực
tiếp qua cuộc gặp gỡ chốc lát với bác lái xe. Ông họa sĩ và cô
kĩ sư trong khoảng thời gian ngắn ngủi để rồi lại khuất vào

mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thưở của núi non SaPa.
Tuy nhiên chỉ với 30 phút tiếp xúc ấy, anh thanh niên đã để lại
trong lòng người đọc một ấn tượng khó phai mờ về vẻ đẹp
trong cách sống, trong tâm hồn anh.
Đó là anh thanh niên 27 tuổi, làm công tác khí tưởng
kiêm vật lý đại cầu, vóc người nhỏ bé nhưng nụ cười rạng rỡ
trên gương mặt. Anh sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao
2600m so với mực nước biển, quanh năm chỉ có mây mù lạnh
lẽo. Vì thế chúng ta cũng không lạ gì khi bác lái xe bảo anh là
người cô độc nhất thế gian. Bạn bè của anh toàn là những vật
vô tri: máy đo nắng, đo gió, đo mấy… tuy sống trong hoàn
cảnh cô đơn như thế nhưng người thanh niên ấy vẫn yêu đời,
vẫn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Anh sắp xếp
lo toan cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định “một căn nhà ba
2012 – 2013 ~25~

×