BÀI TẬP MÔN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
( Chun đề: Đánh gíá thành quả quản lý và BSC )
Bài 1:
Bạn là người chịu trách nhiệm mới của một phân xưởng SX mặt hàng X. người ta chuyển cho bạn báo
cáo sau đây, và chính vì kết quả này mà người quản lý cũ của đơn vị này đã bị thơi việc.
Dự tốn Thực tế Chênh lệch
- Số lượng SP sản xuất (đv) 25.000 24.000 - 1.000 X
- CPSX
+ CPNVLTT 62.500 $ 69.120 $ + 6.620 $ X
+ CPNCTT 195.000 $ 204.800 $ + 9.800 $ X
+ BPSXC 55.000 $ 52.560 $ - 2.440 $ T
+ ĐPSXC 43.750 $ 45.220 $ + 1.470 $ X
Cộng 356.250 $ 371.700 $ + 15.520 $ X
- CPSX đơn vị 14,25 $ 15,49 $ + 1,24 $ X
Bạn có thêm các thơng tin bổ sung liên quan đến tài liệu trên như sau:
a) Sau một lần đình cơng kéo dài 1 ngày trong tháng, các cơng nhân đã được tăng một khoản
lương tương đương với 10% mức lương theo giờ của họ và được truy lĩnh vào đầu tháng.
b) Theo bộ phận mua hàng, giá ngun vật liêu đã tăng thêm 15 % vào ngày đầu tiên của tháng.
c) Định phí SXC bao gồm lưong nhà quản lý, chi phí khấu hao, cơng cụ -dụng cụ của đơn vị và
phần chi phí chung cố định của tồn nhà máy
( phần chi phí này được phân bổ cho đơn vị SX dựa trên diện tích sử dụng )
u cầu:
1. Hãy cho biết những thay đổi cần có trong nội dung của báo cáo kết quả nói trên khi sử dụng nó
để đánh giá thành quả quản lý của phân xưởng.
2. Trình bày bào cào này một cách hợp lý hơn.
Bài 2:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán trong năm 20x0 của công ty XYZ
như sau: (đơn vò tính: 1.000 đồng)
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Bảng cân đối kế toán
Chỉ tiêu Số tiền Tài sản Nguồn vốn
Doanh thu 2.436.000 Tiền 200.000 Nợ ngắn hạn 250.000
Giá vốn hàng bán 1.700.000 Các khoản phải
thu
200.000 Nợ dài hạn 500.000
Lợi nhuận gộp 736.000 Hàng tồn kho 230.000 Cổ phần ưu đãi 200.000
Chi phí bán hàng và
quản lý doanh nghiệp
440.000 Tài sản cố đònh
(Giá trò còn lại)
800.000 Cổ phần thường 300.000
Doanh thu hoạt động
tài chính
120.000 Tài sản dài hạn
khác
220.000 Thặng dư vốn
cổ phần
100.000
Chi phí hoạt động tài
chính
80.000 Lợi nhuận giữ
lại
300.000
Lợi nhuận trước thuế 336.000 Tổng cộng 1.650.000 Tổng cộng 1.650.00
0
Thuế TNDN (35%) 117.600
Lợi nhuận sau thuế 218.400
Một số thông tin khác như sau:
- Nợ dài hạn của công ty XYZ gồm 2 khoản. Thứ nhất, công ty đi vay dài hạn ngân hàng với lãi
suất đi vay phải trả theo hợp đồng vay là 12%/ năm, trong khi lãi suất vay dài hạn hiện tại ở các
ngân hàng là 10%. Thứ hai, công ty thế chấp ngân hàng một toà nhà để vay dài hạn với lãi suất là
11%.
- Công ty đã phát hành cổ phần ưu đãi với mệnh giá là 100.000 đồng một cổ phiếu, chi phí phát
hành là 2.000 đồng/ một cổ phiếu. Cổ tức chi trả cho một cổ phiếu ưu đãi là 11.000 đồng/ cổ
phiếu.
- Cổ phần thường khi phát hành có mệnh giá là 50.000 đồng/ cổ phiếu, tại thời điểm ngày
31/12/20x0, giá trò của một cổ phiếu lúc này là 100.000 đồng. Chi phí ước tính cho các hoạt động
giao dòch cổ phiếu là 15.000 đồng/ cổ phiếu. Kết luận của ban quản trò về lợi nhuận được chia cho
cổ đông trongđnăm hoạt động 20x0 là 12.000 đồng cho mỗi cổ phiếu.
- Giả sử thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 35%.
Yêu cầu:
1. Hãy xác đònh giá trò kinh tế tăng thêm (EVA) trong năm 20x0 của công ty XYZ
2. Giả sử, cuối năm 20x0, công ty thực hiện một dự án nghiên cứu tốn hết chi phí là
200.000.000 đồng và dự án nghiên cứu này thành công mang lại lợi ích cho công ty trong 5
năm, lợi nhuận của năm sau sẽ cao hơn so với năm trước là 80.000.000 đồng. Chi phí khấu
hao tài sản cố đònh là 120.000.000 đồng trong năm 20x0. Công ty XYZ sử dụng phương
pháp khấu hao đường thẳng. Giả sử từ năm 20x0 đến năm 20x5, tình hình hoạt động kinh
doanh vẫn giữ ổn đònh giống như năm 20x0, công ty không mua thêm, bán, thanh lý bất kỳ
một tài sản cố đònh nào, cũng không có bất kỳ một tài sản cố đònh nào hết thời gian sử
dụng hữu ích. Hãy tính ROI (sử dụng lợi nhuận sau thuế để tính) và EVA của công ty XYZ
trong 5 năm (từ năm 20x1 đến 20x5) trong hai trường hợp:
a) Công ty XYZ ghi nhận 200.000.000 đồng chi phí nghiên cứu là toàn bộ chi phí trong
20x0.
b) Công ty XYZ vốn hoá chi phí nghiên cứu 200.000.000 đồng và tính khấu hao trong 5 năm
từ năm 20x1 đến 20x5. Nhận xét về hai cách xử lý trên.
Bài 3:
Công ty COLA đánh giá thành quả quản lý vốn đầu tư ở 3 khu vực kinh doanh: TP.HCM, Hà Nội,
Hải Phòng, dựa trên chỉ tiêu ROI và EVA. Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư mong muốn tối thiểu là 14%, chi
phí sử dụng vốn bình quân là 10%, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%, tất cả các chỉ
tiêu này đều áp dụng giống nhau cho cả ba khư vực. Có thông tin về tình hình hoạt động của ba
khu vực như sau:
(Đơn vò tính: tr. Đồng)
TP.HCM Hải Phòng Hà Nội
Doanh thu
Lợi nhuận trước thuế
Tổng tài sản
Nợ ngắn hạn
300.000
25.500
150.000
10.000
375.000
28.000
125.000
5.000
450.000
29.500
175.000
15.000
Yêu cầu:
Hãy dựa vào chỉ tiêu ROI và EVA, cho biết theo thứ tự khu vực nào quản lý vốn đầu tư tốt
nhất ? Giải thích và chứng minh bằng số liệu cụ thể.
Bài 4:
Công ty X sản xuất và bán 3 loại sản phẩm X,Y và Z. Các thông tin liên quan đến năm tài khóa
đầu tiên của công ty này như sau:
1- Tài liệu về sản lượng tiêu thụ và giá bán: (đvt 1.000đ)
Sản phẩm
Dự toán Thực tế
Sản lượng
tiêu thụ
Đơn giá
bán
Sản lượng
tiêu thụ
Đơn giá
bán
SP X 4.000 12 4.000 14, 00
SP Y 4.000 15 3.000 15, 50
SP Z 12.000 10 11.000 11, 00
2- Tài liệu về biến phí đơn vò sản phẩm: (đvt: 1.000đ)
Sản phẩm Biến phí đơn vò
Đònh mức Thực tế
SP X 7 9, 20
SP Y 10 10, 00
SP Z 4 6, 00
3- Tổng đònh phí sản xuất, bán hàng và quản lý doanh nghiệp: (đvt: 1.000đ)
Dự toán : 50.000
Thực tế: 51.000
4- Kết quả hoạt động kinh doanh của năm tài khóa (đvt: 1.000đ )
Dự tính theo ngân sách hàng năm: 62.000
Thực tế : 39.700
Yêu cầu: Phân tích tình hình thực hiện kết quả hoạt động kinh doanh của năm tài khóa, biết rằng
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty được lập theo phương pháp trực tiếp.
Bài 5:
Công ty Lipex rất quan tâm đến quá trình cắt giảm tổng thời gian xử lý từ ki nhận được đơn
đặt hàng đến khi giao hàng. Vì vậy, trong quý 1 năm 2006, ban giám đốc đã yêu càu cấp dưới
cung cấp báo cáo thời gian trong từng giai đoạn của quy trình sản xuất, như sau:
Thời gian kiểm tra chất lượng sản phẩm 0.5 ngày
Thời gian sản xuất 2.8 ngày
Thời gian chờ trước khi đưa vào sản xuất 16.0 ngày
Thời gian chờ trước khi giao hàng 1.5 ngày
Thời gian chờ ở bộ phận KCS 0.5 ngày
Thời gian chuyển từ Phân xưởng 1 sang phân xưởng 2 0.7 ngày
Thời gian chờ để sản phẩm khô trước khi đưa vào quy trình tiếp theo 2 ngày
Yêu cầu:
1. Xác đònh thời gian xếp hàng, tốc độ sản xuất và tổng thời gian sử dụng trung bình cho một
đơn đặt hàng
2. Phân tích tính hiệu quả trong phân bổ thời gian sản xuất quý 1 năm 2006
3. Nếu công ty áp dụng JIT thì tỷ lệ MCE sẽ thay đổi thế nào ?
Bài 6:
Cửa hàng bách hóa tổng hợp Weierman nằm ở khu trung tâm mua sắm của thành phố.
Hoạt động của hệ thống cửa hàng ổn đònh và có lợi nhuận trong nhiều năm qua nhưng hiện nay nó
phải đối diện với đối thủ cạnh tranh là hệ thống cửa hàng quốc doanh lớn ở ngoại ô. Trong những
năm gần đây, thò trường ở khu trung tâm mua sắm của thành phố đang có nhiều thay đổi, nhưng
ban quản lý hệ thống cửa hàng bách hóa tổng hợp Weierman vẫn lạc quan tin rằng họ vẫn duy trì
được mức lợi nhuận như hiện nay.
Trong quá trình cố gắng duy trì mức lợi nhuận, ban quản lý Weierman đã thiết kế mô hình
bảng cân đối thành quả cho công ty. Họ tin rằng công ty chỉ cần tập trung vào 2 vấn đề chính:
- Thứ nhất, do khách hàng ngày càng thanh toán chậm hơn nhiều tại các chi nhánh cửa
hàng bách hóa, nên tỷ lệ nợ trả chậm của Weierman tăng cao. Nếu vần đề này được giải quyết thì
công ty sẽ thu được một lượng lớn tiền mặt phục vụ cho các kế hoạch đổi mới của công ty. Theo
điều tra cho thấy nguyên nhân của việc thanh toán chậm và khá nhiều hóa đơn không được thanh
toán là do khách hàng và công ty có những tranh cải về tính chính xác trên số tiền ghi trên các hóa
đơn, nguyên nhân là do nhân viên đứng quầy đã nhập liệu không chính xác vào các phiếu hạch
toán tại quầy.
- Thứ hai, công ty phải gánh chòu một khoản lỗ lớn từ các mặt hàng quần áo theo mùa
không tiêu thụ được. Mặc dù các mặt hàng theo mùa này có thể được bán lại nhưng công ty phải
chòu lỗ do bán với mức giá có chiết khấu.
Tại buổi họp xây dựng mô hình BSC, phó tổng giám đốc rất vất vả, không biết gắn kết làm
sao trước các chỉ tiêu đánh giá được đề xuất từ nhiều giám đốc bộ phận khác nhau.
Các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động được các giám đốc bộ phận kiến nghò như sau:
• Tổng doanh thu bán hàng
• Tỷ lệ phần trăm nhân viên được đào tạo để nhập liệu chính xác vào các phiếu bán hàng tại
quầy
• Mức độ thỏa mãn của khách hàng về tính chính xác của hóa đơn bán hàng dựa trên báo
cáo điều tra khách hàng hàng tháng
• Doanh thu bán hàng mỗi nhân viên
• Chi phí vận chuyển nhân viên mua hàng đến các buổi trình diễn thời trang
• Số vòng quay các khoản phải thu
• Kỳ bán hàng bình quân trong mùa
• Doanh thu trên một mét vuông diện tích cửa hàng
• Tỷ lệ phần trăm nhà cung cấp giao hàng đúng lúc
• Chất lượng thức ăn phục vụ cho nhân viên theo báo cáo điều tra nhân viên
• Tỷ lệ nợ khó đòi
• Tỷ lệ phần trăm số hóa đơn có sai sót
• Tỷ lệ phần trăm nhân viên tham gia hội thảo nét đa dạng của nhiều nền văn hóa khác nhau
• Tổng lợi nhuận
• Lợi nhuận trên mỗi nhân viên
• Tỷ lệ chính xác của các dự toán tiêu thụ
Yêu cầu:
Bạn hãy thay mặt Phó tổng giám đốc xây dựng mô hình BSC cho công ty Weierman
dựa trên các chỉ tiêu đánh giá theo đề xuất của các giám đốc bộ phận. Bạn không bắt
buộc phải sử dụng tất cả các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động trên, tuy nhiên bạn
cần phải dùng mũi tên để thể hiện mối liên kết giữa các chỉ tiêu đánh giá được lựa
chọn và sử dụng dấu (+) / ( – ) để thể hiện chỉ tiêu đánh giá nào nên được tác động
tăng cường hoặc bò giảm đi nhằm hướng đến việc giải quyết 2 vấn đề mà công ty đang
gặp rắc rối.