Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 98 trang )

TÓM TẮT ĐỀ TÀI


o

Lý do chọn đề tài

Trong năm 2008, tình hình kinh tế thế giới đầy biến động phức tạp đã làm cho giá các
mặt hàng nông sản diễn biến khó lường cùng với sự biến động tỷ giá và lãi suất đã làm
cho nông dân, doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nông sản rơi vào tình cảnh khó khăn,
điêu đứng. Mặc dù những nghiên cứu về quản trị rủi ro về phái sinh đã được quan tâm
rất nhiều nhưng đến nay người nông dân cũng như những doanh nghiệp kinh doanh
nông sản vẫn loay hoay trong những biến động bất thường của giá cả, lãi suất, và tỷ
giá. Người nông dân được mùa thì giá rớt. Những khó khăn của người nông dân và
doanh nghiệp trong thời gian qua đã là động lực thôi thúc để em nghiên cứu đề tài:
“Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam”.
o

Mục tiêu nghiên cứu

-

Tìm hiểu thực trạng quản trị rủi ro hàng nông sản ở một số nước
như:

Mỹ,
Brazil, Tanzania. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
-

Phân tích những ảnh hưởng của rủi ro tài chính đối với người nông
dân,



doanh
nghiệp kinh doanh hàng nông sản, và nền kinh tế.
-

Phân tích thực trạng đối phó với rủi ro tài chính của nông dân, doanh nghiệp
và Chính phủ trước những biến động bất thường trong thời gian qua.
Tìm

hiểu
nguyên
nhân tại sao quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản vẫn chưa hiệu quả.
-

Từ đó, đề ra những biện pháp nhằm giúp người nông dân và các
doanh

nghiệp
kinh doanh nông sản có thể chủ động đối phó với rủi ro.
o

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp suy luận logic, phương pháp so sánh đối
chiếu, phương pháp phân tích mẫu thống kê để khái quát bản chất tổng thể, sử dụng
thang đo khoảng cách và thang đo Likert trong quá trình điều tra, sử dụng phần mềm
SPSS để xử lý dữ liệu điều tra thực tế.
o

Nội dung nghiên cứu


Chương I: Rủi ro tài chính đối với hàng nông sản và các phương pháp ứng phó.
Trong đó tìm hiểu về rủi ro tài chính đối với mặt hàng nông sản, các chính sách bảo hộ
hàng nông sản, kinh nghiệm quản trị rủi ro ở một số nước và rút ra bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam.
Chương II: Phân tích các yếu tố rủi ro tài chính tác động đến hàng nông sản Việt
Nam.
Phân tích vai trò quan trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế nước ta và những ảnh

hưởng của rủi ro tài chính đối với nông sản.

Chương III: Thực trạng đối phó với rủi ro tài chính trong thời gian qua.

Đề cập đến thực trạng đối phó với rủi ro tài chính của người sản xuất, doanh nghiệp và
Chính phủ trong thời gian vừa qua.
Chương IV: Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam.

Đưa ra các giải pháp nhằm quản trị rủi ro hàng nông sản ở Việt Nam.

o

Đóng góp của đề tài

Tìm ra thực trạng đối phó với rủi ro tài chính của người sản xuất, doanh nghiệp kinh
doanh mặt hàng nông sản và Chính phủ. Từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp với
thực tiễn.
o

Hướng phát triển của đề tài


-

Tiếp tục mở rộng kích cỡ mẫu khảo sát để tăng độ tin cậy.

-

Xây dựng cơ chế giám sát việc sử dụng công cụ phái sinh.































MỤC LỤC

A – Lời mở đầu

1

B – Nội dung

Chương 1: Rủi ro tài chính đối với hàng nông sản và

các phương pháp ứng
phó


3

1.1.

Các yếu tố rủi ro tài chính tác động đến hàng nông
sản
3

1.2.


Các chính sách bảo hộ hàng nông
sản


4

1.3.

Các thị trường sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi
ro
5

1.4.

Kinh nghiệm quản trị rủi ro hàng nông sản ở một số nước và

bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam


6

Chương 2: Phân tích các yếu tố rủi ro tài chính tác động đến

hàng nông sản Việt Nam 11

2.1.

Nông nghiệp – nền kinh tế chủ lực của Việt

Nam
11

2.2.

Giới thiệu sơ lược về cuộc điều tra khảo sát thực tế 14

2.3.

Phân tích các yếu tố rủi ro tác động trong lĩnh vực nông nghiệp 15

Chương 3: Thực trạng đối phó với rủi ro tài chính trong thời gian qua 27

3.1.

Cách đối phó của người sản xuất 27

3.2.

Thực trạng quản trị ở các doanh nghiệp 31

3.3.

Các chính sách của chính
phủ
41

Chương 4: Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam 45

4.1.


Phòng ngừa rủi ro tự nhiên – xây dựng mối quan hệ giữa

nông dân và doanh nghiệp 45

4.2.

Thiết lập hệ thống thông tin đến với nông
thôn
46

4.3.

Phát triển thị trường sản phẩm phái
sinh
47

4.4.

Các chính sách của chính
phủ
48

4.5.

Phát triển và nâng cao hoạt động dự báo chuyên nghiệp 49

C – Kết luận . 50

D – Tài liệu tham khảo 51


E – Phụ lục 52
1








1/ Lý do chọn đề tài:
LỜI MỞ ĐẦU
a ee a

Sau những thập kỷ suy giảm 80 và 90 của thế kỷ 20, những năm đầu của thế kỷ
21 giá nông sản trên thị trường thế giới tăng lên. Có thể kể đến những nguyên nhân
sau:
Thứ nhất, dân số toàn cầu tăng nhanh làm tăng cầu lương thực cũng như nền
kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ tăng trưởng mạnh làm tăng nhu cầu tiêu thụ nông sản
của hai nước đông dân nhất thế giới này.
Thứ hai, trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây, sự sụt giá USD so với Euro và những
đồng tiền chính khác đã kích thích tăng xuất khẩu nông sản, do các nước xuất khẩu
nông sản chủ yếu thu về bằng đồng đô la. Ngoài ra, đồng USD giảm làm cho các nhà
đầu cơ có xu hướng chuyển đầu tư từ nắm giữ đô la sang nắm giữ các hàng hóa trong
đó có nông sản.
Thứ ba, chính sách sản xuất ethanol từ ngô ở Mỹ (và nhiên liệu sinh học từ dầu
thực vật ở châu Âu) làm tăng nhu cầu tiêu dùng lương thực bù đắp cho một phần sản
lượng ngô chuyển sang sản xuất ethanol.
Thứ tư, các nhà đầu cơ đang tìm kiếm những cơ hội từ một số mặt hàng mang

lại lợi nhuận cao hơn là đầu tư và chứng khoán hay bất động sản.
Thứ năm, giá dầu tăng mạnh làm cho chi phí sản xuất tăng, gây sức ép tăng giá.
Giá dầu tăng cũng kéo theo xu hướng tăng cường sản xuất ethanol để thay thế dầu mỏ
gây sức ép lên sản xuất lương thực.
Tuy nhiên, trong năm 2008, tình hình kinh tế thế giới đầy biến động phức tạp đã
làm cho giá các mặt hàng nông sản diễn biến khó lường cùng với sự biến động tỷ giá
và lãi suất đã làm cho nông dân, doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nông sản rơi vào
tình cảnh khó khăn, điêu đứng. Mặc dù những nghiên cứu về quản trị rủi ro về phái
sinh đã được quan tâm rất nhiều nhưng đến nay người nông dân cũng như những
doanh nghiệp kinh doanh nông sản vẫn loay hoay trong những biến động bất thường
của giá cả, lãi suất, và tỷ giá. Người nông dân được mùa thì giá rớt. Những khó khăn
của người nông dân và doanh nghiệp trong thời gian qua đã là động lực thôi thúc để
em nghiên cứu đề tài: “Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam”.
2/ Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
-

Tìm hiểu thực trạng quản trị rủi ro hàng nông sản ở một số nước
như:

Mỹ,
Brazil, Tanzania. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
2



-

Phân tích những ảnh hưởng của rủi ro tài chính đối với người nông
dân,


doanh
nghiệp kinh doanh hàng nông sản, và nền kinh tế.
-

Phân tích thực trạng đối phó với rủi ro tài chính của nông dân, doanh nghiệp
và Chính phủ trước những biến động bất thường trong thời gian qua.
Tìm

hiểu
nguyên
nhân tại sao quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản vẫn chưa hiệu quả.
-

Từ đó, đề ra những biện pháp nhằm giúp người nông dân và các
doanh

nghiệp
kinh doanh nông sản có thể chủ động đối phó với rủi ro.
3/ Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
-

Đề tài chỉ nghiên cứu về lĩnh vực nông sản cụ thể là 3 mặt hàng: gạo, cao su,
cà phê. Do đây là 3 mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều và sự biến động giá cả của 3
mặt hàng nông sản này được cả thế giới và Việt Nam quan tâm hơn cả.
-

Phạm vi nghiên cứu chủ yếu là ở Việt Nam và sơ lược 1 số nước
như

Mỹ,

Brazil, Tanzania.
4/ Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp suy luận logic, phương pháp so sánh
đối chiếu, phương pháp phân tích mẫu thống kê để khái quát bản chất tổng thể, sử
dụng thang đo khoảng cách và thang đo Likert trong quá trình điều tra, sử dụng phần
mềm SPSS để xử lý dữ liệu điều tra thực tế.
5/ Nội dung và kết cấu đề tài: Đề tài gồm 4 chương lớn:
Chương I: Rủi ro tài chính đối với hàng nông sản và các phương pháp ứng
phó.
Chương
II: Phân tích các yếu tố rủi ro tài chính tác động đến hàng nông sản Việt Nam.
Chương III: Thực trạng đối phó với rủi ro tài chính trong thời gian qua.
Chương IV: Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam.
6/ Điểm mới của đề tài:
Kế thừa và học hỏi từ những tài liệu cũng như những đề tài đi trước, đề tài này
có những điểm mới sau:
-

Cập nhật những số liệu về biến động giá cả, tỷ giá, lãi suất trong thời
gian

qua
cũng như nêu ra một số nhân tố mới tác động mới đến giá cả nông sản ngoài những
nhân tố cơ bản trước kia. Qua đó, thấy được rủi ro đối với mặt hàng nông sản là ngày
càng lớn và phức tạp hơn.
-

Phát phiếu điều tra thực tế và dùng phần mềm SPSS xử lý dữ liệu để
cập


nhật
tình hình đối phó với rủi ro của nông dân và doanh nghiệp hiện nay. Qua đó, tìm ra
những bức xúc của họ và đưa ra những giải pháp phù hợp.
-

Việt Nam đã là thành viên của WTO, đã tham gia vào quá trình hội
nhập

toàn
cầu do đó những giải pháp và chính sách cũng phải thay đổi để thích ứng linh hoạt với
luật chơi chung.
3



CHƯƠNG 1: RỦI RO TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN
VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ỨNG PHÓ
Nước ta là một nước nông nghiệp, hơn nữa lại là nước xuất khẩu nông sản có
hạng trên thế giới. Tuy nhiên vấn đề sản xuất ra các loại nông sản lại phụ thuộc rất
nhiều vào điều kiện tự nhiên (mưa, bão, lũ lụt…). Vì thế ảnh hưởng không ít đến chất
lượng cũng nhưng giá cả của các mặt hàng nông sản. Và đó cũng là điều mà những
nhà sản xuất, cả cá nhân lẫn doanh nghiệp lo ngại trong suốt quá trình trồng trọt, kinh
doanh của mình.
1.1.

CÁC YẾU TỐ RỦI RO TÀI CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNG NÔNG SẢN
1.1.1.

Rủi ro giá cả hàng hóa
Rủi ro giá cả hàng hóa xuất hiện khi giá sản phẩm xuống thấp hoặc giá đầu vào

(phân bón, thuốc trừ sâu, giống…) tăng sau khi người sản xuất đã quyết định đầu tư.
Rủi ro về giá hầu như xuất hiện ở mọi lĩnh vực kinh doanh, vì giá cả do cung cầu
quyết định. Tuy nhiên, khác với những loại hàng hóa khác, trong hoạt động xuất khẩu
nông sản, giá cả còn phụ thuộc vào tình hình thời tiết của quốc gia xuất khẩu nông sản
lớn.
Đối với người sản xuất, rủi ro giá cả là loại rủi ro đáng lo ngại và ảnh hưởng
nhiều nhất đến thu nhập của họ. Người nông dân đứng trước một mâu thuẫn là khi
được mùa thì giá rớt dẫn tới lỗ, mất mùa thì giá cao nhưng không có hàng để bán. Ở
trường hợp nào đi chăng nữa thì người nông dân luôn phải chịu thiệt thòi nhiều nhất.
Giá đầu vào có xu hướng ngày càng tăng trong khi giá nông sản đầu ra lên xuống thất
thường. Rủi ro giá thường được đo lường bằng biến động giá nông sản và có thể được
giảm nhẹ bằng các biện pháp trợ giá.
1.1.2.

Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là loại rủi ro do sự biến động của lãi suất. Loại rủi ro này phát
sinh trong quan hệ tín dụng, theo đó ngân hàng hoặc công ty có những khoản đi vay
hoặc cho vay theo lãi suất thả nổi. Nếu đi vay theo lãi suất thả nổi, khi lãi suất thị
trường tăng khiến chi phí trả lãi tăng theo. Ngược lại, nếu cho vay theo lãi suất thả nổi,
khi lãi suất thị trường xuống thấp khiến thu nhập lãi vay giảm. Rủi ro lãi suất đặc biệt
quan trọng khi nào chúng ta có khoản vay hoặc đầu tư tài chính khá lớn theo lãi suất
thả nổi trên thị trường.
Có hai loại lãi suất: thả nổi và cố định. Thông thường khi đi vay, doanh nghiệp
muốn vay lãi suất cố định nhằm tối ưu hóa hạch toán chi phí vốn để dự án đạt hiệu quả
cao nhưng ngân hàng lại chỉ mong muốn doanh nghiệp vay với lãi suất thả nổi do ngân
hàng chỉ huy động được nguồn vốn với lãi suất thả nổi và ngắn hạn. Mặc dù ý muốn
4




của doanh nghiệp là vậy, nhưng thực tế, lãi suất luôn biến động với bất kỳ một đồng
tiền nào.
Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản, vốn luôn là yếu tố hết sức
quan trọng trong kinh doanh. Doanh nghiệp vay tiền đồng để thu mua nông sản từ
nông dân. Nếu lãi suất tiền đồng không ổn định sẽ làm cho chi phí sử dụng vốn của
doanh nghiệp biến động dẫn tới làm sai lệch các kế hoạch kinh doanh, giảm lợi nhuận
thậm chí đối với 1 số doanh nghiệp có doanh thu thấp sẽ lâm vào tình trạng kiệt quệ tài
chính.
1.1.3.

Rủi ro tỷ giá
Rủi ro tỷ giá xuất hiện do biến động tỷ giá hối đoái khi chi phí đầu vào và
nguồn thu từ đầu ra bằng các đồng tiền khác nhau. Rủi ro này xảy ra với người xuất
khẩu hoặc có nguồn thu phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái tại thời điểm thu hoạch hoặc bán
sản phẩm. Hay có thể hiểu rủi ro tỷ giá xảy ra khi có sự chênh lệch giữa tỷ giá giao
ngay tương lai so với tỷ giá kỳ vọng.
Trong các loại rủi ro, rủi ro tỷ giá là rủi ro thường gặp và đáng lo ngại nhất đối
với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Nó làm thay đổi giá trị kì vọng của các khoản
phải thu chi ngoại tệ trong tương lai, làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Ngoài ra, thay đổi trong tỷ giá còn tạo ra những
đối thủ mạnh mới.
1.2.

CÁC CHÍNH SÁCH BẢO HỘ HÀNG NÔNG SẢN
Bảo hộ nông nghiệp là những biện pháp, chính sách của Nhà nước nhằm hỗ trợ
sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản trong nước và đối phó với
hàng hóa nhập khẩu có thể gây “thiệt hại” cho nền kinh tế hoặc cho những sản phẩm
nông nghiệp của quốc gia nhập khẩu. Bảo hộ nông nghiệp thường được thực hiện bởi
hai cách: một là, các rào cản về thương mại hàng nông sản như thuế quan và phi thuế
quan; hai là, các biện pháp “hỗ trợ trong nước” bao gồm: trợ cấp giá đầu vào, thu mua

và bán hàng, cho vay để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm,… nhằm tăng vị thế cạnh tranh
của sản phẩm.
Bản chất của bảo hộ không phải chỉ là tạo ra những rào cản ngăn chặn sự xâm
nhập của hàng hóa nước ngoài vào trong nước, hoặc trợ cấp dưới mọi hình thức cho
sản xuất nông nghiệp mà quan trọng hơn là phân bổ nguồn lực một cách hợp lý hướng
tới nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế.
Điều này cũng có nghĩa là không nên bảo hộ cho những ngành sản xuất không có tiền
đồ phát triển và không có khả năng cạnh tranh trên thị trường. (Xem Phụ lục 1)
Tóm lại, các chính sách can thiệp vào thị trường nông sản của Chính phủ nhằm
điều chỉnh giá nông sản đều dựa trên nguyên tắc căn bản là làm cho đường cầu, đường
5



cung hoặc cả hai dịch chuyển. Trong thực tế, tùy vào đặc điểm của mỗi nước ở từng
giai đoạn phát triển, Chính phủ các nước sẽ áp dụng phối hợp đồng thời một số chính
sách để đạt được hiệu quả cao trong thực hiện chính sách.
1.3.

CÁC THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM PHÁI SINH ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO
1.3.1.

Các thị trường sản phẩm phái sinh
a)

Hợp đồng kỳ hạn (forward)
Hợp đồng kỳ hạn là những thỏa thuận giữa hai bên tham gia nhằm mục đích
trao đổi hàng hóa tại một thời điểm trong tương lai.
Hợp đồng kỳ hạn xảy ra khi bên bán kỳ vọng giá sản phẩm sẽ giảm trong tương
lai và bên mua kỳ vọng giá sẽ tăng trong tương lai. Như vậy, hợp đồng kỳ hạn được

thiết lập do hai bên có kỳ vọng khác nhau.
Ưu nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn. (Xem Phụ lục 2)
b)

Hợp đồng giao sau (future)
Là hợp đồng mua bán hàng hóa hay chứng khoán mà tại ngày giao dịch 2 bên
thỏa thuận với nhau các điều khoản như: loại hàng hóa, số lượng, giá cả, ngày thực
hiện hợp đồng.
Đặc điểm và mục tiêu của hợp đồng giao sau. (Xem Phụ lục 3)
c)

Hợp đồng quyền chọn (option)
Một công cụ khác để giảm rủi ro là quyền chọn. Quyền chọn là những hợp đồng
đưa cho người mua quyền, quyền mua hoặc bán một loại hàng hóa nào đó tại giá cả
chỉ định gọi là giá thực hiện trong một khoảng thời gian đến ngày đáo hạn.
Có hai loại hợp đồng quyền chọn: quyền chọn theo kiểu Mỹ có thể thực hiện tại bất kỳ
thời gian nào cho tới ngày đáo hạn của hợp đồng; quyền chọn theo kiểu châu Âu chỉ
thực hiện hợp đồng tại ngày đáo hạn.
Đặc điểm và các dạng hợp đồng quyền chọn. (Xem Phụ lục 4)
d)

Hợp đồng hoán đổi (swap)
Hợp đồng hoán đổi hàng hóa là giao dịch đàm phán trực tiếp giữa hai phía đối
tác hay thông qua trung gian, đồng ý trao đổi một loạt những thanh toán được tính trên
những cơ sở khác: thanh toán giá cả hàng hóa với mức cố định (fixed) được hoán đổi
cho mức giá trôi nổi (floating), thanh toán dựa trên chỉ số giá hàng hóa A thay bằng
chỉ số giá hàng hóa B, mua hoặc bán hàng hóa A thay bằng mua hoặc bán hàng hóa B
và ngược lại, mua hàng ở mức giá cơ bản giao ngay và bán lại hàng với mức giá kỳ
hạn,…
Chức năng và các loại hợp đồng hoán đổi. (Xem Phụ lục 6)

1.3.2.

Vai trò của các công cụ tài chính phái sinh (Xem Phụ lục 7)
a)

Quản trị rủi ro
6



b)

Thông tin hiệu quả hình thành giá
c)

Các lợi thế về hoạt động và tính hiệu quả
Như vậy công cụ tài chính phái sinh là sản phẩm của nền kinh tế hiện đại. Kỹ
thuật tài chính này đòi hỏi một trình độ hiểu hiết và phát triển nhất định của bất kỳ nền
kinh tế nào. Việt Nam đã gia nhập WTO, hòa chung vào hơi thở chung của nền kinh tế
toàn cầu. Tuy nhiên, mức độ và điều kiện áp dụng ở Việt Nam còn có những hạn chế
nhất định. Điều đó đòi hỏi chúng ta cần có một hệ thống giải pháp tích cực để triển
khai thành công kỹ thuật này trên thị trường tài chính.
1.4.

KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO ĐỐI VỚI MẶT HÀNG NÔNG SẢN Ở
MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
1.4.1.

Nguyên nhân Việt Nam phòng ngừa rủi ro kém hiệu quả
-


Thiếu tầm nhìn chiến lược: ít có những biện pháp chuẩn bị trước
để
phòng
ngừa rủi ro mà đối phó bằng những biện pháp hành chính khắc phục hậu quả của rủi ro
giá.
-

Quan điểm, nhận thức lạc hậu và thiếu năng động: không dám đi tiên phong
trong việc áp dụng những công cụ tài chính mới để giải quyết vấn đề. Nếu có áp dụng
thì cũng với tâm lý ngập ngừng, e ngại.
-

Hiệp hội ngành nghề hoạt động kém hiệu quả và vai trò của họ trong cuộc
chiến chống rủi ro giá quá mờ nhạt.
-

Chưa có thị trường các công cụ phòng ngừa rủi ro giá mà cụ thể là thị trường
chứng khoán phái sinh.
1.4.2.

Kinh nghiệm quản trị rủi ro hàng nông sản ở một số nước
a)

Mỹ
Mỹ là nước tiên phong trong phòng ngừa rủi ro giá cả. Sự bất ổn giá cả làm
tăng rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản. Để tránh tình trạng đó, thương
nhân và người nông dân đã gặp nhau trước mỗi vụ mùa để thỏa thuận giá cả trước.
Như vậy, rủi ro về giá của cả hai bên đã được giải quyết.
Năm 1848, trung tâm giao dịch The Chicago Board of Trade (CBOT) đã được

thành lập. Ở đó, người nông dân và các thương nhân có thể mua bán trao ngay tiền mặt
và lúa mì theo tiêu chuẩn về số lượng và chất lượng do CBOT qui định. Nhưng các
giao dịch ở CBOT bấy giờ chỉ dừng lại ở hình thức của một chợ nông sản vì hình thức
mua bán chỉ là nhận hàng – trao tiền đủ, sau đó thì quan hệ các bên chấm dứt. Trong
vòng vài năm, một kiểu hợp đồng mới là các bên cùng thỏa thuận mua bán với nhau
một số lượng lúa mì đã được tiêu chuẩn hóa vào một thời điểm trong tương lai. Nhờ
đó, người nông dân biết mình sẽ nhận được bao nhiêu cho vụ mùa của mình, còn
thương nhân thì biết được khoản lợi nhuận dự kiến. Hai bên ký kết với nhau một hợp
7



đồng và trao một số tiền đặt cọc trước gọi là “tiền bảo đảm”. Quan hệ mua bán này là
hình thức của hợp đồng kỳ hạn (forward contract). Nhưng không dừng lại ở đó, quan
hệ mua bán ngày càng phát triển và trở nên phổ biến đến nỗi ngân hàng cho phép sử
dụng loại hợp đồng này làm vật cầm cố trong các khoản vay. Và rồi, người ta bắt đầu
mua đi bán lại trao tay chính loại hợp đồng này trước ngày nó được thanh lý. Giá cả
hợp đồng lên xuống dựa vào diễn biến của thị trường lúa mì. Các quy định cho loại
hợp đồng này ngày càng chặt chẽ và người ta quên dần việc mua bán hợp đồng kỳ hạn
lúa mì mà chuyển sang lập các hợp đồng giao sau lúa mì. Vì chi phí cho việc giao dịch
loại hợp đồng mới này thấp hơn rất nhiều và người ta có thể dùng nó để bảo hộ giá cả
cho chính hàng hóa của họ. Từ đó trở đi, những người nông dân có thể bán lúa mì của
mình bằng cả 3 cách: trên thị trường giao ngay, trên thị trường kỳ hạn (forward) hoặc
tham gia vào thị trường giao sau (futures).
Năm 1874, The Chicago Produce Exchange được thành lập và đổi tên thành
Chicago Mercantile Exchange (CME), giao dịch thêm một số loại nông sản khác và trở
thành thị trường giao sau lớn nhất Hoa Kỳ.
Năm 1972, CME thành lập thêm The International Monetary Market (IMM) để
thực hiện các loại giao dịch hợp đồng giao sau về ngoại tệ. Sau đó, xuất hiện thêm các
loại hợp đồng giao sau tài chính khác như hợp đồng giao sau tỉ lệ lãi suất (Interest

rates), hợp đồng giao sau về chỉ số chứng khoán…
Từ đó đến nay, Mỹ không ngừng phát triển thị trường chứng khoán phái sinh và
nó là công cụ quản lý rủi ro nông sản và các sản phẩm khác rất hiệu quả. Và tháng
7/2007, CBOT được sát nhập với Sàn Chicago Mercantile Exchange (CME), được
thành lập vào năm 1874, để trở thành CME group, một trong những sàn giao dịch hàng
hóa lớn nhất thế giới với các sản phẩm được giao dịch trên sàn từ nông sản (bắp, đậu,
lúa mì, ), gia cầm, gia súc đến trái phiếu kho bạc của chính phủ Mỹ.
b)

Brazil
Nông dân mất các khoản tín dụng khi chính phủ Brazil ngừng tài trợ cho khu
vực nông nghiệp từ những năm 80. Khu vực sản xuất nông nghiệp không thể tìm được
những khoản tài trợ khác để bù đắp thiệt hại. Khi đó các ngân hàng tìm cách bù đắp lỗ
thủng khi Chính phủ ngưng tài trợ. Tuy nhiên công việc này không phải dễ dàng mà có
thể thực hiện được vì khả năng hoàn trả của các nông dân không phải lúc nào cũng tốt
cả. Chính vì vậy trong năm 1994 Chính phủ Brazil thông qua State – Owned Banco do
Brazil (đây là một ngân hàng nông nghiệp lớn nhất trên thế giới) đi đến quyết định
khắc phục những ảnh hưởng do chương trình tín dụng của Chính phủ gây ra bằng cách
giới thiệu các cơ chế mua bán mới trên thị trường Cedula De Product Rural (CPR) ra
đời từ đây.
8



Việc Brazil đã có thị trường quyền chọn và hợp đồng giao sau cho hàng hóa
nông sản của họ, cụ thể là sàn giao dịch The Bolsa De Mercadorias E Futuros (BMEF)
đã giúp CPR thực hiện tốt chức năng trả tiền trước cho các hợp đồng kỳ hạn, mục đích
chính là giới thiệu những công cụ tài chính cho các nông dân và hợp tác xã có thể bán
sản phẩm kỳ hạn cho Banco do Brazil thông qua CPR và nhận những khoản tiền mặt
tương đương. CPR có thể chuyển và giao dịch các hàng hóa trên ở thị trường thứ cấp

tại các sở giao dịch hàng hóa ở các nước khác trên thế giới.
Đến 2000, các nông dân đã bán hầu hết các hàng hóa của mình cho State –
Owned Banco do Brazil (mà cụ thể là CPR ), cách thức bán hàng được thực hiện thông
qua hệ thống đấu giá bằng điện tử hoặc thông qua thị trường phi chính thức State –
Owned Banco do Brazil trả cho các nông dân khoản doanh thu bán hàng trừ phí giao
dịch khoảng 6% - 8%. Tại mức giá này người nông dân có thể hoàn trả các chi phí đầu
ra, dựa vào mức giá trong tương lai để sản xuất. Điều này có thể đưa đến kết quả là
hoặc là mức giá được cố định hoặc là mức giá chiết khấu dựa trên mức giá chắc chắn
trong tương lai. CPR có thể đưa ra các lời khuyên cho các nông dân quyết định có trữ
hàng hóa trong thời gian tới hay không. Thời gian tồn trữ mà CPR quyết định tối thiểu
là 3 tháng và tối đa là 8 tháng. CPR có thể chỉ đưa ra các lời khuyên về việc tồn trữ
dựa trên số hàng hóa tồn kho hay khả năng thu hoạch được mong đợi ở mùa vụ tới.
Đối với nhiều loại hàng hóa chưa đến vụ mùa thu hoạch thì có nhiều hình thức
tài trợ sẵn sàng cung cấp khi vụ thu hoạch. Nhiều khi lượng tồn trữ chiếm tới 70% giá
trị của hàng hóa có sẵn. CPR có thể sử dụng thị trường sơ cấp đối với cà phê, gạo, lúa
mì, bắp, đỗ tương, …Nông dân có thể không thực hiện hợp đồng tại mức giá mà họ
phải hoàn trả lại cho CPR và thông thường thì CPR cho phép thiết lập mức giá vào
một vài thời điểm sau khi họ đã có những lời khuyên về tương lai của mùa vụ tới. Họ
cũng thông báo về số lượng của hợp đồng giao sau mà không gặp phải rắc rối nào từ
việc sử dụng thị trường giao sau. Ví dụ đối với cà phê người sử dụng CPR có thể mua
quyền chọn thông qua State – Owned Banco do Brazil và ngày nay các nông dân
Brazil đã tăng việc sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro. Trong cuộc điều tra về
những nông dân trồng cà phê năm 1990, thì có thể đến 48% nông dân tiếp cận đến với
CPR đạt được các mục tiêu về bảo đảm rủi ro mùa vụ, 28% đạt được mục tiêu chính
của họ là bảo đảm giá, 22% CPR sử dụng đã đạt được hai mục tiêu. Cũng theo cuộc
điều tra trên CPR đã cho thấy mối quan hệ rất có hiệu quả của việc tài trợ bằng các
công cụ này trong giai đoạn vừa qua (đặc biệt là trong những năm 1996 – 1998),
những năm chịu tác động rất lớn của biến động lãi suất.
Từ đây, nông dân và các thương gia gắn chặt chẽ vào CPR thông qua các hoạt
động tài chính. Bằng cách làm này, rủi ro của các nhà đầu tư sẽ chuyển sang các hàng

9



hóa, qua đó thiết lập mối quan hệ ngày càng chặt chẽ của các thương gia và nông dân.
Vấn đề tiền mặt của các nông dân sẽ được CPR giúp đỡ và được ghi rõ ràng dựa trên
mức giá mà CPR sẽ mua để các nông dân có thể thanh toán lại cho CPR. Đến lúc này
những nhà đầu tư xét thấy rằng CPR ngày càng hấp dẫn lớn đối với họ, và họ đã tham
gia vào CPR bằng nhiều cách như mua trái phiếu CPR, phát hành hay thiết lập các
hiệp hội vận tải để cùng với CPR thu mua các sản phẩm nông sản của nông dân. Cuối
cùng, CPR chịu trách nhiệm chính trong việc ký các hợp đồng xuất khẩu cà phê thông
qua các hợp đồng giao sau đối ứng tại các sàn giao dịch như LIFFE ở London hay
New York. Do tập hợp được một khối lượng lớn cà phê nên ngày nay CPR đã có
những ảnh hưởng nhất định trong việc điều phối thị trường cà phê thế giới.
Nhờ những cải cách năng động đầy quyết đoán của Chính phủ Brazil mà ngành
cà phê của Brazil đã có những bước phát triển nhất định, loại trừ được phần lớn các tác
động của rủi ro giá cả nhằm ổn định đời sống của các nông dân trồng cà phê tại đất
nước này.
c)

Tanzania
❖ Bối cảnh ngành cà phê ở Tanzania. (Xem Phụ lục 8)
❖ Nguyên tắc tránh rủi ro của Tanzania:

Duy trì hệ thống định giá theo nhiều cấp để trả cho nông dân mức giá đầu tiên
vào đầu vụ, giúp ổn định giá để nông dân có cơ sở lên kế hoạch sản xuất và ngân sách
cho hộ.

Bảo vệ lợi nhuận chung tránh những tác động tiêu cực do mức giá ban đầu quá
cao so với giá thị trường thực tế bán được trong vụ.


Tăng cường hệ thống giám sát thực hiện hợp đồng để liên minh hợp tác xã thu
hút đủ nguồn hàng đáp ứng yêu cầu thị trường, không để tư thương mua mất hàng.

Đưa ra các mức giá ban đầu linh hoạt khuyến khích nông dân sản xuất sản
phẩm chất lượng cao để tối đa lượng tiền thưởng nhờ bán cà phê tốt.
1.4.3.

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam


Với những thành tựu đạt được của Mỹ thông qua việc sử dụng các sản phẩm
chứng khoán phái sinh trong phòng ngừa rủi ro hàng nông sản nói
riêng


các sản
phẩm khác nói chung. Việt Nam cần tiếp tục phát triển việc
sử

dụng
các công cụ
phòng ngừa rủi ro mà việc thực hiện đang còn quá mờ nhạt như hiện nay. Vấn đề quan
trọng là cải thiện được quan điểm và nhận thức lạc hậu,
các
chính sách quy định của
chính phủ trong việc sử dụng công cụ ngừa rủi ro.


Thấy được những bước phát triển nhất định của Brazil

trong

ngành
cà phê,
loại trừ được phần lớn các tác động của rủi ro giá cả nhằm ổn định đời sống của các
nông dân. Việt Nam cần tiếp tục củng cố, học hỏi, cũng như mở rộng sàn giao dịch cà
phê ở Buôn Ma Thuột. Vì đây là bước đệm để doanh nghiệp và nông dân trong nước
10



tiến tới làm quen với phương thức buôn bán trên mạng, điều mà thế giới đã làm từ rất
lâu. Đắk Lắk là trung tâm sản xuất cà phê lớn nhất của cả nước nên việc xây dựng sàn
giao dịch ở đây là hợp lý. Tuy nhiên, về lâu dài chúng ta sẽ phải mở sàn giao dịch cà
phê tại những trung tâm có lợi thế buôn bán trao đổi lớn hơn.


Các công ty cung cấp công cụ bảo hiểm rủi ro (có thể là
các

nhà
đầu cơ
quốc tế, công ty buôn bán, ngân hàng, bảo hiểm…) cần có cái nhìn tích cực và cam kết
thực hiện sáng kiến này.


Ngân hàng có thể cung cấp bảo hiểm rủi ro giá vì có động cơ cho người sản
xuất vay nếu có thể bảo hộ được rủi ro hoặc nếu biết rằng khách hàng vay tiền được
bảo vệ. Có mối quan hệ chặt chẽ giữa quản lý rủi ro giá và tài chính. Ở Tanzania, các
hiệp hội và ngân hàng cho vay phải chịu rủi ro giá. Các tổ chức tài chính cần tăng

cường khả năng quản lý rủi ro vì sợ thua lỗ nếu cho các đối tượng không được bảo
hiểm vay.


Cần xây dựng chương trình tăng cường năng lực cơ quan điều phối và
những người tham gia vào chương trình.


Cần duy trì hệ thống trả giá cho nông hộ thành nhiều lần để tránh trường
hợp giá biến động lớn. Nên đặt ra các mức giá sàn khác nhau để khuyến khích nông
dân sản xuất cà phê chất lượng cao.


Cần thiết lập một tổ chức như Liên minh hợp tác xã mạnh, có khả năng điều
phối và tổ chức các thành viên, kêu gọi tài trợ, duy trì sự phát triển bền vững của hệ
thống bảo hiểm. Cần thiết lập quan hệ chặt chẽ giữa liên minh hợp tác xã với hệ thống
tài chính. Các đối tượng tham gia cần có hệ thống theo dõi thường xuyên, cung cấp
thông tin công khai về sở hữu, cơ cấu, tình trạng tài chính, tình hình buôn bán trước
đây và chiến lược trong tương lai.


Cần thiết kế chương trình cẩn thận, có thể sửa đổi phù hợp với các đánh giá
thường kỳ về hệ thống, và phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Quan trọng nhất là hệ
thống này phải được hình thành từ nhu cầu của nông dân. Cần có hệ thống thông tin
thị trường chính xác, công khai, có phân tích và dự báo.
Kết luận chương 1:
Tuy chịu nhiều tác động của rủi ro (rủi ro giá cả, lãi suất, tỷ giá…) nhưng nếu
có phương pháp phòng ngừa tốt bằng việc sử dụng các công cụ phái sinh, bên cạnh đó
còn có các chính sách bảo hộ của Chính phủ, nông dân và các doanh nghiệp sản xuất
nông sản vẫn có thể sống chung với rủi ro và tạo ra lợi nhuận. Việt Nam vẫn còn quá

xa lạ với việc sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro. Quá trình học hỏi kinh
nghiệm trong việc sử dụng sử dụng chúng vẫn đang dần được đúc kết để rủi ro có thể
giảm thiểu đến mức đáng kể nhất.
11



CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ RỦI RO TÀI CHÍNH
TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM
Nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên
việc sản xuất hàng nông sản lại gánh chịu nhiều rủi ro tài chính như giá cả, lãi suất, tỷ
giá. Vậy những yếu tố rủi ro tài chính tác động như thế nào đến người nông dân, các
doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam?
2.1.

NÔNG NGHIỆP – NỀN KINH TẾ CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM
Những năm gần đây, thế giới biết đến Việt Nam như là một đất nước đang tiến
hành thành công công cuộc đổi mới, trong đó có sự đóng góp đáng kể của ngành nông
nghiệp và phát triển nông thôn. Ngành nông nghiệp đang gánh vác sứ mệnh cao cả:
đảm bảo an ninh lương thực cho toàn xã hội. Trong cuộc suy thoái kinh tế hiện nay,
ngành này còn đóng vai trò hỗ trợ ngành công nghiệp và dịch vụ để kìm chế đà suy
giảm.
Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao
Đức Phát, bức tranh kinh tế xã hội nông thôn Việt Nam đã có những chuyển biến đáng
kể với tốc độ tăng trưởng bình quân 5,4%/năm về giá trị sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 14,7% năm 2007. Sản xuất nông nghiệp từ tự cung,
tự cấp sang đa dạng hàng hóa, hướng mạnh ra xuất khẩu. Nhìn từ khía cạnh xuất khẩu
nông sản, những mặt hàng chủ lực của nền nông nghiệp Việt Nam vẫn đang chứng tỏ
thế và lực của một đất nước với không ít sản phẩm nông nghiệp được ghi danh trên
thương trường thế giới như gạo, cà phê, hạt điều, thuỷ sản. Kim ngạch xuất khẩu các

mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản hàng năm tăng bình quân 15%, chiếm khoảng 30% trong
tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Bên cạnh đó, những chính sách tích cực về đất
đai, thuế, đầu tư, tín dụng, đào tạo nhân lực đã thúc đẩy ngành nông nghiệp chuyển
mạnh sang sản xuất hàng hóa, đóng góp trên 20% GDP của cả nước, tạo việc làm cho
khoảng 1,2 – 1,5 triệu người/ năm. Bộ mặt nông thôn Việt Nam đã thay đổi một cách
rõ rệt. Kết cấu hạ tầng và dịch vụ phục vụ đời sống phát triển, mức sống của nông dân
tăng đáng kể, các chỉ tiêu về phát triển con người, xóa đói giảm nghèo đứng vào hạng
khá trên thế giới.
Diện tích và sản lượng các loại cây trồng tăng lên nhanh chóng. Những tác
động của chính sách đổi mới đã kích thích người nông dân tăng sản lượng thông qua
mở rộng diện tích và áp dụng công nghệ mới. Giai đoạn 1995 – 2004, diện tích lúa
tăng khoảng 10%, diện tích mía đường tăng trên 25%. Bên cạnh đó, do giá và thu nhập
của một số cây trồng tăng khá đã thúc đẩy xu hướng đa dạng hóa cây trồng. Giai đoạn
1995 – 2004, diện tích một số cây công nghiệp tăng mạnh như cà phê khoảng 200%,
12



hồ tiêu gần 400%, cao su 50%, chè 40%. Tuy nhiên, giai đoạn 2000 – 2007, diện tích
lúa giảm từ 7666,3 nghìn ha còn 7201 nghìn ha, diện tích cà phê giảm từ 561,9 nghìn
ha còn 506,4 nghìn ha.
Nhờ tăng diện tích và năng suất cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sản
lượng nông nghiệp tăng lên rõ rệt. Giai đoạn 2000 – 2007, tổng sản lượng lúa tăng từ
32,5 triệu tấn lên gần 36 triệu tấn, tăng khoảng 10,7%. Cũng trong giai đoạn trên, các
cây công nghiệp tăng với tốc độ nhanh như cao su tăng 106,9%, hồ tiêu tăng 130,3%,
hạt điều tăng 346,6%. (Xem bảng 2.1 phần Phụ lục)






60000

Hình 2.1:Sản lượng một số loại cây trồng qua các năm
(1000 tấn)



50000




40000




30000




20000




10000





0
























2000 2004 2005 2006
2007


Hồ tiêu
Lạc

Hạt điều
Mía đường
Cao su

Cà phê


Chè
Lúa


Nguồn: Tổng cục thống kê.
Gạo, cà phê, cao su, chè, hạt điều đã trở thành những mặt hàng nông sản chính
xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam hiện đang là một trong hai, ba nước xuất khẩu gạo
hàng đầu trên thế giới. Xuất khẩu gạo tăng từ khoảng 3,5 triệu tấn năm 2000 lên mức
hơn 4,6 triệu tấn năm 2008. Xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản khác cũng tăng nhanh
như cà phê xuất khẩu năm 2000 đạt gần 734 ngàn tấn, năm 2008 đạt hơn 1 triệu tấn,
cao su năm 2000 xuất 273,4 ngàn tấn đã tăng lên mức 645 ngàn tấn vào năm 2008.
(Xem bảng 2.2 phần Phụ lục)
13







8000



nh 2.2: Khối l

ượng xuất khẩu một số mặt hàng nông
sản (nghì

n tấn)


7000


6000


5000


4000


3000


2000



Hồ
tiêu

Đi

u
Chè

Cao
su

phê
G

o


1000


0

20

00

2004

2006


200

7

2008


Nguồn: Tổng cục thống kê.
Nhìn chung, giai đoạn 2000-2008 kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông
sản tăng khá, như chè tăng từ 69,61 triệu USD lên 147 triệu USD, điều từ 167,32 triệu
USD lên 920 triệu USD, hồ tiêu tăng từ 145,93 triệu USD lên 309 triệu USD. Trong số
các mặt hàng nông sản, kim ngạch xuất khẩu gạo và cà phê đóng vai trò quan trọng
nhất. Xuất khẩu gạo năm 2000 đạt 672 triệu USD, năm 2008 đạt 2,9 tỷ USD. Xuất
khẩu cà phê năm 2000 đạt 501 triệu USD và đạt hơn 2,1 tỷ USD vào năm 2008. (Xem
bảng 2.3 phần Phụ lục)



9000



nh 2.3:
Ki

m ngạch xuất khẩu một số mặt hàng
nông sản (tri

ệu
USD)



8000


7000


6000


5000


4000


3000


2000


Hồ tiêu

Điều
Chè

Cao su



phê
Gạo


1000


0


2000

2004

2006

2007

2008


Nguồn: Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp&PTNT.
Nông sản của Việt Nam được xuất khẩu tới hơn 100 nước, vùng lãnh thổ trên
thế giới. Một số nông sản đã có bạn hàng dài hạn và nhiều thị trường lớn. Thị trường
lớn nhất của nông sản Việt Nam là châu Á, tuy nhiên tỷ trọng của thị trường châu Âu,
Bắc Mỹ và Châu Phi cũng tăng đáng kể.
14




Việc tham gia ngày càng sâu rộng kinh tế khu vực và quốc tế sẽ ảnh hưởng
mạnh mẽ đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, và qua đó ảnh hưởng sâu rộng
dến đời sống kinh tế của toàn xã hội. Một mặt, gia nhập các tổ chức kinh tế và tham
gia các hiệp định thương mại song phương và đa phương sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam
phát huy lợi thế so sánh, giải quyết được trở ngại lớn nhất đang cản trở sức phát triển
của sản xuất nông nghiệp là sự hạn chế về thị trường xuất khẩu, mặt khác hội nhập
đồng nghĩa với mở cửa, trong hoàn cảnh trình độ sản xuất nông nghiệp còn thấp kém,
công nghiệp chế biến còn non trẻ, phải chấp nhận cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực chưa
đủ mạnh là một thách thức to lớn cho nông nghiệp Việt Nam.
Tỷ trọng trong GDP của ngành nông nghiệp đã giảm nhanh từ 38,1% năm 1990
xuống 20,25% năm 2007. Theo Tổng cục thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP)
năm 2008 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 6,23% so với năm 2007, trong đó khu
vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,79%. Xét theo ngành kinh tế, mức tăng của
khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2008 cao hơn mức tăng năm 2007 và 2006.
Điều này do sản xuất nông nghiệp được mùa, sản lượng lúa cả năm tăng 2,7 triệu tấn
so với năm 2007 và là mức tăng cao nhất trong vòng 11 năm trở lại đây. Tỷ trọng khu
vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 21,99% GDP. (Xem hình 2.4 phần Phụ lục)
2.2.

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CUỘC ĐIỀU TRA KHẢO SÁT THỰC TẾ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Cùng với việc thu thập dữ liệu và các bài phân tích
trên các báo, đề tài nghiên cứu, website, em đã thực hiện 1 cuộc khảo sát thực tế ở một
số tỉnh nhằm cập nhật mới những tác động của các loại rủi ro trên đối với nông dân,
doanh nghiệp kinh doanh nông sản và các biện pháp ứng phó của họ trước rủi ro đó.
Bảng câu hỏi khảo sát gồm 14 câu dành cho nông dân và 12 câu dành cho doanh
nghiệp kinh doanh nông sản.
Xác định các biến đo lường:
Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ, với 1 là mức thấp nhất và 5 là mức cao nhất.
Nghiên cứu định tính và định lượng nhằm xác định các nhân tố, các thuộc tính đo

lường, các nhân tố ảnh hưởng quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ…
100 người sản xuất và 31 doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản ở các tỉnh
miền Tây (trồng lúa, cao su…), và vùng cao như Đắk Lắk, Gia Lai (cà phê…) đã được
lấy ý kiến thăm dò trong khoảng thời gian qua, sơ bộ hình thành thang đo ban đầu.
Thu thập và phân tích dữ liệu:
Kỹ thuật phân tích dữ liệu được thực hiện dựa trên phần mềm SPSS. Việc tiến
hành kiểm định thông qua các bước:

Đánh giá sơ bộ thang đo.


Đo độ tin cậy của biến đo lường bằng hệ số Cronbach Alpha.
15

USD/cwt

1/15/2008

2/15/2008

3/15/2008

4/15/2008

5/15/2008

6/15/2008

7/15/2008


8/15/2008

9/15/2008

10/15/2008

11/15/2008

12/15/2008



KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: sẽ được sử dụng trong những phần tiếp theo của đề tài
này nhằm mục đích phân tích và đánh giá. (Xem chi tiết trong phần Phụ lục)
2.3.

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ RỦI RO TÁC ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC
NÔNG NGHIỆP
2.3.1.

Tác động đến người nông dân
a)

Rủi ro giá cả
Một đặc điểm chính của thị trường nông sản và cũng là thách thức lớn nhất cho
xuất khẩu Việt Nam là tính biến động cao của giá cả. Những biến động trong năm
2008 đã là những minh chứng cụ thể cho đặc điểm này. Bắt đầu là mặt hàng gạo, giá
thế giới có khi tăng vọt, sau đó lại suy giảm.
Hình 2.5: Diễn biến giá gạo thô kỳ hạn tại Chicago, Mỹ năm
2008



Giá gạo thô kỳ hạn tại
Chicago,
Mỹ năm
2008

Nguồn: Agroviet

25


20


15


10


5


0







Nguồn: agroviet.gov.vn
Ngày



Tình hình giá nông sản có sự biến động thất thường từ năm 2008 đến nay
là do:
Thứ nhất, thị trường nông sản bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân cung cầu cơ
bản như sản lượng, tiêu dùng, tồn kho hoặc các yếu tố liên quan như tỷ giá hối đoái,
giá dầu mỏ, nhu cầu tiêu thụ ethanol… Các phân tích trước đây thường chỉ quan tâm
đến các yếu tố cung cầu cơ bản này. Tuy nhiên, theo báo cáo của Trung tâm Thông tin
“Biến động và triển vọng giá nông sản trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu”
thì trong vòng 10 năm trở lại đây kết cấu thị trường nông sản đã có những sự chuyển
mình mạnh mẽ. Trong giao dịch nông sản quốc tế đã xuất hiện các quỹ đầu tư tham gia
thị trường ngày càng sâu rộng. Luồng tài chính từ các quỹ này đã dần đến mức chi
phối cung cầu nhất thời trên thị trường.
Thứ hai, đối với các mặt hàng cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu,
điều do suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính làm cho các quỹ đầu cơ rút tiền
khỏi các hoạt động đầu tư dẫn đến giảm cầu tức thời trên các thị trường kỳ hạn, làm
cho giá giảm đột ngột. Đây chính là nguyên nhân chính tác động đến sự giảm sút tức
thời của thị trường hàng nông sản thế giới.
16



Thứ ba, nguyên nhân giá cà phê, cao su giảm một phần là do ảnh hưởng cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu nên giảm lượng tiêu thụ, nhưng không loại trừ khả
năng những nhà nhập khẩu nước ngoài lợi dụng khó khăn để ép giá bán cà phê, cao su
của Việt Nam.

Kinh tế suy thoái cũng làm cho giá dầu thô thế giới giảm mạnh khiến xu hướng
sử dụng cao su tổng hợp từ dầu (chiếm khoảng 50%) tăng trở lại, đã làm giảm một
phần nhu cầu cao su thiên nhiên. Cuối năm 2008, giá dầu thô đã giảm 2/3, chỉ còn 46
USD/thùng so với mức cao kỷ lục 142 USD/thùng vào tháng 5.
Thứ tư, đồng USD gần đây lại mạnh, gây áp lực giảm giá xuất khẩu các mặt
hàng chủ lực của Hoa Kỳ như thịt, dầu ăn, lúa gạo… Trong khi đó, đồng Euro giảm
mạnh so với USD làm cho nhu cầu tiêu thụ các nước châu Âu giảm, gây áp lực giảm
giá hàng nhập khẩu vào thị trường châu Âu trong đó có nông sản. Các quỹ đầu tư
chuyển sang nắm giữ đô la thay vì đầu tư vào hàng hóa trong đó có nông sản gây áp
lực giảm giá.


Nhiều trường hợp rủi ro về giá, chi phí đẩy cao thì sản xuất nông nghiệp
không có lãi, rủi ro thua lỗ theo quy mô sản xuất.
Nguyên nhân:
Thứ nhất, giá nguyên liệu đầu vào cao. Giá nông sản lên xuống bấp bênh trong
khi giá các nguyên liệu đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu không giảm mà còn có xu
hướng tăng lên đã làm cho thu nhập của người nông dân không ổn định, thậm chí thua
lỗ.


Sản xuất nông nghiệp của chúng ta có khả năng tăng sản lượng do tăng vụ
và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, mở mang thị trường tiêu thụ nhưng giá trị tăng thêm của
một số sản phẩm không mang lại nhiều lợi nhuận bởi chi phí sản xuất tăng đồng hành
và tăng nhanh hơn sản lượng. Chi phí sản xuất lúa ở đồng
bằng

sông
Hồng. (Xem Hình
2.6


và Hình 2.7 phần Phụ lục)
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 7 tháng đầu
năm 2008, nước ta đã nhập khẩu tới 2,23 triệu tấn phân bón với kim ngạch 1,14 tỷ
USD cộng với 40 triệu USD tiền thuốc bảo vệ thực vật, tương đương với kim ngạch
xuất khẩu gạo là 1,7 tỷ USD, như vậy chứng tỏ hiệu quả sản xuất nông sản của chúng
ta quá thấp.
Từ tháng 11/2007 đến nay, giá phân bón đã biến động liên tiếp với giá tăng gấp
2-3 lần, thậm chí như phân urê tăng từ 440 lên 1.200 USD/tấn. Điều này đã làm tăng
chi phí đầu vào đối với sản xuất nông nghiệp của người nông dân. Giá phân bón tăng,
trong khi sử dụng không hiệu quả càng khiến phân bón bị lãng phí ghê gớm. Và tình
hình này có thể sẽ ngày càng trầm trọng khi đến năm 2020, nước ta vẫn phải nhập
khẩu lượng lớn phân bón.
17



Hình 2.8: Diễn biến giá gạo tẻ thường và phân NPK Đầu trâu từ 1/2008
đến
3/2009

















Nguồn: agro.gov.vn


Từ tháng 9 năm 2008, trùng lặp với cuộc khủng hoảng tài chính
toàn

cầu

sự sụt giảm mạnh mẽ của giá nông sản thế giới. Các ngành hàng của Việt Nam, từ gạo,
cà phê đến cao su, điều… đồng loạt rơi vào cảnh điêu đứng.
o

Cao su: Tháng 9/2008 giá mủ cao su còn ở mức 15.000 – 16.000
đồng/kg, nay giá mủ cao su tại vườn tụt thảm hại, chỉ còn
khoảng

6.000
– 7.000
đồng/kg. Hiện nay, ở Bình Dương cũng như Bình Phước nhiều chủ vườn cao su lớn
đã chủ động ngưng cạo mủ để trữ chờ tăng giá.
Hình 2.9: Diễn biến giá cao su năm
2008




Nguồn: agro.gov.vn
Theo các chuyên gia kinh tế thì sự “tuột dốc” theo chiều thẳng đứng của giá cao
su và cả cà phê chưa có dấu hiệu dừng. Điều đáng lo hơn, thời gian qua do được giá
nên phong trào trồng cao su lan tỏa khắp nơi, thậm chí có nhiều địa phương đưa cả cao
su xuống trồng ở ruộng lúa. Dịp này cũng là cơ hội “thẩm định” lại thời của cao su,
mở rộng diện tích ngoài quy hoạch, kế hoạch.
o

Cà phê: Giá cà phê từ ở mức cao kỷ lục trong lịch sử trồng cà phê của
nông dân, 40.000 – 42.000 đồng/kg vào ngày 4/3/2008 nhưng chỉ một ngày sau, giá
đột ngột giảm mạnh 4.000 – 5.000 đồng/kg khiến nông dân, đại lý và doanh nghiệp
điêu đứng vì trở tay không kịp.
18

đ/kg
1/2/2008

2/2/2008

3/2/2008

4/2/2008

5/2/2008

6/2/2008

7/2/2008


8/2/2008

9/2/2008

10/2/2008

11/2/2008

12/2/2008



Hiện nay sản lượng cà phê trong dân đã cạn kiệt, nhưng các tỉnh Tây Nguyên
đang bước vào mùa thu hoạch niên vụ 2008 – 2009 dự báo sẽ trúng mùa. Riêng Đắk
Lắk, vụ này dự tính sản lượng cà phê có thể đạt tới 400.000 tấn, chiếm khoảng 1/3 sản
lượng cà phê cả nước. Được mùa nhưng gặp phải cơn bão tài chính, không ai khác
nông dân là người bị điêu đứng đầu tiên.
Theo tính toán của các nhà vườn, năm nay 1 ha cà phê “ngốn” hết 30 triệu đồng
tiền phân bón, chiếm 60% chi phí sản xuất. Còn đầu ra đang tiếp tục bị đe dọa, không
loại trừ khả năng giá sẽ tiếp tục rớt xuống, còn khoảng 20.000 đồng/kg. Vì thị trường
xuất khẩu đang trở nên khó khăn. Tháng 2/2008, giá cà phê xuất khẩu (FOB) tại
Tp.HCM đạt tới 2.520 USD/tấn. Đến tháng 10, giá chỉ còn 1.625 USD/tấn. Trước xu
hướng giảm giá, nhiều điểm thu mua ở khu vực Bình Dương, Bình Phước đã ép giá
thu mua khiến nhiều hộ nông dân phải chấp nhận bán giá thấp do đang là cao điểm thu
hoạch cao su.
o

Lúa gạo: Giữa tháng 10/2008, người dân đồng bằng sông Cửu Long bán
lúa không được nên khó khăn đủ điều, từ kho chứa, tiền ngân hàng, tiền vật tư phân
bón, tiền công thu hoạch lúa…

Hình 2.10: Diễn biến giá gạo thô nguyên liệu tẻ thường tại Cần Thơ năm 2008

Giá gạo thô nguyên liệu tẻ thường tại Cần Thơ năm 2008
Nguồn: Agroviet

14,000

12,000

10,000

8,000

6,000

4,000

2,000

0






Nguồn: agroviet.gov.vn
Ngày
Tại một số địa phương, nông dân còn lúa ế, chưa bán được nhiều. Nhiều người
bị "nghẹn" không bán được lúa đông xuân lên đến 5 – 10 tấn. Khó nhất là lúa cũ không

ai mua, trong khi đó ngay cả lúa mới giá cũng rớt thê thảm. Mưa lũ về, nợ ngân hàng,
nợ vật tư nông nghiệp không trả được, lại chuẩn bị vốn, phân bón, giống cho vụ lúa
sắp tới… Tất cả những khó khăn đang dồn lên vai của nông dân đồng bằng sông Cửu
Long.
Thứ hai, việc hình thành giá đầu vào còn có thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế
thu nhập doanh nghiệp, nông dân còn chịu những chênh lệch giá do đầu cơ và hình
thức cho vay nặng lãi (vay tiền và vay vật tư).
19



Thứ ba, diện tích đất canh tác bình quân đầu người chỉ còn trên dưới 360 m
2
,
bằng 1/6 mức bình quân của thế giới, quy mô đất canh tác của hộ thấp, vẫn còn phân
tán làm cho chi phí sản xuất cao. Sản xuất phân tán đã hạn chế việc tập trung để sản
xuất những sản phẩm có đơn đặt hàng có giá trị lớn của nhà chế biến xuất khẩu.
Thứ tư, cơ chế cạnh tranh cùng với các biện pháp thị trường đã có xu hướng
dồn bất lợi về cho người trực tiếp sản xuất sản phẩm nông nghiệp cả khi mua và khi
bán.
Thứ năm, sự cạnh tranh từ nông sản nhập khẩu.


Sức ép của giá sản phẩm nhập khẩu đối với mặt hàng nông sản cùng loại và
mặt hàng thay thế làm giá nông sản trong nước không thể tăng. (Các siêu thị, chợ lớn
đã và đang bán nông sản chế biến, nông sản tươi sống nhập khẩu với giá cạnh tranh,
giành khách có thu nhập trung bình và cao). Mặc dù nước ta là nước xuất khẩu gạo lớn
thứ nhì thế giới nhưng trên thực tế vẫn nhập khẩu gạo từ Thái Lan, Trung Quốc do
chất lượng gạo ngon hơn và giá thành cũng cạnh tranh.



Sản xuất nông nghiệp rủi ro trước thị trường thế giới và diễn biến dịch bệnh,
gây nhiều tổn thất và tạo khoảng trống để nông sản nhập khẩu chiếm chỗ.
Thứ sáu, quy mô sản xuất nhỏ, chưa đúng quy trình làm cho năng suất, chất
lượng sản phẩm chưa cao, giảm giá trên thị trường. Quy mô sản xuất mở rộng nhưng
thị trường lại không mở rộng và ổn định cũng là thiệt hại khiến nông dân đã phá bỏ
một số cây trồng lâu năm.
Thứ bảy, hỗ trợ của Nhà nước còn hạn chế về quy mô, phương thức nên hiệu
quả không cao. Chưa có nghiên cứu sâu sắc về tác động của ngân sách hỗ trợ, đôi khi
hỗ trợ đó chuyển vào những đơn vị thực hiện nhiều hơn đối tượng thụ hưởng phát huy
thành quả của hỗ trợ. Nông dân chưa hẳn đã được tham gia thảo luận và giám sát đầu
tư phát triển nông thôn. Thiếu cơ chế quản lý, bảo dưỡng, duy tu làm giảm tác dụng
của công trình hạ tầng ở nông thôn


Theo kết quả khảo sát, rủi ro giá cả ảnh hưởng đến thu nhập của người nông
dân nhiều nhất so với các loại rủi ro tài chính khác (rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất) và là
mối quan tâm hàng đầu của nông dân. Với rủi ro giá cả thì rủi ro giá nông sản xuống
thấp cũng như rủi ro giá nguyên liệu đầu vào tăng cao (phân bón, thuốc trừ sâu ) ảnh
hưởng tương đương nhau ở mức điểm 4,29 – 4,56 ( tác động nhiều) so với mức tối đa
là 5 điểm.
20

Mean



Hình 2.11:Biểu đồ đo lường mức độ tác động của các rủi ro ảnh hưởng quá trình
sản xuất của nhà sản xuất.


5

4.5

4

3.5

3

2.5

2

1.5

1

0.5

0


4.29


4.56






3.06







2.36




Nguồn: Khảo sát thực tế
b)

Rủi ro lãi suất
giá
nguyên
liệu đầu vào

giá nông sản

lãi suất

tỷ giá



Rủi ro

Mặc dù được hỗ trợ lãi suất song hầu hết nông dân vẫn chưa tiếp cận được với
nguồn vốn cho vay của Nhà nước do thủ tục hành chính còn khắt khe. Khi cần vốn,
nông dân thường vay mượn đại lý trước sau đó đến vụ thu hoạch thì trả bằng hàng
nông sản. Do đó, lãi suất lên xuống không phải là mối quan tâm lớn của người nông
dân. Kết quả khảo sát cho thấy, người nông dân đánh giá rủi ro lãi suất tác động đến
thu nhập của họ ở mức điểm 3,06 (tác động vừa phải).
c)

Rủi ro tỷ giá
Trong năm 2008 và đầu năm 2009, thị trường ngoại tệ chứng kiến nhiều cú sốc.
Những cú sốc ấy thực ra đã âm ỉ hình thành trên thị trường từ lâu nhưng không được
thể hiện đầy đủ trên giá niêm yết tại các ngân hàng. Khi Ngân hàng Nhà nước tăng
mạnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng hoặc nới biên độ tỷ giá, giá niêm yết của các
ngân hàng mới được cởi trói và phản ánh đúng giá thị trường. Qua đây, cũng có thể
thấy các quyết định của Ngân hàng Nhà nước luôn theo sau thị trường, hầu hết các
phản ứng chỉ mang tính chất ứng phó ngắn hạn, điều này đang dẫn đến nhiều nguy cơ
cho nền kinh tế.
Với người nông dân, biến động tỷ giá hầu như không có tác động lớn đến giá cả
nông sản của họ, chỉ ở mức tác động ít (2,36 điểm). Tức là ảnh hưởng của nó thấp hơn
so với ảnh hưởng lãi suất. Do nông sản làm ra thường được bán ngay cho đại lý và
doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, chi phí nguyên liệu đầu vào cũng bị ảnh hưởng
bởi biến động tỷ giá do Việt Nam vẫn còn phải nhập một lượng lớn phân bón, thuốc
trừ sâu, xăng dầu…
d)

Rủi ro từ các nhân tố khác
Ngoài những rủi ro trên, còn một số nhân tố khác cũng ảnh hưởng không kém
phần quan trọng đến tình hình sản xuất và thu nhập của người nông dân như:

21



-

Khí hậu, đất đai.
-

Giống cây trồng.
-

Kĩ thuật chăm sóc, chất lượng nông sản.
-

Năng suất, giá nhân công.
-

Giá dầu (dùng cho máy tưới)
2.3.2.

Tác động đến doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nông sản
a)

Rủi ro giá cả


Giá giảm làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm.



Cao su: Giá cao su người dân bán cho các công ty giảm khoảng 50% so với
tháng 7/2008. Giá cao su xuất khẩu của Việt Nam bắt đầu giảm từ tháng 8, giảm liên
tục trong tháng 9 và giá “tuột dốc không phanh” từ đầu tháng 10/2008 đến nay.
Cụ thể, vào thời điểm tháng 7/2008 giá mủ cao su xuất khẩu đang đứng ở đỉnh
(khoảng 58 triệu đồng/tấn) thì đến trung tuần tháng 10 chỉ còn khoảng 30 triệu
đồng/tấn. Chỉ hơn 2 tháng, giá cao su đã tuột khỏi tay các doanh nghiệp xuất khẩu 28
triệu đồng/tấn. Nhiều doanh nghiệp bị “choáng”.


Cà phê: Năm 2008, giá cà phê thế giới (tại sàn London) lên cao đến mức lý
tưởng (trên 2.800 USD/tấn) nhưng trong 3 tháng đầu năm 2009 giá đã sụt giảm mạnh,
chỉ còn dao động trên dưới 1.500 USD/tấn.
Tại Tây Nguyên, giá cà phê nhân xô cũng tuột dốc, từ 34.000 – 35.000 đồng/kg
xuống còn 25.000 đồng, thậm chí có thời điểm xuống 22.000 đồng/kg. Mức giá này
không chỉ khiến nông dân thua lỗ mà còn làm cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê gặp
không ít khó khăn.
Ông Trương Công Quý, Trưởng ban kiểm soát Công ty cổ phần Đầu tư – Xuất
nhập khẩu cà phê Tây Nguyên cho biết: Giá cả xuống thấp cùng với sức tiêu thụ kém
nên việc xuất khẩu của công ty bị ảnh hưởng khá lớn. Trong quý 1-2009, công ty chỉ
xuất được 50.000 tấn cà phê, đạt 80% chỉ tiêu. Còn Công ty Xuất nhập khẩu 2-9 (Đắk
Lắk), trong quý 1, dù sản lượng xuất khẩu tăng 20% so với năm ngoái (34.300 tấn cà
phê nhân) nhưng kim ngạch lại chỉ đạt 53 triệu USD, giảm 20%.
Riêng tại Lâm Đồng, tình hình khả quan hơn khi có sự tham gia xuất khẩu
mạnh của một số công ty như Thái Hòa, Công Chính… Trong quý 1, các công ty trên
địa bàn xuất được 28.651 tấn, tăng 41,44% so cùng kỳ, nhờ vậy, dù giá giảm mạnh
nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt trên 46 triệu USD, tăng 25,5%.


Lúa gạo: Nhiều người cho rằng, giá lúa quá thấp, trong khi đó giá gạo quá
cao, đây là dịp để giới kinh doanh lúa gạo hốt bạc, thương lái năm 2008 giàu to vì giá

lúa quá thấp. Tuy nhiên, đi vào thực tế mới thấy tình hình không phải như thế, nhiều
người kinh doanh lúa gạo năm 2008 điêu đứng, thua lỗ và có người còn đứng trước
22



nguy cơ phá sản do giá gạo diễn biến phức tạp. Từ người buôn bán gạo lẻ, đến thương
lái và doanh nghiệp cung ứng gạo xuất khẩu đều gặp khó khăn.
Tại đại lý gạo anh Ba Tự ở thị trấn Cái Tắc – Huyện Châu Thành – Hậu Giang,
anh ba Tự cho biết: Giá lúa dao động từ 3.800 – 4.000 đồng/kg. Tuy nhiên, do xuất
khẩu không nhiều nên hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu không “ăn hàng”, kéo theo
các thương lái thu mua lúa gạo cung ứng cho đầu mối xuất khẩu cũng nghỉ hết. Anh là
người cung ứng gạo cho những đại lý bán lẻ, thế nhưng mức cung thấp. Điều khó khăn
nhất cho anh là lúc lúa giá cao 5.500 – 6.000 đồng/kg anh mua vài chục tấn để ở vựa.
Giá cứ tuột dần nên tính sơ, anh lỗ cũng vài chục triệu đồng.


Một thách thức của thị trường xuất khẩu nông sản là độ nhạy cảm thấp của nhu
cầu nông sản đối với giá của nó. Nếu doanh nghiệp xuất khẩu chủ động giảm giá của
một mặt hàng nông sản để kích thích thì nhu cầu của người tiêu dùng đối với mặt hàng
nông sản cũng không tăng lên nhiều như mức độ giảm giá.


Thị trường nhập khẩu điều lớn của Việt Nam như Mỹ, EU đang cơn suy thoái,
khiến việc giữ uy tín kinh doanh – kể cả của đối tác truyền thống, bắt đầu có vấn đề.
Nguy cơ bị quỵt hàng, xù nợ, ép giá rất lớn.


Theo kết quả khảo sát và phân tích SPSS, giá nguyên liệu (giá hàng hóa…)
được đa số các doanh nghiệp khảo sát đánh giá là có mức tác động tương đối nhiều và

nghiêm trọng (với điểm trung bình bằng 4,2581).
Hình 2.12: Biểu đồ các nhân tố tác động đến rủi ro tài chính của doanh
nghiệp








Mean



4.5
4
3.5
3
2.5
2
1.5
1
0.5

0


4.2581




3.4516


4.1935





Nguồn: Khảo sát thực tế
b)

Rủi ro lãi suất
giá
nguyên liệu,

giá hàng
hóa

lãi suất tỷ
giá



Nhân tố




Khó khăn nhất đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam hiện
nay

vấn đề vốn. Doanh nghiệp Việt Nam không thiếu kinh nghiệm thương trường nhưng
lại khó cạnh tranh nổi với các doanh nghiệp nước ngoài vì thiếu vốn.
Đợt lãi suất huy động và cho vay tăng cao và nóng vào cuối năm 2008 đã làm
cho không ít doanh nghiệp phải điêu đứng. Lãi suất cho vay có lúc tăng lên đến

×