Tải bản đầy đủ (.pdf) (380 trang)

Nghệ thuật lãnh đạo tầm nhìn và chiến lược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 380 trang )

ANTONY A. D’SOUZA






NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TẦM NHÌN

CHIẾN LƯỢC

Tập I





Lm. Giuse Trần Đình Long, SSS
Chuyển ngữ 11/2012


Nhà Lãnh Đạo Ngày Nay
Niềm Hy Vọng Ngày Mai




















NỘI DUNG

Lời giới thiệu

Tập I
NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
Tầm nhìn và Chiến lược

Phần Mở đầu
1. Nhà Lãnh đạo như NgườiPhục vụ
2. Nhà Lãnh đạo như Người Mục tử
3. Nhà Lãnh đạo như Người Quản lý
4. Thách thức đối với Thuật Lãnh đạo
5. Mục đích và Sứ mạng
6. Nền Văn hóa và những Giá trị
7. Sống Tầm nhìn, Sứ mạng và những Giá trị
8. Thuật Lãnh đạo Tạo Khả năng
và Phương pháp Tạo Khả năng

9. Trau dồi Người Đi theo có Hiệu lực và Can đảm
10. Tạo Khả năng cho Ban Lãnh đạo
và Lực lượng Lao động được Tạo Khả năng

LỜI GIỚI THIỆU

Bạn sẽ cực kỳ làm nổi bật hiệu lực thuật lãnh đạo của
mình, khi bạn tiêu thụ được những nguyên tắc của hai tập sách
này.
Cha (Tiến sĩ) Anthony A D‘Souza xác nhận những
nguyên tắc lãnh đạo của ngài, dựa trên những giá trị Kinh
Thánh đã được thời gian chứng minh. Ngài thu hút bạn bằng
một cách áp dụng cũng phù hợp như những nhật báo kinh
doanh của ngày mai và những sách báo về thuật lãnh đạo. Tôi
lắng nghe những bài thuyết trình của ngài đến hơn 55 lần rồi.
Điều này còn nhiều hơn những gì tôi đã từng nghe bất cứ
người nào khác trong suốt cuộc sống trưởng thành của mình.
Trong một ngày khi mà những cuốn sách, bản chuyên
khảo và cuộn băng ghi lại về thuật lãnh đạo trở nên một nghề
thủ công, tôi phát hiện tài liệu của Cha D‘Souza thật mới mẻ,
hấp dẫn, đầy sức thuyết phục – sống động và thiết yếu.
Bạn giữ trong tay mình những chỉ dẫn của ngài về thuật
lãnh đạo – dưới hình thức cố định. Suốt một thời gian hơn 20
năm, tôi đã đích thân theo dõi các nhà lãnh đạo từ hơn 160
quốc gia ngồi nghe những cách trình bày thật thu hút của ngài.
Họ bao gồm các thẩm phán Tòa án Tối cao, những người có
thế lực trong giới truyền thông đại chúng, các ông trùm kinh
doanh đa quốc gia, phó tổng thống của các quốc gia, những
thành viên trong chính phủ và các nghị sĩ hùng biện, bác sĩ
phẫu thuật nổi tiếng, những người rao giảng Tin Mừng và các

tổng giám mục, các hiệu trưởng Trường đại học và giáo sư,
nhà văn và giám đốc ngân hàng.
Tôi không quen biết bất cứ ai trong lãnh vực hoạt động
của Cha D‘Souza, người đã thuyết trình cho các nhà lãnh đạo
quốc gia từ rất nhiều đất nước, với một chức vụ thật ấn tượng
như vậy, và với những kết quả đáng kinh ngạc đến thế.
Ngài còn hơn cả một nhà lý luận. Đây là một dụng cụ để
hướng dẫn và soạn thảo; đây là điều gì đó khá khác biệt với
việc thực hiện. Ngài đã thành lập hai trụ sở đang phát triển
mạnh. Tất cả những gì ngài viết trong những tập sách này đều
được nghĩ ra dựa trên cơ sở kinh nghiệm riêng của ngài.
Bạn không thể nào vẫn giữ y nguyên sau khi quán triệt tài
liệu của ngài về nhà lãnh đạo như mục tử. Hãy áp dụng tài liệu
này, và nó sẽ mở đầu cho một chiều kích mang tính cách động
lực, đưa hiệu lực trong thuật lãnh đạo của bạn đến với những
tầm cao bất ngờ.
Ngài sẽ thách thức bạn trung thực đối diện với câu hỏi:
“Tại sao tôi muốn trở thành một nhà lãnh đạo?” Việc trầm
ngâm suy nghĩ về câu hỏi này có thể chứng thực được tính hữu
ích và bao hàm sự thay đổi hoàn toàn.
Trong những tập sách này, bạn có được một kho tàng, một
bộ sách giáo khoa về thuật lãnh đạo trước hết làm nổi bật nhà
lãnh đạo, rồi đến người được lãnh đạo. Trong bối cảnh này,
ngài nhắm đến kết quả của Người Đi theo thật can đảm.
Tôi vẫn đọc đi đọc lại, nghe đi nghe lạïi luận bàn của ngài
về cách cư xử: phục tùng, hăng hái và quyết đoán. Bạn sẽ đọc
trong vài phút, nhưng quả thật bạn sẽ suy nghĩ về điều này đến
mấy giờ, mấy tuần. Và khi bạn suy tư, thì điều này sẽ tạo nên
một tác động lâu dài cho cuộc đời bạn.
Cha D‘Souza đặt những đồ thị rải rác trong thông điệp mà

ngài viết ra – những sơ đồ, đường kẻ ô, và bài trắc nghiệm về
khả năng tự-quản. Bạn hãy tận dụng đầy đủ những lợi ích bổ
sung này. Tôi giữ trước mặt mình những thước đo độ quý giá
của ngài về những thái độ: sự yếm thế không thực tế, lạc quan
không thực tế và lạc quan thực tế. Nó giữ tôi trong đường lối
hướng tới những mục tiêu tăng dần, đưa tôi đến với việc hoàn
tất tầm nhìn của cuộc sống mình.
Tôi xin đề nghị rằng sau vài lần đọc những tập sách này,
bạn hãy giữ chúng ở bên cạnh, như là một cuốn sách tham
khảo. Hãy thường xuyên tham khảo nó. Để tham khảo nhanh,
tôi đề nghị bạn hãy thực hiện bản liệt kê riêng của bạn về các
nguyên tắc quan trọng nhất đối với bạn. Tôi vẫn nhận thấy
rằng việc thực hành cực kỳ bổ ích.
Một lời chú thích kết thúc: Cha D‘Souza trình bày cuộc
đời của Đức Giêsu – và những lời giáo huấn của Người – như
là gương mẫu và động cơ của thuật lãnh đạo tuyệt vời. Điều đó
đảm bảo được cá tính vô tận cơ bản của những tập sách này.
Chúc mừng quý độc giả vì cuộc phiêu lưu sắp tới vào bầu
khí được cải thiện về thuật lãnh đạo, làm thay đổi những cuộc
sống – vì điều thiện hảo !
John Edmund Haggai,
Người Sáng lập Trụ sở Haggai
Singapore – Maui, Tháng 7 năm 2001









Tập I


NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO



Tầm nhìn và Chiến lược














PHẦN MỞ ĐẦU
Tạo ra sự Khác biệt Đầy Sức sống


Nếu các nhà lãnh đạo mong muốn đưa ra thuật lãnh đạo
Kitô giáo đích thực và tạo ra một sự khác biệt đầy sức sống, thì
họ phải học hỏi để cung cấp thuật lãnh đạo theo đường lối của

Đức Giêsu.

Sứ mạng và Mục đích của Đức Giêsu

Đức Giêsu đã công bố rõ sứ mạng và mục đích của
Người. Chính Người tự giới thiệu mình như là Đấng Messia
mà ngôn sứ Isaia đã tiên tri: Thánh Luca tường thuật:
Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ Isaia. Người mở
ra, gặp đoạn chép rằng: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa
đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ
nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm
biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại
tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của
Chúa” (Lc 4:17-19).
Đức Giêsu nói rõ rằng Người đến để làm trọn lời tiên
tri này, bằng cách rao giảng Tin Mừng và mang lại sự xoa dịu
cho người nghèo khổ, tù nhân, mù lòa và bị áp bức. Mục đích
của Người vượt ra khỏi việc chỉ xoa dịu cảnh khổ cực; Ngài
đến để mang lại sự sống cho những người đón nhận Người (Ga
10:10). Ở đây, chúng ta có sứ mạng kép của Đức Giêsu: để
công bố Tin Mừng giải thoát và chăm sóc những người lâm
cảnh cùng quẫn.
Đức Giêsu lập lại sứ mạng của Người, khi Người nói:
“Tôi còn phải loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa cho các
thành khác nữa, vì tôi được sai đi cốt để làm việc đó” (Lc 4:
43).

Tầm nhìn của Người

Đức Giêsu có một tầm nhìn về Vương quyền của Thiên

Chúa. Người đi lên núi để chia sẻ Tầm nhìn của Người với các
môn đệ và đám đông đi theo Người. Đây là tầm nhìn mà
Người đã chia sẻ về những điều xảy đến được gọi là Mối Phúc
Thật:

Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó,
vì Nước Trời là của họ.
Phúc thay ai hiền lành,
vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.
Phúc thay ai sầu khổ,
vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.
Phúc thay ai khát khao nên người công chính,
vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng.
Phúc thay ai xót thương người,
vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.
Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch,
vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.
Phúc thay ai xây dựng hòa bình,
vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính,
vì Nước Trời là của họ.
(Mt 5:3-10)

Các nhà lãnh đạo đang được tạo khả năng vẫn hình
dung một tương lai lý tưởng, mang lại đường hướng cho các tổ
chức của mình. Họ phát biểu rõ và giành được sự hỗ trợ đối
với những tầm nhìn này, cho đến khi chúng lan tràn trong các
tổ chức của họ. Đức Giêsu dạy cho các môn đệ của Người trở
thành các nhà lãnh đạo với một ý thức về sứ mạng và sự dấn
thân:

 Nhiệm vụ Lớn lao (Mt 21:19-20)
 Những người Rao giảng Tin Mừng-Người Đi theo (Mt
4:19; Mc 1:17; 8:34; 38; Lc 5:10).
 Những người Rao giảng Tin Mừng trên khắp thế giới
(Mc 16:15; Ga 15:26-27; 20:21 -23).


Các nhà lãnh đạo đang được tạo khả năng vẫn thách
thức nguyên trạng và tiến lên những đường lối mới. Đức Giêsu
dạy cho các môn đệ của Người trở thành các nhà lãnh đạo sẽ
thay đổi được những thái độ sống và truyền thống (Mt 23:1-
36; Mc 7:9-13).

Thuật Lãnh đạo với những Giá trị và Đặc tính

Đối với các nhà lãnh đạo đang được tạo khả năng,
những giá trị nòng cốt hình thành nền tảng cho tầm nhìn và sứ
mạng, các mối quan hệ, động cơ và những quyết định của họ.
Đức Giêsu dạy cho các môn đệ của Người trở thành các
nhà lãnh đạo với những giá trị:
 Yêu thương (Mc 12:29, 31; Lc 6:27, 36; Ga 13:34).
 Sự hợp nhất (Ga 17:11).
 Phục vụ (Mt 20:25,28).
 Cống hiến (Mc 12:43-44; Lc 21:1, 4).
 Tin tưởng (Mt 14:31; 21:21-21; Mc 11:22,24).
 Vui mừng (Ga 17:13).
 Cầu nguyện (Mt 9:37-38; Lc 11:2,4,13; 18:4,8).
 Chứng nhân (Mt 10:32; Mc 6:7,13).

Và Người đã dạy các môn đệ trở thành các nhà lãnh

đạo với đặc tính:
 Khiêm nhường (Mt 5:1,7l; 11:29; 18:2,5; Mc 10:14-15;
Lc 6:20,24; 18:14,17).
 Sự Công chính và Sức mạnh Nội tâm (Lc11:37,53;
12:15; Ga 10:33).
 Tiếp tục tương quan với Đức Kitô (Ga 15:1,8;
 Dành riêng (Ga 17:16).

Phong cách Lãnh đạo của Đức Giêsu

Ngay từ đầu thừa tác vụ của Người, Đức Giêsu đã dạy
thuật lãnh đạo cho các môn đệ cả bằng lời nói lẫn hành động.
Với sức mạnh của Kinh Thánh, với sức thuyết phục của các dụ
ngôn sống động, và với sự sâu sắc thuộc về gương mẫu của
cuộc đời Người, Đức Giêsu đã dạy cho cho họ cách làm thế
nào để lãnh đạo đoàn dân của Người. Tuy nhiên, không ai có
thể phủ nhận rằng phong cách của Đức Giêsu về thuật lãnh đạo
là vô song và đặc sắc. Người cung cấp thuật lãnh đạo khi:

 Người chữa lành một người phỏng hủi: Người thực sự
quan tâm và đáp ứng đối với một nhu cầu.
 Người xua đuổi những người buôn bán và thanh tẩy đền
thờ: Người đối đầu với một thể chế.
 Người nói chuyện với người phụ nữ tại bờ giếng:
Người bẻ gẫy những hàng rào cản.
 Người thăm viếng nhà của ông Zakêu: Người mở rộng
cánh cửa để đối thoại.
 Người bảo vệ người phụ nữ mà những người Pharisiêu
sẽ ném đá: Người can đảm tranh luận về trường hợp
của người phụ nữ đó.

 Người rửa chân cho các môn đệ: Người nêu một tấm
gương.
 Người chịu treo trên cây Thánh giá: Người hy sinh
cuộc đời mình để trở nên một con người hòa giải.

Phong cách của Đức Giêsu về thuật lãnh đạo và những
lời giáo huấn của Người về thuật lãnh đạo dường như rất xa lạ
đối với những tiêu chuẩn của thời nay, và gần như không phù
hợp với thời đại hoạt động nhanh chóng của chúng ta, với
những mối quan hệ gấp rút trên khắp thế giới. Nhưng phong
cách của Người cũng thật hết sức kỳ lạ đối với những người
đang tìm kiếm Đức Messia đã được mong đợi từ lâu. Họ đang
tìm kiếm một nhà lãnh đạo sẽ đến với sức mạnh và những đội
quân, để quét sạch tai họa của Đế quốc Roma. Họ không hề
tìm kiếm một nhà lãnh đạo:

 Được sinh ra trong một máng lừa.
 Sống với tư cách là con trai của một người thợ mộc.
 Ăn uống với những người tội lỗi.
 Nói chuyện với một ả gái điếm.
 Tuyển một người thu thuế làm môn đệ.
 Đưa ra má bên kia (khi bị vả).
 Tha thứ 70 lần 7.
 Hân hoan đi đến bằng cách cưỡi trên lưng một con lừa.
 Đội một vòng gai.
 Bị chế giễu và đánh đập.
 Bị treo trên một cây thập giá như một tội nhân giữa hai
tên trộm cắp.

Thuật Lãnh đạo như là cách Phục vụ


Thuật lãnh đạo của Người không phải là kiểu lãnh đạo
mà họ mong đợi. Tuy nhiên, chính Đức Giêsu đã từng nói: “Vì
Con người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là
để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người”
(Mc 10:45).
Bà mẹ của hai ông Giacôbê và Gioan đã đưa hai người
con trai của mình đến xin Chúa một ân huệ rằng họ được đặt ở
hai vị trí bên tả và bên hữu, cạnh Đức Giêsu trong vương quốc
sắp tới. Người ta có thể kêu lên rằng thật là ngạo mạn! Họ
không phải là những người được sinh ra ở địa vị cao. Họ
không hề làm được những kỳ công vĩ đại của lòng dũng cảm.
Họ không bộc lộ năng lực quản trị nào. Tuy nhiên, hai ông
Giacôbê và Gioan không phải là người duy nhất có tham vọng.
Khi 10 môn đệ khác nghe thấy lời thỉnh cầu này, ngay lập tức
họ trở nên phẫn nộ. Tại sao họ quá tức giận như vậy? Họ đều
có tham vọng như nhau, và có lẽ hai ông Giacôbê và Gioan đã
nêu lên lời thỉnh cầu này trước khi ngay cả chính họ cũng nghĩ
đến.
Tuy nhiên, Đức Giêsu đã không bỏ qua tầm quan trọng
của việc giáo huấn. Người gọi các môn đệ của Người lại với
nhau và nói: “Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà
thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản
dân. Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn
giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn
làm đầu anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Cũng như
Con người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là
để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn
người”. (Mt 20:25, 28).
Theo Luca 22:26-27, Đức Giêsu nhận xét: “Ai lớn nhất

trong anh em thì phải nên như người nhỏ tuổi nhất, và kẻ làm
đầu thì phải nên như người phục vụ. Bởi lẽ, giữa người ngồi ăn
với kẻ phục vụ, thì ai lớn hơn ai? Hẳn là người ngồi ăn chứ?
Thế mà Thầy đây, Thầy sống giữa anh em như một người phục
vụ”. (Cũng xem Mc 10:35, 45).
Những đoạn này ghi lại bài giảng trực tiếp nhất của
Đức Giêsu về thuật lãnh đạo. Người giảng dạy cho các môn đệ
một số bài học quan trọng về thuật lãnh đạo trong Vương quốc
của Người:

 Thuật lãnh đạo không liên quan đến “thói sai khiến”
Người Đi theo, cũng không thi hành kiểu quyền hành
mà các quan chức trong thời kỳ hoạt động vẫn sử dụng
(Mt 20:25-26; Mc 10:42-43; Lc 22:25-26).
 Các nhà lãnh đạo phải trở thành người phục vụ đối với
những người của họ (Mt 20:26 -27).
 Chính Đức Giêsu là một mẫu gương đối với thuật lãnh
đạo-người phục vụ (Mt 20:28; Mc 10: 45; Lc 22:27).
 Sự khiêm tốn là một phẩm chất hàng đầu thuộc về đặc
tính của nhà lãnh đạo Kitô giáo. (Mc 9:36-37; Lc
22:26).

Cách Phục vụ đầy Lòng Thương xót

Hành động của những người trong ban lãnh đạo phải
quen thuộc với thái độ thương xót và chăm sóc. Cách phục vụ
của Đức Giêsu bộc lộ một tấm lòng thương xót sâu xa. Tin
Mừng sử dụng từ thương xót 12 lần, để diễn tả phản ứng của
Đức Giêsu đối với những người ở trong cảnh khốn cùng và
đau khổ.

Đức Giêsu xúc động với lòng thương xót khi Người:

 Chữa lành người Đau yếu (Mt 14:14).
 Làm Phép lạ Cung cấp Thức ăn Cho Nhiều người (Mt
15:32).
 Cho Người mù được Sáng mắt (Mt 20:34).
 Chữa Người Phong hủi được Sạch (Mc 1:41).
 Dạy dỗ đoàn Chiên lạc nhà Israel (Mc 6:34).
 Phục hồi sự Sống cho kẻ Chết (Lc 7:15).

Đức Giêsu không chữa lành như một bác sĩ xa lạ;
Người không cung cấp thức ăn như một vị chúa vô tư; Người
không giảng dạy như một học giả dựa trên lý trí cách biệt.
Người phục vụ với tình yêu thương và sự quan tâm chăm sóc
sâu xa đối với tình cảnh của những người thiếu thốn.
Câu chuyện của Người về người Samari Nhân lành
minh họa sự quan tâm thương xót, chăm sóc và phục vụ dành
cho một người đã bị những kẻ cướp bỏ lại trong tình trạng đầy
thương tích và trần truồng bên vệ đường. Người Samari nhìn
thấy anh ta và cảm thấy một lòng thương xót đã đưa người đó
đến với sự “dồn hết tâm trí vào đó”. Ông quỳ xuống vệ đường
để băng bó và xức thuốc vào những vết thương. Ông đưa
người bị thương vào một quán trọ, nơi ông đích thân phục dịch
suốt ngày hôm sau. Và khi ra đi, ông còn thu xếp với người
chủ quán để tiếp tục chăm sóc anh ta (Lc 10:30-35).
Lòng thương xót không đủ. Chúng ta còn phải hành
động để phục vụ người cần đến sự giúp đỡ của chúng ta.
Chúng ta phải sẵn sàng để cho bàn tay của mình bị dơ bẩn, để
nâng cái đầu đầy máu me lên, để băng bó cơ thể bị thương
tích. Lòng thương xót và sự phục vụ không thể tách rời nhau.


Những Hình ảnh về Thuật Lãnh đạo trong Kinh Thánh

Có ba hình ảnh Kinh Thánh nổi bật và lập đi lập lại về
thuật lãnh đạo trong Tân Ước, tất cả đều bắt đầu bằng chữ ‘S’:
Servant (Người phục vụ), Shepherd (Mục tử) và Steward
(người Quản lý). Mỗi từ này đều là một hình ảnh phong phú,
với ý nghĩa khác nhau, đáng nghiên cứu cẩn thận và áp dụng.
Thuật lãnh đạo Kitô giáo thực sự là đi theo Đức Giêsu Kitô,
giống như những hình ảnh này trong Tin Mừng về người Phục
vụ, Mục tử và người Quản lý đã đề nghị.

Một nhà lãnh đạo Kitô giáo, cho dù ở trong giáo hội,
các tổ chức kinh doanh hoặc dân sự, đều phải nhận thấy công
việc của mình thực sự như là một thừa tác vụ. Những điều bạn
làm đều phải dựa trên việc bạn là ai: người Phục vụ, Mục tử và
người Quản lý của Chúa. Thông qua cuộc đời và cách phục vụ
lãnh đạo của mình, bạn phải đối xử với những người khác
trong sự kính trọng, công bằng, thẳng thắn và yêu thương.
Những hành động của bạn đều sẽ biểu lộ cho thế giới chung
quanh bạn về tình yêu, sự công bằng và chăm sóc của Thiên
Chúa.






Những Hình ảnh Kinh Thánh về Thuật Lãnh đạo


NGƯỜI PHỤC VỤ: Phục vụ, Hỗ trợ và Tạo Khả năng

 Mc 10:45
 Lc 22:24-27
 Mt 20:26-28
 Ga 13: 12-17


MỤC TỬ: Chăm sóc, Can đảm và Hướng dẫn.

 Chúa là Mục tử của tôi (Tv 23)
 Đức Giêsu: “Tôi là Mục tử nhân lành” (Ga 10:11)
 Thánh Phêrô nhận chức Mục tử (Ga 21:15-17)
 Thánh Phêrô hô hào: Hãy trở nên những Mục tử (1 Pr
5:2-3)





NGƯỜI QUẢN LÝ: Đáng Tin tưởng, đầy Trọng Trách và
Chịu Trách nhiệm

 Như một Người đang làm Nhiệm vụ (Lc 12:42-43)
 Đặc quyền và Trách nhiệm
 Như Người Đáng tin tưởng (1 Cr 4:1)
 Như Người Canh gác (2 Tm 1:14)
 Như Người Truyền đạt Giáo huấn (2 Tm 2:2)
















1

Nhà Lãnh Đạo như Người Phục Vụ

Phục vụ, Hỗ Trợ và Tạo Khả năng







Chủ đề xuyên suốt về người phục vụ, có thái độ của
người phục vụ và trái tim của một người phục vụ, được làm
nổi bật trong Tân Ước. Không ai hoài nghi về cương vị có uy
quyền mà Đức Giêsu nắm giữ giữa các môn đệ của Người.
Tuy nhiên, Người vẫn nói với các ông: “Thầy đây, Thầy sống

giữa anh em như một người phục vụ” (Lc 22:27). Người đã
đưa ra một mẫu gương sống động về điều này trong đêm trước
khi Người chịu chết, bằng cách rửa chân cho các môn đệ. Mọi
người đều coi điều này như là hành động thấp hèn nhất. Nhưng
hành động này không có cách nào làm giảm bớt uy quyền của
Đức Giêsu.
Sau sự việc này, Đức Giêsu hỏi các ông: “Anh em có
hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không? Anh em gọi Thầy
là ‘Thầy’, là ‘Chúa’, điều đó phải lắm, vì quả thật Thầy là
‘Thầy’, là ‘Chúa’. Vậy nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa
chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau.
Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy
đã làm cho anh em và nếu anh em thực hành, thì thật phúc
cho anh em!” (Ga 13:12-17).
Một đặc điểm quan trọng của thuật lãnh đạo (theo
phong cách) người phục vụ là nêu gương. Chắc hẳn việc nêu
gương là phương cách hiệu quả nhất đem lại thái độ mong
ước. Khi Tông đồ Phaolô mong muốn giúp các tín hữu thành
Côrintô đạt được một phương cách sống tốt hơn, thì ngài đã
nói với họ: “Anh em hãy bắt chước tôi, như tôi bắt chước Đức
Kitô” (1 Cr 11:1). Ngài đã nhận ra rằng phương cách hiệu quả
nhất để dạy một thái độ là dạy bằng cách nêu gương.
Một nhà lãnh đạo độc đoán áp đặt thái độ mong muốn
trong một tổ chức, trong khi một nhà lãnh đạo-phục vụ nêu
gương về thái độ mong muốn. Phương pháp độc đoán có thể
tạm thời đạt được sự phục tùng, nhưng phương pháp này cũng
sẽ đi kèm theo một thái độ bất mãn. Nhân viên sẽ thực hiện
những mệnh lệnh, bởi vì họ buộc phải làm, và họ ở trong tình
trạng đề phòng những biện pháp để phá vỡ mệnh lệnh bị áp
đặt.

Trái lại, phương pháp lãnh đạo-phục vụ tạo ra một tinh
thần làm chủ, có liên quan và cam kết giữa các nhân viên. Họ
sẽ làm công việc, bởi vì họ muốn làm. Thái độ mà họ sẽ có là
“nếu việc này tốt đẹp đối với nhà lãnh đạo, vậy thì nó đủ tốt
đẹp đối với chúng ta”. Họ không chỉ dễ dàng hơn nhiều khi
làm chủ những giá trị và lý tưởng của nhà lãnh đạo, nhưng thái
độ làm chủ này đưa họ đến với sự liên quan và cam kết.
Phương pháp lãnh đạo-phục vụ đạt hiệu quả hơn nhiều trong
việc tạo ra những kết quả ích lợi lâu dài.
Sau đây là sự tương phản giữa hai phương pháp lãnh
đạo:

Lãnh đạo Độc đoán Lãnh đạo-Phục vụ
- Quan hệ là phương cách
một chiều – từ trên xuống
dưới.



- Mệnh lệnh, quyền chỉ huy.

- Sử dụng quyền lực theo
cương vị.
- Nhân viên phục tùng, làm
các việc bởi vì họ buộc phải
làm.
- Nhân viên làm việc theo
thời gian yêu cầu, nghĩa là
làm từ 9 giờ sáng đến 5 giờ
chiều.

- Nhân viên làm việc chỉ để
đáp ứng những yêu cầu.
- Nhân viên thờ ơ – năng lực
giảm bớt.

- Quan hệ là phương cách
hai chiều - giữa nhà lãnh đạo
và cấp dưới. Nhà lãnh đạo
nêu lên quan điểm của mình,
nhưng cuõng côûi mở để lắng
nghe.
- Gây ảnh hưởng, lắng nghe,
thuyết phục.
- Sử dụng quyền lực cá
nhân.
- Nhân viên được ủy nhiệm.
Họ làm các việc bởi vì họ
muốn làm.
- Nhân viên làm việc đúng
giờ và theo năng lực.


- Nhân viên làm việc vượt
quá mong đợi.
- Nhân viên hứng khởi –
năng lực gia tăng.

Thay vì nghĩ đến nhà lãnh đạo anh hùng, hiện nay,
chúng ta cần tập trung vào các nhà lãnh đạo như là những
người thực hiện-người anh hùng. Các chuyên gia quản lý đã

viết một cách bao quát về tầm quan trọng của việc tạo khả
năng thông qua cách ủy thác, cách quản lý cùng tham gia,
“thuật lãnh đạo nhìn xa trông rộng”, “thuật lãnh đạo biến đổi”.
Nhưng trong thuật lãnh đạo ngày nay và trong tài liệu về quản
lý, người ta đã không nhấn mạnh về phương pháp tạo khả năng
mà suốt hơn 25 năm qua, Robert Greenleaf đã gọi là “thuật
lãnh đạo-người phục vụ”. Quả thật đây là một nhân tố chủ yếu
có thể tạo nên một sự khác biệt quan trọng, trong việc cung
cấp thuật lãnh đạo biến đổi có hiệu quả.
Thuật lãnh đạo-người phục vụ tạo khả năng cho nhân
viên, thông qua gương mẫu, sự hướng dẫn, chăm sóc, hiểu
biết, tính nhạy cảm, niềm tin, đánh giá đúng, khích lệ, củng cố
và chia sẻ tầm nhìn. Thuật lãnh đạo-người phục vụ còn cao
hơn nhiều so với phong cách hoặc thái độ chỉ lãnh đạo thuần
túy mà chúng ta có thể học hỏi để thi hành. Thuật lãnh đạo này
bắt đầu bằng trí óc và tâm hồn – bằng thái độ của chúng ta.
Thế giới cần đến các nhà lãnh đạo-người phục vụ, các
nhà lãnh đạo sẽ hướng dẫn như Đức Giêsu đã từng hướng dẫn,
và phục vụ như Đức Giêsu đã từng phục vụ. Bằng lời nói và
gương mẫu, Đức Giêsu đã nêu gương về thuật lãnh đạo-người
phục vụ và truyền cho các môn đệ của Người làm giống như
vậy. Người đã triệt để thiết lập thái độ và phong cách phục vụ
như là phương cách mà các nhà lãnh đạo của người phải
hướng dẫn những người khác:

 “Kẻ làm đầu thì phải nên như người phục vụ. Thầy
sống giữa anh em như một người phục vụ”. (Lc 22:26-
28).
 “Ta đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là
để phục vụ” (Mc 10:45).

 “Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người
phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải
làm đầy tớ anh em” (Mt 20:26-28).

Với vài lời, Đức Giêsu đã đưa ra một thông điệp vĩ đại
về thuật lãnh đạo và sự phục vụ Kitô giáo. Ở nòng cốt của
thuật lãnh đạo, Người giảng dạy cho các môn đệ của Người
một tập hợp những giá trị, thái độ và cách cư xử là điều chủ
yếu của thuật lãnh đạo-người phục vụ. Các nhà lãnh đạo-người
phục vụ bảo vệ cho những giá trị của sự phục vụ, chú ý đến
nhu cầu của những người khác và sự khiêm tốn cá nhân.
Đức Giêsu đã tuyệt đối khước từ kiểu lãnh đạo theo thế
gian, để ủng hộ thái độ của người phục vụ và trái tim của một
người phục vụ. Thuật lãnh đạo của những người Pharisiêu bị
lu mờ vì thói khoe khoang, đạo đức giả, và rõ ràng là lạm dụng
quyền hành. Nhưng Đức Giêsu đã tuyên bố một cách rõ ràng:
“Không được làm như vậy giữa anh em”. Các môn đệ của
Người không được hành động giống như những kẻ thống trị
dân ngoại, những người cứ “sai khiến” các thuộc cấp của họ.
Đức Giêsu mong muốn một sự thay đổi triệt để về thái độ và
phong cách. Điều quan trọng là nhận ra rằng thái độ của người
phục vụ và trái tim của một người phục vụ là những kết quả tự
nhiên của phương cách mà Đức Giêsu đã nhận thức về con
người. Người phục vụ họ, bởi vì Người biết được giá trị thuộc
về bản chất của họ như những con người được Thiên Chúa tạo
dựng và vì vinh quang của Ngài.
Khái niệm về nhà lãnh đạo-người phục vụ có thể thật
khó nắm bắt và sống theo. Đức Giêsu là gương mẫu tốt nhất.
Người là một nhà lãnh đạo vĩ đại, tuy nhiên, Người lại là một
người phục vụ bằng cách thực sự hy sinh bản thân mình.

Người phục vụ tất cả những người thiếu thốn, và người ta bám
vào từng lời của Người. Người đã thực sự phục vụ, nhưng
Người làm như vậy từ một cương vị mạnh mẽ của sức mạnh,
sự tín nhiệm, và uy quyền cá nhân.
Trong cuốn Thuật Lãnh đạo Kitô giáo Làm Biến đổi,
tiến sĩ Jerry C. Wofford thực hiện một so sánh thú vị giữa
những cách cư xử và đặc điểm của một người phục vụ và của
một nhà lãnh đạo-người phục vụ: “Thuật lãnh đạo-người phục
vụ mở rộng đến thuật lãnh đạo làm biến đổi sang một lãnh vực
mới nhấn mạnh vào: sự phục vụ khiêm tốn. Thông qua tấm
thảm của thuật lãnh đạo làm biến đổi, Đức Giêsu đã dệt nên
những màu sắc mới dựa trên sự khiêm tốn và phục vụ. Những
sợi chỉ này tạo nên một chủ đề xuyên suốt chưa từng thấy
trước đây trong lịch sử nhân loại, và chủ đề xuyên suốt này bổ
sung những viễn cảnh mới thật phong phú dựa trên mối quan
hệ con người. Chắc hẳn các môn đệ của Đức Giêsu ngạc nhiên
khi các ông nghe thấy Người xác định đặc điểm của nhà lãnh
đạo như người phục vụ. Trong số các nhà lãnh đạo mà các ông
biết, chỉ có Bản thân Đức Giêsu là một người phục vụ khiêm
tốn.

So sánh giữa người Phục vụ
và Nhà Lãnh đạo-Người Phục vụ

Người Phục vụ Nhà Lãnh đạo-Người Phục vụ

×