BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CÔNG TY CP DƯỢC LIỆU TW2
BÁO CÁO TỔNG KẾT
DỰ ÁN SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM CẤP NHÀ NƯỚC
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHIẾT XUẤT HOẠT
CHẤT TỪ CÂY TRINH NỮ HOÀNG CUNG (Crinum latifolium L.
Amaryllidaceace) ĐỂ SẢN XUẤT VIÊN NANG ĐIỀU TRỊ BỆNH
PHÌ ĐẠI LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT
MÃ SỐ: KC.10.DA17
Chủ nhiệm dự án: TS. NGUYỄN THỊ NGỌC TRÂM
6613
26/10/2007
TP.HCM, tháng 09 năm 2007
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CÔNG TY CP DƯỢC LIỆU TW2
BÁO CÁO TỔNG KẾT
DỰ ÁN SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM CẤP NHÀ NƯỚC
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHIẾT XUẤT HOẠT
CHẤT TỪ CÂY TRINH NỮ HOÀNG CUNG (Crinum latifolium L.
Amaryllidaceace) ĐỂ SẢN XUẤT VIÊN NANG ĐIỀU TRỊ BỆNH
PHÌ ĐẠI LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT
MÃ SỐ: KC.10.DA17
CHỦ NHIỆM DỰ ÁN: TS. NGUYỄN THỊ NGỌC TRÂM
CƠ QUAN CHỦ TRÌ: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC LIỆU TW2
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
THỜI GIAN: 1.2006 - 6.2007
TỔNG KINH PHÍ DỰ ÁN: 4.934,3 triệu đồng
KINH PHÍ TỪ NGÂN SÁCH: 1.300 triệu đồng
KINH PHÍ THU HỒI: 835 triệu đồng
TP.HCM, tháng 09 năm 2007
1
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 7
PHẦN II: TỔNG QUAN 13
1. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước về cây Trinh nữ hồng cung
(Crinum latifolium L.)… 13
2. Tính cấp thiết và khả thi của dự án 17
3. Mục tiêu dự án 17
4. Nội dung dự án 18
PHẦN III: NGUN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
1. Ngun liệu… 19
2. Phương pháp nghiên cứu… 19
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU… 22
1. Hoàn thiện quy trình công nghệ chiết xuất alcaloid từ dược liệu lá Trinh
nữ hoàng cung (tươi và khô) dùng làm nguyên liệu sản xuất viên nang
Trinh nữ hoàng cung (Crila) ở quy mô cơng nghiệp 22
1.1. Nghiên cứu chiết xuất hoạt chất alcaloid trong lá cây Trinh nữ hồng cung 23
1.1.1. Nghiên cứu xây dựng quy trình chiết alcaloid tồn phần từ dược liệu khơ
TNHC 23
1.1.2. Nghiên cứu xây dựng quy trình chiết alcaloid tồn phần từ dược liệu tươi
TNHC 25
1.2. Máy móc thiết bị và quy trình cơng nghệ chiết xuất 27
1.3. Vệ sinh vơ trùng và an tồn lao động 30
1.4. Nội dung kiểm tra trong q trình sản xuất. 30
1.5. Xử lý dư phẩm của q trình chiết xuất 30
1.6. Hồ sơ làm việc cần thiết 30
2. Hoàn thiện quy trình sản xuất viên nang từ bán thành phẩm của
Trinh nữ hoàng cung 31
2.1. Cơng thức viên nang Crila. 31
2.2. Một số kết quả nghiên cứu về bào chế viên nang… 32
2.2.1. Độ ẩm tới hạn và độ ẩm cân bằng của hạt. 32
2.2.2. Dải phân bố cỡ hạt. 34
2.2.3. Tính chảy của hạt 34
2.2.4. Tính phân tán trong nước 35
2.3. Khảo sát viên nang Crila 36
2
2.4. Nghiên cứu theo dõi độ ổn định của sản phẩm 37
2.5. Quy trình sản xuất viên nang CRILA 39
2.5.1. Cách tiến hành 39
2.5.2. Máy móc thiết bị chủ yếu 39
2.5.3. Quy trình công nghệ sản xuất viên nang Crila 40
2.5.4. Vệ sinh vô trùng và an toàn lao động 41
2.5.5. Nội dung kiểm tra trong quá trình sản xuất 41
2.5.6. Dư phẩm phế phẩm 42
2.6. Hồ sơ làm việc cần thiết 42
3. Nghiên cứu nâng cấp tiêu chu
ẩn kiểm nghiệm 43
3.1. Nghiên cứu định tính và định lượng alcaloid crinamidin trong nguyên liệu,
bán thành phẩm và thành phẩm bằng phương pháp HPLC… 43
3.2. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở lá TNHC, cao khô TNHC và viên nang Crila 52
PHẦN V: KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG CỦA DỰ ÁN 69
PHẦN VI: BÀN LUẬN
72
PHẦN VII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
73
PHẦN VIII: TÀI LIỆU THAM KHẢO
75
PHẦN IX: CÁC PHỤ LỤC 79
3
KÝ HIỆU VÀ Ý NGHĨA CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TNHC Trinh Nữ Hoàng Cung Crinum latifolium L.
HPLC:
Sắc ký lỏng hiệu năng
cao
High Performance Liquid Chromatography
SKLM: Sắc ký lớp mỏng Thin Layer Chromatography
S:
Độ lệch chuẩn
Standard Deviation
RSD:
Độ lệch chuẩn tương đối
Relative Standard Deviation
LOD:
Giới hạn phát hiện
Detection Limit
LOQ:
Giới hạn định lượng
Quantitation Limit
UV-VIS
Tử ngoại – khả kiến
Ultra Violet (Spectroscopy)
IR:
Hồng ngoại
Infrared Spectroscopy
NMR:
Cộng hưởng từ hạt nhân
Proton nuclear Magnetic Resonance
MS:
Phổ khối lượng.
Mass Spectroscopy
4
BẢN TỰ ĐÁNH GIÁ
VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VÀ NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI
CỦA DỰ ÁN KH&CN CẤP NHÀ NƯỚC
1. Tên đề tài:
Hồn thiện quy trình cơng nghệ chiết xuất hoạt chất từ cây TNHC (Crinum
latifolium L.) để sản xuất viên nang điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt.
Mã số: KC.10.DA17
2. Thuộc chương trình Khoa Học Cơng Nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn
2001-2005. “Khoa học và cơng nghệ phục vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng
đồng”
3. Chủ nhiệm dự
án: TS. NGUYỄN THỊ NGỌC TRÂM
4. Cơ quan chủ trì dự án: CƠNG TY CP DƯỢC LIỆU TW2
5. Thời gian thực hiện: 18 tháng (từ tháng 1 năm 2006 đến tháng 6 năm 2007)
6. Tổng kinh phí thực hiện dự án: 4.934,3 triệu đồng
Trong đó: kinh phí từ NSNN: 1.300 triệu đồng (bằng chữ: một ngàn ba trăm triệu
đồng)
Kinh phí thu hồi: 835 triệu đồng.
7. Tình hình thực hiện dự án so với hợp đồng.
7.1 .Về mứ
c độ hồn thành khối lượng cơng việc.
Hồn thành 3 mục tiêu của dự án:
- Hồn thiện quy trình cơng nghệ chiết xuất hoạt chất alcaloid từ dược liệu
TNHC ở quy mơ cơng nghiệp.
- Hồn thiện quy trình sản xuất viên nang từ bán thành phẩm của TNHC.
- Nâng cấp tiêu chuẩn kiểm nghiệm ngun liệu, bán thành phẩm và thành
phẩm định lượng Crinamidin bằng phương pháp HPLC.
Hồn thành 5 nội dung của dự án:
- Hoàn thiện quy trình công nghệ chiết xuất alcaloid từ dược liệu lá TNHC
(lá TNHC tươi và lá TNHC khô) dùng làm nguyên liệu sản xuất viên nang
Trinh nữ hoàng cung (CRILA) ở quy mô cơng nghiệp.
- Hoàn thiện quy trình sản xuất viên nang từ bán thành phẩm của TNHC.
Nghiên cứu ổn định thuốc từ 24 tháng lên 36 tháng.
- Nâng cấp tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu, bán thành phẩm và thành
phẩm. Tạo chất chuẩn tinh khiết crinamidin – định lượng bằng phương pháp
HPLC.
- Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của lá TNHC, cao khô TNHC, thuốc thành
phẩm và thẩm đònh lại thuốc đã xây dựng.
- Sản xuất 10.098.000 viên thuốc Crila
5
7.2 .Về yêu cầu khoa học và chỉ tiêu cơ bản của các sản phẩm KHCN.
- Sản phẩm của dự án là Viên nang Trinh nữ hoàng cung (CRILA) là một viên
thuốc mới, đạt tiêu chuẩn cơ sở có tác dụng điều trị bệnh phì đại lành tính
tuyến tiền liệt, giá thành hợp lý, hiệu quả điều trị cao.
- Sản phẩm được chế tạo từ hai quy trình công nghệ về chiế
t xuất và bào chế
đã được hoàn thiện và nâng cấp.
- Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm viên thuốc mới bằng phương pháp HPLC.
Tạo chất chuẩn tinh khiết crinamidin.
7.3 .Về tiến độ thực hiện.
- Đảm bảo đúng tiến độ của đề cương và hợp đồng khoa học công nghệ số
11/2006/HĐ-DA, ngày 28/12/2006.
- Nghiệm thu cấp cơ sở đúng quy định củ
a Bộ Khoa học Công nghệ.
8. Về những đóng góp mới của đề tài:
Dự án đã hoàn thiện quy trình công nghệ chiết xuất các hoạt chất có hoạt tính
sinh học có tác dụng ức chế sự phát triển của khối u. Sản phẩm của dự án là viên
nang CRILA được bào chế từ nguyên liệu chiết xuất từ dược thảo cây TNHC
(Crinum latifolium L.). Hiện nay, đã có hai viên thuốc là viên nang mềm
Tadenan được bào ch
ế từ vỏ cây Mận Gai Châu Phi có tên khoa học là Pygeum
africanum và Permixon từ quả cây Serenoa repens của Pháp sản xuất, và viên
Crila là viên thuốc thứ ba sau hai viên thuốc trên được xếp vào kho tàng thuốc
điều trị tuyến tiền liệt. Viên CRILA còn có khả năng chữa trị bệnh u xơ tử cung
và cũng là viên thuốc đầu tiên chữa u xơ tử cung được sản xuất từ dược thảo.
Cho đến nay chưa có một viên thuốc nào chữa u x
ơ tử cung được sản xuất từ
nguồn gốc thiên nhiên. Viên CRILA ra đời sẽ cung cấp đủ thuốc phục vụ sức
khỏe người bệnh trong nước và xuất khẩu.
.Về giải pháp khoa học – công nghệ.
Đã hoàn thiện một quy trình công nghệ, tạo được nguyên liệu để sản xuất thuốc
điều trị các bệnh khối u từ dược thảo Việt Nam bằng những thi
ết bị máy móc
sản xuất trong nước và được thiết kế theo yêu cầu của quy trình công nghệ cần
tạo ra sản phẩm là các alcaloid có hoạt tính sinh học.
.Về phương pháp nghiên cứu.
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu cổ điển và kết hợp với các phương pháp
nghiên cứu hiện đại để hoàn thành nội dung của dự án:
6
- Chiết xuất bằng phương pháp ngấm kiệt.
- Các phương pháp hóa lý: Phổ hồng ngoại, khối phổ, cộng hưởng từ hạt
nhân.
- Sắc ký lớp mỏng, sắc ký cột.
- Định lượng Crinamidin bằng phương pháp HPLC.
.Những đóng góp mới khác.
Trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện quy trình chiết xuất chúng tôi đã có cải
tiến dung môi chiết xuất nâng cao chất lượng sản phẩm
so với giai đoạn nghiên
cứu ở phòng thí nghiệm. Khi sử dụng dung môi chiết cồn/acid, nước/acid, trước
đây chúng tôi sử dụng acid tartric nên sản phẩm thu được có mùi chua của acid
tartric kết tinh trong cao. Để giải quyết vấn đề này trong quá trình hoàn thiện
quy trình công nghệ chiết xuất chúng tôi đã thay acid tartric bằng acid acetic.
Sản phẩm thu được không còn mùi acid do acid acetic bốc hơi trong quá trình cô
loại dung môi.Sản phẩm thu được đạt chất lượng tốt.
Chúng tôi đã giải quy
ết được vấn đề giá thành sản phẩm hợp lý do hoàn thiện
quy trình chiết xuất nguyên liệu từ lá tươi, khâu xử lý nguyên liệu tươi đúng
theo quy trình kỹ thuật đã phá vỡ màng nguyên sinh của tế bào rồi chiết với
dung môi thích hợp.
Tiết kiệm chi phí điều trị bệnh so với sử dụng thuốc ngoại nhập để điều trị bệnh
phì đại lành tính tuyến tiền liệt.
Tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tạo sản phẩm thuốc đi từ nguồn dược
liệu trong nước phục vụ sức khỏe cộng đồng.
7
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt là một căn bệnh phổ biến trong và
ngoài nước. Thuốc điều trò bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt là gánh nặng đối
với bệnh nhân và gia đình họ, do chi phí điều trò cao. Theo kết quả nghiên cứu
hơn 30% nam giới ở lứa tuổi 40 trở lên đều mắc phải căn bệnh này. Tình trạng
sức khỏe người bệnh giảm sút do phải đi tiểu nhiều lần trong đêm, ảnh hưởng đến
sinh hoạt và làm việc. Do đó nhu cầu về thuốc điều trò bệnh phì đại lành tính
tuyến tiền liệt ngày càng trở nên cấp thiết. Để đáp ứng nhu cầu về thuốc chữa
bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt, Cơng ty Cổ phần Dược Liệu TW2 đã được Bộ
Y Tế cho phép thực hiện nghiên cứu hai đề tài sau:
Đề tài 1:
Nghiên cứu hồn thiện quy trình cơng nghệ chiết xuất alcaloid tồn
phần từ lá cây Trinh Nữ Hồng Cung (Crinum latifolium L.) dùng làm ngun
liệu sản xuất thuốc điều trị bệnh u xơ tuyến tiền liệt, u xơ tử cung. Do
TS.Nguyễn Thị Ngọc Trâm làm chủ nhiệm đề tài. Kết quả nghiệm thu đạt loại khá
với các nội dung đã nghiên cứu sau:
1. Nghiên cứu trồng cây Trinh nữ hồng cung làm ngun liệu cho nghiên cứu
và sản xuấ
t.
- Chọn được giống cây Trinh nữ hồng cung đúng về mặt hình thái thực vật và
có hiệu suất trồng cao.
- Xác định được kỹ thuật trồng.
- Sơ bộ đánh giá được ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu, thổ nhưỡng lên năng
suất thu hoạch.
- Xác định được thời điểm thu hoạch lá cho năng suất cao.
2. Xây dựng tiêu chuẩ
n cơ sở cho dược liệu lá Trinh Nữ Hồng Cung.
- Đã xây dựng được tiêu chuẩn cơ sở hồn chỉnh cho ngun liệu Trinh Nữ
Hồng Cung.
- Kiểm nghiệm ngun liệu thu hoạch theo tiêu chuẩn cơ sở đã xây dựng.
3. Nghiên cứu sơ bộ thực vật, hóa học và chiết xuất.
- Đã nghiên cứu, khảo sát về mặt hình thái thực vật, vi phẫu và soi bột lá Trinh
Nữ Hồng Cung để xác định tính xác thực khi xây d
ựng tiêu chuẩn và kiểm
nghiệm ngun liệu.
- Xây dựng các phương pháp định tính, định lượng alcaloid tồn phần tính
theo lycorine để phục vụ nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn, nghiên cứu chiết
xuất và làm cơ sở để đánh giá hiệu suất quy trình chiết suất.
- Chiết thăm dò dược liệu bằng các dung mơi khác nhau: dung mơi có tính
phân cực yếu cloroform; dung mơi khơng phân cực ether dầu hỏa; dung mơi
phân cực mạnh cồn/acid, nước acid, chiết xuất với các
độ cồn 96
o
, 70
o
, 50
o
,
thử tác dụng sinh học của dịch chiết từ đó chọn được phương pháp chiết xuất
8
và dung môi thích hợp cho nghiên cứu quy trình chiết: Phương pháp chiết
xuất ngấm kiệt, cồn 70
o
+ 2% acid tartric, tỉ lệ dung môi dược liệu 9:1
- Xây dựng được quy trình chiết tối ưu cho hiệu suất xấp xỉ 100% tính theo
alcaloid toàn phần.
4. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình chiết.
- Đã tiến hành chiết thử ở quy mô pilot: 5kg/mẻ để hoàn thiện quy trình đã xây
dựng. Kết quả cho thấy quy trình khá ổn định, hiệu suất quy trình tính trên
lượng alcaloid toàn phần có trong cao khô đạt trung bình: 73,12 ± 7,78%.
- Tiêu chuẩn hóa được sản phẩm cao khô.
5.
Khảo sát thăm dò dạng chế phẩm viên nang cứng.
- Đã khảo sát thử công thức và quy trình sản xuất viên nang TNHC (Crila) từ
cao khô TNHC là sản phẩm của quy trình chiết xuất với liều lượng 1 viên
nang tương đương 1g dược liệu khô.
6. Dự kiến quy trình và thiết bị chiết xuất TNHC.
- Trên cơ sở quy trình chiết xuất đã xây dựng được, chúng tôi đã dự kiến một
quy trình và dây chuyền thiết bị
thích hợp cho triển khai sản xuất ở quy mô
lớn làm cơ sở cho việc chuẩn bị đầu tư sản xuất.
9
Sơ đồ 1: Sơ đồ tóm tắt quy trình công nghệ chiết xuất alcaloid
từ lá khơ TNHC ở quy mơ pilot.
Bột lá TNHC
Bã
Cắn
Cắn
Cao lỏng 1:1
Dịch lọc
Dịch lọc
Dịch chiết
Cồn + 2% acid tartric
Ngâm
Ngấm kiệt
Để lắng
Cơ cách thuỷ
Để lắng
Cơ cách thuỷ
Làm ẩm, ủ chiết
10
Đề tài 2: “Nghiên cứu bào chế viên nang cứng từ cao khô alcaloid toàn phần
của cây TNHC (Crinum latifolium L.) và thử tác dụng sinh dược học trong điều
trị u xơ tuyến tiền liệt” do TS. Nguyễn Thị Ngọc Trâm làm chủ nhiệm đề tài. Theo
quyết định số 2173/QD9-BYT, ngày 6/6/2002 của Bộ Y Tế. Kết quả nghiệm thu đạt
loại khá với các nội dung nghiên cứu đã hoàn thành:
1. Nghiên cứu tác dụng dược lý của chế phẩm và thử
độc tính. Công việc đầu
tiên chúng tôi thực hiện được là thử độc tính cấp của cao khô (cao khô là
nguyên liệu để sản xuất viên nang TNHC dùng cho thử nghiệm lâm sàng
điều trị bệnh u xơ tuyến tiền liệt tại Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Việt Nam):
Xác định LD50 theo phương pháp Karber – Behrens, kết quả đã xác định
được liều gây chết 50% súc vật thử nghiệm LD50 = 49,7g cao khô Trinh Nữ
Hoàng Cung /kg thể trọng chuột. Để
tăng thêm độ an toàn cho người bệnh,
chúng tôi tiếp tục thử độc tính bất thường và kết quả tình trạng chuột sau khi
uống thuốc và sau 48 giờ theo dõi khỏe mạnh, nhanh nhẹn, ăn bình thường.
Độc tính bán trường diễn: Kết quả thử nghiệm khi cho thỏ uống liều
125mg/kg/ngày thời gian là 8 tuần không có biểu hiện nhiễm độc về mặt sinh
hóa, huyết học và giải phẫu. Liều thứ hai là liều cao trên 1kg thể tr
ọng là
1000mg/ngày.
Với 2 liều thử nghiệm trên. Khi xét nghiệm các chỉ tiêu huyết học, sinh hóa,
điện di protein huyết thanh, chỉ tiêu thể trạng thấy kết quả không làm thay
đổi lớn các chỉ tiêu trên, điều đó chứng tỏ có thể sử dụng viên nang Trinh Nữ
Hoàng Cung để điều trị u xơ tuyến tiền liệt với liều thử lâm sàng là 8 viên x
250 mg cao khô TNHC/ngày/người. Từ kết quả nghiên cứu độc tính và dược
lý. Chúng tôi có th
ể nâng liều điều trị lên từ 10 – 12 viên/ngày/người.
Nghiên cứu tác dụng dược lý của viên nang TNHC đối với u xơ tuyến tiền
liệt bằng phương pháp dùng testosterone, kết quả viên nang Trinh nữ hoàng
cung với liều 1,25g cao khô TNHC tương đương với 5 viên TNHC/kg, uống
trong 7 ngày liên tục. Có tác dụng làm giảm u xơ tuyến tiền liệt.
2. Xây dựng công thức, quy trình sản xuất và tiêu chuẩn cơ sở của viên nang
TNHC. Chúng tôi đã tìm được một công thứ
c tối ưu với lượng hoạt chất có
tác dụng sinh học ức chế sự phát triển và làm giảm khối u dùng để điều trị u
xơ tuyến tiền liệt có kết quả.
3. Đã xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho viên nang TNHC.
4. Để có được những thông tin chính xác về điều kiện bảo quản thuốc và hạn
dùng trong quá trình lưu hành trên thị trường. Chúng tôi đã nghiên cứu độ ổ
n
định thuốc theo 2 phương pháp: Lão hóa cấp tốc để dự đoán tuổi thọ của
thuốc, theo dõi bảo quản thuốc ở điều kiện tự nhiên. Kết quả nghiên cứu cho
thấy viên nang TNHC có tuổi thọ là 6 tháng ở điều kiện lão hóa cấp tốc và 24
tháng ở điều kiện tự nhiên nhiệt độ phòng 30
o
± 5
o
C, độ ẩm tương đối 70 ±
5%.
11
5. Đánh giá kết quả lâm sàng: ở giai đoạn 1 và 2.
- Giai đoạn 1: Với nhóm 10 người khỏe mạnh dùng thuốc, sau một đợt điều trị
10 ngày với liều 8 viên/ 1 ngày bệnh nhân ăn, ngủ tốt, mạch và huyết áp
trong giới hạn bình thường. Các xét nghiệm sinh hóa máu và nước tiểu trước
và sau điều trị đều trong mức giới hạn bình thường và các chỉ số chức năng
gan, thậ
n trước và sau điều trị khơng có sự sai khác. Viên nang TNHC an
tồn trong điều trị.
- Giai đoạn 2: đã đánh giá được hiệu lực của thuốc trên lâm sàng, phạm vi
dùng thuốc là 30 bệnh nhân với liều 8 viên / 1 ngày. Viên nang TNHC có tác
dụng cải thiện mức độ rối loạn tiểu tiện trên bệnh nhân có u phì đại lành tính
tuyến tiền liệt, trung bình giảm từ 93,3% xuống còn 33,3%. Viên nang
TNHC có tác dụng làm giảm thể tích u phì đại lành tính tuyến tiền liệt, t
ỉ lệ
bệnh nhân có kích thước giảm đạt 90% trong đó có 33,3% kích thước tuyến
trở về bình thường sau 2 tháng điều trị. Viên nang TNHC khơng làm biến đổi
các xét nghiệm sinh hóa máu (SGOT, SGPT, creatinin), huyết học (tổng
phân tích máu và xét nghiệm nước tiểu). Viên nang TNHC khơng gây tác
dụng phụ khơng mong muốn cho bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu sau 2
tháng điều trị.
Với quan điểm kế thừa và phát huy y học cổ truyền, kết hợp với y học hiện đại
công ty chúng tôi đã sản xuất viên nang TNHC, có tên thương mại CRILA, để
điều trò căn bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt.
Đây là thuốc được bào chế từ thảo dược ít tác dụng phụ, chưa từng được sản xuất
trong nước và trên thế giới. Viên nang được bào chế từ nguồn dược liệu sạch
trong nước với đa số các thiết bò do Việt Nam sản xuất, nên giá thành hợp lý.
Trong khi các chi phí cho điều trò nội-ngoại khoa đòi hỏi quá cao và giá thuốc
nhập ngoại lại quá đắt, không phù hợp với đa số người bệnh.
Viên nang CRILA ra đời sẽ đáp ứng được nhu cầu của thò trường trong và ngoài
nước. Ngoài ra còn giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
Viên nang TNHC (CRILA) đã được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III theo quy chế
371 – Bộ Y Tế tại 3 bệnh viện: Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Trung Ương, Viện
Lão Khoa TW, Bệnh viện Y Học Cổ Truyền TP.HCM, kết quả điều trị đạt 89,18%
bệnh nhân khỏi bệnh và đã được Hội đồng Khoa Học Bộ Y Tế xác nhận. Ngày
21/7/2005 Cục Quản Lý Dược – Bộ Y Tế
đã có quyết định số 135/QĐ-QLD cho
phép viên nang TNHC (CRILA) được lưu hành rộng rãi trên tồn quốc với số đăng
ký VNB – 3391- 05.
Để tạo điều kiện cho sản phẩm viên nang TNHC (CRILA) được phát triển phục vụ
tốt sức khỏe cộng đồng ngày 14/3/2005, Bộ Khoa Học và Cơng Nghệ đã ban hành
Quyết định số 402/QĐ-BKHCN, phê duyệt cho Cơng ty chúng tơi được thực hiện
12
dự án sản xuất thử nghiệm KC.10.DA17: “Hoàn thiện quy trình công nghệ chiết
xuất hoạt chất từ cây Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L.) để sản xuất
viên nang điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt”.
13
PHẦN II: TỔNG QUAN
1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC VỀ CÂY TNHC
(Crinum latifolium L.)
Từ năm 1984 cho đến nay các công trình nghiên cứu về thành phần hoá học và
tác dụng dược lý của Crinum latifolium cũng đã được công bố trên các tạp chí
trong và ngoài nước.
1.1 Ngồi nước
* Thành phần hoá học
- Năm 1984, Ghosal (Ấn Độ) đã phân lập và xác đònh từ cán hoa Crinum
latifolium một glucoalcaloid có tên latisolin. Thủy phân bằng enzym thu
được aglycon có tên latisodin [23]
- Ghosal và Shibnath còn phân lập được từ thân hành lúc cây đang ra hoa
pratorimin và pratosin là 2 alcaloid pyrolophenanthrindon mới cùng với
những chất đã được biết như pratorimin, ambelin và lycorin [24]
- Năm 1986, Ghosal còn công bố tách được từ Crinum latifolium L. một số
dẫn xuất alcaloid có tác dụng chống ung thư: Crinafolin và Crinafolidin. Các
chất này đã được thử nghiệm với tế bào và cho kết quả dương tính [25]
- Năm 1989, Ghosal còn chiết từ dòch ép của cán hoa Trinh nữ hoàng cung 2
alcaloid mới có nhân pyrrolophennanthaidin là 2-epilycorin và 2-
epipancrassidin [26]
- Một số nhà khoa học Nhật Bản cũng tìm thấy một số ít alcaloid khác từ cây
Crinum latifolium như: crinamin, hamayne (bulbisperine,demethỷlcinamine)
[33]
* Tác dụng sinh học
Song song với các nghiên cứu về mặt hóa học, có nhiều công trình nghiên cứu về
tác dụng dược lý từ cây Trinh nữ hoàng cung đã được công bố. Các tác giả đã
chứng minh được rằng tác dụng dược lý của các alcaloid trong họ Amaryllidaceae
rất rộng, bao gồm các đặc tính chống ung bướu, chống vi khuẩn và kích thích
miễn dòch.
- Tác giả Yui và cộng sự đã chứng minh alcaloid lycorine là họat chất chính
từ Crinum latifolium L. có tác dụng gây kích thích cho tế bào T trong ống
nghiệm và trên sinh vật hoạt động và phát triển. [34]
- Các tác giả Nguyễn Thò Ngọc Trâm, E.ZVETKOVA, E.NIKOLOVA,
E.KATZAROVA và G.KOSTOV cũng đã chứng minh được rằng dòch chiết
nước nóng từ lá cây Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L.) Việt Nam
có thể kích thích hữu hiệu sự sinh sản của tế bào lympho T và đặc biệt có
14
tác dụng kích thích trực tiếp các tế bào CD3 +T và CD4 + T trong ống
nghiệm. [29]
- Nguyễn Thò Ngọc Trâm, I.Yanchev, E.Zvetkova . Đã tiến hành thử nghiệm
gây ung thư trên chuột đực giống Wistar từ 50 đến 55 ngày tuổi bằng cách
cấy dưới da chất hóa học gây ung thư 20-methylcholanthrene, và tiến hành
thí nghiệm cho uống những chất chiết bằng nước nóng của cây Crinum
latifolium L. (cây Trinh Nữ Hoàng Cung –Việt Nam). Kết quả đã làm chậm
sự tăng trưởng khối u của chuột thí nghiệm [30]
- Theo tác giả Ghosal , một số alcaloid từ Crinum latifolium như: Crinafolin,
crinafolidine đã được thử nghiệm với tế bào ung thư và cho kết quả dương
tính. [25]
- Theo tác giả E. Zvetkova, N.T.Tram, D.Fuchs dòch chiết nước nóng của trà
túi lọc Trinh nữ hoàng cung có khả năng kích thích tế bào lympho T hoạt
động và phát triển tăng sức đề kháng của cơ thể mạnh hơn trà xanh. [19]
- Dòch chiết nước của Crinum latifolium L. có khả năng kích thích tế bào
lympho T của người hoạt động và phát triển [19]
- Dòch chiết nước nóng từ Crinum latifolium L. Việt Nam tạo nên một số tác
dụng mạnh trực tiếp mà nguyên nhân do kích thích một số hỗn hợp những tế
bào Lympho CD4
+
/CD8
+
, là sự sản xuất số lượng lớn những tác nhân diệt
ung bướu như TNF - α trong các sinh vật và bệnh nhân ung thư.[29]
- Các alcaloid ngăn chặn sự phát triển của khối u và kích thích hệ miễn dòch.
a. Epoxyambellin [22] ở nồng độ 5 mg/ml kích họat vừa phải tế bào
Lympho trong lách chuột
b. Hỗn hợp Epoxyambellin và ambellin [22] theo tỉ lệ (1:1) gây hoạt hóa tế
bào Lympho T giống như concanavalin A. [22]
c. Crinamin và 6 – Hydroxycrinamin [20].
Hoạt động chống lại tế bào u hắc tố chuột BL6
d. Lycorin, crinamin và Augustin [27].
Lycorin ở nồng độ 0,1 – 0,5 mg/ml diệt tế bào MM46 và ức chế sự tổng
hợp DNA (Deoxyribonucleic Acid)
- Lycorin ức chế sự tổng hợp protein và DNA của tế bào lách chuột và ức
chế tế bào u báng cấy ở chuột.
- Lycorin làm giảm khả năng sống của tế bào u.
- Lycorine ức chế sự tổng hợp vitamin C trong cây cỏ, làm ngừng sự phát
triển virus gây bệnh bại liệt.
- Ức chế sự tổng hợp các tiền chất cần cho sự sinh trưởng của virus gây bệnh
bại liệt và enzym polipeptidase và có tác dụng kháng virus.
- Lycorin có độc tính cấp thấp.
- Lycorin - O – Glycosid ở mức liều microgram gây kích thích các tế bào
lympho lách chuột nhắt trắng, có tác dụng điều hòa miễn dòch.
15
Pseudolycorin có tác dụng làm ngừng sự phát triển tế bào Hela, ngăn cản
sự tổng hợp protein trong tế bào u báng và làm chậm lại quá trình tổng hợp
DNA.
- Kháng khuẩn Staphylococcus [27]
* Các nhà khoa học trên thế giới bằng con đường tổng hợp hóa học hoặc chiết xuất
từ dược thảo đã tạo ra sản phẩm thuốc điều trị bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt
có thể kể đến các thuốc sau:
Các thuốc kháng androgen: Acetat cyproterone, Flutamide, Casodex
Thuốc ức chế 5α reductase: Finasterid
Thuốc kháng oestrogen: Tamoximen (TMA), Ketokonazone.
Thuốc phong bế alpha: Terazosin (Hytrin), Doxazosin (Cardura),
Tamsulosin (Flomax), Prazosin, Alfurrosin.
Thuốc đi từ nguồn gốc thiên nhiên, dược liệu: Tadenan 50mg- viên nang
mềm được chế từ vỏ cây Pygeum a
fricanum), Permixon – từ quả cây Serenoa repens.
1.2. Trong nước
* Thành phần hóa học
- Nguyễn Thò Ngọc Trâm và cộng sự đã tìm ra 16 alcaloid: 9-
Octadecenamide
b
, Dihydro-oxo-demethoxyhaemanthamin,
Augustamin, Oxoassoanin, Crinane-3α-ol, Buphanidrine, Powelline,
Undulatine, Ambelline, 6-hydroxybuphanidrine, 6-hydroxypowelline,
Crinamidine, 6-hydroxyundulatine, 1β,2β - epoxyambelline,
6-hydroxycrinamidine, Epoxy-3,7-dimethoxycrinane-11-one. [31]
- Nguyễn Văn Bằng, Vũ Đoan Trang, và các cộng sự, đã xác đònh trong lá
Trinh Nữ Hoàng Cung có alcaloid, saponin, acid hữu cơ, amino acid. [1]
- Trần văn Sung và cộng sự xác đònh thêm 2 hoạt chất: Lycorin và Pratorin
(Hippadin) [18]
- Võ Thò Bạch Huệ, Nguyễn Khắc Quỳnh Cứ, và các cộng sự xác đònh được
4 alcaloid: Augustamin, ambelin, crinamidin, 6-hydroxycrinamidin [8]
- Nguyễn Thò Ngọc Trâm và cộng sự đã nghiên cứu và công bố 32 chất bay
hơi có trong lá cây Trinh Nữ Hoàng Cung [28]
- Nguyễn Hải Nam và cộng sự phân lập xác định cấu trúc hai flavonoid: [11]
4’7 – dihydroxy -3- vinyloxyflavan; 4’7 – dihydroxyflavan
16
-
Mai Đình Trị, Nguyễn Công Hào [15] đã chiết tách và phân lập từ lá tươi
Trinh Nữ Hoàng Cung 4 hợp chất: p – hydroxycinnamat metyl,
3,4-
dihidroxycinnamat etyl, kaempferol-3-O-β-D-glucopyranosit và kaempferol-3-
4’-di-O-β-D-glucopyranosit.
* Tác dụng sinh học.
- Nguyễn Thị Ngọc Trâm và cộng sự chứng minh thêm được 4 phân đoạn
alcaloid có tác dụng gây độc tế bào ung thư da, ung thư màng tử cung, ung
thư cơ tim có kết quả dương tính mạnh. [14].
- Để có thuốc hỗ trợ cho điều trò u xơ tuyến tiền liệt (phì đại lành tính tuyến
tiền liệt), u xơ tử cung và tránh nhầm lẫn cây Trinh Nữ Hoàng Cung với
các cây náng khác có ở Việt Nam, Công ty CP Dược Liệu TW2 đã sản
xuất trà túi lọc Trinh Nữ Hoàng Cung từ 1998 cho đến nay, sản phẩm đã
và đang có uy tín trên thò trường.
- Nguyễn Xuân Hướng đã sử dụng nước sắc lá Trinh Nữ Hoàng Cung của
Công ty Dược Liệu TW2 cung cấp để hỗ trợ điều trò u xơ tuyến tiền liệt
cho các bệnh nhân của bệnh viện Hữu Nghò Hà Nội, kết quả việc tiểu tiện
của đa số các bệnh nhân đã được cải thiện [7].
-
Ngày 7/6/2004, theo quyết định số 2004/QĐ – BYT, Bộ Y Tế đã phê duyệt
đề tài nghiên cứu khoa học: “Đánh giá tác dụng điều trị phì đại lành tính
tuyến tiền liệt bằng viên nang Trinh Nữ Hồng Cung”, do GS.TS.Trần Đức
Thọ làm chủ nhiệm đề tài. Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 theo quy chế
371 – Bộ Y Tế tại 3 bệnh viện: Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Trung Ương,
Viện Lão Khoa Trung Ương, Bệnh viện Y H
ọc Cổ Truyền TP.HCM. Qua kết
quả nghiên cứu trên 157 bệnh nhân dùng thuốc viên TNHC (Crila) điều trị
rối loạn tiểu tiện do phì đại lành tính tuyến tiền liệt, GS. Trần Đức Thọ rút ra
một số kết luận như sau:
Viên nang TNHC (Crila) có hiệu quả trong điều trị phì đại lành tính
tuyến tiền liệt. Cho kết quả điều trị khá và tốt đạt 89,18%.
o Cải thiện đáng kể về triệu chứng lâm sàng và chất lượng sống của
bệnh nhân. Thang điểm trung bình IPSS từ 19,45 xuống còn 7,81
điểm.
o Thuốc làm giảm thể tích tuyến tiền liệt nhưng khơng nhiều. Thể
tích tuyến tiền liệt trung bình từ 39,87 cm
3
xuống 35cm
3
.
Thuốc an tồn, ít tác dụng phụ.
17
o Có một số tác dụng phụ nhưng khơng gây khó chịu nhiều cho bệnh
nhân, và chỉ trên một số ít bệnh nhân như đầy bụng, chóng mặt,
mất ngủ.
o Các xét nghiệm cận lâm sàng thay đổi khơng đáng kể: urê,
creatinin, SGOT, SGPT, cơng thức máu, sinh hóa nước tiểu.
- Từ kết quả nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 3 – đạt kết quả tốt, Cục Trưởng
Cục Quản lý Dược Việt Nam đã ban hành quyết định số 135/QĐ-QLD, cho
phép TRUNG TÂM NCPTSX DƯỢC PHẨM CRINA thuộc CƠNG TY CP
DƯỢC LIỆU TW2 được phép sản xuất viên nang CRILA từ cao khô TNHC
và lưu hành toàn quốc, dùng điều trò bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt
(u xơ tuyến tiền liệt).
2. TÍNH CẤP THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA DỰ ÁN.
- Bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt là một căn bệnh phổ biến trong xã hội
hiện nay cả trong và ngồi nước, nhu cầu về thuốc điều trị bệnh của thị
trường là rất lớn.
- Thuốc viên CRILA được bào chế từ thảo dược, hiệu quả điều trị cao, được
thị trường ưa chuộng.
- Giá thành hợp lý phù hợp với thu nhập của người dân Việt Nam.
- Tạo viêc làm cho người lao động.
Do đó cần phải đầu tư để hồn thiện cơng nghệ sản xuất thuốc viên TNHC
(CRILA) để sớm đưa sản phẩm ra phục vụ sức khỏe cộng đồng và xuất
khẩu.
3. MỤC TIÊU DỰ ÁN.
3.1. Hoàn thiện quy trình công nghệ chiết xuất hoạt chất alcaloid từ dược liệu
Trinh nữ hoàng cung ở quy mô cơng nghiệp.
3.2. Hoàn thiện quy trình sản xuất viên nang từ bán thành phẩm của Trinh nữ
hoàng cung.
3.3. Nâng cấp tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu, bán thành phẩm và thành
phẩm.
18
4. NỘI DUNG DỰ ÁN.
Để thực hiện được 3 mục tiêu trên chúng tôi tiến hành thực hiện dự án theo nội
dung sau:
1- Hoàn thiện quy trình công nghệ chiết xuất alcaloid từ dược liệu lá TNHC (lá
TNHC tươi và lá TNHCù khô) dùng làm nguyên liệu sản xuất viên nang TNHC
(CRILA) ở quy mô cơng nghiệp.
2- Hoàn thiện quy trình sản xuất viên nang từ bán thành phẩm của TNHC.
3- Nâng cấp tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu, bán thành phẩm và thành
phẩm.
4- Xây dựng tiêu chuẩn của lá TNHC, cao khô TNHC, tiêu chuẩn của thuốc thành
phẩm và thẩm đònh lại thuốc đã xây dựng.
5- Sản xuất 10.000.000 viên thuốc đưa ra thò trường.
CÂY TRINH NỮ HỒNG CUNG ĐANG NỞ HOA
(Ảnh chụp tại Trang trại Dược liệu – Cơng ty CP Dược Liệu TW2-Trung tâm CRINA)
19
PHẦN III.NGUN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Ngun liệu.
- Lá TNHC (Crinum latifolium L.) tươi và khơ.
- Mùa thu hái:
+ Lá TNHC khơ: Tháng 1, 2, 3, 4, 5, 12 hàng năm (mùa khơ)
+ Lá TNHC tươi: Tháng 6, 7, 8, 9, 10, 11 hàng năm (mùa mưa)
- Tiêu chuẩn ngun liệu: Theo tiêu chuẩn cơ sở.
- Nguồn cung cấp: Trại Dược liệu Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
2. Phương pháp nghiên cứu.
2.1. Nghiên cứu chiết xuất alcaloid từ dược liệu lá TNHC (tươi và khơ).
- Phương pháp chiết xuất: Ngấm kiệt:
+ Lá khơ: Với cồn 70
o
trong mơi trường acid acetic
+ Lá tươi: Với cồn 96
o
, 70
o
trong mơi trường acid acetic
2.2. Nghiên cứu bào chế: Khảo sát các thơng số kỹ thuật.
2.2.1. Cơng thức viên nang.
Cao khô chiết xuất từ lá cây Trinh nữ hoàng cung được chuẩn hoá theo hàm
lượng alcaloid toàn phần, nhưng thành phần các chất khác trong cao khô có sự
khác nhau theo mùa thu hái. Yếu tố ảnh hưởng nhiều đến vấn đề này ở điều kiện
khí hậu và thời tiết miền Nam là dược liệu được thu hái vào mùa khô hay mùa
mưa. Khảo sát ảnh hưởng của cao khô trong thiết lập công thức để đánh giá và
xác đònh công thức ổn đònh trong sản xuất viên nang Crila có hàm lượng alcaloid
toàn phần theo tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký .
2.2.2 Độ ẩm tới hạn và độ ẩm cân bằng của hạt.
- Sấy hạt trong tủ sấy đối lưu tuần hoàn khí ở nhiệt độ 60
o
C
- Xác đònh độ ẩm tới hạn của hạt trong điều kiện thiết bò và nhiệt độ sấy
đã xác đònh.
- Xác đònh độ ẩm cân bằng và điều kiện môi trường sản xuất đảm bảo duy
trì được độ ẩm của hạt ổn đònh trong điều kiện sản xuất thông qua việc khảo sát
đường cân bằng ẩm của hạt khi phơi trong không khí phòng có nhiệt độ 25
o
C và
độ ẩm tương đối của không khí trong phòng biến đổi từ 45 – 75% .
- Chọn 2 mẫu, mẫu 1 là cao khô chiết xuất từ dược liệu thu hái vào mùa
khô, mẫu 2 là cao khô chiết xuất từ dượcliệu thu hái vào mùa mưa.
2.2.3. Dải phân bố cỡ hạt.
Xác đònh dải phân bố cỡ hạt của khối hạt dùng cho quá trình đóng nang
bằng phương pháp rây phân loại trên máy rây Fritsch qua các cỡ rây 1.4; 0.71;
0.355mm .
20
2.2.4. Tính chảy của hạt.
- Tính chảy của hạt được xác đònh gián tiếp thông qua việc đo góc nghỉ của
khối hạt .
- Như một hướng dẫn chung qua nghiên cứu thực nghiệm, nếu góc nghỉ của
khối hạt lớn hơn 50
o
: Tính chất chảy của hạt không tốt. Khi góc nghỉ của hạt ở
khoảng 25
o
là phù hợp : Tính chảy của hạt rất tốt .
2.2.5. Tính phân tán.
- Khả năng hoà tan hoặc phân tán của thuốc khi được đưa vào cơ thể qua
đường uống.
2.2.6. Phương pháp đóng nang bán tự động.
Kiểm tra các chỉ tiêu vật lý của sản phẩm sau quá trình đóng nang:
• Độ đồng đều khối lượng
• Mất khối lượng do làm khô
• Độ rã
• Đònh lượng hàm lượng alcaloid toàn phần
Xác đònh tính ổn đònh và phù hợp tiêu chuẩn của sản phẩm sau khi được đóng
nang trên máy đóng nang bán tự động nhãn hiệu BOYI .
2.2.7. Nghiên cứu theo dõi độ ổn đònh của thuốc.
- Điều kiện đóng gói ; Sản phẩm được đóng gói trong chai nhựa PVC với
số lượng 40 viên/chai, chèn bông không thấm nước lên trên và thêm vào chai 1
gói chất hút ẩm silicagel. Miệng chai được làm kín bằng miếng keo dán trước khi
vặn nắp kín .
- Điều kiện bảo quản : Sản phẩm được bảo quản ở nhiệt độ phòng 30 +
2
o
C, độ ẩm 75 + 5%, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp .
- Chu kỳ thử nghiệm : Theo đònh kỳ thời gian của chương trình theo dõi độ
ổn đònh: Mỗi 3 tháng 1 lần cho năm đầu và mỗi 6 tháng 1 lần cho các năm kế
tiếp, mẫu được lấy ra kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng
sản phẩm đã đăng ký.
- Phương pháp thử nghiệm: Theo tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký
2.3. Nghiên cứu nâng cấp tiêu chuẩn kiểm nghiệm.
2.3.1. Vi phẫu: Thử theo DĐVN III, phụ lục 9.8 (Đònh tính dược liệu và các chế
phẩm bằng kính hiển vi)
2.3.2. Soi bột: : Thử theo DĐVN III, phụ lục 9.8 (Đònh tính dược liệu và các chế
phẩm bằng kính hiển vi)
21
2.3.3. Xác định độ mất khối lượng do làm khơ: Theo phương pháp của Dược điển
Việt Nam III, phụ lục 5.16., dùng khoảng 1g chế phẩm sấy ở áp suất thường.
2.3.4. Xác định tro tồn phần: Thử theo DĐVN III, phụ lục 7.6 (Xác đònh tro tòan phần),
phương pháp 1.
2.3.5. Xác định tạp chất: Thử theo DĐVN III, phụ lục 9.4 (Xác đònh tạp chất lẫn
trong dược liệïu)
2.3.6. Xác định độ đồng đều khối lượng: Theo phương pháp của Dược điển Việt
Nam III, phụ lục 8.3.
2.3.7. Xác định độ tan rã: Theo phương pháp của Dược điển Việt Nam III, phụ lục
8.6.
2.3.8. Xác định độ nhiễm khuẩn: Theo phương pháp của Dược điển Việt Nam III,
phụ lục 10.7.
2.3.9. Định tính Alcaloid: bằng phương pháp HPLC với chất chu
ẩn là Crinamidin.
2.3.10. Định lượng Crinamidin theo chương trình sắc ký:
- Cột
: Cột phân tích pha đảo RP18 (250 x 4,6mm; 5µm).
- Detector
: UV 285nm
- Pha động
: Acetonitril - Đệm phosphat 100 mM, pH 3,0.
- Tốc độ dòng
: 1,0- 1,5 ml/ phút (điều chỉnh tốc độ dòng để thời gian
lưu của crinamidin khoảng 30 phút).
- Thể tích tiêm
: 50 µl
- Tính tốn kết quả:
Hàm lượng % (kl/kl)crinamidin (C
17
H
19
NO
5
) trong chế phẩm được tính theo
cơng thức:
A
t
x C x 20 x 100 x 100
X (%) =
A
s
x M (100 – b) x 1000
Trong đó:
- A
t
và A
s
lần lượt là diện tích pic crinamidin trong mẫu thử và mẫu
chuẩn.
- C: nồng độ crinamidin trong mẫu chuẩn (mg/ml).
- M: khối lượng chế phẩm cân để định lượng (g).
- b : Độ ẩm của chế phẩm (%)
22
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Hoàn thiện quy trình công nghệ chiết xuất alcaloid từ dược liệu lá Trinh nữ
hoàng cung (tươi và khô) dùng làm nguyên liệu sản xuất viên nang Trinh nữ
hoàng cung (Crila) ở quy mô cơng nghiệp.
Để sản xuất được viên nang CRILA có chất lượng tốt: hàm lượng hoạt chất
cao và ổn định, có tác dụng dược lý mạnh và độc tính thấp, dạng bào chế dễ sử
dụng, dễ bảo quản để phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng đòi hỏi phải có nguồn
ngun li
ệu tốt và phải nghiên cứu phương pháp chiết xuất để lấy kiệt hoạt chất
trong ngun liệu và nghiên cứu bào chế viên nang CRILA từ cao khơ alcaloid tồn
phần chiết xuất từ lá cây Trinh Nữ Hồng Cung có tên khoa học là (Crinum
latifolium L. Amaryllidaceae).
Trong những năm qua, chúng tơi đã hồn thành hai đề tài cấp bộ:
- Đề tài 1: Nghiên cứu hồn thiện qui trình cơng nghệ chiết xuất alcaloid tồn
phần từ lá cây Trinh nữ hồng cung (Crinum latifolium L.) dùng làm ngun
liệu sản xuất thuốc điều trị
bệnh u xơ tuyến tiền liệt, u xơ tử cung.
- Đề tài 2: Nghiên cứu bào chế viên nang cứng từ cao khơ alcaloid tồn phần
của cây Trinh nữ hồng cung (Crinum latifolium L.) và thử tác dụng sinh học
trong điều trị u xơ tuyến tiền liệt.
Trước khi thực hiện chiết xuất alcaloid tồn phần ở quy mơ cơng nghiệp, chúng tơi
đã nghiên cứu hồn thiện quy trình chiết xuất alcaloid tồn phần ở quy mơ pilot.
Nội dung như sau:
- Phương pháp chiế
t xuất: Ngâm nhỏ giọt
- Dung mơi: Cồn 70
o
+ 2% acid tartric
- Tỉ lệ dung mơi dược liệu: 9:1
- Khối lượng dược liệu sử dụng trong một mẻ: 5kg
- Tốc độ rút dịch: 20 giọt/phút
- Số mẻ thí nghiêm: 3
- Phương pháp tiến hành:
Cân chính xác 5kg bột TNHC, làm ẩm bằng 5lit dung mơi, ủ 1 giờ, nạp vào bình
ngấm kiệt, đổ dung mơi cho ngập dược liệu. Mức dung mơi cao hơn mức dược liệu
khoảng 20cm, và ngâm lạnh trong 24 giờ. Rút dịch chiết với tốc độ 5 – 6 giọt/phút.
Lưu ý: trong q trình rút dịch chiết ln ln bổ sung dung mơi đúng bằng thể tích
dịch chiết rút ra.
Dịch chiết rút ra được gộp lại và cơ cách thủy đến cao lỏng 1:1. Để cao lỏng nguội
ở nhiệt độ phòng, cân xác định khối lượng cao lỏng sau đó xác định các thơng số kỹ
thuật:
- Xác định tỷ trọng cao lỏng
- Xác định tỷ lệ chất chiết được
- Định lượng alcaloid tồn phầ
n theo phương pháp acid base
23
Kết quả thể hiện ở các bảng sau:
Tỉ trọng cao lỏng
Thí nghiệm Tỉ trọng cao lỏng
1 1.035
2 1.050
3 1.069
Kết quả nghiên cứu các mẻ thí nghiệm ở quy mô pilot
Thí nghiệm Khối lượng
cao đặc
(gam)
Tỷ lệ
cắn khô
(%)
Hàm lượng
alcaloid toàn phần
(%)
Khối lượng
lactose thêm vào
(gam)
Khối lượng cao
khô thu được
(gam)
1 1085,0 76,6 1,032 1296 2015
2 1123,0 73,9 0,997 1297 2057
3 1156,0 71,8 0,967 1994 2063
Kết quả kiểm nghiệm cao khô
Thí nghiệm Khối lượng
cao khô
(gam)
Độ ẩm
(%)
Hàm lượng
alcaloid toàn phần/ cao khô
(%)
1 2015 4,5 0,441
2 2057 4,1 0,442
3 2063 4,3 0,401
Nhận xét: Trong cao có mùi acid tatric. Do đó chúng tôi phải thay acid tatric bằng
acid acetic.
1.1. Nghiên cứu chiết xuất hoạt chất alcaloid trong lá cây TNHC với độ cồn 70
o
trong môi trường acid acetic.
1.1.1. Nghiên cứu xây dựng quy trình chiết alcaloid toàn phần từ dược liệu lá
khô TNHC.
1.1.1.1. Nghiên cứu quy trình chiết xuất.
- Phương pháp chiết xuất ngấm kiệt.
- Dung môi chiết xuất: cồn 70
o
+ 2% acid acetic.
- Khối lượng nguyên liệu sử dụng cho 1 mẻ là 200kg lá TNHC đạt TCCS.
- Tỷ lệ dung môi dược liệu là 9:1.
- Số lần thử nghiệm: 3 lần.
- Số bình ngấm kiệt: 4 bình
- Nhiệt độ ngâm: ngâm lạnh (nhiệt độ phòng).