Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Điều tra bổ sung thành phần loài ngoại ký sinh (E.Ctoparasite) ở Tây Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 41 trang )


VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TÂY NGUYÊN
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIA LAI








BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI CẤP TỈNH


ĐIỀU TRA BỔ SUNG THÀNH PHẦN
LOÀI NGOẠI KÝ SINH (ECTOPARASITE)
Ở TÂY NGUYÊN


Chủ nhiệm đề tài: ĐẶNG TUẤN ĐẠT












7365
20/5/2009



GIA LAI - 2009



BO CO KHOA HC - TI CP B_____________________________________


1

Phần A - TểM TT CC KT QU NI BT CA TI


1. Kết quả nỗi bật của đề tài
a- Đóng góp mới của đề tài:
- Đã điều tra, bổ sung 69 loài ngoại ký sinh (NKS), đa thành phần loài
ngoại ký sinh ở Tây Nguyên lên tổng số 143 loài, thuộc 41 giống 14 họ,
3 bộ (Siphonaptera, Acarina và Diptera); trong đó 21 loài có vai trò
truyền và lu giữ mầm bệnh. Có thể đây là danh sách thành phần loài
NKS đầy đủ nhất so với trớc, giúp cho việc tra cứu, tham khảo về
ngoại ký sinh ở địa bàn Tây Nguyên.
- Bổ sung địa điểm điều tra và vật chủ của các loài NKS ở Tây Nguyên.
- Bổ sung hơn 5.000 mẫu vật NKS cho bảo tàng Côn trùng-Động Vật của
viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên.
- ó b sung 4 loi mi cho khu h ngoi ký sinh Tõy Nguyờn: 1 loi ve
Ixodes pilosus Koch, 1844 ; 2 loi mũ Neoschoengastia americana

hexastenosetosa (Hirst, 1921) v Odontacarus audyi (Radford, 1946)
v 1loi mt Laelaps (Laelaps) edwardsi Doan, 1969.
- ó tu chnh 14 loi, gm 1 loi b chột, 5 loi ve v 8 loi mũ.
- Còn 6 loài ngoại ký sinh cha đủ tài liệu để xác định tên khoa học, đây
có thể là những loài mới cho Việt Nam và cho khoa học; gồm 2 loài bọ
chét (Macrostyllophora sp
1
, Macrostyllophora sp
2
), 1 loài ve
(Amblyomma sp.), 1 loài mò (Helenicula sp.) và 3 loài mạt
(Haemolaelaps sp., Laelaps sp. và Macrocheles sp.) .
b- Kết quả cụ thể (các sản phẩm cụ thể).
- Từ năm 2002-2004, đã tổ chức 8 đợt điều tra thu thập ngoại ký sinh ở
17 điểm thuộc 14 huyện, 5 tỉnh Tây Nguyên.
- thu thp ngoi ký sinh, ó su tm nghiờn cu 754 cỏ th ng vt
nuụi thuc 8 loi (trõu, bũ, chú, mốo, th, dờ, g, b cõu), 630 cỏ th
chim thỳ hoang di, thuc 19 loi, 10 b v 556 giỏ th t nhiờn (gm
t, phõn, rỏc, hang t ng vt quanh thụn bn). T l nhim NKS
BO CO KHOA HC - TI CP B_____________________________________


2
chung a bn Tõy Nguyờn l 72,4%; trong ú ng vt hoang di
nhim cao nht (80,9%), ng vt nuụi nhim 69,0% v giỏ th, hang
t nhim 67,4%.
- ó thu thp c 5.346 cỏ th ngoi ký sinh gm: 1.716 chột, 1.571 ve,
1.122 u trựng mũ v 707 cỏ th mt. Kt qu phõn tớch x lý s ln
mu vt iu tra ó xỏc nh c 65 loi, trong ú cú 6 loi b chột,
thuc 5 ging, 3 h; 15 loi ve, thuc 6 ging, 1 h; 26 loi, thuc 9

ging, 1 h v 18 loi mt, thuc 9 ging, 4 h. c bit ó phỏt hin
v b sung 4 loi mi khu vc Tõy Nguyờn.
- Phát hiện, bổ sung 69 loài ngoại ký sinh, đa thành phần loài NKS ở
Tây Nguyên lờn tổng số 143 loài, thuộc 41 giống 14 họ, 3 bộ
(Siphonaptera, Acarina và Diptera); trong đó 21 loài có khả năng
truyền và lu giữ một số mầm bệnh.
- ó b sung 4 loi mi cho khu h ngoi ký sinh Tõy Nguyờn: 1 loi ve
Ixodes pilosus Koch, 1844 ; 2 loi mũ Neoschoengastia americana
hexastenosetosa (Hirst, 1921) v Odontacarus audyi (Radford, 1946)
v 1loi mt Laelaps (Laelaps) edwardsi Doan, 1969.
- ó tu chnh 14 loi, gm 1 loi b chột, 5 loi ve v 8 loi mũ.
- Cú 6 loi cha xỏc nh tờn khoa hc, ú cú th l nhng loi mi cho
Vit Nam v cho khoa h
c.
c. Hiệu quả về đào tạo:
- Đã trao đổi kỹ thuật điều tra nghiên cứu ngoại ký sinh cho một số cán
bộ địa phơng cùng kết hợp công tác.
- Cung cấp hơn 5. 000 mẫu vật cho bảo tàng côn trùng ộng vật của Viện
Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, để phuc vụ công tác nghiên cứu và đào
tạo.
d. Hiệu quả về kinh tế.
- Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng cho chơng trình phòng chống một
số dịch bệnh nh dịch hạch, sốt mò sẽ tiết kiệm đợc kinh phí và thời
gian điều tra cơ bản về véc tơ.
BO CO KHOA HC - TI CP B_____________________________________


3

2. áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội.

- Ban quản lý vờn Quốc gia và công ty du lịch địa phơng có thể tham
khảo kết quả nghiên cứu này để có biện pháp phòng ngừa sự tấn công
của các chân đốt y học đối với khách du lịch khi tham gia du lịch sinh
thái.
- Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 21 loài có khả năng truyền và lu giữ một
số mầm bệnh nh loài bọ chét Xenopsylla cheopis, mò Leptotrombicula
deliense
3. Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cơng nghiên cứu đã
đợc phê duyệt.
a- Tiến độ thực hiện:
- Thực hiện đúng tiến độ đã đề ra.
- Đã thực hiện đầy đủ các mục tiêu đã đề ra trong đề cơng.
- Các sản phẩm tạo ra đúng với dự kiến của bản đề cơng.
b- Đánh giá sử dụng kinh phí:
- Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 150 triệu đồng
- Trong đó kinh phí sự nghiệp khoa học: 150 triệu đồng.
- Kinh phí từ nguồn khác: Không
4. Các ý kiến đề xuất.

- Tip tc iu tra b sung v thnh phn loi ngoi ký sinh. Trc ht
cn i
u tra ti cỏc khu Bo tn Thiờn nhiờn v Vn Quc gia. c
bit nhng ni cú trin vng tr thnh khu du lch sinh thỏi a bn
Tõy Nguyờn.





BÁO CÁO KHOA HỌC - ĐỀ TÀI CẤP BỘ_____________________________________



4

PHẤN B. NỘI DUNG BÁO CÁO CHI TIẾT KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tây Nguyên có diện tích rộng lớn (44.709,7 km
2
) chiếm 13,38% diện tích cả
nước; dân số hơn ba triệu người, mật độ 69 người / km
2
[18], độ cao trung bình
500-1500m. Do điều kiện địa hình phức tạp, khí hậu đa dạng, trước đây Tây
Nguyên là nơi có khu hệ và trữ lượng động, thực vật phong phú nhất cả nước, và
nơi đây cũng “là vùng lưu hành nhiều loại dịch bệnh do ngoại ký sinh lan truyền
như dịch hạch, sốt mò” [1]. Trong đó bệnh dịch hạch là mối đe doạ sức khỏe và
tính mạng của cộ
ng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên lớn nhất, đặc biệt vào thời
kỳ từ 1963-1990. Bệnh dịch hạch xâm nhập vào Tây Nguyên từ năm 1944,
nhưng từ năm 1963- 1975 dịch xẩy ra trên khắp địa bàn. Từ năm 1976- 1982 tại
các tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai và Kon Tum tỷ lệ mắc bệnh dịch hạch là 200-500
/100.000 dân [13,15].
Song song với việc phòng chống dịch bệnh, đã có hàng chục công trình điều
tra nghiên cứu chân khớp y học,
đặc biệt là nhóm Ngoại ký sinh như bọ chét, ve,
mò, mạt truyền bệnh, của các cơ quan chuyên môn như Viện Vệ sinh dịch tễ
Tây Nguyên, Viện Sốt rét- KST-CTTƯ, học Viện Quân y và Trung tâm y tế dự
phòng các tỉnh. Các công trình nghiên cứu được tiến hành trong nhiều năm theo

phương pháp chuẩn quốc gia và quốc tế, kết quả đã góp phần tích cực vào việc
phòng chống các bệnh dịch, trước hết là dịch hạch trên địa bàn Tây Nguyên.
Trong số
các công trình nghiên cứu về ngoại ký sinh ở Tây Nguyên, thì công
trình nghiên cứu phối hợp giữa Viện Sốt rét- KST-CTTƯ với Viện VSDT Tây
Nguyên, từ năm 1976-1985, tại các tỉnh: Đăk Lăk (nay là Đăk Nông và Đăk
Lăk), Gia Lai- Kon Tum (nay là tỉnh Gia Lai và tỉnh Kon Tum) và tỉnh Lâm
Đồng là công trình đã giới thiệu được nhiều nhóm NKS với thành phần loài khá
phong phú [10]. Tuy nhiên do điều kiên thời gian, kinh phí, những loài NKS đã
được phát hiện và xác định chưa phản ảnh đầy đủ thực trạng và m
ức độ phong
phú về thành phần loài của chúng ở khu vực Tây Nguyên.
Là địa bàn kinh tế quan trọng của cả nước, Tây Nguyên còn có những khu
rừng nguyên sinh, những vườn Quốc gia rộng lớn như Yók Đôn (58.200ha), Chư
Yang Sin (59.278ha), Kon Ka Kinh (41.710ha), Cát Tiên (74.937ha); khu Bảo
tồn Thiên nhiên Easô v. v…[36] là một trong những địa danh du lịch sinh thái
hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước và cũng chính là địa danh còn ẩn chứa
nhiều loài sinh vật quí hiếm. Đồng thời, trong đó còn ẩn chứa nhữ
ng loài NKS
có vai trò truyền dịch bệnh cho con người. Vì vậy, việc điều tra nghiên cứu bổ
sung thành phần loài của chân đốt y học nói chung và ngoại ký sinh nói riêng ở
Tây Nguyên là rất cần thiết, nhằm hoàn thiện danh sách thành phần loài, lập bản
đồ phân bố và phát hiện những loài ngoại ký sinh có vai trò truyền bệnh ở địa
phương, làm cơ sở khoa học cho việc đề ra các biện pháp phòng chống thích
hợp, góp phần bảo vệ sức khoẻ để
phát triển kinh tế cho cộng đồng các dân tộc ở
Tây Nguyên.
BÁO CÁO KHOA HỌC - ĐỀ TÀI CẤP BỘ_____________________________________



5
Được sự đồng ý của Bộ Y tế chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Điều tra bổ sung
thành phần loài của một số nhóm ngoại ký sinh ở Tây Nguyên” với mục tiêu:

1. Điều tra bổ sung và kiểm tra lại thành phần loài của một số nhóm ngoại ký
sinh ở Tây Nguyên.
2. Xây dựng bộ mẫu vật ngoại ký sinh của Tây Nguyên, phục vụ nghiên cứu
và đào tạo.














BÁO CÁO KHOA HỌC - ĐỀ TÀI CẤP BỘ_____________________________________


6

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOẠI KÝ SINH TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở

VIỆT NAM
Chân khớp ngoại ký sinh bao gồm các nhóm thuộc lớp côn trùng (Insecta)
như bọ chét (Siphonaptera), chấy rận (Anoplura), ăn lông (Mallophaga) và các
nhóm chân khớp thuộc lớp nhện (Arachnida), mà chủ yếu các nhóm thuộc bộ ve
bét (Acarina) như ve (Ixodoidea), mò (Trombiculidae), mạt (Gamasoidea). Đó là
những chân khớp có đời sống ký sinh bên ngoài cơ thể động vật và người, chúng
có ý nghĩa quan tr
ọng về y học và thú y. Bốn nhóm ngoại ký sinh được quan tâm
nghiên cứu là Bọ chét, Ve, Mò và Mạt. Chúng là véc tơ của nhiều dịch bệnh từ
động vật hoang dại sang người. Trên thế giới, từ trước đến nay đã có nhiều công
trình nghiên cứu về ngoại ký sinh (Ectoparasites). Năm 1929, H. E. Ewing xuất
bản cuốn “Sổ tay về ngoại ký sinh” (A manual of external parasites), gồm các
chương về mạt (Gamasoidea), ve (Ixodioidea), ăn lông (Mallophaga), chấy rận
(Anoplura), bọ
chét (Siphonaptera), Mò (Trombiculidae) [24]. Năm 1958, E.W.
Baker, C.E. Yunker all, 1958 xuất bản cuốn chỉ dẫn tới các họ ve bét (Guide to
families of mites) [22]. Cho đến nay, đã có hàng ngàn công trình nghiên cứu về
các nhóm ngoại ký sinh được công bố trên thế giới.
+ Bộ Bọ chét (Siphonaptera)
Có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả như Holaland G., Hohpkins
S. G., Rothschild [30], Ioff I. G. , Mikulin I. A., Scalon O. I. Cho đến nay, trên
thế giới đã phát hiện được 2000 loài16 họ (Balasov, 1982 ) [23]. Trong đó 124
loài có khả năng truyền bệnh dịch hạch (Rann,1960) [34]. Ngoài ra, bọ chét có
thể truyền các tác nhân gây bệ
nh dịch khác như: sốt phát ban chuột, bệnh nhiễm
khuẩn Whitmori, bệnh Tulare, bệnh viêm não do ve, viêm màng não và các bệnh
khác đồng thời là vật chủ trung gian trong mắt xích của bệnh Dipylidium
caninum và bệnh Dirofilaria immitas (Krashevich & Tarasov,1969) [30].
Ở Việt Nam cho đến nay đã tìm thấy 34 loài, trong đó loài Xenopsylla
cheopis truyền dịch hạch chủ yếu ở nước ta [20].

+ Liên họ Ve (Ixodoidea)
Người ta đã phát hiện được vai trò truyền bệnh của ve từ
trước công
nguyên. Nhưng việc nghiên cứu về chúng mãi đến năm 1746 mới được Linnaeus
thực hiện. Ông đã phân loại và xác định tên khoa học cho một số loài ve như
Ixodes ricinus, Hyalomma aegyptium nhưng chưa sắp xếp thành hệ thống.
Sang thế kỷ 19, nhiều nhà khoa học như Late (1804), Hermann (1804), Leach
(1815), Von Heyden (1826) v.v mới phân chia thành một số giống, họ. Cho
đến nay, trên thế giới đã phát hiện được 750 loài thuộc họ ve cứng (Ixodidae) và
hơn 100 loài thu
ộc họ ve mềm (agasidae) [8]. Các nước vùng Đông Nam Á cơ
bản đã hoàn thiện việc nghiên cứu về khu hệ. Từ năm 1944, Toumanoff đã xác
định ở Đông Dương có 40 loài, thuộc 10 giống [40]. Các loài ve là vật chủ trung
gian hoặc vật môi giới lan truyền các mầm bệnh ký sinh trùng hoặc các bệnh
BÁO CÁO KHOA HỌC - ĐỀ TÀI CẤP BỘ_____________________________________


7
truyền nhiễm nguy hiểm cho người, gia súc, gia cầm và các động vật hoang dã
như: bệnh sốt Q; bệnh Lyme; bệnh sốt phát ban do Rickettsia rickettsi, R.
sibirica, R. conori trong ve Rhipicephalus sanguineus, R. australis, Rickettsia
rhipicephali ở trong trứng của ve Rh. sanguineus; bệnh Tularaemia; bệnh viêm
não vi rút do ve truyền (bệnh này thấy ở Liên Xô cũ, Trung Âu); bệnh rừng
Kyasanur; bệnh sốt ve Colorado, bệnh sốt xuất huyết Crimia-Congo và các bệnh
vi rút khác.
Ở Việt Nam, năm 2001, trong công trình “Động Vật chí Việt Nam”, tập 11-
B
ộ ve bét- Acarina; các tác giả Phan Trọng Cung, Đoàn Văn Thụ, đã trình bày
các khoá định loại và mô tả 65 loài và phân loài, thuộc 9 giống, 2 họ ve cứng và
ve mềm [8]. Đây là một công trình mang tính tổng kết một cách có hệ thống và

đầy đủ nhất về các loài ve ở khắp lãnh thổ Việt Nam.
Ở Việt Nam, B. microplus là loài ve phổ biến với số lượng lớn, ký sinh trên
bò đã hút máu và truyền bệnh lê dạng trùng đã gây chết rất nhiều bò, bê ở trại
chăn nuôi Phà Đen (1956); ở nông trường Đồng Giao, (1960) (Phan Trọng Cung
và cộng sự, 1977). Có nhiều loài ve tấn công cả người đi vào rừng săn bắn, khai
thác lâm sản, gây lở loét, một số người bị sốt hoặc có triệu chứng lâm sàng co
giật, hôn mê. Cũng có thể nghĩ đến bệnh viêm não do ve mà người ta thường cho
là sốt rét, uốn ván. Một số trại chăn nuôi chó nghiệp vụ, có thời gian ve Rh.
sanguineus phát triển nhiều, bám dày đặc đ
ã gây chết một số chó nghiệp vụ[8].
+ Họ Mò (Trombiculidae)
Có các công trình nghiên cứu của Ewing (1929), Wharton & Fuller (1951,
1952), Audy (1953), Brennan et Jameson (1959), Tamiya (1962), Cù Phong Y
(1967), Nadchatram và Dohany (1974), Brennan vµ Goff (1977) v.v… Số lượng
loài mò được phát hiện ngày càng nhiều. Theo Nadchatram & Dohany 1974 [32],
họ Trombiculidae có khoảng 100 giống, 1900 loài đã được phát hiện trên thế
giới. Vùng Đông Nam Á có có khoảng 50 giống và phân giống, 350 loài. Đến
năm 1977, Brennan và Goff thông báo trên thế giới đã phát hiện được 3 000
loài.
Mò có khả năng truyền một số bệnh sang ngườ
i, nguy hiểm nhất là bệnh
sốt mò (tsutsugamushi) hay sốt bụi rậm, sốt triền sông Nhật Bản. Mầm bệnh là
Rickettsia tsutsugamushi hay R. orientalis. Bệnh phổ biến ở các nước Châu Á-
Thái Bình Dương (Kulagin & Tarashevich, 1972). Ngoài ra mò còn truyền một
số bệnh khác như sốt Q., sốt phát ban chuột, bệnh viêm thận do siêu vi trùng,
bệnh Plat-ma, bệnh viêm não rừng v.v ở nhiều nước (Kulagin et Tarashevic,
1972)[31].
Ở Việt Nam, trước năm 1954 chỉ biết 3 loài (Andre’, 1954a,b). Năm 1960
Shluger, Đặ
ng Văn Ngữ, Nguyễn Xuân Hoè và Đỗ Kính Tùng đã công bố khu hệ

mò miền Bắc Việt Nam gồm 43 loài [36]. N ăm 1970, Nguyễn Kim Bằng công
bố danh sách 56 loài mò ở Việt Nam [2]. Năm 1994, Nguyễn Văn Châu công bố
danh sách 106 loài [3]. Tuy nhiên bệnh sốt mò được Noc. Goutron mô tả từ năm
1915 ở Sài Gòn. Từ đó đến năm 1964 bệnh xảy ra ở vùng trung du và rừng núi
(Lagrange, 1923), đã có hàng nghìn người mắc và hàng trăm người chết ở các
tỉnh Sơn La, Lạng Sơn, Thanh Hoá, Qu
ảng Trị, Bình Long (Bến Cát) [31]. Sau
BÁO CÁO KHOA HỌC - ĐỀ TÀI CẤP BỘ_____________________________________


8
năm 1964, bệnh sốt mò đã được tiếp tục phát hiện ở các tỉnh Sơn La, Yên Bái,
Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hoá, Đắk Lắk, Gia Lai v.v [1,2]. Những năm
gần đây, bệnh sốt mò được phát hiện ở Bắc Giang, Quảng Ninh (Nguyễn Văn
Châu và Cs., 2001, 2003) [4,6].
+ Liên họ mạt (Gamasoidea)
Đầu thế kỷ 20, người ta mới phát hiện ra mạt đốt người và gây viêm da, sau
đó người ta phát hiện mạt có vai trò truyề
n một số vi rút. Từ năm 1940 trở lại
đây, tại nước Nga các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu các ổ bệnh thiên nhiên.
Vai trò của mạt được chú ý và có nhiều tài liệu về mối quan hệ của mạt với bệnh
Tularemia, Rickettsia, sốt Q và Typus. Từ năm 1950 trở đi có nhiều công trình
nghiên cứu về hệ thống phân loại mạt ở các nước trên thế giới. Đáng chú ý các
công trình nghiên cứu của E. W. Baker & G. Wharton, 1952; G. W. Krantz,
1960; R. W. Strandtmann, 1963; A. D. Perova, 1966, 1974; N. G. Bregetova &
B. A. Vainstein, 1977. Trên th
ế giới có khoảng 914 loài, thuộc 112 gống, 13 họ
(Radovsky, 1969) [23].
Ở Vịêt Nam, đã phát hiện được 72 loài mạt thuộc 30 giống, 13 họ [8].
Pavlovski (1949) đã khẳng định “ Mạt là trung tâm truyền các bệnh có tính chất

ổ dịch thiên nhiên ”. Chúng lưu trữ các mầm bệnh khá lâu. Đó là những ổ chứa
các mầm bệnh, đồng thời cũng là những vật môi giới lan truyền các mầm bệnh.
Cho đến nay người ta đã biết có khoảng 35 loài m
ạt có liên quan tới bệnh tật.
Trong số đó có 15 loài thuộc giống Dermanyssus, 10 loài thuộc giống Laelaps, 5
loài thuộc giống Pneumanyssus. Bệnh viêm da (dermatis) liên quan với các loài
Dermanyssus gallinae, Ornithonyssus bursa, O. bacoti. Bệnh viêm não ngựa
phương Tây liên quan với loài O. bursa. Bệnh viêm não rừng liên quan với loài
Eulaelaps stabularis. Bệnh đậu do Rickettsia liên quan với loài O. bacoti. Bệnh
sốt phát ban liên quan với O. bacoti và Laelaps echidninus…O. bacoti truyền
bệnh sốt Q-Rickettsia burneti trực tiếp từ gia súc sang người và truyề
n
Pasteurella pestis từ chuột sang chuột qua thực nghiệm [17].
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOẠI KÝ SINH Ở TÂY NGUYÊN
Tây Nguyên trước đây được coi là nơi có khu hệ và trữ lượng động, thực
vật phong phú nhất cả nước. Do đó, từ lâu việc điều tra nghiên cứu về tiết túc y
học nói chung và ngoại ký sinh nói riêng ở Tây Nguyên đã được nhiều tác giả
trong và ngoài nước quan tâm.
Năm 1918, C. Boden Kloss đã tiến hành điều tra thu thập bọ chét tại Cao
Nguyên Lang Bian thuộ
c tỉnh Lâm Đồng. Ông đã thu được một số mẫu vật bọ
chét từ chuột Rattus bowersi. Những mẫu vật này đã được Jordan mô tả và xác
định tên khoa học vào năm 1931, gồm 2 loài: Neosopsylla avida Jordan, 1931 và
Neopsylla tricata Jordan, 1931. Đây là 2 loài bọ chét đặc hữu của Việt Nam và là
loài mới cho khoa học[27].
Năm 1944, Toumanoff đã tiến hành nghiên cứu ve ở Đông Dương và đã
xuất bản cuốn Ve (Ixodoidea) ở Đông Dương [Les Ticques- (Ixodoidea) de L’
indochine]; gồm 9 giống, 39 loài ve cứng và 1 loài ve mềm[40]. Việc điều tra thu
BÁO CÁO KHOA HỌC - ĐỀ TÀI CẤP BỘ_____________________________________



9
thập mẫu vật ngoại ký sinh ở Tây Nguyên chủ yếu vào thời gian trước năm 1964;
sau đó, do chiến tranh nên các nghiên cứu bị gián đoạn.
Sau năm 1975, đất nước thống nhất, việc điều tra nghiên cứu về tiết túc y
học ở Tây Nguyên được quan tâm đặc biệt. Vì trên địa bàn Tây Nguyên ngay sau
chiến tranh (30/4/1975), các dịch bệnh như bệnh sốt rét, dịch hạch và sốt xuất
huyết hoành hành hầu khắp n
ơi, hằng năm cướp đi hàng trăm sinh mạng của
đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.Trước tình hình đó, ngày 22 tháng 10 năm
1975, Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Tây Nguyên được thành lập theo quyết định số
480/BYT-QĐ. Chức năng nhiệm vụ đầu tiên của Viện là: “Điều tra, nghiên cứu
tình hình dịch tễ, các bệnh xã hội, trọng tâm là các bệnh dịch nguy hiểm và bệnh
sốt rét ở Tây Nguyên; trên cơ sở đó tổ ch
ức thí điểm các biện pháp phòng chống
có hiệu lực, thích hợp với tình hình thực tế của địa phương nhằm trước mắt hạn
chế số người mắc, tỷ lệ tử vong và đề xuất một kế hoạch tấn công tiêu diệt hoặc
ngăn ngừa các bệnh dịch đó sau này”[21]. Từ năm 1976-1980, tỷ lệ mắc bệnh
dịch hạch so với các bệnh khác ch
ỉ chiếm 1,34%, nhưng tỷ lệ tử vong chiếm
15,1%. Vì vậy, những năm sau đó bên cạnh những công trình nghiên cứu về các
lĩnh vực dịch tễ học, vi sinh dịch hạch đã có hàng chục công trình nghiên cứu về
côn trùng, động vật được tiến hành trên địa bàn Tây Nguyên của Viện Vệ sinh
Dịch Tễ Tây Nguyên, Viện Sốt rét-KST-CT TƯ, Học Viện Quân Y và Trung
Tâm Y học dự phòng của các tỉnh ở Tây Nguyên.
Từ nă
m 1983 đến 1995 có một số công trình nghiên cứu về bọ chét, ngoại
ký sinh của các tác gỉả: Đặng Tuấn Đạt, Lý Thị Vi Hương, Nguyễn Ái Phương,
Sunsov Điển hình như: “ Kết quả điều tra thành Phần loài côn trùng y học ở
Tây Nguyên 1976-1990, Lý Thị Vi Hương, Đặng Tuấn Đạt, Nguyễn Ái Phương

và Cs, 1991”; “Khu hệ ngoại ký sinh hai tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lák và Gia Lai -
Kon Tum), Đỗ Sĩ Hiển, Nguyễn Thu Vân, Nguyễn Văn Châu, Đặng Tuấn Đạt,
Lý Thị Vi H
ương và Cs., 1979. Đến năm 1995, ở Tây Nguyên đã phát hiện được
13 loài bọ chét, thuộc 10 giống [12]. Các công trình nghiên cứu về bọ chét ở Tây
Nguyên đã góp phần đáng kể vào việc phòng chống véc tơ truyền bệnh trong đó
có bệnh dịch hạch ở địa phương.
Để tổng kết, đánh giá kết quả nghiên cứu tiết túc y học ở Tây Nguyên trong
nhiều năm, một báo cáo về “Khu hệ Ngoại ký sinh (Ectoparasite), côn trùng y
học
ở Tây Nguyên và vai trò dịch tễ học của chúng” đã được trình bày tại Hội
nghị Côn Trùng toàn quốc lần thứ 4 tại Hà Nội vào tháng 4-2002, của tập thể tác
giả: Đặng Tuấn Đạt, Nguyễn Ái Phương, Lý Thị Vi Hương và Cs. Các tác giả đã
tổng kết, trên địa bàn Tây Nguyên có 13 loài bọ chét (Aphaniptera), 26 loài ve
(Ixodidae), 30 loài mò (Trombiculidae) và 22 loài mạt (Gamasoidea)[10]. Có thể
coi đây là công bố mới nhất về thành phần loài ngoại ký sinh ở Tây Nguyên.
BÁO CÁO KHOA HỌC - ĐỀ TÀI CẤP BỘ_____________________________________


10
III. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thời gian nghiên cứu:
Đề tài được tiến hành từ năm 2002 đến năm 2005. Mỗi năm tiến hành điều tra
hai đợt, vào hai mùa (mùa khô và mùa mưa). Mỗi đợt 2 – 3 điểm, tại mỗi điểm
điều tra từ 7 - 10 ngày.
3.2 . Địa điểm nghiên cứu:
Bảng 1 : Các điểm điều tra nghiên cứu
STT ĐIỂM NGHIÊN CỨU TỈNH

1 Khu BTTN Kon Ka Kinh, huyện Mang Yang
2 Xã Iadom, huyện Đức Cơ
GIA LAI
3 Xã Văn Lem, huyện Đắk Tô
4 Xã Đắk Sú, huyện Ngọc Hồi
5 Xã Đắk Pek, huyện Đắk Glei
6 Xã Hoà Bình, thị xã Kon Tum
KON TUM
7 Khu BTTN Easô, huyện Eaka
8 Xã Eapốc, huyện Cư M’Gar
9 Xã Eawer, huyện Buôn Đôn
10 Vườn Quốc gia Yókdon, huyện Buôn Đôn
11 Xã Krông Jing, huyện M’ Đrắk
12 Khu BTTN Chư Yang Sin, huyện Krông Bông
13 Khu vực hoang dã và bán hoang dã, huyện Lắk*
ĐẮK LẮ K
14 Buôn Choah xã Đắk So, huyện Krông Nô
15 Xã Đắk Rồ, huyện Krông Nô
ĐẮK NÔNG
16 Xã Tiên Hoàng, huyện Cát Tiên
17 Một số điểm rải rác ở Huyện Lâm Hà
LÂM ĐỒNG
Ghi ch ú: * : Các động vật ở trạm cứu hộ bị lâm tặc săn bắt từ huyện Lắk và Krông
Bông (không rõ ở xã nào).
Bảng 1là tên các địa điểm nghiên cứu NKS trong năm 2002-2004, bao gồm
17 điểm, thuộc 14 huyện, 5 tỉnh. Mỗi tỉnh chọn ít nhất 2 điểm, ưu tiên các điểm
trước đây chưa điều tra tiết túc y học và những điểm thuộc các khu Bảo tồn
Thiên nhiên và vườn Quốc gia, vì ở đây rừng được bảo vệ, thành phần loài vật
chủ của ngoại ký sinh còn khá phong phú.
Mộ

t số yếu tố tự nhiên và khí hậu ở Tây Nguyên
Tây Nguyên là vùng núi cao rộng lớn của Trung Bộ, thuộc sườn phía tây của
dãy Trường Sơn nằm khoảng 11
0
44

đến 15
0
26

vĩ độ Bắc, 107
0
15 đến 108
0
50


độ kinh Đông. Tây Nguyên hiện nay gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk,
Đắk Nông, Lâm Đồng. Phía Bắc giáp Quảng Nam, Đà Nẵng, đông giáp các tỉnh
Quảng Ngãi đến Bình Thuận, Nam giáp Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước.
BÁO CÁO KHOA HỌC - ĐỀ TÀI CẤP BỘ_____________________________________


11
Tây giáp Lào và Cam Pu Chia. Khí hậu ở đây chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa khô
và mùa mưa. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ giữa tháng
4 đến tháng 10. Nhiệt độ dao động từ 18
0
– 30
0

C tuỳ thuộc theo mùa và độ cao
so với mặt nước biển của từng vùng địa lý tự nhiên (từ 500m đến 1500m ).
Khu hệ động thực vật ở Tây Nguyên trước đây rất phong phú, có tới 3600
loài thực vật, 689 loài động vật có xương sống trong đó có 40 loài thuộc bộ gậm
nhấm (Rodentia) và hàng ngàn loài động vật bậc thấp khác.
Lê Bá Thảo (1977) đã viết về vùng đất Tây Nguyên như sau: “Người ham săn
bắn th
ường ca tụng nó như là ‘Thiên đường của người đi săn’; người đi khai thác
gỗ hầu như thấy chặt rừng bao nhiêu cũng không thể hết được; người trồng trọt
thấy bao la là vùng đất mới có thể khai phá và nhiều đồng cỏ bát ngát mơn mởn
lại làm những người ưa thích chăn nuôi cảm thấy có ở miền núi này những khả
năng vô tận. Tóm lại, mỗi người đề
u nhìn thấy ở phần lãnh thổ này của Tổ quốc
những sự giàu có kỳ diệu, biểu hiện trong những ngà voi, sừng tê giác, gỗ mun
đen như than, gỗ trắc, giáng hương v.v cho đến thông ba lá và hai lá mà dòng
nhựa trong như hổ phách có giá trị rất lớn trong xuất khẩu” [16].
Dân cư có nhiều dân tộc ít người khác nhau đáng chú ý là 12 dân tộc sống
lâu đời ở đây như: ÊĐê, K’Ho, Mạ, X’Tiêng, M’nông, Gia Rai, Ba Na, Giẻ,
Bru…ngoài ra còn có số đông người
đồng bào kinh và một số người dân tộc phía
Bắc vào sinh sống từ nhiều năm nay[10].
Ngày nay, ngoài những khu Bảo tồn Thiên nhiên và vườn Quốc gia thì động
thực vật ở Tây Nguyên hầu như bị cạn kiệt do rừng suy thái nặng nề, do tác động
khai phá của con người; rừng chỉ còn những nơi địa hình hiểm trở, khó khăn.
Đặc biệt ở những vùng núi cao dốc đứng thì còn giữ được những khoảng rừ
ng
(Kuznetsov G. v et al., 1998). Ước tính khoảng 70% diện tích đất rừng của Tây
Nguyên đã trở thành đất canh tác, để trồng các cây công nghiệp như cà phê, cao
su, chè… Thảm thực vật thay đổi, độ che phủ kém làm cho độ ẩm của đất giảm;
các loài động vật là vật chủ của ngoại ký sinh kể cả chuột khan hiếm, điều đó

ảnh hưởng đến thành phần loài ngoại ký sinh.
Khí hậu là một trong các yếu tố môi trường có tác độ
ng đến sự phân bố của
nhiều loài ngoại ký sinh. Theo Lê Bá Thảo (1977), từ Kon Tum đến Pleiku,
Buôn Ma Thuột đến M’drăk, lượng mưa trung bình trên dưới 2000ml, số ngày
mưa chiếm 130 đến 170 ngày trong năm; nhiệt độ trung bình năm 23-25
0
C. Một
số yếu tố khí hậu những năm gần đây Tây Nguyên có sự thay đổi đáng kể lượng
mưa trung bình hằng năm thất thường có chiều hướng giảm dần. nhiệt độ trung
bình năm ở các tỉnh từ năm 2000- 2004 tăng không đáng kể (0,1- 0,3
0
C); nhưng
độ ẩm giảm từ 1-6% và lượng mưa trung bình năm giảm từ 400 - 1000ml. Ví dụ
lượng mưa ở Đăk Lăk năm 2000 là 2379,1 ml thì năm 2004 là 1379,2 ml (giảm
1000ml) (bảng 1phụ lục)



BÁO CÁO KHOA HỌC - ĐỀ TÀI CẤP BỘ_____________________________________


12

Xã Đăk Pek
Xã Đăk Sú
Xã Hoà Bình
KBTTN Konkakinh
Xã Iadom
VQG Yokdon

Xã Eapôk
KBTTN Easô
Xã Krông Jing
Xã Đăk Rồ
Xã Đăk So
Lâm Hà
VQG Nam Cát Tiên
H. Lăk
Chưyangsin
Xã Văn Lem
Hình 1 : Vị trí các điểm NC ngoại ký sinh ở Tây Nguyên 2002-2004
: Điểm nghiên cứu
BÁO CÁO KHOA HỌC - ĐỀ TÀI CẤP BỘ_____________________________________


13
3.3 . Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
3.3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Các nhóm ngoại ký sinh: bộ bọ chét (Siphonaptera), liên họ ve
(Ixodoidea), họ mò (Trombiculidae) và liên họ mạt (Gamasoidea).
- Vật chủ cần thu thập và kiểm tra NKS :
+ Động vật hoang dã (chủ yếu là gậm nhấm).
+ Động vật nuôi (gia súc và gia cầm).
+ Các loại giá thể khác: hang, tổ động vật, đất, rác…

3.3.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Điề
u tra cắt ngang, phân tích mô tả.
Áp dụng thường qui kỹ thuật thu, thập xử lý ngoại ký sinh của Viện Sốt rét-
KST-CTTƯ.

- Kỹ thuật thu mẫu ngoại ký sinh sống trên vật chủ:
Gậm nhấm và thú nhỏ được sưu tầm bằng bẫy lồng; sau khi chải bắt ngoại ký
sinh, các con thú nhỏ này đều được thả ra (trừ chuột). Mẫu ve (Ixodidae) còn
được thu thập trên các loài thú như lợn rừng, tê tê, kỳ đà, tră
n, nhím, dúi
(Canomys badius Hodgson) từ các cơ sở cứu hộ động vật của các Chi cục kiểm
lâm ở Đăk Lăk và các tỉnh khác.
- Các kỹ thuật khác thu mẫu ngoại ký sinh sống tự do:
+ Thu mẫu ve bằng phương pháp kéo cờ. Đó là một mảnh vải trắng (1m x
2m ) buộc dây 2 đầu mãnh vải kéo đi trên cỏ (50-100m), ve ở cỏ sẽ bám vào
mảnh vải và chúng ta thu thập [17].
+ Thu mẫu mò bằng tấm nhựa (đĩ
a hát cũ) (bán kính 10 – 15 cm). Đặt các
tấm nhựa này trên mặt đất trong nhà hay ngoài vườn, nơi nghi có mò; thu mò sau
khi đặt 6 hoặc 12 giờ [2,3].
+ Thu bọ chét bằng bẫy nước: dùng khay men (30cm X 40cm), đỗ gần
đầy nước và đặt vào gầm giường, sát chân tường và cách nhau 6 hoặc 12 giờ
kiểm tra thu bọ chét một lần.
Thường mỗi điểm đặt 5-10 bẫy trong 3 ngày đêm

- Xử lý và bảo quản mẫu:
Mẫu ngoại ký sinh thu được bỏ vào tuýp có chứa cồn 70
0
. Mỗi tuýp dùng cho
một nhóm NKS (ve, mò, mạt…) và tương ứng với ngoại ký sinh thu được trên
từng vật chủ, giá thể thu được và dùng nút bông không thấm nút chặt. Mỗi tuýp
đều phải có nhãn (giấy bóng mờ và viết bằng bút chì) ghi những thông tin cần
thiết: Số thứ tự mẫu vật chủ hoặc giá thể; tên vật chủ, thời gian, địa điểm thu
mẫu và số lượng và tên nhóm ngoại ký sinh.Tất cả những tuýp mẫu NKS thu
được t

ại thực địa cho vào lọ nhựa 1 lít có chứa cồn 70
0
, vặn chặt nắp đưa về
phòng thí nghiệm phân tích xử lý.




BÁO CÁO KHOA HỌC - ĐỀ TÀI CẤP BỘ_____________________________________


14
- Định loại các ngoại ký sinh:
Chủ yếu dựa vào các đặc điểm hình thái bên ngoài, theo tài liệu phân loại của
các tác giả trong nước và nước ngoài. Định loại ve theo tài liệu của Phan Trọng
Cung, Đoàn Văn Thụ (1977, 2001), Toumanoff (1944) v.v… Định loại mạt theo
tài liệu của Đoàn Văn Thụ, Phan Trọng Cung (1985, 2001)…: Định loại bọ chét
theo tài liệu của Nguyễn Thu Vân (1997) Hopkins & Rothschild (1953, 1956,
1966, 1971) Định loại mò theo tài liệu của của Nguyễn Kim Bằ
ng (1970),
Nguyễn Văn Châu (1997), Traub & Morrow (1955), Nadtram & Dohany (1974).
- Định loại vật chủ theo tài liệu của Cao Văn Sung, Đặng Huy Huỳnh, Bùi
Kính (1980), Van Peenen (1969).
- Tu chỉnh mẫu:
- Xem xét lại mẫu vật và xác định lại tên khoa học, đối chiếu với các mẫu
vật trước đây đã phân loại, dựa vào các khoá định loại gần đây nhất của một số
tác giả trong và ngoài nước [2,3,7,8,17,20,25,27,28,29,32,33,35,36,40].
- Loại bỏ những tên đồng vật (Synonymy) (m
ột loài có nhiều tên) hoặc
định lại tên một số mẫu.

- Bổ sung vào danh sách giống, loài NKS cho Tây Nguyên mà trước đây
các tác giả trong và ngoài nước đã điều tra phát hiện ở Tây Nguyên.

BÁO CÁO KHOA HỌC - ĐỀ TÀI CẤP BỘ_____________________________________


15

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Kết quả thu thập vật chủ và ngoại ký sinh
Bảng 2. Số lượng vật chủ thu được và tình hình nhiễm NKS ở Tây Nguyên
Nhóm vật chủ Số bộ Số loài
Số cá thể
khảo sát
Số cá thể
nhiễm NKS
Tỷ lệ
(%)
Động vật nuôi 3 8 754 521 69.0
Động vật hoang dại 10 19 630 510 80.9
Hang tổ, giá thể tự nhiên 556 375 67.4
Cộng 13 27 1940 1406 72.4

Để thu thập ngoại ký sinh, chúng tôi đã sưu tầm nghiên cứu 754 cá thể
động vật nuôi thuộc 8 loài (trâu, bò, chó, mèo, thỏ, dê, gà, bồ câu), 3 bộ (bộ
móng guốc ngón chẵ n, bộ ăn thịt và bộ gà); 630 cá thể chim thú hoang dại,
thuộc 19 loài, 10 bộ (phụ lục 1) và 556 giá thể tự nhiên, gồm đất, phân, rác, hang
tổ động vật quanh thôn bản. Tỷ lệ nhiễm NKS chung là 72,4%; trong đó động
vật hoang dại nhiễm cao nhất (80,9%), động vật nuôi nhiễm 69,0% và giá thể,

hang tổ nhiễm 67,4% (Bảng 2).
Bảng 3: Kết quả thu thập ngoại ký sinh
Nhóm NKS Số
cá thể
Số loài Số giống Số họ Số
loài mới
Bộ bọ chét (Siphonaptera) 1.716 6 5 3 0
Liên họ ve (Ixodoidae) 1.571 14 6 1 1
Họ Mò (Trombiculidae) 1.122 26 9 1 2
Liên họ Mạt (Gamasoidea) 707 18 9 4 1
Cộng 5.346 64 29 9 4

Đã thu thập được 5.346 cá thể ngoại ký sinh gồm: 1.716 chét, 1.571 ve,
1.122 ấu trùng mò và 707 cá thể mạt. Kết quả phân tích số lớn mẫu vật điều tra
đã xác định được 6 loài bọ chét, thuộc 5 giống, 3 họ; 14 loài ve, thuộc 6 giống, 1
họ; 27 loài, thuộc 9 giống, 1 họ và 18 loài mạt, thuộc 9 giống, 4 họ. Đặc biệt đã
phát hiện và bổ sung 4 loài mới cho khu vực Tây Nguyên (Bảng 3).



BÁO CÁO KHOA HỌC - ĐỀ TÀI CẤP BỘ_____________________________________


16
4.2. Thành phân loài ngoại ký sinh thu thập ở Tây Nguyên
Bảng 4. Thành phân loài, số cá thể bọ chét và vật chủ tại các điểm điều tra
TT Tên loài
Số
cá thể
Vật chủ

Địa điểm (xã, khu
BTTN, VQG)
1
Medwayella vietnamensis
7 Sóc đất Tiên Hoàng
2
Macrostylophora sp1
5Sóc đất Easô
3
Ctenocephalides felis felis
507 Chó, mèo Tất cả các điểm điều tra
4
Ct. f. orientis
793 Chó, mèo -nt-
5
Xenopsylla cheopis
345 Chuột đất bé, Ch.
rừng, chuột lắt
Kon Ka Kinh, Easô
6
Pulex irritans
59 Chó Kon Ka Kinh
5 giống 3 họ (Pulicidae,
Pygiopsyllidae, Ceratophyllidae)
1.716

Kết quả phân tích, định loại 1.716 cá thể bọ chét, đã xác định được 6 loài,
thuộc 5 giống, 3 họ; vật chủ của chúng là gậm nhấm (sóc, chuột) và chó, mèo
(Bảng 4).
Bảng 5. Thành phân loài, số lượng cá thể, vật chủ của ve ở các điểm điều tra


TT Tên loài
Số
cá thể
Vật chủ địa điểm
1
Aponomma gervaisi
80 Kỳ đà, tê tê, beo Chư Yang Sin
2
Apo. crassipes
90 Tê tê, kỳ đà, rắn Krông Bông *
3
Amblyomma
boucaudi
4Thỏ, cầy vòi hương,
chuột rừng, cầy hương,
Easô

4 Amb. sublavae 18 Tê tê Đắk Nông*
5
Amb. testudinarium
5Tê tê Lâm Hà*
6
Boophylus microplus
694 Bò, trâu, nhím, lợn
rừng, chồn chó.
Easô, Yók Đôn, Krông
Bông*, Kon Ka Kinh, Tiên
Hoàng, Đắk Pék
7

Dermacentor auratus
33 Heo rừng Lắk*
8
Ixodes pilosus


42 Đồi, sóc Tiên Hoàng
9
Haemaphysalis (Rh.)
leachi
8 Cu li bé, sóc đất, cầy
vòi hương,
Easô
10
H. (Rh.) dentipalpis
34 Thỏ rừng, cầy hương Easô
11
H. (K.) papuana
1Bò Easô
12
H. (K.) anomala
1Bò Easô
13
H. (H.) hirsuta
6Chồn chó Krông Bông*
14
Rhipicephalus
haemaphysaloides
209 Bò, chuột đất bé, chuột
rừng

Easô, Yók Đôn
15
Rhi. sanguineus
276 Bò, Thỏ rừng, sóc đất,
chó, mèo, cầy hương
Easô, Yók Đôn, Lắk*, Kon
Ka Kinh
14 loài, 6 giống 1.501
Ghi chú : • : loài mới cho Tây Nguyên; * động vật thu từ trạm Cứu hộ không rõ xã nào.
Kết quả phân tích, định loại 1.501 cá thể ve, đã xác định được 15 loài,
thuộc 6 giống, 1 họ; vật chủ của chúng rất đa dạng gồm thú lớn, thú nhỏ, gậm
BÁO CÁO KHOA HỌC - ĐỀ TÀI CẤP BỘ_____________________________________


17
nhấm (sóc, chuột) và chó, mèo. Đáng chú ý có loài ve Ixodes pilosus ký sinh
trên con đồi và sóc ở Tiên Hoàng, Cát Tiên Lâm Đồng.
Bảng 6. Thành phân loài, số cá thể, vật chủ mò tại các điểm điều tra

TT Tên loài
Số
lượng
Vật chủ Địa điểm
1
Leptotrombidium (L.)
akamushi
60 Chim quốc (Amaurornis
phoenicurus chinensis),
chuột mốc lớn
(Berylmysbowerdsi), chuột

đất bé (B. savilei), cầy hương
(Viverracula indica) .
Easô, Yók Đôn
(Buôn Đôn)
2
L. (L.) allopeciatum
19 Đồi (Tupaia glis), sóc đất
(M.berdmorei).
Tiên Hoàng
3
L. (L.) deliense
305 Chuột nhắt (M. pahari),
chuột mốc lớn, chuét đất bé,
sóc đất, ch. rừng (R.
koratensis), chim quốc, cầy
hương.
Easô, Yók Đôn
4
L. (L.) fulleri
1chuột đất bé Easô, Yók Đôn
5
L. (L.) vienamensis
15 Đồi, sóc đất. Tiên Hoàng
6
L. (Trombiculindus)
hastatum
3Sóc đất. Tiên Hoàng
7
Eutrombicula hirsti
78 Gà nhà (Gallus gallus dom.) Buôn Choah

8
E. wichmanni
74 Cầy hương, gà nhà Easô, Buôn Choah
9
Siseca rara
3 Đồi Tiên Hoàng
10
Schoengasstia
obtusipura
1Chuột bóng (R. nitidus) Buôn Choah
11
Ascoshoengastia
(Laurentella) indica
129 Chuột rừng (R. koratensis),
gà nhà, chuột đất bé
Easô, Yók Đôn, Chư
Yang Sin, Đắk Pék
12
As. (Lau.) audyi
4Chuột rừng Easô
13
As. (Lau.) lorius
3Chuột rừng Easô
14
As. (Lau.) octovia
1Chuột đất bé Easô
15
Neoschoengastia
americana
hexsasternosetosa•

16 Chim cú muỗi (Caprimulgus
macrurus bimaculatus)
Easô
16
Neoschoengastia. a.
solomonis
4 Chim cú muỗi Easô
17
Neoschoengastia
gallinarum
81 Chuột đất bé Buôn Choah, Đắk
Pék
18
Walchiella traubi
3 Đồi, chuột hươu lớn
19
Odontacarus audyi•
1Gà Eapốc (Cư M’Ga)
20
Garhliepia (G.)
yangchenensis
12 Chuột mốc lớn Easô, Yók Đôn
21
Garhliepia (Walchia)
chinensis
55 Chuột đất bé Easô, Yók Đôn, Buôn
Choah, Đắk Pék
22
G. (W.) disparunguis
12 Chuột đất bé Easô, Yók Đôn, Đắk

Pék
23
G. (W.) isonichia
3Chuột lắt (R. exulans) Buôn Choah, Krông
Jing.
BÁO CÁO KHOA HỌC - ĐỀ TÀI CẤP BỘ_____________________________________


18

Tiếp bảng 6

24
G. (W.) kritochaeta
29 Chuột đất bé, huột hươu bé . Easô, Yók Đôn, Buôn
Choach.
25
G. (W.) micropelta
30 Chuột lắt, chuột nhắt (Mus
pahari), chuột đất bé, ổ gà.
Chư Yang Sin, Buôn
Choah.
26
G. (W.) lupella
240 Chuột rừng, dúi chuột lắt,
chuột nhắt, gà
Easô, Yók Đôn, Chư
Yang Sin, Buôn
Choah, Krông Jing,
Eapốc.

10 giống 1.122

Ghi chú
: • : loài mới cho Tây Nguyên

Kết quả phân tích, định loại 1.122 cá thể mò, đã xác định được 26 loài,
thuộc 10 giống, 1 họ; vật chủ của chúng gậm nhấm (sóc, chuột). Đáng chú ý loài
mò Leptotrombidium (Lep.) akamushi và Leptotrombidium (Lep.) deliense là 2
loài truyền sốt mò chủ yếu ở các nước Đông Nam Á, ký sinh trên các loài vật
chủ: Chim quốc (Amaurornis phoenicurus chinensis), chuột mốc lớn (Berylmys
bowersi), chuột đất bé (Bandicota bengalensis), cầy hương (Viveracula indica)
và phân bố ở Easo và Yók Đôn. Đáng chú ý 2 loài mò mới cho Tây Nguyên là:
Neoschoengastia americana hexsasternosetosa ký sinh trên him cú muỗ
i
(Caprimulgus macrurus bimaculatus) ở Easo và Odontacarus audyi ký sinh trên
gà nhà ở Eapốc (Cư M’Ga), Đắk Lắk.

Bảng 7. Thành phân loài, số cá thể và vật chủ của mạt tại các điểm điều tra

TT Loài mạt
Số cá
thể
Vật chủ Địa điểm
1
C
osmolaelaps
d
eiversichartatus
1
Chuét l¾t (Rattus exulans)

Easô
2
Haemolaelaps casalis
3
Chuét l¾t (R. exulans)
Easô
3 H. zuluensis 23 Gầm chuồng gà, chuột đất bé, Buôn Choah, Chư
Yang Sin, Đắk Pék
4
Laelaps
(Echinolaelaps)
echidninus
14 Sóc đất (Menetes berdmorei),
chuột rừng (R. koratensis), ch.
lắt, chuét bóng (R. nitidus)
Eapốc Easô, Yók
Đôn

5 L. (E.) sedlaceki 111 Chuột rừng, chuột đất bé
(Bandicota bengalensis), ch.
đất lớn (B. indica), chuột mốc
bé (Berylmys berdmorei), ch.
lắt (R. exulans), chuét cơm (R.
molliculus)
Buôn Choah, Tiên
Hoàng, Easô, Yók
Đôn
6
L. (Laelaps) nuttalli
161

Chuét đất bé, ch. rừng, ch.
hươu bé (R. fulvescens), ch. lắt,
Chuét nhắt nương (Mus
pahari)
Tiên Hoàng, Easô,
Yók Đôn, Buôn
Choah, Krông Jing.
7
L.(L.) sanguisugus
2
Chuét nhắt nương (Mus
pahari)

Tiên Hoàng, Easô,
BÁO CÁO KHOA HỌC - ĐỀ TÀI CẤP BỘ_____________________________________


19


Tiếp bảng 7

8
L. (L.) tainguyeni
16
Chuét mốc lớn (Leopoldamys.
bowersi)
Easô, Yók Đôn

9

L. (L.) turkestanicus
11
chuét hươu bé (R. fulvescens)
Easô
10
Macrocheles glaber
1Gầm chuồng gà Chư Yang Sin
11
M. nattalia
12 Gầm chuồng gà, Rác Eapốc, Chư Yang
Sin, Đắk Pék
12
Ornithonyssus bacoti
136 Gầm chuồng gà, gà, chuột đất

Buôn Choah, Chư
Yang Sin, Krông
Jing, Đắk Pék
13
or. bursa
161 R. exulans, Gầm chuồng gà Chư Yang Sin, Đắk
Pék
14
Parasitus
mammilliatus
15
Chuét mốc lớn, tấm Plastic, ch.
lắt, ch. đất bé
Buôn Choah, Tiên
Hoàng, Yók Đôn,

Đăk Pék
15
Lae. aingworthae
30
Chuét hươu bé, ch. hươu lớn
Tiên Hoàng
16
Laelaps edwardsi
Doan, 1969 •
5
Chuét hươu lớn
Tiên Hoàng
17
Per. primitivus
4Rác Eapốc
18
Ololaelaps
ussuriensis
1 Rác Buôn Choach.
Cộng 707 9 giống 4 họ : Hirstionyssidae, Macrochelidae,
Laepaptidae và Parasitidae
Ghi chú: • : Loài mới phát hiện ở Tây Nguyên.


Kết quả phân tích, định loại 707 cá thể mạt, đã xác định được 18 loài,
thuộc 9 giống, 4 họ; vật chủ của chúng gậm nhấm (sóc, chuột). Đáng chú ý loài
Laelaps edwardsi Doan, 1969 ký sinh trên chuột (Leopoldamys edwardsi),
phân bố ở Tiên Hoàng, Cát Tiên, Lâm Đồng. Đây là loài phát hiện lần đầu ở Tây
Nguyên (Bảng 7).
4.3. Các loài ngoại ký sinh mới được bổ sung cho Tây Nguyên

Bảng 8: Vật chủ, thời gian và địa điểm thu thập các loài NKS mới ở Tây Nguyên
TT Tên loài ngoại ký sinh Vật chủ Thời gian
thu mẫu
Địa điểm
thu mẫu
1 Ixodes pilosus Koch, 1844 (Ve) Sóc đất, đồi 28.11.2004 Tiên Hoàng
2 Neoschoengastia . americana
hexastenosetosa Hirst, 1921 (M
ò)
Chim Cú
muỗi
23.6. 2003
Easô
3 Odontacarus audyi Radford, 1946
(M
ò)
Gà nhà
21.12.2002
Eapốc

4 Laelaps (Laelaps) edwardsi Doan.,
1969 (M
ạt)
Chuột hươu
lớn.
29.11.2004
Tiên Hoàng

Đã bổ sung 4 loài ngoại ký sinh mới vào khu hệ NKS Tây Nguyên gồm: 1
loài ve là Ixodes pilosus Koch, 1844 ký sinh trên sóc đất (Menetes berdmorei) và

đồi (Tupaia glis), tại xã Tiên Hoàng, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng (12-2004).
Hai loài mò là: Neoschoengastia americana hexastenosetosa (Hirst, 1921) ký
BÁO CÁO KHOA HỌC - ĐỀ TÀI CẤP BỘ_____________________________________


20
sinh trên chim cú muỗi (Caprimulgus macrurus) ở khu Bảo tồn Thiên nhiên
Easô, huyện Eaka, tỉnh Đắk Lắk (6-2003); Odontacarus audyi (Radford, 1946)
ký sinh trên vật chủ là gà nhà tại buôn Mắp xã Eapốk, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk
Lắk (21.12.2002). Một loài mạt Laelaps (Laelaps) edwardsi Doan, 1969 ký sinh
trên chuột hươu lớn (Leopoldamys edwardsi), tại xã Tiên Hoàng, huyện Cát
Tiên, tỉnh Lâm Đồng (12-2004). Đây là những loài ngoại ký sinh trước đây chưa
được phát hiện ở khu vực Tây Nguyên (Bảng 8).
4. 4. Thành phần loài ngoại ký sinh
ở Tây Nguyên
Bảng 9: Danh sách loài ngoại ký sinh ở Tây Nguyên sau khi tu chỉnh và bổ sung
TT Tên taxon (họ, giống, loài) A B C
Nguồn tài
liệu

Bọ chét Siphonaptera Latreille, 1825


Họ Pulicidae Bielberg, 1820

1 Pulex irritans Linnae., 1758 x x x [11,12,20 ]
2 Ct. f. felis (Bouche', 1835) x x x [11,12,20 ]
3 Ct. f. orientis (Jordan, 1925) x x x [11,12,20 ]
4 Xenopsylla cheopis (Rothschild, 1903) x x x [11,12,20 ]
5 X. vexabilis hawaiiensis Jordan, 1932 x x [11,12,20 ]

6 P. subjugis Jordan,1925 x x [11,12,20 ]

Họ Pygiopsyllidae Wagner, 1936

7 Stivalius aporus rectodigitus Li & Wang,
1958
x x [11,12,20 ]
8 Lenstivalius klossi klossi L- W., 1958 x [11,19,20]
9 L. klossi bispiniformis L- W., 1958 x x [11,12,20 ]
10 Medwayella vietnamensis Chau et Van, 2004 x x [7]

Medwayella sp.
(x)

Họ Hystrichopsyllidae Tiraboschi, 1904

11 Neopsylla avida Jordan, 1931 x [11,19,25]
12 N. tricata Jordan, 1932 x x [19,25]

Họ Leptopsyllidae Baker, 1905

13 Leptopsylla (L.) segnis (Schonherr, 1811) x [5,11,20]

Họ Ancistropsyllidae Toumanoff et Fuller, 1947

14 Ancistropsylla roubaudi Tou. & Fuller, 1947 x x [11,12,20 ]
Họ Ceratophyllidae
15 Macrostylophora liae Wang, 1957 x [11,19,20]
16 M. pilata (Jordan et Rothschild,1922) x [19,20]
17 M. probota (J, R. et Lewis, 1975) x [19,20]

18
Macrostylophora sp
1

x x
19
Macrostylophora sp
2

x

Họ Ve cứng Ixodidae

20 Amblyomma bocaudi Toumanof, 1944 x x [8]
21 Am. helvolum Koch, 1844 x [8]
22 Am. sublaeve Neumann, 1899
( = Am. javanense Supino, 1897)
x x [8]
23 Am. supino Neu., 1905 x [8]
24 Am. testudinarium Koch, 1844 x x
25
Amplyomma sp.
x
BÁO CÁO KHOA HỌC - ĐỀ TÀI CẤP BỘ_____________________________________


21


Tiếp bảng 9


26 Aponomma crassipes Neu., 1904 x x x [8]
27 Ap. gervaisi (Lucas, 1847)
[= A. varanensis (Supino)]
x x [8]

Aponomma sp.
(x)
28 Boophylus microplus (Canes., 1887) x x x [8,11]
29 Dermacentor auratus Supino, 1897
(=D. compatus Neumann, 1901)
x x x [8,11]
30
D. steini Schulze (?)
x [28]
31
Haemaphysalis (Allocerea) aponommoides
Warburton, 1913
x x [8,11]
32 H. (Al.) vietnamensis Hoogstraal et Wil.,
1966
x [8,28]
33 H. (Allophysalis) dangi Phan,1977 x x x [8]
34 H. (Haemaphysalis) campanulata War., 1908 x [8]
35 H. (H.) hirsuta Hoogstraal et al., 1966 x
36 H. (H.) obesa Laroussse, 1925 x [8]
37 H. (H.) parva Neumann., 1908 x x [8]
38 H. (H.) roubaudi Toumanof, 1940 x [8,28]
39 H. suntzovi Kolonin, 1993 x [25,28]
40 H. traubi Kohls (?) x [28]

41 H. (H.) wellingtoni Nuttal et Warbuton, 1908 x x [8,11]
42 H. (Kaiseriana) anomala War., 1913 ( =H.
(K.) novaeguineae Krjgsmann et Ponto, 1932)
x x [8]
43 H. (K.) bamunensis Phan Trong, 1977 ( =H.
mageshimaensis Saito& Hoogstraal, 1974)
x x [8,11]
44 H (K.) bispinosa Neu., 1897 x x [8,11]
45 H. (K.) cornigera Neu., 1897 x x [8,11]
46 H. (K.) hystricis Supino, 1897 x x [8,11]
47 H. (K). kinneari War., 1913 x [8,11]
48 H. (K.) menui Tou., 1940 x x [8,11]
49 H. (K.) papuana Thorell, 1883 x x x [8,11]
50 H. (K.) renschi Schulze, 1936 x x [8,11]
51 H. (K.) shimoga Trapido. et Hoog., 1965 x [8]
52 H. (K.) spinigera Neu., 1877 x x [8,11]
53 H. (K.) trispinosa Tou., 1944 x [8,11]
54 H. (Rhipistoma) dentipalpis War., 1909 x x x [8,11]
55 H. (Rh.) leachi Neu., 1897 x x x [8,11]
56 H. (Rh.) heinrichi Schuze, 1939 x [8,11,28]

Haemaphysalis sp1
(x)

Haemaphysalis sp2
(x)
57 Ixodes (Ixodes) granulatus Sup., 1897 x x [8,11,28]
58 I. (Partipalpiger) ovatus Neuman, 1897 x [28,29]
59
I.(Afrixodes) pilosus Koch, 1844 •

x
60 I. werneri Kohls(?) x [29]

Ixodes sp.
(x)
61 Rhipicephalus (R.) haemaphysaloides Sup.,
1897
x x [8,11]
62 Rh. (R.) sanguineus (Latreille, 1804) x x x [8,11]
63 Nosomma monstosum Nuttal & Warburton x [29]
BÁO CÁO KHOA HỌC - ĐỀ TÀI CẤP BỘ_____________________________________


22

TiÕp bảng 9


Họ Mò đỏ Trombiculidae Ewing, 1929

64 Leptotrombicula (Lep.) akamushi (Brump,
1910)
x x [3]
65 L. (L.) alopeciatum Traub et Nad., 1967 x x [3]
Leptotrombicula (Lep.) arvina (Schluger et
al., 1960)
(x)

Leptotrombicula (Lep.) sp.
(x)

66 L. (L.) blaoensis Chau, 1994 x [3]
67 L. (L.) deliense Walch, 1922 x x x [3,11]
68 L. (L.) fulleri (Ewing, 1945) x x [3]
69 L. (L.) monstrosum (Sch., 1960) x x [3]
70 L. (L.) scutellare (Nagayo et al., 1921) x x [3]
71 L. (L.) striatum Nad Traub, 1964 x [3]
72 L. (L.) vienamensis Chau, 1994 x x [3]
73 L. (Tus’.) daucata Traub et al., 1968 x [3]
74 L. (Tus’.) hastatum (Gater, 1932) x x [3]
75 L. (Tus’.) taynguyenenis Chau, 1994 x [3]
76 Lorillatum. kianjoei Nad. & Dohany, 1964 x [3]
77 Lor. oreophilum Nad. & Dohany, 1964 x [3]
78 Eutrombicula hirsti Sambon, 1927 x x x [3,11 ]
79 Eutrombicula wichmanni (Oudeman, 1905) x x x [3,11 ]
80 Blankaartia acuscutelaris (Walch, 1922) x x [3 ]
81 B. kwanacara (Chen et Hsu, 1957) x [3,11]

Tragardhula nagayoi
(= Blankaartia nagayoi)
(x)
82 Siseca rara (Walch, 1922) x x [3 ]
83 Ascoschoengastia (Lau.) audyi W.,1952
(= Euschoengastia audyi)
x x x [3,11 ]
84 As. (Lau.) indica Hirst (1915) x x x [3,11 ]
85 As. (Lau.) lorius (Gunther, 1937) x x [3]
86 As. (Lau.) octovia Domrow, 1962 x x [3]
87 As. (Lau.) rolius (Traub et Audy, 1954) x [3]
88 Schoengastia obtusispura Liu et Chen, 1962 x x [3]
89 Walchiela impar Gunther, 1939 x [3]

90 Walchiela traubi (Womerslei, 1952) x x [3]
91
Neoschoengastia americana hexastenosetosa
Hirst, 1921 •
x
92 Neo. americana solomonis Wharton et
Hardcastle, 1964
x x x [3,11]
93 Neo. gallinarum (Hatori, 1920) x x x [3,11]
94 Neotrombicula koratensis Chau, 1994 x [3]

Neotrombicula weni
(x)
95 Helenicula kohlsi (Philip et Wd, 1946) x x [3,11]
96 H. lanius (Radford, 1946) x [3,11]
97 H. mutabilis (Gater, 1932) x [3]
98 H. simena Hsu et Chen, 1957 x x [3]
99
Helenicula sp1.
x

Helenicula sp2.
(x)
100 Doloisia (D.) branchypus (Audy, 1957) x [3]
BÁO CÁO KHOA HỌC - ĐỀ TÀI CẤP BỘ_____________________________________


23

Ti ếp bảng 9


101 Cheladonta neda Schluger et al., 1960 x [3]
102 Gahrliepia (Gahrliepia) mirabilis Sch. et
al.,1960
x [3]
103 G. (G.) octosetosa Chen et al., 1956 x x [3,11]

G. (G.) pintanensis
(x)
104 G. (G.) puningensis Mo Chen Feng et al.,
1958
x [3,11]
105 G. (G.) tenella Traub et Morrow, 1955 x [3]
106 G. (G.) yangchinensis Chen et al., 1957 x x x [3,11]
107 G. (Walchia) chinesis Chen et al., 1955 x x x [3,11]
108 G. (W.) dismina Schluger et al.,1960 x
[3 ]
109 G. (W.) disparunguis (Oudemans, 1929) x x
[3,11]
110 G. (W.) isonichia Nad. & Traub, 1964 x x [3,11]
111 G. (W.) kritochaeta Traub & Evans, 1957 x x [3,11]
112 G. (W.) lupella (Traub & E., 1957) x x [3,11]
113 G. (W.) micropelta Traub & E., 1957 x x x [3,11]
114 G. (W.) pacifica Chen et Hsu., 1955 x x [3,11]
G. (W.) parapacifica Chen et al., 1956 (x)
G. (W.) rustica (Gater, 1932) (x)
115
Odontacarus audyi Radford, 1946 •
x


MẠT (Gamasoidea)

Họ Parasitidae Oudemann,1902
116 Parasitus mammilatus Berl., 1905 x x x [8,11]
117 Pergamasus primitivus (Oud., 1901) x x [8,11]
Họ Macrochelidae Vitz.,1930
118 Macrocheles glaber Tsai Samsimak, 1962 x x x [8,11]
119 M. nataliae meridianus Doan, 1969 x x x [8,11]
120 Macrocheles sp. x x [11]
Họ Laelapstidae Berlese, 1892
121 Laelaps (E chidninus) aingworthae Str. et
Mitchell, 1963
x x x [8,11]
122 L. (E.) echidninus Berlese, 1887 x x x [8,11]
123 L. (E.) sanguisugus Vitzthum, 1926 x x x [8,11]
124 L. (E.) traubi Domrow, 1962 x x [8,11]
125 L. (Laelaps) alongensis Groch., 1961 x [8 ]
126
L. (L.) edwardsi Doan., 1969 •
x
127 L. (L.) hongaiensis Groch et al., 1961 x x [8]
128 L. (L.) myonyssognathus Groch., 1961 x x [8,11]
129 L. (L.) nuttalli Hirst, 1915 x x x [8,11]
130 L. (L) prognatus Jameson, 1965 x x [8,11]
131 L. (E.) sedlaseki Strand., 1963 x x x [8,11]
132 L. (L.) taingueni Groch. et Hoe, 1961 x x x [8,11]
133 L. (L.) turkestanicus Langa, 1955 x x x [8,11]
134 Laelaps (L.) sp. x x [11]
135 Cosmolaelaps dani Groch. et Hoe, 1961 x x [8,11]
136 C. diversichartatus Groch. et Hoe, 1961 x x x [8,11]

137 Haemolaelaps calsalis Berlese, 1887 x x x [8,11]
138 H. zuluensis Zumpt, 1950 x x [8,11]
BÁO CÁO KHOA HỌC - ĐỀ TÀI CẤP BỘ_____________________________________


24

Tiép bảng 9

139 Haemolaelaps sp. x [11]
140 Olaelaps ussuriensis Bre. et Korol, 1964 x x [8]
Họ Macronyssidae Oudemann, 1936
141 Ornithonyssus bacoti Hirst, 1913 x x x [8,11]
142 O. bursa Berlese, 1888 x x x [8,11]
Họ Hirstinyssidae Evans et Till, 1966
143 Histionyssus callosciurus Bregetova et
Grochovskaja., 1961
x x [8,11]
Cộng 74 69

Ghi chú
: - A : Số loài NKS ở Tây Nguyên đã được phát hiện trước năm 2002.
- B : những loài bổ sung từ 2002-2004;
- C : những loài được các tác giả khác bổ sung
- (x) : những loài đã kiểm tra lại được chuyển sang tên khác hoặc không có ở Tây
Nguyên.
- x : những loài điều tra bổ sung hoặc theo tài liệu
Thành phần loài ngoại ký sinh ở Tây Nguyên gồm 143 loài, thuộc 41
giống, 14 họ. Trong đó bọ chét 19 loài, 11 giống, 6 họ; Ve 44 loài, 8 giống, 1 họ;
Mò 52 loài, 13 giống, 1 họ và Mạt 28 loài, 9 giống, 6 họ. Trong đó chỉ ra 74 loài

đã được phát hiện trước năm 2002 [10] (trừ 14 loài đã được kiểm tra lại, hiện nay
không còn mang tên cũ); 69 loài bổ sung từ nguồn tài liệu của các tác giả khác
và điều tra bổ sung từ năm 2002-2004, trong đó có 4 loài mới phát hiện lần
đầu ở
Tây Nguyên (Bảng 9).
4.5. Những loài ngoại ký sinh ở Tây Nguyên có vai trò dịch tễ
Bảng 10: Các loài NKS có vai trò truyền bệnh và lưu giữ mầm bệnh

TT Tên loài NKS Truyền bệnh và chứa mầm bệnh
Bọ chét
1
Pulex irritans
Truyền dịch hạch ở Đông bắc Trung Quốc, Bắc Triều Tiê
n
(Nguyễn Tăng Ấm, 1982), ở Bắc Mỹ (Nguyễn Thu Vân, 1997).
Đ
ốt người gây mẩn ngứa [18]
2
Xenopssylla cheopis
Truyền bệnh dịch hạch ở Việt Nam và nhiều nước trên thế
giới [18].
3
X. vexabilis
hawaiiensis
Truyền bệnh dịch hạch ở các đảo Tây Thái bình dương
(Nguyễn Tăng ấm, 1982).
4
Leptopsylla
(Leptopsylla) segnis
Truyền bệnh dịch hạch ở Nam Phi [18]

Ve

5
Boophylus microplus
Hút máu gia súc và truyền một số bệnh cho gia súc (Phan
Trọng Cung, 1977).
6
Rhipicephalus (R.)
haemaphysaloides
Có thể là môi giới truyền bệnh phát ban (Phan Trọng Cung,
1977).
7 Rhipicephalus (R.)
sanguineus
Truyền 5 loại bệnh cho người và động vật: sốt phát ban do ve
Châu Á, sốt Macxay- nỗi cục, sốt Q, viêm não do ve, bệnh
như viêm thận (Phan Trọng Cung, 1977).
8
Ixodes (I.) granulatus
Phân lập được vi rút gây bệnh Langrat (Dora Dong, 1956-
1960), theo Phan Trọng Cung, 1977.

×