Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

BÁO CÁO TỔNG QUAN BÁO CHÍ Tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.04 KB, 14 trang )

BÁO CÁO TỔNG QUAN BÁO CHÍ
(Tin Quảng Nam ngày 27 tháng 11 năm 2012)
QUẢN LÝ........................................................................................................2
1. Núi Thành: Chủ tịch cho thuê đầm Vũng Lắm, dân hết đường làm ăn...2
VỤ NỨT ĐẬP THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2............................................3
2. Giao gần 1.320 ha đất cho hộ dân tái định cư Sông Tranh 2....................3
3. Đừng để dân “sống trong sợ hãi”...............................................................3
4. Giám sát sau “bấm nút”..............................................................................5
BÌNH LUẬN....................................................................................................6
5. Không chỉ Bắc Trà My ..............................................................................6
KINH TẾ..........................................................................................................7
6. Khoảng 20% số Hợp tác xã vận tải thuộc diện khá giỏi...........................7
GIAO THÔNG.................................................................................................8
7. Quảng Nam còn một số cây cầu yếu trên Quốc lộ 1A .............................8
PHÁP LUẬT....................................................................................................8
8. Tiên Phước: Cưỡng chế sai, chủ tịch huyện thua kiện..............................8
9. Phú Ninh: Thu giữ nhiều vật liệu nổ tại điểm khai thác vàng trái phép..9
10.Bắt 2 đối tượng mua bán trái phép chất ma túy......................................10
VĂN HÓA......................................................................................................10
11.90% gia đình được tuyên truyền đạo đức, lối sống.................................10
12.Trùng tu di tích: Bức thiết vật liệu “nguyên thủy”..................................11
13.Liên hoan phim về trật tự giao thông: Quảng Nam được biểu dương...11
Y TẾ...............................................................................................................11
14.Bệnh viện Quảng Nam làm “vệ tinh” của Bệnh viện Trung ương Huế.11
15.Quế Sơn: 2 cảnh sát bị gãy xương, tụ máu não vì bắt đua xe.................12
DU LỊCH........................................................................................................12
16.Xây dựng thương hiệu chung cho sản phẩm du lịch...............................12
17. Miễn phí khách tham quan phố cổ Hội An vào ngày 4/12....................13
XÃ HỘI..........................................................................................................13
18.Điện Bàn: Tang thương cảnh chồng chết, vợ bệnh tim, con thơ èo uột.13
TIN VẮN........................................................................................................14


ĐIỂM TIN ĐÃ ĐƯA.....................................................................................14
1
QUẢN LÝ
Núi Thành: Chủ tịch cho thuê đầm Vũng Lắm, dân hết đường làm ăn
Bao đời nay, hàng chục hộ dân Đông Hải (xã Tam Anh Bắc) sống dựa vào
đầm Vũng Lắm. Đùng một cái, Chủ tịch xã cho hai người thuê bao toàn bộ
đầm khiến người dân hết đường làm ăn.
Ngày 8/10, bà Chủ tịch xã Tam Anh Bắc Trần Thị Thanh ký thông báo cấm
người dân đánh bắt thủy sản tại Cống ba cửa (đầm Vũng Lắm), yêu cầu
nhân dân giao toàn bộ khu vực có sơ đồ kèm theo cho ông Nguyễn Trình
và ông Trần Ngọc Chung quản lý và khai thác tôm cá tự nhiên.
Trước đó 5 ngày, xã đã ký hợp đồng cho hai ông này thuê Cống ba cửa
cũng để đánh bắt thủy sản tự nhiên với thời hạn 5 năm với số tiền 37,5 triệu
đồng. Hợp đồng nêu rõ xã phải thông báo cho nhân dân biết và không được
thả tôm cá, đánh bắt dưới mọi hình thức trong khu vực Cống ba cửa.
Không những cho thuê toàn bộ đầm mà ngay cả sơ đồ kèm theo được vẽ
giao toàn bộ nhà cửa của người dân đang ở cho hai người này thuê, quản lý
luôn. Người dân phản đối, kéo lên UBND xã Tam Anh Bắc hỏi chuyện thì
bà Chủ tịch xã đổ lỗi cho cán bộ địa chính in sai.
Quá bức xúc, 79 hộ dân đã mang đơn lên UBND xã Tam Anh Bắc yêu cầu
giải quyết quyền lợi chính đáng và trả lại mặt bằng đầm Vũng Lắm cho
nhân dân làm ăn sinh sống. Xã im lặng, dân lặn lội lên kêu huyện.
Ông Nguyễn Tấn Bá – người đại diện cho 79 hộ Đông Hải bị ảnh hưởng,
thiệt hại chất vấn: “Sao xã không thông báo công khai để cho nhân dân
biết, không họp dân gì hết cũng không tổ chức đấu thầu công khai để người
dân tham gia trong khi ông Chung không phải là dân Đông Hải, đây là sự
việc mờ ám, có khuất tất”.
Chỉ đến khi huyện có chỉ đạo giải quyết, bà Trần Thị Thanh mới thừa nhận:
“Do cán bộ địa chính xã vẽ sơ đồ và in sơ đồ ra không rõ ràng nên người
dân cứ “nhầm tưởng” là giao toàn bộ đầm cho ông Trình, ông Chung thuê.

Thực chất, chỉ cho thuê luồng lạch ở giữa đầm Vũng Lắm thôi với diện tích
khoảng 7ha. Tuy nhiên trong sơ đồ lại ghi là “Sơ đồ cấm đánh bắt thủy hải
2
sản tại khu vực Cống ba cửa” nên người dân “hiểu nhầm” nên bức xúc,
khiếu nại. UBND xã không thông báo công khai cũng là sai.
Khi được hỏi: Vậy tại sao hai chủ thầu được phép tịch thu ngư cụ của dân?
Bà Chủ tịch lại vòng vo: Hai ông này cũng “hiểu nhầm” là xã giao hết hơn
100 ha. (Đất Việt 26/11-2/12, tr18) Về đầu trang
VỤ NỨT ĐẬP THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2
Giao gần 1.320 ha đất cho hộ dân tái định cư Sông Tranh 2
UBND tỉnh vừa gửi văn bản chỉ đạo UBND huyện Bắc Trà My sớm giao
thêm 1.319 ha đất cho các hộ dân tái định cư thủy điện Sông Tranh 2 tại xã
Trà Bui.
Diện tích quy hoạch này bao gồm 832 ha thuộc lâm phận và 487 ha vùng
phụ cận ngoài lâm phận Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Tranh. Sở
NN&PTNT, Chi cục Kiểm lâm tỉnh phải phối hợp với Ban Quản lý rừng
phòng hộ Sông Tranh kiểm tra, giám sát chặt chẽ không để xảy ra việc khai
thác tận dụng gỗ khi chưa cho phép, hoặc lợi dụng khai thác tận dụng cây
gỗ rải rác để khai thác trái phép rừng tự nhiên trong khu vực...
Đây được xem là giải pháp tháo gỡ trước tình trạng các hộ dân tái định cư
thủy điện Sông Tranh 2 ở các xã Trà Giác, Trà Đốc, Trà Bui dần rời bỏ khu
tái định cư trở lại nơi ở cũ do thiếu đất sản xuất, bị ảnh hưởng bởi động đất
và nhiều điều kiện sinh hoạt khác. (Thanh Niên 27/11, tr4; Sài Gòn Giải
Phóng 27/11 , tr7; Đại Đoàn Kết 27/11, tr4; Lao Động 27/11, tr3; Nông Thôn
Ngày Nay 27/11, tr2; Tiền Phong 27/11, tr6) Về đầu trang
Đừng để dân “sống trong sợ hãi”
Sự cố thấm nước và động đất kích thích liên tục tại công trình thủy điện
Sông Tranh 2 (Quảng Nam), vỡ đập thủy điện Đắk Rông 3 (Quảng Trị) sau
15 ngày tích nước chạy thử… đã làm dậy sóng nghị trường vừa qua.
Chỉ vài ngày sau khi kỳ họp Quốc hội kết thúc, nghĩa là khi những chất vấn

của cử tri và những lời cam kết của các bộ ngành chức năng vẫn còn đang
nóng hổi, một sự cố về đập thủy điện nữa lại xảy ra, đập thủy điện Đăk
Mek 3 huyện Đăk Glei (Kon Tum) bị vỡ do xe ben đâm.
3
Hiện rất nhiều diễn đàn xã hội, dư luận đang bày tỏ sự khó hiểu khi cả một
con đập là một khối bê tông lớn, đáng lẽ phải chịu được lực tác động mạnh
của cả triệu mét khối nước cả lúc tĩnh và động nhưng lại không chịu nổi
một cú va đập của chiếc xe ben. Lại còn có ý kiến hài hước khi đặt câu hỏi:
Có khi nào xe đạp tông sập được tòa cao ốc?
Mặc dù cho đến thời điểm này, Bộ Xây dựng vẫn chưa đưa ra ý kiến nào về
sự cố vỡ đập thủy điện Đăk Mek 3 nhưng nếu nhìn ở góc độ người dân,
nhất là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những công trình thủy điện
này, chúng ta sẽ hiểu được nỗi lo ngại về an toàn đang hiện hữu như thế
nào. Vậy là thêm một lần nữa, nỗi lo về chất lượng các công trình thủy điện
lại khiến lòng dân bất an và câu hỏi chất lượng các công trình thủy điện
hiện nay ra sao lại càng thêm nhức nhối.
Tiến sĩ Trần Chủng, nguyên Cục trưởng Cục Giám định các công trình xây
dựng Bộ Xây dựng, cho rằng, sự cố vỡ đập Đăk Mek 3 cần được các cơ
quan chức năng điều tra nguyên nhân cụ thể và rõ ràng sự cố này đã cảnh
báo vấn đề về chất lượng công trình. Lỗi về chất lượng công trình cần được
xem xét từ góc độ thiết kế, thi công cũng như quá trình vận hành. Thực tế
là, trong những năm gần đây, đã có tình trạng xuất hiện ào ạt các công trình
thủy điện vừa và nhỏ theo kiểu “trăm hoa đua nở” tại nhiều địa phương,
trong khi đó, chất lượng các công trình này lại dường như bị bỏ ngỏ.
Lâu nay, việc cấp phép, kiểm soát chất lượng các công trình thủy điện vừa
và nhỏ đã được phân cấp cho địa phương, dẫn đến tình trạng không có cơ
quan chuyên môn nào đứng ra kiểm soát chất lượng, hoặc có kiểm soát
nhưng không đúng quy trình, đúng quy định của pháp luật.
Theo các chuyên gia xây dựng, các công trình thủy điện dù lớn hay nhỏ
cũng mang tính đặc thù, không phải đơn vị nào cũng có thể thiết kế, bởi

mỗi bản thiết kế các công trình thủy điện phải giải quyết rất nhiều bài toán
liên quan đến chịu lực, kháng chấn, cần có quá trình khảo sát thực địa, môi
trường… Nếu đơn vị tư vấn thiết kế không đủ năng lực, tất yếu công trình
sẽ mắc lỗi. Bên cạnh đó, quy trình thi công, chất lượng vật liệu xây dựng đã
được giám sát ra sao cũng chưa được quan tâm thỏa đáng.

Theo Tiến sĩ Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội Đập lớn và phát triển nguồn
nước Việt Nam, đã đến lúc chúng ta cần phải tổng rà soát lại ngay tất cả
4
các công trình thủy điện lớn nhỏ trên cả nước. Mỗi công trình thủy điện, hồ
đập lớn nhỏ cần phải có hồ sơ đầy đủ, từ chủ đầu tư đến đơn vị thiết kế, thi
công, có bản vẽ và hồ sơ thi công, có thông tin quá trình vận hành. Các
công trình này cần phải được bảo hành, bảo trì theo quy định.
Thậm chí có ý kiến còn lo ngại rằng, nếu rà soát lại các công trình thủy
điện, hồ đập lớn trên toàn quốc chắc không ít công trình chẳng còn hồ sơ,
hoặc chỉ còn những giấy tờ sơ sài chứ không phải là hồ sơ quản lý công
trình được cập nhật liên tục như quy định.

Theo báo cáo của Bộ Công thương, hiện nay trên địa bàn cả nước còn lại
tổng số 1.114 công trình và dự án thủy điện, trong đó có 110 dự án quy mô
vừa và lớn, 1.004 dự án vừa và nhỏ. Trong đó, 239 thủy điện hiện đã hoàn
thành, vận hành; 217 dự án đang thi công, sẽ đưa vào vận hành từ nay đến
2017 và 309 dự án khác đang được nghiên cứu lập đầu tư, dự kiến xây
dựng dần cho tới 2020.
Mới đây, sau sự cố thủy điện Sông Tranh 2, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh
Đình Dũng cũng cho biết bộ sẽ thành lập đoàn kiểm tra toàn diện chất
lượng các công trình thủy điện, hồ đập trên cả nước. Thế nhưng, cho đến
thời điểm này, người dân vẫn chưa có thêm thông tin gì về mức độ an toàn
của các công trình thủy điện trên cả nước và người dân vẫn đang “sống
trong sợ hãi”.

Đã đến lúc các bộ, ngành liên quan cần nhanh chóng vào cuộc, tăng cường
kiểm tra, rà soát chất lượng các công trình thủy điện nhỏ từ khâu thiết kế,
giám sát đến thi công xây lắp, quy định trách nhiệm cụ thể của chủ đầu tư
nếu xảy ra sự cố. “Tôi không phản đối thủy điện nhỏ hay lớn nhưng với
cung cách quản lý như hiện nay thì nên tạm dừng. Đừng để xảy ra thảm
họa rồi mới lại hối tiếc” – Tiến sĩ Trần Chủng nhấn mạnh. (Sài Gòn Giải
Phóng 27/11, tr1+7) Về đầu trang
Giám sát sau “bấm nút”
Kết thúc kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII, gần 10 luật mới, sửa đổi đã
được các đại biểu bấm nút thông qua nhưng không ít đại biểu bày tỏ tâm
trạng băn khoăn và cả âu lo về việc thực thi luật của các cơ quan quản lý
nhà nước cũng như những nội dung chưa phản ánh được đầy đủ trong
những bộ luật mới…
5

×