Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

đánh giá dự án cứu trợ tiền mặt do irish aid tài trợ tại hà tĩnh - nghiên cứu trường hợp tại xã đức hương, huyện vũ quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 55 trang )

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một trong năm ổ
bão của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, thường xuyên phải đối mặt với
các loại hình thiên tai. Chỉ tính 11 năm gần đây (1995-2006), các loại thiên tai
như: bão, lũ, lốc, đã làm thiệt hại đáng kể về người và tài sản: làm chết và
mất tích 9.416 người, bị thương 7.622 người; làm đổ, trôi, ngập, hư hỏng
khoảng 7.966 tỷ ngôi nhà. Thiệt hại vật chất ước tính 61.479 tỷ đồng [1].
Trong những năm qua, khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, thiên tai xảy
ra với tần suất càng ngày càng nhiều và mạnh trên khắp cả nước, gây ra nhiều
tổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hoá, xã hội,
tác động xấu đến môi trường của đất nước, đời sống người dân, nhất là người
nghèo. Hiểu được những khó khăn của người dân vùng lũ, hàng triệu trái tim
với lòng nhân ái cùng hướng về đồng bào vùng thiên tai, các cá nhân, tổ chức
nhân đạo trong và ngoài nước đã tích cực thực hiện các hoạt động cứu trợ sau
lũ. Tuy nhiên, ở nước ta hoạt động cứu trợ bằng hiện vật vẫn là chủ yếu.
Cứu trợ bằng hiện vật đã giúp người dân giải quyết những khó khăn
trước mắt, nhưng bên cạnh đó cũng còn nhiều bất cập lien quan đến hoạt động
cứu trợ này. Nhiều khi hàng cứu trợ không đáp ứng được nhu cầu của người
dân. Cái người dân cần thì không có, cái được hỗ trợ có khi người dân không
cần. Ngoài việc tốn nhiều chi phí cho vận chuyển, bốc vác và trao hàng cứu
trợ, cán bộ địa phương còn gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức cấp phát do
sự khác nhau và đa dạng về chất lượng, mẫu mã, chủng loại hàng hoá, Hơn
nữa, do công tác tổ chức cứu trợ không tốt nên đôi khi bên cho đã đưa cả
những hàng không thể dùng được đến vùng thiên tai, do vậy đã làm mất đi ý
nghĩa tốt đẹp của hoạt động cứu trợ.
Xuất phát từ thực tế đó, Cơ quan hợp tác Phát triển quốc tế - Irish Aid,
Đại sứ quán Ireland đã thử nghiệm chương trình cứu trợ bằng tiền mặt cho
người dân bị thiệt hại nặng nề trong đợt lũ kép lịch sử hồi đầu tháng 10 năm
2010 tại ba tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Trị, thông qua dự án “Cứu trợ bằng tiền mặt
1


không điều kiện cho người dân vũng lũ”. Mục đích của dự án là: Cứu trợ khẩn
cấp bằng tiền mặt cho người dân; Kết hợp triển khai nghiên cứu về “Phương
thức cứu trợ hiệu quả nhất sau thiên tai” nhằm kiến nghị với Nhà nước và
chính quyền các cấp để tổ chức thực hiện tốt hoạt động này mỗi khi có thiên
tai xảy ra.
Do vậy việc đánh giá dự án này là cần thiết để hiểu rõ hơn thực tế của
hoạt động cứu trợ và thu thập ý kiến của người dân nhằm góp phần hình thành
cơ sở thực tiễn giúp các nhà hoạch định chính sách, các cá nhân và tổ chức
nhân đạo có định hướng cho các hoạt động cứu trợ hiệu quả hơn trong thời
gian tới. Xuất phát từ thực tế đó tôi đã tiến hành đề tài “Đánh giá dự án cứu
trợ tiền mặt do Irish Aid tài trợ tại Hà Tĩnh - nghiên cứu trường hợp tại xã
Đức Hương, huyện Vũ Quang” - một trong những địa phương bị thiệt hại
nặng nề trong đợt lũ kép đầu tháng 10 năm 2010 và đã được tiếp nhận dự án
do Irish Aid tài trợ.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thiệt hại của người dân trong đợt lũ kép lịch sử đầu tháng 10
năm 2010.
- Đánh giá tính thích hợp, hiệu quả và tác động ban đầu của dự án cứu
trợ bằng tiền mặt không điều kiện của Irish Aid.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Những thiệt hại của người dân trong đợt lũ kép lịch sử đầu tháng 10
năm 2010 là như thế nào?
- Dự án cứu trợ bằng tiền mặt có phù hợp với nhu cầu của người dân và
điều kiện địa phương không?
- Hiệu quả và tác động của DA như thế nào?
1.4. Giả thuyết nghiên cứu
Chương trình cứu trợ bằng tiền mặt không điều kiện sau lũ là phù hợp
với nhu cầu của người dân và điều kiện của địa phương.
PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2

2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Những khái niệm cơ bản về an sinh xã hội
Khái niệm an sinh xã hội (ASXH) là một thuật ngữ được dịch ra từ cụm
từ social security (tiếng Anh) hoặc từ sécurites sociale (tiếng Pháp). Đây là
thuật ngữ xuất hiện trong một đạo luật của Mỹ năm 1935. Trong đạo luật này
ASXH được hiểu là sự bảo đảm nhằm bảo tồn nhân cách cùng giá trị cá nhân,
đồng thời tạo lập cho mỗi con người một đời sống sung mãn và hữu ích để
phát triển tài năng đến tột độ [9].
Thuật ngữ ASXH cũng được Tổ chức lao động quốc tế ILO ghi nhận:
“an sinh xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông
qua một loạt biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế
và xã hội do bị ngừng hoặc bị giảm về thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản,
tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; bảo đảm chăm sóc y
tế và trợ cấp cho các gia đình đông con” [9].
Vậy ASXH là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình,
trước hết và chủ yếu là những trường hợp bị giảm sút thu nhập đáng kể do
gặp những rủi ro như ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tàn tật, mất
việc làm, mất người nuôi dưỡng, nghỉ thai sản, về già cũng như các trường
hợp bị thiên tai, địch họa. Đồng thời, xã hội cũng ưu đãi những thành viên của
mình đã có những hành động xả thân vì nước, vì dân, có những cống hiến đặc
biệt cho sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam [9]. Ở
Việt Nam hiện nay cũng tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề an sinh
xã hội và các bộ phận cấu thành. Tuy nhiên, có thể thấy rằng hiện tại, ASXH
ở Việt Nam là một vấn đề nghiên cứu tương đối mới mẻ được cấu thành gồm
ba bộ phận chính là: Bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội. Song,
trong bài viết này tôi chỉ đề cập đến vấn đề cứu trợ xã hội.
2.1.2. Cứu trợ xã hội
Có thể nói, cứu trợ xã hội là một hoạt động mang tính chất từ thiện,
tương thân tương ái giúp đỡ nhau của con người trong các giai đoạn lịch sử
khác nhau. Không phải lúc nào trong cuộc sống con người cũng gặp được

3
những điều kiện thuận lợi, những cơ may như mong muốn mà có những lúc
họ phải đối mặt với rủi ro, bất hạnh, hiểm nguy và những bất trắc trong cuộc
sống. Do đó, con người phải nương tựa vào nhau thông qua các hình thức trợ
giúp phong phú. Có thể là trợ giúp trên cơ sở thông cảm, chia sẻ, có thể là sự
trợ giúp bằng tiền hoặc hiện vật, có thể là sự phát chẩn cứu đói, có thể thông
qua các hiệp hội [9].
Cứu trợ xã hội là khái niệm dùng để chỉ mọi hình thức và biện pháp giúp
đỡ của nhà nước và xã hội về thu nhập và các điều kiện sinh sống khác đối
với mọi thành viên của xã hội trong những trường hợp bị bất hạnh, rủi ro,
nghèo đói, không đủ khả năng để tự lo cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia
đình…giúp họ bảo đảm và ổn định cuộc sống hoà nhập vào cộng đồng [3].
Trong đó có: Cứu trợ xã hội thường xuyên và cứu trợ xã hội khẩn cấp.
2.1.3. Cứu trợ xã hội khẩn cấp, cứu trợ bằng tiền mặt sau lũ
2.1.3.1. Khái niệm
Cứu trợ xã hội khẩn cấp là sự giúp đỡ, hỗ trợ về mặt vật chất, tinh thần
cho những người gặp rủi ro do thiên tai và những lý do bất khả kháng nhằm
giúp đỡ họ vượt qua hoàn cảnh hiểm nghèo, khắc phục hậu quả rủi ro để ổn
định cuộc sống [9]. Theo như định nghĩa này, cứu trợ xã hội bằng tiền mặt là
việc trợ cấp thường xuyên và khả đoán - thường dưới dạng tiền mặt – cho các
gia đình hoặc cá nhân yếu thế. Việc cứu trợ bằng tiền mặt sau lũ lụt cho người
dân là cứu trợ khẩn cấp.
2.1.3.2. Các loại hình thức cứu trợ bằng tiền mặt
Các loại hình thức khác nhau của hỗ trợ bằng tiền mặt có thể được thông
qua nhằm ứng phó với các thảm họa, xung đột và các tình huống khẩn cấp.
một số hình thức hỗ trợ bằng tiền mặt có thể là:
- Hỗ trợ tiền mặt không điều kiện: có nghĩa là tiền mặt được cấp phát
mà không có điều kiện nào kèm theo, người được nhận có thể chi tiêu vào
việc gì là tùy ý.
- Hỗ trợ tiền mặt có điều kiện là được cấp phát theo điều kiện mà người

nhận phải tuân thủ.
- Hỗ trợ tiền mặt phổ cập hay tập trung vào một nhóm đối tượng.
4
- Các hình thức khác của chương trình hỗ trợ bằng tiền mặt, như tín
dụng và trả tiền cho việc làm, [4]
2.1.4. Khái niệm về đánh giá và đánh giá dự án có sự tham gia
Đánh giá là hoạt động rất quan trọng trong chu trình dự án. Đánh giá là
xem xét một cách có hệ thống để xác định tính hiệu quả, mức độ thành công
và những tác động (về kinh tế, xã hội, môi trường, ) của dự án so với mục
tiêu. Mục đích của đánh giá là nhằm tìm ra nguyên nhân tại sao dự án lại đạt
hay không đạt được mục tiêu và các kết quả đề ra. Hoạt động đánh giá thực
chất là trả lời các câu hỏi: Dự án đã và chưa làm được những gì? Tại sao làm
được và chưa làm được? Những gì cần phải điều chỉnh hoặc tiếp tục thực hiện
trong thời gian tới? [7]
Đánh giá dự án có sự tham gia là hoạt động đánh giá mà trong đó đề cập
đến sự tham gia của tất cả các bên liên quan trong quá trình thực hiện dự án
[7,186].
2.1.5. Nội dung đánh giá dự án
2.1.5.1. Đánh giá tính thích hợp
Đánh giá tính thích hợp là xem xét dự án có ý nghĩa và có phù hợp nhu cầu
của các bên tham gia cũng như điều kiện cụ thể của địa phương không. Một dự
án được coi là thích hợp khi: Dự án đáp ứng được nhu cầu người hưởng lợi. Dự
án phù hợp với mục tiêu của nhà đầu tư. Dự án phù hợp với chủ trương, chiến
lược phát triển của địa phương, của vùng và cao hơn là của nhà nước. Dự án phù
hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của địa phương [7,197].
Tóm lại, dự án được coi là thích hợp nếu như các mục tiêu và hoạt động
của dự án phù hợp với các vấn đề nêu trên.
2.1.5.2. Đánh giá kết quả
Đánh giá kết quả là xem xét dự án có đạt được các kết quả như mong
muốn không. Các kết quả đạt được của dự án thể hiện qua chỉ tiêu sau: Mục

tiêu trước mắt của dự án có đạt được như mong muốn không, mức độ đóng
góp của đầu ra đối với mục tiêu trước mắt, ảnh hưởng của những giả định đối
với mục tiêu của dự án [7,198].
5
2.1.5.3. Đánh giá hiệu quả
Đánh giá hiệu quả là xem xét việc sử dụng các nguồn lực đầu vào để tạo
nên các đầu ra của dự án có hiệu quả không. Các kết quả đạt được của dự án
có tương xứng với mức đầu tư không. Việc đánh giá hiệu quả của dự án cần
chú ý đến các nội dung sau: Các đầu vào có được sử dụng triệt để không, các
đầu vào có được phân bố và sử dụng theo đúng thời gian không, chất lượng
và số lượng của các đầu vào có đúng yêu cầu không, dự án đã có những hiệu
quả gì về kinh tế, xã hội, và môi trường [7,198].
2.1.5.4. Đánh giá tác động
Đánh giá tác động là xem xét dự án đã tạo được những tác động gì? Cả
tích cực và tiêu cực, trực tiếp và gián tiếp, trước mắt và lâu dài, tới các đối
tượng hưởng lợi của dự án trên các phương diện khác nhau, kinh tế, văn hóa,
xã hội, môi trường, Cần xem xét trên 3 khía cạnh chính là: Dự án đã tác
động đến ai? Dự án đã tác động đến cái gì? Dự án đã tác động như thế nào?
Tức là, đối tượng tác động, các khía cạnh tác động, mức độ tác động [7,199].
2.1.5.5. Đánh giá tính bền vững
Đánh giá tính bền vững là xem xét các kết quả của dự án có thể bền
vững sau khi dự án kết thúc không và xác định những yếu tố ảnh hưởng đến
sự bền vững của dự án. Khi đánh giá tính bền vững, căn cứ để xem xét không
chỉ là các mục tiêu (cụ thể và tổng thể) của dự án mà còn phải xem xét tính
bền vững trên tất cả các thành phần khác của dự án (đầu vào, hoạt động, đầu
ra/ kết quả) [7,199].
2.1.6. Các phương pháp đánh giá
Để đánh giá dự án, người ta thường so sánh để xem xét sự biến đổi các
yếu tố kính tế, xã hội, môi trường do dự án mang lại. Theo PGS.TS Hoàng
Mạnh Quân có 4 phương pháp chính để đánh giá các dự án phát triển nông

thôn như sau:
2.1.6.1. So sánh giữa thực tế đạt được với kế hoạch của dự án
6
Đây là phương pháp rất thông dụng, được dùng chủ yếu để đánh giá kết
quả đạt được của dự án. Khi so sánh, cần xem xét trong bối cảnh cụ thể. Các
chỉ tiêu dùng so sánh phải đồng nhất giữa thực tế và kế hoạch của dự án
2.1.6.2. So sánh lợi ích và chi phí
Đây là phương pháp rất cơ bản, thường được sử dụng để đánh giá tác
động của dự án. Chi phí là những gì mà cá nhân hay xã hội bị mất đi hay phải
chi tốn khi tiến hành dự án. Khi xem xét chi phí, cần phải chú ý đến cả 3 loại chi
phí, đó là chi phí ban đầu, chi phí duy trì và chi phí hoạt động. Ngoài ra còn có
các chi phí phát sinh do tác động xấu của dự án tới môi trường sinh thái và xã hội
cần phải tính đến. Lợi ích của dự án là những gì mà cá nhân hay xã hội được lợi
khi tiến hành dự án. Trong đó có lợi ích về kinh tế, về xã hội và môi trường.
2.1.6.3. So sánh trước và sau khi có dự án
Đây là phương pháp so sánh cơ bản trong khi đánh giá, thực chất là xem
xét những lợi ích mà dự án đã tạo ra sau khi thực hiện so với trước khi có dự
án. Phương pháp này chỉ có thể áp dụng khi dự án có đủ số liệu cơ bản ban
đầu trước khi thực hiện ở tất cả các cấp (hộ, cấp cộng đồng và cấp vùng).
2.1.6.4. So sánh vùng có dự án và vùng không có dự án
Phương pháp này thường được dùng để đánh giá những dự án có quy mô
nhỏ, được thực hiện trên phạm vi một thôn hay một xã, vì kết quả sẽ chính
xác hơn là so sánh trên một phạm vi rộng.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình mưa lũ và thiệt hại tại Hà Tĩnh trong đợt lũ kép 2010
Trận lũ chồng lũ từ cuối tháng 9/2010 đến ngày 19/10/2010, gây hậu quả
hết sức nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản nhân dân và tình hình phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh hà tĩnh, theo báo cáo của UBND tỉnh Hà Tĩnh cụ thể
như sau:
Mưa lớn làm cho mực nước trên các sông đều vượt trên báo động 3, gây

ngập lụt 182/262 xã ( gần 70% tổng số xã trên toàn tỉnh ); Đặc biệt có 105 xã
bị ngập sâu 2 đến 3m, cá biệt ở Hương Khê, Vũ Quang có nơi ngập sâu 4-5m.
Mưa lớn trên lưu vực hồ chứa nước Kẻ Gỗ và Sông Rác làm cho mực nước
trong hồ tăng nhanh đột biến, phải xã tràn với lưu lượng đảm bảo an toàn hồ
7
chứa cùng với ngập úng ở nội đồng trên vùng hạ du các hồ chứa nước gồm
các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Lộc Hà và thành phố Hà Tĩnh bị ngập sâu
trên diện rộng từ 5-7 ngày [10].
Lũ lụt đã gây thiệt hại hết sức nặng nề cho nhân dân Hà Tĩnh, làm 30
người chết, 1 người mất tích, 175 người bị thương; 396 nhà bị sập đổ, cuốn
trôi; 5754 nhà bị tóc mái, xiêu vẹo; 151.033 nhà bị ngập sâu trong nước lũ.
Sản xuất nông nghiệp thiệt hại nghiêm trọng, hư hỏng hoàn toàn trên 23.000
ha, 907 con Trâu Bò, Hươu; 36.758 con Lợn; 928.751 con Gia Cầm. Bị sạt lở
2.489.000 m
3
đường giao thông; 1809 cầu, cống; 397.000 m
3
công trình đê điều,
kênh mương, hồ đập bị sạt lở; 97 trạm bơm; 297 điểm trụ sở; 508 điểm công
trình văn hóa bị ngập; 2.625 cột điện bị đổ, 265 km đường dây điện bị đứt; 98
trạm bơm biến áp bị hỏng; 166 điểm bệnh viện trạm xá; 476 điểm trường học bị
ngập; 8.870 bộ sách vở bị ướt, 5.934 bộ bàn ghế bị hỏng. Ước tính tổng thiệt
hại toàn tỉnh là 6.373.826 triệu đồng [10].
2.2.2. Các hoạt động cứu trợ bằng tiền mặt sau thiên tai ở Việt Nam
Hoạt động cứu trợ bằng tiền mặt sau thiên tai của Việt Nam trong những
năm gần đây mới được chú ý và hầu hết các chương trình được thực hiện bởi sự
tài trợ của các tổ chức nước ngoài đang mang tính chất thử nghiệm.
Ngày 29/09/2009, cơn bão Ketsana tấn công vào miền Trung nước ta,
quét qua 12 tỉnh bao gồm: Bình Định, Đà Nẵng, Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum,
Lâm Đồng, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị,

Thừa Thiên Huế. Cơn bão đã gây ra thiệt hại to lớn về người và của trên diện
rộng làm gần 200.000 người mất nhà cửa và cướp đi sinh mạng của 163 người
cùng với nhiều thiệt hại về kinh tế xã hội. Với hai tỉnh bị thiệt hại nặng nề
nhất là Quảng Nam, Quảng Ngãi. Đây là cơn bão tồi tệ nhất trong 45 năm qua
tại việt nam (tính đến thời điểm năm 2009) [16].
Để giúp cho người dân các vùng lũ vượt qua khó khăn, ổn định cuộc
sống và hồi phục lại sản xuất một cách nhanh chóng, ý tưởng chuyển giao tiền
mặt trong cứu trợ đã được thực hiện, trong đó có các dự án đi đầu trong việc
thử nghiệm hình thức cứu trợ này bao gồm một số dự án sau:
8
Dự án cứu trợ bằng tiền mặt không điều kiện do Cơ quan Phát triển
Quốc tế Hoa kỳ phối hợp với Hội chữ thập đỏ Hoa Kỳ tài trợ và được thực
hiện bởi Hội chữ thập đỏ Việt Nam đã cứu trợ cho 4 tỉnh bị ảnh hưởng nhiều
nhất là Gia Lai, Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi, với 8500 hộ gia đình
được hỗ trợ. Các hộ gia đình đã được lựa chọn bởi tiêu chí rằng họ là những
gia đình bị ảnh hưởng nhiều bởi cơn bão Ketsana năm 2009, những gia đình
được ưu tiên khi họ thuộc vào những hộ có các điều kiện dễ bị tổn thương
nhất. Số tiền cứu được chia làm 3 mức sau: Gia đình có 1 thành viên được
300 ngàn đồng; 2 thành viên được 600 ngàn đồng; lớn hơn hoặc bằng 3 thành
viên được nhận 1 triệu đồng. Tại Quảng Ngãi đã giảm thành 2 mức là: Hộ gia
đình 1 đến 3 thành viên được nhận 500 ngàn đồng, từ 4 thành viên trở lên
được nhận 1 triệu đồng [16]. Kết quả dự án chuyển tiền vô điều kiện này đã
giúp cho những người nghèo nhất và có điều kiện dễ tổn thương ở các tỉnh mà
họ thực hiện có thể mua được các thực phẩm cơ bản và các nhu cầu cấp thiết
khác trong bối cảnh sau thiên tai. Tuy nhiên, ngoài những thành công mà dự
án mang lại, thì dự án đang còn những điểm yếu như: Việc đánh giá thì
trường tại các địa phương chưa được tiến hành chặt chẽ, đang còn dùng giả
định để đánh gái thị trường; Việc đào tạo và tập huấn cho cán bộ thôn xã
trước khi tiến hành chọn hộ hưởng lợi chưa được chú trọng; Theo nhận định
của người dân thì thời gian cấp phát hơi muộn một chút;

Thứ hai là dự án cứu trợ bằng tiền mặt có điều kiện do tổ chức Cứu trợ
Trẻ em (Save the children) tại Việt Nam thực hiện với sự tài trợ của tổ chức
Viện trợ Nhân đạo của Ủy Ban Châu Âu (ECHO) và Cơ quan hợp tác Phát
triển quốc tế - Irish Aid, cộng hòa Ai-Len nhằm giúp đỡ đồng bào hai tỉnh
Quảng Trị và Phú Yên để phục hồi sinh kế và xây dựng lại nhà ở. Với tiêu chí
chọn hộ như: Hộ gia đình bị thiệt hại nặng nề như nhà bị hư hỏng từ 50% trở
lên theo đánh giá của xã; Là hộ nghèo có giấy chứng nhận của chính quyền;
Hộ bị mất tài sản lớn như trâu bò, tàu thuyền; Các hộ gia đình chưa nhận
được hỗ trợ đáng kể từ các tổ chức khác; Ưu tiên những gia đình dễ bị tổn
thương như phụ nữ có thai, cho con bú, phụ nữ là chủ hộ, có trẻ em dưới 5
tuổi, có người già, có người khuyết tật. Mức hỗ trợ cho gói hồi phục sinh kế là
9
1 triệu đồng/hộ, mức cho sửa chữa nhà ở là 6.400.000 đồng/hộ [14]. Đối với
dự án do tổ chức Cứu trợ trẻ em tại Việt Nam thực hiện đã có đóng góp vào
một mức độ nào đó để người dân xây dựng lại đời sống, mặc dù dự án chuyển
tiền tổng thể là có điều kiện nhưng trong gói cứu trợ sinh kế là không điều
kiện vì vậy người dân đã mua được những gì họ cho là cần thiết với họ. Việc
cấp tiền để sửa chữa nhà ở đã góp phần tích cực giải quyết một phần gánh
nặng cùng người dân và nhà nước. Nhưng bên cạnh những thành công đó thì
dự án cũng còn gặp phải nhiều điểm yếu như: Tiêu chí chọn hộ chưa linh
động theo vùng; Việc cấp tiền với điều kiện sửa nhà, người dân phải mua vật
liệu tại nơi đã được định trước không phải hộ nào cũng thuận tiện để đi mua
được và dễ xảy ra sự hợp đồng giữa cán bộ với nhà cung cấp vật liệu xây
dựng để rút bớt tiền cứu trợ,
Từ 2 dự án đã được thực hiện có thể thấy rằng, hoạt động cứu trợ tiền
mặt đã nhận được sự đánh giá cao từ người dân và chính quyền địa phương.
Tuy nhiên, các dự án theo sự đánh giá của cơ quan thực hiện rằng vẫn còn
những nhược điểm cần phải sửa chữa và thay đổi do đây là những lần đầu của
việc thử nghiệm các chương trình cứu trợ bằng tiền mặt tại Việt Nam.
10

PHẦN 3: NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Thiệt hại của người dân do lụt kép năm 2010
- Thiệt hại trên phạm vi toàn xã do đợt lũ lụt kép cuối năm 2010.
- Thiệt hại của hộ do lũ lụt kép cuối năm 2010
3.1.2. Tình hình thực hiện dự án cứu trợ của Irish Aid
- Khái quát về dự án cứu trợ của Irish Aid
- Tính hợp lý và khả thi trong tiến trình thực hiện dự án
3.1.3. Kết quả dự án cứu trợ của Irish Aid
- Thực trạng của chương trình cứu trợ bằng tiền mặt
- Kế hoạch sử dụng tiền của hộ
- Thực tế sử dụng tiền của hộ
- Kết quả của việc sử dụng tiền của hộ
- Tính thích hợp của dự án
- Các tác động ban đầu của dự án
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hộ hưởng lợi từ dự án cứu trợ tiền mặt của
Irish-Aid ở xã Đức Hương, bao gồm: Các hộ nghèo và cận nghèo bị thiệt hại
do đợt lũ kép năm 2010 gây ra.
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Dự án cứu trợ tiền mặt của Irish-Aid được thực hiện tại 7 xã của 2
huyện: Vũ Quang và Hương Khê. Trong đó, xã Đức Hương được chọn làm
điểm nghiên cứu, đây là một xã nông nghiệp còn nhiều khó khăn, chịu ảnh
hưởng nặng nề của lũ lụt năm 2010 và được các chương trình cứu trợ của các
tổ chức nhân đạo ủng hộ, trong đó có dự án cứu trợ tiền mặt của Irish-Aid. Do
vậy Đức Hương là xã có những đặc điểm điển hình, có thể đại diện cho 7 xã
của dự án.
11
3.3. Phương pháp đánh giá và thu thập thông tin

3.3.1. Phương pháp đánh giá
- Phương pháp so sánh trước và sau
- Phương pháp so sánh có và không
3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp:
Thu thập thông tin thứ cấp bao gồm: Báo cáo về tình hình kinh tế - văn
hóa, xã hội – tự nhiên và báo cáo về thiệt hại do đợt lũ kép năm 2010 của xã
thông qua UBND xã ; Báo cáo về tình hình lũ kép, các thiệt hại và tình hình cứu
trợ của tỉnh Hà Tĩnh và các đợt cứu trợ thông qua UBND tỉnh.
3.3.3. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
a. Phỏng vấn hộ
- Tiêu chí chọn hộ:
+ Là những hộ bị thiệt hại do đợt lũ kép 2010
+ Là hộ nghèo và cận nghèo
+ Số hộ được chọn để điều tra là 105 hộ, trong đó có 70 hộ được hưởng
lợi và 35 hộ không được hưởng lợi từ dự án do Irish Aid tài trợ nhưng có
những điều kiện gần tương tự với những hộ được hưởng lợi.
- Cách chọn hộ:
Từ danh sách 205 hộ hưởng lợi của xã do Irish Aid tài trợ, chọn ngẫu
nhiên, không lặp để có 70 hộ cần phỏng vấn. Đối với 35 hộ không hưởng lợi
đã được chọn từ danh sách hộ hưởng lợi dự bị của dự án, phương pháp ngẫu
nhiên, không lặp cũng được áp dụng để chọn 35 hộ này.
- Mục tiêu: thu thập thông tin thực tế về tình hình trước cứu trợ và sau
cứu trợ, bao gồm các nôi dung sau:
(i) Trước cứu trợ bằng tiền: Thực tế thiệt hại của hộ, điều kiện hiện tại
của hộ, kế hoạch sử dụng tiền của hộ sau khi nhận được tiền cấp phát.
(ii) Sau khi cấp phát tiền: Tình hình sử dụng tiền của hộ, đánh giá của hộ
về chương trình cứu trợ bằng tiền mặt, kết quả sau khi hộ dùng tiền cứu trợ.
b. Thảo luận nhóm
Tổ chức 3 cuộc thảo luận nhóm, trong đó có thảo luận nhóm người dân
và thảo luận nhóm cán bộ địa phương, cụ thể như sau:

12
(i) Thảo luận nhóm người dân: Nhóm 1 gồm 8 người đại diện cho hộ
hưởng lợi và nhóm 2 gồm 8 người đại diện cho hộ không hưởng của dự án.
Mục đích: Xác nhận lại một số thông tin đã thu được từ những cuộc
phỏng vấn trước đó, tìm hiểu ý kiến đánh giá của hộ về tiến trình dự án cứu
trợ, về sự công bằng minh bạch trong quá trình chọn hộ hưởng lợi, tính phù
hợp của dự án cứu trợ bằng tiền mặt, nguyện vọng của hộ về các loại hình cứu
trợ.
(ii) Thảo luận nhóm các lãnh đạo địa phương: Thành phần là các trưởng
hoặc phó thôn, các thành viên trong ban cứu trợ, đại diện các tổ chức đoàn thể
và UBND xã Đức Hương.
Mục đích: Thu thập các ý kiến đánh giá về quá trình cứu trợ và về tính phù
hợp của dự án đối với điều kiện của địa phương, mong muốn của chính quyền
và kiến nghị của họ.
Trong các cuộc thảo luận nhóm sử dụng những công cụ : Thẻ màu
c. Phương pháp phỏng vấn người am hiểu:
Đã phỏng vấn một số cá nhân ở địa phương, những người hiểu biết về
tình hình thiệt hại, cuộc sống, các hoạt động cứu trợ đã thực hiện trên bàn. Đó
là những người đang tham gia vào bộ máy chính quyền, tổ chức đoàn thể, bao
gồm: Trưởng thôn; Cán bộ Hội Phụ Nữ, Hội Nông Dân, cán bộ tiếp nhận cứu
trợ của UBND xã.
Mục tiêu: Thu thập thông tin về hiện trang thiệt hại và đời sống của
người dân sau lũ, vai trò của họ trong quá trình cứu trợ bằng tiền của Irish
Aid, ý kiến đánh giá của họ về cứu trợ bằng tiền mặt. Kiểm tra chéo các thông
tin đã ghi nhận trong quá trình khảo sát.
d. Quan sát thực tế
Thông qua quan sát thực tế để thấy được các thiệt hại và sự khôi phục
của hộ dân cũng như toàn xã sau khi được cứu trợ.
3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được phân tích trên các nội dung chủ yếu, đó là sự thích hợp,

hiệu quả và tác động của dự án. Tiến trình cứu trợ được xem xét trên các khía
cạnh như: Đánh giá của người dân về tiến trình cứu trợ; cơ chế để đảm bảo
13
công khai, minh bạch. Tính thích hợp được đánh giá về sự phù hợp của cứu
trợ tiền mặt với nhu cầu và nguyện vọng của người dân; phù hợp với điều
kiện tại địa phương; khả năng tiếp cận thị trường của người dân sau khi được
nhận tiền cứu trợ; Trong khi, hiệu quả và tác động của dự án được phân tích
các khía cạnh về thực tế sử dụng tiền so với dự định và hiệu quả sử dụng tiền
của hộ, những tác động của dự án đối với hộ sau khi được cứu trợ.
Tất cả số liệu được nhập và xử lý trên phần mềm Excel (2007).
14
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Tình hình cơ bản xã Đức Hương
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Đức Hương là xã thuộc diện miền núi của huyện Vũ Quang, cách huyện
lỵ 10 km về phía Nam. Ranh giới hành chính của xã như sau:
- Phía Bắc giáp xã Tân Hương, huyện Đức Thọ.
- Phía Nam giáp xã Hương Minh và thị trấn Vũ Quang.
- Phía Đông giáp xã Hương Thọ
- Phía Tây giáp xã Đức Bồng
Đức Hương có con sông Ngàn Sâu chảy dọc ở giữa xã dài 10 km, theo
hướng Tây Nam. Xã có tổng diện tích tự nhiện theo địa giới hành chính là
1829.90 ha [1].
4.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình của xã chủ yếu là đồi núi (chiếm hơn 85% diện tích tự nhiên
của xã). Địa hình của xã được xác định là miền núi thấp, hẹp ngang, sườn
dốc, cấu trúc kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, bao gồm nhiều dãy
núi song song và so le nhau. Độ cao trung bình khoảng 600 đến 700m so với
mặt biển [11].

4.1.1.3. Điều kiện Khí hậu - Thủy văn
Xã Đức Hương nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thời tiết trong năm
được chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô và mùa mưa.
- Lượng mưa: trung bình hàng năm khoảng 2.300mm. Số ngày mưa
trong năm dao động từ 170 - 180 ngày. Lượng mưa phân bố trong năm không
đều, chỉ tập trung vào mùa Đông và kết thúc muộn. Tổng lượng mưa vào 5
tháng mùa khô (từ tháng 3 đến tháng 8) chỉ chiếm khoảng 25% lượng mưa cả
năm. Vì vậy vào mùa này thường xảy ra khô hạn, ảnh hưởng đến đời sống và
sản xuất của người dân [11].
- Nhiệt độ - độ ẩm: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,5ºC, được chia
làm hai mùa: Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình
17,2º C, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 5,2ºC. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10,
15
nhiệt độ trung bình là 29,5ºC, nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 40,2ºC. Độ ẩm
không khí tương đối trung bình hằng năm khoảng 85% [11]
- Nắng-gió: Bình quân ở Đức Hương có 230 ngày nắng, nhưng do phân
bố không đều nên vụ đông xuân thường thiếu ánh sáng, trong khi đó vụ Hè
Thu lại qua dư thừa. Gió mùa Đông Bắc hình thành từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau, tốc độ gió thường cấp 3 đến cấp 4. Gió mùa Đông Bắc làm cho nhiệt
độ không khí giảm kèm theo mưa rét kéo dài, ảnh hưởng nhiều đến sản xuất
và đời sống. Gió Lào xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 7. Gió này thường gây
khô hạn và nóng làm ảnh hưởng đến sản xuất vụ mùa [11].
- Bão lụt: Bão lụt thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10, thường gây
sạt lỡ đất ở hai bên sông Ngàn Sâu, làm cho diện tích hoa màu ở đây mất
trắng do nước dâng cao làm ngập úng [11].
- Thủy văn: Chế độ thủy văn của xã chịu ảnh hưởng chính của sông
Ngàn Sâu. Sông có diện tích lưu vực 1050 km
2
, lưu lượng trung bình đạt
51m

3
/s, lưu lượng khi có lũ đến 1580m
3
/s. Hàng năm về mùa khô, mực nước
trên sông xuống thấp nhất, không tự chảy cung cấp nước cho sản xuất nông
nghiệp. Chênh lệch mực nước giữa đỉnh lũ cao nhất và mức nước kiệt nhất có
thể lên tới 10m [11].
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Dân số, lao động, thu nhập và mức sống
Dân số tính đến năm 2010 là 3678 người với 937 hộ. Toàn xã có khoảng
1535 lao động, chiếm 45,10% dân số trong xã. Trong đó số lao động trong
nông, lâm nghiệp là 1200 người chiếm 92,23%, còn lại 335 người là lao động
phi nông nghiệp chiếm chiếm 7,77% chủ yếu là buôn bán nhỏ ven đường và
cùng với các lao động ngành nghề khác. Theo thống kê từ năm 2000 đến nay
lực lượng lao động thiếu việc làm trong xã ngày càng tăng. Qua trình chuyển
đổi từ lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp chưa tương xứng với sự
gia tăng lực lượng lao động. Bình quân thu nhập đầu người là 4.500.000
đồng/ người/ năm [11].
4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng vật chất xã hội
a. Hệ thống Giao thông - Thủy lợi - Điện
16
Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn xã tính đến năm 2006 chiếm
70,79 ha, hệ thống giao thông nội đồng ngày càng được cải thiện, tuy nhiên việc
thông thương đi lại giữa thôn Hương Đồng với trung tâm xã và các thôn khác
hiện nay vẫn còn chủ yếu đang phải đi bằng thuyền, ghe. Công tác đầu tư cho
thủy lợi cũng được đặc biệt coi trọng. Trong những năm qua xã đã triển khai xây
dựng được 7000m kênh mương cứng, nạo vét, đào đắp với khối lượng khoảng
140m
3
Hệ thống điện, hiện tại xã có 6 trạm điện có tổng công suất 1095KVA đủ

cung cấp sử dụng điện của toàn xã, mạng lưới đường dây điện được phân bổ
đều đến từng thôn xóm, từng hộ gia đình. Đến nay đã có 100% số hộ được sử
dụng điện lưới quốc gia [11].
b. Văn hóa - Y tế - Giáo dục
Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, phong trào xây dựng đời
sống văn hóa cơ sở được duy trì và phát triển tốt. Đến nay các làng đã có quy
ước về việc cưới, việc tang và lễ hội, thực hiện cuộc vận động xây dựng làng
xã văn hóa, gia đình văn hóa. Xã đã đầu tư hệ thống trạm truyền thông; diện
tích đất dành cho điểm Bưu điện văn hóa xã, tượng đài liệt sỹ và 13 hội quán
trên toàn xã là 3,17 ha. Có một sân vận động trung tâm xã và 8 sân vận động
ở 8 thôn, bên cạnh các nhà văn hóa thôn đều có sân bong chuyền.
Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được thường xuyên quan tâm.
Từng bước nâng cao chất lượng khám và điều trị, hoạt động y tế dự phòng có
chuyển biến, các dịch bệnh xảy ra được dập tắt kịp thời. Xã có 1 trạm y tế,
bao gồm 1 y sỹ, 3 y tá và 1y tá thôn.
Về giáo dục các cấp học được duy trì và phát triển đồng đều, diện tích
dành cho giáo dục là 3,98 ha. Xã có hệ thống nhà trẻ mẫu giáo đạt chuẩn quốc
gia sắp được xây xong và một trường mầm non bán công hiện đang sử dụng.
Trường tiểu học đã được công nhận trường chuẩn quốc gia giai đoạn một.
Trường trung học cở sở với cơ sở hạ tầng có 3 nhà 2 tầng gồm 18 phòng học,
có dãy nhà cấp 4 cho các giáo viên ở xa. Công tác khuyến học, xây dựng
trung tâm học tập cộng đồng ở xã được triển khai sâu rộng [11].
4.2. Các thiệt hại do lũ kép năm 2010 tại xã Đức Hương
4.2.1. Thiệt hại trên địa bàn toàn xã
Theo báo cáo của UBND xã Đức Hương, lũ lụt đã chia cắt hoàn toàn 8/8
thôn, xóm của xã. Số hộ bị ngập là 798 chiếm 85,2% tổng số hộ trên toàn xã.
17
Trong đó, số hộ bị ngập sâu 1m - 2,5 m có 558 hộ chiếm 59,6% số hộ toàn xã,
chủ yếu tập trung tại các thôn Hương Đại, Hương Thọ, Hương Phố, Hương
Phùng, Hương Hòa, Hương Đồng. Trận lũ lụt kép đã để lại cho nhân dân xã

Đức Hương hậu quả hết sức nặng nề, lúa gạo, lương thực và các đồ dùng thiết
yếu, đàn gia súc gia cầm bị cuốn trôi nhấn chìm trong biển nước. Một số nhà
cửa bị sập và hư hỏng nặng, các công trình phúc lợi như trường học, trạm y tế,
các hồ đập kênh mương thủy lợi, giao thông cầu cống bị sạt lở, cuốn trôi và
hư hỏng nặng. Đồng ruộng bị bồi lấp với diện tích lớn , đặc biệt lũ lụt đã làm
sạt lở hai bên bờ sông Ngàn Sâu và làm mố cầu Hói Phố bị hư hỏng nặng. Lũ
lụt cũng đã làm chết một người. Đợt lũ kép đã gây thiệt hại nhiều đến kinh tế
xã hội của xã. Tổng thiệt hại trong đợt lũ này của xã ước tính khoảng 77.757
triệu đồng [12]. Tình hình thiệt hại của xã được trình bày cụ thể ở bảng 1.
Bảng 1: Tình hình thiệt hại của xã Đức Hương do đợt lũ kép 2010
Thứ
tự
Các thiệt hại Đơn vị tính Số lượng
Thành tiền
(Triệu đồng)
1 Về nông nghiệp
- Lương thực trôi ướt, hư hỏng Tấn 87 2.242
- Gia súc chết, trôi Con 241 153
- Gia cầm bị chết, trôi Con 9591 601
- Cây ăn quả hỏng, đất bị bồi lấp Ha 9 905
2 Đồ điện tử bị trôi, hư hỏng Triệu đồng 1.164
3 Đường giao thông hư hỏng M
3
36946 30.500
4 Cầu, Cống các loại trôi, hỏng Cái 264 8.500
5 Đập thủy lợi bị hỏng Điểm 4 1.280
6 Kênh mương bị hỏng Km 2,8 4.500
7 Trường học bị hư hại Điểm 4 3.516
8 Hệ thống điện, thông tin liên lạc Triệu đồng 66
9 Công trình UBND xã hư hỏng Triệu đồng 4.594

10 Sạt lở bờ sông ngàn sâu Triệu đồng 15.000
11 Các thiệt hại khác Triệu đồng 4.701
Tổng 77.757
Nguồn: UBND xã Đức Hương, 2010
Lũ lớn và kéo dài đã làm cho hầu hết các công trình trên toàn xã bị ngập
và hư hỏng nặng. Trong đó bị nặng nhất là các công trình xây dựng như:
Công trình giao thông, thủy lợi, các trường học và UBND xã. Số liệu ở bảng 1
18
cho thấy, nông nghiệp là lĩnh vực bị thiệt hại rất nặng chủ yếu là những tổn
thất về trồng trọt (lúa, đậu, ngô), chăn nuôi (gia cầm, lợn). Thực tế cho thấy,
do vị trí và địa hình của các thôn nên mức độ thiệt hại giữa các thôn của xã là
khác nhau. Thôn Hương Đại, Hương Phố, Hương Thọ nằm ở vị trí thấp gần
sông Ngàn Sâu nên bị thiệt hại nặng nhất; Các thôn Hương Phùng, Hương
Hòa một phần nằm ở gần sông nhưng phần còn lại nằm trên đồi cao nên chỉ
có những hộ ở thấp mới bị ảnh hưởng đến cả trong vườn, nhà và ngoài đồng;
Một số thôn nằm trên đồi cao như Hương Tân và Hương Giang ít bị thiệt hại.
Tuy nhiên ở ngoài đồng thì tất cả các thôn đều bị tổn thất như nhau.
4.2.2. Tình hình thiệt hại của hộ sau lũ kép
4.2.2.1. Thiệt hại đối với đời sống của hộ
Sau cơn lũ đời sống của hộ khó khăn hơn rất nhiều do nơi để trú ẩn,
lương thực, thực phẩm, các dụng cụ sinh hoạt gia đình, các phương tiện phục
vụ nghe nhìn và đi lại, những đồ dùng cá nhân, để phục vụ cho cuộc sống
của họ đều bị hư hỏng hoặc cuôn trôi. Sức khỏe, y tế cũng bị thiệt hại nặng,
do đó đã ảnh hưởng đến cuộc sống chung của cả gia đình. Vì vậy việc tìm
hiểu các thiệt hại về đời sống của người dân là rất quan trọng, giúp hiểu được
người dân bị ảnh hưởng tới điều kiện sống như thế nào, những nhu cầu cấp
thiết trong cuộc sống hàng ngày có còn được đảm bảo không. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, trận lũ kép vào đầu tháng 10 năm 2010 đã gây thiệt hại về nhiều
mặt trong đời sống của người dân xã Đức Hương như: Nhà cửa, các dụng cụ
sinh hoạt gia đình, lương thực, các Phương tiện nghe nhìn và đi lại, cho đến

các vật dụng cá nhân, cụ thể được trình bày ở bảng 2.
Bảng 2: Tình hình thiệt hại về đời sống của hộ do lũ kép năm 2010
19
N=105 hộ
Chỉ tiêu
Tỉ lệ hộ bị thiệt hại
(%)
Mức độ thiệt hại (%)
10-30% 30-50% >50%
Nhà cửa 60,9 79,7 14,1 6,2
Dụng cụ sinh hoạt 93,3 23,5 51 25,5
Lương thực 92,4 12,4 38,1 49,5
Phương tiện nghe nhìn 24,8 53,8 23,1 23,1
Phương tiện đi lại 31,4 78,8 21,2 0
Khác 78,1 11 67,1 21,9
Nguồn: Phỏng vấn hộ năm, 2011
Số liệu ở bảng 2 cho thấy, số hộ bị thiệt hại chiếm tỉ lệ lớn so với tổng số
hộ được điều tra, chủ yếu tập trung vào các loại thiệt hại như: Mất dụng cụ
sinh hoạt trong gia đình chiếm 93,3% số hộ được hỏi, lương thực, nhà cửa và
các thiệt hại khác (mất đồ dùng cá nhân và quần áo) chiếm tỉ lệ lần lượt là
92,4%, 60,9%, 78,1% số hộ được hỏi . Thiệt hại với tỷ lệ ít hơn là các phương
tiện nghe nhìn và đi lại của người dân lần lượt là 24,8% và 31,4% tổng số hộ
được hỏi. Theo ý kiến của hộ và các trưởng thôn trong phỏng vấn sâu, có tỷ lệ
chênh lệch giữa những thiệt hại như vậy là do các phương tiện như nghe nhìn
và đi lại đối với người dân vùng nông thôn hiện nay chưa phổ biến, nhất là
đối với những hộ nghèo và cận nghèo các phương tiện như đài, ti vi hay xe
gắn máy rất giá trị đối với gia đình nên họ đã cất giữ rất cẩn thận. Các thiệt
hại về nhà cửa, lương thực và đồ dùng sinh hoạt gia đình hầu hết nhà nào
cũng có, vì cơn lũ lên nhanh nên họ không thể vận chuyển để tránh lũ kịp
thời. Do đặc điểm địa hình, nên có một số thôn, các hộ ít bị ảnh hưởng như

thôn Hương Giang, Hương Tân. Trong các hộ khảo sát không có hộ nào bị
thiệt hại về người, do trận lũ vừa qua đã được các cấp ban ngành giúp đỡ kịp
thời, trong lũ nước dâng cao nhưng không chảy xiết nên người có thể chạy lên
trên các nóc nhà.
Kết quả điều tra cho thấy, nhà cửa của người dân nơi đây chủ yếu bị sạt
lở nền, bay mái, hư vách phên. Có 79,7% nhà của hộ bị hư nhẹ (dưới mức
30%) do ngâm nước lũ quá lâu và trong khi lũ lên cao người dân đã phải phá
20
nóc nhà để nhận cứu trợ và thoát thân. Chỉ có rất ít hộ có nhà bị cuốn trôi
hoàn toàn hay hư hỏng quá nặng với mức độ thiệt hại từ 30 đến 50% và lớn
hơn 50% tương ứng là 14,1% và 6,2 % trong tổng số hộ bị ảnh hưởng, do các
hộ này có nhà nằm ngay bên cạnh song.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, dụng cụ sinh hoạt gia đình của các hộ
bị thiệt hại rất nhiều (chiếm 93,3% trong tổng số hộ được khảo sát), các vật
dụng bị thiệt hại rất đa dạng từ bàn ghế đến các dụng cụ để ăn uống. Số liệu ở
bảng 2 cũng cho thấy, mức độ thiệt hại về dụng cụ sinh hoạt cũng rất cao ở
mức từ 30 đến 50% và trên 50% có tỉ lệ hộ tương ứng là 51% và 25,5% so với
tổng số hộ bị thiệt hại. Sở dĩ có mức độ thiệt hại như vậy là do các hộ chủ
quan cho rằng nước lũ sẽ không lên cao, đồ dùng sinh hoạt lại nhiều hơn các
thứ khác trong nhà nên không thể đưa lên cao kịp thời. Còn lại các hộ bị thiệt
hại dụng cụ sinh hoạt ở mức dưới 30% ( chiếm 23,5% số hộ bị ảnh hưởng)
chủ yếu là các hộ có nhà cửa kiên cố hơn và có địa hình cao hơn.
Kết quả Khảo sát cũng cho thấy, lương thực của các hộ bị ảnh hưởng
trên diện rộng chủ yếu là lúa, ngô và lạc, với mức độ thiệt hại rất lớn. Mức độ
thiệt hại trên 50% có gần một nửa số hộ (chiếm 49,5% số hộ điều tra) bị ảnh
hưởng, còn lại lần lượt là mức độ từ 30 đến 50% có khoảng 38,1%, mức dưới
30% chiếm 12,4%. Những hộ thiệt hại ít, do nhà có vị trí cao chỉ bị hư hỏng
một số do ẩm móc vì để lâu ngày trong lũ, một số hộ khác không dự trữ lương
thực nhiều nên có thể cất giữ kịp thời khi nước lên.
Hầu hết các hộ được điều tra đều là những hộ cận nghèo và nghèo nên

các phương tiện nghe nhìn và đi lại chỉ có một số hộ gia đình có được nó. Vì
vậy như đã phân tích ở phần trên tỉ lệ hộ bị ảnh hưởng về các loại phương tiện
này là nhỏ nhất so với các thiệt hại khác như đã trình bày ở bảng 2. Tuy nhiên
nhìn vào số liệu khảo sát thấy, thiệt hại về phương tiện nghe nhìn có mức độ
thiệt hại cao hơn so với phương tiện đi lại, điều này chủ yếu là do tính chất
của các đồ dùng này. Tuy vậy đây là những thiệt hại to lớn đối với họ bởi nó
có giá trị cao hơn những thứ khác mà hộ có.
Ngoài ra các thiệt hại khác như quần áo, dày dép, sách vở và các đồ dùng
cá nhân khác cũng bị cuốn trôi và hư hỏng rất nhiều. số liệu ở bảng 2 cũng
21
cho thấy, có tới 78,1% số hộ bị thiệt hại về quần áo và các đồ dùng cá nhân
khác trong tổng số người được hỏi và mức độ thiệt hại từ 30 đến 50% và trên
50% là chủ yếu (67,1% và 21,9% số hộ bị thiệt hại), các mức độ thiệt hại ít
hơn (nhỏ hơn 30%) chiếm tỉ lệ 11% trong số các hộ bị thiệt hại. Nguyên nhân
chủ yếu được các hộ giải thích rằng tình hình lũ lên quá nhanh không đủ thời
gian để có thể đưa lên cao.
Nhìn chung, trận lũ kép lịch sử đầu tháng 10 năm 2010 đã để lại hậu quả
nặng nề, các thiệt hại của hộ trong đời sống vô cùng đa dạng và nặng nề, đã
làm cho người dân nơi đây gặp nhiều khó khăn. Không chỉ vậy, trận lũ kép
cũng đã gây thiệt hại nghiêm trọng trong cả sản xuất của hộ, vấn đề này sẽ
được trình bày ở phần tiếp theo.
4.2.2.2. Tình hình thiệt hại của hộ trong sản xuất
Lũ lụt không những làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của hộ mà còn gây
ra nhiều thiệt hại về sản xuất cho người dân vùng dự án. Kết quả nghiên cứu
về vấn đề này được trình bày ở bảng 3.
Bảng 3: Tình hình thiệt hại về sản xuất của hộ do lũ kép.
N=105 hộ
Chỉ tiêu
Tỉ lệ hộ bị ảnh hưởng
(%)

Mức độ thiệt hại
10-30% 30-50% >50%
Chăn nuôi 92,4 44,3 41,2 14,5
Trồng trọt 97,1 50 37,3 12,7
Dụng cụ sản xuất 72,4 40,8 43,4 15,8
Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2011
Số liệu ở bảng 3 cho thấy, số hộ bị thiệt hại về chăn nuôi, trồng trọt và
dụng cụ sản xuất khá cao lần lượt là 92,4%; 97,1% và 72,4% số hộ điều tra.
Kết quả điều tra cũng cho thấy, số hộ có mức độ thiệt hại trong chăn nuôi
trên 50% khá thấp, chỉ chiếm 14,5% trong số các hộ bị thiệt hại, mức độ thiệt
hại dưới 30% và từ 30% đến 50% lần lượt là 44,3%; 41,2%. Thiệt hại trong
chăn nuôi của hộ chủ yếu là gà, vì người dân cho rằng nếu lũ có lên cao thì gà
có thể bay lên các chuồng trâu hay bò nên không cần đưa đi tránh lũ, nhưng
mọi thứ đã nằm ngoài dự đoán của họ do nước lũ lên quá nhanh và rất lớn nên
gà của họ đã bị cuốn trôi. Còn trâu, bò là tài sản quý giá đối với các gia đình ở
22
vùng nông thôn, đặc biệt là các hộ nghèo, nên khi lũ lên người dân đã đưa
chúng lên gửi cho các hộ trên cao ở các thôn như Hương Giang, Hương Phùng,
Hương Hòa, Hương Tân. Vì vậy thiệt hại về gia súc của các hộ không đáng kể.
Những thứ như rơm và chuồng trâu bò ở đây cũng bị cuốn trôi hay hư hỏng
nặng do hầu hết các chuồng nuôi của họ không được chắc chắn nên dễ bị tác
động do nước lũ.
Số liệu ở bảng 3 cũng cho thấy, trồng trọt cũng bị ảnh hưởng rất nhiều,
thiệt hại với mức độ dưới 30% chiếm một nữa (50%) số hộ bị thiệt hại, mức
từ 30 đến 50% và trên 50% lần lượt là 37,3% và 12,7% số hộ bị thiệt hại.
Trồng trọt có tỉ lệ số hộ bị ảnh hưởng cao hơn chăn nuôi nhưng lại có mức độ
thiệt hại không bằng chăn nuôi, bởi: Thứ nhất, trước khi cơn lũ đến người dân
đã kịp thu hoạch vụ mùa và chưa đi vào vụ mới, thứ hai do các thiệt hại về
trồng trọt chủ yếu của hộ là các cây trong vườn có giá trị kinh tế không cao và
không trồng nhiều một thứ, chủ yếu là: các loại rau, chuối, một số cây ăn quả

khác và một số hộ có trồng ngô vụ đông,
Dụng cụ phục vụ sản xuất của hộ bao gồm: Các dụng cụ phục vụ chăn
nuôi, trồng trọt và phương tiện vận chuyển, Kết quả điều tra cho thấy, số hộ
có dụng cụ phục vụ sản xuất bị thiệt hại ở mức độ dưới 30% và từ 30 đến 50%
tương ứng là 40,8% và 43,4% trong số hộ bị thiệt hại; Ở mức độ thiệt hại trên
50% chỉ chiếm 15,8%.
Một điều thấy rõ ràng rằng, những thiệt hại trên đây của các hộ là quá
nhiều so với những gì họ có, và những thiệt hại đó rất là đa dạng. Họ cần có
rất nhiều thứ để có thể khôi phục lại cuộc sống và sản xuất. Đây là một thách
thức lớn cho người dân và chính quyền địa phương cũng như những tổ chức
và cá nhân muốn giúp đỡ, hỗ trợ đồng bào vùng lũ.
4.3. Khái quát quy trình dự án cứu trợ của Irish Aid
Để giúp người dân một số tỉnh Bắc Miền Trung khắc phục hậu quả của 2
trận lũ kép lịch sử hồi đầu tháng 10 năm 2010, được sự tài trợ của cơ quan
23
hợp tác và phát triển Quốc tế - Irish Aid, cộng hòa Ai-Len. Từ tháng 11/2010
đến tháng 1/2011, trung tâm phát triển nông thôn miền Trung (CRD) thực
hiện dự án “Cứu trợ bằng tiền mặt không điều kiện” trị giá hơn 3 tỷ đồng cho
15 xã thuộc 3 huyện Hương Khê, Vũ Quang tỉnh Hà Tĩnh và Triệu Phong tỉnh
Quảng Trị. Trong đó tỉnh Hà Tĩnh có 1694 hộ nhận 2,271,300,000 đồng, tỉnh
Quãng Trị có 564 hộ nhận 750,300,000 đồng. Để thực hiện dự án CRD đã có
kế hoạch với các bước chính như sơ đồ 1 sau:
Sơ đồ 1: các bước trong tiến trình cứu trợ của dự án
4.4. Đánh giá sự thích hợp của dự án cứu trợ bằng tiền mặt
do Irish-Aid tài trợ
4.4.1. Sự phù hợp của mô hình cứu trợ bằng tiền mặt
4.4.1.1. Đáp ứng nhu cầu của các hộ hưởng lợi
Thực tế hiện đang có nhiều hình thức cứu trợ cho người dân vùng thiên
tai để khắc phục hậu quả và ổn định cuộc sống. Một số hình thức phổ biến
thường được sử dụng là cứu trợ bằng hiện vật (cung cấp lương thực, thực

phẩm, đồ dùng gia đình, cá nhân, ) và cứu trợ bằng tiền mặt hoặc hỗ trợ
phiếu mua hàng (để đổi lấy hàng hóa).
24
Đánh giá nhu cầu
Xây dựng phương án cứu trợ
Tổ chức phát tiền
Chọn hộ, thẩm định,niêm yết danh sách và thu nhận ý kiến
Xây dựng phương án phát tiền
Tổ chức hội thảo tập huấn
Đánh giá hiệu quả sử dụng
Viết báo cáo
Dự án của Irish-Aid là cứu trợ tiền mặt không điều kiện, tức là người dân
có quyền được sử dụng bất cứ việc gì họ muốn. Đây là một hoạt động cứu trợ
mới ở Việt Nam, vì vậy việc để chính người dân đánh giá mức độ cần thiết
của dự án cấp tiền mặt là rất quan trọng. Kết quả cuộc thảo luận nhóm với các
hộ hưởng lợi và không hưởng lợi, đều chỉ ra rằng hình thức cứu trợ này rất
hợp lý, những thiệt hại và nhu cầu khôi phục hậu quả sau lũ lụt của mỗi hộ là
khác nhau nên cứu trợ bằng tiền mặt giúp người dân thuận lợi và linh động
trong việc quản lý, sử dụng nguồn tài trợ. Các hộ sẽ tự cân đối và chi tiêu số
tiền cứu trợ cho các hoạt động khôi phục lại đời sống hoặc sản xuất một cách
hiệu quả nhất. Tất cả (100%) hộ được hỏi đều trả lời rằng tiền dự án cấp đã
đáp ứng được nhu cầu cần thiết của gia đình họ.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, 100% người dân được hỏi có mong
muốn được cứu trợ bằng tiền mặt. Họ cho rằng việc cứu trợ bằng hiện vật
cũng rất quan trọng, nhưng hiện vật chỉ bó hẹp một vài thứ như quần áo,
lương thực, giống cho sản xuất, và một số ít vật dụng cá nhân nhưng không
đủ để đáp ứng được tất cả các nhu cầu của mọi người, có một số vật dụng khi
nhận được họ không sử dụng được như quần áo quá cũ hay rộng so với
họ, Còn đối với tiền mặt họ có thể mua được những thứ mà gia đình đang
cần và không phải bỏ phí bất kỳ thứ gì.

Từ những kết quả phân tích ở trên có thể thấy rằng cứu trợ bằng tiền mặt
là rất hữu ích và phù hợp với nhu cầu của người dân vùng dự án.
4.4.1.2. Sự phù hợp với điều kiện địa phương
Đây là một yêu cầu mà các dự án luôn quan tâm, bởi muốn thực hiện
được thành công thì sự phối hợp, nhận được sự đồng tình của chính quyền địa
phương rất là quan trọng.
Trong suốt tiến trình thực hiện dự án, chính quyền các cấp đã phối hợp
chặt chẽ và tham gia tích cực để cùng thực hiện và giám sát dự án. Họ cho
rằng so với việc cứu trợ bằng hiện vật thì cấp phát bằng tiền mặt thuận lợi hơn
rất nhiều. Điều này đã chứng tỏ rằng việc mà dự án đang tiến hành đã được sự
đồng tình nhất trí từ phía chính quyền các cấp.
25

×