ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
------------------
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: THU GOM VÀ XỬ LÍ RÁC THẢI SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, THỪA THIÊN HUẾ
Sinh viên thực hiện:
Giáo viên hướng dẫn:
Hoàng Thị Trang
PGS.TS Hoàng Hữu Hòa
Lớp: K45 KTTN & MT
Huế, 05/2015
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD:PGS.TS Hoàng Hữu Hòa
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài chuyên đề này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy
PGS.TS Hoàng Hữu Hòa – giáo viên hướng dẫn đã chỉ dẫn, chỉnh sửa tận tình
cho tôi trong suốt thời gian thực hiện chuyên đề tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm on các thầy cô trong khoa Kinh tế và phát triển,
trường Đại học Kinh tế Huế đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm
tôi học tập.Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là
nền tảng cho qúa trình nghiên cứu làm chuyên đề tốt nghiệp mà là hành trang
quý báu để tôi bước vào đời một cách tự tin và vững chắc.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị trong Phòng Tài Nguyên và Môi
Trường thị xã Hương Trà đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thu thập tài liệu,
số liệu trong thực tập tại đây.
Măc dù rất cố gắng nhưng đây là lần đầu tiên thực hiện một đề tài lớn, vì
vậy chuyên đề tốt nghiệp sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót; tối
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để chuyên đề của tôi
được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thị Trang
SVTH: Hoàng Thị Trang – Lớp: K45 KTTN & MT
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD:PGS.TS Hoàng Hữu Hòa
MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................1
1.Tính cấp thiết của việc chọn đề tài..................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................1
2.1. Mục tiêu chung............................................................................................................1
2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................................1
3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................2
3.1. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................................2
3.2. Phương pháp tổng hợp và xử lí số liệu...................................................................2
3.3. Phương pháp phân tích............................................................................................2
3.4. Phương pháp chuyên gia,chuyên khảo.......................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................3
4.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu..........................................................................3
4.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................3
4.2.1. Phạm vi nội dung..............................................................................................3
4.2.2. Phạm vi không gian..........................................................................................3
4.2.3. Phạm vi thời gian..............................................................................................3
Phân tích đánh giá thực trạng giai đoạn 2012- 2015; đề xuất giải pháp cho giai đoạn
2015- 2020..................................................................................................................3
PHẦN II.NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU GOM...............4
VÀ XỬ LÍ RÁC THẢI SINH HOẠT............................................................4
Lý luận chung về rác thải sinh hoạt....................................................................................4
1.1.1.Khái niệm rác thải.................................................................................................4
1.1.2.Phân loại rác thải...................................................................................................5
1.1.3.Khái niệm về rác thải sinh hoạt.............................................................................6
1.1.4.Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến đời sống kinh tế và xã hội.........................7
Khái niệm thu gom và xử lí chất thải rắn sinh hoạt...........................................................8
1.1.5.Thu gom chất thải rắn sinh hoạt............................................................................8
1.1.6.Xử lí chất thải rắn sinh hoạt................................................................................10
Tình hình thu gom và xử lí rác thải sinh hoạt trên thế giới, Việt Nam...........................13
1.1.7.Ở thế giới.............................................................................................................13
1.1.8.Ở Việt Nam........................................................................................................15
1.1.3. Tình hình thu gom và xử lí rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
......................................................................................................................................19
Chương 2: THỰC TRẠNG THU GOM VÀ XỬ LÍ RÁC THẢI SINH
HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ......................................21
2.1. Tình hình cơ bản của thị xã Hương Trà....................................................................21
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................21
2.1.1.1. Vị trí địa lí...................................................................................................21
2.1.1.2. Khí hậu........................................................................................................21
2.1.1.3.Thủy văn.......................................................................................................23
2.1.1.4. Khái quát về tài nguyên đất.........................................................................23
SVTH: Hoàng Thị Trang – Lớp: K45 KTTN & MT
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD:PGS.TS Hoàng Hữu Hòa
2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội....................................................................................26
2.1.2.1. Dân số, lao động.........................................................................................26
2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng..............................................................................................26
2.1.2.3 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.......................................................26
2.2. Thực trạng thu gom và xử lí rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã Hương Trà........29
2.2.1. Thực trạng thu gom và xử lí rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã Hương Trà. .29
2.2.2. Lượng rác thải,cơ cấu rác thải và nguồn phát sinh rác thải...............................30
2.2.2.1. Lượng rác thải............................................................................................30
2.2.2.2. Cơ cấu rác thải.............................................................................................31
2.2.2.3. Nguồn phát sinh rác thải.............................................................................31
2.2.3. Thành phần rác thải...........................................................................................31
2.2.4. Phương thức thu gom.........................................................................................32
2.2.5. Thưc trạng xử lí rác thải trên địa bàn thị xã Hương Trà....................................33
2.2.6. Đánh giá của nhà quản lí,công nhân thu gom và hộ gia đình đối với công tác quản
lí........................................................................................................................................34
2.2.6.1. Công nhân thu gom....................................................................................34
2.2.6.2. Hộ gia đình..................................................................................................35
2.3. Đánh giá chung công tác thu gom và xử lí rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã
Hương Trà........................................................................................................................35
2.3.1. Kết quả...............................................................................................................35
Hiện nay công tác thu gom và xử lí rác thải sinh hoạt ở thị xã Hương Trà đã được các
cấp các ngành quan tâm chú trọng.Các xã , phường trên thị xã đã thành lập các đội thu
gom và hợp đồng với công ty TNHH nhà nước môi trường và công trình đô thị Huế
thành lập được các bãi rác tập trung tại khu vực phường Hương Vân.Vì vậy các đường
làng ngõ xóm, khu vực công cộng cũng như khu trung tâm thị xã luôn được giữ gìn sạch
sẽ tạo cảnh quan đô thị và nông thôn trong sạch.Vấn đề xử lí rác thải hiện nay đạt hiệu
quả khá cao.......................................................................................................................35
2.3.2. Hạn chế...............................................................................................................35
2.3.3.Nguyên nhân........................................................................................................37
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆC THU GOM
.........................................................................................................................38
VÀ XỬ LÍ RÁC THẢI SINH HOẠT Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ,............38
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ..........................................................................38
3.1. Định hướng...............................................................................................................38
3.2. Giải pháp..................................................................................................................38
3.2.1. Các giải pháp về mặt quản lí .............................................................................39
3.2.2. Các giải pháp về mặt xử lí..................................................................................41
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................42
1.Kết luận.........................................................................................................................42
Từ mục đích và kêt quả nghiên cứu có thể đưa ra một số kết luận sau:...........................42
2. Kiến nghị......................................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................44
SVTH: Hoàng Thị Trang – Lớp: K45 KTTN & MT
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD:PGS.TS Hoàng Hữu Hòa
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND : Uỷ ban nhân dân
OECD
: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
CTR
: Chất thải rắn
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
SVTH: Hoàng Thị Trang – Lớp: K45 KTTN & MT
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD:PGS.TS Hoàng Hữu Hòa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Nguồn phát sinh rác thải và các thành phần của chất thải...........4
Bảng 2: Cách phân loại rác thải sih hoạt......................................................6
Bảng 3: Nguồn nhân công và các dụng cụ thiết bị thu gom tại chỗ............9
Bảng 4 Các hoạt động và thiết bị xử lí chất thải rắn tại nguồn.................11
Bảng 5: Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị ở một số nước..................13
Bảng 6: Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh.......................................17
ở các đô thi Việt Nam đầu năm 2007...........................................................17
Bảng 7: Lượng CTRSH đô thi theo vùng địa lí của Việt Nam..................18
Bảng 8: Lượng rác thải bình quân của toàn thị xã Hương Trà 2012- 2014
.........................................................................................................................30
Bảng 9: Lượng rác thải bình quân của hộ/ngày.........................................30
Bảng 10: Thành phần rác thải của các hộ gia đình trên thị xã Hương Trà
.........................................................................................................................32
Bảng 11: Cách xử lí rác thải của các hộ gia đình tại thị xã Hương Trà..33
SVTH: Hoàng Thị Trang – Lớp: K45 KTTN & MT
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD:PGS.TS Hoàng Hữu Hòa
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Tính cấp thiết của việc chọn đề tài
Công tác quản lí thu gom và xử lí rác thải thời gian qua trên địa bàn thị
xã Hương Trà đã có nhiều cố gắng, các cấp các ngành địa phương đã thật sự
vào cuộc. Nhưng nhìn chung môi trường rác thải trên địa bàn các phường xã
hiện nay vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế do ý thức của người dân chưa cao ,
một số bộ phận dân cư còn vứt và xả rác bữa bãi. Các cơ sở sản xuất tuy có
quan tâm xử lí nhưng vẫn chưa giải quyết một cách triệt để dẫn đến môi
trường cuộc sống nông thôn còn ô nhiễm chưa đáp ứng với nhu cầu đặt ra.
Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức trách nhiệm và nhận thức của người dân về
công tác thu gom xử lí rác thải còn nhiều hạn chế.Mặt khác việc phân công,
phân cấp trong công tác quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung, xử
lí thu gom rác thải nói riêng trên địa bàn thị xã vẫn còn nhiều bất cập, chưa
có giải pháp và chế tài để xử lí kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật về
công tác bảo vệ môi trường và thu gom rác thải.Vì vậy việc tổ chức, ban hành
chính sách, lựa chọn công nghệ thu gom, vận hành và xử lí rác thải, trang bị
thiết bị phù hợp để thu gom xử lí rác thải ngày càng cao, đảm bảo môi trường
cuộc sống ngày càng xanh sạch đẹp là công tác hàng đầu trong nhiệm vụ bảo
vệ môi trường để ổn định xã hội, góp phần phát triển kinh tế xã hội của thị xã
Hương Trà ngày càng bền vững.Từ những lí do đó em quyết định chọn đề
tài:
“Thu gom và xử lí rác thải sinh hoạt trên địa bàn Thị xã Hương Trà tỉnh
Thừa Thiên Huế” để làm chuyên đề thực tập cuối khóa của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích đánh giá thực trạng,đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả
thu gom và xử lí rác thải trên địa bàn thị xã Hương Trà.
2.2. Mục tiêu cụ thể
SVTH: Hoàng Thị Trang – Lớp: K45 KTTN & MT
1
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD:PGS.TS Hoàng Hữu Hòa
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận thực tiễn về rác thải môi trường ;
- Phân tích thực trạng thu gom và xử lí rác thải trên địa bàn thị xã
Hương Trà ;
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu gom và xử lí rác thải
trên địa bàn thị xã Hương Trà ;
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu gom và xử lí rác
thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã Hương Trà .
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp : Thu thập các tài liệu liên quan đến các vấn đề thu gom
và xử lí rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã Hương Trà thông qua các cơ quan
chức năng; các số liệu thu thập thông qua UBND thị xã Hương Trà, phòng Tài
Nguyên và Môi Trường thị xã Hương Trà ; giáo trình,sách, báo , internet.
- Số liệu sơ cấp :
+ Khảo sát thực địa, trực tiếp tham quan địa bàn thị xã để thấy được thực
trang thu gom, phân loại và xử lí rác thải của thị xã cũng như các hộ dân
trên một số xã phường được nghiên cứu
+ Phỏng vấn bằng phiêu điều tra để thu thập các ý kiến và đề xuất của
người dân về công tác thu gom và xử lí rác thải trên địa bàn thị xã.
+Bảng câu hỏi điều tra: Quy mô mẫu là 40 mẫu.Do hạn chế về mặt thời
gian cũng như kinh phí nên không thể điều tra toàn bộ các hộ trên địa bàn
nghiên cứu mà chỉ chọn mẫu ngẫu nhiên.Phương pháp điều tra là phỏng vấn
trực tiếp từng hộ dân với phiếu điều tra được chuẩn bị sẵn cho mục đích
nghên cứu.
3.2. Phương pháp tổng hợp và xử lí số liệu
- Tổng hợp tất cả các số liêu thu thập được bằng phương pháp phân tổ
thống kê theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu .
- Các số liệu thu thập được tính toán, xử lí bằng phần mềm excel.
3.3. Phương pháp phân tích
SVTH: Hoàng Thị Trang – Lớp: K45 KTTN & MT
2
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD:PGS.TS Hoàng Hữu Hòa
- Phương pháp thống kê mô tả: Phân tích số liệu sau khi thu thập từ
các thông tin thứ cấp , tiên hành phân loại, sắp xếp các thông tin theo thứ tự
ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin để làm rõ vấn đề: “Thu gom và
xử lí rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã Hương Trà”.
- Phương pháp so sánh: Cùng một chỉ tiêu nhưng thời gian giữa các
đối tượng khác nhau nên phải so sánh giữa các năm để rút ra nhận xét
3.4. Phương pháp chuyên gia,chuyên khảo
Tham khảo ý kiến của cán bộ phòng tài nguyên môi trường cũng như của
người dân , cán bộ địa phương để biết được công tác thu gom và xử lí rác thải
trên địa bàn thị xã Hương Trà.Đây là phương pháp quan trọng và có tính
khách quan cao vì ngoài việc tham khảo các ý kiến từ thầy cô hướng dẫn thì
các buổi gặp gỡ, thảo luận ý kiến với cán bộ địa phương, các nhân viên cũng
như các hộ gia đình góp vai trò hết sức quan trọng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu : Thu thập các tài liệu, thông tin liên quan đến
việc thu gom và xử lí rác thải trên địa bàn thị xã Hương Trà ; điều tra khảo sát
việc thu gom và xử lí , quản lí rác thải trên địa bàn thị xã Hương Trà ; Phân
tích tổng hợp, đánh giá hiện trạng thu gom và xử lí rác thải trên địa bàn thị xã
Hương Trà; đề xuất các giải pháp phù hợp để thu gom và xử lí rác thải trên
địa bàn thị xã Hương Trà cũng như ở Tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đối tượng khảo sát : các hộ gia đình trên địa bàn thị xã Hương Trà
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác thu gom và xử lí rác thải sinh hoạt
trên địa bàn thị xã Hương Trà.
4.2.2. Phạm vi không gian
Địa bàn thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế
4.2.3. Phạm vi thời gian
Phân tích đánh giá thực trạng giai đoạn 2012- 2015; đề xuất giải pháp
SVTH: Hoàng Thị Trang – Lớp: K45 KTTN & MT
3
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD:PGS.TS Hoàng Hữu Hòa
cho giai đoạn 2015- 2020.
PHẦN II.NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU GOM
VÀ XỬ LÍ RÁC THẢI SINH HOẠT
Lý luận chung về rác thải sinh hoạt
1.1.1. Khái niệm rác thải
Tại khoản 10 điều 3 của Luật bảo vệ môi trường 2005 thì “ Chất thải là
vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dich vụ,
sinh hoạt hoặc hoạt động khác”
Những thứ , những đồ vật, những sinh vật ... mà con người không dùng
hoặc sử dụng và bỏ đi gọi chung là chất thải.Rác thải là thành phần chủ yếu
của chất thải rắn nên rác thỉ cũng có thể gọi mà chất thải rắn.Có nhiều nguồn
gây ra rác thải khác nhau
Bảng 1: Nguồn phát sinh rác thải và các thành phần của chất thải
Nguồn
phát sinh
Khu dân
cư
Khu
thương
mai
Dịch vụ
Nơi phát sinh
Các hộ gia đình,chung cư
Cửa hiệu, nhà hang, chợ, văn
phòng,khách sạn,xưởng in....
Các dạng và thành phần của chất
thải rắn
Thức ăn thừa,rác,tro và các loại
khác
Thức ăn thừa,tro, rác, thủy tinh,
kim loại,chất rắn do quá trình phá
vỡ,xây dựng và các loại khac,...
Hoạt động dọn rác vệ sinh Rác,cành cây cắt tỉa, chất thải
công cộng đường phố, công viên,khu chung tại các khu vui chơi, giải
đô thị
vui chơi giải trí bùn cống...
trí,bùn cống rãnh...
Khu công Đường phố, khu vui chơi, bãi
Chất thải rắn và các loại khác
cộng
biển, công viên
Khu vực Chất thải rắn sinh hoạt, rác Chất thải do quá trình chế biến
sản xuất
công
thải từ quá trình sản xuất công nghiệp, phế liệu và các rác
công nghiệp
thải sinh hoạt
SVTH: Hoàng Thị Trang – Lớp: K45 KTTN & MT
4
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD:PGS.TS Hoàng Hữu Hòa
nghiệp
Thực phẩm bị thối rửa,chât thải
Nông
Đồng cỏ,đồng ruộng, vườn nông nghiệp như lá cây, cành cây...,
nghiệp
cây ăn quả,nông trại
chất thải đặc biệt như thuốc sát
trùng, phân bón,thuốc trừ sâu
( Nguồn: Công ty môi trường tầm nhin xanh, 2007)
1.1.2. Phân loại rác thải
Nếu xét theo phương thức thải, gồm có:
- Rác thải văn phòng: là các văn phòng phẩm không còn sử dụng nữa
- Rác thải sinh hoạt : các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh
hoạt, hoạt động, sản xuất của con người và động vật.
- Rác thải xây dựng: thải ra từ quá trình hoạt động của công trường xây
dựng và sửa chữa các công trình xây dựng, chủ yếu là các loại xà bần( gạch,
đất , đá vụn..)
- Rác thải y tế : là các vật ở thể rắn , lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở
y tế.
- Rác thải công nghiệp: là các chất thải phát sinh từ các hoạt động sản
xuất các nhà máy, xí nghiệp.
Nếu xét theo mức độ độc hại người ta phân thành rác thải nguy hại và
rác thải không nguy hại.
- Rác thải nguy hại : bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc
hại, rác thải sinh hoạt dễ bị thối rửa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các rác thải
phóng xạ, các rác thải nhiễm khuẩn , lây lan... có thể nguy hại tới con người,
động vật và gây nguy hại tới môi trường.Nguồn phát sinh ra rác thải nguy hại
chủ yếu từ các hoạt đông y tế,công nghiệp và nông nghiệp.
SVTH: Hoàng Thị Trang – Lớp: K45 KTTN & MT
5
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD:PGS.TS Hoàng Hữu Hòa
- Rác thải không nguy hại : là những rác thải không có chứa các chất và
hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp tương tác với các
chất gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người.
1.1.3. Khái niệm về rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh
hoạt, hoạt động, sản xuất của con người và động vật. Rác phát sinh từ các hộ
gia đình, khu công cộng, khu thương mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu xử lí
chất thải,..Trong đó, rác thải sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất. Số lượng, thành
phần chất lượng rác thải từng quốc gia, khu vực là rất khác nhau, phụ thuộc
vào trình độ phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật.Bất kì một hoạt động sống
của con người, tại nhà, công sở, trên đường đi, tại nơi công cộng.., đếu sinh ra
một lượng rác đáng kể.Thành phần chủ yếu của chúng là chất hữu cơ và rất dễ
gây ô nhiễm trở lại cho môi trường sống nhất. Cho nên rác thải sinh hoạt có
thể định nghĩa là những thành tàn tích hưu cơ phục vụ cho hoạt động sống của
con người, chúng không còn được sử dụng và vứt trả lại môi trường sống.
Bảng 2: Cách phân loại rác thải sih hoạt
Loại
Nguồn gốc
- Các vật liệu làm từ giấy
Ví dụ
- Các túi giấy, mảnh bì,
giấy vệ sinh...
- Có nguồn gốc từ các sợi
- Vải, len, bì tải, bì
- Các vật liệu và sản phẩm được chế nilon
Rác
hữu cơ
tạo từ gỗ, tra, cao su,..
- Đồ dùng bằng gỗ như
bàn, ghế, đồ chơi, dày,
- Các chất thải ra từ thực phẩm
ví bằng cao su...
- Thực phẩm dư thừa,ôi
- Các vật liệu và sản phẩm chế tạo từ thiu như rau củ quả....
chất dẻo
- Phim cuộn,túi chất
dẻo, chai lọ chất dẻo
SVTH: Hoàng Thị Trang – Lớp: K45 KTTN & MT
6
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD:PGS.TS Hoàng Hữu Hòa
-Các loại vật liệu và sản phẩm làm từ - Vỏ hộp nhôm, dây
Rác vô kim loại, thủy tinh
cơ
điện ,dao, chai, lọ..
- Các vật liệu không cháy ngòai kim - Vỏ trai, sò, gạch, đá,
loại và thủy tinh
gốm,..
Tất cả các loại vật liệu khác không - Đá cuội,cát, đất....
Rác
phân loại ở hai mục trên .Loại này có
hỗnhợp thể chia làm hai loại: kích thước lớn
hơn 5mm và kích thước nhỏ hơn 5mm
(Nguồn: Tin môi trường,2014)
1.1.4. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến đời sống kinh tế và xã
hội
Tác động đến môi trường không khí
Rác thải hữu cơ phân hủy và tạo ra mùi và các khi độc hại như CH4,
CO2,NH3, gây ô nhiễm môi trường không khí. Khí thoát ra từ các hố phân
chất làm phân, chất thải chôn lắp rác chứa CH4, H2S, các khí độc hại hữu
cơ,....Khí sinh ra từ quá trình thu gom, vận chuyển chôn lấp rác chứa các vi
trùng, các chất độc lẫn trong rác
Tác động đến môi trường đất
Rác thải sinh hoạt là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường đất.Đất bị
ô nhiễm do các nguyên nhân sau: Thứ nhất do thải vào đất một khối lượng lớn
chất thải công nghiệp. các chất ô nhiễm không khí lắng đọng trên bề mặt sẽ
gây ô nhiễm đất, tác động đến các hệ sinh thái đất, thứ hai do thải ra mặ đất
những rác thải sinh hoạt, các chất thải của quá trình xử lí nước.Thứ ba là do
dùng phân hưu cơ trong nông nghiệp chưa qua xử lí các mầm bệnh kí sinh
trùng, vi khuẩn đường ruột.., đã gây các gây bệnh truyền cho đất sau đó qua
người và động vật.
Ngoài ra, chất thải rắn vứt bừa bãi ra đất hoặc chôn lấp vào đất chứa các
chất hữu cơ khó phân hủy làm thay đổi độ pH của đất.Chất thải nguy hại phát
sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp khi đua vào môi trường
đất làm thay đổi thành phần cấp hạt,tăng độ chặt, giảm tính thấm nước, giảm
SVTH: Hoàng Thị Trang – Lớp: K45 KTTN & MT
7
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD:PGS.TS Hoàng Hữu Hòa
lượng mùn, làm mất cân bằng dinh dưỡng...làm cho đất chai cứng, không còn
khả năng sản xuất.
Tác động đến môi trường nước
Nước ngấm xuống đất từ các chất thải được chôn lấp, các hố phân, nước
làm lạnh tro xỉ, làm ô nhiễm nước ngầm.Nước chảy khi mưa to qua các bãi
chôn lấp,các hố phân , chảy vào các nương làm ô nhiễm nước mặt.Nước này
chứa các vi trùng gây bệnh, các kim loại nặng, các chất hữu cơ, các muối vô
cơ hòa tan vượt qúa tiêu chuẩn môi trường nhiều lần.
Tác động đến sức khỏe cộng đồng
Một trong những chất thải nguy hại xem là ảnh hưởng đến sức khỏe con
người và môi trường là các chất hữu cơ bền.Những hợp chất này vô cũng bền
vững , tồn tại lâu trong môi trường,có khả năng tích lũy sinh học trong nông
sản phẩm, thực phẩm gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm cho con người,đặc biệt
là bệnh ung thư.Đặc biệt các chất hữu cơ trên được tận dụng nhiều trong cuộc
sống của con ngưởi dạng dầu thải trong các thiết bị điện trong gia đình, các
thiết bị nghành điện.Theo đánh giá của các chuyên gia, các loại chất thải nguy
hại ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng nhất là đối với các khu
dân cư làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải.Cho đến nay
tác hại nghiêm trọng của chúng đã được thể hiện rõ qua các e bé bị dị dạng, số
lượng người dân bị tim mạch, rối loạn thần kinh, bệnh ngoại da,........
Tác động đến cảnh quan đô thị
Chất thải rắn đặc biệt là rác thải rắn sinh hoạt nếu không được thu gom,
xử lí và vận chuyển sẽ làm mất cảnh quan đô thị. Hiện tượng này xảy ra là do
ý thức của người dân chưa cao,tình trạng người vứt rác bừa bãi ra lòng lề
đường vẫn đang còn phổ biến
Khái niệm thu gom và xử lí chất thải rắn sinh hoạt
1.1.5. Thu gom chất thải rắn sinh hoạt
Thu gom chất thải rắn là quá trình thu nhặt rác từ các công sở, khu
thương mại, hộ gia đình hay là những điểm thu gom rác ,vận chuyển chúng
đến nơi chôn lấp,xử lí.
SVTH: Hoàng Thị Trang – Lớp: K45 KTTN & MT
8
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD:PGS.TS Hoàng Hữu Hòa
Việc thu gom phân loại chất thải rắn sinh hoạt có nhiều cách .phân loại ở
khu dân cư,tuy nhiên phân loại theo số tầng là cách phù hợp nhất đối với mục
tiêu quản lí và phân loại chất rắn ở các hộ gia đình. Theo cách phân loại này
nhà thấp hơn 4 tầng được gọi là nhà thấp tầng, từ 4 -7 tầng được gọi là nhà
trung bình và cao hơn 7 tâng được gọi là nhà cao tầng.Các nhà thấp tầng còn
được có thể phân thành căn hộ riêng lẻ, dãy các hộ riêng lẽ, và căn hộ nhiều
gia đình.
Dân cư ở các hộ riêng thấp tầng có trách nhiệm mang chất rắn và vật liệu
tái sinh đến các thùng chứa đặt trong hoặc gần nhà(Bảng )
Bảng 3: Nguồn nhân công và các dụng cụ thiết bị thu gom tại chỗ
Nguồn
Người chịu
Dụng cụ và thiết bị
trách nhiệm
phụ trợ
Khu dân cư
Máy ép hộ gia đình ,
- Nhà thấp tầng
Cư dân
thùng chứa lớn có bánh
xe, xe đẩy tay nhỏ có
bánh xe
Cư dân, nhóm bảo trì
- Nhà trung bình
chung cư, dịch vụ trong
nom nhà cửa, nhân viên
quản lí
Cư dân, nhóm bảo trì
- nhà cao tầng
Máng đỗ rác.máy nâng,
xe thu gom,băng
chuyền bằng khí nén
Máng đỗ rác, máy
chung cư, dịch vụ trong nâng,xe thu gom,băng
nom nhà cửa
chuyền bằng khí nén
Xe thu gom có bánh xe,
Nhân viên ,nhóm bảo
dãy thùng nhựa,túi
trì chung cư, dịch vụ
chứa, máy nâng, băng
trong nom nhà cửa
tải,băng chuyền bằng
Từ sản xuất công
Nhân viên, dịch vụ
khí nén.
Xe thu gom có bánh
nghiệp
trong nom nhà cửa
xe,dãy thùng chứa,máy
Khu thương mại
SVTH: Hoàng Thị Trang – Lớp: K45 KTTN & MT
9
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD:PGS.TS Hoàng Hữu Hòa
nâng, băng tải
Chủ sở hữu,cán bộ
Vùng đât trống
công viên, nhân viên đô Thùng có chứa nắp
thị
Các loại băng chuyền
Trạm xử lí
Công nhân vận hành
khác nhau và các dụng
cụ thiết bị vận hành thủ
công khác.
Từ nông nghiệp
Chủ nông trại, nông
Thay đổi tùy từng nơi
dân
(Nguồn : giáo trình quản lí chất thải rắn đô thị, TS. Nguyễn Trung Việt
và TS.Trần Thị Mỹ Diệu,2007)
1.1.6. Xử lí chất thải rắn sinh hoạt
Quá trình xử lí chất thải rắn sinh hoạt được áp dụng để (1) giảm thể tích,
(2) thu hồi vật liệu có thể tái sử dụng được, hoặc (3) thau đổi hình dạng vật lí
của chất thải.Các hình thức xử lí tại nguồn thường được áp dụng với các căn
hộ thấp tầng riêng lẻ của khu dân cư như nghiền chất thải thực phẩm, phân
loại chất thải, ép, đốt vả làm phân compost.Tuy nhiên hiện nay phương pháp
tự đốt chất thải trong trong sân nhà để giảm thể tích không được phép sử dụng
ở các vùng đô thị.Các quá trình xử lí thường được dùng ở khu dân cư nhà
thấp tầng,trung bình,cao tầng bao gồm phương pháp nghiền chất thải thực
phẩm, phân loại và ép cũng như các phương tiện cần thiết được trình bày ở
bảng sau:
SVTH: Hoàng Thị Trang – Lớp: K45 KTTN & MT
10
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD:PGS.TS Hoàng Hữu Hòa
Bảng 4 Các hoạt động và thiết bị xử lí chất thải rắn tại nguồn
Nguồn
Khu dân cu
Người chịu trách nhiệm
Hoạt động và thiết bị
Cư dân
Nghiền, phân loại,ép,
- Căn hộ thấp tầng và Cư dân
làm phân compost
Nghiền, phân loại,ép,
- Căn hộ thấp riêng lẻ
trung bình
- Căn hộ cao tầng
đốt (lò sưởi)
Nhóm bảo trì chung cư, Phân loại,ép, làm phân
dịch vụ
Cư dân
Nhóm
Thương mại
Công nghiệp
compost
Nghiền, phân loại,ép,
bảo
trì
đốt (lò sưởi)
chung Ép, phân loại, đốt,
cư,dịch vụ
nghiền, nghiền nhão
Dịch vụ trong nom nhà Phân loại, ép, nghiền,
cửa
đốt, nghiền nhão
Dịch vụ trong nom nhà Phân loại, ép, nghiền,
cửa
đốt, nghiền nhão
Trạm xử lí nước thải
Nhân viên vận hành
Thiết bị khử nước
Nông nghiệp
Chủ nông trại, nông dân
Thay đổi tùy từng loại
(Nguồn : giáo trình quản lí chất thải rắn đô thị, TS. Nguyễn Trung Việt
và TS.Trần Thị Mỹ Diệu,2007)
Các phương pháp xử lí chất thải rắn:
- Phương pháp nghiền chất thải thực phẩm
Máy nghiền chất thải thực phẩm đã được sử dụng rộng rãi trong 20 năm
qua, chủ yếu để nghiền chất thải từ quá trình chuẩn bị, nấu nướng và các dịch
vụ về thực phẩm.Hầu hết máy nghiền ở các hộ gia đình không thể nghiền
xương lớn và các chất thải cồn kềnh khác.
Về nguyên tắc máy nghiền nghiền các vật liệu đi qua nó đến kích thước
thích hợp để có thể vận chuyển trong hệ thống thoát nước.Vì thành phần chất
hữu cơ được nghiền đưa vào nước thải gây quá tải cho nhiều công trình xử lí
nước thải nên nhiều nơi cấm không được lắp đặt các máy nghiền chất thải
thực phẩm trừ khi trạm xử lí có đủ công suất hoạt động
SVTH: Hoàng Thị Trang – Lớp: K45 KTTN & MT
11
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD:PGS.TS Hoàng Hữu Hòa
Khi sử dụng máy nghiền nát chất thải thực phẩm, khối lượng chất rắn thu
gom tính trên đầu người sẽ giảm.Tuy nhiên đối với hoạt động thu gom, việc
sử dụng máy nghiền ở các hộ gia đình không ảnh hưởng đáng kể đến thể tích
chất thải rắn thu gom.
- Phương pháp ép:
máy ép nhỏ dùng trong các hộ gia đình riêng lẻ: Vài năm trước đây máy
ép nhỏ dùng cho các hô gia đình riêng lẻ đã xuất hiện trên thị trường .Theo
các nhà sản xuất tỷ số ép cảu các máy này dựa trên cở sở ép giấy xốp và giấy
lót làn sống .Mặc dù các máy ép có thể giảm thể tích ban dầu nhưng chúng
chỉ đươc sử dụng cho một phần nhỏ chất thải rắn sinh ra.Việc sử dụng máy ép
ở các hộ gia đình cũng có thể gây phản tác dụng đối với các hoạt đọng xử lí
chất thải sau đó
Máy ép dùng cho các chung cư.Để giảm thể tích chất rắn cần quản lí, các
máy ép thường được lắp đặt tại các chung cư.ở đáy của các máng đổ rác.Chất
thải rơi qua máng đổ rác tác động lên máy ép thông qua tế bào quan điện hoặc
công tắc, khi công tắc bị tác động chất thải được ép ra.Tùy theo thiết kế của
từng loại máy ép các chất thải đã ép có thể được đóng thành từng kiên.......
- Phương pháp Composting
vào những năm 1970 làm phân compost tại các hộ gia đình là phương
pháp tái sinh chất thải hữu cơ được ứng dụng rộng rãi.Đây là phương pháp
làm giảm thể tích và biến đổi thành phần vật lí của chất thải một cách có hiệu
quả đồng thời tạo ra sản phẩm phụ hữu dụng.
Làm phân compost ở nhà: Để làm phân compost ở sau nhà dân cư cần nắm
được một số phương pháp làm phân đối với lá cây,cỏ và các vụn cây cối bị cắt
xén.Bụi cây, gốc cây và gỗ cũng có thể làm phân compost được.Phương pháp
đơn giản nhất là đỗ vật liệu làm phân compst thành từng đống, tưới nước và đảo
trộn theo chu kì để cung cấp độ ẩm và oxy cho vi sinh vật sống và phát triển.
Lớp phủ bãi cỏ: những dạng làm phân compost khác như thải cỏ tren các
bãi cỏ mới xén .Nếu các cỏ đã xén này đủ nhỏ chúng có thể phủ một lớp trên
mặt đất.Theo thời gian lớp cỏ này sẽ chuyển thành phân compost.Hình thức
SVTH: Hoàng Thị Trang – Lớp: K45 KTTN & MT
12
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD:PGS.TS Hoàng Hữu Hòa
này không những giúp làm giảm lượng chất thải sinh ra tại nguồn mà còn cho
phép tái dinh dưỡng.
- Phương pháp đốt:
Trước đây việc đốt chất thải ở lò sưởi và ở sân nhà là rất phổ biến nhưng
hiện nay việc đốt đã bị cấm.Ảnh hưởng của việc đốt chất thải ở lò sưởi đến
lượng chất thải thu gom phụ thuộc vào vị trí và khoảng thời gian của mùa đốt
lò sưởi
Tình hình thu gom và xử lí rác thải sinh hoạt trên thế giới, Việt Nam
1.1.7. Ở thế giới
Lượng phát sinh rác thải trên thế giới phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nói
chung mức sống càng cao thì thì lượng chất thải phát sinh càng nhiều .Theo báo
cáo của ngân hàng thế giới (WB,1999) tại các thành phố lớn của New York tỉ lệ
phát sinh chất thải rắn là 1,8 kg/người/ngày, Singapore, Hồng Kông là 0,8 -1,9
kg/người/ngày.Sau đây là bảng phát sinh chất thải rắn tại một số nước.
Bảng 5: Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị ở một số nước
Tên nước
Nước thu nhập thấp
Nepal
Bangladesk
Việt Nam
Ấn Độ
Nước thu nhập trung bình
Inđônêsia
Philippines
Thái Lan
malaysia
Nước có thu nhập cao
Hàn Quốc
Singapore
Nhật Bản
Dân số đô thị hiện nay
(% tổng sô)
Lượng phát sinh chất
thải rắn đô thị hiên
nay(kg/người/ngày
27,80
0,64
13,70
0,50
18,30
0,49
20,80
0,55
26,80
0,46
40,80
0,79
35,40
0,76
54,00
0,52
20,00
1,10
53,70
0,81
86,30
1,39
81,30
1,59
100,00
1,10
77,60
1,47
(Nguồn: Bộ môn sức khỏe Môi trường, 2006)
SVTH: Hoàng Thị Trang – Lớp: K45 KTTN & MT
13
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD:PGS.TS Hoàng Hữu Hòa
Hình dung người tiêu dùng Mỹ ném bỏ một khối lượng rác thải sẽ cho ta
một sự thật kinh ngạc, các chất tahir bao gồm:
Lượng nhôm bỏ đi trong 3 tháng cũng đủ để chế tạo toàn bộ máy bay của
nước Mỹ.
Lượng thủy tinh vứt bỏ chỉ trong một tuần đủ để chất cao bằng trung tâm
thương mại quốc tế cao 412m .
Lượng lốp bỏ đi trong một năm đủ để quấn quanh hành tinh ba lần .
Lượng chén, đĩa, cốc bỏ đi trong một năm đủ để phục vụ 6 bữa ăn cho
tất cả mọi người trên toàn cầu.
Một lượng vải bỏ đi khoảng 18 triệu đơn vị trong một năm nếu nối lại từ
đầu này đến đầu kia đủ để nối liền với mặt trăng và trở về 7 lần
Theo thống kê của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) trung
bình một người Mỹ thải ra 700kg rác/ năm
Trên thế giới, các nước phát triển đã có những mô hình phân loại và thu
gom rác rất hiệu quả:
Californi: Nhà quản lí cung cấp đến từng hộ gia đình nhiều thùng rác
khác nhau.Kế tiếp rác sẽ được thu gom, vận chuyển, xử lí hoặc tái chế, rác
dduwwocj thu gom 3 lần/tuần với chi phí trả là 16,39 USD/tháng.Nếu có
những phát sinh khác như : Khối lượng rác tăng hay các xe chở rác phải được
phục vụ tận sâu trong các tòa nhà lớn, giá phải trả tăng thêm là 4,92
USD/tháng.Phí thu gom rác được tính dựa trên khối lượng rác, kích thước
rác,theo cách này có thể hạn chế được đáng kể lượng rác thải phát sinh.Tất cả
chất thải rắnđược chuyển đến bãi rác với giá 32,38 USD/tháng.Để giảm giá
thành thu gom rác thành phố cho phép nhiều đơn vị cùng đấu thầu việc thu
gom và chuyên chở rác.
Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành ba loại
riêng biệt và cho vào 3 túi với màu sắc khác nhau theo quy định: rác hữu cơ,
rác vô cơ, giấy, vải,thủy tinh và rác kim loại.Rác hữu cơ được đưa đến nhà
máy xử lí rác thải để sản xuất phân vi sinh.Các loại rác còn lại: giấy,vải, thủy
tinh,kim loại,.. đều được đưa đến cơ sở tái chế hàng hóa
SVTH: Hoàng Thị Trang – Lớp: K45 KTTN & MT
14
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD:PGS.TS Hoàng Hữu Hòa
Mỹ: hằng năm rác thải sinh hoạt của các thành phố Mỹ lên tới 210 triệu
tấn.Tính bình quân mỗi người dân Mỹ thải ra 2kg rác mỗi ngày.Hầu như
thành phần các loại rác thải trên đất nước Mỹ không chênh lệch quá lớn về tỷ
lệ,cao nhất không phải là hữu cơ như các nước khác mà là vô cơ(giấy các loại
chiếm 38%) do người Mỹ thường xuyên dùng các loại đồ hộp, thực phẩm ăn
sẵn cùng với các vật liệu có nguồn gốc vô cơ.
Pháp: Ở nước này quy định các vật liệu, nguyên liệu hay nguồn năng
lượng nhất định để tạo điều kiện dễ dàng cho việc khôi phục lại các vật liệu
thành phần.Theo đó đã có các quyết định cấm các cách xử lí hỗn hợp mà phải
xử lí theo phương pháp nhất định.Chính phủ có thể yêu cầu các nhà chế tạo và
nhập khẩu không sử dụng các vật liệu tận dụng để bảo vệ môi trường hoặc
giảm dớt sự thiếu hụt một vật liệu nào đó
Singapore: Đây là nước đô thị hóa 100% và là đô thị sạch nhất trên thế
giới.Để có kết quả như vậy , Singapore đầu tư cho công tác thu gom, vận
chuyển và xử lí đồng thời xây dựng một hệ thống luật pháp nghiêm khắc làm
tiền đề cho quá trình xử lí rác thải tốt hơn.Rác thải ở Singapore được thu gom
và phân loại bằng túi nilon.Các chất thải có thể tái chế được, được đưa về cho
các nhà máy tái chế còn các loại chất thải khác được đưa về nhà máy khác để
thiêu hủy.Ở Singapore có hai thành phần chính tham gia thu gom và xử lí rác
thải sinh hoạt từ các khu dân cư và công ty,hơn 300 công ty tư nhân chuyên
thu gom rác thải công nghiệp và thương mại.
1.1.8. Ở Việt Nam
Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển công nghiệp hóa hiện đại
hóa.Cung với sự phát triển này và dân số tăng nhanh cùng với mức sống được
nâng cao là nguyên nhân chính dẫn đến lượng phế thải phát sinh ngày càng
lớn. Chính do tốc độ phát triển kinh tế- xã hội khả năng đầu tư có hạn, việc
quản lí chưa chặt chẽ cho nên việc quản lí tại các khu đô thị, các nơi tập trung
dân cư với số lượng lớn, các khu công nghiệp,mức độ ô nhiễm do chất thải
rắn gây ra thường vượt qua tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.Hầu hết các bài rác
của các dô thị từ trước đến nay không theo một quy hoạch tổng thể nào,nhiều
SVTH: Hoàng Thị Trang – Lớp: K45 KTTN & MT
15
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD:PGS.TS Hoàng Hữu Hòa
thành phố , thị xã, thị trấn chưa có quy hoạch bãi chôn lấp chất thải.Việc xử lí
chất thải hiện tại ở các đô thị đã có bãi chôn lấp là chưa thích hợp,chỉ là
những nơi đỗ rác không được chèn lót kỉ, không được che đậy do vậy đang
tao ra sự ô nhiễm nặng nề tới môi trường đất, nước, không khí..ảnh hưởng
trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng.
Lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị ở nước ta đàngcó xu thế ngày
càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng 10%.Tỷ lệ tăng tập trung cao ở các
đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển cả về quy mô lẫn dân số và khu
công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ(19,9%), thành phố Phủ Lí (17,3%),
Hưng Yên (12.3%),....Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh chất
thải răn sinh hoạt tăng đồng đều hằng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5.0%)
SVTH: Hoàng Thị Trang – Lớp: K45 KTTN & MT
16
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD:PGS.TS Hoàng Hữu Hòa
Bảng 6: Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh
ở các đô thi Việt Nam đầu năm 2007
STT
Loại đô thi
Lượng CTRSH
bình quan/ người
1
2
3
4
5
Đặc biệt
Loại 1
Loại 2
Loại 3
Loại 4
Lượng CTRSH phát sinh
Tấn/ ngày
8.000
1.885
3.433
3.738
626
Tấn/ năm
0,84
2.920.000
0,96
688.025
0,72
1.253.043.
0,73
1.364.370
0,65
228.490
Tổng
6.453.930
(Nguồn; Cục bảo vệ môi trường năm 2008)
Tính theo vùng địa lý thì các đô thị vùng Đông Nam Bộ có lượng
CTRSH phát sinh lớn nhất 2.450.245 tấn/ năm ( chiếm 37,94% tổng lượng
phát sinh CTRSH các đô thị loại III trở lên của cả nước), tiếp đến là đô thị
vùng Đồng bằng Sông Hồng có lương phát sinh CTRSH là 1.622.060 tấn/
năm (chiếm 25,12%) .Các đô thị khu vực miền núi Tây bắc bộ có lượng phát
sinh CTRSH đô thị thấp nhất chỉ có 69.350 tấn/ năm ( chiếm 1,7 %), tiếp đến
là các đô thị thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên , tổng lượng phát sinh CTRSH
đô thị là 237.350 tấn/ năm ( chiếm 3,68%).Đô thị có lượng CTRSH phát sinh
lớn nhất là Thành Phố Hồ Chí Minh (5.500 tấn/ ngày), Hà Nội (2.500 tấn/
ngày); đô thị có lượng phát sinh CTRSH ít nhất là Bắc Kạn- 12.3 tấn/
ngày.Tỷ lệ phát sinh bình quân đầu người tính trung bình cho các đô thị trên
phạm vi cả nước là 0,73 kg/ người/ngày và các đô thi của các vùng trong cả
nước được thể hiện trong bảng sau đây
SVTH: Hoàng Thị Trang – Lớp: K45 KTTN & MT
17
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD:PGS.TS Hoàng Hữu Hòa
Bảng 7: Lượng CTRSH đô thi theo vùng địa lí của Việt Nam
Đơn vị
hành chính
1
2
3
4
5
6
7
8
ĐB sông Hồng
Đông Bắc
Tây Bắc
Bắc Trung Bộ
Duyên Hải NTB
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐB Sông Cửu Long
Tổng
Lượng CTRSH bình
quân/đầu người
(kg/người/ngày)
0,81
0,76
0,75
0,66
0,85
0,59
0,79
0,61
0,76
Lượng CTRSH
đô thị phát sinh
Tấn/ ngày
Tấn/năm
4.444
1.622.060
1.164
424.660
190
69.350
755
275.575
1.640
598.600
650
237.250
6.713
2.450.245
2.136
777.640
17.692
6.457.580
(Nguồn : Cục Bảo vệ môi trường,2008)
Quản lí chất thải rắn bao gồm các hoạt động: phòng ngừa và giảm thiểu
phát sinh CTR; phân loại tại nguồn; thu gom, vận chuyển; tăng cường tái sử
dung, tái chế;xử lí và tiêu hủy.Công tác quản lí chất thải rắn ở Việt Nam hiện
nay vẫn còn chưa tiếp cận với phương thức quản lí tổng hợp trên quy mô
lớn,chưa áp dụng đồng bộ các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế(3R)
để giảm tỉ lệ chất tahir chôn lấp.Hoạt động phân loại tại nguồn chưa được áp
dụng rộng rãi,chỉ mới được thí điểm trên quy mô nhỏ ở một số thành phố lớn
như Hà Nội,TP Hồ Chí Minh
Cơ chế quản lí tài chính trong hoạt động thu gom rác thải chủ yếu dựa
vào kinh phí bao cấp từ ngân sách nhà nước ,chưa huy động được các thành
phần kinh tế tham gia,tính chất xã hội hóa hoạt động thu gom còn thấp,người
dân chưa thực sự chủ động tham gia vào hoạt động thu gom cũng như chưa
thấy rõ được nghĩa vụ đóng góp kinh phí cho dịch vụ thu gom rác thải
SVTH: Hoàng Thị Trang – Lớp: K45 KTTN & MT
18
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD:PGS.TS Hoàng Hữu Hòa
1.1.3. Tình hình thu gom và xử lí rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế
Năm 2010 tỉnh thừa Thiên Huế thực hiện chương trình trọng điểm về bảo vệ
môt trường với tổng vốn đầu tư 100 tỷ đồng, trong đó huy động từ các doanh
nghiệp là 70 tỷ đồng còn lại là vốn từ ngân sách nhà nước.
Thừa Thiên Huế là địa phương xác định đúng yêu cầu kết hợp hài hòa giữa
tăng trưởng kinh tế và lợi ích đời sống cộng đồng.Tỉnh đã tăng cường công tác giáo
dục và triển khai có kết quả hoạt động bảo tồn thiên nhiên, nhằm phục hồi và bảo
vệ các hệ sinh thái đặc thù của địa phương, ngăn ngừa, hạn chế thấp nhất mức độ
gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường trên địa bàn.
Nhờ làm tốt công tác xã hội hóa thu gom và xử lí rác thải nên thành phố Huế
là một trong 10 đô thị sạch nhất do Hiệp hội các đô thị Việt Nam bình chọn.Công
ty Môi Trường và Đô Thị đã có nhiều sáng kiến làm sạch đô thị, tỉ lệ thu gom rác
thải đạt 80% khối lượng trở lên / ngày, hè phố được lát gạch hoặc bê tông hóa đạt tỉ
lệ từ 70 % trở lên.Công ty Môi Trường và Công trình Đo thị Huế đã phối hợp với
các phường xã tăng cường tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh đô thị, giữ vệ
sinh môi trường, đỗ rác đúng giờ và đúng nơi quy định.Đặt thêm 180 thùng rác
trên các tuyến phố trung tâm.Công ty đã tính toán xây dựng kế hoạch, lộ trình cho
từng tổ đội và cá nhân để thu gom và vận chuyển hết lượng rác thải trên 377km
đường phố với tổng lượng rác thải 4258 m3 ngày đêm.
Nhưng bên cạnh đó cùng với quá trình phát triển nhanh về nhà ở, các công
trình xây dựng mới, các làng nghề, gia tăng chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công
nghiệp chưa qua xử lí .... đã gây quá tải với hệ thống thoát nước, cây xanh bị chặt
phá gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Việc phân loại rác thải sinh hoạt ở các khu dân cư hộ gia đình trong tỉnh cũng
được tuyên truyền, phổ biến nhưng hiêu quả còn thấp.ước tính đến năm 2020 mức
tăng dân số đô thị kết hợp với đời sống nhân dân cao thì khối lượng rác thải sinh
hoạt phát sinh là 750 tấn/ ngày.Với mức tăng như vậy nếu chỉ trong chờ vào sự đầu
tư , quản lí của nhà nước thì khó giải quyết hết.Trước hết là do ngân sách để chi trả
SVTH: Hoàng Thị Trang – Lớp: K45 KTTN & MT
19