Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động trồng nấm rơm ở xã phú lương,phú vang, thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.07 KB, 31 trang )

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nấm rơm là loại nấm được sử dụng rộng rãi trong chế biến món ăn nhờ có giá trị
dinh dưỡng cao. Nấm rơm có vị ngọt, tính mát, rất bổ dưỡng đối với những
người có bệnh cao huyết áp, rối loạn lipid trong máu, xơ vữa động mạch, tiểu
đường, ung thư và các bệnh có liên quan đến bệnh lý mạch vành tim. Có thể chế
biến nấm rơm để ăn hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác để làm món ăn bài
thuốc.
Việc nghiên cứu và sản xuất nấm trên thế giới ngày nay đã phát triển mạnh
mẽ,nó đã trở thành một ngành công nghiệp thực thụ và đã đưa lại nguồn thu
nhập khá lớn cho một số quốc gia.Với thành phần dinh dưỡng đặc biệt,một số
loại nấm có giá trị về mặt dược liệu nên nghành trồng nấm hiện nay đang rất
được chú trọng.Thế giới càng phát triển dân số ngày càng đông trong khi diện
tích sản xuất nông nghiệp đang bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa làm cho vấn đề
an ninh lương thực,thực phẩm càng trở nên cấp thiết đối với mỗi quốc gia thì
những ngành sản xuất thực phẩm như trồng nấm càng tỏ ra thích hợp và mang lại
hiệu quả.
Xã Phú Lương, huyện Phú Vang đã được biết đến như một địa phương
trồng nấm nổi tiếng của tỉnh Thừa Thiên Huế với các loại nấm như nấm
Rơm,nấm Sò…Sản phẩm nấm của xã Phú Lương có chất lượng và số lượng luôn
đứng đầu toàn tỉnh.
Trồng nấm Rơm ở Phú Lương hiện nay ngày càng đóng góp một phần thu
nhập lớn trong tổng thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp của bà con nông
dân trong xã.Trên cơ sở đó tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu
quả kinh tế hoạt động trồng nấm Rơm ở Xã Phú Lương,Phú Vang, Thừa
Thiên Huế”.
1
1.2. Mc tiêu nghiên cu
+ Tìm hiểu thực trạng sản xuất và tiêu thụ nấm rơm tại xã Phú Lương, huyện
Phú Vang
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng nấm rơm


+ Tìm hiểu thuận lợi và khó khăn đối với sản xuất và tiêu thụ nấm rơm
2
PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lí luận
2.1.1 Nguồn gốc, đặc điểm, vai trò của nấm rơm
Nấm rơm (còn gọi là Nấm rạ, Thảo Cô) có tên khoa học là Volvariella volvacea,
thuộc họ Pluteaceae, bộ Agaricales, lớp phụ Hymenomycetidae, lớp
Hymenomycetes, ngành phụ Basidiomycotina, ngành Nấm thật - Eumycota, giới
Nấm - Mycota hay Fungi (Nguyễn Lân Dũng, 2003).
Nấm rơm là thực phẩm rất được người dân các nước Châu Á ưa chuộng và được
trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, nấm rơm có
thể được trồng trên nhiều loại nguyên liệu khác nhau như lục bình, bã mía, rơm
rạ,… nhưng nguyên liệu phổ biến nhất hiện nay mà người trồng nấm sử dụng
vẫn là rơm rạ. Nấm rơm có thể được trồng ở nhiều nơi trồng khác nhau, từ nơi có
nhiều ánh sáng mặt trời (trồng ngoài trời), đến nơi không chịu ảnh hưởng trực
tiếp của ánh sáng mặt trời (trồng trong nhà). Phổ biến nhất hiện nay là trồng nấm
rơm ngoài trời, tận dụng diện tích đất trống của nông hộ để đắp mô trồng nấm.
Nấm rơm là một loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng với hàm lượng protein
cao (2,66 - 5,05%) và 19 acid amin (trong đó có 8 loại acid amin không thay
thế), không làm tăng lượng cholesterol trong máu. Ngoài giá trị dinh dưỡng, nấm
rơm có thành phần chất xơ tương đối cao và thành phần lipid thấp nên có khả
năng phòng trừ bệnh về huyết áp, chống béo phì, xơ cứng động mạch, chữa bệnh
đường ruột,…. (Nguyễn Hữu Đống, 2002).
2.1.2 Lí luận về hiệu quả kinh tế
a: Khái niệm: Theo các nhà khoa học Đức (Stenien, Hanua, Rusteruyer,
Simmerman) hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong
một đơn vị hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất
trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản xuất
hàng hóa với tất cả phạm trù và quy luật kinh tế khác. Nó được hiểu là mối quan

hệ tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong
hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Bản chất về hiệu quả kinh tế: là mối quan hệ tổng hòa giữa hai yếu tố hiện vật
và giá trị trong việc sử dụng các nguồn lực vào sản xuất. Nói cách khác, hiệu quả
kinh tế là kết quả đạt được trong việc sử dụng hai yếu tố cơ bản trong sản xuất
kinh doanh. Hai yếu tố đó là:
+ Yếu tố đầu vào: chi phí trung gian, lao động sống, khấu hao tài sản, thuế
3
+ Yếu tố đầu ra: số lượng và giá trị sản phẩm, giá trị sản xuất, thu nhập, giá trị
gia tăng, thu nhập
b: Phương pháp tính hiệu quả kinh tế
Có nhiều phương pháp để xác định hiệu quả kinh tế song điều quan trọng
là chúng ta cần xác định chính xác kết quả thu được và chi phí phải bỏ ra cho
quá trình sản xuất kinh doanh. Tuỳ theo mục đích tính toán hiệu quả kinh tế mà
chúng ta xác định kết quả thu được sao cho phù hợp. Nếu mục tiêu của doanh
nghiệp là sản xuất ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu xã hội là chủ yếu thì kết quả
được sử dụng là tổng giá trị sản xuất (GO), nhưng với doanh nghiệp hay trang
trại phải thuê mướn nhân công thì kết quả thu được cần quan tâm lại là lợi
nhuận, còn đối với các nông hộ kết quả được quan tâm là thu nhập hoặc thu nhập
hỗn hợp.
Chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh là chi phí cho các yếu tố
đầu vào như đất đai, tư liệu sản xuất, lao động, tiền vốn, trình độ và công
nghệ.Tuỳ theo mục đích phân tích và nghiên cứu mà chi phí bỏ ra có thể tính
toán toàn bộ hoặc cho từng yếu tố chi phí.Thông thường chi phí bỏ ra được tính
là tổng chi phí, tổng chi phí trung gian.
Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí
bỏ ra.Điều đó có nghĩa là hiệu quả kinh tế là sự so sánh về mặt lượng giữa kết
quả và chi phí sản xuất.
Ta có công thức: H = Q/C
Trong đó: H: hiệu quả kinh tế

Q: kết quả thu được
C: chi phí bỏ ra
Phương pháp này phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem
xét được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả. Điều này
cho phép chúng ta so sánh hiệu quả ở các quy mô khác nhau.
[4]
c: Lí luận về tiêu thụ
+ Tổng giá trị sản xuất (GO)
4
GO là giá trị tính bằng tiền toàn bộ sản phẩm thu được trên một đơn vị diện tích
canh tác trong một chu kỳ sản xuất nhất định
+ Chi phí trung gian (IC)
IC là toàn bộ chi phí vật chất được sử dụng trong quá trình tạo ra sản phẩm. Nó
bao gồm toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ mua, thuê ngoài của hộ trong hoạt
động sản xuất
+ Giá trị gia tăng: (VA)
VA là kết quả cuối cùng thu được sau sau khi trừ đi chi phí trung gian của hoạt
động sản xuất kinh doanh
VA = GO – IC
+ Giá trị sản xuất tính cho một đơn vị chi phí trung gian (GO/IC): là chỉ
tiêu phản ánh về lượng số đơn vị giá trị sản xuất thu được khi bỏ ra một đơn vị
chi phí trung gian đầu tư sản xuất.
+ Giá trị gia tăng tính chi một đơn vị chi phí trung gian (VA/IC): là chỉ
tiêu phản ánh về lượng, cho biết cứ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra để đầu tư
cho nấm thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị gia tăng. Đây là chỉ tiêu quan trọng
nhất để đánh giá hiệu quả kinh tế đạt được.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm rơm trên thế giới
Ngành sản xuất nấm đã hình thành và phát triển trên thế giới từ hàng trăm năm
nay. Chính nhờ những giá trị về mặt dinh dưỡng và dược liệu mà ngành nấm

đang ngày càng phát triển trên thế giới. Nhiều giống nấm đã được đem trồng và
với kỹ thuật tiên tiến vì thế cây nấm đang được nuôi trồng chủ động hơn và nó
cũng trờ thành một loại thực phẩm ngày càng phổ biến trên thế giới. Bên cạnh
những giá trị về mặt dinh dưỡng trong bữa ăn, một số loài nấm còn có giá trị
dược liệu như linh chi, phục linh, đông cô.
Hiện nay trên thế giới đã ghi nhận được khoảng 2000 loài nấm ăn trong đó có 80
loài nấm ngon và được nghiên cứu nuôi trồng. Việc nghiên cứu sản xuất nấm ăn
cũng như công nghệ chế biến bảo quản nấm trên thế giới cũng phát triển rất
mạnh mẽ. Nó đã trở thành một ngành công nghiệp thực sự mang lại hiệu quả về
các mặt kinh tế, xã hội, thậm chí là môi trường cho các quốc gia.
Các nước trên thế giới hiện chủ yếu nghiên cứu và sản xuất nấm mỡ, nấm hương,
nấm rơm, nấm sò là chủ yếu. Khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu trồng nấm theo
5
phương pháp công nghiệp. Quy trình sản xuất được cơ giới hóa cao từ khâu
nguyên liệu đến thu hoạch chế biến với công suất từ 200 đến 1.000 tấn/năm.
Khu vực Châu Á triển khai các mô hình trang trại vừa và nhỏ, đặc biệt ở Trung
Quốc, nghề nấm đã thực sự đi vào từng hộ nông dân. Sản lượng nấm mỡ, nấm
hương của Trung Quốc lớn nhất thế giới. Sản lượng nấm trên thế giới được thể
hiện qua các sản lượng nấm của các nước chủ yếu là nấm mỡ, còn nấm hương thì
do Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là chính.
Hiện tại Trung Quốc vẫn là nước sản xuất nấm lớn nhất thế giới, năm 1995 sản
lượng nấm của Trung Quốc đạt 3 triệu tấn chiếm 60% sản lượng, riêng tỉnh Phúc
Kiến 800.000 tấn.
Đến năm 2005 thì tổng sản lượng nấm trên thế giới đạt khoảng 20 triệu tấn.
Riêng Trung Quốc chiếm 50% tổng sản lượng của toàn thế giới. Tốc độ tăng
trưởng về sản lượng nấm năm sau cao hơn năm trước trên 5%.
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm rơm ở Việt Nam
Vấn đề nghiên cứu và phát triển nghề sản xuất nấm ăn ở Việt Nam bắt đầu từ
những năm 70 của thế kỷ 20.
Năm 1984 thành lập và phát triển ngành sản xuất nấm ăn thuộc Đại học tổng hợp

Hà Nội.
Năm 1985 được tổ chức FAO tài trợ và UBND thành phố Hà Nội quyết định
thành lập trung tâm sản xuất giống nấm Tương Mai - Hà Nội.
Năm 1986 tổ chức FAO tài trợ và UBND thành phố Hồ Chí Minh quyết định
thành lập xí nghiệp nấm thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có một số đơn vị
khác.
Tham gia vào sản xuất và xuất khẩu nấm có thể kể đến một số đơn vị Unimex
Hà Nội, Công ty nấm Hà Nội, xí nghiệp nấm thành phố Hồ Chí Minh, Công ty
mây tre đan Hà Nội, Công ty liên doanh chế biến thực phẩm Meko
Năm 1992-1993, công ty nấm Hà Nội nhập thiết bị chế biến đồ hộp và “ nhà
trồng nấm công nghiệp” của Ý. Thành phố Hà Nội, Hải Hưng, Vĩnh Phúc, Thanh
Hóa, Thái Bình đã đầu tư hàng tỷ đồng cho nghiên cứu sản xuất nấm. Phong trào
trồng nấm mỡ trong các năm 1988-1992 mở rộng hầu hết các tỉnh phía Bắc với
hàng ngàn hộ tham gia. Tuy nhiên, đến năm 1996, do nhiều nguyên nhân nên chỉ
còn lại Hà Tây, Hà Nội, Vĩnh Phúc và một số cơ sở nhỏ lẻ khác.
Sự tăng trưởng của ngành trồng nấm ở miền Bắc trong những năm trước đây là
không đồng đều.
Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và miền Nam đang phát triển nghề trồng
nấm rơm rất nhanh. Sản lượng tăng theo cấp số nhân, năm 1990 mới đạt vài
tấn/năm thì hiện nay đạt trên 100.000 tấn/năm. ĐBSCL cung ứng phần lớn nấm
6
rơm cho cả nước, là khu vực có đủ các điều kiện để phát triển mạnh nghề trồng
nấm rơm như:
- Điều kiện tự nhiên: các tỉnh phía Nam có sự chênh lệch về nhiệt độ giữa tháng
nóng và tháng lạnh là không lớn lắm nên có thể trồng nấm rơm quanh năm.
- Bình quân 1 tấn lúa sẽ có được khoảng 1,2 tấn nguyên liệu trồng nấm (rơm, rạ).
Nếu kể đến các phế phẩm khác như: mạt cưa, lục bình, bã mía,… thì khu vực sẽ
có nguồn nguyên liệu rất lớn để trồng nấm rơm.
- Trồng nấm không cần nhiều diện tích, chủ yếu là tận dụng những khoảng trống
quanh nhà để chất nấm như: sân vườn, mái hiên, …

- Tận dụng thời gian nhàn rỗi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là vào mùa lũ,
thời gian nhàn rỗi của nông dân là rất nhiều, lại không có việc làm để tạo thu
nhập ngoài việc giăng câu, giăng lưới. Bên cạnh đó, việc trồng nấm rơm không
đòi hỏi kỹ thuật phức tạp nên các lao động phụ cũng có thể tham gia trồng nấm
rơm.
Trong những năm 1985-1995, nhà nước và các địa phương đã chi hàng chục tỷ
đồng cho nghiên cứu và sản xuất nấm nhưng hiệu quả đem lại không như mong
muốn, thậm chí là thua lỗ, gây mất uy tín với khách hàng quốc tế, chưa sử dụng
hết tiềm năng của nó. Điều này là do nhiều nguyên nhân:
2.2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm rơm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế
Hiện nay,trong số 10 loài nấm được sản xuất rộng rải ở các tỉnh thì nấm Rơm
được trồng nhiều nhất.
Nấm Rơm được dùng như một loại thực phẩm tươi giàu dinh dưỡng.Mặc dù
chi phí sản xuất và giá bán của nấm Rơm tương đối cao so với các loại rau khác
nhưng nó vẫn được sử dụng tương đối rộng rãi.
Ngoài các hộ gia đình,những khách hàng thường xuyên mua nấm tươi chính
là những khách sạn ,nhà hàng phục vụ các món ăn đặc sản.Nấm Rơm được chế
biến thành nhiều món ăn ngon và cũng có thể chế biến kết hợp với các loại thực
phẩm khác như cá,tôm,thịt lợn,thịt gà.
Huyện Phú Vang là vùng trọng điểm lúa của cả tỉnh, diện tích lúa hàng năm
trên 10.000 ha. Trong những năm qua huyện đã tích cực chuyển đồi cơ cấu cây
trồng theo hướng sản xuất hàng hóa đồng thời phát triển ngành nghề để tăng thu
nhập cho nông dân. Được biết nấm rơm là nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng
cao, thức ăn sạch, việc sản xuất nấm rơm còn tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có
7
tại địa phương, giải quyết nguồn lao động nhàn rỗi, ngoài ra bã nấm sau thu hoạc
sẽ làm phân hữu cơ cho các cây trồng. Vì vậy từ năm 2002 đến nay được sự chỉ
đạo và hỗ trợ của UBND huyện, phòng nông nghiệp phối hợp với trung tâm
khuyến nông khuyến lâm tỉnh tổ chức nhiều lớp tập huấn, thực hiện các mô hình

thâm canh nấm rơm ở các xã Phú Lương, Phú Đa và Vinh Thái. Nên nghề sản
xuất nấm rơm phát triển rất mạnh, tuy nhiên bà con nông dân vẫn còn gặp nhiều
khó khăn như không chủ động về nguồn giống, sản phẩm chủ yếu bán cho các tư
thương nên nhiều khi bị ép giá so với thị trường
Tóm lại, nghề nấm hình thành cách đây hơn 10 năm, với ban đầu chỉ có số ít
hộ tham gia nhưng sau khi có hiệu quả mọi người đã mạnh dạn nhân rộng ra, kết
hợp với các chương trình khuyến nông về nấm của tỉnh, của huyện như: tập huấn
kĩ thuật, thực hiện mô hình thâm canh nấm rơm, nấm sò ở Phú Lương, Phú Đa…
nghề trồng nấm đã bắt đầu phát triển từ năm 2004 trở lại đây. Số lượng hộ sản
xuất ngày càng tăng lên với quy mô lớn hơn. Huyện đã có dự án thành lập nghề
nấm ở 3 thôn vùng trên của xã Phú Lương, có các dự án xây dựng cơ sỏ sản xuất
meo nấm ở HTX Phú Lương 1 và Phú Đa, dự án xây dựng cơ sở chế biến nấm
rơm đóng hộp, nấm rơm sấy khô ở xã Phú Đa, các chương trình hỗ trợ cho người
sản xuất như vay vốn qua hội phụ nữ, hội nông dân huyện…tạo điều kiện cho bà
con yên tâm sản xuất nâng cao thu nhập cho gia đình, thực hiện chủ trương phát
triển nông nghiệp nông thôn, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, phát triển ngành
nghề giải quyết lao động lúc nông nhàn. Đồng thời góp phần cải thiện cuộc sống
cho người dân thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở huyện nhà.
8
Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cu
Đối tượng nghiên cứu là các hộ trồng nấm tại xã Phú Lương - Huyện Phú
Vang
3.2. Phạm vi nghiên cu
Địa điểm nghiên cứu là 3 thôn trồng nấm lớn nhất của xã Phú Lương -
Huyện Phú Vang. Đó là các thôn: Vĩnh Lưu, Lê Xá Đông Và Đông B.
Thời gian thực hiện từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2011.
3.3 Phương pháp nghiên cu
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu
Thu thập thông tin thứ cấp

- Từ các báo cáo hoạt động kinh tế của UBND huyện Phú Vang
- Từ các báo cáo hoạt động kinh tế của UBND xã Phú Lương
Thu thập thông tin sơ cấp
- Phỏng vấn hộ sản xuất: Thông tin chung về các hộ sản suất, tình hình sản
xuất và các yếu tố liên quan đến sản xuất khác. Số lượng 45 hộ
- Phỏng vấn người am hiểu: trưởng thôn, chủ nhiệm hợp tác xã, cán bộ trạm
khuyến nông khuyến ngư huyện Phú Vang, cán bộ phụ trách nông nghiệp
huyện Phú Vang, hội nông dân huyện Phú Vang.
+ Nội dung phỏng vấn
Hoạt động trồng nấm có từ bao giờ
Năng suất như thế nào
Thu nhập của người trồng nấm cao hay thấp
Hiệu quả kinh tế mang lai cho người dân từ hoạt động trồng nấm
Những thuận lợi và khó khăn trong khâu tiêu thụ nấm
- Quan sát tình hình sản xuất cuả thôn
- Chọn điểm thông qua người am hiểu: trưởng thôn, hội nông dân, hội phụ
nữ.
3.3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
Việc nhập và xử lý số liệu được tiến hành trên phần mềm EXCEL 2003
3.3.3. Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu
- Chọn điểm: xã Phú Lương huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
Địa điểm nghiên cứu là 3 thôn: Vĩnh Lưu, Lê Xá Đông Và Đông B
Vì tập trung chủ yếu các hộ trồng nẩm rơm tại 3 thôn này
9
- Chọn mẫu (1 mẫu) :đặc điểm của hoạt động trồng nấm rơm tại điểm nghiên
cứu (xã) bao gồm nhiều loại hộ khác nhau, việc chọn mẫu đều tra cần phải
mang tính đại diện cho các loại hộ tham gia hoạt đông trồng nấm rơm. Do
vậy tiêu chí chọn hộ là:
+ Phải là hộ có trồng nấm rơm
10

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận của xã Phú Lương
4.1 Đặc điểm cơ bản của xã
4.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Phú Lương
4.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
a: Vị trí địa lý, địa hình
Xã Phú Lương là một xã vùng ven thành phố, cách thành phố Huế khoảng
10 km, có vị trí địa lý thuận lợi:
+ Phía Bắc giáp với xã Phú Hồ, xã Phú Xuân
+ Phía Nam giáp với xã Phú Đa, thị xã Hương Thủy
+ Phía Tây giáp với thi xã Hương Thủy
+ Phía Đông giáp với xã Phú Xuân
Do có vị trí giáp với các xã khác nên thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn
hóa, xã hội. Đặc biệt xã có đường bê tông tỉnh lộ 10 chạy ngang qua, càng
thuận tiện cho việc lưu thông, trao đổi buôn bán giữa các vùng.
b: Thời tiết, khí hậu
Xã Phú Lương cũng như các xã khác của huyện Phú Vang đều chịu sự chi
phối chung của khí hậu nội chí tuyến nhiệt đới gió mùa, có ảnh hưởng của
khí hậu đại dương, vì vậy có những đặc trưng về thời tiết, khí hậu là: nhiệt
độ cao đều quanh năm (25
o
C - 39,8
o
C), lượng mưa biến động theo mùa khá
rõ ràng (mùa mưa và mùa khô) và chịu ảnh hưởng nhiều của bão. So với các
vùng khác của huyện Phú Vang thì xã Phú Lương nằm trong tiểu vùng có
điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi để phát triển nghề trồng nấm, mang lại
hiệu quả kinh tế cho người dân.
c: Địa hình, đất đai
Là một xã đồng bằng, hàng năm thường bị ngập úng vào mùa mưa, bị hạn
vào mùa khô. Điều này đã ảnh hưởng nhiều đến việc sản xuất nông nghiệp

nói chung và sản xuất nấm rơm nói riêng của xã.
Song nhờ vào diện tích trồng lúa của toàn xã nhiều nên thuận lợi cho việc
thu gom rơm rạ để sản xuất nấm rơm có hiệu quả.
4.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
- Dân số và lao động
11
Bảng 1: Bảng dân số và lao động của xã Phú Lương
Chỉ tiêu Năm 2010
Tổng số hộ 1.331
Tổng nhân khẩu 6.581
Tổng lao động
+ Lao động trong nông nghiệp
+ Lao động ngoài nông nghiệp
1.131
120
( Nguồn khảo sát 2010 )
Năm 2010, xã đã đưa 01 lao động đi làm việc ở nước ngoài đạt 12,5% chỉ
tiêu Huyện giao, ngoài ra còn tạo điều kiện cho nhiều lao động tham gia làm
việc ở các công ty trong và ngoài tỉnh. Hơn nữa, việc sản xuất nấm rơm của
xã đang ngày càng phát triển, hiện nay thì toàn xã đã có 566 hộ trồng nấm
rơm với 900 vòm, đây là nguồn thu nhập chính của người dân, tạo ra công
ăn việc làm ổn định, nâng cao mức sống, tăng kinh tế hộ gia đình. Và trong
năm nay đã có chủ trương chính sách xây dựng làng nghề trồng nấm của xã
Phú Lương, hiện vốn đầu tư ban đầu là 200 triệu, đây cũng là bước đầu khởi
sắc, đem lại hy vọng lớn đối với người lao động. Việc quy hoạch lại cơ sở hạ
tầng, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ để từng bước đưa một vùng
trồng nấm lâu đời thành một làng nghề phục vụ cho du lịch, ẩm thực sẽ là
thuận lợi lớn trong việc giải quyết việc làm cho người dân trong những năm
sắp tới.
[1]

4.1.2 Tình hình sử dụng đất đai của địa phương
Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã Phú Lương là 1.811 ha, bao gồm đất
nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa được sử dụng. Trong đó, đất
nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, năm 2008 chiếm 71,25% và năm 2009, 2010
chiếm 68,23% trong tổng số đất tự nhiên chứng tỏ đa số người dân của xã
Phú Lương phần lớn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Đất sử dụng cho
việc trồng cây hàng năm chiếm diện tích khá cao, lên tới 1.183,52 ha năm
2008 và 1.138,37 ha năm 2009, 2010, trong khi đó thì diện tích sử dụng cho
trồng cây lâu năm chỉ là 8,83 ha năm 2008, và 16,00 ha năm 2009, 2010.
Qua đó, ta thấy được thu nhập chính của người dân ở đây là chủ yếu dựa vào
việc sản xuất các loại cây ngắn ngày, thu hoạch cho năng suất cao. Đặc biệt,
diện tích trồng nấm chiếm rất nhỏ so với diện tích trồng cây hàng năm
nhưng nó cũng góp phần vào việc tăng sản lượng cây trồng, năng suất, mang
lại kinh tế cho toàn xã.
12
Diện tích đất nông nghiệp của toàn xã một số năm có xu hướng giảm xuống,
trong 4 năm gần đây thì diện tích đất nông nghiệp năm 2010 đã giảm
90,76% so với năm 2009, và cơ cấu diện tích đất giữa 3 năm 2008, 2009,
2010 vẫn không đổi và lý do của việc giảm diện tích đất nông nghiệp là
người dân một phần đã chuyển đất sản xuất thành đất ở, đất chuyên dùng.
Và vấn đề đặt ra là làm sao cho quy hoạch phải đồng đều giữa đất ở và đất
sản xuất, để tránh tình trạng một số hộ dư thừa đất ở, hoặc có hộ gia đình
thiếu đất sản xuất, để tránh ảnh hưởng đến việc nâng cao thu nhập, ổn định
sản xuất, đời sống cho mỗi hộ gia đình.
[1]
4.1.3 Tình hình phát triển kinh tế
-Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Xã đã tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện có hiệu quả việc phát triển
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cùng một số ngành nghề có trên địa bàn
như cơ khí phục vụ nông nghiệp, mộc, nề, may mặc v.v…

Hơn nữa, xã đã duy trì thực hiện việc ứng dụng KHKT vào sản xuất, meo
nấm rơm và nấm dược liệu có giá trị kinh tế cao.
- Về sản xuất nông nghiệp
+ Trồng trọt
Tổng diện tích gieo trồng năm 2010 là 2.241,67 ha đạt 100% tăng 0,6% năm
2009.
Trong đó diện tích lúa: 2.232,67 ha đạt 100% kế hoạch, tăng 0,7% năm
2009. Do triển khai có hiệu quả tăng năng suất cuối vụ đạt năng suất 61,89
tạ/ha đạt 101,14%, sản lượng 13.819 tấn đạt 101,52% kế hoạch.
Diện tích màu và cây công nghiệp: 9 ha đạt 10% kế hoạch.
+ Chăn nuôi
Đối với lĩnh vực nuôi cá nước ngọt, trong năm thực hiện được 01 vụ với
9,6 ha, tổng thu 750.000 đồng - 800.000 đồng/ha. Hiện tại, công tác nuôi các
được nhân dân hưởng ứng chưa cao do nhiều nguyên nhân như kỹ thuật nuôi
cá còn thiếu, việc đầu ra không được ổn định. Bên cạnh đó, bờ bao khoanh
vùng, thửa cũng chưa được đảm bảo.
Việc tích cực trong công tác khuyến nông, đưa con giống, đảm bảo nuôi gia
súc, gia cầm đúng kĩ thuật, phòng trừ dịch bệnh đã phát triển chăn nuôi của
xã.
Đến nay đàn trâu có 85 con giảm 103 con so với năm 2009.
Đàn bò có 70 con giảm 45 con so với cùng kỳ năm trước.
Đàn lợn có 6.500 con tăng 1.490 con (lợn nái 330 con).
Tổng đàn gia cầm là 89.000 con tăng 1500 con.
Đặc biệt trong năm 2009, xã đã phát triển 02 trang trại chăn nuôi lợn và gà
công nghiệp, 09 trang trại chăn nuôi thủy cầm. Ước tính tổng thu nhập tăng
13
lên hàng trăm triệu đồng, đây là mô hình mới làm ăn có hiệu quả, cần nhân
rộng trên địa bàn toàn xã.
[1]
4.1.4 Cơ sở hạ tầng - giao thông, thủy lợi

Cơ sở hạ tầng đang ngày càng nâng cấp, xã đã triển khai xây dựng nhhiều dự
án như 02 hội trường của thôn Lê Xá Trung và Lương Lộc, xây dựng hoàn
thành và đưa vào sử dụng công trình chợ của xã tại thôn Khê Xá, phục vụ
cho giao lưu buôn bán. Tiến hành xây dựng cầu quán Đông A, triển khai
thực hiện xong 1,5 km bê tông nông thôn ….
-Về lĩnh vực giáo dục - thông tin văn hóa
Ngành giáo dục ở xã Phú Mậu trong những năm gần đây đã được chính
quyền địa phương, cơ quan đoàn thể quan tâm đầu tư đúng mức. Ngành giáo
dục và đào tạo của xã có nhiều chuyển biến tích cực, cơ sở vật chất (trường
lớp, dụng cụ học tập ), phục vụ cho dạy và học các cấp học, ngành học
được xây dựng và phát triển, được lãnh đạo xã quan tâm và vận động nhân
dân bỏ ra hàng trăm triệu đồng để đầu tư.
-Y tế
Y tế của xã trong năm qua ổn định, hoạt động có hiệu quả, hoàn thành 100%
kế hoạch chương trình tiêm chủng mở rộng, triển khai có hiệu quả chương
trình mục tiêu quốc gia chống các bệnh xã hội, thực hiện chính sách BHYT
cho tất cả các đối tượng, làm tốt công tác khám và chữa bệnh tại trạm y tế.
[1]
4.2 Tình hình sản xuất nấm rơm tại xã Phú Lương
4.2.1 Khái quát tình hình sản xuất nấm rơm tại xã Phú Lương
Nghề làm nấm Rơm phát triển ở xã Phú Lương trong khoảng 10 năm qua.
Nghề làm nấm ra đời phát triển bên cạnh các nghề phụ như chăn nuôi và
chằm nón của những người dân trong xã.Toàn xã có 566/1343 hộ tham gia
hoạt động trồng nấm. Đặc biệt ở thôn Lê Xá Đông có 120 hộ tham gia,Đông
B hơn 80,Vĩnh Lưu 110 còn lại phân bố rãi rác ở các thôn khác.
14
Bảng 2
[2]
: Số hộ tham gia sản xuất nấm Rơm ở các thôn của xã
Phú Lương năm 2010

TT Thôn Tổng số hộ
của thôn
Số hộ sản
xuất nấm
Rơm
Tỷ lệ %
1 Giang Trung 91 6
2 Giang Đông A 80 10
3 Giang Đông B 123 83
4 Giang Tây 129 36
5 Khê Xá 99 50
6 Lê Xá Đông 215 120
7 Lê Xá Trung 57 7
8 Lê Xá Tây 211 9
9 Lương Lộc 129 10
10 Vĩnh Lưu 200 110
Tổng 1343 566
(Nguồn:Báo cáo thống kê xã Phú Lương
2010)
4.2.2. Tình hình sản xuất nấm rơm của các hộ đều tra
4.2.2.1 Đặc điểm cơ bản của các hộ đều tra
a Nhân khẩu và lao động
15
Bảng 3:Tình hình nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra (Tính BQ/hộ)
Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng Tỉ trọng (%)
Tổng số hộ Hộ 40
Tổng nhân khẩu Người 5.1
Nhân khẩu
BQ/hộ
Người 2.494

Tổng lao động Lao động 2.025
Lao động BQ/hộ Lao động 2.429
(Nguồn:Số liệu điều tra năm
2010)
Qua số liệu điều tra, ta thấy số nhân khẩu BQ/hộ là 5,1 khẩu, Số lượng lao
động trong gia đình là 2,025 chiếm 39,1%, mỗi nhà có từ 2 đến 3 lao động
đây là lực lượng lao động chính để phát triển kinh tế hộ gia đình.Hầu hết số
lượng lao động trong gia đình làm nông nghiệp chiếm,chứng tỏ nghề nông
mang lại thu nhập chủ yếu cho người dân, một phần nhỏ làm các ngành nghề
phụ khác cũng góp phần không nhỏ để nâng cao cuộc sống gia đình.Nhưng
vào những ngày mùa họ cũng tham gia sản xuất nông nghiệp.
Số khẩu/LĐ là 2,494 điều này cho thấy cứ mỗi lao động trong gia đình
phải gánh vác, nuôi trung bình thêm 1,494 khẩu, do đó có nhiều khó khăn,
tạo động lực cho việc ngày càng nâng cao thu nhập ổn định cuộc sống gia
đình của người dân.
Số năm kinh nghiệm là 7,75 năm, chứng tỏ người dân bắt đầu trồng nấm
Rơm cũng đã lâu. Nếu như được chính quyền địa phương đầu tư về kĩ thuật,
giống, vốn thì chắc chắn cùng với kinh nghiệm sẵn có của mỗi hộ gia đình,
sẽ phát triển được hoạt động trồng nấm ở xã Phú Lương.
b. Tình hình sử dụng đất
Bảng 4: Bảng tình hình đất đai của các hộ điều tra năm 2010
(Tính BQ/hộ)
Chỉ tiêu Diện tích (Sào)
Cơ cấu(%)
Tổng diện tích 21.7 100
16
2
1. Đất ở 1.6
4


7.56
1.1 Đất làm nhà 0.1
8

0.82
1.2 Đất vườn 1.4
6

6.74
2. Đất canh tác 20.0
8

92.44
2.1 Đất trồng lúa 19.7
5

90.95
2.2 Đất màu,nuôi cá 0.1
3

0.58
2.3 Đất trồng nấm
2.5
11.5
(Số liệu điều tra năm 2010)
Diện tích BQ/hộ của địa phương là 21.72 sào trong đó đất nhà ở là 1.64 sào
chiếm 7.56%, còn đất canh tác là 20,08 sào chiếm 92.44%, và diện tích đất
canh tác được mỗi hộ gia đình xã Phú Luơng phần lớn sử dụng cho việc
trồng lúa, cứ mỗi hộ trung bình có 19,75 sào ruộng, thu hoạch mỗi năm 2 vụ,
đem lại thu nhập chính cho người dân. Bên cạnh đó, người dân sử dụng một

phần đất để trồng nấm rơm, tuy diện tích không lớn chỉ chiếm 0,44% trong
tổng số đất canh tác, do công đầu tư, chi phí sản xuất thấp do đó mỗi hộ luôn
có 1,2-3 vòm nấm để sản xuất quanh năm, tuy được xem là lĩnh vực phụ
trong việc phát triển kinh tế hộ nhưng nó lại là nghề mang lại giá trị kinh tế
cao.
Nhưng ta vẫn thấy diện tích, quy mô từ 1-3 vòm vẫn còn rất nhỏ, khó có thể
sản xuất hàng hóa theo quy mô lớn, do đó cần nâng cao quy mô, mở rộng
diện tích đất canh tác trồng nấm rơm của hộ gia đình bằng việc áp dụng kĩ
thuật, đầu tư vốn sẽ mang lại năng suất, sản lượng cao, dẫn đến phát triển
kinh tế của vùng.
c. Tình hình trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nấm rơm
Qua tình hình sử dụng tư liệu sản xuất của 40 hộ đã điều tra, ta nhận thấy
rằng việc đầu tư trang thiết bị cho việc sản xuất trồng nấm của các hộ còn
thấp, tuy việc trồng nấm không đòi hỏi cao về công lao động nhưng để trồng
nấm rơm có hiệu quả thì cần các trang thiết bị kĩ thuật, tư liệu sản xuất phù
hợp để nâng cao năng suất. Hiện nay, mỗi gia đình với quy mô nhỏ, trung
bình họ chỉ sử dụng một máy bơm nước, đây là tư liệu sản xuất có giá trị cao
nhất trong số các tư liệu người dân sử dụng. Người dân sử dụng máy bơm
17
nước phục vụ cho việc làm sạch rơm, và ủ rơm trong giai đoạn đầu của việc
trồng 1 lứa nấm, chi phí cho mỗi máy bơm nước là 730,5 nghìn đồng và có
thể sử dụng được khoảng 3-4 năm.
Và để tiện cho việc đóng rơm vào bịch nilon thì người dân sử dụng trung
bình từ 2-3 khuôn đạp (tuỳ theo số lượng thành viên tham gia), với khoảng
400-600 bánh rơm thì có thể hoàn thành chỉ trong vòng 1 buổi với 3 công
lao động. Và chi phí cho việc mua khuôn đạp chỉ mất trung bình khoảng
80,63 nghìn đồng.
Đối với bình phun nước thì mỗi nhà có 1 bình, phục vụ cho việc tưới nấm,
tăng độ ẩm cho nấm nếu vào những ngày trời nắng nóng nhiệt độ tăng cao.
Và để cho sản lượng nấm rơm ra tốt chất lượng cao thì việc tưới nước cho

nấm phải thường xuyên, phù hợp tùy thuộc vào thời tiết để có lượng nước,
độ ẩm cho nấm phát triển, mang lại năng suất cao.
Tuy nhìn chung việc trồng nấm rơm khá đơn giản nhưng một số thiết bị của
người dân lại thiếu như hệ thống phun sương cho mùa nắng, một số tư liệu
lò than sưởi để giữ nhiệt độ vào mùa mưa. Nếu như không giữ đúng nhiệt độ
cho vòm nấm từ 28-32 0C thì năng suất sẽ thấp.
d. Cơ cấu thu nhập
Hiện nay, trồng nấm đã và đang đem lại lợi ích rất lớn cho thu nhập của
người sản xuất, mặc dù nó được coi là nghề phụ làm vào lúc nông nhàn.
Trồng nấm được coi là một trong những phương thức sản xuất giúp hộ nông
dân xoá đói, giảm nghèo. Nhiều gia đình nhờ trồng nấm đã thoát nghèo, có
được cuộc sống ổn định hơn. Với ưu thế quay vòng vốn nhanh, cho thu nhập
thường xuyên, và đầu tư chi phí thấp nên mức độ rủi ro khi trồng nấm là
thấp. Người dân ở đây cho biết trồng nấm tuy không đem lại nhiều tiền một
lúc nhưng nó cho thu nhập thường xuyên nên có đựơc “đồng ra, đồng vào”
trong lúc giáp hạt, những dịp ma chay, cưới hỏi, lễ tết, hay học phí cho con
cái. Điều này giúp cho các khoản thu cuối vụ như lúa, lợn sẽ được dùng
vào mục đích tích lũy hoặc mua sắm tiện nghi, cải thiện đời sống.
Bảng 5: Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra (Tính BQ/hộ/năm)
Tổng thu nhập 100
Trồng lúa 43.8
Trồng nấm 46.5
Chăn nuôi 8.7
Khác 1.0
(Nguồn: Số liệu điều tra năm
2010)
So sánh giữa 2 hoạt động sản xuất trồng lúa và trồng nấm cho ta thấy
trồng lúa với diện tích lớn nên thu nhập mang lại từ lúa ở mỗi vụ là con số
18
rất cao. Nguồn thu đó đóng góp vào sự tăng kinh tế gia đình một cách rõ

ràng. Nhưng nguồn thu từ nấm là không nhỏ. Có thể nói nấm là nghề phụ
nhưng mang lại nguồn thu nhập đáng kể phục vụ cho cuộc sồng hang ngày
của gia đình đồng thời đó là công việc thường xuyên và khá nhẹ nhàng nên
nhiều lứa tuồi có thể tham gia.Trồng nấm cần lượng vốn đầu tư ban đầu ít
hơn so với lúa, thời gian mỗi vụ ngằn hơn, chỉ trong vòng 21-22 ngày.Vì thế
số lượng hộ dân trong xã làm nấm đã lên tới 80%.
Nhưng hoạt động sản xuất lúa làm trên diện tích lớn nên lợi nhuận thu
được cũng khá cao so với một, hai, hay 3 vòm nấm. Vì thế, thu nhập từ trông
lúa người dân có thể sử dụng vào việc lớn như mua xe, sắm sủa đồ dùng
trong nhà. Còn nguồn thu từ trồng nấm được người dân sử dụng hàng ngày
thêm vào cuộc sống của gia đình. Ngoài ra các hộ vẫn tham gia chăn nuôi
nhưng với mức nhỏ chủ yếu phụ vụ cho gia đình, một vài hộ chăn nuôi vịt
đàn ,nuôi lợn nhưng đầu tư ban đầu cũng nhiều. Nếu các hoạt động khác
đem lại doanh thu giúp người dân có khoản thu lớn vào vụ thu hoạch nhưng
lại không thường xuyên và liên tục thì hạt động trồng nấm tuy mang lại thu
nhập không cao nhưng nó lại thường xuyên ,liên tục ,người dân dựa vào đây
để dùng cho chi tiêu sinh hoạt trong gia đình.
4.2.2.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế từ hoạt động trồng nấm rơm
a. Chi phí cho hoạt động làm nấm
Với một vòm nấm người dân có thể sử dụng đên 3 năm nên chi phí xây dựng
một vòm nấm chia làm 3 năm, do đó chi phí cho mỗi năm là 667660 đồng.
Mỗi nhà nấm có thể có thể làm 500 bánh rơm và số lượng meo giống cho
mỗi lần làm nấm là 80 bánh, chi phí cho mỗi bánh là 2500 đồng, một năm
người dân có thể làm 30 lứa, vì vậy số tiền bỏ ra để mua meo giống cho một
năm làm nấm là 6.000.000 đồng.
Bảng 6:Bảng chi phí cho hoạt động trồng nấm rơm
Đơn vị tính (1000đ)
Loại chi phí Giá thành Tỷ lệ %
Chi phí xây dựng cơ sở 676.66 5.48%
Meo giống 6000 48.64%

Nguyên liệu làm nấm 60 0,49%
Công lao động 1300 10.51%
Khấu hao tài sản cố
định
860 34.85%
Tổng 8896.66 100
19
(Nguồn:Số liệu điều tra năm 2010)
Bảng trên phản ánh tình hình đầu tư chi phí cho việc làm 1 vòm nấm, để có
thể đạt hiệu quả cao, năng suất cao, người trồng nấm cần chú ý, quan tâm
đến công đoạn làm nhà vòm, bởi vì nhiệt độ trong vòm nấm phải được đảm
bảo và thời gian sử dụng bình quân cho 1 nhà vòm là khoảng 3 năm. Qua
các hộ đã điều tra, bình quân họ bỏ ra đầu tư chi phí khoảng 2.030.000 đồng
cho 1 nhà vòm, trong đó tiền thuê lao động ngoài làm nhà vòm cũng khá
cao, khoảng 600.000 đồng, tiếp theo là chi phí cho việc mua ni lon phủ và
tre. Đối với nilon phủ, mùa nắng người trồng nấm thường sử dụng 1 lớp
nilon, vì mùa này nhiệt độ thường cao, còn vào mùa mưa thì người dân dùng
2 lớp nilon phủ để tăng giữ nhiệt độ nhà vòm tốt hơn. Đối với việc dùng tre
cho làm vòm, một số nhà tận dụng tre trong vườn, giảm bớt tiền mua tre,
giảm một phần chi phí, bởi tiền mua tre cũng khá cao.
Việc đầu tư làm nhà vòm đúng quy cách, kĩ thuật sẽ góp phần nâng cao sản
lượng nấm cho mỗi lứa trong năm
b. Giá bán bình quân của sản phẩm nấm rơm
Thu nhập của các hộ trồng nấm tại xã Phú Lương được chia làm hai mùa là
mùa hè và mùa mưa và giá bán sản phẩm của hai mùa này củng khác nhau
thong qua bảng sau
Bảng 7: Bảng giá bán nấm rơm bình quân trên kg
(ĐVT:1.000đ)
Giá bán Mùa hè
Mùa

đông
Trung bình
cả năm
Ngày thường 30 80 55
Các ngày đặc biệt(30,mồng
1,14,rằm)
50 120 85
Giá trung bình 32,5 85,5 59
(Nguồn:Số liệu điều tra hộ năm 2010)
Về giá cả thông thường ổn định, sự chênh lệch giá qua các khâu trung gian
lớn, đối với hình thức người sản xuất bán trực tiếp cho các tư thương thì
chênh lệch giá cả thường ít hơn do người bán là người quyết định giá. Còn
hình thức bỏ mối thì người thu gom chỉ với vai trò là người vận chuyển, hầu
20
hết người sản xuất và các khâu trung gian đều không biết trước giá cả của
sản phẩm mình là bao nhiêu, giá cả do các đại lý ở chợ đầu mối quyết định:
giá cao hay thấp phụ thuộc vào thị trường, nếu thị trường hụt nấm thì các đại
lý sẽ trả giá cao và ngược lại dư nấm thì giá rẻ. Do thị trường không hoàn
hảo, cùng với truyền thống bỏ mối của người dân nên hiện tượng ép giá
thường xuyên xảy ra, người sản xuất không có quyền quyết định giá cả của
sản phẩm mình. Trong thời gian gần đây, nhiều hộ gia đình sản xuất với quy
mô lớn, họ đã làm chủ phần nào của giá cả của mình nhờ vào kinh nghiệm
bố trí quá trình sản xuất cho nấm ra vào trúng ngày lễ; kịp thời nắm bắt các
thông tin thị trường để có thể bán sản phẩm với giá cao nhất.
Qua số liệu điều tra từ các nông hộ, các chủ đầu mối, các đại lý cho thấy giá
cả nấm bình quân vào mùa nắng khoảng 32.500đ/kg, giá cả rất bấp bênh,
thường tăng cao vào mùa đông (tháng 10 - 12 âm lịch) do điều kiện thời tết
không thuận lợi, lượng nấm cung ứng ra thị trường ít (khoảng 40% so với
các tháng khác). Giá cả không những thay đổi theo mùa, còn thay đổi theo
các ngày trong tháng. Thông thường giá nấm vào ngày lễ (ngày 30, 1, 14,

15) so với ngày thường chênh lệch khoảng 20.000 đến 30.000 đồng.
Để ổn định thị trường, hạn chế tình trạng ép giá, chính quyền địa phương
nên có các biện pháp thiết thực như thành lập các trung tâm thu gom bảo vệ
giá cả cho người sản xuất; đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường ra
ngoại tỉnh… Tạo điều kiện cho người dân yên tâm sản xuất để nghề nấm
ngày càng phát triển.
c. Năng suất nấm rơm
Từ các yếu tố chi phí và thu nhập nêu trên ta nhận thấy rằng năng suất và
sản lượng của các hộ trồng nấm trong mùa mưa và mùa nắng thông qua bảng
sau.
Bảng 8: Bảng năng suất, sản lượng, số bánh qua các mùa trong năm
( tính BQ/500 bánh )
Chỉ tiêu Đơn vị Mùa nắng Mùa mưa Cả năm
Năng suất Kg/lứa/500bán
h
31.63 10.81 21.03
Sản lượng Kg 493.50 171.25 660.06
Số bánh Bánh 10000 5000 150000
(Nguồn Số liệu điều tra năm 2010)
Việc trồng nấm phụ thuộc nhiều vào thời tiết, vào mùa nắng khoảng từ tháng
4 đến tháng 9 dương lịch, nhiệt độ thuận lợi cho nấm phát triển, nên năng
suất cũng đạt khá cao và ổn định, trung bình mỗi hộ có đến 31,25
kg/vòm/lứa nấm. Ngược lại vào mùa mưa thường có lụt lội bắt đầu từ
21
khoảng tháng 9 trở đi, người dân gặp khó khăn lớn trong việc ủ nấm, chăm
sóc nấm vào những ngày mưa bão. Do vậy, năng suất cũng chỉ đạt được 11
kg/vòm/lứa.
Sản lượng BQ/vòm/vụ mùa nắng đạt được 491,6875 kg, song vào mùa mưa
sản lượng nấm chỉ đạt BQ/vòm trung bình khoảng 174,6875 kg. Và tổng sản
lượng BQ/vòm/năm đạt được 666,375 kg.

Qua đó, ta thấy được sự chênh lệch giữa năng suất, sản lượng qua 2 mùa là
khá cao. Sự ảnh hưởng của thời tiết cũng đã làm giảm năng suất, sản lượng,
gây không ít khó khăn cho người dân. Do đó, cần nâng cao kĩ thuật, đầu tư
thêm các trang thiết bị, tư liệu sản xuất cùng với việc chú trọng hơn khâu
chăm sóc bảo vệ nấm trong những ngày thu hoạch vào mùa mưa sẽ giúp
giảm bớt ảnh hưởng của thời tiết, nâng cao năng suất nấm, đem lại giá trị
cao.
d. Kết quả và hiệu quả sản xuất nấm rơm của các hộ đều tra
Bảng 9: Bảng kết quả và hiệu quả sản xuất nấm của các hộ điều tra
(Tính BQ/vòm)
Chỉ tiêu Đơn vị Mùa nắng Mùa mưa Cả năm
GO 1.000 đ 1027,98 924,26 1952,24
IC 1.000 đ 339 411 750
VA 1.000 đ 688,98 531,26 1202,24
GO/IC Lần 3,03 2,25 2,60
VA/IC Lần 2,03 1,29 1,60
VA/LĐ 1.000 đ
(Nguồn Số liệu điều tra năm 2010)
Từ bảng số liệu nhận thấy, vào vụ mùa nắng, doanh thu GO
BQ/vòm/lứa cao hơn vụ mùa mưa. Qua đó, thấy được sự chênh lệch, mùa
nắng có điều kiện nhiệt độ thích hợp dẫn đến năng suất, sản lượng cao, góp
phần vào tăng GO. Ngược lại, mùa mưa, việc sản xuất của người dân vất vả,
đạt năng suất thấp, nhưng bù vào lại nhờ vào giá cả cao, nên cũng ổn định
được phần nào doanh thu GO. Nấm rơm là loại dễ trồng, do vậy người dân
trồng quanh năm, chi phí đầu tư không cao.
Vào vụ mùa nắng, mỗi hộ gia đình trồng nấm bỏ ra khoảng 339 nghìn đồng
BQ/vòm/lứa, thu về được khoảng 688,98 nghìn đồng giá trị gia tăng. Còn
đối với vụ mùa mưa, chi phí trang trải cho các lứa nấm cũng thay đổi, chi
phí trung gian BQ/vòm/lứa khoảng 411 nghìn đồng, thu về giá trị gia tăng
thấp hơn, chỉ đạt được 531,26 nghìn đồng.

Qua đó, tính được chỉ số VA/IC, đây là chỉ tiêu quan trọng cho việc
xác định hiệu quả kinh tế sản xuất của hộ nông dân trồng nấm rơm. Đối với
vụ nắng, chỉ số VA/IC BQ/vòm/lứa là 2,03 lần, tức 1 đồng chi phí trung gian
22
bỏ ra thu về được 2,03 đồng giá trị gia tăng. Vụ mùa mưa, chỉ số VA/IC là
1,29 lần, tức 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thu về được 1,29 đồng giá trị
gia tăng. Tuy sản lượng vào mùa mưa không cao nhưng giá bán vào mùa
mưa cao nên giá trị gia tăng của cả 2 mùa đều cao. Điều này cho thấy việc
sản xuất nấm rơm sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao trong cả năm.
Như vậy, hiệu quả kinh tế từ việc trồng nấm của người dân xã Phú Lương
vừa cao, vừa lại ổn định. Nhìn chung, ngoài trồng lúa, nguời dân đã xem
việc trồng nấm như là nghề hỗ trợ, phụ giúp chính cho việc phát triển kinh tế
hộ gia đình. Qua đó, nghề nấm dần dần phát triển trở thành ngành nghề quan
trọng của bà con nông dân trên địa bàn xã Phú Lương.
23
4.2.3 Tình hình tiêu thụ nấm rơm của các hộ đều tra
Sơ đồ chuỗi cung

Sơ đồ chuỗi cung sản phẩm nấm rơm
và cơ cấu khối lượng sản phẩm qua các kênh
Meo
giống
Rơm Tre Ni lông Dây
buộc
Hộ trồng nấm
THU GOM Ở XÃ
Chợ Diên Đại
Chợ Phú Thứ Chợ Đông Ba
NGƯỜI TIÊU DÙNG
95%

5%
75%10%
15%
Chợ Bãi Dâu
100%
24
Theo điều tra phỏng vấn của 40 hộ trồng nấm Rơm, phần lớn 95% sản phẩm
nấm được người dân bán thẳng cho người thu gom tại địa phương, rất ít hộ
đem sản phẩm của mình bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Do lượng nấm
Rơm mỗi ngày thu hoạch cũng thất thường, việc thu gom, mua bán giá cả
cũng gặp không ít khó khăn cho cả người sản xuất và người đi thu mua.
Vào thời điểm thu hoạch sản phẩm, người dân phần lớn chịu nhiều thiệt thòi
về giá cả hoặc bị ép giá, song những khi hụt hàng lại được nhận tiền mặt
ngay, và có quyền bán cho người thu gom nào trả giá cao hơn. Đối với một
số hộ, thay vì bán cho các nhà thu gom ở địa phương, một số hộ tự mình
đem sản phẩm đến bán ở chợ địa phương. Tuy vất vả nhưng họ tránh được
việc mua ép giá, và cũng giảm mức chênh lệch giá do bỏ qua đối tượng
trung gian thu gom.Hình thức này không phát triển nhiều bởi hiện nay quy
mô làm nấm của hộ gia đình cũng không lớn chỉ làm nhỏ lẽ, mỗi hộ làm từ
1-3 vòm nấm, sản xuất lại không tập trung nên sản lượng thu hoạch một lần
rất nhỏ, nếu đi bán ở ngoài cũng không bỏ công đi chợ.Khi thấy bán cho các
tư thương giá rẻ quá hoặc thu hoạch chậm thì mới đưa ra chợ bán.
Theo điều tra thực tiễn ở xã Phú Lương, nhận thấy rằng 30% người thu gom
tại địa phương cũng làm người bán buôn nhỏ.
Tác nhân thu gom chủ yếu là những người ở vùng lân cận, cùng xã. Phần
lớn, họ đi thu mua ở những hộ quen, việc thu mua vào lúc sáng sớm. Lấy
nấm xong họ vận chuyển nấm đi bán lại cho người thu gom lớn ở chợ Đông
Ba, Bãi Dâu. Một số bán lại một sản lượng nhỏ nấm cho người bán lẻ ở địa
phương.
Việc thu mua của nhà bán buôn ở chợ đầu mối khá đơn giản, sáng sớm họ đã

chuẩn bị mọi thứ cho một đợt thu gom nấm với sản lượng khá lớn như cân,
các khay đựng nấm, trải bạt Sản lượng nấm mỗi ngày là 300-500 kg, có
lúc rất nhiều đến 1-2 tấn. Đến khi người đi thu mua nấm ở các địa phương
đến, mà phần đông là người thu gom nấm của xã Phú Lương, họ chỉ việc cân
kg rồi trả tiền vì đã có ấn định hoa hồng sẵn.
4.2.4 So sánh và đánh kinh tế của hoạt động trồng nấm với các
hoạt động sản xuất khác
25

×