Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất ếch giống nhân tạo tại thôn di tây xã phú hồ huyện phú vang tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.32 KB, 29 trang )

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, bà con nông dân của chúng ta vẫn loay hoay với
bài toán chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng thu nhập trên một đơn vị
diện tích. Nhà nước nhiều đã có nhiều chính sách khuyến khích và hỗ trợ về
mặt kỹ thuật và nguồn vốn cho nông dân để người dân có điều kiện phát triển
sản xuất và tìm ra các mô hình sản xuất, các giống vật nuôi và cây trồng phù
hợp với điều kiện của từng địa phương giúp người dân xóa đói nghèo và vươn
lên làm giàu ngay trên chính mảnh đất của họ.
Ở Thừa Thiên Huế, trong những năm qua Trung tâm khuyến nông –
lâm – ngư đã xây dựng được nhiều mô hình thành công. Thông qua các mô
hình trình diễn Trung tâm đã chuyển giao nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới
đến bà con nông dân trên địa bàn tỉnh. Một trong những mô hình được người
dân áp dụng thành công, đem lại hiệu quả kinh tế cao và nhân rộng đó là “Mô
hình nuôi ếch thương phẩm trên lồng lưới tại thôn Di Tây – Phú Hồ - Phú
Vang”. Tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình gặp rất nhiều khó khăn do nguồn
ếch giống trên địa bàn tỉnh không có mà phải nhập từ các tỉnh phía Nam nên
giá thành con giống cao, người dân khó liên hệ. Trước khó khăn trên, Trung
tâm đã tiếp tục chuyển giao mô hình “Sản xuất ếch giống nhân tạo” để đáp
ứng nhu cầu sản xuất ếch giống thương phẩm của người dân trên địa bàn xã
cũng như toàn tỉnh.
Để xác định những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện mô hình cũng
như hiệu quả kinh tế mà mô hình sản xuất ếch giống nhân tạo mang lại tôi
chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất ếch giống nhân tạo
tại thôn Di Tây xã Phú Hồ huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm báo
cáo tốt nghiệp.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng sản xuất ếch giống tại thôn Di Tây xã Phú Hồ.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất ếch giống nhân tạo
- Phân tích một số các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của hoạt


động sản xuất ếch giống.
1
PHẦN II
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cở sở lý luận
2.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của hoạt động
kinh tế, là thước đo trình độ tổ chức và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.
GS.TS Ngô Đình Giao cho rằng “ hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của
mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường có sự
quản lý của nhà nước”[1].
TS Nguyễn Tiến Mạnh “ hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế khách
quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục đích xác
định”[1].
Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền
sản xuất hàng hóa với tất cả phạm trù và quy luật kinh tế khác. Nó được hiểu
là mối quan tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí
bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh [1].
Bản chất về hiệu quả kinh tế: là mối quan hệ tổng hòa giữa hai yếu tố
hiện vật và giá trị trong việc sử dụng các nguồn lực vào sản xuất. Nói cách
khác, hiệu quả kinh tế là kết quả đạt được trong việc sử dụng hai yếu tố cơ
bản trong sản xuất kinh doanh. Hai yếu tố đó là:
+ Yếu tố đầu vào: chi phí trung gian, lao động sống, khấu hao tài sản,
thuế
+ Yếu tố đầu ra: số lượng và giá trị sản phẩm, giá trị sản xuất, thu nhập,
giá trị gia tăng, thu nhập
Về mặt khái quát có thể hiểu rằng: hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế
biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ
khai thác các nguồn lực và chi phí cho các nguồn lực đó trong quá trình tái
sản xuất nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra Trong nền kinh tế thị trường,hiệu

quả kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất kinh doanh để
hạch toán kinh tế và cũng là mối quan tâm của toàn xã hội, hiệu quả kinh tế là
một động lực, là thước đo phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế, trình độ tổ
chức quản lý sản xuất [1].
2
2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất ếch giống
nhân tạo
Tổng giá trị sản xuất: ( GO )[2]
GO là giá trị tính bằng tiền toàn bộ sản phẩm thu được trên một đơn vị
diện tích ao nuôi trong một chu kỳ sản xuất nhất định.
Chi phí trung gian: ( IC )[2]
IC là toàn bộ chi phí vật chất được sử dụng trong quá trình tạo ra sản
phẩm. Nó bao gồm toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ mua, thuê ngoài của hộ
trong hoạt động sản xuất.
Giá trị gia tăng: ( VA )[2]
VA là kết quả cuối cùng thu được sau sau khi trừ đi chi phí trung gian
của hoạt động sản xuất kinh doanh
VA = GO – IC
Thu nhập hỗn hợp: ( MI )[2]
MI là phần thu nhập hỗn hợp bao gồm cả công lao động của gia đình
tham gia sản xuất.
MI = VA – khấu hao tài sản cố định – thuế
Lợi nhuận: ( LN )[2]
LN là phần thu nhập thuần túy còn lại sau khi đã trừ đi các khoản chi
phí lao động gia đình và chi phí hiện vật của hộ.
2.1.3 Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế
Có nhiều phương pháp để xác định hiệu quả kinh tế song điều quan
trọng là chúng ta cần xác định chính xác kết quả thu được và chi phí phải bỏ
ra cho quá trình sản xuất kinh doanh.Tuỳ theo mục đích tính toán hiệu quả
kinh tế mà chúng ta xác định kết quả thu được sao cho phù hợp.Nếu mục tiêu

của nông hộ là tạo ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu xã hội là chủ yếu thì kết
quả được sử dụng là tổng giá trị sản xuất (GO), nhưng với doanh nghiệp hay
trang trại phải thuê mướn nhân công thì kết quả thu được cần quan tâm lại là
lợi nhuận, còn đối với các nông hộ kết quả được quan tâm là thu nhập hoặc
thu nhập hỗn hợp.
Chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh là chi phí cho các yếu
tố đầu vào như đất đai, tư liệu sản xuất, lao động, tiền vốn, trình độ và công
3
nghệ.Tuỳ theo mục đích phân tích và nghiên cứu mà chi phí bỏ ra có thể tính
toán toàn bộ hoặc cho từng yếu tố chi phí.Thông thường chi phí bỏ ra được
tính là tổng chi phí, tổng chi phí trung gian [2].
Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi
phí bỏ ra.Điều đó có nghĩa là hiệu quả kinh tế là sự so sánh về mặt lượng
giữa kết quả và chi phí sản xuất.Ta có công thức: H = Q/C
Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế
Q: Kết quả thu được
C: Chi phí bỏ ra
Phương pháp này phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem
xét được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả. Điều
này cho phép chúng ta so sánh hiệu quả ở các quy mô khác nhau.
2.2 Tình hình sản xuất ếch giống ở Việt Nam và thế giới
Trong những năm qua, ếch (đặc biệt là ếch đồng) được xem là một
trong những loài có giá trị kinh tế cao ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng
và cả nước nói chung. Vì vậy, việc khai thác loài ếch bản địa đã làm nguồn
lợi ếch ngày càng một cạn kiệt, nên việc nghiên cứu đầu tư quy trình sản xuất
từ sinh sản nhân tạo đến nuôi ếch thương phẩm để thay thế nguồn ếch bản địa
ngoài tự nhiên là hết sức cần thiết. Vậy loài ếch nào là phù hợp để tham gia
vào quy trình sản xuất nói trên ?
Trước đây, Việt Nam đã du nhập nhiều loài ếch khác nhau từ nhiều
nguồn khác nhau (như Cuba, Mexico, Brazil,…) nhưng khả năng thích nghi

của các loài này kém nên không phát triển rộng rãi ở Việt Nam, vì thế mà loài
ếch đồng Việt Nam vẫn tiếp tục bị khai thác mạnh mẽ Ông Đặng Ái Việt -
chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
TP.HCM - cho biết chỉ trong năm 2005 lượng ếch giống nhập qua cửa khẩu
TP.HCM khoảng trên 4 triệu con và ếch bố mẹ trên 8.000 con. Còn ở 17 trại
ếch giống khu vực TP.HCM đã xuất bán ra thị trường khoảng 2,5 triệu con,
gồm giống sản xuất tại chỗ và nhập khẩu [3].
Tuy nhiên, việc nuôi ếch ở nước ta chỉ mới được người dân hưởng ứng
khoảng 3 – 4 thập niên gần đây, điều này cũng dễ hiểu khi cách đây 50 năm,
lượng ếch đồng trong tự nhiên còn nhiều nên không ai nghĩ rằng sẽ có ngày
4
con người lại đi nuôi ếch. Nhưng nửa thế kỷ trở lại đây,nguồn ếch trong tự
nhiên không còn dồi dào như trước do con người sử dụng nhiều các loại thuốc
bảo vệ thực vật hay đánh bắt cạn kiệt ếch trong tự nhiên làm cho lượng ếch
trong tự nhiên suy giảm nghiêm trọng.
Cũng do lẽ đó mà mười năm trở lại đây, ngành nuôi trồng thủy sản mới
được nông dân chú ý đến. Thời gian đầu, do chỉ nhằm mục đích đáp ứng nhu
cầu thị trường trong nước, nên số người vào cuộc chưa nhiều, và phương pháp
nuôi cũng chỉ rập khuôn lối cũ. Nhưng càng về sau nhờ tìm được thị trường
xuất khẩu nên kỹ thuật nuôi có phần tiên tiến hơn. Cá, tôm ngoài việc nuôi
trong ao, hồ cũng được nuôi trong lồng, bè…Ếch cũng là một đối tượng được
người dân bắt đầu đưa vào nuôi, đến những năm 1970, 1971 nghề nuôi ếch
mới phát triển thành phong trào. Thời kỳ này, tại Sài Gòn và các tỉnh lân cận
nhiều người tỏ ra thích thú với việc nuôi ếch. Tuy nhiên, do phương pháp
nuôi còn lạc hậu, khâu tìm nguồn thức ăn cho ếch lại quá khó khăn, thức ăn
dành cho ếch chủ yếu gần như phó mặc cho vật nuôi tự tức lấy. Lúc này,
người nuôi ếch không nghĩ rằng ếch có thể ăn được dạng cám viên hoặc ăn
được mồi chết. Vì vậy, thức ăn nuôi ếch chủ yếu là các loại động vật có trong
tự nhiên như giun, giòi và một số côn trùng khác. Do vậy trong thời gian này
nghề nuôi ếch không thể phát triển. Tuy nhiên, trong khoảng mười năm trở lại

đây, nhờ tiếp cận được kỹ thuật nuôi ếch công nghiệp của nhiều nước trên thế
giới, trong đó có nhiều quốc gia láng giềng nên nghề nuôi ếch ở nước ta có cơ
hội phát triển mạnh [3].
Đối với nhiều quốc gia trên thế giới như Ấn Độ, Nhật Bản, sau đó là
Đài Loan và Thái Lan…họ cũng tiến hành nuôi ếch công nghiệp khoảng nửa
thế kỷ này và nghành nghề mới mẻ này đã mang lại một mối lợi ngoài sức
mong đợi của người nuôi [3].
2.3 Qui mô sản xuất và thị trường tiêu thụ
2.3.1 Quy mô sản xuất
Ai Cập là nước sản xuất ếch lớn và lâu đời nhất thế giới, nhờ có khí hậu
thuận lợi, mỗi năm Ai Cập xuất khẩu hơn 30.000 tấn ếch thịt. Ngoài Ai Cập,
phải kể đến Ấn Độ, mỗi năm Ấn Độ cũng xuất khẩu gần 4.000 tấn đùi ếch.
Tại Ấn Độ có nhiều cơ sở nuôi ếch công nghiệp với quy mô rộng lớn, có
5
trang trại nuôi ếch rộng hàng ngàn hecta. Brazil hàng năm cũng xuất khẩu
được 5.000 tấn ếch thịt. Còn Nhật Bản cũng xuất khẩu được 600 tấn thịt ếch
đóng hộp hàng năm [3].
Ngoài ra phải kể đến những nước đã và đang không ngừng phát triển
nhiều trang trại nuôi ếch công nghiệp với qui mô lớn,đã có nhiều thị trường
tiêu thụ như ở vùng Bắc Mỹ và châu Âu như Cu Ba, Hungari, Thổ Nhĩ Kỳ,
Ba Lan…[3]
2.3.2 Thị trường tiêu thụ
Ếch là loài động vật lưỡng cư có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ
rộng. Được xem là một loại thực phẩm thông dụng như thịt heo, thịt bò, thịt gà,
vịt…nhưng hiện nay thịt ếch cũng được xem là một loại đặc sản quý hiếm do
có tỉ lệ đạm cao và có hương vị thơm ngon, đặc biệt ăn nhiều không ngán.
Ngày nay, thịt ếch là mặt hàng xuất khẩu rất mạnh không thua kém gì
so với thịt các sấu, đà điểu…Ở Pháp, chỉ riêng năm 2000, nước này đã nhập
khẩu khoảng 7.500 tấn đùi ếch đông lạnh và 1.000 tấn ếch sống. Các nước
châu Âu, châu Mỹ cũng đã và đang cần nhập một lượng lớn thịt ếch, đa phần

là đùi ếch đông lạnh. Được biết giá đùi ếch đông lạnh trung bình 10 USD/kg,
ếch sống có giá 2,5 USD/kg. [3]
Song song với việc nhập ếch thương phẩm và đùi ếch đông lạnh, các
nước châu Âu hàng năm còn nhập thêm 10 tấn ếch sống nhằm cung cấp cho
các phòng thí nghiệmđể nghiên cứu phôi học và nội tiết học, hóc môn sinh
dục. Và tất nhiên điều ai cũng biết là giá ếch sống cung cấp cho các phòng thí
nghiệm có giá cao hơn loại ếch sống dùng làm thực phẩm. [3]
Bên cạnh sử dụng ếch như là một loại thực phẩm hay dùng ếch như là
một đối tượng nghiên cứu thì các sản phẩm từ ếch như da còn là một mặt
hàng xuất khẩu đáng giá. Da ếch sau khi thuộc và nhuộm màu xong được
dùng làm ví da, gang tay, dày dép và nhiều sản phẩm mỹ nghệ có giá trị cao
không thua kém giá các sản phẩm làm từ da cá sấu hay đà điểu. Với một tấm
da khoảng 15cm có giá bán khoảng 4 USD, tấm da càng lớn càng được ưa
chuộng. [3]
Ngoài ra phải kể tới các phế phẩm lấy từ lò giết mổ ếch có thể dùng để
chế biến thức ăn gia súc hoặc làm phân bón.
6
2.4 Những thuận lợi và khó khăn trong việc sản xuất ếch giống nhân tạo
2.4.1 Thuận lợi
Việc sản xuất ếch giống nhân tạo được sự quan tâm của trung tâm
Khuyến nông tỉnh, trung tâm đã thực hiện xây dựng mô hình thí điểm, tập
huấn kỹ thuật cho người sản xuất. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi như có
nhiều diện tích ao hồ phù hợp cho việc nuôi ếch thương phẩm.Sự đổi mới
trong tư duy sản xuất của người nông dân tìm kiếm ngành nghề sản xuất
mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, người dân đã mạnh dạn đưa vào sản xuất
ếch thương phẩm và kết hợp sản xuất ếch giống nhân tạo vừa phục vụ cho sản
xuất ếch thương phẩm của gia đình và bán ra thị trường.
2.4.2 Khó khăn
Sản xuất ếch giống nhân tạo là một nghề khá mới mẻ đối với đại đa số
nông dân của Việt Nam cũng như đối với nông dân Thừa Thiên Huế nên đa

số nông dân không được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, mặt khác do
trình độ của người nông dân còn khá thấp nên việc tiếp thu cũng gặp khó
khăn. Bên cạnh đó do thời tiết trong những năm qua biến đổi phức tạp nên
cũng ảnh hưởng tới lịch thời vụ thả nuôi ếch đẻ, việc tìm kiếm nguôn thức ăn
công nghiệp cho ếch cũng có nhiều hạn chế vì việc sản xuất chưa phổ biến
nên số lượng thức ăn dành cho ếch còn ít và thường phải bỏ chi phí nhiều hơn
ở khâu này. Việc sản xuất ếch thương phẩm chi phối đến việc sản xuất ếch
giống do thị trường đầu ra không ổn định. Chính vì vậy, việc sản xuất ếch
giống cũng chịu sự chi phối của thị trường, qui mô sản xuất bị hạn chế hay
sản xuất rồi không tiêu thụ được .Những khó khăn này thường làm những
người nông dân không dám bỏ tiền ra để đầu tư.
7
PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là 3 hộ thực hiện mô hình sản xuất ếch giống
nhân tạo tại thôn Di Tây xã Phú Hồ huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2 Phạm vi nghiên cứu.
Địa điểm nghiên cứu tại thôn Di Tây của xã Phú Hồ - Phú Vang. Thời
gian thực hiện từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2011.
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1 Thực trạng sản xuất ếch giống nhân tạo của các hộ trên địa bàn xã
Số lượng hộ sản xuất
Quy mô sản xuất
Bình quân số lượng ếch giống cung cấp cho thị trường.
3.3.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế
Thu nhập từ hoạt động sản xuất ếch giống
Phân tích chi phí và doanh thu
Đánh giá hiệu quả kinh tế
3.3.3 Những khó khăn trong việc tiêu thụ ếch giống sản xuất được

Kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm
Các tác nhân tham gia
Thuận lợi và khó khăn
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu:
3.4.1.1 Thu thập thông tin thứ cấp:
Từ các báo cáo hoạt động kinh tế của UBND huyện Phú Vang và
UBND xã Phú Hồ để thu thập các thông tin về điều kiện vị trí địa lý, thông tin
về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu dân số, lao động việc làm. Từ
đó có cái nhìn tổng quan về những khó khăn và thuận lợi để phát triển kinh tế
- xã hội.
Từ báo cáo chuyển giao kỹ thuật sản xuất ếch giống nhân tạo của trung
tâm khuyến nông, lâm, ngư của tỉnh để nắm bắt kỹ thuật sản xuất phục vụ quá
trình thực tập, so sánh kỹ thuật của người dân đã thực hiện với kỹ thuật trung
8
tâm khuến nông tỉnh chuyển giao có sự sai khác hay cải tiến nào để phù hợp
với điều kiện của xã.
3.4.1.2 Thu thập thông tin sơ cấp:
Phỏng vấn hộ sản xuất: Để thu thập các thông tin chung về các hộ sản
suất như: cơ cấu nhân khẩu, lao động việc làm, tổng thu nhập của hộ/năm;
tình hình sản xuất như: thực trạng và quy mô sản xuất, thu nhập từ hoạt động
sản xuất ếch giống, chi phí sản xuất và các yếu tố liên quan đến sản xuất khác
như thời tiết, thị trường, chất lượng nước. Số lượng 3 hộ thực hiện mô hình.
Phỏng vấn người am hiểu: trưởng thôn, chủ nhiệm hợp tác xã để thu
thập thông tin tông quát về các vấn đề sản xuất như: thuận lợi và khó khăn
trong sản xuất ếch giống nhân tạo, thông tin về điều kiện tự nhiên, thị trường
tiêu thụ.
Quan sát tình hình sản xuất của thôn để có cái nhìn tổng quan về tình
hình sản xuất của hộ để từ đó rút ra các kết luận phục vụ quá trình thực tập.
3.4.2 Phương pháp xử lý dữ liệu:

Việc nhập và xử lý số liệu được tiến hành trên phần mềm EXCEL 2007
và sử dụng các công thức tính hiệu quả kinh tế như: tổng chi phí, lợi nhuận,
chi phí trung gian, giá trị gia tăng.
3.4.3 Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu:
Chọn điểm: xã Phú Hồ huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế. Địa điểm
nghiên cứu là thôn Di Tây vì tập trung chủ yếu các hộ sản xuất ếch giống
nhân tạo.
Chọn mẫu là 3 hộ có tham gia mô hình sản xuất ếch giống nhân tạo.
9
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại điểm nghiên cứu
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
Xã Phú Hồ thuộc huyện Phú Vang có tổng diện tích 996,8 ha, trong đó
đất tổng diện tích đất nông nông nghiệplà 510,94 chiếm 51.25 % tổng diện
tích tự nhiên của xã, đất nuôi trồng thủy sản 19,8 ha chiếm 1,98 %, đất lâm
nghiệp 36,2ha chiếm 3,63% , đất ở 96,3 ha chiếm 9,66 %, đất chuyên dùng
211,3 ha chiếm 21,19%, đất chưa sử dụng 122,26 chiếm 12,26 %

[4].Với diện
tích không được rộng như các xã lân cận nhưng xã còn diện tích đất chưa sử
dụng khá cao đây là một điều kiện thuận lợi cho sản xuất lúa và nuôi trồng
thủy sản. Xã Phú Hồ có phía đông giáp với xã Phú Xuân và xã Phú Lương,
phía tây giáp với thị xã Hương Thủy, phía nam giáp với xã Phú Lương và thị
xã Hương Thủy, phía bắc giáp với xã Phú Mỹ và xã Phú Xuân [4]. Do có vị
trí giáp với các xã khác và Thị xã Hương Thủy nên thuận lợi cho việc giao
lưu kinh tế, văn hóa, xã hội. Đặc biệt, xã có đường tỉnh lộ 10 chạy ngang qua,
càng thuận tiện cho việc lưu thông, trao đổi buôn bán giữa các vùng nhất là
Thị xã Hương Thủy.
Khí hậu tại xã Phú Hồ có hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng

8 năm trước đến tháng giêng năm sau, lượng mưa hàng năm khá lớn, trung
bình khoảng 3.000mm. Mưa phân bố không đều trong năm, tập trung chủ
yếu vào các tháng 9,10,11 và 12 chiếm 75-80% lượng mưa cả năm, gây úng
lụt ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, khai thác thủy sản,
cũng như đời sống của nhân dân. Mùa nắng gió Tây - Nam khô nóng oi bức,
bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, lượng bốc hơi cao nhất là từ tháng 2 đến
tháng 4 (lúc nước thủy triều thấp) làm độ mặn trong các ao hồ nuôi thủy sản
tăng, gây trở ngại cho ngành nuôi trồng thủy sản [4]. Với điều kiện khí hậu
như vậy đã gây ảnh hưởng xấu đến tình hình sản xuất nông nghiệp của xã
cũng như nuôi trồng thủy sản nhưng dưới sự chỉ đạo cũa xã người dân luôn
có biện pháp khắc phục và hạn chế thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp và
nuôi trong thủy sản.
10
4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
Năm 2010, toàn xã Phú Hồ có tổng số dân là 5029 người với 1131 hộ
phân bố ở 8 thôn trong xã. Số người trong độ tuổi lao động là 2448 người
chiếm 48,8%, số người trên độ tuổi lao động là 1235 chiếm 24,5 %,còn lại là
trẻ em chưa đến độ tuổi lao động chiếm 26,7 %[5]. Ta có thể thấy rằng tỷ lệ
người trong độ tuổi lao động của xã Phú Hồ là cao hơn hẳn so với số người
trên độ tuổi lao động và dưới tuổi lao động. Đây là một điều kiện thuận lợi
cho phát triển kinh tế trong thời điểm hiện tại với nguồn lao động dồi dào.
Nhưng bên cạnh đó số người trên và dưới độ tuổi lao động chiếm đến 51,2 %
đây cũng là một khó khăn cho phát triển kinh tế trong gia đình do những
người này không thể tự nuôi bản thân mà phụ thuộc vào việc lao động của
người trong độ tuổi lao động.
Tổng số hộ sản xuất nông nghiệp là 1003 hộ chiếm 88,7% và 128 hộ sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ ngành nghề khác chiếm 11,3% [5]. Qua đây ta có thể
thấy xã Phú Hồ vẫn là một xã nông nghiệp với hơn 88 % hộ dân sản xuất nông
nghiệp mà chủ yếu là trồng lúa. Đây là một khó khăn cho phát triển kinh tế vì
phần lớn sản xuất nông nghiệp mang tính nhỏ lẻ, chịu hiều rủi ro do tác động

của thời tiết, biến động thị trường nên nguôn thu nhập không ổn định.
4.1.3 Tình hình phát triển kinh tế
Trong năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã Phú Hồ là 13 %,
tổng sản lượng cây có hạt 6536,6 tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản 36 tấn,
thu ngân sách 2 tỷ 830 triệu đồng [5]
Hai ngành chiếm tỷ lệ lao động lớn và là nguồn thu nhập chính của
người dân là trồng trọt và chăn nuôi. Tổng diện tích gieo trồng năm 2010 là
1090,6 ha. Trong đó, diện tích trồng lúa là 1028,4 ha, diện tích vườn tạp là 58
ha chủ yếu là trồng các loại khoai lang, sắn, rau màu các loại. Hoạt động chăn
nuôi trên địa bàn xã cũng phát triển mạnh tập trung vào các loại vật nuôi như
gà, vịt, lợn, trâu, bò [5].
Bên cạnh đó, hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng đang trên đà phát
triển, đặc biệt là nuôi ếch, lượng ếch thương phẩm nuôi trong xã là 180.000
con, trong đó ếch đẻ là 650 con tập trung tại thôn Di Tây.
11
Song song với sản xuất nông nghiệp, ngành công nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp cũng đóng góp một phần vào việc tăng thu nhập cho các hộ trong
xã. Trong năm 2010, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 9,4 % với thu
nhập bình quân từ 4 – 5 triệu đồng/tháng.
Xã Phú Hồ là một xã thuần nông, với trồng lúa là ngành sản xuất
chính. Bên cạnh đó, những năm trở lại đây các ngành công nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp bắt đầu có những bước phát triển đáng kể mang lại thu
nhập cho người dân.
4.2 Đặc điểm của hộ sản xuất ếch giống tại thôn Di Tây
Bảng 1: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra
tính bình quân
Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng Tỷ lệ %
Số nhân khẩu Khẩu 6,3 100
Số lao động Lao động 2,6 42,2
Tổng thu nhập của hộ/năm 1000 đồng 51897,278 -

Tuổi của chủ hộ Tuổi 50,3 -
Năm sản xuất ếch giống Năm 2.3 -
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011)
Qua số liệu điều tra, ta thấy số nhân khẩu BQ/hộ là 6,3 khẩu, Số lượng
lao động trong gia đình là 2,6 chiếm 42,2%, mỗi nhà có từ 2 đến 3 lao động
đây là lực lượng lao động chính để phát triển kinh tế hộ gia đình. Hầu hết số
lượng lao động trong gia đình đều làm nông nghiệp,chứng tỏ nghề nông mang
lại thu nhập chủ yếu cho người dân, một phần nhỏ làm các ngành nghề phụ
khác cũng góp phần không nhỏ để nâng cao cuộc sống gia đình.Nhưng vào
những ngày mùa họ cũng tham gia sản xuất nông nghiệp.
Tổng thu nhập bình quân của các hộ này là 51.897.278 đồng đây là
mức thu nhập cao so với mức thu nhập trung bình của hộ trên địa bàn xã 33,7
triệu đồng/hộ/năm[4]. Phần lớn nguồn thu nhập này từ hoạt động sản xuất ếch
giống, một phần nhỏ từ trồng lúa và rau màu.
Số năm kinh nghiệm là 2,33 năm, điều này chứng tỏ những hộ này vừa
mới thực hiện mô hình nên kinh nghiệm sản xuất ếch giống còn hạn chế.
12
Chính vì vậy người dân sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong chọn lịch để ếch đẻ
nếu như thời tiết thay đổi. Mặt khác các loại bệnh dịch ngày càng xuất hiện
nhiều do chưa có kinh nghiệm nên việc phồng tránh còn gặp nhiều khó khăn.
4.3 Thực trạng sản xuất ếch giống tại thôn Di Tây
Năm 2006, Trung tâm khuyến nông tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện
mô hình “ Nuôi ếch thương phẩm bằng lồng lưới” tại hộ ông Đinh Như Trực.
Mặc dù mô hình đã thành công và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên,
việc nhân rộng mô hình gặp rất nhiều khó khăn do không chủ động được
nguồn ếch giống. Trước tình hình đó trung tâm khuyến nông tỉnh đã tiếp tục
thực hiện mô hình “ Sản xuất ếch giống nhân tạo” cũng tại hộ ông Đinh Như
Trực. Do khó khăn về mặt ếch giống nên trung tâm chỉ hỗ trợ cho ông mười
cặp ếch giống và cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn để thực hiện mô
hình, với bản tính cần cù ông đã thực hiện thành công mô hình và sau một

năm thực hiện ông đã nắm bắt được qui trình sinh sản của ếch, hiện nay ông
chủ động hoàn toàn trong việc sản xuất ếch giống nhân tạo.
Năm 2009, việc sản xuất ếch giống đã được nhân rộng ra thêm hai hộ ở
trong thôn và hai hộ ở xã Thủy Thanh đã sản xuất thành công ếch giống nhân
tạo. Đến năm 2010, trên địa bàn thôn đã sản xuất hơn 26 vạn ếch giống với
hơn 600 cặp ếch giống bố mẹ chỉ với 3 hộ sản xuất.Với giá bán ếch từ 1.200
đồng thì trừ chi phí thì lợi nhuận khoảng 150 triệu đồng.
Năm 2011, lượng ếch giống sản xuất được sẽ tiếp tục tăng thêm, với
việc thả nuôi hơn 800 cặp ếch giống của các hộ sản xuất. Năm 2011 không
tăng thêm hộ sản xuất nhưng hiện nay đã có nhiều người bắt đầu nhận thấy
việc sản xuất ếch giống mang lại hiệu quả kinh tế cao và có ý định sản xuất.
4.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất ếch giống nhân tạo
4.4.1 Chi phí cho sản xuất ếch giống nhân tạo
Chi phí sản xuất ếch giống là số tiền mà người sản xuất phải chi để
mua các yếu tố đầu vào cần thiết như giống ếch bố mẹ, thức ăn, thuốc chữa
bệnh,công lao động để phục vụ cho quá trình sản xuất nhằm mục đích thu lợi
nhuận. Chi phí sản xuất ếch giống chỉ là một phần của chi phí sản phẩm.
13
Bảng 2: Chi phí bình quân của các hộ điều tra đầu tư cho sản xuất ếch
giống tính cho 1m
2
Hạng mục
Đơn vị
tính
Số
lượng
Đơn giá
(đồng)
Thành
tiền

(đồng)
Khấu
hao
(năm)
Sau khi
khấu hao
(đồng)
Ếch giống bố mẹ
Cặp 2,2 180.000 396.000 2 198.000
Thức ăn công
nghiệp
Kg 3,05 17.000 51.850 0 51.850
Thức ăn khác
Kg 0,47 12.000 5.640 0 5.640
Thuốc chữa bệnh
Chai 0,16 45.000 7.200 0 7.200
Thuốc tiêu hóa
Chai 0,25 63.000 15.750 0 15.750
Hóc môn sinh sản
Chai 0,07 108.000 7.560 0 7.560
Bể nuôi
M2 0,06 187.500 11.719 5 2.344
Giai nuôi
Cái 0,06 250.000 15.000 2 7.500
Quạt nước
cái 0,05 500.000 25.000 3 8.333
Dụng cụ chữa
bệnh
Bộ 1 120.000 120.000 2 60.000
Dụng cụ cho ếch

ăn
Bộ 1 180.000 180.000 2 90.000
Dụng cụ đo pH
Cái 1 90.000 90.000 2 45.000
Vôi sống
Kg 0,27 15.000 4.050 0 4.050
Công lao động
Ngày 3,019 75.000 22.6425 0 226.425
Tổng

1.156.19
4
729.652
( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011)
Chi phí để đầu tư cho 1m
2
bể nuôi ếch là 729.652 đồng với số lượng
ếch giống bố mẹ có thể thả nuôi là 2 – 3 cặp ếch giống bố mẹ. Chi phí các
thức ăn khác như tôm tép, cá tạp đây là nguồn chi phi một phần người dân
chủ động đánh bắt được và một phần mua ngoài thị trường tính bình quân
12.000 đồng/kg.
Công lao động là của nông hộ tự có, không phải đi thuê công lao động.
Trung bình một ngày ngày người dân bỏ ra khoảng 6 tiếng để chăm sóc cho ếch.
14
Khoản chi phí này người dân không nhìn thấy được do vậy sau khi trừ công lao
động chí phí sản xuất ếch ở mức trung bình so với trồng lúa, nuôi lợn.
Bảng 3: Chi phí sản xuất ếch giống của các hộ điều tra
Hạng mục
Đơn
vị

tính
Số
lượng
(đồng)
Đơn
giá
Thành
tiền
(đồng)
Khấu
hao
(năm)
Sau khi
khấu hao
(đồng)
Ếch giống bố mẹ
Cặp 200
180.00
0
36.0000.00 2 18.000.000
Thức ăn công
nghiệp
Kg 276,7 17.000 4.703.333 0 4.703.333
Thức ăn khác
Kg 43,33 12.000 520.000 0 520.000
Thuốc chữa bệnh
Chai 14,67 45.000 660.000 0 660.000
Thuốc tiêu hóa
Chai 23 63.000 1.449.000 0 1.449.000
Hóc môn sinh

sản
Chai 6,333
108.00
0
684.000 0 684.000
Bể nuôi
m2 90,67
187.50
0
17.000.000 5 3.400.000
Giai nuôi
Cái 5,667
250.00
0
1.416.666 2 70.833.333
Quạt nước
cái 5,333
500.00
0
2.666.666 3 88.888.890
Dụng cụ chữa
bệnh
Bộ 1
120.00
0
120.000 2 60.000
Dụng cụ cho ếch
ăn
Bộ 1
180.00

0
180.000 2 90.000
Dụng cụ đo pH
Cái 1 90.000 90.000 2 45.000
Vôi sống
Kg 24,67 15.000 370.000 0 370.000
Công lao động
Ngày 273,8 75.000 20.532.500 0 20.532.500
Tổng
86.392.167 52.111.056
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011)
Tính chi phí bình quân cho 200 cặp ếch giống bố mẹ, Với tổng chi phí
sau khi đã khấu hao hết các tài sản cố định là 52.111.026 đồng, đây là một chi
phí khá lớn để đầu tư cho một vụ sản xuất kéo dài một năm,từ lúc chọn nuôi
ếch giống bố mẹ đến lúc ếch sinh sản, điều này đòi hỏi những người làm mô
15
hình phải hạch toán chi tiết từng hạng mục và có sự hỗ trợ về tài chính và kỹ
thuật để người dân mạnh dạn đầu tư sản xuất. Tuy nhiên công lao động đều là
của gia đình nên chi phí này người dân không phải bỏ ra, với công lao động là
20.532.250 đồng nên với một vụ sản xuất người dân phải bỏ ra chi phí là
16.966.560 đồng, đây là khoản chi phí mà người dân có thể đầu tư được. Với
các chi phí này có thể biến đổi theo thời gian do sự biến động của thị trường
nên việc đầu tư sản xuất cần có các kinh phí dự trữ, điều này đòi hỏi người
dân phải tính toán trước được các chi phí phát sinh để có phương án giải
quyết kịp thời để tránh ảnh hưởng xấu tới kết quả sản xuất.
4.4.2 Thu nhập từ sản xuất ếch giống
Bảng 4: Thu nhập từ sản xuất ếch giống nhân tạo
Hiệu quả sản xuất Thành tiền
GO: Tổng giá trị sản xuất 96.000.000
IC: Chi Phí Trung Gian 31.578.556

VA: Giá trị gia tăng 64.421.444
MI: Thu nhập hỗn hợp 31.578.556
Lợi Nhuận 43.888.944
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011)
Tổng giá trị sản xuất: ( GO ) [2]
GO là giá trị tính bằng tiền toàn bộ sản phẩm thu được trên một đơn vị
diện tích ao nuôi trong một chu kỳ sản xuất nhất định.
GO = 96.000.00 đồng
Chi phí trung gian: ( IC ) [2]
IC là toàn bộ chi phí vật chất được sử dụng trong quá trình tạo ra sản
phẩm. Nó bao gồm toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ mua, thuê ngoài của hộ
trong hoạt động sản xuất
IC = 31.578.556 đồng
Giá trị gia tăng: ( VA ) [2]
VA là kết quả cuối cùng thu được sau sau khi trừ đi chi phí trung gian
của hoạt động sản xuất kinh doanh
VA = GO – IC = 64.421.444 đồng
16
Thu nhập hỗn hợp: ( MI ) [2]
MI là phần thu nhập hỗn hợp bao gồm cả công lao động của gia đình
tham gia sản xuất.
MI = VA – khấu hao tài sản cố định – thuế
MI = đồng
Lợi nhuận: ( LN ) [2]
LN là phần thu nhập thuần túy còn lại sau khi đã trừ đi các khoản chi
phí lao động gia đình và chi phí hiện vật của hộ
Với tổng chi phí là 52.111.056đồng và tổng số tiền thu được khi bán
sản phẩm là 96.000.000 đồng
LN= 43.888.944 đồng
Với lợi nhuận là 43.888.944 đồng khi đầu tư sản xuất 200 cặp ếch

giống bố mẹ trong vòng 12 tháng, ta có thể kết luận rằng mô hình sản xuất
ếch giống cần được nhân rộng để giúp các hộ dân trong địa phương có một
ngành sản xuất mới, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất của họ. Tuy
nhiên, việc sản xuất ếch giống cần có quy hoạch cụ thể để tránh tình trạng thi
nhau sản xuất ồ ạt, làm rối loạn cung cầu, việc đầu tư sản xuất cần được sự hỗ
trợ về mặt tín dụng như ưu đãi thời gian vay vốn, lãi suất và hỗ trợ kỹ thuật từ
trung tâm khuyến nông để mô hình thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cho
người dân.
4.3.2 Thị trường tiêu thụ sản phẩm
17
Hộ sản xuất
ếch giống
Sản xuất ếch
thịt của gia
đình
Người nuôi
ếch thương
phẩm trong xã
Người nuôi
ếch thương
phẩm trong
tỉnh
Người nuôi
ếch thương
phẩm ngoài
tỉnh
40%
10 %
25 %
25 %

Sơ đồ 1: Kênh tiêu thụ sản phẩm ếch giống
(Nguồn:Số liệu điều tra năm 2011)
Bán cho người sản xuất ếch thương phẩm trong xã:
Hiện nay ở trên địa bàn của xã Phú Hồ, việc sản xuất ếch thương phẩm
đang rất phát triển đem lại thu nhập cao cho người sản xuất. Chính vì vậy,
việc mở rộng sản xuất đòi hỏi một số lượng nhiều ếch giống, trong những
năm trước việc mở rộng sản xuất gặp rất nhiều khó khăn do không chủ động
được nguồn ếch giống. Việc sản xuất thành công ếch giống nhân tạo ngay trên
địa bàn của xã đây là một điều kiện hết sức thuận lợi cho phát triển sản xuất
ếch thương phẩm. Chính điều này cũng đảm bảo thị trường đầu ra cho việc
sản xuất ếch giống nhân tạo. Với 10% ếch giống sản xuất được cung cấp cho
kênh tiêu thụ này. Phần lớn số lượng ếch giống sản xuất tiêu thụ ở kênh này
dưới hình thức đặt hàng từ đầu vụ sản xuất, điều này đảm bảo đầu ra cho sản
phẩm ếch giống.
Với kênh tiêu thụ này,các hộ có thể chủ động được thời gian sản xuất
và dễ dàng quyết định được giá cả của sản phẩm. Ở kênh tiêu thụ này cũng có
nhiều rủi ro như sản xuất không theo đơn đặt hàng, sản xuất rồi người mua
không tiêu thụ hết số lượng ếch giống đã đặt hàng. Chính vì vậy người sản
xuất ếch giống cần có các cơ chế ràng buộc khi nhận đặt hàng.
Việc sản xuất ếch thương phẩm ngày càng phát triển trên địa bàn xã,
nên số lượng ếch giống cung cấp năm sau luôn cao hơn năm trước. Đây cũng
là một thị trường tiềm năng cần khai thác triệt để do thuận lợi về mặt địa lý,
giao thông.
Bán cho người sản xuất ếch thương phẩm trong tỉnh :
Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có diện tích mặt nước lớn.
Điều này thuận lợi cho phát triển nuôi trồng các loại thủy sản. Trong những
năm qua, do nhu cầu ngày càng lớn của thị trường ếch thịt nên nghề nuôi ếch
thịt ngày càng phát triển. Chính điều này làm cho thị trường ếch giống khan
18
hiếm dẫn tới giá cả ếch giống tăng, việc mở rộng sản xuất ếch thịt cũng gặp

khó khăn.
Với 40% ếch giống sản xuất được tại thôn Di Tây được cung cấp cho
các hộ nuôi ếch thương phẩm trong tỉnh, tập trung ở các huyện Phong Điền,
Phú Lộc, Quảng Điền và thị xã Hương Thủy. Ở các huyện này nghề sản xuất
ếch thương phẩm đang phát triển mạnh nhưng lượng ếch giống sản xuất ở trên
các địa bàn này không đủ để cung cấp. Do vậy, những người sản xuất ếch
thương phẩm phải tìm con giống ở những nơi khác.
Với thuận lợi về giao thông nên việc vận chuyển con giống dễ dàng,
quy mô sản xuất ếch thương phẩm ngày càng phát triển với quy mô lớn.
Chính vì vậy, đây là một thị trường đầy tiềm năng, người sản xuất ếch giống
tại Phú Hồ cần phải tận dụng khai thác thị trường này bằng các biện pháp như
nâng cao chất lượng con giống, xây dựng các mô hình liên kết trong tiêu thụ,
quảng bá hình ảnh con ếch giống của địa phương, tiến tới xây dựng thành một
thương hiệu.
Bán cho người sản xuất ếch thương phẩm ngoài tỉnh:
Đối với kênh phân phối này thì thị trường chính là các tỉnh như Quảng
Trị, Gia Lai, Dak Lak, ở kênh tiêu thụ này thường không ổn định, kênh tiêu thụ
này thường do người quen giới thiệu, việc vận chuyển gặp nhiều khó khăn do
vận chuyển ếch giống đi xa làm ảnh hưởng tới chất lượng ếch giống thả nuôi.
Do khan hiếm ếch giống trên các địa bàn này, nên người sản xuất buộc
phải tìm các nguồn giống khác để phục vụ sản xuất, họ chấp nhận phát sinh
thêm các chi phí sản xuất ếch thương phẩm như chi phí vận chuyển, hao hụt
con giống do vận chuyển xa. Năm 2010, với 25 % ếch giống sản xuất được
của xã Phú Hồ được cung cấp cho thị trường này. Tuy nhiên , về lâu dài ta có
thể nhận thấy kênh tiêu thụ này không ổn định, do cách trở về mặt địa lý, việc
vận chuyển ếch giống gặp khó khăn nên người sản xuất ếch thương phẩm ở
các địa phương này có thể tìm các nguồn giống khác thuận lợi hơn về việc
vận chuyển để giúp họ giảm chi phí sản xuất, hao hụt con giống.
Dùng cho sản xuất ếch thương phẩm của gia đình:
Số lượng ếch giống sản xuất được, một phần lớn người sản xuất cung

cấp cho các thị trường, một phần nhỏ 10% người sản xuất dùng để phục vụ
cho việc sản suất ếch thương phẩm của chính họ. Trong những năm qua, việc
19
sản xuất ếch thương phẩm đã mang đến thu nhập cao cho người dân trong địa
bàn của xã. Việc sản xuất được nguồn giống tại ngay hộ gia đình đây là một
điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển nuôi ếch thịt. Do có nguồn ếch giống
sẵn có người dân chủ động được thời gian thả nuôi và giảm chi phí sản xuất
ếch thương phẩm. Qua đó, làm tăng hiệu quả kinh tế, mang lại thu nhập cho
người dân.
Ở kênh tiêu thụ này, ta có thể nhận thấy sự ổn định do người dân chủ
động hơn trong sản xuất, ếch giống sản xuất không tiêu thụ hết người dân có
thể dùng để phục vụ cho sản xuất ếch thương phẩm của họ.
Tóm lại, thị trường tiêu thụ ếch giống của xã Phú Hồ là tốt, với thị
trường tiêu thụ đa dạng, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm ếch giống sản xuất
được ở trên địa bàn xã. Tuy nhiên, người dân vẫn chưa tiếp cận được thông
tin về giá cả nên giá cả vẫn là một yếu tố biến động gây bất lợi cho người sản
xuất ếch giống. Điều này, đòi hỏi các ngành chức năng của xã Phú Hồ cân có
những hỗ trợ về thông tin thị trường cho các hộ sản xuất, thực hiện các mô
hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ.
4.4 Một số các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của mô hình sản
xuất ếch giống nhân tạo.
4.4.1 Kỹ thuật sản xuất
Theo thông tin phỏng vấn hộ, kỹ thuật sản xuất đóng vai trò quan trọng
trong các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất ếch
giống nhân tạo, ếch phát triển theo các chu kỳ, trong mỗi chu kỳ đó chúng ta
cần phải nắm vững các kỹ thuật chăm sóc và đề phòng các loại bệnh. Nếu như
người dân không nắm rõ kỹ thuật sản xuất trong từng khâu sẽ dẫn tới phát
sinh thêm các chi phí sản xuất như thức ăn, thuốc chữa bệnh. Ví dụ: không
nên dùng nước máy để ấp trứng ếch vì trong nước máy có chứa nhiều clo nên
khiến chúng không nở được hay như trong giai đoạn nòng nọc biến thái thì

lượng thức ăn cho nòng nọc giảm 50%, nếu như người dân không nắm được
điều này sẽ dẫn tới phát sinh chi phí thức ăn,ngoài ra chưa kể đến nguồn thức
ăn dư thừa sẽ làm ô nhiễm nguồn nước khiến cho nồng nọc bị bệnh [6]. Do
20
vậy việc nắm vững kỹ thuật sản xuất cũng góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế
do giảm được các chi phí ở các khâu sản xuất.
4.4.2 Thời tiết
Theo thông tin phỏng vấn hộ, thời tiết cũng là một yếu tố ảnh hưởng
nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất ếch giống nhân tạo.
Hiện nay, việc trái đất ngày càng nóng lên dẫn tới sự xáo trộn về thời tiết gây
ảnh hưởng đến lịch thời vụ, thời điểm cho ếch đẻ. Ví dụ riêng trong tháng 3
năm 2011 có 4 đợt rét đậm khác hẳn so với năm 2010. Do vậy, khi mà người
dân cho ếch đẻ trong những ngày nắng thì sau đó trời lạnh làm cho trứng ếch
không thể nở thành ếch con được, điều này gây ảnh hưởng trầm trọng tới
năng suất. Do các chi phí đầu tư cho ếch giống bố mẹ trong vòng một năm
nếu như trứng ếch không nở thì người dân không thể lấy lại các chi phí trong
một năm đó. Điều này đòi hỏi nhũng người sản xuất cần phải thường xuyên
theo dõi dự báo thời tiết, thời vụ để đưa ra những quyết định sản xuất phù hợp
với sự biến động của thời tiết để mang lại hiệu quả sản xuất.
4.4.3 Sự biến động của giá cả thị trường
Theo nguồn thông tin phỏng vấn người am hiểu, việc hoạch toán sản
xuất của các hộ dân thường được bắt đầu trước khi sản xuất. Do vậy, sự biến
động giá cả thị trường của các mặt hàng đầu tư cho sản xuất như thức ăn, xây
bể, công lao động, thuốc chữa bệnh, sẽ làm thay đổi các chi phí do vậy
người dân không chủ động được nguồn vốn sản xuất phải dẫn đến đi vay
mượn và phải gánh chịu phần lãi suất cho khối lượng tiền vay đó.
Với giá bán của sản phẩm,giá bán thường không ổn định do sự mất cân
bằng cung cầu, do chất lượng của sản phẩm, do giá bán không hợp lý và nhiều
nguyên nhân khác nữa đều có thể ảnh hưởng tới giá bán của sản phẩm.Nếu
giá bán có lợi cho người sản xuất thì lúc đó hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn so với

mức trung bình và ngược lại nếu giá bán không có lợi cho người sản xuất thì
hiệu quả kinh tế sẽ thấp, thậm chí là lỗ vốn. Điều này đòi hỏi người sản xuất
phải đảm bảo được chất lượng của sản phẩm sản xuất được, không sản xuất ồ
ạt để gây mất cân bằng cung cầu. Mặt khác, đòi hòi các nhà chức năng cần có
các dự báo về thị trường đầu ra của sản phẩm.
21
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Từ kết quả phân tích ở phần IV về thực trạng sản xuất ếch giống và
phân tích hiệu quả kinh tế, chúng tôi rút ra các kết luận sau:
- Nghề sản xuất ếch giống đang phát triển tại địa phương, năm 2010 có 3 hộ
nuôi với 650 cặp ếch giống bố mẹ với hơn 26 vạn con ếch giống được sản
xuất và cung cấp trên thị trường.
- Với chi phí đầu tư cho 200 cặp ếch giống bố mẹ là 52.111.056 đồng, tổng
thu nhập là 96.000.000 đồng, sau khi trừ toàn bộ các chi phí thi số tiền thu
được là 43.888.944đồng. Vậy ta thấy mô hình sản xuất ếch giống mang lại
hiệu quả kinh tế do vậy cần nhân rộng mô hình trong thời gian tới.
- Sản xuất ếch giống đã mang lại lợi nhuận cao hơn so với các ngành nghề sản
xuất nông nghiệp khác như trồng lúa, rau màu, chăn nuôi lợn, bò quy mô
nông hộ.
- Ếch giống có thị trường tiêu thụ tốt, số lượng ếch giống sản xuất ra một
phần tự cung cấp cho nông hộ sản xuất ếch thương phẩm, một phần cung cấp
giống cho các hộ sản xuất trong thôn, một phần cung cấp cho thị trường ngoài
tỉnh.
- Việc sản xuất ếch giống còn gặp nhiều khó khăn do sự thay đổi về thời tiết
dẫn tới sự thay đổi về lịch thời vụ, bên cạnh đó người dân cũng gặp một số
khó khăn về kỹ thuật, thị trường tiêu thụ sản phẩm.
5.2 Kiến nghị
Từ thực tiễn nghiên cứu chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:
Đối với địa phương:

- Tiến hành quy hoạch tổng thể về chi tiết các hộ sản suất ếch giống trong
từng khu vực tại xã để tránh tình trạng sản xuất ồ ạt gây ảnh hưởng xấu tới
cung cầu,có các biện pháp khuyến cáo cho người dân về bảo vệ môi trường,
xử lý nước thải khi thải ra môi trường.
- Hỗ trợ cho người dân về mặt thị trường đầu ra, xây dựng các mô hình liên
kết sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm.
22
- Hỗ trợ kỹ thuật, đẩy mạnh công tác khuyến nông đến tận thôn, xóm và hộ
gia đình. Thường xuyên tiến hành tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình trình
diễn, khuyến cáo người dân tham gia.
- Tăng cường liên hệ, liên kết giữa người dân và các cơ quan chuyên trách về
phát triển nông thôn và phát triển sản xuất ếch giống tại xã, huyện nhằm xây
dựng định hướng phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân.
Đối với hộ sản xuất ếch giống:
- Mô hình sản xuất ếch giống đã mang lại hiệu quả về kinh tế, sản xuất ếch
giống đã trở thành một nghề mới trong địa bàn xã đem lại thu nhập cao cho
người dân, các hộ nên mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất để tăng thêm thu
nhập cho gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo.
- Tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật sản suất ếch giống nhân tạo để
nắm vững kỹ thuật sản xuất nhằm tránh rủi ro do không nắm vững kỹ thuật,
tham gia các lớp tập huấn về phòng bệnh cho ếch. Trong quá trình sản xuất
người dân cần thực hiện đúng kỹ thuật sản xuất ếch giống đã được tập huấn.
- Trong quá trình sản xuất nguời dân cần chủ động điều chỉnh lịch thời vụ để
phù hợp với sự thay đổi của thời tiết để tránh những rủi ro gây ảnh hưởng đến
hiệu quả sản xuất
- Liên kết sản xuất giữa các hộ dân để hướng tới thị trường ngoài tỉnh, xây
dựng thành một thương hiệu sản xuất của xã.
Tóm lại sản xuất ếch giống mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững,
là bước đệm quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương. Vì vậy mọi thành
phần liên quan đều cần thực hiện tốt các đề xuất nêu trên để giải quyết triệt để

những mặt tồn tại trong hoạt động sản xuất ếch giống tại xã.
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]Ngô Đình Giao, Kinh tế học vi mô,Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội, 1997.
[1] Hồ Lê Phi Khanh, Bài giảng kinh tế trang trại, Đại học Nông lâm Huế,
2009.
[3] Việt Chương, Nuôi ếch công nghiệp, Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố
Hồ Chí Minh, 2008.
[4] Niên Giám thống kê xã Phú Hồ, 2010
[5] Báo cáo kinh tế xã hội xã Phú Hồ, 2010
[6] Nguyễn Thị Chiêm, Tài liệu hướng dẫn sản xuất ếch giống nhân tạo,
Trung tâm khuyến nông tỉnh Thừa Thiên Huế, 2009
24
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này, tôi được sự quan
tâm giúp đỡ nhiệt tình của các tổ chức và cá nhân. Tôi xin chân thành
cảm ơn đến: Cô giáo Th.s Lê Thị Hồng Phương đã trực tiếp hướng dẫn
giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập đề tài.
Các thầy cô giáo trong và ngoài trường Đại học nông lâm Huế đã giảng
dạy và truyền thụ cho tôi những kiến thức cơ bản về lý luận và thực tiễn
trong những năm học qua.
Ủy ban nhân dân xã Phú Hồ và bà con nhân dân thôn Di Tây đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu tại địa phương.
Tôi xin cảm ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè đã giúp đỡ,
động viên tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành đề tài thực tập
này.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 05 năm 2011
Sinh viên
Lý Quang Long

25

×