Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

hiệu quả của việc nuôi bò vỗ béo ở nông hộ xã đức hóa, huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (607.4 KB, 58 trang )

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi bò là một nghề lâu đời của ngành nông nghiệp thế giới, và
là ngành mang lại thu nhập cao cho người nông dân. Thịt bò là loại thịt có
nhiều dinh dưỡng, là loại thực phẩm được ưa chuộng và được sử dụng ở hầu
hết các quốc gia trên thế giới. Bò dễ chăm sóc và nuôi dưỡng, thích nghi
trong các điều kiện môi trường chăn nuôi khác nhau, thức ăn cho bò là các
loại cỏ, các sản phẩm phụ từ trồng trọt, nguồn thức ăn cho bò có ở mọi nơi
trên trái đất.
Ở Việt Nam, chăn nuôi bò có vai trò quan trọng với người nông dân,
việc phát triển chăn nuôi bò không những làm tăng sản phẩm cho xã hội mà
còn góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (lao động, đất
đai, vốn…), tăng thu nhập cho nông hộ, tham gia vào chuyển dịch cơ cấu
nông nghiệp nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo. Chăn nuôi bò là cơ sở
để phát huy triệt để các tiềm năng sẵn có cùng các lợi thế so sánh của vùng,
đặc biệt là vùng trung du miền núi, làm đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp,
thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, bền vững. Chăn nuôi bò
còn cung cấp sức kéo, sức cày và một lượng lớn phân bón cho ngành trồng
trọt. Chính vì lẽ đó mà chăn nuôi và đặc biệt là chăn nuôi bò đang là định
hướng xóa đói giảm nghèo và thích ứng với khu vực trung du và miền núi
nước ta.
Thực tế nước ta trong khuôn khổ của chương trình phát triển chăn
nuôi quốc gia KN.02.06 và dự án phát triển chăn nuôi bò thịt VIE86/008,
nhiều thí nghiệm theo dõi về khả năng phát triển của bê lai hướng thịt đã
được triển khai. Bê lai hướng thịt có khả năng tăng 568g/ngày vào lúc 15
tháng tuổi trên cơ sở khẩu phần ăn có bổ sung. Sử dụng nguồn thức ăn là phế
phụ phẩm nông nghiệp để vỗ béo bò lai hướng thịt đã đạt tăng trọng
800g/ngày ở tháng vỗ béo thứ nhất [5]. Tuy nhiên cho đến nay tỷ trọng về số
lượng bê lai hướng thịt so với tổng đàn bò trong toàn quốc vẫn còn chiếm
một tỷ lệ thấp.


Nguồn thịt bò cung cấp cho nhu cầu của xã hội hiện nay chủ yếu là
những bò loại thải có thể trạng yếu. Vì thế những bò đem giết thịt có tỉ lệ thịt
1
xẻ thấp, chất lượng thịt kém. Hàng năm tại khu vực miền Trung và Tây
Nguyên có từ 130-150 ngàn con bò loại thải được bán giết thịt [5]. Giả thiết
rằng với số lượng bò như trên được nuôi béo trước khi bán thịt thì số lượng
và chất lượng thịt bò được tăng lên đáng kể, và thu nhập của người dân sẽ
được cải thiện rất lớn.
Xã Đức Hóa, Huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình là một xã thuộc khu
vực trung du miền núi. Có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi bò,
như có diện tích đất rừng rộng, cỏ tự nhiên và các loại cây làm thức ăn cho
bò phát triển mạnh như cây lau, đót, sậy Vì vậy, hoạt động chăn nuôi bò ở
đây cũng rất phát triển. Người dân trong xã cũng sử dụng nhiều phương thức
nuôi khác nhau, từ việc thả rong cho đến chăn thả hoàn toàn cũng như việc
nuôi bò vỗ béo. Tuy nhiên với áp lực về mặt dân số và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, sự khắc nghiệt của thời tiết đã làm cho diện tích đồng cỏ ở đây giảm
xuống kéo theo sự giảm xuống của số lượng đàn bò của xã. Trong điều kiện
mới đó, việc tìm ra một phương thức nuôi bò phù hợp để giúp người dân cải
thiện thu nhập, phù hợp với thời tiết thay đổi là rất cần thiết. Thực tế cho
thấy, trong nhiều năm qua người dân ở đây đã áp dụng hình thức nuôi bò vỗ
béo mang lại hiệu quả cao. Việc nghiên cứu để xác định hiệu quả và các yếu
tố tác động đến hiệu quả của hình thức nuôi bò này nhằm nhân rộng nó ra
thực tế là rất cần thiết. Hơn nữa, qua tìm hiểu cho thấy chưa có đề tài nào
nghiên cứu về vấn đề này ở xã Đức Hóa, xuất phát từ thực tế đó tôi tiến hành
đề tài: “Hiệu quả của việc nuôi bò vỗ béo ở nông hộ xã Đức Hóa, huyện
Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình”
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Tìm hiểu tình hình chăn nuôi bò theo các phương thức nuôi ở nông hộ.
- Đánh giá hiệu quả nuôi bò vỗ béo tại nông hộ.
- Xác định các khó khăn mà nông hộ gặp phải trong quá trình chăn nuôi bò

theo hình thức nuôi vỗ béo.
2
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Các khái niệm về hiệu quả
2.1.1. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu biểu hiện kết quả của hoạt động sản xuất,
nói rộng ra là của hoạt động kinh tế, hoạt động kinh doanh, phản ánh tương
quan giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật tư, tài chính. Là chỉ
tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố của sản xuất - kinh
doanh, nhằm đạt được kết quả kinh tế tối đa với chi phí tối thiểu. Tuỳ theo
mục đích đánh giá, có thể đánh giá hiệu quả kinh tế bằng những chỉ tiêu khác
nhau như năng suất lao động, hiệu suất sử dụng vốn, hàm lượng vật tư của
sản phẩm, lợi nhuận so với vốn, thời gian thu hồi vốn, … Chỉ tiêu tổng hợp
thường dùng nhất là doanh lợi thu được so với tổng số vốn bỏ ra. Trong
phạm vi nền kinh tế quốc dân, chỉ tiêu hiệu quả kinh tế là tỉ trọng thu nhập
quốc dân trong tổng sản phẩm xã hội. Trong nhiều trường hợp, để phân tích
các vấn đề kinh tế có quan hệ chặt chẽ với các vấn đề xã hội, khi tính hiệu
quả kinh tế, phải coi trọng hiệu quả về mặt xã hội (như tạo thêm việc làm và
giảm thất nghiệp, tăng cường an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố
sự đoàn kết giữa các dân tộc, các tầng lớp nhân dân, và sự công bằng xã hội),
từ đó có khái niệm hiệu quả kinh tế - xã hội [4].
2.1.2. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực
sản xuất xã hội nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định [4].
Hiệu quả xã hội đem lại như: Việc làm, mức tăng về GDP do tác động
của dự án, sự công bằng xã hội, sự tự lập của cộng đồng và sự được bảo vệ
hoặc sự hoàn thiện hơn của môi trường sinh thái[1]. Hiệu quả xã hội được
phân tích trên lợi ích của toàn xã hội để xem xét sự phát triển chung của xã
hội như mức tăng trưởng, sự công bằng xã hội và sự phát triển cộng đồng và

cả về vấn đề môi trường
2.1.3. Hiệu quả môi trường
Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh
con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của
3
con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các
thể chế [4].
Vậy hiệu quả môi trường là những hoạt động của một quá trình sản
xuất kinh doanh, tái sản xuất, hoạt động trong nông nghiệp không làm tổn
hại đến môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái và không làm suy thoái môi
trường [4].
2.2. Tìm hiểu về nông hộ và kinh tế nông hộ
Nông hộ là hình thức kinh tế cơ bản của nông nghiệp. Tại cuộc Hội
thảo quốc tế lần thứ tư về Quản lý nông trại tại Hà Lan 1980, các đại biểu
nhất trí rằng: Hộ là một đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất,
tái sản xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác. Với ý nghĩa đó hộ
gia đình nông dân là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức tổ chức cơ sở của
nông nghiệp [4].
Hộ nông dân có các đặc trưng sau: Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế
cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng; quan hệ giữa tiêu dùng
và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ từ cấp hoàn toàn đến sản
xuất hàng hoá hoàn toàn; các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn
tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau khiến
cho khó giới hạn thế nào là một hộ nông dân.[1]
Hộ nông dân là đơn vị kinh tế chủ yếu đóng vai trò quyết định đối với
sản xuất nông nghiệp và nông thôn, việc tham gia vào quá trình sản xuất nói
lên kinh tế hộ đã tỏ ra ưu thế hơn so với các hình thức tổ chức khác, chính vì
vậy cho nên đến nay chưa có hình thức nào có thể hay thế kinh tế hộ trong
lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Đặc trưng bao trùm của kinh tế nông hộ là các thành viên trong nông

hộ làm việc một cách tự chủ, tự nguyện vì lợi ích kinh tế của bản thân và gia
đình mình. Mặt khác, kinh tế nông hộ nhìn chung là nền sản xuất nhỏ mang
tính tự cấp tự túc hoặc sản xuất hàng hoá với năng suất lao động thấp nhưng
lại có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp ở các
nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng [1].
Tài sản của hộ hay kinh tế hộ ảnh hưởng lớn tới việc đầu tư của hộ
vào một lĩnh vực nào đó, trong sản xuất nông nghiệp thì vốn, đất đai và nhân
lực là những yếu tố không thể thiếu để đầu tư phát triển. Sự phát triển của xã
4
hội đang đòi hỏi nông thôn cần phải chuyển mình và thật khó để chuyển giao
kỹ thuật hay tiến bộ khoa học nếu chúng ta không nắm vững về hộ và kinh tế
hộ, các tài sản của hộ để đầu tư hợp lý và phát triển bền vững.
2.3. Các hình thức chăn nuôi bò hiện nay
Căn cứ vào mức độ đầu tư cho chăn nuôi hiện nay có thể chia thành 5
phương thức chăn nuôi chính: phương thức thả rông, chăn thả, bán chăn thả,
bán thâm canh, thâm canh [2].
2.3.1. Phương thức thả rông
Đây là phương thức chăn thả truyền thống, lâu đời của người dân phản
ứng trình độ lạc hậu trong sản xuất. Với phương thức này, người chăn nuôi
hạn chế đến mức thấp nhất việc đầu tư chi phí, chủ yếu tận dụng diện tích
đồng cỏ và thảm thực vật tự nhiên. Gia súc được khoanh vùng cô lập, ăn cỏ
và trú ẩn dưới cây che bóng. Mức độ đầu tư chỉ dừng lại ở chi phí giống và
công thăm nuôi định kỳ, công vận chuyển đàn. Phương thức này khá phổ
biến trong một thời gian dài tại đồng cỏ lớn, đặc biệt là ở khu trung du, miền
núi, và vùng sâu, nơi sản xuất chưa thực sự phát triển. Đây là phương thức
chăn nuôi kém bền vững nhất xét cả mặt kinh tế, xã hội lẫn môi trường môi
sinh, rủi ro cao và tác động kìm hãm đến các ngành kinh tế khác như: bò phá
rẫy, nương trồng trọt của người dân. Hiện nay cùng với sự phát triển của mặt
bằng dân trí, phương thức này đã bị thu hẹp đáng kể, đặc biệt là sau khi quy
định cấm chăn nuôi thả rông gia súc của nhà nước ban hành [2].

2.3.2. Phương thức chăn thả hoàn toàn
Thực chất là phương thức thả rông có sự giám sát của người chăn
nuôi. Đây là sự thay đổi của các hộ nuôi trong quản lý đàn bò của gia đình,
hạn chế rủi ro và gây mất mỹ quan khu dân cư. Chi phí cho chăn nuôi thấp,
bao gồm công chăn dắt và chi phí chuồng trại tạm bợ, vật liệu rẻ tiền mau
hỏng như: dây thừng, cọc tre nhỏ, mái tranh cột nhỏ… Nhờ có sự chặt chẽ
của người chăn dắt nên hình thức này có thể mở rộng phạm vi nuôi, bao gồm
vùng sâu vùng xa, vùng trung du miền núi, vùng ven đô thị, nông thôn… nơi
có đồng cỏ tự nhiên đủ cho nhu cầu của vật nuôi [2].
2.3.3. Phương thức bán chăn thả (phương thức bổ sung thức ăn)
Đây là bước chuyển giữa phương thức chăn nuôi quảng canh sang dần
đầu tư thâm canh. Lề lối truyền thống vẫn còn thông qua việc chăn thả bán
5
thời gian. Thêm vào đó, người chăn nuôi đã chú trọng đến khâu chăm sóc vật
nuôi như: đầu tư xây dựng chuồng trại bán kiên cố, hàng rào, chăm sóc thú
y, bổ sung thức ăn phụ phẩm nông nghiệp như: thân ngô, đọt sắn, dây khoai
lang, rơm, bả mía, xơ mít, các loại quả có nước… Phương thức này thể hiện
sự thay đổi phù hợp với điều kiện mới: công nghiệp, hiện đại hoá gắn với đô
thị hoá thành thị và nông thôn, phạm vi chăn thả thu hẹp. Phương thức chăn
nuôi này khá tiến bộ: một mặt đảm bảo sức sản xuất của vật nuôi, mặt khác
tận dụng phế phụ phẩm trong nông nghiệp, biến quy trình sản xuất nông hộ
thành chu trình khép kín, giảm chi phí chăn nuôi. Tuy nhiên, phương thức
này chưa đạt đến trình độ sản xuất hàng hoá và nâng cao chất lượng sản
phẩm. Trong điều kiện nông hộ nước ta giai đoạn 2006 - 2008 đây là phương
thức các nông hộ áp dụng khá phổ biến trên mọi miền đất nước [2].
2.3.4. Phương thức bán thâm canh
Phương thức này gần đây được người dân mạnh dạn áp dụng và ngày
càng nhân rộng, đặc biệt hộ có tiềm lực kinh tế lớn, có quy mô đàn cao và
định hướng phát triển sản xuất theo kiểu hàng hoá. Hình thức này đang dần
khỏi vượt quy mô hộ và hình thành ở quy mô trang trại từ hàng chục đến

hàng trăm con. Có thể nói, đây là phương thức chăn nuôi bò tiến bộ nhất tính
thời điểm hiện nay. Nguồn thức ăn tự nhiên được chuyển từ thức ăn chủ yếu
sang nguồn thức ăn bổ sung. Thay vào đó các hộ chăn nuôi đã đầu tư các loại
thức ăn tinh như: cám gạo, bột sắn và các chế phẩm công nghiệp như: rỉ mật,
urê, thức ăn khoáng… Mức đầu tư còn thể hiện ở khâu kiến thiết chuồng trại
kiên cố, đúng quy trình kỹ thuật, lai tạo giống mới, chăm sóc theo đối
tượng… Với chủ trương lai hoá đàn bò nuôi, phương thức này đang khuyến
khích mở rộng các tỉnh thành của cả nước. Mặc dù chi phí chăn nuôi cao hơn
phương thức cũ nhưng chất lượng bò nuôi đã đáp ứng nhu cầu càng cao của
thị trường. Hình thức này thể hiện năng lực sản xuất của các hộ dân đã và
đang cải thiện đáng kể [9].
2.3.5. Phương thức nuôi thâm canh
Là phương thức nuôi nhốt hoàn toàn, nguồn thức ăn chủ yếu được
cung cấp ngay tại chuồng. Phương thức này áp dụng các tiến bộ kỹ thuật
mới, và hiện nay được áp dụng phổ biến tại các trang trại với quy mô nuôi
lớn và các hộ gia đình với quy mô từ 1 - 2 con. Phương thức này thường áp
6
dụng ở những nơi dân cư đông, không có nơi chăn thả, hoặc tận dụng phân
chuồng làm BIOGA [9].
2.4. Kỹ thuật vỗ béo đàn bò
Theo Trung tâm khuyến nông tỉnh Quảng Bình, các bước cần thực hiện để
tiến hành vỗ béo là:
2.4.1. Phân loại bò để vỗ béo
Những con bò không sử dụng để cày kéo, vắt sữa, sinh sản, bò gầy do
thiếu dinh dưỡng được phân nhóm theo tuổi, giống, giới tính, thể trạng, tầm
vóc.
Chọn bò để vỗ béo: bò lý tưởng để nuôi vỗ béo là bò có bộ khung cơ thể
càng lớn càng tốt. Loại bò này sẽ đạt được tốc độ tăng trọng khá nhanh. Thời
gian cần thiết vỗ béo bò chỉ cần khoảng 2 tháng. Bò cái loại càng gầy, càng
xấu có thể mang lại nhiều lợi nhuận ở giai đoạn đầu vỗ béo vì tiêu tốn thức

ăn ít. Bò gầy thường mua giá rẻ hơn, hoặc vỗ béo bò đực tơ lai Sind siêu thịt.
2.4.2. Tẩy ký sinh trùng
Muốn vỗ béo bò, trước hết phải tẩy ký sinh trùng theo các phương
pháp dưới đây:
* Đối với ngoại ký sinh trùng
Sử dụng các loại thuốc có phổ hoạt lực rộng như Neuguvon hoặc
Asuntol hòa thành dung dịch tắm hoặc xoa. Pha và sử dụng thuốc Nevugvon
với liều phổ biến 1à 25g/lít nước, bổ sung 50ml dầu ăn và 20g xà phòng bột
lắc đều trước khi sử dụng. Dùng bình phun đều lên cơ thể bò, đặc biệt là
vùng bẹn, nách và yếm. Có thể đeo găng tay, dùng giẻ để bôi thuốc. Không
để thuốc bám vào người, quần áo. Không hút thuốc, ăn uống trong khi pha
và bôi thuốc.
* Đối với nội ký sinh trùng
Sử dụng các loại thuốc có phổ hoạt lực rộng như: Levamisole,
Tetramisole điều trị nội ký sinh trùng đường ruột và Fasinex điều trị sán lá
gan. Liều lượng: Levamisole 7,5%, dùng 1ml/20kg thể trọng. Fasinex dùng 1
viên /75kg thể trọng. Cách sử dụng: Cho uống, trộn vào thức ăn hoặc tiêm
theo hướng dẫn.
7
2.4.3. Thức ăn
Trong điều kiện chăn nuôi gia đình ở nước ta có hai cách vỗ béo thích
hợp là:
- Vỗ béo bằng chăn thả: chăn thả bò trên bãi chăn 8-10 giờ mỗi ngày
để tận dụng cỏ tươi mà không tốn công cắt và vận chuyển về chuồng. Ban
đêm bổ sung thêm thức ăn tinh và muối ăn. Cách vỗ béo này áp dụng cho
những nơi có đồng bãi chăn thả rộng và năng suất cỏ tươi tương đối khá, bảo
đảm cho trâu bò mỗi ngày thu lượm được 20-25kg cỏ tươi.
- Vỗ béo bằng hình thức bán chăn thả: áp dụng cho những nơi ít bãi
chăn (như vùng đồng bằng, vùng ven đô, khu công nghiệp). Bò chỉ tận dụng
được một phần hoặc một nửa khẩu phần thức ăn trên bãi chăn. Phần còn lại

phải bổ sung tại chuồng nuôi, trong đó phải lưu ý đến thức ăn tinh.
Nhu cầu thức ăn và năng lượng vỗ béo bò: Để bò có tốc độ lớn nhanh
nhất thì lượng thức ăn đảm bảo năng lượng cao được ăn vào hàng ngày là
2,5% trọng lượng cơ thể. Ví dụ, bò nặng 200kg cần khoảng 5kg vật chất khô
trong một ngày, còn thức ăn thô xơ khoảng 15 - 20kg. Khẩu phần hoàn chỉnh
là đủ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho bò. Bò có thể tự do lựa chọn
sau khi đã trộn lẫn hoàn toàn cả hai loại thức ăn tinh và thô với nhau.
Phương pháp cho ăn và tập cho bò ăn thức ăn tinh vô cùng quan trọng. Lúc
đầu nên cho bò ăn nhiều thức ăn thô xanh, ít thức ăn tinh để bò làm quen với
khẩu phần năng lượng cao. Nếu ngay từ đầu bò ăn nhiều thức ăn tinh có thể
bị chết do ngộ độc axít (acidosis). Thức ăn thô xanh cần sử dựng kết hợp với
thức ăn tinh để tạo ra một khẩu phần ăn hoàn chỉnh. Bò bị bệnh thông
thường phải điều trị khỏi bệnh trước khi đưa vào vỗ béo.
Thức ăn dùng vỗ béo bò bao gồm: thức ăn thô xanh, phụ phẩm, thức
ăn tinh, thức ăn bổ sung khoáng và vitamin. Căn cứ vào nguồn thức ăn sẵn
có để lựa chọn các nguyên liệu chính như sau:
* Thức ăn thô xanh: Các loại cỏ, thức ăn ủ chua, phụ phẩm nông
nghiệp, phụ phẩm công nghiệp (bã bia, rượu, rỉ mật, bã đậu, bã dứa, vỏ hoa
quả) chiếm 55-60% vật chất khô trong khẩu phần.
* Thức ăn tinh: Các loại hạt ngũ cốc, họ Đậu, cám (cám gạo, cám
mỳ ), các loại khô dầu, thức ăn hỗn hợp chiếm 40-45% vật chất khô trong
8
khẩu phần. Trên cơ sở các loại nguyên liệu thức ăn trên, bổ sung khoáng và
vitamin phối hợp thành khẩu phần hoàn chỉnh để vỗ béo bò theo 4 công thức.
Bảng1: Công thức phối trộn thức ăn vỗ béo đàn bò
Nguyên liệu
Công thức
1 2 3 4
Sắn lát (%) 40 40 50 50
Bột ngô (%) 10 10 10 10

Rỉ mật (%) 30 30 20 20
Khô dầu lạc (%) 18 12 18 12
Bột keo dậu (%) - 6 - 6
Urê (%) - 0,5 0.5 1
Bột xương (%) 1 1 1 1
Muối ăn (%) 1 0,5 1 0,5
(Nguồn: Tài liệu tập huấn, Trung tâm khuyến nông tỉnh Quảng Bình 2009)
Khi cho bò ăn theo khẩu phần vỗ béo, chúng ta phải tập dần để bò
quen với thức ăn mới, sau đó tiến hành cho ăn thúc.
* Phương pháp cho bò ăn: Tốt nhất là trộn vào máng ăn hỗn hợp bao
gồm các nguyên liệu như sau: 5 kg mía chặt nhỏ hoặc cỏ xanh chặt nhỏ và
4kg thức ăn tinh hỗn hợp (65% bột khoai mì), rơm để riêng nếu bò muốn ăn
và uống nước tự do. Phương pháp vỗ béo sử dụng cây mía chặt nhỏ hoặc cỏ
xanh cộng với thức ăn tinh (khoai mì) rất thuận tiện và rẻ tiền. Nguyên liệu
thô dùng để phối hợp thức ăn tinh thường không phải nghiền nhỏ trừ ngô
(bắp) khi cần được thay thế cho tấm. Phối hợp 100 kg thức ăn trộn bằng
xẻng trên nền nhà bằng xi măng, gạch hoặc bê tông. Việc cân đo số lượng
thành phần các nguyên liệu thức ăn rất quan trọng, đặc biệt đối với 3% urê
có trong khẩu phần. Vì nếu urê vượt quá giới hạn cho phép có thể gây ngộ
độc do hàm lượng Amôniăc, vì vậy cần tuân thủ theo sự hướng dẫn khi cân
nguyên vật liệu để phối hợp thức ăn cũng như khi cho bò ăn loại khẩu phần
này. Ngoài ra cần giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát về mùa nông,
ấm về mùa mưa. Thức ăn phải bảo quản nơi khô ráo, tuân thủ đúng theo quy
trình phòng bệnh và định kỳ xổ lãi cho bò.
9
2.4.4. Chuồng trại và phương thức vỗ béo
Vỗ béo bằng phương thức nuôi nhốt tại chuồng, cung cấp thức ăn,
nước uống và cho ăn tự do theo yêu cầu. Chuồng nuôi đảm bảo thoáng mát,
sạch sẽ, bò đi lại tự do trong chuồng. Theo dõi số lượng thức ăn hàng ngày
để bổ sung và điều chỉnh lượng thức ăn kịp thời.

Chuồng trại: Mục tiêu là để thuận lợi cho công tác nuôi dưỡng, quản
lý đàn bò. Xây dựng chuồng nuôi bò thịt phụ thuộc vào qui mô chăn nuôi hộ
gia đình hay trang trại, phương thức chăn nuôi là nuôi thả hay nuôi nhốt,
nhưng chú ý phải được xây dựng ở những nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát
về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Hướng chuồng xây theo hướng Nam hoặc
Đông Nam, diện tích chuồng nuôi bình quân 3-5 m2/ con. Tuỳ theo qui mô
mà chuồng có thể xây dựng 1 dãy hoặc 2 dãy. Nền chuồng phải làm chắc,
không láng trơn, có độ dốc 2-3% về phía rãnh thoát. Cần trang bị máng ăn,
máng uống dọc theo hành lang, kích thước máng ăn 60 cm x 120 cm, cao
phía sau 80 cm, cao phía trước 50 cm, trong lòng máng hình lòng mo. Kích
thước máng uống dài x rộng x sâu là 60 cm x 60 cm x 40 cm. Rãnh thoát
nước thải thiết kế phía sau rộng 30 cm, sâu 30 cm, độ dốc 5-8%. Ngoài ra
cần bố trí thêm hố ủ phân hoặc hầm biogas, hệ thống rèm che cách tầm bò
với 1-1,5m, hệ thống cây xanh chống nóng cho bò trong mùa hè, vv.
2.4.5. Vệ sinh thú y
Vệ sinh phòng bệnh: Thực hiện phương châm “Phòng bệnh hơn chữa
bệnh”. Chuồng trại, máng ăn, máng uống, môi trường xung quanh và cơ thể
bò phải luôn được sạch sẽ. Định kỳ tẩy uế chuồng trại, khu vực xung quanh
chuồng nuôi, phát quang bờ bụi, khơi thông cống rãnh, thu gom xử lý chất
thải. Tích cực diệt chuột, dán, ve, ruồi muỗi, hạn chế tối đa các động vật
trung gian truyền bệnh vào khu vực chăn nuôi bò. Thức ăn nước uống phải
đảm bảo sạch sẽ, an toàn vệ sinh. Thường xuyên kiểm tra theo dõi đàn bò khi
có dấu hiệu biểu hiện không bình thường cần can thiệp ngay, định kỳ tẩy nội,
ngoại ký sinh trùng cho bò, nhất là bò trước khi vỗ béo. Đồng thời tiêm
vacxin phòng bệnh đầy đủ các loại bệnh bắt buộc cho bò 2 lần / năm như:
bệnh tụ huyết trùng trâu bò, lở mồm long móng,
Chuồng nuôi phải được làm vệ sinh hàng ngày và phải được khử trùng
định kỳ theo chế độ phòng bệnh của thú y.
10
Sau khi xuất toàn bộ vật nuôi phải tiến hành khử trùng toàn bộ chuồng

nuôi theo chế độ tổng vệ sinh và khử trùng trước khi nuôi lứa mới. Trường
hợp trong chuồng nuôi có vật nuôi bị chết vì bệnh dịch thì phải thực hiện chế
độ khử trùng cấp bách theo hướng dẫn của thú y.
2.4.6. Thời gian vỗ béo
Thời gian vỗ béo từ 50 đến 60 ngày (dự kiến tăng trọng 800
-1200g/con/ngày). Nếu vỗ béo kéo dài trên 60 ngày thì khả năng tăng trọng
sẽ giảm, tiêu tốn thức ăn cao và hiệu quả thấp.
2.4.7. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò vỗ béo
Vỗ béo là biện pháp tích cực để phát huy cao độ khả năng sinh trưởng
bù của bò khi ở giai đoạn trước không nuôi thâm canh. Hiệu quả nuôi phụ
thuộc vào các yếu tố chính sau:
+ Giá trị bò mua vào để vỗ béo: Lợi nhuận càng cao khi giá mua vào
càng thấp, trong điều kiện vỗ béo những bò đã trưởng thành thì giá mua vào
phải thấp hơn giá bán tại thị trường.
+ Giá bán ra sau khi vỗ béo: Giá bán cao, lãi suất cao.
+ Chi phí thức ăn: Tận dụng các loại phụ phẩm, tăng cường chế biến
thức ăn để nâng cao tỷ lệ sử dụng, tỷ lệ tiêu hoá, giảm lãng phí để hạ thấp giá
thành.
+ Thời gian nuôi: Những bò trưởng thành thường vỗ béo trong 2 tháng
và bê vỗ béo trong 3 tháng.
+ Chi phí chuồng trại thấp khi sử dụng các loại chuồng nuôi đơn giản,
hợp vệ sinh.
2.5. Tình hình nghiên cứu phát triển chăn nuôi bò vỗ béo ở Việt Nam
Trong nhiều năm qua, đặc biệt trong những năm gần đây, đã có nhiều
nghiên cứu nhằm phát triển chăn nuôi bò ở nước ta. Có bốn hướng chủ yếu
đã được nhiều cán bộ nghiên cứu, các trường và các cơ quan nghiên cứu tập
trung [7], bao gồm: Công tác đàn bò nhằm nâng dần khối lượng đàn bò bé
nhỏ của nước ta, trên cơ sở đó lai với các giống bò chuyên dụng thịt hoặc sữa
để tạo ra giống bò cho thịt hoặc cho sữa có chất lượng tốt hơn. Các nghiên
cứu về dinh dưỡng và thức ăn nhằm thay đổi quy trình chăm sóc nuôi dưỡng

và tận dụng tối ưu các phế phụ phẩm nông, công nghiệp để phát triển chăn
11
nuôi bò. Các nghiên cứu về khả năng thích nghi của các bê lai hướng thịt và
các nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp kinh tế để phát triển chăn nuôi bò.
- Nghiên cứu nhằm cải tạo chất lượng đàn bò.
Theo TS. Hoàng Mạnh Quân : Đàn bò vàng Việt Nam có khả năng
chống chịu bệnh và chịu đựng kham khổ tốt, có sức vóc dẻo dai nhưng lại có
nhược điểm là tầm vóc quá nhỏ, tăng trọng kém, chất lượng thịt không cao.
Do vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến sức kéo, khối lượng và chất lượng thịt, đó
là các yếu tố rất cần thiết cho trồng trọt, đời sống và xuất khẩu [7].
Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã quan tâm nhiều đến việc cải tạo đàn
bò và có nhiều giống bò dùng để lai với bò vàng tạo ra con lai có sức khỏe
và chất lượng tốt, trong đó giống bò Sind được lựa chọn nhiều nhất vì giống
bò này có nhiều ưu điểm như tầm vóc lớn, tốc độ tăng trọng nhanh, chất
lượng thịt tốt Công tác nâng cao tầm vóc đàn bò thông qua chương trình
“Sind hóa” có thể coi là bước tạo nền tảng cho việc thực hiện các công thức
lai tiếp theo nhằm nâng cao năng suất và chất lượng đàn bò nội. Các nghiên
cứu thăm dò cho lai giữa bò cái lai Sind với các giống bò thịt như Charolais,
Santa Gertrudis và Limousine được thực hiện từ những năm 1975-1978, do
Viện chăn nuôi chủ trì [7], tiến hành tại nông trường Đồng Giao, Ninh Bình.
Sau đó( từ năm 1982), các nghiên cứu về lai tạo lại tiếp tục được mở rộng ở
nông trường Hà Tam (Gia Lai), Bình Định và các vùng xung quanh Hà Nội.
Các kết quả nghiên cứu đều chỉ ra rằng khối lượng bò lai tăng khoảng 30-
35%, khả năng cho thịt tăng 5-8% và sức kéo tăng 1,2 lần so với bò nội [7].
Ở Trung Quốc việc sử dụng các loại phụ phế phẩm nông nghiệp để
nuôi bò thịt đã được phổ biến từ những năm 1980. Trong năm 1992 có tới 6
triệu tấn rơm ủ urê được dùng làm thức ăn cho bò lấy thịt. Lượng rơm ủ urê
được sử dụng từ 2-4kg cho mỗi đầu gia súc/ngày đêm. Ngoài ra khô dầu
bông cũng được sử dụng để vỗ béo bò. Việc sử dụng các phế phụ phẩm nông
nghiệp để nuôi bò thịt ở Trung Quốc đã mang lại lợi nhuận từ 300-524 nhân

dân tệ/1 đầu gia súc [3].
12
- Nghiên cứu kỹ thuật vỗ béo bò lấy thịt trên cơ sở sử dụng nguồn
thức ăn sẳn có tại địa phương [6]
+ Kết quả tăng trọng: Sau 2 tháng theo dõi tăng trọng, kết quả được
thể hiện ở bảng 2.
Bảng 2. Kết quả tăng trọng của bò thí nghiệm
Thời gian thí nghiệm Khối lượng
bò (kg)
Số kg tăng
trọng (kg)
Tăng trọng
BQ (g/ngày)
Bắt đầu thí nghiệm 173,2
Kết thúc tháng thứ nhất 197,5 24,3 810
Kết thúc tháng thứ 2 224 26,5 883
Cả hai tháng 50,8 846,6
Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng <*>: - ME (MJ): 62,9
- Protein tiêu hóa: 568
(<*> Tính theo bảng thành phần dinh dưỡng thức ăn gia súc Việt Nam của
Viện chăn nuôi, 1995)
Kết quả trên cho thấy việc cung cấp các chất dinh dưỡng từ khẩu phần
khá cân bằng. Các loại thức ăn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể là rỉ
mật đường và bột sắn. Nguồn năng lượng này đảm bảo cung cấp cho những
hoạt động của khu hệ vi sinh vật dạ cỏ. Vi khuẩn và thảo phúc trùng phân
giải đường và tinh bột thành polysacarit, glucogel và aminopeptin. Các
đường này sẽ được lên men tiếp theo để tạo thành các acid béo bay hơi.
Những acid béo bay hơi này sẽ hấp thu vào cơ thể qua thành dạ cỏ. Cho dù
hấp thu trực tiếp dưới dạng acid hay tham gia vào chu trình chuyển hóa
amoniac của cơ thể, cuối cùng các sản phẩm đó cũng giúp cho sự duy trì mọi

hoạt động tham gia vào quá trình tích lũy cơ thể. Bên cạnh đó nguồn ni tơ
phi protein là urê cũng đã góp phần làm tăng giá trị của khẩu phần, giúp cho
bò tăng trọng nhanh.
Tăng trọng bình quân đạt ở tháng thứ nhất là khá cao, hay cao hơn cả
thí nghiệm trên bò lai hướng thịt. Có thể giả thiết rằng sự tăng trọng cao này
gây ra bởi một quá trình phát triển hoàn thiện về tầm vóc ở những bò quá
già.
13
Tăng trọng bình quân/ngày của bò thí nghiệm ở tháng thứ 2 là 883g, cao hơn
so với tháng thứ nhất (810g). Điều này có thể giải thích rằng: Tăng trọng ở
tháng thứ nhất là kết quả của “quá trình phát triển bù” sau một thời gian cơ
thể rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng. Tuy nhiên mức độ của quá trình phát
triển bù lệ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước hết ta xét về mức độ thời gian, tuổi
bình quân của bò thí nghiệm là hơn 9 năm. Với một độ dài thời gian như vậy
trong hoàn cảnh thiếu dinh dưỡng, để lấy lại mức độ tăng trọng tối đa cần
phải có một khoảng thời gian hơn 1 tháng. Mặt khác xét về cường độ của sự
thiếu dinh dưỡng thì hầu hết các gia súc trên đều bị suy dinh dưỡng ở mức
độ trầm trọng. Điều này được chứng minh qua ngoại hình của gia súc trước
khi đưa vào thí nghiệm. Những khía cạnh về độ dài và cường độ của quá
trình suy dinh dưỡng đã ủng hộ cho kết quả tăng trọng ở tháng thứ hai cao
hơn tháng thứ nhất bình quân là 73g một ngày.
+ Hiệu quả về kinh tế
Hiệu quả kinh tế thu được từ khi bắt đầu đến khi kết thúc thí nghiệm
được trình bày ở trên bảng 3.
Từ bảng 3 chúng tôi thấy:
* Vỗ béo bò loại thải bằng nguồn thức ăn là phế phụ phẩm công nông
nghiệp sẵn có tại địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao: Bình quân mỗi
bò đưa vào vỗ béo trong 60 ngày đã thu được lãi thực tế là 234.880đ.
* Bò vỗ béo không những năng suất thịt tăng mà giá trị hàng hóa của
sản phẩm thịt cũng được nâng cao. Giá bán 1kg thịt bò tăng từ 8000-9000đ.

Trong khi đó chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng chi từ 6900-7000đ.
14
Bảng 3. Hiệu quả kinh tế thu được khi kết thúc thí nghiệm.
Chỉ tiêu
Đơn giá (đ/kg) Thành tiền (đ)
1. Vốn đầu tư:
- Mua bò loại thải
- Chi phí thức ăn vỗ béo
- Thuốc thú y
- Công lao động
8.000
607,9
1.385.600
350.520
15.000
30.000
2. Thu bán bò 9.000 2.016.000
3. Lãi khi vỗ béo 1 bò thí
nghiệm
234.880
(Nguồn: Vũ Văn Nội, 1999).
- Vỗ béo bò loại thải trước khi bán thịt.
Theo TS. Trần Sáng Tạo, giảng viên Đại học Nông Lâm Huế thì biện
pháp vỗ béo bò loại thải trước khi bán thịt được thực hiện như sau:
Do điều kiện dinh dưỡng và thức ăn kém, nên bò trước khi bán giết thịt
thường gầy, nhất là những bò loại thải do khả năng sinh sản kém hoặc bò
già, vì vậy cần phải vỗ béo bò trước khi bán giết thịt khoảng 2 tháng mới cho
hiệu quả cao [8].
Bảng 4. Các công thức thức ăn sữ dụng để vỗ béo bò (%)
Nguyên liệu Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 Công thức 4

Bột sắn 85 65 44 70
Bột ngô 0 25 50 0
Cám gạo 0 0 0 20
Bột cá 10 5 0 5
Ure 3 3 3 3
Muối 1 1 1 1
Bột xương 1 1 2 1
Tổng 100 100 100 100
(Nguồn: Trần Sáng Tạo, 2010)
Tùy theo nguyên liệu sẳn có địa phương và giá thành các loại nguyên
liệu để chọn công thức dễ áp dụng và có giá rẻ nhất.
15
- Kỹ thuật chăm sóc nuôi bò vỗ béo[8].
+ Tẩy ký sinh trùng cho bò trước khi vỗ béo.
+ Trộn thức ăn tinh thật nhiều vào và đảo nhiều lần( đặc biệt là ure),
thức ăn trộn đến đâu dùng tới đó, thức ăn không bị ôi thiu. Nên trộn cho mỗi
lần ăn từ 7-10 ngày.
+ Phương pháp cho bò ăn thức ăn tinh: tập ăn thức ăn tinh cho bò
khoảng 1-5 ngày, cho ăn từ ít tới nhiều, tăng dần lượng thức ăn tinh khi bò
đã thích ăn.
+ Cho uống nước sạch với máng uống nước riêng, luôn luôn có nước
sạch trong máng.
+ Cung cấp thức ăn xanh mỗi ngày từ 8- 10 kg.
+ Không chăn thả ngoài đồng trong thời kỳ vỗ béo.
+ Phải có chuồng nhốt bò trong thời kỳ vỗ béo, nền chuồng láng bằng
xi măng để dễ dọn vệ sinh.
- Công thức tính trọng lượng bò: P = ( VN*VN*DTC) * 90
P: là trọng lượng hơi ( kg), VN là chiều đo vòng ngực (m), DTC là
chiều đo dài thân chéo (m), 90 là hệ số.
16

PHẦN 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu chủ yếu của đề tài là:
- Tìm hiểu thực trạng chăn nuôi bò của xã Đức Hóa
+ Hình thức, quy mô chăn nuôi.
+ Số lượng và tốc độ tăng đàn bò hàng năm.
+ Cơ cấu đàn và cơ cấu giống bò.
- Đánh giá hiệu quả và sự phù hợp của phương pháp vỗ béo đàn bò của hộ.
+ Quy mô lao động và đất đai.
+ Quy mô nuôi bò của hộ.
+ Thời gian nuôi các giống bò.
+ Chăm sóc nuôi dưỡng.
+ Các nguồn thức ăn cho nuôi bò của hộ.
+ Tình hình trồng cỏ và chế biến thức ăn để nuôi bò của hộ.
+ Thu nhập của hộ bằng phương thức nuôi bò vỗ béo so với loại hình khác.
- Xác định các khó khăn mà người dân đang gặp phải và giải pháp nuôi bò
vỗ béo.
+ Khó khăn về vốn.
+ Khó khăn về thị trường.
+ Khó khăn về kỹ thuật và giống.
+ Khó khăn về cơ sở vật chất ( chuồng trại và các bãi chăn thả.)
+ Thiếu lao động.
- Xác định nhu cầu của nông hộ trong phát triển chăn nuôi bò.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Để thu thập thông tin phục vụ cho đề tài này, đối tượng tôi tiến hành nghiên
cứu là :
- Cán bộ của ủy ban nhân dân xã, cán bộ thú y của xã và một số cán bộ khác.
- Các cơ sở và các hộ làm nghề buôn bán bò.

- 30 hộ có chăn nuôi bò trong đó 18 hộ nuôi bò vỗ béo và 12 hộ nuôi bằng
hình thức khác.
17
3.2.2 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
Tiến hành xin danh sách của xã về các hộ có nuôi bò sau đó phân ra
các hộ nuôi bò vỗ béo và các hộ nuôi bằng phương pháp khác, sau đó chọn
ngẫu nhiên 18 hộ bằng hình thức bốc thăm trong loại hộ nuôi bằng hình thức
vỗ béo. Và chọn ngẩu nhiên 12 hộ nuôi bằng hình thức khác để tiến hành
phỏng vấn hộ. Sau khi phỏng vấn các hộ nuôi bò vỗ béo được phân thành 2
nhóm hộ nghèo và không nghèo theo chuẩn nghèo của nhà nước hiện hành,
dựa trên tỷ lệ hộ nghèo của xã.
3.2.3. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp và thu thập thông tin sơ cấp .
Hai phương pháp này sẽ được lồng ghép, bổ sung cho nhau để làm rõ hơn về
vấn đề nghiên cứu, cụ thể:
a. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
- Nghiên cứu tài liệu: Phân tích các nguồn tư liệu, số liệu sẵn có về hoạt
động chăn nuôi bò vỗ béo mà các nhà nghiên cứu khác đã thực hiện đã được
in thành sách, báo, tạp chí hoặc đăng tải trên internet.
- Các báo cáo của địa phương: Các báo cáo về tình hình chăn nuôi, kinh tế xã
hội và môi trường của xã Đức Hóa trong 3 năm trở lại đây sẽ được sử dụng
cho nghiên cứu này.
b. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
- Phỏng vấn người am hiểu: Gặp và trao đổi trực tiếp đối với cán bộ xã, cán
bộ thú y và các cán bộ ban ngành có liên quan.
- Phỏng vấn hộ: Bằng bảng hỏi bán cấu trúc.
3.2.4. Phương pháp phân tích dữ liệu.
Số liệu thu thập sẽ được xử lý trên phần mềm Excel 2007.
3.2.5. Phạm vi nghiên cứu
3.2.5.1. Phạm vi về nội dung

Nội dung của đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu hiệu quả của nuôi bò bằng
phương thức nuôi bò vỗ béo so với phương thức nuôi khác và hiệu quả nuôi
bò vỗ béo ở từng loại hộ trên địa bàn xã Đức Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh
Quảng Bình.
18
3.2.5.2. Phạm vi về mặt không gian
Để đảm bảo được sự phù hợp về mặt kinh phí và thời gian, đề tài chỉ
tập trung nghiên cứu tại xã Đức Hóa.
3.2.5.3. Phạm vi về mặt thời gian
Số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập trong giai đoạn 2008-2011.
19
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình cơ bản của xã Đức Hóa
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
Xã Đức Hóa là một xã miền núi của huyện Tuyên Hóa, nằm cách xa
trung tâm huyện 15km về phía đông nam, có tổng điện tích tự nhiên là 3.838
ha, chiếm 3,34% tổng diện tích toàn huyện, có vị trí địa lý như sau:
• Phía Bắc giáp với xã Ngư Hóa và tỉnh Hà Tĩnh.
• Phía Đông giáp với xã Phong Hóa và Mai Hóa.
• Phía Tây giáp với xã Thạch Hóa và Nam Hóa.
• Phía Nam giáp với xã Cao Quảng và huyện Minh Hóa.
Xã có 10 thôn: Đức Phú 1, Đức Phú 2, Đức Phú, Đức Phú 3, Cồn
Cam, Phúc Tùng 1, Phúc Tùng 2, Đồng Lâm, Bản Trầm, Kinh Trừng .
- Địa hình , địa mạo
Toàn xã nằm trong địa hình núi thấp và trung bình, bị ngăn cách bởi
đường Quốc lộ 12A, sông Gianh và đường sắt Bắc Nam. Có hệ thống khe
suối chằng chịt có độ dốc lớn nên vê mùa mưa thường bị ngập úng, gây
nhiều khó khăn cho bố trí sản xuất, đời sống sản xuất giao thông đi lại của

người dân gặp rất nhiều khó khăn .
- Khí hậu
Đức Hóa mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông
lạnh, khô hanh; mùa hè nóng ẩm kết hợp với gió Tây Nam thổi mạnh từ
tháng 4 tới tháng 7 làm cho độ ẩm không khí thấp. Lượng bức xạ mạt trời
hàng năm khoảng 123 Kcal/cm2 /năm. Tổng số giờ nắng khoảng 1790
giờ/năm, tập trung nhiều từ tháng 5 đến tháng 9.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24
o
C, mùa lạnh bắt đầu từ tháng 10
năm trước tới tháng 3 năm sau với nhiệt trung bình dưới 22
0
C , mùa nóng
kéo dài từ tháng 4 tới tháng 10 nhiệt độ trung bình trên 25
o
C.
Lượng mưa: tổng lượng mưa khá lớn, trung bình hàng năm là
2000mm. gió mùa đã gây ra hiện tượng mưa phùn và phân hóa lượng mưa
không đều. Mùa khô nóng có gió Tây Nam thổi từ tháng 4 tới tháng 7 mưa ít
chiếm khoảng 20- 24 % lượng mưa cả năm, từ tháng 8 đến hết tháng 11 mưa
20
nhiều chiếm tới 65-70% cả năm, vì vậy lũ lụt thường xảy ra vào giai đoạn
này trong năm. Số ngày mưa trung bình của xã là 169 ngày, tương đương với
toàn huyện.
Độ ẩm không khí tương đôi cao, trung bình từ 83% song nhìn chung
không ổn định. Vào mùa mưa, độ ẩm không khí cao hơn so với mùa khô từ
10-15%. Thời kỳ có dộ ẩm cao nhất của xã là cuối mùa Đông.
Gió: chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính. Mùa Đông thì chịu ảnh
hưởng của gió Động Bắc, mùa hè chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió Tây Nam
khô nóng .

- Các nguồn tài nguyên:
+ Tài nguyên đất: Đức Hóa có diện tích đất tự nhiên là 3.838 ha.
Trong đó, diện tích đất nông nghệp là 2698,35 ha chiếm 70,30% diện tích đất
tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 299,35 ha chiếm 7,80% và đất chưa sử dụng
là 840,46 ha chiếm 21,90%. Đất đai Đức Hóa chủ yếu là các loại đất xám
feralit lẩn đá nhiều ở mức độ nông, sâu khác nhau, đất phù sa chưa điển hình,
đất xám cơ giới nhẹ điển hình, và đất xám feralit điển hình và đất tầng mỏng
điển hình, đất xám loang lổ và núi đá vôi.
+ Tài nguyên nước: Tài nguyên nước của xã được đánh giá là khá
phong phú thông qua hệ thống sông Gianh, khe suối, hồ kênh mương và
được thể hiện trên cơ sở là nước mặt và nước ngầm rất phong phú.
+ Thảm thực vật: Là một xã với phần lớn diện tích là đồi núi với rừng
tự nhiên bao phủ nên thảm thực vật của xã rất đa dạng và phong phú, có
nhiều gỗ quý như là lim, sến, táu… đồng thời các loại động vật cũng rất
phong phú đa dạng .
4.1.2. Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội
- Tăng trưởng kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng quyết định tới sự phát triển của khu vực, nói lên
năng lực và tiềm năng phát triển của vùng cho nên tôi đã nghiên cứu về tình
hình của xã như sau:
+ Những năm gần đây thực hiện việc đổi mới nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng
kinh tế của xã đã có những sự thay đổi đáng khích lệ.
• Tổng sản lượng lương thực năm 2005 là 929,37 tấn, năm 2010
là 1062,35 tấn, tăng bình quân hàng năm là 6,2%.
21
• Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2005 là 1.267.698.110
đồng , năm 2010 là 4.997.099.793 đồng/1.463283.000, đạt 341,50% kế
hoạch.
• Bình quân thu nhập đầu người 2005 là 2,8 triệu đồng/ người/
năm tới nă 2010 là 4,8 triệu đồng/ người/ năm.

- Tình hình dân số lao động
Vấn đề dân số và lao động là tài sản quyết định đến việc phát triển
kinh tế của địa phương. Nó vừa tạo tiềm lực phát triển, vừa cản trở việc phát
triển khi việc làm và đời sống nhân dân không được đảm bảo. Với ý nghĩa
đó tôi tiến hành điều tra cơ cấu dân số và lao động của xã Đức Hóa. Tổng số
hộ dân biến động trong 3 năm. Năm 2008, tổng số hộ 1280 và đến năm 2009
tổng số hộ là 1310 hộ, đến năm 2010 thì có 1330 hộ. Như vậy chúng ta có
thể thấy tốc độ tăng dân số địa bàn là nhanh.
Bình quân lao động/ hộ năm 2008 là 2,16 tới năm 2010 là 2,33 cho ta
thấy sự thay đổi là không lớn chứng tỏ rằng tỷ lệ người ngoài độ tuổi lao
động đang chiếm tỷ lệ cao, xấp xỉ với tỷ lệ người trong độ tuổi lao động. Vì
vậy, cần có những chính sách phát triển kinh tế phù hợp.
Bảng 4 : Tình hình dân số lao động của xã Đức Hóa năm 2010
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2008 2009 2010
1 Tổng số hộ Hộ 1280 1310 1330
2 Tổng số nhân khẩu
Người
5,665 5,715 5,760
3 Tổng số lao động
Người
2,768 2,898 3,059
4 Bình quân nhân khẩu/
hộ
Người
4,43 4,36 4,33
5 Bình quân lao động/ hộ
Lao động
2,16 2,21 2,33
(Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội xã Đức Hóa 2008 - 2010)
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cũng tương đương so với các vùng miền

trong huyện. Tuy vậy trong những năm gần đây,tỷ lệ gia tăng tự nhiên có xu
22
hướng giảm do chương trình kế hoạch hoá gia đình của huyện được triển
khai toàn xã. Bên cạnh đó tình trạng các cặp vợ chồng sinh con thứ ba trở lên
vẫn còn xãy ra tại một số thôn, do ý thức trọng nam khinh nữ .
4.2. Khái quát về tình hình chăn nuôi của xã Đức Hóa
4.2.1. Tổng quan tình hình chăn nuôi của xã
Với lợi thế địa hình vùng đồi núi, bán sơn địa nên chăn nuôi là ngành
chủ lực tại đại phương. Thực tế những kết quả mà ngành chăn nuôi của địa
phương đã đạt được đã thể hiện điều đó. Ngành chăn nuôi của xã ngày càng
phát triển, đóng góp phần lớn vào tổng giá trị sản xuất của xã. Bên cạnh các
vật nuôi truyền thống như trâu, bò, lợn thì nhân dân cùng với xã còn nghiên
cứu thử nghiệm các giống vật nuôi mới như gà ác, gà lôi, chim cút, dê …
làm phong phú thêm cơ cấu đàn, giống vật nuôi . Thêm vào đó, được sự hổ
trợ của nhà nước và các tổ chức quốc tế, nhiều người dân đã có khả năng mở
rộng quy mô, giống vật nuôi, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống của
người dân.
Năm 2010 thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội
dưới sự hỗ trợ của Sở NN&PTNT tỉnh và tổ chức quốc tế, ngành chăn nuôi
của xã trong những năm qua đã có nhiều thay đổi đáng kể, thể hiện ở bảng 5.
Bảng 5 : Tình hình chăn nuôi của xã giai đoạn 2008 – 2010
ĐVT: con
Loại con 2008 2009 2010
2009/2008
(+/-)
2010/2009
(+/-)
Tổng đàn
1605
8

1676
0
17381 + 702 + 621
1. Gia súc 2158 2340 2501 + 182 + 161
- Đàn trâu 134 135 127 + 1 - 8
- Đàn bò 802 982 1032 + 180 + 50
- Đàn lợn 1144 1135 1250 - 9 + 115
- Đàn dê 78 82 92 + 4 + 10
2. Gia cầm
1390
0
1442
0
14880 + 520 + 460
( Nguồn: Báo cáo kinh tế của xã giai đoạn 2008 – 2010 )
23
Qua bảng 5 ta thấy: năm 2008, tổng đàn gia súc và gia cầm của toàn
xã có 16058 con đến năm 2009 đã tăng thêm 702 con, tăng 4,372% so với
năm 2008. Trong tổng đàn, gia cầm chiếm tỷ lệ cao với 86,56%. Số lượng
gia cầm tăng nhanh qua các năm. Cụ thể năm 2008 tổng số gia cầm là 13900
con, đến 2009 số gia cầm tăng lên 14420 con, tăng 3,741% so với năm 2008.
Nhưng đến năm 2010 số lượng gia cầm tăng lên 460 con, tăng 3,19%
so với năm 2009 nên so với từ năm 2008-2009 thì tốc độ tăng đàn gia cầm bị
giảm. Nguyên nhân chính là cuối 2010 địa phương bị lũ lụt và rét hại kéo
dài. Nên làm cho các loại gia cầm giảm nhanh về số lượng.
Đối với đàn gia súc, số lượng gia súc năm 2009 tăng hơn so với 2008
từ 2158 con năm 2008 182 con, nhưng đến năm 2010 số lượng gia súc cũng
tăng tới 621 con tương đương 6,86% so với 2009 nhưng tốc độ tăng cũng bị
giảm nhẹ do thiên tai và bão lũ.
Dê là vật nuôi mới đưa vào nuôi tại địa bàn trong một vài năm lại đây

nên số lượng đàn còn ít, năm 2008 tổng toàn xã chỉ có 78 con qua năm 2009
tăng lên 82 con và tới năm 2010 là 92 con. Nhìn chung dê là loài dễ nuôi và
dễ tiêu thụ, nhưng tốc độ tăng của xã còn thấp vì phần lớn người dân chăn
nuôi chưa có kinh nghiệm và chưa mạnh dạn trong việc đầu tư.
Lợn là vật nuôi phổ biến và có truyền thống của các hộ dân trong xã,
nên tổng đàn lợn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng đàn gia súc của xã tới
7,129%. Năm 2008 trên địa bàn có tới 1144 con tới năm 2009 con số này là
1135 giảm vì trong giai đoạn này dịch lở mồm long móng bùng phát trên địa
bàn. Nhưng được dự chỉ đạo của cơ quan chức năng và công tác phòng
chống dịch được thực hiện tốt nên số lượng đàn giảm đi rất ít, hơn thế nữa
sang tới năm 2010 thì đàn lợn bắt đầu tăng lên và bước đầu là rất khả quan
với 1250 con tăng trên 10% so với 2009.
Về đàn trâu thì toàn xã có 143 con năm 2008 và tới năm 2010 chỉ còn
127 con. Trâu là loại động vật chịu lạnh rất kém năm 2010 đàn trâu bị giảm
lớn như vậy là do đợt rét hại kéo dài trên địa bàn, hơn thế người dân chưa
chú trọng đầu tư cho chăn nuôi trâu, vì trâu phải đầu tư cao mà giá trị sản
xuất lại kém. Thay vào đó thì bò là loại được dùng thay thế và là vật nuôi
chủ lực, đem lại nguồn thu lớn cho người dân, nên rất cần được quan tâm
đầu tư trong thời gian tới.
24
4.2.2. Tình hình phát triển chăn nuôi bò của xã
Được xem là một trong những thế mạnh phát triển sản xuất của xã, là
vật nuôi chủ lực của địa phương, chăn nuôi bò trong những năm qua đã được
chính quyền địa phương quan tâm phát triển. Một mặt, xã huy động tiềm lực
trong dân, khuyến khích các hộ có điều kiện chuyển sang chăn nuôi bò. Mặt
khác, xã đề ra các kế hoạch phát triển chăn nuôi cụ thể bằng cách liên kết với
các tổ chức như Trung tâm Khuyến nông huyện, dự án cải tạo giống đàn bò,
các đoàn thể địa phương như hội nông dân, hội phụ nữ… nhằm tạo điều kiện
hỗ trợ về kỹ thuật, vốn, con giống, cỏ trồng… giúp bà con thúc đẩy sản xuất.
Nhờ vậy trong năm 2009 số lượng bò tăng rõ rệt, nhưng do năm 2010 tình

hình thiên tai diễn biến bất ngờ nên số lượng đàn bò tăng chậm, số hộ nuôi
không tăng.
Bảng 6: Tình hình phát triển chăn nuôi bò xã trong giai đoạn 2008-2010
Đvt: con
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
2009/2008
(+/-)
2010/2009
(+/-)
Tổng đàn bò 802 982 1032 + 180 + 50
- Bò đực giống 85 103 115 + 18 + 12
- Bò cái sinh sản 423 445 458 + 22 + 13
- Bò thịt 294 434 459 + 140 + 25
Tổng số hộ nuôi 640 655 655 + 5 0
Số bò bình quân/
hộ
1,25 1,50 1,58
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tình hình chăn nuôi của xã Đức Hóa 2008-
2010 )
Số liệu bảng 6 cho thấy tổng đàn bò năm 2008 là 802 con tới năm
2009 là 982 con tăng 22,4% năm 2010 tăng lên 5% so với 2009 chứng tỏ tốc
độ tăng đàn bò đã giảm đi rất nhiều, cùng với sự biến động của số lượng bò
qua 3 năm thì số hộ nuôi cũng tương tự, tăng lên giai đoạn 2008-2009 còn
2009-2010 thì không tăng. Trong tổng số đàn bò thì bò cái sinh sản là chiếm
tỷ lệ cao nhất 52,74% tiếp theo là bò thịt 36,66% và bò đực giống chiếm
10,6%. Nhưng tốc độ của bò thịt là tăng nhanh trong giai đoạn 2008-2009.
Còn bò cái sinh sản thì tốc độ tăng không cao chỉ tăng thêm 22 con. Có thể
25

×