Phần I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đô thị hóa là quá trình tất yếu diễn ra không chỉ đối với nước ta mà còn
đối với các nước trên thế giới, nhất là các nước châu Á. Nền kinh tế càng phát
triển thì quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Đô thị hóa
góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội của khu vực, nâng cao đời sống
nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, quá trình đô thị hóa cũng phát
sinh nhiều vấn đề cần giải quyết như: vấn đề việc làm cho nông dân bị mất
đất, phương pháp đền bù khi giải phóng mặt bằng, cách thức di dân, dãn
dân… Nếu không có một chiến lược và giải pháp cụ thể, chung ta sẽ gặp
nhiều vướng mắc và lúng túng trong quá trình giải quyết, đôi khi làm nảy sinh
những vấn đề ngày càng phức tạp.
Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa ở nước ta diễn ra khá nhanh. Vì
vậy, việc đánh giá những vấn đề phát sinh trong quá trình đô thị hóa, từ đó đề
xuất những giải pháp nhằm giải quyết vấn đề một cách cơ bản là việc làm cần
thiết. Đó là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu hoạch định chính sách phát
triển kinh tế - xã hội trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay.
Quá trình đô thị hóa đang diễn ra sôi động trên khắp cả nước, từ miền Bắc
đến miền Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ đồng bằng đến hải đảo,
không đâu là không mọc lên các khu công nghiệp, khu đô thị mới. Hệ thống
đô thị Việt Nam đang trở thành hạt nhân của quá trình phát triển kinh tế-xã
hội của đất nước, việc đô thị hóa diễn ra sôi động hơn bao giờ hết. Hoà mình
cùng xu thế của đất nước, Hà Tĩnh là một thành phố trẻ, mới được thành lập
nên tôc độ đô thị hoá rất nhanh, diễn ra trên toàn tỉnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì các chính sách này cũng đã
gây ra những ảnh hưởng cho những người nông dân bị thu hồi đất. Những
năm qua, việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để chuyển đổi sang làm công
nghiệp, khu đô thị trên địa bàn xã Thạch Tân, Thành phố Hà Tĩnh đã diễn ra
quá nhanh, khiến diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp nhanh
1
chóng. Từ thực tế đó, tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của
việc thu hồi đất nông nghiệp cho quá trình đô thị hóa tới cộng đồng vùng
ven đô”
Trường hợp nghiên cứu xã Thạch Tân- Hà Tĩnh”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu các tác động của việc thu hồi đất để phát triển hạ tầng đô thị
đến sinh kế, đời sống văn hoá, xã hội và môi trường của người dân ở địa bàn
nghiên cứu;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp người dân thích ứng dễ dàng hơn
với sự thay đổi dưới tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp
2
Phần 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Đô thị hoá
Tuỳ cách nhìn nhận của từng cá nhân, tổ chức mà quan điểm về đô thị
hóa có sự khác biệt nhau, sau đây là một số khái niệm về đô thị hóa:
Trên quan điểm một vùng, đô thị hóa là quá trình hình thành, phát triển
các hình thức và điều kiện sống khác hẳn so với nông thôn. Đó là hình thức
và điều kiện sống theo kiểu đô thị.
Trên quan điểm kinh tế quốc dân, thì đô thị hóa được hiểu đó không chỉ
là một quá trình biến đổi về phân bổ các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế
quốc dân, mà đó còn là quá trình biến đổi việc bố trí dân cư ở những vùng
không phải là thành thị, đô thị, kéo theo hai quá trình trên là việc phát triển
các đô thị hiện có theo chiều sâu và hình thành nên các đô thị mới [1 ].
Đô thị hóa cũng được hiểu đó là sự quá độ từ hình thức sống nông thôn
lên hình thức sống đô thị của một nhóm dân cư. Các điều kiện tác động đến
đô thị hóa dần thay đổi khi kết thúc thời kì quá độ. Khi đó xã hội phát triển
với các điều kiện mới, mà biểu hiện tập trung nhất của sự thay đổi này đó là
sự thay đổi cơ cấu dân cư, cơ cấu lao động và kéo theo sau là một loạt vấn đề
cần giải quyết.
Trong các loại đô thị hóa thì đô thị hóa nông thôn là vấn đề được quan
tâm nhiều nhất, vì đô thị hóa nông thôn là xu hướng bền vững và mang tính
quy luật không thể tránh khỏi. Thực chất đây là quá trình phát triển nông thôn
nhằm nâng cao đời sống cho người dân và phổ biến lối sống Thành phố cho
nông thôn (phong cách sinh hoạt, cách sống, cơ sở vật chất…). Hay nói cách
khác, đó chính là tăng trưởng đô thị theo xu hướng bền vững.
2.1.1.2. Đô thị hóa ngoại vi
Được hiểu là quá trình phát triển mạnh vùng ngoại vi của Thành phố do
kết quả phát triển công nghiệp, kết cấu hạ tầng… tạo ra các cụm đô thị, liên
đô thị… góp phần đẩy nhanh đô thị hóa nông thôn.
3
Tuy nhiên do có những cách tiếp cận khác nhau nên khái niệm đô thị hóa
có sự khác nhau nhưng cần hiểu đúng về đô thị hóa, cần phân biệt được đô thị
hóa thật sự với đô thị hóa giả tạo.
2.1.1.3. Đô thị hóa giả tạo
Là sự phát triển Thành phố do tăng quá mức dân cư đô thị và do dân cư từ
các vùng khác đến, đặc biệt là từ nông thôn… Dẫn đến nảy sinh các vấn đề xã
hội như thất nghiệp, thiếu nhà ở, ô nhiễm môi trường, giảm chất lượng cuộc
sống…
Từ các khái niệm trên ta thấy rằng: đô thị hóa mang tính xã hội và lịch
sử, đó là sự phát triển về quy mô, số lượng dân số; Tăng trưởng và phát triển
kinh tế, nâng cao vai trò của đô thị trong khu vực và hình thành hệ thống các
đô thị.
Như vậy đô thị hóa gắn liền với sự biến đổi sâu sắc về kinh tế - xã hội
của đô thị và nông thôn trên cơ sở phát triển công nghiệp, giao thông vận tải,
xây dựng, dịch vụ… Do vậy đô thị hóa luôn gắn liền với sự phát triển kinh tế
- xã hội.
Tiền đề cơ bản để tiến hành công cuộc đô thị hóa là sự phát triển công
nghiệp, hay nói cách khác công nghiệp hóa là cơ sở phát triển của đô thị hóa .
Trên thế giới, đô thị hóa được coi là bắt đầu từ khi tiến hành cách mạng thủ
công nghiệp, mà tiếp sau đó là cách mạng công nghiệp, mà điển hình nhất là
sự thay thế lao động thủ công bằng lao động máy móc với năng suất lao động
cao hơn và sự thay đổi về cơ cấu lao động xã hội trên cơ sở phân công lao
động xã hội. Đồng thời, cách mạng công nghiệp đã tập trung hoá lực lượng
sản xuất ở mức độ cao dẫn đến hình thành đô thị hóa, mở rộng quy mô đô thị
cũ.
Ngày nay, với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật nhất là cách mạng công
nghệ thông tin, siêu xa lộ thông tin… càng tạo thêm những tiền đề vững chắc
hơn và đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và làm cho quá trình đô thị hóa đã và sẽ
mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Bên cạnh tiền đề phát triển công nghiệp thì sự phát triển của trung tâm
tâm dịch vụ, thương mại và du lịch cũng là tiền đề cho sự hình thành và phát
4
triển của một số khu đô thị mới, cho sự mở rộng các khu đô thị hiện có, và sự
hoàn thiện hơn các khu đô thị cũ.
Tóm lại, đô thị hóa là quá trình phức tạp có thể định nghĩa từ nhiều góc
độ khác nhau nhưng chung lại một cách tổng quát: đô thị hóa là quá trịnh biến
đổi và phân bổ lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư,
hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị đồng
thời phát triển đô thị hiện có theo chiều sâu trên cơ sở hiện đại hoá cơ sở vật
chất kỹ thuật và tăng quy mô dân số.
Như vậy phương hướng và điều kiện phát triển của quá trình đô thị hóa
phụ thuộc vào trình độ phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất mà
biểu hiện cụ thể nhất đó là sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất. Biểu hiên cụ thể của sự phát triển là Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa tập
trung sản xuất dẫn tới hình thành lối sống mới của các vùng chưa phải đô thị
là một điều tất yếu của sự phát triển.
Ở các nước phát triển, đô thị hóa với đặc trưng là sự bùng nổ về dân số và sự
phát triển công nghiệp. Song sự gia tăng dân số không dựa trên cơ sở phát
triển kinh tế. Việc đô thị hoá dẫn tới hậu quả là mâu thuẫn giữa thành thị với
nông thôn trở nên sâu sắc hơn do sự mất cân đối, do sự độc quyền trong kinh
tế.
2.1.2. Đặc trưng của quá trình đô thị hóa
Quá trình đô thị hoá góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế xã hội,
sự phát triển của đô thị có những đặc trưng riêng vốn có của nó, khác hẳn với
vùng nông thôn.
Đô thị hoá được đánh giá qua ba tiêu thức sau
- Mức đô thị hoá: Tỷ lệ dân số sống tại vùng đô thị.
- Sự tăng dân số đô thị: Sự gia tăng dân số tại các vùng đô thị.
- Mức tập trung đô thị: Mức tập trung dân số và các hoạt động kinh tế
tại một hoặc nhiều Thành phố lớn.
Để thấy rõ hơn đặc trưng của thành thị ta có thể so sánh nông thôn với
thành thị. Trong từ điển tiếng Việt của viện ngôn ngữ học xuất bản năm 1994,
nông thôn được định nghĩa là khu vực dân cư tập trung chủ yếu làm nghề
nông. Còn trong từ điển bách khoa Xô Viết của nhà xuất bản bách khoa Liên
5
Xô năm 1986, thành thị được định nghĩa là khu vực dân cư làm các nghành
nghề ngoài nông nghiệp. Trên thực tế, giữa nông thôn và thành thị không chỉ
khác nhau ở đặc điểm nghề nghiệp của dân cư, mà còn khác nhau về mặt tự
nhiên, kinh tế và xã hội.
Đô thị là vùng sinh sống và làm việc của cộng đồng bao gồm một tập
hợp các tầng lớp: công nhân, tri thức, công chức, tiểu thương tiểu chủ, thợ thủ
công và các doanh ngiệp v.v… là vùng phát triển công nghiệp, thương mại
dịch vụ và là trung tâm phát triển kinh tế, văn hoá chính trị.
So với nông thôn, đô thị là vùng có cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội,
trình độ tiếp cận thị trường, trình độ sản xuất cao hơn. Đô thị là vùng có thu
nhập và đời sống, trình độ văn hoá, trình độ khoa học và công nghệ cao hơn
nông thôn. Trong một chừng mực nào đó, trình độ dân chủ, tự do và công
bằng xã hội cũng cao hơn nông thôn.
Đối với một số ngành của nông thôn còn tồn tại trong các đô thị, tính
chất đô thị hóa đã tạo nên sắc thái, đặc trưng mới, đặt ra những yêu cầu mới
cho sự phát triển của chúng. Trên thực tế, ngay cả những đô thị hiện đại đôi
khi vẫn còn sự tồn tại của ngành nông nghiệp với các loại sản xuất cao cấp,
giá trị kinh tế cao như: hoa sinh vật cảnh, các loại rau, thuỷ đặc sản cao cấp,
ngành nông nghiệp với kỹ thuật sản xuất cao,…
Đô thị mang ba nhóm chức năng chính là :
- Chức năng quân sự-chính trị và tôn giáo.
- Chức năng sản xuất-thương mại và dịch vụ.
- Chức năng văn hoá.
Với chức năng sản xuất, thương mại và dịch vụ đô thị giữ vai trò trung
tâm trao đổi hàng hoá nông sản phẩm, thủ công nghiệp và tạo nên cơ sở kinh
tế của đô thị tiền công nghiệp.
ở Việt Nam các đô thị chỉ thực sự phát triển mạnh hơn từ thế kỷ XVIII
trở lại đây. Đô thị cũng là sự kết hợp hai chức năng: Đô là thành quách để bảo
vệ cư dân và chức năng kinh tế thương mại thị.
Quá trình đô thị hóa được chia làm ba giai đoạn: giai đoạn đô thị hóa tiền
công nghiệp, đó là thời điểm khi sản xuất thủ công nghiệp chuyển thành dạng
sơ khai của sản xuất hàng hoá và dân cư phi nông nghiệp tập trung đổ về
6
trung tâm đô thị. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn trong đó dưới tác động của
cách mạng công nghiệp, đô thị thu hút một lượng lớn lao động từ nông nghiệp
chuyển sang các khu vực khác (công nghiệp, thương mại và dịch vụ), khiến
cho đô thị liên tục mở rộng và kể cả việc xuất hiện các đô thị mới. Người ta
gọi đây là giai đoạn đô thị hoá mở rộng. Thứ ba là giai đoạn đô thị hoá tăng
cường hay đô thị hoá hậu công nghiệp. Khi đó văn minh nông nghiệp sẽ đưa
quá trình đô thị hoá đi vào chiều sâu.
Ngoài các đặc trưng trên thì đô thị hóa còn có các đặc trưng cụ thể sau:
- Mở rộng quy mô diện tích các đô thị hiện có trên cơ sở hình thành
các khu đô thị mới, các quận, phường mới là hình thức khá phổ biến đối với
các đô thị của Việt Nam trong điều kiện kinh tế còn nhiều hạn chế. Với việc
hình thành các khu đô thị mới, các quận, phường mới được xem đó là hình
thức đô thị hoá theo chiều rộng và là sự mở đường của quan hệ sản xuất nhằm
tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển. Với hình thức đô thị hóa theo
chiều rộng như trên thì dân số và diện tích đô thị sẽ tăng lên một cách nhanh
chóng.
- Hiện đại hoá và nâng cao trình độ các đô thị hiện có là quá trình
thường xuyên, không thể thiếu của quá trình tăng trưởng và phát triển. Do đó
quá trình đô thị đòi hỏi phải điều tiết, tận dụng tối đa những tiềm năng sẵn có
và hoạt động có hiệu quả cao trên cơ sở hiện đại hóa trong mọi lĩnh vực kinh
tế - xã hội ở đô thị.
Với những đặc trưng như trên, đô thị có vai trò rất lớn trong phát triển
kinh tế xã hội.
2.1.3.Vai trò của đô thị hóa
Đô thị tượng trưng cho thành quả kinh tế, văn hoá của một quốc gia là
sản phẩm mang tính kế thừa của nhiều thế hệ về cơ sở vật chất kỹ thuật và
văn hoá.
Đô thị là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân có vai trò thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Đô thị có vai trò to lớn trong việc tạo
ra thu nhập quốc dân của cả nước. Theo số liệu thống kê năm 2000, tính riêng
4 Thành phố lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng đă
tham gia đóng góp gần 40% GDP, Hà Nội chiếm 3,47%dân số cả nước nhưng
7
chiếm 7,3% GDP, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 7,07% dân số cả nước
nhưng tạo ra 19,32% GDP. Như vậy sự đóng góp của các đô thị vào ngân
sách chiếm tỷ trọng chủ yếu, chỉ tính riêng 4 Thành phố lớn trên đã đóng góp
trên 80% ngân sách nhà nước.
Các chỉ tiêu khác như GDP bình quân đầu người ở các đô thị lớn thường
cao dơn các đô thị nhỏ và cao hơn nhiều so với các vùng nông thôn. Công
nghiệp hóa- Hiện đại hóa tạo điều kiện để tiến hành quá trình đô thị hóa,
ngược lại đô thị hóa cũng có tác động tích cực trở lại thúc đẩy quá trình Công
nghiệp hóa – Hiện đại hóa diễn ra nhanh hơn. Bên cạnh đó, đô thị hóa diễn ra
tạo ra sự đa dạng các ngành nghề, từ đó việc làm được tăng lên đáng kể, điều
này tác động tích cực đến thu nhập và đời sống của người dân.
Tuy nhiên, đô thị hóa cũng đặt ra một số vấn đề về xã hội và đòi hỏi phải
có giải pháp phù hợp. Bên cạnh đó qua thực tế phát triển ta thấy rằng khoảng
cách giữa đô thị và nông thôn ngày càng xa hơn. Thành phố sẽ có những ảnh
hưởng mạnh mẽ đến nông thôn và trực tiếp là khu vực ngoại thành trong quá
trình tiến hành đô thị hóa.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Quá trình đô thị hóa trên thế giới
Gần 150 năm trước,trào lưu đô thị hoá bắt đầu ở phương Tây rồi lan
sang Mỹ những năm cuối thế kỉ 19 và châu Á là những thập niên 60, 70 thế
kỉ 20, đều là hệ quả tự nhiên của quá trình hiện đại hoá đất nước thông qua
các cuộc cách mạng công nghiệp. Trước đó, sự chuyển biến các chức năng đô
thị trong thời kì giao lưu văn hoá tiền tệ phát triển mạnh làm xuất hiện hàng
loạt nhà ga, hệ thống hạ tầng giao thông, điện nước các phương thức xây
dựng mới bằng vật liệu bê tông, sắt thép làm thay đổi bộ mặt của đô thị, kiến
trúc thế giới. Trong thế kỉ 20, các nước phát triển đã chuyển gần 80%-90%
dân số cư trú từ nông thôn sang cư trú ở đô thị, đưa số ngưới sống ở đô thị
hiện nay lên 50% dân số của thế giới ( khoảng hơn 3 tỉ người chỉ trong một
thế kỉ). Các cuộc cách mạng công nghiệp tác động đã làm thay đổi diện mạo
của cả khu vực thành thị và nông thôn một cách sâu sắc,hình thành nên hệ
thống kiến trúc hiện đại,nếp sống văn minh đô thị tại các nước phát triển trên
thế giới.
8
2.2.2. Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam
Quá trình đô thị hoá ở Việt Nam tuy diễn ra khá sớm, ngay từ thời trung
đại với sự hình thành một số đô thị phong kiến, song do nhiều nguyên nhân,
quá trình đó diễn ra chậm chạp, mức độ phát triển dân cư thành thị thấp.
Thập kỷ cuối thế kỷ XX mở ra bước phát triển mới của đô thị hoá ở Việt
Nam. Đặc biệt, sau khi Quốc hội Việt Nam ban hành Luật Doanh nghiệp (năm
2000), Luật Đất đai (năm 2003), Luật Đầu tư (năm 2005); Chính phủ ban
hành Nghị định về Qui chế khu công nghiệp, khu chế xuất (năm 1997)…
nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng
vọt, gắn theo đó là sự hình thành trên diện rộng, số lượng lớn, tốc độ nhanh
các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới và sự cải thiện đáng kể kết
cấu hạ tầng ở cả thành thị và nông thôn. Làn sóng đô thị hoá đã lan toả, lôi
cuốn và tác động trực tiếp đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
Tính đến giữa năm 2008, trên phạm vi cả nước đã có gần 200 khu công
nghiệp, phân bố trên địa bàn 52 tỉnh, thành phố với trên 6.000 dự án đầu tư
trong, ngoài nước, thu hút hơn 1.000.000 lao động. Phần lớn diện tích các khu
công nghiệp, khu chế xuất là đất nông nghiệp và lực lượng chủ yếu bổ sung
vào đội ngũ lao động công nghiệp là nông dân.
Những năm qua, hệ thống đô thị Việt Nam đang trong quá trình phát
triển. Đến cuối năm 2007, cả nước có trên 700 điểm cư dân đô thị, tăng hơn
40% so với năm 1995. Bên cạnh những đô thị có bề dày lịch sử tiếp tục được
mở mang, nâng cấp, đáng chú ý là sự xuất hiện ngày càng nhiều các khu đô
thị mới tập trung, trong đó hệ thống các thị trấn, thị tứ ngày càng toả rộng, tạo
thành những nét mới ở nông thôn.
Với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, kết cấu hạ tầng ở nông thôn - xưa
nay vốn yếu kém, đã có sự cải thiện đáng kể. Các làng nghề được chấn hưng,
mở mang góp phần làm sôi động thêm quá trình đô thị hoá ở nông thôn.
Làn sóng đô thị hoá cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI đã thổi luồng sinh
khí mới vào nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam.
Đô thị hoá gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã trực tiếp góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng giá trị nông, lâm,
thuỷ sản trong tổng thu nhập quốc dân trong nước (GDP) và tăng dần tỷ trọng
9
các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong GDP. Đối với nông nghiệp,
cơ cấu nội ngành chuyển dịch theo hướng phát triển các cây trồng, vật nuôi có
năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn. Trong trồng trọt, tỷ trọng hoa màu,
cây công nghiệp, cây ăn quả ngày càng tăng.
Sự hình thành trên địa bàn nông thôn những khu công nghiệp, khu chế
xuất các trung tâm dịch vụ, các khu đô thị mới đã nâng giá trị sử dụng của
đất đai, tạo những ngành nghề và việc làm mới, nâng cao giá trị lao động, tạo
môi trường ứng dụng rộng rãi khoa học, công nghệ… Đô thị hoá kích thích và
tạo cơ hội để con người năng động, sáng tạo hơn trong tìm kiếm và lựa chọn
các phương thức, hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, vươn lên làm giàu
chính đáng. Kinh tế phát triển, đời sống của người lao động được cải thiện -
đó là xu hướng chủ đạo và là mặt tích cực của đô thị hoá.
2.2.3. Quá trình Đô thị hoá diễn ra tại Hà Tĩnh
Hà Tĩnh là thành phố trẻ, mới đựơc thành lập nên tốc độ đô thị hoá
nhanh.Là một thành phố trẻ lại có nhiều tiềm năng nên thu hút được sự đầu tư
cao trong nước cũng như nước ngoài.Nơi đây có những dự án trọng điểm
quốc gia như dự án mỏ sắt Thạch khê.
Dân số Hà Tĩnh tăng mạnh, lượng người nhập cư vào Hà Tĩnh tăng cao.
Điều này cũng khẳng định tính tích cực của quá trình đô thị hoá của Hà Tĩnh
hiện nay, sự tăng tốc độ đô thị hoá đi liền với tăng trưởng kinh tế, hạn chế
được hiện tượng đô thị hoá giả tạo.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục ở mức cao trong nhiều năm, thu nhập
bình quân trên đầu người của người dân thành phố ngày càng được cải thiện.
Đời sống người dân tăng, nhu cầu nhà ở bùng nổ là một nguyên nhân làm quá
trình xây dựng phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi diện mạo của đô thị
Các khu công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp mọc lên như nấm ví dụ như
khu công nghiệp Vũng Áng, Xuân Thành Quá trình đô thị hóa mạnh mẽ của
thành phố đã tác động đến vùng ven một cách mạnh mẽ, làm thay đổi nhanh
chóng nhiều mặt của vùng ven đô Hà Tĩnh, đồng thời trong quá trình phát
triển cũng đã hình thành nên các khu đô thị mới vùng ven.
Do yêu cầu tất yếu của quá trình đô thị hóa, nhiều phường,xã mới được
thành lập, địa giới hành chính khu vực nội thành có nhiều biến động.
10
2.3. Tác động của đô thị hoá đến việc làm và thu nhập
2.3.1. Tác động của đô thị hóa đối với sự phát triển kinh tế xã hội
Cùng với việc tăng dân số đô thị do quá trình đô thị hóa là sự chuyển đổi
cơ cấu kinh tế và tăng việc làm. Trước hết là cơ cấu ngành nghề phải chuyển
đổi sao cho phù hợp với cơ cấu ngành nghề của kinh tế đô thị. Nếu đứng trên
góc độ dân số và lao động thì ta có thể hiểu đô thị hóa là quá trình chuyển đổi
cơ cấu dân số từ khu vực I sang khu vực II và khu vực III của nền kinh tế. Sau
khi tiến hành đô thị hóa, hay nói cách khác khi trở thành dân cư đô thị phần
lớn những nông dân trước đây gắn bó với ruộng vườn đều bị mất phần lớn
ruộng đất canh tác. Sau khi được nhà nước đền bù, họ dùng số tiền đó để tạo
nghề mới, tìm việc làm mới, xây dựng nơi cư trú mới,… kéo theo đó là hàng
loạt vấn đề khác cũng thay đổi.
Trong quá trình đô thị hoá, cơ cấu ngành kinh tế trong vùng nói riêng và
cả nền kinh tế nói chung cũng thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng khu vực I,
tăng tỷ trọng khu vực II và III. Bên cạnh đó, kinh tế ở các đô thị mới tăng
trưởng nhanh chóng nhờ có sự tập trung lực lượng sản xuất, tạo ra năng suất
lao động cao, cách tổ chức lao động hiện đại. Nhờ đó, các trung tâm kinh tế,
khu công nghiệp tập trung, quy mô lớn được hình thành dẫn đến sự phát triển
ngày càng cao của khu vực công nghiệp. Các nhà máy cần có một kết cấu hạ
tầng dịch vụ, giao thông vận tải, phân phối, thông tin liên lạc, tài chính, bảo
hiểm… rất rộng lớn. Các dịch vụ này càng phát triển rộng rãi nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp. Không những thế, một số dịch
vụ khác như: giải khát, xử lý thông tin, quảng cáo,… trước đây được thực
hiện trong nội bộ doanh nghiệp thì nay dần dần được tiến hành ký kết thực
hiện với các doanh nghiệp trong khu vực dịch vụ. Với những yêu cầu thay đổi
trên đã dẫn đến việc chuyển dịch cơ cấu khu vực công nghiệp từ công nghiệp
sang dịch vụ. Đối với một số ngành của nông thôn còn tồn tại trong các đô
thị, tính chất đô thị hóa đã tạo nên sắc thái đặc trưng mới, đặt ra những yêu
cầu mới cho sự phát triển của chúng. Trên thực tế, ngay cả những đô thị hiện
đại đôi khi vẫn còn sự tồn tại của ngành nông nghiệp nhưng tính chất và yêu
cầu phát triển nông nghiệp là khác hẳn. Đó là các ngành nông nghiệp với các
loại sản xuất cao, bảo đảm yêu cầu nghiêm ngặt về yêu cầu sạch của sản
11
phẩm và môi trường sinh thái.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực trên là vấn đề của nền kinh tế thị
trường.
- Sự phát triển của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường
dẫn đến những mất cân đối trong kinh tế đô thị đồng thời dẫn đến các vấn đề
xã hội, vấn đề thất nghiệp, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động và cơ cấu nghề
nghiệp trong từng đô thị là vấn đề lớn cho mọi đô thị cũng như nền kinh tế.
Tăng tỷ lệ có việc làm và tăng trưởng việc làm dẫn đến giảm tỷ lệ dân số có
việc làm trong tuổi lao động
- Mất cân đối cung cầu về các dịnh vụ ở đô thị: nhu cầu các dịnh vụ
điện, nước thông tin liên lạc tăng nhanh hơn các khả năng cung cấp…
- Nhà ở luôn là vấn đề lớn với các đô thị. Trong những năm hoạt động
“tự cung tự cấp” về nhà ở của dân cư đô thị đã biểu hiện quá nhiều điểm yếu
kém trong công tác quản lý. Nền kinh tế thị trường với sự dư thừa các yếu tố
đầu vào cho ngành xây dựng như: sắt thép, xi măng, gạch, thiết bị vệ sinh.
- Tài chính đô thị: khoảng cách giữa nhu cầu và thực tế về tài chính đối
với các chính quyền đô thị ngày càng xa. Các nguồn tài chính dùng để duy trì
hoạt động bộ máy hành chính quản lý đô thị, xây dựng và phát triển đô thị, tu
bổ đường sá, công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật chính quyền đô thị cần khối
lượng tiền ngày càng lớn.
Với những đặc trưng của mình đô thị hóa có tác động rất to lớn đối với
nền kinh tế. Ngoài tác động tích cực thì còn có những tác động tiêu cực. Do
đó việc nghiên cứu các tác động của đô thị hóa là cần thiết nhằm phát huy các
tác động tích cực và hạn chế, tìm cách khắc phục những tác động tiêu cực do
đô thị hóa gây ra.
2.3.2. Các tác động của đô thị hóa đối với việc làm, thu nhập
2.3.2.1. Tác động tích cực
* Nâng cao thu nhập, mức sống dân cư tại các vùng đô thị hóa
Ở khu vực thành thị nền kinh tế với cơ cấu công - nông nghiệp do đó
sản xuất đòi hỏi lao động phải có trình độ. Vì thế, tiền lương và thu nhập
thường được trả cao hơn để tương xứng với giá trị sức lao động mà họ bỏ ra.
Do đó, nhìn chung thu nhập của dân cư tại các Thành phố lớn, đô thị thường
12
cao hơn so với các vùng khác.
Đô thị với đặc điểm là vùng kinh tế, xã hội rất phát triển, cơ sở vật
chất, kỹ thuật hạ tầng phục vụ cho nhu cầu vật chất và tinh thần của con
người khá đầy đủ, hiện đại và đa dạng. Vì vậy, có thể nói đô thị là nơi có điều
kiện sống và làm việc thuận lợi hơn so với khu vực nông thôn. Mặt khác,
cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các điều kiện phục vụ đời sống và sinh
hoạt như nơi vui chơi giải trí, học tập ngày càng phát triển làm cho trình độ
văn hoá, mức sống của con người tại các khu đô thị ngày càng tăng, thậm chí
với việc tăng này có khi còn tạo ra khoảng cách lớn về mức sống, thu nhập
giữa khu vực thành thị và nông thôn.
Nhìn chung, cuộc sống của người dân nông thôn đa số là tự túc, tự
cấp, còn cuộc sống của người dân đô thị hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào thị
trường theo phương thức mua bán. Các nhu yếu phẩm phục vụ cho cuộc sống
hàng ngày, từ những cái nhỏ nhất đều do thị trường cung cấp, bảo đảm cung
cấp đủ nhu yếu phẩm cho cuộc sống hàng ngày của người dân là trách nhiệm
nặng nề của chính quyền các vùng đô thị nói chung. Bên cạnh trách nhiệm
bảo đảm cung cấp nhu yếu phẩm thì chính quyền của đô thị còn có trách
nhiệm giải quyết việc làm, tạo ra nguồn sống cho người dân đô thị. Trong khi
đó chính quyền nông thôn cũng phải lo cuộc sống của người dân, song mức
độ phức tạp và gay gắt không thể bằng đô thị.
Nói tóm lại, ở thành thị kinh tế phát triển và các công trình phúc lợi
công cộng như: y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng, điện, nước, giao thông cũng phát
triển hơn nông thôn. Kéo theo đó là thu nhập và mức sống hơn hẳn.
* Nâng cao năng suất, trình độ lao động
Khác với nông thôn, ở thành thị các ngành công nghiệp, dịch vụ rất phát
triển, đòi hỏi tất yếu là lao động phải có trình độ cao để có thể sử dụng các
máy móc, thiết bị, công cụ lao động hiện đại.
ở thành thị người lao động có thu nhập, mức sống, trình độ văn hoá cao
nên điều kiện, khả năng và mong muốn được học tập, nâng cao trình độ lành
nghề để có cơ hội tìm được công việc có mức lương cao hơn là tốt hơn. Ngoài
ra tại các vùng đô thị, sự phát triển kinh tế xã hội, cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ
tầng giúp cho con người có nhiều điều kiện thuận lợi để trao đổi thông tin,
13
học tập, nâng cao trình độ lành nghề.
Đối với lao động nông nghiệp, sản xuất phụ thuộc vào điều kiện tự
nhiên, đòi hỏi phải có sự giúp đỡ của khoa học kỹ thuật nhằm giảm thiểu các
tác động của tự nhiên. Trên thực tế hiện nay, ngành nông nghịêp dần được cơ
khí hoá, điện khí hoá. Khi tiến hành đô thị hoá mặc dù quy mô sản xuất nông
nghiệp giảm nhưng các thành tựu về khoa học kỹ thuật lại được áp dụng một
cách rộng rãi góp phần nâng cao năng suất, trình độ lao động.
Còn đối với sản xuất công nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật là
điều hết sức quan trọng. Đối với vùng đô thị hoá công nghiệp chiếm tỷ lệ cao,
mà đặc thù của sản xuất công nghiệp hầu hết là sử dụng máy móc thiết bị, trên
cơ sở đó yêu cầu lao động trong ngành phải có kỹ năng nhất định hay nói
đúng hơn trình độ lao động phải cao hơn các ngành khác.
Hiện nay khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, đòi hỏi phải có sự nhạy
bén trong tiếp cận. Bên cạnh đó cùng với quá trình đô thị hóa, cơ sở vật chất
kỹ thuật hạ tầng ngày càng phát triển, máy móc thiết bị đợc hiện đại hoá, trình
độ quản lý tổ chức sản xuất, kỹ thuật đợc nâng cao, điều kiện làm việc đợc cải
thiện… tại các khu đô thị. Tất cả những thay đổi này cùng với việc nâng cao
trình độ lành nghề góp phần nâng cao năng suất lao động của khu vực thành
thị, từ đó làm tăng năng suất lao động và quy mô sản phẩm của toàn quốc gia.
Ngoài ra ở thành thị trình độ quản lý tổ chức sản xuất, kỹ thuật đợc nâng cao,
điều kiện làm việc đợc cải thiện góp phần tăng năng suất lao động.
Tất cả những đặc điểm kể trên tại các vùng đô thị góp phần làm tăng trình
độ lao động, từ đó nâng cao năng suất trong khu vực thành thị nói riêng và
trong phạm vi một quốc gia nói chung.
* Tác động đến viêc làm
Mở rộng quy mô sản xuất, phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ và
ra đời một số ngành nghề, cơ hội kinh doanh mới trong quá trình đô thị hóa
tạo ra một số lượng lớn việc làm cho người lao động trong các vùng đô thị.
Đô thị hóa sẽ tạo điều kiện giúp người lao động chuyển đổi cơ cấu việc làm,
từ việc làm thuần nông thu nhập thấp sang việc làm mới, ổn định và có thu
nhập cao. Sự chuyển đổi cơ chế quản lý và phát triển kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần kết quả là lao động và sức lao động trở thành hàng hoá. Bên cạnh
14
đó cùng với quá trình đô thị hóa các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ
ngày càng phát triển tạo ra nhiều việc làm (lao động có tay nghề và lao động
giản đơn).
Ngoài ra còn phải kể đến một số việc làm mang tính chất lao động giúp
việc cho những gia đình có thu nhập cao song quá bận rộn. Đô thị hóa với đặc
trưng là kinh tế – xã hội phát triển kéo theo hàng loạt các việc làm dẫn tới
việc di dân từ nông thôn ra thành thị, đây là một nguồn bổ sung lao động cho
khu vực thành thị. Sự đa dạng trong cơ cấu kinh tế ngành cũng là một mặt
phản ánh sự đa dạng việc làm do quá trình đô thị hóa mang lại.
2.3.2.2.Tác động tiêu cực
Cùng với đô thị hóa, sức thu hút của quá trình này đối với người dân là
rất lớn, tạo ra một làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thị gây nên tình trạng
quá tải, bùng nổ dân số. Do sự tăng lao động và nhân khẩu một cách tự phát,
các khu đô thị và các khu công nghiệp phải giải quyết nhiều vấn đề xã hội
như: trật tự, an ninh, nhà ở, môi trường v.v…
Bên cạnh đó lao động nông nghiệp bị tác động rất nhiều khi tiến hành
quá trình đô thị hóa, diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp không còn
nhiều dẫn tới một số lượng lớn lao động không có việc làm. Lao động nông
nghiệp với thói quen, tập quán sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sẽ gặp rất nhiều
khó khăn khi đô thị hóa diễn ra. Trình độ lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ
lệ lớn, trong khi đó các khu vực đô thị hóa lại chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ nên số lao động nông nghiệp
khi tham gia vào lĩnh vực này sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, khi tiến
hành đô thị hóa có thể sẽ làm gia tăng thêm tỷ lệ thất nghiệp, khó khăn trong
vấn đề việc làm và thu nhập, tăng thêm khoảng cách giàu nghèo, đó là chưa
kể đến các tệ nạn xã hội phát sinh.
Đô thị hóa góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân
dân, hình thành lối sống công nghiệp, xây dựng xã hội mới. Tuy nhiên, khi
tăng quy mô Thành phố bằng các giải pháp mở rộng không gian, hình thành
các quận mới, phường mới sẽ dẫn tới tình trạng gia tăng thất nghiệp.
Trong ngắn hạn, đô thị hóa có thể góp phần đạt được mục tiêu tăng
trưởng và hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên trong dài hạn, nếu không có các chính
15
sách, biện pháp đối với các dòng di dân liên tục với số lượng lớn vào các
vùng đô thị thì điều này có thể dẫn đến sự đói nghèo, làm tăng sự mất bình
đẳng về thu nhập giữa các vùng và các cá nhân, sự bất ổn định về xã hội: tệ
nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, thất nghiệp v.v
Bên cạnh đó đô thị hóa cũng ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm và thu
nhập do sự mất đất sản xuất nông nghiệp. Để phát triển đô thị đòi hỏi phải
dành một bộ phận đất nông nghiệp cho việc xây dựng các công trình kết cấu
hạ tầng. Vì thế, đô thị hóa càng tăng thì đất đai nói chung và đất canh tác nói
riêng ngày càng bị thu hẹp.
Sự chênh lệch trong thu nhập là điều không thể tránh khỏi. Nông nghiệp
trở thành ngành có thu nhập thấp, lao động nặng nhọc. Chính vì vậy, sức hấp
dẫn của sản xuất nông nghiệp ngày càng suy giảm. Đây chính là tác động tiêu
cực cần phải lưu ý nhiều nhất của quá trình đô thị hóa đến sản xuất nông
nghiệp
Thay đổi tập quán sinh hoạt, lối sống, phương thức kiếm sống là kết quả
tất yếu của quá trình đô thị hóa; Kéo theo đó là các nhu cầu về giáo dục, y tế
tăng, an ninh, tệ nạn xã hội trở thành vấn đề lớn. Sự khác biệt về giàu nghèo
giữa các đô thị, trong từng đô thị, giữa nông thôn và thành thị ngày càng trở
nên sâu sắc hơn. Thu hẹp diện tích đất nông nghiệp làm cho một số lượng
đáng kể lao động bị mất việc làm. Do đó khi tham gia vào thị trường lao
động, tìm việc làm ở các khu vực sản xuất khác (công nghiệp, dịch vụ) là hết
sức khó khăn. Đây là một vấn đề nan giải cho các vùng tiến hành đô thị hóa.
Do đó khi tiến hành đô thị hóa cần phải quan tâm, lưu ý hàng đầu đến vấn đề
trên.
16
Phần 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯÚ
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các hộ có đất nông nghiệp bị thu hồi
- Địa điểm: xã Thạch Tân -thành phố Hà Tĩnh, là một xã nằm ngay cửa ngõ
ra vào thành phố, chiếm một diện tích đất rộng lớn, trước kia người dân sinh
sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp.
- Thời gian: Đề tài xem xét tác động của quá trình thu hồi đất nông nghiệp
trong khoảng thời gian từ năm 2007 dến năm 2009
- Phạm vi không gian: thu nhập của hộ thu hồi
Phân bố lao động và thòi gian lao động
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2010 đến tháng 5/2010
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội xã Thạch Tân, thành
phố Hà Tĩnh.
- Ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá tới người dân
- Tình hình thu hồi đất Nông nghiệp cho quá trình đô thị hóa
- Tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp tới cuộc sống và việc làm của
người dân xã Thạch Tân - thành phố Hà Tĩnh
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được đề tài nghiên cứu tôi sử dụng các phương pháp nghiên
cứu chủ yếu sau:
3.3.1. Chọn điểm nghiên cứu
Điểm nghiên cứu là nơi có diễn ra việc thu hồi đất nông nghiệp cho phát
triển và quá trình đô thị hóa. Quá trình thu hồi đất có ảnh hưởng trực tiếp tới
cộng đồng người dân đang sinh sống tại địa phương, do vậy điểm nghiên cứu
được chọn là xã Thạch Tân, Thành phố Hà Tĩnh.
3.3.2. Chọn mẫu
Tiêu chí chọn hộ : Hộ có đất bị thu hồi, và các hộ gần vùng ven Thành
phố Hà Tĩnh.
Dung lượng mẫu: 30 hộ.
17
- Nhóm hộ I: là các hộ có tổng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi dưới
50% tổng diện tích đất sản xuất của hộ.
- Nhóm hộ II: là các hộ có tổng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi trên
50% tổng diện tích đất sản xuất của hộ.
3.3.3. Phương pháp thu thập thông tin
: Thu thập danh sách hộ tại uỷ ban nhân dân xã chọn ngẫu nhiên 30 hộ phân
đều trên 3 thôn có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi.
- Phương pháp thu thập thông tin:
+ Thông tin thứ cấp: Các thông tin liên quan đến đề tài được công bố
trên các trang báo, tạp chí, internet, sách, báo cáo,báo cáo kinh tế xã hội của
uỷ ban nhân dân xã.
+ Thông tin sơ cấp:
* Phỏng vấn hộ: theo phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi bán cấu
trúc
* Phỏng vấn người am hiểu:Phỏng vấn các hộ có diện tích đất bị thu hồi
18
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.1. Vị trí địa lý
Thạch Tân là xã Nằm ở phía Tây Nam của thành phố Hà Tĩnh,cách thành
phố 11km về phía nam. Đây là khu quy hoạch nằm sát thành phố Hà Tĩnh, do
đó rất thuận lợi trong việc chuyển đổi đất nông nghiệp cho quá trình đô thị
hóa ở thành phố Hà Tĩnh.
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế
a. Tăng trưởng kinh tế
Là một xã nông nghiệp thu nhập chủ yếu là sản xuất lúa nhưng năm
2007; Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8%; Thu nhập bình quân của hộ đạt
23.23 triệu/hộ /năm
Trong đó: + Thu từ Trồng trọt là 11.24 triệu/hộ /năm.
+ Thu từ Chăn nuôi: 4,71 triệu/hộ /năm.
+ Thu từ ngành nghề:2,67 triệu/hộ /năm.
+ Thu từ lương 3,60 triệu/hộ /năm.
+ Thu khác 1,01 triệu/hộ /năm.
Bảng 1. Cơ cấu cây trồng xã Thạch Tân 2009
TT
Loại cây trồng Diện tích (ha)
Năng suất
( Tấn/ha )
1
Lúa đông xuân 348 16
2
Lúa hè thu 348 16
3
Lạc 30 3
4
Đậu các loại 21 0,7
5
Ngô 3.8 1,8
6
Khoai 35 7
7
Sắn 19.5 12
(Nguồn: Báo cáo kinh tế-xã hội xã Thạch Tân, 2010)
19
- Ngành trồng trọt:
Trồng trọt là ngành sản xuất chủ đạo của xã Thạch Tân với các loại cây
trồng chính như lúa, khoai, lạc, đậu, sắn v.v
Tổng diện tích gieo trồng hàng năm của xã là 457.3 ha. Những năm gần
đây nhờ chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất nên năng suất, sản lượng từng bước tăng lên rõ rệt.
- Ngành chăn nuôi:
Trong năm 2009 là năm không mấy thuận lợi cho việc phát triển chăn
nuôi, do dịch cúm gia cầm chuyển biến phức tạp, làm ảnh hướng đến việc
phát triển chăn nuôi của nhân dân. Đàn gia súc gia cầm chủ yếu là trâu, bò,
lợn, gà, ngan, ngỗng. Việc chăn nuôi ở đây là đơn lẻ, rải rác trong các hộ dân
với quy mô nhỏ nhằm tận dụng các thức ăn thừa và sử dụng lao động nhàn rỗi
trong dân nhằm tự túc sức kéo, nguồn thực phẩm và phân bón giải quyết nhu
cầu tại chỗ.
+ Tổng đàn trâu, bò của xã có 1065 con chủ yếu nuôi để lấy sức kéo
đảm bảo khâu làm đất kịp thời vụ và tạo ra phân bón phục vụ sản xuất nông
nghiệp, một phần cung cấp thịt làm thực phẩm tại chỗ và bán cho thị trường.
+ Đàn lợn: Chăn nuôi lợn ở xã là hình thức chăn nuôi gia đình, tận dụng
nguồn thức ăn, lao động nhàn rỗi. Tổng đàn lợn của xã hiện nay có khoảng
1700 con trung bình 1.05 con/hộ. Hàng năm sản lượng lợn xuất chuồng khoảng
170 tấn thịt lợn hơi. Đây là nguồn thu nhập đáng kể góp phần nâng cao mức
sống của người dân. Ngoài ra còn cung cấp một lượng phân bón phục vụ sản
xuất nông nghiệp.
+ Đàn gia cầm (gà, vịt, ngan ): Chăn nuôi gia cầm ngày càng được
quan tâm phát triển, đây là nguồn thực phẩm chủ yếu phục vụ sinh hoạt gia
đình, tổng số đàn gia cầm hiện có khoảng 12000 con.
c. Ngành nghề phụ
Số hộ kinh doanh buôn bán ngày càng đông nhất là khu vực chợ, các vị trí
thuận lợi trên tuyến đường Quốc lộ và Tỉnh Lộ. Tất cả các ngành nghề dịch
vụ trên đều do nhân dân tự phát sản xuất nên hầu như không có nguồn thu vào
ngân sách xã.
20
4.1.3. Đặc điểm dân số - lao động - việc làm
- Dân số: Theo số liệu thống kê đến tháng 12/2007 dân số toàn xã có
7080 người. Tổng số hộ 1614 hộ, chủ yếu là hộ nông nghiệp. Tỷ lệ tăng dân
số tự nhiên 0.80%. Bình quân trên toàn xã có 4,39 người/ hộ.
Bảng 2. Tình hình dân số - lao động của xã Thạch Tân
TT Chỉ tiêu
2007 2009
1 - Tổng số khẩu
7080 7539
1.1 + Khẩu nông nghiệp
6230 6700
1.2 + Khẩu phi nông nghiệp
850 839
2 - Tổng số hộ
1614 1711
2.1 + Hộ nông nghiệp
1400 1530
2.2 + Hộ phi nông nghiệp
214 181
3 - Tổng số lao động
4582 4766
3.1 + Lao động NN
3900 4100
3.2 + Lao động phi NN
682 666
4 - Tỷ lệ tăng dân số TN (%)
0.80 0.76
(Nguồn: Báo cáo kinh tế-xã hội xã Thạch Tân, 2010)
- Lao động và việc làm: Toàn xã có 4582 lao động chiếm 64.71% tổng dân
số. Theo con số thống kê cho thấy từ năm 2000 đến nay lực lượng lao động
thiếu việc làm ngày càng tăng do nhiều nguyên nhân như diện tích đất canh
tác bị thu hẹp do phát triển giao thông, xây dựng, đất phát triển các khu dân
cư cộng theo đó là áp lực dân số ngày càng tăng, lao động chuyển sang các
ngành nghề khác hầu như không có. Thời gian lao động chính của lao động
nông nghiệp chỉ khoảng 7 tháng/ năm thời gian còn lại không có việc làm đây
là vấn đề cần quan tâm giải quyết ở tầm vi mô của xã và tầm vĩ mô của các
cấp, các ngành liên quan.
21
Bảng 3. Tình hình lao động trong các hộ dân xã Thạch Tân
TT Diễn giải Số lượng
(người)
%
Số lượng
(người)
%
1 Tổng số lao động 654 100 615 100
2 1. Theo giới tính
2.1 + Nam 312 47,71 298 48,46
2.2 + Nữ 342 52,29 317 54,54
3 2. Theo lứa tuổi
3.1 + 18 - 25 276 42,21 267 43,42
3.1 + 26 - 45 246 37,61 212 34,47
3.3 + 46 - 60 132 20,18 136 22,11
4 3. Theo trình độ học
vấn
4.1 + Cấp I, II (9/12) 461 70,49 433 72,04
4.2 + Cấp III (12/12) 193 29,51 172 27,96
5 4. Theo trình độ tay
nghề
5.1 + Qua đào tạo 38 5,81 54 8,78
5.2 + Không qua đào tạo 618 94,1954 561 91,22
(Nguồn: Báo cáo kinh tế-xã hội xã Thạch Tân, 2010)
4.2. Tình hình thu hồi đất sản xuất cho khu công nghiệp tập trung Thạch
Tân
4.2.1- Tình hình thu hồi đất sản xuất nông nghiệp của xã Thạch Tân
Thực hiện quyết định của UBND tỉnh Hà Tĩnh xây dựng khu công
nghiệp tập trung Thạch Tân giai đoạn 2000- 2010, một số công ty đã được
cấp giấy phép xây dựng và đi vào hoạt động. Tính đến hết năm 2004 tổng số
diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi là 96,49 ha cho khu công nghiệp
tập trung Thạch Tân. Trong giai đoạn 2005- 2010, Thạch Tân còn có kế hoạch
22
cắt đất sản xuất xây dựng khu công nghiệp tập trung Thạch Tân - Thạch Hải
và dự án xây dựng tuyến đường sắt Thạch Tân -Vũng Áng.
-Tình hình thu hồi đất sản xuất nông nghiệp của xã Thạch Tân
Toàn xã có 509 hộ bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp, với tổng diện
tích 694.900 m2. Trong đó có 364 hộ bị thu hồi dưới 50 % diện tích đất sản
xuất (nhóm hộ I); 145 hộ bị thu hồi đất trên 50% diện tích đất sản xuất (nhóm
hộ II). Các hộ này thuộc ba thôn: Thái Bảo, Sơn Đông và Đa Cấu.
- Tình hình lao động trong các hộ bị thu hồi đất của xã
Tổng số lao động trong các hộ bị thu hồi đất 1269 lao động, trong đó
nhóm hộ (I) 654 lao động, nhóm hộ (II) 315 lao động (2004). Nhìn chung lao
động của Thạch Tân trình độ văn hoá thấp, hầu hết lao động chưa qua đào tạo
chiếm trên 90%. Lao động trong các hộ bị thu hồi đất chủ yếu là lao động nữ
(52,29- 54,54%). Trong số lao động này lứa tuổi 18- 25 nhóm hộ (I) chiếm
42,21%; nhóm hộ (II) chiếm 43,42%; bộ phận lao động này có nhiều cơ hội
được tuyển dụng vào làm việc ở các cơ quan doanh nghiệp, hoặc đào tạo
nghề. Gần 60% lao động từ 26 tuổi trở lên, đây là bộ phận ít có cơ hội tuyển
dụng vào làm việc ở các cơ quan doanh nghiệp, việc đào tạo chuyển đổi nghề
rất khó khăn.
4.2.2. Tình hình thu hồi đất nông nghiệp của các hộ được điều tra
Bảng 4. Tình hình thu hồi đất sản xuất của các hộ ở xã Thạch Tân
Diễn giải Đvt Nhóm hộ I Nhóm hộ II
Tổng số hộ bị thu hồi đất Hộ 24 6
Diện tích đất bị thu hồi m
2
29821,68 15203,00
Hộ có diện tích đất thu hồi nhiều nhất m
2
2018,30 3016,59
Hộ có diện tích bị thu hồi ít nhất m
2
720,32 2162,30
Bình quân một hộ đất bị thu hồi m
2
1242,65 2533,94
(Nguồn: số liệu phỏng vấn, 2010)
23
Chú thích:
- Nhóm hộ I: là các hộ có tổng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi dưới
50% tổng diện tích đất sản xuất của hộ.
- Nhóm hộ II: là các hộ có tổng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi trên
50% tổng diện tích đất sản xuất của hộ.
Ở bảng 4 cho thấy, tình hình thu hồi đất nông nghiệp của các hộ dân xã
Thạch Tân là tương đối cao. Nhóm hộ I có tổng diện tích đất thu hồi là 29821
m
2
, trong đó hộ có diện tích bi thu hồi nhiều nhất là 2018 m
2
, ít nhất là 720
m
2
, trung bình chung của các hộ là 1242 m
2
, trong khi đó ở nhóm hộ II, với số
hộ dân ít hơn rất nhiều nhưng tổng diện tích bị thu hồi lại rất cao, tổng diện
tích đất bị thu hồi là 15203 m
2
, hộ thu nhiều nhất là 3016 m
2
, hộ ít nhất là
2162 m
2
, trung bình mỗi hộ là 2533 m
2
.
4.3. Tác động của việc thu hồi đất đến sản xuất và đời sống của các hộ
nông dân xã Thạch Tân
Việc thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp tập trung đã tác động tới
cuộc sống của người dân địa phương, thể hiện ở các mặt: việc làm, thu nhập,
nếp sống.
Nhìn chung, số lượng lao động có sự chênh lệch đặc biệt giữa lao động
nam và nữ, với tỷ lệ xấp xỉ 1,5:1 thì các lao động có xu hướng ổn định về tỷ lệ
giới tính. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động trong hoạt động sản xuất nông nghiệp
và phi nông nghiệp cũng không có sự khác nhau rõ ràng. Mặc dù vậy, sự cân
bằng về giới tính cũng như các hoạt động sản xuất lại chi phối khả năng kiếm
việc làm của những lao động.
Số liệu điều tra cho thấy rằng những lao động hoạt động nông nghiệp có
khả năng kiếm việc làm chưa đến 90%. Thực tế cho thấy có 47 lao động là
nam, trong khi đó nữ giới chiếm tỷ lệ là 28 lao động. Theo bảng 4 thì ta thấy
tình hình lao đông có sự cân đối, như vậy có thể nói rằng cơ cấu lao động của
xã cũng có sự cân bằng giữa hai tỷ lệ trên. Nhìn chung thì trình độ chuyên
môn của những nguời dân còn thấp, phần lớn trình độ này là những chứng chỉ
hành nghề ngắn hạn, còn những người có trình độ cao ở bậc cao đẳng, đại học
chiếm một tỷ lệ nhỏ. Điều này đặt ra một thực tế là người lao động ở đây đều
thiếu trình độ kỹ năng trong công việc để có thể làm những công việc tốt.
24
Trước khi thu hồi đất, thời gian nhàn rỗi (bán thất nghiệp) tại xã Thạch
Tân đã khá cao trên 26% quỹ thời gian lao động trong năm. Lao động ở xã
Thạch Tân chủ yếu là lao động nông nghiệp, hầu hết lao động không qua đào
tạo, trình độ học vấn thấp, đây là khó khăn lớn cho việc chuyển đổi nghề, giải
quyết việc làm ở địa phương.
Bảng 5. Tình hình lao động trong các hộ bị thu hồi đất
Diễn giải
Nhóm hộ I
(n=24 hộ)
Nhóm hộ II
(n= 6 hộ)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
1. Theo giới tính
+ Nam
47 62,66 7 36,84
+ Nữ
28 37,44 12 63,15
2. Theo lứa tuổi
+ 18 – 25
15 20,00 3 15,78
+ 26 – 45
37 49,33 11 57,89
+ 46 – 60
23 30,66 5 26,31
3. Theo trình độ học vấn
+ Cấp I, II (9/12)
40 53,33 9 47,36
+ Cấp III (12/12)
35 46,67 10 52,63
4. Theo trình độ tay
nghề
+ Qua đào tạo
30 40,00 5 26,31
+ Không qua đào tạo
45 60,00 14 73,69
Tổng số lao động
75 100 30 100
(Nguồn: số liệu phỏng vấn, 2010)
25