Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và biến đổi cấu trúc của rừng trồng keo lai qua các tuổi tại xã đồng thịnh, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên nhằm đề xuất một số giải pháp kinh doanh hiệu quả loài cây này tại địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (836.93 KB, 75 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cũng như các nước Đông Nam Á khác, Việt Nam là đất nước của rừng
nhiệt đới, là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên quý giá, đáp ứng nhu cầu thiết
thực cho con người như lương thực, thực phẩm, dược liệu và các nguyên liệu
khác phục vụ cho các hoạt động phát triển. Tuy nhiên nguồn tài nguyên quý
giá nay đang ngày càng bị cạn kiệt bởi chính các hoạt động của con người,
đặc biệt là tài nguyên rừng. Sự suy giảm cả về số lượng và chất lượng nguồn
tài nguyên rừng đã và đang là vấn đề cấp bách được đặt ra cần giải quyết và
đòi hỏi sự chung tay góp sức của cả cộng đồng.
Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều chương trình bảo vệ và phát
triển rừng như chương trình 327.Chương trình trồng mới 5 triệu ha, và các
chương trình khác…nhằm phát triển tài nguyên rừng và đã đem lại kết quả
cao. Tiếp tục với chiến lược Lâm nghiệp giai đoạn 2006 -2020 đã xác định
nhiệm vụ kinh tế về trồng rừng phải đảm bảo diện tích rừng trồng sản xuất ổn
định ở mức 2.4 -2.6 triệu ha rừng trồng nguyên liệu công nghiệp.
Và keo lai là loài cây trồng chủ lực và chiếm tỷ trọng lớn trong các
chương trình trồng và khôi phục rừng ở nhiều vùng sinh thái trong cả nước.
Việc nghiên cứu cây keo lai tiên phong chỉ tập trung vào khía cạnh giống,
đánh giá sinh trưởng, khả năng cải tạo đất, còn các nội dung khác như điều tra
sự biến đổi cấu trúc, sinh trưởng của loài ở các cấp tuổi khác nhau…phục vụ
cho kinh doanh bền vững rừng còn hạn chế.
Đồng Thịnh là một xã nằm ở phía Tây huyện Định Hóa, với đất nông
nghiệp là 78%, trong đó đất sản xuất lâm nghiệp chiếm xấp xỉ 50% đất tự
nhiên.Loài cây trồng của địa phương này chủ yế là keo, chè, mỡ, cọ,
lim….,diện tích trồng keo chiếm 60% diện tích trồng rừng của địa phương.
Keo đã được đưa vào trồng tại khu vực với diện tích lớn, song song với vấn
đề đó khu vực không có vườn ươm cây, chủ yếu trồng và chăm sóc kém, năng
suất cây còn thấp.
1
Như vậy, bên cạnh việc lựa chọn lập địa thích hợp, rừng keo lai phải
được nuôi dưỡng theo một biện pháp kĩ thuật lâm sinh. Nhưng muốn làm


được điều đó cần phải có sự hiểu biết nhất định về kết cấu, cấu trúc lâm phần
và sinh trưởng năng suất của rừng keo lai qua các cấp tuổi qua đó đưa ra biện
pháp kĩ thuật lâm sinh tác động vào rừng kịp thời.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, việc “nghiên cứu đặc điểm sinh
trưởng và biến đổi cấu trúc của rừng trồng keo lai qua các tuổi tại xã
Đồng Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên nhằm đề xuất một số
giải pháp kinh doanh hiệu quả loài cây này tại địa phương” là cần thiết.
2
PHẦN 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm của cây Keo lai
1.1.1. Đặc điểm hình thái của Keo lai
Keo lai (Acacia hybrid) giâm hom là sự kết hợp giữa hai loài: Keo lá
tràm (Acacia Auriculiormis) và Keo lai (Acacia Mangium), được tuyển chọn
từ những cây đầu dòng có năng suất cao. Cây có nguồn gốc ở Australia, được
trồng phổ biến ở Đông Nam Á, ở Việt Nam cây được trồng rộng rãi trên toàn
quốc trong những năm gần đây, đặc biệt từ Quảng Bình trở vào.
Đây là giống có nhiều đặc điểm hình thái trung gian giữa bố và mẹ,
đồng thời có ưu thế lai rõ rệt về sinh trưởng nhanh, có hiệu suất bột giấy, độ
bền cơ học và độ trắng của giấy cao hơn hẳn các loài cây bố mẹ, có khả năng
cố định đạm khí quyển trong đất nhờ các nốt sần ở hệ rễ. Nhằm hạn chế tình
trạng phân ly của giống lai, keo kai thường được tạo cây con bằng phương
pháp vô tính (giâm hom).
Cây keo sinh trưởng nhanh, cao đến 25 – 30m, đường kính có thể đến
60 – 80cm.[1]
1.1.2. Đặc điểm sinh thái của Keo lai
Cây mọc tốt ở hầu hết các dạng đất. Chủ yếu trồng trên các loại đất
feralit, tầng dày tối thiểu 75cm, tối ưu là 4 – 50cm. Đất phù sa cổ, đất xám
bạc màu, đất phèn lên luống không bị ngập nước đều có thể trồng được.Mọc
tốt trên đất có độ PH từ 3 - 7, phân bố từ độ cao 800 m so với mặt nước biển.

[2]
Do keo lai giâm hom chủ yếu là rễ bàng nên độ dày tầng đất đối với
rừng trồng nguyên liệu 5-7 năm tiến hành khai thác không nhất thiết phải có
độ dày tầng đất > 40- 50 cm. Nhưng trong điều kiện cụ thể, keo giâm hom
không được trồng trên loại đất như đất trơ sỏi đá với tầng đất mỏng và độ sâu
< 20 cm.Ngoài ra không nên trên đất cát trắng, đất cát di động, hay đất bị đá
ong hóa hay g lây hóa.
3
Keo lai giâm hom sống tốt nhất ở khu vực có lượng mưa từ 1500 – 2500mm/
năm, tối thích là 1600 mm, nhiệt độ bình quân là 22
o
C, tối thích từ 24 – 28
o
C.
1.1.3. Giá trị sử dụng
Cây Keo lai có gỗ thẳng, màu vàng trắng có vân, có giác lõi phân
biệt.Sản lượng khai thác gỗ 150 -20 m
3
/ha với chu kì 7-8 năm, nhiều hơn 1,5
-2 lần so với rừng keo tai tượng và keo lá tràm. Gỗ có tác dụng nhiều mặt:
kích thước nhỏ làm nguyên liệu giấy, kích thước lớn sử dụng trong xây dựng,
đóng đồ mộc mĩ nghệ, hàng hóa xuất khẩu. Là cây ưa sáng, mọc nhanh, có
khả năng cải tạo đất, chống xói mòn, chống cháy rừng.
1.2. Những nghiên cứu về cây Keo lai
1.2.1. Trên thế giới
1.2.1.1. Thành quả
Keo lai được Hepburm và Shim phát hiện năm 1972 tại Sook, Sabah và
Malaysia (Trần Hậu Huệ, 1995) [3]. Năm 1976, Tham đã chứng minh rầng
A.mangium và A.Auriculifomis có thể thụ phấn chéo và kết quả tạo ra cây lai
có sinh trưởng hơn hẳn bố mẹ chúng. Tại hội nghị Lâm nghiệp ở Malaysia

năm 1986, Rufeld và Lapongan đã trình bày phát hiện của họ về cây Keo lai
(Lê Đình Khả, 1993) (Nguyễn Thị Lan Hương, 2005) [4].
Năm 1991, Unchin đã nghiên cứu chất lượng gỗ Keo lai, Giang và
Liang nghiên cứu cây Keo lai có nguồn gốc khác nhau bằng iozym (Trần Hậu
Huệ, 1995) [3]
Kowanish năm 1972 ở Thái Lan đã nêu sự cần thiết nghiên cứu có
kiểm tra về thụ phấn chéo giữa A.Mangium và A.Auriculifomis. Năm 1987,
trung tâm hạt giống rừng Asean-Canada đã phát hiện hạt nhân được từ cây
A.Mangium trồng cạnh cây A.Auriculifomis mọc ra các cây con có đặc tính
khác bố mẹ chúng (Lê Đình Khả, 1993) ( Nguyễn Thị Lan Hương, 2005) [4].
Ponganat (1988) đã nhân hom thành công 8 dòng Keo lai và thấy tỷ
suất sinh trưởng của Keo lai tốt hơn hẳn cha mẹ chúng (Lê Đình Khả, 1993)
(Nguyễn Thị Lan Hương, 2005) [4]
4
Năm 1989, Wongmance đã báo cáo kết quả nhân giống sinh dưỡng
thành công cây Keo lai cho rằng không khó khăn gì khi nhân giống hom Keo
lai, cây Keo lai giữ được đặc tính tốt, có sản lượng hạt cao và tạo được hạt
giống (Nguyễn Thanh Vân, 2003) [6].
1.2.1.2. Tồn tại
Các kết quả hầu hết được kiểm tra trong giai đoạn vườn ươm, ít có
nghiên cứu có sự kiểm chứng ở điều kiện thực tiễn.
1.2.2. Ở Việt Nam
1.2.2.1. Thành quả
Keo lai được tìm thấy ở Ba Vì(Hà Nội), thống nhất (Đồng Nai), Sông
Bé và một số tỉnh miền trung như Quảng Nam - Đà Nẵng và khánh Hòa (Lê
Đình Khả - 1993) ( Nguyễn Thị Lan Hương, 2005) [4]. Từ năm 1993 đến nay,
ở nước ta việc phát hiện, chọn lọc, nhân giống và khảo nghiện giống thành
công cho giống lai tự nhiên giữa keo tai tượng và keo lá tràm, gọi tắt là keo
lai do GS. TS Lê Đình Khả chủ trì, đã mở ra một triển vọng lớn cho trồng
rừng nguyên liệu.

Keo lai rất rễ nhận biết: Thân thẳng sinh trưởng nhanh. Quan sát hình
thái là có thể thấy rõ là trong khi Keo lai có lá lớn và to bản, chỉ số ra lá
(chiều dài/chiều rộng) là 2,73-2,79. Keo lá tràm có lá dài và hẹp, chỉ số ra lá
là 5,23-5,59 thì Keo lai có vị trí trung gian giữa hai loài keo này, chỉ số ra lá
là 3,90-3,37 . trong khi lá của Keo lai có 4 gân chính lá của keo lá tràm có từ
25-3 gân chính thì lá Keo lai thường có 3 - 4 gân hay cả 2 kiểu phân gân này
cùng tồn tại trên một cây. Mặt cắt ngang của quả cây Keo lai có hình tròn, quả
keo lá tràm có hình dẹt thì quả cây Keo lai có hình bầu dục nghĩa là cũng có
tính chất trung gian.
Keo lai có ưu thế lai hết sức rõ rệt về sinh trưởng, ưu thế lai này được
thể hiện rõ cả ở Ba Vì lẫn đông Nam bộ, tại 2 nơi nay Keo lai đều sinh trưởng
nhanh hơn Keo lai 1,5-1,6 lần về chiều cao và 1,64-1,98 lần về đường kính
(Lê Đình Khả - 1993) ( Nguyễn Thị Lan Hương, 2005) [4]. tại Sông Mây khi
5
so sánh với keo lá tràm cùng tuổi đã thấy rằng Keo lai sinh trưởng nhanh hơn
keo lá tràm 1,3 lần về chiều cao, và 1,5 lần về đường kính ((Lê Đình Khả -
1993) (Nguyễn Thị Lan Hương, 2005) [4].
Nghiên cứu giống lai tự nhiên là loài keo lai của Lê Đình Khả, Nguyễn
Đình Hải, Phạm Văn Tuấn, Hồ Quang Vinh (1993, 1995, 1997) với kết quả
cho thấy Keo lai có tỷ trọng gỗ và nhiều đặc điểm hình thái trung gian giữa
keo tai tượng và keo lá tràm. Khi cắt cây tạo chồi thì keo lai cho rất nhiều
chồi: trung bình 289hom/ gốc. Nghiên cứu tiềm năng bột giấy cây keo lai của
Lê Đình Khả, Lê Quang Phúc (1995, 1999) cho thấy keo lai có khối lượng gỗ
gấp 3 -4 lần hai loài bố mẹ.
Nghiên cứu giống keo lai và vai trò của của các biện pháp thâm canh
khác trong tăng năng suất rừng trồng của Lê Đình Khả, Hồ Quang Vinh
( 1998) thấy rằng cải thiện giống và các biện pháp kĩ thuật lâm sinh đều có vai
trò quan trọng trong việc tăng năng suất rừng trồng.
Trong năm 1992 - 1998 Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng đã tiến
hành nhiều đề tài nhân giống bằng hom cho giống lai tự nhiên rừng .

Tháng 2 năm 1995, Trần Cự, Nguyễn Đình Hải đã công bố kết quả
chọn lọc cây trội Keo lai và giâm hom trên thông tin khoa học kĩ thuật và kinh
tế lâm nghiệp. Cũng trong thời gian này Nguyễn Văn Chiến, Lưu Bá
Thịnh đã tiến hành nhân hom từ chồi gốc của cây trội cho Keo lai đã thu
được kết quả khá cao. Nếu hom được xử lí bằng IBA thì tỉ lệ ra rễ đạt từ 80-
90% Ứng dụng kết quả nghiên cứu này, trung tâm khoa học sản xuất lâm
nghiệp Đông Nam Bộ đã sản xuất được hơn 2000 cây Keo lai. Năm 1997
Phạm Văn Tuấn đã nghiên cứu và công bố kết quả cây trội và nhân giống
hom Keo lai. Theo tác giả thì hom được lấy từ chồi gốc ở giai đoạn 2 tháng
tuổi có tỷ lệ ra rễ khá cao (90%) nếu hom được xử lí bằng IBA dạng bột hoặc
dạng dung dịch (Nguyễn Thị Vân, 2003) [6].
6
Tóm lại, từ năm 1993 đến nay ở Việt Nam có rất nhiều nghiên cứu về Keo
lai.Từ các nghiên cứu về hình thái. Chọn lọc cây trội, nhân giong hom và nuôi
cấy mô, khả năng cải tạo đất, tiêm năng bột giấy,…Vì vậy việc tiếp tục
nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và biến đổi cấu trúc của keo lai qua các tuổi
qua đó đề xuất các biện pháp kĩ thuật lâm sinh tác động vào rừng sẽ góp phần
vào việc phát triển và khẳng định dòng keo lai, cũng như giúp tăng năng suất,
mang lại hiệu quả kinh tế khi trồng loài này.
1.2.2.2. Tồn tại
- Các kết quả hầu hết được kiểm tra trong giai đoạn vườn ươm, ít có
nghiên cứu có sự kiểm chứng ở điều kiện thực tiễn.
- Các nghiên cứu của các tác giả còn tản mạn, chưa tập trung. Nhiều
nghiên cứu do thời gian nghiên cứu dài nên chưa thể hoàn thành quá trình
khảo nghiệm.
Nhìn chung, Keo lai là một loài cây trồng thích hợp cho phủ xanh đất
trống đồi núi trọc, là loài cây mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng
rừng. Nghiên cứu về cây Keo lai vẫn đang là một hướng nghiên cứu rất đáng
quan tâm.
7

PHẦN 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu:
2.1.1 . Mục tiêu tổng quát:
Củng cố lí thuyết về nghiên cứu khả năng sinh trưởng và biến đổi cấu trúc của
keo lai qua các cấp tuổi.
2.1.2 . Mục tiêu cụ thể:
Đánh giá được khả năng sinh trưởng và biến đổi cấu trúc của rừng keo lai qua
các cấp tuổi tại xã Đồng Thịnh, huyện Định Hóa,tỉnh Thái Nguyên thông qua
việc nghiên cứu đặc điểm các chỉ tiêu sinh trưởng, cấu trúc rừng, tương quan
đường kính và chều cao.
Đề xuất một số giải pháp kĩ thuật lâm sinh vào rừng trong giai đoạn phát triển
tiếp theo.
2.2. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu: Các lâm phần keo lai trồng thuần loài 3 tuổi, 5
tuổi, 7 tuổi, tại khu vực xã Đồng Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
về một số chỉ tiêu sinh trưởng: Đường kính D
1.3
; Hvn, đặc điểm cấu trúc rừng
và phẩm chất cây đứng.
2.3. Đối tượng,
Đối tượng nghiên cứu: Rừng keo tai tượng thuần loài 3 tuổi, 5 tuổi,7
tuổi, tại xã Đồng Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
2.4. Nội dung nghiên cứu
2.4.1. Đặc điểm của ku vực nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện kinh tế xã hội
- Tình hình sản xuất lâm nghiệp từ trước đến nay.
2.4.2 Nghiên cứu cấu trúc rừng Keo lai.
- Mật độ lâm phần.

8
- Cấu trúc N/D1.3
- Cấu trúc N/Hvn
- Nghiên cứu biến đổi tương quan H – D qua các tuổi.
2.4.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của keo lai trên khu vực qua các tuổi.
- Nghiên cứu sinh trưởng của đường kính ngang ngực D
1.3
(cm).
- Nghiên cứu sinh trưởng của chiều cao vút ngọn H
vn
(m).
- Nghiên cứu sinh trưởng của đường kính tán Dt (cm).
- Nghiên cứu sinh trưởng của chiều cao dưới cành Hdc(m).
2.4.4.Kiểm nghiệm sự sai khác giữa đường kính ngang ngực và chiều cao
vút ngọn
2.4.5 Đánh giá chất lượng rừng trồng
2.4.6. Đề xuất các giải pháp lâm sinh tác động trong thời gian tới, nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng keo lai tại xã.
2.5. Phương pháp nghiên cứu.
2.5.1. Kế thừa tài liệu :
Đối với các số liệu điều tra điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội
và tình hình sản xuất lâm nghiệp từ trước đến nay được thu thập dựa trên các
số liệu có sẵn ở địa phương, kết hợp với đi khảo sát ngoài thực địa, bên canh
đó tiến hành phương pháp phỏng vấn người dân.
2.5.2. Điều tra ngoại nghiệp.
Sơ thám toàn bộ khu vực nghiên cứu, chọn một số diện tích điển hình
để lập ô tiêu chuẩn.
Căn cứ vào đặc điểm của khu vực, tiến hành lập ô tiêu chuẩn điển hình
(OTC), ô được lập phải mang tính đại diện cao cho khu vực nghiên cứu. Diện
tích mỗi ÔTC là 500m

2
(20m x 25m), chiều dài hướng theo đường đồng mức,
chiều rộng vuông góc với đường đồng mức, cạnh góc vuông được xác định
theo định lý pitago với sai số khép góc ≤ 1/200 chu vi của mỗi ÔTC, mỗi một
vị trí điều tra lập một ÔTC.
- Lập 03 ÔTC ở tuổi 3, mỗi ô 500m
2
9
- Lập 03 ÔTC ở tuổi 5, mỗi ô 500m
2
-Lập 03 ÔTC ở tuổi 7, mỗi ô 500m
2.
- Đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng:
+ Đo đường kính ngang ngực(D1.3): đo tất cả các cây trong OTC theo hai
chiều Đông Tây, Nam Bắc bằng thước kẹp kính, sau đó lấy giá trị trung bình
với độ chính xác đến cm.
+ Đo dường kính tán(Dt): đo tất cả các cây trong OTC theo hai chiều Đông
Tây, Nam Bắc bằng thước dây, đo hình chiếu của tán lá xuống mặt đất, sau đó
lấy giá trị trung bình.
+Đo chiều cao vút ngọn (Hvn): bằng thước đo cao điện tử.
+ Đo chiều cao dưới cành (Hdc): bằng thước đo cao điện tử.
- Phẩm chất của cây rừng được phân theo 3 chỉ tiêu : cây tốt (A), trung
bình(B), cây xấu (C).
+ Cây tốt: là cây sinh trưởng nhanh,thân thẳng, tán lá cân đối, không gẫy
ngọn, không cong queo sâu bệnh.
+ Cây trung bình: là cây sinh trưởng trung bình, tán lá đều, hình thái cân đối,
không cụt ngọn, không cong queo, sâu bệnh.
+ Cây xấu: những cây sinh trưởng kém, tán lá bị lệch, cong queo, sâu bệnh.
Thu thập số liệu và điền thông tin vào biểu sau:
Biểu đo đếm tầng cây cao

OTC:………………. Ngày điều tra:……………
Mật độ:………………… Người điều tra:……………
Độ dốc:………………… Hướng dốc:………………
TT Tên cây
D
1.3
(cm) D
t
(m) H
vn
(m)
H
dc
Phẩm
DT NB TB DT NB TB (m) Chất


10
- Độ tàn che trong OTC được đo đếm theo phương pháp 100 điểm. Chiều rộng
OTC được chia làm 10 tuyến, mỗi tuyến lấy 10 điểm, dùng một ống
nhỏ đường kính 3cm để ngắm lên tầng cây cao. Nếu tán tầng cây cao che hết
ống kính thì điểm đó được ghi là 1, không che thì được ghi là 0, che một phần
thi ghi là 0,5. Sau đó tổng hợp và tính toán các giá trị thu được độ tàn che của
tầng cây cao.
- Độ che phủ của OTC được xác định tương tự độ tàn che, nhưng tại các điểm
ngắm ta ngắm xuống dưới đất, cho điểm giống độ tàn che.
2.5.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.
2.5.3.1. Lập phân bố thực nghiệm
Các số liệu sẽ được sắp xếp, tổng hợp theo các nhóm nội dung, xử lý bằng
phần mềm Excel.

Chỉnh lý số liệu: đo đếm tầng cây cao trong mỗi ô.
Số liệu thu được từ các ô tiêu chuẩn được chỉnh lý, tổng hợp theo
phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp, sử dụng phương pháp chia
tổ ghép nhóm của Brooks và Caruther.
- Số tổ chia: m = 5.log (n) với n là dung lượng mẫu quan sát.
- Cự ly tổ:
m
XX
k
mã min

=
Trong đó: X
max
: giá trị lớn nhất của chỉ tiêu X.
X
min
: giá trị nhỏ nhất của chỉ tiêu X.
- Lập bảng phân bố thực nghiệm:
TT Cự ly phân tổ X
i
f
i
X
i
f
i
X
i
2

f
i

Tổng
Trong đó: X
i
: giá trị giữa cỡ
f
i
: tần số thực nghiệm.
11
Nếu mẫu quan sát đủ lớn (n > 30) thì các đại lượng đặc trưng mẫu được
quan sát và tính toán số liệu thu thập được theo các phương pháp thống kê
toán học trong lâm nghiệp có sự trợ giúp của phần mềm máy tính.
- Tính trung bình mẫu:


=
fi
fiXi
X
- Sai tiêu chuẩn: S =
1

n
Qx
Trong đó: Q
x
= ∑ f
i

X
i
2
-
n
fX
ii
2
)(

- Hệ số biến động: S% =
X
S 100×
- Hệ số chính xác:
n
S
P
%
% =
2.5.3.3 . Lựa chọn phân bố lí thuyết Weibull
Sử dụng mô hình hóa phân bố thực nghiệm theo phân bố Weibull và sử
dung phân tích tương quan tuyến tính một lớp để kiểm tra mỗi quan hệ giữa
đường kính và chiều cao cây rừng.
Ta căn cứ vào phân bố thực nghiệm ở các OTC cho các loài cây được lựa
chọn phân bố lí thuyết Weibull.
Đặt giả thuyết:
Ho: F
x
(x) = Fo(x)
H1: F

x
(x) # Fo(x)
Fo(x) là hàm phân bố Weibull.
Kiểm tra giả thuyết Ho bằng tiêu chuẩn Phi bình phương.
Ta có công thức:
χ
2
n
=

=

l
i
l
li
f
ff
1
2
)(
Trong đó:
fl: tần số lí thuyết
fi: tần số thực nghiệm
12
Nếu
χ
2
n


χ
2
05
tra bảng với bậc tự do k = m –r -1, suy ra chấp nhận giả
thuyết Ho. Kết luận phân bố lí thuyết mô phỏng tốt cho phân bố thực nghiệm.
Tiêu chuẩn để lựa chọn hàm lí thuyết : hàm lí thuyết được chọn phải là
hàm thỏa mãn các yêu câu sau:
+ Khả năng chấp nhận cao
+ Hàm đơn giản so với các hàm khác
+ Các tham số của hàm có quy luật đặc biệt, quy luật biến đổi trực tiếp
hoặc gián tiếp.
Lựa chọn hàm : từ kinh nghiệm của nghiên cứu trước, cũng có một số
tác giả nghiên cứu về kết cấu lâm phần rừng đều tuổi ở Việt Nam, đề tài chọn
hàm Weibull để mô phỏng phân bố lí thuyết cho một số nhân tố sinh trưởng
của lâm phần.
Phân bố Weibull là phân bố xác xuất của biến ngẫu nhiên liên tục với
miền giá trị (0, + ∞).
Hàm mật độ có dạng:
α
λα
λα
x
x
exxf
.1
)(
−−
=
Và hàm phân bố F(x) = 1-
α

λ
X
e

Trong đó α và là hai tham số của phân bố Weibull. Khi các tham số
của phân bố Weibull thay đổi thì dạng đường cong phân bố cũng thay đổi
theo. Tham số đặc trưng cho độ nhọn của phân bố, tham số α đặc trưng cho
độ lệch của phân bố.
Nếu :
α =1 : phân bố có dạng giảm
α = 3 : phân bố có dạng đối xứng
α >3 : phân bố có dạng lệch phải
13
α< 3 : phân bố có dạng lệch trái
Xác định tham số của Weibull
Việc xác định các tham số của phân bố Weibull có thể có mấy phương
pháp sau:
14
- Cho trước α tùy theo mức độ lệch trái hay lệch phải của phân bố thực
nghiệm và ước lượng bằng phương pháp tối đa hợp lí:
λ
=

α
ii
xf
n
Dùng phương pháp tuyến tính hóa hàm tần suất tích lũy để xác định
được cùng một lúc . Trong mục này chỉ giới thiệu phương pháp thứ
nhất.

Ở phương pháp thứ nhất, tùy thuộc vào kinh nghiệm mà có thể phải
chọn α để tính mức độ phù hợ
n
2
χ
.Sau đó có thể tahy đổi giá trị của α và dừng
lai khi mà trị số
n
2
χ
.lá bé nhất và nhỏ hơn
2
05
χ
tra bảng với bậc tự do k = l –r -1.
Điều này có thể thực hiện dễ dàng trên máy tính vớ phần mềm Excel.
Bảng mô hình hóa phân bố thực nghiệm theo phân bố Welbull
Hàm có dạng: f
x
(x) =
α
λα
λα
x
ex
.1

−−
Xi fi Xd Xt Xi Xi^a fi.Xi^a Pi fll Kiểm tra
Tổng

2.5.3.2. Phân tích tương quan H – D
Tương quan H
vn
– D
1.3
được mô phỏng theo hai hàm: hàm bậc nhất và
hàm logarit:
H = a + b*D
1.3
a. Xác định các tham số ở mẫu
Việc xác định các tham số a, b được tiến hành bằng phương pháp bình
phương bé nhất (OLS) và được tính theo các công thức sau:
b =
Qx
Qxy
15
a =y - bx
Người ta gọi b là hệ số hồi quy một ước lượng không chệch của tham
số B hay là hệ số hồi quy trong tổng thể. Còn a là hằng số tự do (Interept)
Phương pháp ước lượng bằng bình phương tối thiểu có những tính chất sau:
•Đường thẳng hồi quy đi qua điểm có toạ độ là trung bình của Y và X
•Trung bình của các trị lý luận bằng trung bình của Y quan sát.
•Σ(y-
ˆ
y
) = Σe = 0 với e là sai số dư ở mẫu e = y-
ˆ
y
.
Hệ số hồi quy là những hàm ước lượng không chệch và hiệu nghiệm

tương ứng của các tham số A và B của hàm hồi quy tuyến tính của tổng thể.
b. Kiểm định sự tồn tại của các hệ số
Đặt giả thuyết H
0
: A = 0 và B = 0 và kiểm định chúng bằng tiêu chuẩn
t theo các công thức:
t
a
= a/S
a
t
b
= b/S
b
Trong đó: S
a
=
ˆ
S
y
x
nQx

/
2
Và S
b
=
ˆ
S

y
X
Q/1
Còn
2
ˆ
( ) /( 2)
y
S y y n

= − −
Gọi là sai tiêu chuẩn hồi quy, còn
y
S
2
ˆ
là phương sai hồi quy (phương
sai dư) một ước lượng không chệch của
2
σ
. Phương sai hồi quy còn tính theo
công thức:
2
ˆ
2
2


=
n

QbQ
S
xy
y
Nếu giá trị tuyệt đối của t
a
và t
b
tính theo 2 công thức trên > t
α
/2
ứng với
bậc tự do k = n - 2 thì giả thuyết bị bác bỏ, ngược lại ta tạm thời chấp nhận
giả thuyết.
Trong các công thức trên thì S
a
và S
b
là sai số của các hệ số, n dung
lượng quan sát α mức ý nghĩa dùng để kiểm định (mặc định α = 0.05).
Nếu hệ số a và b tồn tại ta cần tiến hành ước lượng khoảng của chúng như sau:
16
P( a - t
α
/2
s
a
≤ A ≤ a - t
α
/2

s
a
) =1-α
P (b - t
α
/2
S
b
≤ B ≤ b - t
α
/2
S
b
) = 1- α
17
c. Quan hệ giữa hệ số hồi quy và hệ số tương quan
Từcông thức tính hệ số tương quan và công thức tính hệ số hồi quy ta
chứng minh được quan hệ giữa hệ số hồi quy và hệ số tương quan như sau:
Qy
Qx
br
=

yxxy
bbr
//
2
×=
Như vậy hệ số tương quan sẽ không đổi nếu chúng ta biểu thị X là hàm
số và Y là biến số. Trái lại nếu thay đổi biến số thì hệ số hồi quy sễ thay đổi.

d. Phân tích tương quan phi tuyến bằng phần mềm SPSS.
Tìm mối tương quan H/D bằng hàm phi tuyến, chọn ra hàm mô phỏng
tốt nhất mối tương quan H/D.
Ở 9 OTC của 3 cấp tuổi 3 , 5, 7, ta lấy hết số liệu đưa vào SPSS, chọn
tất cả các hàm, sau đó so sánh R của các hàm, hàm nào có R lớn nhất thì hàm
đó mô phỏng tốt nhất cho mối tương quan H/D.
2.5.3.4. Phân tích phương sai một nhân tố
Gọi V
T
là biến động toàn bộ của n trị số quan sát, biến động này được
định nghĩa bằng công thức:
∑∑
= =
−=
a
i
n
j
ij
T
i
cxV
1 1
2
Với:
n
x
C
a
i

n
j
ij
i
∑∑
= =
=
1
2
1
)(
Do tính chất cộng được của biến động mà biến động này bao gồm 2
loại biến động sau:
-Biến động giữa các trị số quan sát trong cùng một mẫu (trong cùng
một cấp của nhân tố A), biến động này tất nhiên là biến động ngẫu nhiên, vì
rằng các giá trị quan sát của các phần tử trong cùng một cấp là được chọn một
cách ngẫu nhiên từ một tổng thể duy nhất. Biến động này được ký hiệu là V
N
.
V
N
=
i
a
j
i
a
i
ni
j

ij
xnX
2
11 1
2
∑∑∑
== =

- Biến động giữa các trị số quan sát ở các mẫu mà đại biểu là các biến
động giữa các số trung bình mẫu (trung bình các cấp của nhân tố A). Loại
biến động này có thể là ngẫu nhiên nhưng cũng có thể là không ngẫu nhiên.
18
Nó ngẫu nhiên nếu nhân tố A tác động không rõ đến kết quả thí nghiệm ở tất
cả các cấp. Nó không ngẫu nhiên nếu nhân tố A tác động khác nhau lên kết
quả thí nghiệm ở các cấp.
Ta gọi biến động này là V
A
và do tính chất cộng của biến động nên:
cxnVVV
a
i
i
iNTA
−=−=

=
1
2
Người ta đã chứng minh rằng nếu giả thuyết H
0

: α
1

2
= = α
a
= 0
là đúng thì
N
A
Va
Van
F
)1(
)(


=
Có phân bố F với K
1
= a-1 và K
2
= n-a bậc tự do. Giả thuyết H
0
sẽ bị
bác bỏ nếu F tính toán lớn hơn F
05
tra bảng với bậc tự do như trên.
Trong trường hợp nếu dung lượng quan sát ở các mẫu là như nhau n
1

=
n
2
= = n
a
= r thì:
∑∑ ∑
= = =

−=
a
i
r
j
a
i
iijN
i
xrxV
1 1 1
22
cxrV
a
i
iA
−=

=

1

2
V
N
=
∑∑ ∑
= = =

a
i
r
j
a
i
i
ij
i
S
r
x
1 1 1
2
2
1
cS
r
V
a
i
i
A

−=

=1
2
1
Bảng phân tích phương sai (ANOVA):
Bảng 2.2. Bảng phân tích phương sai một nhân tố(ANOVA)
Nguồn biến
động(Source)
Phương sai
(MS)
F Xác suất
của F(Sig)
(1) (4 ) (5) (6)
Nhân tố A
Sai số
S
2
a=V
A
/(a-1)
S
2
N
=V
N
/(n-a)
S
2
a/ S

2
N
Tổng S
2
x-V
T
/(n-1)
19
2.5.3.5. Nghiên cứu phẩm chất lô rừng
Phẩm chất của lô rừng được xác định theo phần trăm, cụ thể:
- Số cây có phẩm chất tốt (A): %A =
N
nA 100
×
(%).
- Số cây có phẩm chất trung bình (B): %B =
N
nB 100
×
(%).
- Số cây có phẩm chất xấu (C): %C =
N
nC 100
×
(%).
Phân tích tương quan, tính toán đặc trưng mẫu và mô hình hóa được xử lý
bằng phần mềm Excell và phần mềm phân tích số liệu phiên bản 2.0 của tác
giả Bùi Mạnh Hưng, bộ môn Điều tra rừng, Khoa Lâm học, trường Đại học
Lâm nghiệp.
20

PHẦN 2
KẾT QUẢ
4. 1Đặc điểm cơ bản của khu vực nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1. 1.Vị trí địa lí
Đồng Thịnh là một xã vùng cao nằm ở phía Tây huyện Định Hóa, cách
trung tâm huyện 7 km, tổng diện tích tự nhiên là 1387,28 ha, gồm 22 xóm,
tổng số dân là 4262 người, có địa giới hành chính tiếp giáp với các xã như
sau:
• Phía Bắc giáp xã Bảo Linh
• Phía Nam giáp xã Trung Hội, Trung Lương
• Phía Đông giáp xã Phúc Chu, Bảo Cường
• Phía Tây giáp xã Định Biên, Bình Yên
4.1.1.2. Địa hình
Là xã có địa hình tương đối phức tạp, phần lớn là đồi núi chiếm 80%
diện tích tự nhiên, phân bố trên toàn xã, xen kẽ là những cánh đồng long chảo,
tạo nên địa hình nhấp nhô lượn song, đồi bát úp, thung lũng nhỏ hẹp, ruộng
bậc thang có hướng dốc từ Tây Bắc về Đông Nam. Do địa hình khác biệt nên
gây ra nhiều hạn chế cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp của nhân dân
trong xã.
4.1.1.3. Điều kiện khí hậu và tài nguyên thiên nhiên
• Điều kiện khí hậu và thủy văn
Do nằm trong vành đai Bắc bán cầu nên khí hậu xã Đồng Thịnh cũng
có những đặc trưng của khí hậu miền núi phía Bắc là khí hậu nhiệt đới gió
mùa, nhiệt độ trung bình của năm vào khoảng 22
0
c - 23
0
c. Tháng nóng nhất
là các tháng 5,6,7,8, nhiệt độ lên đến khoảng 360 c- 370 c, tháng lạnh nhất

vào các tháng 12,1,2, nhiệt độ trung bình khoảng 180 c. Tổng tính ôn của năm
dao động bằng 8.0000 c. Lượng mưa trung bình của năm là 1600 – 1900
mm/năm, được tập trung vào các tháng 4,5,6,7. Độ ẩm trung bình của năm từ
21
81% -85%, độ ẩm cao nhất vao các tháng 4,5,6,7, độ ẩm thấp nhất vào các
tháng 11,12. Ngoài ra một số năm còn có hiện tượng sương muối kèm theo
giá rét nhưng mật độ không nhiều nên ít ảnh hưởng tới chăn nuôi và sản xuất.
Mạng lưới thủy văn của xã Đồng Thịnh đa dạng bao gồm hệ thống hồ, đập
giữ nước và đặc biệt là là suối thượng nguồn song Cầu chảy qua địa bàn xã,
hướng nước chảy từ Tây Bắc về Đông Nam, lượng mưa tang giảm theo mùa,
tuy nhiên vẫn đáp ứng đủ nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất.
• Tình hình phân bố và sử dụng đất đai
Tổng diện tích tự nhiên của xã là 1387,28 ha trong đó:
STT Các loại đất
Diện tích
(ha)
Chiếm trong đất tự nhiên
(%)
1
1.1
1.2
2
3
Đất nông ngiêp
Đất sản xuất nông ngiệp
Đất sản xuất lâm nghiệp
Đất phi nông nghiệp
Đất chuyên dùng
1081,57
364,24

688,01
83,59
83,65
77,96
26,26
49.59
6.03
6,23
Qua đây ta thấy quỹ đất của xã là khá lớn, chủ yếu là đất nông nghiệp,
vì thế sẽ thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng đa
dạng, phong phú.Tuy nhiên thực trạng đất tập trung không đều vì vậy phát
triển kinh tế nông nghiệp nông thôn phải tìm ra hướng phát triển mới hơn.
• Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất: Theo bản đồ thổ nhưỡng trên địa bàn xã Đồng Thịnh,
đất đai được hình thành từ đá mẹ như: Phiến thạch sét, đá macma axit và một
số ít là đá macma trung tính và đá biến chất. Do đó có thể chia thành các loại
đất sau:
+ Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, đây là loại đất được hình thành
do sự tích tụ các sản phẩm phong hóa trên cao xuống, loại đất này phân bố rải
22
rác trên khắp địa bàn xã, diện tích này không lớn tập trung ở các khu vực có
núi cao phía Tây Bắc của xã, đang được khai thác và trồng lúa nước.
+ Đất nâu đỏ phát triển trên đá macma bazo và trung tính, tầng đất có
độ dày trung bình, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, phần lớn diện
tích này có độ dốc tương đối lớn, do vậy bị rửa trôi mạnh dẫn đến nghèo dinh
dưỡng, hiện nay đang sử dụng vào mục đích lâm nghiệp như trồng cây công
nghiệp như cây chè.
+ Đất đỏ vàng trên đá sét tầng trung bình phân bố trên toàn xã, chứa
hàm lượng mùn, lân, kali ở mức nghèo nên hiệu quả kinh tế thấp.
Tài nguyên nước:

+ Nguồn nước phục vụ sản xuất: Rất phong phú vì vị trí của xã được
thiên nhiên ưu đãi , có thượng nguồn song Cầu chay qua, ngoài ra còn có 3
hồ, 2 đập giữ nước và các ao hồ lớn nhỏ trong toàn xã, diện tích bề mặt chiếm
khoảng 50ha. Đây là nguồn nước chính để sản xuất nông nghiệp.
+ Nguồn nước phục vụ sinh hoạt: Toàn xã hiện nay có 90% dùng nước
giếng khơi. Mực nước ngầm trung bình có độ sâu 10 – 12m, còn lại 10%
dùng nước giếng khoan, đây là nguồn nươc sạch chủ yếu đảm bảo chất lượng
phục vụ sinh hoạt của nhân dân.
Tài nguyên rừng:
Hiện nay rừng của xã Đồng Thịnh chiếm 50% diện tích đất tự nhiên
của xã, với sự hỗ trợ của Nhà nước rừng của xã đang dần được khôi phục, với
các chính sách phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chính sách giao đất khoán
rừng tới hộ gia đình trong thời gian qua đã tác động tích cực đến toàn bộ đất
lâm nghiệp, một phần được khoanh nuôi phục hồi, một phần trồng các loại
cây như keo, mỡ, cọ, lim….
23
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Điều kiện kinh tế
Cùng với các địa phương khác, xã Đồng Thịnh trong những năm gần đây đã
có những bước tang trưởng kinh tế nhất định.Tuy nhiên trong cơ cấu thì nông
lâm ngiệp vẫn là cốt lõi.
Tốc độ tang trưởng kinh tế bình quân từ 8 – 10% trong đó: Tiểu thủ công
nghiệp và dịch vụ ngành nghề tăng bình quân 12%.Tổng thu nhập bình quân
trong 2 năm là 4,5 triệu đồng/người/năm.
• Sản xuất nông nghiệp:
- Trồng trọt: Hiện nay sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp là ngành sản
xuất chính chiếm tỉ trọng lớn trong tỉ trọng của xã trong đó sản xuất lương
thực là chính nhằm đảm bảo nhu cầu lương thực và một phần cung cấp cho thị
trường trong và ngoài khu vực.
- Chăn nuôi: Đồng Thịnh trong những năm gần đây cũng như các xã

khác trong huyện đang dần có sự đầu tư vào các ngành chăn nuôi đặc biệt là
chăn nuôi gia súc. Do là xã thuần nông nên việc chăn nuôi có tầm quan trọng
rất lớn, đáp ứng nhu cầu cày kéo, cung cấp phân bón cho sản xuất nông
nghiệp, tiêu thụ nguồn thức ăn từ ngành trồng trọt và cung cấp một số lượng
thịt cho thị trường và cho nhu cầu đời sống của nhân dân.
• Sản xuất công nghiệp:
Là một xã thuần nông, hiện nay các ngành nghề chưa phát triển, không
đáp ứng được nhu cầu tại chỗ phục vụ các mặt trong đời sống kinh tế - xã hội
hiện nay của nhân dân trong xã. Cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói
chung hiện nay, trong xã đã hình thành những nghề phụ như : Sửa chữa cơ
khí phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, kinh doanh vận tải, chế biến nông lâm
sản thu hút khoảng 150 lao động tham gia, các ngành nghề này quy mô còn
nhỏ và ở phạm vi hẹp, tỉ lệ trong cơ cấu còn hạn chế, chỉ chiếm từ 6 -8 %.
4.1.2.2. Điều kiện xã hội
• Tình hình dân số và lao động:
24
Dân số: Tổng số dân của xã Đồng Thịnh là 4262 người, trong xã có 985
hộ gia đình, tỉ lệ phát triển dân số xấp xỉ 0.8%, mật độ bình quân là 333
người/km.
Lao động và việc làm: Tổng số lao động của toàn xã có 2138 người độ
tuổi từ 16 – 60, trong đó nam là 1058 người chiếm 49,5%, nữ chiếm 50,5%.
Lực lượng lao động rất dồi dào, đây chính là nguồn nhân lực quan trọng để
thúc đẩy nền kinh tế của địa phương. Do đặc thù là xã thuần nông hiện nay
lao động nông nghiệp chiếm 90%, các ngành nghề khác chưa phát triển, công
ăn việc làm tỏng lúc gối vụ chưa có., thu nhập của người dân phần lớn là từ
nông lâm nghiệp nên đời sống còn khó khăn. Vì thế cần có sự quan tâm giúp
đỡ của Nhà nước nhằm tạo điều kiện để khuyến khích nhân dân phát triển
kinh tế.
• Giáo dục đào tạo
Xã Đồng Thịnh có 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường trung

học cơ sở, trong 2 năm qua đã có nhiều tiến bộ nhất định, đã hoàn thành phổ
cập giáo dục chất lượng dạy và học. Về cơ sở vật chất, dưới sự quan tâm của
Nhà nước và thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, cơ sở vật chất của các
trường đang được quan tâm đầu tư, hiện nay đã có một hệ thống trường lớp
tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ tạo điều kiện tốt cho công tác dạy và học.
Phong trào thi đua dạy tốt học tốt trong các trường luôn được duy trì, số
lượng học sinh lên lớp không ngừng tăng lên đã chứng minh công tác giáo
dục luôn được coi trọng.
• Y tế
Được đầu tư xây dựng cơ bản cộng với trang thiết bị y tế đủ tiêu chuẩn sử
dụng cho công tác khám chữa bệnh tại cơ sở. Đội ngũ y tế hàng năm thường
được luân phiên đi tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn. Trong những
năm qua, đội ngũ cán bộ y tế đã khắc phục những khó khăn vật chất, trình độ
chuyên môn, đảm bảo khám và điệu trị ban đầu cho nhân dân trong xã. Công
25

×