Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cứu lượng Carbon (C) tích lũy của rừng Vầu đắng (Indosasa angustata Mc. Clure) tại xã Lam Vỹ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.15 KB, 64 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––


ĐẶNG ANH ĐỨC



“NGHIÊN CỨU LƯỢNG CARBON TÍCH LŨY CỦA
RỪNG VẦU ĐẮNG (INDOSASA ANGUSTATA MC.
CLURE) TẠI XÃ LAM VỸ, HUYỆN ĐỊNH HÓA,
TỈNH THÁI NGUYÊN”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng
Khoa : Lâm nghiệp
Khóa học : 2009-2014


THÁI NGUYÊN - 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


ĐẶNG ANH ĐỨC




“NGHIÊN CỨU LƯỢNG CARBON TÍCH LŨY CỦA
RỪNG VẦU ĐẮNG (INDOSASA ANGUSTATA MC.
CLURE) TẠI XÃ LAM VỸ, HUYỆN ĐỊNH HÓA,
TỈNH THÁI NGUYÊN”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng
Khoa : Lâm nghiệp
Khóa học : 2009-2014
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Tiến
Bộ môn Điều tra quy hoạch rừng- Khoa Lâm Nghiệp
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên


THÁI NGUYÊN - 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn
toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm!

Thái Nguyên, ngày… tháng 5 năm 2014
XÁC NHẬN CỦA TẬP THỂ GVHD Người viết cam đoan




Đặng Anh Đức


XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
(Ký, họ và tên)

LỜI CẢM ƠN

Được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp - trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, của giáo viên hướng dẫn và xuất phát từ nguyện
vọng của bản thân tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu lượng Carbon
(C) tích lũy của rừng Vầu đắng (Indosasa angustata Mc. Clure) tại xã Lam
Vỹ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện thuận lợi của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên; Ban chủ nhiệm Khoa Lâm Nghiệp. Đặc biệt là sự chỉ bảo
hướng dẫn của thầy giáo TS. Nguyễn Thanh Tiến đã rất tận tình giúp đỡ tôi
hoàn thành đề tài trong thời gian nghiên cứu. Nhân dịp này, tôi xin gửi lời
cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo, các đồng chí cán bộ tại
UBND xã Lam Vỹ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên và các hộ gia đình tại
địa bàn nghiên cứu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình tôi thực hiện đề tài tại đia phương.
Mặc dù bản thân đã rất nỗ lực học tập, nghiên cứu, nhưng do trình độ
và thời gian còn hạn chế, nên đề tài nghiên cứu không thể tránh khỏi thiếu sót,
rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và các
bạn để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái nguyên, ngày tháng 5 năm 2014
Sinh viên



Đặng Anh Đức

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN

STT TỪ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH
1 LHQ
Liên hợp quốc
2 UBND
Ủy ban nhân dân
3 CDM
Cơ chế phát triển sạch
4 ÔTC
Ô tiêu chuẩn
5
ODB
Ô dạng bản
6
N/D
Phân bố đường kính
7
N/H
Phân bố chiều cao
8

SKT Sinh khối tươi
9
SKK Sinh khối khô


MỤC LỤC

Phần 1
: MỞ ĐẦU 1

1.1. Đặt vấn đề 1

1.2.Mục đích nghiên cứu 3

1.3. Mục tiêu nghiên cứu 3

1.4. Ý nghĩa của đề tài 3

1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3

1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 3

Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4

2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 4

2.1.1. Nghiên cứu trên thế giới 4

2.1.1.1. Nghiên cứu về sinh khối và năng suất rừng 4


2.1.1.2. Nghiên cứu về khả năng hấp thụ Carbon 5

2.1.2. Ở Việt Nam 6

2.1.2.1. Nghiên cứu về sinh khối và năng suất rừng 6

2.1.2.2. Nghiên cứu về khả năng hấp thụ Carbon 9

2.2.Đặc điểm 10

2.2.1.Đặc điểm hình thái 10

2.2.2. Đặc tính sinh thái 11

2.2.3.Giá trị sử dụng 12

2.2.4. Nhận xét chung 12

2.3. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu 13

2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 13

2.3.1.1. Vị trí địa lý 13

2.3.1.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn 13

2.3.1.3. Đặc điểm địa hình 13

2.3.1.4. Hiện trạng đất đai và tài nguyên rừng 14


2.3.2. Tình hình dân cư kinh tế 14

2.3.2.1. Dân tộc, dân số và lao động 14

2.3.2.2. Giao thông và cơ sở hạ tầng 14

2.3.2.3. Văn hóa – giáo dục 14


2.3.2.4. Thu nhập và đời sống 15

2.3.3. Nhận xét và đánh giá chung 15

2.3.3.1. Những yếu tố thuận lợi 15

2.3.3.2. Nhưng yếu tố khó khăn 16

Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 17

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 17

3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 17

3.3. Nội dung nghiên cứu 17

3.4. Phương pháp nghiên cứu 17

3.4.1. Quan điểm và cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu 17


3.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 18

3.4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 18

3.4.2.2. Phương pháp lập ô tiêu chuẩn 19

3.4.2.3. Phương pháp nội nghiệp 22

Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25

4.1. Một số quy luật két cấu lâm phần rừng vầu đắng tại xã Lam Vỹ,
huyên Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 25

4.1.1. Quy luật phân bố 25

4.1.1.1. Quy luật phân bố N/D 25

4.1.1.2.Quy luật phân bố N/H 26

4.1.2. Quy luật tương quan H-D 28

4.2. Đặc điểm sinh khối tươi của rừng vầu đắng tại xã Lam Vỹ, huyện
Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 28

4.2.1. Đặc điểm sinh khối tươi của lâm phần vầu đắng 28

4.2.2. Đặc điểm sinh khối tươi của cây bụi thảm tươi và thảm mục 32

4.2.2.1. Đặc điểm sinh khối tươi của cây bụi thảm tươi 32


4.2.2.2. Đặc điểm sinh khối tươi của vật rơi rụng 33

4.3. Đặc điểm sinh khối khô của rừng Vầu đắng tại xã Lam Vỹ, huyện
Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 35

4.4. Đặc điểm sinh khối khô cây bụi thảm tươi và thảm mục của lâm
phần Vầu đắng 38


4.4.1. Đặc điểm sinh khối khô của cây bụi thảm tươi 38

4.4.2. Đặc điểm sinh khối khô vật rơi rụng 39

4.5. Lượng carbon tích lũy của rừng Vầu đắng thuần loài tại xã Lam Vỹ,
huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 40

4.5.1. Cấu trúc carbon tích lũy trong cây bụi, thảm tươi 43

4.5.2. Cấu trúc carbon tích lũy trong vật rơi rụng 44

Phần 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 46

5.1. Kết luận 46

5.2. Kiến nghị 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

PHỤ LỤC 51






DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Bảng tổng hợp phân bố N/D 25

Bảng 4.2. Bảng tổng hợp phân bố N/H 26

Bảng 4.3. Bảng quy luật phân bố tương quan H/D 28

Bảng 4.4. Bảng đặc điểm sinh khối tươi lâm phần vầu đắng trên 3
cấp tuổi 29

Bảng 4.5. Đặc điểm sinh khối tươi cây bụi, thảm tươi lâm phần Vầu đắng 33

Bảng 4.6. Đặc điểm sinh khối tươi vật rơi rụng lâm phần vầu đắng 34

Bảng 4.7. Đặc điểm sinh khối khô lâm phần vầu đắng trên 3 cấp tuổi 36

Bảng 4.8. Đặc điểm sinh khối khô của cây bụi thảm tươi lâm phần
vầu đắng 38

Bảng 4.9. Đặc điểm sinh khối khô vật rơi rụng lâm phần vầu đắng 39

Bảng 4.10. Cấu trúc carbon tích lũy của rừng vầu 40

Bảng 4.11. Cấu trúc carbon tích lũy của cây bụi, thảm tươi 43


Bảng 4.12. Cấu trúc carbon tích lũy trong vật rơi rụng 44




DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Sơ đồ bố trí ÔTC, ô thứ cấp và các ô dạng bản 19

Hình 4.1. Phân bố N/D của ô tiêu chuẩn ở các cấp đường kính 26

Hình 4.2. Phân bố N/H của ô tiêu chuẩn ở các cấp chiều cao 27

Hình 4.3. Biểu đồ sinh khối tươi lâm phần vầu đắng theo 3 cấp tuổi 30

Hình 4.4. Tỉ lệ sinh khối tươi của các bộ phận lâm phần vầu đắng cấp
tuổi 1 31

Hình 4.5. Tỉ lệ sinh khối tươi của các bộ phận lâm phần vầu đắng cấp
tuổi 2 31

Hình 4.6. Tỉ lệ sinh khối tươi của các bộ phận lâm phần vầu đắng cấp
tuổi 3 32

Hình 4.7. Tỷ lệ phần trăm sinh khối tươi cây bụi thảm tươi ở lâm phần
vầu đắng 33

Hình 4.8. Đặc điểm sinh khối tươi vật rơi rụng lâm phần Vầu đắng 34

Hình 4.9. Biểu đồ sinh khối lâm phần vầu đắng theo cấp tuổi 1 37


Hình 4.10. Biểu đồ sinh khối lâm phần vầu đắng theo cấp tuổi 2 37

Hình 4.11. Biểu đồ sinh khối lâm phần vầu đắng theo cấp tuổi 3 38

Hình 4.12. Biểu đồ sinh khối khô của cây bụi thảm tươi lâm phần vầu đắng . 39

Hình 4.13. Biểu đồ cấu trúc sinh khối khô của vật rơi rụng 40

Hình 4.14. Biểu đồ lượng carbon tích lũy của lâm phần vầu đắng ở
ba cấp tuổi 41

Hình 4.15. Biểu đồ lượng carbon giữa các bộ phận lâm phần cây vầu
đắng cấp tuổi 1 42

Hình 4.16. Biểu đồ lượng carbon giữa các bộ phận lâm phần cây vầu
đắng cấp tuổi 2 42

Hình 4.17. Biểu đồ lượng carbon giữa các bộ phận lâm phần cây vầu
đắng cấp tuổi 3 43

Hình 4.18. Biểu đồ trữ lượng carbon tích lũy của cây bụi, thảm tươi 44

Hình 4.19. Biểu đồ trữ lượng carbon tích lũy của vật rơi rụng. 45





1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người từ xa xưa
cũng như trong hiện tại. Rừng có vai trò đều tiết nguồn nước tạo ra tiểu hoàn
cảnh khí hậu, bảo vệ và cải tạo tài nguyên đất đai được tốt hơn và quan trọng
hơn cả đó là rừng cung cấp khí O
2
hấp thu khí CO
2
giúp cho con người và
động vật có thể tồn tại được. Với vai trò to lớn đó vấn đề bảo vệ tài nguyên
rừng đang là vấn đề rất được chú trọng và quan tâm không chỉ trong nước mà
cả thế giới.
Ngày nay cùng với sự suy giảm tài nguyên rừng là vấn đề biến đổi khí
hậu, hiện tượng nóng lên của trái đất đang là vấn đề nghiêm trọng và là mối
quan tâm chung của toàn xã hội. Nồng độ khí CO
2
gia tăng trong bầu khí
quyển được coi là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên của trái đất.
Theo ước tính của các nhà khoa học , nếu toàn bộ sinh khối của rừng
mưa nhiệt đới bị đốt trong vòng 50 năm tới thì lượng CO
2
thải ra cùng với
lượng CO
2
không được hấp thu từ rừng mưa sẽ làm tăng lượng CO
2
trong khí
quyển gấp đôi hiện nay và nhiệt độ trái đất sẽ tăng len 2- 50 độ C . Làm cho

băng 2 cực tan chảy dẫn đến mực nước biển dâng lên 1 – 3 m làm ngập các
vùng thấp ven biển phía nam của Bangladesh, đồng bằng sông Mekong ở Việt
Nam và một phần lớn diện tích các bang Florida và Louisiana của Mỹ. Nhiểu
hòn đảo trên Thái Bình Dương sẽ biến mất trên bản đồ thế giới.
Ở Việt Nam, vấn đề thương mại hóa các giá trị dịch vụ môi trường
rừng bao gồm khả năng hấp thụ CO
2
của rừng còn rất mới mẻ nhưng cũng đã
có sự quan tâm nghiên cứu trong một vài năm gần đây. Chính phủ đã có Nghị
định 48/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 về nguyên tắc và phương pháp định giá
các loại rừng; Quyết định 380-TTg ngày 10/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ
về thí điểm cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng, tiếp đó năm 2010 chính
phủ đã ra Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 về chính sách chi trả
dịch vụ môi trường rừng. Chính phủ cũng đã có nhiều chủ trương, chính sách
nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu điển hình là quyết định 158/QĐ-TTg ngày
02/12/2008 của Thủ tướng chính phủ về chương trình mục tiêu quốc gia ứng


2
phó với biến đổi khí hậu, trong đó việc giảm lượng CO
2
(nguyên nhân chính
gây nên sự nóng lên của trái đất) rất được quan tâm. Như vậy, có thể nói hiện
nay ở nước ta hành lang pháp lý cho việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường
rừng bao gồm cả khả năng hấp thụ và lưu giữ CO
2
là đã có cơ sở nhưng việc
thực thi còn rất nhiều cản trở do chúng ta chưa có đủ cơ sở khoa học cũng như
thực tiễn cho việc xác định khả năng hấp thụ và lưu giữ CO
2

của từng loại
rừng. Ở nước ta hiện nay những nghiên cứu nhằm lượng hóa giá trị dịch vụ
môi trường của rừng bao gồm cả khả năng hấp thụ và lưu giữ C0
2
cũng như
giá trị thương mại mà rừng mang lại ở Việt Nam còn ít và tản mạn, chưa có
hệ thống, thiếu các dữ liệu cơ bản nên chưa đủ cơ sở khoa học và thực tiễn
cho việc định giá rừng nói chung, định lượng khả năng cố định carbon cho
các dạng rừng nói riêng. Do vậy, giá trị mang lại của rừng hiện nay vẫn chưa
được tính toán một cách đầy đủ. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc
thu hút cộng đồng tham gia phát triển nghề rừng một cách bền vững.
Vầu đắng là một loài lâm sản ngoài gỗ rất có giá trị hiện nay và được
phân bố rất phổ biến ở vùng Đông Bắc bộ. Giá trị kinh tế của vầu đắng không
chỉ thể hiện ở măng Vầu đắng thơm ngon được người tiêu dùng ưa chuộng,
thân cây khí sinh của Vầu đắng được dùng nhiều trong xây dựng, làm đồ thủ
công mỹ nghệ, mà Vầu đắng còn góp phần quan trọng trong việc cảo tạo
đất, điều hòa tiểu khí hậu, chống sói mòn, rửa trôi, hạn chế lũ lụt, Tuy
nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, giá trị của rừng Vầu đắng mới chỉ được thừa
nhận ở những giá trị kinh tế của nó mang lại, những giá trị về bảo vệ môi
trường, hấp thụ C0
2
của rừng Vầu đắng vẫn chưa được thừa nhận mặc dù về
mặt nhận thức chúng ta đều biết rừng nói chung trong đó có rừng vầu đắng
nói riêng đều góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu, có
khả năng hấp thụ và lưu giữ khí gây ra biến đổi khí hậu chủ yếu là C0
2
nhưng
lại không có đầy đủ cơ sở khoa học cũng như thực tiễn để lượng hóa chúng.
Xuất phát từ những yêu cầu đó, được sự nhất trí của trường Đại Học
Nông lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và giáo viên

hướng dẫn tôi thực hiện đề tài "Nghiên cứu lượng Carbon (C) tích lũy của
rừng Vầu đắng (Indosasa angustata Mc. Clure) tại xã Lam Vỹ, huyện Định
Hóa, tỉnh Thái Nguyên" .


3
1.2.Mục đích nghiên cứu
Xác định hàm lượng carbon tích lũy của rừng Vầu đắng (Indosasa
angustata Mc. Clure) thuần loài tại xã Lam Vỹ huyện Định Hóa, tỉnh Thái
Nguyên góp phần làm cơ sở đánh giá giá trị của rừng nhằm thực hiện chính
sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm ra được một số quy luật kết cấu lâm phần của rừng vầu đắng
thuần loài tại xã Lam Vỹ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
- Nghiên cứu được đặc điểm sinh khối và hàm lượng carbon tích lũy
của rừng vầu đắng tại xã Lam Vỹ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Qua quá trình nghiên cứu đề tài sẽ củng cố cho sinh viên những kiến
thức đã học ở trên lớp vào thực tiễn, nhằm giúp cho sinh viên được làm quen
dần với thực tế sản xuất. Sau khi hoàn thành đề tài sinh viên có thể học được
các phương pháp, kĩ năng trong lập kế hoạch, viết báo cáo, phân tích số
liệu Đây là những vấn đề cần thiết cho công việc sau này.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Nghiên cứu đề tài sẽ đánh giá được vai trò của rừng nói chung và rừng
vầu đắng nói riêng trong việc tích lũy lượng carbon nhằm nâng cao ý thức của
người dân trong bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường sinh thái.
Nghiên cứu đề tài giúp xác định lượng carbon tích lũy của rừng Vầu
đắng (Indosasa angustata Mc. Clure) làm cơ sở cho việc thu phí môi trường
và chi trả cho người bảo vệ và phát triển rừng góp phần tăng thu nhập cho

người dân sống gần rừng và dựa vào rừng. Qua đó nâng cao nhận thức của
người dân trong bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.








4
Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Nghiên cứu trên thế giới
2.1.1.1. Nghiên cứu về sinh khối và năng suất rừng
"Sinh khối là tổng trọng lượng của sinh vật sống trong sinh quyển hoặc
số lượng sinh vật sống trên một đơn vị diện tích, thể tích vùng”. Sinh khối là
một chỉ tiêu quan trọng thể hiện năng suất của rừng, sinh khối được dùng để
nghiên cứu một số chỉ tiêu khác như dinh dưỡng hoặc các chỉ tiêu về môi
trường rừng. Khi cơ chế phát triển sạch (CDM) xuất hiện, nghiên cứu sinh
khối giữ vai trò quan trọng hơn, được dùng để xác định lượng carbon hấp thụ
bởi thực vật rừng, góp phần định lượng giá trị môi trường do rừng mang lại.
Sự phát triển không ngừng của xã hội loài người, bước sang thế kỷ XIX
ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật của các ngành hóa phân tích, hóa thực
vật các nhà khoa học đã vận dụng nguyên lý tuần hoàn vật chất trong chu
trình tuần hoàn vật chất của tự nhiên để áp dụng nghiên cứu sinh khối rừng và
bước đầu đã thu được những thành tựu đáng kể. Năm 1964, Lieth đã thể hiện
năng suất trên toàn thế giới bằng bản đồ năng suất, đồng thời với sự ra đời của
chương trình sinh học quốc tế “International Biology Program” (1964) và

chương trình con người và sinh quyển “Man and Biosphere” (1971) đã tác
động mạnh mẽ tới việc nghiên cứu sinh khối. Những nghiên cứu trong giai
đoạn này tập trung vào các đối tượng đồng cỏ, savan, rừng rụng lá, rừng mưa
thường xanh.
Dajoz (1971) đã tính toán năng suất sơ cấp của một số hệ sinh thái và
thu được kết quả như sau: Mía ở châu Phi: 67 tấn/ha/năm; Rừng nhiệt đới thứ
sinh ở Yangambi: 20 tấn/ha/năm; Savana cỏ Mỹ (Penisetum purpureum) châu
Phi: 30 tấn/ha/năm; Đồng cỏ tự nhiên ở Fustuca (Đức): 10,5 - 15,5
tấn/ha/năm; Đồng cỏ tự nhiên Deschampia và Trifolium ở vùng ôn đới là 23,4
tấn/ha/năm; Còn sinh khối (Biomass) của Savana cỏ cao Andrôpgon (cỏ
Ghine): 5.000 - 10.000 kg/ha/năm; Rừng thứ sinh 40 - 50 tuổi ở Ghana:
362.369 kg/ha/năm. (Dương Hữu Thời, 1992) [10].


5
Những thập kỷ gần đây, thế giới đặc biệt quan tâm, lo lắng nhận thấy
nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển tăng lên nhanh chóng do các hoạt
động phát thải qua mức các khí nhà kính của con người dẫn đến gia tăng hiệu
ứng nhà kính, làm nhiệt độ trái đất tăng với tốc độ chưa từng có trong quá
khứ. Biến đổi khí hậu tác động nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, đe dọa
cuộc sống toàn nhân loại và mọi sự sống trên hành tinh chúng ta.
Biến đổi khí hậu với biểu hiện chủ yếu là hiện tượng ấm lên toàn cầu.
Sự ấm lên toàn cầu do hiệu ứng các khí nhà kính nhân tạo đã và đang tác
động mạnh mẽ đến khí hậu trái đất. Nhằm làm ổn định các khí nhà kính trong
khí quyển ở một mức mà có thể ngăn chặn và hạn chế tất cả những biến đổi
nguy hiểm của khí hậu cộng đồng quốc tế đã có nhiều nỗ lực để giảm nhẹ
biến đổi khí hậu. Công ước Liên hợp quốc về thay đổi khí hậu được thông qua
trong hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển ở
Riode Janeiro, Braxin, tháng 6 năm 1992, Công ước khung của LHQ về biến
đổi khí hậu ( UNFCCC) đã được 189 nước trên thế giới, trong đó có Việt

Nam ký kết tham gia. Mục tiêu chính của UNFCCC là ổn định khí nhà kính
trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con
người vào hệ thống khí hậu.
2.1.1.2. Nghiên cứu về khả năng hấp thụ Carbon
Trong bối cảnh toàn thế giới đang cùng bắt tay để ứng phó với các tác
động do biến đổi khí hậu gây ra, thì vai trò của rừng trong việc duy trì và cải
thiện các chức năng phòng hộ môi trường ngày càng được khẳng định, trong
đó vai trò hấp thụ khí C0
2
(tác nhân cơ bản gây ra hiệu ứng nhà kính và biến
đổi khí hậu toàn cầu) của rừng đang rất được các nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu, có thể tổng kết lại một số công trình nghiên cứu chủ yếu như sau:
Tại Philippines khả năng hấp thụ carbon của cây Lõi thọ và cho biết:
lượng carbon chiếm 44,73% so với tổng sinh khối của cây Lõi thọ, trong đó
hàm lượng carbon trong lá 44,89%, trong cành 44,47% và trong thân 43,53%.
Với mật độ 1000 cây/ha, rừng Lõi thọ ở độ tuổi 12 có thể cố định 200 tấn
carbon, tương đương 736 tấn CO
2
. (Leuvina, 2007) [16]
Đối với rừng trồng hỗn loài giữa Pinus massoniana và Schima superba
tại Trung Quốc khi nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon thấy rằng, tổng lượng


6
carbon hấp thụ biến động từ 146,35 - 215,30 tấn/ha, trong đó lượng carbon
của cây trồng và thảm thực vật dưới tán rừng chiếm 61,9% - 69,9%, lượng
carbon trong đất chiếm từ 28,5 - 35,5% và lượng carbon trong vật rơi rụng
chiếm từ 1,6 - 2,8% ( Fang Yunting và cs, 2003) [15]
2.1.2. Ở Việt Nam
2.1.2.1. Nghiên cứu về sinh khối và năng suất rừng

Việt Nam là nước đang phát triển không nằm trong những nước nằm
trong diện phải cắt giảm khí phát thải nhà kính, mà Việt Nam là một trong
những nước gánh chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Nhiều dự án trong đó có thể kể đến dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển
sạch là một dự án lớn đã và đang góp phần trong việc giảm thiểu khí phát thải
hiệu ứng nhà kính, giảm thiểu biến đổi khí hậu. Tiêu biểu một số dự án như:
- Dự án “Tái trồng rừng Cao Phong” bao gồm việc trồng khoảng 365 ha
rừng trên đất trảng cỏ và đất có cây bụi hiện đang bị suy thoái tại các xã Xuân
Phong và Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Tổng lượng phát thải
khí nhà kính dự kiến giảm được trong 16 năm (2008-2023) là 42.645 tấn CO
2

tương đương (theo Bộ TNMT).
- Các dự án về Lâm nghiệp còn rất ít, mới chỉ có một dự án “Trồng rừng
môi trường trên đất mới ở A Lưới - tỉnh Thừa Thiên - Huế” với lượng CO
2
cắt
giảm được là 27.528 tấn/năm do Uỷ ban nhân dân huyện A Lưới, Hội nông
dân A Lưới, Lâm trường A Lưới và tổ chức phát triển Hà Lan thực hiện bên
khác thực hiện.
Từ những thành công bước đầu trong việc thực hiện nghiên cứu sinh
khối rừng, từ khi Cơ chế phát triển sạch được thông qua đã có khá nhiều các
công trình nghiên cứu khả năng hấp thụ CO
2
của rừng được thực hiện, có thể kể
tới một số nghiên cứu sau:
Nghiên cứu tuỳ thuộc vào năng suất lâm phần ở các tuổi nhất định mà
khả năng hấp thụ CO
2
của các lâm phần có sự khác nhau. Để tích luỹ khoảng

100 tấn CO
2
/ha, Thông nhựa phải đến tuổi 16 - 17, Thông mã vĩ và Thông 3
lá ở tuổi 10, Keo lai 4 - 5 tuổi, Keo tai tượng 5 - 6 tuổi và Bạch đàn uro ở tuổi
4 - 5. Tác giả đã lập phương trình tương quan hồi quy tuyến tính giữa lượng
CO
2
hấp thụ hàng năm với năng suất gỗ và năng suất sinh học, từ đó tính ra


7
được khả năng hấp thụ CO
2
thực tế ở nước ta đối với 5 loài cây trên. Cũng
theo Ngô Đình Quế (2005), với tổng diện tích 123,95 ha khi trồng Keo lai 3
tuổi, Quế 17 tuổi, Thông 3 lá 15 tuổi, Keo lá tràm 12 tuổi thì sau khi trừ đi
tổng lượng C của đường cơ sở, lượng C thực tế thu được qua việc trồng rừng
CDM là 7.553,6 tấn C hoặc 27.721,9 tấn CO
2
.Theo Ngô Đình Quế và cs
(2005) [6].
Khi nghiên cứu khả năng hấp thụ CO
2
rừng trồng Keo tai tượng
(Acacia mangium) tại Tuyên Quang đã cho thấy lượng carbon hấp thụ trung
bình ở cấp đất I đạt 152,96 tấn/ha; cấp đất II đạt 127,91 tấn/ha; cấp đất III đạt
126,32 tấn/ha và cấp đất IV đạt 114,33 tấn/ha, trong đó tầng cây cao chiếm
49%; đất chiếm 34%; vật rơi rụng chiếm 4% và cây bụi thảm tươi chiếm 13%
tổng lượng carbon trong lâm phần (Nguyễn Duy Kiên, 2007) [14].
Kết quả thực hiện đề tài ”Nghiên cứu sinh khối và khả năng cố định

carbon của rừng Mỡ (Manglietia conifera Dandy) trồng tại Tuyên Quang và
Phú Thọ” cho thấy, cấu trúc sinh khối cây cá thể Mỡ gồm 4 phần thân, cành,
lá và rễ, trong đó sinh khối tươi lần lượt là 60%, 8%, 7% và 24%; tổng sinh
khối tươi của một ha rừng trồng Mỡ dao động trong khoảng từ 53,4 - 309
tấn/ha, trong đó: 86% là sinh khối tầng cây gỗ, 6% là sinh khối cây bụi thảm
tươi và 8% là sinh khối của vật rơi rụng (Lý Thu Quỳnh, 2007) [8].
Nhằm góp phần phục vụ việc xây dựng kịch bản đường cơ sở cho các
dự án trồng rừng CDM, sinh khối thảm tươi cây bụi tại Hòa Bình và Thanh
Hóa đã được nghiên cứu, theo đó các trạng thái đất rừng lau lách có thể tích
lũy 20 tấn carbon/ha; cây bụi cao từ 2 - 3 m có thể tích lũy 14 tấn/ha; tế, guột
và cây bụi nhỏ hơn 2 m có thể tích lũy khoảng 10 tấn/ha; cỏ lá tre có thể tích
lũy 6,6 tấn/ha; cỏ tranh tích lũy 4,9 tấn/ha và cỏ lông lợn có thể tích lũy 3,9
tấn/ha (Vũ Tấn Phương, 2006) [4].
Các bể chứa carbon chính trong các hệ sinh thái rừng nhiệt đới là các
sinh khối sống của cây cối và thực vật dưới tán và khối lượng vật liệu chết
của vật rơi rụng, mảnh vụn gỗ và các chất hữu cơ trong đất. Carbon được lưu
trữ trong sinh khối sống trên mặt đất của cây thường là các bể chứa lớn nhất
và ảnh hưởng trực tiếp nhất bởi nạn phá rừng và suy thoái. Như vậy, ước tính
carbon trong sinh khối trên mặt đất của rừng là bước quan trọng nhất trong


8
việc xác định số lượng, dòng carbon từ rừng nhiệt đới. Phương thức đo lường
đối với các bể chứa carbon khác nhau đã được mô tả ở các tài liệu của Post và
cộng sự (1999), Brown và Masera (2003), Pearson và cs (2005), IPCC (2006)
(theo Đỗ Hoàng Chung, 2012) [1].
Bên cạnh việc nghiên cứu khả năng hấp thụ CO
2
của một số trạng thái
rừng của Việt Nam thì vấn đề giá trị thương mại mang lại từ khả năng hấp thụ

CO
2
của rừng cũng được rất nhiều các tác giả quan tâm nghiên cứu.
Nếu tăng trưởng rừng đạt 15 m
3
/ha/năm và giá thương mại của khí CO
2

biến động từ 3-5 USD/tấn CO
2
, thì một ha rừng như vậy có thể đem lại 45 -
75 USD (tương đương 675.000 - 1.120.000 đồng) (Hoàng Xuân Tý,
2004)[13].
Trong đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu khả năng hấp thụ và giá trị
thương mại carbon của một số dạng rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam” đã tiến
hành nghiên cứu năng suất sinh khối của một số loài cây trồng rừng như: Mỡ,
Thông đuôi ngựa, Thông nhựa, Keo lai, Keo lá tràm,… Kết quả đã đánh giá
được cấu trúc sinh khối cây cá thể và cấu trúc sinh khối lâm phần rừng trồng,
tìm hiểu rõ được mối quan hệ giữa sinh khối cây cá thể và lâm phần với các
nhân tố điều tra,… Góp phần quan trọng trong nghiên cứu sinh khối rừng
trồng và nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon của một số loài cây trồng rừng
sản xuất chủ yếu ở nước ta hiện nay (Võ Đại Hải và cs, 2009) [2].
Đề tài :“Nghiên cứu khả năng cố định carbon của rừng trồng Thông
mã vĩ (Pinus massoniana Lambert) và Thông nhựa (Pinus merkusii Jungh et.
de Vriese) làm cơ sở xác định giá trị môi trường rừng theo cơ chế phát triển
sạch ở Việt Nam” đã xác định được khả năng hấp thụ carbon ở cấp tuổi 6 của
lâm phần Thông mã vĩ khoảng từ 115,21 - 178,68 tấn/ha, của lâm phần Thông
nhựa khoảng 117,05 - 135,54 tấn/ha tùy thuộc vào cấp đất, đồng thời tác giả
cũng đã xây dựng được bảng tra khả năng hấp thụ carbon của cây cá thể cũng
như lâm phần Thông mã vĩ và Thông nhựa chung và riêng cho từng cấp đất,

xác định được giá trị thương mại carbon của rừng trồng Thông nhựa và Thông
mã vĩ theo từng cấp đất (Đặng Thịnh Triều, 2010) [12].
Đề tài “Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO
2
và cải tạo đất của rừng
trồng Keo lai ở một số tỉnh miền núi phía Bắc” đã xác định được cấu trúc


9
lượng carbon hấp thụ trong cây cá thể và lâm phần Keo lai tính trung bình
cho các tuổi và cấp đất như sau:
+ Cấu trúc lượng carbon hấp thụ trong cây cá thể Keo lai: Thân
54,31%, rễ 16,4%, cành 15,16%, lá 8,58%, vỏ 5,54%.
+ Cấu trúc lượng carbon hấp thụ trong lâm phần Keo lai: Đất rừng
chiếm 67,74%, tầng cây gỗ 27,58%, tầng cây bụi thảm tươi chiếm 1,48% và
vật rơi rụng chiếm 3,2% (Nguyễn Viết Khoa, 2010) [15].
2.1.2.2. Nghiên cứu về khả năng hấp thụ Carbon
Mặc dù các nghiên cứu trong nước chưa thực sự đang dạng, chưa đánh
giá được một cách đầy đủ và toàn diện về khả năng hấp thu carbon của rừng
tự nhiên và rừng trồng nhưng những nghiên cứu ban đầu về lĩnh vực này có ý
nghĩa rất quan trọng, làm nền tảng thiết lập thị trường giao dịch carbon trong
nước. Một số kết quả nghiên cứu đã được ghi nhận như:
Nhằm góp phần phục vụ việc xây dựng kịch bản đường cơ sở cho các
dự án trồng rừng CDM, sinh khối thảm tươi cây bụi tại Hòa Bình và Thanh
Hóa đã được nghiên cứu, theo đó các trạng thái đất rừng lau lách có thể tích
lũy 20 tấn carbon/ha; cây bụi cao từ 2 - 3 m có thể tích lũy 14 tấn/ha; tế, guột
và cây bụi nhỏ hơn 2 m có thể tích lũy khoảng 10 tấn/ha; cỏ lá tre có thể tích
lũy 6,6 tấn/ha; cỏ tranh tích lũy 4,9 tấn/ha và cỏ lông lợn có thể tích lũy 3,9
tấn/ha (Vũ Tấn Phương, 2006) [4].
Khi nghiên cứu khả năng hấp thụ CO

2
rừng trồng Keo tai tượng
(Acacia mangium) tại Tuyên Quang đã cho thấy lượng carbon hấp thụ trung
bình ở cấp đất I đạt 152,96 tấn/ha; cấp đất II đạt 127,91 tấn/ha; cấp đất III đạt
126,32 tấn/ha và cấp đất IV đạt 114,33 tấn/ha, trong đó tầng cây cao chiếm
49%; đất chiếm 34%; vật rơi rụng chiếm 4% và cây bụi thảm tươi chiếm 13%
tổng lượng carbon trong lâm phần (Nguyễn Duy Kiên, 2007) [14]
Tại Yên Bái khi nghiên cứu khả năng tích lũy carbon rừng Bạch đàn
Urophylla tuổi 4, 5, 6 cho thấy:
+ Ở tuổi 4: Tổng trữ lượng carbon là 32,81 tấn C/ha, trong đó phần trên
mặt đất là 25,51 tấn C/ha chiếm 77,77%; trữ lượng carbon dưới mặt đất là
5,48 tấn C/ha chiếm 16,69% và trữ lượng carbon trong thảm mục là 1,82 tấn
C/ha chiếm 5,54% tổng trữ lượng carbon.


10
+ Ở tuổi 5: Tổng trữ lượng carbon là 36,38 tấn C/ha, trong đó phần trên
mặt đất là 25,32 tấn C/ha chiếm 69,60%; trữ lượng carbon dưới mặt đất là
9,32 tấn C/ha chiếm 25,36% và trữ lượng carbon trong thảm mục là 1,83 tấn
C/ha chiếm 5,04% tổng trữ lượng carbon.
+ Ở tuổi 6: Tổng trữ lượng carbon là 47,37 tấn C/ha, trong đó phần trên
mặt đất là 37,17 tấn C/ha chiếm 78,47%; trữ lượng carbon dưới mặt đất là
8,40 tấn C/ha chiếm 17,74% và trữ lượng carbon trong thảm mục là 1,79 tấn
C/ha chiếm 3,79% tổng trữ lượng carbon ( Nguyễn Văn Tấn, 2006) [3].
Khi nghiên cứu khả năng hấp thụ CO
2
của trạng thái rừng thứ sinh
phục hồi tự nhiên sau khai thác kiệt tác giả Nguyễn Thanh Tiến đã xác định
được tổng lượng CO
2

hấp thụ của rừng IIb tại Thái Nguyên dao động từ
383,68 - 505,87 tấn CO
2
/ha, trung bình 460,69 tấn CO
2
/ha (trong đó lượng
CO
2
hấp thụ tập trung chủ yếu ở tầng đất dưới tán rừng là 322,83 tấn/ha, tầng
cây cao 106,91 tấn/ha, tầng cây dưới tán 15,6 tấn/ha và vật rơi rụng là 15,34
tấn/ha).( Nguyễn Thanh Tiến, 2012) [11].
Nghiên cứu về khả năng hấp thụ carbon của rừng Mỡ tại Tuyên Quang
và Phú Thọ, tác giả Lý Thu Huỳnh cho thấy tổng lượng carbon tích luỹ dao
động từ 40.933 - 145.041 kg/ha; trong đó chủ yếu tập trung vào carbon trong
đất trung bình là 59%, tầng cây gỗ 30%, vật rơi rụng 4% và cây bụi thảm tươi
là 2% ( Lý Thu Huỳnh, 2007) [8].
2.2.Đặc điểm
2.2.1.Đặc điểm hình thái
Vầu đắng là loài Tre mọc tản, thân ngầm lan rộng trong đất, đường kính
1 - 3 cm. Thân khí sinh cao 17 - 20m, đường kính 10 - 12cm; cây to nhất có
thể tới 20 cm; thân non màu lục nhạt, phủ lông mềm, thưa, màu trắng, sau
rụng đi; thân già màu lục xám. Chiều dài lóng giữa thân 30 - 50cm, dài nhất
đến 80cm,; vòng thân hơi nổi lên, nhất là những lóng giữa thân trở lên; vòng
mo không có lông.
Cây phân cành muộn, phần không có cành thường tròn đều, vòng đốt
không nổi rõ. Phần thân tre có cành, thường có vết lõm dọc lóng, đốt phình to,
gờ nổi cao. Cành thường 3, đôi khi 2 hay 1. Bẹ mo sớm rụng, hình thang dài
và hẹp, lúc non màu lục hồng sau khi khô màu nâu nhạt, lưng có nhiều sọc



11
dọc, giữa các sọc có lông cứng màu nâu, mép có lông mi rõ; tai mo không
phát triển, thay vào đó là 4 - 6 lông mi dài 7 - 15cm, đứng thẳng; lưỡi mo nhỏ,
cao 2 - 5 mm, đầu có lông mảnh; phiến mo hình lưỡi mác, màu đỏ tím nhạt, ở
giữa màu lục, dài 7 - 15cm, lật ra ngòai, đáy phiến mo hẹp so với đỉnh bẹ mo.
Lá 3 - 6 trên cành nhỏ; hình mác dạng dải, dài 11 - 28cm, rộng 1 - 5 cm, gân
cấp hai 3 - 7 đôi; bẹ lá không lông, mép đôi khi có lông mảnh, tai lá thường
không phát triển. Cụm hoa mọc trên cành không lá, mỗi đốt mang 1 hoặc
nhiều bông nhỏ. Mỗi bông nhỏ mang 8 - 12 hoa. Hoa có 3 mày cực nhỏ trong
suốt, 6 nhị, đầu nhụy xẻ 3 hình lông chim. Quả dĩnh, hình trứng trái xoan,
mầu nâu.[3].
2.2.2. Đặc tính sinh thái
Vầu đắng có độ chiụ bóng lớn, độ tán che trung bình của rừng vầu ổn
định tới 0,8-0,9, nơi rừng thưa nhiều ánh sáng, sinh trưởng của Vầu đắng hạn
chế. Tác giả cũng đã đưa ra một số thông tin khác như vùng có Vầu đắng,
phân bố nhiệt độ bình quân từ 22-23,5°C, lượng mưa 1600-1700mm/năm trở
lên, độ ẩm không khí trung bình 85-95%, độ cao phân bố 50m-120m so với
mặt nước biển, vầu mọc trên các loại đất có đá mẹ là phiến thạch, phiến philit,
phiến mica, thành phần cơ giới trung bình nhưng đất ẩm.
Vầu đắng có thể mọc hỗn giao hoặc thuần loài, những loài cây gỗ lớn
thường mọc hỗn giao với Vầu đắng thường thuộc họ Đậu (Fabaceae), họ Re
(Laureceae), Thầu Dầu (Euphorbiaceae).
Cây sinh trưởng chủ yếu bằng hệ thống thân ngầm dưới mặt đất 20 - 30
cm. Đôi khi gặp thân ngầm trồi lên mặt đất. Mùa sinh trưởng từ tháng 12 đến
tháng 5 năm sau, mầm măng phát triển dưới mặt đất từ tháng 12 đến tháng 1
năm sau; nhú khỏi mặt đất từ tháng 2 đến tháng 5 (đầu mùa mưa). Thường chỉ
50% sống và phát triển thành cây trưởng thành. Số còn lại bị chết khi còn ở
độ cao dưới 1m. Vì vậy, có thể khai thác 50% số măng nhú khỏi mặt đất trong
rừng Vầu mà không ảnh hưởng tới rừng.
Về phân bố tự nhiên: Cây mọc tự nhiên, tập trung nhất ở các tỉnh ở các

tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Phú Thọ, Thái
nguyên. Các tỉnh khác như Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Sơn La, Hòa
Bình, Thanh Hóa cũng gặp vầu đắng mọc rải rác.


12
2.2.3.Giá trị sử dụng
Thân khí sinh của Vầu đắng thường được sử dụng trong xây dựng, bên
cạnh đó còn được sử dụng để làm nguyên liệu giấy, sản xuất đũa, tăm suất
khẩu,…
Măng Vầu đắng được sử dụng làm thực phẩm. Thu hoạch khi măng
mới nhú lên khỏi mặt đất là có chất lượng tốt nhất. Thành phần của măng Vầu
đắng như sau: hàm lượng nước 91,1%; protein 2,23%; đường tổng 0,83%;
cenllulose 1%; lipid 0,11%.
2.2.4. Nhận xét chung
Điểm qua các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về các
vấn đề có liên quan có thể rút ra một số nhận xét sau đây:
Hiện nay các nước trên thế giới đang đặt mối quan tâm rất lớn tới CDM
và REDD. Đây là cơ hội cho những người dân sống bằng nghề rừng có thể
tiếp cận được nguồn đầu tư tài chính, cũng như cơ hội để phát triển nguồn
nhân lực thông qua việc chuyển giao công nghệ, giúp người dân xây dựng
môi trường sống an toàn, bền vững, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt ở
những nước đang phát triển. Các công trình nghiên khả năng hấp thụ carbon
của thực vật được thế giới quan tâm nghiên cứu từ rất sớm và đã đạt được
nhiều thành công nổi bật như: Xác định được khả năng hấp thụ CO
2
cho nhiều
loại rừng khác nhau, xây dựng được cơ sở khoa học cũng như thực tiễn trong
việc nghiên cứu hấp thụ CO
2

của rừng, xây dựng được nhiều phương pháp
tiên tiến trong nghiên cứu khả năng hấp thụ CO
2
.
Đối với Việt Nam, vấn đề nghiên cứu khả năng hấp thụ CO
2
của rừng
được nghiên cứu khá muộn so với thế giới, tuy nhiên đây là lĩnh vực đã được
sự quan tâm rất lớn của toàn xã hội và bước đầu cũng đã đạt được những kết
quả đáng khích lệ, đặc biệt là đối với một số loài cây trồng rừng phổ biến ở
nước ta như: Thông nhựa, Thông đuôi ngựa, Mỡ, Keo các loại, Bạch đàn,…
Góp phần quan trọng trong việc định lượng giá trị môi trường rừng ở nước ta.
Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu khả năng hấp thụ CO
2
ở nước ta
mới chỉ tập trung chủ yếu vào nghiên cứu cho đối tượng là rừng trồng, đối
tượng rừng tự nhiên đặc biệt là rừng vầu đắng vẫn chưa được quan tâm
nghiên cứu đúng mức. Hiện nay, đối tượng rừng vầu đắng chiếm một tỷ trọng


13
khá lớn so với tổng diện tích rừng tự nhiên ỏ các tỉnh vùng núi phía bắc của
nước ta, do vậy, việc nghiên cứu khả năng hấp thụ CO
2
cho đối tượng rừng
này là rất cần thiết trong tiến trình lượng hóa các giá trị môi trường rừng, chi
trả dịch vụ môi trường rừng và hướng tới thị trường thương mại carbon trên
thế giới. Thông qua các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài
nước, đã tham khảo, kế thừa có chọn lọc các phương pháp của các tác giả
như: Võ Đại Hải, Bảo Huy, Vũ Tấn Phương, Ngô Đình Quế…Trong nghiên

cứu để nghiên cứu cụ thể cho đối tượng rừng vầu đắng tại huyện Định Hóa
tỉnh Thái Nguyên một cách phù hợp và khoa học nhất.
Với những lý do đó đề tài luận án đặt ra là cần thiết vì: Rừng vầu đắng
tại xã Lam Vỹ huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên chưa có công trình nào
nghiên cứu về khả năng hấp thụ CO
2
của rừng. Đồng thời cung cấp cơ sở dữ
liệu nhằm đáp ứng thực tiễn trong công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng.
2.3. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.3.1.1. Vị trí địa lý
Xã nằm tại phía bắc của huyện Định Hóa , cách trung tâm huyện 12km.
Giáp với xã Linh Thông ở phía tây bắc, xã Quy Kỳ ở phía tây , xã Kim
Phượng ở phía tây nam , xã Tân Thịnh ở phía đông và đông nam, giáp với hai
xã Mai Lạp và Thanh Mai thuộc huyện chợ mới tỉnh Bắc Kạn ở phía bắc. diện
tích tự nhiên 4398,95ha.
2.3.1.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn
Một khe suối bắt nguồn từ xã Linh Thông chảy qua Lam Vỹ rồi hợp
lưu tại xã Tân Thịnh . Với một khe suối khác bắt nguồn từ Lam Vỹ nhưng
chảy sang xã Tân Thịnh dòng suối sau đó tiếp tục đổ vào Sông Chợ Chu, một
phụ lưu của sông cầu.
2.3.1.3. Đặc điểm địa hình
Lam Vỹ là một xã thuộc vùng ATK định hóa , là nơi cơ quan Cục Quân
Khí của Bộ Quốc Phòng Việt Nam ra đời. Vì thế địa hình của Lam Vỹ hầu
như gần hết là núi đồi. Một số thôn xóm có ruộng và đất màu để canh tác. Có
một số ao hồ nhưng là nhỏ và lẻ.


14
2.3.1.4. Hiện trạng đất đai và tài nguyên rừng

Công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã được ổn định, mọi biến động
đều được thống kê chi tiết đúng hiện trạng, năm 2013 UBND xã đã phối hợp
với đơn vị tư vấn triển khai công tác cấp đổi Giấy Chứng Nhận Quyền Sử
Dụng Đất và cấp đổi Giấy Chứng Nhận đất Lâm Nghiệp. Hiện trạng rừng còn
nhiều nhưng những rừng già hầu như là không còn. Kế hoạch trồng rừng năm
2013 là 10 ha. Thực hiện 105,20 ha vượt so với kế hoạch là 95,2 ha ( trong đó
trồng rừng sản xuất 26,10 ha rừng phòng hộ 79, 10 ha). Thực hiện tốt công tác
chăm sóc và bảo vệ rừng trên địa bàn xã.
2.3.2. Tình hình dân cư kinh tế
2.3.2.1. Dân tộc, dân số và lao động
Lam Vỹ gồm 20 Thôn, 23 chi bộ, có 8 dân tộc anh em cùng sinh sống,
xã có 1071 hộ, 4217 khẩu, diện tích tự nhiên 4.398,95ha.
2.3.2.2. Giao thông và cơ sở hạ tầng
Đường giao thông nông thôn được các thôn tu sửa thường xuyên, đảm
bảo giao thông thông suốt. Tiếp tục tìm nguồn đầu tư để thực hiện các dự án
xây dựng cơ sở hạ tầng cho phù hợp, để tạo điều kiện thông thoáng đón nhận
các dự án đầu tư của nhà nước. Thực hiên tốt công tác giải phóng mặt bằng
khi có công trình làm đường mà các thôn đã đăng ký. Ngoài ra, công trình cấp
nước sinh hoạt nông thôn Nà Tấc - Lam Vỹ là công trình nước sạch nông thôn
lớn nhất của huyện Định Hóa với kinh phí 7 tỉ đồng, công trình đảm bảo cung
cấp nước sạch cho hơn 4000 người dân thuộc 11 xóm bản trong xã vùng sâu
Lam Vỹ và cán bộ, giáo viên của 9 cơ quan, trường học trong xã với công suất
gần 250 m3/ngày đêm. Chương trình 135 đã giúp Lam Vỹ có cơ sở hạ tầng hoàn
thiện, các hạng mục công trình như điện, đường, trường, trạm, chợ Cải tạo và
nâng cấp trường Trung Học Cơ Sở, Xây dựng tường rào Ủy Ban.
2.3.2.3. Văn hóa – giáo dục
Ủy ban nhân xã thường xuyên quan tâm, chỉ đạo, cơ sở vật chất của các
trường đã cải thiện nâng lên, công tác dạy và học có nhiều cố gắng và chỉ đạo
các trường thực hiện tốt công tác khai giảng năm học 2013 - 2014.
- Trường Trung học cơ sở năm học 2013 - 2014.

Tổng số giáo viên 32; Tổng số lớp 08;Tổng số học sinh 188 em


15
- Trương Tiểu học năm học 2013 - 2014.
Tổng số giáo viên 39; Tổng số lớp 19 Tổng số học sinh 231 em
- Trường Mầm non năm học 2013 - 2014.
Tổng số giáo viên 23 Tổng số lớp 07 Tổng số học sinh 207 em.
2.3.2.4. Thu nhập và đời sống
Tính hết ngày 30 tháng 12 năm 2013 tổng số hộ trong toàn xã là 1071
hộ 4127 khẩu trong đó có 483 hộ khá, 134 hộ trung bình , 254 hộ nghèo, 200
hộ cận nghèo , xe máy 1049 , máy xay sát 86 , ti vi 1002 , máy cày bừa 272 ,
xưởng mộc 12. Đời sống nhân dân ngày được cải thiện, được hiện đại hóa
hơn. So với những năm khi chưa có chợ thì người dân chỉ cần tự cung tự cấp.
Nhưng khi có chợ người dân đã biết buôn bán , nuôi trồng hiều hơn để tăng
thu nhập cho gia đình. (Báo Cáo UBND xã Lam Vỹ, 2013) [16].
2.3.3. Nhận xét và đánh giá chung
2.3.3.1. Những yếu tố thuận lợi
Lam vỹ là xã có diện tích 4398,95 ha đất đai rộng, có khả năng đầu tư
để phát triển các trang trại vừa và nhỏ, phát triển các ngành nghề. Đặc biệt là
phát triển trồng rừng rất phù hợp với điều kiện đất đai của xã, vừa phủ xanh
đất đồi trọc, môi trường trong sạch, tạo công ăn việc làm và mang lại lợi ích
kinh tế rất cao.Xã có nguồn lao động dồi dào, có đội ngũ cán bộ trẻ, có nhiều
kinh nghiệm trong quản lý và điều hành, được đào tạo cơ bản, có trình độ, đáp
ứng được yêu cầu hiện tại cũng như tương lai. Các công trình xây dựng hạ
tầng kỹ thuật như giao thông, thủy lợi, thông tin liên lạc, điện, nước, trường
học, thương nghiệp, dịch vụ, văn hóa thể thao còn thiếu nhiều, chưa đáp ứng
được nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
Trong những năm qua, xã Lam Vỹ đã có những chuyển biến tích cực
trong việc phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân cả về vật

chất lẫn tinh thần, do có sự đầu tư, cải tiến phương tiện sản xuất và áp dụng
những tiến bộ khoa học kỹ thuật, làm cho năng suất lao động ngày càng nâng
cao, cuộc sống của nhân dân đang dần từng bước đi vào ổn định. Do sự phát
triển chung của xã hội đòi hỏi phải có sự xếp sắp lại lao động, phân bố một
cách hợp lý để tạo ra một bước phát triển toàn diện.

×