Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

đánh giá hiệu quả các mô hình nông nghiệp tại xã phú vinh huyện a lưới tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.58 KB, 91 trang )

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề.
Trong xu thế hội nhập của đất nước để tiến lên xây dựng một xã hội giàu mạnh, thì
việc phát triển kinh tế vùng nông thôn, đặc biệt là vùng nông thôn miền núi được quan
tâm hàng đầu. Chú trọng phát triển nông nghiệp, coi đó là một thế mạnh của vùng nông
thôn và thế vững chắc cho phát triển công nghiêp, dịch vụ nông thôn.
Phú Vinh là một xã thuộc huyện A Lưới, một huyện dân tộc miền núi. Đời sống
của người dân còn gặp rất nhiều khó khăn. Các dịch vụ xã hội chưa tiếp cận được
nhiều với họ. Trình độ dân trí nói chung còn thấp gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc
chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong khi đó nông nghiệp
muốn phát triển thì cần phải áp dụng những thành quả của khoa học kỹ thuật phù hợp
với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương.
Từ những đặc điểm trên của nguời dân xã Phú Vinh và đòi hỏi thực tiễn của kỹ
thuật nông nghiệp, việc xây dựng các mô hình nông nghiệp là hết sức cần thiết.
Thực tế đã khẳng định muốn làm giàu trong sản xuất nông nghiệp thì không thể sản
xuất theo lối quảng canh, tự cấp tự túc mà phải áp dụng những kỹ thuật tiến bộ, thâm
canh tăng năng suất và tiến đến sản xuất hàng hóa. Đáp ứng nhu cầu về chuyển đổi cơ
cấu cây trồng thích hợp với điều kiện sinh thái để đem lại hiệu quả kinh tế, hoặc phải
luồn lách theo thời vụ nhằm né tránh thời tiết khắc nghiệt, nhằm tạo cho người dân ý
thức về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên
thiên nhiên.
Để tạo ra những hình mẫu về sản xuất, tổ chức các chuyến tham quan học tập các
lớp tập huấn hay hội nghị đầu bờ nhằm chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật tiến bộ vào
sản xuất theo cách “Nông dân tự chuyển giao cho nông dân”. Đồng thời thử nghiệm
những kỹ thuật mới hoặc thuyết phục người dân trước khi phổ biến ra diện rộng. Góp
phần khẳng định tính khả thi của một phương án sản xuất. Để giai đoạn tiếp theo chỉ
cần tiếp tục bổ sung chứ không phải mày mò thử nghiệm mà có thể yên tâm phát triển
trên diện rộng khi có vốn đầu tư và có thị truờng tiêu thụ sản phẩm .
1
Nghiên cứu về phương pháp chuyển giao kỹ thuật tiến bộ tại 13 tỉnh miền núi phía
bắc cho thấy: Xây dựng mô hình trình diễn là phương pháp chủ đạo để chuyển giao các


kỹ thuật tiến bộ cho người dân. (93,3% cơ quan và dự án áp dụng.). Và đây là phương
pháp rất thành công, nhất là với vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. [18]
Thực tế cho thấy rằng đặc điểm, điều kiện của mỗi hộ trong mỗi địa phương khác
nhau. Do đó hiệu quả của việc thực hiện các mô hình cũng khác nhau. Hộ khá sẽ có
cách tiếp cận, sẽ đạt được hiệu quả khác so với hộ nghèo. Hơn nữa các dự án khác
nhau cũng sẽ có hiệu quả khác nhau khi xây dựng mô hình đối với các nhóm hộ.
Do vậy việc đánh giá hiệu quả của các mô hình nông nghiệp để đưa ra một kết luận
giúp cho việc xây dựng mô hình đạt hiệu quả cao nhất ở các nhóm hộ là rất cần thiết.
Được sự đồng ý của nhà trường, khoa khuyến nông & phát triển nông thôn tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: ”Đánh giá hiệu quả các mô hình nông nghiệp tại xã Phú Vinh
huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế.”.
2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả các mô hình nông lâm ngư nghiệp thực hiện tại xã Phú Vinh về
kinh tế, xã hội, khuyến nông. Trên cơ sở đó đề xuất các kiến nghị để nâng cao hiệu quả
của các mô hình đối với các nhóm hộ khác nhau. (nhóm hộ nghèo và nhóm hộ trung
bình.).
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tiến trình hoạt động, xây dựng mô hình
- Đánh giá ảnh hưởng của mô hình đến thu nhập các nhóm hộ tham gia mô hình.
- Đánh giá hiệu quả của các dự án khác nhau đến thu nhập của các nhóm hộ tham
gia mô hình.
- Đề xuất các kiến nghị để hoạt động mô hình có hiệu quả hơn
PHẦN II. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của việc xây dựng và đánh giá mô hình
2.1.1. Khái niệm về hiệu quả, hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả
Hiệu quả là một thuật ngữ dùng để chỉ các mối quan hệ giữa kết quả thực hiện với
các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong

những điều kiện nhất định. Hay nói cách khác hiệu quả chính là kết quả mà chủ thể
nhận được theo hướng mục tiêu của mình. [15]
Hiệu quả là chỉ tiêu dùng để phân tích đánh giá và lựa chọn các phương án hành
động.
Hiệu quả được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau mà hình thành nên các khái niệm
khác nhau như: Hiệu quả kinh tế, Hiệu quả xã hội, Hiệu quả khuyến nông, Hiệu quả
môi trường ngoài ra còn có hiệu quả trực tiếp, hiệu quả gián tiếp.
- Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế được hiểu đơn giản là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng
hoạt động kinh tế, là thước đo trình độ tổ chức và quản lý kinh doanh của các doanh
3
nghiệp. Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Theo tác giả
Nguyễn Tiến Mạnh thì: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan phản
ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã xác định” [15]. Còn
tác giả Ngô Đình Giao lại cho rằng: “Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi
sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của
nhà nước.” [10]
Về mặt khái quát có thể hiểu rằng: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế biểu
hiện sự tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu phản ánh trình độ khai thác
các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình sản xuất nhằm thực
hiện mục tiêu đã đề ra. [10]
Hiện nay bất kỳ nền kinh tế nào cũng được phát triển theo hai chiều:
- Phát triển kinh tế theo chiều rộng là huy động mọi nguồn lực vào sản xuất, tăng
thêm vốn, bổ sung thêm lao động và kỹ thuật, mở mang thêm nhiều ngành nghề, xây
dựng thêm nhiều xí nghiệp, tạo ra nhiều mặt hàng mới….
- Phát triển kinh tế theo chiều sâu là đẩy mạnh cách mạng khoa học kỹ thuật và
công nghệ sản xuất, tiến nhanh lên hiện đại hóa, nâng cao cường độ sử dụng các nguồn
lực, chú trọng chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Phát triển theo chiều sâu là nhằm nâng
cao hiệu quả kinh tế, đây là phương hướng phát triển phù hợp với xu thế phát triển bền
vững của thế giới ngày nay.

Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao
động xã hội. Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế, gắn liền
với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật năng suất lao động và
quy luật tiết kiệm thời gian. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt kết quả
tối đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại, đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu.
Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả chi phí để tạo ra nguồn lực đồng
thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội.
Hiệu quả kinh tế còn biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế đạt được
với chi phí kinh tế bỏ ra để đạt được kết quả đó. Quan hệ so sánh tuyệt đối chỉ có ý
nghĩa trong một phạm vi rất hẹp.
4
Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp được đánh giá thông qua một hoặc một
chỉ tiêu nhất định. Về phần mình, những chỉ tiêu hiệu quả này phụ thuộc chặt chẻ vào
mục tiêu hoạt động của chủ thể hiệu quả. Do vậy khi phân tích hiệu quả của các
phương án cần làm rỏ chiến lược phát triển cũng như mục tiêu của mỗi chủ thể trong
từng giai đoạn phát triển.
Những mục tiêu khác trong hoạt động doanh nghiệp mà họ quan tâm có liên quan
đến lợi nhuận. Vì vậy lợi nhuận ổn định là một mục tiêu bao trùm nhất, tổng quát nhất.
Cho đến nay, các tác giả đều nhất trí dùng lợi nhuận làm tiêu chuẩn cơ bản để phân tích
hiệu quả sản xuất kinh doanh. Việc nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng
đối với yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế nói riêng và phát triển xã hội nói
chung thể hiện ở chổ:
- Tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có.
- Thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ, tiến nhanh vào công nghiệp hóa- hiện
đại hóa.
- Phát triển kinh tế với tốc độ nhanh.
- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
2.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Để xác định được hiệu quả kinh tế cần sử dụng các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế như
giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, năng suất, số lượng,…Hay nói cách khác hiệu quả kinh

tế được đo lường bằng các chỉ tiêu tương đối cường độ là quan hệ so sánh giữa đầu vào
(chi phí kinh tế) và đầu ra (kết quả kinh tế).
Việc xác định hiệu quả kinh tế tuân theo các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc về mối quan hệ giữa mục tiêu và tiêu chuẩn hiệu quả, theo nguyên tắc
này, tiêu chuẩn hiệu quả được định ra trên cơ sở mục tiêu.
Phân tích hiệu quả của một phương án nào đó luôn luôn dựa trên phân tích các mục
tiêu cần đạt được. Phương án có hiệu quả nhất khi nó đóng góp nhiều nhất cho việc
thực hiện các mục tiêu đặt ra với chi phí thấp nhất.
- Nguyên tắc về thống nhất các lợi ích: Theo nguyên tắc này một phương án được
xem là có hiệu quả nhất khi nó kết hợp trong đó các lợi ích.
5
- Nguyên tắc về tính chính xác, tính khoa học: Để đánh giá được hiệu quả các
phương án cần phải dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu có thể lượng hóa được và không
lượng hóa được, tức là phải kết hợp phân tích định lượng và hiệu quả phân tích địng
tính. Không thể thay thế phân tích định lượng bằng phân tích định tính khi phân tích
định lượng chưa đảm bảo tính chính xác, chưa cho phép phản ánh được mọi lợi ích
cũng như mọi chi phí mà chủ thể quan tâm.
Nguyên tắc này cũng đòi hỏi những căn cứ tính toán hiệu quả phải được xác định
chính xác, tránh chủ quan, tùy tiện.
- Nguyên tắc về tính đơn giản và tính thực tế: Theo nguyên tắc này những phương
pháp tính toán hiệu quả và hiệu quả kinh tế phải được dựa trên cơ sở các số liệu, thông
tin thực tế, đơn giản và dễ hiểu.
Với quan điểm tổng quát thì các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế lựa chọn để nghiên cứu
chủ yếu được trình bày dưới một số dạng cơ bản sau đây:
- Dạng thuận: H = Q/C (1)
Trong đó:
H Là hiệu quả.
Q Là lượng kết quả đạt được.
C Là chi phí hoặc các yếu tố đầu vào.
Công thức (1) nói lên: 1 đơn vị chi phí sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị hiệu quả.

- Dạng nghịch: h = C/Q. (2)
Trong đó:
h là hiệu quả
Q là lượng kết quả đạt được
C là chi phí hoặc các yếu tố đầu vào
Công thức (2) nói lên: Để đạt được một đơn vị kết quả thì cần tiêu tốn bao nhiêu
đơn vị chi phí.
Hai loại chỉ tiêu này có ý nghĩa khác nhau nhưng có liên hệ mật thiết với nhau cùng
được dùng để phản ánh hiệu quả kinh tế. Các chỉ tiêu trên gọi là các chỉ tiêu toàn phần.
Ngoài các chỉ tiêu toàn phần trên còn có các chỉ tiêu cận biên như sau:
- Dạng thuận: H
b
= ∆Q/∆C (3)
6
Trong đó:
H
b
là hiệu quả cận biên
∆Q là lượng tăng hoặc giảm thêm của hiệu quả.
∆C là lượng tăng hoặc giảm thêm của chi phí.
Công thức (3) thể hiện: Cứ tăng thêm một đơn vị chi phí sẽ tăng thêm bao nhiêu
đơn vị kết quả.
- Dạng nghịch: h
b
= ∆C/∆Q (4).
Trong đó:
h
b
là hiệu quả cận biên.
∆Q là lượng tăng hoặc giảm của kết quả

∆C là lượng tăng hoặc giảm của chi phí.
Công thức (4) thể hiện: Để tăng thêm một đơn vị kết quả thì cần đầu tư thêm bao
nhiêu đơn vị chi phí.
Các chỉ tiêu này rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế, bởi vì nguyên
lý cận biên là phần lý thuyết cốt lõi trong kinh tế học hiện đại. Nó là cơ sở để định giá
các yếu tố đầu vào cho việc phân phối sản phẩm và thu nhập.
2.1.3. Khái niệm về mô hình
Trong thực tế để khái quát hóa các sự vật, hiện tượng, các quá trình, các mối quan
hệ hay một ý tưởng nào đó, người ta thường thể hiện dưới dạng mô hình.
Có nhiều loại mô hình khác nhau, mỗi loại mô hình chỉ đặc trưng cho một điều kiện
sinh thái hay sản xuất nhất định nên không thể có mô hình chung cho tất cả các điều
kiện sản xuất khác nhau.
Theo quan niệm của nhiều cơ quan chuyển giao, mô hình trình diễn kỹ thuật cần có
các đặc trưng sau:
- Là hình mẫu tối ưu cho một giải pháp sản xuất.
- Phải có tính đại diện cho vùng có điều kiện tương tự.
- Phải ứng dụng được các kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất.
- Phải có tính hiệu quả: kinh tế, xã hội, môi trường. [18]
Mô hình trình diễn (cả trong trồng trọt và chăn nuôi) là nhân tố quan trọng trong
các dự án phát triển nông thôn tổng hợp do Chính phủ và các tổ chức song phương/đa
7
phương tài trợ. Những mô hình trình diễn này được xem như một công cụ quan trọng
để nâng cao thu nhập của các hộ nông dân và của những người nghèo trong nông thôn.
Ở hầu hết các chương trình của chính phủ trước kia, mô hình trình diễn tiếp cận từ trên
xuống, tức là Trung Tâm Khuyến Nông của tỉnh, huyện xây dựng các mô hình trình
diễn được cấp trên/cấp Trung ương giao.
Việc xây dựng các mô hình trình diễn này không tính toán đến nhu cầu của người
dân và thuờng dẫn tới hậu quả là các cây trồng, vật nuôi, hay công nghệ sản xuất được
trình diễn trong mô hình không được nhân rộng. Trong thời gian gần đây, với những
bài học được rút ra từ thất bại của những dự án theo kiểu tiếp cận từ trên xuống như

vậy, hội Khoa học công nghệ Việt Nam đã ứng dụng cách tiếp cận có sự tham gia của
cộng đồng và đã đạt được những thành công đáng kể. Các nhà tài trợ cho các dự án và
chương trình ngày càng sử dụng nhiều hơn cách tiếp cận có sự tham gia để xác định
nhu cầu và sở thích của người dân, xác định điều kiện kinh tế xã hội của địa phương để
lựa chọn những người nông dân tham gia và phổ biến thông tin của các mô hình trình
diễn thành công cho việc nhân rộng. những người hưởng lợi sẽ kỳ vọng đóng vai trò
trung tâm trong toàn bộ quá trình thực hiện. [3]
2.1.4. Đánh giá, đánh giá có sự tham gia
- Đánh giá
Là nhận xét theo định kỳ tác động của các hoạt động dự án trên cơ sở so sánh môt
số chỉ tiêu đã lập trước.
Hay đánh giá là một quá trình xem xét một cách có hệ thống và khách quan nhằm
cố gắng xác định tính phù hợp, hiệu quả và tác động của các hoạt động ứng với các
mục tiêu đã vạch ra.
- Đánh giá có sự tham gia
Là một cơ hội cả người bên trong và bên ngoài cộng đồng dừng lại và phản ánh về
quá khứ để dưa ra quyết định cho tương lai.
Đánh giá là một quá trình phân tích và so sánh sự khác biệt về giá trị các chỉ tiêu về
kinh tế, xã hội, môi trường ở các thời điểm khác nhau. Trước khi thực hiện dự án và
sau khi dự án kết thúc đồng thời so sánh giá trị các chỉ tiêu đó ở các vùng có dự án và
vùng không có dự án
8
2.1.5. Phương pháp đánh giá
Để đánh giá mô hình, người ta thường so sánh để xem xét sự biến đổi của các yếu
tố kinh tế, xã hội môi trường do mô hình mang lại. Một số phép so sánh thường được
dùng là:
- So sánh giữa kết quả đạt được với kế hoạch của mô hình
Đây là phương pháp khá thông dụng, được dùng chủ yếu để đánh giá kết quả đạt
được của mô hình. Khi so sánh cần xem xét trong bối cảnh cụ thể, chú ý đến các mục
tiêu chung, mục tiêu cụ thể và các giả thiết quan trọng đã được xác định trước khi lập

kế hoạch của mô hình và phải định lượng hoặc định tính được. Các chỉ tiêu dùng so
sánh phải đồng nhất giữa thực tế và kế hoạch đạt được của mô hình. Phương pháp này
đòi hỏi việc lập kế hoạch phải được làm tốt và việc đánh giá kết quả đạt được của mô
hình phải khách quan, khoa học.
- So sánh giữa lợi ích và chi phí
So sánh giữa lợi ích và chi phí cũng là phương pháp rất cơ bản, thường được dùng
để đánh giá tác động của mô hình.
Chi phí là những gì mà cá nhân hay xã hội bị mất đi hay phải chi tốn khi tiến hành
mô hình. Khi xem về chi phí cần phải chú ý đến cả ba loại chi phí về kinh tế đó là chi
phí đầu tư ban đầu, chi phí đầu tư và chi phí hoạt động. Ngoài ra, cũng cần phải quan
tâm đến các chi phí khác như chi phí về xã hội và môi trường. Đó là các chi phí phát
sinh do tác động xấu của mô hình đến môi trường sinh thái, tác động xấu đến xã hội.
Lợi ích của mô hình là những gì mà cá nhân hay xã hội được lợi khi tiến hành mô
hình. Lợi ích cũng có thể được phân thành ba loại khác nhau: lợi ích về kinh tế, về xã
hội và về môi trường. Có lợi ích trực tiếp (là những sản phẩm hay kết quả trực tiếp).
Và lợi ích gián tiếp (là những kết quả tổng thể lâu dài có thể thấy ngay sau khi hoàn
thành mô hình nhưng cũng có thể một thời gian sau mới phát huy tác dụng).
Lợi ích kinh tế thuờng được biểu hiện ở các mặt như: mức tăng thu nhập, mức tăng
sản phẩm, năng suất và chất lượng, mức giảm chi phí sản xuất, mức tăng vụ, đa dạng
sản xuất…
Lợi ích xã hội của mô hình có thể được xem xét ở các mặt: mức độ cải thiện sức
khỏe của dân, giảm về tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em, giảm về chi phí thuốc men để
9
điều trị bệnh, mức tăng cao về đời sống văn hóa, về số học sinh được đến trường, sự
nâng cao về năng lực và tính tự lập của cán bộ và người dân, nâng cao các cơ hội cho
phụ nữ, giảm lao động nặng nhọc cho trẻ em, mức giảm đói nghèo, mức tăng việc
làm…
Lợi ích môi trường có thể là: tăng đa dạng sinh học và bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên, cải thiện về điều kiện môi trường (đất, nước, không khí…).
- So sánh trước và sau khi xây dựng mô hình

Đây là một phương pháp cơ bản trong khi đánh giá, thực chất là xem xét những lợi
ích mà mô hình đã tạo ra sau khi thực hiện so với trước khi xây dựng mô hình.
Khi áp dụng phương pháp này cần phải hiểu rõ tình hình của cộng đồng trước khi
thực hiện mô hình( khó khăn, kết quả sản xuất, tình hình kinh tế, thu nhập, thu nhập, sự
nghèo đói…). Các thông tin này thường được thu thập trong cuộc điều tra để tiến hành
xây dựng mô hình. Đồng thời phải xác định được tình hình sau khi có dự án ở các lĩnh
vực tương ứng. Ngoài ra, còn phải biết những thay đổi của cộng đồng do tác động của
sự phát triển chung của toàn xã hội.
- Phương pháp so sánh vùng có xây dựng mô hình và vùng không xây dựng mô
hình
Trong một số trường hợp do không có hoặc không lưu trữ được tài liệu ban đầu, do
công tác theo dõi, giám sát và ghi chép không tốt,… thì việc áp dụng các phương pháp
trên là rất khó khăn. Để khắc phục điều này chúng ta có thể áp dụng phương pháp so
sánh vùng có xây dựng mô hình và vùng không xây dựng mô hình. Những sai khác
giữa hai vùng này có thể coi như là kết quả tác động của mô hình.
Nếu các phương pháp trên, yếu tố thời gian được coi là biến đổi (trước và sau), thì
ở phương pháp này yếu tố thời gian là cố định nhưng yếu tố không gian là khác nhau
(giữa các vùng). Vùng chưa xây dựng được chọn để so sánh phải là vùng có các điều
kiện tương tự như vùng có xây dựng mô hình nhưng chỉ khác là không có xây dựng mô
hình.
Phương pháp này được dùng để đánh giá trên một quy mô, pham vi nhỏ có thể là
một thôn hay một xã. Vì kết quả đánh giá sẽ chính xác hơn là so sánh trên một phạm vi
rộng. [16]
10
2.2. Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng và đánh giá mô hình
2.2.1. Tình hình xây dựng mô hình trong nước
Tình hình xây dựng mô hình trình diễn bao gồm cả: mô hình trình diễn trên đồng
ruộng, nhà xưởng, chuồng trại, về các loại cây, con, tiến bộ kỹ thuật, các khâu sản
xuất, sau thu hoạch, bảo quản, chế biến, thị trường,… Đây là hoạt động bao gồm nhiều
hoạt động: tổ chức, thông tin tập huấn trước khi riển khai mô hình, hội nghị đầu bờ,

thông tin truyên truyền sau khi mô hình có kết quả. Trong giai đoạn 2000 - 2006, mô
hình trình diễn được thực hiện trong các chương trình sau:
+ Chương trình an ninh lương thực (ANLT) tại chỗ cho vùng sâu, vùng xa, vùng
dân tộc ít người thông qua các chương trình KN lúa lai, ngô lai và một số chương trình
khác:
- Mô hình trình diễn giống lúa mới: Chương trình này sản xuất hạt giống lúa lai
F1 đã từng triển khai ở 26 tỉnh, thu hút trên 88.200 hộ nông dân tham gia với tổng diện
tích mô hình trên 8000 ha. Mô hình lúa lai thương phẩm đã triển khai ở 39 tỉnh với
hơn 250.000 hộ nông dân tham gia trên tổng diện tích mô hình là 2.258.355 ha. Kết
quả của các mô hình lúa lai F1 và lùa lai thương phẩm đã góp phần phát triển mạnh mẽ
diện tích lúa lai từ vài ha ở những năm đầu thập kỷ 90, đến nay diện tích trên 600.000
ha/năm góp phần tăng sản lượng lương thực của cả nước. Mười năm qua, sản lượng
lương thực luôn tăng năm sau cao hơn năm trước trên 1 triệu tấn thóc. Đặc biệt chương
trình lúa lai đã góp phần quyết định giữ vững ANLT cho các tỉnh Trung du miền Núi
phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Tham gia vào vic tự túc sản xuất lúa lai F1
trong nước khoảng 25% và khống chế được giá giống nhập nội.
- Mô hình phát triển Ngô lai: Các mô hình ngô lai được triển khai hầu hết ở các
tỉnh, nhiều nhất là ở vùng Trung du miền Núi phía Bắc, Đông Nam Bộ và Tây nguyên
với sự tham gia của hơn 9000 hộ nông dân trên 12.000 ha mô hình, góp phần tăng
năng suất từ 21,1 tạ/ha lên 32 tạ/ha. Giá thành sản xuất hạt giống trong nước chỉ bằng
50% so với giá nhập nội, góp phần tiết kiểm được 20 triệu USD nhập giống hàng năm.
- Mô hình chuyển đổi cơ cấu mùa vụ: được triển khai ở hầu hết các tỉnh trong
nước với tổng diện tích 6.410 ha. Chương trình đã góp phần thúc đẩy mở rộng diện
tích, chuyển đổi trên 600.000ha từ cây trồng kém hiểu quả, chế độ canh tác cũ sang
11
cây trồng chế độ canh tác hiệu quả cao làm tăng thu nhập trên mỗi ha từ 1,3 đến 5 lần,
thẩm chí có nơi lên đến 100 lần với giá tương đương từ 5 đến 200 triệu đồng. Chương
trình góp phần né tránh thiên tai bất hại cho cây trồng. [8]
- Mô hình phát triển cây công nghiệp dài ngày: Các mô hình trình diễn cây công
nghiệp dài ngày đã được xây dựng trên nhiều tỉnh, nhất là vùng Tây Nguyên và Trung

Du Miền Núi Phía Bắc, thu hút hơn 15.000 hộ nông dân tham gia. Trên tổng diện tích
mô hình là 10.031 ha.kết quả đã mở rộng diện tích theo quy hoạch và cung cấp nguyên
liệu cho cơ sở chế biến tham gia công tác xuất khẩu. Ngoài ra, các chương trình trình
diễn về giống lúa chất lượng cao, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả đã góp
phần đẩy mạnh xuất khẩu lúa gạo, rau quả ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long, đồng
bằng Sông Hồng và nhiều vùng khác góp phần tăng thu nhập cho nông dân và phát
triển sản xuất hàng hóa. [8]
Chương trình xây dựng mô hình trồng trọt đã phát huy sáng tạo, năng động về sử
dụng giống cây lương thực mới chất lượng cao, những giống có ưu thế lai phục vụ
chiến lược phát triển sản xuất, đảm bảo ANLT quốc gia và nông sản hàng hóa xuất
khẩu. Với cây công ngiệp, cây ăn quả, đã xây dựng được những vườn giống cây đầu
dòng đã cung cấp thực liệu nhân giống, hang năm sản xuất được hàng triệu cây giống
chất lượng cao phục vụ cho sản xuất.
+ Chương trình KN xây dựng mô hình chăn nuôi: Để khuyến khích, hỗ trợ phát
triển nhiều vật nuôi có giá trị kinh tế cao mà đặc biệt về lợn, bò, gia cầm; Các cơ quan
khuyến nông đã tổ chức mây dựng và trình diễn các loại mô hình:
- Mô hình chăn nuôi lợn hướng nạc: Thu hút khoảng13.000 hộ thuộc 40 tỉnh
thành tham gia với tổng số lợn nuôi của chương trình là 32.786 con, chương trình này
đã gắn chăn nuôi với chương trình xây dựng bể khí sinh học để xử lý chất thải. Kết quả
lứa đẻ của một lợn nái tăng từ 1,7 lứa/năm lên 2 lứa trên năm, số ngày cai sữ của lợn
con giảm từ 60 ngày xuống 35 - 40 ngày, tỉ lệ chết của lợn con giảm. Chỉ tính riêng số
lợn con tăng lên trong chương trình, lợi nhuẫn thu được đã lên tới 30 tỷ đồng. Chương
trình KN xây dựng mô hình lợn hướng nạc đã góp phần thúc đẩy chăn nuôi trang trại
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng vẫn còn một số tồn tại: chất lượng
12
con giống trong xây dựng mô hình chưa được coi trọng đúng mức, mô hình xây dựng
còn tản mạn, chưa tập trung. [8]
- Mô hình cải tạo đàn Bò: Đến nay đã thu hút trên 482 ngàn hộ nông dân tham
trên phạm vi gần 50 tỉnh thành. Kết quả đào tạo gần 2000 mô hình dẫn tinh viên huyện
và 6000 khuyến nông viên chăn nuôi thú y, huấn luyện kỹ thuật cho51.400 lượt hộ các

mô hình trình diễn giống bò ngoại Red Sindhi, Sahiwal, Barahman đã được lai với Bò
vàng Việt Nam đã làm tăng tỷ lệ bò lai cả nước từ 10% lên 25%. Để nâng khối lượng
bò cái từ 170 kglên 220 - 250kg, tỷ lệ thịt xẻ tăng từ 40% lên 47%. Chương trình cải
tạo đàn bò góp phần nâng cao tầm vóc đàn bò vàng việt nam làm cơ sở cho việc lai tạo
tiếp theo hướng chuyên thịt hoặc sữa và giúp gần 1/2 số hộ có chăn nuôi bò thu nhập
tăng trên 1000 tỷ đồng. [8]
- Mô hình chăn nuôi bò sữa năng suất cao: Mô hình này được triển khai trên 20
tỉnh và một số đơn vị, có trên 2000 hộ nông dân tham gia với 5.340 bò cái sữa. Kết quả
năng suất sữa của bò trong mô hình cao hơn bò sữa đại trà từ 15% đến 20%, tỷ lệ bò
cái đẻ thương xuyên cho sữa đạt 60%, năng suất sữa từ 400 - 450kg/con/chu kỳ lên
1.200kg/con/chu kỳ. Sản lượng sữa của các mô hình chăn nuôi bò đạt trên 10.000 tấn.
Chương trình mô hình bò sữa đem lại hiệu quả đáng kể, số lượng bò sữa Việt Nam
tăng lên đếïn nay đã có gần 100.000 con trong đó nhập khẩu trên 10 ngàn con, tổng sản
lượng sữîa đạt trên140.000 tấn/năm.hình thành vùng chăn nuôi bò sữa ở Thành phố Hồ
Chí Minh, Lâm Đồng, Mộc Châu, Sơn La, và nhiều tỉnh khác để cung cấp nguyên liệu
cho các nhà máy chế biến sũa, từng bước hạn chế nhập nội. Phát triển chăn nuôi bò sữa
đã góp phần tạo thêm nghề mới là trồng cỏ nuôi trâu, bò. [8]
- Mô hình chăn nuôi gia cầm: Mô hình được triển khai trên toàn quốc và
đãchuyển giaođược trên 650.000 gia cầm giống mới cho các hộ nông đân, nâng coa tỷ
lệ nuôi sống và tốc độ tăng trọng của gia cầm; cung cấp con giống tại chỗ cho các tỉnh
miền núi, vùng sâu, vùng xa, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho bà con nông dân.
Qua thực tế cho thấy nuôi 100 con gà, vịt, ngan giống mới có thể thu lại 0,3 - 0,5
triệu đồng sau 2 - 3 tháng chăn nuôi, thậm chí có những hộ lại 0,9 - 1 riệu đồng. Thông
qua việc trình diễn mô hình chăn nuôi đã góp phần nâng cao trình độ dân rí, trình độ kỹ
thuật, đưa ngành chăn nuôi từ manh mún, nhỏ lẻ dần dần trở thành ngành sản xuất
13
hàng hóa chính, tập trung, có hiệu quả kinh tế và tính cảnh tranh cao, nhất là nông dân
ở các tỉnh khó khăn miền núi. [8]
Sau đây là thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng mô hình trình
diễn ở đồng bằng, miền núi và ven biển bao gồm bốn tỉnh: Hà Tĩnh, Hà Giang Bắc

Giang,Quảng Bình mà chúng tôi lấy đại diện để đánh giá thực trạng xây dựng mô hình
trình diễn ở Việt Nam.
• Mô hình trình diễn
- Thực trạng
Mô hình trình diễn khuyến nông được nằm trong hợp khuyến nông của các dự án
phát triển nông thôn tổng hợp. Những đặc điểm chính và cách triển khai của hợp phần
này được xác định trong quá trình xác lập/đánh giá dự án. Hầu hết các dự án đều thực
hiện PRA để xác định một cách nhanh chóng các điều kiện kinh tế xã hội của địa
phương và xác định hệ thống cây trồng, công thức luân canh và nhu cầu của người dân.
Các mô hình đều tập trung vào việc giới thiệu các giống cây trồng/vật nuôi mới và đã
có những ảnh hưởng đáng kể đối với năng suất và thu nhập của hộ gia đình. Các mô
hình trình diễn được xác định dựa trên việc xem xét tình hình sản xuất nông nghiệp
truyền thống ở địa phương, nhu cầu của đa dạng cây trồng/vật nuôi và điều kiện tự
nhiên kinh tế xã hội của địa phương. Đó là nhân tố quan trọng trong việc xác định và
thiết kế mô hình. Khu vực miền núi tập trung chủ yếu vào các mô hình trồng cây công
nghiệp và phát triển lâm nghiệp và gia súc, (44%) trong khi vùng đồng bằng/ven biển
tập trung chủ yếu vào chăn nuôi gia súc, gia cầm, cây ăn quả và cây hàng năm. Qúa
trình lựa chọn này khảng định nỗ lực trong việc xác định các mô hình trình diễn để phù
hợp với hình thức canh tác của địa phương và nhu cầu của người dân trong vùng.
- Vấn đề đặt ra
+ PRA thường không được triển khai bởi nhóm cán bộ có trình độ. Các hợp phần
triển khai PRA một cách riêng rẽ cho các hoạt động của chính hợp phần đó với mức
độ, chất lượng khác nhau. Điều này làm cho các dự án khó giám sát và đánh giá được
chất lượng PRA, tính chính xác của các vấn đề dược tìm ra, mức độ và phạm vi tham
gia của người hưởng lợi.
14
+ Trong nhiều trường hợp, dạng mô hình trình diễn và quá trình triển khai được xác
định trước trong giai đoạn xây dựng báo cáo khả thi và điều này làm hạn chế tính linh
hoạt để các cơ quan thực hiện có thể xác định được nhu cẩu của cộng đồng thông qua
quá trình thực hiện PRA/PLA

Bảng 1: Các loại mô hình trình diễn hiện tại
(% Tổng số mô hình được điều tra)
Loại mô hình Miền núi Miền trung Chung
Nuôi cá 4.00 4.26 4.35
Nuôi gia cầm 4.00 14.29 8.70
Nuôi gia súc 24.00 19.05 21.74
Cây ăn quả 4.00 28.57 15.22
Cây công nghiệp 8.00 0.00 4.35
Lâm nghiệp 20.00 4.76 13.04
Lúa 20.00 9.52 15.22
Cây rau màu 16.00 19.05 17.39
Tổng 100.00 100.00 100.00
(Nguồn: [3])
+ Hiện tại, việc lựa chọn các mô hình chủ yếu là dựa vào chỉ đạo từ trên xuống
theo kế hoạch hàng năm với mục tiêu là xác định bao nhiêu mô hình trình diễn, những
dạng nào được triển khai. Vì vậy, các cán bộ thực địa được yêu cầu lựa chọn địa điểm
và nông dân tham gia vào các mô hình đã được xác định trước này. Phương pháp lựa
chọn từ trên xuống này tập trung chủ yếu vào những loại cây trồng quen thuộc của địa
phương như ngô, lúa. Việc xác định lợi thế so sánh của một địa phương để xem xét cây
rau hay cây ăn quả nào tốt hơn đối với nông dân do vị trí địa lý của địa phương hay do
lợi thế so sánh ít được đề cập đến. Cách xác định mô hình trước theo kiểu từ trên
xuống này cũng làm mất đi chức năng của khuyến nông sở trong việc giúp đõe cộng
đồng điều chỉnh, xác đinh hệ thống cây trồng phù hợp với điều kiện mới được cải thiện
về thủy lợi, giao thông, truyền thông…[3]
15
• Thiết kế mô hình trình diễn
- Thực trạng
Trong quá trình thiết kế mô hình trình diễn, các dự án trhường quan tâm đến các
yếu tố như phạm vi, địa điểm, mức độ hỗ trợ, kế hoạc thực hiện,….Các mô hình trình
diễn thường được trình diễn thường được phân bố trên phạm vi rộng lớn với mức độ tài

chính nhỏ và có nhiều hộ tham gia. Ví dụ, mô hình trồng các cây hàng năm thường có
diện tích xấp xĩ 1 ha trong một thôn với sự tham gia của 10 hộ nông dân. Với cây lâu
năm trung bình mỗi thôn/bản có 32 hộ tham gia. Điều này là do số tiền hỗ trợ cho mỗi
mô hình thì hạn chế trong khi nhu cầu triển khai các mô hình trong cộng đồng là khá
lớn. Hầu hết các dự án đều cố gắng đáp ứng nhu cầu lớn đó bằng việc cho phép nhiều
hộ tham gia trong việc xây dựng cùng một mô hình. Các dự án đều tài trợ cho các loại
mô hình khác nhau thể hiện các dự án đều sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đa dạng của cộng
đồng và môi trường kinh tế xã hội đa dạng của địa phương.
- Vấn đề đặt ra
+ Lợi ích của việc phân chia các mô hình trình diễn tới nhiều hộ nông dân là rất
nhiếu hộ nông dân có cơ hội tiếp cận trực tiếp với kiến thức và công nghệ mới thông
qua việc triển khai mô hình. Điều này đặc biệt có hiệu quả ở vùng núi nơi các phương
tiện truyền thông còn hạn chế. Tuy nhiên, hạn chế của việc phân chia nhỏ các mô hình
này là ở chổ các mô hình có quy mô manh mún và phân tán điều này làm mất đi những
tác động hữu hình của mô hình và làm cho công tác quản lý, giám sát trong các giai
đoạn phát triển của cây trồng trở nên cực kỳ khó khăn, và dẫn tới những kết quả khác
nhau trong các thửa ruộng/địa điểm mô hình khác nhau.
+ Hầu hết các dự án đều khảng định là tuân theo cách tiếp cận có sự tham gia của
người dân trong việc triển khai mô hình, nhưng đồng thời lại quy định chi tiết về loại
mô hình, địa điểm thực hiện, các bước thực hiện, quy mô của mô hình… Điều đó làm
cho các đơn vị triển khai mô hình không có hoặc còn rát ít sự linh hoạt trong sự điều
chỉnh mô hình khi nhu cầu củ cộng đồng thay đổi.
+ Các dự án có xu hướng triển khai nhiều loại mô hình của nhiều lĩnh vực trên
phạm vi phân tán. Điều này cùng với các thủ tục phê chuẩn, thủ tục giải ngân rườm rà
16
phức tạp đã dẫn đến những khó khăn trong công tác quản lý, đẫn đến chi phí quản lý
cao, và sự yếu kém trong công tác giám sát, đánh giá. [3]
• Điều kiện lựa chọn mô hình
-Thực trạng
Việc lựa chọn hộ gia đình phù hợp tham gia vào mô hình trình diễn là một nhân tố

rất quan trọng quyết định sự thành công của mô hình.
Kết quả điều tra hộ gia đình (phụ lục 2) cho thấy các dự án thường tập trung lựa
chọn những hộ khá giả có nhiều đất và có thu nhập đáng kể từ hoạt động phi nông
nghiệp. Số liệu trong bảng cũng cho thấy rằng các hộ gia đình có thành viên tham gia
vào các hoạt động phi nông nghiệp hoặc là cán bộ chính quyền xã thường có tỷ lệ tham
gia cao hơn, điều nay có thể là do họ có nhận thức tốt hơn và tiếp cân tốt hơn với cán
bộ xã và cán bộ khuyến nông. Họ cũng có đầu tư cho mô hình tốt hơn theo hướng của
họ. Những hộ nghèo ít tiếp cận với cán bộ xã, cán bộ khuyến nông và dẫn đến họ ít
tham gia vào mô hình. Một vấn đề cần chú ý khác là các cán bộ dự án và cán bộ
khuyến nông không nổ lực cố gắng để làm cho mọi người đều nhận thức rỏ về lợi ích
của dự án, vì vậy chỉ những người có thông tin về dự án và lợi ích mang lại mới tham
gia. Các vấn đề về việc họ có là những đối tượng mục tiêu hay không, xứng đáng hay
không dường như chưa được quan tâm đầy đủ.
Vấn đề đặt ra
+ Những tiêu chí lựa chọn các hộ gia đình có kinh nghiệm, kiến thức về khoa học
kỹ thuật mới rất khó áp dụng trong thực tế. Kết quả điều tra cho thấy các hộ nông dân
tham gia và không tham gia mô hình ở hầu hết các địa phương đều có độ tuổi và kinh
nghiệm giống nhau. Tiêu chí lựa chọn chính trong thực tế được chỉ ra trong phụ lục 2
dường như là dựa trên mức thu nhập của hộ gia đình.
+ Kỹ năng truyền tải thông tin nên là một trong những yêu cầu chính đối với việc
lựa chọn nông dân tham gia vào mô hình áp dụng kỹ thuật mới để họ có khả năng
truyền đạt những kỹ thuật, thông tin mới một cách có hiệu quả cho những người nông
dân khác. Tuy nhiên điều này kkông được quan tâm trong quá trình lựa chọn. [3]

17
• Yếu tố cơ sở hạ tầng trong quá trình thiết kế
- Thực trạng
Hai loại cơ sở hạ tầng thường được xem xét trong việc lựa chọn mô hình và địa
điểm thực hiện là hệ thống thủy lợi và giao thông. Tất cả các dự án được điều tra đều
có hợp phần nâng cấp hệ thống thủy lợi và giao thông. Ngoài lợi ích về kinh tế xã hội

đối với địa phương, các hợp phần này tạo điều kiện cho việc triển khai các mô hình
trình diễn.Hầu hết các mô hình đều được thiết kế ở những nơi có điều kiện cơ sơ hạ
tầng thuận lợi để thuận tiện cho việc triển khai và quảng bá mô hình. Đối với các mô
hình chăn nuôi, điều kiện chuồng trại/các thiết bị chăn nuôi cũng được xem xét.
Vấn đề đặt ra
Những địa phương có cơ sở hạ tầng kém phát triển sẽ không có được điều kiện
thuận lợi so với những địa phương có cơ sở hạ tầng tốt và vì thế họ sẽ gặp phải những
khó khăn trong việc nhân rộng mô hình. Các hộ gia đình không đáp ứng được các điều
kiện hoặc có ruộng xa đường giao thông cũng gặp phải những khó khăn trong việc
tham dự vào những buổi trình diễn đào tạo ngoài thực địa, khó khăn trong ứng
dụng/nhân rộng các mô hình thành công.
• Tổ chức và triển khai mô hình
Thực trạng
Kết quả phỏng vấn các cán bộ dự án và cán bộ địa phương cho thấy có sự khác
nhau về về việc họ lựa chon các hộ gia đình tham gia mô hình trình diễn nhu7ư thế
nào. 40% số người được phỏng vấn cho biết họ tập hợp những người dân trông
thôn/bản để thảo, luận về những tiêu chí lựa chọn và mục đích của mô hình và những
người dân trong thôn/bản sẽ bình xét rồi bầu ra những hộ phù hợp. 30% cho biết Uỷ
Ban Nhân Dân xã tự xem xét và quyết định hộ nào sẽ là người tham gia mô hình. Kết
quả điều tra cho thấy gần 40% hộ tham gia được lựa chọn thông qua việc bình xét
trong các cuộc họp thôn bản (58% ở Hà Giang và 45% ở Hà Tĩnh). Tuy nhiên, số
người trả lời họ tham gia vào mô hình bởi vì họ được chỉ định bởi cán bộ địa phương
cũng chiếm một con số tương tự. [3]
18
Bảng 2. lý do tham gia mô hình
Đơn vị: % số người được phỏng vấn
Chỉ tiêu Miền núi Đồng bằng Chung
Chính quyền xã chọn 36.00 42.86 39.13
Hợp tác xã chọn 0.00 14.29 6.52
Cán bộ khuyến nông chọn 8.00 4.76 6.52

Qua bình bầu trong cuộc họp 44.00 33.33 39.13
Tự đăng ký 12.00 4.76 8.70
Tổng số 100.00 100.00 100.00
( Nguồn: [3])
Vấn đề đặt ra
Mỗi cách lựa chọn mô hình (bình xét và chỉ định) đều dẫn đến việc lựa chọn các hộ
gia đình khá giả và các gia đình có mối liên hệ tốt mà các hộ này có thể sẽ không cần
thiết phải có nhiều quan tâm chú ý như vậy, hoặc các hộ đó không cần phải tham gia
vào các mô hình.việc cung cấp miễn phí các yếu tố đầu vào dường như là điều hấp dẫn
nhất vì vậy các gia đình khá giả hoặc các hộ có mối liên hệ tốt sẽ có được cơ hội tốt
hơn trong việc bình xét hoặc chỉ định. [3]
• Tập huấn.
Thực trạng
Thường có hai khóa tập huấn trước và sau khi thực hiện mô hình. Những người
tham gia không phải đóng một khoản chi phí nào và hơn nưa họ được trả một khoản
bồi dưỡng nhỏ nhất định cho việc tham gia tập huấn Những khóa tập huấn này được
nông dân đánh giá cao. Trong nhiều trường hợp những người tham gia không chỉ là
những người sẽ được mời tham gia vào mô hình mà còn có cả những người khác có
quan tâm đến kỹ thuật sản xuất mới. Các cuộc tập huấn nhận được sự quan tâm và hổ
trợ đáng kể của chính quyền xã. Ở Hà Tĩnh, ngoài những cuộc tập huấn đã có trong kế
hoạch của dự án nhiều xã còn đóng góp thêm kinh phí để tăng số lượng người tham
gia. Trong một vài trường hợp, họ thậm chí còn tự đứng ra để tổ chức khóa học.
19
Năng lực của nông dân về kỹ năng sản xuất và hiểu biết về khoa học kỹ thuật được
nâng cao một cách đáng kể. Có lẽ, đây là kết quả có ý nghĩa nhất của mô hình trình
diễn với các khóa tập huấn đi kèm. Nông dân không chỉ là những người hưởng lợi duy
nhất ở các khóa tập huấn này. Một số cán bộ khuyến nông của các xã cũng được hưởng
lợi từ khóa đào tạo bởi vì họ có cơ hội để chia sẽ kinh nghiệm và kỹ năng sản xuất với
những người đồng nghiệp có trình độ khác khi họ đến tổ chức khóa học.
Vấn đề đặt ra

Việc chi tiền bồi dưỡng cho nông dân tham gia tập huấn đặt ra hai vấn đề quan
trọng:
+ Thứ nhất: Liệu chính phủ trong các chương trình khuyến nông thông thường của
mình có chấp nhận thanh toán tiền này cho nông dân tham gia tập huấn?. Nếu không,
liệu những người nông dân mà đã tham gia vào các khóa tập huấn của các dự án được
hỗ trợ kinh phí có sẵng sàng tham gia vào các khóa sau này mà không được hỗ trợ kinh
phí?.
+ Thứ hai: Liệu việc chi trả tiền 10-15 ngàn đồng có làm bóp méo về nhu cầu thực
tế của người dân về nhu cầu tập huấn khoa học kỹ thuật hay họ chỉ tham dự các khóa
đào tạo đó đơn thuần bởi vì họ sẽ nhận được tiền bồi dưỡng.sẽ có rất nhiều nông dân
tham gia học chỉ vì họ sẽ nhận được tiền bồi dưỡng chứ không phải họ cần những kiến
thức được đào tạo trong khóa học.
Trong khi các cán bộ khuyến nông cho rằng tiền bồi dưỡng đó là một động lực cần
thiết để nông dân tham gia khóa học, thì lại có những chứng cứ cho thấy điều ngược
lại.
Một cản trở khác là việc thiếu sự phối hợp giữa rất nhiều các cơ quan đoàn thể khác
nhau đối với chương trình tập huấn tại cấp xã. Những tổ chức này bao gồm hội nông
dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên và các cơ quan dự án, các trung tâm khuyến nông.
Nội dung của hầu hết các khóa đào tạo là tương tự nhau và như vậy nó làm cho các
khóa đào tạo tập huấn trở nên buồn tẻ, lặp lại, không có giá trị, lãng phí thời gian và
làm giảm ý nghĩa và tính hiệu quả của công tác đào tạo.
Hầu hết tài liệu về nội dung của các khóa đào tạo và các tài liệu liên quan đều
không tạo ra được sự hấp dẫn đối với người học. Việc sử dụng các hình ảnh và minh
20
họa sống động và các thông tin về các chủ đề có liên quan như tiếp cận tín dụng, kế
hoạch sử dụng đất, Sẽ làm cho các khóa học trở nên thú vị và đáng quan tâm hơn đối
với người nông dân. [3]
• Hỗ trợ đầu vào cho mô hình
Thực trạng
+ Hầu hết các dự án chương trình đều có hỗ trợ kinh phí đầu vào cho các mô hình

trình diễn dưới dạng cung cấp giống, phân bón, thuốc trừ sâu, bằng tiền hoặc hiện vật.
Trong một số trường hợp mô hình trình diễn của các hộ nghèo ví dụ như nuôi lợn
móng cái, ban đầu các yếu tố đầu vào được hỗ trợ toàn bộ kinh phí và nông dân chỉ
phải trả một phần kinh phí đầu tư ban đầu bằng tiền hoặc lợn con sau khi đã thu được
lứa lợn đầu tiên. Thông thường các mô hình trồng trọt được hổ trợ 60-70% tổng chi phí
đầu vào. 100% các cán bộ dự án cho biết hỗ trợ đầu vào là cần thiết để kích thích sự
tham gia của nông dân trong mô hình trình diễn, đặc biệt là khi họ được yêu cầu tham
gia vào các mô hình trình diễn những loại giống mới, kỹ thuật sản xuất mới mà chưa
được thử nghiệm trong vùng.
+ Thực tế cho thấy hầu hết nông dân không thực sự quan tâm đến mục tiêu của mô
hình và cũng không cảm thấy tự hào khi được chọn làm những người đi tiên phong
trong việc áp dụng kỹ thuật công nghệ sản xuất mới trong địa phương của họ bởi vì họ
quá chú ý tới khía cạnh tài chính do có sự hổ trợ đầu vào. Một kết quả không thể tránh
khỏi của cơ chế hổ trợ này là người nông dân rất có thể từ bỏ sự tham gia của họ nếu
như không được hổ trợ, không có sự kích thích bằng tài chính, thậm chí tồi tệ hơn họ
không quan tâm đến việc quảng cáo, giới thiệu mô hình thành công cho các hộ nông
dân khác.
+ Trong trường hợp tồi tệ nhất, cơ chế hổ trợ này có thể kích thích gieo rắc tư tưởng
ỷ lại. [3]
21
Bảng 3: Những người không tham gia mong muốn gì từ mô hình?
Đơn vị tính: % số người được phỏng vấn
Chỉ tiêu Miền núi Ven biển Chung
Tín dụng ưu đãi 16,37 45,77 36,42
Hỗ trợ đầu vào 10,91 7,63 8,67
Giống, kỹ thuật 50,91 30,51 37,00
Bảo hiểm đầu ra 3,64 6,78 5,78
khác 18,17 9,31 12,13
(Nguồn: [3])
Qua bảng số liệu thể hiện ý kiến của những người nông dân không tham gia mô

hình. Khi được hỏi về mong muốn, kỳ vọng của mình về mô hình nếu có cơ hội tham
gia, những người không tham gia mô hình cho biết về nhu cầu của họ đối với kỹ thuật
mới, với tín dụng hơn là sự hỗ trợ về tài chính. Kết quả này là hoàn toàn khác so với ý
kiến của những người tham gia mô hình. Câu hỏi đặt ra là liệu việc tham gia mô hình
có sự hỗ trợ tài chính có dẫn đến sự thay đổi về quan điểm này không.
+ Mặc dù tất cả các dự án đều khẳng định sự cần thiết của hỗ trợ đầu vào, câu hỏi
đặt ra là mô hình loại nào và ở đâu cần hỗ trợ đầu vào. Về mặt nguyên tắc, những mô
hình cây trồng /vật nuôi có tính rủi ro cao, dễ thất bại cần có sự hỗ trợ hơn so với
những mô hình ít rủi ro đối với những cây trồng/vật nuôi đã được thử nghiệm. Những
người nghèo cũng có thể được hỗ trợ nhiều hơn so với những người khác tham gia mô
hình.
+ Áp dụng cơ chế /tỷ lệ hỗ trợ thống nhất đối với tất cả các loại mô hình, các hộ gia
đình các địa điểm sản xuất trên cơ sở tỷ lệ được quy định trong tài liệu của dự án là
một phương pháp không hợp lý. Tỷ lệ hỗ trợ nên dựa trên nguyên tắc thỏa thuận giữa
phía dự án và phía người tham gia mô hình,có chú ý đến các khía cạnh như tình trạng
của hộ gia đình, môi trường địa phương, loại cây trồng, yếu tố rủi ro,… tỷ lệ hỗ trợ
không thống nhất có thể dẫn tới sự lãng phí ở một nơi và có khi lại không đủ ở nơi
khác.
22
+ Một yếu tố quan trọng hơn khoản tiền trợ cấp đó là mức độ sẵn có của các yếu tố
đầu vào cho sản xuất. Nhiều nông dân cho rằng họ rất muốn trồng một số loại cây
trồng mới nhưng lại rất khó khăn trong việc tìm nguồn cung cấp giống.
+ Mỗi dự án có thể đóng góp và hỗ trợ khác nhau đối với người hưởng lợi. Trong
các địa bàn điều tra, trong vòng 5 năm qua sự đóng góp của người hưởng lợi dao động
từ 25-40%. ở Bắc Giang, dự án được WB tài trợ và chương trình kuyến nông của chính
phủ có tỷ lệ đóng góp hầu như giống nhau khoảng 25%, trong khi ở Hà Giang tỷ lệ
đóng góp là 30% đối với dự án của IFAD và 40% đối với chương trình khuyến nông
quốc gia. ở Quảng Bình, Hà Tĩnh tỷ lệ đóng góp trong các dự án IFAD là 40%. Tỷ lệ
đóng góp khác nhau này trong cùng một tỉnh hoặc giữa các tỉnh lân cận làm nảy sinh
tâm lý so sánh trong khi tham gia vào mô hình. Theo các trung tâm khuyến nông vấn

đề này xẩy ra ở nhiều nơi và sự tham gia của nông dân những nơi đó trong các mô hình
trình diễn ở các chương trình khuyến nông của chính phủ giảm dần bởi vì các chương
trình này yêu cầu nông dân đóng góp nhiều hơn so với các dự án được tài trợ khác. [3]
• Tiêu thụ sản phẩm
Thực trạng
Bảng 4. Tiêu thụ sản phẩm
( % Số người trả lời)
Chỉ tiêu Miền núi Ven biển Chung
Không có ý kiến 7.14 13.33 10.34
Tiêu thụ tại địa phương 42.86 80.00 62.07
Tự tiêu dùng 50.00 6.67 27.59
Tổng 100.00 100.00 100.00
(Nguồn: [3]).
Nhìn chung các mô hình ít khi gặp phải những vấn đề khó khăn trong việc tiêu thụ
sản phẩm trong khi triển khai. Lý do chủ yếu là do hầu hết các mô hình đều tập trung
cào các cây trồng hàng năm và các sản phẩm thông thường mhư: lúa, ngô,… mà có thể
được bán ngay tại địa phương hoặc được tiêu thụ ngay trong gia đình. Hơn nữa, khối
lượng sản phẩm được sản xuất ra từ các mô hình còn quá nhỏ để có thể gây ra những
khó khăn trong vấn đề tiêu thụ
23
Trong một số mô hình đặc biệt trồng cây lâu năm như cam, cây lâm nghiệp thì
trồng vẩn chưa đến thời kỳ kinh doanh. Một số cây như chè, măng, thì trồng có cơ chế
đảm bảo thu mua của các doanh nghiệp tại địa phương. 62% ý kiến cho rằng sản phẩm
dễ dàng bán ngay tại địa phương, 27% cho biết họ tiêu dùng sản phẩm trong gia đình
(Bảng 4).
Vấn đề đặt ra
+ Không có sự đảm bảo cho cho việc tiêu thụ sản phẩm của mô hình. Khoảng 85%
cho biết họ không không nhận được bất kỳ một sự đảm bảo nào cho tiêu thụ sản phẩm
sản xuất ra từ mô hình trình diễn. 100% các dự án đều cho biết họ không có bất kỳ
chiến lược gì để giúp đỡ nông dân tiêu thụ sản phẩm. Vấn đề này có liên hệ chặt chẻ

với tính thuyết phục, tính bền vững và khả năng nhân rộng của mô hình, đặc biệt đối
với mô hình trồng cây lâu năm mô hình giới thiệu loại cây trồng mới ở địa phương.
+ Không có mối liên kết giữa khuyến nông và các cơ quan tổ chức có liên quan
đến tiêu thụ sản phẩm chẳng hạn như Sở Thương mại. Các trung tâm khuyến nông
không phân tích, đánh giá tiềm năng thị trường đối với các cây trồng, vật nuôi một
cách kỹ càng. Vì vậy, nếu mô hình được nhân rộng thì việc người nông dân gặp phải
những khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm là điều rất dễ xảy ra. [3]
• Giám sát mô hình
Thực trạng
Giám sát mô hình được thực hiện bởi cán bộ khuyến nông. Thực tế cho thấy rằng
công tác giám sát mô hình được thực hiện khá hiệu quả và các vấn đề xảy ra được giải
quyết một cách kịp thời. Hoạt động giám sát được thực hiện cả theo kế hoạch đã được
định trước và thực hiện một cách ngẩu nhiên. Những khó khăn về địa lý hay khoảng
các đôi khi là những cản trở để có thể giám sát kịp thời hoặc định kỳ, một nhân tố ảnh
hưởng khác là mức độ phân cấp khuyến nông có trách nhiệm giám sát. Khoảng cách
giữa hai lần giám sát mô hình được thể hiện ở bảng 5.
24
Bảng 5. khoảng cách giữa hai lần giám sát mô hình
Tỉnh Ngày
Bắc Giang 19.8
Hà Giang 59.8
Hà Tĩnh 20.7
Quảng Bình 16.3
Chung 20.0
(Nguồn: [3])
Vấn đề đặt ra
Nên có một hệ thống tiêu chí chính xác được xác định trước đối với việc giám sát
tiến trình triển khai mô hình và đánh giá sự thành công của mô hình. Hơn nữa, để đảm
bảo cho mô hình thành công và có khả năng nhân rộng thì việc giúp đỡ các hộ nông
dân để họ, hoặc mô hình của họ được giám sát, kiểm tra bởi những người hàng xóm,

láng giềng của họ là một điều quan trọng. [3]
• Đánh giá kết quả mô hình
Thực trạng
Cán bộ dự án và cán bộ khuyến nông đều nhất trí rằng những tiêu chí sau đây được
dùng để đánh giá sự thành công của mô hình Là khá hữu ích (1) có tiềm năng, năng
suất cao hơn so với đối chứng; (2) nông dân tham gia mô hình sẵn lòng áp dụng, nhân
rộng mô hình một cách thường xuyên và liên tục; (3) thu hút được các nông dân klhác
đến tham quan và làm theo mô hình.
Về mặt thực tế việc đánh giá sự thành công của mô hình được thực hiện bởi khuyến
nông. Hoạt động này được tiến hành thông qua một cuộc họp tổng kết được tổ chức bởi
chính quyền xã/hoặc cơ quan khuyến nông. Cũng trong cuộc họp này, trưởng thôn/bản
trong xã là người có trách nhiệm quan sát và thông báo sự thành công của mô hình đến
những người dân trong thôn, bản thường được mời tham dự.
Vấn đề đặt ra
+ Chỉ tiêu “ số người đến tham quan mô hình” mà được sử dung rộng rãi trong các
báo cáo nên được xem xét một cách thân trọng. Rất nhiều những chuyến viếng thăm đó
25

×