Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa địa phương ở htx nông nghiệp tín lợi xã quảng lợi huyện quảng điền tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.75 MB, 89 trang )

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Cây trồng là nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng đáp ứng nhu
cầu về đời sống và sinh hoạt của con người. Từ những nhu cầu về lương thực, thực
phẩm hàng ngày, may mặc cho đến thức ăn để chăn nuôi gia súc, gia cầm và
nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội
thì yêu cầu của con người về các loại nông sản phẩm ngày càng cao, không chỉ về
số lượng mà còn về chất lượng, về hình thức mẫu mã, về sự đa dạng và những tiêu
chuẩn khác. Chính điều này đã đặt ra cho con người những nhận thức mới, nhận
thức về sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người đồng thời mang
lại hiệu quả kinh tế cao.
Sự nghiệp đổi mới của Đảng và nhà nước ta 20 năm qua đã đem lại những
thành quả lớn lao, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp nước ta
từ chỗ không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, phải nhập khẩu từ nước ngoài. Đến
nay chúng ta có thể tự đáp ứng nhu cầu của mình và vươn lên trở thành một nước
xuất khẩu. Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới, bình
quân hàng năm xuất khẩu hơn 4 triệu tấn, riêng năm 2005 con số này là 5,2 triệu
tấn.
Lúa là cây trồng có vị trí chiến lược rất quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp nói chung và cũng như trong cơ cấu sản xuất hàng hóa nói riêng. Được
Đảng và Nhà nước ta xác định là cây lương thực chủ chốt trong kim ngạch xuất
khẩu, mang lại ngoại tệ cho đất nước, góp phần làm tăng tích lũy cho người nông
dân trồng lúa. Họ có thêm vốn để đầu tư, mở rộng diện tích sản xuất. Tuy nhiên sản
xuất lúa hàng hóa phải đặt ra yêu cầu đạt năng suất cao nhất trên một đơn vị diện
tích, giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó còn phải đáp ứng những tiêu
chuẩn khắc khe về mẫu mã, chất lượng và giá cả của người tiêu dùng. Song do tập
quán canh tác bao đời nay của người nông dân trong sản xuất chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm truyền thống, chậm áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên năng suất lúa vẫn
thấp chất lượng lúa chưa cao. Ngày nay, khi mà lúa gạo đã có đủ cho nhu cầu trong
nước và có dư để xuất khẩu thì vị trí của các giống lúa chất lượng cao ngày càng
quan trọng, trong khi đó hầu hết các giống lúa này đang trong tình trạng bị thoái


hóa và giảm dần về diện tích.
1
Hợp tác xã nông nghiệp Tín Lợi của xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền tỉnh
Thừa Thiên Huế là một HTX nghèo trong vùng sinh thái đất cát ven biển, nơi đây
có truyền thống trồng lúa từ lâu đời. Năm 2006 diện tích gieo trồng khoảng 140 ha.
Trong đó 60 ha lúa địa phương, năng suất lúa bình quân đạt 36,3 tạ/ha. Hiện nay,
hợp tác xã có 120 ha sản xuất lúa một vụ do thiếu nước. Đây là một hạn chế lớn của
địa phương để tăng vụ. Hơn thế nữa lúa địa phương chất lượng cao lại đang giảm
sút về diện tích, từ 90 ha năm 2004 đến năm 2006 diện tích này còn 60 ha (Số liệu
thống kê của HTX). Trên cơ sở đánh giá lại tình hình sản xuất lúa địa phương trong
thời gian qua, nhằm đưa lại những giải pháp hợp lý hơn trong sản xuất. Đó là lý do
tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa địa
phương ở HTX nông nghiệp Tín Lợi xã Quảng Lợi huyện Quảng Điền tỉnh
Thừa Thiên Huế”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
+ Mục tiêu chung:
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế của lúa địa
phương và một số cây trồng chính ở HTX nông nghiệp Tín Lợi. Từ đó đưa ra giải
pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng suất, hợp lý hóa các yếu tố đầu tư.
+ Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp
nói chung và sản xuất lúa nói riêng.
- Xác định các điều kiện cơ bản của HTX Tín Lợi ảnh hưởng đến sản xuất lúa
địa phương và các cây trồng khác.
- Đánh giá tình hình hình sản xuất lúa trong thời gian qua ở HTX Tín Lợi.
- Điều tra, đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa địa phương của các nông hộ
trên địa bàn HTX Tín Lợi .
- Phân tích so sánh hiệu quả kinh tế sản xuất lúa địa phương với các cây trồng
khác của các hộ điều tra.
- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản

xuất lúa địa phương trên địa bàn.
2
PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.2.1. Lý Luận chung về hiệu quả kinh tế
2.2.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế
a. Khái niệm hiệu quả kinh tế
Trong cơ chế thị trường, một vấn đề luôn được các nhà sản xuất quan tâm
hàng đầu là hiệu quả của việc sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sản xuất là điều kiện
để tích lũy và tái đầu tư mở rộng, là động lực thúc đẩy việc mở rộng sản xuất kinh
doanh. Hay nói cách khác nó chính là yếu tố sống còn của không riêng bất cứ nhà
sản xuất nào
Chính vì vậy hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của mỗi
nhà sản xuất, mỗi doanh nghiệp mà còn là của toàn xã hội. Hiệu quả kinh tế là một
phạm trù phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh tế, là thước đo trình độ tổ
chức, quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng hoạt động
kinh tế nghĩa là tăng cường lợi dụng các nguồn lực sẵn có trong một hoạt động kinh
tế. Đây là đòi hỏi khách quan của nền sản xuất xã hội do nhu cầu vật chất của cuộc
sống con người tăng lên trong khi nguồn lực là có hạn. Chỉ có như vậy thì doanh
nghiệp mới có điều kiện mở rộng và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên
tiến vào sản xuất.
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Theo Tiến sĩ
Nguyễn Tiến Mạnh thì: “Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình)
kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân
lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định”.
Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực ở
mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế. Theo quan niệm như thế hoàn toàn có
thể tính toán được trong hiệu quả kinh tế sự vận động và biến đổi không ngừng của
các hoạt động kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau
của chúng.[22]

3
Theo tác giả Hồ Vinh Đào thì: “Hiệu quả kinh tế còn gọi là: “hiệu ích kinh
tế”. So sánh giữa chiếm dụng và tiêu hao trong hoạt động kinh tế (bao gồm lao
động vật hóa và lao động sống ) với thành quả có ích đạt được”.
Còn theo Farell (1957), Fchultz (1964), Rizzo (1979) và Ellis (1993) cho
rằng: “Hiệu quả kinh tế được xác định bởi việc so sánh giữa kết quả đạt được và
chi phí bỏ ra (các nguồn nhân tài, vật lực, tiền vốn…) để đạt được kết quả đó các
học giả trên đều cho rằng cần phân biệt rõ ba khái niệm về hiệu quả: hiệu quả kỹ
thuật (Technical eftciency), hiệu quả phân bổ các nguồn lực (Allocative eftciency),
và hiệu quả kinh tế (Economic eftciency).
Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi
phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong điều kiện cụ thể về kỹ thuật
hay công nghệ áp dụng. Nó chỉ ra rằng: Một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất
đem lại bao nhiêu sản phẩm. Hiệu quả này thường được phản ánh trong các mối
quan hệ về các năm sản xuất. Như vậy, hiệu quả kỹ thuật thể hiện thông qua mối
quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và giữa các loại sản
phẩm.
Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá
đầu vào được tính toán để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí
tăng thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bố là hiệu quả kỹ
thuật có tính đến các yếu tố về giá của yếu tố đầu vào và đầu ra. Vì vậy, nó còn
được gọi là hiệu quả giá (Price eftciency) việc xác định hiệu quả này cũng giống
như xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận. Điều đó có
nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị chi phí biên của nguồn lực sử
dụng vào sản xuất.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu
quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều này có nghĩa là cả yếu tố hiện vật và yếu tố
giá trị đều được xem xét khi sử dụng nguồn lực. Chỉ khi nào sử dụng nguồn lực đạt
cả về hiệu quả kỹ thuật lẫn hiệu quả phân phối thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả
kinh tế. Sự khác nhau trong hiệu quả của các doanh nghiệp có thể là sự khác nhau

về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ.
Nếu xét trên phương diện so sánh thì hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa một
bên là kết quả đạt được và một bên là các chi phí bỏ ra. Tiêu chuẩn của hiệu quả
4
kinh tế là sự tối đa hóa kết quả và tối thiểu hóa chi phí trong điều kiện tài nguyên có
hạn. Tuy vậy, cần thấy rằng kết quả thu được rất phong phú, có thể thu được trên
phương diện kinh tế, tài chính, xã hội như giảm bớt chênh lệch giàu nghèo, giảm
thất nghiệp và cải thiện môi trường sinh thái. Do đó hình thành nên khái niệm hiệu
quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế xã hội.
Hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh giữa kết quả đạt được và lượng
chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được các
mục tiêu xã hội nhất định. Các mục tiêu xã hội thường thấy là : giải quyết công ăn
việc làm trong phạm vi toàn xã hội hoặc từng khu vực kinh tế; giảm số người thất
nghiệp; nâng cao trình độ và đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động, đảm
bảo mức sống tối thiểu cho người lao động, nâng cao mức sống cho các tầng lớp
nhân dân trên cơ sở giải quyết tốt các quan hệ trong phân phối, đảm bảo và nâng
cao sức khỏe; đảm bảo vệ sinh môi trường; Nếu xem xét hiệu quả xã hội, người ta
xem xét mức tương quan giữa các kết quả (mục tiêu) đạt được về mặt xã hội (cải
thiện điều kiện lao động, nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần, giải quyết công ăn
việc làm ) và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Hiệu quả kinh tế xã hội là mối tương quan so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết
quả đạt được cả về mặt kinh tế và xã hội. Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế
là phát triển xã hội, vì thế hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật
thiết với nhau. Do đó khi nói đến hiệu quả kinh tế chúng ta cần phải hiểu trên quan
điểm kinh tế xã hội.
Qua nội dung đã trình bày phần trên có thể kết luận rằng :
Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu biểu hiện kết quả của hoạt động sản xuất, nói
rộng ra là của hoạt động kinh tế, hoạt động kinh doanh, phản ánh tương qian giữa
kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật tư, tài chính. Là chỉ tiêu phản ánh

trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh, nhằm đạt đựơc kết
quả tối đa với chi phí tối thiểu. Tùy vào mục đích đánh giá, có thể đánh giá hiệu quả
kinh tế bằng những chỉ tiêu khác nhau như năng suất lao động, hiệu suất sử dụng
vốn, hàm lượng vật tư của sản phẩm, lợi nhuận so với vốn, thời gian thu hồi vốn …
chỉ tiêu tổng hợp thường dùng nhất là doanh lợi thu được so với tổng số vốn bỏ ra.
[2]
5
b. Bản chất của hiệu quả kinh tế.
Các nhà kinh tế học đều thống nhất chung bản chất của hiệu quả kinh tế mặc
dù họ đã đưa ra những quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Trong đó, người
sản xuất muốn có lợi nhuận thì phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định, những chi
phí đó là: nhân lực, vật lực, tài lực…và tiến hành so sánh kết quả đạt được sau một
quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra thì có được hiệu quả kinh tế. Sự
chênh lệch này càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn và ngược lại.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, kết quả tạo ra được là tổng hợp các yếu
tố đầu vào và sự tác động của môi trường. Có nhiều cách khác nhau để đạt được
cùng một khối lượng sản phẩm. Do tính mâu thuẫn giữa khả năng hữu hạn về tài
nguyên với nhu cầu vô hạn của con người nên ta cần đánh giá kết quả của quá trình
sản xuất kinh doanh và cần đánh giá kết quả đó bằng cách nào? Chi phí bao nhiêu?
Chính vì vậy, khi đánh giá kết quả của hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở
việc đánh giá về mặt số lượng mà còn đánh giá về mặt chất lượng của hoạt động đó.
Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt động
sản xuất kinh doanh, cũng cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và
kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiểu kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình
sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt cũng là mục tiêu cần thiết của doanh
nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp có thể là
những đại lượng cân đong đo đếm được như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh
thu, lợi nhuận, thị phần, và cũng có thể là các đại lượng chỉ phản ánh mặt chất
lượng hoàn toàn có tính chất định tính như uy tín của doanh nghiệp, là chất lượng

sản phẩm, Như thế, kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp. Trong
khi đó khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh người ta đã sử dụng cả hai chỉ
tiêu là kết quả (đầu ra) và chi phí (các nguồn lực đầu vào) để đánh giá hiệu quả sản
xuất kinh doanh. Trong lý thuyết và thực tế quản trị kinh doanh cả hai chỉ tiêu kết
quả và chi phí đều có thể được xác định bằng đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị. Tuy
nhiên, sử dụng đơn vị hiện vật để xác định sẽ vấp phải khó khăn là giữa “đầu vào”
và “đầu ra” không có cùng một đơn vị đo lường hiệu quả kinh tế còn việc sử dụng
đơn vị giá trị luôn luôn đưa các đại lượng khác nhau về cùng một đơn vị đo lường
– tiền tệ. Vấn đề được đặt ra là: Nội dung và hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh
doanh nói riêng là mục tiêu hay phương tiện của kinh doanh? Trong thực tế, nhiều
6
lúc người ta sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả như mục tiêu cần đạt và trong nhiều
trường hợp khác người ta lại sử dụng chúng như công cụ để nhận biết “khả năng”
tiến tới mục tiêu cần đạt là kết quả.[22]
2.2.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế.
Trên cơ sở kết quả thu được và chi phí bỏ ra có thể xác đinh được hiệu quả
kinh tế. Hiệu quả kinh tế có thể được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu khác nhau tùy
thuộc vào mục tiêu phân tích và kết quả tính toán. Chẳng hạn, với mục tiêu là sản
xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội thì dùng chỉ tiêu giá trị sản xuất. Nhưng
với doanh nghiệp hay trang trại phải thuê nhân công thì người ta dùng chỉ tiêu lợi
nhuận, còn đối với nông hộ lại dùng chỉ tiêu giá trị gia tăng hay thu nhập hỗn hợp.
Thông thường thì dùng chỉ tiêu giá trị gia tăng.
Trong phân tích hiệu quả kinh tế ta có những phương pháp khác nhau như:
Hiệu quả so sánh về mặt lượng giữa giá trị sản xuất và chi phí sản xuất.
Dạng thuận:
H=Q/C
Hoặc dạng nghịch:
H=C/Q
Trong đó :
H : Hiệu quả kinh tế

Q : Kết quả thu được
C : Chi phí bỏ ra
Phương pháp này có ưu điểm là phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn
lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả hoặc
một đơn vị kết quả đạt được cần phải chi phí bao nhiêu đơn vị nguồn lực. Vì vậy
giúp ta so sánh ở qui mô khác nhau.
Phương pháp xác định hiệu quả cận biên bằng cách so sánh phần giá trị tăng
thêm và chi phí tăng thêm.
Dạng thuận:
H
b
=∆Q/∆C
7
Dạng nghịch:
H
b
=∆C/∆Q
Trong đó:
H
b
: Hiệu quả cận biên
∆Q : Kết quả thu thêm
∆C : Chi phí bỏ ra thêm
Phương pháp này nghiên cứu đầu tư theo chiều sâu, đầu tư thâm canh, đầu tư
cho tái sản xuất mở rộng. Nó xác định kết quả thu thêm trên một đơn vị chi phí tăng
thêm, hay nói cách khác nó cho ta biết được một đơn vị đầu tư thêm cho bao nhiêu
đơn vị kết quả thu thêm. Hoặc để tăng thêm một đơn vị đầu ra cần bổ sung bao
nhiêu đơn vị đầu vào.
Ngoài ra còn có các chỉ tiêu đánh giá trình độ thâm canh là cơ sở để đánh giá
hiệu quả kinh tế của thâm canh nông nghiệp. Hiệu quả kinh tế của thâm canh là so

sánh kết quả của sản xuất với đầu tư chung và so sánh phần tăng thêm của sản xuất
với đầu tư bổ sung, chủ yếu là so sánh thu nhập thuần túy với nhân tố khái quát.
Mức doanh lợi là chỉ tiêu khái quát nhất về hiệu quả sản xuất nói chung và thâm
canh nông nghiệp nói riêng. Mức doanh lợi có thể biểu hiện bằng mối quan hệ so
sánh về lượng của thu nhập và chi phí sản xuất hoặc của tổng thu nhập với tổng số
vốn sản xuất (vốn cố định và vốn lưu động trừ phần khấu hao).
Còn mức doanh lợi của đầu tư bổ sung là quan hệ so sánh giữa phần tăng
thêm của thu nhập với đầu tư bổ sung. Chỉ tiêu này có thể biểu hiện mối quan hệ về
lượng với phần tăng lên của thu nhập với phần chi phí sản xuất bổ sung hoặc giữa
phần tăng lên thu nhập với phần vốn sản xuất bổ sung.
Các chỉ tiêu trên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá, phân tích hiệu
quả kinh tế. Bởi nguyên lý cận biên là phần lý thuyết cốt lõi trong kinh tế học hiện
đại. Nó là cơ sở để định giá các yếu tố đầu vào cho việc phân phối sản phẩm và thu
nhập.
Hai phương pháp trên vừa phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực và chi
phí trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các chỉ tiêu này
không phản ánh được cái giá phải trả cho quy mô của hiệu quả là bao nhiêu và
8
không thể so sánh được hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp có quy mô khác
nhau.
Như vậy có nhiều phương pháp xác định hiệu quả kinh tế, mỗi cách đều
phản ánh một khía cạnh nhất định về hiệu quả. Vì vậy, tùy mục đích nghiên cứu,
phân tích và thực tế để lựa chon cho phù hợp. Nếu doanh nghiệp thiếu vốn và sử
dụng đồng vốn sao cho hiệu quả thì sử dụng phương pháp thứ nhất. Nếu xác định
hiệu quả của đầu tư thâm canh thì dung phương pháp thứ hai. Thông thường thì cần
kết hợp cả hai phương pháp thì việc đánh giá, xem xét mới đầy đủ và toàn diện hiệu
quả kinh tế.
2.2.2. Vai trò kinh tế của cây lúa.
2.2.2.1. Nguồn gốc cây lúa.
Việc thuần hóa cây lúa dại thành cây lúa trồng với sự xuất hiện của nghề

trồng lúa là một trong những sự kiện quan trọng nhất của lịch sử loài người. Trong
thời gian gần đây, vấn đề nguồn gốc cây lúa đã được thảo luận với nhiều tài liệu
công bố ở các khía cạnh khác nhau như khảo cổ học, dân tộc học, di truyền học,
sinh thái học, canh tác học…Tuy vậy, với cây trồng cổ xưa như lúa việc xác định
chính xác về địa điểm, thời gian xuất hiện đầu tiên là một việc khó.
Tư liệu của Trung Quốc cho rằng nghề trồng lúa ở Trung Quốc có từ 2800-
2700 năm trước Công Nguyên, theo Markey nghề trồng lúa của Ấn Độ có từ 2000
năm trước Công Nguyên. Ở Việt Nam theo tài liệu khảo cổ học thì nghề trồng lúa
có từ 4000-3000 năm trước Công Nguyên.
Grist coi lúa là cây trồng có nguồn gốc ở Đông Nam châu Á, còn một số tác
giả khác lại cho rằng lúa có nguồn gốc ở Trung Quốc, Ấn Độ. Tuy chưa thống nhất
nhưng nhiều tài liệu đều chứng minh nghề trồng lúa có từ lâu đời, nguồn gốc cây
lúa có từ vùng đầm lầy Đông Nam Á, có thể từ nhiều nước khác nhau từ đó lan
truyền sang các nước khác.[6]
2.2.2.2. Giá trị dinh dưỡng của cây lúa.
Lúa là một cây trồng quan trọng cho hơn nữa dân số trên hành tinh. Nó là
loại lương thực chính trong bữa ăn hàng ngày của hàng tỷ người trên trái đất ở châu
Á, châu Phi, Mỹ Latinh thuộc các nước nhiệt đới và Á nhiệt đới. Ở Việt Nam, đây
là nguồn lương thực nuôi sống con người. Ở đâu có dân là ở đó có lúa gạo. Nếu tính
9
mức calori cung cấp cho khẩu phần ăn của người dân Việt Nam là 2215 kilôcalo
mỗi ngày, thì 68% nguồn năng lượng đó từ lúa gạo. Trong lúa gạo có đầy đủ các
chất dinh dưỡng như các loại lương thực khác, ngoài ra còn có cả vitamin đặt biệt là
vitamin B.[6]
2.2.2.3. Giá trị kinh tế của cây lúa
Theo thống kê của FAO, các loại lương thực truyền thống trên thế giới bao
gồm 5 loại: lúa gạo, lúa mì, ngô, kê, lúa mạch. Trong các loại lương thực trên, lúa
gạo và lúa mì là 2 loại lương thực cơ bản nhất dùng cho con người, các loại còn lại
chủ yếu phục vụ cho chăn nuôi gia súc và công nghiệp chế biến thực phẩm bia,
rượu các loại, chế biến dược phẩm…Khoảng 40% dân số thế giới coi lúa gạo là

lương thực chính, 25% sử dụng trên 1/2 khẩu phần ăn hàng ngày. Như vậy, lúa gạo
ảnh hưởng ít nhất 65% dân số thế giới.
Có thể nói, lúa gạo nói chung ảnh hưởng rất lớn đến một bộ phận dân cư.
Ngày nay khi mà kinh tế phát triển thì nhu cầu của con người về chất lượng sản
phẩm cũng tăng lên. Con người có xu hướng tìm đến những giống địa phương chất
lượng cao. Ở nước ta những giống lúa địa phương đã tồn tại lâu đời như: giống Tám
ấp bẹ Xuân Đài là giống tám truyền thống của tỉnh Nam Định được trồng từ lâu ở
làng Xuân Đài thuộc huyện Hải Hậu ngày nay, là giống có phẩm chất rất cao, cơm
dẻo rất thơm, chịu được chua tốt, có khả năng kháng được bệnh. Hay là giống Dự
Hương ở ven biển Đồng bằng Bắc bộ, thuộc nhóm gạo dẻo có mùi thơm đặc trưng,
chịu được chua phèn. Ngoài ra còn rất nhiều giống địa phương chất lượng cao như:
giống Thơm sớm, Nàng thơm Nhà bè, Thơm Bình Chánh, Nàng thơm chợ Đào,
Nàng Hương…phổ biến ở Đồng bằng Sông Cửu Long. [3]
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lúa.
2.2.3.1. Nhóm nhân tố tự nhiên.
Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và sản lượng lúa bởi
vị nhóm các yếu tố này tác động trực tiếp và liên tục trong suốt quá trình sinh
trưởng và phát triển của cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng. Cụ thể là:
• Nhiệt độ
Đây là nhân tố ảnh hưởng lớn đến toàn bộ chu kỳ sinh trưởng phát triển của
cây lúa. Ngưỡng nhiệt độ cho cây lúa sinh trưởng phát triển thích hợp là từ
10
13
0
C-40
0
C. Phản ứng của lúa với nhiệt độ ở mỗi giai đoạn sinh trưởng cũng khác
nhau. Giai đoạn nảy mầm yêu cầu nhiệt độ cao. Giai đoạn vươn lá lúa có thể chịu
đựng ở nhiệt độ thấp hơn, đến giai đoạn trổ bông và vào chắc lúa cần nhiệt độ cao.
Tổng tích ôn từ khi gieo đến khi chín hoàn toàn cây lúa cần 2500-3000

0
C đối với
giống ngắn ngày và 3000-4000
0
C đối với giống dài ngày.
• Ánh sáng
Bức xạ mặt trời là nhân tố khí hậu quan trọng nhất quyết định đến năng suất
lúa, đặt biệt là giai đoạn hình thành sản lượng và kế đến là giai đoạn chín. Nó ảnh
hưởng đến cây lúa trên hai mặt cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng. Thời
gian chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng đến quá trình phát dục ra hoa còn cường độ
chiếu sáng ảnh hưởng đến quang hợp. Các giống lúa địa phương của Việt Nam có
phản ứng chặc chẽ với thời gian chiếu sáng trong ngày, do vậy khi sắp xếp thời vụ
trồng lúa cần nghiên cứu phản ứng của giống đối với thời gian chiếu sáng trong
ngày.[6]
• Nước
Nước có vai trò rất quan trọng đối với động vật, thực vật nói chung và lúa
nói riêng. Khi có nước, tế bào cây lúa mới trương lên, lá lúa mới cứng hơn. Khi
thiếu nước tế bào bị xẹp lại. Nhờ có nước mà các chất dinh dưỡng trong đất được
hòa tan và cây lúa dễ dàng hấp thụ. Hơn nữa, đối với cây lúa nhất là giai đoạn trổ
bông thì nước có vai trò quyết định tới năng suất sau này. Trường hợp bị ngập nước
cũng ảnh hưởng tới năng suất lúa, trong các giai đoạn khác nhau thì có ảnh hưởng
không giống nhau. Theo Pande (1976) đối với giống lúa Yaya khi bị ngập 25%
chiều cao cây trong giai đoạn đẻ nhánh thì năng suất giảm 18-25%, nếu ngập ở các
mức độ : 25%, 50%, 75% trong giai đoạn trổ bông thì năng suất giảm lần lược trong
khoảng 21-29%, 24-34%, 30-50%.
• Đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp nói
chung và sản xuất lúa nói riêng. Nhờ có đất mà cây lúa mới có thể tồn tại và được
cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng phục vụ cho quá trình trao đổi chất, các hoạt
động sinh lý, sinh hóa. Lúa có thể được trồng trên rất nhiều loại đất khác nhau như

đất phù sa, đất xám đọng mùn, đất nhiễm phèn nhẹ, đất nhiễm phèn nặng được cải
tạo, đất nhiễm mặn nhẹ. Nhưng thích hợp nhất là đất phù sa ngọt trên các lưu vực
11
sông lớn, nhỏ như sông Mêkông, sông Hồng, sông Mã. Cây lúa có thể sống được
trên đất có độ pH từ 3,5-10 nhưng thích hợp nhất là 3,5-7.
• Thời vụ
Thời vụ có tầm quan trọng đặt biệt, là một trong những biện pháp quan trọng
nhất trong thâm canh hiện nay. Thời vụ được coi là một cái trục chính để cho các
biện pháp kỹ thuật khác xoay xung quanh nó mà hoạt động, “Nhất thì, nhì thục”. Do
vậy, việc xác định thời vụ thích hợp sẽ mang lại năng suất cao và đạt hiệu quả kinh
tế. Để xác định thời vụ cho lúa ta phải dựa vào: đặc điểm của của các giống lúa,
thời tiết, khí hậu, đất đai của từng vùng, quy luật phát sinh phát triển của sâu bệnh,
dựa vào chế độ luân canh tăng vụ, rãi vụ của từng địa phương, các tiết trong năm…
Đối với khu vực Bắc Trung Bộ nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng thì thời vụ
có nét riêng: lúa Đông Xuân gieo từ đầu tháng 12 đến tháng 1 dương lịch, thu hoạch
từ ngày 10-20 tháng 5, còn lúa Hè Thu gieo vào cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 và thu
hoạch trước ngày 5 tháng 9.[6]
• Vùng sinh thái
Cũng giống như các loại cây trồng khác trong nông nghiệp, quá trình sinh
trưởng phát triển của cây lúa cũng phụ thuộc rất lớn tới điều kiện sinh thái của địa
phương. Điều kiện sinh thái là sự phức hợp các mối quan hệ giữa điều kiện tư
nhiên, khí hậu, đất đai và nhiều nhân tố khác.
Ở Việt Nam, có 7 vùng sinh thái, tuy lúa đều có thể được trồng trên khắp các
vùng này nhưng năng suất, phẩm chất lúa ở các vùng lại khác nhau. Ví dụ như
giống lúa Tám Xoan cho năng suất và phẩm chất tốt nhất ở Bắc Ninh, còn lúa Nàng
Thơm chỉ thích hợp tối ưu ở xã Mỹ Lệ huyện Cần Đước tỉnh Long An. Một số tỉnh
lân cận có trồng nhưng phẩm chất bị giảm so với vùng xuất xứ này. Như vậy, vùng
sinh thái cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến vùng sản xuất lúa.[23]
Trên đây chỉ là một số nhân tố tự nhiên cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến cây
lúa. Ngoài ra còn nhiều nhân tố khác cũng tác động không kém phần quan trọng.

2.2.3.2. Nhóm nhân tố xã hội
• Điều kiện tiêu thụ và giá cả sản phẩm
Trong sản xuất hàng hóa thị trường là cầu nối giữa người sản xuất và người
tiêu dùng. Việc xác định thị trường cho ngành sản xuất lúa có tác dụng quan trọng
12
nhằm xác định đúng phương hướng, mục tiêu sản xuất của ngành từ đó xây dựng
các vùng sản xuất tập trung đáp ứng nhu cầu của xã hội. Trong khi đó giá cả còn là
căn cứ để xác định kết quả và hiệu quả của sản xuất. Do vậy, khi tiến hành sản xuất
người sản xuất phải nắm rõ nhu cầu thị trường, giá cả sản phẩm cũng như giá các
yếu tố đầu vào.
• Tập quán canh tác của dân cư
Đây là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng cây trồng.
Nếu tập quán canh tác lạc hậu sẽ hạn chế việc tái sản xuất mở rộng, hạn chế mức
đầu tư thâm canh và việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm
cho năng suất cây trồng thấp, sản xuất kém hiệu quả. Tập quán canh tác tiến bộ thể
hiện ở trình độ thâm canh cao hơn, nó là cơ sở để đưa khoa học kỹ thuật mới vào
sản xuất. Vì vậy, đổi mới tập quán canh tác, tăng cường công tác khuyến nông giúp
người dân thấy rõ được tầm quan trọng của việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất là điều cần thiết.
• Cơ chế chính sách của nhà nước
Từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, Đảng và nhà nước ta đã tập
trung chỉ đạo, ban hành nhiều văn bản pháp lý nhằm hỗ trợ giúp đở nông dân trong
sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng. Những chính sách này đã
tác động tích cực, kịp thời đối việc sản xuất lúa trên toàn quốc như: chính sách đất
đai, chính sách khuyến nông, chính sách đầu tư tín dụng…
- Chính sách đất đai
Ban bí thư TW Đảng đã đề ra chỉ thị 100-CT/TW về công tác khoán sản
phẩm đến người lao động, nghị quyết 10 của Bộ chính trị (ban hành ngày 5/4/1988)
về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, luật đất đai sửa đổi năm 1993 cho phép
người sử dụng đất có quyền chuyển nhượng, mua bán, cho thuê, thế chấp. Những

nhân tố pháp lý này có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và sản xuất lúa.
Người nông dân thật sự đã gắn bó với phần ruộng đất của mình bằng kết quả sản
xuất do chính họ làm ra, họ yên tâm đầu tư thâm canh, tăng năng suất cây trồng,
tăng hiệu quả kinh tế,bảo vệ môi trường sinh thái bảo đảm cho quá trình sản xuất
nông nghiệp ổn định và bền vững.
- Chính sách khuyến nông
13
Trong những năm gần đây công tác khuyến nông rất được chú trọng, ở hầu
hết các địa phương đều có cán bộ khuyến nông trực tiếp tập huấn chỉ đạo sản xuất,
xây dựng và trình diễn các mô hình sản xuất đạt hiệu quả, giới thiệu các nông dân
làm ăn giỏi, các tiến bộ kỹ thuật mới, những thông tin về giống cây trồng, vật nuôi
cũng như giá cả thị trường thông qua các bản tin của đài, báo, tivi, tờ rơi…Điều này
đã giúp cho nhiều nông dân vươn lên làm giàu.
Trong thực tế nếu người sản xuất thiếu vốn thì sẽ sản xuất với quy mô nhỏ,
mức đầu tư cho sản xuất thấp là nguyên nhân dẫn đến năng suất thấp, chất lượng
sản phẩm giảm và cuối cùng là thất thu. Đây là một trong những yếu tố không nhỏ
làm ảnh hưởng đến sự phát triển của sản xuất lúa. Trong nhiều năm qua nhà nước
đã có những hỗ trợ cho nông dân như: Trợ giá giống lúa cho các địa phương, tập
huấn kỹ thuật cho bà con nông dân, hỗ trợ một phần chi phí cho cán bộ khuyến
nông…
- Chính sách đầu tư và tín dụng
Những năm qua chính phủ đã có nhiều nỗ lực cải tạo hệ thống thủy lợi. Đầu
tư trong ngành nông nghiệp tập trung chủ yếu vào cơ sở hạ tầng hỗ trợ sản xuất và
phát triển nông thôn. Trong thập niên 90, đầu tư vào thủy lợi chiếm khoảng 70%
tổng đầu tư của ngành nông nghiệp, chủ yếu tập trung cho lúa.
Về tín dụng nông thôn, hiện nay hệ nay hệ thống hỗ trợ tài chính nông thôn
chính thức có NHNN & PTNT Việt Nam, NHCSXH và quỹ tín dụng nhân dân.
Mục tiêu của hệ thống hỗ trợ tài chính nông thôn chính thức là bảo đảm đầu vào
cho sản xuất nông nghiệp, tăng cường công nghệ sau thu hoạch và xuất khẩu nông
sản, hỗ trợ đa dạng hóa nông nghiệp, cải tạo cơ sở hạ tầng nông thôn, giảm nghèo

và giảm thiên tai. Chính sách tín dụng bảo đảm cho nông dân vay vốn trực tiếp và
hỗ trợ nông dân nghèo vùng sâu, vùng xa. Tỷ lệ cho vay đối với các hộ gia đình
trồng lúa tăng từ 5-10 triệu đồng mà không phải thế chấp.[13]
- Chính sách về vật tư nông nghiệp.
Trước đổi mới, vật tư nông nghiệp được phân phối thông qua HTX. Trong
thời kỳ đổi mới, vai trò của HTX suy giảm, vật tư được buôn bán tự do, vai trò của
kinh tế tư nhân trong buôn bán vật tư trở nên quan trọng. Thuế nhập khẩu phân bón
hầu như không đáng kể. Chính phủ cũng khuyến khích nông dân cải thiện giống lúa
14
bằng cách bãi bỏ thuế nhập khẩu giống, trợ giá giống lai và trợ cước vận chuyển
nhằm đạt mục tiêu trên 70% giống lúa mới.[13]
Để cho các chương trình hổ trợ sản xuất, các chính sách khuyến khích nông
dân ngày càng phát huy tốt hơn thì cần có sự chỉ đạo đúng đắn kịp thời của các ban
ngành liên quan từ TW đến địa phương. Có như vậy người nông dân mới yên tâm
hơn trong sản xuất, cũng cố và mở rộng diện tích canh tác có thể có, tạo ra nguồn
nông sản phẩm dồi dào, chất lượng tốt phục vụ cho nhu cầu nội địa và hướng ra
xuất khẩu.
2.2.3.3. Nhóm nhân tố kinh tế.
Biểu hiện của nhóm nhân tố kinh tế là mức độ đầu tư vật chất cho sản xuất
lúa. Đây là chi phí trực tiếp cho quá trình sản xuất, nó là yếu tố có thể coi là quan
trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng lúa. Các yếu tố này bao gồm:
Giống, các loại phân bón, BVTV, thủy lợi…
- Giống: Là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và có tính chất quyết định đến năng
suất và chất lượng sản phẩm của ngành trồng trọt. Giống quy định tiềm năng năng
suất tối đa mà cây trồng có thể đạt được. Mặc khác các giống khác nhau đòi hỏi quy
trình kỹ thuật khác nhau. Do đó các nhà sản xuất phải lựa chọn giống cây trồng phù
hợp với điều kiện sản xuất của địa phương mình.
- Phân bón: Là yếu tố tác động trực tiếp đến năng suất và phẩm chất của cây
trồng. Tuy nhiên để tăng năng suất và sản lượng lúa thì cùng với việc đảm bảo phân
bón, người sản xuất cần phải bón phân một cách cân đối giữa các loại phân với

nhau và phải đảm bảo đảm bón đúng thời vụ. Bón phân một cách hợp lý sẽ đảm bảo
cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trồng vào mọi thời kì sinh trưởng phát triển, đồng
thời góp phần cải tao đất, tăng độ phì của đất.
- Bảo vệ thực vật: Sâu bệnh hại cây trồng luôn là vấn đề hết sức lo ngại đối
với sản xuất nông nghiệp. Sâu bệnh phá hoại làm cho cây trồng chậm phát triển ảnh
hưởng đến năng suất và phẩm chất nông sản. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp
phòng trừ sâu bệnh là hết sức cần thiết đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và
sản xuất lúa nói riêng.
15
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới, dễ trồng, cho năng suất cao. Hiện nay trên
thế giới có khoảng 100 quốc gia trồng lúa. Vùng trồng lúa tương đối rộng nhưng tập
trung chủ yếu ở các nước châu Á (91,1% giai đoạn 1991-1995). Trung Quốc và Ấn
Độ là hai nước sản xuất lúa gạo nhiều nhất trên thế giới. Cây lúa có thể trồng được
ở những vùng có vĩ độ cao như Hắc Long Giang (Trung Quốc) 53
0
B, Tiệp 49
0
B,
Nhật, Italia 45
0
B đến nam bán cầu: New South Wales (Australia) 35
0
N.
Ở những nước công nghiệp phát triển, nhờ đẩy mạnh đầu tư thâm canh nông
nghiệp nên trình độ cơ giới hóa cao, họ cũng tạo ra nhiều giống lúa mới cho năng
suất cao, phẩm chất tốt, thời gian sinh trưởng ngắn. Đa số lao động nông nghiệp có
khả năng nhận thức và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhanh. Trong khi đó ở
những nước đang phát triển, hình thức lao động chủ yếu bằng thủ công. Máy móc,

thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp còn ít đầu tư, trình độ thâm canh thấp,
chủ yếu sử dụng các giống lúa cũ, tập quán canh tác còn lạc hậu, sản xuất còn phụ
thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên năng suất lúa giữa các nước phát triển và
đang phát triển có sự chênh lệch khá lớn. Năng suất lúa nước bình quân trên thế
giới giai đoạn 1997-2002 là 3,89 tấn/ha. Có những nước đạt năng suất lúa bình quân
từ 6-9 tấn/ha như: Ai Cập: 7,9 tấn/ha, Mỹ: 6,8 tấn/ha, Hàn Quốc: 6-6,386 tấn/ha,
Nhật Bản: 5,7-6,2 tấn/ha. Theo thống kê trên một diện tích hẹp ở Mỹ và Trung
Quốc đạt năng suất lúa nước kỷ lục: 13,5-14,5 tấn/ha, trong khi đó các nước đang
phát triển như Campuchia năng suất lúa chỉ đạt 1,3 tấn/ha, Ấn Độ và Pakistan, chỉ
đạt 2,6-2,8 tấn/ha. [2]
So với năm 1997, diện tích lúa thế giới giảm 3,31% nhưng do các nước đều
sử dụng các giống lúa mới có năng suất cao, chính phủ các nước đã có những chính
sách ưu tiên phát triển nông nghiệp như: ưu tiên đầu tư sản xuất phân bón, đẩy
mạnh công tác khuyến nông…đã làm cho năng suất lúa tăng thêm 3,9% từ đó kéo
theo sản lượng lúa tăng thêm 0,46%.
Theo FAO, riêng năm 2006 sản lượng lúa thế giới đạt 635 triệu tấn, tăng
0,8% (4 triệu tấn so với năm 2005). Tại các nước bán cầu nam sản xuất lúa năm
2006 của các nước Argentina, Australia, Idonesia và Madagasta tăng lên do vụ mùa
diễn ra khá thuận lợi trong khi đó sản lượng lúa Brazil, Ecuado, Srilanka, Uruguay
16
giảm xuống. Còn các nước ở bán cầu bắc đặt biệt là Bangladesh và Trung Quốc sẽ
đóng góp hầu hết vào sự gia tăng sản lượng lúa thế giới. [20]
Bảng 1:Diện tích, năng suất, sản lượng lúa thế giới từ năm 1997 đến năm 2002.
Năm Diện tích (ha) Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)
1997
1998
1999

2000
2001
2002
151.027.599
151.646.356
156.888.894
153.785.367
151.623.334
146.029.456
38,193
38,423
38,961
38,905
39,260
39,682
576.816.805
582.665.263
611.251.382
598.307.226
595.267.724
579.476.722
2002/1997 -96,69 103,9 100,46
[Nguồn :FAO,1990-1998].
2.2.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam.
Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, là điều kiện rất thuận lợi cho sản
xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nước nói riêng. Nghề trồng lúa Việt
Nam đã có từ lâu đời và có thể coi là cái nôi hình thành cây lúa nước. Với địa bàn
trải dài trên 15 vĩ độ bắc bán cầu, từ bắc vào nam đã hình thành những đồng bằng
châu thổ trồng lúa phì nhiêu, cung cấp nguồn lương thực chủ yếu để nuôi sống mấy
chục triệu người trong nước và hàng chục tấn xuất khẩu.

Trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2000 diện tích trồng lúa của nước ta
tăng lên đáng kể từ 6.042,8 nghìn ha lên đến 7.666,3 nghìn ha. Song song với sự
tăng lên về diện tích thì năng suất cũng tăng lên nhờ vào sự tác động mạnh mẽ của
chính sách đổi mới đối với tình hình sản xuất nông nghiệp (ruộng đất không còn
quyền sở hữu của HTX) người nông dân đã trở thành chủ nhân thật sự đối với mảnh
ruộng của mình. Điều này đã giúp cho người nông dân yên tâm đầu tư sản xuất.
Dưới bàn tay cần cù, tinh thần hăng say lao động của bà con nông dân và việc thay
đổi trong kỹ thuật trồng lúa cũng như việc đưa máy móc vào đồng ruộng, việc
17
chuyển đổi mùa vụ, giải quyết thủy lợi để tưới tiêu, cải tạo phèn mặn ở Đồng bằng
Sông Cửu Long đã mang lại nhiều hiệu quả đáng kể.
Bảng 2: Diện tích, năng suất, sản lượng, sản lượng xuất khẩu, kim ngạch xuất
khẩu của lúa gạo Việt Nam từ năm 1990 đến 2006.
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng
suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
Sản lượng
xuất khẩu
(nghìn tấn)
Kim ngạch
(triệu USD)
1990 6.042,80 3,18 19.225,10 1.478,00 275,40
1991 6.302,80 3,11 19.621,90 1.016,00 229,90
1992 6.475,30 3,33 21.590,40 1.953,00 405,10
1993 6.559,40 3,48 22.836,50 1.649,00 335,70

1994 6.598,60 3,57 23.528,20 1.962,00 420,90
1995 6.765,60 3,69 24.963,70 2.025,00 538,80
1996 7.003,80 3,77 26.396,70 3.047,00 868,40
1997 7.099,70 3,88 27.523,90 3.682,00 891,30
1998 7.362,70 3,96 29.145,50 3.793,00 1.006,00
1999 7.653,60 4,10 31.393,80 4.550,00 1.035,00
2000 7.666,30 4,24 32.529,50 3.477,00 668,00
2001 7.492,70 429 32.108,40 3.721,00 623,00
2002 7.504,30 4.,59 34.447,20 3.241,00 725,00
2003 7.452,20 4,64 34.568,80 3.567,00 981,70
2004 7.443,80 4,82 35.827,80 3.774,00 1.038,70
2005 7.329,20 4,889 35.823,90 4.758,00 1.321,20
2006 7.322,30 4,894 35.833,60 4.360,00 1.200,00
[Nguồn :[16], [18],[19], [21]]
Qua số liệu ở bảng 2 cho thấy từ năm 2000 đến nay diện tích trồng lúa có xu
hướng giảm xuống. Nguyên nhân là do có sự chuyển đổi diện tích sang nuôi trồng
thủy sản và một số cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn, ngoài ra còn phải kể
đến quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ dẫn đến việc xây dựng các hệ thống giao
thông, thủy lợi, khu công nghiệp…đã lấn sang đất nông nghiệp. Mặc dù có sự giảm
18
sút về diện tích nhưng năng suất và sản lương lúa không ngừng tăng lên đến năm
2006 đạt năng suất 48,94 tạ/ha và sản lượng đạt 35.833,6 nghìn tấn. Đạt mức kỷ lục
từ trước đến nay. Vì vậy, chúng ta không những đảm bảo nhu cầu lương thực cho
hơn 80 triệu dân mà còn vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên
thế giới. Riêng năm 2005 sản lượng xuất khẩu gạo đạt 5,2 triệu tấn đem về cho đất
nước trên 1,4 tỷ USD. Có được kết quả như vậy là nhờ những năm qua Đảng và
Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách hợp lý trong việc phát triển nông nghiệp, ứng
dụng TBKHKT trong sản xuất lúa, đặc biệt là đưa các giống có năng suất, chất
lượng cao vào sản xuất.
Bên cạnh những thành quả đã đạt được thì trong năm 2006 vừa qua ở

ĐBSCL - vựa lúa của cả nước đã bị rầy nâu phá hại gần 59,5 nghìn ha, bệnh vàng
lùn, lùn xoắn lá 46,8 nghìn ha (Đồng Tháp gần 15 nghìn ha, Kiên Giang gần 11,5
nghìn ha, Tiền Giang gần 7 nghìn ha, Long An gần 5 nghìn ha…) nên đã làm cho
năng suất, sản lượng lúa ở khu vực này giảm mạnh. Chính vì vậy trong năm tới
chính phủ đã có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý đồng thời kết hợp
với việc cắt một số diện tích lúa ở ĐBSCL để hạn chế sâu bệnh, bảo vệ đất đai cho
vùng này.[16]
2.2.3. Tình hình sản xuất lúa ở huyện Quảng Điền.
Quảng Điền là huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía Bắc tỉnh Thừa Thiên
Huế, cách thành phố Huế 15 km. Phía Đông Nam giáp huyện Hương Trà, phía Tây
và Tây Bắc giáp huyện Phong Điền, Phía Đông giáp biển Đông. Toàn huyện có
6.614 ha đất nông nghiệp và 1.358 ha đất có khả năng khai thác để sản xuất nông
nghiệp, 641 ha đất vườn cùng với nguồn nước ngọt khá phong phú từ sông Bồ, sông
Ô Lâu và nguồn nước ngầm từ những đồi cát. Những đặc điểm về đất đai và nguồn
nước như vậy đã tạo cho huyện những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành trồng
trọt với cây chủ lực là lúa nước. Vì thế, Quảng Điền có nền kinh tế thuần nông,
trong đó vai trò của cây lúa nước có sức chi phối lớn nhất. [17] Trong giai đoạn từ
năm 2003-2005 diện tích, năng suất, sản lượng lúa của huyện cụ thể như sau:
Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2003
+/- % +/- %
19
Diện tích ha 7916 7704 7407 -212 -2,68 -297 -3,86
Năng suất Tạ/ha 49,9 53,3 50,7 3,4 6,81 -2,6 -4,88
Sản lượng Tấn 39519 41080 37519 1561 3,95 -3561 -8,67
Vụ ĐX
Diện tích ha 4096 4010 3822 -86 -2,1 -188 -4,69
Năng suất Tạ/ha 53,6 56 49,1 2,4 4,48 -6,9 -12,3
Sản lượng Tấn 21957 22420 18767 463 2,11 -3653 -16,3
Vụ HT
Diện tích ha 3820 3694 3585 -126 -3,3 -109 -2,95

Năng suất Tạ/ha 46 50,4 52,3 4,4 9,57 1,9 3,77
Sản lượng Tấn 17562 18616 18752 1054 6 136 0,73
Bảng 3: Kết quả sản xuất lúa ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3
năm 2003-2005.
[Nguồn: [15]].
Qua 3 năm từ 2003-2005 diện tích gieo trồng lúa trên địa bàn huyện giảm
509 ha. Nguyên nhân của sự biến động này là do huyện đã có chủ trương chuyển
đổi, giảm bớt diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng một số loại cây, con
có giá trị kinh tế cao.
Về năng suất: Có thể nói, năm 2004 năng suất lúa của huyện có sự tăng lên
đột biến (53,3 tạ/ha) tăng 6,81% so với năm 2003, nhờ đó mà sản lượng lúa tăng
thêm 1561 tấn. Có được thành quả như vậy là do huyện đã tích cực thực hiện các
biện pháp thâm canh, đẩy mạnh chương trình khuyến nông, áp dụng các tiến bộ
khoa học-kỹ thuật, đưa giống mới vào gieo trồng, từng bước thực hiện cơ giới hóa
nông nghiệp. Năm 2005, năng suất lúa giảm đến 6,9 tạ /ha. Nguyên nhân là do thời
tiết bất lợi, khô hạn thiếu nước lúc lúa trổ và mưa khi lúa đã chín làm ngã đổ nhiều
diện tích. Do đó sản lượng giảm 3561 tấn so với năm 2004.
Qua đây có thể nói rằng, nhìn chung tình hình sản xuất lúa của huyện Quảng
Điền luôn có sự biến động, không ổn định, nhiều diện tích chưa chủ động được
nước tưới, còn tình trạng chờ nước trời. Do vậy, huyện cần đẩy mạnh hơn nữa công
tác thủy lợi, xây dựng đê điều cung cấp nước cho sản xuất. Bên cạnh đó cần đẩy
20
mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tuyển chọn giống mới, đẩy mạnh công tác thâm
canh, chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển một số diện tích có năng suất thấp,
thiếu ổn định sang trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày, nuôi trồng thủy sản…
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Các hộ gia đình trên địa bàn đang sản xuất lúa địa phương, lúa nông nghiệp
và các cây trồng khác.

3.2. Phạm vi nghiên cứu.
21
- Về nội dung: Nghiên cứu các yếu tố sản xuất, kết quả sản xuất cũng như hiệu
quả kinh tế của lúa địa phương so với các cây trồng chính ở địa bàn.
- Về không gian: HTX nông nghiệp Tín Lợi, Quảng Lợi, Quảng Điền, Thừa
Thiên Huế.
- Về thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu từ ngày 2/1/2007 đến ngày
7/5/2007.
3.3. Nội dung nghiên cứu.
- Tình hình cơ bản của địa phương
- Tình hình sản xuất lúa của địa phương.
- Hiệu quả kinh tế và so sánh hiệu quả kinh tế của lúa địa phương với các cây
trồng hàng năm chính của các nhóm hộ điều tra.
- Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa địa phương trên địa bàn.
3.4. Phương pháp nghiên cứu.
Áp dụng phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của người nông dân (PRA) để
thu thập dữ liệu.
+ Điều tra thu thập số liệu.
- Thu thập số liệu thứ cấp
Các báo cáo tổng kết, tài liệu của các ban ngành tại xã Quảng Lợi, niên giám
thống kê, …
- Thu thập số liệu sơ cấp
Tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc các hộ trồng lúa đã chọn ở HTX Tín Lợi.
 Chọn điểm điều tra.
Trong quá trình thực tập kết hợp với sự phân công của khoa và yêu cầu của
đề tài tôi chọn 2 thôn Hà Lạc và Đức Nhuận (cụ thể là đội 3 và đội 5) của HTX Tín
Lợi để tiến hành điều tra.
 Chọn mẫu điều tra.
Chọn 40 mẫu tương ứng với 40 hộ trồng lúa ở địa bàn theo danh sách hộ của
đội và theo tỷ lệ các nhóm hộ thực tế trên địa bàn.

22
• Nhóm hộ nghèo chiếm tỷ lệ 30% với 12 phiếu điều tra.
• Nhóm hộ trung bình chiếm 45% với 18 phiếu điều tra.
• Nhóm hộ khá giàu chiếm 25% với 10 phiếu điều tra.
+ Phỏng vấn người am hiểu.
Phỏng vấn sâu những người am hiểu về vấn đề nghiên cứu.
3.5. Xử lí số liệu.
Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê so sánh, phương pháp phân
tích hồi quy với sự hỗ trợ của phần mềm Excel.
Sử dụng phương pháp hồi quy nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
năng suất lúa của nông hộ. Công cụ để phân tích mối quan hệ này là việc sử dụng
hàm sản xuất. Đó là mô hình biểu hiện sự phụ thuộc giữa kết quả (năng suất) với
các yếu tố đưa vào sản xuất. Có dạng tổng quát:
Y = f(X
1
,X
2
,…X
n
).
Trong đó: X
1
, X
2
, …X
n
là các yếu tố đầu vào (giống, trình độ văn hóa, các
loại phân bón…)
Và Y là kết quả sản xuất (năng suất).
Trong phạm vi đề tài này chúng tôi sử dụng mô hình Cobb-Douglas trên

phần mềm Excel để xác định mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào chủ yếu với năng
suất.
Mô hình Cobb-Douglas được sử dụng trong quá trình nghiên cứu vì các lí
do: (1) Đây là dạng mô hình đơn giản, khi logarit 2 vế ta được mô hình hồi qui
tuyến tính, nhờ vậy có thể đơn giản hơn trong quá trình tính toán. (2) Mô hình này
cho biết được mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đầu vào đến năng suất lúa thể hiện
ở độ co giãn của các yếu tố đầu vào (hệ số).
Mô hình hàm sản xuất có dạng:
Y = AX
1
α1
X
2
α2
X
3
α3
X
4
α4
X
5
α5
Logarit hai vế ta có phương trình:
LnY = LnA + α1LnX
1
+ α2LnX
2
+ α3LnX
3

+ α4LnX
4
+ α5LnX
5.
Trong đó:
23
Y : Năng suất (kg/sào)
A : Hằng số (Hệ số góc của hàm sản xuất)
X
1
: Trình độ văn hóa của chủ hộ (lớp)
X
2
: Giống (kg/sào)
X
3
: Lượng phân đạm (kg/sào)
X
4
: Lượng phân lân (kg/sào)
X
5
: Lượng phân Kali (kg/sào).
3.6. Các chỉ tiêu nghiên cứu.
- Điều kiện tự nhiên của HTX Tín Lợi
o Vị trí địa lí
o Địa hình
o Thời tiết, khí hậu
o Thời vụ
o Tình hình đất đai thổ nhưỡng

o Sông ngòi
- Điều kiện kinh tế xã hội.
o Tổng diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp, đất lúa, đất hoa màu…
o Dân số, lao động
o Cơ sở hạ tầng: Đường giao thông, trường học,…
- Tình hình sản xuất lúa và các cây trồng khác của HTX Tín Lợi
o Diện tích của từng loại cây trồng
o Năng suất
o Sản lượng
o Giống cây trồng
o Hiệu quả kinh tế
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế:
24
 Chỉ tiêu phản ánh đặc điểm chung của nông hộ: tuổi, trình độ văn hóa,
kinh nghiệm, giới tính, nghề nghiệp…
 Chỉ tiêu phản ánh qui mô nguồn lực các hộ:
• Quy mô đất đai: Tổng diện đất/hộ, diện tích đất trồng
lúa địa phương/hộ…
• Quy mô lao động: Số lao động bình quân/ hộ
• Quy mô vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư bình quân/ hộ
 Chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư của các nông hộ:
• Chi phí giống
• Chi phí đầu tư phân bón
• Chi phí thuốc hóa học
• Chi phí làm đất
• Thủy lợi phí
• Chi phí thuê lao động
• Chi phí vận chuyển
 Chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất:
• Tổng giá trị sản xuất (GO) trên một sào: Chỉ tiêu này cho biết một sào

gieo trồng cho bao nhiêu giá trị.
GO được tính theo công thức sau:
GO =Q
i
*P
i
Q
i
: Lượng sản phẩm loại i được sản xuất ra.
P
i
: Giá trị sản phẩm loại i.
• Tổng chi phí trung gian (IC) trên một sào: Bao gồm chi phí vật chất,
chi phí công lao động và chi phí dịch vụ được tiêu dùng trong quá
trình sản xuất (không tính khấu hao). Chi phí trung gian gồm: Chi phí
giống, chi phí mua phân các loại, chi phí làm đất, chi phí bơm nước,
tuốt, cắt, chi phí thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ đồng ruộng, chi phí
thuê công lao động, và các chi phí khác
• Giá trị gia tăng (VA) trên một sào: Là kết quả cuối cùng sau khi đã trừ
đi chi phí trung gian .
25

×