Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

đánh giá thực trạng hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện hưng nguyên - tỉnh nghệ an trong giai đoạn 2004-2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.9 KB, 53 trang )

Phần 1: MỞ ĐẦU.
1.1. Đặt vấn đề.
Trong chiến lược phát triển nền kinh tế quốc dân Việt Nam, nông nghiệp là
mối quan tâm thường xuyên trong chính sách của Đảng và Nhà nước. Nên đã có
nhiều chính sách vi mô và vĩ mô về nông nghiệp, do Nhà nước ban hành đã và
đang tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển, trong đó nghị định số
13/CP về "Quy định công tác khuyến nông" ra ngày 02/03/1993 và thông tư liên
bộ 02/LBTT ra ngày 02/08/1993, về hướng dẫn thi hành nghị định 13/CP.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, nông dân luôn gắn liền với nông nghiệp,
là bộ phận cốt lõi và cũng là chủ thể trong quá trình phát triển nông thôn. Phát
triển nông thôn là cái đích của nhiều hoạt động khác nhau tác động vào nhiều
lĩnh vực khác nhau của nông thôn, trong đó khuyến nông là một tác nhân, một bộ
phận quan trọng nhằm góp phần thúc đẩy phát triển nông thôn. Thông qua hoạt
động khuyến nông, nâng cao trình độ và tạo ra cơ hội cho nông dân trong cộng
đồng cùng chia sẽ, học hỏi kinh nghiệm, truyền bá thông tin kiến thức và giúp đỡ
lẫn nhau cùng phát triển cộng đồng địa phương.
Những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới thường là kết quả của các
cơ quan nghiên cứu khoa học như viện, trường, trạm Những tiến bộ này cần
được nông dân chọn lựa, áp dụng vào sản xuất đề nâng cao năng suất lao động.
Trên thực tế giữa nghiên cứu và áp dụng thường có một khâu trung gian để
chuyển tải hoặc cải tiến cho phù hợp để nông dân áp dụng được. Ngược lại
những kinh nghiệm của nông dân, những đòi hỏi cũng như nhận xét, đánh giá về
kỹ thuật mới của nông dân cũng cần được phản hồi đến các nhà khoa học để họ
giải quyết cho sát thực tế. Trong những trường hợp này vai trò của khuyến nông
chính là cầu nối giữa khoa học với nông dân.
Ngoài những thành tựu mà công tác khuyến nông đem lại thì bên cạnh đó
còn tồn tại những hạn chế về mặt tổ chức cũng như quản lý, các tiến bộ kỹ thuật
còn nặng đưa từ trên xuống, chưa hợp với hoàn cảnh, điều kiện tự kinh tế xã hội,
1
tập quán và đáp ứng đúng nhu cầu của người dân, chưa gắn chặt việc chuyển
giao KHKT với tiêu thụ sản phẩm.


Hoạt động khuyến nông ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An đang ở
vào giai đoạn hình thành và phát triển. Bên cạnh hiệu quả mà công tác khuyến
nông mang lại thì hoạt động khyến nông vẫn còn gặp những khó khăn nhất định,
mà nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống khuyến nông mới được thành lập hơn 11
năm trở lại còn nhiều tồn tại trong các khâu tổ chức quản lý cũng như hoạt động,
đặc biệt là đội ngũ khuyến nông cấp xã và thôn xóm chưa được đào tạo về
phương pháp khuyến nông, kết hợp với trình độ tham canh trong sản xuất của
nông dân còn mang nặng tư tưởng trì trệ, chậm tiến bộ, việc áp dụng và nhân
rộng các mô hình hiệu quả còn gặp nhiều khó khăn.
Từ những vấn đề cấp thiết trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Đánh giá thực trạng hoạt động khuyến nông của Trạm Khuyến nông huyện
Hưng Nguyên - tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2004-2006".
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chủ yếu của đề tài nghiên cứu là tìm hiểu cơ cấu tổ chức và hoạt
động khuyến nông của huyện Hưng Nguyên từ năm 2004-2006 nhằm:
- Đánh giá thực trạng, tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn và những yếu tố
ảnh hưởng đến hoạt động khuyến nông.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động khuyến
nông trong những năm tới tại huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

2
Phần 2: PHẦN TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
2.1. Lịch sử hình thành, phát triển và tình hình hoạt động của khuyến nông.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công tác khuyến nông trên thế
giới.
2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công tác khuyến nông trên thế
giới
Khuyến nông bắt đầu từ thời kỳ Phục hưng (thế kỷ 14) khi mà khoa học bắt
đầu ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất.
Khởi đầu là thầy thuốc và nhà giáo người Pháp Rabelais (1493 - 1553), ông

chủ trương nguyên tắc gắn liền nhà trường với thực tiễn.
Năm 1661 giáo sư người Anh là Hartlib đã viết một cuốn sách về "Sự tiến
bộ của nghề nông". Sau đó các chương trình giảng dạy trong các trường nông
nghiệp đã được đổi mới mang tính chất thực nghiệm và ứng dụng rõ rệt.
Năm 1723 tổ chức hiệp hội "Tăng cường hiểu biết về nông nghiệp" đầu tiên
được thành lập ở Pháp năm 1761, ở Đức năm 1764, ở Nga năm 1765 Những
hiệp hội này đã đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển Khuyến nông sau
này.
Năm 1777, giáo sư người Thuỵ Sĩ là Heinrich Pastalozzi thấy rằng muốn
mở mang nhanh chóng nền nông nghiệp giúp người dân nghèo cải thiện được
cuộc sống trở nên giàu có thì phải đào tạo được chính con em họ có trình độ học
vấn và nắm được tiến bộ kỹ thuật.
Năm 1806, ông Philip Emanel người Thuỵ Sĩ đã tự bỏ tiền ra xây dựng 2
trường nông nghiệp thực hành tại Hofwyl. Và sau này nó đã ảnh hưởng rất lớn
đối với nội dung và phương pháp giáo dục đào tạo cán bộ nông nghiệp ở các
nước Châu Âu và cả Bắc Mỹ.
Biểu hiện rõ nét nhất của hoạt động mang tính chất Khuyến nông trong thời
kỳ này phải kể đến hoạt động của Uỷ ban Nông nghiệp của Hội đồng thành phố
New York (Hoa Kỳ) năm 1843 Uỷ ban này đã đề nghị các giáo sư giảng dạy ở
3
các trường Đại học Nông nghiệp và các Viện nghiên cứu thường xuyên xuống cơ
sở để hướng dẫn, phổ biến khoa học kỹ thuật mới giúp đẩy mạnh phát triển nông
nghiệp ở các vùng nông thôn.
Năm 1853, Edward Hitchcock của trường Đại học Amherst, là một thành
viên của Uỷ ban Nông nghiệp bang Massachusetts đã đề nghị thành lập "Học
viện nông dân". Ông được coi là nhà tiên phong về giáo dục Khuyến nông ở Mỹ,
có nhiều đóng góp tích cực thúc đẩy phát triển nông nghiệp ở Mỹ.
Đến năm 1907, 42 trường Đại học ở 39 bang của Mỹ đã tham gia vào hoạt
động theo phương pháp này và có nhiều trường Đại học ở nhiều nước cũng đã
thành lập bộ môn Khuyến nông.

2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công tác khuyến nông ở Châu
Á.
• Khuyến nông Ấn Độ
Được hình thành từ năm 1960, và được tổ chức đào tạo theo 5 cấp gồm:
Cấp quốc gia
Cấp vùng (nhóm các bang)
Cấp Bang
Cấp huyện
Cấp dưới huyện
Cấp quốc gia có chức năng đào tạo cán bộ cao cấp và trung cấp bao gồm
nhiều cơ quan khác nhau.
Cấp vùng có 4 Viện giáo dục khuyến nông đặt tại Nilokheri, Annd,
Hyderabad và Jorhat đào tạo cán bộ trung cấp.
Cấp Bang bao gồm các trường Đại học Nông nghiệp Bang, có 26 cơ sở
huấn luyện đào tạo cán bộ khuyến nông trung cấp và các Viện huấn luyện đào
tạo cán bộ trung cấp và cán bộ cơ sở.
Cấp Huyện bao gồm các Trạm nghiên cứu vùng và trường Nông nghiệp
Bang có 127 cơ sở huấn luyện đào tạo cán bộ trung cấp. Các Trung tâm huấn
luyện Khuyến nông có 84 cở sở huấn luyện đào tạo cán bộ cơ sở.
4
Cấp dưới huyện do các Phòng nông nghiệp xã đảm nhận huấn luyện cán
bộ khuyến nông cấp cơ sở.
Nhờ làm tốt phương pháp tổ chức và đào tạo, nên công tác khuyến nông
Ấn Độ đã làm cho nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ. Mở đầu là cuộc "cách
mạng xanh'' giải quyết được cơ bản về lương thực. Sau đó đã làm ''cách mạng
trắng'' là sản xuất sữa thành công và đang làm ''cách mạng nâu'' là phát triển
mạnh chăn nuôi chủ yếu là trâu, bò [5].
• Khuyến nông Thái Lan
Được thành lập từ năm 1967, qua gần 40 năm hoạt động, công tác khuyến
nông đã phát triển mạnh mẽ đặc biệt là việc đào tạo các cán bộ khuyến nông rất

có chất lượng. Hệ thống khuyến nông ở Thái Lan hoạt động rất có hiệu quả, và
có mạng lưới Khuyến nông tới tận làng, xã. Với tinh thần theo sát người nông
dân nên các tiến bộ KHKT áp dụng vào sản xuất hầu hết là thành công.
Đã đưa Thái Lan trở thành một trong những nước xuất khẩu nông nghiệp
hàng đầu thế giới, đặc biệt là xuất khẩu gạo. Đạt được kết quả này là nhờ sự quan
tâm đầu tư của Chính phủ cho công tác Khuyến nông từ trung ương đến địa
phương [5].
• Khuyến nông Indonesia
Thành lập năm 1955, hệ thống khuyến nông được tổ chức theo 4 cấp từ
trung ương đến cấp cơ sở:
Cấp Quốc gia: Do hội đồng khuyến nông quốc gia điều hành. Hội đồng
gồm có:
+ Tổng Giám đốc đào tạo và huấn luyện Khuyến nông làm Chủ tịch. Thư
ký của Cục BIMAS là phó chủ tịch.
Các vị Giám đốc các ngành trong ban Tổng giám đốc.
Các vị Viện trưởng thuộc các viện nghiên cứu nông nghiệp và các ông
Giám đốc các đơn vị khác có liên quan đến Khuyến nông trong Bộ Nông nghiệp
là uỷ viên.
5
Cấp tỉnh: Việc điều hành công tác Khuyến nông do Diễn đàn Khuyến
nông cấp I, cấp này gồm có:
+ Giám đốc nông nghiệp tỉnh làm chủ tịch.
+ Thư ký của BIMAS tỉnh là thư ký Khuyến nông.
+ Trưởng các cơ quan dịch vụ nông nghiệp tỉnh, các cơ quan kỹ thuật
của tỉnh là các thành viên.
Cấp huyện: Công tác Khuyến nông do Diễn đàn Khuyến nông cấp II
điều hành gồm có:
+ Chủ tịch do huyện chọn một trong các trưởng cơ quan dich vụ nông
nghiệp huyện.
+ Thư ký của BIMAS huyện là thư ký Khuyến nông.

+ Các trưởng cơ quan dịch vụ và các đơn vị có liên quan đến Khuyến
nông trong huyện làm uỷ viên.
Cấp liên xã: Có Trung tâm phát triển Nông thôn và Trung tâm thông tin
nông nghiệp.
Mỗi trung tâm phát triển nông thôn, có 10-15 cán bộ chỉ đạo sản xuất,
mỗi cán bộ này phụ trách từ 2-3 xã tuỳ theo qui mô diện tích và mật độ dân số.
Trung tâm thông tin nông nghiệp chịu trách nhiệm chuyển tải các thông
tin kỹ thuật đến cho nông dân và báo cáo lên cấp trên. Chuẩn bị các tài liệu
Khuyến nông như các loại ấn phẩm, các băng hình và các loại thiết bị điện tử để
phục vụ việc hướng dẫn tập luyện cho các nông dân trong vùng. Ngoài ra Trung
tâm còn là nơi hội họp, gặp gỡ của các đại diện nông dân, ngư dân và các lãnh
đạo trong vùng, từ đây các ý kiến đề xuất sự cần thiết phải giải quyết những cái
gì trước, cái gì sau và nó giúp cho các nhà xây dựng kế hoạch hình thành các
chương trình Khuyến nông. Và còn là nơi để tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề
về kỹ thuật, hội thảo, xây dựng nông thôn.
Ở Indonesia rất chú trọng phát triển 2 Trung tâm này và được coi là tuyến
đầu của khuyến nông Indonesia [5].
• Khuyến nông ở Trung Quốc
6
Hoạt động khuyến nông ở Trung Quốc đã có từ rất lâu, nhưng biểu hiện
rõ nhất là năm 1933 Trường Đại học Kim Lăng đã lập Phân khoa Khuyến nông.
Nhưng mãi đến năm 1970 Trung Quốc mới chính thức có tổ chức khuyến nông.
Tại Nghị quyết của BCH TW Đảng Cộng sản Trung Quốc khoá VIII (tháng
11/1991) về "Tăng cường công tác nông nghiệp và nông thôn" trong đó có mục
thứ 4 nêu rõ "Phải nắm vững chiến lược khoa học công nghệ và khuyến nông".
Cần đưa ngay sinh viên mới tốt nghiệp xuống cơ sở. Chú trọng đào tạo các nông
dân giỏi làm khuyến nông viên. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 7 về phát triển
nông nghiệp, Trung Quốc đã tập huấn được 1,2 triệu lượt người về công tác
khuyến nông và bồi dưỡng được 150 triệu nông dân về kiến thức khuyến nông và
TBKT mới. Cả nước Trung Quốc có 10/33 lãnh đạo tỉnh là Trưởng ban Khuyến

nông, nhờ làm tốt công tác khuyến nông, nông nghiệp Trung Quốc đã có những
bước phát triển nhảy vọt. Đặc biệt là đang dẫn đầu thế giới về 3 lĩnh vực: lúa lai,
chẩn đoán thú y và nuôi trồng thuỷ sản [5].
2.1.2. Tình hình hoạt động khuyến nông của các nước trên thế giới.
Nguồn nhân lực khuyến nông trên thế giới
Khuyến nông trên thế giới được hình thành từ 4 tổ chức cơ bản sau:
- Các Hiệp hội nông dân
- Các tổ chức khác ở nông dân
- Các trường học
- Các tổ chức nông nghiệp Phi Chính phủ
Sự phát triển của khuyến nông trên thế giới (theo Tiến sĩ Tyzama - Nhật
Bản - chuyên gia khuyến nông của FAO):
Năm 1700 : Có 1 nước
Năm 1800 : Có thêm 7 nước
Năm 1900-1910 : Có thêm 6 nước
Năm 1910-1920 : Có thêm 6 nước
Năm 1920-1930 : Có thêm 8 nước
Đến năm 1990 có tất cả là 199 nước có tổ chức khuyến nông.
7
Đến năm 1993 có thêm Việt Nam, tổng cộng là 200 nước chính thức có tổ
chức Khuyến nông Quốc gia.
Số lượng cán bộ Khuyến nông (trong biên chế Nhà nước) trên thế giới
mới ước tính khoảng 600.000 người. Trong đó riêng khu vực Châu Á chiếm
khoảng 70%.
Số cán bộ Khuyến nông trên thế giới (theo Tiến sĩ Tyzama) được chia ra
làm 3 loại như sau:
- Số cán bộ khuyến nông hành chính chiếm : 7,7%.
- Số cán bộ khuyến nông chuyên đề chiếm : 14,1%
- Số cán bộ Khuyến nông cơ sở chiếm : 78,2%
Như vậy, trên thế số cán bộ Khuyến nông cơ sở chiếm tỷ lệ nhiều nhất.

Điều này chứng tỏ hệ thống Khuyến nông cơ sở ở các nước trên thế giới rất được
quan tâm.
Trình độ cán bộ khuyến nông trên thế giới:
- Số cán bộ Khuyến nông có trình độ Sơ cấp chiếm : 38,8%.
- Số cán bộ Khuyến nông có trình độ Trung cấp chiếm : 33,3%.
- Số cán bộ Khuyến nông có trình độ Đại học chiếm : 22,9%.
- Số cán bộ Khuyến nông có trình độ trên Đại học chiếm : 5,0%. [2]
Tóm lại, nông nghiệp trên thế giới phát triển nhanh nhờ có sự chuyển
hướng trong giáo dục, đào tạo kết hợp ngày càng chặt chẽ giữa lý thuyết và thực
hành từ các trường, các Viện nghiên cứu, các Hiệp hội đặt cơ sở cho việc ra đời
tổ chức Khuyến nông sau này.
2.2. Các phương pháp khuyến nông trên thế giới.
2.2.1. Phương pháp tiếp cận
Phương pháp chuyển giao KTTB trong nông nghiệp là cách thức chuyển
giao thông tin về KTTB bao gồm cả kỹ thuật, tổ chức sản xuất, thị trường tới
nông dân. Và quá trình phát triển nông nghiệp của các nước phát triển trên thế
giới đã phản ánh quá trình tiến hoá của các phương thức chuyển giao tiến bộ kỹ
8
thuật (TBKT) trong nghiệp. Theo Frank Ellis (1992), quá trình chuyển giao kỹ
thuật tiến bộ trên thế giới trải qua các phương thức tiếp cận khác nhau gồm:
2.2.1.1.Chyển giao công nghệ (Transfer of Technology - TOT)
Phương pháp tiếp cận này rất phổ biến trên thế giới trong nghiên cứu và
chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp ở thập kỷ 50 và 60 của thế kỷ 20 (Frank Ellis,
1992). Theo phương pháp này, việc tạo ra và lan truyền các KTTB là một quá
trình đường thẳng từ những viện nghiên cứu của các nước giàu sang nước nghèo,
và từ các viện của các nước nghèo tới trung tâm khuyến nông và cuối cùng tới
nông dân. Phương thức chuyển giao công nghệ (TOT) nhìn nông dân là người
nhận công nghệ một cách thụ động. Nếu nông dân làm theo công nghệ, người
nông dân đó sẽ là nông dân tiến bộ. Phong tục, tập quán, sự bảo thủ, yếu tố tâm
lý và xã hội là những nguyên nhân cơ bản lý giải sự thất bại của các chương trình

chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp ở nhiều nước (Chamber và Ghidyal
1985). Những điều kiện ở các trung tâm nghiên cứu, các trạm thực nghiệm
không thể phản ánh được những điều kiện đồng ruộng thực tế của nông dân,
không thể tính đầy đủ sự khác nhau về nguồn lực, lao động, đất đai và thị trường
[3].
Tuy vậy, phương thức này vẫn còn khá ngự trị trong chương trình nghiên
cứu nông nghiệp ở các nước.
2.2.1.2. Phương thức chuyển giao công nghệ ứng dụng (Adoptive Technology
Transfer - ATT)
Phương thức này còn được gọi là mô hình chuyển giao công nghệ cải biên
(Daniel, 1997). Phương thức này khác với TOT ở chỗ yêu cầu về tính địa
phương của công nghệ được nhận diện, ứng xử của nông dân cũng được chú ý
tới. Trong chuyển giao công nghệ, người ta đã chú ý tới điều kiện địa phương,
các ràng buộc về kinh tế và xã hội để nông dân tiếp thu công nghệ mới. Phương
thức này khá phổ biến những giai đoạn thập kỷ 70 và 80 của thế kỷ 20. Đặc
trưng nhất của phương thức chuyển giao này là hệ thống đào tạo và gặp gỡ nông
dân (Training and visit system - TV) (Benor, Harison, Baxter, 1984; Frank,
9
1992, Daniel, 1997). Theo phương thức này, thông tin phản hồi của nông dân tới
các trung tâm nghiên cứu nông nghiệp được truyển chủ yếu qua hệ thống khuyến
nông phản ánh lại. Thông tin từ các viện nghiện cứu không trực tiếp tới nông dân
mà lại qua hệ thống khuyến nông. Vì thế, công nghệ được phát triển ở các viện
nghiên cứu vẫn chưa phù hợp với điều kiện cụ thể của nông dân. Các công nghệ
được xây dựng trong các điều kiện lý tưởng (ruộng đất tốt và được tưới).
Do những lý do trên, phương pháp tiếp cận chuyển giao công nghệ ứng
dụng là ít hiệu quả, không góp phần giải quyết các vân đề của nông dân sản xuất
nhỏ. Với những nông dân sản xuất nhỏ, có tài nguyên nghèo sản xuất trong
những điều kiện sinh thái nông nghiệp hết sức đa dạng, với hệ thống cây trồng
vật nuôi phức tạp, thiếu thị trường đầu vào thì hệ thống trên không phù hợp
(Chamber và Jiggins, 1987) [3].

2.2.1.3. Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của nông dân (Farmer
Participatory Research - FPR)
Đây là phương pháp tiếp cận trong đó nghiên cứu được xuất phát từ nông
dân, do nông dân đặt kế hoạch và thực hiện trong sự hợp tác giữa nông dân với
các cán bộ nghiên cứu (Daniel, 1997). FPR có các đặc điểm sau:
- Đặc trưng cơ bản của cách tiếp cận này là thu hút sự tham gia của nông
dân vào phàt triển công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng và vật
nuôi. FPR tập trung vào nhận dạng, phát triển hay ứng dụng và sử dụng công
nghệ phù hợp với nhu cầu của nông dân sản xuất nhỏ, nông dân có tài nguyên
nghèo.
- Nông dân tham gia một cách tích cực trong toàn bộ quá trình nghiên cứu.
- Quá trình nghiên cứu được tiến hành trên ruộng của nông dân.
- Cán bộ nghiên cứu là người khám phá, người bạn và là cố vấn của nông
dân.
- FPR được dựa trên cách tiếp cận hệ thống.
- FPR yêu cầu sự hợp tác đa ngành giữa nông dân và cán bộ nghiên cứu.
- FPR khuyến khích phương pháp sáng tạo và linh động.
10
Và FPR được tiến hành theo các bước sau đây:
- Xác định vấn đề khó khăn mà nông dân gặp phải.
- Khám phá và lựa chọn những giải pháp có thể thực hiện được để vượt qua
các khó khăn đó.
- Thử nghiệm và ứng dụng công nghệ.
- Đánh giá công nghệ và đi đến ứng dụng.
Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của nông dân là một trong các
phương pháp được đánh giá cao trong việc đảm bảo tính khả thi của các chương
trình, dự án. Phương pháp này do đảm bảo được thông tin hai chiều (dưới lên và
trên xuống) [3].
2.3. Lịch sử hình thành, phát triển và tình hình hoạt động khuyến nông ở
Việt Nam.

2.3.1. Lịch sử hình thành, phát triển của Khuyến nông ở Việt Nam
2.3.1.1. Thời kỳ sản xuất theo kiểu truyền thống
- Khuyến nông có những bước tiến mới, con người đã có ý thức hơn về việc
tích luỹ các kinh nghiệm sản xuất và truyền đạt cho nhau qua những câu ca dao,
tục ngữ. Đây là thời kỳ nông dân truyền đạt cho nông dân đặc trưng nhất.
- Thời nhà Đinh
Ở thời kỳ này công tác nông nghiệp được quan tâm hơn, những người cầm
đầu nhà nước cũng rất chú trọng đến việc phát triển nông nghiệp. Hàng năm vua
Lê Hoàn đã tự mình xuống cày đường cày đầu tiên cho mỗi vụ sản xuất.
- Thời nhà Trần
Dưới thời nhà vua Trần (1225-1400) có 23 lần nhà vua hoạch định chính
sách Khuyến nông cho nông dân. Năm 1226 dưới thời nhà Trần lập ra các chức
quan: Hà đê sứ, đồn điền sứ, Khuyến nông sứ là quan chuyên lo, khuyến khích
phát triển sản xuất nông nghiệp. Những công trình thuỷ lợi dẫn thuỷ nhập điền
của Nguyễn Công Trứ cũng là sự thực thi của công tác Khuyến nông.
- Tháng 11 năm 1945 Hồ Chủ Tịch ra chỉ thị "Phải làm tốt công tác khuyến
nông". Sau cải cách ruộng đất các tổ đổi công, HTX ra đời đã hình thành các tổ
11
kỹ thuật để chọn giống, bảo vệ thực vật. Các tổ kỹ thuật này thực chất là tổ
Khuyến nông.
- Năm 1960 ở miền Nam (thời Mỹ Nguỵ) đã thành lập "Nha Khuyến nông"
trực thuộc Bộ Nông nghiệp cải cách điền địa Nông ngư mục.
- Năm 1961-1964 Bộ Nông nghiệp có chủ trương thành lập các đoàn chỉ
đạo sản xuất, đưa các sinh viên mới tốt nghiệp xuống cơ sở để xây dựng mô
hình, mở lớp tập huấn cho các cán bộ chủ chốt ở địa phương. Như vậy trong giai
đoạn này công tác Khuyến nông được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, các
hình thức, phương pháp Khuyến nông được hình thành và phát triển.
2.3.1.2. Thời kỳ nông nghiệp hiện đại
Với cách tổ chức HTX nông nghiệp theo kiểu cũ trong thời gian dài làm cho
nông nghiệp trì trệ, đời sống nông dân ngày càng khó khăn. Trước tình hình đó

năm 1981 Ban bí thư Trung ương Đảng đã ra chỉ thị 100 "Khoán sản phẩm cuối
cùng đến nhóm và người lao động" , với chỉ thị này HTX lo khâu cày, bừa, thuỷ
lợi, giống, phân bón. Xã viên lo cấy, chăm sóc, thu hoạch và nộp sản phẩm. Sau
6 năm thực hiện chỉ thị này, sản xuất nông nghiệp vẫn trong tình trạng chậm phát
triển, chỉ thị này bộc lộ một số hạn chế, vì vậy đến năm 1988 Ban chấp hành
Trung ương Đảng khoá V đã ra nghị quyết 10: "Đổi mới kinh tế trong nông
nghiệp", giao đất cho từng hộ nông dân tự chủ sản xuất kinh doanh. Họ có quyền
quyết định trồng cây gì nuôi con gì và chỉ nộp thuế Nông nghiệp, thuỷ lợi, quỹ
sản xuất họ toàn quyền sử dụng và tiêu thụ sản phẩm.
Đến thời này, đối tượng phục vụ của các cơ quan quản lý kinh tế, kỹ thuật
các Viện Trường chủ yếu là người nông dân.
Trước sự chuyển biến mạnh mẽ về cách thức tổ chức quản lý trong nông
nghiệp, một số Viện Trường đã tập trung vào nghiên cứu, giảng dạy và phục vụ
theo hướng phát triển kinh tế hộ. Và để hoạt động này đạt hiệu quả thì một số
tỉnh đã mạnh dạn cải cách các tổ chức nông nghiệp, thành lập cơ quan khuyến
nông như An Giang (năm 1988), sau đó là Bắc Thái năm 1991.
12
Hoạt động này đã mang lại hiệu quả cao và được người dân hưởng ứng
mạnh mẽ.
Để đáp ứng nhu cầu thực tế này, đến ngày 2/3/1993 Thủ tướng Chính phủ ra
Nghị định 13CP ban hành "Quy định về công tác khuyến nông". Ngày 31/3/1993
tổ chức khuyến nông chính thức được thành lập.
Ở cấp Trung ương: Cục khuyến nông - khuyến lâm trực thuộc Bộ Nông
nghiệp cà Phát triển nông thôn. Nhiệm vụ của cục là quản lý nhà nước về trồng
trọt, chăn nuôi và chỉ đạo thực hiện công tác khuyến nông - khuyến lâm trong
phạm vi cả nước.
Cục khuyến nông - khuyến lâm bao gồm 9 phòng (Hành chính Tổ chức,
Tổng hợp - Kế hoạch, Thông tin và Huấn luyện, Cây lương thực và Cây thực
phẩm, Cây công nghiệp và Cây ăn quả, Chăn nuôi gia súc lớn, Chăn nuôi gia súc
nhỏ, Thức ăn chăn nuôi, Phòng Khuyến lâm). Ngoài ra Cục Khuyến nông và

Khuyến lâm còn có văn phòng đại diện ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Ở cấp tỉnh, thành phố: Thành lập Trung tâm Khuyến nông, và trực thuộc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp. Có nhiệm vụ xây dựng và chỉ đạo thực
hiện các chương trình Khuyến nông, Khuyến lâm của tỉnh và Trung ương.
Ở cấp huyện, thị xã: thành lập Trạm Khuyến nông, Khuyến lâm.
Ở cấp xã: Theo Thông tư Liên Bộ Nông nghiệp và PTNT - Ban Tổ chức
Cán bộ Chính phủ số 07 ngày 24/4/1996, mỗi xã có một uỷ viên UBND xã theo
dõi sản xuất và làm công tác Khuyến nông, Khuyến Lâm, bảo vệ cây trồng, vật
nuôi
Trong thời gian ngắn được thành lập, đội ngũ cán bộ khuyến nông đã
trưởng thành kể cả về số lượng và chất lượng. Đến nay, cả nước đã có 61 Trung
tâm khuyến nông (100% số tỉnh), với 468 trạm khuyến nông huyện (76% số
huyện) với tổng số 2.162 cán bộ, nhân viên. Khuyến nông cơ sở đã hình thành tại
5.861 xã (58% số xã) với số lượng gần 6.000 khuyến nông viên. Đã có khoảng
3.000 câu lạc bộ khuyến nông hoạt động cùng với hàng nghìn HTX nông nghiệp
làm dịch vụ khuyến nông.
13
Thời gian qua, hệ thống tổ chức khuyến nông đã phát triển sâu rộng từ
Trung ương đến địa phương, lực lượng khuyến nông phát triển mạnh mẽ ở các
cấp, chất lượng cán bộ khuyến nông ngày càng được củng cố và tăng cường,
năng lực và phương pháp khuyến nông ngày càng được cải tiến để phù hợp với
quá trình phát triển của xã hội [1].
2.3.2. Tình hình hoạt động khuyến nông ở Việt Nam
2.3.2.1. Hoạt động xây dựng mô hình trình diễn
Đây là hoạt động khuyến nông quan trọng và được tập trung nhiều trong
thời gian qua, đó là khuyến nông về trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp. Nội dung
chính là xây dựng các mô hình trình diễn trên đồng ruộng, chuồng trại, rừng tự
nhiên, Nhằm đưa các tiến bộ kỹ thuật đến với người dân, đã thu hút trên 80.000
hộ nông dân tham gia xây dựng khoảng 2.500 mô hình các loại.
Trong nhiều năm qua đã xây dựng được các mô hình trình diễn như:

- Chương trình khuyến nông phát triển lúa lai
Đã mang lại kết quả tốt, nông dân từ chỗ chưa biết về kỹ thuật sản xuất hạt
giống lúa lai, đến nay nông dân đã làm chủ được quy trình kỹ thuật. Với năng
suất bước đầu đạt từ 0,4 tấn/ha lên 2,5 tấn/ha.
- Chương trình phát triển ngô lai
Chương trình khuyến nông phát triển ngô lai với kinh phí 1.082 tỷ đồng
với quy mô 740ha (sản xuất hạt giống). Từ chỗ hàng năm phải nhập nội hạt
giống ngô lai, đến nay hầu hết các tỉnh trong cả nước đã làm được quy trình công
nghệ sản xuất hạt giống. Đưa diện tích ngô lai cả nước trên 75% tổng diện tích
ngô, năng suất bình quân đạt từ 2-2,5 tấn/ha.
- Chương trình chuyển đổi cơ cấu mùa vụ
Chương trình chuyển đổi cơ cấu mùa vụ với tổng kinh phí 2.097tỷ đồng
với diện tích 1.200ha, được triển khai ở một số tỉnh vùng Trung du miền núi phía
Bắc, Nam Trung Bộ.
14
Đến nay đã có trên 500.000ha chuyển đổi cơ cấu mùa vụ theo chế độ canh
tác mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao, có những nơi 1ha có thể thu được 60 – 90
triệu đồng/năm.
- Chương trình khuyến nông sản xuất rau, hoa chất lượng cao, nấm ăn
Với tổng kinh phí hơn 3 tỷ đồng với tổng diện tích 1.400ha, được triển
khai ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, xung quanh các thành phố lớn của các
vùng.
- Chương trình khuyến nông cây ăn quả
Chương trình đã tập trung phổ cập các giống mới, giống có chất lượng cao,
giống đặc sản và kỹ thuật thâm canh mới, với tổng kinh phí 29,245 tỷ đồng.
Được triển khai chủ yếu ở các tỉnh vùng: Trung du miền núi phía Bắc, Đông nam
bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Trung Bộ. Thông qua chương trình
này đã ứng dụng thành công công nghệ nhân giống chất lượng như: Ghép đoạn
cành đối với nhãn, vải,… Góp phần cải tạo vườn tạp, xây dựng vùng trồng cây
ăn quả tập trung, chế biến để nâng cao giá trị.

- Chương trình khuyến nông cải tạo đàn bò vàng – phát triển chăn nuôi bò
sữa
Nhằm tạo sự thay đổi chất lượng và số lượng đàn bò Việt Nam, tăng thu
nhập cho người chăn nuôi, góp phần xoá đói, giảm nghèo là một trong những
chương trình có hiệu quả và được nông dân hưởng ứng. Chương trình đã thu hút
trên 532.000 hộ của gần 55 tỉnh tham gia, trong đó có 27 tỉnh trọng điểm với
kinh phí hỗ trợ trên 200 tỷ đồng.
Các giống bò Red Sindhi, Sahiwal đã được lai với bò vàng Việt Nam để
nâng trọng lượng bò cái từ 170 kg/con lên 220 – 250 kg/con, nâng cao năng suất
sữa từ 400 – 500 kg lên 1200 kg/con/chu kỳ vắt sữa.
- Chương trình nạc hoá đàn lợn
Đã thu hút trên 12.000 hộ tham gia ở 30 tỉnh, thành phố, với kinh phí hỗ
trợ cho chương trình khuyến nông chăn nuôi lợn hướng nạc là 31,7 tỷ đồng.
Chương trình đã góp phần nâng cao chất lượng đàn lợn giống, cung cấp giống
15
lợn lai cho người dân. Đến năm 2006 đàn lợn cả nước đạt trên 28,7 triệu con,
trong đó đàn lợn thịt 24 triệu con, đàn lợn nái 4,7 triệu con, trong đó đàn lợn nái
ngoại tăng nhanh. Nhờ đưa các giống lợn cao sản có năng suất cao như
Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain,… vào các mô hình nên đã góp phần cải
tạo các giống lợn hiện có, đưa tỷ lệ nạc lên 45 – 47%.
Chương trình có tác dụng khuyến khích người chăn nuôi tham gia đầu tư,
phát triển chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp tập trung, quy mô lớn, áp dụng
các thành tựu khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi [1].
2.3.2.2. Hoạt động tập huấn, đào tạo
Đây là một trong những nội dung quan trọng trong công tác hoạt động
khuyến nông, nó đáp ứng được 2 yêu cầu là giải quyết được những khó khăn,
vướng mắc trong sản xuất và bồi dưỡng kiến thức cho nông dân. Trong gần 9
năm hoạt động, đã tổ chức được 100.000 lớp tập huấn kỹ thuật cho 5,5 triệu lượt
người tham gia với các nội dung: nghiệp vụ công tác khuyến nông, tập huấn kỹ
thuật, tập huấn nghề mới… Thông qua huấn luyện, dào tạo đã có hàng vạn nông

dân có việc làm mới, nhiều nông dân thông qua tập huấn kỹ thuật có thể áp dụng
tiế bộ kỹ thuật vào sản xuất mà không cần có sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật,
dân trí được nâng cao một bước [1].
2.3.2.2. Hoạt động tập huấn, đào tạo
Nhiệm vụ của khuyến nông là cung cấp cho nông dân những thông tin về
chủ trương chính sách phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn của Đảng
và Nhà nước, truyền bá những tiến bộ kỹ thuật về thâm canh cây trồng, vật nuôi,
chế biến nông sản phẩm và các thông tin về thị trường, giá cả nông sản phẩm và
vật tư nông nghệp để người dân tổ chức sản xuất có lãi.
Tờ tin Khuyến nông Việt Nam ra đời hơn 11 năm, từ chỗ chỉ có 4 số/năm,
với số lượng phát hành 2000 cuốn/số và chỉ phân phối tới một số cơ quan cấp
trung ương, cấp tỉnh và huyện. Đến năm 2004 đã có 6 số/năm, phát hành 5000
cuốn/số và mở rộng địa bàn phát miễn phí từ Trung ương đến một số xã, phường.
Và chất lượng tờ tin ngày càng được nâng cao, thông tin ngày càng đa dạng.
16
Khuyến nông Trung ương đã hỗ trợ tờ in khuyến nông và công tác thông
tin cho 64 TTKN tỉnh. Trung tâm khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với đài
phát thanh, đài truyền hình để xây dựng các chương trình về nông nghiệp nông
thôn, như chương trình “bạn của nhà nông” và xây dựng 15.000 buổi chương
trình khuyến nông trên Đài phát thanh và truyền hình, trong đó có chương trình
“Cùng với nông dân bàn cách làm giàu” trên Đài truyền hình Việt Nam.
Ngoài ra, Trung tâm Khuyến nông còn phối hợp với các báo, tạp chí Nông
nghiệp Việt Nam, Nông thôn ngày nay,… đã xuất bản trên 20.000 tờ tranh kỹ
thuật, 100.000 cuốn sách kỹ thuật, 250.000 tạp chí khuyến nông. Các chuyên
mục khuyến nông đã phản ánh kịp thời những thông tin về các hoạt động khuyến
nông ở từng địa phương, các mô hình sản xuất, các tiến bộ khoa học kỹ thuật,…
được nhiều người dân tìm đọc.
Tại các đại phương các TTKN-KL tỉnh đều phối hợp với các đài báo ở địa
phương để tuyên truyền các hoạt động khuyến nông, các chương trình được phát
sóng định kỳ vào mỗi tối cố định để bà con dễ theo dõi. Ngoài ra mỗi tỉnh còn in

ấn 40 loại tài liệu với tổng số 300.000 bản, mua 20 loại báo, tạp chí, sách kỹ
thuật với số lượng khoảng 200.000 số. Tổ chức 500 cuộc hội thảo chuyên đề cho
25.000 lượt nông dân tham dự, trong đó trồng trọt 60%, chăn nuôi 20%, thuỷ sản
– lâm nghiệp 29% [1].
2.3.2.3. Hợp tác về khuyến nông
Trong những năm qua, chương trình khuyến nông Trung ương và địa
phương đã liên kết, phối hợp với 36 cơ quan nghiên cứu, trường học, 5 tổ chức
đoàn thể và 40 công ty triển khai chương trình khuyến nông chuyển giao tiến bộ
kỹ thuật đến nông dân. Các đơn vị này là nguồn cung cấp tiến bộ kỹ thuật mới, là
lực lượng cán bộ làm công tác khuyến nông có nhiều kinh nghiệm, nhiều chương
trình khuyến nông được áp dụng rộng rãi vào sản xuất như: kỹ thuật sản xuất hạt
giống lúa lai F1 đạt năng suất cao, đưa nhanh các giống lúa ngắn ngày có chất
lượng cao phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu, chương trình phát triển cây ăn quả, kỹ
thuật chăn nuôi lợn nạc,…
17
Ngoài ra Trung tâm hợp tác chặt chẽ và có hiệu quả với các tổ chức quốc
tế đặc biệt là dự án cải tạo đàn bò do Ngân hang Thế giới tài trợ triển khai từ
năm 1997 – 2001. Chưưong trình hỗ trợ ngành nông nghiệp - hợp phần chăn
nuôi gia súc nhỏ do Đan Mạch tài trợ thực hiện từ năm 2001 – 2006.
Trung tâm Khuyến nông - Khuyến lâm Quốc gia còn tranh thủ các nguồn
tài trợ quốc tế, những năm qua Trung tâm đã cử nhiều đoàn cán bộ đi tham quan,
học tập tại nước ngoài. Trung tâm đã phối hợp tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo
Quốc tế tại Việt Nam nhằm trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực và hiệu quả
của công tác khuyến nông ở nước ta [1].
2.4. Lịch sử ra đời, phát triển và tình hình hoạt động của Trung tâm
Khuyến nông - Khuyến lâm (TTKN - KL) tỉnh Nghệ An
2.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển của TTKN - KL tỉnh Nghệ An
TTKN tỉnh Nghệ An được thành lập ngày 11/09/1993, theo quyết định số
1862/QĐ-UB của UBND tỉnh Nghệ An. Ngày 20/02/1995, UBND tỉnh ban hành
Quyết định số 321/QĐ-UB về việc thành lập Trung tâm khuyến lâm. Ngày

15/10/1998, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2203/QĐ-UB về việc sát nhập 2
Trung tâm và đổi tên thành Trung tâm khuyến nông - khuyến lâm. TTKN-KL là
đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung Tâm có nhiệm vụ
xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chương trình Khuyến nông, Khuyến lâm của
tỉnh và Trung ương (có ký hợp đồng). Đến nay tổng số cán bộ công nhân viên
của Trung tâm là 40 người, trong đó số biên chế là 34 người, còn lại là đang ký
theo hợp đồng.
Trung tâm có 4 phòng gồm:
+ Phòng Kỹ thuật: 18 người.
+ Phòng Kế hoạch - Tài vụ: 6 người
+ Phòng Thông tin: 8 người
+ Phòng Tổ chức: 8 người
Trong đó:
+ Đại học: 32 người (chiếm 80%)
18
+ Trung cấp: 3 người (chiếm 7,5%)
+ Có 5 người đang học Cao học.
2.4.2. Tình hình hoạt động của TTKN - KL tỉnh Nghệ An
2.4.2.1. Hoạt động xây dựng mô hình trình diễn
Đây là một trong những nội dung hoạt động công tác khuyến nông - khuyến
lâm của TTKN Nghệ An.
Các mô hình được xây dựng nhằm đưa các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản
xuất, đã được Trung tâm thực hiện nhằm chuyển giao cho người dân. Các mô
hình mà Trung tâm thực hiện gồm các mô hình:
- Mô hình sản xuất rau an toàn được thực hiện ở xã Hưng Đông, Hưng Lợi.
Bằng các mô hình trình diễn thử nghiệm, nay đã được người dân áp dụng và
cho thu nhập cao hơn nhiều so với trồng lúa trước đây.
- Mô hình nuôi gà an toàn sinh học với quy mô 1.000 con được triển khai tại
thi trấn Hưng Nguyên, với kinh phí hỗ trợ là 11.307.000đ đã thu được thành
công. Hiện nay số lượng gà đã tăng lên 3.517 con và đang được nhân rộng ra các

huyện khác.
- Mô hình trồng cỏ thâm canh: nhằm cung cấp nguồn thực ăn cho chăn nuôi
bò vỗ béo, ban đầu với quy mô 5ha kinh phí hỗ trợ là 3,5 triệu đồng. Nay diện
tích trồng cỏ nuôi bò đã lên đến 15ha [4].
2.4.2.2. Công tác đào tạo, huấn luyện
Đây là một trong những nội dung quan trọng trong công tác hoạt động
khuyến nông, nhằm đáp ứng được 2 yêu cầu là giải quyết được những khó khăn,
vướng mắc trong sản xuất và bồi dưỡng kiến thức cho nông dân. Và nhằm nâng
cao chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng cán bộ khuyến nông.
Trong 5 năm từ 2002 - 2006 nhờ sự hỗ trợ của dự án PTNT, các cán bộ
khuyến nông đã tập huấn về kỹ thuật sản xuất lúa nông hộ cho gần 20.000 hộ
dân. Ngoài ra, còn tập huấn cho nông dân về các kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi,
lâm nghiệp và 1.200 cán bộ khuyến nông cấp huyện, xã, thôn(xóm) về nghiệp vụ
khuyến nông. Nhờ được tập huấn kỹ thuật nên kiến thức về khoa học kỹ thuật
19
của nông dân được nâng cao rõ rệt, nhiều nông dân đã áp dụng thành công các
TBKT vào sản xuất [4].
2.4.2.3. Công tác thông tin tuyên truyền
Nhằm chuyển tải những tiến bộ kỹ thuật mới đến nông dân, nhiều thông tin
được phát triển trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua thu nhận các thông
tin về kỹ thuật và kinh nghiệm trong sản xuất, các nông dân có thể tự triển khai
và áp dụng vào sản xuất và đã trở thành người bạn đồng hành của nông dân tham
gia vào việc thực hiện chương trình khuyến nông.
Trong những năm qua TTKN - KL tỉnh Nghệ An đã phối hợp với đài truyền
hình tổ chức phát sóng chuyên mục nông nghiệp vào tối thứ 3 hàng tuần, với thời
lượng phát sóng 30 phút. TTKN - KL đã phối hợp với các tổ chức, đoàn thể như:
Đoàn Thanh niên, Hội nông dân tổ chức hội thi tôn vinh nông dân sản xuất và
kinh doanh giỏi, nhà nông đùa tài, hội thi chăn nuôi giỏi Những chương trình
này đã giúp người nông dân nắm bắt kịp thời các thông tin về kỹ thuật sản xuất,
và trao đổi thông tin về kinh nghiệm sản xuất của mình cho đông đảo các nông

dân khác.
Ngoài ra TTKN - KL còn phát hành ấn phẩm định kỳ mỗi tháng 1 số với số
lượng 1.500 cuốn/số. Và đã xuất bản trên 20.000 tờ tranh kỹ thuật, 1.000 cuốn
sách kỹ thuật, 10 loại băng hình về kỹ thuật để hướng dẫn cho nông dân Nội
dung của các ấn phẩm nhằm cung cấp cho nông dân những thông tin về các kỹ
thuật sản xuất, và đáp ứng nhu cầu của người dân về các thông tin thị trường [4].

20
Phần 3: PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1. Phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Về không gian
Đề tài được triển khai nghiên cứu tại trạm khuyến nông huyện Hưng
Nguyên. Chọn 3 thôn của xã Hưng Tây, bao gồm (thôn Khoa Đà, Hưng Thịnh,
Hưng Yên).
3.1.2. Về thời gian
Đề tài được thực hiện trong thời gian từ 7/1/2007 đến 7/5/2007.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân (PRA) và sử
dụng các công cụ sau:
- Thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ Trạm khuyến
nông huyện, Phòng nông nghiệp huyện.
- Thu thập số liệu sơ cấp: Từ cán bộ Phòng nông nghiệp huyện, Trạm
khuyến nông huyện, xã và các hộ nông dân ở xã Hưng Tây.
+ Quan sát tổng hợp và quan sát cá thể.
+ Sử dụng phiều điều tra
Chọn mẫu điều tra:
- Chọn điểm nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu tại 4 thôn của xã Hưng
Tây, bao gồm:
- Tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc các cán bộ khuyến nông huyện, xã để
thu thập các thông tin về hoạt động khuyến nông.

- Phỏng vấn bán cấu trúc theo phiếu khảo sát 30 hộ theo quy trình chọn hộ
ngẫu nhiên, mỗi thôn 10 hộ bao gồm hộ khá, trung bình và nghèo. Hộ điều tra là
những hộ làm nông nghiệp.
Tiến trình:
Đầu tiên là tiếp xúc với cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện và cán bộ khuyến
nông của Trạm Khuyến nông huyện để thu thập các thông tin thứ cấp sau đó là
21
cán bộ khuyến nông xã. Tiếp theo là tiến hành điều tra các cán bộ khuyến nông
huyện, xã và các hộ dân ở xã nghiên cứu.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng cơ cấu tổ chức và quản lý của hệ thống khuyến nông
huyện Hưng Nguyên.
- Đánh giá tình hình và hiệu quả hoạt động khuyến nông của Trạm khuyến
nông huyện Hưng Nguyên.
- Đánh giá các phương pháp khuyến nông và hiệu quả của các phương pháp
khuyến nông mà cán bộ khuyến nông đang sử dụng.
- Xác định những điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống khuyến nông huyện
Hưng Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác khuyến
nông ở huyện Hưng Nguyên.
3.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội.
- Hệ thống cơ cấu tổ chức, quản lý và chính sách của Trạm khuyến nông.
- Chỉ tiêu về các hoạt động khuyến nông:
+ Hoạt động xây dựng mô hình, số mô hình/năm, số hộ tham gia mô
hình.
+ Nội dung tập huấn, số đợt tập huấn, số lần tập huấn bình quân/năm/hộ.
+ Số buổi hội thảo đầu bờ trung bình/năm, số người tham gia hội thảo
trung bình/năm.
+ Tỷ lệ số hộ tham gia và áp dụng vào các hoạt động.

3.5. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
3.5.1. Cơ sở lý luận
Việt Nam là một nước có 76% dân số sống ở nông thôn. Trong quá trình
phát triển kinh tế trong nhiều thế kỷ qua, nông nghiệp luôn giữ vị trí quan trọng,
nhất là trong giai đoạn hiện nay, sản xuất nông nghiệp góp phần quan trọng trong
việc tăng trưởng kinh tế.
22
Vai trò của nông thôn và nông nghiệp rất to lớn trong quá trình xây dựng
đất nước. Nhưng ở nhiều vùng nông thôn, mức sống và trình độ dân trí còn rất
thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém và trình độ sản xuất còn lạc hậu. Đây là những thách
thức lớn trong phát triển nông nghiệp và nông thôn. Khuyến nông là nhịp cầu
giúp nông dân tiếp nhận thông tin, kiến thức, tạo cơ hội cho người nông dân
trong vùng chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để phát triển sản xuất, tạo sự
gắn bó cộng đồng. Nên công tác khuyến nông được coi là một trong những con
đường để góp phần giải quyết những thách thức cho nông nghiệp nông thôn.
Công tác khuyến nông ngày càng trở nên không thể thiếu được ở mỗi địa
phương, mỗi thôn xóm và đối với từng hộ nông dân.
Vì vậy công tác khuyến nông cần phải được tăng cường củng cố và phát
triển, nên đánh giá thực trạng khuyến nông là một việc cần thiết.
3.5.2. Cơ sở thực tiễn
Chức năng cơ bản của khuyến nông không những là truyền bá thông tin và
huấn luyện nông dân mà còn biến những thông tin, kiến thức được truyền bá,
những kỹ năng đã đào tạo thành những kết quả cụ thể trong sản xuất và đời sống.
Với vai trò là cầu nối chuyển giao khoa học kỹ thuật giữa nhà khoa học và nông
dân, đã đặt ra cho những người làm công tác khuyến nông một vị trí quan trọng
và có ý nghĩa, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển của nền nông
nghiệp.
Trong thời gian ngắn hệ thống tổ chức khuyến nông đã được xây dựng
tương đối hoàn chỉnh từ Trung ương đến cơ sở, khuyến nông đã đáp ứng được
yêu cầu chỉ đạo của các cấp Đảng. Tuy nhiên hệ thống khuyến nông cơ sở còn

yếu kém, hiện nay còn khoảng 40% số huyện chưa có trạm khuyến nông và hơn
40% số xã chưa có CBKN cơ sở. Cách quản lý chưa thống nhất, năng lực CBKN
còn bất cập, nhất là CBKN cơ sở, vì không những họ cần có sự hiểu biết về kỹ
thuật mà còn cần có sự hiểu biết sâu rộng về kinh tế, xã hội.
Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác khuyến nông ở nước
ta. Để hạn chế và khắc phục những tồn tại này, chúng ta cần phải thường xuyên
23
tiến hành đánh giá công tác khuyến nông để rút ra những bài học thành công và
thất bại. Nhằm xây dựng và hoàn thiện tổ chức khuyến nông, trong đó đặc biệt
chú trọng đến khuyến nông cấp huyện và khuyến nông cơ sở.
24
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1: Tình hình cơ bản của huyện Hưng Nguyên
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Hưng Nguyên là huyện đồng bằng của tỉnh Nghệ An.
Phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc
Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh
Phía Đông giáp Thành phố Vinh
Phía Tây giáp huyện Nam Đàn
Nhìn chung vị trí địa lý của huyện có nhiều thuận tiện trong việc giao lưu
phát triển kinh tế - xã hội. Đó là giáp với thành phố Vinh, mặt khác huyện lại có
mạng lưới giao thông thuận tiện, các con đường đã được nâng cấp và liên kết với
nhau tạo thành một mạng lưới giao thông rất thuận lợi trong việc đi lại và giao
lưu với bên ngoài.
1.1.2. Điều kiện đất đai thổ nhưỡng
Với tổng diện tích tự nhiên của Huyện Hưng Nguyên là 16.398,5ha. Trong
đó, diện tích nông nghiệp là 9.416,74ha, đất phi nông nghiệp là 4.547,67ha, đất
chưa sử dụng là 2.434,16ha.
Địa hình Hưng Nguyên có nét đặc trưng là dốc nghiêng từ Tây sang Đông

Bắc. Căn cứ vào địa hình, thì có thể chia huyện Hưng Nguyên thành 3 vùng: Đồi
núi, đồng bằng và vùng trũng.
- Vùng đồi núi: với diện tích 3775,29ha chiếm 23%.
- Vùng đồng bằng: với diện tích 11260,46ha chiếm 68,61%.
- Vùng trũng: với diện tích 1376,40ha chiếm 8,38%.
Từ đặc điểm trên cho thấy huyện Hưng Nguyên là một huyện có điều kiện
thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp.
Đất phù sa được bồi đắp hàng năm tập trung dọc ven Sông Lam, đây là
nguồn đất có chất lượng tốt cho việc trồng cây lương thực và hoa màu. Còn đất
phù sa không được bồi là đất nằm trong con đê 42, diện tích đất này chủ yếu tập
25

×