Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

đánh giá thực trạng và hướng phát triển kinh tế trang trại vùng cát ven biển ở thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.33 KB, 97 trang )

Khoá luận tốt nghiệp Võ Văn Chí, KN37
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 80% dân số sống ở khu vưc nông
thôn và đại bộ phận làm nông nghiệp. Cho nên, nông nghiệp góp vai trò quan
trọngvào sự nghiệp phát triển của cả nước nói chung và ngườI dân nông dân nói
riêng. Đất nước ta đã và đang thời kì thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn có một vai trò đặc biệt quan
trọng. Cụ thể, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế như là: phát triển ngành nghề tiểu thủ
công nghiệp, sản xuất cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hoá, chuyên canh các
vùng cây công nghiệp, trồng cây ăn quả, kinh tế trang trại, đánh bắt nuôi trồng
thuỷ hải sản… trong đó, kinh tế trang trại rất được chú trọng đầu tư và phát triển
trên cơ sơ kinh tế hộ. với xu thế phát triển của đất nước, kinh tế hộ sản xuất theo
hướng tự cung tự cấp không còn phù hợp thay vào đó là sự phát triển kinh tế trang
trai theo hướng sản xuất hàng hoá. Đặc biệt, các trang trại sản xuất và kinh doanh
nông nghiệp đã tạo ra sản phẩm với số lượng lớn, giá trị cao hơn hẳn so với kinh
tế hộ gia đình. Có thể nói rằng, kinh tế trang trại đã đáp ứng nhu cầu sản xuất nông
- lâm - ngư theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, áp dụng các tiến bộ khoa
hoc kỹ thuật công nghệ vào để nâng cao hiệu quả kinh tế, khai thác tối đa các
nguồn lực (vốn, đất đai, lao động ). Hiện nay, trong cả nước hình thành nhiều
trang trại trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ hải sản…làm ăn có
hiệu quả. Đặc biệt, các trang trại trồng cây ăn quả, cây công nghiệp ở khắp các
vùng Bắc - Trung - Nam trong cả nước.
Cùng với sự phát triển chung của cả nước, Thừa Thiên Huế cũng có nhiều trang
trại hình thành và phát triển. Đây là một tỉnh có diện tích đất cát ở khu vực nội
đồng và ven biển rất nhiều tiềm năng và chưa được đầu tư khai thác đúng hướng.
những năm trở lại đây nhiều trang trại đã hình thành nhằm khai thác các tiềm năng
trên cát này. Trong đó có những trang trại làm ăn có hiệu quả, tạo thu nhập bước
đầu cải thiện đời sống cho rất nhiều hộ glia đình trên vùng cát vốn còn nhiều khó
khăn. thực hiện chủ trương khuyến khích và tạo điều kiện cho các gia đình đi xây
dựng các vùng kinh tế mới ở vùng cát của Nhà nước và tỉnh Thừa Thiên Huế,


nhiều hộ gia đình mạnh dạn vay vốn, khai hoang mở rộng đất đai, đầu tư phát triển
kinh tế theo quy mô sản xuât hàng hoá. Tuy nhiên, bên cạnh những trang trại hoạt
1
Khoá luận tốt nghiệp Võ Văn Chí, KN37
động có hiệu quả thì còn rất nhiều trang trại hoạt động kém và chưa phát huy hết
tiềm năng sản có của vùng. Trước nhu cầu phát triển kinh tế của vùng cát và sự
hổ trợ của Khoa KN & PTNT, nhóm chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:”Đánh
giá thực trạng và hướng phát triển kinh tế trang trại vùng cát ven biển ở Thừa
Thiên Huế”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng và hướng phát triển của các trang trại ở vùng cát. Đồng
thờI, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển các mô hình trang trại có hiệu quả hơn
trong thời gian tới.
PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở trên thế giới
Kinh tế trang trại trên thế giới xuất hiện đầu tiên ở một số nước Tây Âu- nơi
diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất mở ra một thời kỳ phát triển mới
thời kỳ phát triển sản xuất hàng hóa. Công nghiệp phát triển đã đòi hỏi một khối
lượng hàng hóa lớn đặc biệt là các nông sản hàng hóa như lương thực thực phẩm
nhằm đáp ứng nhu cầu của lao động công nghiệp, dân cư ở các khu công nghiệp
và nông sản phục vụ cho công nghgiệp chế biến và công nghiệp hàng tiêu dùng.
Trong sự phát triển đó, kinh tế tiểu nông hay kinh tế hộ gia đình với một số lượng
đông đảo nhưng đa phần sản xuất tự cấp tự túc không thể đáp ứng yêu cầu về nông
sản hàng hóa của công nghiệp hóa. Vì vậy, việc hình thành một loại hình sản xuất
mới thay thế và hổ trợ cho hình thức kinh tế hộ sớm muộn cũng diễn ra. Trong
thời kỳ này ở Tây Âu đã hình hai loại hình tổ chức sản xuất mới. Thứ nhất, các cơ
sở sản xuất nông nghiệp tập trung với quy mô lớn sử dụng lao động làm thuê
giống như các xí nghiệp sản xuất công nghiệp. Thứ hai, các cơ sở sản xuất nông
nghiệp phân tán sử dụng lao động gia đình là chủ yếu nó tập trung ở các hộ nông

dân có ruộng đất, lao động và vốn, tiến lên sản xuất hàng hóa với quy mô và mức
độ khác nhau. ( trang trại gia đình).
Theo rất nhiều nhà nghiên cứu kinh tế điều cho rằng hình thức kinh tế trang
trại gia đình được hình thành và phát triển trong điều kiện của nền kinh tế thị
trường “từ khi phương thức sản xuất thay thế phương thức sản xuất phong kiến,
khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở một số nước Châu Âu”
2
Khoá luận tốt nghiệp Võ Văn Chí, KN37
[10]. Ở đó, kinh tế hàng hóa đã phát triển ở nức độ cao các quan hệ kinh tế điều
được thực hiện bằng tiền tệ hóa, các yếu tố sản xuất (vốn, tài sản, sức lao động,
chất xám ), các sản phẩm và dịch vụ làm ra điều có giá , mà giá cả hình thành bởi
những tác động của quy luật cung cầu trên thị trường. Vì vậy, kinh tế trang trại gia
đình trong nền kinh tế thị không thể tránh khỏi những tác động đó. Mặc dù như
vậy nhưng kinh tê trang trại vẫn phát triển tương đối mạnh mẽ và có mặt hầu hết
ở các nước và các khu vực trên thế giới với quy mô ngày càng lớn,sản xuất có hiệu
quả hơn. Chính loại hình kinh tế này là bước chuyển biến thúc đẩy nông nghiệp
hàng hóa phát triển.
Kinh tế trang trại gia đình đầu tiên trong thời kỳ cách mạng công nghiệp phải
nói đến là nước Anh. Cho đến cuối thế kỷ XVII, ở nước Anh đã hình thành các xí
nghiệp nông nghiệp tập trung với quy mô lớn giống như các xí nghiệp công
nghiệp. Để phục vụ tốt cho nền nông nghiệp hàng hóa, thời gian này họ đã tiến
hành các chủ trương thúc đẩy tập trung ruộng đất, xây dựng các xí nghiệp nông
nghiệp tư bản với quy mô lớn tạo ra sự cạnh tranh và kìm hãm các trang trại gia
đình phân tán. Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất và phát triển của nước Anh cho
thấy việc làm này không phù hợp do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp với đối
tương là những sinh vật sống có quy luật sinh trưởng và phát triển không thể phù
hợp hình thức sản xuất tập trung với quy mô lớn, sử dụng lao đông làm thuê tập
trung và máy móc. Kết quả các xí nghiệp nông nghiệp tập trung quy mô lớn cho
hiệu quả thấp hơn so với các trang trại gia đình còn đang phát triển ở quy mô nhỏ.
Cũng chính điều này mà lần đầu tiên Các Mác nghĩ rằng loại hình tổ chức sản xuất

nông nghiệp của thời kỳ công nghiệp hóa phải là các xí nghiệp nông nghiệp tập
trung, quy mô lớn sử dụng lao động làm thuê như công nghiệp. Tuy nhiên, về cuối
đời Mác đã có quan điểm khác và Ông đã viết: “Ngay ở nước Anh có nền công
nghiệp phát triển, loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp có hiệu quả nhất không
phải là các xí nghiệp nông nghiệp quy mô lớn mà các trang trại gia đình” (Các
Mác toàn tập, tập 25, phần 2).
Lịch sử phát triển kinh tế trang trại gia đình trên thế giới đã cho thấy rằng:
sự phát triển các loại hình kinh tế trang trại gia đình về mặt số lượng cũng như
quy mô biến động theo nhũng chiếu hướng khác nhau rõ rệt. sự biến động này có
thể chịu ảnh hưởng của hai nhân tố cơ bản: Thứ nhất, việc phát trển của nền đại
3
Khoá luận tốt nghiệp Võ Văn Chí, KN37
công nghiệp với sự ra đời của các khu công nghiệp trên khu vực trên thế giới đã
thu hút một lực lượng lao động trong xã hội ra thoát khỏi nông nghiệp. Thứ hai,
khả năng khai thác và thuê đất của các chủ thể sử dụng đất không giống nhau theo
từng thời kỳ phát triển. Từ khi xã hội tư bản thay thế cho nền sản xuất phong kiến
đã hẳn từ hình thái sản xuất tự cung tự cấp sang hàng hóa kéo theo đó các trang
trại nông nghiệp bắt đầu cải tiến và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ trhuật vào sản
xuất để nâng cao khả năng lao động và năng lực sản xuất nông nghiệp nói chung
và năng suất sản xuất của các trang trại nói riêng. Quá trình công nghiệp hóa lao
động diễn ra ngày càng mạnh mẽ đã làm cho quy mô lao động của các trang trại
giảm theo. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất các chủ thể trang trại đã tăng cường đầu
tư cải tiến chất lượng lao động, đồng thời tìm kiếm các ngành nghề phi nông
nghiệp nhằm giả quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động trang trại.
Việc chênh lệch tỷ lệ lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp trong thời kỳ công
nghiệp có ảnh đến lao động của các trang trại. Khi mà nền sản xuất công nghiệp
đã phát triển sẽ thu hút lực lượng lớn lao động nông thôn sang làm việc tại các nhà
máy, khu công nghiệp ở các thành phố thì lao động nông thôn giảm. Điều này
buộc các chủ trang trại phái áp dụng cơ giới hóa để thay thế lao động thủ công.
Cho nên, sự phát triển trang trại ở các nước đông dân, ít đất thường tăng chậm hơn

về mặt quy mô. Với sự phát triển loại hình trang trại trong nền sản xuất nông
nghiệp đã có tác động lớn đến nông nghiệp của thế giới Các trang trại, xí nghiệp
sản xuất và kinh doanh nông nghiệp tập trung đất đai, vốn, lao động, nguồn tài
nguyên của các khu vực trên thế giới. Đồng thời giá trị mà nó tạo ra chiếm phần
lớn tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành nông nghệp. Có thể nói rằng, hiện nay trên
thế giới có khoảng 300 triệu trang trại gia đình với đủ các loại hình sản xuất đã và
đang đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nông nghiệp. Bên cạnh, tạo việc làm
cho hàng triệu lao động nông nghiệp còn tạo thu nhập cho các chủ thể sản xuất và
kinh doanh trong lĩnh vực trang trại.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, kinh tế trang trại ở các nước công
nghiệp hóa Tây Âu thời gian đầu phát triển theo chiều hướng tăng về số lượng, và
đến khi công nghiệp hóa đạt trình độ cao thì số lượng trang trại giảm và tăng về
quy mô. Cụ thể, vào cuối thế kỷ 19 số lượng trang trại gia đình tiếp tục tăng nhưng
không đáng kể, trong thời gian 1882 -1892 số lượng trang trại ở Pháp tăng khoảng
4
Khoá luận tốt nghiệp Võ Văn Chí, KN37
từ 5.672.000 lên 5.703.000 và ở Đức tăng từ 5.276.000 lên 5.558.000 trang trại.
Tuy nhiên bước vào thế kỷ 20, mỗi nước có khoảng 5.500.000 trang trại với quy
mô bình quân chiếm khoảng 6 triệu ha đất. Nhưng đến cuối thế kỷ này, số trang
trại ở mỗi nước giảm xuống còn khoảng 800.000 với quy mô bình quân 20-30 ha.
(Trang trại gia đinh). Đặc biệt, ở Pháp đến năm 1989 chỉ còn khoảng 982.000
trang trại đã sản xuất ra khối lượng nông sản bình quân hàng năm gấp 2,2 lần nhu
cầu nội địa; và ở Đức chỉ còn khoảng 983.000 trang trại. Các nước Bắc Âu và
Nam Âu có quy luật phát triển giống như ở Tây Âu. Nhìn chung, loại hình trang
trại ở Châu Âu phổ biến là trang trại gia đình độc lập với quy mô nhỏ, vừa và lớn,
chủ yếu sử dụng lao động gia đình. Số laô động thuê ở ngoài không đáng kể chỉ
chiếm khoảng 5-10% trong tổng số lao động nông nghiệp với mức độ công nghiệp
hóa cao.
Ở bắc Mỹ, kinh tế trang trại gia đình cũng gắn liền với CNH, như ở Mỹ và
Canada. Trang trại gia đình ở khu vực này được hình thành và phát triển trên cơ sở

các hộ nông dân khai phá các vùng đất mới để đưa vào sản xuất nông sản hàng
hóa bỏ qua kinh tế tiểu nông tự câp tự túc như ở châu Âu. Ở Mỹ, quy mô bình
quân của trang trại gia đình tăng từ 70ha (1940) lên đến 190ha (1995). Các trang
trại gia đình ở Mỹ tuy có diện tích lớn (khoảng 150-200ha) nhưng vẫn còn sử
dụng lao động gia đình là chủ yếu, do chủ gia đình hoặc chủ trang trại, quản lý và
làm lao động chính, chỉ thuê 1-2 lao động chính làm việc thường xuyên và một số
lao động thời vụ.
Bên cạnh đó vẫn có các trang trại tư bản tư nhân quy mô lên đến hàng ngàn
hecta thì hoàn toàn sử dụng lao động làm thuê, đồng thời thuê cả người quản lý.
Đặc biệt, ở mỹ các trang trại gia đình có trình độ CNH tương đương và cao hơn
các trang trại ở Tây Âu, sản xuất ra khối lượng lớn nông sản hàng hóa cung cấp
cho thị trường trong nước và thế giới. Hàng năm, các trang trại ở Mỹ xuất khẩu
bình quân khoảng 100 triệu tấn ngô, đậu tương, lúa mì,
Ở các nước châu Á, vào nữa cuối thế kỷ 20 số lượng trang trại nói chung vẫn
tiếp tục tăng lên, chẳng hạn như ở Ấn độ năm 1953 có khoảng 44,35 triệu trang
trại, thì đến 1985 là 87,72 triệu trang trại, ở Indônêxia tăng từ 12,24 triệu (1963)
lên 18,56 triệu trang trại (1983). Ở Philipin năm 1948 có khoảng 1,64 triệu trang
trại thì năm 1960 có khoảng 3,42 triệu trang trại. Trong khi đó ở các nước Đông Á
5
Khoá luận tốt nghiệp Võ Văn Chí, KN37
như các nước Nhật, Triều tiên, Đài loan, số lượng trang trại lại có xu hướng giảm
từ những năm 80 của thế kỷ 20 trở về sau. Ở các nước Đông Bắc Á, kinh tế trang
trại cũng phát triển theo những quy luật chung như các nước nói trên. Thời kỳ bắt
đầu bước vào CNH số lượng trang trại tương đối nhiều nhưng với quy mô nhỏ, khi
CNH phát triển ở trình độ cao thì số lượng trang trại giảm nhưng quy mô lại cao.
Chẳng hạn như, năm 1950 ở Nhật bản có khoảng 6,2 triệu trang trại gia đình, quy
mô bình quân 0,8ha/trang trại, đến năm 1995 giảm xuống còn chưa đến 2,3 triệu
trang trại quy mô bình quân 1,5 ha/ trang trại.
Nhìn chung, kinh tế trang trại ở các nền công nghiệp phát triển đã hình thành,
tồn tại, phát triển trong suôt thời gian diễn ra CNH từ thời kỳ đầu cho đến thời kỳ

CNH đạt trình độ cao. Đặc biệt, trang trại gia đình đã trở thành một trong những
loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp chủ yếu của các nước công nghiệp phát
triển, nó đã trở thành lực lượng chủ lực của sản xuất nông sản hàng hóa.
Các trang trại ở các nước đang phát triển chủ yếu tập trung ở các nước Châu
Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh. Ở các nước này kinh tế trang trại gia đình hình thành
và phát trển theo quá trình công nghiệp hóa, dần dần từng bước thay thế kinh tế
tiểu nông, tự cung tự cấp. Ban đầu, khi công nghiệp hóa diễn ra một bộ phận kinh
tế tiểu nông đã thoát khỏi sự kiểm soát của nền sản xuất tự túc tự cấp tiến lên sản
xuất nông sản hàng hóa với những mức độ khác nhau theo loại hình sản xuất kinh
tế trang trại gia đình như các nước phát triển ở Đông Nam Á. Một số nước có sự
phát triển mô hình kinh tế trang trại có số lượng và quy mô công nghiệp hóa phải
kể đến: Thái Lan, Malaisia, Indonesia Ở Thái lan, kinh tế trang trại phát trển
đồng thời ở cả vùng đồi núi, đồng bằng và ven biển với điều kiện tự nhiên thuận
lợi và nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước tương đối phong phú. Trong khi
đó trang trại ở Malaisia và Indonesia chỉ phát triển được trên vùng đồi núi là nơi
có điều kiện đất đai thích hợp và có tập quán sản xuất cây công nghiệp như cao su,
cọ dầu, ca cao, hồ tiêu là những mặt hàng thị trường thế giới đang có nhu cầu.
Như vậy, ở các nước đang phát triển, kinh tế trang trại mới phát triển nên số lượng
chưa nhiều, tỷ trọng trong tổng số các loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp còn
thấp. Tuy nhiên, nó cũng đã và đang trở thành lực lượng xung kích trong sản xuất
nông sản hàng hóa và ngày càng phát triển cùng với xu thế tăng trưởng của công
nghiệp hóa.
6
Khoá luận tốt nghiệp Võ Văn Chí, KN37
Tóm lại, thông qua thực tiển phát triển kinh tế trang trại của nhiều nước trên
thế giới cho thấy rằng: Trang trại gia đình được hình thành và phát triển trong thời
kỳ đầu bước vào công nghiệp hóa tăng về số lượng vì thời kỳ này lao đông nông
thôn đang tăng mạnh với năng lực lao động còn thấp. Cho đến khi công nghiệp đã
phát triển ổn định tạo khả năng thu lao động vào các ngành công nghiệp và dịch
vụ tăng lên thì số lượng các trang trại bắt đầu có xu hướng giảm. Cụ thể, vào cuối

thế kỷ 20, bình quân mỗi năm số lượng trang trại ở các nước phát triển Châu Á
tăng 2,5% trong khi đó ở các nước công nghiệp phát triển Châu Âu giảm 2-3%
nhưng lại quy mô của các trang trại lại tăng lên rõ rệt. Như vậy, quy mô của các
trang trại có sự biến động ngược lại so với số lượng trang trại thể hiện mức độ
thâm canh của các trang trại về mặt đầu tư phát triển sản xuất nông sản hàng hóa.
Do đó kinh tế trang trại của một nước muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế
thị trường thì phải đảm bảo được sự hình thành của nền sản xuất hàng hóa theo cơ
chế thị trường cạnh tranh và đẩy mạnh công nghiệp hóa đất nước nói chung và
công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn nói riêng.[10]
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế trang tại ở Việt Nam
Với xu thế phát triển chung của kinh tế trang trại của các nước trên thế giới
thì kinh tế trang Việt Nam hình thành, tồn tại và phát triển theo dòng thời gian lịch
sử phát triển đất nước. Trang trại xuất hiện rõ nét đầu tiên dưới triều đại nhà Trần
lúc bấy giờ được gọi là điền trang "Năm 1266, triều đình nhà Trần cho phép các
vương hầu, công chúa, phò mã, cung phi triệu tập nông dân nghèo khổ không có
đất làm nô tỳ đi khai hoang miền ven biển, đắp đê ngăn mặn, khai phá đất bồi ở
sông Hồng, lập thành điền trang rộng lớn". (Lịch sử nông nghiệp Việt Nam, tr24).
Cho đến thời hậu Lê, nhà nước có chủ trương mở rộng khai hoang lập thành
các đồn điền nên trang trại bấy giờ có thể gọi là những đồn điền. Theo thống kê,
đến năm 1481 cả nước có 43 sở đồn điền cấp cho họ hàng nhà vua và các quan tứ
phẩm. Đến thời Nguyễn, có tên là đồn điền trang trại chiếu theo 25 quyết định về
khai hoang lập ấp trại hoặc xã do triều đình ban hành năm 1802-1255. Đặc biệt,
trong thời Pháp thuộc đô hộ đất nước ta thì có nhiều đồn điền trang trại do địa chủ
thực dân quản lý. Năm 1912, tổng số trang trại khoảng 2.350 cái chuyên trồng cao
su, cà phê, hồ tiêu, chè, dừa, lúa, mía, bông có quy mô lớn, vừa và nhỏ khác
nhau. Năm 1930, thực dân Pháp chiếm đoạt khoảng 1,2 triệu ha diện tích đất canh
7
Khoá luận tốt nghiệp Võ Văn Chí, KN37
tác trong cả nước, chiếm 25% tổng diện tích với số lượng trên dưới 4.000 đồn điền
trang trại với quy mô bình quân khoảng 300 ha/trang trại. Có thể ước tính số lượng

trang trại thời Pháp thuôc đô hộ thông qua bảng sau:
Bảng 1: Số lượng đồn điền trang trại của thực dân trong thời kỳ Pháp thuộc
Năm 1890 1900 1912 1922 1930
Số đồn điền trang trại 108 1.857 2.176 2.872 3.703
Diện tích (ha) 10.898 301.000 470.000 775.700 1.200.000
(Nguồn: Lê Trọng, phát triển và quản lý trang trong kinh tế thị trường,2000)
Từ sau khi giải phóng miền Nam (năm 1957), Nhà nước có chủ trương tịch
thu đồn đền trang trại thực dân và chuyển đổi thành các nông trường quốc doanh.
Trong giai đoạn này, hình thức sản xuất nông lâm trường và hợp tác xã sản xuất
ngày càng phổ biến và phát triển (TQ Hoàng _bg kinh tế trang trại). Như vậy,
trong thời kỳ hòa bình cả nước bắt đầu khôi phục lại nền kinh tế theo hướng quá
độ lên chủ nghĩa xã hội nhằm hàn gắn viết thương chiến tranh và đưa đất nước
ngày một ổn định. Song thời kỳ này vẫn còn áp dụng mô hình quản lý cũ, xây
dựng kinh tế mang nặng tính kế hoạch, tập trung quan liêu bao cấp nên đã bộc lộ
nhiều thiếu sót và hạn chế làm cho nền kinh tế nước ta đi đến khủng hoảng trong
những năm 1980 -1986. Mặc dù chúng ta đã thực hiện chính sách "người cày có
ruộng" từ những năm còn chiến tranh (1954-1956) đã đem lại ruộng đất thực sự
cho dân cày lao động, mỗi gia đình, mỗi khẩu lao động đã được phân chia ruộng
đất đảm bảo quyền lợi của người nông dân. Nhưng do chế độ quản lý tập trung
quan liêu bao cấp đã không khai thác được tiềm năng của đất đai và lao động phát
triển. cho nên trang trại trong thời gian này hoạt động không có hiệu quả và chưa
tạo ra biến động cụ thể trong quá trình phát triển kinh tế cả nước. Trong một thời
gian dài dù là một nước nông nghiệp nhưng chúng ta vẫn phải nhập khẩu lương
thực thực phẩm để cải thiện tình trạng đói ăn cho người dân.
Khắp phục tình trạng trì trệu của nền kinh tế, Đại hội Đảng khóaVI (12/1986)
đã chỉ rõ trong thời kỳ quá độ nước ta phải tập trung xây dựng "nền kinh tế có cơ
cấu nhiều thành phần" và theo Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị "về đổi mới cơ chế
quản lý nông nghiệp" đã khẳng định kinh tế hộ là một đơn vị thành phần kinh tế tự
chủ và nhà nước đã có nhiều chủ trương khuyến khích phát triển kinh tế trang trại.
Vì thế, ngày càng nhiều loại hình trang trại hình thành và phát triển khắp nơi trong

8
Khoá luận tốt nghiệp Võ Văn Chí, KN37
cả nước. Đặc biệt, sau khi Luật đất đai đầu tiên của nước ta ra đời năm 1993 có
những quy định cụ thể 5 quyền đối với các chủ thể sử dụng đất (quyền chuyển
nhượng, thừa kế, thế chấp, cho thuê và chuyển đổi) đã góp phần thúc đẩy kinh tế
hộ và trang trại gia đình phát triển với tốc độ và quy mô ngày càng cao hơn, lớn
hơn. Có thể nói rằng đây là bước chuyển biến mới trong kinh tế nông nghiệp mà
đặc biệt kinh tế hộ đã tạo được quyền tự chủ về sản xuất, kinh doanh trong phạm
vi đất đai, nguồn vốn, sức lao động và những tiêu liệu sản xuất nông nghiệp khác
của hộ. Đây cũng là một trong những tiền đề lớn để nước ta thực hiên công cuộc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, góp phần nâng cao năng
xuất và chất lượng của nền nông sản hàng hóa, cải thiện điều kiện và thu nhập cho
các hộ gia đình nhằm thực hiện tốt các chủ trương chính sách xóa đói giảm nghèo,
vươn lên làm giàu từ sản xuất nông nghiệp.
Để đánh giá về sự phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam trong thời kỳ đổi
mới, chúng ta có thể nhìn nhận dưới những gốc độ sau đây:
Về mặt số lượng trang trại ở Việt Nam từ sau đổi mới đến nay có những biến
động cụ thể sau: Năm 1989 trong cả nước có 5.152 trang trại, đến năm 1992 đã
tăng lên 13.246 trang trại, gấp hơn 2,53 lần. Tính đến ngày 01/07/1999 cả nước có
90.167 trang trại, tăng gấp 6,8 lần so với năm 1992 và gấp 17,3 lần (sau 10 năm)
so với năm 1989. Đến ngày 1-10-2001, cả nước có 61.017 trang trại, tăng 15.209
trang trại so với năm 1999 và bằng 3,54 lần số trang trại có đến cuối năm 1995.
Trong đó có 21.754 trang trại trồng cây hàng năm (bằng 2,55 lần số trang trại có
đến cuối năm 1995), 16.578 trang trại trồng cây lâu năm (bằng 4,48 lần), 1.761
trang trại chăn nuôi (bằng 3,43 lần), 1.668 trang trại lâm nghiệp (2,87 lần), 17.016
trang trại nuôi trồng thủy sản (bằng 5,05 lần) và 2.240 trang trại kinh doanh tổng
hợp (bằng 3,95 lần). Theo thống kê sơ bộ của Cục thống kê quốc gia, năm 2005 cả
nước có khoảng 119.586 trang trại, tăng gấp 1,33 lần năm 1999 và gấp 23,21 lần
so với năm 1989 (thông tin cụ thể về số lượng trang trại trong cả nước cho đến
cuối năm 2005, (Xem bảng phụ lục số 2).

Bên cạnh đó, Số lượng trang trại phân bố theo những điều kiên tự nhiên sẳn
có ở các khu vực trong cả nước. Những nơi có điều kiện đất đai nhiều, mặt nước
thuận lợi là những nơi có điều kiện để mở rộng quy mô trồng trọt, chăn nuôi và
thủy sản. Chính vì vậy, ba vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và
9
Khoá luận tốt nghiệp Võ Văn Chí, KN37
Tây Nguyên chiếm 81,8% số trang trại cả nước, riêng trang trại cây hằng năm
chiếm 91,7%, trang trại chăn nuôi chiếm 78,6%, trang trại nuôi trồng thủy sản
chiếm 78,6%; còn vùng Đông Bắc và Bắc Trung Bộ chiếm 68,5% trong tổng số
trang trại lâm nghiệp cả nước. Nhiều thành phần kinh tế tham gia mô hình kinh tế
trang trại, nhưng chủ yếu vẫn là nông dân: 91,31% số chủ trang trại là nông dân,
5,03% là cán bộ, công nhân, viên chức, 3,68% là các thành phần khác. Các trang
trại nói chung có quy mô không lớn và có những khác biệt giữa các vùng, các tỉnh
và loại hình trang trại.
Về mặt quy mô sử dụng đất đai và nguồn vốn: Diện tích đất dành cho các
trang trại sản xuất và kinh doanh nông nghiệp trong thời gian 1989-1992 tăng từ
22.946 ha lên 58.282 ha , gấp 2,54 lần; đến năm 1999 tăng lên 396.282 ha, gấp
6,81 lần so với năm 1992 và gấp 17,29 lần so với năm 1989. Vốn đầu tư của các
trang trại trong cả nước cũng có sự gia tăng đáng kể, như năm 1989 tổng vốn đầu
tư của các trang trại khoảng chừng 513.677,5 triệu đồng thì đến năm 1999 mức
đầu tư lên đến 18.030.000 triệu đồng, nhiều gấp 35,1 lần. Vốn đầu tư bình quân
một trang trại 135,14 triệu đồng, ít nhất là các trang trại trồng cây hằng năm, chỉ
có 69,7 triệu đồng, nhiều nhất là trang trại chăn nuôi 236 triệu đồng và trang trại
trồng cây lâu năm 207 triệu đồng. Vốn đầu tư chủ yếu là của chủ trang trại chiếm
84,25% tổng vốn đầu tư, còn lại là vốn vay của ngân hàng và của các thành phần
khác. Vốn đầu tư tuy cùng loại hình sản xuất, nhưng khá cách biệt giữa các vùng,
các tỉnh. Chẳng hạn, bình quân vốn đầu tư một trang trại trồng trọt 129,1 triệu
đồng, nhiều nhất là ở TP Hồ Chí Minh 455,3 triệu đồng, Bình Dương 348,6 triệu
đồng. Ngược lại, có tới bảy tỉnh vốn đầu tư dưới 50 triệu đồng một trang trại như
Quảng Ngãi 25,9 triệu, Cà Mau 33,5 triệu, Lai Châu 24,6 triệu, Cao Bằng 39,8

triệu đồng. Với trang trại chăn nuôi, trong khi có năm tỉnh, thành phố có vốn đầu
tư một trang trại hơn 400 triệu đồng (nhiều nhất là ở Bắc Ninh: 710 triệu, thứ hai
là Bắc Giang: 475 triệu đồng) thì có đến tám tỉnh vốn đầu tư dưới 80 triệu đồng
cho một trang trại (thấp nhất là Lai Châu: 48,9 triệu đồng, thứ hai là Ninh Bình:
55,1 triệu đồng). (Điều tra của tổng cục thống kê, 01/10/2003).
Mức độ đầu tư của các trang trại có sự chênh lệch đáng kể về loại hình sản
xuất và phân bố theo các tỉnh, các khu vực khác nhau. Trong đó các trang trại chăn
10
Khoá luận tốt nghiệp Võ Văn Chí, KN37
nuôi và trồng cây công nghiệp lâu năm có quy mô vốn khoảng từ 303 đến 388
triệu đồng, trang trại VACR có quy mô vốn từ 102 đến 129 triệu đồng. Nguồn chủ
yếu dựa vào khả năng tự có của các chủ thể trang trại, chiếm bình quân khoảng
84,6%, vốn vay chiếm 13,2% trong tổng vốn đầu tư của mỗi trang trại.
Về quy mô lao động, lao động của các trang chủ yếu sử dụng lao động trong
gia đình, lao động làm thuê thường không đáng kể bình quân mỗi trang trại chiếm
khoảng 0,98 lao đông làm thuê thường xuyên và số ngày công lao động được thuê
theo thời vụ khoảng 269 ngày công/trang trại. Cụ thể, số lao động bình quân một
trang trại là 6,04 người, riêng trang trại trồng cây hằng năm: 6,65 người, trang trại
trồng cây lâu năm: 6,14 người, trang trại chăn nuôi: 4,11 người, trang trại lâm
nghiệp: 6,10 người, trang trại thủy sản: 5,15 người trang trại sản xuất, kinh doanh
tổng hợp: 7,16 người. Tỷ lệ lao động của hộ chủ trang trại trong tất cả các loại
trang trại chiếm 45,7% lao động, tỷ lệ này thấp nhất là các trang trại trồng cây lâu
năm chỉ có 38,4%, ngược lại các trang trại đầu tư vốn, kỹ thuật nhiều, sản phẩm
hàng hóa cao thì tỷ lệ này lại cao, như: trang trại chăn nuôi: 54,9%, trang trại nuôi
trồng thủy sản: 53,8%. Cơ cấu lao động trong trang trại phân theo trình độ chuyên
môn, nhìn chung lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất lớn: 92,51%, còn lao
động có trình độ trung cấp trở lên rất ít: 2,48%. (Điều tra của tổng cục thống kê,
01/10/2003).
Qua những con số cơ bản trên đây đã thấy được trình độ đầu tư thâm canh, áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của

các trang trại trong 10 năm qua đã dần dần tăng lên. Vì thế, mà tổng giá trị sản
phẩm bình quân của các trang trại trong những năm 1997 -1999 ước tính khoảng
chừng 9.575 tỷ đồng/năm, chiếm 7,98% giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp. Đặc
biệt, tỷ suất hàng hóa của các trang trại năm 1992 chiếm 78,6% thì năm 1999 đã
tăng lên 86,74%. (Lê Trọng, kttt trong thị trường).
Tóm lại, sự phát triển kinh tế trang trại có những chuyển biến tích cực qua
các giai đoạn phát triển của đất nước. Tuy nhiên, trong mỗi thời kỳ nó cũng những
bứơc phát triển thăng trầm theo sự biến động của nền sản xuất nông nghiệp, đồng
thời sự phát triển của loại hình kinh tế trang trại tạo được bước chuyển biến trong
nông nghiệp phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
nông thôn của đất nước.
11
Khoá luận tốt nghiệp Võ Văn Chí, KN37
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là một tỉnh miền Trung, địa hình chủ yếu là núi non, gò đồi,
đầm phá. Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của Tỉnh nói chung có
sự phát triển khởi sắc, trong đó, kinh tế trang trại đã và đang từng bước khẳng định
vai trò vị trí của nó trong nền nông nghiệp của Tỉnh. Các loại hình trang trại ở
Thừa Thiên Huế chủ yếu là các trang trại nuôi tôm, trồng rừng, nông lâm kết hợp,
chăn nuôi, trồng trọt và trang trại kinh doanh tổng hợp.
Xuất phát là một tỉnh nông nghiệp thuần nông Thừa thiên Huế có rất nhiều
tiềm năng giành cho kinh tế trang trại. Đây kinh đô phong kiến cuối cùng tồn tại ở
Việt Nam, việc phát triển sản xuất nông nghiệp rất được vua chúa nhà Nguyễn chú
trọng. Tuy không có nhiều đồn điền trang trại như các vùng miền Đông Nam Bộ
và Tây Nguyên nhưng lợi thế về diện tích đất bờ biển và đầm phá (chẳng hạn phá
Tam Giang) thuận lợi cho sự phát triển các trang trại nuôi trồng thủy hải sản. Nhìn
chung sự phát triển kinh tế trang trại Thừa Thiên Huế mang những đặc trưng
chung của kinh tế trang trại trong cả nước. Đặc biệt, từ các Nghị quyết của Đảng
và nhà nước về việc phát triển kinh tê nông nghiệp như Nghị quyết 10, Nghị quyết
TW khóa VII về việc xác định quyền tự chủ của kinh tế hộ đình và khuyến khích

đơn vị kinh tế này phát triển đã mở ra hướng đi mới cho nền nông nghiệp Việt
Nam nói chung và nông nghiệp Thừa Thiên Huế nói riêng. Sau khi, Luật đất đai
năm 1993 ra đời đã quy định rõ quyền cho các chủ thể sử dụng đất đai thì kinh tế
trang trại của tỉnh có sự chuyển biến mạnh mẽ. Chính vì vậy, Thừa Thiên Huế đã
có nhiều chủ trương chính sách khuyến khích những bộ phận nông dân có đủ các
điều kiện sản xuất như vốn, lao động, đất đai, khả năng tổ chức quản lý sản xuất
và nguyện vọng làm giàu đứng ra thành lập trang trại sản xuất, kinh doanh trên địa
bàn tỉnh.
Trong khoảng thời gian từ sau năm 1999 đến nay, trang trại của tỉnh Thừa
Thiên Huế đã có những bước phát triển đáng kể, nhất là sự phát triển nhanh về số
lượng các trang trại. Cùng với chủ trương khuyến khích phát triển trang trại của
Nhà nước, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã có những chính sách cụ thể nhằm thúc
đẩy sự hình thành và phát triển nhiều hơn các loại hình kinh tế trang trại. Trong
khoảng thời gian ngắn bốn năm, số lượng trang trại của tỉnh tăng lên rất nhanh.
Cuối năm 1999 đầu năm 2000 mới chỉ có 149 trang trại, đến năm 2003 đã là 341
12
Khoá luận tốt nghiệp Võ Văn Chí, KN37
trang trại với số trang trại tăng lên là 192 trang trại. Như vậy, năm 2003 số lượng
trang trại đã tăng gấp 2,28 lần so với năm 2000. Đây là một bước tăng nhảy vọt về
mặt số lượng. Cho đến năm 2005, về cơ bản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã
có 512 trang trại với 6 loại hình trang trại: Trang trại trồng cây hàng năm, trồng
cây lâu năm, trồng cây lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và kinh doanh
tổng hợp.
Về cơ cấu trang trại, trang trại thủy sản chiếm tỷ trọng lớn, kế đến là trang trại
trồng cây lâu năm và trồng cây hàng năm. Đặc biệt, năm 2000 và 2001 trang trại
thủy sản chiếm gần 50%. Điều này thể hiện lợi thế về điều kiện tự nhiên của Thừa
Thiên Huế với vùng đầm phá và cát ven biển rộng lớn, có nhiều tiềm năng để phát
triển các loại hình nuôi trồng thủy sản.
Theo nghiên cứu mới đây của một số giảng viên của Trương Đai Học Kinh
Tế Huê về tình hình phát triển kinh tế trang (Điều tra trên 120 trang trại) trên địa

bàn tỉnh trong những năm vừa qua cho những kết quả cụ thể sau:
Về qui mô lao động trang trại: Các trang trại có qui mô từ 6 - 10 lao động
chiếm tỷ trọng tới 50% tổng số trang trại, qui mô 10 lao động chiếm tỷ trọng rất
nhỏ. Nhìn chung các trang trại ở Thừa Thiên Huế có qui mô lao động không cao,
chủ yếu là từ 5- 10 lao động bình quân một trang trại. (Xem bảng phụ lục số 3)
Về qui mô trang trại phân theo đất đai: Các trang trại có qui mô diện tích nhỏ
dưới 3 ha chiếm tỷ lệ khá cao (44,16%), đó là các trang trại nuôi trồng thủy sản
tiếp đến là các trang trại trồng cây lâu năm và trang trại kinh doanh tổng hợp. Các
trang trại có qui mô vừa từ trên 3 ha đến dưới 10 ha chiếm tỷ trọng tương đối lớn
gần 40%, qui mô đất đai lớn trên 10 ha chiếm tỷ trọng rất nhỏ, loại trang trại này
chủ yếu là trang trại trồng cây lâm nghiệp và trang trại kinh doanh tổng hợp. (Xem
bảng phụ lục số 4)
Về qui mô trang trại phân theo vốn kinh doanh: Các trang trại có qui mô
vốn trên 100 triệu chiếm đến 46,67%, chủ yếu là các trang trại nuôi trồng thủy sản
và kinh doanh tổng hợp. Trong khi đó, các trang trại có số vốn dưới 30 triệu
chiếm tỷ trọng nhỏ, bao gồm các trang trại trồng cây hàng năm và các trang trại
chăn nuôi. (Xem bảng phụ lục số5 )
Về qui mô tổng thu trang trại: Các trang trại có qui mô tổng thu từ 100 đến
200 triệu chiếm tỷ lệ cao nhất 33,3%. Các trang trại có tổng thu trên 200 triệu
13
Khoá luận tốt nghiệp Võ Văn Chí, KN37
chiếm tỷ trọng 24,2%, chủ yếu là trang trại nuôi trồng thủy sản, kinh doanh tổng
hợp, chăn nuôi. Trong khi đó, các trang trại có qui mô tổng thu dưới 50 triệu
chiếm tỷ trọng nhỏ. Các trang trại trồng cây lâu năm có qui mô tổng thu ở mức
trung bình tương đương khoảng 50 đến 100 triệu. Các trang trại trồng cây hàng
năm có tổng thu nhỏ nhất (30 đến dưới 50 triệu) trong một năm. (Xem bảng phụ
lục số 6).
Kinh tế trang trại ở tỉnh Thừa Thiên Huế mới xuất hiện trong mấy năm gần
đây nhưng đã có những bước phát triển đáng kể cả về số lượng, quy mô và loại
hình sản xuất tại hầu hết các địa phương với những kết quả và hiệu quả to lớn về

nhiều mặt, góp phần tăng khối lượng sản phẩm hàng hóa cho xã hội, giải quyết
việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phương.
2.1.4. Một số đã được nghiên cứu trong nước về kinh tế trang trại
Trãi qua một thời gian phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam, đã có nhiều
công trình của nhiều tác giả, nhà nghiên cứu, nhiều tổ chức trong và ngoài nước
quan tâm và nghiên cứu về kinh tế trang trại. Nhiều công trình đã được viết sách,
công bố trên các tạp chí, truyền hình và trên mạng internet. Điều đó cho thấy sự
quan tâm của Đảng và Nhà nước, của người dân, của tổ chức kinh doanh, các nhà
nghiên cứu về loại hình kinh tế này.
Theo Nguyễn Đình Điền, trang trại gia đình hiện nay là bước phát triển mới
của kinh tế hộ nông dân. Đó là bước chuyển dịch từ sản xuất tự cung tự cấp sang
sản xuất hàng hóa, từ kinh tế tiểu nông sang kinh tế trang trại gia đình. Ông cũng
khẳng định: "Kinh tế trang trại là vấn đề mới đối với nước ta, là vấn đề kinh tế - xã
hội, có những mối quan hệ phức tạp " (Nguyễn Đình Điền).
Tác giả Nguyễn Điền, Trần Đức, Trần Huy Năng cho rằng: " tùy theo thu
nhập để phân loại trang trại nhưng cũng cần phải xem xét thu nhập đó lớn hơn
mức bình quân cho từng vùng, từng địa phương để phân loại".
Theo tác giả Lê Trọng bàn về vấn đề phát triển và quản lý kinh tế trang trại
trong cơ chế thị trường đã đưa ra những cơ sở khoa học cho việc phát triển kinh tế
trang trại trong kinh tế trường và thông qua những đúc kết lịch sử phát triển nông
nghiệp nói chung và kinh tế trại Việt Nam nói riêng trong thời gian vừa qua. Theo
đó, kinh tế nông hộ còn bộc lộ nhiều hạn chế trong nền kinh tế thị trường sản xuất
hàng hóa và hướng phát triển của nó chính là kinh tế trang trại. Thông qua nghiên
14
Khoá luận tốt nghiệp Võ Văn Chí, KN37
cứu này, tác giả cũng đưa ra những vấn đề cơ bản về quản lý trang trại trong kinh
tế thị trường (Thị trường -sản phẩm- vốn -kỹ thuật). Đồng thời tác giả giới thiệu
một số mô hình kinh tế trang trại (Nông trại, lâm trại, ngư trại và nông - lâm trại)
và một số phương hướng, giải pháp chủ yếu để phát triển và quản lý kinh tế trang
trại trong những năm tiếp theo của nước ta.

Theo tác giả Nguyễn Phượng Vỹ: Cần quy hoạch phát triển trang trại phù
hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn. Đó
chính là việc xem xét giải quyết một cách thỏa đáng việc giao, thuê đất của chủ thể
sử dụng đất theo chính sách pháp luật về quản lý đất đai. Còn tác giả Nguyễn Sinh
Cúc: Những tiêu chuẩn do Tổng cục thống kê quy định đối với một trang trại chỉ
mang tính chất tương đối và tùy theo điều kiện đất đai, loại hình sản xuất kinh
doanh của từng vùng miền cụ thể.
Hằng năm, thông qua các kỳ đại hội của ban chấp hành TW Đảng điều đưa ra
những quy định và những định hướng phát triển kinh tế trang trại nước nhà trong
những năm tiếp theo. Chẳng hạn như: Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (04/1998),
Nghị quyết hội nghị TW 6 (khóa VI) của BCHTW (03/1989); Luật đất đai (1993);
NQ TW 5 (khóa VII, 1993); NQ TW 4 (khóa VIII, 1997); Nghị quyết 6 của Bộ
chính trị (10/11/1998) và đặc biệt, Nghị quyết 03/2000/NQ-CP (02/02/2000) về
kinh tế trang trại. Tất cả Nghị định, Nghị quyết trên đây tạo điều kiện và tiền đề để
kinh tế trang trại nước ta khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật,
kinh nghiệm quản lý trang trại.
Một nghiên cứu mới đây của nhóm giáo viên, sinh viên của trường kinh tế,
nông lâm Huế đã nêu lên cơ cấu sản xuất, kinh doanh của các trang trại và đưa ra
một số giải pháp phát triển hơn nữa kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện A Lưới
-Thừa Thiên Huế. Mặc dù đề tài đã đưa ra cơ cấu tổ chức sản xuất, kinh doanh
trang trại của một địa phương nông thôn miền núi song chưa cho thấy rõ sự khác
nhau về quy mô vốn, đất đai, lao động và lợi nhuận của các loại hình trang trại có
mặt trên địa bàn huyện.
Ngoài ra còn rất nhiều nghiên cứu khác xuất hiện trên các phương tiện thông
tin đại chúng nhưng với điều kiện thời gian cho phép, chúng tôi chỉ mới giới thiệu
một cách sơ bộ để nói lên mức độ quan tâm về kinh tế trang trại.
15
Khoá luận tốt nghiệp Võ Văn Chí, KN37
2.2. Cơ sở lý luận
2.2.1. Khái niệm trang trại và kinh tế trang trại

Trang trại là hình thức sản xuất, kinh doanh tất yếu của nông nghiệp trong
nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, các khái niệm về trang trại, các tiêu chí nhận
dạng trang trại còn chưa thống giữa nước ta và các nước trên thế giới, giữa các
vùng trong nước ta. Vì vậy, ở đây chúng tôi xin đề cập một vài khái niệm cơ bản
sau:
Trong luật đất đai năm 1999 đưa ra khái niệm: "Trang trại là loại hình cơ sở
sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình nông dân, hình thành và phát triển trong
điều kiện nền kinh tế thị trường, từ khi phương sản xuất tư bản chủ nghĩa thay thế
PTSX phong kiến, khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở một số
nước Châu Âu. [17].
- Theo quan điểm của giáo sư Nguyễn Thế Nhã: " Trang trại là một loại hình
tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, thủy sản có mục đích chính là sản xuất
hàng hóa, có tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một chủ
độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất với các yếu tố sản xuất
tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường. [16].
- Theo PGS.TS. Lê Trọng thì: "Trang trại là doanh nghiệp kinh doanh nông
nghiệp của một hoặc một nhóm nhà kinh doanh". [27,17].
- Kinh tế trang trại không phải là hiện tượng tự phát mà là sản phẩm tất yếu
của đường lối đổi mới của Đảng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và phát triển
nông thôn nước ta.
Có nhiều khái niệm về kinh tế trang tại. Sau đây là một số khái niệm thường
dùng:
- Theo Hai Trần: " Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa
lớn trong nông - lâm - ngư nghiệp của các thành phần kinh tế khác nhau ở nông
thôn, có sức đầu tư lớn, có năng lực quản lý trực tiếpquá trình sản xuất kinh
doanh, có phương pháp tạo ra suất sinh lợi cao hơn bình thường trên đồng vốn bỏ
ra; có trình độ đưa những thành tựu khoa học công nghệ mới kết tinh trong hàng
hóa tạo ra sức cạnh tranh cao hơn trên thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội
cao. [26, 173].
16

Khoá luận tốt nghiệp Võ Văn Chí, KN37
- Theo tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn tháng 05/1998: "Kinh tế
trang trại là loại hình sản xuất nông nghiệp nói chung và đặc trưng là sản xuất
nông sản hàng hóa, nó đa dạng về loại hình quy mô, nội dung, phương thức sản
xuất và thu nhập".
- Theo PGS.TS Lê Trọng: "Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức kinh tế cơ
sở, là doanh nghiệp trực tiếp tổ sản xuất ra nông sản hàng hóa dựa trên cơ sở hiệp
tác và phân công lao động xã hội, được các chủ trang trại đầu tư vốn, thuê mướn
hoặc hầu hết sức lao động và trang bị tư liệu sản xuất để hoạt động kinh doanh
theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường, được Nhà nước bảo hộ theo luật định".
[27,17].
- Kinh tế trang trại có hai loại: trang trại gia đình và trang trại tư bản chủ
nghĩa. Loại hình trang trại gia đình sử dụng sức lao động trong gia đình là chính,
kết hợp thuê nhân công theo thời vụ. Còn loại hình trang trại Tư bản chủ nghĩa với
phương thức sản xuất, kinh doanh chuyên môn hóa cao và dựa hoàn toàn vào lao
động làm thuê.
- Theo Nghị quyết 03/2000 đã chỉ rõ về khái niện trang trại: "Kinh tế trang trại
là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp nông thôn, chủ yếu dựa
vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh
vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng gắn sản xuất với chế
biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản”.
Hiện nay, ở trong và ngoài nước có rất nhiều khái niệm và điểm về kinh tế
trang. Mỗi tác giả đều có những quan điểm khác nhau tùy theo mục đích nghiên
cứu của mình nhưng trong phạm vi của đề tài chúng tôi chỉ nói thêm về sự phác
biệt giữa trang trại và kinh tế trang trại. Trang trại (farm) là một mảnh đất mà trên
đó nông hộ thực hiện các hoạt động sản xuất nông nghiệp phục vụ cho sinh kế của
họ (theo FAO, 1997). Đó là nơi kết hợp các yếu tố vật chất của sản xuất bao gồm
các hoạt động sản xuất và muối quan hệ giữa các hoạt động đó. Kinh tế trang trại
là tổng thể các hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý của trang trại.
2.2.2. Vai trò của kinh tế trang trại.

Trang trại có vai trò rất quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp cũng như
kinh tế của đất nước, nó có thể xem như là tế bào của nền sản xuất nông nghiệp
hàng hóa. Vì vậy, vai trò trang trại thể hiện ở nhiều gốc độ sau đây:
17
Khoá luận tốt nghiệp Võ Văn Chí, KN37
Về mặt kinh tế, kinh tế trang trại là hình thức doanh nghiệp trực tiếp san xuất
ra nông sản phẩm hàng hóa cho xã hội phù hợp với đặc điểm sản xuất nông
nghiệp, với quy luật sinh học và quy luật sản xuất hàng hóa. Như vậy, trang trại là
phương thức tổ chức sản xuất khai thác tiềm năng của các nguồn lực (vốn, đất đai,
lao động ) một cách có hiệu quả góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp nông
thôn. Kinh tế trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại
cây trồng vật nuôi có giá trị hàng hóa, hình thành các vùng chuyên hóa sản xuất
với khối lượng lớn đáp ứng nhu cầu nông sản hàng hóa.
Với những hoạt động của trang trại đã thu hút một phần nguồn vốn trong dân
cư thông qua việc đầu tư, tập trung nguồn vốn để phục vụ sản xuất vì mục tiêu lợi
nhuận và hiệu quả trên những đồng vốn đã bỏ ra. Trang trại cũng nơi áp dụng co
hiệu quả các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
các nguồn lực.
Về mặt xã hội, kinh tế trang trại phát triển đã tạo động lực cho các hộ gia
đình có điều kiện và ý chí vươn lên làm giàu chính đáng bằng sản xuất nông
nghiệp, cải thiện đời sống nông thôn, giải quyết viẹc làm cho hàng ngàn lao động
và nâng cao thu nhập cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh. Bên cận đó tạo dựng
được một số cơ sở hạ tầng nông thôn nhờ việc đầu tư sản xuất, đồng thời các chủ
thể trang trại là những tấm gương làm ăn giỏi để người dân nông nghiệp học tập
và tổ chức sản xuất có hiệu quả hơn.
Về mặt môi trường, có thể nói rằng trang trại đã khai thác có hiệu quả nhiều
vùng đất hoang hóa, đồi núi trọc, sử dụng một phần sức lao động dư thừa tại chổ
để sản xuất ra nông sản hàng hóa. Nó có vai trò quan trọng trong việc khôi phục,
bảo vệ và phát triển môi trường, góp phần tích cực trong quá trình phát triển nông
thôn ngày một tiến bộ.

2.2.3. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại
Tuy nhiên kinh tế trang trại được xem như là bước phát triển của kinh tế hộ
gia đình nhưng nó có những đặc trưng riêng khác hẳn so với kinh tế hộ. Theo Các
Mác chỉ ra rằng: "Chủ trang trại bán ra thi trường toàn bộ sản phẩm làm ra và mua
vào tất cả các tư liệu sản xuất, còn tiểu nông thì sản xuất tự túc là chủ yếu, không
bán sản phẩm hoặc bán không đáng kể và mua vào càng ít cang tốt và trong chừng
mực có thể anh ta còn tự chế tạo lấy công cụ lao động, quần áo".[18]
18
Khoá luận tốt nghiệp Võ Văn Chí, KN37
Kinh tế trang trại là một đơn vị kinh tế trong các thành phần kinh tế nó
mang những đặc trưng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, kinh tế trang trại chuyên môn hóa, tập trung sản xuất hàng hóa và
dịch vụ theo nhu cầu của thị trường, có lợi nhuận cao. Khác với kinh tế hộ sản
xuất tự cấp tự túc nhỏ lẻ thì trang trại đặt chỉ tiêu giá trị tổng sản phẩm và sản
phẩm hàng hóa để đánh giá quy mô trang trại nhỏ, vừa và lớn. Vì vậy, sản xuất
hàng hóa là chức năng chính của kinh tế trang trại, tỷ suất hàng hóa cao thường
khoảng 70%. Các chỉ tiêu về ruộng đất, vốn, lao động đều lớn hơn nhiều so với
kinh tế hộ.
Thứ hai, hàng hóa của trang trại luôn gắn liền với thị trường, do đó thị trường
bán sản phẩm và mua vật tư là nhân tố có tính quyết định chiến lược phát triển sản
xuất sản phẩm hàng hóa cả về số lượng lẫn chất lượng và hiệu quả kinh doanh của
trang trại. Vì vậy, một đòi hỏi cho các chủ trang trại phải có khả năng tiếp cận thị
trường, tổ chức tôt công tác thu thập thông tin thị trường một cách kịp thời đảm
bảo đầu ra sản phẩm là vấn đề có tính quyết định.
Thứ ba, trang trại là nơi có đủ khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật tốt hơn so
với kinh tế hộ. Cho nên khả năng khai thác các nguồn lực đất đai, vốn, lao động
hơn hẳn kinh tế hộ bởi được trang bị nhiều máy móc và áp dụng nhiều quy trình
công nghệ mới và sản xuất, dịch vụ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp. Vì thế, năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh vượt
xa so với kinh tế hộ.

Thứ tư, trang trại không chỉ sử dụng nguồn lao động vốn có trong gia đình
mà còn chủ yếu thuê mướn lao động thường xuyên hay theo thời vụ để phục vụ
mục đích sản xuất kinh doanh với số lương nhiều khác nhau tùy theo quy mô của
nó. Số lượng lao động làm thuê bao giờ cũng lớn hơn số lượng lao động tự có của
gia đình chủ trang trại.
Thứ năm, chủ trang trại phải là người có ý chí làm giàu, có kinh nghiệm và
hiểu biết về sản xuất và kinh doanh nông nghiệp, nắm bắt nhu cầu thị trường.
Đồng thời phải có đủ điều kiện nhất định để tạo lập trang trại.
2.2.4. Phân loại trang trại
Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, để phân loại
có nhiều cách khác nhau. Tùy theo điều kiện của từng nước, từng khu vực, vùng
19
Khoá luận tốt nghiệp Võ Văn Chí, KN37
miền khác để định ra các tiêu chí phân loại cho phù hợp. Sâu đây, chúng tôi xin
giới thiệu một số cách thức phân loại hiện nay thường được sử dụng:
2.2.4.1. Phân theo loại hình kinh tế trang trại
Căn cứ vào tính chất và quy mô sở hữu, tính chất và quy mô sử dụng lao
động có thể phân trang trại thành các loại hình:
- Trang trại gia đình: Đây là hình thức trang trại do hộ tiểu nông sản xuất và
kinh doanh chủ yếu sử dụng lao động gia đình là chính, có sản xuất hàng hóa
những còn đang ở tỷ lệ thấp, thường chiếm khoảng dưới 50-60%.
- Trang trại tiểu chủ: Đây là trang trại sản xuất hàng hóa là chủ yếu, vẫn còn
sử dụng lao động gia đình nhưng chủ yếu sử dụng lao động làm thuê (thuê thường
xuyên và thuê thời vụ). tỷ lệ sản xuất hàng hóa của trang trại có thể đạt 60-70%
giá trị sản xuất.
- Trang trại tư nhân: Đây là loại hình trang trại hoàn toàn sử dụng lao động
làm thuê với số lượng lớn, đôi khi thuê cả người quản lý, năng suất sản xuất hàng
hóa lớn có thể chiếm không dưới 90% giá trị sản xuất.
2.2.4.2. Phân loại theo sở hữu tư liệu sản xuất.
Đây là hình thức phân loại theo các hình thức sơ hữu các tư liệu sản có mặt

trong trang trại, nó phù thuộc vào khả năng và năng lực chủ thể của trang trại.
- Sở hữu toàn bộ: Chủ trang trại là người sở hữu hoàn taòn các tư liệu sản
xuất (đất đai, chuồng trại, kho tàng, san bãi, công cụ máy móc ) của trang trại.
- Sở hữu một phần: Chủ trang trại chỉ là người sở hữu một phần nào đó tư
liệu san xuất, còn lại phải đi thuê từ bên ngoài để phục vụ cho mục đích sản xuất
của mình.
- Chủ trang trại hoàn toàn không có tư liệu sản xuất mà phải đi thuê từ bên
ngoài, như thuê đất sản xuất, máy móc, công cụ để phục vụ cho quá trình sản
xuất.
2.2.4.3. Phân loại theo phương thức điều hành sản xuất
Đây là cách thức phân loại dựa vào các muối quan hệ về quản lý sản xuất của
trang trại:
- Chủ trang trại và gia đình ở ngay trang trại ở nông thôn và trực tiếp điều
hành cũng như trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
20
Khoá luận tốt nghiệp Võ Văn Chí, KN37
- Chủ trang trại và gia đình không ở nông thôn, không ở trang trại mà có thể
ở tại các thị trấn, thành phố, những vẫn trực tiếp điều hành trang trại, không thuê
người quản lý và nhiều khi trực tiếp lao động sản xuất thường xuyên hay định kỳ.
Loại hình trang trại này hiện nay vẫn chưa được phổ biến nhưng có xu hướng phát
triển mạnh ở một số nước công nghiệp
2.2.4.4. Phân loại theo cơ cấu sản xuất
Cơ cấu sản xuất cũng là một trong những tiêu chí giúp cho chúng ta có thể
nhận biết được các loại hình trang trại với mục tiêu sản xuất kinh doanh khác
nhau:
- Trang trại có cơ cấu sản xuất kinh doanh tổng hợp: Loại hình trang trại này
là sự kết hợp của nhiều loại sản phẩm chủ yếu như: Kết hợp trồng trọt, chăn nuôi,
nuôi trồng thủy sản; kết hợp nông nghiệp và lâm nghiệp; kết hợp nông gnhiệp với
các ngành nghề ở nông thôn. Loại hình trang trại này rất phổ biến ở nước ta và
các nước Châu Á.

- Trang trại chuyên môn hóa: Đây là những trang trại có cơ cấu sản xuất kinh
doanh chỉ chuyên môn hóa một loại hình cụ thể như: chuyên chăn nuôi gà, lợn, bò
sữa, bò thịt, trang trại cây ăn quả
- Trang trại kết hợp sản xuất với chế biến sản phẩm. Hiện nay, loại hình
trang trại chiếm tỷ lệ còn thấp chỉ có mặt ở một số địa bàn gần với các khu công
nghiệp, khu chế suất, thành phố lớn
2.2.4.5. Phân loại theo cơ cấu thu nhập
Đây là cách thức phân loại dựa vào các nguồn thu nhập chính của trang trại
thông qua các hoạt đông sản xuất kinh doanh:
- Trang trại thuần nông: Thu nhập chủ yếu sản xuất nông nghiệp trong trang
trại bao gồm các trang trại có nguồn thu nhập hoàn toàn hay phần lớn từ nông
nghiệp. Hiện nay, ở số nước ta số trang trại thần nông có xu hướng giảm đi đáng
kể.
- Trang trại thu nhập chủ yếu ngoài nông nghiệp, ngoài trang trại. Loại hình
trang trại này ở nước ta ngày càng tăng và tỷ lệ của nó cao hơn so với các trang
trại thuần nông.
21
Khoá luận tốt nghiệp Võ Văn Chí, KN37
2.2.5. Điều kiện hình thành và phát triển kinh tế trang trại
Thông qua nhiều nghiên cứu về kinh tế trang trại cho thấy: Mỗi một quốc gia
hay vùng miền đều có thành hình thành, tồn tại và phát triển kinh tế trang trại khi
hội tục các điều kiện sau đây:
• Môi trường pháp lý:
- Trước hết là sự tác động tích cực và phù hợp từ các chủ trương, chính sách
của Nhà nước công nhận và khuyến khích các cái nhân, tổ chức hoạt động sản
xuất kinh doanh trang trại.
- Ruộng đất và quy mô ruộng đất: Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, là
điều kiện cơ bản để thành lập và phát triển trang trại. Vì vậy, phải có quy mô
ruộng đất ở mức nhất định với yêu cầu tổ chức sản xuất của từng loại trang trại.
- Sự tham gia của tiến bộ kỹ thuật công nghiệp như: máy móc, công cụ sản

xuất; công nghiệp chế biến sản phẩm.
- Hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa cây trồng, vật nuôi với
quy mô lớn.
- Hình thành được các hình thức liện kết, hợp tác sản xuất trong nông
nghiệp
- Kinh tế trang trại phải được hình thành trên những cơ sơ hạ tầng nông thôn
nhất. Đặc biệt là giao thông và thủy lợi rất quan trọng vì nó phục vụ cho các hoạt
động sản xuất kinh doanh của trang trại.
- Thị trường và nhu cầu thị trường phải lớn để đẩy mạnh các hoạt động sản
xuất trang trại. Do đó, kinh tế thị trường được hình thành tạo ra môi trường kinh tế
phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại.
• Đối với trang trại và chủ trang trại:
- Trong xã tồn tại một bộ phận dân cư có nguyện vọng làm giàu chính đáng
bằng sản xuất nông nghiệp thành lập các trang trại, có sở thích hoạt động sản xuất
nông sản hàng hóa vừa thỏa mãn nhu cầu gia đình vừa đáp ứng nhu cầu của xã
hội.
- Đối với chủ trang trại phải là người có ý chí và quyết tâm làm giàu từ nông
nghiệp. Đồng thời là người hiểu biết và tích lũy được những kinh nghiệm sản xuất,
có khả năng tổ chức và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn,
22
Khoá luận tốt nghiệp Võ Văn Chí, KN37
phải có ý đồ kinh doanh: sản xuất những sản phẩm gì? Sản xuất như thế nào? Sản
xuất cho ai? Lợi ít ra sao?
- Trang trai phải có khả năng tập trung các nguồn lực phục vụ cho sản xuất
như: nguồn vốn và đất đài nhất định.
- Quá trình sản xuất kinh doanh trang trại phải có sự quản lý theo dõi, ghi
chép để hoạch toán kinh tế và phân tích đầu tư kinh doanh như thế nào để mang lại
lợi nhuận cao nhất trên một đồng vốn bỏ ra.
2.3. Cơ sở thực tiển
2.3.1. Một số vấn đề phát triển kinh tế trang trại trên thế giới

Trong xu thế hiện nay, kinh tế trang trại ngày càng phát triển và hoàn thiện
về quy mô và tổ chức quản lý. Với một quốc gia, khu vực hay vùng miền khác
nhau thì dựa vào điều kiện kinh tế xã hội ở đó mà quy mô, cơ cấu và xu hướng
biến đổi của kinh tế trang trại là không hòa toàn giống nhau. Tuy nhiên có thể thấy
rằng, kinh tế trang trại của hầu hết các nước trên thế giới biến động theo xu hướng
giảm số lượng nhưng có mức độ chuyên môn hóa ngày càng cao kết hợp với đa
dạng hóa các ngành nghề, liên doanh liên kết, hợp tác với các loại hình sản xuất
khác nhau nhằm tạo thế đứng vững chắc cho kinh tế trang trại trong nền kinh tế thị
trường. Một phần nữa, các chủ trang trại chú trọng đầu tư thâm canh, áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức quản
lý trang trại một cách có hiệu quả hơn nhằm đáp ứng nhu cầu nông sản hàng hóa
của thị trường trong và ngoài mỗi nước. Vì thế, chủ trang trại không chỉ là một
nông dân cần cù kiểu chủ nông mà phải là một nhà doanh nghiệp tài ba, nhạy bén
trong nền kinh tế thị trường đầy biến động.
Có thể khẳng định rằng, kinh tế trang trại là một hình thức kinh tế phát triển
sâu rộng diễn ra khắp các khu vực trên thế giới từ châu Âu, châu Mỹ, châu Á,
châu Mỹ La Tinh cho đến châu Phi. Mặc dù qua mỗi thời kỳ phát triển kinh tế
trang trạn đã được nhìn nhận dưới nhiều gốc độ khác và các quan điểm cũng như
chủ trương, chính sách của các nước cũng không thống nhất với nhau. Nhưng hầu
hết đều thống nhất là phải khuyến khích, tạo điều kiện tốt hơn nữa cho loại hình
kinh tế này phát huy hết khả năng và tiềm lực của nó trong xu thế phát triển mới
nhằm đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu nông sản hàng hóa với khối lượng nhiều,
23
Khoá luận tốt nghiệp Võ Văn Chí, KN37
chất lượng cao, giá thành hạ, tạo ưu thế cạnh tranh cao của sản phẩm là ra và tìm
được thị trường tiêu thụ sản phẩm với giá cả có lợi nhất.
2.3.2. Quan điểm và một số định hướng phát triển kinh tế trang trại ở Việt
Nam trong thời gian qua và những năm tới.
Kinh tế trang trại cở Việt Nam được hình thành và phát triển một cách tự
phát, không đồng điều giữa các vùng miền khác nhau về mặt quy mô cũng như số

lượng. Thông qua các chủ trương, chính sách, Nghị định, Nghị quyết chỉ đạo thiết
thực của Đảng và Nhà nước kinh tế trang trại nước ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Đặc biệt, tư khi Luật đất đai ra đời năm 1993 thì kinh tế trang trại mới thực sự
phát triển nhanh, mạnh. Nó không chỉ dừng lại ở thành phần kinh tế hộ mà còn
phát triển trong các thành phần kinh tế khác (Kinh tế Nhà nước, tập thể, hợp tác
xã, tư bản tư nhân ). Cụ thể, trong cả nước có khoảng 91,31% số chủ trang trại là
nông dân; 5,03% là cán bộ, công nhân, viên chức; 3,68% là các thành phần khác.
Sự phát triển kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy và phát triển kinh tế nông nghiệp
nông thôn, đồng thời nó cũng tác động rất lớn đến quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước là không thể phủ nhận. Sự phát triển mô hình kinh tế này tại Việt
Nam trong thời gian qua đã phát huy khả năng sản xuất của các nông-lâm trường,
các hợp tác xã, các hộ nông dân nông nghiệp. Một mặt khai thác có hiệu quả các
nguồn lực về đất đai, lao động và nguồn vốn tại chổ của các chủ thể kinh tế; mặt
khác thúc đẩy sự liên doanh liên kết với các đơn vị kinh tế khác bằng cách tập
trung sản xuất với quy mô lớn, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kết hợp
sản xuất với công nghiệp chế biến, sản xuất với tiêu dùng, nông sản là hàng hóa
Kinh tế trang trại nước ta phát triển đã thúc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn. Hiện nay, nước ta có rất nhiều vùng tập trung, chuyên canh,
sản xuất hàng hóa (vùng chuyên canh cà phê, chè, cao su, hồ tiêu, mía, vải
thiều,cây ăn quả ) làm tiền đề cho công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm; tạo
thuận lợi cho việc đưa công nghiệp- dịch vụ vào nông thôn. Bên cạnh đó, các
trang trại đã tạo thêm việc làm góp phần giải quyết số lao động dư thừa trong nông
thôn, tăng thu nhập cho một bộ phận dân cư, góp phần thúc đẩy việc nâng cao dân
trí và đời sống văn hóa ở nông thôn, đặc biệt là ở vùng trung du, miền núi, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải tao môi trường sinh
thái.
24
Khoá luận tốt nghiệp Võ Văn Chí, KN37
Như vậy, Trong những năm trở lại đây Đảng và Nhà nước đã có những chủ
trương, chính sách và biện pháp để phát triển nông nghiệp nói chung, trang trại nói

riêng. Tuy nhiên, quá trình phát triển trang trại còn những hạn chế cần tiếp tục
tháo gỡ, như: quyền sử dụng đất của các chủ trang trại, quy mô đất đai của trang
trại hiện nay còn nhỏ, về xác định loại hình sản xuất của trang trại cũng như cơ
cấu sản xuất, tăng thêm vốn đầu tư, về kỹ thuật (sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế
biến), về quản lý và đào tạo, về thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa, về thuế.
Hơn nưa, ngay tại các hộ gia đình, trình độ quản lý còn nhiều hạn chế, sản xuất
chủ yếu dựa vào kinh nghiệm gia đình, chưa chú trọng vào việc áp dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật, còn lúng túng trong việc xác định phương thức sản xuất;
nhiều trang trại vẫn chưa được thừa nhận về mặt pháp lý với Nhà nước; quan hệ
với địa phương và các tổ chức kinh tế chưa rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ
* Một số định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.
• Về định hướng phát triển kinh tế trang trại:
Thông qua các thời kỳ phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước đã thường xuyên
quan tâm và đưa ra các chủ trương, đường lối đổi mới cơ chế quản lý đối với kinh
tế trang trại. Có thể nói, bắt đầu từ Nghị quyết TW6 (khóa), chỉ thị 100 của Ban bí
thư TW Đảng (khoá V), chỉ thị 29 của Ban bí thư, Nghị quyết 10, Nghị quyết 22
của Bộ chính trị (khóa VI); Luật đất đai 1993; Nghị quyết TW 4 và Nghị quyết
TW 6 (lần, khóa VIII) từ đó cho đến nay là tiền đề không thể thiếu cho sự hình
thành và phát triển kinh tế trang trại nước nhà. Trong thời gia quan để khẳng định
vai trò thúc đẩy cho kinh tế trang trại phát triển nhanh, mạnh hơn nữa Đảng và
Nhà nước tiếp tục đưa ra những chủ trương, đường lối đúng đắn có tác động tích
cực đến sự phát triển kinh tế nước ta:
- Nghị quyết Trung ương 4 (12/1997) đã xác định kinh tế trang trại với nhiều
hình thức sở hữu khác nhau (Nhà nước, tập thể, tư nhân) được phát triển chủ yếu
để trồng cây dài ngày, chăn nuôi đại gia súc ở những nơi có nhiều ruộng đất,
khuyến khích việc khai phá đất hoang vào mục đích kinh tế này.
- Nghị quyết Trung ương 6 (lần 1) tháng 10/1998 đã chỉ rõ: Sớm kết luận
hình thức kinh tế trang trại ở các vùng, các địa bàn khác nhau nhằm phát huy hiệu
quả sản xuất.

25

×