GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐỒNG THÁP
Tiến sĩ Lê Hiển Dương
Hiệu trưởng Trường ĐHSP Đồng Tháp
1. Ý nghĩa của vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường cho sinh viên Trường ĐHSP
Đồng Tháp:
Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu của đất nước, phục vụ thiết thực cho
sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, của từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng, từng
địa phương nói riêng là nhiệm vụ của các trường đại học, cao đẳng. Các sinh viên tốt
nghiệp ra trường sẽ trở thành các nhà quản lý, những người ra quyết định, những nhà kỹ
thuật, cán bộ nghiên cứu, tham gia vào các tổ chức kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, y
tế. Họ sẽ tham gia vào các hoạt động mà ít nhiều có liên quan đến môi trường sống. Vì
vậy công tác GDBVMT cho đối tượng sinh viên đại học, cao đẳng với mục đích hình
thành các “ nhà chuyên môn thấu hiểu về môi trường” là có tính quyết định đối với sự
phát triển bền vững của đất nước.
Giáo dục bảo vệ môi trường đối với sinh viên trường ĐHSP lại càng có ý nghĩa quan
trọng hơn. Bởi lẽ sinh viên trường ĐHSP Đồng Tháp sau khi ra trường sẽ là các giáo
viên, lực lượng nòng cốt trong các trường phổ thông dạy cho thế hệ trẻ kiến thức, kỹ
năng làm người. Những chủ nhân tương lai của đất nước phải biết, hiểu đầy đủ về quê
hương đất nước mình, bảo vệ và xây dựng cuộc sống tốt đẹp điều này gắn chặt với sự
tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng. Những con người phải có đầy đủ kiến
thức hiểu biết về môi trường tự nhiên, xã hội và biết giữ gìn, bảo vệ và duy trì sự phát
triển môi trường sống của mình.
Người thầy giáo phải làm gì để giúp cho học sinh thế hệ trẻ trong các trường học từ
Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông có kiến thức, kỹ năng sống, biết giữ
gìn và bảo vệ môi trường trở thành những người chủ của đất nước. Đó là người thầy
phải nhận thức được trách nhiệm nặng nề, hiểu biết sâu rộng và vinh dự của những thầy
giáo, những kỹ sư tâm hồn mang ánh sáng văn hoá của Đảng về với mọi miền đất nước,
giáo dục học sinh, tuyên truyền các tầng lớp nhân dân bảo vệ môi trường và sự phát
triển bền vững của đất nước, của hành tinh này.
2. Một số hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường của sinh viên Trường ĐHSP
Đồng Tháp:
Trong thời gian qua, nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi
trường, vấn đề giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho sinh viên ở trường
ĐHSP Đồng Tháp đã được lãnh đạo nhà trường, Công đoàn và Đoàn thanh niên quan
tâm: Phong trào bảo vệ môi trường, giữ gìn trường lớp và môi trường sống xanh – sạch
– đẹp diễn ra thường xuyên đối với tầng lớp sinh viên trong nhà trường, các cuộc thi tìm
hiểu, viết, vẽ về đề tài Bảo vệ Môi trường diễn ra vào ngày 5/6 hàng năm. Đặc biệt, vấn
đề bảo vệ môi trường đã trở thành nội dung được lồng ghép trong chương trình giảng
dạy của các bộ môn thuộc các khoa Hóa học, Sinh học, Vật lý, Địa lý, Tiểu học Mầm
non, cụ thể như sau:
Trang 1
2.1.Tổ chức các hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường trong khuôn viên nhà trường,
nơi ở, nơi cư trú
Đây là hoạt động thường xuyên trong tuần, trong tháng cùng với các hoạt động lao
động khác nhằm hình thành ý thức, thói quen cho sinh viên giữ gìn vệ sinh trường, lớp,
nơi ở sạch đẹp, thoáng mát. Hàng trăm sinh viên được chia thành từng đội, nhóm thực
hiện công việc đã được phân công có sự giám sát, đánh giá xếp loại sau từng buổi hoạt
động của các thành viên tổ vệ sinh môi trường.
Các hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường bao gồm:
- Chăm sóc cây xanh, hoa cảnh, cây cảnh trong khuôn viên nhà trường: Làm cỏ,
cắt tỉa lá vàng, cành khô, vun đất, cho phân bón,…
- Quét dọn và thu gom rác thải trong và ngoài khuôn viên nhà trường: sân trường,
đường đi, khu vui chơi giải trí, quanh khu làm việc, ký túc xá sinh viên,…trước
cổng trường, vỉa hè dọc hành lang của trường, đường lộ trước trường, khuôn viên
công cộng,…
- Bảo vệ, giữ gìn nguồn nước, vệ sinh cống thoát nước, hệ thống nước thải
- Quét dọn phòng học, lau chùi bàn ghế, bảng của phòng học, bàn ghế cửa phòng
làm việc nhà công vụ,…
- Tổ chức phát quang, làm thông thoáng môi trường sống.
2.2.Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường
2.2.1. Thi đố vui hiểu biết về môi trường
Nội dung của cuộc thi bao gồm hiểu biết về các vấn đề sau:
- Quan điểm của Đảng về vấn đề môi trường toàn cầu, khu vực, quốc gia lãnh thổ
và từng địa phương.
- Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề môi trường, bảo vệ môi
trường và sự phát triển bền vững của quốc gia và trên thế giới.
- Luật Bảo vệ môi trường
- Hiểu biết của sinh viên về những vấn đề môi trường hiện nay: con người, tài
nguyên, khai thác, sử dụng tài nguyên, những vấn đề về ô nhiễm môi trường,
phát triển bền vững, các biện pháp để hạn chế, khắc phục và duy trì ổn định, phát
triển bền vững của môi trường
- Nhận thức và thể hiện bằng hành động của sinh viên với môi trường toàn cầu,
với đất nước Việt Nam và khu vực địa phương nơi trường đóng.
- Sự quan tâm của sinh viên với những vấn đề đã và đang nảy sinh hiện nay về
môi trường, ô nhiễm môi trường, các biện pháp bảo vệ môi trường, giáo dục bảo
vệ môi trường trong các trường học các cấp học từ phổ thông đến cao đẳng, đại
học.
- Những vấn đề khác có liên quan đến môi trường
2.2.2. Thi tiểu phẩm tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường
Nội dung thi phong phú, đa dạng về thể loại và hình thức tổ chức:
Trang 2
- Tiểu phẩm tuyên truyền về môi trường xanh, sạch, đẹp
- Tiểu phẩm nhằm phê bình, cảnh báo tác hại của việc sử dụng các loại chất hoá
học cho cây trồng, vật nuôi và môi trường sinh thái…
- Tiểu phẩm về khai thác tài nguyên: nước, đất, rừng, thú hoang dã…làm ảnh
hưởng đến hệ sinh thái và sự phát triển bền vững
- Tiểu phẩm về sự phát triển dân số, thất nghiệp, đói nghèo, tệ nạn xã hội…
- Tiểu phẩm về sự phát triển công nghiệp, đô thị hoá, phát triển của giao thông làm
ảnh hưởng lớn đến môi trường, làm mất tính ổn định của môi trường.
- Tiểu phẩm về thời trang, hoá trang…nhằm tuyên truyền về việc tiết kiệm, tái
chế, tái sử dụng.
2.3.Tổ chức tìm hiểu thực trạng về cảnh quan môi trường, bảo vệ môi trường trong
trường và khu vực quanh trường.
Mục đích của hoạt động này nhằm đưa sinh viên thâm nhập thực tế địa phương,
trường học, cơ quan, xí nghiệp trong thành phố Cao Lãnh, các huyện trong tỉnh Đồng
Tháp…để phản ánh hiện trạng môi trường và có những kiến nghị, đề xuất với các cấp
có thẩm quyền về thực trạng môi trường hiện nay.
- Thông tin, số liệu, hình ảnh ghi lại về môi trường xanh, sạch, đẹp ở trường học,
cơ quan, thị xã, thị trấn, thành phố và các huyện thị xã trong tỉnh Đồng Tháp.
- Hình ảnh, bình luận về vi phạm qui định bảo vệ môi trường, ô nhiễm môi trường
không khí do xe cộ, nhà máy, xí nghiệp…; rác thải do vứt bừa bãi, không thu
gom xử lý…; nước sinh hoạt, sử dụng cho nhà máy, xí nghiệp, sản xuất nông
nghiệp, nước thải không có xử lý đổ ra sông, rạch…
- Cảnh quan môi trường trong thành phố, thị xã, khu dân cư, chợ, trường học, các
nhà máy, xí nghiệp…trong tỉnh Đồng Tháp những ưu điểm và tồn tại.
- Phản ánh về thực trạng các hoạt động giữ gìn, bảo vệ môi trường nguồn nước,
khu vệ sinh, biện pháp thu gom và xử lý rác thải, vệ sinh môi trường công
cộng…
2.4.Tổ chức cho sinh viên thực hiện công tác nghiên cứu khoa học
Mục đích của hoạt động này là nhằm giáo dục sinh viên có hiểu biết về pháp luật và
chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường, có kiến thức về môi
trường để tự giác thực hiện bảo vệ môi trường thông qua công tác nghiên cứu khoa học.
Trong thời gian qua (2005 - 2007), Trường ĐHSP Đồng Tháp đã có nhiều sinh viên
tham gia nghiên cứu khoa học với các đề tài nghiên cứu về môi trường và bảo vệ môi
trường, cụ thể như:
- Khảo sát chất lượng nước mặt sông Tiền đoạn từ phà Cao Lãnh đến chợ Cai
Châu huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
- Tổng hợp TiO
2
kích thước nano bằng phương pháp siêu âm và ứng dụng của vật
liệu này trong xúc tác bảo vệ môi trường.
- Ứng dụng MCM-41 để xử lý các chất hữu cơ độc hại trong môi trường nước.
Nhìn chung, những đề tài này đều có tính khoa học, tính thực tiễn cao, khi thực hiện
Trang 3
những đề tài này, sinh viên không chỉ có điều kiện nghiên cứu, tìm hiểu sâu các kiến
thức chuyên môn mà điều quan trọng hơn là sinh viên đã trực tiếp tham gia tìm hiểu và
đề ra các giải pháp mang tính khả thi nhằm góp phần bảo vệ môi trường, thực hiện đúng
sự chỉ đạo của Chính phủ về việc “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống
giáo dục quốc dân”(Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001)
3. Định hướng nội dung giáo dục môi trường thông qua hoạt động ngoài giờ lên
lớp ở các trường phổ thông cho sinh viên Trường ĐHSP Đồng Tháp:
GDMT thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp
a. Mục tiêu: GDMT ngoài giờ lên lớp nhằm hình thành và phát triển kĩ năng hành
động trong môi trường của học sinh, từ đó tạo nên một lối sống có trách nhiệm và thân
thiện với thiên nhiên.
b. Một số đặc trưng cơ bản của GDMT ngoài giờ lên lớp: Có rất nhiều hình thức
hoạt động, các hình thức này cũng là môi trường lý tưởng cho việc đổi mới phương
pháp dạy và học nếu được tổ chức tốt. Đó là:
- Không bị khống chế về thời gian như trong các bài học chính khoá.
- Hoạt động dưới các hình thức phong trào tập thể có sự ủng hộ và giúp đỡ của
cộng đồng, nhà trường, giáo viên, tổ chức đoàn đội thiếu niên,...
- Hoạt động theo phương thức tự chọn.
c. Gợi ý một số hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông
- Tổ chức các cuộc thi: Hoạt động này nhằm kích thích hoạt động tâm lý tích cực
của học sinh. Học sinh rất muốn có cơ hội khẳng định mình trong các hoạt động này.
Phần thưởng hay lời động viên trong các cuộc thi cũng góp phần giúp trẻ tham gia
tích cực hơn vào các hoạt động. Các cuộc thi tìm hiểu có thể khai thác theo nhiều
chủ đề khác nhau về môi trường xung quanh, về các cuộc thi văn nghệ, đóng vai,
biểu diễn…
- Tổ chức các thí nghiệm theo dõi dài ngày: Trong hoạt động này, học sinh với vai
trò như một nhà nghiên cứu triển khai các bước: xác định mục tiêu, địa điểm, phương
pháp, cách thu thập và xử lý thông tin, đưa ra các quyết định môi trường. Một số thí
nghiệm có thể kéo dài vài ngày, vài tuần thậm chí vài tháng có thể tiến hành ngay trong
trường hoặc địa phương như các thí nghiệm quan sát chim di cư, chu trình biến thái sâu
bọ, do tiếng ồn, ô nhiễm và bụi, rác thải trên đường phố, xung quanh trường…
- Tổ chức các hoạt động xanh: Câu lạc bộ xanh, đội hành động xanh, biểu diễn thời
trang xanh… Vai trò trách nhiệm cá nhân và cộng đồng được khẳng định thông qua các
hoạt động này. Các loại hình câu lạc bộ trồng cây, chăm sóc cây xanh, không ăn thịt thú
hoang dã…sẽ đạt hiệu quả cao, nếu biết cách tổ chức và thực hiện tốt.
- Tổ chức tham quan, dã ngoại: Đây là những cơ hội tốt để trau dồi tình cảm đối
với thiên nhiên, đáp ứng tâm lý tò mò ham hiểu biết của học sinh. Các hoạt động này sẽ
đạt hiệu quả cao, nếu biết tổ chức học sinh như một đoàn nghiên cứu. Quan sát, thu thập
thông tin, xử lý thông tin và các kết quả được trình bày trước các nhà quản lý. Nên tổ
chức tham quan những nơi làm tốt công tác bảo tồn (vườn quốc gia, khu bảo tồn, khu
dự trữ sinh quyển…) và cả những nơi chưa làm tốt (chuyển rừng ngập mặn sang nuôi
tôm, đào ao nuôi cá tràn lan, phá rừng…)
Trang 4
- Tổ chức các chiến dịch môi trường: Hình thức chiến dịch không chỉ tác động đến
học sinh mà tới cả cộng đồng. Chính trong các hoạt động này, học sinh có cơ hội khẳng
định mình trong cộng đồng, qua đó hình thành và phát triển ý thức “mình vì mọi người,
mọi người vì mình”. Các chiến dịch thường mang tính định hướng cao như: Sống tiết
kiệm vì môi trường bền vững, Hãy chia sẻ cùng mọi người, Vì một thế giới sạch, Vì màu
xanh quê hương…
- Tổ chức các hoạt động nghệ thuật: Các hình thức ca, múa, nhạc mang nội dung
GDMT sẽ có giá trị cao nếu được tổ chức tốt.
d. Gợi ý một số chủ đề thường được khai thác trong các hoạt động GDMT
ngoài giờ lên lớp.
- Một số kiến thức sinh thái cơ bản: Con người là một nhân tố hữu cơ của hệ sinh
thái; bản thân thiên nhiên có cách riêng để duy trì sự cân bằng môi trường; một số hoạt
động kinh tế mâu thuẫn với hành động có trách nhiệm với môi trường…
- Dòng năng lượng trong sinh quyển: Mặt trời là nguồn năng lượng cơ bản duy trì
sự sống trên Trái Đất; năng lượng không tự sinh ra, không bị mất đi mà chuyển hoá từ
dạng này sang dạng khác; thực vật chuyển hoá năng lượng mặt trời thành năng lượng
hoá học….
- Sử dụng năng lượng: Các quốc gia cần đến năng lượng để phát triển và tiến bộ;
sự thiếu hụt năng lượng là nguyên nhân của rất nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội và chính
trị; trong quá trình khai thác và sử dụng năng lượng, ô nhiễm môi trường có thể xẩy ra;
nên có nhiều cách giảm chi phí năng lượng và tìm nguồn thay thế…
- Ô nhiễm: Các vấn đề chủ yếu của sự ô nhiễm toàn cầu là không khí và nước; ô
nhiễm gây thiệt hại cho thực vật, động vật và cuộc sống cũng như tài sản của con người;
các chất gây ô nhiễm xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau…
- Dân số: Tất cả các sinh vật đều phụ thuộc lẫn nhau; dân số thế giới đang tăng trưởng
ở tốc độ báo động; dân số quá cao là một nguyên nhân của các vấn đề môi trường; tăng
trưởng dân số có thể được kiểm soát bằng các phương tiện tự nhiên hoặc nhân tạo…
- Các nhu cầu cơ bản của con người: Để sống, chúng ta cần không khí, nước và
thức ăn; chúng ta cần lấy oxy từ không khí; trồng nhiều cây xanh thì có thể làm trong
lành không khí; nguồn nước ngọt tự nhiên trên Trái đất là nước mặt và nước ngầm; con
người lấy nước và các nguồn thực phẩm thông qua các hoạt động nông nghiệp; một số
loại thực phẩm cần phải được chế biến và bảo quản trước khi đến tay người tiêu
dùng…
- Sức khoẻ và môi trường: Các mối nguy hiểm cho sức khoẻ do ô nhiễm tiếng ồn,
không khí, nước, rác thải rắn và các chất độc gây ra: mưa axit, khói và bụi, nhiễm độc thức
ăn…; các mối nguy hiểm cho sức khoẻ do dân số quá tải gồm: điều kiện nhà ở, vệ sinh,
nghèo đói và suy dinh dưỡng; chặt phá rừng làm giảm nguồn cung cấp thảo dược….
- Các nguồn tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên rừng:( là nơi sống của động vật
hoang dã, cung cấp các nguồn nước, giúp điều tiết tỉ lệ CO
2
/O
2
trong không khí…; Tài
nguyên nước: (nước là thiết yếu cho sự sống, là tài nguyên quí giá nhất, …); Tài nguyên
động vật hoang dã: ( đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng của hệ sinh
thái, sự bảo tồn động vật hoang dã…); Tài nguyên đất.
e. Một số ví dụ tham khảo về GDMT ngoài giờ lên lớp.
Trang 5