Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

nghiên cứu sự chuyển đổi hệ thống trồng trọt vùng ven đô (tại phường bắc nghĩa thành phố đồng hới tỉnh quảng bình)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.86 KB, 64 trang )

PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ sau khi đổi mới nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn Việt Nam có
những chuyển biến mạnh mẽ. Sản xuất nông - lâm nghiệp tăng liên tục với tốc
độ khá cao và đi dần vào thế tăng trưởng ổn định. Nền nông nghiệp từ sản
xuất nhỏ, tự cung tự cấp theo phương thức truyền thống đã từng bước chuyển
sang nền sản xuất hàng hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, sản xuất khối
lượng nông sản hàng hóa lớn phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy
nhiên sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng còn manh
mún lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên, năng suất cây trồng còn thấp, chưa đáp
ứng được nhu cầu cải thiện đời sống của nhân dân, nguyên liệu cho công
nghiệp, hàng hóa cho xuất khẩu.
Trong những năm gần đây, nhà nước ta cũng rất quan tâm đến việc
chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên tất cả ba miền của đất nước, đã đưa những
cơ chế chính sách để khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng
cao thu nhập cải thiện mức sống của người dân. Chuyển đổi cơ cấu ngành
trồng trọt sẽ tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Quảng Bình là một tỉnh nghèo của khu vực Miền Trung, đời sống của
người dân vẫn phụ thuộc chủ yếu vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Vì
vậy trong những năm qua tỉnh đã đề ra nhiều chủ trương chính sách chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói chung và chuyển đổi hệ thống trồng trọt
nói riêng nhằm khai thác tiềm năng đất đai từng vùng. Nhưng thực tế việc
chuyển đổi này diễn ra còn chậm, còn thiếu đồng bộ và nhất quán trong các
chính sách nên hiệu quả chưa cao.
Bắc Nghĩa là vùng ven đồi nằm ở phía Tây Bắc Đồng Hới, là một trong
những phường ven thành phố. Hệ thống cây trồng của phường được phân bố
chủ yếu trên hai vùng đất đó là vùng đồng bằng và vùng gò đồi. Trong vài
năm trở lại đây thực hiện chủ trương của tỉnh người dân ở đây đã chuyển đổi
hệ thống cây trồng phù hợp với từng chân đất và theo nhu cầu của thị trường


nhằm nâng cao thu nhập cải thiện đời sống của người dân. Tuy nhiên việc
1
chuyển đổi này diễn ra còn chậm, trình độ thâm canh của người dân còn thấp
nên năng suất vẫn chưa được cao, chưa chú trọng đầu tư giống mới, lựa chọn
cây trồng có chất lượng sản phẩm hàng hóa cao. Sản xuất còn mang tính độc
canh, phân tán nhỏ lẽ vì vậy mà giá trị thu nhập chưa cao.

Xuất phát từ thực tế đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sự
chuyển đổi hệ thống trồng trọt vùng ven đô (tại phường Bắc Nghĩa thành
phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình)”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
• Đánh giá thực trạng chuyển đổi hệ thống trồng trọt tại Bắc Nghĩa từ
năm 2004 - 2007.
• Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hệ thống trồng trọt trước và sau
chuyển đổi.
• Đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong chuyển đổi.
2
PHẦN 2. TỔNG QUAN VÀ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm hệ thống
Khái niệm hệ thống được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong nhiều
ngành khoa học, giúp cho sự hiểu biết và giải thích cho các mối quan hệ
tương hỗ. Trước đây thì hệ thống đã được sử dụng như một cơ sở để giải
quyết các vấn đề phức tạp và tổng hợp. Trong thời gian gần đây, quan điểm
này rất phát triển trong sinh học cũng như trong nông nghiệp.
Hệ thống theo C.R.W Spedding là một nhóm các yếu tố có liên quan
cùng tác động cho một mục tiêu chung, có khả năng phản ánh lại các tác nhân
bên ngoài. Khi có một yếu tố nào đó bị tác động, dù chỉ tác động đến một hay
một vài thành phần của hệ thống thì hệ thống cũng sẽ phản ứng như một thể
hoàn chỉnh. [11]

2.1.2. Khái niệm hệ thống trồng trọt, hệ thống nông nghiệp và hệ
thống canh tác
Trước khi hiểu về hệ thống trồng trọt ta hãy hiểu về hệ thống nông
nghiệp và hệ thống canh tác.
Hệ thống nông nghiệp (HTNN) là sự hiểu biết không gian của sự phối
hợp các ngành sản xuất và các kỹ thuật do một xã hội thực hiện để thoã mãn
các nhu cầu. Nó biểu hiện đặc biệt sự tác động qua lại giữa một hệ thống sinh
học và sinh thái mà môi trường tự nhiên là đại diện và một hệ thống xã hội
văn hoá qua các hoạt động xuất phát từ những thành quả kỹ thuật khoa học
(Vissac, 1979) dẫn theo Nguyễn Thị Thanh) [11]
Về hệ thống canh tác (HTCT), một số nhà khoa học Mỹ cho rằng: HTCT
là sự bố trí một cách thống nhất và ổn định các ngành nghề trong nông trại,
được quản lý bởi hộ gia đình trong môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội phù
hợp với mục tiêu, mong muốn và nguồn lực của hộ (Shannor, Philipp và
Sohomhl, 1984 dẫn theo Nguyễn Duy Tính) [12]
Hệ thống trồng trọt (HTTT) là một hệ thống con và là trung tâm của hệ
thống nông nghiệp, cấu trúc của nó quyết định sự hoạt động của các hệ thống
phụ khác như: chăn nuôi, chế biến, ngành nghề [12]
3
Với khái niệm về HTCT như trên thì HTTT là bộ phận chủ yếu của
HTCT.
HTTT hay còn gọi là hệ thống cây trồng hoặc cơ cấu cây trồng để chỉ các
hoạt động sản xuất trồng trọt và các tài nguyên mà họ sử dụng ( hoặc các hệ
thống phụ) của một HTCT. (Norman và Collisnon 1985, dẫn theo Nguyễn Thị
Thanh) [11]
Hệ thống cây trồng là việc thực hiện mô hình canh tác cây trồng có sự
liên quan giữa những cây trồng này với môi trường bên ngoài bao gồm thích
nghi điều kiện tự nhiên, lao động và cách quản lý để cho hiệu quả kinh tế cao.
[11]
Cơ cấu cây trồng là thành phần và các loại giống cây trồng bố trí theo

không gian và thời gian trong một cơ sở hay một vùng sản xuất nông nghiệp.
[12]
Nghiên cứu hệ thống trồng trọt là một vấn đề phức tạp vì nó liên quan
đến các yếu tố môi trường như: đất đai, khí hậu ảnh hưởng đến cây trồng, vấn
đề sâu bệnh, mức đầu tư, trình độ khoa học nông nghiệp. Tuy nhiên tất cả vấn
đề nghiên cứu trên đều nhằm mục đích sử dụng có hiệu quả đất đai, nâng cao
năng suất cây trồng. Đó cũng chính là việc tập trung nghiên cứu mô hình cây
trồng trong năm sao cho thích nghi điều kiện tự nhiên. Đồng thời xem xét sự
tác động qua lại giữa các cây trồng, cây trồng đến chăn nuôi, cây trồng đến
thuỷ sản. Thêm vào đó về khả năng nông hộ và bối cảnh kinh tế xã hội vùng
canh tác cũng được suy xét cẩn thận. [11]
2.1.3. Khái niệm chuyển đổi hệ thống trồng trọt
Nông nghiệp là hệ thống kinh tế kỹ thuật và sinh học, đối tượng của sản
xuất nông nghiệp là những sinh vật sống chúng tồn tại và phát triển theo quy
luật sinh học. Sản xuất nông nghiệp nói chung thường có chu kỳ dài, hoạt
động phần lớn tiến hành ngoài trời, nhất là ngành trồng trọt các đặc trưng đó
càng thể hiện rõ nét. Vì vậy, trong nội bộ hệ thống trồng trọt phải có một cơ
cấu hợp lý dựa trên ưu thế về địa lý và khí hậu của vùng đó nhằm khai thác
các lợi thế so sánh và phát huy tối đa tiềm năng.
Chuyển đổi hệ thống trồng trọt là quá trình chuyển đổi cấu trúc và các
mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành hệ thống trồng trọt, đạt được những
4
tỷ lệ định lượng và định tính trong một giai đoạn nhất định. Trong trồng trọt
phải tập trung phát triển lương thực ở những vùng trọng điểm trên cở sở thâm
canh tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Phát triển mạnh các loại
cây trồng ngắn ngày, dài ngày, cây ăn quả và cây rau đậu chất lượng cao phục
vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. [11]
Chuyển đổi hệ thống trồng trọt theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
có nghĩa là phát triển ngành trồng trọt sản xuất hàng hoá, hiệu quả và bền
vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các

thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, đặc biệt là công nghệ sinh học, công
nghệ giống cây trồng. [11]
2.1.4. Vai trò của việc chuyển đổi hệ thống trồng trọt
Ngành trồng trọt là một bộ phận cấu thành trong ngành nông nghiệp,
chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp không thể không chuyển đổi cơ cấu
ngành trồng trọt. Vì vậy chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt là xu thế tất yếu
khách quan phù hợp với quy luật phát triển kinh tế thị trường. Tuy nhiên,
không giống như các quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế biểu hiện và vận động
thông qua hoạt động của con người. Để đem lại hiệu quả kinh tế đúng mục
tiêu tác động đó phải tôn trọng tính khách quan, xã hội loài người không
ngừng phát triển, phân công lao động ngày càng cao, nhu cầu tiêu dùng sản
phẩm của con người không ngừng tăng lên theo hướng đòi hỏi đa dạng hơn,
chất lượng hơn. Chính sự phát triển tất yếu đó là nguyên nhân khách quan
thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế nói chung và ngành trồng trọt nói riêng để
thõa mãn nhu cầu có tính xã hội hoá.
Có chuyển đổi cơ cấu trồng trọt thì mới có điều kiện tiếp cận và ứng
dụng các tiến bộ khoa học công nghệ sinh học trong sản xuất, đưa các thành
tựu sinh học, hoá học, cơ điện vào trồng trọt nhằm đổi mới các loại vật tư
nông nghiệp như phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại cho cây trồng,
đổi mới các công cụ máy móc thiết bị kèm theo và cuối cùng là đổi mới công
nghệ sản xuất, chế biến, tiêu thụ hàng hoá nông sản.
Chuyển đổi hệ thống trồng trọt hay chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt
làm thay đổi tập quán canh tác, bố trí cây trồng hợp lý khai thác tiềm năng và
thế mạnh của mỗi vùng. Nếu không chuyển đổi cơ cấu trồng trọt thì tình trạng
5
sản xuất hàng hoá nói chung vẫn trong tình trạng manh mún, không ổn định,
đa số người nông dân và người sản xuất hàng hoá nông nghiệp mới chỉ cung
cấp cho thị trường những sản phẩm mà họ có hơn là việc đáp ứng nhu cầu thị
trường và đòi hỏi của thị trường.
2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Các nghiên cứu có liên quan
Ở nước ta trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu
xung quanh vấn đề nông nghiệp nói chung và chuyển đổi cơ cấu cây trồng nói
riêng ở nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Các nghiên cứu đó tìm những
nguyên nhân tồn tại để đề xuất với nhà nước cần có những chính sách và giải
pháp đồng bộ để đưa nền nông nghiệp nước nhà không ngừng đổi mới đáp
ứng nhu cầu an ninh lương thực trong khu vực và xuất khẩu.
Theo GS. Viện sĩ Đào Thế Tuấn (1978) [13] có hai hướng tốt để sử dụng
nguồn lợi mùa đông ở đồng bằng và các tỉnh phía Bắc là: Trồng các cây có
nguồn gốc xứ lạnh (khoai tây, cải bắp, xu hào…) hoặc các nhóm cây xứ nóng
ngắn ngày (ngô, đậu, rau các loại…) để trồng cây vụ đông. Cây vụ đông
không những làm tăng sản lượng, tăng hiệu quả kinh tế của ngành trồng trọt
mà còn có tác dụng bảo vệ và bồi dưỡng đất.
Theo tác giả Bùi Huy Đáp [6] với “cơ sở khoa học của cây vụ đông” đã
đi sâu nghiên cứu bố trí cây vụ đông cho nhiều vùng sinh thái có hệ thống
luân canh 2 vụ lúa - 1 vụ đông hoặc 1 vụ lúa - 1 vụ màu - 1 vụ đông.
Lê Quốc Hưng (1994) [8] khi nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu cây trồng
cho vùng gò đồi tỉnh Hà Tây đã đề xuất mô hình canh tác mới đem lại hiệu
quả kinh tế cao hơn mô hình cũ.
- Trên chân đất cao thiếu nước: cây ăn quả - lúa - cá.
- Trên đất gò đồi đang canh tác: chè - cây ăn quả - dứa.
- Trên gò đồi hoang hóa: cây keo tai tượng cải tạo đất, đến năm thứ 6 thu
hoạch và trồng cây công nghiệp dài ngày.
Các công trình nghiên cứu trong nước đều tập trung vào cơ cấu cây trồng
mới có sản lượng cao hơn cơ cấu cây trồng cũ theo hai hướng tăng năng suất
cây trồng, hoặc tăng vụ trong một năm, nhằm giúp nông dân sử dụng hợp lý
6
và hiệu quả nguồn lợi tự nhiên (đất đai, khí hậu, cây trồng…), cũng như các
nguồn lợi kinh tế xã hội (vốn, lao động…) để tăng hiệu quả sản xuất nông
nghiệp.

2.2.2. Tình hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại một số địa phương
trong cả nước
Theo kết quả mà viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam hiện
triển khai thành công tại các tỉnh Duyên hải Miền Trung như Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Bình Định thì việc chuyển đổi cơ cấu sang 2 vụ lúa/năm đã
mang lợi nhuận bình quân 7,94 triệu đồng/ha/năm. [15]
Tại Quảng Nam sản lượng lúa cũng tăng từ 330 ngàn tấn năm 2000 lên
384 ngàn tấn năm 2004. Năm 2006, Quảng Nam phấn đấu tăng giá trị một
hecta đất sản xuất nông nghiệp lên bình quân 25 triệu đồng, trong đó ít nhất
có 40.000 ha đất nông nghiệp đạt 40 triệu/ha/năm. Những năm qua, Trung
tâm nông nghiệp và khuyến nông Quảng Nam cũng đã triển khai nhiều mô
hình mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt là Quảng Nam cũng đã triển khai
nhiều mô hình mang lại hiệu quả cao, đã vận động thành công nông dân
chuyển từ việc sản xuất 3 vụ/năm sang 2 vụ/năm nhưng vẫn đảm bảo tăng sản
lượng 4 - 4,5%/năm. Bên cạnh đó, Trung tâm còn xây dựng mô hình sản xuất
lúa nước và cung ứng những giống lúa chịu hạn CH5, LC88-66 rất phù hợp
với điều kiện canh tác ở vùng cao cho năng suất gấp đôi so với giống địa
phương. Những diện tích lúa kém hiệu quả, Trung tâm đã giúp bà con nông
dân chuyển sang cây trồng khác. Đặc biệt mô hình chuyển đổi cây dưa hấu,
ngô. lạc ở huyện Quế Sơn đạt giá trị 74,4 triệu đồng trừ chi phí còn lãi 44
triệu đồng/ha và huyện Thăng Bình lãi 54 triệu đồng/ha. [16]
Tại Quảng Ngãi sau 3 năm (từ 2002 - 2004) ngành nông nghiệp đã thực
hiện triển khai đề án chuyển đổi sản xuất 3 vụ lúa bấp bênh sang 2 vụ ăn chắc
trong năm có hiệu quả, với diện tích chuyển đổi là 22.057ha. Nhiều xã thực
hiện sản xuất 2 vụ lúa trong năm đạt năng suất bình quân trên 60tạ/ha/vụ, tăng
so với chân 3 vụ lúa từ 10 - 12tạ/ha/năm. [15]
Tại các địa phương như Bình Định, Thừa Thiên Huế trên đất xám bạc
màu không chủ động nguồn nước tưới, trước đây bà con nông dân chủ yếu
dùng để trồng sắn và dưa hấu thì chuyển sang trồng đậu tương xen cây ngô
7

với những giống lai như DT12 (đậu tương), LVN10, Cp888(ngô) theo
phương thức thâm canh tổng hợp gắn chặt chẽ với phương thức 3 giảm 3 tăng
nhằm khai thác triệt để tiềm năng năng suất cây trồng. [15]
Bên cạnh đó nhiều địa phương ở các tỉnh phía bắc cũng đẩy mạnh việc
chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả cao cho người dân. Một trong
những địa phương này là huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh. Nhờ đi đúng hướng
trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng mà đã cải thiện đời sống của người dân
giảm tỷ lệ hộ nghèo của cả huyện. Năm 2004 toàn huyện đã thực hiện trồng
cây vụ Đông xuân vượt chỉ tiêu được giao (34 ha/32 ha) với những loại cây
trồng chủ yếu như: Cà chua, rau xanh, Ngô, Đậu tương. Khoai sọ, Sắn, Thanh
Long Đặc biệt là giống cây Mía tím. Đến nay toàn huyện đã có gần 80 ha
diện tích gieo trong vụ Đông xuân, đạt 100% so với kế hoạch đề ra. Từ đây,
nhiều hộ gia đình trong huyện đã thoát nghèo, cái đói được đẩy lùi. [17]
Đồng thời đến thời điểm này, toàn huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây đã thực
hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được 813,25 ha [5]. Hầu hết các
diện tích chuyển đổi từ cây lúa kém hiệu quả, vườn tạp cho thu nhập thấp
sang mô hình trồng cây ăn quả, lúa cá
Như vậy có thể khẳng định rằng trong những năm trở lại đây chuyển đổi
cơ cấu cây trồng diễn ra mạnh mẽ trên cả nước và đã mang lại những kết quả
cao. Tuy vậy cũng còn nhiều địa phương vẫn chưa thành công trong chuyển
đổi.
2.2.3. Kinh nghiệm chuyển đổi cơ cấu trồng trọt của một số địa
phương trong cả nước
Thực tiễn và kinh nghiệm cho thấy muốn chuyển đổi cơ cấu trồng trọt
phải thực hiện phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Xu hướng này phản
ánh quy luật cung - cầu của xã hội, vì do nhu cầu ngày càng tăng về số lượng
và chất lượng sản phẩm từ cây lương thực, thực phẩm và nhiều loại cây trồng
khác. Thị trường cung - cầu của sản phẩm trồng trọt ngày càng có tính xã hội
hoá và quốc tế hoá. Chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt theo nghiên cứu thực
tế của các địa phương trong cả nước thì phải thực hiện được các biến đổi cơ

bản.
8
Thứ nhất, thực hiện về quy hoạch và có chính sách trao quyền sử dụng
đất đai lâu dài cho nông dân, khuyến khích chuyển đổi, chuyển nhượng, để
đẩy nhanh quá trình tập trung đất đai thành những vùng chuyên canh hàng
hóa lớn, để họ tự quyết định lựa chọn loại cây trồng phù hợp, sản phẩm vừa
đáp ứng nhu cầu thị trường đòi hỏi, có tính cạnh tranh cao và mang lại hiệu
quả kinh tế lớn. Việc quy hoạch và định hướng phát triển sản xuất phải gắn
liền và kết hợp chặt chẽ với công nghiệp chế biến, các dịch vụ hỗ trợ, các kết
cấu hạ tầng và điều kiện dịch vụ khác (chợ, bến bãi, kho hàng, đầu mối lưu
thông trao đổi sản phẩm). Khuyến khích các hộ gia đình các thành phần kinh
tế đầu tư phát triển chế biến, đặc biệt là phát triển chế biến vừa và nhỏ với
thiết bị công nghệ tiên tiến. Mặt khác, khuyến khích và hỗ trợ cho các hộ
nông dân phát triển công nghiệp chế biến tại gia đình trên cơ sở liên kết chặt
chẽ với các xí nghiệp chế biến công nghiệp và các tổ chức thu mua tiêu thụ
sản phẩm, nhất là những vùng cây ăn quả, cây thực phẩm, thuỷ sản.
Thứ hai, giải quyết về phân công lao động, trên cơ sở bố trí sắp xếp lại
dân cư và hỗ trợ phát triển sản xuất.
Thứ ba, giải quyết về vốn đầu tư cho nông nghiệp cần được xem xét ưu
tiên vì đa số các hộ nông dân còn thiếu vốn sản xuất, nhất là vốn đầu tư hỗ trợ
cho phát triển ngành nghề và dịch vụ hỗ trợ cho nông nghiệp. Chính sách hỗ
trợ cho nông dân sản xuất nhằm giúp đỡ họ về tài chính, kỹ thuật, tri thức và
môi trường về kinh tế, khuyến khích nông dân sản xuất và giúp họ tiêu thụ
sản phẩm, hỗ trợ cơ sở hạ tầng, chuyển giao kỹ thuật.
Thứ tư, giải quyết về thị trường tiêu thụ hàng hoá và nâng cao khả năng
cạnh tranh của nông sản hàng hoá trên thị trường quốc tế bằng cách phát triển
công nghiệp chế biến, tăng giá trị hàng hoá về nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu để
sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Thứ năm, giải quyết tốt hệ thống chính sách của công tác chuyển đổi cơ
cấu ngành trồng trọt như:

- Chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp, hiện nay nhiều địa phương
trong cả nước đang áp dụng chính sách miễn giảm thuế đất cho sản xuất nông
- lâm nghiệp cho các hộ gia đình và các tổ chức cá nhân xây dựng các mô
hình kinh tế trang trại để sản xuất hàng hoá.
9
- Chính sách trợ cước, trợ giá nông sản hàng hoá, để ổn đinh giá cả thị
trường, mặc dù nhà nước đã hình thành các quỹ bình ổn giá đối với một số
mặt hàng nông sản thiết yếu, đó là trợ giá thu mua, trợ giá cước để lưu thông
trong những trường hợp cần thiết. Điều đó là hết sức quan trọng để giảm bớt
những thiệt hại, rủi ro và ổn định sản xuất kinh doanh hàng hoá nông sản
trước những tác động xấu của thị trường.
Thứ sáu, thực tiễn những năm qua cho chúng ta thấy tăng cường công tác
khuyến nông khuyến lâm, các tổ chức này có vai trò hết sức quan trọng trong
quá trình phát triển nền nông nghiệp hàng hoá. Đội ngũ khuyến nông phải
giỏi về chuyên môn có năng lực thực tế, tận tâm, tận lực và tận tụy với công
việc để thông qua các đầu tư, dịch vụ chuyển giao kỹ thuật công nghệ tiên
tiến cho nông dân và những người sản xuất kinh doanh nông sản hàng hoá, có
thể hỗ trợ cho nhau trong phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm,
cùng hành động chung trước cơ chế thị trường.
2.2.4. Thực trạng sản xuất trồng trọt và chuyển đổi cơ cấu cây trồng
tại Quảng Bình
Quảng Bình là một tỉnh nằm trong vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ địa
hình nhỏ hẹp bị chia cắt bởi các con sông nhỏ, ngắn và có độ dốc thấp dần từ
Tây sang Đông và được chia thành 4 vùng sinh thái: vùng núi cao, vùng gò
đồi, vùng đồng bằng và vùng cát ven biển với diện tích đất sản xuất nông
nghiệp là 67.344 ha. Bao gồm: Đất trồng cây hàng năm 43.558 ha; đất trồng
cây lâu năm 13.211 ha; đất vườn tạp 8.660 ha; đất có dùng vào chăn nuôi
1.815 ha [9]
Khí hậu thời tiết khắc nghiệt, vào mùa khô thường nắng hạn gay gắt, gió
Tây nam khô nóng gây ra tình trạng thiếu nước trầm trọng, độ ẩm không khí

thấp làm cho cây trồng sinh trưởng phát triển kém ( thời gian này thường kéo
dài từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm). Ngược lại vào mùa mưa, lượng mưa
phân bố không đều chủ yếu tập trung vào các tháng 9, 10 và 11 chiếm trên
65% tổng lượng mưa cả năm. Thời gian này xuất hiện nhiều cơn bão kèm
theo lũ lụt gây khó khăn cho việc bố trí sản xuất của các loại cây trồng. Do
các yếu tố địa hình khí hậu, điều kiện đất đai khắc nghiệt nên sản xuất nông
nghiệp gặp nhiều khó khăn.
10
Theo số liệu của cục thống kê Quảng Bình thì giá trị thu nhập bình quân
trên đất nông nghiệp toàn tỉnh đạt 18,2 triệu đồng/ha/năm. Cụ thể ở các huyện
và thành phố là: Đồng Hới 27 triệu đồng/ha/năm; Lệ Thuỷ 20 triệu
đồng/ha/năm; Quảng Ninh 18 triệu đồng/ha/năm; Quảng Trạch 21 triệu
đồng/ha/năm; Bố Trạch 17,5 triệu đồng/ha/năm; Tuyên Hoá 12,3 triệu
đồng/ha/năm; Minh Hoá 12,2 triệu đồng/ha/năm. [3]
Tuy thế trong những năm gần đây, nông nghiệp Quảng Bình đã có những
chuyển biến: tăng diện tích gieo trồng, nâng cao năng suất sản lượng trên từng
đơn vị diện tích. Cụ thể là: Năm 2006, tổng diện tích gieo trồng cây lương
thực 54.869 ha, tăng 3,9% so với năm trước. Trong đó: diện tích lúa 49.188
ha, sản lượng lương thực cả năm 25,1 vạn tấn; diện tích các loại cây có củ
(khoai lang, sắn, khoai khác) 10.634 ha, sản lượng 126.470 tấn. Trong đó:
diện tích sắn nguyên liệu 4000 ha, năng suất 185 tạ/ha, sản lượng 74.000 tấn;
diện tích gieo trồng lạc 5.433 ha, sản lượng 7.420 tấn. Trồng mới cao su toàn
tỉnh 378,6 ha nâng tổng diện tích cao su lên 7.912,6 ha. Trong đó: diện tích
cao su kinh doanh 3.260,9 ha; sản lượng mũ cao su 2.600 tấn. [1]
Năm 2007, giá trị sản xuất trồng trọt của cả tỉnh là 522.555 triệu đồng.
Trong đó đặc biệt chú ý đến cây lương thực, cây công nghiệp và cây vụ đông.
Cụ thể là:
- Cây lương thực: diện tích 54.903 ha, sản lượng lương thực cả năm
235.016 tấn. Trong đó cây lúa diện tích 49.995 ha, năng suất 43,15 tạ/ha, sản
lượng 215.728 tấn; cây ngô diện tích 4.765 ha, năng suất 39,34 tạ/ha, sản

lượng 18.938 tấn [2]
- Cây công nghiệp: cây sắn diện tích 5.971 ha, năng suất 59 tạ/ha, sản
lượng 94.962 tấn. Trong đó sắn nguyên liệu 4.400 ha, năng suất 192 tạ/ha, sản
lượng 86.980 tấn; Cây cao su tổng diện tích hiện có 9.209 ha, diện tích trồng
mới 1060 ha, cao su kinh doanh 4.064 ha, sản lượng mũ khô ước đạt 3.560
tấn. [2]
- Cây vụ đông: đến nay, toàn tỉnh đã gieo trồng được 3.625,8 ha cây vụ
đông các loại (ngô 1.529,9 ha, khoai lang 1.509 ha, rau các loại 656,9 ha).
Tuy nhiên ảnh hưởng của bão số 5 đã làm thiệt hại nặng 2.848,6 ha (ngô 1400
11
ha, khoai lang 961,8 ha, rau các loại 486,8 ha); diện tích còn lại 777,2 ha (ngô
129,9 ha, khoai lang 547,2 ha, rau các loại 100,1 ha) [2]
Đồng thời việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong toàn tỉnh đã đạt được
nhiều kết quả quan trọng. Bên cạnh đó, cùng với sự chuyển giao tiến bộ khoa
học của các đơn vị, tổ chức nhiều nông dân đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật mới trong sản xuất làm tăng hiệu quả sản xuất, nhiều diện tích đã
cho thu nhập trên 30 triệu đồng/ha/năm, có những diện tích cá biệt cho thu
nhập 70 - 100 triệu đồng/ha/năm.
Theo báo cáo của các huyện, thành phố đến năm 2006 toàn tỉnh có 3.761
ha diện tích chuyển đổi có thu nhập trên 30 triệu đồng/ha/năm chiếm 5,5%
diện tích đất nông nghiệp. Trong đó huyện Lệ Thuỷ có 857 ha, Quảng Ninh
785 ha, Đồng Hới 150 ha, Quảng Trạch có 1085 ha, Bố Trạch có 505 ha
Tuyên Hoá có 334 ha. [5]
Năm 2007, toàn tỉnh có 5.591,67 ha diện tích chuyển đổi có thu nhập
trên 30 triệu đồng/ha/năm. Trong đó: huyện Lệ Thuỷ 1966 ha, Quảng Trạch
1142 ha, Bố Trạch 1120 ha, Quảng Ninh 1086,67 ha, Đồng Hới 277 ha. Diện
tích đạt từ 30 - 50 triệu đồng/ha/năm có công thức canh tác Lúa Đông xuân -
Lúa Hè thu - Cây vụ Đông, Lúa Đông xuân - Lúa tái sinh - cá, cây Cao su,
cây Thông nhựa Diện tích đất từ 50 - 70 triệu đồng/ha/năm có công thức
canh tác Hoa (ớt) - Dưa hấu - Rau, Ngô Đông xuân - Lạc Xuân hè - Đậu xanh

Hè thu, nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, lúa Đông
xuân - Lúa Hè thu - Rau đông Trong đó huyện Quảng Ninh có 204,51 ha,
Quảng Trạch 155 ha, Đồng Hới 127 ha, Lệ Thuỷ 60 ha. Diện tích đạt trên 70
triệu đồng/ha/năm có công thức canh tác rau - Hoa quanh năm, cây công
nghiệp Tập trung chủ yếu tại Quảng Trạch 170 ha, Lệ Thuỷ 75 ha, Đồng Hới
30 ha.
Các công thức chuyển đổi có hiệu quả tại Quảng Bình:
• Trên chân đất 2 vụ lúa trồng thêm cây vụ đông
- Diện tích sản xuất 2 vụ lúa - cây ngô đông: 75 ha cho thu nhập
từ 30 - 32 triệu đồng/ha/năm, tăng 7,5 - 10 triệu đồng/ha/năm so
với công thức canh tác cũ.
12
- Diện tích sản xuất 2 vụ lúa - cây rau vụ đông (Bí ngồi, dưa
chuột, khoai lang): 763 ha cho thu nhập từ 40 - 50 triệu đồng/ha
tăng 27,5 triệu đồng/ha so với công thức canh tác cũ.
• Trên chân đất 2 vụ lúa ( vụ Hè thu bấp bênh) chuyển sang trồng
3 vụ màu “Ngô đông xuân sớm - Lạc xuân hè - Đậu xanh hè thu”: 20
ha cho thu nhập 32 - 40 triệu đồng/ha/năm tăng 9,5triệu đồng/ha so với
công thức canh tác cũ.
• Trên chân đất trũng sản xuất lúa một vụ đã chuyển sang canh tác
mới “Lúa đông xuân - Lúa tái sinh - Cá”: diện tích 1.060 ha cho thu
nhập 50 triệu đồng/ha/năm tăng 30 triệu đồng/ha so với công thức canh
tác cũ.
• Trên chân đất cát ven biển trồng cây màu giá trị thấp chuyển
sang trồng hoa và chuyên canh rau có giá trị cao. Rau ăn lá các loại
quanh năm, Hoa - Dưa hấu - Rau ăn lá, Ngô - Lạc - Ngô Diện tích 160
ha, có thu nhập 30 - 50 triệu đồng/ha/năm tăng 10 - 20 triệu
đồng/ha/năm so với trước đây.
13
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng:
Các hộ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong số này được chia
làm ba nhóm:
- Nhóm hộ khá
- Nhóm hộ trung bình
- Nhóm hộ nghèo
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng chuyển
đổi hệ thống trồng trọt và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự
chuyển đổi.
- Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành tại phường Bắc Nghĩa-
Đồng Hới-Quảng Bình
- Phạm vi về thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trong khoảng thời
gian từ ngày 2/1/2008 đến ngày 5/5/2008
3.2. Nội dung nghiên cứu
• Tìm hiểu chung về đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện kinh tế - xã hội năm 2007
• Hệ thống trồng trọt phường Bắc Nghĩa trong 2 giai đoạn trước và sau
chuyển đổi.
- Cơ cấu diện tích và giá trị sản lượng của từng loại cây trồng
- Cơ cấu cây trồng theo mùa vụ sản xuất
- Cơ cấu trồng trọt theo các vùng sinh thái khác nhau
- Lịch thời vụ của một số cây trồng chính tại địa phương
• Những yếu tố chính ảnh hưởng đến sự chuyển đổi hệ thống trồng trọt
- Thị trường
- Chính sách
14

- Lao động và trình độ thâm canh của người dân
- Vốn đầu tư
- Giống
- Đất đai…
• Tình hình cơ bản của nông hộ
• Tình hình chuyển đổi hệ thống trồng trọt của nông hộ
- Tình hình sử dụng đất đai của nông hộ qua các năm 2004 - 2007
- Cơ cấu diện tích canh tác của các cây trồng chính của nông hộ qua
các năm từ 2004 - 2007
- Chuyển đổi cơ cấu trồng trọt và năng suất của một số cây trồng
chính.
- Tình hình thu nhập của nông hộ năm 2007
• Hiệu quả kinh tế của các cơ cấu cây trồng chủ yếu của nông hộ
Những chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế của các cơ cấu cây trồng:
- Tổng giá trị sản xuất (GO) trên một sào: Chỉ tiêu này cho biết một
sào gieo trồng cho bao nhiêu giá trị
GO được tính theo công thức: GO = Q
i
*P
i

Q
i
: Lượng sản phẩm loại i được sản xuất ra.
P
i
: Giá trị sản phẩm loại i.
- Chi phí trung gian (IC) trên một sào: Bao gồm chi phí vật chất, chi
phí công lao động và chi phí dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản
xuất (không tính khấu hao). Chí phí trung gian gồm: Chi phí giống, chi

phí mua các loại phân vô cơ, chi phí làm đất, chi phí thuốc bảo vệ thực
vật và các chi phí khác
- Giá trị gia tăng (VA) trên một sào: Là kết quả còn lại sau khi lấy
tổng giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian.
VA = GO - IC
- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần giá trị gia tăng còn lại sau khi trừ đi
các khoản phí là lệ phí phải nộp.
MI = VA - lệ phí
15
- Lợi nhuận: Là phần thu nhập thu nhập hỗn hợp còn lại sau khi trừ đi
các khoản chi phí tự bỏ ra như: công lao động tự có, khấu hao tài sản cố
định
Lợi nhuận = MI - (Công lao động tự có + khấu hao tài sản cố định)
• Những thuận lợi và khó khăn của các nhóm hộ khi thực hiện chuyển
đổi cơ cấu cây trồng
• Giải pháp thúc đẩy việc chuyển đổi hệ thống trồng trọt
- Giải pháp kỹ thuật
- Giải pháp thị trường
- Giải pháp về tín dụng…
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Chọn mẫu, chọn điểm
• Chọn điểm:
Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu và nội dung của đề tài các mẫu điều
tra được tiến hành tại 3 tiểu khu 7, 13 và 14 của phường Bắc Nghĩa.
• Chọn mẫu:
- Tiêu chí chọn hộ: là các hộ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây
trồng bao gồm cả hộ khá, hộ trung bình, hộ nghèo.
- Dung lượng mẫu: Đề tài chọn khảo sát 45 hộ, được chia đều cho
3 tiểu khu.
- Phương pháp chọn mẫu: Thu thập danh sách tại cán bộ UBND

phường, mỗi tiểu khu 15 hộ trong đó bao gồm cả hộ khá, hộ trung
bình và hộ nghèo.
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
Dùng một số công cụ của PRA để thu thập số liệu.
• Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập ở nhiều nguồn khác nhau như:
- Báo cáo tổng kết hàng năm của sở nông nghiệp và phát triển nông
thôn tỉnh Quảng Bình, Niên giám thống kê của UBND thành phố
Đồng Hới, Báo cáo tổng kết hàng năm của trung tâm khuyến nông
thành phố, các báo cáo tổng kết thường kỳ của UBND phường, báo
cáo quy hoạch sử dụng đất của phường.
16
- Và các tài liệu đã được đăng tải trên các báo chí, tập san, các khóa
luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ, các đề tài nghiên cứu khoa học…
• Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Phỏng vấn hộ có sử dụng phiếu khảo sát:
 Phương pháp này sử dụng để điều tra ngoài các số liệu
chính thức từ chính quyền bằng cách sử dụng 45 phiếu điều tra hộ.
Bảng hỏi được thiết kế sơ bộ trước khi phỏng vấn chính thức sau đó
tiền hành điều tra thử ngẫu nhiên một số hộ. Tiến hành chỉnh sửa lại
bảng hỏi cho phù hợp với nội dung nghiên cứu và tình hình thực tế.
 Mục đích điều tra là nhằm thu thập thông tin dữ liệu cần
thiết về chuyển đổi cơ cấu trồng trọt, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu
trồng trọt của nông hộ, những thuận lợi và khó khăn của các hộ
trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ảnh hưởng của chuyển
đổi cơ cấu cây trồng đến kết quả sản xuất trồng trọt và thu nhập của
nông hộ.
- Ngoài ra sử dụng sổ nhật ký hàng ngày để ghi chép lại những
thông tin cần thiết
3.3. Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm excel
17
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của phường Bắc Nghĩa
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Phường Bắc Nghĩa Nằm ở phía Tây thành phố Đồng Hới, được thành lập
ngày 2/1/2004 theo quyết định số 07/2004/CP của Chính phủ trên cơ sở tách
xã Nghĩa Ninh, có diện tích tự nhiên 766,22 ha, chiếm 4,9% diện tích của
thành phố.
- Phía Bắc giáp phường Bắc Lý.
- Phía Nam giáp xã Nghĩa Ninh.
- Phía Đông giáp xã Đức Ninh va phường Nam Lý.
- Phía tây giáp phường Đồng Sơn.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình của phường khá đa dạng độ cao trung bình khoảng từ 300 - 350
m với 3 dạng địa hình chính. Địa hình đồng bằng phân bố ở khu vực phía
Nam phường. Địa hình giồng cát phân bố ở khu vực phía Bắc phường và địa
hình miền núi.
4.1.1.3. Khí hậu
Thành phố Đồng Hới nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với đặc trưng
của khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa nhiều; mùa hè nóng mưa ít; có
gió Tây Nam thổi mạnh từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm với tốc độ trung
bình 20 m/s làm cho nhiệt độ trong những tháng này cao nhất, độ ẩm không
khí thấp.
• Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình hàng năm của thành phố 24,4
0
C, nhiệt độ thấp nhất
(tháng 12, tháng 1) khoảng 7,8 - 9,4

0
C, nhiệt độ cao nhất (tháng 6, tháng 7)
khoảng 40,1 - 40,6
0
C. Với nền nhiệt độ cao nhất và ổn định đã đảm bảo cho
tổng tích nhiệt của thành phố đạt tới trị số 8600- 9000
0
C; biên độ chênh lệch
giữa ngày và đêm từ 5 - 8
0
C; số giờ nắng trung bình trong ngày là 5,9 giờ.
Như vậy nền nhiệt độ ở đây là cao, nắng nóng nhiều, tạo điều kiện thuận
lợi cho cây trồng phát triển tốt. Khung nhiệt độ nằm trong khoảng 11,5 -
18
34,3
0
C nên chưa vượt qua mức độ giới hạn về yêu cầu sinh thái của các cây
trồng vật nuôi hiện có trong vùng.
• Chế độ mưa:
Gió mùa đã gây ra hiện tượng mưa nhiều và phân hoá theo không gian.
Lượng mưa trung bình hàng năm toàn thành phố bình quân từ 1300 - 4000
mm, phân bố không đều theo vùng và theo mùa. Mùa khô có gió Tây Nam
thổi từ tháng 4 đến tháng 8 mưa ít, lượng mưa chiếm khoảng 20 - 25% lượng
mưa cả năm. Mùa mưa bắt đầu từ thàng 9 đến tháng 12 mưa nhiều, lượng
mưa chiếm tới 70 - 75% lượng mưa cả năm, vì vậy thường diễn ra lũ lụt trên
diện rộng.
Số ngày mưa trung bình ở thành phố Đồng Hới khá cao lên tới 139 ngày.
Tần suất những trận mưa lớn trên 300mm trong 24h, có nhiều trong các tháng
8, 9, 10 và 11. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9, tháng 10 (502 -
668mm), tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 3, tháng 4 (44 - 46 mm).

Với lượng mưa, số ngày mưa như trên thì đây là hạn chế lớn cho sự phát
triển sản xuất nông nghiệp của Thành phố chủ yếu là cây trồng cạn. Để tăng
năng suất cây trồng, thâm canh tăng vụ thì giải pháp hiệu quả nhất là phải
chọn ra được những loại giống cây trồng có thời gian sinh trưởng và phát
triển ngắn ngày phù hợp.
• Độ ẩm không khí:
Độ ẩm không khí hàng năm ở Đồng Hới khá cao (82 - 84%), ngay trong
những tháng khô nhất của mùa hè (mùa có gió Tây Nam) độ ẩm trung bình
vẫn thường xuyên trên 70% (riêng những ngày có gió Tây Nam độ ẩm tương
đối thấp).
Thời kỳ có độ ẩm cao nhất ở Đồng Hới thường xẩy ra vào những tháng
cuối mùa đông, khi khối không khí cực đới lục địa tràn về qua đường biển và
khối không khí nhiệt đới biển Đông luân phiên hoạt động gây ra mưa phùn
nên độ ẩm không khí rất lớn, thường trên 87%.
• Lượng bốc hơi:
Lượng bốc hơi bình quân năm ở Đồng Hới đạt 1049 - 1037 mm. Trong
mùa lạnh do nhiệt độ không khí thấp, độ ẩm tương đối cao, ít gió, áp lực
19
không khí lại lớn nên lượng bốc hơi nhỏ, có nghĩa là thời kỳ này thời tiết rất
ẩm, đối chiếu với lượng mưa lượng bốc hơi chỉ chiếm 1/5 đến 1/2.
về mùa nóng, do nhiệt độ không khí cao, ẩm độ thấp, gió lớn, áp lực
không khí giảm nên cường độ bốc hơi lớn. Lượng bốc hơi trong các tháng 4,
5, 6 và 7 lớn hơn lượng mưa, vì vậy vào thời kỳ này thường xảy ra khô hạn,
ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
• Gió bão:
Đồng Hới là một trong những khu vực có nhiều cơn bão đi qua. Trung
bình hàng năm có 1 - 1,8 cơn bão trực tiếp, ảnh hưởng đến các vùng đất ven
biển. Bão thường xuyên xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11, gây nhiều hậu quả
đến sản xuất và đời sống nhân dân trong Thành phố.
Chế độ gió (hướng gió thịnh hành) ảnh hưởng tới chế độ nhiệt và có sự

phân bố rõ theo mùa. Cụ thể:
Gió mùa Đông Bắc: Về mùa đông do vùng ôn đới lạnh tạo nên các áp lực
cao lục địa, các áp lực cao lạnh này di chuyển xuống phía Nam hoặc Đông
Nam lục địa Trung Quốc, rìa phía Nam của nó lấn xuống miền Bắc nước ta
gây nên gió mùa Đông Bắc.
Gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến Đồng Hới từ
tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Gió mùa Đông Bắc đột ngột làm giảm nhiệt độ
từ 4 - 6
0
C so với bình quân nên thường gây nên hậu quả xấu đến sản xuất
nông nghiệp, đặc biệt là mạ và lúa chiêm xuân.
Gió Tây Nam khô nóng: Xuất phát từ áp thấp từ vịnh Bengan thổi qua
Lào trước khi vào Việt Nam gặp dãy Trường Sơn. tại đây xảy ra hiện tượng
“phơn” nghĩa là phần nhiều hơi nước được giữ lại ở phía Tây Trường Sơn.
Khi xuống đông Trường Sơn thì trở nên khô và nóng, nhưng chỉ xuất hiện
từng đợt. Bình quân số ngày có gió Tây Nam ở Đồng Hới là 30 - 40 ngày/năm
thường bắt đầu từ tháng 3, kết thúc vào tháng 9, cao điểm là tháng 7. Gió Tây
Nam khô nóng gây hậu quả xấu như: tốc độ gió lớn (20 m/s) gây hạn, cây cối
khô héo, giảm năng suất, bốc mặn phèn, tích luỹ sắt nhôm gây thoái hoá đất.
4.1.1.4. Thuỷ văn
Điểm chung của mạng lưới sông ngòi của miền Trung nói chung và Bắc
Nghĩa nói riêng là ngắn, dốc, tốc độ dòng chảy lớn. Hầu hết chế độ nước của
các con sông trên địa bàn phụ thuộc chặt chẽ vào lượng mưa hàng năm. Vào
20
mùa mưa lượng nước tập trung từ thượng nguồn đổ về gây ngập lụt cục bộ
một số khu vực thấp trũng ven các sông. Vào mùa khô nước các sông cạn kiệt
gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân phường.
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
4.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai
Đất đai là tài nguyên vô giá, là yếu tố vật chất quan trọng trong quá trình

tồn tại và phát triển, đất đai được sử dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau và
chúng có nhiều giá trị khác nhau. Đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và
trồng trọt nói riêng, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế
được. Vì vậy việc quản lý, sử dụng đất đai hợp lý là điều kiện quan trọng
hàng đầu trong việc phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt là trong phát triển sản
xuất nông nghiệp. Tình hình sử dụng đất ở phường Bắc Nghĩa được thể hiện ở
bảng sau:
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất phường Bắc Nghĩa năm 2007
Thứ tự Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên 766,22 100
1 Đất nông nghiệp 515,96 76,34
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 283,08
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 279,08
Đất trồng lúa 119,96
Đất trồng cây hàng năm khác 159,12
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 4,00
1.2 Đất lâm nghiệp 211,95
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 20,93
2 Đất phi nông nghiệp 214,08 27,94
2.1 Đất ở 30,05
2.2 Đất chuyên dùng 139,79
2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 11,25
2.4 Đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng
31,25
2.5 Đất phi nông nghiệp khác 1,64
3 Đất chưa sử dụng 36,18 4,72
(Nguồn: Báo cáo tóm tắt quy hoạch sử dụng đất của phường Bắc Nghĩa)
21
Qua bảng trên, ta thấy tổng diện tích tự nhiên của phường là 766,22 ha.

Trong đó đất nông nghiệp là 515,96 ha chiếm 67,34%, diện tích đất phi nông
nghiệp 214,08 ha tương đối thấp (chỉ chiếm 27,94% so với tổng diện tích đất
tự nhiên).
Nhìn chung thì đất nông nghiệp của phường chiếm tỷ lệ tương đối lớn.
Trong đó chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp (với 283,08 ha) và đất lâm
nghiệp (211,95 ha) còn đất nuôi trồng thủy sản chỉ chiếm một phần nhỏ với
diện tích 20,93 ha.
Trong đất sản xuất nông nghiệp thì chủ yếu là đất trồng cây hàng năm
với diện tích 279,08 ha chiếm 98,59% bên cạnh đó thì đất trồng cây lâu năm
rất ít chỉ chiếm 1,41%. Như vậy có thể nói rằng các loại cây trồng hàng năm
là thế mạnh của phường trong chiến lược phát triển hệ thống trồng trọt.
Trong khi đó đất chưa sử dụng của phường còn khoảng 36,18 ha. Đó là
tiềm năng phát triển kinh tế xã hội của phường.
4.1.2.2. Tình hình dân số và lao động
Bắc Nghĩa là một phường vùng ven thành phố, với hoạt động sản xuất
chủ yếu là nông nghiệp. Trong tổng số 14 tiểu khu của phường thì đã có 12
tiểu khu sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy sự phân bố lao động trong các ngành
sản xuất cũng có sự khác nhau đáng kể.
Tổng dân số của phường là 6.213 người trong đó số người trong độ tuổi
lao động là 2.733 người chiếm 43,99% so với tổng dân số, đây là một trong
những yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội nói chung
và phát triển sản xuất nông nghiệp của phường nói riêng.
Toàn phường có 1.457 hộ trong đó số hộ sản xuất nông nghiệp còn thấp
với 562 hộ (chỉ chiếm 38,57% tổng số hộ) điều này nói lên rằng Bắc Nghĩa
cũng rất phát triển các ngành nghề khác ngoài sản xuất nông nghiệp như: Tiểu
thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ, buôn bán nhỏ…
Tuy sản xuất nông nghiệp là hoạt động sản xuất chủ yếu nhưng lao động
nông nghiệp chỉ có 834 người chiếm 30,52% so với tổng số lao động, đó là
yếu tố hạn chế sự phát triển sản xuất nông nghiệp của phường. Tuy nhiên lao
động trong các hoạt động phi nông nghiệp lại dồi dào nên có điều kiện để

phát triển các ngành kinh tế khác mang lại thu nhập cao cho người dân.
22
Bảng 2: Tình hình dân số và lao động của phường Bắc Nghĩa năm 2007
Thứ tự Tiêu chí ĐVT
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
1. Tổng số dân Người 6.213 100
- Số khẩu nông nghiệp Người 2.529 40,70
- Số khẩu phi nông nghiệp Người 3.684 59,30
2. Tổng số hộ Hộ 1.457 100
- Số hộ sản xuất nông nghiệp Hộ 562 38,57
- Số hộ phi nông nghiệp Hộ 895 61,43
3. Tổng số lao động Người 2.733 100
- Lao động nông nghiệp Người 834 30,52
- Lao động phi nông nghiệp Người 1899 69,48
4. Bình quân nhân khẩu/hộ Người/hộ 4,26 -
5. Bình quân lao động/hộ Người/hộ 1,88 -
6. Mật độ dân số bình quân Người/km
2
811 -
(Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm của UBND phường Bắc Nghĩa năm
2007)
4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
a. Giao thông:
Quốc lộ 15A là tuyến giao thông đối ngoại quan trọng nhất của phường
chạy qua địa bàn với tổng chiều dài trên 200 m, nền rộng 24 m đạt tiêu chuẩn
đường cấp III đồng bằng.
Hệ thống đường nội ô được xây dựng khá đồng bộ với tổng chiều dài

15,9 km tạo thành hệ thống giao thông liên hoàn, liên kết với hệ thống đường
nội thành của thành phố. Hệ thống đường giao thông trong các khu dân cư, hệ
thống giao thông nội đồng dần được nâng cấp mở rộng đáp ứng dần cho sản
xuất và sinh hoạt của nhân dân.
b. Thủy lợi:
Hệ thống thủy lợi của phường bao gồm 20 tuyến kênh mương với tổng
chiều dài 35,8 km đang dần được cứng hóa và 3 công trình hồ chứa (gồm: Hồ
Bàu Ốc, hồ Bàu Sen, hồ Bàu Ràng) đảm bảo tưới tiêu chủ động cho trên 200
ha đất canh tác trên địa bàn phường.
23

c. Điện, bưu chính viễn thông:
Mạng lưới điện được phát triển rộng khắp đến các khu dân cư phục vụ
tốt cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân trong
phường. Đến nay đã có 100% số hộ được sử dụng điện.
Hệ thống bưu chính viễn thông phát triển mạnh bảo đảm cung cấp các
dịch vụ bưu chính viễn thông thông suốt trong mọi tình huống.
4.2. Hệ thống trồng trọt của phường Bắc Nghĩa trong giai đoạn từ
2004 - 2007
4.2.1.Hệ thống trồng trọt theo các vùng sinh thái khác nhau
Nằm ở phía Tây Bắc thành phố Đồng Hới, thuộc vùng bán sơn địa, ruộng
đất phân tán bậc thang. Có nhiều đồi núi và dải bằng có điều kiện phát triển
nông lâm và chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Do điều kiện địa hình, đặc điểm
đất đai và tập quán canh tác của nhân dân cùng với các yếu tố kinh tế xã hội
khác như thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa, nhu cầu cuộc sống của nông
hộ… nên sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng của
Bắc Nghĩa được chia ra hai vùng sinh thái đó là vùng đồng bằng và vùng gò
đồi. Và trên mỗi vùng sinh thái cơ cấu cây trồng lại khác nhau.
a. Vùng đồng bằng
Vùng đồng bằng chiếm diện tích khá lớn trong tổng diện tích của

phường, chủ yếu được trồng các cây trồng hàng năm (với diện tích 279,08 ha)
chiếm 98,58% so với đất sản xuất nông nghiệp của phường. Trong đó đất
trồng lúa đất trồng lúa 119,96 ha (chiếm 42,98% so với đất trồng cây hàng
năm) còn lại trên vùng đất này được trồng các cây công nghiệp ngắn ngày và
cây thực phẩm. Tuy nhiên đất ở vùng đồng bằng lại được chia thành nhiều
phần khác nhau theo kiểu bậc thang. Tầng trên cùng là đất màu cằn cỗi nên
được dùng để trồng các loại cây có khả năng chống chịu tốt như sắn. Tầng
tiếp theo cũng là đất màu có độ màu mỡ hơn nên được dùng để trồng các loại
cây họ đậu, các loại rau màu… và tầng dưới cùng là đất lúa.
Trước đây do đất đai manh mún nên gây khó khăn cho việc canh tác
của người dân cùng với đặc điểm thời tiết khí hậu thường bị khô hạn và thiếu
nước về mùa hè nên trên các chân đất màu người dân chủ yếu trồng sắn,
24
khoai lang. Trên các chân đất lúa thì trồng vụ Đông Xuân còn vụ Hè Thu bỏ
hoang hoặc trồng 2 vụ lúa nhưng năng suất thấp chỉ đạt 1,5 tạ/sào/vụ. Vì vậy
mà hoạt động trồng trọt không được đầu tư chăm sóc và các sản phẩm làm ra
chỉ nhằm phục vụ cho chăn nuôi của gia đình.
Tuy nhiên từ khi thực hiện dồn điền đổi thửa bắt đầu từ năm 2004 thì
hệ thống trồng trọt toàn phường đã có sự thay đổi. Dồn điền đổi thửa đảm bảo
cho các hộ gia đình, cá nhân có vùng ruộng tập trung, khắc phục tình trạng
phân tán, manh mún, nhỏ lẻ, nhiều bờ vùng bờ thửa nhằm làm tăng diện tích
sản xuất. Đồng thời hình thành các vùng chuyên canh sản xuất tập trung tạo ra
sản phẩm hàng hóa, làm cơ sở đưa thiết bị khoa học kỹ thuật vào trong sản
xuất nông nghiệp thuận tiện cho việc cơ giới hóa kiến thiết đồng ruộng thâm
canh tăng năng suất cây trồng, giảm chi phí đầu tư hạ giá thành sản phẩm.
Bên cạnh đó thì UBND phường đã chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện hệ thống
thủy lợi để cung cấp nước tưới tiêu cho hoạt động trồng trọt. Vì vậy mà đã
làm tăng diện tích tưới tiêu qua các năm, nó được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3: Diện tích tưới tiêu của phường Bắc Nghĩa
giai đoạn 2005 - 2007

(ĐVT: ha)
Năm
Thời vụ
2005 2006 2007
Cả năm 256 262 265
Vụ Đông Xuân 131 131 131
Vụ Hè Thu 125 130 132
Vụ Đông - 1 2
( Nguồn: Báo cáo của phương Bắc Nghĩa)
Qua bảng trên, ta thấy diện tích được tưới tiêu đã tăng dần qua các
năm. Tuy sự chênh lệch chưa nhiều nhưng so với mấy năm trước đây thì vụ
Hè Thu đã được trồng và tưới tiêu với diện tích khá lớn tăng được hiệu quả sử
dụng trên một diện tích đất đai. Bên cạnh đó trong 2 năm trở lại đây người
dân đã đưa vào trồng các cây vụ Đông như Bí Ngồi, Cà Chua, Dưa Bào Tử…
Bên cạnh đó quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình phát
triển nhanh của đô thị đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp đặc biệt là ảnh
25

×