Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại chất thải rắn tại nguồn tại phường Hải Đình thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.27 KB, 97 trang )

Nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại CTR tại nguồn tại Phường Hải Đình - Thành
phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
“Nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại chất thải rắn tại nguồn tại Phường
Hải Đình - Thành phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình” là đề tài nghiên cứu và xây
dựng mô hình phân loại chất thải rắn tại nguồn thí điểm tại Phường Hải Đình
nhằm phân loại rác thải tại nơi phát sinh để tiện cho khâu thu gom, vận chuyển
và xử lý chất thải rắn. Đồng thời đưa ra các kế hoạch và giải pháp để thực hiện
chương trình, bắt đầu thí điểm tại một phường và sau đó sẽ triển khai ở các
phường khác đảm bảo cho thành phố có hệ thống quản lý chất thải rắn hoàn
chỉnh.
Nghiên cứu mô hình phân loại chất thải rắn tại nguồn thí điểm cho một
phường của Thành phố Đồng Hới thuộc Tỉnh Quảng Bình là đề tài có ý nghóa
thực tế quan trọng trong việc quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn,
thiết kế bãi chôn lấp hợp vệ sinh trên đòa bàn thành phố và nhằm đạt được các
mục tiêu, kế hoạch, chương trình hành động của Chính phủ đề ra.
1.2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết, chất thải rắn được thải bỏ thiếu sự kiểm soát ảnh
hưởng rất lớn đến sức khoẻ cộng đồng và môi trường xung quanh, do đó chất thải
rắn cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ từ nơi phát sinh đến khâu thu gom, vận
chuyển và xử lý. Nhưng để thuận lợi cho các khâu đó thì rác thải phải được phân
loại ngay từ nguồn phát sinh ra chúng, nhằm tách riêng các loại rác thải tiện cho
việc tái chế, tái sử dụng.
GVHD: PGS.TS Đinh Xuân Thắng Trang 1
SVTH: Vũ Thò Thanh An
Nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại CTR tại nguồn tại Phường Hải Đình - Thành
phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình
Trên thực tế, tình hình quản lý CTR tại Thành phố Đồng Hới, Tỉnh Quảng
Bình còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý do rác


thải chưa được phân loại tại nguồn. Thực hiện tốt công tác phân loại CTR tại
nguồn sẽ giúp cho việc lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp, giảm đáng kể chi
phí xử lý CTR và để thực hiện được cần có một mô hình thích hợp, phù hợp với
điều kiện thực tế của tỉnh, kết hợp với cơ chế quản lý hợp lý mà tỉnh chưa có.
Vì vậy, đề tài: “Nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại CTR tại nguồn tại
Phường Hải Đình - Thành phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình” là cần thiết cho thực
trạng quản lý CTR trên đòa bàn Tỉnh Quảng Bình hiện nay.
1.3 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá hiện trạng thu gom, quản lý CTR trên cơ sở đó đề xuất mô hình thu
gom, phân loại và xử lý rác tại nguồn nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do
CTR gây ra tại Phường Hải Đình.
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
• Tổng quan về chất thải rắn, tình hình thu gom, phân loại rác tại nguồn.
• Tổng quan về các phương pháp xử lý chất thải rắn.
• Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Tỉnh Quảng Bình.
• Dự báo khối lượng chất thải rắn của Tỉnh Quảng Bình đến năm 2020.
• Đề xuất mô hình thu gom và phân loại rác tại nguồn cho Phường Hải Đình
- Thành phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình.
• Đề xuất kế hoạch triển khai thực hiện.
1.5 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
• Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu để đề xuất mô hình phân loại chất thải
rắn tại nguồn cho Phường Hải Đình - Thành phố Đồng Hới thuộc Tỉnh
Quảng Bình.
GVHD: PGS.TS Đinh Xuân Thắng Trang 2
SVTH: Vũ Thò Thanh An
Nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại CTR tại nguồn tại Phường Hải Đình - Thành
phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình
• Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến CTR của Tỉnh Quảng Bình, trong đó
tập trung xem xét, tìm hiểu thực trạng CTR thuộc Phường Hải Đình.
• Tiến hành điều tra thực tế các đối tượng chính trên đòa bàn Phường Hải

Đình.
1.6 ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là:
• Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các khu vực dân cư, các trung tâm y tế,
các quá trình sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, từ các trung
tâm thương mại,…thuộc đòa bàn Phường Hải Đình;
• Công tác quản lý CTR bao gồm: nguồn phát sinh, số lượng, thực trạng
quản lý, nhân lực; khả năng và hiệu quả khi áp dụng mô hình phân loại
CTR tại nguồn.
1.7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phương pháp dự kiến bao gồm:
• Phương pháp thu thập và tổng hợp thông tin;
• Phương pháp phân tích và xử lý thông tin;
• Phương pháp đánh giá nhanh và dự báo dân số, khối lượng CTR;
• Phương pháp thực đòa, tuyên truyền, lấy ý kiến cộng đồng;
• Phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia.
1.7.1 Phương pháp thu thập và tổng hợp thông tin
Phương pháp này tổng hợp các tài liệu, số liệu có từ các đề tài nghiên cứu,
khảo sát đánh giá hiện trạng, các báo cáo tổng hợp được tại Tỉnh Quảng Bình.
Biên hội các thông tin đáng tin cậy nhất để làm dữ liệu cần thiết cho đồ án.
1.7.2 Phương pháp phân tích và xử lý thông tin
GVHD: PGS.TS Đinh Xuân Thắng Trang 3
SVTH: Vũ Thò Thanh An
Nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại CTR tại nguồn tại Phường Hải Đình - Thành
phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình
Từ những thông tin, dữ liệu đã chọn lọc, tiến hành phân tích và xử lý thể
hiện trên các bảng biểu và đồ thò chủ yếu dựa vào phần mềm Microsoft Excel và
Microsoft Word.
1.7.3 Phương pháp đánh giá nhanh và dự báo dân số, khối lượng chất
thải

Sử dụng công thức Euler cải tiến để ước tính sự gia tăng dân số từ năm
2006–2020 (dựa trên số liệu thực của dân số năm 2005).
Trên cơ sở tỷ lệ thu gom rác hiện tại, mức tăng trưởng kinh tế, trình độ nhận
thức xã hội ước tính tỷ lệ thu gom rác và dân số dự báo để tính toán được CTR
phát sinh trong cùng khoảng thời gian.
1.7.4 Phương pháp thực đòa, lấy ý kiến cộng đồng
Điều tra, khảo sát tại hiện trường, quan sát và ghi nhận những hình ảnh có
liên quan đến đề tài nghiên cứu. Đồng thời tham vấn ý kiến cộng đồng để xem
xét trình độ dân trí cũng như mức độ đồng tình của cộng đồng đối với nội dung đề
tài.
1.7.5 Phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia
Để thực hiện phương pháp này cần phải luôn luôn theo sát các chỉ dẫn của
cán bộ hướng dẫn nghiên cứu, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ
ngành, cán bộ quản lý và các thầy cô hướng dẫn. Từ đó mới có thể học hỏi được
nhiều điều bổ ích cùng với những ý kiến đóng góp quan trọng và có ý nghóa đối
với đề tài đang nghiên cứu.
GVHD: PGS.TS Đinh Xuân Thắng Trang 4
SVTH: Vũ Thò Thanh An
Nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại CTR tại nguồn tại Phường Hải Đình - Thành
phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN, CÁC PHƯƠNG PHÁP
XỬ LÝ VÀ TÌNH HÌNH PHÂN LOẠI
CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN
2.1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN
Ở các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước có mật độ dân số lớn thì
CTR đã và đang trở thành vấn đề môi trường cần được quan tâm một cách hợp lý.
Qua số liệu thống kê cho thấy có hơn 40% số bệnh tật sinh ra từ CTR, vì vậy vấn
đề đặt ra cho các nước này là phải kiểm soát và xử lý CTR hợp lý để bảo vệ môi
trường, bảo vệ sức khoẻ của con người.

Đối với các nước phát triển, CTR là vấn đề đã được mọi người chú trọng
quan tâm và được xử lý triệt để. Ví dụ: ở Hà Lan đã có những biện pháp xử lý
CTR từ năm 1932; ở Mỹ chỉ tính riêng năm 1976 đã phải tốn 3-4 tỷ USD cho vấn
đề quản lý rác, số nhà máy chế biến rác đã tăng từ 9 lên 29 nhà máy.
GVHD: PGS.TS Đinh Xuân Thắng Trang 5
SVTH: Vũ Thò Thanh An
Nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại CTR tại nguồn tại Phường Hải Đình - Thành
phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình
Ở Việt Nam, vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm do CTR nói
riêng đang thực sự là mối quan tâm chung của nhà nước, chính quyền các cấp và
người dân. Công cuộc đổi mới đang tác động tích cực đến mức độ đô thò hoá ở
Việt Nam, tuy nhiên cơ sở hạ tầng quá yếu kém và không phát triển đồng bộ với
quá trình đô thò hoá, lại ít được chăm sóc nên tình trạng môi trường sa sút nghiêm
trọng.
Ô nhiễm CTR ở đô thò đang là vấn đề bức xúc, đô thò càng phát triển, lượng
CTR càng lớn thì ảnh hưởng đến môi trường của CTR càng tăng. Tổng hợp từ báo
cáo hiện trạng môi trường của các tỉnh, thành trong những năm gần đây cho thấy:
do tác động của sự gia tăng dân số đô thò, mức sống và tính chất tiêu dùng của
người dân và tác động của phát triển kinh tế, xã hội của đô thò, khối lượng CTR ở
nước ta ngày càng lớn, làm ảnh hưởng lớn môi trường sống và sức khoẻ con
người. Vì vậy, CTR cần phải được kiểm soát và xử lý phù hợp.
2.1.1 Khái niệm
Chất thải rắn là những vật ở dạng rắn do hoạt động của con người (sinh hoạt,
sản xuất, tiêu dùng…) và động vật gây ra. Đó là những vật đã được bỏ đi, thường
ít được sử dụng hoặc ít có ích và không có lợi cho con người.
Chất thải rắn của một quá trình sản xuất này có thể là nguyên liệu cho một
quá trình sản xuất khác. CTR của động vật này có thể là thức ăn cho động vật
khác trong dây chuyền thực phẩm.
2.1.2 Nguồn gốc CTR
Nguồn gốc phát sinh, thành phần, tính chất của CTR là cơ sở quan trọng

trong thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các chương trình quản lý CTR
thích hợp.
Có nhiều cách phân loại nguồn gốc phát sinh CTR khác nhau, nhưng phân
loại theo cách thông thường nhất là:
GVHD: PGS.TS Đinh Xuân Thắng Trang 6
SVTH: Vũ Thò Thanh An
Nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại CTR tại nguồn tại Phường Hải Đình - Thành
phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình
1. Khu dân cư;
2. Khu thương mại (nhà hàng, khách sạn, siêu thò, chợ, );
3. Cơ quan, công sở (trường học, trung tâm và viện nghiên cứu, bệnh viện,…);
4. Khu công trường xây dựng và phá huỷ các công trình xây dựng;
5. Khu công cộng (nhà ga, bến tàu, sân bay, công viên, khu vui chơi giải trí,
…);
6. Nhà máy xử lý chất thải ;
7. Khu công nghiệp;
8. Nông nghiệp.
Bảng 1. Nguồn gốc CTR đô thò
Nguồn phát sinh Hoạt động và vò trí
phát sinh CTR
Loại chất thải rắn
1. Khu dân cư
Các hộ gia đình, các biệt
thự và khu chung cư
Thực phẩm, giấy, carton,
plastic, gỗ, thuỷ tinh, can
thiếc, nhôm, các kim
loại khác, tro, các loại
chất thải đặc biệt (bao
gồm vật dụng to lớn, đồ

điện tử gia dụng, rác
vườn, vỏ xe,…)
2. Khu thương mại
Cửa hàng bách hoá, nhà
hàng, khách sạn, siêu
thò, chợ,…
Giấy, carton, plastic, gỗ,
thực phẩm, thuỷ tinh,
kim loại, chất thải đặc
biệt, chất thải độc hại
GVHD: PGS.TS Đinh Xuân Thắng Trang 7
SVTH: Vũ Thò Thanh An
Nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại CTR tại nguồn tại Phường Hải Đình - Thành
phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình
3. Cơ quan, công sở
Trường học, bệnh viện,
trung tâm và viện nghiên
cứu, văn phòng cơ quan
nhà nước,…
Các loại chất thải giống
như khu thương mại, hầu
hết CTR y tế thường
được thu gom và xử lý
riêng do tính chất độc
hại của chúng
4. Khu công trình xây
dựng và phá huỷ công
trình xây dựng
Các công trình xây dựng,
công trình sửa chữa, làm

mới đường giao thông,
cao ốc, san nền xây
dựng và các mảnh vỡ
của vật liệu lót vỉa hè
Gỗ, thép, bêtông, thạch
cao, gạch, ngói, bụi,
5. Khu công cộng
Hoạt động vệ sinh đường
phố, làm đẹp cảnh quan,
làm sạch các hồ chứa,
bãi đậu xe và bãi biển,
khu vui chơi giải trí
Chất thải đặc biệt, rác
quét đường, cành cây và
lá cây, xác động vật
chết…
6. Nhà máy xử lý chất
thải
Nhà máy xử lý nước cấp,
nước thải, khí thải và các
quá trình xử lý chất thải
công nghiệp khác
Bùn, tro…
7. Khu công nghiệp
Nhà máy sản xuất vật
liệu xây dựng, nhà máy
hoá chất, nhà máy lọc
dầu, các nhà máy chế
biến thực phẩm,…
Chất thải sản xuất công

nghiệp, vật liệu phế thải,
chất thải độc hại
8. Nông nghiệp Các hoạt động thu hoạch
trên đồng ruộng, trang
Các loại sản phẩm phụ
của quá trình nuôi trồng
GVHD: PGS.TS Đinh Xuân Thắng Trang 8
SVTH: Vũ Thò Thanh An
Nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại CTR tại nguồn tại Phường Hải Đình - Thành
phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình
trại, nông trường, hoạt
động chăn nuôi, sản xuất
sữa và lò giết mổ súc vật
và thu hoạch, chế biến
nông sản như: rơm rạ,
rau quả, chất thải của
các lò giết mổ gia súc,
gia cầm,…
(Nguồn: Giáo trình Quản lý CTR _Đại học Văn Lang)
2.1.3 Phân loại CTR
 Rác thực phẩm
Đó là những phế thải từ nguồn thực phẩm, nông phẩm hoa quả trong quá
trình sản xuất, thu hoạch, chế biến và bảo quản bò hư hại, bò loại thải ra. Tính chất
đặc trưng của loại này là quá trình lên men cao, nhất là trong điều kiện độ ẩm
không khí 85-90%, nhiệt độ 30-35
o
C. Do đó, quá trình này thường gây mùi thối
nồng nặc và phát tán vào không khí nhiều bào tử nấm bệnh.
 Rác tạp
Rác tạp bắt nguồn từ công sở, nhà ăn, khu chợ,…Ở đây, có loại rác phân huỷ

nhanh vừa có loại rác phân huỷ chậm hoặc khó phân huỷ (bao nylon); có những
loại có thể đốt được như: giấy, bìa, plastic, vải, sao su, da, gỗ, lá cây nhưng cũng
có những loại không thể đốt cháy như: thuỷ tinh,…
 Xà bần bùn cống
Đây là loại chất thải phát sinh từ nơi có công trường xây dựng, phá huỷ công
trình xây dựng, hay tu sửa đường giao thông, chỉnh trang đô thò bao gồm bụi đá,
mảnh vỡ, bê tông, gỗ, gạch ngói, đường ống, những vật liệu thừa của trang thiết
bò nội thất.
GVHD: PGS.TS Đinh Xuân Thắng Trang 9
SVTH: Vũ Thò Thanh An
Nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại CTR tại nguồn tại Phường Hải Đình - Thành
phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình
 Tro
Tro bếp và tro sinh ra trong các công nghệ đốt có thành phần chủ yếu là
cacbon và kali, các chất khoáng khác. Khi khô và có gió thì gây bụi bay mù mòt,
còn khi ướt thì kết dính; tuy nhiên tro có tính hấp phụ lý học rất cao, đặc biệt là
hấp phụ mùi, và có khả năng trung hoà môi trường axit.
 Chất thải từ nhà máy nước
Bao gồm bùn, cát lắng trong quá trình ngưng tụ chiếm 25-29%. Thành phần
cấp hạt có thay đổi đôi chút do nguồn nước lấy vào và quá trình công nghệ.
 Chất thải từ các nhà máy xử lý ô nhiễm
Chất thải này có rác từ các hệ thống xử lý nước, nước thải, nhà máy xử lý
chất thải công nghiệp.
 Chất thải là sản phẩm thừa nông nghiệp
Loại chất thải này xuất hiện ở vùng nông thôn có thành phần chủ yếu là rơm
rạ (trừ loại cho gia súc ăn và đun nấu), dây khoai, cành lá,…Khối lượng loại chất
thải này phụ thuộc vào mùa vụ và đặc tính cũng như phong tục nông nghiệp ở
mỗi vùng. Có vùng nó là chất thải nhưng cũng có vùng nó lại là nguyên liệu cho
sản xuất.
 Lá cây và các nhành lá đốn bỏ hoặc gẫy đổ

Trong đô thò các đường phố công viên và khu dân cư thường có cây bóng
mát mọc, cành lá của nó cũng là loại rác thải. Tuy vậy loại chất thải nào không
cao, chiếm 1-2%.
 Chất thải độc hại
Bao gồm các chất thải chứa các chất độc hại nguy hiểm như các chất thải
phóng xạ uran thori, các loại thuốc nổ TNT, chất dễ bắt lửa, chất thải sinh học,
chất thải trong sản xuất nhựa hoặc chất thải trong sản xuất vi trùng, các loại bao
bì thuốc bảo vệ thực vật.
GVHD: PGS.TS Đinh Xuân Thắng Trang 10
SVTH: Vũ Thò Thanh An
Nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại CTR tại nguồn tại Phường Hải Đình - Thành
phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình
Bảng 2. Phân loại CTR theo công nghệ xử lý
Thành phần Đònh nghóa Ví dụ
1. Các chất cháy được
- Giấy
- Hàng dệt
- Rác thải
- Cỏ, gỗ củi, rơm rạ…
- Chất dẻo
- Da và cao su

- Các vật liệu làm từ giấy
- Có nguồn gốc từ các sợi
- Các chất thải ra từ đồ ăn, thực
phẩm
- Các vật liệu và sản phẩm
được chế tạo từ gỗ tre và rơm,…
- Các vật liệu và sản phẩm
được chế tạo từ chất dẻo

- Các vật liệu và sản phẩm
được chế tạo từ da và cao su

- Các túi giấy, các mảnh bìa,
giấy vệ sinh,…
- Vải len, bì tải, bì nylon,…
- Các cọng rau, vỏ quả, thân
cây,…
- Đồ dùng bằng gỗ như bàn,
ghế, đồ chơi, vỏ dừa,…
- Phim cuộn, túi chất dẻo,
chai, lọ chất dẻo, nylon,…
- Giầy, bì, băng caosu,…
2. Các chất không cháy
được
- Các kim loại sắt
- Các kim loại không
phải là sắt
- Thủy tinh
- Đá và sành sứ

- Các loại vật liệu và sản phẩm
được chế tạo từ sắt mà dễ bò
nam châm hút
- Các vật liệu không bò nam
châm hút
- Các vật liệu và sản phẩm
được chế tạo từ thủy tinh

- Vỏø hộp, dây điện, hàng rào,

dao, nắp lọ,…

- Vỏ hộp nhôm, giấy bao gói,
đồ đựng
- Chai lọ, đồ đựng bằng thủy
tinh, bóng đèn,…
GVHD: PGS.TS Đinh Xuân Thắng Trang 11
SVTH: Vũ Thò Thanh An
Nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại CTR tại nguồn tại Phường Hải Đình - Thành
phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình
- Bất kì các loại vật liệu không
cháy khác ngoài kim loại và
thủy tinh
- Vỏ trai, ốc, xương, gạch, đá,

3. Các chất hỗn hợp
- Tất cả các loại vật liệu khác
không phân loại, đều thuộc loại
này. Loại này có thể được phân
chia thành 2 phần: kích thước
lớn hơn 5mm và nhỏ hơn 5mm
- Đá cuội, cát, đất, tóc,…
(Nguồn: Quản lý CTR- tập1: CTR đô thò, GS. TS. Trần Hiếu Nhuệ, TS. Ứng Quốc
Dũng, TS. Nguyễn Thò Kim Thái, Nhà xuất bản Xây dựng Hà Nội – 2001)
Nguồn CTR có thể khác nhau ở nơi này và nơi khác, khác nhau về số lượng, về
kích thước, phân bố về không gian. Trong nhiều trường hợp thống kê, người ta thường
phân CTR thành hai loại chính: chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt. Ở các nước
phát triển cũng như các nước đang phát triển, tỷ lệ chất thải sinh hoạt thường cao hơn
chất thải công nghiệp.
2.1.4 Thành phần CTR

a. Thành phần vật lý
Bảng 3. Thành phần riêng biệt của CTR sinh hoạt

S
TT
Thành phần
Khối lượng (%)
Khoảng dao động
Giá trò trung bình
1
2
3
4
5
Thực phẩm
Giấy
Carton
Plastic
Vải
6 - 26
25 - 45
3 - 15
2 - 8
0 - 4
15
40
4
3
2
GVHD: PGS.TS Đinh Xuân Thắng Trang 12

SVTH: Vũ Thò Thanh An
Nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại CTR tại nguồn tại Phường Hải Đình - Thành
phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Cao su
Da
Rác làm vườn
Gỗ
Thủy tinh
Đồ hộp
Kim loại màu
Kim loại đen
Bụi, tro, gạch
0 - 2
0 - 2
0 - 20
1 - 4
4 - 16
2 - 8
0 - 1
1 - 4
0 - 10

0.5
0.5
12
2
8
6
1
2
4
(Nguồn: Quản lý CTR- tập1: CTR đô thò, GS. TS. Trần Hiếu Nhuệ, TS. Ứng Quốc
Dũng, TS. Nguyễn Thò Kim Thái, Nhà xuất bản Xây dựng Hà Nội – 2001)
 Tỷ trọng:
Tỷ trọng của rác được xác đònh bằng phương pháp cân trọng lượng và có đơn
vò là kg/m
3
. Đối với rác thải sinh hoạt, tỷ trọng thay đổi từ 120 – 590 kg/m
3
. Đối
với xe vận chuyển rác có thiết bò ép rác, tỷ trọng rác có thể lên đến 830 kg/m
3
.
 Thành phần riêng biệt:
Thành phần này thay đổi theo vò trí đòa lý theo vùng dân cư, theo mức sống,
thời gian trong ngày, trong mùa, trong năm gồm hơn 14 chủng loại mà ở đó giấy là
nhiều nhất, sau đó đến thực phẩm, rác làm vườn, rác sinh hoạt…
 Độ ẩm:
Độ ẩm của rác cũng thay đổi theo từng loại thành phần và cũng thay đổi
theo mùa. Những nước ở vùng nhiệt đới thì độ ẩm của rác rất cao, nhiều khi lên
GVHD: PGS.TS Đinh Xuân Thắng Trang 13
SVTH: Vũ Thò Thanh An

Nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại CTR tại nguồn tại Phường Hải Đình - Thành
phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình
đến 80%. Độ ẩm biến đổi nhiều, và cao nhất vẫn là rác thực phẩm, rác làm vườn,
rác sinh hoạt thấp nhất là thủy tinh.
b. Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của rác bao gồm những chất dễ bay hơi khi đốt ở nhiệt
độ 920
0
C, thành phần tro sau khi đốt và dễ nóng chảy. Tại điểm nóng chảy thể tích
của rác giảm 95%.
Bảng 4. Thành phần hoá học của rác sinh hoạt
STT
Thành phần
Loại rác
Tính theo % trọng lượng khô
Carbon Hydro Oxy Nitơ
Lưu
huỳnh
Tro
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Thực phẩm

Giấy
Carton
Plastic
Vải
Caosu
Da
Rác làm vườn
Gỗ
Bụi, tro, gạch
48.0
3.5
4,4
60.0
55.0
78.0
60.0
47.8
49.5
26.3
6.4
6.0
5.9
7.2
6.6
10.0
8.0
6.0
6.0
3.0
37.5

44.0
44.6
22.8
31.2
x
11.6
42.7
42.7
2.0
2.6
0.3
0.3
x
4.6
2.0
10.0
3.4
0.2
0.5
0.4
0.2
0.2
x
0.15
x
0.4
0.1
0.1
0.2
5.0

6.0
5.0
10.0
2.45
10.0
10.0
4.5
1.5
68.0
(Nguồn: Quản lý CTR- tập 1: CTR đô thò, GS. TS. Trần Hiếu Nhuệ, TS. Ứng Quốc
Dũng, TS. Nguyễn Thò Kim Thái, Nhà xuất bản Xây dựng Hà Nội – 2001)
Trong rác có C, H, O, N, S trong đó thành phần C là cao nhất. Tùy theo mỗi
loại rác mà thành phần của nó cũng thay đổi. Thành phần này được sử dụng để
xác đònh nhiệt lượng của rác.
GVHD: PGS.TS Đinh Xuân Thắng Trang 14
SVTH: Vũ Thò Thanh An
Nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại CTR tại nguồn tại Phường Hải Đình - Thành
phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình
2.2 TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT
NAM VÀ THẾ GIỚI
2.2.1 Tổng quan về các phương pháp xử lý CTR trên thế giới
a. Tái chế, xuất khẩu và giảm thiểu tại nguồn
Các CTR là các loại nylon, plastic, sắt thép và các kim loại có giá trò khác,
giấy vụn, vải vụn, các phế thải của các ngành công nghiệp khác. Chúng được thu
gom và phân loại ngay từ khi thải ra theo nguyên tắc phân loại tại nguồn. Những
CTR có thể sử dụng lại cho các ngành công nghiệp khác nhau, như giấy vụn có thể
đưa vào làm nguyên liệu sản xuất giấy. Plastic được tái sử dụng làm chất độn
thêm khi chế tạo các sản phẩm nhựa, các loại sắt thép thì được nấu lại…
b. Đổ đống hay bãi hở
Đây là một biện pháp có từ lâu đời, được sử dụng khi xử lý CTR một cách tự

phát, không có một quy hoạch cụ thể. Biện pháp này tuy đã có từ lâu và tại Việt
Nam ở những đòa phương chưa có các chương trình quy hoạch quản lý và xử lý rác
một cách triệt để thì biện pháp này thường thấy.
c. Đổ xuống biển
Đây là một biện pháp mà các thành phố nằm gần các bờ biển thường hay sử
dụng, mặc dù gần đây khi các tổ chức bảo vệ môi trường trên thế giới đã khuyến
cáo rất nhiều về hiện tượng này, hiện tượng các bãi biển tràn ngập rác rưởi thì
việc đổ chất thải sinh hoạt xuống biển cũng không còn phổ biến như trước nữa.
Riêng thành phố New York thì hàng năm bùn nạo vét đổ xuống biển khoảng 7 –
10 triệu tấn với khoảng xa bờ là 12 dặm (miles). Theo một quy đònh gần đây thì
CTR là bùn nạo vét phải đổ xa bờ tối thiểu là 106 dặm (miles). Một câu hỏi đặt ra
cần phải trả lời là khả năng của biển có thể chòu được bao nhiêu chất thải, và nếu
tiếp tục đổ xuống biển mà không có được một quy hoạch cụ thể để bảo vệ môi
GVHD: PGS.TS Đinh Xuân Thắng Trang 15
SVTH: Vũ Thò Thanh An
Nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại CTR tại nguồn tại Phường Hải Đình - Thành
phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình
trường bờ biển, đời sống thuỷ sinh, thậm chí là cả đời sống con người thì chất
lượng môi trường biển sẽ ra sao.
d. Chôn lấp hợp vệ sinh
Chôn lấp hợp vệ sinh dường như là biện pháp cuối cùng để lựa chọn khi đưa
ra các biện pháp xử lý CTR. Đây là một biện pháp đơn giản, dễ thực hiện, mức độ
an toàn cho môi trường, cho con người cao, được áp dụng khá phổ biến ở hầu hết
các quốc gia trên thế giới mà tại đó quỹ đất dồi dào. Chôn lấp hợp vệ sinh là biện
pháp xử lý được sử dụng để xử lý từ 70 – 90 % lượng CTR sinh hoạt tại các quốc
gia trên toàn thế giới. Để lựa chọn vò trí, khu vực xây dựng bãi chôn lấp (BCL) rác
hợp vệ sinh phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như: khoảng cách từ các nguồn phát
sinh CTR tới BCL, hệ thống giao thông, những tác động tới môi trường trong quá
trình hoạt động, tình hình đòa chất thuỷ văn tại khu vực…
Nếu so sánh với các phương pháp khác thì phương pháp chôn lấp CTR hợp

vệ sinh là đơn giản và bảo đảm nhất về mặt bảo vệ môi trường. Với phương pháp
này thì có thể hạn chế được hiện tượng bốc mùi của CTR, đồng thời các hiện
tượng cháy ngầm, cháy bùng phát cũng khó xảy ra, vận hành đơn giản, chi phí
thấp. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động của BCL CTR cũng có những nhược
điểm sau đây:
 Việc xây dựng BCL CTR đòi hỏi phải có diện tích đất khá lớn, đây là
một điều kiện khó đáp ứng đối với những thành phố, thò xã đông dân;
 Các bãi chôn lấp thường sinh ra các khí CH
4
(methane) là một khí có
tác động gây nên hiệu ứng nhà kính và H
2
S (sulphua hydrogen) gây ô
nhiễm môi trường. Các chất khí CH
4
sinh ra nếu thu gom không tốt sẽ
dễ sinh ra hiện tượng cháy ngầm trong bãi rác. Khí NH
3
sinh ra từ bãi
rác cũng góp phần gây ô nhiễm mùi cho bầu khí quyển xung quanh bãi
rác;
GVHD: PGS.TS Đinh Xuân Thắng Trang 16
SVTH: Vũ Thò Thanh An
Nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại CTR tại nguồn tại Phường Hải Đình - Thành
phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình
 Lớp đất phủ trên cùng nếu không được đầm nén tốt thì sẽ dễ bò gió làm
phát tán thành bụi, gây ô nhiễm bụi cho môi trường lân cận.
e. Chế biến phân bón hữu cơ
 Nguyên tắc
Nguyên tắc của việc chế biến phân rác là sử dụng quá trình phân huỷ chất

hữu cơ của vi sinh vật. Ưu điểm của phương pháp này là rẻ tiền, hiệu quả xử lý tốt,
sản phẩm sinh ra có ý nghóa kinh tế cao, được áp dụng nhiều tại các khu vực sản
xuất nông nghiệp vì nguồn phân hữu cơ tự làm ra này rất tốt cho cây trồng. Việc ủ
chế biến phân rác được phân làm 2 phương pháp:
Ủ hiếu khí: công nghệ này sử dụng các vi sinh vật hiếu khí để xử lý các chất
hữu cơ có trong CTR ở điều kiện có đủ ôxy, nhiệt độ, pH thích hợp. Các vi khuẩn
hiếu khí có trong rác sẽ thực hiện quá trình ôxy hoá các phần tử carbon có trong
chất hữu cơ thành đioxit carbon (CO
2
). Thông thường rác sau khi ủ 2 ngày và nhờ
khả năng giữ nhiệt, nhiệt độ trong đống rác ủ tăng lên 45
0
C và đạt 60 – 90
0
C sau 6
– 7 ngày. Lúc này ở điều kiện đủ ôxy, độ ẩm và pH thích hợp các vi sinh vật hiếu
khí hoạt động mạnh, sau 2 – 4 tuần là rác bò phân huỷ hoàn toàn, các vi khuẩn gây
bệnh, côn trùng có trong rác bò huỷ diệt do nhiệt độ trong đóng rác ủ lên cao.
Ủ yếm khí: quá trình này hoạt động dựa trên việc sử dụng tính năng phân
huỷ chất hữu cơ của các vi sinh vật kỵ khí. Mô hình chế biến phân rác bằng việc
sử dụng phương pháp ủ yếm khí đã có từ lâu, nhất là đối với những vùng sâu, vùng
xa khi cần chế biến phân bón cho nông nghiệp. Tuy nhiên ủ yếm khí cũng có
những nhược điểm như: thời gian phân huỷ dài, phát sinh ra các khí CH
4
, H
2
S gây
mùi hôi, các vi khuẩn gây bệnh và côn trùng không chết do nhiệt độ phân huỷ
thấp.
 Ưu điểm của phương pháp

 Ổn đònh chất thải;
GVHD: PGS.TS Đinh Xuân Thắng Trang 17
SVTH: Vũ Thò Thanh An
Nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại CTR tại nguồn tại Phường Hải Đình - Thành
phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình
 Tái sử dụng được chất thải;
 Giảm nhu cầu sử dụng đất để chôn lấp;
 Nguy cơ ô nhiễm môi trường giảm so với phương pháp xử lý
khác;
 Tạo ra sản phẩm có ích cho xã hội từ chất thải.
 Khuyết điểm
 Thời gian ủ tương đối dài;
 Ủ yếm khí phát sinh mùi hôi;
 Tốn chi phí đầu tư cho máy móc, thiết bò phục vụ sản xuất.
g. Thiêu đốt chất thải
Đốt rác là giai đoạn xử lý được áp dụng cho một số loại rác nhất đònh không
thể xử lý bằng các biện pháp khác. Các chất khí được làm sạch hoặc không được
làm sạch thoát ra ngoài không khí. Tro thải được chôn lấp hoặc sử dụng làm vật
liệu xây dựng.
Xử lý bằng phương pháp đốt có ý nghóa quan trọng là làm giảm tới mức nhỏ
nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng, nếu sử dụng công nghệ tiên tiến còn có ý
nghóa cao BVMT. Đây là phương pháp xử lý rác tốn kém nhất so với phương pháp
chôn lấp hợp vệ sinh vì chi phí để đốt một tấn rác cao hơn khoảng 10 lần.
Công nghệ đốt rác thường sử dụng ở các quốc gia phát triển vì có một nền
kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho việc thu đốt rác sinh hoạt như một dòch vụ phúc
lợi xã hội của toàn dân. Tuy nhiên đốt rác sinh hoạt bao gồm nhiều chất khác nhau
sinh khói độc và dễ sinh đioxin nếu giải quyết việc xử lý khói không tốt.
Năng lượng sinh ra có thể tận dụng cho các lò hơi hoặc các công nghiệp cần
nhiệt và phát điện. Mỗi lò đốt phải được trang bò một hệ thống xử lý khí thải rất
tốn kém nhằm khống chế ô nhiễm không khí do quá trình đốt có thể gây ra.

 Ưu điểm của công nghệ
GVHD: PGS.TS Đinh Xuân Thắng Trang 18
SVTH: Vũ Thò Thanh An
Nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại CTR tại nguồn tại Phường Hải Đình - Thành
phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình
 Diện tích sử dụng để xử lý nhỏ;
 Những CTR khi đốt thì trở nên vô trùng, không gây hại tới sức khoẻ
con người và môi trường. Thể tích CTR sau khi đốt cũng giảm tới 70
– 90% thể tích ban đầu;
 Loại trừ được các chất độc có khả năng gây ung thư hay gây bệnh
truyền nhiễm, chất có hoạt tính sinh học gây tác động bất lợi cho
các quá trình xử lý khác;
 Khả năng xử lý chất thải trong thời gian ngắn;
 Quá trình đốt không sinh ra khí CH
4
(methane) như chôn lấp, là một
yếu tố gây hiệu ứng nhà kính làm nóng bầu không khí toàn cầu;
 Đối với lò đốt công suất lớn, lượng nhiệt sinh ra có thể sử dụng cho
các mục đích khác;
 Thiêu đốt là biện pháp tốt nhất để có thể xử lý những chất thải độc
hại như: những chất dung môi hữu cơ, những chất độc, CTR y tế…
 Nhược điểm
 Vận hành phức tạp, đòi hỏi năng lực kỹ thuật và tay nghề cao;
 Giá thành đầu tư lớn, chi phí xử lý cao, thời gian hoàn vốn lâu;
 Trong quá trình thiêu đốt có phát sinh ra những khí gây ô nhiễm
môi trường không khí và gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người nhất
là bụi;
 Thiếu sự linh động trong việc thay đổi chế độ đốt;
 CTR sau quá trình đốt tuy đã giảm thể tích xuống rất nhiều nhưng
vẫn còn (tro), nên cũng cần phải có biện pháp quản lý nguồn này.

2.2.2 Một số công nghệ xử lý rác hiện có ở Việt Nam
Đối với tất cả các quốc gia, CTR là vấn đề bức xúc của xã hôïi, đặc biệt là
các trung tâm công nghiệp lớn. Việt Nam ở trong tình trạng chung đó mà các trung
GVHD: PGS.TS Đinh Xuân Thắng Trang 19
SVTH: Vũ Thò Thanh An
Nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại CTR tại nguồn tại Phường Hải Đình - Thành
phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình
tâm công nghiệp phát triển như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Biên Hoà
luôn luôn phải đối phó với thực trạng CTR và rác thải sinh hoạt. Sự tập trung dân
cư và mật độ cao, sự phát triển kinh tế lượng rác thải. Trong thực tế ấy, tất cả các
đô thò đều phải giải quyết rác thải của mình mà không thể áp dụng theo một rập
khuôn nào. Sở dó có sự đa dạng về các biện pháp xử lý rác là do sự khác biệt các
yếu tố:
 Trình độ phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật;
 Trình độ dân trí;
 Tính chất và thành phần rác thải;
 Vò trí đòa lý và đặc điểm dân số, đất đai từng vùng.
Một số phương pháp xử lý rác hiện đang áp dụng ở Việt Nam được trình bày
sau đây:
 Xử lý rác tại nhà máy Hóc Môn – TP.HCM
Công nghệ ủ rác hiếu khí của Đan Mạch. Công nghệ này được cơ khí hoá, sử
dụng hai lò quay trong môi trường bổ sung và duy trì liên tục không khí và độ ẩm.
Tuy nhiên sau một thời gian hoạt động công nghệ này trở nên không phù hợp nữa
vì:
 Không đáp ứng được với lượng rác ngày một gia tăng;
 Tính chất và thành phần rác ngày càng phức tạp, không phù hợp
với công nghệ đã được thiết kế;
 Giá thành cao do chi phí năng lượng và quản lý vận hành lớn.
Hiện tại nhà máy phân rác Hóc Môn đã ngừng sản xuất do máy móc, thiết bò
cũ hỏng, biên pháp quản lý chưa phù hợp và chi phí xử lý quá cao.

 Xử lý rác tại nhà máy phân rác Cầu Diễn, Hà Nội
GVHD: PGS.TS Đinh Xuân Thắng Trang 20
SVTH: Vũ Thò Thanh An
Nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại CTR tại nguồn tại Phường Hải Đình - Thành
phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình
Trong 2 năm 1993 – 1994 thành phố Hà Nội tiếp nhận dự án viện trợ của
Liên hiệp quốc đầu tư cho Nhà máy phân rác Cầu Diễn. Nhà máy này sử dụng
công nghệ ủ hiếu khí nhằm rút ngắn thời gian phân huỷ rác để đáp ứng với lượng
rác khổng lồ của thành phố. Quá trình ủ rác rác hiếu khí ở đây được thực hiện nhờ
các vi sinh vật hiếu khí có sẵn trong rác, có bổ sung thêm vi sinh vật phân lập và
nhân giống. Quá trình ủ được thực hiện trong hầm ủ, được thổi gió cưỡng bức và
duy trì độ ẩm thích hợp.
Công nghệ ủ rác ở Cầu Diễn là một trong những công nghệ tiên tiến nhất.
Tuy nhiên đòi hỏi đầu tư rất lớn mà bất kỳ một nơi nào khác khó có thể thực hiện
được nếu không có sự giúp đỡ tài chính của nước ngoài.
 Xử lý rác tại nhà máy phân rác Buôn Ma Thuột
Nhà máy được xây dựng và đi vào hoạt động từ tháng 5/1994 tại Thò xã
Buôn Ma Thuột (tỉnh Đaclak). Do điều kiện thuận lợi về phế liệu nông sản có
nguồn gốc hữu cơ (vỏ đậu phộng, vỏ cà phê) và dồi dào về phân gia súc và than
bùn, nhà máy này lựa chọn công nghệ ủ rác yếm khí. Bước đầu ở đây cho thấy
hiệu quả kinh tế và phân sản phẩm có thành phần dinh dưỡng khá tốt. Trên cơ sở
sản phẩm phân hữu cơ, cơ bản Nhà máy này còn có dự đònh sản xuất phân hữu cơ
giàu NPK.
 BCL hợp vệ sinh
Chôn lấp là biện pháp xử lý cuối cùng nhưng lại là biện pháp chủ yếu và
hiệu quả nhất trong điều kiện nước ta hiện nay. Chôn lấp cho phép xử lý tất cả các
loại rác công nghiệp và sinh hoạt. Chi phí đầu tư và vận hành của BCL tương đối
thấp so với các phương pháp xử lý khác. Điều đó cho thấy đây là hướng đầu tư
thích hợp trong điều kiện nước ta hiện nay. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta việc
chôn lấp hợp vệ sinh mới được đề cập mấy năm gần đây và việc triển khai còn

GVHD: PGS.TS Đinh Xuân Thắng Trang 21
SVTH: Vũ Thò Thanh An
Nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại CTR tại nguồn tại Phường Hải Đình - Thành
phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình
hạn chế, một số nơi chỉ áp dụng biện pháp lấp đất sau khi đổ rác. Vấn đề thực hiện
các biện pháp chôn lấp hợp vệ sinh mang tính đầy đủ còn ở cấp dự án.
2.3 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÂN LOẠI RÁC THẢI TẠI NGUỒN
2.3.1 Mục đích và ý nghóa của việc phân loại rác thải tại nguồn
Mục đích chính của việc PLRTN là nhằm thu hồi lại các thành phần có ích
trong rác có thể sử dụng để chế biến thành các sản phẩm mới dưới dạng vật chất
hoặc năng lượng phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.
Phân loại rác tại nguồn là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng đối với
các hệ thống quản lý CTR hiện đại. Công việc này liên quan trực tiếp đến việc
tách riêng (phân loại) một số thành phần rác ngay tại nguồn thải trước khi nó được
chở đi. VD: Đối với CTR sinh hoạt có thể phân thành ba loại: (1) Các phế thải có
khả năng tái sử dụng hoặc tái sinh như: giấy, nylon, nhựa, kim loại, thuỷ tinh, vỏ
đồ hộp,…;(2) Các thành phần hữu cơ có thể sử dụng để làm phân Compost; (3) Các
phần còn lại.
Việc PLRTN có một số ý nghóa quan trọng về mặt kinh tế, xã hội và môi
trường. Trước hết, nó góp phần làm tăng tỷ lệ chất thải cho mục đích tái sinh. Điều
này kéo theo nhiều tác động tích cực như: hạn chế việc khai thác các tài nguyên sơ
khai, giảm bớt khối lượng chất thải phải vận chuyển và xử lý do đó tiết kiệm được
chi phí vận chuyển và xử lý rác, kể cả tiết kiệm mặt bằng cho việc chôn lấp rác,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý cuối cùng các thành phần có khả năng tái
chế tốt. Điều này có ý nghóa hết sức quan trọng đối với các thành phố vì hiện nay
các công trường xử lý rác của thành phố đều vướng phải những vấn đề nan giải về
môi trường (nước rỉ rác, mùi hôi, khí thải,…) mà nguyên nhân sâu xa của nó là do
chưa thực hiện tốt việc PLTRN.
Một ý nghóa quan trọng khác của việc PLRTN là thúc đẩy sự phát triển của
ngành tái chế vật liệu, qua đó góp phần giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập

GVHD: PGS.TS Đinh Xuân Thắng Trang 22
SVTH: Vũ Thò Thanh An
Nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại CTR tại nguồn tại Phường Hải Đình - Thành
phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình
cho nhiều lao động. Trong lónh vực tái sử dụng các thành phần hữu cơ trong rác
sinh hoạt để sản xuất phân Compost, nếu việc PLRTN được thực hiện tốt sẽ góp
phần nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng cũng như tính ổn đònh của sản
phẩm phân Compost. Qua đó sẽ góp phần mở rộng thò trường phân Compost vốn
chưa được ưa chuộng như hiện nay…
Hoạt động PLRTN được thực hiện mạng lại những lợi ích thiết thực về kinh
tế– xã hội và môi trường như :
 Lợi ích kinh tế :
 Tái sử dụng lại hầu như toàn bộ lượng rác hữu cơ dễ phân huỷ để
sản xuất phân compost;
 Tiết kiệm diện tích đất sử dụng để chôn lấp rác do giảm lượng rác
đưa đến bãi chôn lấp;
 Tiết kiệm chi phí xử lý nước rỉ rác;
 Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên như nước, năng lượng, các tài
nguyên dùng để sản xuất năng lượng.
 Khía cạnh môi trường:
PLRTN nhằm góp phần cải thiện môi trường sống của cộng đồng:
sạch, vệ sinh, văn minh; khắc phục được những nhược điểm của hệ
thống kỹ thuật quản lý CTR sinh hoạt hiện tại.
 Khía cạnh xã hội :
 Giúp người dân ngày càng nhận thức rõ hơn ý nghóa của việc tận
dụng phế thải, sản phẩm thừa để tạo ra các sản phẩm có ích cho nền
kinh tế – xã hội và môi trường;
 Nâng cao sức khoẻ cũng như phúc lợi xã hội cho nhân dân thông
qua ý thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường của mình. Bên cạnh
GVHD: PGS.TS Đinh Xuân Thắng Trang 23

SVTH: Vũ Thò Thanh An
Nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại CTR tại nguồn tại Phường Hải Đình - Thành
phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình
đó, khi đã thực hiện PLRTN, tại các BCL, các điểm tập trung sẽ
không còn các thành phần có thể nhặt lại để bán phế liệu nên sẽ
giảm hoặc ngưng hẳn hoạt động của đội quân nhặt rác, nhờ đó giảm
được các bệnh tật do rác thải gây ra đối với những người nhặt rác;
 Nâng cao năng lực quản lý môi trường cho cán bộ đòa phương, nâng
cao ý thức tự giác, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho các nhà
doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, họ sẽ tự giác hơn trong việc
đóng góp phí thu gom và xử lý CTR.
Ngoài ra chương trình cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc xã hội hóa công
tác quản lý CTR và giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước về các khoản công
tác vệ sinh đường phố, vận chuyển và xử lý CTR đô thò.
2.3.2 Tình hình phân loại CTR tại nguồn ở các nước trên thế giới
Vấn đề ô nhiễm môi trường do CTR đã được cảnh báo và nghiên cứu rất chi
tiết ở các nước trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển. Ở các nước này do tình
hình kinh tế khá phát triển, đời sống và trình độ dân trí cao cộng với các ngành
công nghiệp khá phát triển do vậy thành phần của rác thải cũng khác xa rất nhiều
so với Việt Nam. Do các ngành chế biến thực phẩm phát triển mạnh cùng với việc
sử dụng bao bì đóng gói hoàn chỉnh nên thành phần chất hữu cơ trong rác thải khá
thấp. Mặt khác do được phân loại tại nguồn tốt nên hầu hết các chất hữu cơ dễ
phân huỷ được xử lý ngay tại nhà bằng biện pháp xay nhỏ hoà trộn với nước và
thải xuống hầm tự hoại như ở Newzeland, Nhật, Đức, Pháp … hoặc chúng được
chuyển ra bãi chôn lấp với khối lượng rất nhỏ. Ngược lại khối lượng rác được tận
dụng tái sinh và tái chế khá lớn và thường được chuyển thẳng từ nơi phân loại đến
nhà máy tái chế. Một số nước do điều kiện thiếu đất lại rất ít sử dụng BCL như
Singapore, Nhật, Pháp mà chủ yếu chỉ sử dụng cho tái sinh và tái chế. Các bãi
GVHD: PGS.TS Đinh Xuân Thắng Trang 24
SVTH: Vũ Thò Thanh An

Nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại CTR tại nguồn tại Phường Hải Đình - Thành
phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình
chôn lấp rác của các nước phát triển hầu như không cần chú ý đến việc xử lý nước
rác do khối lượng chất hữu cơ trong bãi chôn lấp khá thấp. Có thể nói việc xây
dựng mô hình thu gom, phân loại và vận chuyển, xử lý CTR ở các nước phát triển
đã đi vào nề nếp và được người dân tự giác thực hiện như là pháp lệnh của nhà
nước. Việc thu gom và phân loại rác ở các nước được thực hiện với quy mô khá
đơn giản và thuận tiện cho người dân. VD: ở Newzeland túi nylon đen bán rất rẻ
trong các siêu thò được người dân mua về từng cuộn trong nhà. Mỗi nhà dân được
trang bò 2 thậm chí 3 thùng nhựa xanh chứa rác có nắp kín như ở Việt Nam. Tất cả
các loại thực phẩm, thức ăn thừa, rau thừa, vỏ chuối, vỏ trứng… được bỏ vào hộc
nhỏ cạnh lavabo, xay nhuyễn và xả vào hệ thống thoát nước và đưa về hệ thống
xử lý nước thải tập trung. Trong túi đen chỉ chứa rác hoàn toàn khô nên có thể để
ngay trong nhà bếp mà tuyệt đối không có mùi hôn thối gì. Các loại CTR có thể
tái chế được phân loại riêng như lon bia, chai nhựa… Các chất thải độc hại như pin,
acquy, mạch điện tử được phân loại từ nhà. Trên mỗi thùng rác của từng hộ gia
đình đề có ghi tên, số nhà vào sáng thứ sáu sẽ do người dân đặt phía trước nhà,
công ty dòch vụ sẽ đi thu gom riêng từng loại rác tuỳ theo chức năng của mình.
CBEM là mô hình quản lý đã thành công ở tất cả các nước phát triển với ý thực
cộng đồng rất cao và với các quy đònh, luật lệ nghiêm ngặt về thu gom, phân loại
và xử lý rác tại nguồn.
2.3.3 Tình hình phân loại CTR tại nguồn ở Việt Nam
Việc thu gom, phân loại và lựa chọn biện pháp xử lý CTR cho từng đòa
phương đang là vấn đề bức xúc hiện này. Mỗi đòa phương đều có những giải pháp
cho riêng đòa phương mình nhằm mục đích: nâng cao tỷ lệ thu gom đạt hiệu quả
cao nhất có thể trong điều kiện của đòa phương mình.
Phân loại CTR ngay tại nguồn nhằm tận dụng các loại CTR có thể tái sinh,
tái chế, làm giảm chi phí vận chuyển đến BCL, giảm áp lực cho các bãi chôn lấp;
GVHD: PGS.TS Đinh Xuân Thắng Trang 25
SVTH: Vũ Thò Thanh An

×