Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

nghiên cứu về tình hình trồng cỏ cho chăn nuôi bò tại xã điện quang – huyện điện bàn – tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.38 KB, 56 trang )

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu:
Ngành chăn nuôi trâu bò là một trong số các ngành chăn nuôi đã và đang
phát triển mạnh không chỉ ở trong nước mà còn ở trên thế giới. Hiện nay ở nước
ta, sản phẩm từ chăn nuôi trâu bò còn thấp, chủ yếu là do số lượng thức ăn không
đảm bảo, thiếu cân đối trong khẩu phần và chất lượng thức ăn còn quá thấp.
Nguồn thức ăn chính cho chăn nuôi gia súc phần lớn dựa vào đồng cỏ tự nhiên,
sản phẩm phụ công, nông nghiệp. Trong khi diện tích đồng cỏ đang giảm dần bởi
dân số tăng nhanh, người dân đòi hỏi phải dành đất trồng các loại cây lương
thực, thực phẩm. Tuy năng suất chăn nuôi gia súc còn thấp nhưng người nông
dân vẫn phải duy trì để thúc đẩy các hoạt động kinh tế hộ như nhu cầu về sức
kéo, phân bón và thực phẩm. Trong điều kiện Việt Nam, diện tích trồng cỏ dành
cho chăn nuôi chỉ chiếm 5,7% trong tổng diện tích đất canh tác (Trần An Phong,
2000). Trong khi đó số lượng bò trong cả nước cho đến năm 2000 là 4.128 ngàn
con (Niên giám Thống Kê, 2000).
Chăn nuôi trâu bò hầu hết ở quy mô nông hộ, phần lớn vẫn ở dạng quảng
canh, có sử dụng thức ăn công nghiệp nên thường phải đương đầu với sức ép của
giá cả và biến động của thị trường. Với yêu cầu phát triển chăn nuôi ở qui mô
hàng hoá, đòi hỏi phải đáp ứng nguồn thức ăn chăn nuôi dồi dào phong phú, đặc
biệt là đảm bảo đủ nguồn thức ăn thô xanh, nguồn thức ăn giàu protein thực vật
để nâng cao năng suất, chất lượng vật nuôi. Cần phát triển đồng cỏ và cây thức
ăn trên qui mô rộng và cơ cấu cây giàu protein phải được chú trọng. Phát triển
tập đoàn giống cỏ đã được nghiên cứu nhiều năm trong các mô hình sản xuất với
qui mô lớn và thâm canh cao đã đưa việc trồng cỏ thành ngành sản xuất hàng
hoá nhằm cung cấp đầy đủ lượng thức ăn thô xanh trong cả năm cho chăn nuôi
bò là công việc cần được ưu tiên trong phát triển chăn nuôi.
1
Xã Điện Quang- huyện Điện Bàn là một trong các địa phương có số lượng
đầu gia súc lớn của tỉnh Quảng Nam, trong đó số lượng bò chiếm đại đa số. Hoạt
động chăn nuôi bò của xã trong những năm qua có sự phát triển vượt bậc cả về


quy mô lẫn hình thức. Chính vì điều đó nên hoạt động chăn nuôi bò của địa
phương cũng chịu những áp lực từ nhiều hướng khác nhau trong đó có áp lực về
nguồn thức ăn. Nhận thấy vai trò không thể thiếu của cỏ trong khẩu phần thức ăn
của bò cho nên địa phương đã chủ động chỉ đạo cho người dân tiến hành nhập
và phát triển các giống cỏ cao sản, nhằm bảo đảm cung ứng đủ nguồn thức ăn
cho đàn bò trên địa bàn xã. Trong những năm vừa qua, địa phương đã tiến hành
gieo trồng và phát triển nhiều giống cỏ có giá trị dinh dưỡng cao, có khă năng
giải quyết vấn đề về nguồn thức ăn cho chăn nuôi bò của địa phương.
Trước thực tiễn đó để tìm hiểu về tình hình về sử dụng trồng cỏ trong chăn
nuôi bò tại Quảng Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: ” Nghiên cứu về
tình hình trồng cỏ cho chăn nuôi bò tại xã Điện Quang – huyện Điện Bàn – tỉnh
Quảng Nam”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu thực trạng trồng cỏ trong chăn nuôi bò tại địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá tình hình sử dụng các loại cỏ khác nhau trong chăn nuôi bò tại xã
Điện Quang
- Xác định ưu thế sử dụng của từng giống cỏ
- Tìm kiếm những giải pháp phát triển trồng cỏ trong chăn nuôi trên địa bàn
2
Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm về nông hộ và vai trò của kinh tế nông hộ
2.1.1. Khái niệm nông hộ
Trong những năm vừa qua, trên thế giới và trong nước đã có rất nhiều
nghiên cứu của các chuyên gia về hộ, tuy nhiên quan niệm đa số đều cho rằng: “
Hộ là gia đình coi như một đơn vị chính quyền”“Là đơn vị những người cùng ăn
ở với nhau”. “Là tất cả những người cùng sống trong một mái nhà. Nhóm người
đó bao gồm những người cùng chung huyết tộc và những người làm công”
Tại hội thảo Quốc tế lần thứ tư về quản lý nông trại tại Hà Lan năm 1980,
các đại biểu nhất trí rằng: Hộ là một đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến

sản xuất, tái sản xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác.
Giáo sư Mc. Gee, giám đốc viện nghiên cứu châu Á thuộc đại học tổng hợp
British Columbia nêu quan niệm: hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc
hay không cùng chung huyết tộc, ở chung trong một mái nhà, ăn chung một mâm
cơm và có chung một ngân quỹ.
Trên đây là một số khái niệm về hộ. Qua nhiều nghiên cứu khác nhau
người ta đã nêu khái quát một số khái niệm về nông hộ như sau:
“Nông hộ (hộ nông dân) là gia đình sống bằng nghề nông, được kể là một đơn vị
về mặt chính quyền”.
Hộ nông dân là một đơn vị sản xuất cơ bản. Theo Traianop, hộ nông dân
là đơn vị sản xuất “rất ổn định” và là “phương tiện tuyệt vời để tăng trưởng và
phát triển nông nghiệp”.
Hộ nông dân có những đặc trưng riêng biệt, nó có một cơ chế vận hành
khá đặc biệt, không giống như những đơn vị kinh tế khác, do đó có thể thấy
rằng: nông hộ là một đơn vị kinh tế xã hội khá đặc biệt. Trong cấu trúc nội tại
của nông hộ, các thành viên cùng huyết tộc là chủ thể đích thực của hộ. Do đó ở
3
nông hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố
sản xuất, có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối và sử
dụng, tiêu dùng trong một đơn vị kinh tế. Do đó nông hộ có thể thực hiện cùng
một lúc nhiều chức năng mà ở các đơn vị khác không thể có được. Bản thân mỗi
nông hộ là một tế bào xã hội, là một đơn vị sản xuất và tiêu dùng: đơn vị tiêu
dùng xét cả khía cạnh tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng trong sinh hoạt.
Hộ nông dân còn có quan hệ trực tiếp với tộc họ và xóm thôn. Trường hợp
di chuyển đến nơi khác thì tiếp tục quan hệ với xóm thôn tại nơi cư trú.
Trong cộng đồng cư dân nông thôn thì nông hộ được nhắc tới như là một
đơn vị kinh tế xã hội độc lập, có hoạt động sinh kế chủ yếu bằng nghề nông
nghiệp.
2.1.2 Vai trò của ngành kinh tế nông hộ
Từ sau nghị quyết X của Bộ Chính Trị, hộ nông dân được coi là một đơn

vị kinh tế tự chủ, có vai trò quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp nông
thôn, nó được thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:
- Trước hết hộ nông dân là một đơn vị then chốt tham gia vào quá trình
sản xuất, cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho người tiêu dùng nhất là lương
thực và thực phẩm. Khâu nối liền hai quá trình sản xuất và tiêu dùng.
- Vai trò của hộ nông dân còn được khẳng định mạnh mẽ hơn trong giai
đoạn đất nước trên đà tiến lên CNH - HĐH ở chỗ: nó tạo ra nguồn nguyên liệu
cho các ngành sản xuất phi nông nghiệp như công nghiệp chế biến phục vụ xuất
khẩu nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của đời sống xã hội.
- Hộ nông dân là đơn vị độc nhất duy trì nguồn lực lao động, nguồn vốn,
đất đai đảm bảo cho phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.
- Vai trò kinh tế của hộ không chỉ thể hiện trong nông nghiệp mà còn là thị
trường rộng lớn của các ngành kinh tế khác, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, làm đa
dạng hóa các sản phẩm phi nông nghiệp.
4
- Việc phát triển kinh tế hộ làm cho các mặt xã hội và chính trị ở nông
thôn thêm ổn định, giảm sức ép dân số tới các đô thị lớn, tệ nạn xã hội không có
cơ hội nảy sinh. Trong xu thế hướng tới xây dựng nên kinh tế toàn cầu bền vững
hiện nay thì kinh tế nông hộ có một ý nghĩa to lớn và đóng góp vai trò quan
trọng vào nền kinh tế chung của cả nước.
Nông hộ là đơn vị tái sản xuất chứa đựng các yếu tố hay các nguồn lực
của quá trình tái sản xuất (lao động, vốn, đất đai, kỹ thuật ), là đơn vị tự thực
hiện quá trình tái sản xuất dựa trên việc phân bổ các nguồn lực vào các ngành
sản xuất để thực hiện tốt các chức năng của nó. Trong quá trình đó, nó có mối
liên hệ với các đơn vị khác và với hệ thống kinh tế quốc dân. Khai thác đầy đủ
những khả năng và tiềm lực của nông hộ sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền
kinh tế quốc dân.
Như vậy, đặc trưng bao trùm của kinh tế nông hộ là các thành viên trong
nông hộ làm việc một cách tự chủ, tự nguyện vì lợi ích kinh tế của bản thân và
gia đình mình. Mặt khác, kinh tế nông hộ nhìn chung là nền sản xuất nhỏ mang

tính tự cấp tự túc hoặc có sản xuất hàng hóa với năng suất lao động thấp, nhưng
lại có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp ở các
nước đang phát triển nói chung và ở nước ta nói riêng.
Các thành viên trong nông hộ gắn bó với nhau chặt chẽ, trước tiên bằng quan hệ
hôn nhân và huyết thống. Về kinh tế, các thành viên trong nông hộ gắn với nhau
trong quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối
sản phẩm. Các thành viên trong nông hộ có chung mục tiêu và lợi ích là thoát
khỏi đói nghèo, phát triển kinh tế để ngày càng giàu có.
Do thống nhất về lợi ích nên các thành viên trong nông hộ cũng thống nhất
về hành động, đều làm việc hết sức mình để có được thu nhập cao cho gia đình
mà cũng là lợi ích của mỗi người. Các thành viên trong gia đình nông dân từ trẻ
đến già nếu có thể lao động, đều có thể tham gia lao động không kể tuổi tác,
ngưòi yếu làm việc nhẹ, người khoẻ làm việc nặng. Do đó, việc phân công và
hiệp tác lao động của nông hộ có nhiều ưu điểm mà các tổ chức sản xuất cơ sở
5
khác không thể có được: đó là tính tự nguyện tự giác cao và tận dụng tối đa khả
năng của mỗi người trong lao động.
Tóm lại, kinh tế hộ nông dân là loại hình kinh tế đặc biệt, có khả năng tồn
tại độc lập qua mọi hình thái xã hội. Kinh tế nông hộ giữ vai trò hết sức to lớn
trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn. Là yếu tố then chốt trong
sự nghiệp phát triển nền nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH - HĐH của
nước ta hiện nay.
2.1.3. Đặc điểm của ngành chăn nuôi bò
Như chúng ta đã biết, ngành chăn nuôi bò đã có từ rất lâu đời, bò bắt đầu
được nuôi tại các hộ gia đình với mục đích đầu tiên là khai thác sức kéo. Ở mỗi
gia đình nông thôn thì trâu bò được xem là tài sản có giá trị nhất và ví như là
“đầu cơ nghiệp”. Ngày nay, khi cuộc sống hiện đại hơn, máy móc và cơ giới hoá
đã thay thế dần sức kéo cho trâu bò thì người chăn nuôi bò hướng ra nhiều hình
thức, không chỉ lấy sức kéo như trước mà phát triển đàn bò lên nuôi lấy thịt, lấy
sữa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của con người. Đặc biệt, thịt bò

đang là loại thực phẩm đắt tiền nhưng rất được ưu chuộng trên thị trường. Vì thế,
để phát triển ngành chăn nuôi bò, nhất là bò thịt thì cần phải có một thị trường
tiêu thụ ổn định để người chăn nuôi an tâm phát triển ngành chăn nuôi bò thịt với
quy mô lớn hơn nữa.
Trong nông thôn ở nước ta hiện nay, đặc điểm của ngành chăn nuôi bò chủ yếu
là theo phương thức truyền thống, chăn dắt và tận dụng phế phụ phẩm nông
nghiệp của gia đình. Bò là loại gia súc nhai lại, khẩu phần ăn hàng ngày bao gồm
phần lớn là cỏ, sau đó đến các loại phụ phẩm khác trong nông nghiệp sẵn có tại
các nông hộ. Đây là những loại thức ăn rẻ tiền, người dân chỉ cần phải bỏ công
chăn bò là chính. Hơn thế nữa, việc chăn bò có thể huy động được mọi nguồn
lực lao động của gia đình từ người già đến trẻ con đều có thể tham gia chăn bò
được. Mặc dù vậy, nhưng thực tế đặt ra đối với phương thức chăn nuôi bò hiện
nay ở nông thôn vẫn mang tính chất lạc hậu, truyền thống, phần lớn chưa tiếp
cận và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi; cho nên lợi nhuận thu được
6
vẫn còn thấp, chất lượng thịt và tỷ lệ thịt xẻ chưa cao. Hiện nay ở nhiều nơi, để
thu được hiệu quả cao trong chăn nuôi bò, người chăn nuôi đã từng bước tiếp cận
và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi bò, đặc biệt là phát triển trồng các
loại cỏ cao sản để làm thức ăn cho bò và bước đầu đã kịp thời đảm bảo nguồn
thức ăn cho bò và đem lại những hiệu quả rất thiết thực cho người chăn nuôi.
Bò là gia súc nhai lại có dạ dày 4 túi, nhờ có cấu tạo đặc biệt của dạ dày và sự
cộng sinh của khu hệ vi sinh vật dạ cỏ mà bò có khả năng tiêu hoá các loại thức
ăn như: rơm lúa, cỏ và các loại thức ăn thô xơ khác, là những loại ít có giá trị
dinh dưỡng hoặc không có giá trị dinh dưỡng đối với động vật có dạ dày đơn. Do
đo, việc phát triển chăn nuôi trâu bò ít cạnh tranh lương thực giữa người và gia
súc như là chăn nuôi các gia súc dạ dày đơn và gia cầm. Như vậy, với xã Điện
Quang trong điều kiện kinh tế khó khăn, sản xuất lương thực hạn chế vẫn có thể
chăn nuôi bò nếu biết khai thác hợp lý các nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp,
công nghiệp chế biến và các thức ăn sẵn có của địa phương.
Trên quan điểm bảo vệ môi trường thì việc tận dụng các nguồn phế phụ

phẩm làm thức ăn cho trâu bò lại càng quan trọng. Vì chỉ có trâu bò mới sử dụng
được loại phế phụ phẩm này nếu không chúng sẽ bị thối rữa gây ô nhiễm môi
trường. “Nếu các loại phế phụ phẩm và rơm lúa để đun nấu (như đang làm ở
nhiều vùng đồng bằng) hoặc đốt đi để lấy một ít tro bón ruộng như một số nơi đã
và đang làm, thì sẽ thải vào khí quyển một lượng CO
2
khổng lồ, góp phần phá
huỷ tầng Ozôn đang hết sức mỏng manh của trái đất”.
2.1.4. Vai trò của ngành chăn nuôi bò đối với nông hộ
Chăn nuôi bò là một ngành sản xuất đóng vai trò hết sức quan trọng trong
nền kinh tế của nước ta, đặc biệt là đối với các nông hộ hiện nay.
2.1.4.1. Chăn nuôi bò cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị
- Cung cấp thịt, sữa: ngành chăn nuôi bò có vai trò rất lớn trong việc cung
cấp các thực phẩm có giá trị cho đời sống của con người. Thịt bò là một loại thực
phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa nhiều khoáng chất, vitamin và axit
7
amin không thay thế cần thiết cho cơ thể con người. Vì vậy thịt bò là loại thực
phẩm không thể thiếu được, đặc biệt trong nhu cầu hiện nay khi thịt mỡ càng
ngày càng được sử dụng ít hơn trong bữa ăn của con người.
Sữa bò được xếp vào loại thực phẩm cao cấp, vì nó có sự hoàn chỉnh về
dinh dưỡng, rất dễ tiêu hóa và hấp thụ với tỷ lệ cao, mỡ sữa 95%, protein sữa
96%, đường sữa 98%. Trong sữa bò có khoảng 12,5 - 13,0% vật chất khô; trong
đó, mỡ chiếm với tỷ lệ 3,6 - 3,8%, protein 3,3%, đường 4,8% và khoáng 1%.
Không chỉ có chất lượng cao mà trâu bò còn cung cấp khoảng 80 - 90% lượng
sữa thu được trên thế giới. Ngoài ra, từ sữa bò, người ta có thể chế biến ra nhiều
loại chế phẩm có giá trị, dễ hấp thu như bơ, pho mát.
- Chăn nuôi bò cung cấp phân bón và sức kéo cho ngành trồng trọt:
Đây là hai sản phẩm phụ thu được từ chăn nuôi bò cần thiết trong sản xuất
nông nghiệp.
Hàng năm bò cung cấp một lượng phân bón khá lớn, phục vụ cho trồng

trọt là chủ yếu, đây là nguồn phân hữu cơ giá rẻ mà lại rất có hiệu quả trong việc
giúp cải tạo đất về lâu dài, giữ cho đất tơi xốp, tăng độ phì trước xu hướng đất
ngày càng có nguy cơ bị chai hóa, bạc màu do bón quá nhiều phân hóa học trên
đồng ruộng. Hơn thế nữa việc dùng phân hữu cơ bón cho đồng ruộng đang rất
được khuyến khích hiện nay để đảm bảo xu thế phát triển nông nghiệp bền vững,
bảo vệ tài nguyên đất.
Ngoài phân bón, bò còn cung cấp sức kéo để chuyên chở đồ đạc, hàng hóa
và cày bừa đất. Từ xưa, khi máy móc còn chưa phát triển thì nuôi bò để lấy sức
cày kéo là mục đích chăn nuôi đầu tiên của người nông dân. Hiện nay cũng vậy,
đối với một số vùng sản xuất nông nghiệp thì trâu bò vẫn là phương tiện quan
trọng giúp người dân cày bừa đất, đặc biệt là với khu vực vùng sâu, vùng xa khi
điều kiện máy móc vẫn còn đắt đỏ thì việc chuyên chở hay cày kéo đều phải
dùng đến trâu bò. Do vậy việc phát triển chăn nuôi trâu bò có ý nghĩa quan trọng
trong nền sản xuất nông nghiệp nhất là trong ngành trồng trọt.
8
- Trong khi người nông dân thường bị thiếu công ăn việc làm trong thời
gian nông nhàn thì chăn nuôi bò còn là một trong những ngành quan trọng giúp
giải quyết công ăn việc làm, phát triển kinh tế nông hộ.
Đặc điểm của lao động nông thôn Việt Nam hiện nay đa số mang tính chất
mùa vụ, chăn nuôi bò đã góp phần sử dụng hợp lý nguồn lao động nhàn rỗi để
tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho gia đình đồng thời đây cũng là hướng giải
quyết vấn đề việc làm tại chỗ cho người dân nông thôn, hạn chế sức ép gia tăng
dân số vào các thành phố lớn do người dân đi kiếm việc làm tránh được các tệ
nạn xã hội có thể phát sinh.
Thực tế chăn nuôi bò nói chung hiện nay cho thấy sự linh động của người
nông dân đã biết kết hợp chăn nuôi với nhiều mục đích khác nhau như: nuôi bò
lấy thịt, lấy sữa, sức kéo, phân bón, háng hóa làm tăng hiệu quả của chăn nuôi
của nông hộ lên rất nhiều và góp phần làm giảm chi phía đầu vào cho ngành
trồng trọt. Phát triển chăn nuôi bò phá vở thế độc canh cây lúa và một số cây
nông nghiệp có hiệu quả thấp, giải quyết công ăn việc làm cho lao động gia đình,

tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống cho
người dân nông thôn ngày nay.
2.1.4.2. Chăn nuôi bò là nguồn tăng thu nhập và tạo việc làm cho các nông
hộ
Hiện nay trên thế giới, chăn nuôi bò phát triển theo nhiều hướng khác
nhau: chăn nuôi theo lối công nghiệp, chăn nuôi phân tán tại gia đình, chăn nuôi
tận dụng, Ở nước ta, “chăn nuôi phân tán trong các nông hộ vẫn là phương
thức chăn nuôi chiếm ưu thế hiện nay, 90% bò được nuôi tại các gia đình nông
dân”. Nuôi bò thích hợp với từng thành phần kinh tế: người giàu nuôi qui mô
lớn, người nghèo nuôi qui mô nhỏ. Phương thức nuôi tận dụng những khoảng
chăn thả hẹp và các phụ phẩm từ nông nghiệp, công nghiệp, lấy công làm lãi là
chính, Đồng thời, trong thực tế, người nông dân đã kết hợp nhiều mục đích
trong chăn nuôi bò, thường là vừa cày kéo vừa sinh sản góp phần làm tăng hiệu
quả kinh tế của chăn nuôi bò ở nông hộ.
9
Ở nước ta, lao động nhàn rỗi còn nhiều, theo số liệu điều tra “có khoảng 7 triệu
người thất nghiệp hoàn toàn hoặc tiềm tàng. Ở những vùng ruộng đất không
nhiều, dân số đông, người nông dân chỉ sử dụng khoảng 65 - 70% thời gian lao
động trong năm, còn lại 30 - 35% thời gian là nhàn rỗi”. Vì vậy, chăn nuôi bò sẽ
góp phần sử dụng hợp lý nguồn lao động nhàn rỗi để tăng thu nhập, cải thiện đời
sống trong nông hộ. Đồng thời đây cũng là hướng giải quyết vấn đề việc làm tại
chỗ cho người dân nông thôn, hạn chế sức ép gia tăng dân số vào các thành phố
lớn do người dân đi kiếm việc làm, tránh được các tệ nạn xã hội có thể phát sinh.
Ngoài ra, các nguồn thu từ chăn nuôi bò đã góp phần trang trải các nhu cầu chi
tiêu lớn vào những lúc cần thiết (giỗ chạp, cưới hỏi, ) của nông dân nghèo và
đối với các gia đình khá giả thì có thể dùng tiền từ chăn nuôi để kinh doanh hoặc
mở rộng sản xuất.
Như vậy, có thể thấy, phát triển chăn nuôi bò là một trong những giải pháp tích
cực giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống
góp phần vào cải thiện tình trạng nghèo đói ở nông thôn.

2.2. Tình hình trồng cỏ phục vụ cho chăn nuôi trâu bò trên thế giới:
Chăn nuôi là ngành cổ xưa nhất của nhân loại, nó cung cấp cho con người
thực phẩm có dinh dưỡng cao, nguồn đạm động vật như thịt, sữa, các sản phẩm
từ sữa, trứng. Sản phẩm của ngành chăn nuôi còn là nguyên liệu cho công nghiệp
sản xuất hàng tiêu dùng (tơ tằm, lông cừu,da), cho công nghiệp thực phẩm (đồ
hộp), dược phẩm và cho xuất khẩu. Ngành chăn nuôi còn cung cấp sức kéo và
phân bón cho ngành trồng trọt, tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt. Trồng
trọt kết hợp với chăn nuôi tạo ra nền nông nghiệp bền vững. Sự phát triển của
ngành chăn nuôi được thể hiện ở tốc độ phát triển về số lượng và sức sản xuất
của chúng( sữa thịt và các sản phẩm khác )
10
Bảng 1: Số lượng và phân bố trâu trên thế giới (1000 con)
Năm 1965 1975 1985 1995 2000
Châu phi 1617 2204 2429 2800 3200
Châu Á 91925 109855 132492 145769 162728
Châu Âu 464 440 177 144 1050
Bắc và Trung mỹ 5 7 8 5 6
Nam Mỹ 82 267 882 1651 1150
Châu Đại Dương 0.5 0.4 0.2 0.2 0.2
Toàn Thế Giới 94093.5 112773.4
135988.
2 150369.2 168134.2
( Nguồn: Giáo trình chăn nuôi trâu bò-Nguyễn Xuân Bả )
Bảng 2: Số lượng và phân bố bò trên thế giới ( triệu con )
Năm 1965 1975 1985 1995 2000
Châu Phi 133.8 155.7 175.4 192.7 201.2
Châu Á 328.7 343.9 374.2 324.2 444.1
Châu Âu 116.9 133.9 132.8 107.4 105.87
Bắc và Trung mỹ 157.9 190 173.9 165.7 160.19
Nam Mỹ 158 211.9 250.6 294.5 297.75

Châu Đại Dương 26 42.7 31.3 35.8 26.2
11
Toàn Thế Giới 921.3
1078.
1
1138.
2
1120.
3 1235.31
Trên thế giới có 1235.31 triệu con bò, 168134.2 ngàn con trâu (FAO,2000 ).
Tổng đàn bò trên thế giới vẫn đang còn xu hướng ổn định và phân bố đều khắp
trên toàn thế giới. Nhìn chung đàn bò tăng đều ở hầu hết các châu lục, trừ châu
âu đang bò đang có khuynh hướng giảm chút ít về số lượng. Có thể thấy rằng
châu Âu đã sớm xây dựng đượcngành chăn nuôi bò sữa , bò thịt theo hướng sản
xuất hàng hoá , trình độ thâm canh cao và đã áp dụng những thành tựu khao học
kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất trên mỗi đầu gia súc, nên tổng số đàn
bò đang có khuynh hướng giảm dần cũng là điều hợp lý. Còn các nước châu Á,
châu Phi, châu Úc đang cố gắng khai thác tiềm năng của họ theo hướng tăng số
lượng đàn. Đàn trâu tập trung nhiều nhất ở Ấn Độ với 93772000 con, chiếm trên
50% tổng số trâu trên thế giới, sau đó là Trung Quốc (22598620 con), Pakistand
(22700000 con). Ở châu Phi trâu được nuôi nhiều ở Ai Cập, Bắc Mỹ trâu được
nuôi nhiều ở Trinidad, Nam Mỹ nuôi nhiều ở Brazin, châu Âu trâu được nuôi
nhiều ở Ý (108000 con) sau đó đến Nga (24000 con) . Sự phát triển và phân bố
ngành chăn nuôi trâu bò phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở nguồn thức ăn. Có hai hệ
thống nuôi dưỡng chính: Dựa vào thức ăn tinh là chính (trên 40% nhu cầu dinh
dưỡng thỏa mãn bằng thức ăn tinh); Dựa vào thức ăn thô là chính (trên 60% nhu
cầu dinh dưỡng thoả mãn bằng thức ăn thô). Hệ thống dựa vào thức ăn thô là
chính tập trung ở những nước có điều kiện phát triển trồng cỏ. Ở những nước
này việc phát triển trồng cỏ không chỉ để chăn thả mà còn cung cấp thức ăn xanh
và dự trữ cho gia súc trong thời gian không chăn thả. Ngoài nguồn thức ăn ở các

đồng cỏ tự nhiên ra thì phần lớn thức ăn của ngành chăn nuôi đều do ngành trồng
trọt cung cấp.Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có tiến bộ vượt bậc nhờ những
thành tựu khoa học – kỹ thuật. Các đồng cỏ tự nhiên được cải tạo, các đồng cỏ
trồng với các giống mới cho năng suất và chất lượng cao ngày càng phổ biến.
Với sự hợp tác quốc tế nhiều giống cỏ mới đã được nghiêp cứu và cho ra đời
12
phục vụ cho mục đích chăn nuôi trâu bò theo hình thức sản xuất hàng hóa như
Cỏ Ghinê TD58 (Panicum maximum), Ruzi (Brachiaria ruziziensis), cỏ Voi
(Pennisetum purpureum) Paspalum atratum cho năng suất 16-36 tấn chất khô/ha,
cỏ Brachiaria decumbens, cỏ Brachariaria brizantha cho năng suất 8-20tấn chất
khô/ha. Cây Flemingia, Keo dậu (Leucaena leucocephala), và Stylo
(Stylosanthes guianesis), Arachis pintoi sử dụng để phủ đất, cải tạo đất và làm
nguồn thức thô giầu protein cho loài nhai lại. Từ những năm 1960 đến nay, để
tạo nguồn TA chăn nuôi, hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào tuyển chọn và
xác định các giống cỏ có năng suất cao và chất lượng tốt . Một tập đoàn giống
phong phú đã được tìm ra và rất nhiều giống đã và đang được phát triển trong
sản xuất. Nhiều giống cỏ cho năng suất vật chất khô khá cao 18-26 tấn; 17,8 tấn;
13,8 tấn và 14,8 tấn. Sau cuộc cách mạng về thức ăn gia súc ở các nước Tây Âu
mà đặc biệt là ở Anh, Hà Lan đã tạo điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi phát triển,
đồng cỏ ngày càng được chú ý và sử dụng đúng với vai trò của nó.
Bảng 3: Diện tích đồng cỏ ở một số nước
Nước Diện tích (mẫu Anh, nghìn ha)
Canh tác(a) Đồng cỏ (b) Tỷ lệ b/a
Đan mạch 2710 543 0,20
Na uy 849 476 0,56
Phần lan 2717 1338 0,49
Thụy Điển 3293 1315 0,39
Hà Lan 2710 1356 0,5
Úc 2819 1425 0,51
( Nguồn: Bài giảng Đồng Cỏ- Lê Văn An)

13
2.3. Tình hình trồng cỏ phục vụ chăn nuôi trâu bò trong nước:
Từ 1990 với các chương trình nghiên cứu hợp tác quốc tế, hàng trăm
giống cây cỏ được nhập từ Úc, Philippin, Thái lan,Trung quốc, Đức Qua khảo
sát đã chọn và phát triển được một số cây cỏ có năng suất chất lượng cao, thích
hợp với khí hậu và đất đai Việt nam như Cỏ Ghinê TD58 (Panicum maximum),
Ruzi (Brachiaria ruziziensis), cỏ Voi (Pennisetum purpureum) Paspalum atratum
thích hợp với sản xuất trong điều kiện thâm canh cho năng suất 16-36 tấn chất
khô/ha, cỏ Brachiaria decumbens, cỏ Brachariaria brizantha sản xuất trong điều
kiện khô hạn và ít đầu tư cho năng suất 8-20tấn chất khô/ha . Cây Flemingia,
Keo dậu (Leucaena leucocephala),và Stylo (Stylosanthes guianesis), Arachis
pintoi sử dụng để phủ đất, cải tạo đất và làm nguồn thức thô giầu protein cho loài
nhai lại. Từ những năm 1960 đến nay, để tạo nguồn TA chăn nuôi, hầu hết các
nghiên cứu đều tập trung vào tuyển chọn và xác định các giỗng cỏ trồng nhập
nội có năng suất cao và chất lượng tốt phù hợp với các vùng sinh thái khác nhau
trong cả nước. Một tập đoàn giống phong phú đã được tìm ra và rất nhiều giống
đã và đang được phát triển trong SX. Nhiều giống cỏ cho năng suất vật chất khô
khá cao 18-26 tấn; 17,8 tấn; 13,8 tấn và 14,8 tấn tương ứng cho các giống P.
Pupurseum King grass, P. M. Likoni, Pangola, Bermuda (Nguyễn Ngọc Hà và
cs, 1995). Trên vùng đất phù sa sông Hồng, vùng đất đồi Hà Tây giống cỏ P.M.
TD58 cho năng suất vật chất khô17-18 tấn/ha/năm (Phan Thị Phần và cs, 2000).
Các giống cỏ P.M. Hamill, P.M. Common, P.M. Ciat 673 cũng cho năng suất
xanh khá cao (60-66 tấn/ha/năm) trên vùng đất xám Bình Dương (Vũ Kim Thoa
và cs, 1999). Đặc biệt với cỏ B. Ruzizinensis đã được trồng thích nghi với các
điều kiện đất đai khác nhau ở nhiều vùng (Hà Tây, Bắc Giang, Lạng Sơn, Khánh
Hoà, Hoà Bình, Hà Tĩnh, Gia Lai). Năng suất xanh biến động từ 50 đến 65
tấn/ha/năm (Dương Quốc Dũng và cs, 2000). Tại đồng bằng Nam Bộ và vùng
Đắc Lắc, B. Ruzizinensis đã cho NS VCK khoảng 14,5 tấn/ha/năm (Khổng Văn
Đĩnh, 1995; Trương Tấn Khanh và cs, 1999). Một số giống cỏ họ đậu như Stylo
Cook đã cho NS 12,5 tấn VCK/ha/năm (Nguyễn Ngọc Hà và cs, 1995). Theo Lê

14
Hà Châu (1999), giống Stylo Cook có thể cho NS xanh 21 tấn/lứa cắt/ha (4
lứa/năm) trên nền đất xám các nông hộ nuôi bò sữa tại Bình Dương hoặc giống
Stylo Guianensis FM05-2 và Stylo Guianensis CIAT184 có khả năng cho NS
VCK 11,4-12,2 tấn/ha/năm (Trương Tấn Khanh và cs, 1999). Mặc dù đã thích
nghi và được phát triển tại các vùng của Việt Nam nhưng các giống cỏ trồng
chọn lọc trên chưa phát huy được hết tiềm năng SX sinh khối, ví dụ giống B.
Ruzizinensis đẫ đạt NS chất khô 19,5 tấn VCK/ha/năm tại vùng Queensland
(Grof và Hanling, 1970). Giống B. Decumben có thể đạt được NS VCK đạt 23,1-
34 tấn/ha/năm (Romney, 1961; Robert, 1970) trong khi đó tại Đắc Lắc Việt
Nam, các giống cỏ này và các giồng B. Brizantha, B. Humidicola chỉ đạt 10,5-
17,2 tấn/ha/năm (Trương Tấn Khanh và cs, 1999).
2.4. Tình hình trồng cỏ phục vụ chăn nuôi trâu bò tại vùng nghiên cứu:
Hoạt động chăn nuôi trâu bò tại địa phương được người dân tiến hành từ
lâu với nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên mô hình chăn nuôi chỉ dừng lại ở
quy mô hộ gia đình và nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động trồng trọt, sử dụng
trâu bò làm sức kéo. Chính vì vậy mà người dân chỉ chú trọng đến lợi ích từ gia
súc đem lại chứ người dân đã không chú trọng vào vấn đề dinh dưỡng cho gia
súc (bò) mà chỉ tận dụng những sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất và sinh
hoạt làm thức ăn cho chúng. Thời gian gần đây với sự đổi thay về nhận thức và
nhu cầu về sản phẩm từ trâu bò của thị trường nên tình hình chăn nuôi bò của
người dân trên địa bàn xã đã có nhiêu thay đổi. Số trang trại chăn nuôi tập trung
với số lượng lớn tăng lên nhanh chóng, số hộ chăn nuôi theo tính chất hàng hóa
cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Khi loại hình chăn nuôi theo hình thức hàng hóa
phát triển và do áp lực của thị trường đòi hỏi người dân phải tính đến những giải
pháp làm sao để tăng thêm hiệu quả sản xuất đồng thời giảm thiểu các chi phí.
Và một trong các vấn đề được người dân quan tâm đó là tìm kiếm nguồn thức ăn
cho chăn nuôi vừa có giá trị dinh dưỡng cao và chi phí đầu vào cho chăn nuôi
thấp.
15

Trước đây, người dân địa phương thường sử dụng các nguồn thức ăn có
giá trị dinh dưỡng thấp chủ yếu là các nguồn thức ăn được tận dụng lại từ các
hoạt động khác. Cỏ là một loại thức ăn không thể thiếu trong khẩu phần ăn của
chăn nuôi bò, với loại hình chăn thả tận dụng sức kéo thì người dân sử dụng các
đồng cỏ tự nhiên để chăn thả. Tuy nhiên hiện nay diện tích đồng cỏ tự nhiên
đang ngày một giảm dần do nhu cầu sử dụng đất của người dân ngày một tăng.
Hình thức sử dụng các đồng cỏ tự nhiên chỉ phù hợp với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ
không thích hợp với hình thức chăn nuôi công nghiệp, mang tính hàng hóa cao.
Hiện nay tình hình chăn nuôi trâu bò trên địa bàn xã đã chuyển sang hình thức
sản xuất hàng hóa, nên đòi hỏi người dân cần quan tâm đến việc giải quyết các
vấn đề về thức ăn trong chăn nuôi. Người dân đã được tiếp cận với nhiều loại
giống cỏ có giá trị dinh dưỡng khác nhau thông qua các khuyến cáo của trung
tâm khuyến nông huyện và các cán bộ phụ trách khuyến nông của xã. Nhiều loại
cỏ đã được người dân tiến hành trồng thử nghiệm và dần mang lại những hiệu
quả nhất định trong chăn nuôi, phần nào đáp ứng được yêu cầu của người dân về
nguồn thức ăn cho trâu bò vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao vừa giảm thiểu chi
phí cho chăn nuôi. Với lợi thế về nhiều mặt của các giống cỏ mới đã làm tăng
tổng diện tích trồng cỏ trên địa bàn xã tăng nhanh trong thời gian gần đây, nâng
diện tích trồng cỏ từ 70ha (năm 2000) lên 110ha (năm 2005). Chỉ số trên đã đánh
giá được phần nào tính hiệu quả của việc trồng cỏ trong chăn nuôi trâu bò tại xã
Điện Quang- huyện Điện Bàn - tỉnh Quảng Nam.
16
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Những hộ gia đình trên địa bàn có chăn nuôi bò; có diện tích trồng cỏ và
các đối tượng khác có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn xã Điện Quang – huyện

Điện Quang – tỉnh Quảng Nam.
Thời gian tiến hành hoạt động nghiên cứu bắt đầu từ ngày 28/1/2008 đến ngày
28/4/2008.
3.3. Nội dung nghiên cứu:
3.3.1. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên của địa phương.
- Vị trí địa lý-địa hình
- Tổng diện tích đất tự nhiên của địa phương
- Điều kiện thời tiết khí hậu
3.3.2. Tìm hiểu điều kiện kinh tế xã hội của địa phương:
- Dân số trên toàn xã (số dân, tỷ lệ giới)
- Số người trong độ tuổi lao động/xã
- Trình độ học vấn của người dân
- Số trẻ trong độ tuổi đến trường
- Cơ sở vật chất của địa phương
+ Số trường học trên địa bàn xã
+ Đặc điểm đường giao thông nông thôn
17
+ Số km kênh mương nội đồng
+ Số đầu máy bơm
- Các hoạt động sinh kế tạo thu nhập của người dân
- Nguồn thu nhập chính
- Mức thu nhập bình quân đầu người
3.3.3 Tìm hiểu hoạt động chăn nuôi trâu bò trên địa bàn xã
- Các giống bò đang được nuôi
- Tổng lượng đàn bò trên toàn xã
- Quy mô hình thức chăn nuôi của người dân địa phương
- Thu nhập bình quân của hộ từ hoạt động chăn nuôi trâu bò
- Định hướng phát triển đàn trâu bò của địa phương
3.3.4 Thực trạng sử dụng cỏ trong chăn nuôi trâu bò
- Vai trò của cỏ trong chăn nuôi trâu bò

- Các giống cỏ đang được trồng chủ đạo tại địa phương phục vụ cho hoạt động
chăn nuôi trâu bò
- Tổng diện tích đất được sử dụng cho hoạt động trồng cỏ
- Tỷ lệ về diện tích trồng giữa các giống cỏ
- Tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng và hiệu quả sử dụng của từng giống cỏ
- Tìm hiểu điều kiện gieo trồng của từng giống cỏ
- Đặc điểm thích nghi của các giống cỏ
- Thời gian sinh trưởng và phát triển của tường giống cỏ khác nhau
- Thời điểm và thời gian cho thu hoạch của tường giống cỏ
- Chi phí cho mỗi vụ trồng cỏ/sào
18
- Ý kiến và định hướng của người dân trong quá trình sử dụng các loại cỏ khác
nhau phục vụ cho hoạt động chăn nuôi trâu bò
- Định hướng phát triển giống cỏ cho hiệu quả cao nhất trong quá trình sản xuất.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
a. Áp dụng phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của người dân (PRA): họp
dân, phỏng vấn, …
b. Khảo sát thực địa đánh giá hoạt động trồng cỏ và chăn nuôi trâu bò trên địa
bàn
3.4.1. Chọn điểm, chọn mẫu:
- Chọn điểm:
+ Điện Quang là một xã thuộc vùng gò nổi của tỉnh Quảng Nam, hàng năm xã
phải chị nhiều trận lũ lụt gây hậu quả nghiêm trọng tuy nhiên nơi đây cũng được
thừa hưởng nhiều lợi thế về mặt tự nhiên như: có diện tích đất tương đối dồi dào,
lượng mưa hàng năm lớn, đất khá màu mỡ nhờ sự bồi tụ của dòng sông thu bồn.
Chính những đặc điểm lợi thế như trên nên Địa phương có tiềm năng phát triển
ngành chăn nuôi trâu bò nhờ phát triển diện tích trồng cỏ.
+ Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn xã Điện Quang – huyện Điện
Bàn – tỉnh Quảng Nam.
- Chọn mẫu:

+ Tiêu chí chọn hộ: Là những hộ chăn nuôi với số lượng tương đối lớn
+ Dung lượng các loại mẫu: 30 hộ chăn nuôi trâu bò trên địa bàn xã
+ Phương pháp chọn mẫu: Thu thập danh sách và lựa chọn ngẫu nhiên những
hộ gia đình trồng cỏ và chăn nuôi bò có quy mô ở 3 thôn.
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu:
* Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
19
- Thu thập số liệu thứ cấp tại xã thông qua các báo cáo tổng kết về tổng
lượng đàn bò qua các năm, các số liệu thống kê lưu trữ về đất đai, dân số, cơ sở
hạ tầng, diện tích đất sử dụng để trồng cỏ của xã
- Các tài liệu liên quan đến sự phát triển đàn bò của địa phương.
- Các tài liệu về phát triển các giống cỏ mà xã đang tiến hành trồng
* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Phỏng vấn bán cấu trúc cán bộ khuyến nông, cán bộ phòng nông nghiệp
huyện, lãnh đạo, cán bộ xã.
- Phỏng vấn cấu trúc theo phiếu điều tra 30 hộ theo mẫu đã chọn ở trên nhằm
tìm hiểu về hoạt động chăn nuôi và việc sử dụng cỏ trong quá trình chăn nuôi.
Sử dụng phương pháp điều tra có sự tham gia
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu: số liệu điều tra được xử lý bằng máy tính,
dưới sự hổ trợ của phần mềm Excel.
20
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội.
4.1.1. Điều kiện tự nhiên:
- Vị trí địa lý: Xã Điện Quang là một trong ba xã thuộc vùng gò nổi của huyện
Điện Bàn, tỉnh Quang Nam được bao bọc bởi hai con sông là sông Thu Bồn và
sông Bà Rèn, có vị trí địa lý như sau:
+ Phía bắc giáp với xã Điện Thọ
+ Phía nam giáp với xã Duy Châu của huyện Duy Xuyên

+ Phía đông giáp với xã Điện Trung
+ Phía tây giáp với Điện Hồng và xã Điện Hoà
Điện Quang có vị trí tương đối thuận lợi để phát triển các ngành về nông nghiệp
và khai thác nguồn lợi thuỷ sản từ hai con sông Thu Bồn và sông Bà Rèn.
- Điện Quang thuộc trong vùng gò nổi cho nên tính chất địa hình nổi bật nhất của
xã đó là một vùng thấp trũng, thường hay bị ngập úng khi mùa nước lũ dâng cao.
Tuy nhiên một lợi thế của Điện Quang đó là việc phân bố sông ngòi trên địa bàn
xã tương đối đồng đều, dòng sông uốn khúc, tạo nên các bãi bồi rộng lớn rất
thích hợp cho việc cơ cấu các giống công nông nghiệp và phục vụ cho chăn nuôi
và khai thác các nguồn cá tự nhiên. Tuy nhiên, vào mùa mưa lũ, lưu lượng nước
phân bố không đồng đều, lưu tốc dòng chảy mạnh, thường gây xói lở nhiều nơi,
nhất là các vùng vên sông.
4.1.1.1 Điều kiện đất đai:
Theo số liệu điều tra của xã thì trên địa bàn xã có 1461 ha diện tích đất tự nhiên,
đất cánh tác có 662 ha chiếm 45,3% tổng diện tích toàn xã trong đó đất màu
chiếm gần 500 ha, phần lớn đất đai rất đa dạng và thích hợp với nhiều loại cây
trồng. Do đặc điểm của xã là một vùng gò nổi được bao bọc bới sông Thu Bồn
21
và sông Bà Rèn cho nên hằng năm địa phương được bồi đặp một lượng phù sa
lớn. Đặc điểm về đất đai của xã chủ yếu là đất phù sa và đất thị pha cát. Nhóm
đất này được hình thành từ sự bồi đắp của hệ thống sông Thu Bồn và sông Bà
Rèn. Với đặc điểm của điều kiện đất đai như vậy rất phù hợpc ho việc trồng lúa,
ven các nhánh sông trồng cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
4.1.1.2. Điều kiện khí hậu thời tiết:
Xã Điện Quang- huyện Điện Bàn -tỉnh Quảng Nam thuộc trong khu vực
khí hậu nhiệt đới âm, gió mùa và chịu ảnh hưởng của khí hậu ven biển miền
trung.
Nhiệt độ bình quân là 25,5
0
C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 40,8

0
C (tháng có nhiệt
độ cao nhất là tháng 6,7,8). Nhiệt độ thấp tuyện đối là 14,1
0
C (tháng có nhiệt dộ
thấp nhất là vào tháng 12 và tháng 1).
Độ ẩm bình quân trên địa bàn xã là 82,3%, đoọ ẩm cao nhất là vào tháng 12
(85%).
Lượng mưa bình quân hằng năm là 2200 mm, lượng mưa cao nhất có thể
đạt 2600 mm và thấp nhất là 1800 mm. Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng
10 và tháng 11, tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 3 và tháng 4.
Bão thường xảy ra vào tháng 9, 10, 11. Kết hợp với trận mưa lớn gây lũ lụt, ảnh
hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân. Đặc biệt vào tháng 11 và tháng 12 có
áp thấp nhiệt đới, kết hợp với các đợt gió mùa đông bắc thường gây mưa rất lớn
và bão lụt nghiêm trọng xảy ra.
Nhìn chung khí hâu của Điện Quang mang đặc điểm chung của khí hậu
nhiệt đới ẩm gió mùa, với các đặc tính của khu vực ven biển. Sự biến thiên nhiệt
độ qua các tháng không lớn, thích hợp với nhiều loại cây trồng. Gío thịnh hành
nhất là gió mùa Đông Nam mang đến thời thiêt mát mẻ. Tác động của gió Tây
Nam và gió Đông Bắc ít gây thiệt hại đến cây trồng. Tuy nhiên, chế độ mưa phân
hoá theo mùa, không đồng đều giữa các mùa trong năm nên dễ gây thiếu nước
trong mùa khô hạn.
22
4.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội
4.1.2.1. Tình hình dân số
Xã Điện Quang có 11 thôn, bao gồm các thôn: Văn Lý, Phú Tây, Phú Đông,
Na Kham, Thanh Mỹ, Bảo An Tây, Bảo An Đông, Bến Đền Tây, Bến Đền
Đông, Xuân Đài, Kỳ Lam.
Bảng 4: Chỉ tiêu xã hội qua các năm.
Năm

Chỉ tiêu XH
Đơn
vị
2005 2006 2007
Tỷ lệ
2007/2006
Dân số trung
bình
Người 9820 9918 9942 100,2
Tốc độ tăng
dân số
0/00 9,8 9,9 9,5
Số LĐ được
giải quyết việc
làm mới trong
năm
Người 5224 5587 5926 106,1
LĐ nữ được
giải quyết việc
làm trong năm
Người 2678 2863 3037 106,1
Tổng số LĐ Người 5859 6079 6202 102,0
Tổng LĐ nữ Người 3065 3180 3243 101,9
Tỷ lệ trẻ em tử % 1,7 0,93 1,0
23
vong dưới 1
tuổi
Tỷ lệ trẻ em tử
vong dưới 5
tuổi

% 1,7 0,9 1,0
Tỷ lệ suy dinh
dưỡng của tre
em dưới 5 tuổi
% 21,9 23,3 20,62
Số trẻ có hoàn
cảnh đặc biệt
khó khăn được
chăm sóc
Người 365 369 375
Tổng số hộ
nghèo(theo
chuẩn mới)
Hộ 322 262 262
Tỷ lệ hộ
nghèo(theo
chuẩn mới)
% 14,9 12,1 12,1
Tỷ lệ dân cư
được sử dụng
nước sạch
% 100 100 100
( Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của xã)
24
* Dân số
Tổng số hộ trên toàn xã là 2069 với 9942 nhân khẩu, trong đó số nhân khẩu nữ
là 5151 khẩu chiếm 51,8 % số dân trên toàn xã.
Tổng số phụ nữ độ tuổi 15 – 49 là 2569
* Gia đình
Tổng số hộ là 2069, số hộ gia đình văn hoá là 1778/2069 chiếm tỷ lệ 85,9% so

với tổng số hộ.
Số hộ nghèo là 262 chiếm tỷ lệ 12,06%
Trong năm trên toàn xã đã chọn được 2 gia đình hiếu học được tuyên dương
nhân ngày gia đình Việt Nam.
* Về trẻ em
- Tổng số trẻ em dưới 16 tuổi là 2628 em
- Tổng số trẻ em dưới 6 tuổi là 768 em
4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng- dịch vụ
Xã Điện Quang hiện là một trong các xã có tốc độ phát triển cả về kinh tế cũng
như về các yếu tố xã hội thuộc vào tốp đầu của toàn huyện. Với việc nắm bắt
nhanh các yếu tố kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh kết hợp với những ý tưởng
táo bạo của cán bộ xã, đồng thời được sự đồng thuận của nhân dân địa phương
nên xã Điện Quang đã gặt hái được nhiều thành công, góp phần vào công cuộc
xoá đói giảm nghèo cho người dân trên địa bàn xã. Hiện nay, 100% số km đường
giao thông nông thôn trên toàn xã đều đã được bê tông hóa
4.1.2.3. Y tế
Điện Quang là một trong số các xã đi đầu và làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ
cộng đồng. Trên toàn xã có một trạm y tế với 10 giường bệnh, có 1 bác sỹ, 2 y tá
và 4 nhân viên thường trực, luôn đảm bảo tốt việc chăm sóc sức khoẻ cho bà con
25

×