Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất cây bưởi thanh trà thủy biều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.62 KB, 39 trang )

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Bưởi Thanh Trà là loại quả đặc sản quý, vừa có giá trị dinh dưỡng cao
vừa có tính thích nghi rộng nên nhìn chung, bưởi là cây dễ trồng, dễ chăm
sóc và giá trị kinh tế cao, nhất là các giống bưởi địa phương .
Thừa Thiên Huế là một tỉnh nằm trên dải đất hẹp của miền Trung, có vị
trí địa lý khá đặc biệt, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và Tây Nam,
điều kiện địa hình thổ nhưỡng rất đa dạng; khí hậu giao thoa giữa hai miền
Nam - Bắc nên có thể trồng được rất nhiều loại cây ăn quả từ á nhiệt đới cho
đến nhiệt đới. Hiện nay, diện tích vườn trồng cây ăn quả ở Thừa Thiên Huế
khoảng12.000 ha, chủ yếu tập trung trong vườn nhà trên đất phù sa dọc theo
các con sông như: sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu… [1] đến năm 2015,
diện tích trồng cây ăn quả ở Thừa hiên Huế có khả năng lên đến 16.000 ha
trong đó nổi bật hơn cả là Bưởi Thanh trà Sản phẩm từ Bưởi Thanh trà còn
được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm, trong y dược và một số công
dụng khác như chế biến mỹ phẩm
Thủy Biều là một trong năm phường ngoại thành phía Tây Nam thành
phố Huế nằm sát dòng sông Hương .Điều kiện tự nhiên của phường Thủy
Biều thuận lợi nên hằng năm phường được bồi đắp hàng nghìn khối đất phù
sa giàu chất dinh dưỡng nên đất ở đây rất tốt cho việc trồng các loại cây ăn
quả đặc biệt là cây Bưởi Thanh Trà. Do lượng phù sa sông Hương bồi đắp
hàng năm nên Bưởi Thanh Trà ở đây có hương vị ngon ngọt và được đưa vào
các món ăn ẩm thực của Huế. Cây Bưởi Thanh Trà cũng là nguồn đem lại thu
nhập chính cho người dân phường Thủy Biều ,đồng thời nó góp phần xóa đói
giảm nghèo cho người dân.
Tuy nhiên, giá trị kinh tế của Bưởi Thanh Trà chưa đạt được như giá trị
của nó ,có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá trị kinh tế của Bưởi Thanh Trà như
việc áp dụng quy trình kỹ thuật canh tác vào thực tiễn sản xuất của người nông
dân còn nhiều hạn chế nên đã dẫn đến sự suy thoái nghiêm trọng của nhiều
vườn Bưởi sThanh Trà, đặc biệt là những vườn cây nhiều tuổi . Những tồn tại


1
chính trong kỹ thuật trồng và thâm canh Bưởi Thanh Trà tại phường Thủy Biều
phải kể đến là kỹ thuật bón phân, tưới nước, cắt tỉa cành và phòng trừ các đối
tượng sâu bệnh gây hại do gặp nhiều hạn chế trong sản xuất nên các loại cây
Bưởi Thanh Trà năng suất ngày càng thấp và chất lượng quả sụt giảm.
Một nguyên nhân khác làm cho chất lượng quả bị giảm là trong quá
trình sử dụng biện pháp kỹ thuật thu hái, gần như tất cả các hộ nông dân đều
thu hái bằng tay hoặc bằng những dụng cụ thô sơ như liềm, sào . Ảnh hưởng
của biện pháp kỹ thuật thu hái đến chất lượng, khả năng bảo quản quả sau thu
hái chưa được người nông dân quan tâm.
Kết quả điều tra về thực trạng kỹ thuật canh tác Bưởi Thanh Trà tại
Thừa Thiên Huế của Viện Nghiên cứu Rau quả cho thấy, có khoảng 90 % số
hộ dân sử dụng phân bón cho Thanh Trà . Khoảng 10% số hộ cung cấp nước
tưới đầy đủ theo quy trình kỹ thuật canh tác được khuyến cáo. Về sâu bệnh
gây hại, có rất nhiều loại sâu bệnh hại gây hại trên cây Bưởi Thanh Trà nhưng
đối tượng bệnh hại nguy hiểm nhất đối với cây Bưởi Thanh Trà hiện tại là
bệnh chảy gôm. Khoảng trên 90 % số hộ nông dân thu hái Bưởi Thanh Trà về
để tự nhiên hoặc đưa vào bảo quản bằng các phương pháp thủ công.
Vì vậy tiến hành ”phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản
xuất cây Bưởi Thanh Trà Thủy Biều” để đưa ra các giải pháp giúp đen lại
thu nhập cho người dân ,cũng là cây giúp cho người dân trong vùng xóa đói
giảm nghèo .
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Thực trạng tình hình sản xuất Bưởi Thanh Trà của các hộ trồng
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất Bưởi Thanh Trà
2
PHẦN II
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận đề tài:
2.1.1 Vị trí, giá trị của cây ăn quả nói chung

Cây ăn quả đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho con người như góp phần
cải thiện cuộc sống cụ thể trong các bữa ăn hàng ngày, đem lại sự cân bằng
sinh thái cho môi trường và tạo nên cảnh quan đẹp cho nông thôn. Bên cạnh
đó, nó còn đem lại nguồn thu nhập cao cho người nông dân.
- Giá trị dinh dưỡng: được coi là một loại thức ăn quý, phần lớn các
loại cây ăn quả có nhiều loại đường dễ tiêu, các axit hữu cơ, protein, lipit,
chất khoáng, các vitamin cần thiết cho cơ thể con người; mặt khác, sự hấp dẫn
bởi mùi vị, màu sắc đặc trưng còn đem lại cho người ăn sự ngon miệng, sự
hưng phấn cao giúp con người có một sức khoẻ cường tráng
- Giá trị công nghiệp: bên cạnh những giá trị về mặt dinh dưỡng, có
một số loài cây ăn quả cũng là cây công nghiệp như dứa, dừa, điều, vải, nho
cam…vừa cho quả để ăn, vừa là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như
chế biến bánh kẹo; cho công nghiệp làm đồ hộp, làm mứt, nước quả, rượu
vang …Có thể nói, công nghiệp chế biến đã góp phần nâng cao giá trị của cây
ăn quả, góp phần đưa sản phẩm của cây ăn quả trở nên đa dạng và phong phú
hơn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của con người.
- Giá trị về mặt y học: hầu hết cây ăn quả đều là cây thuốc, các bộ phận
khác nhau như rễ, lá, hoa, quả, vỏ quả, thân cây, vỏ thân, hạt…là những vị
thuốc, là nguồn cung cấp dược liệu để bào chế một số vị thuốc chữa bệnh
được sử dụng khá phổ biến trong các loại thuốc đông y.
- Giá trị môi trường: cây ăn quả còn có tác dụng bảo vệ môi trường rất
lớn, góp phần làm cho bầu khí quyển trong lành, giảm tiếng ồn, làm rừng
phòng hộ, làm đẹp cảnh quan…Cây ăn quả cũng thích hợp để phủ xanh đất
trống, đồi núi trọc điển hình như các vùng: vùng Mơ Sơn La, vùng Vải Lục
Ngạn, vùng Mận, Mơ Bắc Hà (Lào Cai), …vừa có ý nghĩa che phủ đất, vừa
mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, cây ăn quả còn có tác dụng cải
tạo đất, chuyển đất hoang thành đất nông nghiệp . Ngoài ra, cây ăn quả còn
3
góp phần hấp dẫn du khách đến các điểm du lịch đã để lại trong lòng du
khách một dấu ấn khó quên.

- Giá trị kinh tế - xã hội: cây ăn quả đã mang lại giá trị kinh tế cao
không chỉ cho những người nông dân làm ra nó mà còn cho xã hội Thực tế,
một ha cây ăn quả có thể cho thu nhập gấp 2-3 lần so với trồng lúa, những
vùng có nghề làm vườn phát triển thì cuộc sống của nông dân no đủ và sung
túc hơn so với những vùng chỉ độc canh cây lương thực. Chính vì điều này,
nhiều địa phương đã phát triển cây ăn quả để từng bước xoá đói, giảm nghèo,
nâng cao đời sống cho nhân dân.
Tóm lại, cây ăn quả đóng vai trò rất lớn trong cuộc sống con người,
không chỉ có giá trị về mặt kinh tế mà còn mang lại cho xã hội nhiều lợi ích
thiết thực cũng như góp phần xoá đói, giảm nghèo , thay đổi lớn đời sống và
diện mạo của người dân. Để làm được điều này, Chính quyền địa phương cần
tạo mọi điều kiện cho người dân để họ có thể phát huy hết vai trò tự chủ của
mình, mạnh dạn đầu tư theo hướng phát triển hàng hoá nhằm đem lại thu
nhập cao cho gia đình và xã hội.[7]
2.1.2 Giá trị kinh tế của cây Thanh Trà
Thanh trà là loại cây có giá trị kinh tế rất cao, cây Thanh trà trồng sau 5
năm sẽ cho quả bói, sang năm thứ 6 sẽ cho quả đại trà, tuổi thọ tối thiểu là 30
năm, tối đa là 40 năm. Năm cho quả đầu tiên trung bình khoảng 60 quả/cây.
Các năm tiếp theo cho năng suất tăng gấp 2-3 lần. Giá mỗi quả Thanh trà trên
thị trường trung bình khoảng 5000-7000 đồng/quả ở thời điểm chính vụ thu
hoạch ; ở thời điểm cuối vụ thu hoạch, giá bán Bưởi Thanh Trà thường lên tới
12.000 - 15.000 đồng/quả Thanh Trà được trồng trên đất đồi thấp cho
450.000đ/cây/năm, trên đất phù sa cho 570.000 đ/cây/năm. [3]
Cây Thanh trà mang lại giá trị kinh tế cao. ‘rồng bưởi Thanh trà sẽ cho
thu hoạch và mang lại lợi nhuận cao hơn nhiều lần so với một số loại cây
trồng khác. Ở nước ta, một hecta trồng Thanh trà cho thu nhập gấp 8-10 lần
so với trồng lúa và lạc. Vì thế, ở những vùng có nghề làm vườn trồng Thanh
trà phát triển thì cuộc sống của người dân khấm khá hơn những vùng độc
canh cây lương thực, mang lại thu nhập cao, góp phần tạo công ăn việc làm
4

cho lao động nông thôn, đồng thời mang lại nguồn thu ngân sách ổn định lâu
dài cho địa phương. .[3]
Thanh trà còn là nguyên liệu của công nghiệp thực phẩm và được chế
biến thành nhiều mặt hàng có giá trị như mứt, nước ép, chè , là những thực
phẩm đang trở thành phổ biến ở nhiều địa phương. Trong công nghiệp chế
biến, người ta còn sử dụng vỏ hoa và hạt Thanh trà để chiết tinh dầu sử dụng
vào việc chế biến các loại nước hoa, dầu gội đầu và các dạng mỹ phẩm Chất
pectin trong vỏ còn có tác dụng chống nhiễm xạ .
Tóm lại, trồng Thanh trà đem lại cho người dân nói riêng và địa
phương nói chung nguồn lợi vô cùng to lớn bởi những ưu điểm mà nó mang
lại. Nghiên cứu để phát triển, nhân rộng cây bưởi Thanh trà là một việc làm
hết sức cần thiết để khai thác hết những tiềm năng của nguồn lợi này.[2]
2.2 Cơ sở thực tiển của đề tài
2.2.1 Tình hình sản xuất bưởi ở Việt Nam và Thừa Thiên Huế
2.2.1.1 Tình hình sản xuất bưởi ở nước ta
Trong thập niên qua, ngành sản xuất cây ăn quả nước ta đã có những
bước phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể . Diện tích và sản lượng
trái cây không ngừng tăng lên, năm 2005 cả nước đã có 719,8 ngàn hecta cây
ăn quả, tăng gấp 2,43 lần diện tích năm 1993 , đặc biệt là diện tích bưởi năm
2005 được 24 ngàn ha và cũng được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của vùng
trồng đó . Sản lượng bưởi của nước ta đạt gần 135 ngàn tấn .
Giai đoạn 1990-1995, ở nước ta sản lượng sản xuất bưởi tăng nhanh
mặc dù gặp nhiều khó khăn do thời tiết và khí hậu, sâu bệnh phá hoại.
Hiện nay, nước ta có các vùng trồng các loại bưởi chủ yếu là:
+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Bao gồm các tỉnh Tiền Giang, Bến
Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng và An Giang.
Năm 1993 diện tích bưởi ở đồng bằng sông Cửu Long là 9.000 ha bằng 45%
diện tích bưởi của cả nước và sản lượng đạt 76 ngàn tấn, chiếm 45% sản
lượng bưởi của cả nước. Năng suất bưởi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
bình 74 tạ/ha.

+ Vùng khu 4 cũ: Các tỉnh vùng khu IV cũ là vùng trồng bưởi truyền
thống với các giống nổi tiếng, chon lọc qua nhiều đời nên đến nay vẫn giữ
5
được những nguồn gen quý. Bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh) có diện tích khoảng
5000 ha do kết quả của dự án phát triển cây ăn quả có múi của Bộ khoa học
công nghệ và môi trường . Sản lượng quả bình quân những năm qua đạt từ
27.000 -30.000 tấn/năm và giá bán lúc cao nhất là 20.000 đồng/quả ,thấp nhất
thì được 10.000 đồng/quả . Hiện nay Bưởi Phúc Trạch được trồng chủ yếu và
có quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể ở bốn xã gồm Hương Trạch , Phúc Trạch,
Hương Đô và Lộc Yên .
Theo Vũ Công Hậu năm 1999, trên thế giới bưởi phần lớn được trồng
và tiêu thụ ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác. Riêng ở Việt Nam,
theo Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp năm 1995 cho biết, bưởi ở nước
ta được trồng khá tập trung ở các vùng ven giữa sông Tiền và Sông Hậu, vùng
Hương Khê, Hương Sơn (Hà Tĩnh), Tân Yên (Bình Dương), vùng Tân Triều
(Đồng Nai), Hương Thủy, Hương Hồ (Thừa Thiên Huế), Đoan Hùng (Phú
Thọ), Yên Bình (Yên Bái) với tổng diện tích ước tính 600 ha. Trong các
giống bưởi hiện nay được trồng ở nước ta có nhiều giống ngon và nổi tiếng từ
lâu, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.
Diện tích trồng bưởi của nước ta năm 2006 là 25.000 ha, diện tích bưởi
đang thu hoạch là 15.000 ha, sản lượng đạt 145.000 tấn, trong đó đồng bằng
sông Cửu Long có diện tích 10.000 ha, sản lượng đạt 95.000 tấn.
Nhìn chung, cây Bưởi rất đa dạng và phong phú. Hiện nay nước ta có khoảng
100 giống Bưởi được trồng rải rác khắp nơi. Bưởi không được trồng tập trung
mà chỉ được trồng trong các vườn gia đình. Diện tích trồng Bưởi cũng ít hơn
các loài cam quýt khác. Bưởi chưa trở thành các hàng hóa thương mại như
các nước trên thế giới, chủ yếu tiêu thụ nội địa và chỉ có những vùng hạn hẹp
nhất định. Theo ước tính diện tích trồng bưởi của cả nước ta hiện nay trên
40.000 ha, sản lượng hằng năm khoảng 125.000 - 130.000 tấn, chiếm khoảng
6 - 7% sản lượng cây ăn quả có múi. [4]

2.2.1.2 Tình hình sản xuất bưởi Thanh trà ở Thừa Thiên Huế
Bưởi Thanh Trà là một trong những sản phẩm đặc sản của Thừa Thiên
Huế từ lâu đời, đã trở thành biểu trưng của văn hoá ẩm thực Cố Đô Huế. Theo
số liệu của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Huế, toàn tỉnh
hiện có 601,89 ha được phân bố chủ yếu tại các huyện Hương Trà, Phong
6
Điền, Hương Thủy và thành phố Huế. Cây Bưởi Thanh Trà đã có đóng góp
nhất định trong tổng thu nhập của hộ nông dân tại các vùng trồng bưởi tập
trung của Tỉnh . Trong quy hoạch của tỉnh, diện tích Bưởi Thanh Trà sẽ tiếp
tục được mở rộng diện tích trồng trong những năm tới và tiến tới sẽ ổn định
diện tích trồng ở mức 1.200 ha.
Bảng 2.1. Biến động diện tích trồng bưởi Thanh trà ở một số địa phương
của Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2005-2007
Đơn vị tính :ha
Địa bàn
Diện tích So sánh (%)
2005 2006 2007 06/05 07/06
1. Thủy Biều 70,0 80,0 100 114,29 125,00
2. Dương Hòa 10,0 12,0 25,0 120,00 208,33
3. Hương Vân 1,5 55,0 70,0 379,31 127,27
4. Phong Thu 21,0 27,0 28,0 128,57 103,70
5. Hương Hồ 14,0 16,0 26,0 114,29 162,50
6. Hương thọ 7,0 8,0 20,0 114,29 250,00
7. Thủy Bằng 25,0 31,1 33,6 124,40 108,04
(Nguồn: Sở NN&PTNT Thừa Thiên Huế )
Qua số liệu ở bảng 2.1 ta thấy, diện tích trồng cây bưởi Thanh trà ở một
số xã thuộc các huyện của tỉnh Thừa Thiên Huế tăng dần qua các năm.
Trong các địa phương thì Thủy Biều là xã có có diện tích trồng bưởi Thanh
trà lớn nhất với 100 ha năm 2007, tăng 25% so với năm 2005; tiếp đến là các
xã Hương Vân 70 ha năm 2007 tăng 27,27% so với năm 2005; Phong Thu và

Hương Hồ có diện tích tương đương nhau lần lượt là 28 ha (năm 2007) tăng
3,7% so với năm 2005 và 26 ha (năm 2007s) tăng 62,5% so với năm 2005.
Qua thực tế cho thấy, cây Thanh trà được trồng nhiều ở các địa phương
nằm ven các con sông chảy qua. Ven sông Hương có Thủy Biều, Dương Hòa,
Hương Thọ; ven sông Ô Lâu có Phong Thu, Phong Hòa, Thị trấn Phong
Điền…; ven sông Bồ có Hương Vân, Phong An, Phong Sơn…
Diện tích trồng Bưởi Thanh trà tăng dần qua các năm là do từ sau năm
1999 nhiều hộ gia đình đã tiến hành khôi phục, cải tạo vườn tạp và đồng hóa
vườn trồng Thanh Trà. Bên cạnh đó, với hiệu quả thu được từ cây đặc sản
7
Bưởi Thanh trà tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã có nhiều chủ trương, chính sách
đẩy mạnh việc phát triển sản xuất Bưởi Thanh trà , xây dựng thành những
vùng sản xuất tập trung .
Điều này thể hiện hướng đi đúng đắn của tỉnh trong việc chuyển đổi cơ cấu
cây trồng , mở rộng diện tích trồng có hiệu quả , phù hợp với điều kiện của
vùng nhằm tận dụng được thế mạnh , nguồn lực sẵn có của địa phương .
Bảng 2.2. Địa bàn phân bố và diện tích bưởi Thanh trà của
Thừa Thiên Huế năm 2010
Đơn vị tính:ha
STT Địa điểm
Diện tích
thu hoạch
Diện tích
Chưa thu hoạch
Tổng
diện tích
1 Hương Thuỷ 25,30 12,25 37,55
2 Phú Vang 0 2,50 2,50
3 Quảng Điền 15,0 49,0 64,0
4 Phong Điền 30,50 88,24 118,74

5 Phú Lộc 18,0 16,50 34,50
6 Hương Trà 89,45 93,58 183,03
7 TP Huế 74,42 161,57 235,99
Tổng 252,67 349,22 601,89
(Nguồn: Báo cáo của Trung tâm cây ăn quả năm 2010)
Theo số liệu thu thập được thì diện tích trồng bưởi Thanh trà ở Thừa
Thiên Huế năm 2009 là 601,89 ha, trong đó diện tích thu hoạch là 252,67 ha
chiếm 41,98% tổng diện tích, tập trung chủ yếu các vùng ven sông.
Thành phố Huế là địa phương có diện tích trồng Thanh trà lớn nhất với
235,99 ha chiếm 39,21%. Hương Trà là địa phương có diện tích thứ hai sau
Thành phố Huế với 183,03 ha chiếm 30,41%, thấp nhất là huyện Phú Vang
với 2,5 ha chiếm 0,42 % . Trong đó Hương Trà là địa phương có diện tích thu
hoạch lớn nhất so với toàn tỉnh với 89,5 ha chiếm 35,40% và diện tích chưa
thu hoạch là 93,58 ha.
Sở dĩ Hương Trà có diện tích lớn bởi do đây là địa phương có thuận lợi địa
hình qua các sông Bồ, sông Hương, những vùng đất phù sa trù phú thuận lợi
8
cho phát triển trồng Bưởi Thanh trà mà nổi bật nhất là xã Hương Vân. Phú
Vang là địa phương chưa có diện tích thu hoạch và diện tích chưa thu hoạch
là 2,5 ha (0,72%). Thành phố Huế là vùng có diện tích chưa thu hoạch lớn
nhất là 161,57 ha chiếm 46,27% do đây là địa phương có diện tích Thanh trà
vừa mới được trồng là chủ yếu.
Bảng 2.3. Năng suất cây Thanh trà ở Thừa Thiên Huế năm 2010
STT Vùng điều tra
Năng suất cây phân theo nhóm tuổi (quả/cây)
5 -10 tuổi 10 -15 tuổi 15-20 tuổi 20 tuổi trở lên
1 Hương Thủy 101 140 147,5 225
2 Phong Điền 150 212,5 200 137,5
3 Phú Lộc 150 200 140 100
4 Hương Trà 142 210 192 185

5 TP Huế 90 175 295 375
(Nguồn: Báo cáo của Trung tâm cây ăn quả năm 2010)
Đối với một số loại cây trồng chất lượng không thay đổi, theo tuổi đời
của cây, nhưng đối với cây lâu năm mà đặc biệt là cây Bưởi Thanh trà thì
chất lượng lại tỷ lệ thuận với tuổi đời của cây. Bên cạnh đó, năng suất của
cây trồng một phần phụ thuộc vào mức độ đầu tư thâm canh, một phần phụ
thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu của địa phương. Rõ ràng, qua bảng số
liệu trên, ta thấy rằng năng suất của Thanh trà cho từng nhóm tuổi có khác
nhau giữa các vùng. Nhóm từ 10-15 tuổi thì Phong Điền là huyện có năng
suất cao nhất với bình quân 212,5 quả/cây, thấp nhất là huyện Hương Thuỷ.
Nhóm từ 15-20 tuổi thì Thành phố Huế là địa phương có năng suất cao nhất
295 quả/cây, đến nhóm từ 20 năm tuổi trở lên thì Thành phố Huế vẫn là địa
phương dẫn đầu. Điều này không có gì ngạc nhiên vì Thuỷ Biều là vùng có
tập quán trồng Bưởi Thanh trà từ lâu đời, có điều kiện đất đai, thổ nhưỡng
thuận lợi, hiện nay đang tiếp tục phát triển, mở rộng nâng cao cả về lượng
lẫn về chất.
Hương Trà là địa phương có năng suất cây phân theo nhóm tuổi cũng
tương đối cao, nổi bật nhất vùng này là xã Hương Vân, một địa phương vốn
được xem có truyền thống trồng Thanh trà tương đối lâu. Mặt khác được sự
9
hỗ trợ của chính quyền địa phương và các tổ chức, dự án cộng với việc áp
dụng kỹ thuật mà năng suất và sản lượng Thanh trà đã tăng lên rõ rệt, đem lại
hiệu quả thu nhập ngày càng cao cho nhiều nông dân.
Là địa phương có địa hình lợi thế cho phát triển nông nghiệp toàn diện,
đặc biệt là tiềm năng phát triên cây công nghiệp, cây ăn quả. Đất đai của
huyện rất đa dạng với đầy đủ các loại địa hình là điều kiện thuận lợi cho phát
triển đa dạng hoá cơ cấu cây trồng, mặt khác với hệ thống thuỷ văn phong
phú, đi qua sông Bồ, sông Hương nên đất đai được bồi đắp phù sa quanh
năm tạo điều kiện cho Thanh Trà phát triển cả về chất lượng và số lượng, diện
tích nhờ thế mà không ngừng được mở rộng và phát triển.

Nhìn chung, đây là hướng phát triển tích cực của địa phương trong việc
xác định chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên cơ sở nghiên cứu chặt chẽ nhu cầu
thị trường, áp dụng kỹ thuật thâm canh, bố trí sử dụng đất đai phù hợp, tận
dụng lợi thế của từng vùng, từng loại cây trồng nhằm mục đích thu được giá
trị sản xuất lớn nhất trên một đơn vị diện tích canh tác.
10
PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG ,NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của đề tài là những hộ trồng cây Bưởi
Thanh Trà. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các hộ trồng Bưởi Thanh Trà tại
phường Thủy Biều-TP Huế-tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2 Nội dung nghiên cứu:
1. Đặc điểm tự nhiên-kinh tế-xã hội của phường Thủy Biều.
2. Thực trạng tình hình sản xuất Bưởi Thanh Trà ở địa bàn nghiên cứu.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất Bưởi Thanh Trà.
4. Đề xuất một số giải pháp về vấn đề nghiên cứu.
3.3 Phương pháp nghiên cứu.
Nhằm đạt được mục tiêu của đề tài ,trong quá trình nghiên cứu chúng
tôi sử dụng các phương pháp sau:
3.3.1 Các phương pháp nghiên cứu
3.3.1.1 Phương pháp thu thập thông tin
3.3.1.1.1 Thu thập thông tin thứ cấp
Gặp mặt các cán bộ đại diện UBND phường để tìm hiểu và thu thập
thông tin:
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội ở địa phương.
Tìm hiểu các hoạt động sản xuất bưởi thanh trà của các hộ
Tìm hiểu những khó khăn , thuận lợi trong quá trình sản xuất bưởi thanh trà
Phương pháp phỏng vấn sâu
Ngoài ra các báo cáo khoa học, các kết quả nghiên cứu của các tác giả đã

được công bố trong sách báo ,tạp chí chuyên ngành ,trồng trọt ,nông nghiệp ,
internet…
3.3.1.1.2 Thu thập thông tin sơ cấp
- Phỏng vấn hộ:
Phỏng vấn 30 hộ hiện tại đang trồng bưởi thanh trà trong phường với phương pháp
chọn hộ ngẫu nhiên chia đều cho 6 khu vực trong phường .Sử dụng bảng hỏi bán
cấu trúc với nội dung tìm hiểu tình hình sản xuất của các nông hộ như thế nào?
Tình
11
hình sâu bệnh của vườn trồng rao sao? .Thuận lợi và khó khăn các nông hộ khi sản
xuất như thế nào?
- Phỏng vấn sâu:
Gặp mặt những người am hiểu : chủ nhiệm HTX, hội nông dân, hội phụ nữ.
Nội dung : tìm hiểu tình hình sản xuất của các hộ trồng Bưởi Thanh
Trà.Thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất .Những thuận lợi và
khó khăn khi người dân sản xuất .Chính quyền địa phương giúp gì cho các hộ
sản xuất.
3.3.1.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Số liệu thu thập được quản lý và xử lý trên phần mền excel 2003.Từ số
liệu thu thập được ta sử dụng phương pháp thống kê mô tả cho các chỉ tiêu :
diện tích ,năng suất , các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và đánh
giá thực trạng sản xuất Bưởi Thanh Trà.
12
Thủy Biều
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Phường Thủy Biều là một trong những phường vùng ven thành phố

Huế ,nằm bên bờ sông Hương , cách trung tâm thành phố Huế khoảng 6 km
về phía Tây Nam .
Phương Thuỷ Biều phía Đông giáp xã Thủy Xuân , phía Tây giáp xã
Hương Hồ , phía Nam giáp xã Thủy Bằng và phía Bắc giáp xã Hương Long.
Phường có 6 khu vực :Khu vực Long Thọ ,khu vực Trường Đá, khu
vực Đông Phước 1 , khu vực Đông Phước 2 , khu vực Trung Thượng , khu
vực Lương Quán.
Bản đồ phường Thuỷ Biều thành phố Huế
4.1.1.2 Điều kiện thời tiết , khí hậu
Phường Thủy Biều chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm gió mùa.
- Nhiệt độ và giờ nắng:Nhiệt độ trung bình /năm 24-25,2
o
C, số ngày
nhiệt độ dưới 15
o
C không nhiều. Tổng nhiệt độ năm 8.700-9.000
o
C, nhiệt độ
tối thấp:9
o
C, cao nhất 41
o
C .Nói chung chế độ nhiệt ở Thủy Biều thuận lợi cho
nhiều loại cây trồng sinh trưởng và phát triển đặc biệt là cây Bưởi Thanh Trà.
13
- Lượng mưa: Thủy Biều có lượng mưa hàng năm biến động từ 2.600-
2.800mm, số ngày mưa trung bình từ 140-150 ngày/năm.Tuy nhiên do chế độ
mưa theo mùa,lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm nên
cũng gây ra bất lợi cho việc phát triển cây Thanh Trà, lượng mưa ảnh hưởng
đến sự ra hoa,đậu quả,chất lượng quả và sự phát triển sâu bệnh hại.

Ở Thủy Biều có mùa ít mưa và có mùa nhiều mưa:
+ Mùa ít mưa nói chung từ tháng 1 đến tháng 8, chiếm tỷ trọng 25-28%
tổng lượng mưa năm.Mùa ít mưa lại trùng với thời kì khô nóng có gió Tây
Nam nên thường gây ra thiếu nước trong sản xuất, đặc biệt đối với cây ăn quả
trong giai đoạn phát triển mạnh (từ tháng 5 đến tháng 8).Mặc dù có sông
Hương bao quanh, nhưng phường Thủy Biều vẫn chịu ảnh hưởng của gió Tây
Nam khô nóng.
Mùa nhiều mưa: Tổng lượng mưa năm tâp trung chủ yếu vào 4 tháng là
tháng 9 đến tháng 12 chiếm đến 70-75% tổng lượng mưa ;đặc biệt từ tháng 9
đến tháng 11 chiếm 47-60% lượng mưa toàn năm.
- Lũ lụt:Do bao bọc bởi con sông Hương nên chịu ảnh hưởng sâu sắc
của các trận lựt,ngoài trừ những vùng cao như Trường Đá và Long Thọ còn
lại chịu ảnh hưởng của lụt ; các trận lũ, lụt thường xuyên xuất hiện tháng 10-
11 dương lịch trong năm,thời gian nước ngâm trong vườn tùy theo từng cơn
lụt, khu vực thường nước lụt ngâm từ 1-3 ngày . Các đợt lũ đều mang phù sa
vào các vườn , có vườn được bồi đắp lớp phù sa dầy đến 0,5-0,8m sau trận lụt
lớn nhất vào năm 1999 . Đây là một trong những thuận lợi cho việc phát triển
cây Thanh Trà.Tuy nhiên lũ lụt cũng gây nên những tác hại không nhỏ đối với
vườn trồng cây thấp,nước ngâm lâu ngày làm cho cây nhỏ bị chết , phù sa dày
nên ảnh hưởng đến hoạt động sinh trưởng của rễ cây ,điển hình đợt lũ năm
1999 ước tính số vườn bị hại khoảng 20% trong đó một số vườn gần sông
Hương cây chết gần đến 80%(vườn ông Tôn Thất Tòa-Lương Quán, phù sa
bồi đắp có nơi lên đến 80cm ) . [5]
- Bão : bị ảnh hưởng các cơn bão như các vùng khác ở đồng bằng
.Ngoài trừ cơn bão số 8 năm 1985 cho đến nay sự thiệt hại do bão gậy ra là
không đáng kể.
14
4.1.1.3 Điều kiện địa hình , đất đai
Phường Thuỷ Biều nằn trên lưu vực sông Hương , địa hình tương đối
bằng phẳng , nhìn tổng thể Thuỷ Biều như một bán đảo , địa hình thoãi dần từ

Đông sang Tây. Vùng đồi thấp chiếm 20% diện tích toàn phường và nằm dồn
về phía Đông của phường , còn lại là vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích.
Phường Thuỷ Biều gồm có các loại đất chính :
+ Đất phù sa được bồi : ước tính khoảng 325 ha ,thành phần cơ giới là
phần lớn đất thịt nhẹ . Riêng phần bãi bồi sát sông Hương ở Lương Quán
khoảng 25 ha có thành phần cơ giới cát pha . Độ dày tầng đất:>100cm và
phân bố dọc theo sông Hương, thuộc các khu vực : Lương Quán , Trung
Thượng , Đông Phước là loại đất màu mỡ, thích hợp cho nhiều loại cây trồng
phát triển , đặc biệt là cây ăn quả trong đó có cây đặc sản Thanh Trà. Vì vậy 3
khu vực này cho tổng sản lượng lớn nhất toàn phường với 4500 tấn chiếm
90% sản lượng của phường .
+ Đất đỏ vàng phát triển trên đất sét : ước tính khoảng 150 ha , thành
phần cơ giới: đất thịt nhẹ và độ dày tầng đất:<30cm . Đất đỏ vàng phân bố
chủ yếu ở hai khu vực: Trường Đá và Long Thọ . Thành phần kết cấu đất
đỏ vàng tại hai khu vực này không phù hợp cho việc trồng Bưởi Thanh Trà
nên tổng sản lượng của cây rất thấp chỉ 500 tấn và chiếm 10% tổng sản
lượng của phường. [5 ]
Phường Thuỷ Biều có địa hình như vậy nên rất thuận lợi cho việc phát
triển cây ăn quả , đặc biệt là cây Bưởi Thanh Trà . Bưởi Thanh Trà là một loại
cây có hiệu quả kinh tế cao đem lại thu nhập ổn định cho người dân.
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1 Sản xuất nông nghiệp
Qua số liệu thông kê của Hợp tác xã nông nghiệp Thuỷ Biều thì phường
là vùng có tổng diện tích đất tự nhiên là 657.3 ha trong đó đất sản xuất nông
nghiệp là 223.7 ha còn lại đất phi nông nghiệp. Riêng đất sản xuất nông nghiệp
thì diện tích đất trồng cây Bưởi Thanh Trà được 134,9 ha chiếm 54% diện tích
đất nông nghiệp của phường. Năng suất trồng cây Bưởi Thanh Trà của phường
đạt được 5000 tấn/vụ/ năm với số tiền thu được 8,2 tỷ đồng . Vì vậy ta thấy
15
được tầm quan trọng trong việc trồng cây Bưởi Thanh Trà đem lại nguồn thu

nhập và cũng là cây góp phần xoá đói giảm nghèo cho người dân. [5]
Ngoài ra ,số vật nuôi trong vùng cung cấp vừa đủ lượng phân chuồng
cho cây trồng trong đó có cây Bưởi Thanh trà .
Tổng số lượng trâu bò là 183 con và lợn là 1750 con .Với tổng số lượng
vật nuôi của xã có thể cung cấp một lượng phân chuồng cho trồng trọt đặc
biệt là cây Bưởi Thanh Trà .
4.2 Thực trạng tình hình sản xuất Bưởi Thanh Trà ở địa bàn nghiên cứu
4.2.1 Diện tích trồng bưởi Thanh trà của các hộ điều tra
Cây Bưởi Thanh Trà được trồng chủ yếu trong vườn nhà và vườn nhà
là một trong những tiêu biểu cho nét văn hóa Huế. Vườn được cấu trúc hài
hòa với ngôi nhà và cây Bưởi Thanh Trà là một thành phần không thể thiếu
được trong hệ sinh thái vườn nhà Huế.
Vườn nhà Huế được hình thành và phát triển lâu đời, có nhiều vườn
được hình thành trên 50 năm(Võ Bá Thắng-khu vực Trung Thượng với 60
năm,Hoàng Trọng Bưởi - khu vực Đông Phước 2 với 65 năm ).Trên 80% diện
tích vườn nhà được sản xuất cây thanh trà mang lại hiệu quả kinh tế ;diện tích
còn lại cây ăn quả được trồng lại với mục đích tự cung tự cấp hoặc để che
bóng hoặc làm cây cảnh…
16
Bảng 4.1. Diện tích trồng cây Bưởi Thanh Trà qua các khu vực.
Đơn vị tính :ha
TT
Hạng mục
Khu vực
Tổng cộng
Bưởi thanh
trà thuần
Bưởi
thanh trà
trồng xen

Vườn
hỗn hợp
Tổng cộng 134,90 74,62 35,16 25,13
1 Trường Đá 21,11 21,11
2 Long Thọ 4,01 4,01
3 Đông Phước 1 32,11 19,26 12,85
4 Đông Phước 2 15,40 6,87 8,53
5 Trung Thượng 32,84 22,28 10,55
6 Lương Quán 29,44 26,21 3,23
(Nguồn:Số liệu điều tra các hộ trong phường năm 2011)
Từ bảng 4.1 ta thấy vườn trồng Bưởi Thanh Trà tập trung nhiều ở 3 khu
vực Trung Thượng, Đông Phước 1, Lương Quán; nhưng diện tích vườn Bưởi
Thanh Trà thuần thì Lương Quán lại cao nhất.Cây Bưởi Thanh Trà là loại cây
thích hợp với loại đất có tính chua mà trong vùng chỉ có khu vực Lương Quán
là nơi có nguồn đất phù hợp nhất .
Vườn Bưởi Thanh Trà trông xen là vườn có trồng cây Bưởi Thanh Trà
nhưng cây Bưởi Thanh Trà không là cây chủ lực.Tuy nhiên nó vẫn biểu hiện
Bưởi Thanh Trà như cây chỉ thị cho thấy có thể phát triển trên các vườn này
nếu được cải tạo tốt.
Vườn hỗn hợp nhiều loại cây ăn quả và loài cây khác chưa mang lại
hiệu quả kinh tế tập trung tại 2 khu vực Trương Đá và Long Thọ , phần lớn
vườn ở đây nhỏ và cây ăn quả được trồng trên đất kém màu mở, đất đỏ vàng
phát triển trên đá phiến thạch sét, tầng đất mỏng.
4.2.2 Tình hình sâu bệnh và phòng trừ sâu bệnh cho Thanh trà của các
hộ điều tra
Sâu bệnh hại cây trồng luôn là vấn đề quan tâm của nhà nông bởi nó
làm giảm năng suất và chất lượng của cây trồng rất lớn. So với các loài cây ăn
quả trong chi Citrus thì cây bưởi Thanh trà là cây ít bị sâu bệnh hơn, nhưng
một khi đã bị sâu bệnh tấn công thì khó đảm bảo được chất lượng và hiệu quả
17

của nó như ban đầu. Qua điều tra tìm hiểu sâu bệnh hại Thanh trà thấy một số
đối tượng gây hại chính trên cây bưởi Thanh trà tại địa bàn nghiên cứu đó là:
- Đối với sâu hại, có sâu đục thân, sâu đục cành hại thân cây; sâu vẽ bùa hại
lá; nhện ruồi đục quả, hại lá và quả, làm giảm năng suất cây trồng; ngoài ra còn có
các loại sâu khác như sâu đục quả, bọ xít, sâu nhớt, ngài chích hút
- Đối với bệnh hại trên cây Bưởi, Thanh trà có khá nhiều loại bệnh như
bệnh loét, bệnh sẹo, bệnh muội đen nhưng gây hại nặng nhất là bệnh chảy nhựa
làm cành lá khô đi, quả dù có đậu cũng bị chín ép và sau dần cây sẽ chết.
Thanh trà là một loại cây hay bị sâu bệnh hại nên chi phí cho việc
phòng trừ khá cao. Qua điều tra cho thấy, các hộ nông dân sợ nhất là sâu bệnh
phát triển trên Thanh trà. Vì sâu bệnh thường phát triển khi cây đã lớn, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến năng suất của cây, trong khi đó chữa bệnh tương đối
khó, cây dễ bị chết, lại phải mất một thời gian kiến thiết cơ bản tương đối dài.
Bên cạnh đó, do đặc thù là những bệnh khi mắc phải, phát hiện thì rất khó
khắc phục, thường phải dùng đến một lượng thuốc hoá học để chữa bệnh và
phòng trừ, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức sống của cây, môi
trường sống và cả sức khoẻ con người. Do đó, phòng trừ sâu bệnh là một việc
làm hết sức cần thiết để bảo toàn năng suất, phẩm chất quả, giá bán.
Bảng 4.2. Thành phần sâu bệnh hại chủ yếu trên
cây Bưởi Thanh Trà của Thủy Biều .
Đơn vị tính:%
TT Tên sâu bệnh hại
Mức độ phổ biến
Ít Trung bình Nhiều
1 Sâu đục thân 100
2 Sâu vẽ bùa 67 33
3 Rệp sáp 90 10
4 Sâu đục quả 77 23
6 Nhên các loại 16.5 67 16.5
7 Bệnh chảy nhựa 6 94

8 Sâu bướm phượng 13 87
Nguồn: số liệu điều tra các hộ trong phường năm 2011
18
Qua số liệu bảng 4.2 ta thấy khu vườn của các hộ điều tra thì sùng đục
thân là nhiều nhất chiếm đến 100% .Nguyên nhân là do các hộ chưa chú tâm
đến việc diệt sùng đục thân nên làm cho khả năng lây của chúng nhiều
hơn.Nếu có thì chủ yếu sử dụng theo phương pháp thủ công là chính. Kế tiếp
là bệnh chảy nhựa chiếm 94% ,một số hộ cũng biết cách phòng trừ bệnh chảy
nhựa trên cây Thanh trà nhưng tỉ lệ này thấp ,còn các loại sâu bệnh khác thì
cũng không nhiều lắm .Lương Quán là khu vực có nhiều hộ phòng trừ sâu
hơn, điều này cũng dễ hiểu vì đây là vùng trọng điểm Thanh trà .Long Thọ và
Trường Đá hầu như người dân chưa chú ý đến sâu bệnh hại cây thanh trà.
Bảng 4.3. Tình hình phòng sâu bệnh cho cây Bưởi Thanh Trà Thủy Biều
Đơn vị tính (%)
TT
Hạng mục

Khu vực
Thường xuyên
Không
thường xuyên
Không
phòng trừ
1 Trường Đá 0 0 100
2 Long Thọ 0 20 80
3 Đông Phước 1 20 40 40
4 Đông Phước 2 20 60 20
5 Trung Thượng 20 40 40
6 Lương Quán 20 60 20
Bình quân 13.4 36.6 50

Nguồn: số liệu điều tra các hộ trong phường năm 2011
Qua bảng 4.3 số liệu trên cho ta biết được số hộ không thường xuyên
phòng trừ sâu bệnh cho cây là rất lớn chiếm đến 50% của các hộ trồng Bưởi
Thanh trà ,còn các hộ không thường xuyên phòng trừ cho thường xuyên là
chiếm 36.6%.Các hộ mà thường xuyên phòng trừ sâu bệnh cho cây chỉ chiếm
tỷ lệ rất thấp 13.4% điều này cho ta thấy được các hộ chưa chú trọng trong
công tác phòng trừ sâu bệnh của cây Bưởi Thanh Trà.
Qua phỏng vấn hộ nên ta biết được vì sao các hộ lại phòng trừ sâu hại
thấp như thế? Vì diện tích của vườn trồng cao mà các hộ lại không có nguồn
lao động dồi dao, chủ yếu là lao động trong gia đình nên công việc này gặp rất
nhiều khó khăn.
19
4.2.3 Tình hình thực hiện các biện pháp kỹ thuật canh tác của các hộ
trồng Thanh trà
Áp dụng kỹ thuật trong trồng trọt là một trong những yếu tố quan trọng
liên quan đến năng suất và hiệu quả kinh tế của cây trồng, đặc biệt là cây
Thanh trà. Để có được kết quả cao thì các khâu chọn giống, làm đất, bón
phân, chăm sóc luôn được đặt lên hàng đầu cho các hộ nông dân trồng cây
Thanh trà.
Qua kết quả phỏng vấn về áp dụng kỹ thuật mà nhà vườn thực hiện tại
vườn trồng thì tỷ lệ số hộ không áp dụng các kỹ thuật trong sản xuất Thanh
trà là 47%. Điều này cho thấy người dân chưa thực sự quan tâm đến công tác
chăm sóc như phân bón, tưới nước, bảo vệ thực vật, tỉa cành tạo tán cho cây
trồng Bên cạnh một số ít hộ gia đình có ý chí làm giàu đầu tư thâm canh cho
cây bằng cách áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật được hướng dẫn đã mang
lại hiệu quả kinh tế cao cho vườn của mình còn lại đa số không áp dụng kỹ
thuật trồng, đại bộ phận không bón phân vô cơ, hữu cơ, ít chú ý đến các biện
pháp kỹ thuật thâm canh dẫn đến năng suất thấp dần và sản phẩm Thanh trà
giảm dần về chất lượng.
4.2.3.1 Tình hình sử dụng phân bón của các hộ điều tra

Bảng 4.4. Tình hình sử dụng bón phân cho cây Bưởi Thanh Trà ơ Thủy Biều .
Đơn vị tính:%
1 Trường Đá 0 100
2 Long Thọ 0 100
3 Đông Phước 1 80 20
4 Đông Phước 2 80 20
5 Trung Thượng 60 40
6 Lương Quán 80 20
Bình quân 50 50
Nguồn:số liệu điều tra các hộ trong phường năm 2011
Số liệu bảng 4.4 cho thấy:Long Thọ và Trường Đá là 2 vùng ít chú ý
20
đến việc bón phân cho cây Bưởi Thanh Trà ,trong 50% các hộ không bón
phân tại phường Thủy Biều thì Long Thọ và Trường Đá chiếm đến 50% các
hộ không bón phân .Điều này cho ta thấy được 2 khu vực Long Thọ và
Trường Đá không chú trọng đến việc trồng Bưởi Thanh trà .Ở khu vực Đông
Phước 1,Đông Phước 2 và Lương Quan có tỷ lệ nông dân bón phân cho cây
Bưởi Thanh Trà cao nhất.Tính toàn phường ,tỉ lệ nông dân có bón phân là
50% con thấp hơn so với toàn tỉnh 64,79% .
Tuy nhiên, số liệu trên mới biểu hiện sự nhận thức về khâu bón phân
cho cây Thanh trà của nông dân mà thôi ,còn phương pháp bón ,lượng phân
bón như thế nào thì hầu hết nông dân áp dụng không đúng theo qui định.
Nguyên nhân của vấn đề này là do:
- Hạn chế về khả năng vốn đầu tư cho sản xuất nên khi đến thời điểm
bón phân thì chưa có tiền để mua phân, khi có điều kiện thì đã qua thời điểm
thích hợp cho nên tốc độ sinh trưởng của Thanh trà không được đảm bảo.
- Điều kiện về nước tưới không được đảm bảo nên yêu cầu tưới đẫm
gốc sau khi bón phân không được thực hiện tốt, ảnh hưởng tới quá trình hấp
thu chất dinh dưỡng của cây.
* Người dân của các hộ điều tra sử dụng loại phân và khối lượng bón :

+ 1-3 năm trước khi cho trái : 0,2-0,4 kg Urê + 1-1,5 Lân nung chảy
+ 0,1-0,3 kg Kali + 50-100 kg phân chuồng
+ Trên 3 năm sau khi cho trái : 0,5-2,5kg Urê + 1,5-2,5kg lân nung
chảy + 0,4-0,8 kg Kali + 80-100 kg phân chuồng.
4.2.3.2 Tình hình tưới nước trong sản xuất Thanh trà của các hộ điều tra
Trong sản xuất nông nghiệp thì câu tục ngữ “nhất nước, nhì phân, tam
cần, tứ giống” luôn luôn được đề cập đến như một yêu cầu tiên quyết để cây
trồng mang lại hiệu quả cao. Đối với hầu hết mọi loại cây trồng thì các vấn đề
trên là không thể thiếu được, đặc biệt nước tưới được xếp lên vị trí hàng đầu
và không thể thiếu đối với cây Thanh trà. Nó quyết định trực tiếp đến năng
suất và chất lượng sản phẩm, nhất là trong điều kiện địa hình miền núi, khu
vực nắng lắm, mưa nhiều, thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, hanh khô, độ
ẩm thấp, hay bị lũ lụt, hạn hán quanh năm, đặc biệt trong mùa hạ, nếu không
đủ nước tưới cây sẽ bị héo và chết. Chính vì thế, đảm bảo nước tưới cho cây
21
trong mùa hạ là yêu cầu cấp thiết đòi hỏi những hộ trồng Thanh trà cần lưu
tâm, chú ý. Thanh trà cần nhiều nước, nhất là trong thời kỳ ra hoa và kết quả
nhưng nếu bị ngập úng sẽ ảnh hưởng tới năng suất.[8]
Ẩm độ thích hợp là khoảng 70-80%, lượng mưa phù hợp khoảng từ
1.000– 2.000mm/năm. Tuy nhiên, qua điều tra, người dân chưa chú ý đến
việc tưới nước cho cây thanh trà bưởi;chỉ 9.9% nhà làm vườn tưới nước đầy
đủ cho cây ,46.7% ít tưới và 43.4% người dân không tưới, chi nhờ trời mưa
trong khi nguồn nước ở Thủy Biều rất phong phú .
Điều này có thể do tập quán sản xuất hoặc do thiếu phương tiện tưới
nước,đồng thời hệ thống kênh mương của phường chủ yếu phục vụ cho tưới
lúa,còn cây ăn quả trong vườn người dân tự tưới từ nguồn nước ngầm (từ
giếng) là chính.
Bảng 4.5. Tình hình tưới nước cho cây thanh trà ỏ Thủy Biều
Đơn vị tính:(%)
TT

Hạng mục
Khu vực
Không tưới Ít tưới
Tưới
thường xuyên
1 Trường Đá 80 20 0
2 Long Thọ 100 0 0
3 Đông Phước 1 0 80 20
4 Đông Phước 2 40 60 0
5 Trung Thượng 20 60 20
6 Lương Quán 20 60 20
Bình quân 43.4 46.7 9.9
Nguồn:số liệu điều tra các hộ trong phường năm 2011
4.2.3.3 Tình hình sử dụng thiết kế vườn và mật độ trồng cây Bưởi Thanh
Trà của phường
a.Thiết kê vườn
Qua bảng 4.5 ,cho thấy toàn phường vườn trồng thanh trà thuần chiếm
tỷ lệ cao 46,7%, cao nhất là khu vực Lương Quán và Trung Thượng còn Long
thọ và Trường Đá thì không có. Vườn Thanh trà trồng xem nhiều loại cây
chiếm 20% ,ở khu vực Đông Phước 2,1 nhiều hơn hết .Vườn tạp lại chiếm
22
33,3% nhưng tỷ lệ này tập trung ở 2 khu vực Trương Đá và Long Thọ .
Nguyên nhân dẫn đến 2 khu vực Long Thọ và Trường Đá chiếm đến
100% là vườn tạp .Do 2 khu vực Long Thọ và Trường Đá không có điều kiện
đất đai được tốt và diện tích trồng thấp ,trồng chủ yếu là làm cảnh nên vườn
tạp là rất lớn.
Bảng 4.6. Tỉ lệ thiết kế vườn
Đơn vị tính(%)
TT
Hạng mục

Khu vực
Tranh Trà
Thuần
Thanh Trà
trồng xen
Vườn
hỗn tạp
1 Trường Đá 100
2 Long thọ 100
3 Đông Phước1 60 40
4 Đông Phước 2 60 40
5 Trung Thượng 80 20
6 Lương Quán 80 20
Bình quân 46.7 20 33.3
Nguồn: số liệu điều tra các hộ trong phường năm 2011
b.Áp dụng mật độ trồng
Bảng 4.7. Tỉ lệ nông dân áp dụng mật độ trồng.
Đơn vị tính:(%)
TT
Hạng mục
Khu vực
Theo quy cách Không theo quy cách
1 Trường Đá 0 100
2 Long Thọ 0 100
3 Đông Phước 1 80 20
4 Đông Phước 2 60 40
5 Trung Thượng 60 40
6 Lương Quán 80 20
Bình quân 46.7 53.3
Nguồn:số liệu điều tra các hộ trong phường năm 2011

Qua số liệu bảng 4.7 cho thấy về mật độ trồng thì nông dân khá tùy tiện
,hộ trồng cây thanh trà không theo qui cách nào cả, cao nhất ở Long Thọ và
23
Trường Đá với 100% , điều này chứng tỏ nhân dân 2 khu vực này chưa quan
tâm đến sản xuất cây thanh trà .Nhìn chung mật độ trồng có khuynh hướng rất
dày, nhưng lại không tỉa hình, tạo tán nên cây thường thiếu ánh sáng và mọc
vống lên;đồng thời tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh phát triển mạnh.
4.2.3.4 Tình hình chăm sóc cây Thanh trà của các hộ điều tra
Một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng để tăng năng suất,
phẩm chất quả, hạn chế sâu bệnh cho cây bưởi Thanh trà đó là cắt, tỉa cành,
tạo tán cho cây. Làm tốt khâu kỹ thuật này sẽ tạo vườn quả được khu vựcg
thoáng, ít sâu bệnh đồng thời tập trung được dinh dưỡng cho các quả.
Đối với các vườn trong thời kỳ kiến thiết cơ bản thì khâu này càng hết
sức quan trọng bởi đây là thời kỳ cây phát triển nhanh, nếu được cắt tỉa hợp lý
thì cây sẽ hình thành bộ tán cân đối ngay từ đầu và làm cơ sở để cây cho năng
suất sau này. Có một thực tế khi trồng, hầu như hộ nào cũng được cán bộ kỹ
thuật tập huấn phổ biến về vấn đề này song hầu hết các vườn mới chỉ tiến
hành cắt bỏ những cành gầy, cành héo và những cành bị sâu bệnh quá nặng.
Còn những cành vụn, cành vô hiệu đáng được cắt tỉa để tập trung chất dinh
dưỡng cho các cành cho quả thì các hộ lại không cắt mà giữ lại để chiết hoặc
để cho cây mẹ có nhiều cành, điều này do tâm lý tiếc rẻ và tận dụng nên họ
không thực hiện theo đúng khuyến cáo của cán bộ kỹ thuật. Thực tế, nếu giữ
lại những cành này chỉ làm tiêu hao thêm dinh dưỡng của cây mẹ mà không
cho quả, còn nếu chiết những cành này để trồng thì cây con sẽ sinh trưởng
kém, lâu cho quả và năng suất thấp do khả năng chống chịu kém.
Tuy nhiên chỉ rất ít các hộ làm vườn nhận thức được điều này nên làm
không thường xuyên hay không làm. Phải nói rằng, để tăng năng suất cây
bưởi Thanh trà trong thời gian tới cần phải đẩy mạnh việc thực hiện tốt biện
pháp kỹ thuật này.
24

Bảng 4.8 . Tình hình chăm sóc cây thanh trà của các hộ ở Thủy Biều
Đơn vị tính:%
TT
Hạng mục
Tạo hình, tỉa tán Làm cỏ xới xáo
Không Có Không có
1 Trường Đá 100 0 100 0
2 Long Thọ 100 0 100 0
3 Đông Phước 1 20 80 20 80
4 Đông Phước 2 40 60 40 60
5 Trung Thượng 40 60 20 80
6 Lương Quán 20 80 0 100
Bình quân 53.4 46.6 46.7 53.3
Nguồn: số liệu điều tra các hộ trong phường năm 2011
Ở 2 khu vực Long Thọ và Trường Đá 100% số hộ không tác động biện
pháp tạo hình,tỉa cành cũng như làm cỏ, xới xáo cho cây thanh trà. Lương
Quán có tỉ lệ này cao nhất trong tất cả các khu vực (80 và 100% ).
Tóm lại, việc thăm canh cây thanh trà tập trung 4 khu vực Lương
Quán,Trưng Thượng, Đông Phước 1, Đông Phước 2, trong đó cao nhất là
Lương Quán. Còn ở 2 khu vực Long Thọ và Trường Đá người dân không chú ý
thăm canh, họ trồng cây Thanh trà với mục đích làm cảnh, che bóng hay tự
cung tự cấp.
4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất Bưởi Thanh trà
4.3.1 Nhóm các nhân tố tự nhiên
- Vị trí địa lý: đây là yếu tố quan trọng đối với bất kỳ một đơn vị sản
xuất kinh doanh nào khi muốn định hướng sản xuất, chọn cây trồng như thế
nào?. Trong trồng trọt, để đạt được kết quả như mong muốn thì trước hết phải
căn cứ vào vị trí nơi sản xuất, xem phù hợp với trồng cây gì để từ đó có
những định hướng quan trọng cho sự phát triển một cách đúng đắn. Bên cạnh
đó, giao khu vực thuận lợi “nhất cận thị, nhị cận giang” cũng là một điều kiện

thuận tiện cho việc phát triển nhờ sự khu vực thương hàng hoá, vận chuyển và
tiêu thụ sản phẩm hàng hoá được dễ dàng.[5]
25

×