Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

nhận thức về việc làm và giải quyết việc làm của nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.01 KB, 4 trang )

Điều 15 Hiến pháp 1992 quy định “ Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhà nước
và xã hội có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động ” . Theo đó, có việc làm là
quyền cơ bản của người lao động nhưng đồng thời cũng là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi cá nhân
người lao động. Quan niệm này đã mở ra bước chuyển biến căn bản trong nhận thức về việc làm và
giải quyết việc làm của nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động; đó là trách nhiệm của
mỗi bên trong lĩnh vực giải quyết việc làm.
1/ Vì sao cần phải đặt vấn đề trách nhiệm của Nhà nước, người sử dụng lao động và
người lao động trong lĩnh vực giải quyết việc làm.
Điều 13 Bộ luật lao động (BLLĐ) quy định “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu
nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”. Đó là việc xuất phát từ tầm quan
trọng của vấn đề việc làm. Vấn đề việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trên những bình diện
như bình diện kinh tế - xã hội, bình diện chính trị - pháp lý, bình diện quốc tế. Bảo đảm việc làm là
chính sách xã hội có hiệu quả to lớn trong vấn đề phòng chống hạn chế tiêu cực xã hộ, giữ vững kỉ
cương nền nếp xã hội. Bên cạnh đó, việc làm cũng đảm bảo an ninh và sự ổn định của quốc gia, tạo
điều kiện cho thuận lợi cho quốc gia hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa. Chính vì vậy, vấn
đề việc làm là vấn đề được quan tâm hàng đầu, đồng thời đòi hỏi trách nhiệm của toàn xã hội trong
giải quyết việc làm đặc biệt là trách nhiệm của Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao
động.
Thị trường lao động Việt Nam đã hình thành và phát triển, với dân số đông (trên 84 triệu
người) và quy mô lao động lớn (45,6 triệu lao động năm 2006), hằng năm, lực lượng lao động được
bổ sung trên 1 triệu người, đem lại lợi thế cho Việt Nam về nguồn nhân công dồi dào, giá nhân
công tương đối rẻ so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Mặt khác, lao động trẻ chiếm tỷ
trọng lớn trong lực lượng lao động (chiếm 45,6%), đây thực sự là nguồn lao động tiềm năng lớn
cho Việt Nam trong việc phát huy nội lực của đất nước để phát triển.
2/ Trách nhiệm của Nhà nước trong lĩnh vực giải quyết việc làm.
Điều 13 BLLĐ) quy định “ Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao
động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội
”. Trong quan hệ lao động nói chung, Nhà nước được nhìn nhận là người quản lý lao động, người
sử dụng lao động, với vai trò là người tư vấn, hỗ trợ quá trình xác lập và vận hành quan hệ lao động
và vai trò của trọng tài quyền lực. Chức năng quản lý xã hội nói chung là chức năng cơ bản của
Nhà nước, do đó trong nội dung quản lý của nhà nước không thể không có việc quản lý lao động.


Trong lĩnh vực giải quyết việc làm, Nhà nước phải nắm được cung cầu của thị trường sức lao động,
những diễn biến trong thị trường lao động và việc làm, việc xác lập và chấm dứt quan hệ việc làm
nhằm kịp thời điều chỉnh các quan hệ lao động việc làm đi đúng hướng. Pháp luật lao động nước ta
đã có khá nhiều quy định về trách nhiệm của Nhà nước ở cả tầm vĩ mô và vi mô trong lĩnh vực giải
quyết việc làm (Điều 14, Điều 15, Điều 17 Bộ luật lao động).
+) Ở tầm vĩ mô, Nhà nước định ra chủ trương, chính sách trong giải quyết vấn đề việc làm
mới trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm, lập quỹ quốc gia về việc làm từ
nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn khác. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố lập chương trình và
quỹ giải quyết việc làm của địa phương trình hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
+) Ở tầm vi mô hay cơ chế chính sách cụ thể, Nhà nước đã có những chính sách về hỗ trợ tài
chính, cho vay vốn hoặc giảm thuế, miễn thuế, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho những
tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài (bao gồm cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài)
đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh để giải quyết việc làm cho người lao động. Nhà nước cũng
gắn chương trình việc làm với chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội, di dân phát triển vùng
kinh tế mới, phát triển hệ thống dịch vụ việc làm. Bên cạnh đó, Nhà nước còn có chính sách khuyến
khích, ưu đãi đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội sử dụng nhiều lao động, ưu tiên sử dụng
lao động tại chỗ, lao động là người Việt Nam.
Tóm lại, trách nhiệm của Nhà nước trong lĩnh vực giải quyết việc làm nhằm mục đích đảm
bảo công bằng xã hội. Đây là một động lực của sự phát triển xã hội nói chung, của sự phát triển và
tăng trưởng kinh tế bền vững nói riêng. Bởi vì một trong những mục tiêu của quá trình phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Nhà nước hướng tới là xóa bỏ tình trạng vi
phạm công bằng xã hội. Đây là một nhiệm vụ lâu dài.
3/ Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong lĩnh vực giải quyết việc làm.
Sở dĩ người sử dụng lao động cần phải có trách nhiệm trong lĩnh vực giải quyết việc làm bởi
lẽ, người sử dụng lao động có vai trò quyết định đến công ăn việc làm cho người lao động, là một
bên không thể thiếu trong quan hệ lao động. Pháp luật đã trao cho người sử dụng lao động những
quyền hạn nhất định trong lĩnh vực quản lý điều hành việc sử dụng lao động để đảm bảo hiệu quả
của lao động. Người sử dụng lao động có quyền tuyển chọn, tăng giảm lao động phù hợp với nhu
cầu sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đảm bảo việc làm
theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, ưu tiên sử dụng lao động nữ (Điều 111

BLLĐ), phải nhận tỉ lệ lao động tàn tật nhất định (Điều 125 BLLĐ). Trách nhiệm này của người sử
dụng lao động xuất phát từ nguyên tắc ưu tiên đối với một số đối tượng đặc thù trong chính sách về
việc làm của Nhà nước. Đối tượng này là những lao động có những đặc điểm riêng biệt về tâm sinh
lý như giới tính, sức khỏe, tuổi tác…Chính vì vậy mà cơ hội tìm kiếm việc làm cũng như có việc
làm của họ thường khó khăn hơn những người lao động khác đặc biệt là trong điều kiện hiện nay
khi cạnh tranh lao động ngày càng gay gắt. Vì vậy, trách nhiệm của người sử dụng lao động là phải
ưu tiên những lao động này trong lĩnh vực việc làm nhằn hỗ trợ cho họ những cơ hội việc làm giúp
họ hòa nhập với cộng đồng, khắc phục những yếu thế đặc thù của họ. Khoản 2 Điều 111 BLLĐ
quy định “ Người sử dụng lao động phải ưu tiên nhận phụ nữ vào làm việc khi người đó đủ tiêu
chuẩn tuyển chọn làm công việc phù hợp với cả nam và nữ mà doanh nghiệp đang cần”
Bên cạnh đó, trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi về cơ cấu công nghệ thì người sử
dụng lao động phải đào tạo lại người lao động, nếu cho thôi việc phải trả trợ cấp mất việc làm theo
Điều 17 BLLĐ nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
4/ Trách nhiệm của người lao động trong lĩnh vực giải quyết việc làm.
Người lao động cũng là một bên không thể thiếu trong quan hệ lao động – việc làm. Đây
cũng là đối tượng chiếm số lượng đông đảo trong xã hội nên vấn đề giải quyết việc làm cho người
lao động trở nên cấp bách trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay. Tuy nhiên, không vì thế
mà trách nhiệm giải quyết việc làm đặt lên Nhà nước và người sử dụng lao động mà chính người
lao động phải tự trách nhiệm lấy vấn đề việc làm của mình. Đối với bản thân người lao động, có
việc làm sẽ tạo điều kiện và cơ hội để người lao động có thu nhập, đảm bảo cuộc sống bản thân và
gia đình đồng thời đóng góp cho xã hội.
NLĐ có quyền làm việc cho bất kì NSDLĐ nào và ở bất kì nơi nào mà pháp luật không cấm.
Theo đó, trách nhiệm của NLĐ trong giải quyết vấn đề việc làm được thể hiện qua:
+) Người cần tìm việc có quyền trực tiếp liên hệ để tìm việc hoặc đăng kí tại các tổ chức giới
thiệu việc làm để tìm việc theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp, sức khỏe của mình
(Điều 16 BLLĐ).
+) Người lao động có trách nhiệm tự tạo việc làm cho bản thân với sự hỗ trợ của Nhà nước
(Khoản 1 Điều 14 BLLĐ).
+) học nghề phù hợp với yêu cầu về việc làm của mình (Điều 20 BLLĐ).
Như vậy, trách nhiệm của Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động là giải

quyết việc làm, tạo ngày càng nhiều hơn nữa việc làm cho người lao động, trong đó cốt lõi, bao
trùm là phải tạo điều kiện để người lao động có việc làm, thu nhập để đảm bảo cuộc sống bản thân,
gia đình và đóng góp cho xã hội, góp phần bảo đảm an toàn, ổn định và phát triển xã hội./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Giáo trình Luật lao động Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb CAND, năm 2009.
2/ Bộ luật lao động và luật sửa đổi bổ sung một số điều của bộ luật lao động (năm 2002, năm
2006, năm 2007).
3/ Khoa luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật lao động Việt Nam, Nxb Đại học quốc
gia hà nội, 1999.

×