Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi lợn thịt cho các nông hộ ở huyện không xê đôn tỉnh salavăn - lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.42 KB, 57 trang )

Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết đề tài
Nền kinh tế Lào là nền kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn lấy phát triển
nông nghiệp làm cơ bản. Trong phát triển nông nghiệp thì ngành chăn nuôi có vai
trò rất quan trọng, trong đó có nhiều tiến bộ kỹ thật nông nghiệp đã được chuyển
giao và nhân rộng góp phần nâng cao năng suất và chất lượng của các sản phẩm
từng bước cải thiện tạo thu nhập và nâng cao mức sống của người nông dân.
Chăn nuôi lợn thịt là hoạt động sản xuất quan trọng, có nhiều đóng góp vào
thu nhập của các nông hộ trên địa bàn huyện. Do đó, việc chuyển giao các tiến bộ
kỹ thuật vào lĩnh vực sản xuất này luôn được phía địa phương đặc biệt quan tâm.
Nhằm nâng cao số lượng và chất lượng đàn lợn thịt, trong 10 năm trở lại đây các
hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi lợn thịt ở Không Xê Đôn đã
diễn ra mạnh mẽ với sự tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị bao gồm cả chính thức
và phi chính thức. Nhiều tiến bộ kỹ thuật đã được chuyển giao trong đó nổi bật là
các kỹ thuật về giống mới, thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, thú y phòng trị bệnh,…,
nhưng nhìn chung khả năng áp dụng ở quy mô nông hộ còn nhiều hạn chế. Thực tế,
nhiều loại tiến bộ kỹ thuật sau khi chuyển giao hoặc không phát huy được hiệu quả,
hoặc không được nông dân ứng dụng một cách rộng rãi và mang tính bền vững, gây
ra sự lãng phí về thời gian và tiền của từ phía người chuyển giao cũng như phía
người tiếp nhận. Để thấy rõ hơn thực trạng và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế
trên, chúng tôi đã tiến hành đề tài nghiên cứu: “Thực trạng và các yếu tố ảnh
hưởng đến chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi lợn thịt cho các nông hộ
ở huyện Không Xê Đôn tỉnh SaLaVăn - Lào”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
• Tìm hiểu thực trạng việc chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong
chăn nuôi lợn thịt ở các nông hộ trên địa bàn huyện Không Xê Đôn
• Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển giao và áp dụng các tiến bộ
kỹ thuật trong chăn nuôi lợn thịt ở các nông hộ.
1
Phần 2


TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
2.1.1.1. Khái niệm về tiến bộ kỹ thuật
Tiến bộ kỹ thuật (TBKT) là một danh từ mang tính chất trừu tượng bao quát.
Nó thể hiện những nét mới và tiến bộ của một yếu tố kỹ thuật nào đó, góp phần
nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh và cải thiện đời sống nông dân và
cư dân nông thôn [4].
TBKT chỉ mang tính chất tương đối vì khi chúng ta đặt nó ở một vùng này có
thể mới nhưng khi đặt nó ở địa phương khác có thể nó không còn là mới nữa.
TBKT có thể là sản phẩm của cơ quan nghiên cứu và chuyển giao, cũng có thể là
sản phẩm của cả quá trình tự đánh giá, tự lựa chọn và đổi mới của nông dân cho phù
hợp hơn với nhu cầu của sản xuất và đời sống của chính bản thân họ.
2.1.1.2. Khái niệm về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
Có nhiều định nghĩa khác nhau về chuyển giao TBKT, trong đó có một số định
nghĩa có ý nghĩa gần với thực tế công tác chuyển giao TBKT ở nước ta của một số
tác giả sau:
Theo Swansas và Cloor (1940) thì chuyển giao TBKT hay công nghệ là một
quá trình tiếp diễn nhằm tiếp cận và thông tin có ích cho con người và từ đó giúp đỡ
họ tiếp thu những kiến thức, kỹ năng và quan điểm cần thiết để sử dụng có hiệu quả
lượng thông tin hoặc công nghệ đó.
Theo Maunder (FAO, 1973) thì cho rằng: Chuyển giao TBKT đó là một dịch
vụ hay hệ thống nhằm thông qua các phương thức đào tạo, giúp đỡ người nông dân
cải thiện các phương pháp, kỹ thuật canh tác, tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập,
tăng mức sống và nâng cao trình độ giáo dục xã hội của cuộc sống nông thôn. [4]
Tóm lại, chuyển giao TBKT đề cập đến một tiến trình, bằng tiến trình đó
những kỹ thuật cải tiến sẽ được chuyển giao đến những ai mà họ có thể hưởng lợi
hoặc cảm thấy họ có thể hưởng lợi từ những kỹ thuật đó. [12]
2.1.1.3. Mục đích của chuyển giao TBKT
Công tác chuyển giao TBKT nhằm giúp nông thôn có khả năng tự giải quyết

2
các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, nâng cao đời sống
và dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới thông qua áp dụng thành
công TBKT, bao gồm những kiến thức và kỹ năng quản lý, thông tin và thị trường,
các chủ trương chính sách về nông nghiệp và nông thôn [theo nguồn FAO, 2000].
Chuyển giao TBKT còn giúp nông dân liên kết lại với nhau để phòng chống
thiên tai, tiêu thụ sản phẩm, phát triển ngành nghề, tiếp xúc thương mại, giúp nông
dân phát triển khả năng tự quản lý điều hành và tổ chức hoạt động xã hội nông thôn
ngày càng tốt hơn. Như vậy, mục đích của chuyển giao TBKT là:
- Đẩy mạnh sản xuất hàng hoá một cách bền vững, góp phần xây dựng nông
thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, dân chủ hoá và hợp tác hoá.
- Nâng cao thu nhập của nông dân, giúp nông dân giải quyết và đáp ứng được
các nhu cầu cơ bản của họ, thực hiện xoá đói giảm nghèo.
- Nâng cao dân trí trong nông thôn nhằm thực hiện các nhiệm vụ mục tiêu
trước mắt và cả lâu dài của xã hội.
2.1.2. Vai trò của chăn nuôi lợn đối với hộ nông dân.
2.1.2.1. Vài nét về hộ và kinh tế hộ
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về hộ, theo Liên Hợp Quốc “Hộ là những
cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ’’.
Tại cuộc hội thảo Quốc tế lần thứ tư về quản lý nông trại ở Hà Lan năm 1980, các
đại biểu đã nhất trí rằng: “Hộ là một đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản
xuất và tái sản xuất, đến tiêu dùng và các xã hội khác. Như vậy hộ là một nhóm
người có cùng huyết tộc sống chung hay không sống chung với những người khác
huyết tộc trong cùng một mái nhà, ăn chung và có chung một ngân quỹ”. [8]
Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất tự cấp tự túc kết hợp với sản xuất
hàng hoá nhỏ, chủ yếu dựa trên sức lao động và tư liệu sản xuất của hộ gia đình.
Kinh tế hộ gia đình giữ vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
cho các hộ nông dân ở miền xuôi cũng như ở miền núi. [9]
Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế xã hội khá đặc biệt, trong cấu trúc nội tạng
của các hộ, các thành viên cùng huyết tộc là chủ thể đích thực của hộ. Do đó, ở

nông hộ có sự thống nhất chặt chẽ việc sở hữu, quản lý và sử dụng các yếu tố sản
xuất, có thống nhất giữa các quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng, tiêu
3
dùng trong một đơn vị kinh tế. Do đó, nông hộ có thể thực hiện cùng một lúc nhiều
chức năng và các đơn vị khác không có.
2.1.2.2. Vai trò của chăn nuôi lợn đối với nông hộ
Chăn nuôi lợn có vị trí hàng đầu trong ngành chăn nuôi ở Lào. Sự hình thành
sớm nghề nuôi lợn cùng với trồng lúa nước đã cho chúng ta khẳng định nghề nuôi
lợn có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất của con người. Chăn nuôi
lợn là ngành cung cấp thịt chủ yếu không chỉ ở Lào mà cả nhiều nước trên thế giới.
Một đặc điểm quan trọng mang tính ưu việt của chăn nuôi lợn là thời gian chăn thả
ngắn, sức tăng trưởng nhanh và chu kỳ tái sản xuất ngắn.
Lợn là loài động vật ít tiêu tốn thức ăn so với tỷ lệ thể trọng và thức ăn có thể
tận dụng từ nhiều nguồn phế, phụ phẩm trồng trọt, công nghiệp thực phẩm và phụ
phẩm sinh hoạt. Chính vì vậy trong điều kiện nguồn thức ăn có ít, không ổn định
vẫn có thể phát triển chăn nuôi lợn phân tán theo quy mô như từng hộ gia đình. Đầu
tư cơ bản ban đầu cho chăn nuôi lợn ít, chi phí nuôi dưỡng trải đều suốt quá trình
sản xuất, chu kỳ sản xuất ngắn nên chăn nuôi lợn có thể đầu tư phát triển trên mọi
điều kiện gia đình nông dân [10].
Đối với nhiều vùng nông thôn và nhất là trong xu thế phát triển nền nông
nghiệp hữu cơ sinh thái, chăn nuôi lợn còn góp phần tạo ra nguồn phân bón hữu cơ
quan trọng cho phát triển ngành trồng trọt, góp phần cải tạo đất, tận dụng được
nguồn phân bón, giảm chi phí đầu tư trong trồng trọt của nông hộ [13]. Một con lợn
thịt trong một ngày đêm có thể thải 2,5-4 kg phân, ngoài ra còn có lượng nước tiểu
có chứa hàm lượng nitơ và phôtpho cao [14].
Nước Lào với đặc điểm là nước sản xuất nông nghiệp, lao động nông thôn đa
số mang tính chất thời vụ. Do vậy lao động nhàn rỗi ở nông thôn còn nhiều, “nước
Lào có khoảng 1 triệu người thất nghiệp hoàn toàn hoặc tiềm tàng”, “ở những vùng
ruộng đất không nhiều, dân số đông, người dân chỉ sử dụng khoảng 65-70% thời
gian lao động trong năm, còn lại 30-35% thời gian nhàn rỗi” [24]. Vì vậy chăn nuôi

lợn là một biện pháp nhằm giải quyết việc làm cho nguồn lao động nhàn rỗi ở nông
thôn, tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người dân, hạn chế sức ép gia tăng dân
số vào các thành phố lớn do người dân đi kiếm việc làm, từ đó tránh được các tệ
nạn có thể phát sinh, đảm bảo an ninh xã hội. Thực tế ta cũng có thể thấy, hiện nay
có khoảng 2.2 triệu hộ chăn nuôi lợn trên cả nước chiếm 79% số hộ nông nghiệp [3]
4
điều này khẳng định chăn nuôi lợn vẫn là nguồn thu nhập quan trọng của nhiều hộ
gia đình ở nông thôn Lào. Đối với các nông dân nghèo thì nguồn thu từ chăn nuôi
lợn giúp họ trang trải các nhu cầu chi tiêu lớn vào những lúc cần thiết (giỗ chạp,
cưới hỏi, ), còn đối với các gia đình có điều kiện kinh tế khá giả thì có thể dùng
nguồn thu từ chăn nuôi lợn để đầu tư cho con cái học hành, kinh doanh hoặc mở
rộng quy mô sản xuất.
Ngoài những vai trò quan trọng nêu trên thì chăn nuôi lợn trong nông hộ còn
một vai trò đặc biệt quan trọng nữa là nó giúp tận dụng được nguồn phụ, phế phẩm
nông nghiệp và công nghiệp chế biến. “Đối với các nước nông nghiệp chậm phát
triển, sản lượng lương thực thấp thì người chăn nuôi sẽ tận dụng các phụ phế phẩm
trong nông nghiệp, tận dụng các loại thức ăn thừa trong gia đình như cơm, canh
thừa ” [10]
Với ý nghĩa kinh tế trên, ngành chăn nuôi lợn ở Lào đã sớm phát triển ở khắp
mọi vùng nông thôn với phương thức chăn nuôi gia đình là chủ yếu. Phát triển chăn
nuôi lợn là hướng đi cơ bản trong lĩnh vực chăn nuôi của đại bộ phận hộ gia đình
nông dân ở Lào.
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.
2.1.3.1. Điều kiện tự nhiên với việc chuyển giao và áp dụng tiến bộ kỹ thuật.
Điều kiện tự nhiên của một vùng nào đó chính là môi trường sống của những
người dân ở vùng đó. Môi trường sống có thể hình thành cho con người những thói
quen tập quán sinh hoạt phù hợp với môi trường đó. Chính vì thế môi trường tự nhiên
này đã ảnh hưởng đến việc tiếp nhận và ứng dụng các TBKT của người dân [12].
Đời sống của người dân nông thôn có sự gắn bó chặt chẽ với môi trường tự
nhiên, đó được ví như cái nôi nuôi sống họ từ đời này sang đời khác. Đối với một

vùng hay một khu vực địa lý nào đó, điều kiện tự nhiên càng thuận lợi thì kinh tế
của vùng đó càng phát triển so với các vùng khác. Sự thuận lợi ở đây không chỉ là
những nguồn lợi về vật chất sẵn có mà còn được thể hiện rõ qua việc áp dụng các
loại TBKT trong sản xuất của người dân. Có thể thấy rằng cùng một loại TBKT
nhưng khi đưa đến những vùng khó khăn như vùng núi hay các vùng sâu, vùng xa
thì hiệu quả áp dụng của nó sẽ không cao bằng các vùng khác, nơi có điều kiện tự
nhiên thuận lợi hơn. Sản xuất nông nghiệp gắn liền với môi trường tự nhiên, do đó
việc chuyển giao các TBKT về cây trồng, vật nuôi cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt
5
các yếu tố tự nhiên như đất đai, khí hậu, nguồn nước,…. Do đó để chuyển giao một
TBKT đến người dân, những người làm công tác chuyển giao đều phải thử nghiệm
sau đó mới có thể đưa vào áp dụng, cho nên không phải tất cả TBKT đều có thể đưa
đến cho người dân.
Vị trí địa lý cũng là yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng không nhỏ đến việc chuyển
giao và áp dụng các TBKT của người dân. Cách trở về địa lý đã làm giảm cơ hội
tiếp cận các TBKT của người dân, đồng thời giảm khả năng áp dụng do thiếu thốn
các nguồn lực đầu vào cho việc áp dụng của họ. “Vùng có đường giao thông thuận
lợi thì cơ hội đầu tư về KHKT nhiều hơn, kịp thời và thường xuyên hơn”. [2].
2.1.3.2. Phương pháp chuyển giao và những ảnh hưởng của nó trong công tác
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
Phương pháp chuyển giao TBKT trong nông nghiệp là cách thức chuyển giao
thông tin về TBKT bao gồm cả kỹ thuật, cách tổ chức sản xuất và thông tin thị
trường tới nông dân. Nói cách khác, phương pháp chuyển giao là cách truyền bá các
thông tin về TBKT tới nông dân để nông dân áp dụng được thực hiện trên quy mô
rộng. Nhìn chung có 3 phương pháp chuyển giao:
- Phương pháp tiếp xúc cá nhân: Là phương pháp cán bộ chuyển giao thăm
gặp gỡ và tư vấn cho từng nông dân, trao đổi với nông dân qua thư điện thoại.
Phương pháp này giúp cán bộ chuyển giao giải quyết được các vấn đề mang tính
chất cá biệt cho từng nông dân, nên hiệu quả chuyển giao khá tốt. Tuy nhiên, việc
chuyển giao này chỉ dừng lại ở một số hộ nào đó do không đủ cán bộ để thực hiện

chuyển giao một cách đồng bộ trên địa bàn rộng lớn hoặc vì những lý do cá nhân
mà chỉ một số hộ được cán bộ quan tâm và chuyển giao.
- Phương pháp thông tin đại chúng: Là phương pháp chuyển giao TBKT tới
quảng đại nông dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài, tivi, áp
phích, quảng cáo… phương pháp này có thể ưu điểm là truyền thông tin tới nhiều
nông dân, tuy nhiên các hộ nông dân thường có các quyết định khác nhau nên
không thể có một phương pháp chung cho đa số các hộ.
- Phương pháp tiếp xúc nhóm: Các cán bộ chuyển giao truyền thông tin về
TBKT qua nhóm nông dân thông qua họp nhóm, trao đổi hội nghị đầu bờ, hội thảo,
tập huấn, xây dựng điểm trình diễn và tham gia. Bằng phương pháp này, cùng một
lúc có thể chuyển tải TBKT đến nhiều cá nhân khác nhau, đồng thời giữa các cá
6
nhân có thể học hỏi, trao đổi nhiều kiến thức với nhau, giúp đỡ họ nắm được TBKT.
Như vậy mỗi phương pháp trên đều có những ưu và nhược điểm riêng, ưu
điểm của phương pháp này có thể là nhược điểm của phương pháp khác. Các
phương pháp đều có thể ảnh hưởng đến hiệu quả chuyển giao cũng như sự tiếp nhận
bền vững của người dân, do đó việc lựa chọn phương pháp thích hợp có ý nghĩa
quyết định đến thành công của việc chuyển giao. Trong nhiều trường hợp không
nhất thiết phải dùng một phương pháp duy nhất mà tuỳ điều kiện cụ thể để linh hoạt
lựa chọn và kết hợp các phương pháp sao cho hiệu quả nhất.
2.1.3.3. Vai trò của chính sách nhà nước đối với công tác chuyển giao tiến
bộ kỹ thuật.
Chính sách nông nghiệp, nông thôn “là tổng thể các biện pháp kinh tế hoặc phi
kinh tế liên quan đến nông nghiệp nông thôn và các ngành có liên quan đến nông
nghiệp, nông thôn nhằm tác động nông nghiệp, nông thôn theo một định hướng với
mục tiêu nhất định” [19].
Chính sách nông nghiệp, nông thôn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối sự phát
triển kinh tế đất nước, nó không chỉ là chính sách đơn thuần về nông nghiệp mà là
các chính sách, biện pháp tác động vào tất cả các lĩnh vực, các ngành có liên quan
đến nông nghiệp, nông thôn. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước đặc

biệt là sau đổi mới (1986), ở Laò đã sử dụng một loạt các chính sách nông nghiệp
bao gồm chính sách tín dụng nông thôn, chính sách về giá, các chính sách chuyển
giao khoa học kỹ thuật…. Các chính sách này đã có tác động tích cực đến đời sống
nhân dân, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nền kinh tế đất nước. Các chính
sách về chuyển giao và áp dụng TBKT cũng có đóng góp không nhỏ vào việc cải
tạo nền sản xuất, sản xuất nông nghiệp ở Lào. Năm 1993 nghị định 13/CP ra đời,
qua đó hệ thống khuyến nông được thành lập từ Trung ương đến địa phương. Thông
qua hệ thống này các TBKT trong sản xuất nông nghiệp đã được đưa đến tận những
người dân ở những vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh nhất, từng bước cải tạo nền sản
xuất, góp phần nâng cao mức sống cho mọi người dân.
Chuyển giao TBKT vào sản xuất là một quá trình, trong đó không chỉ bên
chuyển giao mà bên tiếp nhận đều chịu ảnh hưởng của các chính sách. Đối với
những người làm công tác chuyển giao là những người cán bộ khuyến nông thì họ
chịu tác động của các quy định thực hiện chuyển giao, còn đối với những người tiếp
7
nhận là nông dân thì các chính sách về hỗ trợ vay vốn, cơ sở vật chất; chính sách
đất đai,… có tác động đến việc áp dụng các TBKT của họ. Có thể thấy rằng: “các
chính sách về chuyển giao TBKT không những giúp người dân tiếp cận được các
TBKT trong sản xuất nông thôn mà còn hỗ trợ điều kiện thuận lợi cho các hộ ở
nông thôn tăng cường phát triển sản xuất, giải quyết khó khăn, từng bước thoát khỏi
nghèo đói, làm cho tỷ lệ đói nghèo hàng năm được giảm xuống, bộ mặt nông thôn ở
Lào có nhiều đổi mới” [9].
2.1.3.4. Vấn đề bình đắng giới trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.
Hiện nay trên thế giới nói chung và ở Lào nói riêng vấn đề bất bình đẳng giới
vẫn đang còn tồn tại không chỉ trong việc tiếp nhận TBKT mà còn ở nhiều khía
cạnh khác nhau của đời sống xã hội. Sự bất bình đẳng đó thể hiện qua khả năng tiếp
cận giáo dục và các nguồn lực, sự phân công lao động, quyền quyết định và hưởng
thành quả lao động…
Về khả năng tiếp nhận các TBKT, theo tác giả Chi (1998): nữ nông dân ít
được hỗ trợ kỹ thuật từ các dịch vụ khuyến nông, đồng thời theo tác giả Saito

(1992) thì kiến thức nông nghiệp chuyển giao từ người chồng sang người vợ không
có hiệu quả. Thực tế thì điều này cũng dễ hiểu vì phụ nữ thường ít được học nên
khả năng lĩnh hội thông tin kém, đồng thời thông tin từ người chồng mang lại thiếu
độ chính xác do khả năng cũng như thái độ truyền đạt của họ kém hơn [16].
Theo bộ Nông nghiệp & PTNT (1998 và 1999) thì phụ nữ chỉ chiếm 25%
trong tổng số người tham gia các chương trình tập huấn về chăn nuôi và 10% tham
gia trong các chương trình tập huấn về trồng trọt trong khi họ là những người trực
tiếp tham gia sản xuất trong các lĩnh vực này [18]. Tác giả ông SyXăNă SySan cũng
cho rằng: các dự án, khuyến nông thường mời chủ hộ tham gia tập huấn, do vậy có
tới 80% nam giới tham gia tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, tồn tại hiện tượng “nữ
làm nam học”, phụ nữ ít được tham quan các mô hình [15].
Từ đó cũng có thể thấy rằng hiện nay khả năng tiếp cận các TBKT của phụ nữ
vẫn còn rất hạn chế. Vì vậy, việc phân tích yếu tố bình đẳng giới trong quá trình
chuyển giao TBKT là rất quan trọng, đảm bảo cho công tác chuyển giao được thành
công và bền vững.
8
2.2. Cơ sở thực tiễn.
2.2.1. Tình hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi lợn thịt ở Không
Xê Đôn.
2.2.1.1. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn qua các năm ở Không Xê Đôn.
Tính từ năm 2001 đến nay, sau khi Thủ tướng chính phủ ra quyết định số
166/2001/QĐ-TTg về chính sách phát triển chăn nuôi lợn, ngành chăn nuôi lợn ở
Lào đã có sự phát triển khá rõ rệt. Cụ thể:
- Tốc độ tăng đàn: Số lượng lợn liên tục tăng qua các năm, từ 21.7 triệu con
năm 2001 lên 27.4 triệu con năm 2005, tăng trưởng bình quân 6.3%/năm. Năm
2005, SaVanNaKhet có 7.4 triệu con tăng trưởng bình quân 10.0%/năm; tương ứng
các vùng: sông Cửu Long 3.83 triệu con, tăng 7.1%/năm; Tây Nguyên 1.59 triệu
con, tăng 14.9%/năm; Đông Nam Bộ 2.62 triệu con, tăng 9.1%/năm; Bắc Trung Bộ
3.88 triệu con, tăng 3.9%/năm, Nam Trung Bộ 2.24 triệu con, tăng 3.9%/năm. Riêng
vùng Tây Bắc có số lượng 1.25 triệu con, giảm 0.8%/năm. Mười tỉnh có số đầu lợn

lớn là Luong Pa Bang 1.36 triệu con; Xe Kong 1.32 triệu; At ta pu 1.24 triệu;
SaLaVan 1.13 triệu; ChamPaSak 1.14 triệu; XayNha 0.93 triệu; Bolykhamxay 0.86
triệu, Xieng Khuong 0.77 triệu; Kham Muon 0.66 triệu; SaVanNaKhet 0.64 triệu [1].
- Năng suất, sản lượng thịt: Khối lượng lợn xuất chuồng trung bình cả nước là
63.1 kg/con. Ước tính lợn ngoại xuất chuồng 6.18 triệu con với khối lượng bình
quân là 82.5 kg/con, lợn lai nội ngoại 26.0 triệu con với khối lượng xuất chuồng
60.4 kg/con; lợn nội xuất chuồng là 3.3 triệu con, khối lượng 39 kg/con. Tỷ lệ nạc
lợn ngoại 54-58%, lợn lai nội ngoại là 42-52%; lợn nội 34-42% [3].
Sản lượng thịt lợn hơi năm 2001 là 1.51 triệu tấn, năm 2005 là 2.29 triệu tấn
tăng 10.1%/năm. Thịt lợn luôn chiếm tỉ lệ cao, từ 76-77% trong tổng sản lượng thịt
các loại sản xuất trong nước. Riêng năm 2004 và năm 2005, do ảnh hưởng của dịch
cúm gia cầm, tỷ lệ thịt lợn tăng lên tương ứng 80.3 và 81.4%. Bình quân thịt lợn
tiêu thụ 27.4 kg hơi/người/năm (Tương đương 18.9 kg thịt xẻ/người/năm 2005) [1].
2.2.1.2. Tình hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi lợn thịt ở huyển
Không Xê Đôn.
1) Kỹ thuật về giống
Công tác giống là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong ngành chăn
nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng ở Lào hiện nay. Trong những năm qua,
9
bằng chương trình nạc hoá đàn lợn nhiều giống lợn có năng suất và chất lượng cao
đã được đưa vào Lào như Yorkshire, Landrace, Doroc, Pietrain,…. Các giống lợn
này đang được lai tạo và nhân giống rộng khắp trong cả nước.
Đầu năm 2001, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 166/2001/QĐ-TTg về
chính sách phát triển chăn nuôi lợn. Qua đó tính đến năm 2005, ngoài 4 dự án lớn
về phát triển giống lợn do trung ương đầu tư tại ba miền, đã có 15 tỉnh đầu tư dự án
phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc với tổng số vốn hơn 179 tỷ đồng, nhờ vậy mà
tổng đàn lợn nái cũng như lợn thịt ngoại ngày càng phát triển [1].
Tháng 7/2005, Bộ Nông nghiệp và PTNT ra quyết định số 07/2005 về quản lý
và sử dụng lợn đực giống, đã góp phần vào việc quản lý con giống và lai tạo giống
có hiệu quả hơn. Hiện nay chúng ta có 6 trạm kiểm tra năng suất lợn đực giống,

cung cấp khoảng 2.000 đực giống hàng năm [20]. Đây là cơ sở để các địa phương
sản xuất cũng như thực hiện các công thức lai tạo nhằm tạo ra các giống lợn phù
hợp với điều kiện chăn nuôi và yêu cầu của thị trường.
Nhằm thực hiện tốt công tác lai tạo giống, trong thời gian qua Nhà nước cũng
như các địa phương có nhiều quan tâm và đầu tư cho sản xuất, nhân giống lợn bằng
thụ tinh nhân tạo hơn. Thông qua việc tập huấn các kỹ thuật về thụ tinh nhân tạo,
hiện nay hầu hết các địa phương trong cả nước áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo
trong chăn nuôi lợn nái, góp phần tạo ra các con giống nuôi thịt thuần máu ngoại
hơn, từng bước nâng cao chất lượng đàn lợn thịt trong cả nước.
2) Kỹ thuật về chuồng trại
Hiện nay dường như các kỹ thuật tiên tiến nhất về chuồng trại đã được đưa vào
nước Lào như hệ thống chuồng kín, chuồng lồng chủ động điều khiển nhiệt độ, độ
ẩm…. Tuy nhiên, loại kỹ thuật này chỉ có thể áp dụng ở các trang trại lớn do đòi hỏi
chi phí cao. Ở khu vực nông hộ, các kỹ thuật về chuồng trại được chuyển giao chủ
yếu như xác định kích thước chuồng phù hợp với số lượng nuôi, cách bố trí hướng
chuồng, làm sân chơi, kỹ thuật về xây dựng máng ăn hợp vệ sinh…. Nhìn chung
các kỹ thuật về chuồng trại được chuyển giao và áp dụng ở quy mô nông hộ đang
dần được cải tiến theo hướng giảm chi phí đầu tư, đồng thời đảm bảo được tính
thuận tiện trong chăm sóc nuôi dưỡng đối với các hộ chăn nuôi lợn.
3) Kỹ thuật về thức ăn và chăm sóc nuôi dưỡng
Trong những năm qua, song song với việc nâng cao chất lượng đàn lợn giống,
10
các kỹ thuật về chế biến thức ăn đã được chúng ta quan tâm, một mặt nhằm sử dụng
có hiệu quả nhất nguồn nguyên liệu sẳn có, là các phụ phẩm của ngành trồng trọt,
mặt khác nhằm đảm bảo đủ yêu cầu về dinh dưỡng cho các giống lợn mới. Ứng với
mỗi giống lợn, mỗi điều kiện chăn nuôi đều có các công thức phối hợp khẩu phần
ăn thích hợp, nhờ vậy mà ở khu vực nông thôn thay vì chỉ nuôi tận dụng như trước
đây thì hiện nay người nông dân đã biết thêm các kỹ thuật về phối hợp nhiều loại
thức ăn nhằm đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho lợn phát triển nhanh hơn.
Hiện nay thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi lợn đã được người dân ứng

dụng khá rộng rãi, đặc biệt là trong các trang trại và các gia trại lớn có áp dụng nuôi
lợn ngoại.
Có thể nói rằng việc chuyển giao các kỹ thuật về giống mới đã dẫn đến yêu
cầu về chuyển giao một loạt các TBKT mới trong chăn nuôi lợn ở nước ta trong đó
đặc biệt là các TBKT về thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng.
4) Kỹ thuật về thú y, phòng trị bệnh
Thông qua tập huấn kỹ thuật, công tác thông tin truyền sâu rộng đã giúp người
dần dần ý thức được tầm quan trọng của việc phòng dịch. Hàng năm ở nước Lào tổ
chức hai đợt tiêm phòng dịch cho đàn lợn với các loại văcxin như: tụ huyết trùng,
phó thương hàn, dịch tả và lở mồm long móng,…
Phòng trừ dịch bệnh tổng hợp là hướng cơ bản trong chuyển giao các TBKT
về thú y hiện nay ở nước Lào. Do đó “Bố trí chuồng trại thích hợp, chăm sóc nuôi
dưỡng hợp lý giúp lợn sinh trưởng và phát triển nhanh, nâng cao khả năng kháng
bệnh đồng thời rút ngắn thời gian nuôi trong chăn nuôi lợn thịt ở các hộ gia đình”
luôn được các cơ quan chuyển giao quan tâm đề cập [9]
2.2.2. Thực tiễn hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tại Không Xê Đôn.
Trong những năm qua trên địa bàn tỉnh SaLaVăn, Sở Nông nghiệp và phát
triển nông thôn, các sở ban ngành liên quan cùng các tổ chức phi chính phủ đã thực
hiện nhiều hoạt động chuyển giao TBKT tới người nông dân.
Quá trình chuyển giao TBKT tới người dân ở SaLaVăn gắn liền với công tác
khuyến nông của tỉnh. Trong những năm qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến
Lâm tỉnh là đơn vị có đóng góp nhiều nhất vào tiến trình đưa TBKT tới người dân.
Từ năm 2002 đến nay, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến Lâm tỉnh đã thực hiện
174 mô hình khuyến nông với tổng kinh phí trên 09 tỷ đồng, hàng trăm lớp tập huấn
11
về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi đã được các Trạm khuyến nông các huyện tiến
hành nhằm đưa TBKT đến với nông dân [23].
Năm 2005, UBND tỉnh đã phê duyệt đề án phát triển chăn nuôi trên địa bàn
toàn tỉnh giai đoạn từ 2005 - 2010. Qua đó năm 2007 vừa qua, tỉnh đã đầu tư 30
triệu đồng cùng với 68 triệu đồng từ ngân sách nhà nước để thực hiện công tác đào

tạo, tuyên truyền tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi trâu, bò, dê, lợn và gia cầm cho
nông dân trong tỉnh [21].
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có một số mô hình chăn nuôi lợn đang được xây
dựng thí điểm và đưa vào nhân rộng như:
- Mô hình nuôi lợn sinh sản hướng nạc đảm bảo vệ sinh môi trường, tại
SaLaVăn,Không Xê Đôn, với hỗ trợ 169 lợn nái hậu bị, 16 bể Biogas và 50 chuồng
lồng [17].
- Mô hình chăn nuôi lợn thịt thâm canh tại tất cả các huyện và thành phố Cham
Pha Sak, với tổng số 36 mô hình đã được xây dựng [22].
Các mô hình này đang được triển khai và từng bước được nhân rộng.
Cùng với việc thực hiện các mô hình trình diễn, các đơn vị ban ngành trong
lĩnh vực nông nghiệp đã lồng ghép các nguồn vốn, hợp tác với các dự án tại địa
phương để tổ chức nhiều lớp tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng,
góp phần từng bước nâng cao dân trí và kỹ năng sản xuất cho nông dân ở các địa
phương, nhất là đồng bào các vùng còn khó khăn.
12
Phần 3
ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Không Xê Đôn.
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Không Xê Đôn nằm phía Bắc tỉnh SaLaVăn trên tọa độ địa lý
105
0
36 - 105
0
41 độ kinh Đông, Phía Đông giáp VaPi và Lầu Ngam, phía Tây
giáp dãy núi và có miền giới với Thái Lan, phía Nam giáp huyện Xă Nă Sôm
Bun và cách Thành phố Chăm Pa Sắc 65 km, phía Bắc giáp huyện Na Khon

Pheng (SaLaVăn). Với đặc điểm vị trí địa lý này, huyện rất thuận lợi trong việc
giao lưu kinh tế, văn hoá, thương mại với các tỉnh và thành phố trong cả nước,
cũng như các huyện khác trong tỉnh.
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình của huyện phức tạp song phân bố trên 2 vùng sinh thái chính:
- Vùng đồng bằng (đất phù sa không được bồi đắp hàng năm và nội đồng):
Phân bố quanh thị trấn NaKhonPheng với bán kính chừng 5-7 km về phía Tây
Nam của huyện.
- Vùng miền núi: Phân bố dọc theo quốc lộ 13A, đoạn từ đèo Ngang đến sông
Xê Đôn.
3.1.1.3. Đặc điểm thời tiết, khí hậu
Không Xê Đôn là hgyện nằm trong khu vực nhiệt đới chịu ảnh hưởng của khí
hậu chuyển tiếp giữa hai miền Nam Bắc. Do vị trí địa lý và đặc điểm của địa hình
nên khí hậu của Không Xê Đôn có hai mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô), mang
tính chất nhiệt đới gió mùa. Mùa mưa chịu ảnh hưởng của các đợt gió, mùa mưa bắt
đầu từ tháng 4 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình trong các tháng này từ 19-25
0
. Mùa
khô chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng bắt đầu từ tháng 10 đến tháng
3 hàng năm, nhiệt độ trung bình trong các tháng này khoảng từ 28-36
0
. Với điều
kiện thời tiết có mùa khô kéo dài như trên đã gây ra rất nhiều khó khăn trong sản
xuất và sinh hoạt của người dân.
13
3.1.1.4. Nguồn nước, thuỷ văn
Huyện Không Xê Đôn có sông Xê Đôn chảy qua trung tâm huyện, và một số
hồ đập lớn nhỏ nằm trong địa phận của huyện.
Sông Xê Đôn bắt nguồn từ huyện VaPi chảy về Sông Cửu Long, Đông theo
hướng Tây Đông, diện tích lưu vực sông là 572 km

2
với chiều dài 75 km. Sông chảy
qua huyện với chiều dài 15 km, là điều kiện thuận lợi phục vụ nguồn nước cho sản
xuất và sinh hoạt của người dân ở đây.
Tuy nhiên, bên cạnh việc cung cấp nguồn nước dồi dào cho sản xuất và sinh
hoạt thì hệ thống sông ngòi ở đây cũng mang lại không ít khó khăn cho người
dân vào mùa mưa lũ, sản xuất nông nghiệp ở đây thường bị ảnh hưởng nghiêm
trọng vào những năm lũ lớn. Thiệt hại không chỉ dừng lại sau lũ quét mà còn ảnh
hưởng kéo dài đối với lĩnh vực chăn nuôi do dịch bệnh mang lại sau lũ. Đây là
khó khăn lớn đối với chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng tại huyện
Không Xê Đôn.
3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội
3.1.2.1. Dân số và lao động
Việc tìm hiểu cơ cấu dân số và lao động giúp nắm bắt được tiềm năng và sự
phân bố về nguồn nhân lực của địa phương trong các lĩnh vực sản xuất và địa bàn
dân cư. Kết quả tìm hiểu về dân số và lao động của huyện thể hiện ở bảng 3.1.
Số liệu ở bảng 3.1 cho thấy: Dân số của huyện tăng nhanh qua các năm, năm 2008
toàn huyện có 204.594 người, trong đó nam giới chiếm 49,47%.
Lực lượng lao động của huyện khá dồi dào, năm 2008 tổng số lao động của
huyện là 99.983 người (chiếm 48,9% trong tổng số dân). Lao động chủ yếu tập
trung ở khu vực nông thôn (chiếm 96,01%), trong đó lao động trong lĩnh vực nông
nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất (58,78%) và thấp nhất là trong lĩnh vực lâm nghiệp
(0,05%), lao động trong 2 lĩnh vực này có xu hướng giảm dần qua các năm. Riêng
các lĩnh vực khác như công nghiệp, thương mại, dịch vụ và trong các ngành nghề
khác thì lực lượng lao động tham gia vào các lĩnh vực này có xu hướng tăng dần
qua các năm, sở dĩ như vậy là vì giá trị mang lại từ các lĩnh vực này cao hơn so với
lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp.
14
Bảng 3.1: Cơ cấu dân số và lao động của huyện Không Xê Đôn 2006-2008.
TT

Năm
Cơ cấu
Đơn vị 2006 2007 2008
Tỷ lệ %
(2008)
1. Tổng dân số người 201.891 203.320 204.594 100
- Nam người 99.952 100.516 101.203 49,47
- Nữ người 101.939 102.804 103.391 50.53
- Nông thôn người 194.082 195.268 196.435 96,01
- Thành thị người 7.809 8.052 8.159 3,99
2. Tổng số hộ hộ 45.875 46.981 48.021
3. Tổng số lao động người 96.388 98.033 99.983 100
3.1. Lao động nông nghiệp người 61.587 59.686 58.772 58,78
3.2. Lao động thuỷ sản người 6.213 7.739 8.617 8,62
3.3. Lao động lâm nghiệp người 479 495 513 0,05
3.4. LĐ CN, xây dựng và
vận tải
người 18.841 18.148 18.564 18,57
3.5. Lao động thương mại,
dịch vụ
người 5.237 5.486 6.292 6,29
3.6. Lao động ngành nghề
khác
người 5.676 6.479 7.225 7,23
(Nguồn: Số liệu thống kê của huyện năm 2008)
Lao động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ tăng nhanh qua từng năm, điều
này đã thể hiện bước chuyển biến quan trọng trong việc thu hút ngày càng đông lao
động ra khỏi lĩnh vực sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả và có thu nhập thấp như
hiện nay sang lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Tuy nhiên, khi nhìn lại tỷ lệ lao động
trong các ngành nghề thì con số 6,29% của ngành dịch vụ vẫn còn quá khiêm tốn.

3.1.2.2. Giá trị sản xuất các lĩnh vực kinh tế của huyện qua các năm (2006 - 2008)
Qua bảng 3.2 có thể thấy, cơ cấu nền kinh tế đang có sự chuyển dịch theo
hướng tích cực, đó là tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ đang có xu hướng tăng
qua các năm. Tổng giá trị ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ năm 2008 chiếm
71,60%, so với kết quả năm 2006 thì tỷ lệ này có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, đây
không phải là sự chuyển biến xấu vì theo phòng Kinh tế huyện thì năm 2008 trên địa
bàn huyện đang có nhiều hạng mục xây dựng trong lĩnh vực công nghiệp chế biến (kể
15
cả trong và ngoài quốc doanh). Do đó đã phần nào làm giảm khả năng đầu tư sản
xuất, dẫn đến giảm sản lượng cũng như giá trị sản xuất ra các mặt hàng công nghiệp
trên địa bàn toàn huyện. Trong những năm tới, khi những hạng mục xây dựng này
hoàn tất và đưa vào sản xuất sẽ phần nào đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng ngành công
nghiệp của huyện.
Bảng 3.2: Giá trị sản xuất các lĩnh vực kinh tế của huyện qua các năm
Đvt: triệu đồng
Năm
Lĩnh vực
2006 2007 2008
Tỷ lệ (%)
(2008)
Tổng giá trị sản xuất 1.596.140 1.800309 1.893.332
1. Nông lâm và thủy sản 390.991 463.523 537.633,9 28,4
- Nông lâm nghiệp 253.645 302.998 345.414,5
- Thủy sản 137.346 160.530 192.219,4
2.Công nghiệp và xây
dựng
866.912 940.644 875.432 46.24
- Công nghiệp 583.955 676.766 624.177
- Xây dựng 282.957 263.878 251.255
3. Dịch vụ 338.237 396.137 480.266 25,36

(Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội của huyện qua các năm)
Trong lĩnh vực nông – lâm – thuỷ sản, tổng giá trị hàng năm tăng khá nhanh,
bình quân đạt 13%/năm. Tỷ trọng
ngành nông nghiệp so với các
ngành khác trong cơ cấu kinh tế
của huyện là 28,4%, đây là con số
còn khá cao. Tuy nhiên, trên bình
diện chung của tỉnh SaLaVan cũng
như trong cả nước thì đây cũng là
kết quả đáng khích lệ, là tiền đề tốt
cho các bước chuyển dịch tiếp
theo.
16
3.1.2.3. Thu nhập đầu người
Thu nhập bình quân đầu người của huyện ở mức trung bình, bình quân khoảng
392.000 đồng/người/tháng. Ở vùng nông thôn thu nhập trên đầu người vẫn còn rất
thấp, số người có thu nhập từ 350.000 – 500.000 đồng/người/tháng trở lên chiếm tỷ
lệ còn ít. Cũng chính vì vậy mà đến nay tỷ lệ nghèo trên toàn huyện (theo chuẩn
mới) đang còn chiếm đến 27,4 % [24].
Nguồn thu chủ yếu của người dân nông thôn chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp
với điều kiện sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu là sử dụng trong gia đình, chưa thật sự trở
thành nền sản xuất hàng hoá. Vì vậy mà thu nhập bình quân đầu người không cao
và tăng chậm qua các năm.
3.1.2.4. Tình hình sử dụng đất đai
Đất là loại tài nguyên quan trọng, nó vừa là tư liệu sản xuất vừa là đối tượng
sản xuất. Tiềm năng cũng như hạn chế về nguồn tài nguyên đất có ảnh hưởng lớn
đến đặc điểm nền kinh tế của địa phương và khả năng phát triển sản xuất của người
dân. Do đó việc tìm hiểu cơ cấu đất đai của huyện là cần thiết và kết quả được thể
hiện qua bảng 3.3.
Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy: Cũng như ở các địa phương khác, đất nông

nghiệp (theo nghĩa rộng) chiếm phần lớn tổng diện tích đất tự nhiên ở Không Xê
Đôn (60,32%). Trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ khá lớn (72,75% so
với tổng diện tích đất nông nghiệp). Thu nhập chính của người dân là từ sản xuất
trồng trọt, tuy nhiên đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 25,42%, trong đó chủ yếu
là đất trồng cây hàng năm (96,27% trong tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp)
với các loại cây trồng phổ biến như lúa nước (chiếm 66,61% trong tổng số), ngô,
khoai, sắn và một số rau màu khác.
Điểm đặc biệt là diện tích đất chưa sử dụng ở Không Xê Đôn chiếm tỷ lệ khá
cao (22,74%) gồm đất bằng, đất đồi núi trọc. Trong những năm qua huyện đã có các
chính sách cải tạo và sử dụng nhưng chỉ dừng lại ở mức tương đối do hạn hẹp về
kinh phí. Nếu có vốn đầu tư và quy hoạch khai thác tốt, những diện tích đất này có
thể sử dụng vào mục đích chăn nuôi như mở các trang trại, trồng cây thức ăn cho
chăn nuôi trâu, bò, lợn….
17
Bảng 3.3: Tình hình sử dụng đất của huyện .
TT Các loại đất và khả năng sử dụng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích tự nhiên 61.226,00 100
1. Đất nông nghiệp 36.931,13 60,32
1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 9.386,27 25,42
-Đất trồng cây hàng năm 9.036,32 96,27
Đất trồng lúa 6.019,26 66,61
Đất trồng cây hàng năm khác 3.017,06 33,39
- Đất trồng cây lâu năm 349,95 3,73
1.2. Đất lâm nghiệp 26.868,73 72,75
Đất rừng sản xuất 11.174,95 41,59
Đất rừng phòng hộ 15.693,78 58,41
1.3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 611,53 1,66
1.4. Đất làm muối 63,44 0,02
1.5. Đất nông nghiệp khác 1,16 -
2. Đất phi nông nghiệp 10.371,32 16,94

2.1. Đất ở 1.189,20 11,47
2.2. Đất chuyên dùng 3.866,44 37,28
2.3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 23,76 0,23
2.4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 528,57 5,10
2.5. Đất sông suối và mặt nước chuyên
dùng
4.762,25 45,92
2.6. Đất phi nông nghiệp khác 1,10 -
3. Đất chưa sử dụng 13.923,55 22,74
3.1. Đất bằng chưa sử dụng 4.309,50 30,95
3.2. Đất đồi núi chưa sử dụng 8.477,65 60,89
3.3. Núi đá không có rừng cây 1.136,40 8,16
(Nguồn: Số liệu thống kê năm 2008 của phòng địa chính huyện Không Xê Đôn)
18
3.1.2.5. Tình hình sản xuất một số loại cây trồng, vật nuôi của huyện
- Diễn biến về diện tích năng suất và sản lượng một số cây lương thực và cây
lấy củ được trồng trên địa bàn huyện.
Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, hiện nay trên địa bàn huyện
Không Xê Đôn cây lương thực và cây lấy cũ chủ yếu vẫn là lúa, ngô, khoai, sắn….
Tình hình sản xuất các loại cây trồng này được thể hiện ở bảng 3.4.
Bảng 3.4: Diện tích năng suất và sản lượng một số cây lương thực và cây lấy củ
của huyện năm 2008.
TT Loại cây trồng Diện tích (ha) N.suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
1 Lúa 6.019 48,6 50.268
2 Ngô 630 38,37 2.417
3 Khoai lang 1.550 76,2 11.805
4 Khoai khác 65 56,46 367
5 Sắn 550 720 3.960
(Nguồn: Số liệu thống kê năm 2008 của phòng kinh tế huyện Không Xê Đôn)
Kết quả bảng 3.4 cho thấy: Lúa vẫn đang là cây trồng chủ đạo và không thể

thay thế trên địa bàn huyện, năng suất suất lúa ở đây chỉ đạt mức trung bình 48,6
tạ/ha. Loại cây có diện tích gieo trồng sau lúa là khoai lang, cây khoai lang cũng
được xem là thế mạnh của Không Xê Đôn nói chung và NaKhonPeng nói riêng. Củ
khoai lang là nguyên liệu của sản phẩm khoai gieo khá nổi tiếng, ngoài ra hiện nay
cây khoai lang có vai trò khá quan trọng đối với ngành sản xuất chăn nuôi, đặc biệt
là chăn nuôi lợn.
Cây sắn chiếm diện tích nhỏ, chủ yếu tập trung những vùng đồng bằng và
vùng núi như: Ta Oi, Tum Lan, Lau Ngam, … Trong những năm gần đây, diện tích
sắn ở Không Xê Đôn càng bị thu hẹp nhiều hơn do phần lớn diện tích ở đồng bằng
trước đây được sử dụng trồng sắn, thì nay họ chuyển sang trồng cây lâm nghiệp với
hiệu quả kinh tế cao hơn. Diện tích sắn thu hẹp đã phần nào ảnh hưởng đến phát
triển chăn nuôi lợn ở đây, khi mà phương thức chăn nuôi của người dân địa phương
chủ yếu là chăn nuôi tận dụng.
Ngô cũng không phải là cây trồng thế mạnh của địa phương, với diện tích gieo
trồng là 630 ha nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi thì hiện nay cây ngô được trồng
chủ yếu để ăn quả tươi mà ít có mục đích phục vụ cho chăn nuôi.
19
- Tình hình chăn nuôi của huyện qua các năm
Hiện nay huyện Không Xê Đôn có 4 loại vật nuôi chính đó là trâu, bò, lợn và
gia cầm; ngoài ra còn có dê, thỏ và hươu nhưng cũng chỉ mới phát triển trong
những năm gần đây và số lượng không đáng kể. Diễn biến tình hình chăn nuôi của
huyện được thể hiện ở bảng 3.5.
Bảng 3.5: Số lượng đàn vật nuôi của huyện qua các năm
TT Loại vật nuôi 2006 2007 2008
1 Đàn trâu 14.849 15.350 15.863
2 Đàn bò 17.813 18.844 19.926
3 Đàn lợn 11.568 11.652 11.736
4 Đàn dê, thỏ và hươu 4.631 5.300 5.581
4 Đàn gia cầm 116.007 117.168 118.314
4.1 - Đàn gà 105.468 110.685 102.957

4.2 - Đàn vịt, ngan, ngỗng 10.539 6.483 15.357
(Nguồn: Số liệu thống kê huyện Không Xê Đôn, 2008)
Kết quả bảng 3.5 cho thấy: Số lượng đàn vật nuôi của huyện tăng lên qua các
năm. Quy mô chăn nuôi của huyện ngày càng phát triển, nhất là chăn nuôi lợn và
chăn nuôi bò. Trong những năm gần đây, huyện đã chú trọng hơn vào phát triển đàn
bò và đàn lợn, hiện nay thì trong tổng số 27.536 con bò thì bò lai Sind có khoảng
3.100 con (50% máu ngoại). Đối với đàn lợn thì năm 2008 toàn huyện có 90.029
con trong đó tỉ lệ lợn ngoại hoặc 50% máu ngoại trở lên hiện nay đã đạt 80% (tương
đương 55.000 con), tốc độ tăng đàn hàng năm đạt trên 2%. Sự thay đổi trên là nhờ
cùng với chủ trương nạc hoá đàn lợn và cải tạo đàn bò, trong những năm qua trên
địa bàn huyện có nhiều chương trình, dự án cũng chú trọng đầu tư vào các lĩnh vực
chăn nuôi này như dự án ICCO, NAPA, DPPR, chương trình 135,… Cho đến nay
phát triển chăn nuôi bò và lợn vẫn là hướng cơ bản trong chiến lược phát triển
ngành chăn nuôi của huyện.
Chăn nuôi gia cầm đang dần phát triển trở lại sau dịch cúm gia cầm vừa qua.
Năm 2008 đạt 292.271 con, tăng hơn 50.000 con so với năm 2007, đây là dấu hiệu
mừng cho sự trở lại của chăn nuôi gia cầm của địa phương.
20
3.2. Đối tượng và nội dung nghiên cứu
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các hộ chăn nuôi lợn thịt ở huyện Không Xê Đôn,
tỉnh SaLaVan
- Thời gian nghiên cứu từ: 06/01/2010 – 09/05/2010
3.2.2. Nội dung nghiên cứu
Đề tài có 2 nội dung lớn:
3.2.2.1. Nghiên cứu thực trạng chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi
lợn thịt cho các nông hộ tại huyện.
- Các loại TBKT đã được chuyển giao.
- Các cơ quan, đơn vị tham gia chuyển giao TBKT ở địa phương.
- Các phương pháp chuyển giao mà các cơ quan đã áp dụng.

- Tình hình chấp nhận và ứng dụng các TBKT đã được chuyển giao.
- Mức độ phù hợp của các TBKT đã được chuyển giao.
- Những vấn đề còn hạn chế trong quá trình chuyển giao TBKT.
- Những khó khăn của người dân khi áp dụng các TBKT.
3.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong chăn
nuôi lợn thịt cho các nông hộ
- Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài.
- Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập các thông tin số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện
Không Xê Đôn.
- Thu thập các số liệu đã công bố về tình hình chuyển giao TBKT trong chăn
nuôi lợn thịt ở huyện Không Xê Đôn, tỉnh SaLaVan.
Nguồn số liệu được thu thập thông qua các tài liệu, các báo cáo, niên giám thống
kê ở các Cơ quan thống kê, Phòng kinh tế, Trạm khuyến nông và các cơ quan
chuyển giao.
3.3.2. Thu thập và xử lý số liệu mới
3.3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
Tiêu chí chọn điểm nghiên cứu:
21
- Chọn 2 điểm là 2 thôn đại diện cho 2 vùng , Đồng bằng và vùng miền núi.
- Điểm nghiên cứu phải có hoạt động chăn nuôi lợn thịt.
- Điểm nghiên cứu phải có hoạt động chuyển giao TBKT.
Các điểm nghiên cứu cụ thể như sau:
- Vùng Đồng bằng: Thôn Không Noy.
- Vùng miền núi: thôn tă ôi.
Chọn hộ điều tra: Chọn ngẫu nhiên và có định hướng 30 mẫu điều tra với tiêu
chuẩn:
- Hộ thuộc loại hộ trung bình

- Hộ đang chăn nuôi lợn thịt
- Hộ đã được chuyển giao về TBKT trong chăn nuôi lợn thịt
- Số lượng các hộ phải được phân bố đều trên 2 vùng sinh thái.
3.3.2.2. Các phương pháp thu thập số liệu mới.
a) Phương pháp phỏng vấn hộ
Nguồn thông tin được thu thập thông qua bảng hỏi cấu trúc và bán cấu trúc đã
chuẩn bị trước.
b) Phương pháp thảo luận nhóm
Tiến hành thảo luận nhóm trên 2 đối tượng là nhóm cán bộ và nhóm nông dân
nồng cốt. Các cuộc thảo luận diễn ra độc lập nhằm thu được nhiều thông tin và đảm
bảo tính khách quan.
3.3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được mã hoá và xử lý bằng máy vi tính thông qua phần
mềm Excel và SPSS version 15.0.
Số liệu được xử lý bao gồm 3 nhóm cơ bản:
- Xử lý thống kê mô tả (Descriptive statistics).
- Kiểm định ý nghĩa thống kê (phân tích ANOVA một nhân tố): Nhằm tìm hiểu
sự khác nhau về giá trị trung bình giữa các yếu tố có ý nghĩa thống kê hay không.
- Sử dụng hàm hồi quy tuyến tính (Regression - linaer): Nhằm xác định ảnh
hưởng của một số yếu tố nội tại đến việc áp dụng TBKT của hộ.
22
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Một số đặc điểm chính của hộ chăn nuôi lợn ở huyện Không Xê Đôn.
4.1.1. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực luôn đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất.
Nguồn nhân lực được xem xét ở đây bao gồm: số nhân khẩu của hộ, số lao động
chính, tuổi và trình độ chủ hộ. Đây là những chỉ tiêu so sánh theo chúng tôi sẽ có
ảnh hưởng phần nào đến việc áp dụng các TBKT trong sản xuất của hộ giữa các
vùng sinh thái khác nhau (phân tích ở phần các yếu tố ảnh hưởng). Kết quả nghiên

cứu về nguồn nhân lực của hộ thể hiện ở bảng 4.1.
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu về nguồn nhân lực của các hộ điều tra
(N=30 hộ)
Chỉ tiêu
Vùng miền núi Vùng Đồng bằng
Mean Std. Mean Std.
Số nhân khẩu 4.53 1.11 5.20 1.13
Số lao động chính 2.13 0.35 2.20 0.66
Trình độ chủ hộ 7.57 2.22 7.70 2.05
Tuổi của chủ hộ 44.40 5.68 45.83 7.67
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)
Số liệu ở bảng 4.1 cho thấy: Số lao động chính, tuổi và trình độ chủ hộ không
có sự khác biệt giữa các vùng sinh thái. Số lao động bình quân/hộ khoảng 2 lao
động, trong đó hộ ở vùng đồng bằng có số lao động cao nhất (2.20 lao động). Độ
tuổi bình quân của các chủ hộ khoảng 45 tuổi, lớn nhất là các chủ hộ ở vùng Đồng
bằng (gần 46 tuổi).Về trình độ, các chủ hộ ở cả hai vùng sinh thái đều có trình độ văn
hoá khoảng hết lớp 7 và ít có sự sai khác mang ý nghĩa thống kê giữa hai vùng này.
Đối với chỉ tiêu về số nhân khẩu, hộ ở vùng miền núi có số nhân khẩu thấp hơn so
với hộ ở vùng đồng bằng.
4.1.2. Nguồn thức ăn chăn nuôi lợn
Lợn là loài động vật dạ dày đơn có khả năng tiêu hoá rất nhiều loại thức ăn
khác nhau, trong đó các sản phẩm trồng trọt như lúa, ngô, khoai, sắn là nguồn thức
23
ăn rất quan trọng trong chăn nuôi lợn gia đình. Việc tìm hiểu diện tích và năng suất
của một số cây trồng chính của hộ nhằm đánh giá khả năng chủ động về nguồn thức
ăn cho chăn nuôi lợn của các hộ ở 3 vùng sinh thái khác nhau là cần thiết. Chúng tôi
đã tìm hiểu về diện tích và năng suất một số loại cây trồng chính của các hộ và kết
quả được thể hiện ở bảng 4.2.
Bảng 4.2: Diện tích và năng suất một số cây trồng làm thức ăn chăn nuôi lợn.
(N=30 hộ)

Chỉ tiêu Đơn vị
Vùng Trung du Vùng Đồng bằng
Sig.
Mea
n Std
Mea
n Std
Diện tích lúa Tạ/ha 3.75 1.89 5.54 2.87 0.01
Năng suất lúa tạ/ha 2.26 0.18 2.37 0.36 0.01
Diện tích ngô ha 0.15 0.35 0.15 0.40 0.82
Năng suất
ngô
tạ/sào
0.98 0.18 1.30 0.56 0.24
Diện tích
khoai
ha
1.08 1.22 0.85 0.79 0.63
Năng suất
khoai
tạ/ha
1.34 0.69 1.32 0.74 0.17
Diện tích sắn ha 2.60 2.54 - - 0.00
Năng suất sắn tạ/ha 3.13 0.70 - -
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)
Số liệu ở bảng 4.2 cho thấy: So sánh các loại cây trồng ở 2 vùng thì diện tích
ngô và khoai của các hộ ít có sự biến động lớn, trong khi đó diện tích lúa và sắn có
sự khác biệt khá rõ giữa vùng miền núi. Diện tích lúa vùng miền núi khá thấp, 3.75
tạ/hộ, tuy nhiên do điều kiện đất đai thuận lợi hơn nên diện tích trồng sắn của các
hộ vùng miền núi hơn hẳn các hộ vùng Đồng bằng.

Về năng suất, năng suất lúa và ngô của các hộ ở mức trung bình so với năng
suất chung của toàn tỉnh (bình quân năng suất lúa và ngô trên toàn tỉnh tương ứng là
2.15 và 1.89 tạ/ha [21]). Trong khi đó năng suất sắn và khoai tương đối thấp, năng
suất sắn thấp hơn năng suất bình quân của tỉnh khoảng 2 tạ/ha, khoai khoảng 1.5
tạ/ha.
24
Nhìn chung, diện tích và năng suất các loại cây trồng của các hộ ở đây không
cao, điều này đã phần nào ảnh hưởng đến khả năng phát triển chăn nuôi lợn thịt của
các hộ ở đây.
4.1.3. Quy mô nuôi lợn thịt tại các hộ
Việc tìm hiểu quy mô chăn nuôi của các hộ nhằm nắm bắt được thực trạng và
khả năng đầu tư của các hộ. Chúng tôi đã nghiên cứu về chỉ tiêu này và kết quả thu
được thể hiện ở bảng 4.3 và biểu đồ 4.3.
Bảng 4.3: Quy mô chăn nuôi lợn thịt tại các hộ điều tra.
(N=30 hộ)
Quy mô/năm
(con)
Tỷ lệ hộ nuôi (%)
Vùng miền
núi
Vùng Đồng
bằng
Chung
1-10 33.33 36.67 35
11-20 40.00 50.00 45
21-30 16.67 16.67 16.67
31-40 0 6.67 3.33
Bình quân/hộ (con)
13.77
(6.08)

14.83
(8.35)
15.14
(7.14)
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)
Biểu đồ 4.3: Quy mô chăn nuôi lợn của các hộ điều tra
Kết quả bảng 4.3 và biểu đồ 4.3 cho thấy: Quy mô nuôi hàng năm của các hộ
điều tra phần lớn nằm vào khoảng từ 11-20 con (51.11% số hộ có cùng quy mô nuôi
25

×