DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
BNNPTNT: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
CN: Chấp nhận
CT: Chương trình
HPN: Hội phụ nữ
HND: Hộ nông dân
HTX: Hợp tác xã
KN: Khuyến nông
KL: Khuyến lâm
KT: Kỹ thuật
NXB: Nhà xuất bản
TBKT: Tiến bộ kỷ thuật
UBND: Uỷ ban nhân dân
UD: Ứng dụng
1
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Phần 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Phần 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Vài nét về nông hộ và kinh tế nông hộ
2.2. Vai trò của ngành chăn nuôi bò đối với nông hộ
2.2.1. Chăn nuôi bò cung cấp phân bón và sức kéo cho ngành trồng trọt
2.2.2. Chăn nuôi bò cung cấp thực phẩm cho nhu cầu sinh hoạt con người
2.2.3. Chăn nuôi bò sẽ tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho nông hộ
2.3. Những tiến bộ kỹ thuật đã được chuyển giao trong chăn nuôi bò thịt ở Việt
Nam trong thời gian qua
2.3.1. Khái niệm
2.3.2. Tình hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi bò cho nông hộ ở nước
ta
2.4. Tình hình phát triển chăn nuôi và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi bò
cho nông hộ ở Quảng Bình
2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong chăn
nuôi bò
2.5.1. Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên
2.5.2. Ảnh hưởng của yếu tố kinh tế - xã hội
Phần 3: VÙNG NGHIÊN CỨU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.3. Phương pháp nghiên cứu
2
3.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp
3.3.2. Thu thập số liệu mới
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò ở huyện Quảng
Trạch tỉnh Quảng Bình
4.2. Các nguồn cung cấp thông tin tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi bò cho hộ
4.3. Các phương pháp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi bò cho hộ
4.4. Kết quả các TBKT đã được chuyển giao trong chăn nuôi bò của hộ
4.4.1. Đánh giá mức độ phù hợp của các TBKT đã được chuyển giao
4.4.2. Tình hình chấp nhận và ứng dụng các TBKT đã được chuyển giao
4.4.3. Các hình thức quyết định áp dụng TBKT trong chăn nuôi bò thịt của hộ
4.5. Những khó khăn của hộ khi áp dụng kỹ thuật mới
4.6. Những hạn chế của bên chuyển giao
4.7. Ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh đến áp dụng TBKT trong chăn nuôi bò thịt ở
nông hộ
4.7.1. Ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên
4.7.2. Ảnh hưởng của yếu tố xã hội
4.7.3. Ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ
4.7.4. Ảnh hưởng của các điều kiện dịch vụ cho sản xuất
4.8. Ảnh hưởng của yếu tố nội tại đến áp dụng TBKT trong chăn nuôi bò thịt ở
nông hộ
4.8.1. Ảnh hưởng nguồn nhân lực của hộ đến áp dụng TBKT
4.8.2. Ảnh hưởng nguồn tài nguyên của hộ đến áp dụng TBKT
4.8.2. Ảnh hưởng của một số yếu tố nội tại khác đến việc áp dụng TBKT
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
5.1.1. Thực trạng chuyển giao và áp dụng tiến bộ kỹ thuật
5.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chuyển giao và áp dụng TBKT
5.2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
3
Bảng 2.1: Số lượng mô hình chăn nuôi bò ở Quảng Bình qua các năm 2002 – 2007
Bảng3.1: Một số yếu tố phản ánh đặc điểm khí hậu ở Quảng Trạch
Bảng3.2: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Quảng Trạch
Bảng 3.3: Cơ cấu dân số và lao động của huyện Quảng Trạch 2005-2007
Bảng 3.4: Diện tích và năng xuất một số cây trồng trên địa bàn huyện
Bảng 3.5: Số lượng đàn vật nuôi của huyện qua các năm
Bảng 4.1: Tình hình chuyển giao TBKT về chăn nuôi bò ở huyện Quảng Trạch
Bảng 4.2: Các nguồn cung cấp thông tin về TBKT về chăn nuôi bò của hộ
Bảng 4.3: Phương pháp chuyễn giao TBKT trong chăn nuôi bò của hộ
Bảng 4.4: Mức độ phù hợp của các TBKT đã được chuyển giao
Bảng 4.5: Tỷ lệ hộ tiếp cận tình hình chấp nhận và ứng dụng các TBKT đã được
chuyển giao
Bảng 4.6: Các hình thức quyết định áp dụng TBKT trong chăn nuôi bò của hộ
Bảng 4.7: Những khó khăn của người dân khi áp dụng TBKT mới
Bảng 4.8: Những hạn chế chủ yếu trong chuyển giao TBKT cho hộ
Bảng 4.9: Nhu cầu của người dân về dịch vụ đầu vào nhằm áp dụng tốt hơn TBKT
trong chăn nuôi bò
Bảng 4.12: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các TBKT trong chăn nuôi bò
thịt của hộ
Bảng 4.10: Một số chỉ tiêu chính về nguồn nhân lực của hộ
Bảng 4.11: Một số nguồn tài nguyên của hộ
Bảng 4.12: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các TBKT trong chăn nuôi bò
thịt của hộ
Phần 1
4
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Quảng Trạch là một huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Bình có những điều
kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi bò như: Đất trồng cỏ, nguồn thức ăn tận
dụng từ phế phụ phẩm của trồng trọt dồi dào, thời gian lao động nhàn rỗi của nông
dân còn nhiều, thị trường tiêu thụ sản phẩm từ chăn nuôi bò thịt đang rộng mở.
Chăn nuôi bò là một nghề truyền thống đã có từ lâu đời của huyện, con bò
gắn liền với nông hộ, gắn liền với sự phát triển của ngành chăn nuôi. Trước đây,
chăn nuôi bò trong nông hộ mang tính quảng canh, nhỏ lẻ, người chăn nuôi tận
dụng bãi chăn thả tự nhiên là chính, thiếu kinh nghiệm và kiến thức, chưa áp dụng
tiến bộ kỷ thuật về giống, quy trình chăn nuôi nên hiệu quả đạt được còn thấp.
Nhưng kể từ khi có các chương trình, dự án hổ trợ thì đã có nhiều hoạt động chuyển
giao tiến bộ kỷ thuật trong chăn nuôi bò được triển khai và đã thu được một số kết
quả nhất định. Tuy nhiên, trên thực tế việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật đã được
chuyển giao đôi khi không mang tính bền vững, các tiến bộ kỷ thuật không được
người dân chấp nhận hoặc chấp nhận và ứng dụng ở phạm vi nhỏ lẽ; hoặc khi còn
dự án chuyển giao thì có kết quả và khi dự án kết thúc thì kỷ thuật chuyển giao đó
không còn tồn tại ở địa phương nữa. Nó đã làm hao tốn không ít tiền của, sức lao
động và thời gian của các bên (cả bên chuyển giao và người tiếp nhận). Đây là vấn
đề lớn, song chưa có một nghiên cứu nào về thực trạng và xác định những yếu tố đã
ảnh hưởng đến những hạn chế trên.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi đã tiến hành đề tài “Thực trạng và yếu tố
ảnh hưởng đến chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt cho
nông hộ ở Quảng Trạch, Quảng Bình ”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
5
Tiến hành đề tài này, chúng tôi nhằm đạt được các mục đích sau:
- Tìm hiểu thực trạng của việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong chăn
nuôi bò thịt cho nông hộ tại huyện Quảng Trạch.
- Xác định những yếu tố ảnh hưởng trong quá trình chuyển giao các TBKT
trong chăn nuôi bò thịt.
- Làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo nhằm đề xuất giải pháp để nâng
cao hiệu quả của quá trình chuyển giao TBKT trong chăn nuôi bò thịt cho
nông hộ.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các nông hộ chăn nuôi bò thịt ở huyện Quảng
Trạch tỉnh Quảng Bình.
- Thời gian nghiên cứu từ: 01/2008 – 5/2008.
Phần 2
6
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Vài nét về nông hộ và kinh tế nông hộ
Nông hộ là hình thức kinh tế cơ bản của nông nghiệp. Tại cuộc hội thảo quốc
tế lần thứ tư về quản lý nông trại tại Hà Lan 1980, các đại biểu nhất trí rằng: Hộ là
một đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, đến tiêu dùng
và các hoạt động xã hội khác. Với ý nghĩa đó hộ gia đình nông dân là tế bào kinh tế
xã hội, là hình thức tổ chức cơ sở của nông nghiệp [7].
Hộ nông dân có các đặc trưng sau: (i) Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ
sở, vừa là đơn vị sản suất, vừa là đơn vị tiêu dùng; (ii) Quan hệ giữa tiêu dùng và
sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ từ cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng
hoá hoàn toàn; (iii) Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào
các hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau khiến cho khó giới hạn
thế nào là một hộ nông dân [7].
Hộ nông dân là đơn vị kinh tế chủ yếu đóng vai trò quyết định đối với sản
xuất nông nghiệp và nông thôn, việc tham gia vào quá trình sản xuất nói lên kinh tế
hộ đã tỏ ra ưu thế hơn so với các hình thức tổ chức khác, chính vì vậy cho nên đến
nay chưa có hình thức nào có thể hay thế kinh tế hộ trong lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn.
Đặc trưng bao trùm của kinh tế nông hộ là các thành viên trong nông hộ làm
việc một cách tự chủ, tự nguyện vì lợi ích kinh tế của bản thân và gia đình mình.
Mặt khác, kinh tế nông hộ nhìn chung là nền sản xuất nhỏ mang tính tự cấp tự túc
hoặc sản xuất hàng hoá với năng suất lao động thấp nhưng lại có vai trò quan trọng
trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển nói
chung và nước ta nói riêng [7].
Sự phát triển của kinh tế hộ có ảnh hưởng rất lớn đến việc ra quyết định của
hộ có hay không đầu tư vào các công nghệ và mức công nghệ họ có thể tiếp nhận
được do bởi người dân ra quyết định trên cơ sở cái họ có. Như trong sản xuất nông
nghiệp muốn phát triển yếu tố không thể thiếu là đất đai, vốn, lao động… khó mà
thành công trong công tác chuyển giao một tiến bộ kỹ thuật nào đó nếu hộ nông dân
đó thiếu nguồn lực trên. Và khi so sánh giữa hai nhóm hộ có điều kiện nguồn lực
7
khác nhau thì hộ nào có nguồn lực tốt hơn sẽ có khả năng lĩnh hội cũng như quá
trình chuyển giao thuận lợi hơn.
2.2. Vai trò của ngành chăn nuôi bò đối với nông hộ
2.2.1. Chăn nuôi bò cung cấp phân bón và sức kéo cho ngành trồng trọt
Chăn nuôi và trồng trọt là hai ngành chủ yếu của sản xuất nông nghiệp, giữa
chúng có mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời và ảnh hưởng qua lại lẫn
nhau.Trồng trọt kém, năng suất cây trồng thấp thì chăn nuôi cũng sút kém và ngược
lại. Phân bò là loại phân hữu cơ có khối lượng đáng kể, lượng phân thải ở bò 492.75
kg/con/năm (phân khô) [4]. Tổng lượng N,P,K thải ra/năm/đầu gia súc lớn 116kg
lượng phân hữu cơ này có tác dụng nâng cao độ phì nhiêu cho đất và cải tạo đất rất
tốt, nâng cao năng suất cây trồng, giảm đầu tư trong sản xuất từ đó tăng hiệu quả
kinh tế, tăng sức cạnh tranh và giảm ô nhiễm môi trường.
Trong trào lưu công nghiệp hoá tiến nhanh theo các nước công nghiệp phát
triển thì đã có xu hướng lãng quên sức kéo của gia súc. Nhưng hiện nay ở đất nước
ta sức kéo của trâu bò vẫn được coi trọng, nhất là ở những vùng nghèo và vùng có
địa hình khó khăn cho cơ giới hoá. Theo thống kê của Cục khuyến nông, Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn 2005 thì có 40% đàn trâu bò nước ta sư dụng vào
mục đích cày kéo. Ở các vùng xa những nơi mà đường sá chưa được cải tạo, việc
chuyên chở hàng hoá chủ yếu vẫn dùng sức kéo của trâu bò[6].
Lợi thế của việc sử dụng sức kéo của trâu bò là có thể hoạt động ở bất cứ địa
bàn nào, và sử dụng tối đa nguồn thức ăn thiên nhiên tại chỗ và các phế phụ phẩm
nông nghiệp, công nghiệp mà không cần sử dụng đến sự đầu tư chuyên gia kỹ thuật
nào[4].
2.2.2. Chăn nuôi bò cung cấp thực phẩm cho nhu cầu sinh hoạt con người
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu về thực phẩm ngày càng cao, thực phẩm
được chế biến từ thịt bò là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và rất quan trọng
đối với đời sống con người. Protein thịt bò có chứa đầy đủ các loại axit amin không
thay thế “Tỷ lệ protein hoàn thiện/protein không hoàn thiện của thịt bò là 550” [13].
Thịt bò có độ cảm quan thực phẩm cao ngoài ra nó còn chứa nhiều loại khoáng,
vitamin và các chất bổ dưỡng cho cơ thể với 171 kcalo/kg thịt [4]. Vì vậy thịt bò là
loại thực phẩm càng được coi trọng trong bửa ăn hàng ngày.
8
Sữa bò là sản phẩn có giá trị dinh dưỡng cao, không chỉ thể hiện qua hàm lượng
dinh dưỡng và tỷ lệ giữa chúng mà còn thể hiện qua đặc tính và các thành phần dinh
dưỡng. Sữa bò là loại thực phẩm quý đối với con người, đặc biệt là người già và trẻ
em, người lao động cực nhọc, đây là loại thực phẩm có tỷ lệ tiêu hoá cao 98%.
2.2.3. Chăn nuôi bò sẽ tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho nông hộ
Chăn nuôi bò giúp nông dân có thêm thu nhập, cải thiện đời sống, thoát khỏi
nghèo đói. Các nguồn thu từ chăn nuôi bò sẽ góp phần trang trải cho các nhu cầu
hàng ngày, hay dành dụm chi tiêu trong những lúc cần thiết của nông dân nghèo,
đối với các gia đình khá giả thì có thể dùng nguồn tiền này để kinh doanh sản xuất
[13].
Ở nước ta hiện nay lao động nhiều, vấn đề giải quyết lao động dư thừa được
Đảng và chính phủ rất quan tâm. Nhiều tỉnh khu vực miền Trung có tốc độ tăng dân
số lớn do vậy dẫn đến áp lực về dân số ngày càng tăng, đất chật người đông, công
ăn việc làm càng khan hiếm. Do vậy vai trò của chăn nuôi không chỉ giải quyết thu
nhập mà còn tạo công ăn việc làm [4].
2.3. Những tiến bộ kỹ thuật đã được chuyển giao trong chăn nuôi bò thịt ở Việt
Nam trong thời gian qua
2.3.1. Khái niệm
2.3.1.1. Khái niệm về tiến bộ kỹ thuật
Tiến bộ kỹ thuật là một danh từ, thể hiện những nét mới và tiến bộ của một
yếu tố kỹ thuật nào đó, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh
và cải thiện đời sống của nông dân và cư dân nông thôn [1].
2.3.1.2. Khái niệm về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
Có nhiều định nghĩa về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật:
Theo Swansas và Cloor 1994 thì chuyển giao TBKT hay công nghệ là một
quá trình tiếp diễn nhằm tiếp nhận thông tin có ích cho con người và từ đó giúp đỡ
họ tiếp thu những kiến thức, kỹ năng và quan điểm cần thiết để sử dụng có hiệu quả
lượng thông tin hoặc công nghệ đó [1].
Maunder (Fao, 1973) thì cho rằng: “Đó là một dịch vụ hay hệ thống nhằm
thông qua các phương thức đào tạo, giúp đỡ người nông dân cải thiện các phương
pháp, kỹ thuật canh tác, tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập, tăng mức sống và nâng
cao trình độ giáo dục xã hội của cuộc sống nông thôn [1].
9
Tóm lại, chuyển giao TBKT đề cập đến một tiến trình, bằng tiến trình đó,
những kỹ thuật được cải tiến sẽ được chuyển giao đến những ai có thể hưởng lợi
hoặc cảm thấy họ có thể hưởng lợi từ những kỹ thuật đó.
2.3.1.3. Công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
Công tác chuyển giao TBKT nhằm giúp nông dân có khả năng tự giải quyết
các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, nâng cao đời sống
và dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới thông qua áp dụng thành
công tiến bộ kỹ thuật bao gồm cả những kiến thức và kỹ năng về quản lý, thông tin
và thị trường, các chủ trương chính sách về nông nghiệp và nông thôn.
Chuyển giao TBKT còn phải giúp nông dân liên kết lại với nhau để phòng và
chống thiên tai, tiêu thụ sản phẩm, phát triển ngành nghề, xúc tiến thương mại, giúp
nông dân phát triển khả năng tự quản lý, điều hành và tổ chức các hoạt động xã hội
nông thôn ngày càng tốt hơn.
Như vậy: Mục đích của chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
- Đẩy mạnh sản xuất hàng hoá một cách bền vững, góp phần xây dựng nông
thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá và hợp tác hoá.
- Nâng cao thu nhập của nông dân, giúp nông dân giải quyết và đáp ứng
được các nhu cầu cơ bản của họ, thực hiện xoá đói giảm nghèo.
- Nâng cao dân trí trong nông thôn.
- Phát hiện các vấn đề mới nảy sinh, thẩm định các kết quả nghiên cứu để
hình thành chiến lược nghiên cứu.
2.3.2. Tình hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi bò cho nông hộ ở
nước ta
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thông qua các chương trình quốc gia
về phát triển đàn bò theo hướng thịt như chương trình sind hoá đàn bò, Zebu hoá
đàn bò. Điển hình là các chương trình dự án ở cấp nhà nước và cấp bộ: VIE/86/008;
ODA; KN 02- 08 giai đoạn 1995 - 2000; đề tài “Nghiên cứu nhân thuần và lai tạo
giống bò hướng thịt chất lượng cao ở Việt Nam” giai đoạn 2006 - 2008 do viện
Chăn nuôi Quốc gia chủ trì. Các nghiên cứu trong lĩnh vực chăn nuôi bò thịt được
tập trung vào các vấn đề: Giống, dinh dưỡng thức ăn, thú y…đã từng bước đưa
ngành chăn nuôi bò thịt tăng lên về cả quy mô và chất lượng [9].
10
Các tiến bộ kỹ thuật về giống: Lần đầu tiên dự án cải tạo đàn bò tiến hành từ
năm 1995 - 1998, tiến hành trên 27 tỉnh và thành phố với 231 huyện cùng 472.000
hộ nông dân tham gia. Dự án sử dụng 500 bò đực giống. Kết quả đạt được là sản
xuất ra 350.000 con lai làm tăng thêm hơn 25.000 tấn thịt hơi. Do giá bán của thị
trường của bò lai cao hơn bò nội là 1,5 - 2 lần nên tỷ lệ bò lai tăng từ 15 - 25% [17].
Đầu những năm 2000, một số giống bò chuyên thịt thuần chủng có chất
lượng cao như: Brahman, Drouth Master đã được nhập về với mục đích nuôi thuần
chủng và sản xuất con giống trong nước. Các nghiên cứu về nuôi thích nghi và nhân
giống thuần chủng các giống bò này đã và đang thực hiện tại một số tỉnh Bắc Bộ,
miền Trung và Đông Nam Bộ [2];[8].
Chính nhờ sự tích cực chuyển giao công tác về giống mà tốc độ tăng đàn của
bò lai trong cả nước không ngừng tăng lên. Thời kỳ 1995-1998 tốc độ tăng đàn bò
lai là 3%, nhưng sang thời kỳ 1998-2005 tốc độ tăng đàn của bò lai đạt 5%, chính
nhờ tốc độ này mà hiện nay cả nước có tỷ lệ tổng đàn bò lai là 30% [5];[16].
Thức ăn và dinh dưỡng: Nước ta là một nước nông nghiệp với nhiều loại cây
trồng cho nên có nguồn phế phụ phẩm phong phú. Trong thời gian qua nhiều công
trình nghiên cứu về chế biến, bảo quản và sử dụng nguồn phụ phẩm trồng trọt, như
chế biến ủ rơm urê, ủ chua thức ăn, bánh dinh dưỡng, khẩu phần thức ăn bổ sung…
[16] đã và đang được chuyển giao vào trong chăn nuôi bò trong cả nước, mang lại
hiệu quả thiết thực cho người nông dân. Cho đến thời điểm này, có nhiều hộ ở các
vùng đã thành công trong việc áp dụng các TBKT này như tỉnh Quảng Bình, Quảng
Ngãi…
Công tác thú y: Những năm trở lại đây công tác thú y được quan tâm hơn,
hàng năm tổ chức tiêm phòng định kỳ với 2 vacxin phòng bệnh (Tụ huyết trùng và
Lở mồm long móng) trên tất cả các vùng của cả nước. Bên cạnh đó lực lượng cán
bộ thú y không ngừng được đào tạo tay nghề, ngày càng tăng về số lượng và trình
độ chính vì vậy đã góp phần thoả mãn một phần nhu cầu sản xuất. Tuy nhiên hiện
nay có nhiều vùng đang thiếu cán bộ thú y nhất là vùng Núi và dân tộc ít người [9].
2.4. Tình hình phát triển chăn nuôi và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về chăn
nuôi bò cho nông hộ ở Quảng Bình
Sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với nông dân tỉnh Quảng
Bình. Nhằm khai thác thế mạnh UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố trong
11
những năm qua đã liên tiếp chỉ đạo chương trình phát triển chăn nuôi với quyết tâm
cao coi đây là giải pháp đột phá trong sản xuất nông nghiệp. UBND tỉnh duy trì một
số chính sách hổ trợ nông dân phát triển sản xuất: Hổ trợ giống năng xuất, chất
lượng, TBKT, hổ trợ phát triển chăn nuôi bò lai Sind, trang trại chăn nuôi bò [18].
Tổng đàn bò toàn tỉnh năm 2007 là 130.012 con tăng 5,6% so với cùng kỳ [20].
Các hoạt động của khuyến nông trong công tác chuyển giao TBKT như: In
ấn tờ rơi, tờ bướm hướng dẫn kỹ thuật, tạp huấn cho cán bộ khuyến nông, nông dân
về kỹ thuật chăn nuôi bò lai. Xây dựng các mô hình trồng cỏ chăn nuôi bò thịt tập
trung, vỗ béo bò để làm mô hình nông dân tham quan từ đó mà nhân rộng ra toàn
huyện. Tăng cường mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân vùng chăn nuôi bò,
ngoài ra thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như truyền thanh, truyền
hình, báo chí giới thiệu mô hình chăn nuôi có hiệu quả, gương sản xuất giỏi, tham
quan, tọa đàm, hội nghị chuyên đề từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, bổ ích
áp dụng vào sản xuất. Tổ chức được điển hình chăn nuôi giỏi, thành lập hội chăn
nuôi, có lịch sinh hoạt, có nội dung quy chế cụ thể của hội [6].
Bảng 2.1: Số lượng mô hình chăn nuôi bò ở Quảng Bình qua các năm 2002 -
2007, được thể hiện qua bảng sau:
Hoạt động Đvt 2002-
2003
2003-
2004
2004-
2005
2005-
2006
2006-
2007
Tổng
Mô hình vổ
béo bò
con 9 9 14 14 11 57
Mô hình
trồng cỏ
con - - - 14 11 35
(Nguồn: Báo cáo hợp phần thâm canh đa dạng NN tỉnh Quảng Bình, 2007)
Trong công tác thực hiện mô hình thì khuyến nông chăn nuôi đã thực hiện 57
mô hình vổ béo bò, 35 mô hình trồng cỏ. Qua năm năm thực hiện mô hình vổ béo
bò, nhìn chung các mô hình qua các năm thực hiện đều đạt và vượt chỉ tiêu kinh tế,
kỹ thuật đề ra, lợi nhuận mang lại khá cao. Các mô hình trồng cỏ với diện tích 35 ha
ở 7 huyện, thành phố năng xuất lứa đầu đạt bình quân 29,24 tấn/ha, lứa 2 đạt 44
tấn/ha. Đây cũng là mô hình được đánh giá cao giải quyết vấn đề khan hiếm thức ăn
trong chăn nuôi trâu bò ở tỉnh Quảng Bình hiện nay [15].
12
Chương trình cải tạo đàn bò với tổng kinh phí 340 triệu đồng, đã có
1855/2000 con bò cái đã được phối giống, trong đó đã có chửa 1630 con. Sở nông
nghiệp đã hổ trợ thực hiện thụ tinh nhân tạo bò 3218 con, trong đó Quảng Trạch là
446 con [15].
Hổ trợ trồng cỏ chăn nuôi bò: Theo số liệu thống kê sơ bộ của các phòng
kinh tế, diện tích đất trồng cỏ của 6 huyện trong năm 2007 trừ Minh Hóa đã đạt
150,875 ha [20]. Công ty Lệ Ninh đã hổ trợ nhân giống cỏ VA06 với quy mô 3 ha,
và đang triển khai thực hiện [6]. Mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân, hướng
dẫn kỹ thuật ủ rơm, ủ chua, ủ xanh thức ăn để các hộ nông dân tận dụng hết các
nguồn phế phụ phẩm tại chổ như rơm rạ, thân cây ngô, thân cây lạc làm thức ăn cho
trâu bò.
Công tác phòng chống dịch bệnh: Công tác thú y phòng chống dịch bệnh cho
đàn bò đã được các đơn vị quan tâm chỉ đạo thực hiện. Tuyên truyền hướng dẫn
nông dân xây dựng chuồng trại hợp lý, đảm bảo vệ sinh thú y, định kỳ phun thuốc
tiêu độc, khử trùng chuồng trại để ngăn ngừa không cho dịch bệnh xảy ra, lây lan.
Thực hiện tốt công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh
thú y. Từng bước quy hoạch xây dựng lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung [6].
2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong
chăn nuôi bò
2.5.1. Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp chủ yếu là các cơ thể sống, các cây
trồng, vật nuôi và thường xuyên chịu tác động của các nhân tố về điều kiện tự
nhiên. Vì thế một quá trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sẽ trực tiếp hay gián tiếp
chịu tác động của các yếu tố đó [11].
Vị trí địa lý: Vị trí địa lý của một vùng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sống của
người dân ở vùng đó. Những vùng có vị trí địa lý, giao thông thuận lợi thì quá trình
lao động, sản xuất, sinh hoạt sẽ tốt hơn. Người dân có cơ hội để tiếp cận và áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật, trao đổi giao lưu với bên ngoài, khả năng phát triển
kinh tế sẽ tốt hơn so với những vùng có điều kiện không thuận lợi.
Đất đai: Điều kiện đất đai sẽ chi phối và quyết định đến quá trình tổ chức sản
xuất của mổi nông hộ và hiệu quả sản xuất của nó. Diện tích và độ phì nhiêu của đất
13
là những yếu tố ảnh hưởng đến năng xuất và sản lượng của nguồn thức ăn của gia
súc như: Cỏ tự nhiên, cỏ trồng, các phế phụ phẩm….
Khí hậu thời tiết: Khí hậu thời tiết không những ảnh hưởng trực tiếp đến cơ
thể gia súc mà còn tác động đến sự phát triển của cây cỏ trên đồng cỏ và các nguồn
thức ăn xanh khác, nghĩa là tác động đến việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong
chăn nuôi bò. Thời tiết khí hậu miền Trung khắc nghiệt nên đã ảnh hưởng lớn đến
chăn nuôi bò, nhất là vào mùa khô, nắng nóng kéo dài, cây cỏ không phát triển
được, bò bị thiếu thức ăn nên tăng trọng kém.
2.5.2. Ảnh hưởng của yếu tố kinh tế - xã hội
2.5.2.1. Ảnh hưởng của yếu tố kinh tế hộ đến sự tiếp nhận và ứng dụng các tiến bộ
kỹ thuật
Sự phát triển của yếu tố kinh tế hộ có ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định
của hộ có hay không đầu tư vào áp dụng các kỹ thuật công nghệ mới, việc áp dụng
các công nghệ mới thường dựa vào các nguồn lực của nông hộ. Một khi các tiến bộ
kỹ thuật được chuyển giao đến hộ nông dân nếu như hộ đó có những điều kiện cần
thiết như vốn, nhân lực…thì hộ sẽ dể dàng tiếp nhận và ứng dụng các tiến bộ kỹ
thuật vào sản xuất.
Vốn: Hoạt động chăn nuôi mà đặc biệt là hoạt động chăn nuôi bò cần có sự
đầu tư về con giống, chuồng trại và các trang thiết bị lớn hơn so với chăn nuôi gia
súc khác. Hơn nữa hệ số quay vòng vốn và thời gian để có sản phẩm thường lại dài
hơn các loại gia súc khác nên không phù hợp với tâm lý người dân nhất là người
dân nghèo. Các hộ này chăn nuôi chủ yếu dựa vào phế phụ phẩm nông nghiệp và
đồng cỏ nên hiệu quả kinh tế chưa cao [13].
Trình độ lao động: Trình độ văn hoá của một người nó bao gồm tổng thể các
kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm… Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi ở
một số vùng có đạt được thành công hay không còn phụ thuộc rất lớn vào nhận thức
và khả năng thực hiện của cộng đồng dân cư đó. Nên trình độ dân trí nó được xem
như là điều kiện cần cho cộng đồng nông thôn khi tham gia vào các chương trình
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, trình độ dân trí giúp họ biết mình cần phải làm gì và
làm như thế nào khi tham gia vào các hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật của
các chương trình dự án.
14
2.5.2.2. Ảnh hưởng của chính sách quy định của nhà nước đối với việc chuyển giao
các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất
Chính sách nông nghiệp nông thôn “Là tổng thể các biên pháp kinh tế hoặc
phi kinh tế có liên quan đến nông nghiệp, nông thôn và các ngành có liên quan đến
nông nghiệp nông thôn theo một định mức với một mục tiêu nhất định” [14]. Chính
sánh nông nghiệp, nông thôn không chỉ là chính sách đơn thuần về nông nghiệp,
nông thôn, mà là các chính sách, các biện pháp tác động vào tất cả các lĩnh vực các
ngành có liên quan đến nông nghiệp, nông thôn.
Các chính sách, quy định của nhà nước có vai trò rất quan trọng, nó có tác
động thúc đẩy hay kìm hảm nền kinh tế của nước đó. Trong những năm lại đây nhà
nước ta đã đưa ra nhiều chính sách nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn. Những
chính sách này đã thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp phát
triển, làm cho đời sống của người dân từng bước thay đổi. Trong đó các chính sách
về chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật không những giúp nông dân tiếp cận được
các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp mà còn hổ trợ tạo điều kiện thuận
lợi cho các hộ ở nông thôn nhằm tăng cường phát triển sản xuất, giải quyết các khó
khăn cho các hộ dân.
2.5.2.3. Ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ đến việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào
sản xuất
Thị trường là yếu tố quan trọng, có những lúc thị trường trở thành yếu tố
quyết định sản xuất, điều chỉnh quy mô và tố độ sản xuất. Khi thi trường phát triển,
hàng hoá sản xuất ra bán giá cao, người sản xuất thu được nhiều lợi nhuận, khi đó
nó thúc đẩy phát triển với tốc độ cao, quy mô sản xuất được mở rộng và ngược lại
[12]. Hiện nay thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của ta phát triển còn chậm,
chủ yếu là do sản xuất không gắn với thị trường và không xuất phát từ nhu cầu thị
trường để điều chỉnh sản xuất một cách thích ứng.
Thị trường tiêu thụ bò có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong chăn nuôi
từ đó ảnh hưởng đến việc quy định đầu tư, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào chăn nuôi bò của mổi nông hộ. Do đó để việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật
đạt kết quả bền vững, các hộ áp dụng các kỹ thuật vào sản xuất một cách mạnh dạn
và hiệu quả thì đi đôi với việc chuyển giao cần tìm thị trường tiêu thụ cho người dân
[12].
15
2.5.2.4. Ảnh hưởng của một số yếu tố khác
Ngoài các yếu tố trên thì sự quyết định áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản
xuất còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như: Ảnh hưởng của yếu tố dân tộc,
tôn giáo, tín ngưỡng, thể chế và chính sách của địa phương. Ở một số nơi các yếu tố
này không còn phù hợp, thậm chí nó còn cản trở sự phát triển nói chung và quá
trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nói riêng. Bên cạnh đấy sự tiếp cận các nguồn
thông tin, phong tục tập quán chăn nuôi, tập quán tiêu dùng cũng ảnh hưởng đến
chăn nuôi và trở ngại cho việc đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi. Vì thế,
nghiên cứu đặc trưng văn hoá của mổi khu vực nhằm góp phần gìn giữ và phát huy
những yếu tố tích cực và hạn chế những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.
16
Phần 3
VÙNG NGHIÊN CỨU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Quảng Trạch là một huyện lớn nằm ở phái Bắc tỉnh Quảng Bình, nằm trải dài
từ toạ độ 17042’ đến 17059’ Vĩ Bắc và từ 1060 15’ đến 1060 34’ Kinh Đông, có
đường thiên lý Bắc - Nam đi qua suốt từ Đèo Ngang đến Sông Gianh dài gần 34km.
Quảng Trạch có vị trí phía Bắc giáp với tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp với huyện Bố
Trạch, phía Tây giáp với huyện Tuyên Hoá và phía Đông giáp với Biển Đông[20].
Là huyện đồng bằng nhưng Quảng Trạch vẫn có rừng và biển, nhiều nơi rừng chạy
sát bờ biển. Vùng đồng bằng tuy nhỏ nhưng có các hệ thống giao thông, sông ngòi
đảm bảo thuận tiện cho quá trình giao lưu kinh tế, văn hoá, thương mại với các tỉnh
và thành phố trong cả nước, cũng như các huyện khác trong tỉnh.
* Đặc điểm địa hình, đất đai
Địa hình của huyện phức tạp song phân bố trên 3 vùng sinh thái chính:
- Vùng bán sơn địa: Phần lớn nằm ở phía Tây quốc lộ 1A
- Vùng đồng bằng: Phân bố quanh Thị trấn Ba Đồn với bán kính chừng 5-7
km về phía Tây Nam của huyện.
- Vùng đất cát ven biển: Phân bố dọc theo quốc lộ 1A, đoạn từ đèo Ngang
đến sông Gianh.
Quảng Trạch có 3 hệ thống đất đai cơ bản được hình thành trên hệ thống
phong hoá: đất đồi núi chiếm 78,2%, đất phù sa chiếm 16,7%, đất cát ven biển
chiếm tỉ lệ 5,1% [18].
* Đặc điểm thời tiết, khí hậu
Quảng Trạch là một huyện nằm trong vùng khí hậu Duyên hải miền Trung
Việt Nam, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa hai miền Nam - Bắc với hai
mùa tương đối rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô chịu ảnh hưởng của gió Tây
Nam (gió Lào) khô nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) trong các tháng này thường có ít
mưa, nhiệt độ tương đối cao, nhiệt độ trung bình trong các tháng này khoảng từ 28-
30
0
, còn về mùa mưa chịu ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đông Bắc (từ tháng 9 đến
tháng 1 năm sau) nhiệt độ trung bình trong các tháng này từ 19-25
0
[18]. Với điều
17
kiện thời tiết có mùa khô kéo dài như trên đã gây nhiều khó khăn trong sản xuất và
sinh hoạt của người dân. Vào mùa khô, người dân thường thiếu nước để phục vụ
cho sản xuất và sinh hoạt. Phần lớn các cây trồng chính của bà con đều không đủ
nước tưới, kể cả các đồng cỏ cũng bị khô kiệt làm cho trâu bò thiếu thức ăn trầm
trọng.
Bảng3.1: Một số yếu tố phản ánh đặc điểm khí hậu ở Quảng Trạch
Tháng
Nhiệt độ (
0
C) Ẩm độ
TB(%)
Lượng mưa Số giờ
nắng
(giờ)
T
0
tb T
0
max T
0
min
Ngày
mưa
(ngày)
Lượng
mưa
(mm)
1 19,2 28,3 14,1 89 12 39,8 87,4
2 20,1 31,3 12,9 90 9 33,8 94,8
3 21,7 34,3 14,4 89 9 15,8 94,5
4 25,2 36,8 17,9 86 8 30,7 163,6
5 28,3 37,7 22,2 84 14 214,7 184,6
6 30,0 38,0 24,6 71 5 116,5 220,8
7 29,2 38,3 27,7 73 9 138,6 173,6
8 28,7 37,5 24,4 77 10 228,8 190,9
9 26,8 35,2 22,6 86 16 328,2 120,7
10 24,9 32,9 18,7 87 16 558,5 128,9
11 22,8 31,6 16,3 87 15 309,9 92,7
12 19,9 28,2 12,4 87 15 75,1 67
(Nguồn: Trạm Khí tượng Thuỷ văn huyện Quảng Trạch 2007)
* Ẩm độ:
Độ ẩm không khí ở huyện Quảng Trạch bình quân hàng năm biến động từ
83,83%, mùa có ẩm độ không khí cao kéo dài từ tháng 9 năm trước đến tháng 1
năm sau. Tháng có ẩm độ không khí cao nhất là tháng 12 và tháng, trong những
ngày này có ẩm độ đạt từ 89 - 90%. Mùa khô có ẩm độ thấp, có tháng ẩm độ trung
bình là 71%. Việc chăn nuôi gia súc như bò thường gặp khó khăn vào các tháng khô
hạn mà đặc biệt là vào tháng 6 và tháng 7 do có ẩm độ không khí thấp, lượng mưa
18
thấp nguồn thức ăn khan hiếm, nên rất cầm phải chăm sóc, cung cấp nước tưới cho
việc trồng cỏ trong khoảng thời gian này.
* Lượng mưa:
Quảng Trạch có tổng lượng mưa trung bình các năm dao động từ 2092,4 mm
và số ngày có mưa trung bình của các năm biến động từ 160 - 180 ngày. Mùa mưa
bắt đầu từ tháng 9 và kéo dài đến tháng 1, kèm theo gió bão, lượng mưa cao nhất
đạt từ 558,5 mm/tháng và thường lớn nhất vào tháng 10-11, lượng mưa thấp nhất
vào tháng 5 đến tháng 8. Lượng mưa phân bố không đều, tập trung lớn nhất vào
tháng 9 đến tháng 12, nên mùa mưa thường gây nên lũ lụt. Vì vậy, việc trồng cây ở
đây là vấn đề khó khăn, khắc phục được điều kiện khó khăn trên để mở rộng diện
tích và năng xuất cây trồng là vấ đề rất thiết thực.
* Chế độ gió:
Nhìn chung Quảng Trạch chịu tác động của hai hướng gió chính chi phối
trong năm. Mùa Đông chịu ảnh hưởng của gió Bắc và Đông Bắc nên mùa này
thường rét và ẩm ướt. Mùa Hạ thịnh hành với gió Tây và Tây Nam khô nóng xuất
hiện vào tháng 4 và kéo dài đến tháng 8, mạnh nhất vào tháng 6 và 7 do có ẩm độ
không khí thấp nên rất cần phải chăm sóc tưới nước cho cây trồng trong thời gian
này.
* Nguồn nước, thuỷ văn:
Huyện Quảng Trạch có Sông Gianh chảy qua trung tâm huyện và có các con
sông khác ven huyện như sông Loan ở phía Bắc. Ngoài ra còn có một hệ thống suối
nhỏ chằng chịt, có khả năng nuôi trồng thuỷ sản và xây dựng các đập hồ thuỷ lợi để
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.
Ngoài ra còn có một số hồ đập lớn nhỏ nằm rải rác trên các địa phận của
huyện, hệ thống ao hồ này có tác dụng phục vụ thuỷ lợi, cung cấp nước sinh hoạt,
nước tưới cho cây trồng như hồ Tiên Lang - xã Quảng Liên, hồ Bầu Sen, Bầu Mỹ -
xã Quảng Phương. Bên cạnh đấy hệ thống sông hồ cũng gây không ít khó khăn cho
người dân vào mùa mưa lũ, sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng, nhất là tình hình
dịch bệnh chăn nuôi sau lũ.
19
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Tình hình sử dụng đất đai:
Bảng3.2: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Quảng Trạch
Các loại đất Diện tích đất (ha) Tỷ lệ (% )
Tổng diện tích đất tự nhiên 61.226,00 100
1. Đất nông nghiệp 36.931,13 60,32
1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 9.386,27 15,33
- Đất trồng lúa 6.019,26 9,83
1.2. Đất lâm nghiệp 26.868,73 43,88
1.3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 611,53 0,10
2. Đất phi nông nghiệp 10.242,48 16,73
3. Đất chưa sử dụng 13.923,55 24,37
(Nguồn: Số liệu thống kê của huyện năm 2007)
Số liệu ở bảng 3.2 cho thấy Quảng Trạch có tổng diện tích đất tự nhiên rất
lớn chừng 61.226 ha, nhưng diện tích đất sản xuất đất nông nghiệp rất ít chỉ có
9.386,27 ha (chiếm 15,33%), trong đó đất trồng lúa hơn 6.00 ha, phần diện tích đất
nông nghiệp còn lại được dùng chủ yếu để trồng khoai và sắn để là thức ăn cho
chăn nuôi bò và lợn, và một phần nhỏ là trồng cây lâu năm.
Tiếp đến là diện tích đất lâm nghiệp, có 26.868,73 ha (chiếm 43,88%), với
trử lượng 648.000 m
3
gỗ, trong đó có khoảng 11.174,95 ha rừng tái sinh hơn 10
năm, có những khu rừng tái sinh như ở Quảng Lưu đã tạo một khu rừng tái sinh
rộng lớn, có thảm thực vật phong phú, nhiều động vật hoang dã đã dược bảo tồn và
đang tái sinh nhanh chóng.
Diện tích đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản của huyện là rất hẹp, toàn huyện
chỉ có 611,53 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, chiếm 0,1% tổng diện tích tự nhiên.
Đất ở là 10.242,48 ha (chiếm 16,73%), đất ở ở đây bao gồm đầt nhà ở và đất vườn,
còn phần đất chuyên dùng ở huyện được dùng chủ yếu để xây dựng các công trình
phúc lợi công cộng, và các xí nghiệp, nhà máy.
20
Điều đáng lưu ý là diện tích chưa sử dụng 13.923,55 ha (chiếm đến 24,37%),
gồm đất bằng, đất đồi trọc. Nếu phần diện tích này được đưa vào khai thác và sử
dụng, nó sẽ có tác dụng rất lớn cho việc thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển,
đây là tiềm năng lớn để có thể mở rộng diện tích đất đồi, lập nên các trang trại chăn
nuôi như: nuôi dê, nuôi bò…
* Dân số và lao động
Qua điều tra số liệu thứ cấp, chúng tôi thu được số liệu ở bảng 3.3.
Bảng 3.3: Cơ cấu dân số và lao động của huyện Quảng Trạch 2005-2007
Stt Năm
Cơ cấu
Đơn vị 2005 2006 2007
Tỷ lệ %
(2007)
1. Tổng dân số người 201.891 203.320 204.594 100
- Nam người 99.952 100.516 101.203 49,47
- Nữ người 101.939 102.804 103.391 50.53
- Nông thôn người 194.082 195.268 196.435 96,01
- Thành thị người 7.809 8.052 8.159 3,99
2. Tổng số hộ hộ 45.875 46.981 48.021 -
3. Tổng số lao động người 96.388 98.033 99.983 100
3.1
.
Lao động nông nghiệp người 61.587 59.686 58.772 58,78
3.2
.
Lao động thuỷ sản người 6.213 7.739 8.617 8,62
3.3
.
Lao động lâm nghiệp người 479 495 513 0,05
3.4
.
Lao động công nghiệp,
xây dựng và vận tải
người 18.841 18.148 18.564 18,57
3.5
.
Lao động thương mại,
dịch vụ
người 5.237 5.486 6.292 6,29
3.6
.
Lao động ngành nghề
khác
người 5.676 6.479 7.225 7,23
(Nguồn: Số liệu thống kê của huyện năm 2007)
21
Số liệu ở bảng 3.3 cho thấy: Năm 2007 tổng dân số toàn huyện là 204.594
người, mật độ dân số bình quân khoảng 325 người/km
2
. Dân số Quảng Trạch chủ
yếu tập trung ở khu vực nông thôn, chiếm tỷ lệ trên 90%, còn lại số ít sinh sống ở
khu vực thị trấn, thị tứ. Chính vì sự phân bố dân cư và khu vực sinh sống như vậy
nên Quảng Trạch hoàn toàn có thể phát triển về thế mạnh nông nghiệp của mình.
Đặc biệt là hướng phát triển chăn nuôi.
Về nguồn nhân lực, huyện Quảng trạch hiện có lực lượng lao động 99.983
người, chiếm 48,9% dân số, điều đó cho thấy nguồn lao động của huyện tương đối
dồi dào. Nguồn nhân lực phân bố trong các ngành kinh tế như sau: Nông nghiệp
chiếm 58,78%; Ngư nghiệp 8,62%; Lâm nghiệp 0,05%; Công nghiệp, xây dựng và
vận tải 18,57%; Thương mại dịch vụ 6,29%; Lao động khác7,23%. Qua đó cho thấy
lượng rất lớn lao động nông nghiệp trong điều kiện các ngành nghề ở nông thôn
chưa được phát triển thì tất yếu sẽ dư thừa lượng lao động lúc nông nhàn. Vì vậy,
cần phải khai thác tiềm năng lao động ở đây bằng việc phát triển sản xuất chăn
nuôi, mở rộng nhiều mô hình chăn nuôi phù hợp, tăng thu nhập cho người lao động.
* Tình hình sản xuất một số cây trồng chính được trồng trên địa bàn huyện
Bảng 3.4: Diện tích và năng xuất một số cây trồng trên địa bàn huyện
Cây trồng Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha)
Lúa 5540 48,6
Ngô 630 38,37
Khoai 1.550 76,2
Lạc 915 14,83
Sắn 580 159
(Nguồn: Số liệu thống kê của huyện năm 2007)
Số liệu ở bảng trên cho thấy trên địa bàn toàn huyện tập trung chủ yếu đối
với các đối tượng cây trồng như lúa, ngô, lạc, khoai lang. Được sự chỉ đạo từ tỉnh
đến cơ sở và những chính sách hổ trợ về giống, kỹ thuật để khuyến khích nhân dân
sản xuất, bên cạnh đấy cán bộ kỹ thuật về tận cơ sở ngay từ đầu vụ nên công tác tập
huấn kỹ thuật được thực hiện trước khi sản xuất. Trong đó lúa là cây trồng chủ đạo
và chiếm diện tích lớn nhất nhưng năng xuất vẫn đạt mức trung bình 48,6 tạ/ha, một
số cây trồng cho năng xuất khá cao như ngô, khoai lang. Nhìn chung đất màu chủ
22
động nước và nông dân biết cách bố trí thời vụ hợp lý nên cây trồng phát triển tốt và
cho năng xuất cao.
* Tình hình chăn nuôi của huyện qua các năm
Theo số liệu thông kê huyện, tổng đàn gia súc gia cầm của huyện qua các
năm có sự biến động và được thể hiện qua bảng 3.5.
Bảng 3.5: Số lượng đàn vật nuôi của huyện qua các năm
TT năm
vật nuôi
2005 2006 200
7
Tốc độ tăng
trưởng BQ (%)
1 Đàn trâu 7.170 7.380 7.6
92
1,3
2 Đàn bò 22.023 26.125 27.
536
5,9
3 Đàn lợn 85.319 88.252 90.
029
8,6
4 Đàn dê, hươu 4.631 5.300 5.5
81
25,6
5 Đàn gia cầm 293.52
7
335.00
0
355
.000
6,1
(Nguồn: số liệu thống kê của huyện năm 2007)
Số liệu ở bảng 3.5 cho thấy tốc độ phát triển chăn nuôi huyện Quảng Trạch
trong những năm qua có bước tăng trưởng khá. Tổng đàn gia súc, gia cầm của
huyện liên tục tăng về số lựơng. Đây chính là kết quả của các cấp uỷ chính quyền
cũng như các ban ngành, các tổ chức hội, đoàn thể đã từng bước quan tâm, tạo điều
kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi. Nhiều dự án như ICCO, NAPA, DPPR và
TTGVN tỉnh hoạt động trên địa bàn huyện đã góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển
ngành chăn nuôi. Bên cạnh đó nhu cầu cũng như nhận thức về công tác phát triển
chăn nuôi của nhân dân ngày càng tăng, đặc biệt việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật như
Sind hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn nên chất lượng ngày càng tăng lên. Hiện nay
trong tổng số 27.536 con bò thì bò lai Sind có khoảng 3.100 con.
23
Để thực hiện chủ trương của Đảng bộ huyện khoá XXII về phát triển chăn
nuôi trong thời gian tới. Huyện đã đẩy mạnh mạnh tập trung phát triển chăn nuôi,
chú trọng phát triển gia súc gia cầm về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu về
thực phẩm và tăng nhanh sản phẩm hàng hoá. Tiếp tục thực hiện nạc hoá đàn lợn,
sind hoá đàn bò, khuyến khích nuôi dê, gà công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Chăn
nuôi phát triển là điều kiện rất tốt để góp phần phát triển kinh tế xã hôi của huyện,
đây là hướng đi đúng đắn để tận dụng nguồn thức ăn phong phú ở huyện, đồng thời
tránh được sự khắc nghiệt của thời tiết trong phát triển sản xuất nông nghiệp.
* Cơ sở hạ tầng đến năm 2008:
- Tổng số xã có đường ô tô đến thôn chiếm 97,1%
- Tổng số xã có trường cấp II chiếm 82,5%
- Một trăm phần trăm số xã có trạm y tế
Nhìn chung, điều kiện cơ sở hạ tầng như điện, nước, giao thông, y tế, thông
tin, giáo dục đang ngày càng được đầu tư phát triển ở vùng này.
3.2. Nội dung nghiên cứu
a, Thực trạng chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt ở
huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình.
- Các TBKT đã được chuyển giao trong chăn nuôi bò thịt ở huyện Quảng
Trạch tỉnh Quảng Bình.
- Các cơ quan tham gia chuyển giao TBKT trong chăn nuôi bò.
- Phương pháp chuyển giao.
- Kết quả của các TBKT đã được chuyển giao.
- Những khó khăn của người dân khi áp dụng TBKT.
- Những đề xuất của người dân về việc chuyển giao TBKT và dịch vụ đầu
vào cho sản xuất chăn nuôi bò.
b, Yếu tố ảnh hưởng đến chuyển giao TBKT trong chăn nuôi bò thịt ở huyện
Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình.
- Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến công tác chuyển giao TBKT
trong chăn nuôi bò thịt.
- Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại đến công tác chuyển giao TBKT trong
chăn nuôi bò thịt.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
24
3.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập các số liệu đã công bố về tình hình chuyển giao TBKT trong chăn
nuôi bò thịt ở huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình trong 5 năm qua (từ 2002
đến 2007).
- Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên: Thời tiết, khí hậu, đất đai.
- Thu thập cá số liệu về điều kiện kinh tế xã hội: Tình hình kinh tế của
huyện, các chính sách quy định, cơ sở hạ tầng.
Nguồn số liệu được thu thập thông qua các tài liệu, các báo cáo, niên giám
thống kê ở các cơ quan thống kê, phòng nông nghiệp, trung tâm Khuyến nông tỉnh
và trạm Khuyến nông huyện, các cơ quan chuyển giao.
3.3.2. Thu thập số liệu mới
3.3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu
Chọn điểm: Việc chọn điểm dựa trên các tiêu chí sau:
- Quảng trạch có 3 vùng sinh thái (Đồng bằng, Trung du và Ven biển). Điểm
nghiên cứu ở mổi vùng sinh thái phải thể hiện được tính đại diện cho vùng
sinh thái đó về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.
- Điểm nghiên cứu phải có hoạt động chăn nuôi bò thịt.
- Điểm nghiên cứu phải có hoạt động chuyển giao TBKT trong chăn nuôi bò
thịt cho nông hộ.
Theo tiêu chuẩn trên tôi đã chọn các xã nghiên cứu như sau:
- Vùng đồng bằng: Xã Quảng Phương và xã Quảng Thanh.
- Vùng trung du: Xã Quảng Thạch và xã Quảng Lưu.
- Vùng ven biển: Xã Quảng Phú và xã Quảng Xuân.
Trên đây là những xã có đặc điểm về điều kiện tự nhiên và sản xuất chăn
nuôi bò thịt có thể đại diện cho vùng nghiên cứu và thoả mãn được các chỉ tiêu đề
ra cho mục đích nghiên cứu.
3.3.2.2. Thu thập số liệu mới
a, Sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân
(PRA: Paticipatory Rural Appraisal)
Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân là một quá
trình học hỏi lẩn nhau một cách linh hoạt giữa người dân địa phương và những
25