Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI DỊCH VỤ MyTV CỦA VNPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (679.78 KB, 132 trang )

PHẦN I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI DỊCH VỤ MyTV
CỦA VNPT
1.1. CƠ CHẾ TRIỂN KHAI DỊCH VỤ
1.1.1. Các văn bản triển khai dịch vụ
MyTV được xác định là dịch vụ chiến lược trong kế hoạch phát triển dài
hạn của VNPT, là chìa khóa để VNPT mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực truyền
hình/ truyền thông. MyTV còn là kênh quảng bá hiệu quả các sản phẩm, dịch vụ
của VNPT tới đông đảo khán giả trên khắp cả nước. Dịch vụ MyTV chính thức
ra mắt khách hàng vào ngày 28/9/2009.
Trong quá trình triển khai dịch vụ, Tập đoàn cũng như công ty chủ dịch
vụ VASC đã ban hành hệ thống các văn bản hướng dẫn các đơn vị thực hiện
triển khai dịch vụ.
* Cấp Tập đoàn
- Văn bản số 1328/QĐ-TTBH ngày 23/6/2009 của Tập đoàn về việc
ban hành mô hình xây dựng/tổ chức kênh phân phối dịch vụ IPTV
- Văn bản số 1329/QĐ-TTBH ngày 23/6/2009 của Tập đoàn về việc
ban hành quy trình chăm sóc khách hàng và giải quyết khiếu nại dịch vụ
IPTV
- Văn bản số 1768/QĐ-VNPT-TTBH ngày 03/9/2009 của Tập đoàn
về việc ban hành cước dịch vụ IPTV
- Văn bản số 1769/QĐ-VNPT-TTBH ngày 03/9/2009 của Tập đoàn
về việc phân chia doanh thu cước dịch vụ IPTV giữa VASC và VNPT tỉnh
thành phố
- Văn bản số 3918/VNPT-TTBH ngày 02/10/2009 của Tập đoàn về
việc phê duyệt giá vốn bộ giải mã STB dịch vụ MyTV
- Văn bản số 4044/VNPT-TTBH ngày 12/10/2009 của Tập đoàn về
việc hướng dẫn xây dựng phụ lục hợp đồng dịch vụ MyTV
- Văn bản số 3349/VNPT-TTBH-VT ngày 03/9/2009 của Tập đoàn
về cơ chế khuyến mại cước và STB trong thời gian đầu cung cấp dịch vụ
IPTV
- Văn bản số 4086/VNPT-TTBH-VT ngày 14/10/2009 của Tập đoàn


về việc triển khai dịch vụ MyTV trong thời gian đầu cung cấp dịch vụ
- Văn bản số 4159/CV-VNPT-KH ngày 19/10/2009 của Tập đoàn về
việc hướng dẫn hợp tác kinh doanh dịch vụ IPTV
1
- Văn bản số 5005/VNPT-KTTKTC ngày 02/12/2009 của Tập đoàn
về việc hướng dẫn trang bị modem hỗ trợ dịch vụ MyTV cho khách hàng
* Công ty chủ dịch vụ
- Văn bản số 439/QĐ-VASC ngày 24/9/2009 của VASC về việc ban
hành cước dịch vụ MyTV
- Văn bản số 440/CV-VASC ngày 24/9/2009 của VASC về việc áp
dụng bảng cước dịch vụ MyTV
- Văn bản số 36/2010/QĐ-VASC ngày 16/3/2010 của VASC về việc
ban hành cước dịch vụ MyTV.
* Viễn thông tỉnh thành phố
Từ các quy định của Tập đoàn, các VTT đã chủ động ban hành các quy
định cụ thể nhằm triển khai cung cấp dịch vụ tại đơn vị được hiệu quả:
- Quy định cước đấu nối hòa mạng dịch vụ IPTV
- Hướng dẫn khai thác, quy trình cung cấp dịch vụ
- Hướng dẫn thực hiện triển khai dịch vụ
- Hướng dẫn việc trang bị modem hỗ trợ dịch vụ cho khách hàng
- Ban hành mức hoa hồng đại lý
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh…
2
1.1.2. Trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị tham gia khai thác và kinh doanh dịch vụ MyTV
TT Nội dung công việc
Quyền hạn và trách nhiệm đơn vị trong VNPT
VASC VNPT tỉnh
I. Trách nhiệm của các đơn vị
1 Xây dựng mạng lưới
và hệ thống

- Đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác và vận hành hệ
thống cung cấp dịch vụ IPTV bao gồm hệ thống
VOD và hệ thống nén và truyền dữ liệu truyền hình,
hệ thống quản lý nội dung và quản lý khách hàng, hệ
thống mã hoá nội dung, hệ thống thu nhận truyền
hình, hệ thống truyền dẫn vô tuyến từ CPs tới IPTV
Headend;
- Xây dựng đường truyền cáp quang nối từ hệ thống
IPTV tới hệ thống mạng của VTN;
- Bảo hành, sửa chữa hệ thống khi gặp sự cố;
- Đầu tư xây dựng, nâng cấp, duy trì hạ tầng kết
nối;
- Đầu tư xây dựng, nâng cấp, duy trì hạ tầng mạng
nội tỉnh để cung cấp dịch vụ IPTV;
- Cung cấp hạ tầng truyền tải mạng nội tỉnh;
- Bảo hành, sửa chữa hệ thống tại đơn vị khi gặp
sự cố ảnh hưởng đến dịch vụ IPTV;
2 Lắp đặt, phát triển
thuê bao
- Phối hợp với VNPT tỉnh phát triển khách hàng (đặc
biệt là khách hàng B2B);
- Quản lý thuê bao phát triển trên toàn quốc;
- Tiếp nhận yêu cầu lắp đặt và phát triển thuê bao
- Tổ chức kênh phân phối dịch vụ IPTV của
VNPT tỉnh;
- Chịu trách nhiệm phát triển khách hàng.
- Chịu trách nhiệm phát triển thuê bao của các bộ
3
(qua điện thoại, email, website của VASC);
- Phối hợp với VNPT tỉnh đấu nối, lắp đặt thiết bị

đầu cuối và hoà mạng dịch vụ, dịch vụ chuyển thuê
bao cho khách hàng (trong trường hợp VNPT tỉnh/
khách hàng yêu cầu).
phận trong kênh phân phối của VNPT tỉnh.
- Quản lý thuê bao trong phạm vi tỉnh.
- Tiếp nhận yêu cầu lắp đặt và phát triển thuê bao
(tại các cửa hàng, đại lý, qua điện thoại, email,
website của VNPT tỉnh);
- Chủ trì thực hiện việc đấu nối, lắp đặt thiết bị
đầu cuối và hoà mạng dịch vụ, dịch chuyển thuê
bao cho khách hàng;
- Ký, theo dõi và quản lý hợp đồng cung cấp dịch
vụ với khách hàng;
3 Chuẩn bị nội dung,
nghiên cứu và phát
triển các dịch vụ trên
hệ thống
- Tìm nguồn, liên hệ, đàm phán, mua bản quyền nội
dung trong nước và nước ngoài.
- Chịu trách nhiệm về các vấn đề bản quyền nội dung
trên hệ thống IPTV.
- Biên tập, khai thác, phát triển nội dung dịch vụ.
- Nghiên cứu, đề xuất và triển khai phát triển các dịch
vụ ứng dụng giá trị gia tăng mới trên nền tảng hệ
thống IPTV.
4
4 Dịch vụ khách hàng - Đối với hoạt động chăm sóc khách hàng (CSKH) và
giải quyết khiếu nại (GQKN) thực hiện theo mô hình
tập trung.
4.1 Chăm sóc khách hàng - VASC là đơn vị chủ trì thực hiện hoạt động chăm

sóc khách hàng.
- VASC thực hiện các chương trình chăm sóc khách
hàng B2B.
- Phối hợp với VASC thực hiện chăm sóc khách
hàng.
- VNPT tỉnh thực hiện các chương trình chăm sóc
khách hàng B2C.
4.2 Giải quyết khiếu nại - VASC chủ trì hoạt động giải quyết khiếu nại. Giải
quyết các khiếu nại phát sinh do lỗi của VASC và
chịu trách nhiệm về các hậu quả phát sinh do lỗi của
VASC.
- VNPT tỉnh phối hợp giải quyết khiếu nại. Giải
quyết các khiếu nại phát sinh do lỗi của VNPT
tỉnh và chịu trách nhiệm về các hậu quả phát sinh
do lỗi của VNPT tỉnh.
4.3 Call center - Xây dựng và quản lý hệ thống call center thực hiện
việc CSKH & GQKN cho dịch vụ IPTV
5 Công tác Marketing - Chủ trì tổ chức các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị
trên toàn quốc, hướng dẫn, hỗ trợ về nội dung quảng
cáo, các thông tin, tài liệu cần thiết về quảng cáo dịch
vụ cho các VNPT tỉnh. Thống nhất với VNPT tỉnh về
việc đảm bảo thương hiệu trong quảng bá, thông tin
đầy đủ và kịp thời cho nhau bằng văn bản về các
chiến dịch quảng bá liên quan đến các dịch vụ hợp
- VNPT tỉnh chịu trách nhiệm phối hợp với VASC
tổ chức các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị tại địa
phương.
5
tác để tiện cho phối hợp phục vụ và chăm sóc khách
hàng, tránh tình trạng chồng chéo.

6 Đối soát số liệu - Tính cước, ghi cước.
- Đối soát và phân chia doanh thu với VNPT tỉnh,
VTN;
- Ghép cước, in hoá đơn và thu cước khách hàng.
- Đối soát và thanh toán doanh thu phân chia với
VASC.
II. Quyền hạn của các đơn vị
- 50% doanh thu thuê bao tháng.
- 50% doanh thu dịch vụ nội dung theo yêu cầu và
các dịch vụ tương tác & GTGT khác.
- 100% phí lắp đặt.
- 50% doanh thu thuê bao tháng.
- 50% hoa hồng phát triển thuê bao, bán thiết bị
đầu cuối (65.000 đ – 85.000 đ/ hợp đồng phát
triển được tùy theo doanh số đạt được trong tháng
+ 180.000 đ – 420.000 đ/tháng thưởng đạt chỉ
tiêu).
6
1.1.3. Phương án tính cước, đối soát, thu cước và thanh toán giữa VASC với
các VNPT tỉnh
a) Tính cước và thu cước
- VASC thực hiện ghi cước, tính cước.
- Các VNPT tỉnh thực hiện việc ghép cước, in hóa đơn và thu cước
khách hàng.
b) Đối soát, thống nhất số liệu cước
- VASC và các VNPT tỉnh thực hiện đối soát tổng số lượng thuê bao
trên mạng đến cuối tháng.
- Trong vòng 10 ngày hai bên phải hoàn tất và ký biên bản xác nhận
kết quả đối soát.
c) Thanh toán: thực hiện thanh toán dựa trên biên bản xác nhận số liệu

đối soát hàng tháng.
1.1.4. Một số kết quả đạt được và hạn chế
* Kết quả đạt được
- Quy định rõ ràng phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị
tham gia kinh doanh dịch vụ.
- Phối hợp giữa VNPT tỉnh thành phố và VASC khá chặt chẽ.
VNPT tỉnh thành phố đã thực hiện tốt trách nhiệm của mình. Một số đơn
vị như Đồng Nai, Lào Cai đã chủ động vận dụng khá linh hoạt các chính sách
của Tập đoàn nhằm thúc đẩy nhanh cung cấp dịch vụ và phát triển thuê bao.
* Một số tồn tại
- Tỷ lệ phân chia doanh thu cước giữa VTT với VASC là 50:50 chỉ
phù hợp với giai đoạn hiện nay, khi phương thức hợp tác khai thác nội dung chủ
yếu là mua đứt bản quyền có thời hạn.
Trong thời gian tới, khi triển khai phương thức hợp tác nội dung trên cơ
sở chia sẻ doanh thu với các đối tác cung cấp nội dung thì tỷ lệ 50:50 không còn
phù hợp nữa.
- Công tác chỉ đạo triển khai của Tập đoàn chưa quyết liệt. Một số tỉnh
thành phố triển khai dịch vụ còn chậm, chưa quán triệt chủ trương của Tập đoàn.
Một số tỉnh cung cấp song song MyTV với dịch vụ IPTV của VTC như Thanh
Hóa, Nghệ An, Lâm Đồng….làm hạn chế sự phát triển của MyTV. Cung cấp 2
dịch vụ cạnh tranh nhau rất khó cho nhân viên bán hàng cũng như khách hàng.
Ở một số tỉnh khi tư vấn cho khách hàng, nhân viên bán hàng thường hướng
7
khách hàng lựa chọn dịch vụ của VTC. Ở một số tỉnh khác phân chia địa bàn
cung cấp MyTV và dịch vụ IPTV của VTC.
1.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TRONG NĂM ĐẦU CUNG CẤP
Mục tiêu phát triển dịch vụ:
- Mở rộng hệ thống, tăng số lượng kênh, số lượng dịch vụ và thu
phát các kênh địa phương tại các node biên.
- Nghiên cứu và cung cấp tới khách hàng các dịch vụ theo lộ trình

linh hoạt và khả năng đáp ứng của hệ thống.
Mục tiêu cụ thể:
- Mở rộng khai thác các chương trình đặc sắc lấy từ kênh miễn phí
của nước ngoài.
- Tập trung vào chất lượng dịch vụ, cạnh tranh được với các đài
truyền hình, hệ thống truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số...
- Tăng cường kinh doanh quảng cáo trên các dịch vụ.
1.2.1. Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển dịch vụ
Kế hoạch phát triển Tình hình thực hiện
Số lượng
dịch vụ
Giai đoạn 1:
14 dịch vụ cơ bản:
- Truyền hình – Live TV
- Truyền hình theo yêu cầu – TV on Demand
- Dịch vụ tạm dừng – Time shift TV
- Dịch vụ lưu trữ - Network Personal Video
Recorder
- Dịch vụ trả tiền theo từng chuyên mục –
Instant Pay Per View
- Dịch vụ phim truyện – Video on Demand
- Âm nhạc – Music on Demand
- Karaoke – Karaoke on Demand
- Games – Game on Demand
- Phát thanh trực tuyến – Radio on Demand
- Chia sẻ hình ảnh – Media sharing & Photo
Album
- Thông tin cần biết – T Information
- Tiếp thị truyền hình – T Marketing
VNPT đã cung cấp 14 dịch vụ

tương tác và các loại hình giải
trí theo yêu cầu.
Dịch vụ Media sharing cho
phép khách hàng chia sẻ hình
ảnh, đang tiếp tục nâng cấp
dịch vụ để khách hàng có thể
chia sẻ video clip. Dịch vụ T-
Information và T-Marketing
cung cấp và cập nhật đầy đủ
các đầu mục thông tin hữu ích.
Chức năng ghi lại chương
trình còn hạn chế.
8
- Quảng cáo – Advertising.
Giai đoạn 2:
Các dịch vụ phát triển thêm: near Video on
Demand, local PVR, usage Sta, dịch vụ
truyền hình nghị - Video Conference, TV
email, Betting, Multi players games, một số
dịch vụ giá trị gia tăng và tương tác khác,
mua sắm qua TV –T-Marketing, bình chọn
qua TV – T-Voting, Walled Garden, Internet
trên TV – Internet on TV, nhắn tin qua tivi –
TV mesaging.
Đối tượng
khách
hàng sử
dụng
Phát triển tập trung tại khu vực thành phố, thị
xã (bao gồm cả khách hàng B2C và khách

hàng B2B)
Đối tượng khách hàng mục tiêu là hơn
2.500.000 thuê bao băng rộng của VNPT
Thuê bao phát triển chủ yếu ở
khu vực ngoại thành và trung
tâm huyện thị. Khách hàng
B2B còn hạn chế.
Phạm vi
cung cấp
+ Giai đoạn 1 (quý IV năm 2009): triển khai
tại 6 tỉnh gồm Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng,
Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương.
+ Giai đoạn 2 (đầu năm 2010): triển khai tại
14 tỉnh, thành tiếp theo.
+ Giai đoạn 3 (cuối năm 2010): triển khai tại
các tỉnh, thành còn lại.
Đến tháng 4/2010 đã triển
khai dịch vụ tại 63 tỉnh thành.
 Những khó khăn trong việc cấp phép dịch vụ
Dịch vụ MyTV được Bộ Thông tin và truyền thông cấp giấy phép thử
nghiệm trong thời gian 2 năm. Thời hạn kết thúc thử nghiệm là tháng 10/2011.
Trong thời gian qua, VASC đã chủ động làm việc với Đài Truyền hình
Hà Nội (THHN) đề nghị Đài THHN bảo trợ nội dung kênh truyền hình MyTV.
Tuy nhiên đến thời điểm này Đài THHN vẫn đang trong quá trình xem xét hồ
sơ của VNPT.
1.2.2. Tình hình phát triển thuê bao, doanh thu, phân bổ STB
Sau năm đầu tiên cung cấp (từ 28/9/2009 đến 15/9/2010) tổng số thuê bao
phát triển được trên toàn mạng lưới là 111.129 thuê bao. Kế hoạch phát triển
thuê bao năm 2010 đã được Tập đoàn điều chỉnh. Hiện tại tính đến 30/11/2010,
số thuê bao phát triển được 176.797, đạt được 88,4% kế hoạch năm, doanh thu

dịch vụ phát sinh toàn mạng tính đến 30/11/2010 là 58,620 tỷ đồng, đạt 85,6%
kế hoạch năm 2010 nên các đơn vị đang nỗ lực tăng tốc để hoàn thành kế hoạch.
Doanh thu bình quân/thuê bao ARPU hiện nay đạt hơn 330.000 đồng/thuê bao
(bao gồm cả doanh thu thiết bị).
9
Bảng 1. Kết quả phát triển thuê bao, doanh thu MyTV đến 30/11/2010 tại các VNPT tỉnh thành phố
STT VNPT Tỉnh/Thành
KH phát
triển thuê bao
2010 (thuê
bao)
Thực hiện
phân bổ STB
đến
30/11/2010
(cái)
Thuê bao phát
triển đến
30/11/2010
(thuê bao)
KH doanh thu
2010 (đồng)
Doanh thu phát
sinh đến
30/11/2010
(đồng)
ARPU
(đồng/thuê
bao)
1 Bắc Giang 3.600 3.026 2.849 1.178.444.250 1.027.626.539

360.697
2 Bắc Ninh 3.200 2.928 2.613 1.623.155.250 988.983.423
378.486
3 Quảng Ninh 5.000 4.586 3.654 1.182.577.500 1.521.754.735
416.463
4 Thái Nguyên 2.000 3.015 2.588 787.846.500 924.684.565
357.297
5 Hà Giang 2.000 2.269 2.290 628.881.000 1.226.307.527
535.505
6 Tuyên Quang 3.500 4.644 3.381 672.683.250 1.404.635.777
415.450
7 Hà Nam 2.500 2.764 2.974 642.588.750 1.090.936.907
366.825
8 Ninh Bình 2.000 1.834 1.389 473.721.000 510.197.063
367.313
9 Nam Định 3.000 3.712 3.019 1.834.415.250 1.446.609.235
479.168
10 Thái Bình 4.000 4.850 3.805 778.008.750 1.062.152.000
279.146
11 Nghệ An 4.500 2.596 1.793 1.318.449.750 671.202.889
374.346
12 Hà Tĩnh 3.000 4.148 3.082 473.031.000 954.156.725
309.590
13 Hà Nội 1.400 5.528 3.842 6.800.724.000 1.127.103.706
293.364
14 Hòa Bình 1.000 1.628 1.394 255.955.500 715.179.500
513.041
15 Sơn La 3.000 3.714 2.716 1.082.956.500 1.276.382.655
469.949
16 Điện Biên- Lai Châu 2.000 3.592 3.546 593.211.000 708.690.764

199.856
17 Hải Dương 3.000 5.786 5.098 1.786.983.000 1.748.127.829
342.905
10
18 Hải Phòng 4.000 2.780 1.967 2.258.447.250 1.326.610.489
674.433
19 Phú Thọ 2.500 2.146 1.809 767.418.750 694.463.781
383.894
20 Lào Cai 3.000 3.720 2.858 1.507.212.000 1.353.064.154
473.430
21 Yên Bái 2.500 2.646 1.850 354.773.250 711.430.549
384.557
22 Hưng Yên 3.500 3.956 3.796 1.394.624.250 1.344.031.472
354.065
23 Lạng Sơn 3.000 2.048 1.643 747.468.750 841.420.117
512.124
24 Cao Bằng 1.800 3.512 2.667 388.165.500 1.061.574.203
398.041
25 Bắc Cạn 500 958 930 151.317.750 322.810.958
347.109
26 Thanh Hóa 4.000 2.150 727 1.301.525.250 269.370.736
370.524
27 Vĩnh Phúc 2.500 3.604 2.929 937.248.750 1.672.112.412
570.882
28 Đà Nẵng 2.500 2.783 2.167 2.023.581.750 770.214.712
355.429
29 Đăk Lăk-Đắc Nông 4.500 4.681 3.168 1.123.839.750 857.603.809
270.708
30 Gia Lai 2.000 2.073 1.289 752.268.750 574.389.380
445.609

31 Kon Tum 900 1.573 1.144 256.015.500 333.865.021
291.840
32 Huế 2.000 1.540 1.062 950.082.000 352.636.234
332.049
33 Khánh Hòa 2.000 2.432 1.713 1.782.453.000 520.374.573
303.780
34 Bình Định 3.000 3.418 3.190 711.256.500 560.084.360
175.575
35 Phú Yên 1.000 2.022 1.102 354.773.250 388.304.334
352.363
36 Quảng Nam 2.000 5.235 6.952 559.791.000 781.746.335
112.449
37 Quảng Ngãi 3.000 4.508 4.330 1.055.956.500 931.002.207
215.012
38 Quảng Trị 1.500 1.898 1.517 374.873.250 297.252.135
195.947
39 Quảng Bình 2.000 3.579 2.621 473.031.000 860.125.943
328.167
40 An Giang 4.000 2.800 2.475 709.546.500 649.873.956
262.575
41 Bạc Liêu 2.500 3.648 3.436 767.268.750 806.912.394
234.841
11
42 Sóc Trăng 2.000 4.370 3.698 572.361.000 1.208.654.830
326.840
43 Bình Dương 6.000 7.243 5.523 2.015.673.000 1.661.252.673
300.788
44 Bình Thuận 2.500 4.876 4.284 847.878.750 1.184.595.374
276.516
45 Cà Mau 5.400 5.710 4.871 354.773.250 1.465.513.044

300.865
46 Cần Thơ-Hậu Giang 3.500 4.512 4.211 1.692.245.250 1.354.297.059
321.609
47 Đồng Nai 5.500 9.687 6.248 1.578.215.250 2.532.402.511
405.314
48 Hồ Chí Minh 32.000 3.348 1.848 7.605.306.000 415.913.126
225.061
49 Kiên Giang 3.500 4.838 3.676 879.014.250 1.077.347.065
293.076
50 Lâm Đồng 5.000 5.272 4.590 1.186.357.500 1.680.811.503
366.190
51 Ninh Thuận 1.500 1.084 817 405.113.250 258.234.993
316.077
52 Long An 3.000 2.778 2.443 1.031.206.500 775.427.425
317.408
53 Tây Ninh 8.000 10.064 8.427 1.647.609.750 3.349.022.813
397.416
54 Bình Phước 2.000 5.736 4.755 242.335.500 1.114.089.068
234.298
55 Tiền Giang 2.000 5.113 4.188 879.254.250 1.117.702.937
266.882
56 Bến Tre 1.200 2.840 1.871 709.546.500 461.679.067
246.755
57 Vĩnh Long 1.500 2.164 1.427 609.528.750 487.273.453
341.467
58 Trà Vinh 1.500 2.684 1.999 354.773.250 583.675.703
291.984
59 Đồng Tháp 1.100 2.604 1.903 591.288.750 536.035.857
281.679
60 Vũng Tàu 4.000 3.420 2.643 1.428.783.000 670.937.672

253.855
Tổng 200.100 8.279 176.797 68.447.835.000 58.620.872.273 331.571
12
Theo thống kê ở bảng trên cho thấy, có một số tỉnh, thành phố phát triển
được nhiều thuê bao nhưng tổng doanh thu phát sinh ít, ARPU thấp dưới
200.000 đồng/thuê bao. Ví dụ như Quảng Nam, Bình Định, Điện Biên – Lai
Châu, … Một số tỉnh, thành phố có số thuê bao phát triển không cao như một số
đơn vị khác như tổng doanh thu phát sinh cao, ARPU cao trên 500.000
đồng/thuê bao, như Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Hà Giang,…
Hiện tượng trên là do tỷ lệ gói cước khách hàng sử dụng khác nhau, các
đơn vị thực hiện chương trình khuyến mại STB khác nhau. Cụ thể ở bảng sau:
Bảng 2: Cơ cấu các gói cước/tổng thuê bao của một số VNPT tỉnh thành phố

STT
VNPT tỉnh, thành
phố

ARPU
(đồng/thuê
bao)
Cơ cấu các gói cước/tổng thuê bao (%)
Gói
MyTV
Gói
MyTV
HD
Gói Full
Option
Gói Full
Option

HD
1 Hải Phòng 674.433 3,8 35,5 0,5 60,2
2 Hà Giang 535.505 18,5 53,6 3,8 24,1
3 Vĩnh Phúc 570.882 41,7 20,3 15,1 23,0
4 Lạng Sơn 512.124 24,6 24,5 8,2 42,6
5 Quảng Nam 112.449 87,8 9,7 1,5 1,0
6 Bình Định 175.575 60,0 37,6 0,5 1,9
7 Điện Biên- Lai Châu 199.856 72,2 17,9 3,9 6,0
Bảng trên cho thấy những tỉnh có ARPU thấp thì tỷ lệ khách hàng sử
dụng gói MyTV chiếm đa số, còn những tỉnh có ARPU cao thì tỷ lệ khách hàng
sử dụng các gói cước FullOption cao hơn các gói cước khác.
Bảng 3: Kết quả phát triển thuê bao tại các đơn vị triển khai đồng thời
MyTV và VTC IPTV
STT VNPT Tỉnh/Thành Thuê bao VTC IPTV Thuê bao MyTV
1 Hải Phòng 597 1.967
2 Thanh Hóa 4.218 727
3 Nghệ An 420 1.793
4 Vũng Tầu 30 2.643
5 Bình Dương 505 5.523
6 Ninh Bình 402 1.389
7 Huế 236 1.062
8 Đà Nẵng 226 2.167
9 Bình Định 172 3.190
13
10 Khánh Hòa 28 1.713
11 Đăk Lăk 30 3.168
12 TP.Hồ Chí Minh 94 1.848
Tổng cộng: 6.958
Tại các hầu hết các đơn vị, sau khi triển khai MyTV thì VTC IPTV phát
triển chậm lại. Riêng tại VNPT Thanh Hóa, tốc độ phát triển MyTV rất chậm,

trong khi số thuê bao VTC IPTV vẫn khá cao.
1.2.3. Năng lực hệ thống MyTV
Năng lực hệ thống IPTV toàn Tập đoàn hiện đáp ứng được 170.000 line
và một số thiết bị dự phòng. Tuy nhiên đến 30/11/2010 số thuê bao phát triển
được là 176.797 thuê bao, đã vượt dung lượng cho phép. Trong thời gian qua đã
xẩy ra nghẽn cục bộ đối với VoD và Time Shift TV ở một số tỉnh như Tây Ninh,
Thái Nguyên ...
Hiện tại VASC đã chủ động sử dụng toàn bộ thiết bị dự phòng để lắp mở
rộng cho Tây Ninh, Thái Nguyên, Đồng Nai, Đà Nẵng, Nam Định, Hòa Bình
nhằm hạn chế tình trạng quá tải. Hệ thống hiện nay gặp rủi ro gián đoạn dịch vụ
không khôi phục được nếu có xẩy ra hỏng thiết bị phần cứng.
Dịp Tết nguyên đán sắp tới là thời điểm các đơn vị tập trung phát triển
thuê bao. Do vậy Tập đoàn đang xem xét phê duyệt phương án mua mở rộng hệ
thống hiện hữu thêm 130.000 line, nâng dung lượng toàn hệ thống là 300.000 đủ
đáp ứng đến hết quý I năm 2011. Nếu năng lực hệ thống mở rộng không kịp sẽ
gây ra nhiều khó khăn trong việc phát triển thuê bao đặc biệt là trong thời gian
giáp Tết nguyên đán.
1.2.4. Chất lượng dịch vụ
Theo đánh giá của khách hàng, chất lượng dịch vụ LiveTV thời gian đầu
vẫn chưa ổn định, hiện tượng giật, vỡ hình xảy ra thường xuyên, tốc độ chuyển
kênh còn chậm. Dịch vụ truyền hình theo yêu cầu thường bị mất nội dung, nhất
là khi có nhiều người dùng cùng lưu chương trình tập trung vào một thời điểm,
đặc biệt trong mùa World Cup vừa qua. Nguyên nhân là vì chất lượng dịch vụ
MyTV phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
- Chất lượng hạ tầng mạng: để cung cấp được dịch vụ MyTV, yêu cầu
băng thông phải đảm bảo ít nhất 3M, khoảng cách giữa DSLAM tới modem
khách hàng từ 2-3km.
Thực tế hiện nay hạ tầng mạng cấp tỉnh phổ biến là cáp đồng nên việc
đảm bảo yêu cầu băng thông còn nhiều hạn chế và không ổn định. Những nơi
thuê bao xa đài, trạm hay cáp không tốt không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật

14
cần có để lắp IPTV. Nhiều VTT phải từ chối yêu cầu của khách hàng tại những
khu vực hạ tầng mạng không đủ điều kiện để cung cấp dịch vụ.
- Chất lượng hệ thống thu, giải mã, điều chế nội dung: Hệ thống thu nội
dung từ các nguồn khác nhau, thực hiện mã hóa hình ảnh và âm thanh, chuyển
đổi thành các luồng IP multicast ở khuôn dạng mong muốn, sau đó đóng gói và
truyền đến thiết bị đầu cuối. Như vậy yêu cầu mã hóa phải chuẩn thì các gói IP
truyền đi mới không bị lỗi.
- Chất lượng hệ thống phân phối nội dung: Các cụm máy chủ VoD và hệ
thống quản lý VoD tương ứng lưu trữ các nội dung đã được mã hóa và phân
phối nội dung. Như vậy yêu cầu dung lượng các máy chủ VoD phải đủ lớn để
lưu trữ các nội dung, hệ thống phân tải phải linh hoạt và đảm bảo băng thông để
các dịch vụ theo yêu cầu không bị nghẽn hay mất nội dung. Hiện nay toàn bộ
nội dung theo yêu cầu của hệ thống MyTV tập trung lưu trữ tại máy chủ đặt ở
Hà Nội và phân phối đi toàn quốc, máy chủ quá tải nên xảy ra hiện tượng nghẽn,
mất nội dung.
1.3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NỘI DUNG
1.3.1. Tình hình phát triển nội dung một số dịch vụ cơ bản của MyTV
Trên hệ thống IPTV đang ngày càng được cung cấp nhiều nội dung phong
phú và hấp dẫn hơn. Nhờ nỗ lực của Tập đoàn cũng như VASC, nội dung dịch
vụ đã phát triển nhanh hơn kế hoạch ban đầu.
Bảng 4. Tình hình phát triển nội dung một số dịch vụ cơ bản của MyTV
Mục tiêu phát triển nội
dung
Kế hoạch phát triển Tình hình thực hiện
Kênh
truyền
hình
- Tập trung vào chất
lượng kênh, chưa tập

trung vào số lượng kênh.
- Tập trung khai thác các
kênh truyền hình đặc sắc
có tính Việt hoá cao.
- Tăng cường kinh doanh
quảng cáo và triển khai
các dịch vụ khai thác trên
kênh.
- Xây dựng các kênh
truyền hình riêng của hệ
thống MyTV để thu hút
Thời gian đầu (1 đến 2
năm) cung cấp 32 kênh
(28 kênh SD và 4 kênh
HD). Sau 2 năm tăng
lên 40-50 kênh, các năm
tiếp theo khoảng 60-80
kênh.
Xây dựng kênh ảo
Sản xuất Kênh MyTV
Sau 1 năm cung cấp số
lượng kênh truyền hình
đã tăng lên 69 kênh,
trong đó có 66 kênh
cung cấp chính thức, với
65 kênh SD và 4 kênh
HD, 26 kênh nước
ngoài, 45 kênh trong
nước và kênh địa
phương.

VASC đã biên tập và
phát sóng thử nghiệm
kênh MyTV.
15
khách hàng và khai thác
quảng cáo.
Nhiều kênh truyền hình nước ngoài chưa có phụ đề hay thuyết minh tiếng Việt. Còn
thiếu kênh chuyên biệt dành cho thiếu nhi, kênh chuyên đề giáo dục, dạy học ngoại ngữ, hay
kênh chuyên về âm nhạc dành cho giới trẻ như YanTV, Yeah1 TV.
MyTV cũng đã bổ sung nhiều kênh địa phương nhưng chưa có kênh truyền hình cũng
như VoD mang tính đặc trưng văn hóa vùng miền. Đặc biệt như thể loại ca cổ, cải lương…. là
loại hình nghệ thuật phổ biến và được yêu thích trên toàn khu vực Nam Bộ.
Đối với khách hàng ở khu vực thành phố, nội dung trên MyTV vẫn chưa đa dạng, phong phú,
chưa đáp ứng được nhu cầu của họ, chưa có sự khác biệt giữa MyTV và các dịch vụ truyền
hình khác.
Phim
- Cạnh tranh được với các
đài truyền hình, hệ thống
truyền hình cáp, truyền
hình kỹ thuật số, dịch vụ
phim của một số nhà
cung cấp Internet TV
khác…
- Tập trung vào chất
lượng phim, độ hấp dẫn
của phim
- Tăng cường kinh doanh
quảng cáo, kéo tài trợ cho
các bộ phim được trình
chiếu

- Xây dựng kênh phim ảo
trên hệ thống IPTV để thu
hút khách hàng và khai
thác quảng cáo.
1000 tập phim bộ
400 phim điện ảnh
200 phim ngắn (phim
hài hoặc phim hoạt
hình)
Thời gian mới triển khai
trên thệ thống IPTV
cung cấp được 45 phim
HD, 230 phim SD và 22
phim bộ của các quốc
gia trên thế giới.
Tháng 11/2010: 701
phim lẻ (186 phim HD,
515 phim SD), 42 phim
bộ, 6 phim 3D.
Phim theo yêu cầu là một trong hai dịch vụ của MyTV được khách hàng thường xuyên sử
dụng nhất, cũng là một trong những nội dung được nhà cung cấp dịch vụ và các nhà sản xuất
rất quan tâm. Để có thể cạnh tranh được với các dịch vụ phim của các nhà cung cấp khác,
MyTV cần có nguồn phim tốt và ổn định. Hiện nay kho phim lẻ của MyTV bao gồm các thể
loại như hành động, tâm lý, hài, kinh dị, viễn tưởng, hình sự, khác (hoạt hình,…), phim bộ
cũng gồm nhiều thể loại từ nhiều nước như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông…Tuy
nhiên theo đánh giá của khách hàng, MyTV còn ít phim mới, ít cập nhật phim, còn thiếu một
16
số loại video như phim kiếm hiệp, hài Việt Nam, cải lương…
Nhạc
- Cạnh tranh được với các

kênh ca nhạc của truyền
hình cáp, kỹ thuật số và
các loại hình nghe nhạc,
hát Karaoke phổ biến
khác.
- Tập trung vào chất
lượng bài hát, không quá
chú trọng vào số lượng
bài hát.
- Tận dụng nguồn thu chủ
yếu từ quảng cáo thông
qua việc kinh doanh
quảng cáo, lồng ghép các
clip quảng cáo trên các
chương trình, các bài hát
có độ “hot” cao.
1000 bài hát MoD và
KoD trong 3 năm đầu
kinh doanh.
Từ năm thứ 4 trở đi,
mỗi năm cung cấp
khoảng 2300 bài hát ở
cả 2 thể loại.
Audio: 2450 bài
Video clip: 2580
Karaoke: 1550
Mua bản quyền cho hơn
2.500 video clip âm
nhạc và karaoke.
Dịch vụ âm nhạc của MyTV khai thác các bài hát ở cả 2 thể loại nghe nhạc theo yêu

cầu (MoD) và karaoke theo yêu cầu (KoD). VASC đã thúc đẩy việc mua và khai thác thành
công nhiều bản nhạc, tăng nhanh kho bài hát cả về audio lẫn video clip ngày càng phong phú
hơn cho MoD và KoD.
Game
- Tập trung vào cung cấp
game java có số lượng
phong phú, nội dung hấp
dẫn, hình ảnh sống động,
giao diện bắt mắt, mang
phong cách hiện đại.
- Tập trung vào thu hút
khách hàng bằng cách
tiếp cận game mới, tiện
lợi, hấp dẫn.
- Tận dụng nguồn thu từ
các sản phẩm quảng cáo
xuất hiện trên dịch vụ
game, nhất là các sản
Cung cấp các game kinh
điển, có tính chất giải trí
nhẹ nhàng, có tính giáo
dục cao. Trong năm đầu
sẽ cung cấp 50 game,
các năm sau mỗi năm
bổ sung 150-200 game.
Sử dụng hình thức mua
bản quyền hoặc chia sẻ
doanh thu.
Khi mới ra đời, IPTV
cung cấp 85 game trên

hệ thống, chạy ổn định
trên STB SD
Đến nay kho game của
MyTV đã đạt 150 game
offline
17
phẩm dành cho học sinh
sinh viên, các hộ gia đình,
giới công chức văn
phòng.
MyTV chủ yếu tập trung cung cấp các mini game offline dành cho hộ gia đình và giới
chức văn phòng bao gồm các game kinh điển, có nội dung đơn giản, dễ chơi, có tính chất giải
trí nhẹ nhàng, mang tính giáo dục cao. Hệ thống của MyTV chưa cho phép phát triển những
game có nội dung đặc sắc, nhiều phân cảnh, tiết tấu nhanh.
Đối với một số nội dung khác như dịch vụ tra cứu thông tin, đọc truyện,…
cũng đang hoàn thiện. MyTV cung cấp nội dung thông tin kịp thời theo sự kiện
như tra cứu điểm thi đại học…
Ở một số địa bàn như Đồng Nai, Bình Dương, Lào Cai, Nghệ An…
MyTV đã nhận được nhiều phản ứng tích cực từ phía khách hàng về chất lượng,
nội dung cũng như sự phong phú và tính tương tác cao của dịch vụ. Số thuê bao
sử dụng dịch vụ và số lượng khách hàng đăng ký ngày càng tăng chứng tỏ sức
hút của loại hình giải trí vượt trội này đối với người dân trong cả nước.
1.3.2. Công tác hợp tác với các nhà cung cấp nội dung
Để có được nguồn nội dung cung cấp trên hệ thống IPTV, VASC đã phải
nỗ lực tìm kiếm đối tác hợp tác cung cấp nội dung. Các nhà cung cấp nội dung
có nhiều thiện chí hợp tác, nhưng việc đàm phán để có được quyền khai thác nội
dung trên hệ thống với mức chi phí tiết kiệm không hề đơn giản, trong khi với
VNPT đây là lĩnh vực hoàn toàn mới.
1.3.2.1. Hợp tác với các đài truyền hình
* Với đài truyền hình trong nước

VASC đã được Tập đoàn ủy quyền đàm phán và ký thỏa thuận hợp tác
tiếp phát sóng các kênh truyền hình quảng bá và biên tập với các đài truyền hình
trong nước như VTV, VTC, HTV, các đài truyền hình địa phương như Nghệ An,
Quảng Ninh, Thanh Hóa,…
* Với đài truyền hình nước ngoài
Đối với hoạt động hợp tác khai thác kênh truyền hình nước ngoài, VASC
phải ký mua bản quyền các kênh truyền hình quốc tế thông qua một công ty đại
diện phân phối tại Việt Nam.
1.3.2.2. Hợp tác với các nhà cung cấp tác phẩm âm nhạc, phim
18
Bảng 5. Các nhà cung cấp nội dung âm nhạc, phim hiện đang hợp tác
STT Nhà cung cấp Sản phẩm cung cấp
1 VMG Audio, video clips, nhạc quốc tế
Sản phẩm âm nhạc hot
2 Trung tâm Sản xuất Dịch vụ CD –
VCD (Hồ Gươm Audio – Video)
Nhạc cách mạng và trữ tình
3 Bến Thành Audio – Video Âm nhạc, Karaoke dưới dạng file
thuộc các thể loại nhạc trẻ, tân cổ,
nhạc thiếu nhi
4 Công ty CP Nghe nhìn Thăng Long Nhạc cách mạng, trữ tình
5 Hãng phim Phương Nam Nhạc, phim Việt Nam, nước ngoài
Ngoài ta còn có các đối tác khác như nhà xuất bản âm nhạc DIHAVINA,
Công ty Cổ phần văn hóa Tân bình, Trùng Dương Audio & Video, Trung Tâm
Băng Nhạc Rạng Đông, HT. Audio - Video Production, Lạc Hồng Audio –
Video,Công Ty TNHH Thương mại - Văn hóa - Tổ chức biểu diễn Nhạc Xanh,
Music Faces Entertainment J.S.C.
Các đối tác cung cấp nội dung nước ngoài bao gồm Hiệp hội Sáng tác và
xuất bản Mỹ (The American Society of Composers, Authors and Publishers -
ASCAP), Liên đoàn quốc tế các nhà soạn nhạc và soạn lời quốc tế - (CISAC) -

Trụ sở đặt tại Paris (Pháp)….
1.3.2.3. Hợp tác với các đối tác cung cấp game
VASC hợp tác với các đối tác cung cấp nhiều thể loại game như
Công ty Vinagame, Công ty Asiasoft, Công ty Cổ phần Truyền thông Việt Nam,
Công ty Kraze Vina, Công ty Vinamob Venture, Công ty Cổ phần Truyền thông
Việt nam, Công ty TNHH Sao Bắc Việt, Công ty Cổ phần Công nghệ Minh Trí,
Công ty WDK, Công ty Gameloft, Công ty VDC net2e, Công ty Cổ phần Mạng
Giải Trí Việt Nam.
Việc tích hợp game trên STB là một lĩnh vực khá mới mẻ, hơn nữa thị
trường cho dịch vụ GoD cũng như IPTV ở Việt Nam chưa nhiều nên hầu hết
các đối tác đều dè dặt hoặc chưa có định hướng cho việc hợp tác cung cấp java
game cho MyTV, kể cả các đối tác nước ngoài.
 Những khó khăn về khai thác bản quyền nội dung
19
+ Việc tổ chức đàm phán, khai thác bản quyền đòi hỏi phải có kinh
nghiệm, hiểu biết tốt về kinh doanh, thị hiếu, thị trường, pháp lý. VNPT chưa
có nhân sự mạnh về mảng này. Nhìn chung việc hợp tác với đối tác cung cấp
nội dung nước ngoài sẽ có ưu thế hơn hẳn do họ có kinh nghiệm trên thị trường
bản quyền nội dung, lựa chọn được nội dung ăn khách, nắm chắc pháy lý quốc
tế… vì về cơ bản nội dung chất lượng cao vẫn do nước ngoài cung cấp, nội
dung trong nước sản xuất không hấp dẫn.
+ Đội ngũ nhân sự tổ chức sản xuất, khai thác nội dung còn thiếu, đang
được đào tạo và bồi dưỡng trưởng thành dần, thiết bị đầu tư cho khai thác sản
xuất còn thiếu.
+ Hiện nay việc đàm phán mua bản quyền nội dung của Tập đoàn còn
riêng lẻ cho từng dịch vụ, từng đơn vị. Vì vậy hàng năm Tập đoàn đang phải
chi một khoản kinh phí khá lớn cho bản quyền nội dung, nhưng việc khai thác
lại không đạt hiệu quả cao. Năm 2009 Tập đoàn phải chi mua bản quyền nội
dung riêng cho hệ thống MyTV hơn 12 tỷ đồng. Hình thức hợp tác hiện nay là
mua đứt bản quyền trong một khoảng thời gian nhất định (1, 2 năm…) hay

mua bản quyền vĩnh viễn.
1.4. CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG QUẢNG BÁ
1.4.1. Tình hình thực hiện truyền thông MyTV
Mục tiêu truyền thông trong thời gian đầu là nhằm giới thiệu dịch vụ mới.
Các hình thức chủ yếu là quảng cáo giới thiệu, tổ chức các buổi ra mắt và khai
trương dịch vụ. Ngày 28/9/2009, dưới sự chỉ đạo và hỗ trợ sát sao của Lãnh đạo
Tập đoàn, của các đơn vị thành viên trong Tập đoàn, Công ty Phần mềm và
Truyền thông VASC đã chính thức khai trương dịch vụ IPTV với tên thương
hiệu MyTV. Bước đầu triển khai tại 3 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Đà Nẵng và TP
Hồ Chí Minh) sau đó triển khai rộng ra phạm vi toàn quốc.
Lễ ra mắt dịch vụ được đăng tin PR trên 100 đầu báo và trên 10 chương
trình truyền hình của các đài truyền hình quảng bá VTV1, VTV2, VTV3 và các
đài truyền hình VTC, H1 (bao gồm cả phóng sự và tin bài) kèm theo việc triển
khai quảng cáo dịch vụ trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng như
VTV1, VTV3, VOV1, VOV3, các báo in, báo điện tử có lượng độc giả lớn trong
cả nước. Nhưng với kinh phí được phê duyệt nên các chương trình quảng cáo
được thực hiện với thời hạn rất hạn chế. Cụ thể như sau:
- Quảng cáo qua truyền hình: Chạy trên VTV1, VTV3 từ ngày 25/9/2009
(trước ngày khai trương 3 ngày) đến tuần thứ 1 của tháng 11 vào các giờ vàng
(là giờ rating có lượng khán giả xem truyền hình lớn nhất) và quảng cáo với tần
suất là 1 spot/2 ngày/ kênh truyền hình (phát cách ngày).
20
- Quảng cáo qua radio: Chạy quảng cáo trên VOV1, VOV3 vào các giờ
vàng trong ngày (các ngày trong tháng 10).
- Quảng cáo qua báo: Chạy quảng cáo trên 3 tờ báo in với lượng độc giả
lớn trong toàn quốc (Thanh niên, Lao động và Tuổi trẻ) với tần suất rất hạn chế
3 số/1 đầu báo (từ ngày 28/9 đến ngày 19/10/2009). Chạy quảng cáo trên báo
điện tử VnExpress trong tháng 10 và tháng 11 và trên Vietnamnet trong tháng
12.
Trong quá trình triển khai VASC còn thực hiện các chương trình quảng

cáo bám sát các sự kiện văn hóa xã hội diễn ra trong năm như tết nguyên đán,
World cup, tuyển sinh đại học cao đẳng…VASC đặc biệt tăng cường quảng cáo
trên truyền hình trong dịp Tết nguyên đán là dịp khách hàng có nhiều thời gian
để thưởng thức truyền hình cùng gia đình và bạn bè đồng thời tăng cường đẩy
nội dung lên hệ thống phục vụ cho dịp Tết.
Bên cạnh đó các đơn vị còn thực hiện các hình thức truyền thông khác
như: Gửi thông tin quảng bá qua email, nhắn tin; Tổ chức các chương trình giới
thiệu dịch vụ tại các khu chung cư; Phát tờ rơi ; Qua website; Qua hệ thống đại
lý và cộng tác viên…
Kinh phí truyền thông dịch vụ MyTV được lấy từ kinh phí của Tập đoàn
và các đơn vị thành viên tham gia cung cấp dịch vụ (VNPT tỉnh, thành phố,
công ty VASC).
Trong phạm vi kinh phí được phân cấp, VASC và các đơn vị đã cố gắng
lên kế hoạch quảng bá dịch vụ nhằm đảm bảo 2 yêu cầu (vừa tiết kiệm chi phí,
vừa hiệu quả).
1.4.2. Đơn vị thực hiện công tác truyền thông MyTV
Các đơn vị chịu trách nhiệm triển khai thực hiện công tác truyền thông
quảng bá cho dịch vụ MyTV: VASC, Các Viễn thông tỉnh, thành phố, Trung
tâm thông tin và Quan hệ công chúng.
• Trách nhiệm của VASC
 Tổ chức và triển khai các hoạt động truyền thông & quảng bá dịch
vụ tuyến trên, cụ thể:
- Xây dựng các mẫu quảng cáo thống nhất cho dịch vụ
- Thực hiện quảng cáo thông qua các phương tiện truyền thông:
báo in, truyền hình, phát thanh, Internet, hệ thống Frame tại các
điểm công cộng
- Triển khai hoạt động PR
21
- Tổ chức các sự kiện: khai trương dịch vụ, roadshow và các sự
kiện khác do VNPT tổ chức (hội chợ triển lãm, hội thảo,…)

- Truyền thông & quảng bá dịch vụ thông qua các hình thức khác:
SMS, email, tặng quà, phát tờ rơi, giới thiệu và demo dịch vụ tại
các khu chung cư,…
 Cung cấp, hướng dẫn và hỗ trợ VNPT tỉnh về nội dung quảng cáo,
thông tin tài liệu cần thiết về quảng bá dịch vụ.
• Trách nhiệm của VNPT tỉnh, thành phố
 Tổ chức và triển khai các hoạt động truyền thông & quảng bá dịch
vụ tuyến dưới, cụ thể:
- Quảng cáo qua các kênh VNPT tỉnh sở hữu: In tờ rơi và phát
kèm theo hóa đơn thu cước, treo băng rôn, poster giới thiệu dịch
vụ và phát tờ rơi tại các điểm giao dịch, điểm bán hàng.
- Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông địa phương.
- Tổ chức sự kiện khai trương dịch vụ tại địa phương (nếu thấy
cần thiết).
- Giới thiệu dịch vụ tại các sự kiện VNPT tỉnh, thành tham gia tại
địa phương.
- PR nội bộ: phổ biến, tuyên truyền về dịch vụ cho toàn thể
CBCNV trong đơn vị
- Các hình thức khác: Phối hợp với đại diện chính quyền, sở, ban
ngành địa phương để quảng bá dịch vụ; phát tờ rơi tại các điểm
công cộng; quảng bá qua email, SMS…
 Thông báo cho VASC nếu thấy chương trình quảng cáo không phù
hợp tại địa phương
 Thực hiện các chiến dịch quảng bá dịch vụ, hoặc không yêu cầu
VASC phối hợp sau khi được sự chấp thuận của VASC. Đảm bảo
các chương trình quảng cáo tuân thủ các quy định của pháp luật,
của Tập đoàn, của VASC tại từng thời điểm. Thống nhất về việc
đảm bảo thương hiệu trong quảng bá. Thông tin đầy đủ, kịp thời
cho VASC bằng văn bản về các chiến dịch quảng bá liên quan đến
dịch vụ IPTV

Trong quá trình triển khai VASC đã đồng thời gửi toàn bộ kế hoạch
truyền thông và quảng bá dịch vụ MyTV cho các VNPT tỉnh, thành; Trung tâm
22
thông tin và Quan hệ công chúng để phối hợp truyền thông quảng bá dịch vụ
tránh tình trạng quảng cáo chồng chéo dẫn đến lãng phí.
Căn cứ vào đó một số VNPT tỉnh, thành trên toàn quốc đã tổ chức lễ khai
trương và cung cấp, giới thiệu dịch vụ tới khách hàng như : Hà Nội, TP. HCM,
Đà Nẵng, Đồng Nai, Lào Cai, Hải Dương, Nam Định, Bắc Ninh…
Lễ khai trương tại các tỉnh thành phố đều có đại diện của VASC cùng
phối hợp tổ chức.
Ngày 25/01/2010, để hưởng ứng cho chiến dịch triển khai dịch vụ truyền
hình tương tác MyTV, VNPT Đà Nẵng kết hợp cùng Công ty Phần mềm &
Truyền thông VASC đã tổ chức thành công lễ khai trương dịch vụ tại Trung tâm
Giao dịch Tổng hợp VNPT tại Đà Nẵng. Ngoài sự có mặt của các lãnh đạo Ủy
Ban Nhân dân thành phố và VNPT Đà Nẵng, lãnh đạo Công ty Phần mềm &
Truyền thông VASC, buổi lễ còn có sự tham dự của các cơ quan thông tấn báo
chí quan tâm tới sự ra đời và phát triển của dịch vụ này.
Các VTT đã sử dụng tất cả các kênh truyền thông tại địa phương như qua
sóng phát thanh địa phương, giới thiệu trên giấy báo cước tất cả các dịch vụ,
truyền thông ở tất cả các trường học và các nhóm khách hàng mục tiêu. Theo
đánh giá của VTT, truyền thông qua sóng phát thanh địa phương rất hiệu quả,
quảng cáo qua tờ rơi, băng rôn, áp phích hiệu quả không cao. Kênh truyền thông
hiệu quả nhất chính là đội ngũ nhân viên và cộng tác viên tiếp thị trực tiếp.
Ở Lào Cai, nhằm mục đích giới thiệu những ưu điểm của MyTV đến với
khách hàng, Viễn thông tỉnh đã triển khai chính sách bán hàng “Gõ cửa từng
nhà” để giới thiệu dịch vụ. Số thuê bao đăng ký sử dụng dịch vụ lên tới 500 chỉ
sau 1 tháng cung cấp.
VNPT Đồng Nai cũng đạt kết quả tương tự khi chú trọng đến việc cung
cấp thông tin và tư vấn trực tiếp về dịch vụ, cho khách hàng dùng thử để hiểu
được những khác biệt của MyTV. Hình thức quảng bá dịch vụ và bán hàng này

rất hiệu quả vì khơi gợi được nhu cầu của khách hàng nhưng đòi hỏi cao kiến
thức về dịch vụ và khả năng tư vấn của đội ngũ bán hàng.
1.4.3. Một số kết quả đạt được và hạn chế
* Kết quả đạt được
Trong tuần đầu tiên ra mắt dịch vụ, hoạt động quảng bá và truyền thông
dịch vụ khá mạnh. Cùng với VASC các VNPT tỉnh, thành trên toàn quốc đồng
loạt tổ chức lễ khai trương và cung cấp, giới thiệu dịch vụ tới khách hàng đã thu
hút lượng khách hàng lớn đăng kí sử dụng và thưởng thức dịch vụ MyTV. Theo
thống kê của VASC:
23
- Trong tuần đầu tiên (tháng 9/2009):
+ Khoảng 100 khách hàng đăng ký dịch vụ/ngày qua VASC
(website, qua số điện thoại hỗ trợ khách hàng: 18001255 và tại văn
phòng của VASC)
+ Khoảng 92.500 lượt khách hàng gọi điện đến số điện thoại hỗ trợ
khách hàng 18001255 để tìm hiểu về dịch vụ
- Tuần thứ 2 (tháng 10/2009):
+ Có 70 khách hàng đăng ký dịch vụ/ngày qua VASC
+ Có 93.300 lượt khách hàng gọi điện tới 18001255
- Các tuần còn lại của tháng 10/2009:
+ Khoảng 20 khách hàng đăng ký dịch vụ qua VASC mỗi ngày
+ 80.000 lượt khách hàng gọi tới 18001255
- Trong tháng 11/2009:
+ Số lượng khách hàng đăng ký dịch vụ qua VASC giảm mạnh, bình
quân mỗi ngày chỉ có khoảng 10 người đăng ký dịch vụ qua VASC
+ Số lượng khách hàng gọi điện tới 18001255 cũng giảm đáng kể,
bình quân mỗi tuần có khoảng 54.000 lượt người gọi đến.
Số lượng khách hàng đăng ký dịch vụ và gọi đến số điện thoại hỗ trợ có
xu hướng giảm dần, nguyên nhân một phần là do các VNPT tỉnh, thành chậm
đưa ra dịch vụ vào triển khai do thử nghiệm kéo dài, quy trình triển khai nội bộ

chậm, tiến độ mạng MANE chậm … Nhiều khách hàng chán nản vì chờ đợi dịch
vụ đã hủy bỏ đăng ký.
Ngoài lý do trên, còn có nguyên nhân nữa là do kinh phí truyền thông và
quảng bá dịch vụ rất hạn hẹp, các chương trình quảng cáo không được duy trì
đều đặn, thường xuyên.
Chỉ sau 4 tháng kể từ thời điểm khai trương dịch vụ (28/9/2009) đã có 36
tỉnh, thành phố chính thức cung cấp dịch vụ tới khách hàng, với tổng số thuê bao
phát triển trên toàn mạng là 15.000.
Trong đó một số đơn vị như VNPT Bắc Ninh đạt thuê bao MyTV thứ
500 chỉ trong thời gian gần 2 tháng. Với những nỗ lực của mình, VNPT Lào Cai
cũng đã phát triển vô cùng nhanh chóng, đạt con số hơn 500 khách hàng chỉ
trong vòng 1 tháng kể từ thời điểm cung cấp dịch vụ đầu tháng 1/2010.
24
* Tồn tại hạn chế:
- Như trên đã đề cập do kinh phí truyền thông và quảng bá dịch vụ
còn hạn hẹp dẫn đến công tác truyền thông quảng bá chủ yếu chỉ rầm rộ
trong đợt khai trương sau đó mức độ giảm dần nên người dân đến nay vẫn
chưa biết nhiều về dịch vụ MyTV.
- Các VNPT tỉnh chậm đưa vào triển khai do thử nghiệm kéo dài nên
phần nào làm giảm hứng thú của khách hàng. Làm hạn chế hiệu ứng tuyên
truyền quảng bá từ khách hàng đã sử dụng dịch vụ đến khách hàng còn
chưa được cung cấp dịch vụ.
- Khoảng cách giữa khách hàng (cầu) với chủ dịch vụ (cung) vẫn còn
khá lớn. Các hình thức truyền thông quảng bá đơn thuần như quảng cáo
qua các phương tiện truyền thông (truyền hình, báo chí, phát thanh..), băng
rôn, khẩu hiệu…vẫn chưa khơi gợi được nhu cầu khách hàng.
- Một số VTT đã tổ chức việc chạy demo dịch vụ tại các điểm giao
dịch viễn thông, tuy nhiên các điểm giao dịch viễn thông thường mới thành
lập, khi khách hàng muốn tìm hiểu chưa biết đến dùng thử dịch vụ ở điểm
nào, showroom ở đâu.

- Công tác truyền thông nội bộ nói chung của VNPT chưa được quan
tâm đúng mức. Tại một số đơn vị MyTV phát triển còn chậm trễ một phần
cũng là do truyền thông nội bộ thực hiện chưa tốt. Thực tế hiện nay còn
rất nhiều nhân viên của VNPT chưa biết và chưa hiểu rõ dịch vụ MyTV.
VNPT đã quan tâm đến lực lượng khách hàng nội bộ với chủ
trương “Người VNPT dùng sản phẩm, dịch vụ của VNPT”, bước đầu triển
khai với dịch vụ MyTV tại một số viễn thông tỉnh thành phố. Tuy nhiên
hiện nay chủ trương này vẫn đang là khẩu hiệu, việc thực hiện chưa đạt
kết quả như mong muốn. Một trong các nguyên nhân là do công tác
truyền thông nội bộ chưa tốt.
1.5. TỔ CHỨC KÊNH PHÂN PHỐI
1.5.1. Quy trình cung cấp dịch vụ
1.5.1.1. Quy định chung
Quy trình cung cấp dịch vụ IPTV được áp dụng cho quy trình phát triển
thuê bao đối với các đơn vị thành viên được VNPT giao nhiệm vụ cung cấp dịch
vụ IPTV trên địa bàn quản lý.
Quy trình này được triển khai dựa trên cơ sở Quy trình cung cấp dịch vụ
điện thoại cố định, Mega VNN (ban hành theo quyết định số 7020/QĐ-VT ngày
29/12/2005) đã được áp dụng tại các đơn vị thành viên.
25

×