Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

tìm hiểu hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác trên địa bàn xã phong sơn, phong điền, thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.12 KB, 56 trang )

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là đường
lối chiến lược lâu dài của Đảng và nhà nước ta. Trong đó phát triển kinh tế
hợp tác là yêu cầu và xu thế phát triển tất yếu khách quan có tầm quan trọng
đặc biệt để từng bước thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh.
Đảng và nhà nước ta luôn luôn chăm lo phát triển kinh tế hợp tác và Hợp
tác xã. Những năm qua, với chính sách đổi mới và hội nhập của Đảng và Nhà
nước, khu vực kinh tế hợp tác, HTX đã có những bước phát triển, ngày càng
xuất hiện nhiều HTX, liên hiệp HTX mạnh về kinh tế - sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ có hiệu quả. HTX đã thực hiện tốt vai trò "hợp tác" thúc đẩy kinh tế
hộ phát triển bằng việc thực hiện tốt cung ứng các dịch vụ thiết yếu cho xã
viên, như thủy lợi, quản lý và phân phối điện năng, cung ứng vật tư, khuyến
nông, làm đất, bảo vệ thực vật, tiêu thụ nông sản…. Tuy vậy, việc phát triển
hợp tác xã nông nghiệp hiện nay ở nước ta nói chung và ở Thừa Thiên Huế
nói riêng còn nhiều mặt hạn chế.
Trước đây, đa số các HTX.NN thực hiện dịch vụ bơm tưới là chủ yếu
nhưng sau khi có đề án của UBND Tỉnh ra đời và chính sách miễn thủy lợi
phí của CP, nhiều HTX đã mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ.
Bên cạnh đó, với chủ trương các HTX phải tự hạch toán kinh tế của đơn vị
mình cũng tạo điều kiện cho các HTX đa dạng hóa các loại hình cung cấp
dịch vụ của mình.
Trong những năm qua, tuy các HTX.NN đã mở rộng được nhiều dịch vụ
sản xuất nông nghiệp phục vụ nông dân nhưng một số hoạt động tổ chức
không hiệu quả, nhiều HTX hoạt động thua lỗ phải giải tán, nông dân gặp
nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Theo báo
cáo của UBND xã Phong Sơn, toàn xã đang đã hình thành và phát được 6
HTX.NN nhưng do còn gặp nhiều khó khăn trong việc điều hành và quản lý


1
nên chưa đáp ứng được yêu cầu về sự đa dạng hoạt động kinh doanh của cơ
chế thị trường, nhiều HTX còn đơn điệu các hoạt động sản xuất, kinh doanh
dịch vụ của mình, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của của người
dân trong sản xuất nông nghiệp. Ở Phong Sơn nói riêng và toàn tỉnh Thừa
Thiên Huế nói chung, các HTX.NN hoạt động chủ yếu là cung cấp dịch vụ
đầu vào trong sản xuất nông nghiệp như thủy lợi, làm đất, bảo vệ thực vật, …
và trong cung cách phục vụ các hoạt động còn nhiều hạn chế.
Trước tình hình đó, việc tiến hành tìm hiểu hiệu quả các hoạt động kinh
doanh, những khó khăn, trở ngại của các HTX.NN, tổng kết các hoạt động có
hiệu quả, xác định nhu cầu dịch vụ của người dân để mở rộng dịch vụ sản
xuất kinh doanh, tìm ra được mô hình HTX kinh doanh có hiệu quả để các
HTX khác noi theo là hết sức cần thiết.
Vì nhưng lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác trên địa bàn xã
Phong Sơn, Phong Điền, Thừa Thiên Huế”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX.
- Tìm hiểu được lợi ích các HTX mang lại cho các xã viên khác gì so với
những người không tham gia HTX.
- Xác định được mô hình HTX hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả
nhất trên địa bàn xã để có thể nhân rộng.
- Những khó khăn và giải pháp thực hiện để nâng cao hiệu quả hoạt động
của các HTX.
2
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về
kinh tế hợp tác và HTX

Từ việc những người sản suất nhỏ lẻ buộc phải liên kết lại với nhau để
cùng tồn tại và phát triển trong sự khắc nghiệt của thị trường và điều kiện tự
nhiên khắc nghiệt đã hình thành những mô hình HTX đầu tiên trên thế giới.
Với lịch sử ra đời và phát triển của phong trào HTX hơn một trăm năm nay đã
cho chúng ta thấy, kinh tế hợp tác và HTX là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế
thị trường. Sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, sự cạnh tranh ngày một
gay gắt thì sự hợp tác, liên kết của các nhà sản xuất riêng lẻ càng trở nên là
một yêu cầu cấp thiết để họ tồn tại và phát triển trong sự khắc nghiệt của thị
trường. Phát triển kinh tế hợp tác và HTX là một biện pháp để giải quyết mâu
thuẫn của sự phát triến sản xuất nhỏ lẻ và manh mún, kém hiệu quả thành một
nền sản xuất có hệ thống, hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất
hàng hóa lớn.
Trước đây, khi nghiên cứu lý luận chủ nghĩa MAC – LÊNIN về kinh tế
HTX, GS.Lê Văn Tùng, GS.Lê Văn Sung phát hiện “C.MAC đã khẳng định:
“Dù sao thì điều chủ yếu cũng phải làm cho nông dân hiểu rằng chúng ta chỉ
có thể cứu vãn và bảo tồn được tài sản của họ bằng cách biến tài sản đó thành
tài sản hợp tác xã và thành những doanh nghiệp hợp tác xã. Bởi vì chính nền
kinh tế cá thể, kết quả của sở hữu tư nhân, mới làm cho nông dân bị diệt
vong. Nếu họ muốn bảo tồn nền kinh tế cá thể, thì tất yếu họ sẽ bị đuổi ra
khỏi cơ nghiệp của họ, còn phương thức sản xuất lỗi thời của họ sẽ nhường
chỗ cho nền kinh tế TBCN quy mô lớn…”.Theo C.MAC, mọi người nông
dân đều phải tham gia vào HTX và chúng ta có nhiệm vụ phải giúp họ nhận
rõ vai trò của HTX đối với nền sản xuất cá thể hiện có, hướng nền kinh tế sở
hữu tư nhân thành nền kinh tế sở hữu tập thể”.[2]
“Trên cơ sở thừa hưởng những nghiên cứu, quan điểm của C.MAC, Lênin
đã biết vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể của nước Nga lúc bấy
3
giờ để chỉ rõ vai trò của HTX trong việc xóa bỏ sự nghèo khổ, khốn cùng của
người dân, Lênin chỉ rõ: “Lối làm ăn xưa, người nông dân làm việc ở nhà
mình, trên mảnh đất nhỏ bé của mình, với gia súc, gà vịt của mình, …lối làm

ăn đó, chúng ta đã thấy bao nhiêu năm, hàng bao nhiêu thế kỷ rồi. Dù ở Nga
hay ở nơi nào khác, chúng ta đều biết rất rõ rằng cách làm đó chỉ đưa đến cho
nông dân sự ngu dốt, sự nghèo khổ, sự thống trị của người giàu đối với người
nghèo, vì phân tán thì không thể giải quyết được những vấn đề đặt ra cho
nông nghiệp. Do đó, nhiệm vụ hiện nay của chúng ta là phải chuyển sang lối
canh tác tập thể, sang kinh doanh tập thể trên quy mô lớn”. Và đưa tầm quan
trọng của HTX lên một tầm cao mới trong sự nghiệp phát triển đất nước lên
CNXH. Theo Lênin: “Chuyển từ chế độ hợp tác xã của những người sản xuất
nhỏ lên CNXH là chuyển từ tiểu sản xuất sang đại sản xuất. Nghĩa là một
bước quá độ phức tạp hơn, nhưng thiếu thành công, lại có thể bao gồm được
những khối quần chúng nhân dân đông đảo hơn, nhổ được những gốc rể sâu
xã hơn và dai dẳng hơn của những quan hệ cũ tiền XHCN, thậm chí tiền
TBCN…chính sách hợp tác một khi thành công, sẽ góp phần làm cho nền
kinh tế nhỏ phát triển và tạo điều kiện cho kinh tế quá độ - trong một thời hạn
không nhất định – lên đại sản xuất trên cơ sở tự nguyện kết hợp”. [2]
“Tiếp thu và vận dụng một cách sáng tạo quan niệm của chủ nghĩa Mac-
Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, Hồ Chí Minh luôn xem HTX là con
đường để đưa đất nước phát triển, đặc biệt là nền sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ,
manh mún, lạc hậu của nước ta thời bấy giờ. Hồ Chí Minh cũng khẳng định:
“Nước ta là một nước nông nghiệp, phát triển nền kinh tế nói chung phải lấy
việc nông nghiệp làm gốc, làm chính. Nếu không phát triển nông nghiệp thì
không có cơ sở để phát triển công nghiệp vì nông nghiệp cung cấp nguyên
liệu, lương thực cho công nghiệp và tiêu thụ hàng hóa của công nghiệp làm
ra”. Phát triển nông nghiệp là phát triển công nghiệp và các ngành nghề khác,
mà muốn nông nghiệp phát triển thì trước hết phải để cho người dân nhận ra
rõ vai trò của HTX trong sự phát triển đó. Theo Bác, đất nước ta chủ trương
“lấy dân làm gốc”, “Nhà nước của dân, do dân và vì dân”, chính vì điều đó,
mục tiêu quan trọng hàng đầu là “lo cho nhân dân cơm no áo ấm, từng bước
nâng cao đời sống cho nhân dân lao động, nông dân ta giàu thì nước ta giàu.
4

Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh. Nông dân muốn giàu, nông nghiệp
muốn thịnh thì cần phải có hợp tác xã”[2]. Vì thế phát triển HTX là một bước
không thể thiếu trong quá trình phát triển của đất nước ta.
Từ những quan niệm về tầm quan trọng của HTX, trong lịch sử phát triển
kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia, sự phát triển của kinh tế HTX đã chứng
minh được một chân lý: Kinh tế tập thể nói chung và hợp tác xã nói riêng
không phải là khu vực chính để tạo ra nhiều lợi nhuận và tăng trưởng kinh tế
mà là khu vực có vai trò, vị trí quan trọng trong giải quyết việc làm, đảm bảo
đời sống cho đông đảo người lao động, nhất là ở các nước đang phát triển, tạo
sự ổn định về chính trị xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển
của mỗi quốc gia. Vì vậy, ở nhiều nước Chính phủ rất quan tâm và có chính
sách ưu đãi, nâng đỡ khu vực kinh tế tập thể, coi sự phát triển của kinh tế tập
thể nói chung và HTX nói riêng là một tất yếu khách quan của sự phát triển.
2.1.2 Quan điểm của Đảng ta về sự phát triển HTX
Ở nước ta, phát triển kinh tế tập thể và HTX là nhu cầu thực tế khách
quan, đáp ứng của đòi hỏi của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, là tất yếu của
nền kinh tế hàng hoá. Xét cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn, phát triển HTX xuất
phát từ chính nhu cầu phát triển của kinh tế hộ, là chỗ dựa vững chắc cho kinh
tế hộ, người lao động riêng lẻ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tồn tại và phát
triển trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đảng ta đã
khẳng định qua nhiều kỳ đại hội phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định
hướng XHCN và Nghị quyết Đại hội IX ngày 22 tháng 4 năm 2001 đã chỉ rõ:
“Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật điều là bộ phận cấu thành
quan trọng của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài
hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng
vững chắc của nền kinh tế quốc dân”[11].
Điều này có nghĩa là trong nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế tập thể
mà nòng cốt là HTX, trong đó có HTX.NN cùng với kinh tế nhà nước giữ vị

trí là nền tảng của nền kinh tế quốc dân định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng
thời HTX.NN còn là nòng cốt trong hệ thống các hình thức kinh tế hợp tác
5
trong nông nghiệp, thực hiện vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế
xã hội ở nông thôn.
2.1.3. Chính sách phát triển HTX ở nước ta
Kể từ khi HTX đầu tiên của nước ta được thành lập vào năm 1959 cho
đến nay Nhà nước Việt Nam đã có rất nhiều chủ trương chính sách chỉ đạo và
khuyến khích phát triển kinh tế HTX.
“Trước khi có luật HTX, trong thời kỳ thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập
trung, bao cấp, việc tổ chức nông dân vào HTX.NN là một nhiệm vụ đặc biệt
quan trọng để xây dựng nền nông nghiệp tập thể hóa, làm công cụ cho việc
chỉ huy thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội. Chính sách phát triển HTX.NN
trong thời kỳ này là: Tập thể hóa triệt để về ruộng đất và các tư liệu sản xuất
cơ bản khác; tổ chức lao động tập thể và thống nhất phân phối thu nhập trong
HTX. Mọi kế hoạch trong HTX đều phải tuân theo kế hoạch từ cấp trên đưa
xuống. HTX được coi là một tổ chức thuộc hệ thống bộ máy của nhà nước.
Trong giai đoạn này do các chính sách không phù hợp nên nền nông nghiệp
của nước ta đã trì trệ kéo dài dẫn đến khủng hoảng kinh tế trong nước”[6].
Từ năm 1981 đến năm 1988, nước ta bắt đầu thi hành một số chính sách
mới, đặc biệt là Chỉ thị 100 CT/TW ngày 13-1-1981 của Ban Bí Thư Trung
ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm
lao động và người lao động”[8], chỉ thị đã bước đầu giải phóng một phần lực
lượng sản xuất trong nông nghiệp và nông thôn. Nhưng đó chỉ là giải pháp
tình thế. Nhìn chung, mô hình HTX.NN và nhiều chính sách của Nhà nước
chưa được sửa đổi cơ bản.
“Đến năm 1988, chúng ta đã thực hiện đường lối đổi mới nhằm chuyển
nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng
hóa theo cơ chế thị trường. Hàng loạt các chính sách mới trong nông nghiệp
đã ban hành: NQ 10/NQ-TW, ngày 05/04/1988 của Bộ chính trị về đổi mới cơ

chế quản lý kinh tế nông nghiệp, NQ 16, ngày 15/7/1988 của Bộ chính trị về
đổi mới quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, và nhiều chính sách phát
huy các thành phần kinh tế, chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm phát huy môi
trường pháp lý trong nông nghiệp như: Chính sách đất đai, thuế, cho hộ sản
xuất vay vốn để phát triển sản xuất, khuyến nông, khuyến khích làm giàu và
6
“Xóa đói, giảm nghèo”,…Mặc dù hệ thống các chính sách trên tuy chưa hoàn
chỉnh, song đó là nhân tố chủ yếu tạo ra động lực để nông nghiệp tăng trưởng,
phát triển trong một thời gian dài”[16].
“Để tạo hành lang pháp lý cho các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả hơn,
tháng 3/1996 Quốc hội thông qua Luật HTX và có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/1997.
Sau khi có Luật HTX, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách đối với các
HTX: Nghị định của chính phủ số 15-CP ngày 21/2/1997: về chính sách
khuyến khích phát triển HTX, gồm những chính sách: chính sách đất đai,
chính sách thuế, chính sách tín dụng, đầu tư, chính sách đào tạo, thông tin
khoa học-công nghệ, chính sách xuất, nhập khẩu và liên doanh, liên kết kinh
tế, chính sách bảo hiểm xã hội; NĐ số 43 CP ngày 29/4/1997 ban hành Điều
lệ mẫu hợp tác xã nông nghiệp; Thông tư số 44/1999/TT-BTC ngày
26/4/1999 của bộ tài chính hướng dẫn về ưu đãi đối với hợp tác xã,…Đến
năm 2002, sau gần 5 năm thực hiện luật HTX, mặc dù kinh tế hợp tác mà
nòng cốt là HTX đã đạt được nhiều thành quả, đóng góp quan trọng vào quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều
mặt hạn chế, yếu kém. Vì vậy, để tiếp tục đưa kinh tế tập thể phát triển ngày
18/3/2002. Ban chấp hành TW khóa IX đã ra Nghị quyết số 13-NQ/TW về
tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Sau khi luật
HTX được sửa đổi năm 2003, hàng loạt các chính sách hỗ trợ phát triển HTX
khác được ban hành: NĐ số 177/2004/NĐ-CP ngày 12/10/2004 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật hợp tác xã năm 2003; NĐ
số 77/2005/NĐ-CP ngày 09/6/2005 của Chính phủ về việc ban hành mẫu

hướng dẫn xây dựng Điều lệ hợp tác xã; Chỉ thị số 24/2005/CT-TTg ngày
28/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện
Nghị quyết Trung Ương 5 (Khóa IX) về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 87/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005
của Chính phủ hướng dẫn về đăng ký kinh doanh hợp tác xã; Nghị định số
88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ,
khuyến khích phát triển hợp tác xã; Nghị định số 94/2005/NĐ-CP ngày
15/7/2005 về giải quyết quyền lợi của người lao động ở doanh nghiệp và hợp
7
tác xã bị phá sản; Mới đây nhất là Thông tư số 02/2006/TT-BKH ngày
13/02/2006 của Bộ kế hoạch và đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều tại
Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về
một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX”[12].
2.1.4. Định nghĩa về HTX
Đại hội liên minh hợp tác xã Quốc Tế lần thứ 31 họp tại Manchester
(Anh) ngày 19-23/09/1995 định nghĩa: “HTX là những hiệp hội tự chủ của
những người tự nguyện liên kết lại với nhau để đáp ứng nguyện vọng và nhu
cầu chung của họ về văn hóa, xã hội, kinh tế thông qua một tổ chức do chính
các thành viên cùng làm chủ và kiểm tra theo nguyên tắc dân chủ”[6].
Còn theo tổ chức lao động Quốc Tế - ILO định nghĩa: “HTX là sự liên kết
của những người gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên
kết lại trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, sử dụng tài sản mà họ
đã chuyển giao vào HTX phù hợp với các nhu cầu chung và giải quyết những
khó khăn đó chủ yếu bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cách sử dụng các
chức năng kinh doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ cho lợi ích vật chất và
tinh thần chung”[16].
Định nghĩa HTX theo luật HTX của Việt Nam năm 1996: “HTX là tổ
chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự
nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy
sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu

quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống,
góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước”[3].
Định nghĩa Luật HTX sửa đổi năm 2003: “HTX là tổ chức kinh tế tập thể,
do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (gọi chung là xã viên), có nhu cầu lợi
ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của luật này để
phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp
nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất
nước”[4].
“HTX.NN là một trong các hình thức cụ thể của kinh tế hợp tác trong
nông nghiệp, là tổ chức kinh tế của những người nông dân có cùng nhu cầu và
8
nguyện vọng, tự nguyện liên kết lại để phối hợp giúp đỡ nhau phát triển kinh
tế hoặc đáp ứng tốt hơn nhu cầu về đời sống của các thành viên, tổ chức và
hoạt động theo nguyên tắc, luật pháp quy định, có tư cách pháp nhân”[4].
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình phát triển mô hình kinh tế hợp tác ở các nước trên thế giới
HTX nói chung, HTX.NN nói riêng đã ra đời và phát triển ở nhiều
quốc gia Tây Âu, Bắc Mỹ và từng bước phát triển sang các quốc gia Châu Á.
Chúng ta biết, vào cuối thế kỷ XIX, kinh tế thị trường TBCN đang bắt đầu
phát triển ở một số nước Tây Âu, Bắc Mỹ. Quá trình đô thị hóa và công
nghiệp hóa diễn ra ồ ạt, nông dân bị tước đoạt ruộng đất và bị vô sản hóa trở
thành giai cấp công nhân làm thuê. Những người sản xuất nhỏ bị dồn ép bởi
sự cạnh tranh “Cá lớn nuốt cá bé” của các tầng lớp tư bản. Nông dân và
những người lao động nhận ra ưu thế của mình là nếu như họ hợp tác với
nhau thông qua việc lập ra các HTX ở các lĩnh vực khác nhau.
“Các loại hình HTX xuất hiện đầu tiên trên thế giới năm 1844 là HTX
tiêu dùng ở Anh, năm 1849 là HTX tín dụng ở Đức, năm 1887 là HTX cung
ứng vật tư nông nghiệp ở Hà Lan và sau đó xuất hiện các loại hình HTX chế
biến và HTX tiêu thụ nông sản ở nhiều nước”[2].

“Ở Pháp, các HTX tiêu thụ đã bán 75% khối lượng thị trường ngũ cốc
trong nước và xuất khẩu. Ở Mỹ 3620 HTX tiêu thụ đã chiếm 90% thị trường
quả có múi, 70% sữa, 40% ngũ cốc và 7500 HTX thủy nông đã cung cấp
nước cho 25% diện tích ruộng nước có tưới, 1275 HTX cải tiến giống bò sữa,
600 HTX sử dụng chung đồng cỏ và dịch vụ nông thôn, 900 HTX khí hóa
nông thôn, với 5,7 triệu xã viên. Còn ở Hà Lan, HTX chế biến tiêu thụ nông
sản đã chiếm lĩnh 87% thị trường sữa, 94% thị trường bơ và 94% thị trường
hoa của nước này”[2].
“Ở Châu Á, đầu thế kỷ XX, HTX ra đời và phát triển ở nhiều nước. Ở
Nhật Bản, các HTX.NN đã cung cấp cho nông dân xã viên 89% phân hóa học,
75% thuốc trừ sâu, 54% thức ăn gia súc, 44% máy nông nghiệp và tiêu thụ
95% thị trường lúa gạo, 25% thị trường rau, 16% thị trường thịt của Nhật”[7].
“Ở các nước Liên Xô (cũ), Đông Âu, Trung Quốc, HTX ra đời và
phát triển mạnh từ những thập niên đầu thế kỷ XX. Ở Liên Xô (cũ), từ sau
9
Cách Mạng Tháng Mười năm 1917 đến năm 1928, có 65.000 HTX cung tiêu
với 37,5% hộ nông dân tham gia và 33.400 HTX dich vụ kỹ thuật dùng chung
máy nông nghiệp do nông dân tự nguyện tổ chức ra. Còn ở các nước Đông Âu
trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai, đều có mạng lưới HTX.NN. Năm
1944, ở Bungary có 4114 HTX, trong đó có 3156 HTX nông thôn với 1,6
triệu xã viên hoạt động ở các lĩnh vực như tín dụng, cung tiêu hoa hồng, rượu
nho, thuốc lá, củ cải đường, dâu tằm, thủy lợi, vận chuyển. Ở Trung Quốc, từ
năm 1949 – 1957 đã tổ chức được 740.000 HTX.NN theo mô hình tập thể
hóa, tập hợp gần 120 triệu hộ nông dân vào làm ăn tập thể. Năm 1992 ở
Trung Quốc có 60.000 HTX tín dụng nông thôn, tổng doanh số mạng lưới
HTX tín dụng là 119 tỷ nhân dân tệ, đáp ứng khoảng 60 – 70% nhu cầu tín
dụng cho các hộ nông dân. Tuy nhiên, ở Liên Xô (cũ) và một số nước XHCN,
các mô hình HTX tập thể hóa hình thành trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung phụ thuộc vào nhà nước, khác với bản chất HTX của nền kinh tế thị
trường, đến cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX đã lâm vào khủng hoảng và tan rã

hàng loạt nhường chỗ cho HTX kiểu mới ra đời phù hợp cơ chế thị trường và
nguyện vọng của các nông, ngư dân”[2].
2.2.2. Tình hình phát triển mô hình kinh tế hợp tác ở Việt Nam
Ở Việt Nam, HTX chủ yếu là HTX.NN được bắt đầu xây dụng từ tháng
8/1955, tức sau khi Nghị quyết TW lần thứ 14 (khóa II) ra đời, Nghị quyết
này chủ trương xây dựng thí điểm các HTX từ năm 1955 đến nay, phong trào
HTX ở Việt Nam có thể chia ra làm 02 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: Từ năm 1955 đến năm 1986:
- “Ở giai đoạn này, nhận thức được vai trò quan trọng của kinh tế tập
thể, mà nòng cốt là HTX, Nghị quyết TW lần thứ 14 (khóa II) tháng 11/1958
Đảng ta xác định: Phong trào HTX ở nước ta mới xây dựng; vì vậy, phải đi từ
thấp đến cao, từ tổ vần công, đổi công đến HTX bậc thấp, rồi HTX bậc cao.
Quan điểm này thể hiện rõ trong tư tưởng của Bác Hồ về hợp tác hóa nông
nghiệp và được đăng tải ở nhiều tác phẩm trong Hồ Chí Minh toàn tập”[6].
“Trong hai thập kỷ 60 – 70 của thế kỷ XX, phong trào xây dựng HTX ở
miền Bắc nước ta trở nên rầm rộ, đã đóp góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế
xã hội ở miền Bắc và phục vụ đắc lực cho sự nghiệp giải phóng ở miền Nam.
10
Từ sau năm 1975, đất nước thống nhất, ở miền Nam bắt tay vào xây dựng
HTX. Trong thời kỳ này do quan hệ sản xuất không phù hợp với tính chất và
trình độ của lực lượng sản xuất nên mô hình HTX chưa phát huy tác dụng,
thậm chí làm cho sản xuất nông nghiệp chậm phát triển”[16].
Giai đoạn 2: Từ năm 1986 đến nay
- “Sau khi có nghị quyết Đại Hội Đảng lần thứ VI (1986) về việc đề ra
đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN; Nghị quyết 10/NQ- TW, ngày
05/04/1988 của Bộ Chính Trị về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp;
Nghị quyết 16, ngày 15/07/1988 của Bộ Chính Trị về đổi mới quản lý các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh; Hiến pháp năm 1992; Bộ Luật dân sự năm
1995; luật HTX năm 1996; các điều lệ mẫu của các loại hình HTX năm 1997

và luật HTX sửa đổi năm 2003”[6].
“Đặc biệt từ khi luật HTX ban hành năm 1996 và có hiệu lực thi hành
01/01/1997, phong trào HTX ở Việt Nam mới thực sự có thay đổi về chất mà
người ta thường gọi là HTX kiểu mới. Cùng với việc thực hiện chỉ thị số 20-
CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo thực hiện Nghị Quyết Hội
nghị Trung Ương 5(Khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu
quả kinh tế tập thể ra ngày 02/01/2008. Các HTX dịch vụ nông nghiệp đã có
chiều hướng phát triển đa ngành nghề, kinh doanh tổng hợp nhằm phục vụ tốt
hơn cho nhu cầu xã viên”[12].
. Xu thế hợp tác, liên kết giữa các HTX với cơ quan nghiên cứu khoa học,
các thành phần kinh tế khác tiếp tục được mở rộng. Hoạt động sản xuất kinh
doanh của các HTX đã có nhiều chuyển biến đáng kể, phát triển và dần đi vào
ổn định. Ở nhiều nơi HTX đóng vai trò đầu mối trong việc tham gia các
chương trình kinh tế - xã hội của Nhà nước, góp phần không nhỏ vào việc xoá
đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, đặc biệt là ở khu vực vùng sâu vùng
xa. Theo Hội nghị Ban Chấp Hành Liên minh HTX Việt Nam lần thứ 2, khoá
IV, ngày 06 – 01 – 2011, quá trình phát triển kinh tế HTX ở nước ta đạt được
những kết quả cụ thể như sau:
- Tổ hợp tác: “tình đến năm 2010, cả nước đẽ thành lập được 360.000 tổ
hợp tác so với 2001 tăng 34,3%, gấp hơn 2,5 lần so với năm 1997. Với các tổ
11
hợp tác trong các ngành và các lĩnh vực đã phản ánh nhu cầu hợp tác, hỗ trợ
lẫn nhau của người dân trong hoạt động sản xuất, đời sống. Về mặt kinh tế,
các tổ hợp tác đã thúc đẩy sản xuất trên địa bàn phát triển, tận dụng được
nguồn lực (đất đai, nguyên liệu, vốn, lao động ) tại địa phương, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo và nâng cao đời sống cho các
hộ thành viên, đồng thời tạo tiền đề cho cung cách làm ăn mới, hướng sản
xuất tới thị trường. Về mặt xã hội, các tổ hợp tác là mô hình tự trợ giúp và
tương trợ lẫn nhau để cùng thoát khỏi đói nghèo và vươn lên đáp ứng ngày
càng tốt hơn nhu cầu kinh tế, xã hội của mình, đề cao tinh thần tương thân,

tương ái, vì cộng đồng”[10].
- Hợp tác xã: “Các HTX kiểu cũ đã chuyển đổi xong giải thể HTX hình
thức, HTX mới thành lập ngày một tăng, dần đáp ứng nhu cầu sản xuất và
tiêu thụ nông sản của xã viên, hộ nông dân. Tính đến 31/12/2010, cả nước có
18.845 HTX (tăng 4% so với năm 2009), 55 liên hiệp HTX, trong đó có 8.907
HTX dịch vụ nông nghiệp, 1.081 HTX thương mại dịch vụ, 1.101 HTX giao
thông vận tải, 502 HTX thuỷ sản, 915 HTX xây dựng, 2.605 HTX công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, 1.054 quỹ tín dụng nhân dân, 1.849 HTX dịch
vụ điện nước, 154 HTX môi trường và 677 HTX thuộc các lĩnh vực khác.
Năm 2010, có 711 HTX được thành lập mới, đồng thời có 275 HTX giải thể.
Trong bối cảnh kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, nhưng số HTX thành lập
mới vẫn tăng so với năm 2008 và 2009. Số HTX thành lập mới có số vốn điều
lệ cao hơn, có định hướng sản xuất kinh doanh rõ ràng, tập hợp được đội ngũ
quản lý có năng lực, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực đang được khuyến
khích như: HTX nông nghiệp kinh doanh tổng hợp, HTX trồng cây ăn quả,
rau sạch, HTX chăn nuôi, HTX môi trường… Số HTX còn lại đã tập trung
khắc phục khó khăn, kết nạp thêm xã viên, nâng cao vốn điều lệ, duy trì đại
hội định kỳ, mở rộng thêm ngành nghề, nâng cao trình độ cán bộ quản lý, có
định hướng rõ ràng hơn. Nhiều HTX đã duy trì tốt hoạt động, tăng cường đầu
tư, đổi mới phương thức huy động vốn, đổi mới công nghệ, cơ sở vật chất, tạo
thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho xã viên, người lao động. Hoạt động
của các liên hiệp HTX đã góp phần thúc đẩy các HTX triển, sản xuất, kinh
doanh hiệu quả hơn. Số HTX thành lập mới, ngoài việc cung cấp một số dịch
12
vụ cung cấp cho xã viên, phần lớn được tổ chức và hoạt động nhằm tiêu thụ
nông sản hiện đang là nhu cầu bức xúc của xã viên”[10].
2.2.3. Tình hình phát triển mô hình HTX ở Thừa Thiên Huế
“Sau hơn 7 năm thực hiện Luật HTX (2003-2010) và Đề án phát triển
kinh tế tập thể của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006-2010, HTX ở tỉnh Thừa
Thiên Huế đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tính đến năm 2010, toàn tỉnh

có 158 HTX nông nghiệp (giảm 4 HTX so với năm 2003), trong đó có 64 HTX
xếp loại khá (chiếm 40,5%), 63 HTX xếp loại trung bình (chiếm 39,8%) và 31
HTX xếp loại kém (chiếm 19,6%). Kết quả doanh thu của các HTX năm 2010
đạt 174.001 triệu đồng, trong đó tổng lãi 10.525 triệu đồng với bình quân 1 HTX
nông nghiệp lãi 72 triệu đồng. Sự phát triển của các mô hình HTX đã thúc đẩy
cho sự phát triển kinh tế – xã hội của toàn tỉnh và bước đầu thể hiện được vai trò
quan trọng của nó trong việc tiếp thu, hướng dẫn chuyển giao tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ngành
nghề, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở các vùng nông thôn, miền núi góp phần
vào quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước ta đang
thực hiện. Bên cạnh những kết quả đạt được HTX.NN vẫn còn mắc phải một số
khó khăn như còn nặng về làm dịch vụ mà chưa chú trọng đúng mức cho đầu tư
trực tiếp vào phát triển sản xuất, chưa xây dựng được thương hiệu mạnh về nông
sản, tạo vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật còn hạn chế, chưa thật sự tạo được mối quan hệ gắn kết về kinh tế giữa
HTX.NN và các xã viên, năng lực của Ban chủ nhiệm HTX chưa đáng ứng với
tình hình, nhiệm vụ mới,…”[8].
13
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động kinh doanh của các HTX sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
xã Phong Sơn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Hoạt động của HTX trong khoảng từ 2006 – 2010.
- Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại xã Phong Sơn, huyện
Phong Điền, Thừa Thiên Huế.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của vùng nghiên cứu:
+ Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

+ Đặc điểm về điều kiện kinh tế – xã hội
- Thực trạng hoạt động của HTX:
+ Quá trình thành lập của các HTX
+ Tình hình chung của các HTX:
• Tình hình tham gia vào HTX của người dân
• Bộ máy quản lý của HTX
• Nguồn vốn hoạt động của HTX
+ Quy mô và hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX:
- Hiệu quả của các hoạt động:
+ Các hoạt động kinh doanh dịch vụ
+ Các hoạt động khác
- Ảnh hưởng của cơ chế chính sách đến sự phát triển của các HTX.
- Những khó khăn và thuận lợi của các HTX
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn PRA (Participatory Rural
Appraisal)
- Thu thập dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.
- Tiến hành điều tra toàn diện các HTX.NN trên địa bàn xã Phong Sơn.
14
3.4.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp
- Báo cáo của huyện về tình hình phát triển hợp tác xã trên toàn huyện.
- Báo cáo của xã về tình hình kinh tế - xã hội và tình hình hoạt động cũng
như đóng góp của các HTX trên địa bàn xã.
- Báo cáo của các HTX về các hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả
đạt được của các hoạt động đó.
Ngoài ra, các báo cáo khoa học và kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả
công bố trên các sách báo, tạp chí chuyên ngành chăn nuôi, nông nghiệp, tài
chính, Website, cũng được sử dụng làm nguồn tài liệu thứ cấp
3.4.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

- Phỏng vấn người am hiểu:
+ Các bộ xã: Tìm hiểu sự đóng góp của các hợp tác xã đối với sự phát
triển của toàn xã, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã
hiện nay như thế nào và các định hướng cũng như chính sách hổ trợ của xã
đối với việc phát triển mô hình hợp tác xã.
+ Cán bộ HTX (gồm chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và một số các bộ khác
có liên quan): Tìm hiểu các hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã
trong những năm gần đây về hình thức, quy mô, hiệu quả đạt được, khó khăn
và giải pháp thực hiện.
- Phỏng vấn hộ theo bảng hỏi bán cấu trúc:Tổng số hộ điều tra theo bảng
hỏi là 30 hộ xã viên thuộc 6 HTX trên địa bàn xã Phong Sơn: Tìm hiểu hiệu
quả các hoạt động của hợp tác xã mang lại cho người dân và đánh giá của xã
viên về các dịch vụ, hoạt động của hợp tác xã trong những năm vừa qua.
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Các số liệu thu thập được tổng hợp mã hoá và xử lý bằng phần mềm
EXCEL.
- Các thông tin thu được từ điều tra được tổng hợp để phục vụ phân tích
các số liệu.
15
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm kinh tế – xã hội của xã Phong Sơn
4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Phong Sơn là một trong ba xã miền núi của huyện Phong Điền, tỉnh Thừa
Thiên Huế. Cách trung tâm thị trấn Phong Điền 16 km và thành phố Huế 30km.
Xã nằm trên tuyến đường tỉnh lộ 11B. Ranh giới giới hành chính của xã:
+ Phía Đông, Đông Nam giáp huyện Hương Trà.
+ Phía Tây giáp xã Phong Xuân.
+ Phía Nam giáp huyện A Lưới

+ Phía Bắc giáp xã Phong Xuân, Phong An.
Tổng diện tích của toàn xã là 11.530 ha trong đó đất đồng bằng chỉ
chiếm 2/5 diện tích còn lại là đất đồi núi. Với lợi thế là nằm ở thượng nguồn
của sông Bồ, Phong Sơn có điều kiện tốt để phát triển nông nghiệp. Cùng với
vị trí thuận lợi, xã cũng có tiềm năng và cơ hội lớn để trao đổi, giao lưu mọi
mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội và định hướng phát triển trong tương lai.
* Địa hình
Với địa hình lòng chảo, thường úng vào mùa mưa nên sản xuất chính
của người dân ở đây tập trung chủ yếu vào vụ Đông Xuân, còn vụ Hè Thu 1/4
diện tích không thể tiến hành gieo trồng được. Đặc biệt với 3/5 diện tích là
đồi núi nhưng được phân chia rõ ràng giữa đất đồng bằng và đất đồi núi, vì
thế xã Phong Sơn có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế vùng gò đồi,
nhất là trồng rừng.
* Đất đai, thổ nhưỡng
Loại đất chủ yếu ở đây là đất cát pha, đất thịt, đất phù sa do sông Bồ
bồi đắp, đất đỏ, đất xám,… qũy đất này rất phù hợp cho người dân phát triển
nông nghiệp toàn diện theo hướng chuyên canh. Hiện nay, bên cạnh quỹ đất
đã được sử dụng vào đúng mục đích thì còn một bộ phận đất do nhiều yếu tố
nhu khí hậu, địa hình,… vẫn bỏ hoang gây lãng phí.

16
* Khí hậu, thời tiết
- Nhiệt độ: Nhiệt độ biến động rõ rệt theo mùa. Mùa khô chịu ảnh
hưởng của gió Tây Nam khô nóng nhiệt độ cao ( 38 - 40
0
C ) vào tháng 6, 7,
mùa lạnh chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc nên nhiệt độ khá thấp ( 9 -11
0
C )
vào tháng 1, 2. Nhiệt độ trung bình 25

0
C.
- Mưa: Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau chiếm 78%
lượng mưa của cả năm. Hai tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 10, 11,
trung bình mỗi tháng có 20,7 – 21,6 ngày có mưa với lượng mưa trung bình
580,6 - 795,6 mm/ tháng. Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8. Các tháng ít mưa
nhất là tháng 2, 3, 4. Lượng mưa trung bình trong các tháng này là 47,1 – 62,6
mm/ tháng.
- Lượng nước bốc hơi và độ ẩm không khí: Luợng bốc hơi nước trong
năm trung bình là 990mm. Độ ẩm không khí bình quân cả năm đạt 83%, cao
nhất là tháng 11 đến tháng 2 năm sau, thời gian này độ ẩm đạt 85 – 88% [14].
4.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế – xã hội
* Dân số và lao động
Hiện nay, “toàn xã có 10.974 người với mật độ bình quân là 95,2
người/km
2
so với mật độ bình quân của huyện là 92,42 người/km
2
thì mật độ
dân số của xã Phong Sơn lại lớn hơn. Năm 2010 vừa qua, xã Phong Sơn có
7.285 người trong độ tuổi lao động chiếm 56.15% dân số của xã trong đó có
70% lao động nông nghiệp, 16,2% lao động ngoại tỉnh và 13,8% lao động
ngành nghề khác”[14] Tuy lao động giữa các thôn phân bố tương đối đồng
đều nhưng đa số lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là những
người đã có gia đình hoặc già cả còn một lượng lớn lao động trẻ tuổi tiến
hành đi làm ăn xa. Điều này, tạo ra thuận lợi cũng như thách thức cho phát
triển kinh tế của xã. Thuận lợi là những người lao động ngoại tỉnh đa số làm
việc trong các nhà máy, xí nghiệp nên đây là lực lượng chủ chốt để đưa nền
kinh tế của xã phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, bên cạnh
đó cũng tồn tại nhiều thách thức cho nền sản xuất của xã Phong Sơn khi trong

tương lai không còn tồn tại lao động nông nghiệp.

17
* Hoạt động sản xuất của người dân
Xã Phong Sơn là một xã ở vùng gò đồi của huyện Phong Điền nên hoạt
động nông nghiệp là hoạt động sản xuất chính của cư dân nơi đây. Các hoạt
động sản xuất chính là: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, cải tạo vườn tạp và
kinh tế trang trại. tuy gặp nhiều khó khăn trong sản xuất do thời tiết, thị
trường,… nhưng các hoạt động cũng đã thu được những kết quả khá, một số
hoạt động đã vượt chỉ tiêu đề ra của xã, cụ thể như:
- Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng trong cả năm 1731,5 ha, trong
đó: cây lúa 959,5 ha, tăng 79,5 ha so với cùng kỳ đạt 109% kế hoạch, năng
suất lúa bình quân 51 tạ/ha, giảm 2,3 tạ/ha so với cùng kỳ, đạt 90,1% kế
hoạch; cây lạc: 380 ha, tăng 123ha so với cùng kỳ, đạt 100% kế hoạch, năng
suất lạc 22 tạ/ha, đạt 100% kế hoạch; sắn công nghiệp 220ha, năng suất 25
tấn/ha; đậu các loại 172 ha, năng suất 13,5 tạ/ha.
- Chăn nuôi: tổng đàn trâu hiện có 792 con, giảm 408 con so với cùng
kỳ, đạt 53% kế hoạch; bò 154 con, tăng 39 con so với cùng kỳ, đạt 85,5% kế
hoạch; đàn lợn có 3520 con, đạt 50,3%.
- Lâm nghiệp: bảo vệ, chăm sóc và trồng mới 2.305,1 ha rừng. Hiện
nay số rừng trồng đã bắt đầu cho khai thác tạo một nguồn thu nhập lớn, góp
phần giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn xã.
- Cải tạo vườn tạp và kinh tế trang trại: Xã Phong Sơn là một xã gò đồi
nên ở đây có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế vườn và trang trại. Tính
đến nay, xã đã có 17 trang trại với diện tích hơn 40ha, hầu hết trang trại sản
xuất theo mô hình nông lâm kết hợp, bước đầu đã mang lại giá trị kinh tế cao
cho người dân.
- Thủy sản: Mặc dù là một xã miền núi nhưng Phong Sơn cũng phát
triển hoạt động nuôi trồng thủy sản, với diện tích 25 ha, sản lượng cá thu
hoạch khoảng 05 tấn, đạt 100% kế hoạch đề ra đã cho chúng ta nhận thấy

nuôi trồng thủy sản ở đây cũng phát triển, với lợi thế là thượng nguồn của con
sông Bồ, dự định trong tương lại hoạt động này sẽ phát triển và thu được
nhiều thành quả hơn nữa.
Bên cạnh những kết quả đạt được của lĩnh vực nông nghiệp, các lĩnh
vực khác như công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại cũng phát triển.
18
Đặc biệt là lĩnh vực cung cấp dịch vụ nông nghiệp của các HTX rất phát triển
mạnh mẽ (chiếm 98%).
Trong năm vừa qua tổng thu ngân sách của nền kinh tế trong toàn xã
ước tính 2.298.426.000 đồng, đạt 156% kế hoạch.[15]
* Tình hình nghèo đói
Bên cạnh những thành quả đạt được của nền kinh tế, tình trạng nghèo
đói trên địa bàn xã diễn biến rất phức tạp. Năm 2009 cả xã có 132 hộ nghèo
(chiếm tỷ lệ 5,67%) giảm 207 hộ so với năm 2008, nhưng sang năm 2010 số
hộ thoát nghèo lại tái nghèo, tính đến cuối năm 2010, toàn xã có 312 hộ
nghèo ( chiếm tỷ lệ 12%). Vấn đề nghèo đói đang gây ra rất nhiều khó khăn
cho sự phát triển xã hội. Vì thế cần có sự phối hợp của các cơ quan chính
quyền và toàn xã hội để tình trạng thoát nghèo rồi lại tái nghèo của người dân
không còn diễn ra nữa.

4.2. Khái quát thực trạng hoạt động của các HTX
4.2.1. Quá trình thành lập của các HTX
Nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh và khôi phục kinh tế – xã hội
của Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều biện pháp trên tất cả
các mặt của đời sống xã hội. Đặc biệt, đối với nền kinh tế, Nhà nước ta thi
hành chính sách tập thể hóa tư liệu sản xuất và phân phối sản phẩm theo lao
động. Trên địa bàn xã Phong Sơn lúc đó cũng tiến hành thành lập 3 HTX
chính là HTX Đông Sơn gồm các thôn: Cổ Bi, Phe Tư, Sơn Bồ; HTX Tây
Sơn gồm các thôn: Hiền An, Công Thành, Thanh Tân, Sơn Quả; HTX Bắc
Sơn bao gồm các thôn: Tứ Chánh, Phổ Lại. Do quy định lúc bấy giờ nên mọi

người dân đều phải tham gia vào HTX không phân biệt thành phần kinh tế
hay tôn giáo. Một hình thức tham gia vào HTX mà người dân cho rằng là “ép
buộc”. Đến năm 1988, HTX Nam Sơn ra đời tiến hành quản lý các thôn: Hiền
Sỹ và Đồng Dạ.
Ngày 01/01/1997, Luật HTX ra đời làm tiền đề để phát triển mô hình
kinh tế HTX kiểu mới việc xây dựng và hình thành HTX.NN theo luật thời gian
đầu gặp rất nhiều khó khăn, cơ bản nhất vẫn là một bộ phận nông dân nhận thức
còn ngán ngại, dè dặt chưa thật sự ủng hộ, một số ít cán bộ chưa thật sự tin
tưởng với chủ trương của Đảng và Nhà nước về kinh tế hợp tác xã kiểu mới.
19
Trên cơ sở đó, được sự hỗ trợ tích cực của Sở NN&PTNT tỉnh Thừa
Thiên Huế và Hội Nông Dân Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế mà cụ thể là
Đoàn cán bộ xây dựng HTX nông nghiệp của Tỉnh. Sự chỉ đạo sâu sát của
BTV Huyện Ủy, UBND Huyện, BCĐ Huyện, UBND Xã. Sự kết hợp chặt chẽ
giữa các ngành, địa phương, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, vận
động làm cho thông suốt từ nội bộ ra tới quần chúng nhân dân, quán triệt luật
HTX, các Nghị định, Chỉ thị của Chính phủ, đồng thời phân biệt rõ giữa HTX
cũ và mới, tính ưu việt của HTX.NN kiểu mới để nông dân tự nguyện, tự giác
tham gia, các HTX trên địa bàn xã bắt đầu đổi tên thành HTX.NN.
Đến năm 2003, khi Luật HTX được sửa đổi, tạo điều kiện thuận lợi
cho các HTX phát triển. Để tiện cho việc quản lý và thực hiện các hoạt động,
các HTX trên địa bàn xã đã tiến hành phân tách và thành lập các HTX mới.
Từ HTX.NN Đông Sơn tách ra làm 2 HTX.NN là Phe Tư và Cổ Bi, từ
HTX.NN Bắc Sơn tách ra thành HTX.NN Phổ Lại và HTX.NN Tứ Chánh.
Theo nguồn phỏng vấn người am hiểu của các HTX thì sau quá trình phân
tách HTX hoạt động có hiệu quả hơn và lợi ích mà HTX mang lại cho người
dân cũng thể hiện rõ hơn.
Tính đến năm 2011, toàn xã Phong Sơn đã có 6 HTX hoạt động trong
lĩnh vực cung cấp dịch vụ nông nghiệp cho xã viên của mình. Các HTX hoạt
động dưới sự chỉ đạo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện

Phong Điền. Hàng năm các HTX phải tiến hành thanh quyết toán thu – chi
nộp lại cho phòng Nông Nghiệp. Nếu HTX nào 3 năm liên tiếp kinh doanh
không có lãi thì phòng Nông Nghiệp sẽ phối hợp với UBND xã tiến hành giải
thể HTX đó.
4.2.2. Tình hình chung của các HTX
4.2.2.1. Tình hình tham gia vào HTX của người dân
So với trước đây, người dân tham gia vào HTX là do bị ép buộc thì hiện
nay, hình thức tham gia vào HTX của người dân là tự nguyện. Tuy tự nguyện
nhưng tiêu chí đạt ra của các HTX là ai có nhu cầu tham gia vào HTX thì gia
đình đó phải có sản xuất nông nghiệp không nhiều thì ít. Theo nguồn phỏng
vấn hộ tháng 03/2010, 100% số hộ có sản xuất nông nghiệp đều tham gia vào
HTX và 100% người cho rằng vì hiện nay HTX đang quản lý đất đai và
20
nguồn nước để phục vụ cho sản xuất nên họ mới tham gia vào HTX. Tuy hiện
nay, Nhà nước ta đang thực hiện Luật HTX, mọi người dân đều có quyền vào
và ra khỏi HTX một cách tự nguyện nhưng đối với các HTX.NN thì điều này
không thể thực hiện được vì nguồn nước và đất đai phục vụ cho sản xuất đều
đặt dưới sự quản lý của HTX thì dù người dân không muốn cũng phải tham
gia vào HTX.
Bảng 1: Số lượng xã viên của các HTX
Stt Tên HTX
Số xã viên
năm 2006
Số xã viên
năm 2010
Tỷ lệ người
dân/xã viên
1 Tứ Chánh 212 212 5.4
2 Phổ Lại 160 160 2.8
3 Tây Sơn 1188 1188 3.1

4 Nam Sơn 662 662 2.9
5 Cổ Bi 647 647 4.5
6 Phe tư 272 272 3.1
7 BQ/HTX 523.5 523.5 3.6
(Nguồn: báo cáo của các HTX qua các năm)
Nhìn chung, số lượng xã viên của các HTX đều không thay đổi từ
năm 2006 đến nay, do đa số xã viên của HTX là những người trong độ tuổi từ
35-60, họ là những người tham gia từ khi HTX thành lập cho đến bây giờ.
Với 30 hộ là xã viên của các HTX mà tôi tiến hành khảo sát thì độ tuổi trung
bình của những người trả lời phỏng vấn là 48, đây là độ tuổi gần về già, họ
chính là lực lượng chủ chốt tham gia sản xuất nông nghiệp. Theo nhận nguồn
điều tra trong 30 hộ thì có 2 hộ (chiếm 6,7%) thời gian tới sẽ ra khỏi HTX do
gia đình họ sẽ không tham gia vào sản xuất nông nghiệp nữa còn 93,3% số hộ
vẫn tham gia với lý do các hộ này vẫn sản xuất nông nghiệp mà HTX lại quản
lý các khâu đầu tiên của sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
21
Biểu đồ 1: Tỷ lệ xã viên của các HTX/xã viên toàn xã
(Nguồn: báo cáo của các HTX năm 2010)
Qua biểu đồ ta thấy, tỷ lệ xã viên của HTX Tây Sơn trên toàn xã là
lớn nhất chiếm 37,82%, đây là HTX có nguồn lực rất mạnh để tiến hành phát
triển sản xuất, với nguồn lao động lớn lại nằm gần trung tâm xã nhất nên ở
đây có đủ điều kiện để tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ. Còn HTX
Phổ Lại là HTX mới thành lập chỉ quản lý một thôn lại nằm ở vùng hẻo lánh,
xa trung tâm xã nên số lượng xã viên của HTX cũng thấp nhất. Tỷ lệ xã viên
của các HTX cho ta thấy HTX nào quản lý càng lớn xã viên thì HTX đó có
điều kiện thuận lợi trong việc phát triển sản xuất cũng như tạo thuận lợi trong
việc kinh doanh dịch vụ vì số lượng xã viên sử dụng dịch vụ HTX cung cấp
càng đông.
4.2.2.2. Bộ máy quản lý của HTX
Tiếp tục thực hiện chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí Thư về tăng

cường lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Hội Nghị Trung ương 5(Khóa IX) về
tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, trọng tâm là
khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đưa kinh tế tập thể cùng kinh tế Nhà
nước ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Muốn
22
thực hiện được điều đó thì ban quản lý của các HTX phải được xem là yếu tố
hàng đầu thúc đẩy sự phát triển của HTX.
Ban quản lý của các HTX trên địa bàn xã Phong Sơn hiện nay hoạt
động theo nhiều cách thức tổ chức khác nhau, cơ cấu bộ máy quản lý cũng
không đồng nhất. Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy một vấn đề đang diễn ra ở tất cả
các HTX đó là ban quản lý HTX đã làm việc từ ngày thành lập cho đến nay,
nhiều vị trí không thay đổi, nếu có thay đổi thì thay đổi ví trí giữa các cán bộ
cho nhau chứ chưa thấy có trường hợp nào ban quản lý HTX được thay đổi
bằng những con người mới với những vị trí mới. Thực trạng này xảy đến là
do trình độ văn hóa của người dân còn thấp, trong cộng đồng chỉ lựa ra được
một số người để đảm nhận vai trò đó, bên cạnh với khối lượng công việc
nhiều nhưng lương thấp (BQ/năm là 5 triệu đồng), bởi thế không nhiều người
cho rằng công việc làm trong ban quản lý không khác gì việc “ăn cơm nhà
vác tù và hàng tổng”. Chính vì điều đó nên cũng ít ai muốn gánh vác công
việc của ban quản lý cả. Không nâng cao năng lực quản lý lại không thay đổi
cơ cấu của ban quản lý nên việc thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh
dịch vụ của các HTX đang gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể trình độ của ban
quản lý HTX được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2: Trình độ quản lý HTX NN của xã Phong Sơn
ĐVT: %
Chức danh
Số
lượng
Trình độ học vấn Trình độ chuyên môn
Cấp I Cấp II Cấp III Sơ cấp Trung cấp ĐH,CĐ

Chủ nhiệm
20
0 16,67 3,33 10 0 0
Phó chủ nhiệm
13,33
0 6,67 6,67 0 0 0
Ban kiểm soát
26,67
0 20 6,67 6,67 3,33 0
Kế toán
23,33
0 13,33 10 3,33 0 0
Thủ quỷ
16,67
0 10 6,67 0 0 0
Tổng
100
0.00 66.67 33.33 20.00 3.33 0.00
(Nguồn: báo cáo của các HTX)
Với trình độ của ban quản lý HTX như trên, tỷ lệ cán bộ đã được đào tạo
chuyên môn chỉ chiếm 23,33% thì làm sao đáp ứng được nhu cầu phát triển.
Hiện nay, yêu cầu về sự hạch toán kinh tế ngày càng cao, trình độ người dân
23
ngày càng được nâng cao thì đòi hỏi bộ máy quản lý của HTX cũng phải nâng
cao trình độ chuyên môn như ban kế toán chỉ có 2 người có trình độ sơ cấp,
trong khi Nhà nước ta quy định các HTX phải công khai minh bạch chứng từ
sổ sách kinh doanh cho xã viên biết trong các lần sơ kết, tổng kết hoạt động
kinh doanh. Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ban quản lý các HTX
trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp Thừa Thiên Huế phối hợp với Phòng
Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Điền đã và đang tiến hành

mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cho các cán bộ HTX.
Kết quả điều tra cũng cho thấy, ban quản lý HTX vẫn nhận được nhiều
ý kiến đánh giá khác nhau từ phía xã viên. 13,33% người dân đánhs giá ban
quản lý có trình độ rất phù hợp và hoạt động tốt, 36,67% đánh giá không có
trình độ dẫn đến 30% số người được hỏi cho rằng ban quản lý hoạt động
không tốt, còn lại những người nhận xét trình độ phù hợp và hiệu quả hoạt
động tạm chấp nhận được.
Bảng 3: Đánh giá sự hoạt động ban quản lý HTX của xã viên
ĐVT: %
Chỉ tiêu
đánh giá
Trình độ quản lý Kỹ năng tổ chức hoạt động
Tốt Khá Trung bình Tốt Tạm được Không tốt
Tứ Chánh 20 60 20 60 40 0
Phổ Lại 20 40 40 20 60 20
Tây Sơn 20 40 40 0 60 40
Cổ Bi 0 20 80 0 40 60
Nam Sơn 20 80 0 20 60 20
Phe Tư 0 60 40 20 40 40
TB/HTX 13,33 50 36,67 20 50 30
( Nguồn phỏng vấn hộ tháng 3/2011)
Sự đánh giá này của xã viên xuất phát từ việc cán bộ trong ban quản lý
HTX tổ chức được hoạt động gì làm lợi cho xã viên. 36,67% xã viên cho rằng
trình độ ban quản lý không phù hợp vì đội ngũ cán bộ lãnh đạo của HTX
không có bằng cấp về công tác quản lý cũng như năng lực tổ chức tổ chức. Đa
số xã viên nhận định ban chủ nhiệm HTX hiện nay có trình độ và khả năng
hoạt động tạm chấp nhận được do đây là những người trong cộng đồng được
24
người dân tín nhiệm bầu chọn nên, họ có kinh nghiệm làm việc lâu năm và
cũng đã tổ chức được một số hoạt động làm lợi cho xã viên đồng thời tạo ra

doanh thu cho HTX.
Nhìn chung, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý HTX trong thời gian
qua vẫn có nhiều tiến bộ, khả năng quản lý, kinh doanh , nhạy bén với thị
trường ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, bên cạnh những HTX mạnh dạn
mở rộng các dịch vụ, lĩnh vực hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho xã viên, thì
vẫn còn những HTX còn rụt rè, ngại khó, ngại va chạm trong kinh doanh
trong khi “ thương trường là chiến trường”. Một trong những nguyên nhân
chính dẫn đến hạn chế này là trình độ cán bộ còn chưa xứng tầm.
4.2.2.3. Nguồn vốn hoạt động của HTX
Trong quá trình hoạt động, có rất nhiều yếu tố quyết định đến chất
lượng và hiệu quả hoạt động của HTX. Trong đó, nguồn vốn là một yếu tố
quan trọng không thể thiếu.
* Nguồn vốn lưu động:
Theo báo cáo của các HTX, từ khi thành lập cho đến nay xã viên không
hề góp vốn vào hoạt động của HTX, nguồn vốn mà các HTX sử dụng để hoạt
động hàng năm là do huy động từ trong xã viên nộp lệ phí dịch vụ. Chỉ riêng
HTX Phổ Lại và Phe Tư có vốn từ khi mới thành lập là do 2 HTX này tách ra
từ HTX hoạt động trước đó, nhưng nguồn vốn mà họ nhận được không phải
bằng tiền mặt mà là số tiền nợ trong dân khi sử dụng dịch vụ.
Hiện nay, tổng nguồn vốn các HTX trên địa bàn xã Phong Sơn sử dụng
để hoạt động là1.814,204 triệu đồng, bình quân/HTX là 302,367 triệu đồng.
Nguồn vốn hoạt động đã thấp, phần lớn lượng vốn lại nằm trong dân nên hàng
năm tình trạng thiếu vốn sản xuất kinh doanh đều diễn ra ở các HTX. Thiếu
vốn là một hạn chế rất lớn đối với các HTX trong quá trình hoạt động, cụ thể
là không đủ vốn để tăng thêm hoặc mở rộng dịch vụ, trang bị thêm tư liệu sản
xuất, đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả khác, không
đủ điều kiện để quan tâm, giúp đỡ các hộ xã viên còn nghèo phát triển sản
xuất. Hầu hết những người được hỏi về chính sách hổ trợ cho hộ nghèo trên
địa bàn HTX đều cho rằng do vấn đề thiều vốn nên không thực hiện được các
biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất cho những người nghèo. Mặc dù

25

×