Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

tìm hiểu hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của htx nông nghiệp hương hồ i-hương trà-thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.72 MB, 46 trang )

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết
Hợp tác xã (HTX) là một loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh đã có mặt
từ rất lâu ở nước ta. Qua nhiều lần đổi mới, hợp tác xã ngày càng thể hiện rõ
những thế mạnh của mình trong phát triển kinh tế cũng như trong việc cải
thiện đời sống của xã viên, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước.
Những năm qua, với chính sách đổi mới và hội nhập của Đảng và Nhà nước,
khu vực kinh tế hợp tác, HTX đã có những bước phát triển, ngày càng xuất hiện
nhiều HTX, liên hiệp HTX mạnh về kinh tế - sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có
hiệu quả. HTX đã thực hiện tốt vai trò "hợp tác" thúc đẩy kinh tế hộ phát triển
bằng việc thực hiện tốt cung ứng các dịch vụ thiết yếu cho xã viên, như thủy lợi,
quản lý và phân phối điện năng, cung ứng vật tư, khuyến nông, làm đất, bảo vệ
thực vật, tiêu thụ nông sản… Một số HTX đã hướng đến các dịch vụ mới như:
thu gom xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh, cung ứng nước sạch, quản lý chợ,
bảo hiểm chăn nuôi. Vì vậy,trong những năm qua,HTX đã dần khẳng định vị trí
thương hiệu của mình trên thị trường, phục vụ đắc lực cho sản xuất, đời sống của
xã viên và phát triển cộng đồng bền vững.
Hương Hồ là một xã nông nghiệp có địa hình bán sơn, là lợi thế cho người
dân ở đây da dạng hóa hình thức sản xuất nông lâm kết hợp cũng giúp cho
HTX phát triển thêm mô hình sản xuất kinh doanh – dịch vụ. Trong nhiều
năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo của các ban ngành liên quan của Tỉnh và
Huyện, cán bộ và xã viên của HTX nông nghiệp Hương Hồ I đã không
ngừng phấn đấu đẩy mạnh và phát triển sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học
kĩ thuật trong nông nghiệp, ra sức chống hạn, chống mặn, nỗ lực khắc phục
bão lụt, từng bước sản xuất củng cố sản xuất ổn định và phát triển. Tuy nhiên
bên cạnh những thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh cho HTX thì vẫn
còn rất nhiều vướng mắc làm hạn chế hoạt động phát triển của HTX.
Chính vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Tìm hiểu hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của HTX nông nghiệp Hương Hồ


I-Hương Trà-Thừa Thiên Huế”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTX Hương Hồ I
- Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh dịch vụ của HTX
- Xác định những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh dịch vụ của
HTX Hương Hồ I
- Đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động
kinh doanh dịch vụ của HTX Hương Hồ I
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Khái niệm về hợp tác xã (HTX)
- Theo nhà kinh tế học A.V Traianop : “ Hợp tác nông nghiệp là sự phân
bổ sung cho kinh tế hộ nông dân, phục vụ cho nó và vì thế thiếu kinh tế hộ
nông dân thì HTX không có ý nghĩa gì cả” và “ chỉ những HTX do chính
những người nông dân điều hành theo sáng kiến của họ và lợi ích của các
HTX ấy được kiểm nghiệm trên thực tế mới có giá trị”
- Luật HTX năm 1996 và sửa đổi bổ sung năm 2003 của Việt Nam định
nghĩa:
HTX là một tổ chức kinh tế tập thể do cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân
(sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn,
góp sức lập ra theo quy định của luật này để phát huy sức mạnh của tập thể
của từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các
hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất , tinh thần, góp
phần phát triển kinh tế- xã hội của đất nước
HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân,
tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều
lệ, vốn tích lũy, và các vốn khác của HTX theo quy định của pháp luật.
2.2. Khái niệm về HTX nông nghiệp
Hợp tác xã nông nghiệp là một trong các hình thức cụ thể của kinh tế hợp
tác trong nông nghiệp, là tổ chức kinh tế của những người nông dân có cùng

nhu cầu và nguyện vọng, tự nguyện liên kết lại để phối hợp giúp đỡ nhau phát
triển kinh tế hoặc đáp ứng tố hơn nhu cầu về đời sống của các thành viên, tổ
chức và hoạt động theo các nguyên tắc, luật pháp quy định, có tư cách pháp
nhân.
HTXNN có các đặc trưng chủ yếu về tổ chức và hoạt động sau:
+ Tự nguyện gia nhập và ra khỏi HTXNN.
+ Các thành viên HTXNN đều bình đẳng với nhau trong việc tham gia
quản lí, kiểm tra giám sát và có quyền ngang nhau trong biểu quyết, dù cổ
phần đóng góp không giống nhau.
+ Tự quản, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh.
+ Có tư cách pháp nhân, bình đẳng trước pháp luật.
+ Mục đích thành lập HTXNN chủ yếu là phục vụ cho hoạt động sản xuất
nông nghiệp của hộ nông dân.
2.3. Khái niệm dịch vụ, kinh doanh
Theo Kotler và Armstrong (1991) : Một dịch vụ là một hoạt động hay một
lợi ích mà một bên có thể cung cấp cho bên kia, trong đó nó có tính vô hình
và không dẫn đến sự chuyển giao sở hữu nào cả
Kinh doanh là phương thức hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn tại nền
kinh tế hàng hoá,gồm tổng thể những phương pháp, hình thức và phương tiện
mà chủ thể kinh tế sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh tế của mình ( bao
gồm quá trình đầu tư, sản xuất, vận tải, thương mại, dịch vụ ) trên cơ sở vận
dụng quy luật giá trị cùng với các quy luật khác , nhằm đạt mục tiêu vốn sinh
lời cao nhất
2.4. Đặc trưng của dịch vụ nông nghiệp
- Dịch vụ nông nghiệp mang tính chất thời vụ: Do đặc điểm của sản xuất
nông nghiệp mang tính chất thời vụ , vì vậy hoạt động dịch vụ phục vụ nó
cũng mang tính thời vụ rõ nét. Việc cung ứng dịch vụ chỉ xuất hiện vào những
thời điểm hiện tại trong năm, đặc biệt thể hiện rõ nhất ở ngành trồng trọt. Do
đó, muốn cung ứng dịch vụ một cách tốt nhất các đơn vị phải biết cách nắm
bắt chắc chắn lịch thời vụ, để tổ chức dự trữ hợp lý đáp ứng kịp thời nhu cầu

người nông dân.
- Dịch vụ nông nghiệp được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau và mang
tính chất cạnh tranh cao:
Trong thị trường dịch vụ nông thôn, các thành phần kinh tế khác nhau
tham gia dịch vụ ngày càng đông đảo, do đó cạnh tranh giành giật khách
hàng, chiếm lĩnh thị trường ngày càng gây gắt. Các đơn vị muốn mở rộng
dịch vụ có hiệu quả thì phải tìm cách cạnh tranh thắng lợi, phù hợp với thế
mạnh của mình
- Dịch vụ nông nghiệp chỉ có hiệu quả cao khi thực hiện trên phạm vi rộng
lớn: Các loại hình dịch vụ đòi hỏi tính hợp tác trong việc cung cấp và sử dụng
dịch vụ, để dễ dàng thực hiện cung ứng và giảm chi phí sản xuất của người
sản xuất. Muốn làm điều này, phải phát triển các HTX nông nghiệp dịch vụ,
để huy động sự tham gia của xã viên vào quá trình cung cấp dịch vụ
2.5. Tình hình hoạt động cơ bản của kinh tế hợp tác và HTX ở Việt Nam
thời kỳ 1997- 2009
2.5.1. Về số lượng HTX
Theo Liên minh HTX trong số này có khoảng 5.800 HTX thành lập mới
(riêng lĩnh vực nông nghiệp khoảng 2139 HTX, chiếm tỷ lệ 37%); khoảng
8.400 là các HTX chuyển đổi từ mô hình cũ sang.
Các HTX chuyển đổi và thành lập mới chủ yếu tập trung ở các vùng nông
thôn, như vùng trung du miền núi phía Bắc có 4.034 HTX( 28%);
vùng đồng bằng sông Hồng 5.063 HTX(36%); ở các vùng phát triển của sản
xuất hàng hoá cao như Đông Nam Bộ số lượng HTX chỉ có 642 HTX (4,5%).
2.5.2. Về xã viên và lao động
Theo báo cáo tổng hợp của Ban chỉ đạo tổng kết kinh tế hợp tác và HTX(
năm 2001) thì số lượng xã viên của 4.876 HTX đã chuyển đổi và thành lập
mới có báo cáo là 3.171.576 người, chiếm khoảng 8% lực lượng lao động của
cả nước. Số lượng xã viên ở các loại hình HTX cũng rất khác nhau. Quỹ tín
dụng nhân dân (QTDND) là nơi thu hút nhiều xã viên nhất(trung bình 960 xã
viên/QTDND); tiếp đó là HTX nông nghiệp (953 xã viên/HTX) và ít nhất là

HTX thương mại (43 xã viên/HTX). Theo số liệu của Tổng cục Thống kê từ
kết quả tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn và thuỷ sản năm 2001, lao động
làm việc trong các HTX nông nghiệp là 213.383 người.
2.5.3. Về vốn hoạt động
Theo điều tra của Ban Kinh tế TW tháng 8 năm 2001, đến 31/12/2000
tổng số vốn của 5.052 HTX có báo cáo là 5.018.994 triệu đồng (hơn 5 nghìn
tỉ đồng), trong đó gần 2.000 tỉ đồng là vốn tự có của các HTX. Số liệu tổng
hợp của Viện QLKTTƯ từ báo cáo của 51 Sở Kế hoạch và Đầu tư các
tỉnh/thành phố đến 31/6/2002 cho kết quả về quy mô vốn hoạt động trung
bình như sau: HTX dịch vụ thương mại-438,7triệuđồng/HTX (thấp nhất);
QTDND-2684,5 triệu đồng (cao nhất).
2.5.4. Kết quả sản xuất, kinh doanh
Giá trị sản xuất bình quân của các HTX chuyển đổi đã tăng 2,18 lần trong
giai đoạn 1997-2002; các HTX thành lập mới chỉ tăng 1,3 lần (năm 2001 so
với năm 1997).Tỷ lệ các HTX thua lỗ, làm ăn kém hiệu quả đã giảm nhưng
chưa nhiều, vẫn còn khoảng 45-50% số HTX được thống kê hoạt động không
có lãi. Đối với các HTX có lãi thì số lãi cũng không lớn. Tổng số lãi của
1.998 HTX từ tất cả các ngành được thống kê đến 31/12/2000 là 106.841 triệu
đồng, bình quân mỗi HTX lãi khoảng 60,5 triệu đồng/năm.
2.5.5. Phân phối lãi và thu nhập của xã viên
Hầu hết các HTX đã thực hiện phân phối lãi theo đúng Luật quy định.
Ngoài khoản thuế đóng góp vào ngân sách nhà nước, các HTX đã phân phối
lãi theo quy định của luật: như trích quỹ phát triển sản xuất, quỹ dự phòng và
chia lãi cho xã viên theo vốn góp, chia theo mức độ sử dụng dịch vụ. Theo số
liệu tổng hợp của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương từ 51
tỉnh/thành phố, thu nhập bình quân của xã viên đạt khoảng 4 triệu đồng/năm.
Trong đó các ngành công nghiệp, xây dựng, GTVT có mức thu nhập cao nhất
(khoảng từ 5 đến 9 triệu đồng), các ngành nông nghiệp, tín dụng và thuỷ sản
mức thu nhập thấp nhất (từ trên 1 triệu đến dưới 3 triệu đồng). Tuy nhiên, có
một bộ phận HTX đã bảo đảm được mức thu nhập ổn định cho xã viên từ 300

đến 500 nghìn đồng/tháng đối với các HTX nông nghiệp, và từ 500 đến 1.000
nghìn đồng/xã viên/tháng đối với các HTX phi nông nghiệp.
2.5.6 Đóng góp của kinh tế hợp tác và HTX vào tăng trưởng kinh tế
Nhìn chung, hàng năm tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế của
khu vực KTTT đóng góp vào GDP của cả nước khoảng 8%. Trong đó các
HTX của ngành GTVT có đóng góp nhiều nhất so với các ngành khác. Năm
2001, khối lượng hành khách do KTTT vận chuyển chiếm 27,4% tổng khối
lượng hành khách luân chuyển của cả nước, khối lượng hành hoá luân chuyển
chiếm 18,5% .
Trong các ngành khác như thương mại, công nghiệp, khu vực KTTT
đóng góp không nhiều, trung bình dưới 1% GDP của từng ngành.
Trong lĩnh vực nông nghiệp HTX không trực tiếp làm ra các sản phẩm hàng
hoá, mà làm dịch vụ đầu vào đầu ra cho các hộ nông dân là xã viên và cả các
hộ nông dân không là xã viên HTX trong sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho
các hộ gia tăng sản lượng hàng hoá nông lâm thuỷ sản, vì vậy có thể coi sự
đóng góp của KTTT vào tăng trưởng nông nghiệp và vào nền kinh tế nói
chung là rất quan trọng.
2.6. Tình hình hoạt động của HTX nông nghiệp ở Thừa Thiên Huế
Trong thời gian qua, tình hình HTX đã có xu hướng phát triển về mặt số
lượng, điển hình là HTX nông nghiệp. Đến nay, toàn tỉnh có 343 tổ hợp tác,
293 Hợp tác xã, trong đó HTX nông nghiệp chiếm 162 HTX còn lại là: 15
HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 17 HTX giao thông, 47 HTX tiêu
thụ điện nông thôn, 5 HTX xây dựng, 38 HTX thủy sản, 7 quỹ tín dụng nhân
dân, 2 HTX thương mại - dịch vụ. Nhìn chung, các HTX trên địa bàn tỉnh
hoạt động ngày càng có hiệu quả, các dịch vụ phục vụ xã viên được mở rộng
hơn; vai trò của cán bộ quản lý, điều hành HTX ngày càng tăng. Trong nông
nghiệp, vai trò HTX thể hiện rõ, nhất là việc dịch vụ thúc đẩy kinh tế hộ phát
triển, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, việc tiếp nhận nguồn vốn
ngân sách và huy động đóng góp của nhân dân để hoàn thành các chương
trình kiên cố kênh mương, bê tông hóa đường giao thông nông thôn.

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Liên minh HTX tỉnh Thừa
Thiên - Huế đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện nghị
quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể. Trực
tiếp tham mưu cho Tỉnh ủy xây dựng chương trình hành động nhằm thực hiện
nghị quyết 13 về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế
tập thể của mình” của tỉnh nhà. Liên minh HTX đã chú trọng tuyên truyền,
vận động phát triển kinh tế tập thể thông qua các hội nghị, hội thảo, phát
thanh truyền hình, xuất bản 3 kỳ đặc san kinh tế hợp tác, HTX. Xây dựng,
kiện toàn tổ chức bộ máy Văn phòng Liên minh HTX tỉnh, nâng cao năng lực
điều hành quản lý, gắn hoạt động với cơ sở, chú trọng vận động kết nạp thành
viên.Tổ chức được 60 lớp đào tạo cho gần 1.350 lượt người tham gia, trong
đó 3 lớp trung cấp kế toán, 10 lớp kế toán tin học, các lớp bồi dưỡng chủ
nhiệm, trưởng ban kiểm soát, kế toán trưởng HTX, cán bộ quản lý HTX và
trên 1000 lao động được đào tạo nghề, trong đó có 6 lớp công nhân điện bậc
3/7 với 200 học viên. Liên minh HTX tỉnh còn thực hiện các hoạt động hỗ trợ
khác như hướng dẫn các HTX xây dựng dự án vay vốn từ các chương trình
kinh tế xã hội đã được cấp thẩm quyền xét duyệt cho 20 dự án vay vốn với
tổng số tiền 1,8 tỷ đồng.
Về công tác đối ngoại: xây dựng các dự án kêu gọi đầu tư từ các tổ chức
nước ngoài, đến nay đã có 3 dự án được hỗ trợ không hoàn lại với số tiền
trên 500 triệu đồng. Ký kết chương trình phối hợp hoạt động với Sở
Thương mại, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chuẩn bị ký kết
chương trình phối hợp hoạt động với Sở Công nghiệp, thông qua việc ký
kết các chương trình phối hợp hoạt động. Liên minh HTX tỉnh đã ký kết
hợp tác với Liên hiệp HTX tiêu dùng Thụy Điển về phát triển thương
mại dịch vụ trong những năm 2001 - 2005 đã kết thúc và tiếp tục phát
triển thương mại dịch vụ trong các HTX nông nghiệp trong những năm
2006 - 2010; ký kết với tổ chức hỗ trợ phát triển Đức (DED) từ năm
2004 - 2006; tổ chức SNV của Hà Lan về chuyển giao công nghệ; tổ
chức Norpadele về thị trường, xin cấp chứng chỉ chất lượng gạo nhằm

xúc tiến xuất khẩu, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ(
thủy lợi, cung ứng vật tư, khuyến nông, bảo vệ thực vật, tiêu thụ nông sản…)
của HTX nông nghiệp Hương Hồ I
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian thực tập từ
03/01/2011 đến 06/05/2011(4 tháng)
- Phạm vi không gian: tại HTX nông nghiệp Hương Hồ I-Hương Trà-Thừa
Thiên Huế
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTX Hương Hồ I
+ Đặc điểm sản xuất kinh doanh dịch vụ của HTX
+ Đặc điểm cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động kinh doanh dịch vụ
+ Đặc điểm nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh dịch vụ
+ Đặc điểm lao động phục vụ cho hoạt động kinh doanh dịch vụ
+ Hình thức và quy mô của mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ
của HTX nông nghiệp Hương Hồ I
- Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh dịch vụ của HTX nông nghiệp
Hương Hồ I
+ Hiệu quả của mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ
+ Hiệu quả của mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh đối với quá trình sản
xuất nông nghiệp
- Xác định những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của HTX nông nghiệp Hương Hồ I
+ Yếu tố về nguồn nhân lực
+ Yếu tố về vốn

+ Yếu tố về sự hợp tác của xã viên
+ Yếu tố về thị trường
+ Yếu tố về chính sách
+ Yếu tố mùa màng
3.4. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập thông tin thứ cấp
+ Thu thập thông tin từ sách báo, internet
+ Tiến hành thu thập thông tin thứ cấp liên quan đến nội dung nghiên cứu
thông qua các báo cáo, tài liệu của HTX
- Thu thập thông tin sơ cấp
+ Tiến hành phỏng vấn sâu(phỏng vấn cán bộ HTX bao gồm chủ nhiệm,
phó chủ nhiệm, kế toán và các cán bộ khác có liên quan)
+ Phỏng vấn hộ(tiến hành phỏng vấn 15 hộ sản xuất nông nghiệp có sử
dụng dịch vụ của HTX bằng bản hỏi bán cấu trúc)
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm vùng nghiên cứu
4.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
Hương Hồ là một xã có địa hình bán sơn địa, nằm cách thành phố Huế
khoảng 4 km về phía Tây Nam. Địa bàn xã có tỉnh lộ 12 B nối Huế - A lưới
và tuyến đường tránh Phía Tây thành phố Huế chạy ngang qua.
Phía Bắc giáp xã Hương An.
Phía Nam giáp xã Hương Thọ và Sông Hương.
Phía Đông giáp xã Hương Long.
Phía Tây giáp xã Hương Bình.
Với tổng diện tích tự nhiên là 3375.00 ha, trong đó đất nông nghiệp:
2352.43 ha; đất phi nông nghiệp: 615.00 ha, đất chưa sử dụng407.57 ha. Dân
số: 9157, trong đó Nữ chiếm 4498
Địa bàn xã cóTỉnh lộ 12B nối Huế - A Lưới và tuyến đường tránh phía
Tây thành phố Huế chạyngang qua; có tuyến đường liên xã nối liền 03 xã

Hương Hồ - Hương An – HươngChữ.
Đặc thù của vùng là có dân số đông nhưng diện tích nông nghiệp nên thu
nhập nông nghiệp vẫn còn ở mức thấp. Tiếp đến, do có địa bàn bán sơn địa
nên ruộng đất bậc thang, manh mún, cồn đốn, tầng canh tác mỏng, độ chua
cao. Địa bàn nằm trong vùng tiểu khí hậu khắc nghiệt, lũ lụt, hạn hán thường
xảy ra, sâu bệnh thường phát triển nhanh, vùng thích nghi, cho sự phát triển
của chuột đã làm ảnh hưởng đến năng suất sản lượng cây trồng của HTX.
4.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Đặc điểm về kinh tế
a. Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp
Trong những năm qua, lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp có nhiều chuyển
biến tích cực, nhiều hộ sản xuất kinh doanh đã mạnh dạn vay vốn từ các ngân
hàng để mở rộng sản xuất đặc biệt là ngành mộc dân dụng và mua bán gỗ,
trên toàn xã hiện có 430 hộ , tổng thu nhập của người lao động trong ngành
tiểu thủ công nghiệp đạt 28 tỷ đồng chiếm 48,5%
Chính quyền đã phối hợp với trung tâm dạy nghề , phòng công thương
Huyện tổ chức các lớp đào tạo nghề mộc dân dụng, quản lý doanh nghiệp
nhằm giúp nhân dân nâng cao tay nghề , kỹ năng quản lý doanh nghiệp với
giới thiệu sản phẩm
b. Sản xuất nông lâm nghiệp
- Trồng trọt: chú trọng phát triển các loại cây như cây lúa, cây lạc,cây
ngô. Bên cạnh đó, các loại cây hoa màu, hoa, cây đặc sản các loại cũng được
chú trọng phát triển
- Chăn nuôi: chất lượng và số lượng đàn gia súc trong địa bàn xã
những năm gần đây ngày càng phát triển. Trong đó, tổng đàn trâu bò là 609
con, gia cầm là 10.200 con, số lồng cá là 40 lồng với giá trị thu hoạch bình
quân là 4 triệu đồng/ 1 lồng. Diện tích nuôi cá hồ là 3 ha, giá trị thu hoạch đạt
400 triệu đồng
- Lâm nghiệp: Tổng diện tích khoảng 69ha, trong đó: Trồng theo dự án
WB3 là 45 ha, rừng của hai HTX là 24 ha. Với ước khai thác nhựa thông cả

năm là 20,5 tấn, đạt 68% kế hoạch. Công tác chăm sóc rừng trồng đã được
nhân dân quan tâm thực hiện nhiều hơn trong những năm gò đồi thích nghi,
cho sự phát triển của chuột đã làm ảnh hưởng đến năng suất sản lượng cây
trồng của HTX.
c. Dịch vụ- du lịch
Các loại hình dịch vụ tổng hợp được đầu tư và phát triển ngày càng đa
dạng. Dịch vụ phục vụ trong sản xuất nông nghiệp như: giống, sức kéo, bảo
vệ thực vật, hướng dẫn kỹ thật… được quan tâm và đầu tư, đảm bảo cung ứng
cho nhu cầu sản xuất ngày càng tăng của bà con nông dân
Các loại hình dịch vụ khác cũng có những sự thay đổi rõ rệt như: Dịch
vụ bưu chính viễn thông đã phát triển khá mạnh , đặc biệt là điện thoại cố
định và di động. Dịch vụ vận tải ngày càng mở rộng , dịch vụ tín dụng từ các
ngân hàng cho nhân dân vay vốn phát triển sản xuất ngày càng tăng. Đặc biệt,
dịch vụ du lịch sinh thái về nguồn sau khi được đưa vào sử dụng thu hút đông
đảo khách du lịch trong và ngoài nước. Đối với dịch vụ thương mại ở trung
tâm chợ ổn định, xu hướng thương mại lan rộng đến các dịa bàn đông dân cư
thuận tiện cho việc mua bán hàng nông sản của nhân dân.
d. Công tác quản lý đất đai và xây dựng cơ bản
- Công tác quản lý đất đai
Bảng 1: Tình hình sử dụng đất đai của xã
Hạng mục đất đai Diện tích(ha) Tỉ lệ(%)
Tổng diện tích đất của xã 3.375 100
Đất nông nghiệp Đất sản xuất nông nghiệp 349,1 10,34
Đất lâm nghiệp 2002,69 59,34
Đất nuôi trồng thủy sản 0,64 0,018
Đất phi nông
nghiệp
Đất ở 139.85 4,14
Đất chuyên dùng 112,1 3,32
Đất tôn giáo, tín ngưỡng 8,89 0,26

Đất nghĩa trang, nghĩa địa 81,43 2,41
Đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng
272,73 8,08
Đất chưa sử dụng 407.57 12,07
Qua bảng 1 ta thấy rằng, trong tổng số diện tích đất tự nhiên của xã
là 3.375 ha, đất được nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại đất
còn lại của xã. Theo ta thấy, Hương Hồ là một địa bàn bán sơn, đất đồi
núi chiếm đại đa số, cụ thể là đất lâm nghiệp chiếm 59,34% tổng diện tích
đất tự nhiên nên tận dụng ưu thế này, chính quyền UBND xã cũng như
người dân vân động và phát huy công tác trồng và chăm sóc rừng và điều
đó đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cũng như giải quyết việc làm chi
người lao động trong địa bàn xã. Mặc dù trong địa bàn xã có một hệ thống
sông, hồ dày đặc nhưng do phần lớn người dân sản xuất nông nghiệp nên
đất được sử dụng cho mục đích nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ lệ thấp
0,018% trong khi diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là
272,73 ha (chiếm 8,08%). Tuy nhiên, diện tích đất chưa sử dụng cho mục
đích gì chiếm một số lượng rất lớn (407,57 ha), chính quyền xã nên cần
vân động và hướng dẫn người dân sử dụng để tránh tình trạng uổng phí
nguồn đất đai, gây nên tình trạng hoang hóa nguồn đất tự nhiên.
- Xây dựng cơ bản
Các thôn được hưởng lợi chương trình dự án ODA đã và đang được
triển khai xây dựng , gồm 3 nhà sinh hoạt cộng đồng thôn , kè chống sạt lỡ
Nham Biều và đường dân sinh thôn Ngọc Hồ , với tổng kinh phí là 1.279
triệu đồng. Đường giao thông thôn Lựu Bảo xây dựng hoàn thành với tổng
kinh phí là 984 triệu đồng. Công trình đập Bàu Thông ở Ngọc Hồ với tổng số
vốn 346 triệu đồng . Ngoài ra còn một số công trình khác cũng đã và đang
được thi công nhằm phát triển bộ mặt nông thôn xã Hương Hồ như xây dựng
thêm phòng học trường tiểu học số 1, 2 và trường mẫu giáo.
4.1.3. Đặc điểm về văn hóa- giáo dục- y tế - xã hội

- Về lĩnh vực giáo dục:
Thực hiện chủ trương nói không với tiêu cực trong thi cử và chống bệnh
thành tích trong giáo dục, do đó các trường học đã có những bước tiến rõ rêt
trong công tác dạy và học , công tác quản lý, đánh giá chất lượng của học sinh
được chú trọng
- Về lĩnh vực y tế:
Trạm y tế xã đã thực hiện tốt chương trình phòng dịch, phòng lao, phòng
bướu cổ và các chương trình khác …thuộc chương trình y tế quốc gia, y tế dự
phòng và khám chữa bệnh cho nhân dân
- Về lĩnh vực dân số, gia đình, trẻ em:
Tổ chức có hiệu quả chiến dịch truyền thông dân số. Công tác bảo vệ và
chăm sóc trẻ em được triển khai tốt với số lượng trẻ em suy dinh dưỡng, tỷ lệ
sinh con thứ 3 trở lên giảm. Bên cạnh đó, phối hợp với ngành y tế làm tốt
công tác khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi
- Về Công tác chính sách xã hội:
+ Tổ chức thực hiện việc thăm và tặng quà gia đình chính sách trong các
dịp lễ, tết
+ Tổ chức chi trả chế độ cho đối tượng chính sách đảm bảo đúng, đủ, kịp
thởi.
+ Chỉ đạo tốt công tác đền ơn đáp nghĩa và các ngày lễ một cách trang
nghiêm và long trọng
+ Tiến hành xây dựng nhiều nhà tình nghĩa giúp xã về cơ bản hoàn thành
xóa nhà tạm.
+ Cấp phát chế độ hàng tháng đầy đủ cho người có hoàn cảnh đặc biệt,
người cao tuổi…
4.2. Đặc điểm hộ khảo sát
Bảng 2: Đặc điểm hộ thuần nông
Chỉ tiêu Đơn vị tính Đặc điểm nhóm Trung bình
Trình độ học vấn Lớp 5-12 8,9
Nhân khẩu/hộ Người 3-8 5,1

Lao động /hộ Lao động 3-8 2,9
Độ tuổi Tuổi 35-65 49,2
Qua bảng 2, ta thấy rằng trong số những hộ thuần nông được khảo
sát, trình độ văn hóa của các chủ hộ là khá cao, trung bình thì họ đã học hết
lớp 8,9. Số nhân khẩu của nhóm hộ này cũng tương đối cao, trung bình thì
mỗi hộ gia đình có 5,1 người, trong đó có 2,9 lao động, như vậy sẽ đảm bảo
mức sống ổn định cho gia đình. Độ tuổi của các chủ hộ ở đây cũng đạt mức
độ trung bình với trung bình tuổi của họ là 49,2 tuổi đảm bảo đủ sức lao động
cho nông hộ.
4.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX nông nghiệp
Hương Hồ I
Căn cứ vào hướng dẫn lịch thời vụ của tỉnh, huyện,vào các chỉ tiêu nghị
quyết của Đảng bộ, HĐND xã, đối chiếu với tình hình thực tế của địa phương,
HTX nông nghiệp Hương Hồ I đã xây dựng lịch thời vụ , bố trí khoanh vùng
hợp lý lúa, lạc, cây rau màu thích hợp. HTX tiến hành hướng dẫn chuyển giao
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, làm tốt các khâu dịch vụ chủ yếu trong
sản xuất. Tổ chức chỉ đạo quản lý điều hành, đáp ứng được công tác thủy lợi,
chỉ đạo điều hành sức kéo, hướng dẫn quy trình kỹ thuật, dự tính dự báo
phòng trừ sâu bệnh kịp thời, tổ chức diệt chuột bằng nhiều pháp làm giảm bớt
sự phá hại cây trồng. Tích cực đưa giống lúa cấp 1 vào sử dụng trước đây từ
60%- 65% nay tăng lên 90%- 100% đạt năng suất cao. Qua thực nghiệm một
số mô hình khuyến nông, khuyến nuôi và nhờ sự tác động tích cực của các
khâu dịch vụ thiết thực cho sản xuất nên bà con xã viên đã chuyển đổi cơ cấu
cây trồng có giá trị cao phù hợp với chất đất, tạo được việc làm, cho thu nhập
cao như: Nuôi cá nước ngọt, rau thơm, ngô nếp nù, hoa lay ơn, rau màu các
loại và các loại và các loại cây trồng khác từng bước chiếm ưu thế phù hợp
với thị trường trong sản xuất nông nghiệp, cho thu nhập cao góp phần xóa đói
giảm nghèo tại địa phương.
Chính nhờ làm tốt các khâu dịch vụ, phục vụ cho sản xuất và ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật của HTX đồng thời kết hợp sự nổ lực đầu tư

chăm sóc của xã viên nên bình quân năng suất sản lượng các cây trồng
trong năm tăng cao.
4.3.1. Cơ cấu tổ chức của HTX
Đội ngũ cán bộ HTX là những người có kiến thức và kinh nghiệm . Bao
gồm 1 chủ nhiệm HTX, 2 phó chủ nhiệm, 1 kế toán, 1 thủ quỹ cùng 10 cán
cán bộ khác nhau được phân chia vào các lĩnh vực khác nhau thuộc các loại
hình kinh doanh của HTX. Trong đó, 1 người có trình độ đại học, 1 trung cấp,
còn lại là trình độ cấp II, III. Mỗi cán bộ sẽ được phân giải quyết một công
việc cụ thể phù hợp với khả năng và kinh nghiệm thực tiễn của họ.
4.3.2. Các loại hình và thực trạng các hoạt động sản xuất kinh doanh
dịch vụ của HTX
4.3.2.1. Dịch vụ thủy lợi
Kế thừa và phát huy điều kiện tưới tiêu của HTX. Từ sau đại hội
chuyển đổi, HTX đảm nhận khâu dịch vụ tưới tiêu thủy lợi trên toàn diện tích
trong địa bàn HTX. HTX quản lý vận hành và sử dụng hồ Khe Nước, một
trạm bơm điện, hai trạm bơm dầu đội 8 và đội 11. Đồng thời hỗ trợ kinh phí
trang trải một phần của đội 1 để xã viên gieo cấy hết diện tích lúa.
Trong năm nhờ sự nổ lực phấn đấu của cán bộ và xã viên, HTX đã lên
phương án chống hạn, mặn ngay tù đầu năm, có kế hoạch điều tiết nước hợp
lý, tu sửa dần hệ thống mương đập và đã nổ lực khắc phục lũ lụt sớm ổn định
đưa vào xản xuất. Do đó công tác chống mặn từng bước được khắc phục, đảm
bảo sự phát triển của cây trồng, làm ổn định năng suất, sản lượng đưa lại kết
quả khả quan.
Tuy nhiên, trong năm qua thực hiện dịch vụ thủy lợi trên địa bàn cũng
có những khó khăn và phức tạp nhất định. Thời tiết khắc nghiệt, nắng hạn
kéo dài. Các công trình thủy lợi lâu ngày bị xuống cấp trầm trọng như ống cán
của các trạm bơm phải thay thế hoàn toàn, Mương chính Hồ Khe Nước rò rỉ
cả tuyến dài từ đàu mối đến rột bộ, Hồ Khe nước ngày càng bị bồi lắng và
mất nước do tác động trực tiếp của nghĩ trang nên công tác thủy lợi đã đàu tư
rất lớn về chi phí cũng như công sức cán bộ và xã viên HTX

Hơn nữa đồng ruộng HTX kéo dài và bị chia cắt nhiều mảng bât thang
khó giữ nước. Mương mán dài không liên kết nhiều điểm phải xuyên qua đất
khô như mương lên Hóc tiêu DD2, mương chính qua đội 3,4,5,6 , mương
miễu mới đội 7 và mương Rột ngang đội 10… Trong lúc đó, tư tưởng ỷ lại tập
thể của một số bà con cũng như cán bộ gây tác động không nhỏ đến điều hành
quản lý, thủy lợi của HTX. Chẳng hạn như canh tác ruộng đất của mình
không tân thủ quy định của HTX về dường bồ, đường lăn làm bị mội mạch
không giữ được nước. Một số bà con canh tác làm lấp đất đất cỏ rác xuống
mương, đào bới chuột làm bồi lấp mương, tự ý dẫn nước vào ruộng, thậm chí
đục phá mương dẫn nước vào đất khô. Một số an hem tổ viên đem nước còn ỷ
lại của tập thể, thiếu tinh thần trách nhiệm làm giả hiệu quả công tác thủy lợi.
Một số cán bộ thiếu quan tâm sâu sát, thiếu nhay bén, tư tưởng ỷ lại đùn đẩy
công việc làm cho công tác điều hành quản lý của BQT chư được tốt, đôi lúc
còn làm cho công việc điều tiết nước không hợp lý, gây lãng phí của tập thể
4.3.2.2. Dịch vụ sức kéo
Năm qua khâu sức kéo HTX từng bước được cải tiến , một mặt HTX
đứng trung gian hợp đồng của chủ máy cày tay trong địa bàn phục vụ cho xã
viên trong HTX. Mặc khác máy của HTX đưa vào làm dịch vụ khâu cày ải
tăng cường phục vụ các địa bàn thiếu sức kéo và đứng làm dịch vụ khâu cày
ải cho xã viên trong vụ Đông xuân. HTX giao nhiệm vụ cho các đội trưởng
quản lý sức kéo phân bổ phù hợp với trà, vùng đúng với lịch thời vụ và đi đôi
với điều hành thủy lợi đảm bảo mùa vụ gieo trồng. Tính toán chi phí cày bừa,
giá cả kí hợp đồng, giám sát khâu làm đất đảm bảo cho xã viên gieo sạ hàng
vụ hàng năm. Có trách nhiệm nhắc nhở việc thanh toán chi phí của xã viên
đối với chủ máy cũng như của HTX.
Công tác chỉ đạo điều hành những năm qua của HTX đã khống chế giá
cả giúp cho hộ xã viên. Nhưng trong khâu này HTX chưa tổ chức thực hiện
dịch vụ trực tiếp 100% với xã viên, không nắm được việc thu và thanh toán
làm cho việc điều hành các chủ máy còn khó khăn. Do đó, chất lượng cày bừa
một số nơi chưa tốt, vào những lúc thời vụ cấp bách, một số chủ máy gây

không ít khó khăn việc quản lý làm cho thời vụ kéo dài và trễ vụ, đặc biệt là
vụ Hè thu hàng năm.
4.3.2.3. Dịch vụ bảo vệ thực vật, công tác giống
HTX hợp đồng một cán bộ kỹ thuật chuyên trách về kiểm tra, dự tính
dự báo sâu bệnh của các cây trồng nông nghiệp, đồng thời áp dụng phương
pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM. Với sự nhiệt tình , chuyên môn cao
của cán bộ kỹ thuật BVTV, việc bố trí cơ cấu giống, lịch thời vụ hợp lý đã
làm cho năng suất sản lượng cây trồng ổn định, giảm các lần phun thuốc
không cần thiết bảo vệ môi trường môi sinh. Ngoài ra HTX còn hướng dẫn
chuyển đổi cây trồng, cơ cấu giống nhằm đưa lại giá trị cao cho hộ xã viên.
Hằng vụ, hằng năm HTX triển khai tập huấn quy trình sản xuất, thông tin,
thông báo hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh khi cần thiết trên các bảng thông tin
và truyền thanh xã và thông báo trực tiếp đến từng hộ gia đình bằng loa tay để
xã viên kịp thời thực hiện. HTX phối hợp với phòng nông nghiệp Huyện,
trạm BVTV Huyện, trung tâm khuyến nông Tỉnh, chương trình PTNT tỉnh để
triển khai nhiều lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, đầu tư một số
mô hình trình diễn được một số đông bà con tham gia hưởng ứng và có hiệu
quả thiết thực như: lạc L14, ngô nếp Nù, sản xuất giống lúa, hoa cúc, lúa chất
lượng c ao… Nhưng trong thời gian gần đây, việc điều tra sâu bệnh phần lớn
chú trọng trong việc phát triển cây lúa, còn các loại cây khác chưa được quan
tâm thích đáng. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo nhu cầu thị trường
thiếu định hướng để tạo mô hình sản xuất hàng hóa. Trong lúc đó, thị trường
tiêu thụ không ổn định, giá cả bấp bênh làm cho bà con chưa mạnh dạn
chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Công tác giống: Thực hiện định hướng của Huyện và xã, xác định
chương trình giống là một trong những chương trình trọng điểm . Những năm
qua, HTX triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức để đưa giống cung cho bà
con như mua giống công ty, tự sản xuất. Trích quỹ khuyến nông để bù giá
giống nên tỷ lệ sử dụng giống lúa cấp một tăng lên rõ rệt, từ 60-65% nay lên
đến 100%. Tuy nhiên trong công tác giống vẫn còn một số tồn tại như một số

bà con tham gia sản xuất giống chưa thực sự chấp hành tốt trong quá trình sản
xuất và thu hoạch giống làm thiếu đồng bộ, làm ảnh hưởng đến công tác
giống của HTX. Cũng như việc sử dụng giống cấp một, một số bà con chưa
nhận thức được khâu giống trong sản xuất nên còn đưa giống kém phẩm chất
vào sản xuất đặc biệt vụ hè thu hàng năm.
Về công tác diệt chuột, số lượng người tham gia cò hạn chế chưa được
đồng bộ, thường xuyên trên địa bàn HTX. Mặc khác, một số bà con nhất là
những em nhỏ còn thiếu trách nhiệm trong việc bảo vệ mương máng giao
thông nội đồng, làm ảnh hưởng đến việc tổ chức, quản lý điều hành sản xuất
của xã viên và HTX.
4.3.2.4. Trồng rừng, quản lý, bảo vệ và khai thác rừng
Khai thác thế mạh tiềm năng vùng gò đồi, kế thừa phát triển vốn
quý rừng trồng của HTX của những năm trước. HTX thành lập ban chỉ
đạo và tổ chức bảo vệ, PCCC rừng, vừa làm hội đồng tổ chức, chăm sóc
và chọn lọc thanh lý nguồn rừng để đáp ứng nhu cầu chi phí nuôi rừng và
thu nhập của HTX.
HTX duy trì tổ chức 1 tổ bảo vệ rừng chuyên trách và phân công
cán bộ chỉ đạo thường xuyên tại rừng để làm công tác bảo vệ phát hiện
lửa rừng và ngăn chặn chặt phá cây rừng, đề ra những biện pháp và
phương án ứng cứu, cơ động chữa cháy cụ thể cần thiết cho việc bảo vệ
và phòng chửa cháy rừng. Tổ chức và trang bị một số dụng cụ cơ bản khá
hoàn chỉnh được cán bộ và xã viên tích cực hưởng ứng. Đồng thời, thanh
lý một số diện tích rừng trồng đến chu kỳ khai thác, hoặc rừng kém hiệu
quả để bổ sung đồng vố HTX và đầu tư trồng lại theo hướng trồng rừng
kinh tế, rút ngắn chu kỳ mang lại hiệu quả cao hơn.
Mặc khác, từ việc tỉa thưa, khai thác , trồng lại và công tác bảo vệ
PCCR cũng đã giải quyết cơ bản được việc làm cho một số xã viên sống ở
ven rừng như Ngọc Hồ, Long Hồ Thượng. Trong năm đã tổ chức cho phát
luỗng chăm sóc rừng trồng năm 2006 diện tích 5ha. Tổ chức cho thanh lý lô
rừng trồng kém hiệu quả vùng Ngọc Hồ gần 3ha giá trị 32 triệu đồng, khai

thác nhựa thông 13 tấn giá trị hơn 100 triệu đồng và trồng mới là 10ha ở các
lô rừng Ngọc Hồ, rừng thông 89 Vũng Môn và các đường ranh lô.
Trong công tác trồng, bảo vệ phát triển rừng cũng gặp những khó khăn
và hạn chế nhất định như sau:
- Địa bàn rừng của HTX rộng, rừng lau lách và rừng thông dễ cháy
chiếm phần lớn. Mật độ thông trồng và thực bì dày khó tỉa thưa, địa hình
phức tạp làm cho công tác nuôi rừng, bảo vệ rừng khó khăn. Tình trạng hạn
hán những năm gần đây rất khắc nghiệt kéo dài, việc quy hoạch xây dựng các
công trình như công trình nghĩa trang thành phố, đường tránh Huế, các đường
dây tải điện cao thế và tình trạng chon cất mồ mã thiếu quy hoạch cũng ảnh
hưởng đến việc quản lý bảo vệ PCCR của HTX.
- Qúa trình tỉa thưa rừng thông thiếu biện pháp quản lý chặt chẻ đôi
lúc bị lợi dụng đã bị chặt phá những cây thông lớn, HTX không phát hiện kịp
thời để ngăn chặn xử lý
- Tình trạng trộm cắp cây rừng, đốt than và một số tự ý xâm hại rừng
vẫn còn xảy ra, tổ bảo vệ rừng chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm, còn
nể nang và né tránh trong việc quản ký và bảo vệ đặc biệt là trong việc mất
trộm cây rừng.
4.3.3. Tình hình về nguồn vốn của HTX phục vụ cho hoạt động kinh
doanh
Hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của HTX phụ thuộc rất nhiều
vào nguồn vốn của HTX. Nguồn vốn này quyết định đến sự phát triển và duy
trì HTX.
Bảng 3: Nguồn vốn được thống kê trong năm 2010 của HTX
ĐVT: đồng
Hạng mục Số lượng Tỉ lệ(%)
Tổng vốn 1.350.668.664 100
Vốn cố định 1.105.432.174 81,84
Vốn lưu động 245.236.490 18,16
Qua bảng 3, ta thấy rằng, trong tổng vốn của HTX được thống kê năm

2010 là 1.350.668.664 đồng thì vốn cố định chiếm một số lượng rất lớn là
1.105.432.174 đồng(chiếm 81,45% tổng vốn) trong khi đó vốn lưu động lại
rất ít(chiếm 18,16% vốn cố định). Chính vì vậy, HTX cần phải đầu tư hơn
nữa trong hoạt động kinh doanh của mình để đạt được hiệu quả cao.
Vốn của HTX được cơ cấu như sau:
- Vốn góp của xã viên: đây là số tiền bắt buộc phải đóng góp khi xã
viên gia nhập HTX phải góp vốn tối thiểu theo quy định của Điều lệ HTX.
Đây là số vốn tự có ban đầu để có thể thành lập và thực hiện các hoạt động
của HTX
Thời gian đầu thành lập HTX, nguồn vốn được dùng để phục vụ cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX một phần được huy động từ vốn góp
của xã viên HTX, một phần là nhận được sự hỗ trợ từ nguồn vốn phát triển
của Nhà nước hoặc HTX sẽ nhờ vào vốn vay của Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế. Trong những năm gần đây, nhờ biết
cách khai thác những điều kiên sẵn có của vùng cũng như cách làm việc
chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ xã viên nên hoạt động sản xuất kinh doanh
của HTX phát triển vượt bậc. Bên cạnh đó, HTX còn tiến hành gửi tiết kiệm
ngân hàng để lấy tiền lãi phục vụ thêm cho hoạt động sản xuất.
- Vốn tích lũy hàng năm: nguồn vốn này được trích lũy từ lãi hàng năm
và dưới hình thức để quỹ HTX và do đại hội xã viên quyết định. Theo điều lệ
HTX có các quỹ sau đây:
+ Qũy phát triển sản xuất kinh doanh: chiếm 20% trong tổng số lãi thu
từ các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm của HTX
+ Qũy dự phòng(phòng ngừa thiên tai,hạn hán, các rủi ro gặp phải
trong hoạt động sản xuất kinh doanh): chiếm 10% trong tổng số lãi thu từ các
hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm của HTX
+ Qũy phúc lợi(đầu tư xây dựng hoặc sửa chửa, bổ sung vốn xây dựng
các công trình phúc lợi công cộng của HTX, chi cho các hoạt động phúc lợi
xã hội, thể thao, văn hóa của tập thể cán bộ và xã viên HTX, trợ cấp khó khăn
thường xuyên, đột xuất cho cán bộ và xã viên HTX, trợ cấp cho người về hưu

trong doanh nghiệp gặp khó khăn): chiếm 20% trong tổng số lãi thu từ các
hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm của HTX
Bảng 4: Tổng hợp nguồn vốn hiện có trong năm 2010 của HTX
ĐVT: đồng
Hạng mục Số lượng Tỉ lệ(%)
Tổng vốn 1.350.668.664 100
- Vốn góp xã viên 1.244.077.626 92,1
- Vốn tích lũy 106.591.038 7,9
Qua bảng 4 ta thấy rằng mặc dù nguồn vốn của HTX được quy định
chung là bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay- các khoản nợ
phải trả khác. Tuy nhiên, do những năm gần đây, nhờ vào việc kinh doanh có
lãi cao nên HTX đã không còn phải mượn vốn vay để phát triển hoạt động sản
xuất kinh doanh nữa. Do đó, tổng vốn của HTX năm 2010 sẽ bao gồm vốn
góp của xã viên(là 1.244.077.626 đồng) và vốn tích lũy sau khi tiến hành
hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi và đã trừ đi các chi phí khác trong năm
này là 106.591.038 đồng.
Để đảm bảo nguồn vốn được bảo toàn và tăng lên theo từng năm, HTX
đề ra việc thu hồi công nợ trong các năm và được nghị quyết Đại hội đại
biểu xã viên thông qua nhằm bổ sung nguồn vốn HTX để đầu tư chi phí tài
sản và thực hiện toàn bộ kế hoạch SXKD của HTX để tồn tại và phát triển.
Thực hiện các chính sách xã hội trong nội bộ HTX, tạo công bằng trong cộng
đồng xã viên HTX.
4.3.4. Tình hình tài sản sở hữu của HTX
Tài sản của HTX là toàn bộ cơ sở vật chất và những tư liệu sản xuất mà
HTX đang quản lý và sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình,
bao gồm các công trình kiến trúc, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, nguyên nhiên
vật liệu, sản phẩm, vốn bằng tiền và tài sản thanh toán…
Bảng 5: Thống kê tài sản của HTX nông nghiệp Hương Hồ I
Hạng mục Đơn vị
tính

Số lượng Mức độ sử dụng
(thường xuyên, không
thường xuyên…)
Tài sản sản xuất
Hồ chứa nước Hồ 1 Thường xuyên
Kênh mương M 4204 Thường xuyên
Bơm điện Cái 2 Thường xuyên
Máy nổ D22 Cái 1 Sử dụng đầu mùa vụ
Máy cày đất Cái 1 Sử dụng đầu mùa vụ
Máy gặt đập liên hợp Cái 1 Sử dụng cuối vụ
Nhà kho Cái 1 Thường xuyên
Nhà bán vật tư Cái 1 Thỉnh thoảng
Sân phơi Cái 1 Sử dụng cuối vụ
Tài sản quản lí
Nhà làm việc Cái 1 Thường xuyêm
Hội trường Cái 1 Thường xuyên
Tường rào Cái 1 Thường xuyên
Gara Cái 1 Thường xuyên
Nhà BVR Cái 1 Thường xuyên
Qua bảng 5 ta thấy tài sản thuộc quyền sở hữu của HTX tương đối đầy
đủ để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Hồ chứa nước,
máy nổ, máy điện phục vụ cho công tác thủy lợi đưa nước về đồng ruộng,
máy cày, máy gặt đập liên hợp trực tiếp phục vụ cho hoạt động sản xuất trên
đồng ruộng. Ngoài ra, còn có cái loại tài sản như nhà kho, nhà bán vật tư, nhà
làm việc, hội trường, tường rào, gara, nhà bảo vệ rừng nằm trong khuôn viên
làm việc của HTX. Tuy nhiên, về số lượng một số tài sản sản xuất xét về mức
độ sử dụng của nhân dân trong vùng vẫn còn thiếu. Ví dụ như đối với công
trình hồ nước, nếu trong điều kiện thời tiết khô hạn, hạn hán gay gắt thì với số
lượng nước chứa trong một hồ sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu đưa nước đầy đủ
vào trong ruộng. Hay như máy cày đất, với số lượng sở hữu của HTX là 1 cái

thì tất nhiên sẽ không cung cấp đủ cho người dân mà HTX phải tiến hành thuê
các máy cày bên ngoài của tư nhân mới đáp ứng đủ…
Về tài sản quản lý của HTX như nhà làm việc, hội trường tổ chức các
cuộc hội họp tương đối khang trang, sạch sẽ, thoáng mát và nằm ở vị thế
trung tâm, do đó người dân có thể thuận tiện đến trao đổi cũng như xin ý kiến.
Đặc biệt, khu nhà kho, sân phơi nằm ở vị trí cao, thoáng mát, hệ thống che
phủ bảo vệ sản phẩm và các loại vật tư nông nghiệp được an toàn, tránh được
sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên như gió , bão, lũ lụt… gây thất thoát tài
sản của HTX
4.3.5. Tình hình xã viên của HTX
Xã viên HTX là những người từ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ, có góp vốn, góp sức, tán thành Điều lệ HTX, tự nguyện xin gia nhập
HTX có thể trở thành xã viên
Xã viên của HTX khi tham gia vào HTX sẽ có được các quyền sau đây:
- Hưởng lãi chia theo vốn góp, công sức đóng góp và theo mức độ sử
dụng dịch vụ của HTX
- HTX cung cấp các thông tin kinh tế- kĩ thuật cần thiết, được HTX tổ
chức đào tạo , bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ
- Hưởng các phúc lợi của HTX, được HTX thực hiện các cam kết kinh tế
- Được khen thưởng khi có nhiều đóng góp trong việc xây dựng và
phát triển HTX
- Dự Đại hôi xã viên hoặc bầu đại biểu dự Đại hôi xã viên, dự các hội
nghị xã viên để bàn bạc và biểu quyết công việc của HTX
- Ứng cử , bầu cử vào Ban quản trị, chủ nhiệm HTX, Ban kiểm soát và
những chức danh được bầu khác của HTX
- Đề đạt ý kiến với Ban quản trị, Chủ nhiệm HTX , Ban kiểm soát của
HTX và yêu cầu được trả lời, yêu cầu Ban quản trị , Chủ nhiệm HTX,
Ban kiểm soát triệu tập Đại hội xã viên bất thường theo quy định Luật HTX
- Chuyển vốn góp và các quyền lợi , nghĩa vụ của mình cho người khác
theo quy định điều lệ HTX

- Xin ra HTX theo quy định của điều lệ HTX
- Được trả lại vốn góp và các quyền lợi khác theo quy định của điều lệ HTX
và pháp luật có liên quan
Bảng 6: Bảng hộ xã viên trong tổng dân số của xã
Đơn vị tính Số lượng Tỷ lệ so với
Dân số(%)
Tổng dân số của xã Người 9.391 100
Hộ xã viên Hộ 849 9,04
Khẩu hộ xã viên Người 849 9,04
Xã viên Người 2.977 31,7
Lao động 18 tuổi là xã viên Người 2.768 29,47
Qua bảng 6, ta thấy rằng số hộ xã viên chiếm một số lượng lớn là 849
hộ, điều này thể hiện sự thành công trong việc khuyến khích mọi cá nhân , hộ
gia tham gia đình tham gia vào hoạt động sản suất kinh doanh của HTX và
tạo một khoảng đóng góp không nhỏ trong ngân sách của HTX. Được khen
thưởng khi có nhiều đóng góp trong việc xây dựng và phát triển HTX. Đặc
biệt, số lao động 18 tuổi là xã viên chiếm 2.768 người trong tổng số xã viên
của HTX là 2.977, đây là một lực lượng lao động trẻ, có nhiều kiến thức sẽ
giúp cho sự phát triển cho HTX.
4.3.6. Tình hình doanh thu của HTX
Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ là toàn bộ giá trị sản
phẩm hàng hóa và dịch vụ mà HTX đã bán và cung cấp cho khác hàng và xã
viên HTX được khách hàng và các hộ xã viên chấp nhận thanh toán. Nguồn
doanh thu này là nguồn tài chính chủ yếu để HTX thực hiện tái sản xuất, trả
nợ vay, thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, và tạo đặc biệt là
tạo nên nguồn thu nhập cho HTX
Bảng 7: Doanh thu các hoạt dộng sản xuất kinh doanh của HTX qua
các năm 2008- 2010
ĐVT: đồng


Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số lượng Tỉ Số lượng Tỉ Số lượng Tỉ

×