SỐ LIỆU TINH
SỐ LIỆU THÔ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVTV : Bảo vệ thực vật
CƯVTNN : Cung ứng vật tư nông nghiệp
DV : Dịch vụ
DTDBSB : Dự tính dự báo sâu bệnh
HTX : Hợp tác xã
HTXNN : Hợp tác xã nông nghiệp
HĐND : Hội đồng nhân dân
KHKT : Khoa học kỹ thuật
LMHTX : Liên minh hợp tác xã
MTTT : Mặt trận Tổ quốc
NN & PTNN : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
QLKTCTTL : Quản lý kiến trúc công trình thủy lợi
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TDNB : Tín dụng nội bộ
TNHHNN1TV : Trách nhiệm hữu hạng nhà nước một thành viên
UBND : Ủy ban nhân dân
DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
Bảng biểu:
Bảng 1: Kết quả điều tra về tình hình sử dụng đất của xã Phú Mậu 2010
20
Bảng 2: Diện tích, năng suất, sản lượng Lúa của xã Phú Mậu năm 2010………
23
Bảng 3: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của xã Phú Mậu năm 2010
24
Bảng 4: Tình hình dân số và lao động của xã Phú Mậu năm
………………… 25
Bảng 5: Tổng kết hoạt động trồng trọt của HTXNN Phú Mậu II (2008 -2009)
30
Bảng 6: Diện tích, sản lượng, thu nhập Hoa màu của Xã Phú Mậu năm 2010
32
Bảng 7: Tỷ lệ người dân sử dụng các dịch vụ đầu vào
35
Bảng 8: Bảng cân đối tỉ lệ các loại hoa được trồng tại HTXNN Phú Mậu II
35
Bảng 9: Nguồn cung ứng đầu vào và tỉ lệ % của các nguồn
36
Bảng 10: Bảng thu, chi qua các năm của HTXNN Phú Mậu II (2008 – 2010)
40
Biểu đồ:
Biểu đồ 1: Tỉ lệ giàu, nghèo của các xã viên HTXNN Phú Mậu II, năm 2010
33
Biểu đồ 2: Kết quả điều hành hoạt động SXKD các dịch vụ Năm 2008
41
Biểu đồ 3: Kết quả điều hành hoạt động các khâu dịch vụ Năm 2009
41
Biểu đồ 4: Kết quả điều hành hoạt động các khâu dịch vụ Năm 2010
42
Biểu đồ 5: Biểu đồ về nhu cầu các dịch vụ đầu vào của nông hộ
43
Lời cảm ơn
Báo cáo tốt nghiệp là một phần rất quan trọng trong kết quả học tập của
Tôi tại trường Đại Học Nông Lâm Huế. Trong suốt thời gian nghiên cứu và thực
hiện đề tài, Tôi đã nhận được sự sắp xếp của Khoa Khuyến Nông và Phát Triển
Nông Thôn, Trường Đại Học Nông Lâm Huế. Ngoài sự cố gắng, nổ lực của bản
thân, cùng với sự hướng dẫn, quan tâm, giúp đỡ tận tình của Thầy cô giáo trong
trường và cơ quan thực tập, đặc biệt là Thầy giáo Nguyễn Ngọc Truyền – người
trực tiếp dìu dắt, chỉ dẫn tôi hoàn thành tốt đề tài này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn đến ban lãnh đạo Hợp tác xã nông nghiệp Phú
Mậu II, đặc biệt là Bác Hà Út – Chủ tịch Hợp tác xã đã tạo điều kiện tốt nhất
cho Tôi trong suốt thời gian thực tập tại địa phương.
Qua đây Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới quy Thầy, Cô và bạn bè đã
giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.
Do thời gian thực tập có hạn, trình độ bản thân còn nhiều hạn chế trong
công tác khuyến nông và Tôi cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong thực tế nên
không tránh khỏi những sai sót. Tôi kính mong quy Thầy cô giáo, Ban lãnh đạo
Hợp tác xã cũng như các bạn đọc góp y giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2011
Sinh viên
Phạm Thị Mỹ Ngọc
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế là xã có diện tích đất
nông nghiệp khá lớn trong đó sản xuất hoa chiếm diện tích tuy không lớn nhưng
với điều kiện tự nhiên thuận lợi thích hợp cho việc trồng hoa. Vì vậy sản xuất
hoa đã đứng đầu toàn tỉnh và mang lại thu nhập cao cho người dân địa phương
với hiệu quả kinh tế hơn 20-30 lần so với trồng lúa trên cùng một diện tích đất
như trước đây. Sở dĩ có được kết quả như vậy là nhờ vào việc cung ứng các dịch
vụ đầu vào của hợp tác xã nông nghiệp Phú Mậu. Ngoài ra một số hộ nông dân
đã có thể nhân giống nhờ vậy mà chủ động được giống cây trồng và nhu cầu khá
lớn từ địa phương. Ở Huế có nhiều phong tục tập quán, lễ hội hàng năm khá
nhiều so với các tỉnh, thành khác. Đặc biệt là lễ hội Phật Đảng vào tháng Tư
hằng năm với nhu cầu hoa cung cấp cho thị trường lớn vì vậy mà hoa bán rất
được giá vào thời điểm này mà chủ yếu là hoa cúc, do vậy đã mang lại thu nhập
đáng kể cho người dân và trong mùa tết cũng vậy. Bên cạnh đó với nền kinh tế
công nghiệp hóa, hiện đại hóa như ngày nay thì nhu cầu người dân ngày càng
cao. Họ muốn trưng bày hay tặng cho nhau những loài hoa quý, hoa đẹp như
hoa ly, hoa lan. Vấn đề khó khăn ở đây là địa phương (hợp tác xã Phú Mậu II)
chưa cung cấp đủ các dịch vụ đầu vào cho sản xuất hoa: giống, phân bón, thuốc
trừ sâu, khoa học kỹ thuật …đặc biệt là giống các loài hoa quý để đem vào sản
xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Thấy được nhu cầu và
được hiệu quả từ dịch vụ đầu vào cho sản xuất hoa tại địa phương góp phần giúp
chính quyền địa phương cũng như hợp tác xã Phú Mậu II sớm có những chiến
lược như: làm cầu nối giữa các hộ sản xuất hoa để họ có cơ hội trao đổi kinh
nghiệm cho nhau đồng thời giúp địa phương có định hướng tăng, giảm các dịch
vụ đầu vào cho phù hợp đối với từng loại hoa để đạt hiệu quả kinh tế tối đa cho
từng nông hộ ở Phú Mậu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Tìm hiểu hoạt
động dịch vụ đầu vào đối với sản xuất hoa tại hợp tác xã Phú Mậu II, huyện
Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
1.2 Mục tiêu của nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng sản xuất hoa tại hợp tác xã Phú Mậu II, huyện Phú
Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010.
- Đánh giá mức độ hoạt động và hiệu quả của việc cung cấp dịch vụ đầu vào
cho sản xuất hoa tại hợp tác xã.
- Tìm hiểu nhu cầu của người dân đối với dịch vụ đầu vào trong sản xuất
nông nghiệp.
PHẦN 2
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm HTXNN về dịch vụ
• Khái niệm hợp tác xã.
Luật hợp tác xã năm 1996 và sửa đổi bổ sung năm 2003 của Việt Nam
định nghĩa:
Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể do cá nhân, hộ gia đình, pháp
nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp
vốn, góp sức lập ra theo quy định của luật này để phát huy sức mạnh của tập thể
của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các
hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp
phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.[3]
Khái niệm hợp tác xã nông nghiệp về dịch vụ.
Là một trong các hình thức cụ thể của kinh tế hợp tác trong nông nghiệp,
là tổ chức kinh tế của những người nông dân có cùng nhu cầu và nguyện vọng,
tự nguyện liên kết lại để phối hợp giúp đỡ nhau phát triển kinh tế để đáp ứng tốt
hơn về đời sống của các thành viên, tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc,
luật pháp quy định, có tư cách pháp nhân.[2]
Vai trò của HTXNN
HTXNN là hình thức kinh tế tập thể của nông dân vì vậy hoạt động của
HTXNN có tác động to lớn, tích cực đến hoạt động sản xuất của hộ. Nhờ có
hoạt động của HTXNN, các yếu tố đầu vào và các khâu dịch vụ cho hoạt động
sản xuất nông nghiệp được cung cấp kịp thời, đầy đủ và đảm bảo chất lượng, các
khâu sản xuất tiếp theo được đảm bảo làm cho hiệu quả sản xuất của hộ nông
dân được nâng lên. Thông qua hoạt động dịch vụ vai trò điều tiết sản xuất của
HTXNN được thực hiện, sản xuất của hộ nông dân được thực hiện theo hướng
tập trung, tạo điều kiện hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên môn hóa.
HTX có vai trò to lớn trong việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản trên
thị trường trong nước cũng như quốc tế bao gồm: Định hướng cho các nhà sản
xuất, đại diện cho cá nhân, hộ gia đình khi tiêu thụ sản phẩm, hạn chế số lượng
người bán trên thị trường, tập trung khối lượng lớn hàng nông sản, tiết kiệm chi
phí lưu thong, xây dựng và bảo vệ thương hiệu, xuất xứ hàng nông sản, HTX tổ
chức trung gian làm cầu nối giữa chính sách của nhà nước với hộ xã viên.
2.1.2 Khái niệm dịch vụ đầu vào và ý nghĩa
• Khái niệm về dịch vụ: Theo Armstrong (1991) đã đưa ra định nghĩa
sau đây:
Một dịch vụ là một hoạt động hay một lợi ích mà một bên có thể cung cấp
cho bên kia, trong đó nó có tính vô hình và không dẫn đến sự chuyển giao sở
hữu nào cả.
Dịch vụ có các đặc tính sau: Tính đồng thời nghĩa là sản xuất và tiêu
dùng xảy ra đồng thời, tính không thể tách rời, tính chất không đồng nhất, tính
vô hình, nó không lưu trữ được. Toàn thể những người cung cấp (sản xuất) dịch
vụ hợp thành khu vực thứ ba của nền kinh tế. [3]
Khái niệm về dịch vụ nông nghiệp: là hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất
bao gồm các dịch vụ đầu vào và đầu ra cho sản xuất nông nghiệp. Là dịch vụ
chủ yếu nhất ở khu vực nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, cải thiện đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho người dân nông thôn.
Dịch vụ sản xuất nông nghiệp bao gồm:
Dịch vụ lao động trong nông nghiệp nông thôn thực hiện các hoạt động
giới thiệu việc làm, tổ chức làm thuê các công việc nông lâm ngư nghiệp.
Dịch vụ tín dụng nông nghiệp là hoạt động kinh doanh tiền tệ nhằm đáp
ứng nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn
Dịch vụ kỹ thuật cho sản xuất bao gồm các dịch vụ sản xuất và cung ứng
giống mới, hướng dẫn kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp, tham gia dịch vụ
này có các cơ quan như khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư các cấp của nhà
nước, các tổ chức khuyến nông tự nguyện, các hợp tác xã làm dịch vụ.[3]
Khái niệm về đầu vào: Đầu vào là các chi phí về lao động, vật tư, tiền
vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. (Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà
Nẵng, 2005). Theo quan điểm cổ điển, đầu vào chỉ bao gồm nguyên liệu, vốn
và lao động còn theo quan điểm mới ngoài các yếu tố trên đầu vào còn có
đóng góp của tri thức. Trong nền kinh tế tri thức, đầu vào này sẽ chiếm một tỷ
trọng rất lớn so với các đầu vào còn lại. Theo quan điểm của các nhà kinh tế,
đầu vào là các nhân tố sản xuất (tư bản, lao động,…) được đưa vào quá trình
sản xuất và kết hợp với nhau để tạo ra sản lượng. Nó là các khoản tài nguyên
tiêu tốn tính theo giá thị trường và được biểu hiện bằng chi phí sản xuất: tiền
mua nguyên vật liệu vật tư, chi phí thuê lao động, địa điểm,… Trong sản xuất
kinh doanh các chủ doanh nghiệp phải lựa chọn đầu vào tối ưu và sử dụng có
hiệu quả các đầu vào đó để tối thiểu hoá chi phí sản xuất và tối đa lợi nhuận.
Khái niệm dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp: được hiểu là
những hoạt động tạo điều kiện và cung cấp (đáp ứng) nhưng yếu tố cần thiết
hoặc cần có cho một quá trình sản xuất kinh doanh một sản phẩm nào đó
trong nông nghiệp (ví dụ như cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, cung cấp
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y ), mà người sản xuất không có
sẵn, không thể làm được hoặc nếu tự làm cũng không có hiệu quả. Cho nên
họ tiếp cận các điều kiện, các yếu tố bên ngoài bằng các cách thức khác nhau
như mua bán, trao đổi, thuê mướn hoặc nhờ [3]
Đặc điểm của dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp: Dịch vụ đầu
vào cho sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, được cung cấp từ nhiều
nguồn khác nhau, nó chỉ có hiệu quả cao khi thực hiện trên phạm vi rộng lớn,
một số loại dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp rất khó định lượng.
a/ Dịch vụ vật tư nông nghiệp
Vật tư: Vật tư nói chung là tất cả những gì liên quan đến sản xuất, các loại
nguyên vật liệu, máy móc, phụ tùng…phục vụ cho sản xuất, xây dựng mói
chung.
Vật tư nông nghiệp: Vật tư nông nghiệp là tất cả những nguyên nhiên vật
liệu, máy móc, phụ tùng… phục vụ cho quá trình sản xuất trong lĩnh vực nông
nghiệp.[15]
Giống cây trồng: Giống là một quần thể cây trồng do con người sáng tạo
ra, nhằm thỏa mãn những nhu cầu nào đó của mình. Nhóm cây trồng đó có tính
di truyền và biến dị nhất định, có đặc trưng, đặt tính sinh vật, hình thái và kinh
tế nhất định. Những đặc trưng, đặc tính đó có tính di truyền tương đối ổn định
và qua thực tiễn chứng minh có thể cho sản lượng cao, phẩm chất tốt trong
những khu vực nhất định và dưới những điều kiện trồng trọt nhất định.[1]
Ý nghĩa: Nhờ vào việc cung cấp cho người dân các cung cụ sản xuất, các
máy móc: máy phay, máy tuốt lúa, máy gặt đập liên hợp… bà con đã có thể
giảm bớt thời gian lao động trên đồng, giảm bớt công sức tại người dân không
thể dùng sức người, sức trâu để cày trên diện tích lớn được. Đồng thời với sự trợ
giúp của các máy móc nông nghiệp việc cày cấy đã được bà con tiến hành đúng
mùa vụ và đảm bảo thời gian mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài việc cung cấp
các giống cây trồng đã đáp ứng kịp thời nhu cầu người dân về đầu vào cần thiết
để có thể tiến hành sản xuất đúng mùa vụ. Hơn nữa nó cũng giúp người dân có
thể tự do lựa cho những giống cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết của
vùng, cũng như khả năng trồng, chăm sóc và nhu cầu của thị trường mà không
phải phụ thuộc vào bất kỳ một yếu tố chủ quan nào.
b/ Dịch vụ dự tính, dư báo sâu bệnh, diệt chuột
Dịch vụ dự báo sâu bệnh là dịch vụ cung cấp cho người những thông tin
về các loại sâu hại và dịch bệnh sắp xảy ra
Ý nghĩa: Khi người dân đã nhận biệt các loài sâu bệnh và khả năng gây
hại của nó, họ kế hoạch hay cùng người dân, cán bộ nông nghiệp tiến hành
phòng chống kịp thời nhờ đó mà giảm thiểu rủi ro về sau.
c/ Dịch vụ thủy lợi
Dịch vụ thủy lợi là dịch vụ được thực hiện bởi các hợp tác xã và tiến hành
theo kế hoạch đã đề ra, nó còn phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu của từng địa
phương qua các năm.
Ý nghĩa: Dịch vụ thủy lợi là dịch vụ tối cần thiết trong nông nghiệp, nó
được sử dụng để tháo hay bơm nước vào ruộng tạo điều kiện thúc đẩy cây trồng
sinh trưởng phát triển tốt.
d/ Dịch vụ tín dụng nội bộ
Dịch vụ tín dụng nội bộ là dịch vụ nhằm cung cấp cho người dân vốn vay
với lãi suất thấp để họ sử dụng mua những đầu vào cần thiết cho hoạt động sản
xuất nôn nghiệp của nông hô và sử dụng vào các hoạt động khác.
Ý nghĩa: Nhờ được vay vốn kịp thời với lãi suất thấp hơn nhiều so với
những nơi khác mà bà con nông dân có thể yên tâm sản xuất.
e/ Dịch vụ chuyển giao khoa học kỹ thuật
Là dịch vụ cung cấp cho người dân các kiến thức, phương thức nuôi trồng
và chăm sóc.
Ý nghĩa: Dịch vụ này góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho người dân
khi họ sử dụng các loại giống mới hay một phương thức kỹ thuật phù hợp với
thời tiết khí hậu của địa phương, điều kiện kinh tế hộ cũng như đáp ứng thị hiếu.
2.1.3 Các khái niệm về đánh giá
• Khái niệm đánh giá
Đánh giá là hoạt động có hệ thống và mục tiêu về chương trình/dự án
đang thực hiện hoặc đã hoàn thành.
Đánh giá có tính định kỳ về tính phù hợp, tiến độ thực hiên, hiệu suất và
hiệu quả tác động của một hạn mục đầu tư (chương trình/ dự án) nhằm để đo
lường những thay đổi.
• Khái niệm đánh giá hiệu quả
Đánh giá hiệu quả là xem xét việc sử dụng các nguồn lực đầu vào để tạo
ra các đầu ra của dự án có hiệu quả không. Các kết quả đạt được của dự án có
tương xứng với mức đầu tư ban đầu hay không. Hiệu quả cần được xem xét trên
tất cả các khía cạnh về kinh tế, xã hội, môi trường.
Đánh giá hiệu quả dịch vụ đầu vào cần được chú ý đến các nội dung:
Các đầu vào được sử dụng triệt để không?
Các đầu vào được sử dụng và phân bố đúng thời gian không?
Chất lượng và số lượng đầu vào có đúng yêu cầu không?
Đã đạt được những hiệu quả gì về kinh tế, xã hội, môi trường?
• Khái niệm đánh giá dịch vụ đầu vào
Đánh giá dịch vụ đầu vào là xác định các loại, số lượng, chất lượng các
dịch vụ đầu vào đồng thời đánh giá thời gian cung ứng các dịch vụ có đầy đủ,
giá cả có đáp ứng nhu cầu người dân hay không.
2.1.4 Khái niệm nhu cầu
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn,
nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy
theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi
người có những nhu cầu khác nhau.
Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận
được.
Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động. Nhu cầu càng cấp bách
thì khả năng chi phối con người càng cao. Về mặt quản lý, kiểm soát được nhu
cầu đồng nghĩa với việc có thể kiểm soát được cá nhân (trong trường hợp này,
nhận thức có sự chi phối nhất định: nhận thức cao sẽ có khả năng kiềm chế sự
thoả mãn nhu cầu).
Nhu cầu của một cá nhân, đa dạng và vô tận. Về mặt quản lý, người quản
lý chỉ kiểm soát những nhu cầu có liên quan đến hiệu quả làm việc của cá nhân.
Việc thoả mãn nhu cầu nào đó của cá nhân đồng thời tạo ra một nhu cầu khác
theo định hướng của nhà quản lý, do đó người quản lý luôn có thể điều khiển
được các cá nhân.
Nhu cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt hay
mất cân bằng của chính cá thể đó và do đó phân biệt nó với môi trường sống.
Nhu cầu tối thiểu hay còn gọi là nhu yếu đã được lập trình qua quá trình rất lâu
dài tồn tại, phát triển và tiến hóa.
Nhu cầu chi phối mạnh mẽ đến đời sống tâm lý nói chung, đến hành vi
của con người nói riêng. Nhu cầu được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên
cứu và sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống, xã hội.[15]
2.1.5 Khái niệm hiệu quả từ sản xuất kinh doanh
• Khái niệm hiệu quả SXKD
Trong điều kiện kinh tế hiện nay, hiệu quả SXKD luôn là vấn đề được
mọi doanh nghiệp cũng như toàn xã hội quan tâm. Hiệu quả SXKD là một phạm
trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của đơn vị cũng như
của nền kinh tế để thực hiện các mục tiêu đặt ra.
Hiểu một cách giản đơn, hiệu quả là lợi ích đạt được thu được trên chi phí bỏ
ra. Hiệu quả SXKD là kết quả đầu ra đạt được trên chi phí đầu vào bỏ ra.
Hiệu quả kinh doanh =
Kết quả đầu ra
Chi phí đầu vào
Chỉ tiêu này phản ánh, cứ một đồng chi phí đầu vào trong kỳ phân tích thì
thu được bao nhiêu kết quả đầu ra, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp càng lớn.
Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như: giá trị sản xuất, doanh thu,
lợi nhuận…
Chi phí đầu vào bao gồm: lao động, tiền lương, chi phí nguyên vật liệu,
chi phí giá vốn, chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp, vốn kinh doanh (vốn cố
định, vốn lưu động)…[16]
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Các loại dịch vụ đầu vào của HTX ở Việt Nam và trên Thế Giới
Các loại dịch vụ đầu vào mà các hợp tác xã ở Việt Nam và trên Thế Giới
bao gồm: Dịch vụ cung ứng vật tư như: giống cây trồng, máy móc nông nghiệp,
dịch vụ cung ứng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, dịch vụ cung ứng phân
bón, dịch vụ đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, dịch vụ thủy lợi, dịch vụ làm đất,
dịch vụ bảo vệ đồng ruộng và thủy nông, dịch vụ điện, dịch vụ thú y, dịch vụ vệ
sinh và môi trường, dịch vụ vật liệu xây dựng, dịch vụ tín dụng.[3]
2.2.2 Khả năng tiếp cận các dịch vụ đầu vào của người dân ở vùng
nông thôn
Bên cạnh một số người dân có điều kiện tiếp cận các dịch vụ đầu vào tốt
thì cũng có không ít bà con vẫn còn hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ này.
“Ra ngõ gặp dịch vụ, đó là mơ ước của bất cứ người nông dân nào và trong
những năm qua”.[7] Trong cả nước, với một số xã, thôn có địa hình quá phức
tạp và khó khăn, sản xuất nông nghiệp còn manh mún và nhỏ lẻ, chưa tập trung
thì dịch vụ nông nghiệp như thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), giống
cây trồng, hay dịch vụ phân bón… đa phần dừng lại ở các khu vực trung tâm
như thành phố, thị trấn, thị tứ và trung tâm cụm xã. Tuy nhiên, nếu đứng ở một
góc nhìn khác, thì chính việc dịch vụ nông nghiệp chưa vươn tới được các khu
vực vùng sâu, vùng xa lại là một trong những nguyên nhân làm chậm quá trình
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển chăn nuôi tập trung, an toàn tại các địa
phương.
Một phần cũng do trình độ hạn chế của người dân nông thôn đã ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của họ. Nếu chính quyền các
địa phương này không đưa ra những kế hoạch giải quyết kịp thời thì tình trạng
này sẽ ngày một tệ đi và người dân sẽ sớm chuyển dân sản các hoạt động sản
xuất khác để đảm bảo sinh kế của họ như các loại hình sản xuất phi nông
nghiệp, khi đó vấn đề an ninh lương thực sẽ bị ảnh hưởng. Nếu các loại hình sản
xuất đó xảy ra quá nhiều và trong thời gian ngắn thì vấn đề này càng đáng báo
động.
2.2.3 Tình hình cung ứng dịch vụ đầu vào trên Thế Giới và Việt Nam
- Tình hình cung ứng dịch vụ đầu vào trên Thế Giới
Một số nước trên Thế Giới có các HTXNN cung ứng các dịch vụ đầu vào
cho hoạt động sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả như:
Các HTXNN ở Nhật Bản có rất nhiều các dịch vụ như: Cung cấp các
chương trình giáo dục nhằm cải thiện kỹ thuật nông nghiệp, nâng cao mức sống
của nông dân; sử dụng máy móc tập thể nhằm giảm chi phí nông nghiệp; tiếp
thị, bán hàng và vận chuyển sản phẩm nông nghiệp, cung cấp nguyên liệu đầu
vào; cung cấp vốn vay cho nông nghiệp; cung cấp bảo hiểm đời sống; dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ, du lịch, vận động hành lang cho các chính sách nông nghiệp
của chính phủ [14]. Tuy nhiên cũng giống như ở Việt Nam dịch vụ chủ yếu mà
các HTX này cung cấp cho người dân vẫn là cung cấp nguyên liệu đầu vào cho
nông dân như giống, phân bón, hoá chất nông nghiệp, thức ăn, trang thiết bị sản
xuất và kỹ thuật cho sản xuất trồng trọt và chăn nuôi gia súc
HTX này đã mang lại cho nông dân ở nước họ nhiều lợi ích như: Bán
hàng cho nông dân với giá phải chăng, tiện lợi và đảm bảo chất lượng. Giúp
nông dân tiêu thụ hàng hoá dễ dàng, có kế hoạch với chi phí giảm, giá cả hợp lý,
buôn bán văn minh, tiêu chuẩn hoá sản phẩm ở mức cao. Tạo thế cạnh tranh tốt
cho nông dân cả khi mua và khi bán hàng hoá. Liên kết nông dân sử dụng hết
công suất máy móc, chi phí sản xuất thấp. Đào tạo năng lực tự quản lý, năng lực
áp dụng kỹ thuật tiên tiến cho nông dân. Tuy nhiên, các giá trị trên chỉ có được
khi hợp tác xã thực sự hoạt động theo nguyên tắc tự lực tự chịu trách nhiệm,
quản lý dân chủ, hiệu quả hoạt động cao, có sự tương trợ lẫn nhau.[12]
Còn ở Hàn Quốc, các hợp tác xã cơ sở đã phát triển thành các doanh nghiệp đa
chức năng. Tuy vậy hiệu quả mang lại vẫn chưa lớn, đến năm 1998 bên cạnh các
dịch vụ đầu ra, thì HTX đã cung cấp nhiều hơn số lượng các dịch vụ đầu vào
như: cung ứng vật tư và hàng tiêu dùng, tín dụng và ngân hàng, bảo hiểm, kho
tàng, vận tải, khuyến nông, nghiên cứu, xuất bản [3]
- Tình hình cung ứng dịch vụ đầu vào ở Việt Nam
Giai đoạn từ 1955 đến 1960 (Giai đoạn thí điểm và hoàn thành xây dựng
các Hợp tác xã NN bậc thấp): Lúc này các dịch vụ mà hợp tác xã cung cấp chỉ
mới là dịch vụ thủy lợi, cung cấp giống mới cho hoạt động sản xuất, cải tạo
đồng ruộng.
Giai đoạn từ 1960 - 1980 (Giai đoạn xây dựng các hợp tác xã NN bậc cao
và quy mô lớn): Giai đoạn này hợp tác xã cung cấp dịch vụ vật tư nông nghiệp
như trâu, bò cày kéo, ruộng đất, công cụ sản xuất…, cung cấp giống cây trồng,
dịch vụ thủy lợi.
Giai đoạn từ 1980-1986 (Giai đoạn phát triển mới của các Hợp tác xã
NN): Giai đoạn này hợp tác xã cung cấp các dịch vụ như: dịch vụ thủy lợi, cung
cấp vật tư nông nghiêp, giống.
Giai đoạn sau đổi mới (1986 đến nay): Vào giai đoạn này Hộ xã viên
được quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh với diện tích đất được giao tạm
thời (5 năm), được quyền lựa chọn các yếu tố đầu vào, tự quyết định việc bán
sản phẩm Quan hệ giữa hợp tác xã và xã viên được chủ động lựa chọn dịch vụ
từ hợp tác xã hoặc từ các thành phần kinh tế khác. Hợp tác xã không quản lí tập
trung các tư liệu sản xuất như trước, không điều hành từng khâu, từng việc, từng
thời gian như trước mà chức năng chỉ huy đã được thay thế bằng chức năng dịch
vụ cho kinh tế hộ.
2.2.4 Hiệu quả của các loại hình cung ứng dịch vụ đầu vào
Hiện nay trong cả nước có rất nhiều HTXNN hoạt động đạt hiệu quả cao
như: HTXNN Đan Phượng (huyện Đan Phượng, Hà Nội), HTXNN Thống Nhất
(Hà Nội), HTXNN Thụy Việt và 2 HTX ở Thụy Hải (huyện Thái Thụy, Thái
Bình), HTXNN Bình Thành (huyện Lấp Vò, Đồng Tháp), HTXNN Thành Lợi
(huyện Châu Phú, An Giang)….
Trong đó HTXNN Thành Lợi là đơn vị được Bộ Nông Nghiệp & PTNT
trao bằng khen. Sở dĩ có được kết quả như vậy là vì có sự nổ lực rất lớn từ ban
quản trị HTX. Qua 10 năm hoạt động, HTX đã thu hút 163 xã viên tham gia,
đóng góp cổ phần hơn 870 triệu đồng. HTX đã xác định việc tổ chức các dịch vụ
hỗ trợ giúp cho xã viên của mình phát triển là quan trọng hàng đầu. Với tính
chất như vậy, HTX đã không ngừng phát triển cả chất và lượng. Những dịch vụ
kinh doanh hiện đang có như: Tưới tiêu, tín dụng nội bộ, dịch vụ vật tư nông
nghiệp, dịch vụ kobelco, gặt đập liên hợp dịch vụ kinh doanh thì 2 dịch vụ được
đánh giá cao và hiệu quả nhất, đó là dịch vụ cung cấp vật tư nông nghiệp cho
các xã viên và các hộ có đất sản xuất trong khu vực thị trấn Cái Dầu, theo hình
thức hợp đồng cuối vụ. Chính vì vậy dịch vụ này đã mang lại lợi nhuận trước
thuế hơn 100 triệu đồng. Để giúp cho xã viên sản xuất thắng lợi, HTX đã tu sửa
các trạm bơm điện, nâng cấp các máy bơm điện, nạo vét kinh mương nội đồng,
tu sửa đê đập, đê bao, khôi phục đường cộ, đường nước. Nhờ phục vụ tốt nên xã
viên tham gia đóng góp rất tốt. Năm qua, doanh thu cho dịch vụ này hơn 1 tỷ
đồng, trừ các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng.
Bên cạnh đó, dịch vụ tín dụng nội bộ mặc dù lợi nhuận không cao, với thủ
tục nhanh gọn và uy tín của HTX, lãi suất dao động từ 1,5% đến 1,7%/tháng,
doanh số cho vay của HTX là 389 triệu đồng. HTX còn kết hợp với các ngành
liên quan, mở các cuộc khuyến nông để hướng dẫn xã viên chuyển đổi cây trồng
vật nuôi, chuyển giao khoa học kỹ thuật, sản xuất lúa chất lượng cao, giới thiệu
những mô hình sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao. HTX là đơn vị dẫn đầu của
khu vực kinh tế HTX về nộp ngân sách nhà nước. Từ hiệu quả kinh doanh dẫn
đến vốn của HTX cũng tăng lên. Khi thành lập là 177 triệu đồng, đến năm 2010
đạt hơn 870 triệu đồng, chủ yếu tăng từ nguồn tích lũy qua từng năm. Hằng
năm, xã viên được trả lãi cổ phần theo vốn góp, với mức tỷ lệ cao. Cụ thể như
năm 2010, cứ 621.341 đồng vốn góp, được chia 85.818 đồng (đạt 17,16%) là tỷ
lệ cao nhất trong các HTX trên địa bàn tỉnh, xã viên rất phấn khởi.[14]
Đối với HTX nông nghiệp Thụy Việt, huyệnThái Thụy, Thái Bình: HTX
thực hiện khá tốt các khâu dịch vụ: thuỷ nông - bảo vệ đồng điền, bảo vệ thực
vật, chuyển giao tiến bộ KHKT. Nói là dịch vụ nhưng thực chất trong những
hoạt động này vẫn mang tính “phục vụ” xã viên là chính, không lấy lãi làm mục
tiêu. Ngoài thực hiện các khâu dịch vụ bắt buộc, nhiều HTX đã vươn ra làm tốt
dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp và bao tiêu sản phẩm cho hộ xã viên. HTX
DVNN Thái Giang từ nhiều năm nay là đơn vị điển hình tổ chức sản xuất hiệu
quả, đi đầu trong việc ứng dụng các tiến bộ KHKT.[8]
Ở HTXNN Thống Nhất, Hà Nội: Các giống lúa mới có năng suất cao
được HTX cung cấp cho bà con xã viên đưa vào sản xuất đại trà như giống lúa
Khang Dân, Q5, CR203…Ngoài ra, bà con vẫn duy trì 2 ha rau xanh hướng tới
rau an toàn, là vành đai xanh của thành phố và 10.000 gốc hoa hồng Pháp đem
lại hiệu quả kinh tế cao. Về khả năng cung ứng dịch vụ: HTX đã đáp ứng được
giống, vật tư nông nghiệp cho xã viên theo cơ cấu giống từng vụ, đảm bảo chất
lượng. Trong khâu dịch vụ vật tư, HTX chỉ tính đủ chi phí không thu lãi của xã
viên nên được bà con đồng tình ủng hộ. Bình quân một năm HTX dịch vụ hơn
10 tấn giống và phân bón các loại. Đẩy mạnh hoạt động chuyển giao KHKT và
bảo vệ cây trồng, vật nuôi HTX kịp thời thông báo, hướng dẫn lịch thời vụ sát
với tình hình sản xuất của địa phương; đồng thời bố trí được cơ cấu giống phù
hợp với đồng đất của địa phương thông qua các buổi tập huấn kỹ thuật cho bà
con xã viên. Tổ khuyến nông thực hiện nghiêm túc các đợt tiêm phòng cho gia
súc, gia cầm, bố trí cán bộ thú y thường xuyên giúp đỡ các hộ xã viên phòng trừ
các dịch bệnh trong chăn nuôi.[6]
Ngoài ra HTX còn liên kết với các hộ có máy xúc trong xã ký hợp đồng với
các đơn vị thi công xây dựng nhận đào, xúc, vận chuyển đất đá.
2.2.5 Tình hình cung ứng dịch vụ đầu vào tại HTXNN Phú Mậu II
Hoạt động cung ứng dịch vụ đầu vào hiện tại của HTXNN Phú Mậu II
bao gồm 5 loại hình dịch vụ: Dich vụ làm đất, dịch vụ cung ứng vật tư nông
nghiệp, dịch vụ thủy lợi, dịch vụ dự tính dự báo sâu bệnh, dịch vụ tín dụng nội
bộ. Các hoạt động này được ban quản trị HTX cùng các cán bộ trong HTX tiến
hành hằng năm. HTX thông qua đại hội xã viên hằng năm để tiến hành xây dựng
phương hướng kế hoạch hoạt động hằng năm và hoạt động.
2.2.6 Vai trò một số dịch vụ đầu vào và vai trò của việc đánh giá
• Vai trò của một số dịch vụ đầu vào
a/ Vai trò của tín dụng đối với kinh tế nông thôn
Vai trò của tín dụng đối với phát triển kinh tế là điều hiển nhiên, nhưng nó
không bao giờ được coi là điều kiện đủ. Tín dụng chỉ được coi là một trong rất
nhiều điều kiện cần thiết và là trung gian phân bổ nguồn lực cho phát triển.
Trong nền kinh tế thị trường vai trò cuả tín dụng cũng thay đổi về bản
chất so với nền kinh tế tập trung trước kia. Tín dụng trong thời kỳ bao cấp được
xem như một công cụ cấp phát thay ngân sách. Còn trong nền kinh tế thị trường:
Tín dụng là tập trung huy động nhiều nguồn vốn, gắn liền với sử dụng vốn có
hiệu quả để đầu tư phát triển kinh tế nông thôn, tạo điều kiện tích luỹ vốn cho
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tín dụng thực sự là đòn bẩy kinh tế kích thích
các ngành kinh tế mũi nhọn phát triển cũng như mở rộng thương mại dịch vụ ở
cả thành thị và nông thôn. Do đó tín dụng có vai trò quan trọng trong quá trình
phát triển kinh tế nông thôn và được thể hiện như:
1. Góp phần thúc đẩy hình thành thị trường tài chính nông thôn.
2. Hoạt động tín dụng đã góp phần đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập
trung vốn, tư liệu sản xuất, khoa học công nghệ để phát triển kinh tế nông thôn.
3. Tín dụng đã góp phần tận dụng khai thác mọi tiềm năng về đất đai, lao
động và tài nguyên thiên nhiên.
4. Tín dụng đã góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho
nông dân tiếp thu công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh.
5. Tín dụng tạo điều kiện phát triển ngành nghề truyền thống, ngành nghề
mới, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trong nông thôn.
6. Tín dụng đã tạo cho người dân không ngừng nâng cao trình độ sản
xuất, tăng cường hạch toán kinh tế đồng thời tạo tâm lý tiết kiệm tiêu dùng.
7. Tín dụng góp phần đảm bảo hiệu quả xã hội, nâng cao cuộc sống tinh
thần vật chất cho người nông dân. [11]
b/ Vai trò của vật tư nông nghiệp
Trong sản xuất nông nghiệp vật tư nông nghiệp đóng một vai trò vô cùng
quan trọng. Bởi đối tượng trong sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi
chúng đều là những cơ thể sống, có sự sinh trưởng phát triển theo những quy
luật sinh học nghiêm ngặt về các điều kiện như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm đất,
độ ẩm không khí… để có thể phát triển sinh trưởng một cách tốt nhất.
Đặc biệt, với cây trồng muốn phát triển tốt thì đất đai cần có độ phì thích
hợp về các khoáng chất trong đất. Do đó, vật tư nông nghiệp có vai trò quan trọng
trong việc tăng năng xuất cây trồng. Các loại phân bón sẽ giúp đất đai tăng được
độ phì cung cấp cho cây trồng các khoáng chất cần thiết, đồng thời các loại thuốc
bảo vệ thực vật cũng sẽ có tác dụng ngăn ngừa các loại sâu bệnh hại cây trồng và
tiêu diệt cỏ dại đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho cây. Từ đó làm cho năng suất
và chất lượng của các loại cây trồng tăng lên. Với trình độ khoa học kỹ thuật
ngày càng phát triển, việc áp dụng kịp thời các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất
nông nghiệp. Bắt đầu bằng việc sử dụng hợp lý và khoa học các loại phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật vào sản xuất sẽ giúp làm tăng tối đa khả năng sinh trưởng
phát triển và kháng bệnh của cây trồng, tạo điều kiện nâng cao năng suất. Từ đó
nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
Vai trò của việc đánh giá
a/ Vai trò của việc đánh giá các dịch vụ đầu vào cho sản xuất hoa
Việc đánh giá các dịch vụ đầu vào giúp cho mỗi một hộ, xã viên thấy
được tầm quan trọng của các dịch vụ đầu vào đối với hoạt động sản xuất của họ.
Từ dịch vụ vụ làm đất, dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp, dịch vụ tín dụng,
dịch vụ dự tính dự báo sâu bệnh,… Mỗi dịch vụ mà hợp tác xã hiện đang cung
ứng cho người dân đều có những mặt tốt và mặt hạn chế của nó. Sau quá trình
đánh giá này, ban quản trị hợp tác xã sẽ nhận được các phản hồi từ các xã viên,
người dân trồng hoa và đưa nó vào bản kế hoạch cung cấp các dịch vụ đầu vào
đối với sản xuất trồng hoa cho thời gian tới đảm bảo hơn về số lượng cũng như
chất lượng.
b/ Vai trò của việc đánh giá nhu cầu người dân
Vai trò của việc đánh giá nhu cầu người dân trong việc cung ứng các dịch
vụ: Để bảng kế hoạch cung ứng xây phù hợp với tình hình thực tế của hoạt động
sản xuất của người dân, khả năng của địa phương, bảng kế hoạch được sáng tạo
hơn do có ý kiến của xã viên. Hơn nữa nó còn đảm bảo thời gian cung ứng các
dịch vụ cho người dân kịp thời, đủ số lượng. Bên cạnh đó xác định được nhu cầu
bất thiết của người dân, từ đó có kế hoạch đáp ứng kịp thời, khuyến khích sản
xuất.
c/ Vai trò của việc đánh giá hiệu quả dịch vụ đầu vào trong sản xuất nông
nghiệp: Giúp cán bộ hợp tác xã và các xã viên thấy được hiệu quả từ các dịch vụ
mang lại. Từ việc đánh giá các xã viên có thế so sánh hiệu quả từ việc sử dụng
các loại giống khác nhau, hiệu quả từ việc sử dụng các loại phân bón, từ cách
làm đất, từ việc sử dụng vốn vay từ quỹ tín dụng của hợp tác xã phần nào đã đáp
ứng được nhu cầu vốn bất thiết.
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Là những nông hộ có hoạt động sản xuất hoa, các hộ là thành viên của
Hợp tác xã Phú Mậu II
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại xã Phú Mậu – huyện Phú Vang – tỉnh
Thừa Thiên Huế. Đây là một xã có hoạt động sản xuất hoa tương đối lớn ở Thừa
Thiên Huế và có sự tham gia hoạt động của Hợp tác xã Phú Mậu II. Nghiên cứu
được tiến hành vào năm 2010-2011.
3.2 Phương pháp nghiên cứu:
- Chọn điểm nghiên cứu: xã Phú Mậu – huyện Phú Vang – tỉnh Thừa
Thiên Huế.
- Chọn mẫu:
- Tiêu chí chọn mẫu
+ Các hộ có sản xuất hoa, là thành viên của Hợp tác xã Phú Mậu II, tập
trung ở 2 thôn Vọng Trì, Tiên Nộn của xã Phú Mậu – huyện Phú Vang – tỉnh
Thừa Thiên Huế tại ở đây có khá nhiều hộ trồng hoa và trồng với diện tích khá
lớn so với các thôn khác.
- Dung lượng mẫu: 20 hộ
- Phương pháp chọn hộ: Chọn ngẫu nhiên trong tổng số hộ của 2 thôn
Vọng Trì, Tiên Nộn có nằm trong danh sách thu thập được từ hợp tác xã nông
nghiệp Phú Mậu II, đây là những hộ có tham gia sản xuất trồng hoa.
- Thu thập thông tin
3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
- Thu thập các báo cáo kinh tế xã hội của xã các năm trước (2008 – 2010)
- Các báo cáo liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của địa
phương UBND xã.
- Các báo cáo liên quan đến hiệu quả sử dụng các dịch vụ đầu vào đối với
hoạt động sản xuất nông nghiệp của hợp tác xã Phú Mậu II qua các năm.
- Thu thập thông tin từ sách, báo, Internet…
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Phỏng vấn người am hiểu: Cán bộ kinh tế xã hội Xã Phú Mậu, Cán bộ
kinh tế xã hội Huyện Phú Vang, Chủ tịch hợp tác xã Phú Mậu II, Trưởng thôn
thôn Vọng Trì và thôn Tiên Nộn.
- Phỏng vấn hộ: phỏng vấn 20 hộ tại 2 thôn Vọng Trì và Tiên Nộn.
- Thảo luận nhóm nông dân đang tiến hành hoạt động sản xuất hoa tại
thôn Tiên Nộn.
- Đi thực địa, khảo sát tình hình sản xuất hoa tại địa phương và các nguồn
cung ứng đầu vào.
3.2.3 Phương pháp phân tích xử lý số liệu
- Các thông tin, dữ liệu được xử lý bằng phần mềm EXCELL 2003.
- Kết hợp giữa phân tích định tính và phân tích định lượng để phân tích
các vấn đề liên quan trong nghiên cứu.
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1 Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Phú Mậu.
3.3.2 Xác định tình hình sản xuất hoa của địa phương.
3.3.3 Đánh giá hiệu quả dịch vụ đầu vào đối với sản xuất hoa của hợp tác
xã qua các năm.
3.3.4 Tìm hiểu nhu cầu người dân đối với dịch vụ đầu vào.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Phú Mậu
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Phú Mậu là một trong những xã của huyện Phú Vang. Nếu tính theo
đường chim bay thì xã Phú Mậu cách trung tâm thành phố Huế 3km, cách huyện
lị Phú Vang 22km đi về phía tây. Nhưng do địa hình bị cách trở bởi các con
sông, do đó mà khoảng cách từ trung tâm thành phố Huế đến địa bàn xã lên tới
6Km. Đây cũng là một khó khăn gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và tiêu
thụ hàng hóa nơi đây.
Vị trí địa lý của xã được xác định như sau:
Phía Bắc giáp với xã Phú Thanh huyện Phú Vang
Phía Nam giáp với phường Phú Hậu thành phố Huế
Phía Đông giáp xã Phú Dương, Phú Thượng huyện Phú Vang
Phía Tây giáp xã Hương Vinh, Hương Phong huyện Hương Trà.
Đây là xã mà có hai phía giáp đất liền và 2 phía giáp sông suối. Cụ thể là:
Về phía nam và phía tây có sông Hương bao bọc. Còn phía bắc và phía đông
giáp đất liền.
Xã có 7 thôn Vọng Trì, Tiên Nộn, Thanh Tiên, Thế Vinh, Mậu Tài, Lại
Ân, Triêm Ân chia thành 9 địa bàn sinh hoạt theo cụm dân cư cách nhau khá xa,
chạy dọc theo tuyến Sông Hương dài 7Km và sông Phổ Lợi 7Km, Toàn xã có 2
HTX điều hành sản xuất kinh doanh dịch vụ các thôn. Trong đó thôn Tiên Nộn,
thôn Thế Vinh, thôn Vọng Trì và thôn Thanh Tiên do HTX nông nghiệp Phú
Mậu 2 điều hành sản xuất, Thôn Lại Ân, thôn Triêm Ân, thôn Mậu Tài thì HTX
nông nghiệp Phú Mậu II điều hành sản xuất. Trong tất cả các thôn này thì thôn
Tiên Nộn và Vọng Trì là 2 thôn có diện tích trồng hoa lớn và quy mô nhất toàn
xã với nhiều giống hoa được thì trường ưa chuộng.
4.1.1.2 Địa hình
Xã Phú Mậu là vùng đồng bằng thấp trũng, địa hình tương đối bằng phẳng
với độ dốc < 1%. Do đó mà hàng năm thường diễn ra nhiều trật lụt và cướp đi
biết bao mùa vụ của bà con. Diện tích đất chủ yếu là đất thịt và thịt nhẹ. Hàng
năm được lũ bồi đắp một lượng phù sa lớn có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất
nông nghiệp nhất là lúa và các loại rau màu.
Do địa hình được bao bọc bởi hai mặt sông và thấp trũng nên khi mùa lũ
về gây nên tình trạng xói lở xâm thực bờ sông ảnh hưởng đến sản xuất và đời
sống của người dân.
Tuy nhiên bà con nơi đây cũng đã biết sống chung với thiên tai. Dần dần
người dân đã biết phát huy thế mạnh từ việc sử dụng những vùng đất được bồi
lấp phù sa mỗi khi lũ về để có thể trồng hoa mang lại hiệu quả kinh tế cao.
4.1.1.3 Điều kiện thời tiết khí hậu
Xã Phú Mậu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2
mùa rõ rệt. Đó là mùa mưa và mùa khô, mùa mưa kéo dài hơn mùa nắng, mùa
mưa thì bắt đầu từ tháng 9 năm trước và kéo dài cho đến tháng 3 năm sau. Mùa
nắng thì chỉ bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc trong tháng 8. Đồng thời chịu ảnh
hưởng trực tiếp hoạt động của hai loại gió mùa chính, đó là gió mùa Đông Bắc
và gió Tây Nam. Gió Đông Bắc bắt đầu hoạt động từ tháng 10 năm trước và kết
thúc vào tháng 3 năm sau thường gây mưa lụt vào tháng 10 và tháng 11. Gió
Tây Nam hoạt động từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 8, thường gây nóng và khô
hạn.
Mặt khác xã Phú Mậu còn chịu ảnh hưởng của gió Lục Địa và gió Đại Dương,
thường xuyên hoạt động làm thay đổi đến chế độ nhiệt ẩm trong các mùa.
Với điều kiện tự nhiên này thì việc sản xuất nông nghiệp của xã là gặp
không ít những khó khăn. Đầu năm gió mùa Đông Bắc rét kéo dài đến tháng 2,
tiếp đến là lụt Tiểu Mãn thường xảy ra vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến
tháng 5, mùa mưa lại bắt đầu từ tháng 9 và kéo dài từ tháng 3 - 4 năm sau. Bên
cạnh đó còn thiếu nước tưới vào mùa hè và mưa lũ vào mùa đông là hạn chế lớn
đối với các loại cây trồng như lúa, hoa, rau
4.1.1.4 Tình hình sử dụng đất đai của xã
Đối với sản xuất nông nghiệp thì đất là tư liệu sản xuất đặc biệt quan
trọng và không có cái gì có thể thay thế được. Nó vừa là đối tượng lao động vừa
là tư liệu sản xuất và có tính chất giới hạn theo bề mặt không gian. Quy mô và
trình độ sử dụng nguồn lực này có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập từ sản xuất
nông nghiệp. Nếu một cá nhân. một hộ gia đình hay một tổ chức nào mà có trình
độ sử dụng đất cao đó là biết cải tạo đất trong quá trình sử dụng như: Biết cung
cấp chất dinh dưỡng cho đất, biết luân canh các loại cây trồng. biết bố trí các
loại cây trồng có tính chất cải tạo đất (các cây họ đậu)…thì tài nguyên đất sẽ
không bị suy thoái đồng thời còn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy việc
trồng các loại hoa cũng cần phải cho đất nghỉ hay luân canh với các loại rau màu
khác để tạo độ màu mỡ cho đất.
Bảng 1: Kết quả điều tra về tình hình sử dụng đất của xã Phú Mậu 2010
Chỉ tiêu Số lượng ( ha ) Tỉ lệ (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 702,8 100
I. Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp 433,45 61,67
1. Đất trồng cây hằng năm 340,38 48,43
2. Đất vườn tạp 0,40 0,06
3. Đất trồng cây lâu năm 65,09 9,26
4. Mặt nước nuôi cá 27,58 3,92
II. Tổng diện tích đất chuyên dung 120,13 17,1
1. Đất xây dựng 13,07 1,86
2. Đất giao thông 47,14 6,71
3. Đất thủy lợi 27,43 3,90
4. Đất di tích 0,04 0,01
5. Đất nghĩa địa 32,45 4,62
III. Tổng diện tích đất ở nông thôn 53,59 7,62
IV. Tổng diện tích chưa sử dụng, sông suối 95,63 13,61
(Nguồn: Báo cáo tình hình sử dụng đất của xã 2010)
Kết quả điều tra cho thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã là 702.8
ha. Đất của xã sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như: Đất nông nghiệp, đất
chuyên dùng, đất ở nông thôn. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 433.45 ha
chiếm một tỉ lệ tương đối cao (61.67%). Đất thổ cư và đất chuyên dùng của xã
cũng chiếm một tỉ lệ lớn (24.73% ) đất này có xu hướng tăng lên theo thời gian,
bởi vì nhu cầu về nhà ở ngày càng cao. Một diện tích đất tương đối lớn của xã
chưa sử dụng 95.63 ha chiếm 13.61% tổng diện tích đất tự nhiên của xã đó là đất
sông suối và mặt nước, đất này có thể nuôi trồng thủy sản.(Bảng 1)
4.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội xã Phú Mậu
• Thuận lợi
Được sự quan tâm lãnh đạo thường xuyên của Huyện, phòng NN &PTNT
đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy, HĐND, UBND xã, sự phối hợp của
MTTQ, các ban ngành đoàn thể địa phương. Đồng thời có sự phấn đấu của tập
thể cán bộ, xã viên HTXNN Phú Mậu 2 trong quản lý điều hành sản xuất, ứng
dụng tiến bộ KHKT, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi mang lại hiệu quả, tổ
chức các hoạt động dịch vụ nông nghiệp chủ động và hạch toán có lãi, sản xuất
kinh doanh hiệu quả, năng suất cây trồng tăng, cuộc sống xã viên ngày càng ổn
định, cơ sở vật chất ngày càng nâng cao.