PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, nền nông nghiệp nước ta đã có những bước chuyển
biến mạnh mẽ từ sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị
trường, có năng suất, sản lượng tăng đáng kể, đảm bao an toàn lương thực quốc gia với
tỷ suất hàng hóa ngày càng lớn, khẳng định được thế đứng của mình trong khu vực và
trên toàn thế giới. Tuy nhiên, do nông nghiệp nước ta mới bắt đầu phát triển nên vẫn
còn nhiều hạn chế, sản xuất còn manh mún, nhỏ lẽ và lệ thuộc nhiều vào điều kiện tự
nhiên. Lao động nông nghiệp vẫn chủ yếu là lao động thủ công, cơ sở vật chất kỹ thuật
còn lạc hậu, trình độ lao động trong nông nghiệp chưa cao. Do đó, chưa tận dụng hết
tiềm năng sẵn có của mình để sản xuất đạt hiệu quả cao. Năng suất, chất lượng nông
sản còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu cải thiện đời sống nhân dân, chưa cung cấp đủ
nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa và xuất khẩu, đặc biệt là chưa
tạo nguồn tích lũy để đẩy mạnh công nghiệp hóa. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông
thôn chưa thoát khỏi thuần nông và độc canh, tình trạng thất nghiệp, nghèo đói, du
canh, du cư, di dân tự do còn tồn tại, gây nhiều tác động xấu đến môi trường.
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã
và đang được các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương rất quan tâm, nhằm
khai thác tiềm năng đất đai, giải quyết việc làm, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Ngày nay, trong công cuộc phát triển kinh tế nông thôn thì việc chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, đưa vào sản xuất những giống cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, tăng tỷ
suất hàng hóa nông sản, phù hợp với từng vùng sinh thái, với điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội, từng bước nâng cao đời sống nhân dân là mục tiêu quan trọng được tiến
hành rộng khắp trên mọi miền đất nước. Nằm trong xu thế phát triển chung của cả
nước, trong những năm gần đây việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của tỉnh Thừa Thiên
Huế nói chung và huyện Hương Trà nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực, nền
1
1
nông nghiệp của huyện đã có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, việc chuyển đổi cơ cấu cây
trồng trên địa bàn huyện diễn ra còn chậm, hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao.
Hương Vân là một xã nằm trong bối cảnh chung của toàn huyện, là một vùng
sản xuất trọng điểm của huyện Hương Trà. Trong những năm qua, cơ cấu cây trồng của
xã đã có nhiều thay đổi nhưng tình trạng độc canh cây lúa vẫn còn nhiều, diện tích cây
công nghiệp dài ngày, cây thực phẩm, cây ăn quả còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng diện
tích tự nhiên của toàn xã. Năng suất, chất lượng nông sản còn kém, đời sống của người
dân còn gặp nhiều khó khăn; trình độ thâm canh của người dân còn thấp, vốn đầu tư
còn nhiều hạn chế.
Xuất phát từ thực tiễn nói trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu thực
trạng chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả ở xã
Hương Vân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu hập, giải quyết việc làm, xóa
đói giảm nghèo cho người dân trên địa bàn xã Hương Vân.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng cơ cấu cây trồng ở xã Hương Vân, huyện Hương Trà giai
đoạn 2005-2007.
- Tìm hiểu thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã Hương Vân,
huyện Hương Trà trong thời gian từ năm 2005-2007.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã
Hương Vân.
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2
2
2.1. Khái quát về cơ cấu cây trồng và chuyển đổi cơ cấu cây trồng
2.1.1. Khái quát về cơ cấu cây trồng
Ở những nước đang trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá thì nông nghiệp là nguồn tạo ra thu nhập về ngoại tệ. Riêng đối với Việt Nam, để
đưa nước ta cơ bản đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại
thì Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn nền nông nghiệp phát triển và hiện đại, có cơ cấu
cây trồng hợp lý với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng làm nền tảng.
Để hiểu được nền tảng này, trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là cơ cấu cây
trồng?
Xét về phạm trù triết học: Cơ cấu được sử dụng để biểu thị cấu trúc bên trong,
tỷ lệ và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành của một hệ thống. Cơ cấu được biểu
hiện như là tập hợp những mối quan hệ hữu cơ, các yếu tố khác nhau của một hệ thống
nhất định. Cơ cấu là thuộc tính của một hệ thống. Do đó khi nghiên cứu cơ cấu phải
đứng trên quan điểm hệ thống. [4, 11]
Khái niệm về cơ cấu cây trồng: Cơ cấu cây trồng là thành phần và các loại
giống cây trồng bố trí theo không gian và thời gian trong một cơ sở hay một vùng sản
xuất nông nghiệp. [5, 21]
Cơ sở khoa học của việc xác địng cơ cấu cây trồng
Theo Nguyễn Văn Quy - 2007 đã nêu lên cơ sở khoa học của việc xác
định cơ cấu cây trồng như sau: Cơ cấu cây trồng hợp lý trước hết phải có thành
phần cây trồng hợp lý. Muốn vậy phải dựa vào kế hoạch của Nhà nước, dựa vào
đời sống của nhân dân, dựa vào nhu cầu của thị trường. Ngoài ra, yếu tố quyết
định nhất khi xác định cơ cấu cây trồng là phải căn cứ vào một số điều kiện cụ
thể của vùng sản xuất. Bao gồm các yếu tố về khí hậu, thời tiết, đất đai, đặc tính
sinh vật học của các loại cây trồng và giống cây trồng cũng như đặc điểm của
quần thể sinh vật học và giá trị kinh tế của cơ cấu cây trồng mang lại.
Cơ cấu cây trồng hợp lý phải trả lời được câu hỏi: Loại cây gì, giống gì,
trồng ở đâu, tỷ lệ diện tích bao nhiêu và trồng bằng phương thức gì để phù hợp
với điều kiện đất đai và khí hậu của vùng đồng thời thành phần cây trồng không
ảnh hưởng đến nhau. [5, 37]
3
3
Khác với khí hậu và đất đai là các yếu tố mà con người ít có khả năng thay
đổi hoặc chỉ thay đổi trong một phạm vi nhất định. Đối với cây trồng con người
có thể lựa chọn và di thực chúng và với một trình độ hiểu biết của sinh học hiện
đại con người có khả năng thay đổi bản chất của chúng theo hướng mà mình
mong muốn. [5, 38]
Về mặt kinh tế, khi xác định cơ cấu cây trồng cần đảm bảo các yêu cầu
sau:
- Phải đảm bảo yêu cầu chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hoá.
- Đảm bảo việc hỗ trợ cho ngành sản xuất chính và phát triển chăn nuôi
tận dụng các nguồn lợi tự nhiên.
- Đảm bảo việc đầu tư lao động và vật tư kỷ thuật có hiệu quả kinh tế cao.
- Đảm bảo giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao hơn cơ cấu cây trồng cũ.
[5,42]
Để lập kế hoạch cho một vùng sản xuất hay một đợn vị sản xuất việc đầu tiên
phải đề cập tới là: Diện tích, loại đất, loại giống trong các vụ, số vụ trong năm, loại cây
để cuối cùng có một tổng sản lượng cao nhất, năng suất lao động cao nhất và lợi
nhuận cao nhất trong những điều kiện tự nhiên và xã hội nhất định sẵn có của vùng. Cơ
cấu cây trồng quyết định đến cơ cấu của ngành nông nghiệp nói chung và ngành trồng
trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản nói riêng. Nó có mối quan hệ chặt chẽ với phương
hướng sản xuất. Một mặt phương hướng sản xuất quyết định đến cơ cấu cây trồng, mặt
khác cơ cấu cây trồng là cơ sở hợp lý nhất để xác định phương hướng sản xuất. Xác
định cơ cấu cây trồng còn là nội dung của việc phân vùng sản xuất nông nghiệp, công
việc không thể thiếu của việc xây dựng một nền sản xuất lớn có tính chất sản xuất hàng
hoá cao.
Về mặt sinh lý cây trồng, mỗi loại cây trồng khi sinh trưởng, phát triển trong tự
nhiên đều có những mối quan hệ nhất định, quan hệ về ánh sáng, mực nước, dinh
dưỡng giữa cây trồng với cây trồng, giữa cây trồng với điều kiện tự nhiên, điều kiện
đất đai. Ngoài ra, năng suất cây trồng còn phụ thuộc vào độ màu mỡ của đất đai, nếu
4
4
canh tác không đúng cách độ màu mỡ của đất bị hao mòn làm năng suất cây trồng
giảm dần theo thời gian. Vì vậy, việc bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý là yếu tố giữ vị trí
quan trọng trong việc cải tạo, bồi bổ và nâng cao năng suất cây trồng.
Ở nước ta, sở dĩ năng suất cây trồng không ổn định vì có những điều kiện tự
nhiên bất lợi như: Hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh làm giảm năng suất cây trồng, có lúc còn
làm mất trắng. Trong kỹ thuật nông nghiệp, tuy có những biện pháp rất cơ bản để khắc
phục những thiên tai nói trên nhưng trong thực tế có nhiều nơi, nhiều lúc chưa có điều
kiện để áp dụng các biện pháp kỹ thuật trên. Trong trường hợp đấy việc bố trí cơ cấu
cây trồng một cách hợp lý sẽ giúp cây trồng chống lại được các thiên tai hay tránh
được chúng một cánh có hiệu quả.[7, 5]
Tóm lại, bố trí cơ cấu cây trồng một cánh hợp lý sẽ khai thác các được điều kiện
tự nhiên và xã hội của vùng, làm cho năng suất cây trồng cao và ổn định.
2.1.2. Khái niệm và các hình thức chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Khái niệm chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là việc thay đổi cơ cấu mùa vụ gieo trồng, thay đổi
thành phần cây trồng trong tầng mùa vụ hay thay đổi tỷ lệ diện tích các loại cây trồng
khác nhau trong một vùng sản xuất nông nghiệp, nhằm mục đích sử dụng hợp lý hơn
nguồn tài nguyên thiên nhiên của vùng, đồng thời tạo ra hiệu quả kinh tế cao hơn cho
người nông dân trên một đơn vị diện tích. [5, 43]
Tại sao phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Sản xuất nông nghiệp là hoạt động phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự
nhiên, vì vậy hoạt động này thường xuyên gặp rủi ro khi môi trường tự nhiên
thay đổi. Những điều này đã làm cho cơ cấu cây trồng cũ của nhiều vùng trở nên
không còn phù hợp nữa. Đây chính là lí do để chúng ta tiến hành thay đổi cơ cấu
cây trồng của vùng đó với mục đích làm cho cơ cấu cây trồng của vùng phù hợp
5
5
hơn với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng. Ngoài ra còn một số yếu tố
khác tác động vào khiến chúng ta phải thay đổi cơ cấu cây trồng như:
- Cơ cấu cây trồng cũ thường gặp rủi ro. Do quá trình công nghiệp hoá kết
hợp với việc chặt phá rừng đầu nguồn dẫn đến môi trường nông nghiệp bị thay
đổi. Việc thay đổi này đã làm cho cơ cấu cây trồng cũ của nhiều vùng không còn
khả năng thích nghi nữa dẫn đến mất mùa hoặc năng suất bị sụt giảm. Vì vậy
việc thay đổi cơ cấu cây trồng, đưa vào gieo trồng các loại cây, loại giống có khả
năng chống chịu tốt là việc làm hết sức cần thiết để hạn chế các điều kiện bất lợi
của tự nhiên. Một số rủi ro thường dẫn đến thay đổi cơ cấu cây trồng như: Cơ
cấu cây trồng cũ bị sâu bệnh phá hại, cơ cấu cây trồng cũ gặp hạn hán và lũ lụt,
đất đai bị thoái hoá, rủi ro về giá cả thị trường …
- Cơ cấu cây trồng cũ có năng suất và hiệu quả kinh tế thấp: Tại một số địa
phương đã có những cơ cấu cây trồng tồn tại hàng trăm năm và trở thành tập
quán canh tác truyền thống của người dân. Tuy nhiên, các cơ cấu cây trồng này
thường có năng suất và hiệu quả kinh tế thấp do hạn chế trong việc ứng dụng
khoa học kỷ thuật hoặc không chủ động được trong tưới tiêu. Trước chủ trương
nâng cao đời sống cho người nông dân của Đảng và Nhà nước thì việc hướng
dẫn bà con tại các vùng này chuyển đổi sang gieo trồng các loại cây trồng có
năng suât và hiệu quả kinh tế cao là hết sức cần thiết. [5, 46]
- Chuyển đổi theo yêu cầu của thị trường: Hiện nay, đời sống và thu nhập
của xã hội ngày càng đựơc nâng cao, vì vậy nhu cầu của con người về các sản
phẩm nông nghiệp cũng có sự thay đổi theo hướng chất lượng cao hơn, an toàn
hơn và sản phẩm phải đa dạng hơn. Vì vậy, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng
theo yêu cầu của thị trường sẽ giúp sản phẩm làm ra tránh được những rủi ro về
giá cả và thị trường tiêu thụ.
- Chuyển đổi theo kế hoạch của vùng và Nhà nước.
- Chuyển đổi để tạo vùng sản xuất tập trung, chuyên môn hoá.[5, 47]
Các hình thức chuyển đổi cơ cấu cây trồng
6
6
- Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ: Khi cơ cấu mùa vụ của một vùng bộc lộ những
yếu điểm không hợp lý thì cần phải tiến hành chuyển đổi cơ cấu mùa vụ. Chuyển đổi
cơ cấu mùa vụ bao gồm các hình thức sau:
+ Tăng thêm số vụ cây trồng: Hình thức này thường áp dụng ở những vùng
trước đây có trình độ canh tác thấp hoặc không có hệ thống tưới tiêu nên số mùa vụ
trong năm ít, nhưng nay đã xây dựng được hệ thống tưới tiêu hoặc đã chọn được giống
cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn nên yêu cầu đặt ra là phải tăng số vụ cây trồng
trong năm lên để tận dụng các điều kiện khí hậu, đất đai với mục đích là tăng năng
suất, tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.
+ Giảm số vụ cây trồng: Áp dụng ở những vùng trước đây số vụ cây trồng trong
năm nhiều nên việc bố trí thời vụ gieo trồng không được hợp lý, năng suất trong mỗi
vụ thấp, thậm chí có nhiều vụ mất trắng do gặp điều kiện bất lợi.
+ Xê dịch mùa vụ gieo trồng: Áp dụng ở những vùng trước đây việc bố trí mùa
vụ gieo trồng chưa được hợp lý dẫn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng
thường xuyên rơi vào giai đoạn sâu bệnh phá hại, hoặc rơi vào những thời điểm có thời
tiết bất thuận (hạn hán, lũ lụt).
- Chuyển đổi thành phần và giống cây trồng trong từng mùa vụ: Áp dụng ở
những vùng trước đây có một hoặc một vài thành phần cây trồng trong cơ cấu cây
trồng không phù hợp, dẫn đến năng suất và hiệu quả kinh tế của các thành phần này
thấp. Vì vậy, phải chuyển đổi các thành phần này sang trồng các loại giống cây trồng
khác thích hợp hơn, có năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Chuyển đổi tỷ lệ diện tích cây trồng: Là quá trình tăng lên hay giảm bớt diện
tích gieo trồng của một hoặc một vài loại cây trồng trong một vùng sản xuất nông
nghiệp. Qúa trình chuyển đổi này thường xuất phát từ nhu cầu về sản phẩm nông
nghiệp của con người ngày càng đa dạng, dẫn đến nguồn cầu về một số loại cây trồng
có sự thay đổi. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi một số chân đất không còn thích hợp cho
7
7
sản xuất các cây trồng trước đây nữa sang trồng các loại cây khác cũng là nguyên nhân
dẫn đến chuyển đổi tỷ lệ diện tích cây trồng.[5, 47-50]
2.2. Sự ra đời của cơ cấu cây trồng và quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng
ở một số nước trên thế giới
Ngay từ khi xuất hiện trên Trái Đất, loài người đã biết săn, bắt, hái lượm để duy
trì cuộc sống của mình. Theo thời gian, các sản phẩm có sẵn trong tự nhiên ngày càng
cạn kiệt, khan hiếm, loài người bắt đầu trồng những cây trồng mình cần và nuôi những
con vật nuôi mình cần. Ngay từ lúc này, hệ thống sản xuất được hình thành và hệ thống
nông nghiệp cũng từ đó hình thành theo.
Do những điều kiện sinh thái và xã hội khác nhau, ở nhiều nơi trên Trái Đất đã
làm xuất hiện nhiều loại cây trồng khác nhau. Các loại cây trồng này được bắt nguồn từ
các cây hoang dại khắp nơi trên Trái Đất. Đối với mỗi vùng khác nhau, có các loại cây
trồng khác nhau, mang đặc trưng riêng của tầng vùng. Chính vì điều này mà ngay từ
khi ra đời, hệ thống canh tác của loài người đã phong phú và đa dạng, cho tới nay trên
thế giới có hàng nghìn loài và loại cây trồng khác nhau.
Hoạt động nông nghiệp ngay từ khi bắt đầu đã sớm tạo ra được những cơ cấu
nông nghiệp thích hợp, các cơ cấu nông nghiệp ấy từ lúc bắt đầu hình thành, từ lúc bắt
đầu có hoạt động nông nghiệp và suốt trong thời kỳ chế độ chiếm hữu nô lệ hay phong
kiến, bất kỳ ở đâu, dù có đa dạng đến đâu, về cơ bản là những cơ cấu nông nghiệp
mang nặng tính chất tự cung, tự cấp. Tất nhiên, trong từng quá trình phát triển cũng có
một số nông sản dư thừa được trao đổi ở các chợ địa phương hay ở một số vùng nhưng
tỷ suất hàng hóa vẫn thấp. Cơ cấu nông nghiệp tự cung, tự cấp không giải quyết được
một cách vững chắc vấn đề lương thực, thực phẩm, đó là một trong những nguyên nhân
chủ yếu của sự trì trệ lâu đời của xã hội phong kiến châu Á trong hàng nghìn năm.
Cơ cấu nông nghiệp tự cung, tự cấp lần đầu tiên đã bị phá vỡ ở Tây Âu với sự
hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Nó đã từng bước được thay thế bằng một
cơ cấu nông nghiệp mang tính chất sản xuất hàng hóa cao.
8
8
Bước đầu của quá trình chuyển biến được đánh dấu bằng việc thay đổi cơ cấu
cây trồng, bằng việc áp dụng chế độ luân canh mới có hiệu quả kinh tế và kỹ và thuật
cao hơn trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đang được hình thành và trên đà phát
triển. [3, 33-35]
Sau đây là quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tình hình sản xuất
nông nghiệp của một số nước trên thế giới:
Trung Quốc: Là một nước nông nghiệp lớn trên thế giới, Trung Quốc luôn coi
nông nghiệp là cơ sở của nền kinh tế quốc dân “nhiệm vụ hàng đầu đặt ra là tập trung
mọi tinh lực làm cho nền nông nghiệp lạc hậu mau chóng phát triển”, trong sản xuất
nông nghiệp, lương thực được chú trọng đặc biệt với quan điểm “phi lương bất ổn”.
Trung Quốc đã tác động nhiều biện pháp để ổn định diện tích gieo trồng lương thực,
nâng cao sản lượng trên một đơn vị diện tích bằng con đường thâm canh, chủ trương
xây dựng các vùng lương thực hàng hoá trọng điểm có sự hỗ trợ của Nhà nước …
Chính vì vậy, Trung Quốc đã từng bước thoát khỏi tình trạng trì trệ của những năm
trước đây, giải quyết nạn thiếu đói triền miên của nhân dân.
Căn cứ vào đặc điểm và lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác,
trình độ kỹ thuật và thị trường, Chính phủ Trung Quốc tiến hành quy hoạch phát triển
ba vùng nông nghiệp chính là: Vùng phát triển sản xuất, chế biến cây lương thực ở các
tỉnh nội địa; vùng phát triển chăn nuôi và trồng cây chuyên canh ở phía Tây; vùng
nông nghiệp dành cho xuất khẩu ở phía Đông. Mục đích của quy hoạch là "không chỉ
đáp ứng nhu cầu hiện có của thị trường mà còn mở rộng thị trường nông sản trong và
ngoài nước".
Năm 1999, diện tích gieo trồng của Trung Quốc là 157 triệu ha. Trong đó, diện
tích trồng cây lương thực là 113 triệu ha, cây thương phẩm 37 triệu ha và các cây trồng
khác là 7 triệu ha. Để nâng cao hiệu quả ngành trồng trọt, Trung Quốc tập trung chuyển
từ cơ cấu hai loại cây trồng chính là cây lương thực và cây thương phẩm sang cơ cấu
ba loại cây trồng: Cây lương thực, thương phẩm và nguyên liệu chế biến thức ăn chăn
nuôi. Mục tiêu chuyển đổi cơ cấu trong ngành trồng trọt Trung Quốc là giảm dần tỷ
9
9
trọng cây lương thực, mở rộng diện tích trồng cây thương phẩm, cây ăn quả làm
nguyên liệu cho ngành chế biến thực phẩm và chế biến thức ăn gia súc, chuyển dần ưu
thế ngành trồng trọt sang cung cấp nguyên liệu cho chế biến và chăn nuôi.
Với chính sách phát triển nông nghiệp toàn diện, hàng trăm triệu hộ nông dân
Trung Quốc đã chuyển từ trạng thái kinh tế tự cung, tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá;
nông nghiệp phát triển khá ổn định đã tạo điều kiện cho sự phát triển chung của nền
kinh tế quốc dân. [2 ]
Thái Lan: Trong những năm 60 của thế kỷ XX Thái Lan vẫn là nước lạc hậu,
yếu kém về nông nghiệp và công nghiệp, trên 90% dân số là nông dân nên họ đã chọn
công nghiệp hoá làm con đường để thúc đẩy nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát
triển. Vào thời gian đầu, Thái Lan chọn mô hình công nghiệp hoá đô thị và tập trung
xây dựng một số ngành công nghiệp trọng yếu như: Động lực, dầu hoả, sản xuất tư liệu
sản xuất Đi theo hướng này chẳng những nền kinh tế không phát triển mà còn lâm
vào tình trạng trì trệ, nông nghiệp vẫn lạc hậu, què quặt phân tán. Trước tình hình trên
với quan điểm nông thôn là xương sống của đất nước, Thái Lan đã chuyển hướng chiến
lược, công nghiệp hoá đô thị đã chuyển sang đa dạng hoá nền kinh tế, đa dạng hoá cả
đô thị và nông thôn, cả nông nghiệp và công nghiệp đều hướng về xuất khẩu. Thực
hiện phát triển nông thôn theo hướng đa dạng hoá đã tác động trực tiếp đến quá trình
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn. Trong phát triển nông nghiệp, chú trọng
đa dạng hoá các loại cây trồng, vật nuôi, đa dạng hoá sản phẩm, nông, lâm, ngư nghiệp
gắn với công nghiệp chế biến.
Các hệ thống đa dạng hoá cây trồng ở Thái Lan:
Do có nhiều vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau nên các hệ thống canh tác
điển hình ở mỗi vùng của Thái Lan rất đa dạng.
Miền Bắc: Ở vùng núi miền Bắc, hệ thống canh tác điển hình là lúa cạn, cây
trồng xen canh là đậu nành, ngô, đậu xanh, bông, cao lương (các cơ cấu luân canh
như: ngô - đậu xanh, đậu xanh - bông, ngô - cao lương, v.v.) và các loại cây ăn quả như
10
10
vải, nhãn, xoài, v.v. Ngoài ra, các cây hàng năm, rau và hoa cũng được trồng xen trong
các vườn cây ăn quả.
Ở đồng bằng, do chỉ có 10% diện tích đất được tưới tiêu nên vào mùa mưa chủ
yếu trồng lúa. Mùa khô có thể trồng lúa hoặc đậu nành, đậu xanh, lạc, thuốc lá, ngô hạt
ngọt, ngô bao tử, hành, tỏi, cà chua, dưa hấu, v.v
Vùng Đông Bắc: Đối với các khu đất đai khô cằn, nhiều cát sỏi, nông dân trồng
lúa một vụ trong năm, kết hợp trồng các loại cây phù hợp với đất khô như sắn, đay và
dâu nuôi tằm.
Với vùng đất thấp có hệ thống tưới tiêu, mùa mưa người nông dân trồng lúa còn
mùa khô trồng lúa hoặc đậu nành, đậu xanh, lạc, đay, vừng và một vài loại rau.
Vùng Đồng bằng miền Trung: Ở những vùng có hệ thống tưới tiêu, lúa được
trồng vào mùa mưa; mùa khô trồng lúa hoặc đậu nành, đậu xanh, lạc, khoai lang, dưa
hấu, vừng và một vài loại rau như ngô hạt ngọt, ngô bao tử, đậu hạt dài, bí ngô, dưa
chuột, Trên các vùng cao miền Trung, các hệ thống canh tác chủ yếu là kết hợp xen
canh ngô - cao lương, vừng - đậu xanh, đậu xanh - ngô, Tuy nhiên, các hệ thống
trồng trọt điển hình của vùng này vẫn là các hệ thống dựa chủ yếu vào lúa gạo hoặc các
cây hàng năm.
Miền Nam: Ở những vùng thấp, vào mùa mưa người nông dân trồng lúa, mùa
khô trồng lúa hoặc dưa hấu, lạc, đậu xanh, ngô hạt ngọt, khoai sọ, Hầu hết các đồn
điền cao su được trồng xen lúa cạn, ngô hạt ngọt, lạc, dứa, chuối và các cây hàng năm
khác. Các cây ăn quả và cây lâu năm khác như dừa, chôm chôm, măng cụt, sầu riêng,
nhãn, cọ lấy dầu, cà phê, ca cao được trồng lẫn và xen canh với các loại cây trồng
như trong các hệ thống trồng trọt dựa chủ yếu vào cao su.
Đến nay, kinh tế nông thôn Thái Lan đã có sự phát triển nhanh theo hướng sản
xuất và xuất khẩu ngày càng nhiều nông sản hàng hoá, các vùng chuyên canh lớn được
hình thành, các khu công nghiệp chế biến xuất khẩu cũng được phát triển. Với chủ
trương phát triển nông nghiệp đa dạng gắn với công nghiệp chế biến hướng về xuất
11
11
khẩu nên nông sản hàng hoá rất được thị trường quốc tế ưa chuộng. Thái Lan đã trở
thành nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, sắn, cao su, là nước đứng thứ ba về
xuất khẩu đường. Ngoài ra Thái Lan còn xuất khẩu một khối lượng lớn hàng hoá nông
sản thực phẩm chế biến như: Nước dứa, rau, quả tươi, mực, tôm đông lạnh …[2]
Ấn Độ: Nhờ điều kiện khí hậu đa dạng nên Ấn Độ trồng được nhiều loại cây,
phân thành hai nhóm chính là cây lương thực và công nghiệp. Hơn 50 năm trước, do
dân số lớn và trải qua thời kỳ thiếu lương thực, nên an ninh lương thực là ưu tiên hàng
đầu trong chiến lược phát triển của chính phủ Ấn Độ. Suốt giai đoạn 1967-1976, nhờ
mở rộng hệ thống tưới tiêu, áp dụng công nghệ của cuộc cách mạng xanh, và áp dụng
các chính sách khuyến khích sản xuất lương thực nên diện tích lương thực tăng đáng
kể.
Kể từ thập kỷ 80, khi an ninh lương thực quốc gia đảm bảo thì các chính sách
phát triển nông nghiệp của chính phủ Ấn Độ chuyển sang đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, đa dạng hoá sản xuất, phát triển nhiều cây trồng ngoài lương thực.
Ở Ấn Độ, không chỉ có quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ cây lương
thực sang các loại cây công nghiệp, cây thương phẩm mà còn là quá trình chuyển dịch
trong bản thân nội bộ từng nhóm cây trồng. Đối với cây lương thực, Ấn Độ chuyển từ
các loại cây trồng phẩm cấp và giá trị kinh tế thấp như cây kê, ngô sang các loại cây
trồng cho giá trị kinh tế cao hơn như lúa gạo, lúa mì. Đối với các loại cây có dầu, mặc
dù lạc vẫn là cây trồng chính nhưng các loại cây khác có giá trị cao hơn đã phát triển
mạnh như hạt cải dầu, đậu tương, mù tạc.
Hiện nay, Ấn Độ đứng thứ nhất thế giới về sản lượng lúa mì, trái cây, hạt điều,
sữa và chè, đứng thứ hai về rau và quả. Về thương mại, Ấn Độ đứng đầu về xuất khẩu
các loại gia vị, hạt điều và là nước xuất khẩu lớn trên thế giới về lạc, chè [2]
Philipinl: Nền kinh tế Philipinl phụ thuộc rất lớn vào nông nghiệp. Năm 1998,
dân số Philipinl là 73 triệu người trong đó có khoảng 29 triệu người sống bằng sản
xuất nông nghiệp. Tổng diện tích đất trồng trọt của Philipinl năm 1998 là 11,6 triệu ha,
12
12
trong đó diện tích lúa gạo và ngô chiếm 5,5 triệu ha. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
của Philipinl là dừa, đường, dứa, chuối, cà phê và xoài. Mặc dù lúa, ngô chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng diện tích đất nông nghiệp nhưng Philipinl vẫn phải nhập khẩu nông sản.
Những năm qua do quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá cùng với áp lực tăng
dân số đã làm giảm diện tích đất trồng trọt của Philippinl. Chính phủ Philippinl đã triển
khai hàng loạt chính sách nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó chuyển đổi
cơ cấu cây trồng chiếm một vị trí quan trọng. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng sẽ giúp tối
đa hoá hiệu quả sử dụng đất đai, tăng năng suất lao động và thu nhập của các hộ nông
dân. Tại Philipinl, quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng diễn ra chủ yếu trên đất trồng
lúa và trồng dừa.
- Trên đất trồng lúa: Đối với Philippinl, ngô, thuốc lá, các loại cây họ đậu là
những cây trồng chính luân canh với lúa. Trong giai đoạn 1991-1995, ở các vùng đất
thấp chủ yếu dựa vào nước mưa áp dụng các hệ thống canh tác chính là: Lúa - ngô, lúa
- tỏi, lúa - ớt ngọt, lúa - rau đậu. Trong những năm gần đây hệ thống đa dạng hoá trên
đất trồng lúa của Philipinl lại thay đổi. Theo điều tra của Viện Nghiên cứu Lúa gạo
Philipinl, trong 2 năm gần đây, có sáu hệ thống canh tác chính trên đất trồng lúa là: Lúa
- lúa, lúa - rau, lúa - cá, lúa - ngô, lúa - cây họ đậu và loại khác.
- Trên đất trồng dừa: Dừa có thể trồng xen một hay một số loại cây. Có nhiều
loại cây có thể trồng dưới tán cây dừa gồm cây lâu năm như: Cà phê, ca cao, chuối sợi
và cây ăn quả khác; cây hàng năm như ngô, lạc, khoai lang, dứa, dong, gai và các loại
rau. Đây chính là hệ thống canh tác đa tầng rất phổ biến trong chiến lược đa dạng hoá
của Philipinl. Hệ thống canh tác này gồm ba cấp: Trên cùng là dừa, ở tầng giữa là các
cây lâu năm và tầng cuối là các cây hàng năm có tốc độ phát triển chậm.
Ngoài việc thực hiện đa canh cây trồng trên đất canh tác lúa và dừa, Philipinl
còn có kế hoạch thực hiện một số chương trình đa dạng hoá trên đất trồng ca cao, cà
phê và cao su.
Tóm lại, trong những năm qua, cùng với sự phát triển về sản xuất nông nghiệp,
và tăng trưởng về mức sống, nhiều nước trên thế giới đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu
13
13
cây trồng và đa dạng hoá sản xuất, cố gắng phát huy lợi thế so sánh, chấp nhận nhập
khẩu nguyên liệu và các mặt hàng sản xuất không có lợi thế để tập trung sản xuất thật
hiệu quả một số mặt hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh với khối lượng lớn. Xu thế
chung là:
- Chuyển từ sản xuất lúa sang trồng rau màu và cây ăn quả.
- Chuyển từ trồng lúa sang trồng cây công nghiệp dài ngày.
- Chuyển từ độc canh lúa sang luân canh màu trên nền lúa.
- Chuyển từ trồng lúa sang nuôi trồng thuỷ sản.
- Chuyển từ trồng cây dài ngày như cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày sang
trồng xen canh giữa cây ngắn ngày và cây dài ngày.
- Chuyển từ cây trồng có giá trị thấp và bị giảm giá trên thị trường sang cây
trồng có giá trị cao và ổn định về thương mại.[2]
2.3. Cơ cấu cây trồng và quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Việt Nam,
những thành tựu đạt được trong thời kỳ đổi mới
Việt Nam là nước có vị trí địa lý kéo dài theo kinh tuyến từ 8
0
30’Bắc đến
22
0
23’Bắc. Với tổng diện tích đất tự nhiên là 330.363 km
2
. Trong cơ cấu đất tự nhiên
có tới 3/4 diện tích đất đồi núi với các dãy núi chạy dọc theo lãnh thổ và một số dãy
núi ăn lan ra sát biển đã tạo nên các tiểu vùng khí hậu khác nhau, tạo nên sự đa dạng về
đặc điểm điểm khí hậu của nước ta. Khí hậu phía Bắc mang tính chất ôn đới, một năm
có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Khí hậu phía Nam mang tính chất nhiệt đới và cận
nhiệt đới, một năm có hai mùa mưa nắng rõ rệt. Miền Trung mang kiểu khí hậu chuyển
tiếp giữa hai vùng Nam, Bắc. Chính sự đa dạng về khí hậu này đã tạo nên sự đa dạng
về chủng loại cây trồng cho nước ta, góp phần tạo nên sự đa dạng cơ cấu cây trồng
trong nước nói chung và của tầng vùng nói riêng.
14
14
Đổi mới kinh tế ở Việt Nam bắt đầu từ quá trình đổi mới trong nông nghiệp và
nông thôn. Tư tưởng đổi mới trong nông nghiệp và nông thôn bắt đầu thể hiện từ chỉ
thị 100, Nghị Quyết 10 và được phát triển trong các văn kiện tiếp theo của Đảng.[6, 95]
Với mỗi sự ra đời của mỗi Nghị Quyết đã kéo theo những sự thay đổi nhất định
cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt, thúc đẩy sự ra đời của các cơ cấu cây trồng mới,
những cơ cấu cây trồng càng xuất hiện sau càng mang đậm tính chất sản xuất hàng hoá.
Thời kỳ 1989-1992, mở đầu bằng Nghị Quyết 10, ngày 5/4/1989 và kết thúc
bằng Nghị Quyết TW 5. Trong thời kỳ này sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn
Việt Nam bước vào thời kỳ phát triển mới tương đối ổn định trên nhiều mặt. Cơ cấu
sản xuất ngành trồng trọt đã có những biến đổi nhất định. Tỷ trọng giữa các loại cây
lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả đã có những sự thay đổi. Năm 1989 tỷ
trọng sản xuất của các loại cây là: Cây lương thực 67,6%, cây công nghiệp 14,1%, cây
ăn quả 8,25%, 10,5% còn lại là các loại cây trồng khác. Năm 1992, tỷ trọng sản xuất
của các loại cây là: Cây lương thực 62,1%, cây công nghiệp 15,4%, cây ăn quả 9,14%,
các loại còn lại chiếm 13,36%. Xu hướng độc canh cây lương thực trong sản xuất đã
được hạn chế, thay vào đó việc sản xuất chuyên canh cây ăn quả và cây công nghiệp đã
được chú trọng phát triển, đặc biệt là các loại cây có giá trị xuất khẩu cao như: Chè, cà
phê, cao su, điều, bông …[1, 34-38]
Trong thời kỳ 1993-1995 cơ cấu cây trồng trong hệ thống gieo trồng cũng có
nhiều sự thay đổi không chỉ lúa mà diện tích ngô cũng được mở rộng phát triển cả về
diện tích cũng như năng suất. Sản xuất cây lương thực, cây ăn quả, rau đậu có những
bước tiến bộ mới về quy mô và tốc độ phát triển. Đã hình thành và phát triển các vùng
sản xuất tập trung, quy mô lớn, sản lượng hàng hoá nhiều gắn với chế biến và tiêu thụ
như: Mía đường, cà phê, cao su, chè, hạt điều, … Đặc biệt, những cây trồng có sản
phẩm xuất khẩu lớn được thị trường thế giới tín nhiệm như cà phê, cao su, hạt điều có
quy mô và tốc độ tăng diện tích, năng suất và sản lượng khá nhanh. [1, 45-49]
Nông nghiệp phát triển theo xu hướng sản xuất hàng hoá. Đã hình thành nhiều
vùng sản xuất hàng hoá tập trung như các vùng lúa ở đồng bằng Sông Hồng, đồng
15
15
bằng Sông Cửu Long, các vùng cà phê Tây Nguyên, Đông Nam Bộ; các vùng chè ở
các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, vùng cao su Đông Nam Bộ, một số tỉnh ở bắc
miền Trung; vùng rau Lâm Đồng, các tỉnh đồng bằng Sông Hồng; các vùng mía duyên
hải miền Trung, khu bốn cũ, … Nhiều loại sản phẩm xuất khẩu với tỷ lệ rất cao như cà
phê 95%, điều 100%, cao su 80-85%, hạt tiêu 90%, chè 50%. Tỷ suất hàng hoá nông
nghiệp năm 1999 đạt trên 40%.
Nhờ động lực to lớn của chính sách đổi mới, thập kỷ 90 đã đánh dấu một thời kỳ
quan trọng của nông nghiệp Việt Nam, chuyển mạnh từ nền sản xuất nông nghiệp tự
cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá. Liên tục trong 10 năm (1989-1999) sản xuất nông
nghiệp đạt nhịp độ phát triển bình quân 4,3%/năm. Nông nghiệp phát triển khá toàn
diện và bền vững. Năng suất nhiều loại cây trồng đều tăng: Năng suất lúa tăng 33%, cà
phê 6-7 lần, cao su tăng 2 lần, … an ninh lương thực được đảm bảo. Từ mức nhập khẩu
hàng năm 600 nghìn tấn đến một triệu tấn lương thực, đến năm 1989 Việt Nam đã xuất
khẩu 1,4 triệu tấn gạo và liên tục xuất khẩu đến nay, với mức cao nhất trong một năm
là 4,5 triệu tấn gạo. [6, 104]
2.4. Tình hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở huyện Hương Trà
Trong những năm qua, tình hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở huyện Hương
Trà có những chuyển biến tích cực theo hướng ổn định sản xuất lương thực và tăng
cường phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như cây thực phẩm, cây công
nghiệp, hoa …
Diện tích lúa từ năm 1997 trở về trước là 6100 ha đến nay giảm xuống gần 5700
ha, đã có gần 100 ha lúa năng suất thấp được chuyển sang trồng các loại cây có giá trị
kinh tế cao hơn như: rau, lạc, … Một số diện tích được chuyển sang nuôi trồng thuỷ
sản. Diện tích một số cây lương thực, rau màu khác có giá trị kinh tế cao đang ngày
càng được mở rộng như: Cây ngô 48 ha (năm 1991) tăng lên hơn 150 ha ( năm 2006),
cây thực phẩm tăng từ 445 ha (năm 1991) lên gần 840 ha (năm 2006). Nhiều vùng
chuyên trồng rau, hoa đã và đang được hình thành như Hương An, Hương Thọ, Hương
Chữ …
16
16
Cây công nghiệp ngắn ngày là nhóm cây trồng quan trọng thứ hai trên địa bàn
huyện. Từ 1249 ha gieo trồng (năm 1991) đã tăng lên 1931 ha năm 2006. Trong đó,
diện tích trồng lạc tăng khá nhiều: Từ 810 ha (năm 1991) đã tăng lên 1346 ha vào năm
2006.[8]
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống cây trồng trên địa bàn xã Hương Vân
- Các hộ gia đình trên địa bãn xã Hương Vân có thực hiện chuyển đổi cơ cấu
cây trồng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Do hạn chế về thời gian nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực
trạng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
- Về không gian: Xã Hương Vân-Huyện Hương Trà-Tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Về thời gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trong khoảng thời gian năm
2005-2007.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu đặc điểm kinh tế, xã hội xã Hương Vân.
Tìm hiểu thực trạng cơ cấu cây trồng của xã Hương Vân trong 3 năm từ năm 2005-
2007.
- Cơ cấu diện tích đất canh tác.
17
17
- Cơ cấu diện tích gieo trồng.
- Cơ cấu một số công thức luân canh chu yếu của xã Hương Vân.
- Cơ cấu cây trồng theo mùa vụ.
Tìm hiểu đặc điểm kinh tế, xã hội của các nhóm hộ điều tra.
- Tình hình dân số, lao động của các nhóm hộ.
- Tình hình sử dụng đất đai của các nhóm hộ.
- Thực trạng về cơ cấu cây trồng của các nhóm hộ.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số cây trông chính và so sánh hiệu quả kinh tế
của một số công thức luân canh và xen canh.
Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn sau khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Phương hướng và một số giải pháp thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
Chọn điểm, chọn mẫu.
- Chọn điểm:
+ Xã Hương Vân là một vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của huyện
Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ở đây, hoạt động chuyển dịch cơ cấu cây trồng diễn
ra khá mạnh mẽ tuy nhiên hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao, năng suất, chất lượng
nông sản còn thấp, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, xã Hương Vân
là địa điểm thích hợp để tiến hành đề tài này.
18
18
+ Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên 4 thôn: Lại Bằng, Sơn Công, Long Khê,
Lai Thành. Đây là 4 thôn có hoạt động chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhiều nhất của xã
Hương Vân.
- Chọn mẫu:
+ Tiêu chí chọn hộ: Đó là các hộ có cơ cấu cây trồng thay đổi thuộc 4 thôn: Lại
Bằng, Sơn Công, Long Khê, Lai Thành.
+ Phương pháp chọn mẫu: Thu thập danh sách hộ thông qua các thôn trưởng theo 3
nhóm: Khá, trung bình, nghèo. Sau đó, chọn theo tỷ lệ % thực tế khá, trung bình, nghèo
của thôn đó.
+ Dung lượng mẫu: Đề tài chọn khảo 40 hộ chia đều cho 4 thôn, mỗi thôn 10 hộ.
Phương pháp thu thập số liệu: Sử dụng phương pháp PRA
- Thu thập số liệu thứ cấp:
+ Thông qua các báo cáo kinh tế, xã hội của Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn huyện Hương Trà.
+ Thông qua các báo cáo kinh tế, xã hội của UBND xã Hương Vân.
+ Các số liệu thống kê lưu trữ về đất đai, dân số…
- Thu thập số liệu sơ cấp:
+ Phỏng vấn người am hiểu ở xã Hương Vân
+ Phỏng vấn hộ có sử dụng bảng hỏi.
+ Khảo sát thực địa.
Phương pháp xử lý số liệu: Xử lí trên phần mềm Excel.
19
19
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Hương Vân
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Vị trí địa lý
Xã Hương Vân nằm ở phía Tây Bắc của huyện Hương Trà, cách thành phố Huế
khoảng 20 km.
- Phía Bắc giáp với thị trấn Tứ Hạ là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của
huyện Hương Trà.
- Phía Nam giáp xã Bình Điền, xã Hồng Tiến.
- Phía đông giáp xã Hương Bình, xã Hương Văn.
- Phía Tây giáp huyện Phong Điền.
Hương Vân có vị trí khá thuận lợi, gần trung tâm hành chính của huyện, địa
hình đa dạng thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
Địa hình, địa thế
Hương Vân là xã vùng gò đồi, địa hình có dạng bậc thang và nghiêng dần từ
Tây Nam đến Đông Bắc.
20
20
- Phía Bắc: Địa hình tương đối bằng phẳng, đây là khu dân cư và đồng ruộng tập
trung.
- Phía Nam: Địa hình tương đối dốc, chủ yếu là đất lâm nghiệp và vùng gò đồi,
dân cư sống rải rác.
Địa chất thổ nhưỡng: Xã Hương Vân có tổng diện tích tự nhiên là 6.186 ha
nhưng do địa hình có dạng bậc thang nên diện tích đất lúa không lớn còn đất màu được
chia làm nhiều loại không đồng nhất.
Đất đai của xã Hương Vân gồm 2 nhóm đất chính:
- Vùng đồi chủ yếu là nhóm đất Feralit đỏ vàng, thuận lợi cho cây lâm nghiệp
phát triển như: Thông, keo, bạch đàn, …
- Vùng đồng bằng chủ yếu là nhóm đất phù sa được bồi đắp hàng năm từ sông
Bồ nên rất thuận lợi cho rau, màu và lúa phát triển.
Khí hậu, thuỷ văn
- Khí hậu.
Hương Vân chịu ảnh hưởng của thời tiết khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu
phân thành 2 mùa rõ rệt: Mùa nắng bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, mùa mưa kéo dài từ
tháng 9 đến tháng 2 năm sau.
+ Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 24-25,5
0
C, mùa đông nhiệt độ
có thể xuống dưới 10
0
C, mùa hè nhiệt độ có thể lên tới 41
0
C làm ảnh hưởng lớn đến sự
sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Tổng tích nhiệt/năm là 9.150
0
C, số giờ nắng
trung bình là 1.952 giờ
+ Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm biến động từ 2000-3000 mm,
phân bố không đều trong năm, lượng mưa tập trung cao nhất từ tháng 9 đến tháng 11
nên vào những tháng này thường xẫy ra lũ lụt. Với lượng mưa trên nếu được phân bố
đồng đều trong các tháng thì hầu hết thoã mạn nhu cầu nước cho nhiều loại cây, nhưng
21
21
do chế độ mưa theo mùa nên đã gây ra những bất lợi lớn cho sư sinh trưởng và phát
triển của cây trồng.
Mùa nắng kéo trong 4 tháng (từ tháng 3 đến tháng 8) gây nên hiện tượng thiếu
nước nghiêm trọng, nhất là trong tháng 6, tháng 7 có nhiệt độ không khí cao cùng với
sự xuất hiện của gió Phơn Tây Nam đã làm ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng.
Mùa mưa kéo dài trong 6 tháng (từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau) cùng với ảnh
hưởng của gió mùa Đông Bắc đã tạo nên mùa đông vừa lạnh vừa ẩm ướt.
- Thuỷ văn.
Ranh giới phía Tây của xã là lưu vực sông Bồ có chiều dài gần 12 km, có lưu
lượng nước mùa mưa lớn, mực nước lũ trung bình hàng năm lên tới 1,5 m. Hiện nay,
xã đang xây dựng đập thủy điện Hương Điền ở đầu nguồn sông Bồ vừa để cung cấp
nước vừa có tác dụng ngăn lũ nên đây là một thuận lợi lớn cho phát triển sản xuất nông
nghiệp của xã nhà. Nguồn nước ngầm mạch nông có trên diện rộng, độ sâu từ 6-10 m
rất thuận lợi cho việc cung cấp nước sinh hoạt và nước sản xuất nông nghiệp trên địa
bàn xã.
4.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội
4.1.2.1. Tình hình đất đai
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đất đai là một trong những trong nguồn
lực không thể thiếu, nó vừa là tư liệu sản xuất vừa là công cụ sản xuất không thể thay
thế được. Để hiểu rõ về tình hình biến động đất đai của xã Hương Vân chúng ta xem
xét bảng số liệu sau:
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã là 6.168
ha, trong đó diện tích đất chưa sử dụng chiếm phần lớn diện tích, sau đó đến lâm
nghiệp và đất nông nghiệp. Trong mấy năm gần đây, mặc dù diện tích đất chưa sử dụng
có giảm đáng kể nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên, cụ
thể là: Năm 2005 diện tích đất chưa sử dụng là 3.098,72 ha, chiếm 50,24 % tổng diện
22
22
tích đất tự nhiên, năm 2006 là 2977,68 ha (chiếm 48,28%) và đến năm 2007 giảm
xuống còn 2.681,09 ha (chiếm 43,47%). Như vậy sau 3 năm, từ năm 2005 đến 2007
diện tích đất chưa sử dụng giảm 417,6 ha, tương ứng với 13,48%. Phần lớn đất chưa sử
dụng phân bố ở vùng đồi núi nên đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cây ăn
quả và cây công nghiệp dài ngày.
23
23
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Hương Vân trong 3 năm (2005-2007)
(ĐVT: Ha)
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2007/2005
SL % SL % SL % +/- %
Tổng DT đất tự nhiên 6168 100 6168 100 6168 100 0 0.00
1.Đất sản xuất NN 526,96 8,54 526,47 8,54 526,31 8,53 -0,65 -0,12
- Đất trồng cây hàng năm 462,68 7,50 452,19 7,33 434,89 7,05 -27,79 -6,01
- Đất trồng cây lâu năm 64,28 1,04 74,28 1,20 91,42 1,48 27,14 42,22
2.Đất lâm nghiệp 2.018,85 32,73 2.125,68 34,46 2.413,3 39,13 394,45 19,54
- Đất có rừng sản xuất 1.479,45 23,99 1.586,28 25,72 1.873,9 30,38 394,45 26,66
- Đất có rừng phòng hộ 539,4 8,75 539,4 8,75 539,4 8,75 0 0,00
3.Đất có mặt nước NTTS 234,87 3,81 234,87 3,81 234,87 3,81 0 0,00
4.Đất chuyên dùng 63,86 1,04 77,46 1,26 81,07 1,31 17,21 26,95
5.Đất thổ cư 132,65 2,15 133,75 2,17 139,27 2,26 6,62 4,99
6. Đất phi NN khác 92,09 1,49 92,09 1,49 92,09 1,49 0 0,00
7.Đất chưa sử dụng 3.098,72 50,24 2.977,68 48,28 2.681,09 43,47 -417,6 -13,48
(Nguồn: UBND xã Hương Vân).
24
24
Cũng qua bảng (1) ta thấy, đất lâm nghiệp chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng
diện tích đất tự nhiên, cụ thể là: Năm 2005 diện tích đất lâm nghiệp là 2.018,85 ha,
chiếm 32,73% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích rừng sản xuất là 1.479,45
ha (chiếm 23,99% tổng diện tích đất tự nhiên), diện tích rừng phòng hộ là 539,4 ha
(chiếm 8,75% tổng diện tích đất tự nhiên). Năm 2006, 2007 diện tích đất lâm nghiệp
tiếp tục tăng lên, lần lượt là 2.125,68 ha (chiếm 34,46% tổng diện tích đất tự nhiên),
2.413,3 ha (chiếm 39,13% tổng diện tích đất tự nhiên). So sánh năm 2007/2006, diện
tích đất lâm nghiệp tăng 349,45 ha, tương ứng với 26,66%, trong đó diện tích rừng
phòng hộ không biến động.
Bên cạnh đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã đang có xu hướng giảm
dần qua các năm, cụ thể là: Năm 2005 diện tích đất nông nghiệp của xã 526,96 ha,
chiếm 8,54% tổng diện tích đất tự nhiên của xã, năm 2006 giảm xuống 526,47 ha,
chiếm 8,54% tổng diện tích đất tự nhiên của xã và đến năm 2007 giảm xuống còn
526,31 ha, chiếm 8,53% tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Như vậy, năm 2007 so với
năm 2005 diện tích đất nông nghiệp của xã giảm 0,65 ha, tương ứng 0,12%. Trong đó,
diện tích đất trồng cây hàng năm giảm còn diện tích đất trồng cây lâu năm đang có
chiều hướng tăng. Từ năm 2005 đến năm 2007 diện tích đất trồng cây hàng năm giảm
27,79 ha, tương ứng với 6,01%, diện tích đất trồng cây lâu năm tăng 27,14 ha, tương
ứng với 42,22%. Sở dĩ, diện tích đất nông nghiệp giảm là do đất chuyên dùng và đất
thổ cư tăng còn diện tích đất trồng cây hàng năm giảm là do thực hiện chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, chuyển từ diện tích đất trồng cây hàng năm sang trồng cây lâu năm, đó
là cây đặc sản thanh trà. Cũng chính vì vậy mà diện tích trồng cây lâu năm đã tăng lên
đáng kể: Từ 64,28 ha (năm 2005) tăng lên 91,42 ha (năm 2007).
Ngoài ra, trong thời gian vừa qua cùng với việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, phát triển nền kinh tế hàng hoá, nhiều cơ sở hạ tầng được xây dựng
trên địa bàn xã đã làm cho diện tích đất chuyên dùng của xã tăng lên (năm 2005 so với
năm 2007 diện tích đất chuyên dùng của xã tăng 17,21 ha, tương ứng với 26,95%).
25
25