Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

tìm hiểu tiến trình thành lập và hoạt động của chi hội nghề cá tại xã quảng lợi – huyện quảng điền - tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.12 KB, 50 trang )

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Xã Quảng Lợi là một xã nằm ở phía đông của huyện Quảng Điền, hoạt
động sinh kế chủ yếu của người dân là đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trên phá
Tam Giang. Tuy nhiên hoạt động nuôi trồng, khai thác và đánh bắt của người
dân còn tồn tại nhiều hạn chế và theo phản ánh của ngư dân tham gia khai thác
trên phá, nguồn lợi thủy sản tại khu vực đang bị cạn kiệt, việc đánh bắt không
được nhiều như trước và thường là cá nhỏ, nhiều người phải bỏ nghề. Mặt
khác, nguy cơ ô nhiễm môi trường đang diễn ra đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi
trường nước.
Thừa Thiên Huế với đặc trưng nhiều đầm phá, đây là nguồn kiếm sống
của đại bộ phận nhân dân ở các huyện như: Phong Điền, Quảng Điền. Nếu như
trước đây người dân chỉ quan tâm đến việc khai thác các nguồn lợi từ các đầm
phá này đã gây ra không ít hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường
nước, ảnh hưởng đến môi trường sống và hoạt động sinh kế của cộng đồng thì
hiện nay khi người dân ý thức được hậu quả do chính việc khai thác quá mức
gây ra, một số hoạt động có lợi cho môi trường, có lợi cho sản xuất đã được
quan tâm và lôi kéo nhiều thành viên trong cộng đồng cùng tham gia. Thừa
Thiên Huế nói chung và huyện Quảng Điền nói riêng đã có nhiều hoạt động
kêu gọi người dân tham gia bảo vệ môi trường nhằm hạn chế tình trạng ô
nhiễm môi trường đang lan rộng.
Điển hình đó là việc thành lập các Chi hội nghề cá đã phần nào giải
quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó Chi hội nghề cá còn tập
hợp mọi cá nhân, gia đình trực tiếp tham gia vào các hoạt động nuôi trồng và
đánh bắt và có nguyện vọng để hợp tác giúp đỡ nhau về kinh tế, kỹ thuật
trong sản xuất kinh doanh nghề cá; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ
và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường; tạo điều kiện cho hội
viên được vay vốn để mở rộng sản xuất. Chi hội đã làm chức năng tuyên
truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
liên quan đến nghề cá đối với bà con ngư dân; đồng thời phản ánh tâm tư,
nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị của bà con ngư dân đến các cấp có thẩm


1
quyền hướng tới đưa nghề cá trở thành nghề mũi nhọn trong phát triển kinh tế
địa phương.
Từ thực tế đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Tìm hiểu tiến trình
thành lập và hoạt động của Chi hội nghề cá tại xã Quảng Lợi – huyện
Quảng Điền - tỉnh Thừa Thiên Huế” với nghiên cứu trường hợp tại Chi hội
Nghề cá thôn Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu tiến trình thành lập Chi hội nghề cá thôn Ngư Mỹ Thạnh, xã
Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Tìm hiểu các hoạt động cụ thể của chi hội.
- Tìm hiểu vai trò của chi hội với hoạt động sản xuất của các hội viên
và đối với địa phương.

2
PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Giới thiệu về Hội nghề cá Việt Nam
Hội nghề cá Việt Nam (Vietnam Fisheries Society (VINAFIS)) là một tổ
chức xã hội – nghề nghiệp của ngành thủy sản, được thành lập từ năm 1992
theo sự tự nguyện của những người làm nghề cá thuộc mọi thành phần kinh tế,
đang hoạt động trong các khu vực: tư nhân, hợp tác xã và Nhà nước. Hội đóng
vai trò là một tổ chức cầu nối giữa nhà nước và ngư dân, luôn bám sát mục tiêu
và định hướng của Nhà nước để tổ chức hoạt động nhằm thúc đẩy nghề cá phát
triển, mang lợi ích thiết thực cho hội viên và cộng đồng ngư dân. Trong những
năm qua, hội đã có những hoạt động thiết thực, góp phần đáng kể vào sự phát
triển của ngành. Bước vào hội nhập kinh tế thế giới, Hội nghề cá Việt Nam gặp
nhiều khó khăn, thách thức, cần được tổ chức và hoạt động tốt để hoạt động có
hiệu quả [15].
2.1.1 Một số vấn đề liên quan đến hội Nghề cá Việt Nam.

2.1.1.1. Chức năng và nhiệm vụ: Là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp của
những người làm nghề cá thuộc mọi thành phần kinh tế, hoạt động theo
nguyên tắc tự nguyện, tự lo liệu và tự trang trải về kinh phí, sự hướng dẫn và
bảo trợ của ngành thủy sản các cấp từ TW đến địa phương. Tuyên truyền,
giáo dục và vận động mọi hội viên đoàn kết và giúp đỡ nhau (trao đổi kinh
nghiệm sản xuất, cho vay vốn sản xuất,…) trong hoạt động sản xuất kinh
doanh phát triển nghề cá, tổ chức đào tạo huấn luyện nhằm áp dụng kỹ thuật
và công nghệ tiên tiến về nghề cá cho các hội viên và cộng đồng ngư dân, mở
rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế về nghề cá để hội nhập và phát triển [7].
3
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức.
* Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Hội nghề cá Việt Nam

Nguồn: Điều lệ hội nghề cá Việt Nam và một số văn bản pháp quy về tổ
chức và hoạt động, 2001
- Ở Trung ương: Hội nghề cá Việt Nam.
- Ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có hội nghề cá tỉnh. Việc
UBND tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật. Nếu tự nguyện xin gia
nhập Hội nghề cá Việt Nam, có đơn gia nhập thì được công nhận là Hội thành
viên. Các Hội thành viên hoạt động theo điều lệ của mình, tuân thủ điều lệ
của Hội TW và chịu sự hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Hội.
- Ở cơ sở: đối với nghề NTTS có chi hội nghề cá theo đối tượng nuôi
(tôm, cá, thủy đặc sản), theo chuyên nghành dịch vụ (giống, thức ăn, thuốc
thú y thủy sản). Đối với nghề khai thác có chi hội theo thuyền nghề, đối tượng
đánh bắt, loại hình dịch vụ. Các hiệp hội nghề cá chuyên ngành nếu được
thành lập và tự nguyện xin gia nhập hội thì được công nhận là Hội thành viên.
4
HỘI NGHỀ CÁ
TỈNH,THÀNH PHỐ
TRỰC THUỘC

TRUNG ƯƠNG
CHI HỘI NGHỀ
CÁ CƠ SỞ
CHI HỘI NGHỀ
CÁ CƠ SỞ
HỘI NGHỀ CÁ
VIỆT NAM
CHI HỘI NGHỀ
CÁ CƠ SỞ
2.1.1.3. Lĩnh vực và phạm vi hoạt động
Lĩnh vực hoạt động: Tất cảc các lĩnh vực liên quan đến nghề cá như:
khai thác, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm…
Phạm vi hoạt động: Trên toàn lãnh thổ Việt Nam
2.1.2 Quá trình phát triển của hội nghề cá Việt Nam.
Hội nghề cá Việt Nam được thành lập năm 1992 theo sự tự nguyện
của những người làm nghề cá thuộc mọi thành phần kinh tế, đang hoạt động
trong các khu vực: tư nhân, hợp tác xã và nhà nước. Với việc tiếp tục kế
thừa tổ chức của hai hội cũ (Hội nuôi thủy sản và Hội nghề cá). Ngày
31/3/2001 tại thủ đô Hà Nội đã tiến hành Đại hội hợp nhất Hội nuôi thủy sản
Việt Nam và Hội nghề cá Việt Nam thành lập Hội nghề cá Việt Nam theo
quyết định số 33/2000/QĐ-BTCCBCP ngày 05/5/2000 của Bộ trưởng
Trưởng ban Tổ chức cán bộ Chính Phủ (nay là Bộ Nội Vụ). Hệ thống tổ
chức của Hội Nghề cá từ Trung ương đến cơ sở có bước củng cố. Từ 8 tỉnh
hội, 7.000 hội viên năm 2001, đến nay 49 tỉnh, thành phố đã có tổ chức hội
đến cấp cơ sở, với 47.000 hội viên (tăng gần gấp bảy lần so với năm 2001);
đã thành lập được hơn 800 chi hội tập thể trực thuộc Trung ương hội và tỉnh
hội, đại diện cho hàng vạn nông, ngư dân sản xuất với nhiều tên gọi và nghề
nghiệp khác nhau (như các chi hội: nuôi tôm sú, nuôi tôm càng xanh, nuôi cá
tra, cá ba sa, nuôi thủy đặc sản ).
Hiện nay Hội nghề cá Việt Nam là thành viên chính thức của liên đoàn

nghề cá ASEAN (AFF) và thông qua tổ chức khu vực này Hội nghề cá Việt
Nam cũng là thành viên của liên minh quốc tế các Hội nghề cá (IFCA). Thời
gian qua dưới sự bảo trợ của Bộ Thủy sản, Hội nghề cá Việt Nam đã tranh thủ
được sự giúp đỡ và tích cực tham gia đóng góp vào hoạt dộng chung có hiệu
quả của Trung tâm phát triển nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEX) về công tác
đào tạo cho hội viên trên các lĩnh vực: khai thác, chế biến, nuôi trồng, quản lý
và bảo vệ nguồn lợi [7].
2.2. Hội nghề cá Thừa Thiên Huế.
2.2.1. Hệ thống hội nghề cá Thừa Thiên Huế
Hội Nghề cá Thừa Thiên Huế (HUEFIS) được thành lập năm 2003 là tổ
chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của những cá nhân, tổ chức hoạt động
5
trong các lĩnh vực nghề cá. HUEFIS là thành viên của Hội Nghề cá Việt Nam
(VINAFIS) có phạm vi hoạt động trên toàn quốc [6].
Mục đích của Hội là tập hợp những cá nhân và tổ chức hoạt động trong
các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ nghề cá nhằm hợp tác, hỗ
trợ nhau về kinh tế - kỹ thuật sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; để nâng cao giá trị
sản phẩm hàng hoá; phòng tránh thiên tai, ngăn ngừa dịch bệnh; bảo vệ và phát
triển nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ môi trường; đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp
của hội viên; góp phần phát triển nghề cá bền vững, từng bước hội nhập kinh tế
quốc tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người làm nghề cá và cộng
đồng nghề cá.
Chi hội nghề cá là một loại hình tổ chức ngư dân được nhiều nơi áp
dụng so với các loại hình tổ chức ngư dân còn lại như nghiệp đoàn hay HTX
thuỷ sản. Năm 2006 toàn tỉnh chỉ có 12 chi hội cơ sở nhưng đến cuối năm
2009 HUEFIS đã phát triển được mạng lưới chi hội rộng lớn với 54 chi hội
nghề cá cơ sở hoạt động tại cộng đồng thu hút khoảng 4.500 hội viên là ngư
dân và hộ sản xuất thủy sản. Mạng lưới các chi hội nghề cá vùng đầm phá
Tam Giang – Cầu Hai được củng cố và phát triển đã giúp nâng cao hiệu quả
quản lý tài nguyên, phát triển sản xuất và cải thiện sinh kế cho cộng đồng.

Trong các Chi hội nghề cá cơ sở ở Thừa Thiên Huế, một số Chi hội
nghề cá được các dự án trong và ngoài nước hỗ trợ thành lập hoạt động, một
số khác được thành lập trên cơ sở chủ động từ sáng kiến của ngư dân địa
phương và chính quyền cấp cơ sở.Do nhận thức được việc có tổ chức ngư dân
sẽ tốt hơn trong việc tổ chức sản xuất và quản lý thuỷ sản như quản lý ngư
trường, nguồn lợi, môi trường. Tổ chức hệ thống các Chi hội nghề cá cơ sở ở
Thừa Thiên Huế được công nhận chính thức là loại hình tổ chức ngư dân
được nhà nước sử dụng để phát triển hệ thống quản lý nghề cá dựa vào cộng
đồng thông qua văn bản quy phạm pháp luật. Trong “ Quy chế quản lý khai
thác thuỷ sản đầm phá Thừa Thiên Huế ” văn bản quy phạm pháp luật do
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành 19/02/2005 thì Chi hội nghề cá cấp cơ
sở có thể được cấp quyền đánh cá trong một thuỷ vực nhất định, có thể coi
đây là “thẻ đỏ - quyền sử dụng đất” cho nghề cá. Sở hữu quyền sử dụng ngư
trường là động lực lớn lao để phát triển hệ thống tổ chức ngư dân vì ngư dân
6
luôn mong muốn có quyền sử dụng lâu dài trong ngư trường được nhà nước
công nhận.
* Cơ cấu tổ chức hệ thống Hội nghề cá Thừa Thiên Huế.

Nguồn: Điều lệ Hội nghề cá Việt Nam và một số văn bản pháp quy về tổ chức
và hoạt động, 2001.
2.2.2. Các bước thành lập Chi hội nghề cá cơ sở
- Cơ sở pháp lý : Các chi hội Nghề cá cơ sở được thành lập dựa trên
điều lệ hội nghề cá Thừa Thiên Huế, quyết định số 1032/ QĐ- UB, ngày
22/4/2003 của uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Cách thức thành lập một chi hội nghề cá cơ sở thông thường theo 5
bước sau:
Bước 1: Khảo sát đặc điểm tực tế của địa phương và nhu cầu của người
dân. Từ căn cứ đó quyết định thành lập chi hội nghề cá cơ sở của tỉnh hội
nghề cá cùng với BCH lâm thời, đã được hiệp thương.

Bước 2: Vận động người dân tham gia vào chi hội. Quá trình này quyết
định số lượng hội viên của chi hội.
Bước 3: Hoàn tất tất cả các thủ tục hoạt động, có con dấu được cấp
phép sử dụng của sở công an.
Bước 4: Tổ chức lễ ra mắt tại địa phương được dưới sự chứng kiến của
tỉnh hội nghề cá, các cơ qan chuyên môn quản lí thủy sản UBND và các đơn
7
TT. NGHIÊN
CỨU
PHÁT TRIỂN
CỘNG ĐỒNG
HỘI NGHỀ CÁ
THỪA THIÊN HUẾ
CÁC HỘI VIÊN
TT: CTY, HTX,
NGHIỆP
ĐOÀN
HỘI NGHỀ CÁ
CƠ SỞ
HỘI NGHỀ CÁ CƠ
SỞ
HỘI NGHỀ CÁ
CƠ SỞ
vị ban ngành ở địa phương cấp xã như: Đảng ủy địa phương, HĐND, Mặt
trận, HND…
Bước 5: Tổ chức đại hội (trong vòng 6 tháng đến một năm sau khi tổ
chức lễ ra mắt) để bầu chính thức các thành viên lãnh đạo (BCH chi hội) của
mình một cách dân chủ [6].
2.2.3. Tổ chức hoạt động chi hội nghề cá cơ sở.
Phương thức tổ chức, hoạt động của mỗi một chi hội nghề cá cơ sở

ở Thừa Thiên Huế hiện nay có những nét chung về sơ đồ tổ chức, các mối
liên hệ với chính quyền địa phương, với cơ quan chuyên môn thủy sản và
tỉnh hội nghề cá, nhưng đều có đặc thù riêng trong từng tổ chức và cách
hoạt động của mình phụ thuộc vào hội viên ở cơ sở và chính quyền cấp
xã, các mối liên hệ với các cơ quan hố trợ bên ngoài cùng điều kiện tự
nhiên sinh thái cơ sở.
- Cơ cấu tổ chức hoạt động: Nét chung nhất trong tổ chức các chi hội nghề
cá cơ sở là đều có ban lãnh đạo, được gọi là BCH. BCH có chủ tịch, phó chủ tịch,
một số ủy viên và thư ký. Chủ tịch chịu trách nhiệm điều hành chung, thường là
người có uy tín nhất cộng đồng các thành viên của chi hội nghề cá. Hiện nay đa số
chủ tịch chi hội nghề cá cơ sở không phải trưởng thôn, do còn ít thôn nghề cá,
đầm phá thuần nhất và những cơ cấu khác của chi hôi ghề cá cơ sở, như tổ chức
dựa trên quy mô liên thôn hoặc đặc thù khác. Phó chủ tịch hội thường được lựa
chọn với tiêu chuẩn thấp hơn, làm dự bị cho chủ tịch, lúc chủ tịch vắng mặt vì lí
do nào đó và phụ giúp chủ tịch lãnh đạo ngư hội. Thư kí hội thường phụ trách
công việc liện quan đến giấy tờ sổ sách và tài chính. Thông thường Thư Kí được
chọn là người hay chữ nhất trong số các thành viên ngư dân.
Tập thể trực tiếp dưới chi hội là đội (hoặc phân đội), thường có cả
đội trưởng và đội phó, họ có thể là thành viên của BCH hoặc không, tùy
theo từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên cơ cấu chung là các đội thường có
thành viên đại diện trong BCH chi hội nghề cá để có sự công bằng trong
tổ chức về khu vực cư trú hoặc nghề nghiệp khi mà đội phân chia theo
xóm hoặc các loại nghề nghiệp khác nhau. Một số trường hợp dưới đội
còn chia thành tổ, hoặc dãy (khai thác trong cùng một ngành nghề) để
việc phân công nhiệm vụ được cụ thể hơn [4].
8
*Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi hội nghề cá




Nguồn: Điều lệ hội nghề cá Việt Nam và một số văn bản pháp quy về tổ chức
và hoạt động, 2001.
9
BAN CHẤP HÀNH
Chủ tịch, Phó chủ tịch, Ủy viên, Thư ký
Cá nhân - hộ

Phân Hội
( Nhóm/đội)
Phân hội
(Nhóm/đội)

Phân Hội
( Nhóm/đội)
Cá nhân - hộCá nhân - hộ
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu tiến trình thành lập và hoạt động của chi hội nghề cá.
- Nghiên cứu đối tượng mà hoạt động chi hội hướng đến: đời sống ngư
dân địa phương, hộ hội viên.
3.2 Phạm vi nghiên cứu.
Nội dung: Trọng tâm nghiên cứu là tìm hiểu tiến trình thành lập và hoạt
động của chi hội Nghề cá cơ sở và vai trò của chi hội đối với hoạt động sản xuất
Không gian: Nghiên cứu chi hội Nghề cá cơ sở vùng đầm phá Tam Giang.
Thời gian : Tìm hiểu thông tin năm 2009
3.3 Nội dung nghiên cứu.
- Đặc điểm kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu
• Đặc điểm về vị trí địa lý, khí hậu thuỷ văn.
• Đặc điểm về đất đai, lao động…
- Tìm hiểu tiến trình thành lập chi hội nghề cá ở xã Quảng Lợi-Quảng

Điền-Thừa Thiên Huế nghiên cứu với trường hợp chi hội nghề cá thôn Ngư
Mỹ Thạnh xã Quảng Lợi huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế.
• Thời gian thành lập
• Người khởi xướng, người thành lập
• Lý do thành lập
• Quá trình vận động các thành viên tham gia
• Những hỗ trợ từ bên ngoài
- Vai trò của chi hội:
• Biến động sản lượng khai thác trước và sau khi thành lập chi hội
• Ảnh hưởng của chi hội đến đời sống và hoạt động sản xuất của người dân
- Tìm hiểu vai trò của chi hội đối với môi trường
• Sự thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của cộng đồng về vấn đề ô nhiễm
môi trường.
• Tác động của chi hội đối với sự phát triển bền vững của môi trường.
- Tìm hiểu các hoạt động cụ thể của chi hội.
- Đánh giá của hội viên về vai trò của chi hội đối với hoạt động sản xuất.
10
3.4 Phương pháp thu thập thông tin.
3.4.1 Chọn điểm và chọn hộ nghiên cứu.
*Chọn điểm: Nghiên cứu được thực hiện tại thôn Ngư Mỹ Thạnh xã
Quảng Lợi huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế.
*Chọn mẫu điều tra, nghiên cứu:
Tiêu chí chọn hộ: Hộ là hội viên của chi hội đang nghiên cứu.
Dung lượng mẫu: Chọn 30 hộ để khảo sát.
Phương pháp chọn mẫu: Chọn 15 hộ ở phân hội nuôi trồng và 15 hộ ở
phân hội đánh bắt, danh sách do BCH chi hội cung cấp.
3.4.2 Thu thập các số liệu thứ cấp.
Các số liệu được thu thập từ các tài liệu đã công bố như:
+ Báo cáo kinh tế-xã hội của xã Quảng Lợi
+ Báo cáo tổng kết cuối năm về tình hình kinh tế-xã hội của thôn Ngư

Mỹ Thạnh
+ Báo cáo tổng kết của chi hội nghề cá của thôn Ngư Mỹ Thạnh
+ Các tài liệu có liên quan đến Chi hội nghề cá đã được công bố như:
điều lệ hội nghề cá, nội dung quy chế của Chi hội nghề cá.
3.4.3 Thu thập số liệu sơ cấp.
- Phỏng vấn hộ bằng bảng hỏi bán cấu: Tổng số hộ điều tra theo bảng
hỏi là 30 hộ là thành viên của chi hội nghề cá thôn Ngư Mỹ Thạnh, trong đó
15 hộ là hộ hoạt động đánh bắt tự nhiên và 15 hộ là hộ hoạt động nuôi trồng.
- Thảo luận nhóm: Tiến hành thảo luận nhóm (từ 7-10 người là thành viên của
chi hội nghề cá) về những thuận lợi và khó khăn mà người dân gặp phải khi tham gia
vào chi hội.
- Phỏng vấn người am hiểu (các thành viên BCH chi hội, cán bộ nòng
cốt của thôn, xã) về quá trình thành lập, hoạt động và quản lý của chi hội nghề
cá thôn.
3.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.
- Sử dụng phương pháp phân tích định tính và định lượng
- Tiến hành phân tích, so sánh trước và sau khi tham gia vào chi hội nghề
cá, để tìm ra sự tác động và từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp.
- Số liệu thu thập được xử lý, phân tích bởi phương pháp thống kê thông
thường qua phần mềm Excel.
11
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình cơ bản của xã Quảng Lợi
Xã Quảng Lợi - huyện Quảng Điền, nơi được chọn là điểm nghiên cứu
là một xã nằm ven đầm phá. Nhìn chung về tự nhiên - kinh tế - xã hội, xã
cũng mang những đặc trưng chung của khu vực ven phá Tam Giang.
4.1. 1. Điều kiện tự nhiên
*Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình
Quảng Lợi là xã đồng bằng chiêm trũng ven phá Tam Giang ở cuối hạ
lưu sông Bồ. Nằm về phía bắc huyện Quảng Điền, cách thành phố Huế 20km

về phía bắc. Về ranh giới hành chính: phía bắc giáp xã Quảng Ngạn và huyện
Phong Điền, phía nam giáp xã Quảng Vinh và huyện Phong Điền, phía đông
giáp thị trấn Sịa, phía tây giáp xã Quảng Thái. Với địa hình được chia thành 2
vùng chính:
- Vùng nằm sát phá Tam Giang bao gồm các thôn: Ngư Mỹ Thạnh, Cư
Lạc, Sơn Công, Hà Công, đây là vùng đất thấp trũng, đất đai thường xuyên bị
nhiễm mặn.
- Vùng đồng bằng phía nam gồm thôn Mỹ Thạnh, thôn Thuỷ Lập, thôn
Cổ Tháp, thôn Đức Nhuận chạy dọc theo tuyến tỉnh lộ 4B, đây là vùng trọng
điểm lúa của xã.
*Điều kiện khí hậu – thủy văn
- Nhiệt độ: Nhiệt độ biến động rõ rệt theo mùa. Mùa khô chịu ảnh
hưởng của gió Tây Nam khô nóng nhiệt độ cao ( 39 –44
0
C ) vào tháng 6, 7,
mùa lạnh chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc nên nhiệt độ khá thấp ( 9 -11
0
C )
vào tháng 1, 2. Nhiệt độ trung bình 24,8
0
C.
- Mưa: Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau chiếm 78%
lượng mưa của cả năm. Hai tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 10, 11,
trung bình mỗi tháng có 20,7 – 21,6 ngày có mưa với lượng mưa trung bình
580,6 - 795,6 mm/ tháng. Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8. Các tháng ít
mưa nhất là tháng 2, 3, 4. Lượng mưa trung bình trong các tháng này là
47,1 – 62,6 mm/ tháng.
12
- Nắng: Số giờ nắng trung bình hàng năm là 1.183,6 giờ, tháng có số
giờ nắng nhiều nhất là tháng ( 258,3 giờ ) và tháng 5 ( 248,8 giờ ). Giai đoạn

nắng nhiều nhất là tháng 4 – 9.
- Lượng nước bốc hơi và độ ẩm không khí: Luợng bốc hơi nước trong
năm trung bình là 990mm. Độ ẩm không khí bình quân cả năm đạt 83%, cao
nhất là tháng 11 đến tháng 2 năm sau, thời gian này độ ẩm đạt 85 – 88%.
(Nguồn: Số liệu thống kê của xã Quảng Lợi năm 2010).
4.1.2 Tình hình sử dụng đất đai
Tổng diện tích tự nhiên toàn xã Quảng Lợi là 3.245,28 ha, bao gồm đất
sản xuất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng và diện tích mặt
nước. Trong đó:
Đất nông nghiệp toàn xã là 1.191,8 ha chiếm 36,7% chủ yếu tập trung
các thôn Mỹ Thuận, Thuỷ Lập, Hà Lạc, Cổ Tháp, Đức Nhuận và Sơn Công.
Phần lớn đất nông nghiệp chủ yếu trồng lúa, lạc và hoa màu.
Đất phi nông nghiệp có diện tích 496,04 ha chiếm 15,3% được sử dụng
vào việc xây dựng nhà ở, trường học, đường giao thông…
Diện tích đất chưa sử dụng trong toàn xã chiếm 12,1%, đây chủ yếu là
những vùng đất ngập mặn ở các thôn ven đầm phá như thôn Ngư Mỹ Thạnh,
Hà Công, Cư Lạc và vùng đất cát bạc màu.
Tổng diện tích mặt nước toàn xã là 1.163,34 ha chiếm 35,9%. Là xã
chạy dọc theo đầm phá Tam Giang với chiều dài 3km, tổng diện tích mặt phá
thuộc xã quản lý là 900ha chiếm 77,36% tổng diện tích mặt nước toàn xã.
Còn lại 22,63% là diện tích ao đầm, kênh rạch… Tài nguyên mặt nước là
nguồn tài nguyên rất quan trọng của xã Quảng Lợi, một mặt nó đảm bảo nước
cho sản xuất nông nghiệp cũng như sinh hoạt của nông hộ trong xã , mặt
khác với hơn 900ha mặt nước phá Tam Giang đã cung cấp một nguồn tài
nguyên thuỷ sản quan trọng cho xã (Nguồn: Số liệu thống kê đất đai xã
Quảng Lợi năm 2010 ).
4.1.3 Dân số và lao động
*Dân số: Xã Quảng Lợi hiện có 1.624 hộ với 7.217 nhân khẩu. Số
nhân khẩu/ hộ bình quân của xã là 4,4 khẩu/ hộ, tuy nhiên có sự khác nhau
giữa các thôn. Thấp nhất là thôn Cư Lạc ( trung bình 3,4 khẩu/ hộ) và cao

13
nhất thôn Đức Nhuận ( 6,4 khẩu/ hộ ). Tỷ lệ chung giới tính của xã khá cân
bằng nam chiếm 50,3% nữ chiếm 49,7%.
*Lao động: Lượng người trong độ tuổi lao động của xã là 4.885 người
chiếm 61,9% trong tổng dân số của xã, trong đó 63% lao động thuần nông,
25% lao động ngư nghiệp và 12% lao động trong các ngành nghề khác. Lực
lượng lao động phân bố không đồng đều giữa các thôn. Các thôn không giáp
với phá Tam Giang hoạt động sản xuất chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi nên
lao động thuần nông chủ yếu tập trung ở các thôn này. Ngược lại, các thôn ở
ven phá Tam Giang thì lực lao động chủ yếu là lao động ngư nghiệp.
Một phần lao động đáng kể của xã Quảng Lợi đi làm thuê ở ngoài xã
ước tính chiếm 5% lao động của xã. (Nguồn: Số liệu điều tra của chương
trình FSPS II của tỉnh Thừa Thiên Huế tại xã Quảng Lợi)
4.1.4. Hoạt động sản xuất của người dân
4.1.4.1. Hoạt động ngư nghiệp
Xã Quảng Lợi là một xã nằm ven phá Tam Giang nên hoạt động ngư
nghiệp là hoạt đông sản xuất chính của cư dân trong xã. Chính vì vậy đóng
góp của hoạt động ngư nghiệp vào nguồn thu kinh tế của xã là khá cao, chiếm
một tỷ trọng lớn. Năm 2009 hoạt động ngư nghiệp đóng góp 30,1 tỷ đồng vào
tổng thu của toàn xã. Điều này nói lên rằng hoạt động ngư nghiệp đang từng
ngày thể hiện vai trò chủ đạo của mình trong hoạt động kinh tế của xã đặc biệt
là ở 3 thôn quanh phá là Ngư Mỹ Thạnh, Hà Công, Cư Lạc thì hoạt động chủ
yếu của người dân là hoạt động ngư nghiệp. Trong năm 2009 tổng sản lượng
đánh bắt thuỷ sản toàn xã đạt 402 tấn. Tập trung chỉ đạo và triển khai thực
hiện nhiệm vụ nuôi trồng thuỷ sản năm 2009. Toàn xã đã thả nuôi 18/22 ha
tôm sú với 36 hộ, binh quân mỗi hộ nuôi 0,5 ha đạt 81.8 % kế hoạch, tăng 44
% so với năm 2008.
4.1.4.2. Hoạt động trồng trọt
Vì là một xã nằm ven phá nên hoạt động trồng trọt của xã Quảng Lợi ít
phát triển chủ yếu là hoạt động trồng lúa và hoa màu. Những năm vừa qua đóng

góp của trồng trọt vào nền kinh tế của xã là 32,4% tổng thu nhập của xã. Hoạt
động trồng trọt của xã chủ yếu là trồng lúa, tập trung ở các thôn Đức Nhuận, Cổ
Tháp, Sơn Công. Bên cạnh đó người dân còn canh tác thêm một diện tích lớn
hoa màu.
14
4.1.4.3.Hoạt động chăn nuôi
Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của xã, thu từ chăn nuôi
chiếm tỷ trọng khá lớn và không ngừng gia tăng qua các năm. Năm 2009,
tổng giá trị sản xuất chăn nuôi đạt 5 tỷ 472 triệu đồng, tăng 1 tỷ 962 triệu
đồng so với năm 2007 (tương ứng tăng 14,5%). Có thể nói, tình hình chăn
nuôi của xã phát triển có hướng quyết định đến tốc độ phát triển của ngành
nông nghiệp xã nói riêng và tổng thể kinh tế xã nói chung.
4.1.4.4.Hoạt động công nghiệp-dịch vụ
Ngược lại, dịch vụ nông nghiệp do chưa được chú trọng phát triển nên tỷ
lệ đóng góp của ngành này qua các năm có sự giảm sút nhất định. Năm 2009, giá
trị dịch vụ nông nghiệp chỉ đạt 1 tỷ 101 triệu đồng, chiếm tỷ trọng thấp nhất với
4% và giảm 532 triệu đồng so với năm 2007 (tương ứng giảm 32,6%). Hiện nay,
dịch vụ nông nghiệp là ngành mới và đang khuyến khích phát triển ở nhiều địa
phương. Chính quyền xã cần quan tâm hơn nữa đến lĩnh vực này, nhằm gia tăng
giá trị sản xuất nông nghiệp cho địa phương trong những năm tới.( Nguồn: Số
liệu từ báo cáo kinh tế -xã hội của xã Quảng Lợi năm 2008-2009).
4.2 Tiến trình thành lập chi hội nghề cá thôn Ngư Mỹ Thạnh
Xã Quảng Lợi là xã có nhiều hộ tham gia nuôi trồng đánh bắt thủy
hải sản, trong đó có những hộ hoạt động không có phương pháp và mang
tính hủy diệt làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, chủng loài
tôm cá giảm sút làm cạn kiệt nguồn tài nguyên đầm phá. Cho đến hiện tại,
đã có 3 chi hội nghề cá được thành lập đó là Chi hội nghề cá thôn Cư Lạc
(thành lập năm 2006), Chi hội nghề cá thôn Hà Công (thành lập năm
2008), Chi hội nghề cá thôn Ngư Mỹ Thạnh (thành lập năm 2009). Như
vậy ở xã Quảng Lợi sẽ có 3 chi hội Nghề cá hoạt động riêng biệt với

thành viên của chi hội thuộc các hộ nuôi trồng và đánh bắt.
4.2.1. Thời gian, lí do thành lập chi hội nghề cá thôn Ngư Mỹ Thạnh.
Năm 2008 trở về trước người dân trong thôn thường đánh bắt và
nuôi trồng theo kiểu sử dụng nhiều hóa chất, nuôi đại trà, đánh bắt hủy diệt
gây ô nhiễm môi trường cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, chủng loại tôm
cá bị giảm sút. Trước 2009 huyện có mô hình hỗ trợ cho dân nuôi ghép cá dìa –
tôm nhưng thất bại hàng loạt do cá dìa là loại động vật ăn tạp ăn cả tôm. Mặt
15
khác có nhiều hộ làm ăn manh mún, nuôi trồng tự phát, không có hiệu quả.
Kiến thức về khai thác đánh bắt của người dân còn hạn chế. Đến ngày
20/7/2009 trong khuôn khổ của Dự án “Cải thiện sinh kế và phát triển cộng
đồng cho cộng đồng dân cư vùng đầm phá Tam Giang”, Trung tâm Nghiên cứu
phát triển xã hội thuộc Liên hiệp hội Thừa Thiên Huế với sự chấp thận của sở
thủy sản Thừa Thiên Huế cùng sự hỗ trợ của dự án đồng quản lý quyết định
thành lập chi hội nghề cá thôn Ngư Mỹ Thạnh xã Quảng Lợi huyện Quảng
Điền tỉnh Thừa Thiên Huế. Chi hội nghề cá thôn Ngư Mỹ Thạnh hoạt động
trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội nghề cá tỉnh Thừa Thiên
Huế được phê duyệt theo Quyết định số 1309/QĐ-UBND, ngày 26/7/2006 của
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, được sự bảo trợ của Sở Thủy sản và dự án đồng
quản lý. Với 96 hội viên đã đóng góp một phần quan trọng trong hoạt động
khai thác, nuôi trồng, của các hộ ngư dân.
4.2.2 Mục đích thành lập Chi hội nghề cá thôn Ngư Mỹ Thạnh.
Chi hội Nghề cá thôn Ngư Mỹ Thạnh là tổ chức tự nguyện của những
công dân và tổ chức pháp nhân của xã Quảng Lợi, làm nghề nuôi trồng, khai
thác, chế biến tiêu thụ nghề cá. Chi hội nghề cá thôn Ngư Mỹ Thạnh được
thành lập nhằm các mục đích sau:
Thứ nhất là tập hợp những cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực nuôi
trồng, khai thác, chế biến tiêu thụ nghề cá để hợp tác, hỗ trợ, giúp nhau về kinh
tế, kỹ thuật trong sản xuất - kinh doanh, dịch vụ, nâng cao giá trị sản phẩm,
phòng chống thiên tai, ngăn ngừa dịch bệnh và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính

đáng của hội viên.
Thứ hai là ngăn chặn đánh bắt hủy diệt, cải thiện môi trường nước,
phát triển bền vững. Tổ chức hoạt động nuôi trồng, khai thác và đánh bắt
có quy hoạch.
Thứ ba là hướng dẫn quảng cáo mô hình, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm
giữa các thành viên, cải thiện sinh kế. Góp phần phát triển nghề cá của địa
phương nói chung và các cơ sở kinh tế nói riêng, từng bước cải thiện đời sống
vật chất, tinh thần cho người làm nghề cá.
16
4.2.3. Tiến trình thành lập
Chi hội nghề cá thôn Ngư Mỹ Thạnh xã Quảng Lợi được thành lập trên
cơ sở sự hiệp thương giữa tỉnh Hội nghề cá và các nhà quản lý thẩm quyền
chung ở cơ sở (UBND cấp xã) cũng như quản lý thẩm quyền chuyên ngành
thuỷ sản. Xuất phát từ nhu cầu của chính các hộ ngư dân. Tiến trình thành lập
Chi hội nghề cá thôn Ngư Mỹ Thạnh diễn ra theo các bước sau:
+ Bước 1: Xuất phát từ thực trạng thôn Ngư Mỹ Thạnh là thôn có đa số
người dân tham gia các hoạt động nuôi trồng, khai thác và đánh bắt thủy sản
trên phá Tam Giang và từ chính nhu cầu của các hộ ngư dân cần một tổ chức
xã hội hợp pháp tập hợp các hộ ngư dân để nuôi trồng, khai thác, đánh bắt một
cách có quy hoạch, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất; được sự hỗ trợ của
chính quyền trong các hoạt động sản xuất UBND xã Quảng Lợi cùng với dự
án đồng quản lý đã tiến hành hiệp thương với Hội nghề cá tỉnh bằng văn bản để
thành lập Chi hội nghề cá thôn Ngư Mỹ Thạnh. Quá trình hiệp thương nhằm
bàn bạc một số vấn đề liên quan như xác lập tên gọi, phương thức quản lý và
bộ máy quản lý lâm thời.
+ Bước 2: Quá trình tham gia và vận động vào hội nghề cá đến từng
hộ dân. Cán bộ của dự án cùng cán bộ địa phương tiến hành vận động
tuyên truyền những lợi ích khi người dân tham gia vào chi hội đến từng hộ
dân, vận động tư tưởng cho người dân, quá trình vận động người dân tham
gia vào chi hội là rất khó khăn . Người dân chưa ý thức được vai trò của

việc tham gia vào chi hội, phải qua nhiều lần vận động cũng như họp dân,
người dân mới dần hiểu và tự nguyện viết đơn tham gia vào chi hội. Người
dân muốn tham gia vào chi hội sẽ tự nguyện viết đơn xin vào chi hội nghề
cá, đồng thời có xác nhận của chính quyền cấp thôn về tư cách sử dụng
nguồn lợi ở địa phương.
+ Bước 3: Sau khi hoàn thành bước 1 và bước 2, về cơ bản đã có được
BCH lâm thời và số lượng hội viên nhất định. Tỉnh Hội nghề cá quyết định
thành lập chi hội nghề cá thôn Ngư Mỹ Thạnh cùng ban BCH lâm thời. Các
thủ tục hoạt động được hoàn tất, có con dấu, được cấp phép sử dụng của sở
công an.
17
+ Bước 4: Tổ chức lể ra mắt tại địa phương với sự tham gia của tỉnh hội
nghề cá, chính quyền chuyên môn quản lý thuỷ sản (Sở thủy sản), UBND xã,
các đơn vị ban ngành ở địa phương và hội viên của Chi hội. Ngày 20/07/2009
chi hội nghề cá thôn Ngư Mỹ Thạnh mới chính thức được thành lập. Khi mới
thành lập chi hội cò 32 thành viên với 2 phân hội nuôi trồng và đánh bắt.
Như vậy tiến trình thành lập của Chi hội nghề cá thôn Ngư Mỹ Thạnh
cũng diễn ra theo tiến trình chung khi thành lập một chi hội nghề cá cơ sở tại
Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, đúng ra theo tiến trình chung thì phải có quá
trình đại hội để bầu cử lại ban chấp hành chính thức nhưng từ khi thành lập
đến nay chi hội vẫn chưa tổ thức đại hội và ban chấp hành hiện tại vẫn là ban
chấp hành lâm thời, chưa được bầu cử lại.
4.2.4. Cơ cấu tổ chức của chi hội
* Cơ cấu tổ chức chi hội nghề cá thôn Ngư Mỹ Thạnh
Nguồn: Phỏng vấn BCH chi hội 2010
- BCH của chi hội gồm 5 người: Chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký và 2 ủy
viên. Trong đó 1 ủy viên sẽ đảm nhận vai trò phụ trách kế hoạch dự án và kế
toán, còn 1 uỷ viên sẽ đảm nhận vai trò là thủ quỷ.
- Chi hội nghề cá thôn Ngư Mỹ Thạnh gồm 2 phân hội: Phân hội nuôi
trồng gồm 32 thành viên và phân hội đánh bắt gồm 64 thành viên. Đứng đầu

mỗi phân hội là các phân hội trưởng.
18
BAN CHẤP HÀNH
(Chủ tịch, Phó chủ tịch, Thư ký,
2 Ủy viên)
Phân hội nuôi trồng
(1 phân hội trưởng
và 32 thành viên)
Phân hội đánh bắt
(1 phân hội trưởng và 64
thành viên)
4.2.4. Nội dung, quy chế.
Hoạt động xây dựng quy chế là một trong những hoạt động đầu tiên của
chi hội khi mới thành lập. Quy chế được các thành viên trong BCH bàn bạc
thảo luận đưa ra, sau đó sẽ tổ chức 1 buổi họp tất cả các thành viên lại để lấy
ý kiến. Sau khi được các thành viên trong toàn chi hội thống nhất về các nội
dung BCH đã tiến hành thành lập một hệ thống các điều lệ hoạt động chung
của chi hội. Căn cứ để xây dựng quy chế:
Thứ nhất là nội dung quy chế không vi phạm các quy định của hiến
pháp và pháp luật của Nhà nước.
Thứ hai là nội dung quy chế không vi phạm các quy định chung của
tỉnh hội nghề cá.
Thứ ba là quy chế được người dân địa phương chấp nhận, phù hợp với
truyền thống khai thác đánh bắt thủy sản từ lâu đời của địa phương. Căn cứ
vào nhũng luật lệ đó trong quá trình xây dựng quy chế chi hội đã có nhũng
quy chế riêng cho địa phương mình
Trong quá trình xây dựng quy chế các hội viên trong chi hội tham gia
đóng góp ý kiến tích cực và nhất trí với quy chế đưa ra. Tuy nhiên theo ông Phan
Linh phân hội trưởng phân hội đánh bắt cho biết qua quá trình hoạt động trong 2
năm có những quy chế đã có hiệu lực rõ rệt, nhưng cũng có những quy chế

không có hiệu lực, nguyên nhân là do quy chế chi hội đưa ra chưa hoàn chỉnh,
chi hội chưa giám sát việc thực hiện quy chế của các hội viên một cách chặt chẽ.
Bên cạnh đó một số hội viên còn thiếu ý thức trong việc thực hiện các quy chế
của chi hội đề ra.
Quy chế khai thác đánh bắt là những quy định mang tính chất bắt buộc
mà khi tham gia các thành viên phải tuân theo. Mục đích của những quy chế
này là để bảo vệ tại nguyên đầm phá, bảo vệ quyền lợi cho các hội viên khi
tham gia vào chi hội, cũng như là để duy trì tổ chức chi hội hoạt động ổn
định, điều này thể hiện ở nội dung quy chế mà chi hội đã xây dựng nên, nếu
như chi hội thực hiện được như vậy thì việc quản lý hội viên dễ dàng hơn.
Họat động xây dựng quy chế cũng là một trong những hoạt động có ý nghĩa
lớn đối với một tổ chức khi đi vào hoạt động, nó thể hiện nguyên tắc, quy định
19
của tổ chức đó. Tuy nhiên đối với Chi hội nghề cá thì vẫn tồn tại những bất cập
đó là ở sự tham gia của hội viên trong khi xây dựng quy chế, họ ủy quyền, phó
thác cho BCH chi hội, vì vậy khi đem ra thống nhất thì hầu hết các thành viên
đều ủng hộ rất nhanh chóng. Điều này là do đây là lần đầu tiên họ tham gia vào
một tổ chức mới như Chi hội nghề cá, họ chưa hiểu hết vai trò trách nhiệm của
họ đối với tổ chức, họ chưa hiểu ý nghĩa của chi hội, hoặc họ tin tưởng vào
những người trong BCH do đó các hội viên đã ủy thác và đồng ý theo những gì
mà BCH đưa ra.
Nội dung quy chế: Quy chế của chi hội nghề cá thôn Ngư Mỹ Thạnh
gồm 4 chương và 24 điều. Trong đó các quy định trong chương 5 là quan
trọng nhất vì đây là các quy định ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của
người dân.
Chương 1: Quy định chung
Chương 2: Nhiệm vụ của Uỷ viên BCH
Chưong 3: Quy định về hội họp
Chương 4: Quy định về tài chính chi hội
Chương 5: Quy định về hoạt động khai thác thuỷ sản trên địa bàn thôn Ngư

Mỹ Thạnh
Điều 19: Hoạt động khai thác thuỷ sản trên mặt nước đầm phá thuộc địa phận
thôn Ngư Mỹ Thạnh do Chi hội nghề cá giao cho ban quản lý khai thác thuỷ
sản đầm phá trực tiếp quản lý dưới sự giám sát của BCH chi hội.
Điều 20: BCH chi hội có trách nhiệm tổ chức tuần tra bảo vệ ngư trường,
nguồn lợi thuỷ sản và môi trường NTTS, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao
thông thuỷ trên vùng nước thôn Ngư Mỹ Thạnh.
Điều 21: Hội viên có trách nhiệm tham gia tuần tra bảo vệ ngư trường theo
điều động của BCH, những người trốn tránh trách nhiệm xử lý như sau:
- Phạt 20,000đ/lần: bổ sung vào quỷ của chi hội
- Phạt 20,000đ cho những hội viên tiếp tay cho những người hành nghề
trái phép
Điều 22: Quy định các ngư cụ khai thác
- Các ngư cụ cố định
20
+ Chuôm: Số lượng chuôm tối đa cho phép là 80 trộ với khoảng cách giữa
các trộ chuôm là 100m và được đặt trong vùng khai thác thuỷ sản truyền thống.
+ Số lượng lồng cá/ghẹ: 10 lồng
+ Rớ giàn: ổn định số lượng 10 chiếc
- Ngư cụ di động: Các ngư cụ di động được tự do hoạt động trên mặt
nước đầm phá trư khu vực bảo vệ nghiêm ngặt và khu vực đặt ngư cụ cố định.
Các ngư cụ di động phải có kích cỡ theo quy định của sở thuỷ sản và không
mang tính huỷ diệt đến môi trường và nguồn lợi. Việc sử dụng ngư cụ di động
phải được sự cho phép của BCH chi hội nghề cá và phòng Nông nghiệp phát
triển nông thôn.
Điều 22: Quy địng các ngư cụ không được khai thác
Các ngư dân khai thác thuỷ sản trên đầm phá cố tình hành nghề huỷ
diệt, bị bắt đươc sẽ bị chi hôị xử phạt theo quy định của nhà nước. Nếu vẫn cố
tình hành nghề thì chi hội đề nghị cấp trên xử phạt. Hội viên vi phạm nhiều
lần sẽ bị khai trừ ra khỏi chi hội

Điều 23: Quy định về vị trí khai thác
- Vùng trống chức năng bảo vệ: Trong khu vực này nghiêm cấm bố trí các
loại ngư cụ cố định để đánh bắt thuỷ sản, ao vây chắn sáo hoặc ao đất lấn phá.
Hoạt động duy nhất trong vùng này là khai thác bằng ngư cụ di động hợp pháp
- Tuyến luồng giao thông: Trong khu vực này cấm đặt các ngư cụ cố
định để đánh bắt thuỷ sản, cho phép đánh bắt thuỷ sản bằng các ngư cụ di
động hợp pháp
- Vùng bảo vệ nghiêm ngặt: Trong khu vực này cấm các loại ngư cụ cố
định và di động đánh bắt thuỷ sản
- Khu vực khai thác thuỷ sản truyền thống: Trong khu vực này ngư dân
đựoc sử dụng ngư cụ di động vừ cố định hợp pháp để khai thác.
Điều 24: Quy định về bảo vệ môi trường đầm phá
- Không xả rác thải, dầu mở và các chất gây ô nhiễm xuống đầm phá
Xử phạt: + Lần 1: thu dọn, cảnh cáo
+ Lần 2: Phạt hành chính từ 50,000 - 100,000đ
- Tuyên truyền cho mọi ngư dân biết khu vực bảo vệ. Toàn hội viên
phải thực hiện
21
Xử phạt: + Vi phạm lần 1: 300,000đ
+ Vi phạm lần 2: 900,000đ
+ Vi phạm lần 3: 3,000,000đ
- Bảo vệ nguồn lợi: Vào các tháng thuỷ sản có con non ( từ tháng
12 đến tháng 3 năm sau) các nghề thường hoạt động như: rớ giàn, lưới
cá cá đối, lưới cồi, … phải có mắt lưới lớn hơn 15mm và khi bắt được
cá nhỏ thì thả lại xuống đầm phá hay bán lại cho các hộ nuôi trồng.
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình thành lập chi hội.
4.3.1. Tình hình phát triển chi hội nghề cá thôn Ngư Mỹ Thạnh.
Chi hội nghề cá thôn Ngư Mỹ Thạnh được thành lập khá muộn so với
các chi hội khác ở Thừa Thiên Huế nói chung và huyện Quảng điền nói riêng. Ở
huyện Quảng Điền chi hội nghề cá được thành lập đầu tiên vào ngày 17/07/2003

ở xã Quảng An, trong khi đó ở Quảng Lợi là tháng 11/2006 chính vì vậy, hoạt
động của chi hội cơ sở thôn Ngư Mỹ Thạnh hoạt động chưa thực sự mạnh. Khi
mới thành lập chi hội có 2 phân hội với 32 hội viên, hiện nay số hội viên của
phân hội đã tăng lên 96 hội viên, số lượng hội viên của chi hội đã tăng nhanh,
điều đó khẳng định hoạt động của chi hội đã thực sự có hiệu quả và thu hút được
các hộ ngư dân tham gia khi họ nhận thức được những lợi ích mà họ nhận được
khi tham gia vào chi hội.
4.3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của các hộ khảo sát.
Theo số liệu điều tra năm 2009 của chương trình FSPS II tỉnh Thừa Thiên
Huế tại xã Quảng Lợi, tỷ lệ hộ nghèo ở thôn Ngư Mỹ Thạnh chiếm 13,6%, số
nhân khẩu bình quân/hộ là 5,03. Theo ngành sản xuất, các hộ trong thôn điều
tra được chia làm 2 nhóm chính: Nhóm ngư hộ chuyên khai thác thuỷ sản và
nhóm nuôi trồng thuỷ sản. Nguồn nhân lực đối với nhóm hộ ngư nghiệp
tương đối dồi dào và còn rất trẻ, 60,3% nhân lực của nhóm ngư hộ đang trong
độ tuổi lao động. Tỷ lệ lao động là nam giới chiếm 54%, nữ giới chiếm 46%.
Thu nhập của người dân trung bình khoảng 41,7 triệu đồng/hộ/năm, trong khi
sinh kế của người dân chủ yếu là dựa vào tài nguyên vùng đầm phá. Đặc điểm
kinh tế xã hội của các hộ ngư dân được thể hiện ở bảng sau:
22
Bảng 1: Đặc điểm kinh tế xã hội của hội viên được khảo sát
Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2010
Qua bảng 1 cho thấy độ tuổi trung bình của các hội viên chi hội là
khá cao khoảng 44,9 tuổi, về trình độ học vấn theo phần trăm các hộ khảo sát
cho thấy trong chi hội chỉ có một người mù chữ, nhưng trình độ hoc vấn của
các hội vên chi hội là tương đối thấp, 50% hội viên có trình độ học vấn từ lớp
1-5, 36,67% có trình độ học vấn từ lớp 6-9, có 3 người học cao hơn, nguyên
nhân là do thôn Ngư Mỹ Thạnh là thôn chủ yếu làm ngư nghiệp và các hộ
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Chi hội nghề cá
1 Tuổi trung bình Tuổi 44,90
2 Trình độ học vấn Mù chữ (% hộ khảo sát) 3,33

Lớp 1-5 (% hộ khảo sát) 50,00
Lớp 6-9 (% hộ khảo sát) 36,67
Lớp 10-12 (% hộ khảo
sát)
10,00
> lớp 12 (% hộ khảo sát) 0
3 Loại hộ nghèo % số hộ khảo sát 13,33
4 Loại hộ trung bình % số hộ khảo sát 26,67
5 Loại hộ khá % số hộ khảo sát 60,00
6
Số khẩu bình
quân/hộ
Người/hộ 5,47
7 Số LĐ chính/hộ Người/hộ 3,10
8 Thu nhập Triệu đồng/hộ/năm 41,7
23
được khảo sát có độ tuổi trung bình khá cao nên thời trước người dân không
coi trọng việc học, chỉ chú trọng đến việc sản xuất ngư nghiệp, mặt khác đối
với họ học hết lớp 9 cũng được coi là có trình độ học vấn. Trình độ học vấn là
một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhận thức của người dân. Nếu người
dân có trình độ học vấn cao thì nhận thức của họ về nguồn lợi và bảo vệ
nguồn lợi, nhận thức về vấn đề không sử dụng các ngư cụ hủy diệt trong khai
thác thủy sản, bảo vệ nguồn lợi và bảo vệ môi trường sẽ tốt hơn, hoạt động
của chi hội sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Tỷ lệ hộ nghèo trong chi hội cũng khá
cao 13,33%, đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của chi hội vì số hộ
nghèo cao sẽ dẫn đến sự khai thác quá mức tài nguyên thủy sản để đáp ứng
những nhu cầu trước mắt của họ, gây cho chi hội rất nhiều khó khăn trong
việc quản lý và xử phạt. Hỗ trợ hộ nghèo cải thiện sinh kế là một trong những
mục tiêu phát triển hàng đầu của chi hội Nghề cá thôn Ngư Mỹ Thạnh. Bên
cạnh đó theo khảo sát điều tra số khẩu/hộ của các hộ hội viên chi hội là khá

cao 5,47 khẩu/hộ, số lao động/hộ là 3,1 lao động/hộ điều này chứng tỏ lực
lượng lao động của các hộ hội viên là khá dồi dào, đây là một điều kiện thuận
lợi để phát triển kinh tế hộ. Thu nhập bình quân của các hộ hội viên được
khảo sát là 41,7 triệu đồng/hộ. Đây là mức thu nhập tương đối cao đối với
một vùng chuyên sản xuất ngư nghiệp.
4.3.3 Các hoạt động tạo thu nhập của người dân.
Ở bất cứ một cộng đồng nào thì sinh kế cũng đóng vai trò quan trọng
trong đời sống của cư dân ở cộng đồng đó. Đây là yếu tố quyết định đến thu
nhập của hộ. Những thay đổi trong hoạt động sinh kế làm cho đời sống của
người dân cũng thay đổi theo. Tuy nhiên nói chư vậy không có nghĩa chúng ta
chỉ chú ý đến thu nhập mà phải chú ý đến sinh kế bền vững. Đây là điều mà
mọi hoạt động hiện nay đang hướng đến. Đối với các hộ là hội viên của chi
hội nghề cá thôn thì có hai hoạt động tạo thu nhập chính là KTTS và NTTS.
Trong đó, tùy vào mỗi phân hội mà thu nhập do nuôi trồng hay đánh bắt mang
lại chiếm ưu thế, điều đó được thể hiện ở bảng sau:
24
Bảng 2: Đặc điểm sinh kế của hội viên được khảo sát
STT Các hoạt động Phân hội đánh bắt Phân hội nuôi trồng
Tỷ lệ hộ
tham gia
(% hộ khảo
sát)
Thu nhập
(tr.đ/hộ/năm)
Tỷ lệ hộ
tham gia
(% hộ khảo
sát)
Thu nhập
(tr.đ/hộ/năm

1 Trồng lúa 46,66 3,25 40,00 2,56
2 KTTS 100,00 28,37 13,33 0
3 NTTS 20,00 4,43 100,00 34,60
4 Chăn nuôi lợn 26,67 2,25 20,00 2,04
5 Nghề khác 33,33 2,30 60,00 3,60
Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2010
Những hoạt động tạo thu nhập của các hộ dân ở đây khá đa dạng: khai
thác, đánh bắt thủy sản, chăn nuôi, buôn bán, dịch vụ …Trong đó, hoạt động
nuôi trồng, khai thác và đánh bắt thủy sản là những hoạt động mang lại thu
nhập lớn nhất cho hộ 40,6-42,8 triệu đồng/hộ/năm. Ở phân hội đánh bắt bên
cạnh hoạt động tạo thu nhập chính là KTTS mang lại cho hộ 28,37 triệu
đồng/hộ/năm thì các hộ ngư dân còn tiến hành các hoạt động tạo thu nhập
khác như trồng lúa mang lại thu nhập cho hộ 3,25 triệu đồng/hộ/năm, NTTS
mang lại thu nhập cho hộ 4,43 triệu đồng/hộ/năm, chăn nuôi lợn 2,25 triệu
đồng/hộ/năm và các hoạt động khác như buôn bán nhỏ, trồng hoa màu…
mang lại cho hộ 2,3 triệu đồng/hộ/năm. Mặc dù các hoạt động này không
mang lại cho hộ những khoản thu nhập lớn nhưng nó góp phần cải thiện sinh
kế của hộ và giải quyết việc làm vào những thời gian khi hộ không tiến hành
hoạt động chính là KTTS. Ở phân hội nuôi trồng thì hoạt động tạo thu nhập
cũng diễn ra tương tự, bên cạnh hoạt động tạo thu nhập chính là NTTS mang
lại cho hộ 34,6 triệu đồng/hộ/năm thì các hộ cũng tiến hành các hoạt động tạo
25

×