Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng sản xuất nấm rơm tại xã phú lương, phú vang, thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.84 KB, 42 trang )

Mục lục
Mục lục..........................................................................................................1
Phần 1: Đặt vấn đề.........................................................................................3
1.1 Đặt vấn đề............................................................................................3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................4
Phần 2............................................................................................................5
Tổng quan các vấn để nghiên cứu.................................................................5
2.1. Giá trị của cây nấm rơm.....................................................................5
2.2. Những thuận lợi đới với việc trờng nấm............................................5
2.3. Lược sử hình thành và phát triển nghề trồng nấm trên thế giới.........6
2.4. Lược sử hình thành nghề trồng nấm ở Việt Nam...............................8
2.5 Quy mơ sản xuất và thị trường tiêu thụ.............................................11
2.5.1. Quy mô sản xuất........................................................................11
2.5.2. Thị trường tiêu thụ.....................................................................11
Phần 3..........................................................................................................12
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........12
3.1 Đối tượng nghiên cứu........................................................................12
3.2 Phạm vi nghiên cứu...........................................................................12
3.3 Nội dung nghiên cứu.........................................................................12
3.3.1. Tình hình sản xuất của vùng......................................................12
3.3.2. Đặc điểm chung của các hộ sản xuất nấm rơm.........................12
3.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sản xuất nấm rơm..................12
3.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................12
3.4.1 Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu:....................................12
3.4.2 Phương pháp xử lý dữ liệu:........................................................13
Phần 4..........................................................................................................14
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...........................................14
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại địa điểm nghiên cứu..............14
4.1.2 Điều kiện tự nhiên......................................................................14
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội...........................................................15
4.1.3 Tình hình sử dụng đất đai của địa phương.................................16


4.1.4 Tình hình phát triển kinh tế........................................................18
1


4.1.5 Cơ sở hạ tầng - giao thông, thủy lợi...........................................19
4.2 Tình hình sản xuất nấm rơm của các hộ nơng dân............................20
4.2.1 Tình hình nhân khẩu, lao động của hộ năm 2009 (Tính BQ/hộ)21
4.2.2 Tình hình sử dụng đất.................................................................22
4.2.3 Tình hình trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho sản xuất.............23
4.2.4. Cơ cấu thu nhập.........................................................................24
4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng sản xuất nấm..................26
4.3.1. Điều kiện tự nhiên.....................................................................26
4.3.2. Nhóm nhân tố kỹ thuật..............................................................27
4.3.3. Nguồn lực con người.................................................................31
4.3.4. Vốn đầu tư và thị trường tiêu thụ..............................................32
4.3.5. Sự đóng góp, hỗ trợ của chính quyền và các ban ngành liên
quan.............................................................................................................36
4.4. Đánh giá thứ tự các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng sản xuất
của người dân..................................................................................................38
Phần 5..........................................................................................................40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................40
5.1 Kết luận.............................................................................................40
5.2 Kiến nghị...........................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................42

2


Phần 1: Đặt vấn đề
1.1 Đặt vấn đề

Nấm rơm là loại nấm được sử dụng rộng rãi trong chế biến món ăn nhờ có
giá trị dinh dưỡng cao. Nấm rơm có vị ngọt, tính mát, rất bổ dưỡng đối với
những người có bệnh cao huyết áp, rối loạn lipid trong máu, xơ vữa động mạch,
tiểu đường, ung thư và các bệnh có liên quan đến bệnh lý mạch vành tim. Có thể
chế biến nấm rơm để ăn hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác để làm món ăn
bài thuốc. Bên cạnh đó quy trình trồng nấm rơm cũng khá đơn giản lại tận dụng
được các phụ phế phẩm nông nghiệp như rơm rạ, chính vì vậy nên nấm rơm có
giá trị kinh tế cao được xem như là một hướng đi để xóa đói giảm nghèo, bảo vệ
môi trường. Nhiều mô hình sản xuất nấm rơm đã được thực hiện và cho thấy
đây là hướng đi đúng.
Huyện Phú Vang, tỉnh TT-Huế là nơi có phong trào sản xuất nấm rơm lớn
mạnh, đặc biệt là tại xã Phú Lương, nơi có đến hơn 80% hộ sản xuất nấm rơm.
Với nhiều điều kiện thiên nhiên ưu đãi, nguồn nguyên liệu dồi dào, đây là khu
vực mà việc trồng nấm đạt tỷ lệ ra nấm cao nhất, nguồn nguyên liệu chính là
rơm lại rất phong phú do là vựa lúa của huyện Phú Vang, nơi đây đã trở thành
“vựa nấm” của huyện Phú Vang và của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đặc biệt, sản
phẩm làm ra được tiêu thụ ngay mà không sợ tồn đọng nhờ có thị trường tiêu thụ
mạnh là thành phố Huế, nơi có mức sống đang ngày một nâng cao và cũng là
trung tâm Phật giáo lớn của cả nước. Sản phẩm còn được các tỉnh bạn quan tâm
và ưa chuộng. Với những điều kiện đó thì nghề trồng nấm ở Phú Lương rất có
triển vọng phát triển. Thế nhưng theo các báo cáo gần đây của xã thì số lượng hộ
trồng nấm tuy có tăng nhưng rất ít, khoảng 10 hộ/năm. Thêm vào đó hầu hết quy
mơ sản xuất ở đây thuộc loại nhỏ trong hộ gia đình, khó có thể hình thành các
mặt hàng xuất khẩu, tăng giá trị sản phẩm. Quy mô sản xuất của các hộ gia đình
thường là 2 nhà vịm, cao nhất là 3 nhà vịm. Số hộ chun trồng nấm rất ít và ở
đây chưa xuất hiện quy mô trông nấm kiểu trang trại. Quy mơ sản xuất tập trung
lớn chỉ có ở hợp tác xã(HTX) Phú Lương 1. Như vậy nghề trồng nấm ở đây
chưa phát triển đúng so với tiềm năng.

3



Để nấm Phú Lương phát triển và trở thành một thương hiệu có uy tín trong
nước và có thể xuất khẩu ra nước ngồi cần có những quan tâm để ngành có
điều kiên phát triển. Nhưng để phát triển đúng hướng cần có những nghiên cứu
tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc việc phát triển mở rộng sản xuất, từ đó
có thể tìm ra hướng khắc phục, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đó là lý do tôi chọn
tiến hành đề tài nghiên cứu:
“Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng sản xuất nấm rơm tại
xã Phú Lương, Phú Vang, Thừa Thiên Huế”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm sản xuất của vùng
- Tìm hiểu đặc điểm của các hộ sản xuất nấm rơm và vai trò sản xuất nấm
rơm trong cơ cấu thu nhập của hộ ở Phú Lương.
- Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến việc sản xuất, phát triển nấm rơm.

4


Phần 2
Tổng quan các vấn để nghiên cứu
2.1. Giá trị của cây nấm rơm
Nấm rơm (còn gọi là Nấm rạ, Thảo Cơ) có tên khoa học là Volvariella
volvacea, thuộc họ Pluteaceae, bộ Agaricales, lớp phụ Hymenomycetidae, lớp
Hymenomycetes, ngành phụ Basidiomycotina, ngành Nấm thật - Eumycota, giới
Nấm - Mycota hay Fungi.[1]
Nấm rơm là thực phẩm rất được người dân các nước Châu Á ưa chuộng và
được trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, nấm
rơm có thể được trồng trên nhiều loại nguyên liệu khác nhau như lục bình, bã
mía, rơm rạ,… nhưng ngun liệu phổ biến nhất hiện nay mà người trồng nấm

sử dụng vẫn là rơm rạ. Nấm rơm có thể được trồng ở nhiều nơi trồng khác nhau,
từ nơi có nhiều ánh sáng mặt trời (trồng ngồi trời), đến nơi khơng chịu ảnh
hưởng trực tiếp của ánh sáng mặt trời (trồng trong nhà). Phổ biến nhất hiện nay
là trồng nấm rơm ngồi trời, tận dụng diện tích đất trống của nơng hộ để đắp mô
trồng nấm.
Nấm rơm là một loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng với hàm lượng
protein cao (2,66 – 5,05%) và 19 acid amin (trong đó có 8 loại acid amin không
thay thế), không làm tăng lượng cholesterol trong máu. Ngồi giá trị dinh
dưỡng, nấm rơm có thành phần chất xơ tương đối cao và thành phần lipid thấp
nên có khả năng phịng trừ bệnh về huyết áp, chống béo phì, xơ cứng động
mạch, chữa bệnh đường ruột.[2]
2.2. Những tḥn lợi đới với việc trờng nấm
Có nguồn nguyên liệu rẻ và dồi dào. Nguyên liệu trồng nấm rơm chủ yếu là
các phế phẩm nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa (rơm) có rất nhiều ở các địa
phương. vừa góp phần giải quyết về mặt vệ sinh đồng ruộng, đồng thời góp phần
tạo nên sản phẩm mới. Đặc biệt rơm sau khi trồng nấm cịn có thể sử dụng làm
phân bón trong trồng trọt. Đa phần người dân ở xã sống chủ yếu bằng nghề
nơng, trong đó trồng lúa là chính nên lượng rơm rạ sau khi thu hoạch lúa là rất
lớn. Bình quân 1 tấn lúa sẽ có được khoảng 1,2 tấn nguyên liệu trồng nấm (rơm,
rạ). Nếu kể đến các phế phẩm khác như: mạt cưa, lục bình, bã mía,… thì khu
vực sẽ có nguồn ngun liệu rất lớn để trồng nấm rơm. Trồng nấm không cần

5


nhiều diện tích, chủ yếu là tận dụng những khoảng trống quanh nhà để chất nấm
như: sân vườn, mái hiên, …
Giải quyết được lao động nhàn rỗi trong mùa lũ tại địa phương, thay vì phải
đi làm thuê, làm mướn. Bên cạnh lao động chính trong nơng hộ thì các lao động
phụ cũng có thể tham gia trồng nấm rơm được như tham gia vào khâu thu hoạch

nấm, phân loại,… khơng địi hỏi trình độ kỹ thuật cao.
Nấm rơm dễ trồng, không yêu cầu kỹ thuật phức tạp nên mô hình trồng
nấm rơm có thể áp dụng cho cả người Kinh lẫn người Khmer thơng qua các
chương trình tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật.
Chi phí đầu tư thấp, thu hồi vốn nhanh: nhiều hộ nơng dân nghèo hoặc
hồn cảnh khó khăn khơng thể đầu tư vốn để sản xuất những giống cây trồng vật
nuôi đắt tiền, chậm thu hồi vốn, có rủi ro trong sản xuất,… Trong khi đó, vốn
đầu tư cho sản xuất nấm rơm khơng cao, vịng quay vốn nhanh,… sau 21 ngày
là có thể thu hoạch.
Nấm rơm có giá trị kinh tế và ổn định: nấm rơm trên thị trường hiện tại có
giá khoảng 20.000 - 25.000 đồng/kg tùy theo loại nấm. Giá thu mua của các
công ty chế biến với nấm nguyên liệu là 12.000 - 15.000 đồng/kg. Bên cạnh đó,
vào những ngày chay, ngày rằm giá nấm rơm có thể tăng hơn.
2.3. Lược sử hình thành và phát triển nghề trồng nấm trên thế giới.
Ngành sản xuất nấm đã hình thành và phát triển trên thế giới từ hàng trăm
năm nay. Chính nhờ những giá trị về mặt dinh dưỡng và dược liệu mà ngành
nấm đang ngày càng phát triển trên thế giới. Nhiều giống nấm đã được đem
trồng và với kỹ thuật tiên tiến thì cây nấm đang được ni trồng chủ động hơn
và nó cũng trở thành một loại thực phẩm ngày càng phổ biến trên thế giới. Bên
cạnh những giá trị về mặt dinh dưỡng trong bữa ăn, một số loài nấm cịn có giá
trị dược liệu như linh chi, phục linh, đông cô.
Hiện nay trên thế giới đã ghi nhận được khoảng 2000 lồi nấm ăn trong đó
có 80 lồi nấm ngon và được nghiên cứu nuôi trồng. Việc nghiên cứu sản xuất
nấm ăn cũng như công nghệ chế biến bảo quản nấm trên thế giới cũng phát triển
rất mạnh mẽ. Nó đã trở thành một ngành cơng nghiệp thực sự mang lại hiệu quả
về các mặt kinh tế, xã hội, thậm chí là mơi trường cho các quốc gia.

6



Các nước trên thế giới hiện chủ yếu nghiên cứu và sản xuất nấm mỡ, nấm
hương, nấm rơm, nấm sò là chủ yếu. Khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu trồng nấm
theo phương pháp cơng nghiệp. Quy trình sản xuất được cơ giới hóa cao từ
khâu nguyên liệu đến thu hoạch chế biến với công suất từ 200 đến 1000 tấn/
năm.
Khu vực Châu Á triển khai các mơ hình trang trại vừa và nhỏ, đặc biệt ở
Trung Quốc, nghề nấm đã thực sự đi vào từng hộ nông dân. Sản lượng nấm mỡ,
nấm hương của Trung Quốc lớn nhất thế giới. Sản lượng nấm trên thế giới được
thể hiện qua các bảng sau:
Bảng 1: Sản lượng nấm trên thế giới qua một số năm
Năm
1975
1979
1986
1990
1994
2005

Sản lượng (tấn)
916.000
1.210.000
2.182.000
3.763.000
4.090.000
20.000.000
(Nguồn: Nguyễn Hữu Đống. 2002.)
Sản lượng nấm của các nước chủ yếu là nấm mỡ, cịn nấm hương thì do
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là chính.
Hiện tại Trung Quốc vẫn là nước sản xuất nấm lớn nhất thế giới, năm 1995
sản lượng nấm của Trung Quốc đạt 3 triệu tấn chiếm 60% sản lượng, riêng tỉnh

Phúc Kiến 800000 tấn. Qua bảng ta có thể thấy sản lượng nấm của Trung Quốc
lớn hơn rất nhiều so với tổng của các nước còn lại
Bảng 2: Sản lượng Nấm của một số nước trồng năm 1994
TT
Tên quốc gia
Sản lượng (tấn)
1
2
3
4
5

Trung Quốc
Hoa Kỳ
Nhật
Pháp
Indonesia

2.850.000
393.000
360.000
185.000
118.000

7


6
7
8

9
10

Hàn Quốc
Hà lan
Italia
Canada
Anh

92.000
88.500
71.000
46.000
28.500
Nguồn: Nguyễn Hữu Đống. 2002
Thập kỷ 80 của thế ky 20, tổng khối ượng nấm ăn giao dịch trên thị trường
thế giới là 300.000-350.000 tấn/ năm. Bình quân mỗi người châu Mỹ tiêu dùng
2 – 3 kg/năm, người Nhật và Đức 4kg/năm. Tính bình qn lượng tiêu thụ nấm
ăn theo đầu người toàn thế giới tăng trưởng 3,5%. Thị trường Châu Âu chủ yếu
là nấm mỡ, tuy nhiên gần đây nhu cầu nấm mỡ đã giảm đi và nấm rơm đã chiếm
lĩnh 10% thị trường. Hằng ngày ở thị trường New York bình quân tiêu thụ 2-3
tấn nấm rơm, mộc nhĩ, xếp thứ 2 sau rau xanh. Mỗi năm tỉnh phúc kiến xuất
sang Mỹ 23.000-26.000 tấn nấm mỡ đóng hộp. năm 1994, Nhật nhập khẩu 7804
tấn nấm hương khơ và hàng năm tiêu thụ 25-30 nghìn tấn nấm mỡ, chủ yếu nhập
khẩu từ Trung Quốc.
Đến năm 2005 thì tổng sản lượng nấm trên thế giới đạt khoảng 20 triệu tấn.
Riêng Trung Quốc chiếm 50% tổng sản lượng của toàn thế giới. Tốc độ tăng
trưởng về sản lượng nấm năm sau cao hơn năm trước trên 5%.
2.4. Lược sử hình thành nghề trồng nấm ở Việt Nam.
Vấn đề nghiên cứu và phát triển nghề sản xuất nấm ăn ở Việt Nam bắt đầu

từ những năm 70 của thế kỷ 20.
- Năm 1984 thành lập và phát triển ngành sản xuất nấm ăn thuộc ĐH tổng
hợp Hà Nội.
- Năm 1985 được tổ chức FAO tài trợ và UBND thành phố Hà Nội quyết
định thành lập trung tâm sản xuất giống nấm Tương Mai - Hà Nội.
- Năm 1986 tổ chức FAO tài trợ UBND thành phố Hồ Chí Minh quyết
dịnh thành lập xí nghiệp nấm thành phố Hồ Chí Minh. Ngồi ra cịn có một số
đơn vị khác.
Tham gia vào sản xuất và xuất khẩu nấm có thể kể đến một số đơn vị
Unimex Hà Nội, Công ty nấm Hà Nội, xí nghiệp nấm thàh phố Hồ Chí Minh,
cơng ty mây tre đan Hà Nội. công ty liên doanh chế biến thực phẩm Meko

8


Năm 1992-1993, công ty nấm hà nội nhập thiết bị chế biến đồ hộp và “ nhà
trồng nấm công nghiệp” của Ý. Thành phố Hà Nội, Hải Hưng, Vĩnh Phú, Thanh
Hóa, Thái Bình đã đầu tư hàng tỷ đồng cho nghiên cứu sản xuất nấm. Phong
trào trồng nấm mỡ trong các năm 1988-1992 mở rộng hầu hết các tỉnh phía Bắc
với hàng ngàn hộ tham gia. Tuy nhiên, đến năm 1996, do nhiều nguyên nhân
nên chỉ còn lại Hà Tây, Hà Nội, Vĩnh Phúc, và một số cơ sở nhỏ lẻ khác.
Sự tăng trưởng của ngành trồng nấm ở miền Bắc trong những năm trước
đây là không đồng đều. từ năm 1988 đến 1997, sản lượng tăng không đáng kể,
chỉ sau năm 1998 thì sản lượng tăng rất nhanh.
Bảng 3: Sản lượng nấm ở các tỉnh phía Bắc từ 1994 - 2005
Năm
Sản lượng (tấn)
1994
60
1995

50
1996
50
1997
120
1998
1,000
1999
5,000
2000
10,000
2005
50,000
Nguồn: Nguyễn Hữu Đống. 2002
Các tỉnh Đông bằng sông Cửu Long và miền Nam đang phát triển nghề
trồng nấm rơm rất nhanh. Sản lượng tăng theo cấp số nhân: năm 1990 mới đạt
vài tấn/năm thì hiện nây đạt trên 100.000 tấn/ năm. ĐBSCL cung ứng phần lớn
nấm rơm cho cả nước, là khu vực có đủ các điều kiện để phát triển mạnh nghề
trồng nấm rơm như:
- Điều kiện tự nhiên: các tỉnh phía Nam có sự chênh lệch về nhiệt độ giữa
tháng nóng và tháng lạnh là khơng lớn lắm nên có thể trồng nấm rơm quanh
năm.
- Bình qn 1 tấn lúa sẽ có được khoảng 1,2 tấn nguyên liệu trồng nấm
(rơm, rạ). Nếu kể đến các phế phẩm khác như: mạt cưa, lục bình, bã mía,… thì
khu vực sẽ có nguồn ngun liệu rất lớn để trồng nấm rơm.

9


- Trồng nấm khơng cần nhiều diện tích, chủ yếu là tận dụng những

khoảng trống quanh nhà để chất nấm như: sân vườn, mái hiên, …
- Tận dụng thời gian nhàn rỗi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là vào
mùa lũ, thời gian nhàn rỗi của nông dân là rất nhiều, lại khơng có việc làm để
tạo thu nhập ngồi việc giăng câu, giăng lưới. Bên cạnh đó, việc trồng nấm rơm
khơng địi hỏi kỹ thuật phức tạp nên các lao động phụ cũng có thể tham gia
trồng nấm rơm.
Trong những năm 1985-1995, nhà nước và các địa phương đã chi hàng
chục tỷ đồng cho nghiên cứu và sản xuất nấm nhưng hiệu quả đem lại không
như mong muốn, thậm chí là thua lỗ, gây mất uy tín với khách hàng quốc tế,
chưa sử dụng hết tiềm năng của nó. Có điều nầy là do nhiều nguyên nhân:
- Về tổ chức sản xuất nấm của các đơn vị chuyên trách về nấm còn yếu
kém: Nguồn giống sản xuất nấm được nhập từ nhiều nguồn cả trong và ngoài
nước, tuy nhiên việc kiểm tra và đánh giá chưa có đơn vị nào đảm nhận. bên
cạnh đó việc khâu hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ trồng chưa tốt, lực lượng cán
bộ chuyên trách còn thiếu cả về số lượng và trình độ chun mơn. Các hợp đồng
xuất khẩu nấm thường không đáp ứng các yêu cầu về số lượng và chất lượng,
gây mất uy tín với khách hàng quốc tế.
- Các công nghệ trồng nấm nhập khẩu không phù hợp với điều kiện của
Việt Nam: sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, thiết bị không đồng bộ dẫn đến
không phát huy được hết công suất và năng suất mong muốn. Hơn nữa, giá
thành sản xuất 1kg nấm theo công nghệ nhập khẩu thường cao hơn rất nhiều so
với Việt Nam.
- Việc tuyên truyền, phổ biến cho người tiêu dùng về giá trị của nấm chưa
được quan tâm. Việc sử dụng nấm vào khẩu phần ăn của người Việt Nam vẫn
chưa thay đổi nhiều. Vì vậy thị trường nấm trong nước vẫn chưa khai thác triệt
để.
- Hiện tượng mạnh ai nấy làm trong xuất khẩu nấm làm thị trường nấm hỗn
loạn. Mỗi doanh nghiệp thu mua nấm lại chào bán nấm với những giá khác
nhau, ép giá nhau làm giảm giá trị của nấm.


10


2.5 Quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ.
2.5.1. Quy mô sản xuất.
Tại châu Âu, nơi mà nghề trồng nấm đã phát triển lâu đời và có sự hậu
thuẫn vững chắc của nền khoa học tiên tiến, việc sản xuất nấm phát triển rất
mạnh và được cơ giới hóa cao với những trang trại sản xuất từ 200 đến 1000 tấn/
năm. Ở một số nước Châu Á khác, trồng nấm được phát triển theo quy mô thủ
công, quy mô hộ gia đình nên năng suất cịn thấp. Tuy nhiên do được trồng trên
diện tích lớn nên sản lượng đạt rất cao. Trung Quốc là ví dụ điển hình. Trung
Quốc bắt dầu trồng nấm từ năm 1973, đến 1980 đã đạt sản lượng đứng thứ 3 thế
giới và hiện nây đang dẫn đầu.
Quy mô trồng nấm của Việt Nam chủ yếu ở quy mơ hộ gia đình, một số nơi
đã hình thành những trang trại nấm hiệu quả. Tuy nhiên những trang trại nấm lại
tập trung ở 2 đầu đất nước, còn ở miền Trung vẫn chưa phát triển. Những vùng
trơng nấm đạt hiệu quả đó chủ yếu là các hợp tác xã, những người có điều kiện
kinh tế, kỹ thuật. Tuy nhiên số lượng này còn khiêm tốn với tiềm năng sẵn có.
2.5.2. Thị trường tiêu thụ
Tiêu thụ nấm lớn nhất vẫn là các thị trường Mỹ, Nhật, và các nước châu Âu
nơi mà giá trị của nấm rất cao. Đây được coi là thị trường tiềm năng cho Việt
Nam. Tại đây, giá 1 kg nấm cao hơn rất nhiều giá 1kg thịt bị tại Việt Nam. Đã
có rất nhiều hãng sản xuất nấm từ nước ngoài đến Việt Nam để tìm hiều vấn đề
sản xuất nấm và cơ hội đầu tư.

11


Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hộ trồng nấm tại xã Phú Lương – Huyện Phú
Vang.
3.2 Phạm vi nghiên cứu.
Địa điểm nghiên cứu là 3 thôn trồng nấm lớn nhất của xã Phú Lương –
Huyện Phú Vang. Đó là các thơn: Vĩnh Lưu, Lê Xá Đơng Và Đông B.
Thời gian thực hiện từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2010.
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Tình hình sản xuất của vùng
3.3.2. Đặc điểm chung của các hộ sản xuất nấm rơm
3.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sản xuất nấm rơm
-Nhóm nhân tố tự nhiên:
-Nhóm nhân tố về kỹ thuật:
-Nhóm nhân tố con người:
-Nhóm nhân tố về vốn
-Nhóm nhân tố thị trường
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu:
 Thu thập thông tin thứ cấp: từ các báo cáo hoạt động kinh tế của UBND
xã Phú Lương
 Thu thập thông tin sơ cấp: sử dụng một số công cụ PRA như: Phỏng vấn
cấu trúc, phỏng vấn bán cấu trúc, phương pháp so sánh đối chiếu và phương
pháp cho điểm
- Phỏng vấn hộ sản xuất: Thông tin chung về các hộ sản suất, tình hình sản
xuất và các yếu tố liên quan đến sản xuất khác. Số lượng 45 hộ. Cách chọn hộ là
ngẫu nhiên có định hướng: mỗi thơn phỏng vấn 15 hộ, trong đó có 2-3 hộ nghèo.
- Phỏng vấn người am hiểu: trưởng thôn, chủ nhiệm hợp tác xã
- Quan sát tình hình sản xuất của thôn

12



3.4.2 Phương pháp xử lý dữ liệu:
Việc nhập và xử lý số liệu được tiến hành trên phần mềm excel.

13


Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại địa điểm nghiên cứu
4.1.2 Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu:
Xã Phú Lương là một xã vùng ven thành phố, cách thành phố Huế khoảng
10 km, có vị trí địa lý thuận lợi:
+ Phía Bắc giáp với Phú Hồ, Phú Xuân- Phú Vang
+ Phía Nam giáp với Phú Đa-Phú Vang
+ Phía Tây giáp với Hương Thủy
+ Phía Đơng giáp với Phú Xn
Do có vị trí giáp với các xã khác nên thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế,
văn hóa, xã hội. Đặc biệt, xã có đường bên tông tỉnh lộ 10 chạy ngang qua, càng
thuận tiện cho việc lưu thông, trao đổi buôn bán giữa các vùng.
Vị trí xã Phú Lương trong Bản đồ huyện Phú Vang

14


- Thời tiết, khí hậu
Xã Phú Lương cũng như các xã khác của huyện Phú Vang đều chịu sự chi
phối chung của khí hậu nội chí tuyến nhiệt đới gió mùa, có ảnh hưởng của khí

hậu đại dương, vì vậy có những đặc trưng về thời tiết, khí hậu là: Nhiệt độ cao
đều quanh năm (25oC – 39,8oC), lượng mưa biến động theo mùa khá rõ ràng
(mùa mưa và mùa khô) và chịu ảnh hưởng nhiều của bão. So với các vùng khác
của huyện Phú Vang thì xã Phú Lương nằm trong tiểu vùng có điều kiện khí hậu
thời tiết thuận lợi để phát triển nghề trồng nấm, mang lại hiệu quả kinh tế cho
người dân.
- Địa hình, đất đai
Là một xã đồng bằng, hàng năm thường bị ngập úng vào mùa mưa, bị hạn
vào mùa khô. Điều này đã ảnh hưởng nhiều đến việc sản xuất nơng nghiệp nói
chung và sản xuất nấm rơm nói riêng của xã.
Song nhờ vào diện tích trồng lúa của tồn xã nhiều nên thuận lợi cho việc
thu gom rơm rạ để sản xuất nấm rơm có hiệu quả.
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
- Dân số
Dân số của xã có 6.581 người với 1.331 hộ gia đình, trong đó số hộ làm
nơng nghiệp là 1.131 hộ, chiếm 84,9%, hộ phi nông nghiệp là 120 hộ, chiếm
15,1%, qua đó ta nhận thấy được các hộ gia đình của xã Phú Lương phần lớn
tham gia hoạt động sản xuất nơng nghiệp, thu nhập chính là từ nghề nông.
Tỷ lệ tăng dân số năm 2009 là 1,11% giảm 0,01% so với năm 2008.
Tỷ lệ sinh con thứ 3 là 24,09% giảm 2,4% năm 2008.
Qua đó, ta thấy được xã Phú Lương trong năm 2009 đã làm tốt cơng tác
tun truyền, đảm bảo kế hoạch hóa gia đình cho hầu hết người dân. Đặc biệt,
cơng tác đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân quan tâm hơn nữa để đảm
bảo sức khỏe cho trẻ em và để trẻ có điều kiện phát triển tồn diện cũng được xã
chú trọng. Song hiện nay, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng vẫn còn cao 15,7%, giảm
0,77% so với năm 2008.
- Lao động việc làm
Năm 2009, xã đã đưa 07 lao động đi làm việc ở nước ngoài, ngoài ra còn
tạo điều kiện cho nhiều lao động tham gia làm việc ở các cơng ty trong và ngồi


15


tỉnh. Hơn nữa, việc sản xuất nấm rơm của xã đang ngày càng phát triển, hiện
nay thì tồn xã đã có 510 hộ với 865 vịm, đây là nguồn thu nhập chính của
người dân, tạo ra cơng ăn việc làm ổn định, nâng cao mức sống, tăng kinh tế hộ
gia đình. Và trong năm nay đã có chủ trương chính sách xây dựng làng nghề
trồng nấm của xã Phú Lương, hiện vốn đầu tư ban đầu là 200 triệu, đây cũng là
bước đầu khởi sắc, đem lại hy vọng lớn đối với người lao động. Việc quy hoạch
lại cơ sở hạ tầng, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ để từng bước đưa một
vùng trồng nấm lâu đời thành một làng nghề phục vụ cho du lịch, ẩm thực sẽ là
thuận lợi lớn trong việc giải quyết việc làm cho người dân trong những năm sắp
tới.
4.1.3 Tình hình sử dụng đất đai của địa phương
Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã Phú Lương là 1.811 ha, bao gồm
đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa được sử dụng. Trong đó, đất
nơng nghiệp chiếm tỷ lệ cao, năm 2007 chiếm 71,25% và năm 2008, 2009
chiếm 68,23% trong tổng số đất tự nhiên chứng tỏ đa số người dân của xã Phú
Lương phần lớn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Đất sử dụng cho việc
trồng cây hàng năm chiếm diện tích khá cao, lên tới 1.183,52 ha năm 2007 và
1.138,37 ha năm 2008, 2009, trong khi đó thì diện tích sử dụng cho trồng cây
lâu năm chỉ là 8,83 ha năm 2007, và 16,00 ha năm 2008, 2009. Qua đó, ta thấy
được thu nhập chính của người dân ở đây là chủ yếu dựa vào việc sản xuất các
loại cây ngắn ngày, thu hoạch cho năng suất cao. Đặc biệt, diện tích trồng nấm
chiếm rất nhỏ so với diện tích trồng cây hàng năm nhưng nó cũng góp phần vào
việc tăng sản lượng cây trồng, năng suất, mang lại kinh tế cho toàn xã.
Diện tích đất nơng nghiệp của tồn xã một số năm có xu hướng giảm
xuống, trong 3 năm gần đây thì diện tích đất nơng nghiệp năm 2008 đã giảm
95,76% so với năm 2007, và cơ cấu diện tích đất giữa 2 năm 2008, 2009 vẫn
không đổi và lý do của việc giảm diện tích đất nơng nghiệp là người dân một

phần đã chuyển đất sản xuất thành đất ở, đất chuyên dùng. Và vấn đề đặt ra là
làm sao cho quy hoạch phải đồng đều giữa đất ở và đất sản xuất, để tránh tình
trạng một số hộ dư thừa đất ở, hoặc có hộ gia đình thiếu đất sản xuất, để tránh
ảnh hưởng đến việc nâng cao thu nhập, ổn định sản xuất, đời sống cho mỗi hộ
gia đình.

16


Bảng 4: Cơ cấu và tình hình sử dụng đất đai của xã 2007 - 2009
Năm
Chỉ tiêu
I. Đất NN
1. Đất sản xuất NN
a.Đất trồng cây hàng năm
b.Đất trồng cây lâu năm
2.Đất lâm nghiệp
3.Mặt nước nuôi cá
II. Đất phi NN
III. Đất chưa sử dụng
Tổng DT đất tự nhiên

2007
Diện tích

2008
Tỷ lệ

Diện tích


(%)
1.290,35
1.191,35
1.183,52
8,83
83,52
14,48
434,84
85,81
1.811

71,25
65,78
63,35
0,48
4,61
0,79
24,01
4,74
100

2009
Tỷ lệ
(%)

1.235,67
1.154,37
1.138,37
16,00
55,00

26,30
516,74
58,59
1.811

Diện tích

Tỷ lệ
(%)

2008/2007

2009/2008

(%)

(%)

68,23
1.235,67
68,23
95,76
100
63,74
1.154,37
63,74
96,90
100
62,85
1.138,37

62,85
96,19
100
0,88
16,00
0,88
181,2
100
3,03
55,00
3,03
65,85
100
1,45
26,30
1,45
181,62
100
28,53
516,73
28,53
118,83
100
3,24
58,59
3,24
68,27
100
100
1.811

100
100
100
Nguồn: Báo cáo kinh tế xã Phú Lương năm 2009

17


4.1.4 Tình hình phát triển kinh tế
Trong nền kinh tế suy thối tồn cầu, cùng với diễn biến khó lường của thiên
tai, giá cả các mặt hàng, dịch bệnh của gia súc, gia cầm, đặc biệt là cơn bão số 9 đã
gây ra khó khăn lớn đối với việc sản xuất và đời sống của người dân xã Phú Lương.
Song nhờ sự quan tâm, các chính sách hỗ trợ đúng đắn của xã, chính quyền địa
phương đã dần dần khắc phục và chuyển biến tích cực trong việc phát triển kinh tếxã hội của vùng.
Xã đã chú trọng trong việc phát triển dịch vụ, thương mại, xây dựng chợ của
xã cho đi vào hoạt động, nhằm tạo việc dễ dàng trong trao đổi, mua bán hàng hóa,
dịch vụ. Các loại hình dịch vụ giải trí, giải khát ngày một phát triển. Và đặc biệt,
loại hình dịch vụ cung ứng vật tư được phát triển, đáp ứng cung ứng vật liệu đầu
vào cho người dân, đảm bảo cho việc sản xuất ổn định.
• Về cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp
Xã đã tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện có hiệu quả việc phát triển
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cùng một số ngành nghề có trên địa bàn như cơ
khí phục vụ nông nghiệp, mộc, nề, may mặc v.v…
Hơn nữa, xã đã duy trì thực hiện việc ứng dụng KHKT vào sản xuất, meo nấm
rơm và nấm dược liệu có giá trị kinh tế cao.
• Về sản xuất nơng nghiệp
+ Trồng trọt:
Tổng diện tích gieo trồng năm 2009 là 2218,4 ha đạt 100,8% tăng 0.6% năm
2008.
Trong đó diện tích lúa: 2200,4 ha đạt 102% kế hoạch, tăng 0,7% năm 2008;

Do triển khai có hiệu quả tăng năng suất cuối vụ đạt năng suất 58,88 tạ/ha đạt
96,5%, sản lượng 12.956 tấn đạt 98,4% kế hoạch.
Diện tích màu và cây cơng nghiệp: 18 ha đạt 41% kế hoạch.
+ Chăn nuôi:
Đối với lĩnh vực nuôi cá nước ngọt, trong năm thực hiện được 01 vụ với 25,7
ha, tổng thu 750.000 đồng – 800.000 đồng/ha. Hiện tại, công tác nuôi các được
nhân dân hưởng ứng chưa cao do nhiều nguyên nhân như kỹ thuật ni cá cịn
18


thiếu, việc đầu ra không được ổn định. Bên cạnh đó, bờ bao khoanh vùng, thửa
cũng chưa được đảm bảo.
Việc tích cực trong cơng tác khuyến nơng, đưa con giống, đảm bảo ni gia
súc, gia cầm đúng kĩ thuật, phịng trừ dịch bệnh đã phát triển chăn nuôi của xã.
Đến nay đàn trâu có 198 con tăng 02 so với năm 2008.
Đàn bị có 115 con tăng 20 con so với cùng kỳ năm trước.
Đàn lợn có 6.500 con tăng 1.490 con (lợn nái 330 con).
Tổng đàn gia cầm là 74.000 con tăng 9.470 con.
Đặc biệt trong năm 2009, xã đã phát triển 02 trang trại chăn nuôi lợn và gà
công nghiệp, 09 trang trại chăn nuôi thủy cầm. Ước tính tổng thu nhập tăng lên
hàng trăm triệu đồng, đây là mơ hình mới làm ăn có hiệu quả, cần nhân rộng trên
địa bàn toàn xã.
4.1.5 Cơ sở hạ tầng - giao thông, thủy lợi
Cơ sở hạ tầng đang ngày càng đươc nâng cấp, xã đã triển khai xây dựng
nhhiều dự án như 02 hội trường của thôn Lê Xá Trung và Lương Lộc, xây dựng
hoàn thành và đưa vào sử dụng cơng trình chợ của xã tại thơn Khê Xá, phục vụ cho
giao lưu buôn bán. Tiến hành xây dựng cầu quán Đông A, triển khai thực hiện xong
1,5 km bê tông nông thôn ….
- Về lĩnh vực giáo dục - thơng tin văn hóa
Ngành giáo dục ở xã Phú Mậu trong những năm gần đây đã được chính quyền

địa phương, cơ quan đoàn thể quan tâm đầu tư đúng mức. Ngành giáo dục và đào
tạo của xã có nhiều chuyển biến tích cực, cơ sở vật chất (trường lớp, dụng cụ học
tập...), phục vụ cho dạy và học các cấp học, ngành học được xây dựng và phát triển,
được lãnh đạo xã quan tâm và vận động nhân dân bỏ ra hàng trăm triệu đồng để
đầu tư.
- Y tế
Y tế của xã trong năm qua ổn định, hoạt động có hiệu quả, hồn thành 100%
kế hoạch chương trình tiêm chủng mở rộng, triển khai có hiệu quả chương trình
mục tiêu quốc gia chống các bệnh xã hội, thực hiện chính sách BHYT cho tất cả
các đối tượng, làm tốt công tác khám và chữa bệnh tại trạm y tế.
19


4.2 Tình hình sản xuất nấm rơm của các hộ nơng dân
Tồn xã Phú Lương có 10 thơn với 510 hộ tham gia trồng nấm, tập trung chủ
yếu ở 3 thôn là Đông B, Lê Xá Đông, Vĩnh Lưu với 345 hộ, chiếm 71,5%. Với số
lượng hộ trồng nấm như trên, nếu có điều kiền đầu tư và các hỗ trợ khác thì đây
hồn tồn có khả năng trở thành vùng chuyên canh nấm của huyện Phú Vang và cả
Thừa Thiên Huế.
Bảng 5: Số hộ trồng nấm ở các thôn tại xã Phú Lương
Tổng
Số hộ SX
Tỷ lệ
Thôn
số hộ
nấm
%
Lê Xá Đông
200
120

60,00
Vĩnh Lưu
202
150
74,26
Đông B
125
95
76,00
Khe Xá
105
30
28,57
Đông A
70
16
22,86
Giang Trung
81
11
13,58
Giang Tây
125
38
30,40
Lê Xá Tây
234
25
10,68
Lương Lộc

129
10
7,75
Lê Xá Trung
60
15
25,00
Toàn xã
1331
510
38,32
Nguồn: báo cáo Kinh Tế -Xã hội của UBND xã Phú Lương năm 2010
Tuy nhiên theo điều tra khảo sát thì số lượng hộ trồng nấm tại xã Phú Lưong
tăng lên rất chậm. Thôn Lê Xá Đông năm 2007 có 120 hộ làm nấm thì đến nay vẫn
chưa có thêm hộ sản xuất mới, hoặc như thôn Vĩnh Lưu chỉ tăng lên 30 hộ, thôn
Đông B chỉ tăng thêm 5 hộ. Như vậy việc mở rộng quy mô sản xuất nấm về mặt số
lượng hộ đang cịn rất ít. Đây chính là điểm cần phải nghiên cứu và sẽ được lý giải
ở các phần tiếp theo.

20


4.2.1 Tình hình nhân khẩu, lao động của hộ năm 2009 (Tính BQ/hộ)
Bảng 6: Nhân khẩu và lao động của các hộ trồng nấm
Chỉ tiêu
1. Số nhân khẩu
2. Số LĐ
- LĐ NN
- LĐ phi NN
3. Số khẩu/LĐ

4. Số năm kinh nghiệm
sản xuất nấm rơm

ĐVT
khẩu



khẩu/LĐ
năm

Số
lượng
5,30
4,00
2,87
1,13
1,33
9,20

(Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2010)
Qua số liệu điều tra ta thấy bình quân số nhân khẩu/hộ là 5,3 khẩu. Và trong
5,3 khẩu đó thì số lượng lao động trong gia đình là 4 chiếm 75%, qua đó ta thấy
được lực lượng lao động là dồi dào, tiềm năng để phát triển kinh tế hộ gia đình. Và
phần lớn số lượng lao động trong gia đình làm nông nghiệp (chiếm 72%), chứng tỏ
nghề nông mang lại thu nhập chủ yếu cho người dân, một phần nhỏ đi theo các
ngành nghề khác chỉ chiếm 28% của tổng lao động, nhưng họ cũng góp phần khơng
nhỏ để nâng cao cuộc sống gia đình.
Số khẩu/LĐ là 1,33 điều này cho thấy cứ mỗi lao động trong gia đình phải
ni trung bình thêm 1,33 khẩu, do đó cũng tạo ra vất vả, khó khăn, tạo động lực

cho việc ngày càng nâng cao thu nhập ổn định cuộc sống gia đình của người dân.
Số năm kinh nghiệm là 9,20 năm, chứng tỏ người dân bắt đầu trồng nấm cũng
đã lâu, tuy về trình độ văn hóa của người dân cịn thấp nhưng họ ln gắn bó với
cơng việc, tiếp thu nhanh kĩ thuật trồng nấm. Nếu như được đầu tư nhiều hơn của
chính quyền địa phương về kĩ thuật, giống, vốn thì chắc chắn cùng với kinh nghiệm
sẵn có của mỗi hộ gia đình sẽ phát triển được làng nghề trồng nấm ở xã Phú Lương.

21


4.2.2 Tình hình sử dụng đất
Bảng 7: Tình hình đất đai của các nhóm hộ điều tra năm 2010 (Tính
BQ/hộ)
Chỉ tiêu
Hộ nghèo
Hộ không nghèo
Tổng
Đất trồng lúa
Sào
12,38
19,46
18,20
Đất trồng nấm
Sào
0,09
0,114
0,110
Đất nhà ở
Sào
0,18

0,33
0,30
Đất trồng màu
Sào
0,50
0,14
0,20
Số vòm nấm
cái
1,63
2,19
2,09
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)
Diện tích bình qn của các hộ trồng nấm tại địa phương là 18.8 sào trong đó
đất nhà ở là 0,35 sào chiếm còn đất canh tác là 19,6 sào chiếm và diện tích đất canh
tác được mỗi hộ gia đình xã Phú Luơng phần lớn sử dụng cho việc trồng lúa, cứ
mỗi hộ trung bình có 18.2 sào ruộng, thu hoạch mỗi năm 2 vụ, đem lại thu nhập
chính cho người dân. Bên cạnh đó, người dân sử dụng một phần đất để trồng nấm
rơm, tuy diện tích khơng lớn chỉ chiếm 0,44% trong tổng số đất canh tác, do cơng
đầu tư, chi phí sản xuất thấp do đó mỗi hộ ln có 2-3 vịm nấm để sản xuất quanh
năm, tuy được xem là lĩnh vực phụ trong việc phát triển kinh tế hộ nhưng nó lại là
nghề mang lại giá trị kinh tế cao(số liệu điều tra năm 2010)
Tuy nhiên qua bảng 7 ta có thể thấy được sự chênh lệch về việc sử dụng đất
giữ các nhóm hộ chủ yếu là chênh lệch về diện tích đất sản xuất nơng nghiệp và đất
màu, đất ở, cịn diện tích đất để sản xuất nấm không chênh lệch nhau là bao nhiêu.
Điều đó cho thấy diện tích đất trồng nấm không phải là yếu tố ảnh hưởng lớn đến
việc xản xuất nấm. Nhưng nếu xét về khả năng mở rộng thêm số vịm nấm thì rõ
ràng là nhóm hộ nghèo kém ưu thế hơn do diện tích nhà ở của họ thấp hơn nhiều.
Nhưng ta vẫn thấy diện tích, quy mơ từ 1đến 3 vịm vẫn cịn rất nhỏ, khó có
thể sản xuất hàng hóa theo quy mơ lớn, do đó cần nâng cao quy mơ, mở rộng diện

tích đất canh tác trồng nấm rơm của hộ gia đình bằng việc áp dụng kĩ thuật, đầu tư
vốn sẽ mang lại năng suất, sản lượng cao, dẫn đến phát triển kinh tế của vùng.

22


4.2.3 Tình hình trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho sản xuất
Bảng 8: Tình hình trang bị TLSX của hộ (Tính BQ/hộ)
Hộ nghèo
Hộ khơng nghèo
Chỉ tiêu
ĐVT
Số
Thành tiền
Số
Thành tiền
lượng
(nghìn đồng) lượng (nghìn đồng)
Máy bơm nước Cái
0.375
273.8
0.95
693.5
Bình phun nước Cái
1
150.0
0.84
126.0
Khn đạp
Cái

1.75
43.8
2.11
52.8
Quạt sưởi
Cái
0
0.0
0.08
32.0
Nilon
Cái
31.75
952.5
31.79
953.7
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)
Qua tình hình sử dụng tư liệu sản xuất của 45 hộ đã điều tra, tôi nhận thấy
rằng việc đầu tư trang thiết bị cho việc sản xuất trồng nấm của các hộ còn rất đơn
giản, phù hợp với quy mô nhỏ nông hộ. Việc trồng nấm khơng địi hỏi cao về cơng
lao động nhưng để trồng nấm rơm có hiệu quả thì cần các trang thiết bị kĩ thuật, tư
liệu sản xuất phù hợp để nâng cao năng suất. Qua bảng B ta có thể thấy sự chênh
lệch của việc đầu tư các tư liệu sản xuất phục vụ của 2 nhóm hộ là khá chênh lệch.
Hiện nay, mỗi gia đình với quy mơ nhỏ, trung bình họ chỉ sử dụng một máy bơm
nước, đây là tư liệu sản xuất có giá trị cao nhất trong số các tư liệu người dân sử
dụng. Người dân sử dụng máy bơm nước phục vụ cho việc làm sạch rơm, và ủ rơm
trong giai đoạn đầu của việc trồng 1 lứa nấm, và có thể dùng kết hợp với hệ thống
ống dẫn để thay cho việc bơm tưới nấm, giảm công lao động. Số lượng máy bơm
nước của các hộ không nghèo là 0,95 cái, tức là trung bình các hộ này đều có máy
bơm, đối lập hồn tồn với nhóm hộ nghèo với 0,375 cái, và trên thực tế cịn thấp

hơn. Có tình trạng này là do chi phí cho mỗi máy bơm nước cao, khoảng 730,5
nghìn đồng và có thể sử dụng được khoảng 3-4 năm. Vì thế nhóm hộ nghèo vẫn sử
dụng các phương pháp truyền thống dùng bình tưới với giá rẻ hơn rất nhiều,
khoảng 150 nghìn đồng/ cái và sử dụng rất lâu, hầu như là chưa phải thay cái mới.
Để đóng rơm vào bịch nilon thì người dân sử dụng trung bình từ 2-3 khn
đạp (tuỳ theo số lượng thành viên tham gia), với khoảng 400-600 bánh rơm thì có
23


thể hồn thành chỉ trong vịng 1 buổi với 3 cơng lao động. Và chi phí cho việc mua
khn đạp chỉ mất trung bình khoảng 80 nghìn đồng. Vì thế số lượng khuôn đạp
chỉ phụ thuộc vào số lao động.
Cũng theo bảng 8, thì chỉ có đầu tư cho nilon để đóng bánh là khơng có sự
chênh lệch giữa các nhóm hộ. Điều này rất dễ lý giải vì lượng nấm trồng của các hộ
giống nhau cho một vụ. Nilon dung để đóng bao định hình các bánh nấm, tạo môi
trường thuận lợi cho meo giống phát triển. Nilon được bán theo kg và người dân
mua về tự cắt cho phù hợp với việc đóng bánh.
Quạt sưởi là một phương tiện kỹ thuật mới được phát hiện để giúp cho việc
sản xuất nấm vào mùa lạnh. Đây là loại quạt dùng để sưởi ấm vào mùa đông nhưng
lại được sử dụng như 1 tư liệu sản xuất. Quạt sưởi này có giá khoảng 400.000 đồng
và chỉ mới được một số ít hộ khơng nghèo sử dung, các hộ cịn lại vẫn chưa dám
đàu tư vì chưa thấy được hiệu quả của nó, và cũng theo phần lớn trong họ thì
phương pháp cư của họ là đủ để họ sản xuất.
Nilon dung để đóng bao định hình các bánh nấm, tạo môi trường thuận lợi cho
meo giống phát triển. Nilon được bán theo kg và người dân mua về tự cắt cho phù
hợp với việc đóng bánh.
Một tư liệu sản xuất không thẻ thiếu trong sản xuất nấm rơm là nhà trồng nấm.
Nhà trồng nấm này được làm từ các nguyên liệu thô sơ như tre rơm, và thời gian sử
dụng khoảng từ 2 – 3 năm. Nhà vịm có giá trung bình khoảng 1.200.000 đồng và
tiền cơng để xây dựng là 700.000 đồng. Việc xây dụng nhà vịm có thể do người

dan tự thực hiện hoặc thuê người trong xã làm. Theo điều tra thì chỉ có người dân
thơn Vĩnh Lưu là ít phải th người làm vịm nhất. và đây cũng là thơn có nhiều
ngườii làm vịm nhất xã. Cũng theo điều tra các hộ nghèo đều tự làm vòm, chỉ trừ 2
hộ neo đơn phải thuê người làm.
4.2.4. Cơ cấu thu nhập
Hiện nay, trồng nấm đã và đang đem lại lợi ích rất lớn cho thu nhập của người
sản xuất, mặc dù nó được coi là nghề phụ làm vào lúc nông nhàn. Trồng nấm được
coi là một trong những phương thức sản xuất giúp hộ nông dân xố đói, giảm
nghèo. Nhiều gia đình nhờ trồng nấm đã thốt nghèo, có được cuộc sống ổn định
24


hơn. Với ưu thế quay vòng vốn nhanh, cho thu nhập thường xuyên, và đầu tư chi
phí thấp nên mức độ rủi ro khi trồng nấm là thấp. Người dân ở đây cho biết trồng
nấm tuy không đem lại nhiều tiền một lúc nhưng nó cho thu nhập thường xuyên
nên có đựơc “đồng ra, đồng vào” trong lúc giáp hạt, những dịp ma chay, cưới hỏi,
lễ tết, hay học phí cho con cái. Điều này giúp cho các khoản thu cuối vụ như lúa,
lợn,, sẽ được dung vào mục đích tích lũy hoặc mua sắm tiện nghi, cải thiện đời
sống.
Bảng 9: Đóng góp từ thu nhập trồng nấm đối với tổng thu nhập của hộ
Hộ Nghèo
Hộ khơng nghèo
Tiền (nghìn đồng) Tỷ lệ %
Tiền (nghìn đồng)
Tỷ lệ %
Lúa
10350
45,93
15416
32,68

Chăn ni
650
2,88
1962
4,16
Nấm
8688
38,55
15642
33,16
Màu
306
1,35
79
0,16
Khác
2538
11,26
14068
29,82
Tổng
22532
100
47167
100
(Nguồn: Số liệu điều tra 2010)
Theo Bảng 9, ta thấy được rằng nguồn nấm đóng vai trị rất lớn đối với thu
nhập kinh tế của hộ. Tuy nhiên mức độ đóng góp của nó ở mỗi nhóm hộ là khơng
như nhau. Ở nhóm hộ nghèo tỷ lệ này là 38.55%, trong khi tỷ lệ đố ở hộ không
nghèo là 33,16, như vậy tỷ trọng đóng góp của nấm đối với hộ nghèo cao hơn hộ

không nghèo. Tuy nhiên so sánh tỷ lệ giữa sản xuất nấm rơm ở hộ nghèo đối với
lúa lại nhỏ hơn ở hộ khơng nghèo. Thêm vào đó số tiền thu được từ trồng nấm
cũng tăng khi thu nhập từ lúa, như vậy sản xuất nấm và sản xuất lúa có mối quan hệ
hữu cơ. Có được điều này là do sản xuất lúa tạo ra nguyên liệu để phát triển nấm,
khi nguồn nguyên liệu dồi dào thì việc sản xuất nấm cuang phát triển. Thêm vào
việc nấm ban đầu chỉ là để tận dụng nguồn phế liệu để tăng gia sản xuất thoát
nghèo.

25


×