PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nước ta có khoảng 77% dân số sống bằng nghề nông nghiệp tập trung chủ
yếu ở vùng nông thôn. thì vấn đề phát triển nông nghiệp đóng vai trò rất quan
trọng trong việc phát triển nền kinh tế nông thôn và kinh tế nói chung của đất
nước. Tuy nhiên, thực trạng phát triển nông nghiệp nông thôn luôn chậm chạp và
không đồng đều. Điều này, một phần là do đặc điểm nền kinh tế nông nghiệp
nước ta sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Một phần, là vì người dân không chủ động
được vốn đầu tư tái sản xuất mở rộng quy mô. Từ đó hiệu quả sản xuất nông
nghiệp chưa cao và công cuộc xóa đói giảm nghèo gặp nhiều cản trở.
Không phải là tất cả, nhưng không thể phủ nhận rằng vốn đóng một vai trò
quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp nói riêng và kinh tế đất nước nói
chung. Nhận thức được vấn đề này, nhiều tổ chức tín dụng và các chương trình
tín dụng như: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Ngân hàng
Chính sách, NAV, ADB, ICCO,… đã và đang đáp ứng nhu cầu về vốn cho
người dân.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động thì các tổ chức, các chương trình tín
dụng không có hiệu quả như nhau. Thậm chí cùng một tổ chức, cùng một
phương thức cho vay vốn nhưng trên những địa bàn khác nhau, với những đối
tượng khác nhau thì hiệu quả cũng không giống nhau. Điều này sơ lược chúng ta
có thể giải thích rằng những chương trình khác nhau có cơ cấu tổ chức, quy chế
tín dụng, hình thức hoạt động, khác nhau dẫn đế hiệu quả cũng sẽ khác nhau.
Và trong những vùng khác nhau, với những đối tượng khác nhau thì nhu cầu về
lượng vốn, lãi suất, thời gian vay vốn, cách thức trả vốn lãi, là không giống
nhau.
Là một huyện vùng cao của tỉnh Thừa Thiên Huế, với đa số là người dân
tộc Pacô sinh sống. A Lưới có nhiều dự án, tổ chức tín dụng đã và đang hoạt
động như; Ngân hàng Chính sách, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn, dự án ICCO, Tổ chức bánh mỳ thế giới,… Tuy nhiên thực trạng hoạt động
1
của các tổ chức tín dụng ở Huyện A Lưới cũng giống như thực trạng chung của
cả nước
Để đi vào tìm hiểu nguyên nhân của việc khác nhau hiệu quả của các tổ
chức tín dụng, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Xem xét các mô hình
tín dụng đang hoạt động tại Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
• Đánh giá các hệ thống tín dụng trên địa bàn Huyện A Lưới.
• Tìm hiểu tình hình vay và sử dụng vốn vay của người dân Huyện A Lưới.
• Đề xuất các giải pháp để thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng
2
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm tín dụng
Danh từ tín dụng (credit) xuất phát từ gốc La tinh là Credittum, nghĩa là sự
tin tưởng, tín nhiệm dùng để chỉ nhiều hành vi kinh tế rất phức tạp như: bán chịu
hàng hóa, cho vay, chiếc khấu, bảo lảnh, ký thác,…Trong mỗi hành vi này, hai
bên cam kết với nhau rằng: một bên thì trao quyền sử dụng một lượng giá trị,
được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật còn bên kia cam kết hoàn lại
lượng giá trị đó sau một thời gian nhất định, với điều kiện nhất định. [1]
Nhà kinh tế pháp khẳng định tín dụng như là: “một sự trao đổi giá trị tiền
hiện tại lấy một giá trị tiền tương lai”.
Theo luật ngân hàng quốc tế thì tín dụng được định nghĩa như sau: “Cấu
thành một nghiệp vụ tín dụng bất cứ một động tác nào, qua đó một người đưa
hoặc hứa đưa vốn cho một người khác dùng, hoặc cam kết bằng chữ ký cho
người này như đảm bảo, bảo chứng hay bảo lảnh mà có thu tiền”.[1]
Hoạt động tín dụng gồm hai quá trình là tạo lập, và sử dụng vốn, hay còn
gọi là huy động vốn và cho vay. Tín dụng không chỉ là một hình thức vận động
của vốn (quan hệ kinh tế) mà nó còn là quan hệ xã hội dựa vào lòng tin.
Tóm lại có thể định nghĩa: Tín dụng biểu hiện mối quan hệ kinh tế - xã hội
gắn với quá trình tạo lập và sử dụng vốn nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tạm
thời cho quá trình tái sản xuất và phục vụ đời sống, theo nguyên tắc hoàn trả. [1]
2.1.2. Tín dụng dự trữ và tín dụng sử dụng
Trong kinh doanh, tín dụng được coi là nguồn quan trọng để mở rộng quy
mô. Thực tế, tín dụng được sử dụng với hai vai trò là để hình thành tài sản và để
làm một khoản dự trữ.
Sử dụng tín dụng để hình thành tài sản là điều được nhiều người biết đến,
được thừa nhận rộng rãi. Đây chính là khoản tín dụng sử dụng.
Một lượng tín dụng không được dùng trong thực tế nhưng lại có thể được
cung cấp và nó được xem như là một khoản dự trữ chính là tín dụng dự trữ. [2]
3
Như vậy, tổng lượng tín dụng có thể cung cấp gồm tín dụng đã sử dụng để
mua sắm và tín dụng chưa dùng để dự trữ. Chỉ khi tín dụng trong vai trò tín dụng
sử dụng thì chúng mới trở thành món nợ, còn khi tín dụng còn là tín dụng dự trữ
thì chúng vẫn chưa phải là một món nợ.
Trong kinh doanh, các chủ thể sản xuất đều phải duy trì một mức tín dụng
dự trữ nhất định. Chỉ khi vay tới một giới hạn với tất cả các nguồn có thể có thì
mới không còn tín dụng dự trữ. [1]
2.1.3. Tín dụng nông thôn
Tổ chức tín dụng: là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của
Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh
doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền
gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán.[3]
Các tổ chức tín dụng nước ta gồm: Tổ chức tín dụng nhà nước; Tổ chức tín
dụng cổ phần của nhà nước và tư nhân; tổ chức tín dụng hợp tác.[3]
Chương trình tín dụng: Trong kinh tế quốc tế, ngoài tín dụng thanh
toán và đầu tư ở tầm vi mô giữa các doanh nghiệp khác nước với nhau, còn có
các chương trình tín dụng vĩ mô giữa các chính phủ, các chương trình tín dụng
vi mô của các tổ chức phi chính phủ. Trong nội bộ từng quốc gia, tùy theo mục
tiêu chiến lược kinh tế cụ thể mà có các chương trình tín dụng riêng biệt đặc thù
trong từng lĩnh vực trong một thời kỳ nhất định. Đối với các tổ chức phi chính
phủ có hoạt động tài chính vi mô cần phân biệt hai loại:
• Các dự án chỉ hoạt động tài chính qui mô,
• Các dự án có hoạt động tài chính quy mô lồng ghép với các hoạt
động khác.[2]
Nhiều tổ chức phi chính phủ chỉ coi tài chính vi mô như là một phương tiện
để đạt được mục đích chứ không phải bản thân nó là mục đích. Một số tổ chức
đã sử dụng tài chính vi mô để thực thi các chương trình giáo dục sức khỏe và kế
hoạch hóa gia đình. Các tổ chức này có thể mang lại hiệu quả cao.
2.1.4. Chính sách tín dụng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân
2.1.4.1. Tỷ lệ lãi suất cho vay
4
Lãi suất được hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá trị của tín dụng, giá
cả của quan hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn dưới hình
thức tiền tệ hoặc các dạng tài sản khác nhau. Khi đến hạn, người đi vay sẽ
phải trả cho người cho vay một khoản tiền dôi ra ngoài số tiền vốn gọi là tiền
lãi.[4] Tỷ lệ phần trăm của số tiền lãi trên số tiền vốn gọi là lãi suất, lãi suất
phản ánh chi phí cơ hội mà người sử dụng tiền phải bỏ ra để thu được lợi
nhuận.
Lãi suất là cơ sở để cho các cá nhân cũng như các doanh nghiệp đưa ra
các quyết định kinh tế của mình như: chi tiêu hay để dành tiết kiệm; đầu tư
số vốn tích lũy được vào danh mục đầu tư này hay danh mục đầu tư khác.
Mặc khác, lãi suất lại là một công cụ điều tiết cho vay kinh tế rất nhạy bén
và có hiệu quả: thông qua việc thay đổi mức và cơ cấu lãi suất trong từng
thời kỳ nhất định, chính phủ có thể tác động đến qui mô và tỷ trọng các loại
vốn đầu tư, từ đó có thể điều chỉnh được cơ cấu, tốc độ tăng trưởng, sản
lượng, tỷ lệ thất nghiệp và tình trạng lạm phát trong nước.[2] Trong những
điều kiện nhất định của nền kinh tế mở, chính sách lãi suất còn được sử dụng
như một công cụ góp phần điều tiết đối với các luồng vốn đi vào hay đi ra
đối với một quốc gia, tác động đến tỷ giá và điều tiết sự ổn định của tỷ giá,
ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân thanh toán và các quan hệ thương mại quốc
tế.
Đối với các nước kinh tế thị trường phát triển và theo đuổi chính sách
tự do hoá tài chính (financial liberalization), lãi suất được hình thành trên cơ
sở thị trường, tức là do quan hệ giữa cung và cầu về vốn trên thị trường
quyết định. Tại những nước này, lãi suất đã trở thành một trong những chỉ
tiêu quan trọng được quan tâm theo dõi một cách chặt chẽ nhất. Trái lại,
trong các nước theo đuổi chính sách tài chính kiềm chế (financial repression)
và đặc biệt là các nước có nền kinh tế được tổ chức theo cơ chế kế hoạch hoá
tập trung, vai trò của lãi suất không được nhìn nhận một cách đúng đắn: lãi
suất mạng nặng tính chất bao cấp về hành chính trong toàn bộ khu vực kinh
5
tế quốc doanh và đảm bảo cho yêu cầu về “giới hạn ngân sách mềm” (soft
budget constraints) trong các hoạt động chi tiêu của chính phủ. Hậu quả đối
với các nước này là những mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu vốn
đầu tư, không thể kiểm soát được lạm phát và sự biến động của tỷ giá hối
đoái, tình trạng thiếu vốn trầm trọng do không có khả năng huy động vốn và
sử dụng vốn một cách hiệu quả, hệ thống thị trường tài chính bị chia cắt
manh mún không thể kiểm soát nổi và đày rẩy rủi ro (thị trường tài chính bị
phân đoạn) nên không thể góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các
nước này. [6]
Lãi suất càng cao thì cầu về mức vay có xu hướng giảm, cung về mức
vay có xu hướng tăng và ngược lại, lãi suất càng thấp thì cầu về mức vay có
xu hướng càng tăng và cung giảm. Theo lý thuyết kinh tế học của Paul
Samuelson thì: “Với lãi suất cao hơn và của cải ít hơn, những chi tiêu nhạy
cảm với lãi suất - đặc biệt là đầu tư có xu hướng giảm đi. Sự kết hợp giữa lãi
suất có xu hướng tăng lên, tín dụng thắt chặt hơn sẽ có xu hướng ít khuyến
khích đầu tư và chi tiêu, tiêu dùng”. Có thể nói việc kích thích hoặc hạn chế
đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn chịu ảnh hưởng của qui luật
cung cầu về tiền tệ như đã dẫn ra ở trên. Mức lãi suất cho vay càng cao càng
làm tăng chi phí sử dụng vốn của người sản xuất trong nông nghiệp lên càng
lớn và đương nhiên càng làm giảm lợi ích của họ và hệ quả là người sản xuất
sẽ phải cắt giảm đầu tư. Vậy nên để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển
cần phải hạ lãi suất xuống mức cần thiết thích hợp. Đương nhiên khi thực
hiện chính sách cắt giảm lãi suất, yêu cầu phải đảm bảo điều kiện lãi suất
dương, đủ bù đắp được các khoản chi phí. Thực tế nếu lãi suất vay vốn bằng
không (vay không trả lãi) thì về lâu dài phía nhà nước hoặc các tổ chức tín
dụng sẽ không có đủ khả năng cung ứng vốn, còn về phía người vay vốn sẽ
không quan tâm đến chi phí sử dụng vốn vay và họ cũng không nhất thiết
phải tìm các giải pháp để tăng doanh thu, giảm chi phí,…và hệ quả là hiệu
quả sử dụng vốn vay thấp và làm thiệt hại đến lợi ích của xã hội. Tuy sự ưu
đãi của Chính phủ thông qua việc cố gắng cung cấp tín dụng với lãi suất thấp
6
cho người nghèo và nông dân để họ phát triển sản xuất và các hoạt động kinh
doanh đã có những ảnh hưởng ngắn hạn và trung hạn tích cực đối với sản
xuất nông nghiệp do tăng đầu tư tín dụng bao cấp.[4] Nhưng tín dụng ưu đãi
lại hạn chế khả năng của các tổ chức tài chính vi mô đáp ứng một cách lâu
dài các nhu cầu ngày càng tăng của các hộ.
2.1.4.2. Các vấn đề thuộc về thủ tục cho vay, trả nợ vay
Thủ tục ở đây được hiểu là một tập hợp các bước, các công việc cần
thiết nhất định phải tiến hành giữa người đi vay và người cho vay để thực
hiện hoàn thành theo trình tự một nghiệp vụ tín dụng.
Một nghiệp vụ tín dụng phải trải qua ba giai đoạn: giai đoạn cấp tín
dụng, giai đoạn ưu đãi và giai đoạn hoàn trả. Vì vậy có thể hình dung rằng:
thủ tục là các bước công việc cần thiết phải tiến hành, diễn ra trong quan hệ
giao dịch giữa người đi vay và người cho vay trong suốt quá trình cho vay và
thu hồi vốn vay.[1] Thủ tục càng đơn giản (ít công việc, ít bước, ít giầy
tờ…)thì quan hệ giữa người đi vay và người cho vay càng gần gũi, chi phí
cho việc hoàn thành các thủ tục cho món vay càng nhỏ, người đi vay càng dể
tiếp cận đối với các tổ chức tín dụng, khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín
dụng của người cần vay càng lớn…và ngược lại.
Tuy nhiên, cũng cần khẳng định lại rằng thủ tục là điều kiện cần thiết
không thể loại bỏ. Giá trị món vay luôn đòi hỏi phải được đảm bảo trên cơ sở
các văn bản có tính pháp lý và ràng buộc về trách nhiệm dân sự giữa người
đi vay và người cho vay. Vấn đề đặt ra là phải đảm bảo tính pháp lý cao
nhưng thủ tục phải đơn giản ở mức cần thiết, cần phải cập nhật, phổ cập hoá
để mọi người dân có thể dễ dàng tiếp cận và chấp nhận tham gia vay vốn đầu
tư được thuận lợi nhất.
2.1.4.3. Thời gian cho vay
Thời hạn cho vay là một khoản thời gian được tính từ khi khách hàng
bắt đầu nhận tiền vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi tiền vay đã
7
được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách
hàng.[2]
Thời hạn vay liên quan trực tiếp đến độ thoả dụng của người vay vốn.
Thoả dụng ở đây là thoả mãn về thời gian mà người vay có quyền sử dụng
vốn phục vụ cho mục đích chi tiêu và đầu tư cho mình. Mỗi một đối tượng
vay vốn đều có nhu cầu về thời gian sử dụng vốn khác nhau, điều đó được
quy định bởi đặc điểm của hoạt động đầu tư và tiêu dùng như: loại hình
ngành nghề, đặc điểm sản phẩm và chu kỳ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm,
Đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp, dịch vụ nói chung hay trong
hoạt động sản xuất phát triển kinh tế hộ gia đình nói riêng thì tuỳ thuộc vào
đối tượng, mục đích nhu cầu về vốn được sử dụng để làm gì mà tổ chức tín
dụng có căn cứ xác định thời hạn cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn ha dài
hạn.[7]
Cho vay trung hạn, dài hạn đối với khách hàng cho vay vốn trung hạn,
dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, đời sống. Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với thời hạn thu
hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và tính chất nguồn
vốn cho vay của tổ chức tín dụng (12 tháng đến 5 năm).[7]
Nhu cầu vay vốn ngắn hạn dùng cho đầu tư mua sắm các tư liệu sản xuất
trực tiếp như: giống, thức ăn, phân bón, trả công lao động hoặc các chi phí
phục vụ cho các nhu cầu cấp thiết có trong một chu kỳ sản xuất. Việc thu hồi
vốn lưu động có thể thực hiện trọn vẹn ngay sau chu kỳ sản xuất đó.
Nhu cầu vay vốn trung hạn và dài hạn dùng cho đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng và tài sản cố định có giá trị lớn như: mua máy cày, máy xay xác, máy
bơm, đào ao, trồng cây lâu năm, chăn nuôi đại gia súc…các khoản dầu tư
này hình thành nên các tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng tương đối
dài. Nguồn vay sử dụng cho mục đích này được chuyển hoá thành nguồn vốn
cố định một thời gian sử dụng một phần giá trị của nó bị tiêu hao và kết tinh
8
vào giá trị sản phẩm. Nó được thu hồi và tạo thành nguồn để trả nợ vay
thông qua việc trích khấu hao từ tiêu thụ sản phẩm qua từng chu kỳ sản xuất
(thường là hàng năm). Như vậy, nếu vay đầu tư tài sản có giá trị lớn thì việc
trả nợ xong các món vay chỉ thực hiện được sau một số chu kỳ sản xuất hoặc
là một số năm sau đó.[2] Trong nhiều trường hợp sau khi trả nợ xong, người
đi vay chỉ còn lại một nguồn vốn duy nhất đó là các đối tượng được hình
thành từ nguồn vốn vay trung, dài hạn đó, nay vẫn còn giá trị sử dụng (tuy đã
khấu hao hết), vẫn tiếp tục tham gia vào các chu kỳ sản xuất tiếp theo và tạo
ra lợi ích, phần lợi ích sinh ra trong suốt quá trình sử dụng còn lại của các
đối tượng đó được xem như một phần tích lũy được từ kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh có vay vốn ở trên.
Như vậy, trong điều kiện sản xuất bình thường và các yếu tố rủi ro, việc
vay vốn ngắn hạn để đầu tư mua giống, phân bón, thức ăn phục vụ chăn
nuôi trồng trọt gia đình thì hộ vay vốn hoàn toàn có khả năng hoàn trả hết
các món nợ đúng hạn. Nhưng nếu họ vay các khoản vay ngắn hạn để đầu tư
cho mực đích lâu dài như trồng cây lâu năm, chăn nuôi đại gia súc, mua sắm
tài sản cố định thì chắc chắn họ sẽ không trả nợ đúng hạn. Ở đây phát sinh ra
một yêu cầu trong quản lý là giám sát việc sử dụng vốn vay có đúng mục
đích như trong bản cam kết vay vốn hay không. Đây là công tác rất quan
trọng giúp cho tổ chức tín dụng kiểm tra thực tế việc sử dụng tiền vốn vay,
có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng đồng vốn vay, khả năng trả nợ
của người đi vay và thu hồi vốn của tổ chức tín dụng.[3] Việc sử dụng vốn
vay không đúng mục đích sẽ phát sinh nhiều rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát
của cả người vay vốn lẫn tổ chức tín dụng, dễ dẫn đến những kết quả không
mong muốn trong công tác quản lý tín dụng.
2.1.4.4. Mức cho vay
Đối với hình thức cho vay có thế chấp, giá trị món vay luôn được xác
định trên cơ sở tài sản thế chấp, do vậy đề cập đến mức vay ở trường hợp
này không phải là mục đích cần xem xét
9
Đối với các hình thức cho vay tín chấp, mức cho vay là số tiền tối đa mà
các tổ chức tín dụng có thể cho người cần vốn vay. Vì người đi vay không
phải thế chấp tài sản cho giá trị của món vay nên các tổ chức tín dụng
thường ấn định ra một số mức vay tối đa nào đó tương ứng với khả dĩ có thể
trên thực tế nhằm giảm thiểu các rủi ro về tín dụng có thể xảy ra. Mức cho
vay là một khái niệm luôn luôn gắn liền với hình thức cho vay không có tài
sản bảo đảm tiền vay.[1]
Việc các tổ chức tín dụng cho vay theo hình thức tín chấp là một cơ hội
tiếp cận tốt đối với các đối tượng không có tài sản thế chấp. Tuy nhiên việc
khống chế ấn định mức cho vay của các tổ chức tín dụng đối với các đối
tượng không có thế chấp đã có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu lượng vốn vay,
các tổ chức tín dụng phải nâng cao nhưng lại bị cản bởi rào cản rủi ro tín
dụng, do vậy việc loại bỏ mức cho vay là không thể, nó là nguyên tắc cần
thiết có tính chất bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng trong hình thức cho
vay theo tín chấp.
2.1.4.5. Thời gian và hình thức thu hồi vốn vay
Kỳ hạn trả nợ là các khoản thời gian trong thời hạn cho vay được thoả
thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng mà tại cuối mỗi khoảng thời gian
đó khách hàng phải trả một phần hoặc toàn bộ số tiền vay cho tổ chức tín
dụng.
Thời gian thu hồi vốn vay được hiểu là thời gian bắt đầu từ khi người
vay nhận được khoản tiền vay đến khi thực hiện lần trả tiền đầu tiên về lãi
hoặc nợ gốc. Hình thức cho vay, thời gian thu hồi vốn vay cũng có thể hiểu
là hình thức người đi vay phải trả một lần hay nhiều lần, trả lãi riêng hoặc
gộp chung với nợ gốc.[2]
Cơ sở của việc lựa chọn hình thức và thời gian thu hồi vốn cho vay được
các tổ chức tín dụng tính toán trên cơ sở lý thuyết giá trị hiện tại (hoặc tương
lai) của dòng tiền hoặc lợi nhuận cá nhân của các tổ chức tín dụng. Thông
10
thường các tổ chức tín dụng sử dụng các hình thức cho vay sau đây (các hình
thức này được coi là các công cụ của thị trường tín dụng)
- Cho vay đơn: Người vay phải trả một lần cả lãi lẫn gốc sau một thời
gian nhất định.
- Cho vay theo hình thức trái phiếu chiết khấu (trả lãi trước): Hình thức
này cũng tương tự như cho vay đơn. Nghĩa là người đi vay cũng phải trả tiền
một lần cả lãi lẫn gốc sau khi kết thúc một kỳ hạn vay. Nhưng hình thức này
khác cho vay đơn ở chỗ: Người đi vay phải trả cho người cho vay một khoản
tiền vào lúc đến hạn được gọi là giá trị danh nghĩa song anh ta lại nhận một
số tiền nhỏ hơn giá trị danh nghĩa lúc khởi đầu vay.
- Trái phiếu Coupon: Là loại trái phiếu đầu tư dài hạn, hình thức này đòi
hỏi người vay phải trả lãi kỳ cuối cùng với giá trị danh nghĩa (vốn gốc) vào
lúc mãn hạn.
- Cho vay hoàn trả cố định: Hình thức này đòi hỏi người vay phải trả
một cách đều đặn theo định kỳ số tiền bao gồm cả lãi và gốc và tất nhiên khi
mãn hạn người đi vay không phải trả toàn bộ số tiền gốc.[2]
Tương ứng với mỗi hình thức cho vay nói trên các tổ chức tín dụng áp
đặt một mức lãi suất để đảm bảo thu được một suất lợi mãn hạn theo ý muốn
có lợi nhất. Như vậy, trong việc lựa chọn sử dụng các hình thức cho vay có
ba vấn đề cần bàn: Một là ảnh hưởng của vấn đề cách thu lãi và vốn vay; hai
là vấn đề về thời gian; ba là ảnh hưởng của lãi suất cho vay tương ứng được
áp dụng trong hình thức đó. Do vấn đề về lãi suất đã được đề cập ở phần
trên, nên chúng ta chỉ quan tâm đến cách thu và thời gian thu hồi lãi và vốn
vay.
Việc thu lãi riêng, vốn riêng, một lần hoặc chia nhiều lần theo chu kỳ
hoặc gộp chung cả vốn lẫn lãi đều có tác động đến thái độ của người vay
theo nhiều cách khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích vay và đặc điểm của loại
hình đầu tư. Người đi vay có thể chấp nhận kiểu trả tiền đều đặn theo kỳ
11
hoặc trả một lần vào ngày đến hạn nếu vốn vay cho ngành đầu tư có thể cho
ra nhiều vòng đời sản phẩm trong thời gian vay vốn. Nhưng cũng chính họ
khó chấp nhận kiểu trả tiền hàng tháng, quý nếu vốn vay để đầu tư vào
ngành sản xuất chỉ cho ra một vòng đời sản phẩm ở cuối kỳ vay.[1]
2.1.4.6. Chính sách cho vay kết hợp hỗ trợ các biện pháp khác
Đây là chính sách khuyến mại vay vốn của Nhà nước và các tổ chức tín
dụng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay để đạt được mục tiêu tăng
khả năng thu hồi nợ vay.
Hỗ trợ ở đây không chỉ là kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, nghề nghiệp
dịch vụ, mà còn bao hàm nhiều vấn đề khác có liên quan đến việc sử dụng có
hiệu quả vốn vay, như là kỹ năng quản lý vốn vay, năng lực tiếp cận thị
trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản
xuất, hội thảo cộng đồng vay vốn về các vấn đề phát sinh trong quá trình vay
vốn…nhằm tạo ra một môi trường đồng bộ có tính tích cực, xử lý những vấn
đề tồn tại, hỗ trợ cho mục đích chính là sử dụng có hiệu quả vốn vay và tính
khả thi trong việc thu hồi vốn và lãi suất cao.[2]
Các đối tượng tham gia vay vốn ở nông thôn phần lớn là các hộ nông
dân sản xuất nông nghiệp nghèo khó neo đơn, kinh nghiệm và khả năng rất
hạn chế, việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng còn khó khăn, kỹ năng quản lý
vốn hầu như chưa có kinh nghiệm…Vì vậy, việc áp dụng chính sách cho vay
kết hợp hỗ trợ các biện pháp kỹ thuật đồng bộ đi kèm như: tập huấn kỹ thuật
trồng trọt, chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh, tập huấn và đào tạo kỹ năng sử
dụng vốn vay cho người vay vốn có tác dụng rất lớn trong việc khuyến khích
vay vốn đầu tư cải thiện thu nhập của hộ nông dân nghèo.
2.1.5. Vai trò của tín dụng
Thứ nhất, tín dụng góp phần nâng cao đời sống của người dân và thực
hiện chính sách xã hội khác của Nhà nước
Hiện nay, đại bộ phận nông dân là những người nghèo, có mức thu nhập
thấp. Họ không có đủ vốn để mua cây con giống, phân bón, vật tư sản suất cũng
12
như đầu tư phát triển mở rộng sản suất, chuyển đổi cơ cấu sản suất. Vì vậy năng
suất cây trồng vật nuôi thấp, kéo theo thu nhập hộ gia đình thấp. Do đó, phần
tích lũy tiết kiệm của họ hầu như không có hoặc ít không đáng kể. Chính vì
nguồn tiết kiệm quá ít nên mức đầu tư cho sản xuất thấp và kết quả là năng suất
thấp. Vòng luẩn quẩn đó sẽ kéo dài mãi nếu không có sự tác động từ bên ngoài.
[2]
Thông qua các ưu đãi về vốn, lãi suất, điều kiện và thời hạn vay đối với
người nghèo và các đối tượng chính sách, tín dụng đã đóng vai trò quan trọng
trọng trong việc thực hiện các chính sách việc làm, dân số, y tế, giáo dục, các
chương trình xoá đói giảm nghèo, công bằng xã hội.
Thứ hai, tín dụng góp phần tạo ra và duy trì quy mô sản xuất và kinh
doanh phù họp.
Trong hầu hết các cơ sở sản xuất nông nghiệp luôn tồn tại sự lệch pha giữa
nhu cầu và khả năng về vốn. Tín dụng ra đời như một đòi hỏi tất yếu khách quan
để giải quyết sự lệch pha này. Từ nguồn vốn tín dụng các cơ sở sản xuất nông
nghiệp sẽ mua được đầy đủ các yếu tố đầu vào còn thiếu để thực hiện các hoạt
động sản xuất của mình, đồng thời duy trì được các hoạt động đó một cách liên
tục.[2]
Thứ ba, tín dụng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh,
khai thác các nguồn lực địa phương .
Tính chất thời vụ thể hiện rất rỏ nét trong hoạt động sản xuất kinh doanh
nông nghiệp. Nguồn vốn từ các khoản tín dụng sẽ giúp các cơ sở sản xuất nông
nghiệp bù đắp được chi phí những thời kỳ chưa có thu nhập, làm cho quá trình
sản xuất được liên tục, tính tự chủ trong sản xuất nông nghiệp của các cơ sở sản
xuất củng được mở rộng. Ngoài việc bù đắp các khoản thiếu hụt vốn tín dụng
còn giúp người sản xuất có thể mua sắm máy móc, mở rộng qui mô sản xuất, đầu
tư thâm canh để nâng cao chất lượng, khối lượng sản phẩm, tiết kiệm lao động,
đem lại thu nhập cao hơn.[2]
Thứ tư, tín dụng góp phần thực hiện điều chỉnh kinh doanh.
13
Trong nền kinh tế thị trượng hiện nay, yêu cầu về hàng hóa của các khách
hàng thường xuyên có sự biến đổi. Chính sự thay đổi của thị trường buộc các
nhà sản xuất phải có sự điều chính trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình cho phù hợp. Trong hoàn cảnh đó, tín dụng chính là nguồn quan trọng để
các cơ sở sản xuất thực hiện điều chỉnh sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.
Nguồn vốn tín dụng họ có thể đầu tư mua giống mới để có sản phẩm chất lượng
cao hơn hoặc mua dây chuyền mới để tạo ra nhiều loại sản phẩm, mẩu mã đa
dạng.[2]
Thứ năm, tín dụng góp phần giải quyết các biến dạng và hạn chế các
rủi ro trong sản xuất kinh doanh.
Những biến động về giá cả của các yếu tố đầu vào thường có tác động rất
mạnh đến người sản xuất. Lúc này các khoản tín dụng sẽ giúp khắc phục các khó
khăn về vốn, đảm bảo được các hoạt động sản xuất theo dự định. Hơn thế, các cơ
sở sản xuất có thể sử dụng vốn vay để mua một số yếu tố đầu vào dự trữ cho các
hoạt động sản xuất.
Ngoài những ảnh hưởng về giá sản xuất nông nghiệp còn chịu ảnh hưởng
rất lớn về điều kiện tự nhiên như thời tiết, dịch bệnh,…Tín dụng được coi là yếu
tố góp phần ngăn ngừa những yếu tố bất lợi trong kinh doanh, chống lại hoặc
hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.[2]
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tín dụng nông thôn ở một số nước trên thế giới
* Tín dụng nông nghiệp nông thôn ở Nhật Bản
Chính phủ Nhật Bản khuyến khích phát triển nông nghiệp bằng cách thành
lập ngân hàng nông – công nghiệp địa phương, Vào những năm 1960 Chính Phủ
Nhật Bản đã có chương trình cho vay để tăng đầu tư cho nông nghiệp, cho vay
để mua sắm tài sản, mở rộng đất trang trại, xây dựng cơ sở hạ tầng. Nguồn vốn
là từ Chính Phủ và tư nhân thông qua Hợp tác xã nông nghiệp. Lãi suất cho vay
phát triển nông nghiệp là lãi suất thấp, thời gian cho vay là dài hạn. Hợp tác xã
nông nghiệp ở Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nông
14
nghiệp ở Nhật Bản, sự hình thành của Hợp tác xã nông nghiệp là huy động tiết
kiệm và vốn dư thừa từ nông nghiệp và nông dân cho vay các thành phần kinh tế
kinh doanh ngoài nông nghiệp.
* Tín dụng nông nghiệp nông thôn ở Philippin
Hệ thống tín dụng chính thống cung cấp vốn tín dụng cho nông nghiệp,
nông thôn ở Philippin bao gồm: Các Ngân hàng nông thôn, ngân hàng tiết kiệm,
các Ngân hàng thương mại và các Ngân hàng của Chính phủ . Ngân hàng nông
thôn là tổ chức tín dụng chính thống lớn nhất, chuyên cung cấp tín dụng cho
nông nghiệp, nông thôn. Chính phủ Philippin đã có những chính sách tín dụng
phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Từ năm 1975, Chính phủ đã có chỉ tiêu bắt buộc các Ngân hàng thương mại
phải dành tối thiểu 25% cho vay ngành nông nghiệp. Từ năm 1986 trở lại đây,
Chính phủ Philippin đã ban hành chính sách tín dụng mới và được thực hiện
dưới sự bảo trợ của hội đồng chính sách tín dụng nông nghiệp, nội dung chính
sách này bao gồm: Chấp nhận cơ chế thị trường, giảm trợ cấp ưu tiên trong Ngân
hàng nông nghiệp, chấm dứt các hoạt động cho vay trực tiếp của các hoạt động
cho vay trực tiếp của các cơ sở Nhà nước phi tài chính, cung cấp các dịch vụ và
thực hiện cơ chế bảo hiểm để giảm rủi ro khi thực hiện cho vay.[3]
* Tín dụng nông nghiệp nông thôn ở Đài Loan
Nhờ có chiến lược phát triển kinh tế phù hợp có biện pháp quản lý hiệu quả,
trong đó có chính sách trợ vốn và sử dụng vốn mà Đài Loan đã đạt được thành
tựu kinh tế to lớn.
Về chính sách khôi phục kinh tế, chính sách đã huy động tối đa nguồn vốn
trong nước thông qua chế độ ưu đãi về lãi suất, kết hợp với thu hút nguồn viện
trợ của Mỹ nhập khẩu thiết bị, kỹ thuật, khôi phục các cơ sở sản xuất công –
nông nghiệp. Chính phủ tập trung kiểm soát khu vực tài chính tiền tệ thông qua
các biện pháp:
15
-Nhà nước xác lập quyền sở hữu đại bộ phận các Ngân hàng, khống chế các
tổ chức Ngân hàng nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán nhằm hạn
chế cạnh tranh giữa hệ thống Ngân hàng trong nước và nước ngoài. Mức lãi suất
tiết kiệm vẫn do Chính phủ đặt ra.
- Chính phủ khuyến khích đầu tư tư nhân ra nước ngoài, nhằm khai thác mở
rộng thị trường, từ năm 1987 đã nới lỏng quyền kiểm soát ngoại hối cho phép
công dân Đài Loan có thể chuyển 5 triệu USD/năm ra nước ngoài và công dân
nước ngoài có thể chuyển vào đài Loan 200.000 USD/năm. Thông qua chính
sách đầu tư ra nước ngoài, Đài Loan đã phá vỡ hàng rào bảo hộ mậu dịch của
Mỹ, Nhật Bản và các nước phương tây, tiếp thu khoa học công nghệ mới ở nước
đầu tư. Mở quỹ cho vay ngoại hối với số vốn 5 tỷ USD tập trung vào thị trường
mà Đài Loan đang quan tâm.
-Chính phủ thực hiện các chính sách tiết kiệm chi tiêu, tăng thu và cân bằng
ngân sách, có cơ chế thuế hợp lý.
-Cho phép các Ngân hàng nước ngoài góp vốn liên doanh với các doanh
nghiệp trong nước, mức đóng góp không quá 40%.
-Chính phủ thực hiện chính sách ngoại thương năng động, luôn gắn chặt với
luật đầu tư và chuyển giao khoa học công nghệ từ nước ngoài vào, đồng thời
thực hiện đầu tư và chuyển giao khoa học công nghệ từ nước ngoài vào, đồng
thời thực hiện đầu tư và chuyển giao khoa học công nghệ sang các nước chậm
phát triển từ đó mà xây dựng được các khu chế xuất có hiệu quả cao.
-Trong lĩnh vực nông nghiệp ưu tiên phát triển nông nghiệp làm cơ sở tiền
đề phát triển công nghiệp. Nông dân được vay vốn với lãi suất thấp. Nhà nước
chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn: xây dựng đường sá, khu chế biến
nông sản tại chỗ, các quan hệ thị trường xây dựng trên nguyên tắc cạnh tranh tự
do: giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa nông nghiệp và nông dân, giữa nông
dân với nông dân, đã kích thích nông nghiệp phát triển mạnh.[3]
16
2.2.2. Bài học và kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu tín dụng nông nghiệp,
nông thôn các nước trên thế giới và và ở Việt Nam
Xuất phát từ những vấn đề phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về tín dụng
nông nghiệp, nông thôn ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam chúng ta rút
ra một số kết luận sau:
Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể mà mỗi nước có hình thức tín dụng nông
thôn khác nhau
Mỗi quốc gia đều phải hoạch định cho mình chính sách để thu hút, tạo vốn
và sử dụng hiệu quả vốn tín dụng phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể,
cũng như chiến lược phát triển kinh tế xã hội đã lựa chọn. Các chính sách về tạo
nguồn vốn tín dụng rất đa dạng, không có mô hình duy nhất đúng cho mỗi quốc
gia. Tuy nhiên, hầu hết các nước trên thế giới đều có hệ thống tín dụng giành
riêng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và đều có chung một mục tiêu là
cung cấp đủ vốn cho sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân, an toàn
lương thực, rút ngắn khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn.
Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc điều tiết hệ thống tín dụng
nông nghiệp, nông thôn.
Ở tất cả các nước, Chính phủ đều định ra các quyết sách điều tiết nền kinh
tế quốc dân thông qua việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô trong đó có
chính sách tiền tệ - tín dụng. Các chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn
đều có tác động trực tiếp khuyến khích các nhà đầu tư vào nông nghiệp nông
thôn, đầu tư cho Chính phủ theo các chương trình, xoá đói giảm nghèo trong
nông thôn.
Xác định huy động vốn trong nước là chính, tranh thủ nguồn vốn viện trợ
của nước ngoài, ổn định và phát triển các tổ chức tín dụng nông nghiệp nông
thôn.
Các tổ chức tín dụng phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn là đơn vị kinh tế
kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tự hạch toán, đảm bảo thu hồi vốn, tăng trưởng
17
vốn, cho vay với lãi suất ưu đãi hơn là đầu tư vào các ngành khác, đồng thời huy
động nguồn vốn dư thừa, tiết kiện trong dân cư để làm nguồn vốn cho vay chủ
yếu của các tổ chức tín dụng.
Sử dụng các phương thức cấp vốn đa dạng.
sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm riêng biệt so với ngành sản xuất
khác và hộ nông dân cũng có những đặc điểm riêng về trình độ, nhu cầu vay vốn,
cách sử dụng vốn vay…vì vậy áp dụng phương thức cấp tín dụng trực tiếp hay
gián tiếp, bằng tiền hay bằng hiện vật, trả lãi và vốn một lần hay nhiều lần…phải
phù hợp với đối tượng vay, với từng loại sản phẩm và từng vùng khác nhau.
Tín dụng ưu đãi là cần thiết cho nông nghiệp, nông thôn ở các nước đang
phát triển.
Ở các nước đang phát triển, đời sống nông dân khó khăn, chính trị xã hội ở
nông thôn không ổn định. Người nông dân thiếu vốn sản xuất, tỷ lệ hộ nghèo đói
cao, việc cung cấp tín dụng ưu đãi cho nông dân là nhu cầu bức thiết, các Chính
phủ cần tăng cường nguồn vốn cho chương trình tín dụng ưu đãi vì chỉ có nó mới
giúp cho hộ nông dân nghèo vay vốn để sản xuất. Đó cũng là điều kiện để xoá
đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nông thôn.[2]
18
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những tổ chức tín dụng đã và đang hoạt động tại Huyện A Lưới
từ năm 2001 đến nay.
Nghiên cứu những hộ có tham gia vay vốn tín dụng từ năm 2001 đến nay
3.2. Phạm vi nghiên cứu
• Nghiên cứu sẽ được tiến hành tại hai xã: Phú Vinh, Hồng Vân của huyện
A Lưới.
• Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ ngày 15/02/ 2007 đến ngày
15/ 05/ 2007.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Tình hình hoạt động của các tổ chức đã và đang hoạt động ở Huyện A Lưới
từ 2001 đến nay.
Cơ chế quản lý, quy chế tín dụng của các tổ chức tín dụng đang hoạt động.
Tình hình tham gia vay vốn của các hộ nông dân trên địa bàn Huyện A
Lưới.
Hiệu quả sử dụng vốn vay của những hộ vay vốn trên địa bàn Huyện A
Lưới
3.4. Phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập thông tín dữ liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của
địa phương, tình hình hoạt động của các tổ chức chương trình tín dụng trên địa
bàn.
Phỏng vấn người am hiểu (phỏng vấn bán cấu trúc và thảo luân nhóm cán
bộ tín dụng địa phương), tổ chức buổi hội thảo về cơ chế quản lý, các các quy
chế tín dụng, quy trình giải ngân vốn, trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức
Đoàn, Hội địa phương.
19
Phỏng vấn hộ: Phỏng vấn cấu trúc (dùng phiếu điều tra hộ được thiết kế
trước), và tổ chức hội thảo về ưu nhược điểm của các tổ chức tín dụng, khó khăn
của người dân khi tiếp cận và sử dụng nguồn vốn, nhu cầu người dân, đề xuất về
vấn đề vay vốn.
phương pháp chọn hộ: chọn ngẫu nhiên các hộ đang tham gia vay vốn
trong danh sách được cung cấp bởi cán bộ phụ trách về tín dụng.
Số lượng phỏng vấn là 63 hộ gồm:
Phú Vinh 32 hộ vay vốn: 21 hộ nghèo và 11 hộ trên nghèo
Hồng Vân 31 hộ vay vốn: 20 hộ nghèo và 11 hộ kinh
b) Phương pháp xử lý số liệu
Dùng phần mềm Microsolft excel 2000 trong xử lý số liệu
20
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
4.1.1. Vị trí địa lý
A Lưới là một huyện miền núi nằm về phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế,
cách thành phố huế khoảng 70 km. Được giới hạn trong toạ độ địa lý từ 16
0
vĩ độ
Bắc và 107
0
kinh Đông. Với tổng diện tích là 122,901.8 ha, huyện A Lưới chiếm
1/4 diện tích của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là huyện có đường biên giới dài nhất
tỉnh và giáp với nhiều lãnh thổ khác nhau:
- Phía Bắc giáp với huyện Phong Điền và Hương Trà
- Phía Đông giáp huyện Hương Thủy
- Phía Tây Nam, Tây Bắc giáp nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và
huyện Dakrông (Quảng Trị)
- Phía nam giáp huyện Hiên (Quảng Nam)
Là huyện biên giới của tỉnh với gần 85km chiều dài biên giới quốc gia nên
địa bàn huyện A Lưới được xem là địa bàn xung yếu về công tác biên phòng của
tỉnh.
Ngoài đường 14 chạy xuyên suốt từ Bắc đến Nam nối liền tỉnh Quảng Trị
và đi Khe Sanh –Lao Bảo qua nước Lào, còn có tuyến quốc lộ 79 nối Huế với 75
km, tạo điều kiện cho A Lưới có khả năng giao lưu với bên ngoài. Dự án mở cửa
khẩu qua A Lưới sẽ tạo ra khả năng rất lớn trong mối quan hệ giữa Thừa Thiên
Huế và Salavan của Lào và sẽ phát triển A Lưới thành một đô thị năng động
vùng biên giới.
Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên tương đối phức tạp, phân bố ở độ cao
500m so với mực nước biển và bị chia cắt mạnh nên giao thông đi lại và sản xuất
lưu thông gặp nhiều khó khăn. Huyện hiện có 20 xã và 1 thị trấn; địa hình giữa
các xã bị ngăn cách bởi những con suối và các dãy núi cao do toàn bộ lãnh thổ
kéo dài theo dãy Trường Sơn.
Với vị trí địa lý nêu trên A Lưới có rất nhiều điều kiện thuận lợi nhưng
cũng không ít khó khăn trong việc phát triển kinh tế, ổn định xã hội và đảm bảo
21
an ninh quốc phòng. Để phát triển A Lưới thành một đô thị sầm uất của vùng núi
cao biên giới, cần nhanh chóng hình thành các tụ điểm dân cư, dịch vụ trên quốc
lộ 14B, tạo ra kết cấu hạ tầng tốt; mở rộng lưu thông tuyến cửa khẩu Thừa Thiên
Huế-Salavan; định canh định cư cho các dân tộc, đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào
áp dụng tại địa phương…
4.1.2. Đặc điểm địa chất, địa hình
Về địa chất: Lãnh thổ A Lưới nằm trong vùng thấp Tây Bình Trị Thiên
thuộc dãy Trường Sơn Bắc và được ngăn cách bởi các vùng núi thấp Tây Quảng
Bình bằng khu vực sụt lún, dấu vết đứt gãy kiến tạo lớn. Vì vậy, ranh giới phía
bắc của vùng là địa hình 300-400m phân chia vùng này với với vùng Bến Hải-
Hướng Hoá. Phía đông của lãnh thổ A Lưới được vạch theo bậc địa hình trên
300m ngăn cách với vùng đồi Tây Huế. Phía Nam ranh giới vùng chạy theo ranh
giới địa chất phân biệt hai khối đá lớn cơ bản là trầm tích hỗn hợp của vùng và
đá Granit của vùng Bạch Mã.
Chính sự phức tạo về cấu trúc địa chất đã tạo cho lãnh thổ A Lưới có một
nền thạch học kẽm đồng chất. Trong vùng có 3 nhóm đá chính là: Macma axit,
trầm tích hỗn hợp và biến chất. Nhóm đá trầm tích hỗn hợp bao gồm các loại đá
và cát bột kết. Đây là nhóm đá chiếm diện tích lớn và bổ sung ở trung tâm của
vùng. Nhóm đá biến chất bao gồm đá phiến sắt, phiến mica và Giơnai. Đây là
nhóm đá biến chất nhiệt với đá Macma xâm nhập của các khối Granit, có diện
tích đáng kể và phân bố ven rìa của các khối Granit ở phía nam cũng như phía
Tây Bắc của vùng.
Do ảnh hưởng cấu trúc địa chất và vận động kiến tạo mà lãnh thổ A Lưới
có hướng núi chủ yếu là Tây Bắc– Đông Nam, kéo dài từ động Cô Tiên cách cầu
ĐaKrông khoảng 35km đến động Con Bôn nằm bên tả ngạn sông Hữu Trạch.
Về địa hình: Khu vực A Lưới thuộc kiểu địa hình uốn nếp nâng trung bình,
có quá trình bào mòn, xâm thực và phân cách mạnh. Độ cao trung bình của lãnh
thổ A Lưới là 500-1,000 m, trong quá trình đó có một số đỉnh cao vượt trên
1,400m như: Động Ngại (177m), động A So (91,528m), động A Nô (1,485m).
Do kết quả vận động kiến tạo mà hình thành nên ở đây một thung lũng sụt lún A
22
So–A Lưới, chiều dài 25-30km. chiều rộng 2-4km và chạy theo hướng Tây Bắc-
Đông Nam. Đây là khu vực tập trung dân cư sinh sống chủ yếu của các dân tộc
A Lưới.
Qua các tài liệu nghiên cứu có 3 dạng phức hệ địa hình chủ yếu là phức hệ
địa hình núi, phức hệ địa hình đồi và phức hệ địa hình thung lũng với diện tích
địa hình được trình bày như bảng 1 :
Qua bảng cho thấy lãnh thổ A Lưới núi trung bình thấp (750-1400m)
chiếm đến 46,61 % diện tích lãnh thổ và hiện nay trên hầu hết diện tích này có
thảm thực vật rừng tự nhiên bao phủ. Nét đặc trưng của vùng A Lưới là mức độ
chia cắt sâu lớn (300-4,000m) và mức độ cắt ngang tương đối rõ nét. Các bậc độ
cao trên 1,000m nối liền chạy thành một dãy chạy gần về phía đông tạo nên
đường phân thủy của vùng. Bề mặt 800-900m chiếm phần lớn diện tích phần Tây
Bắc là dấu vết của bề mặt san bằng cổ. Thung lũng A So –A Lưới nằm ở độ cao
500-600m, có địa hình tương đối bằng phẳng dạng bãi bồi hay bậc thềm, tuy
diện tích không lớn nhưng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và
phát triển kinh tế huyện
Bảng 1: Diện tích các nhóm kiểu địa hình
Stt Nhóm kiểu địa hình Diện tích (ha) Tỷ lệ (5%)
1 Tổng số 122,901.80 100.00
2 Núi trung bình cao 15,940.36 12.97
3 Núi trung bình thấp 57,284.53 46.61
4 Núi thấp 13,126.78 10.71
5 Đồi cao 15,940.36 12.97
6 Thung lũng 2,573.76 16.74
[Nguồn: Phòng địa chính 2005]
4.1.3. Đặc điểm khí hậu
Với độ cao trung bình từ 500-1000m và địa hình chạy theo hướng Tây
Bắc–Đông Nam nên lãnh thổ A Lưới chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới điển hình
của miền Nam và có mùa đông tương đối lạnh của miền Bắc.
23
Có hai mùa rõ rệt: Mùa nắng từ tháng 2 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9
đến tháng1 năm sau, hàng năm thỉnh thoảng có sương muối và mưa đá vào mùa
nắng.Thời tiết khí hậu nơi đây mang những nét đặc trưng chung của vùng núi.tuy
nhiên, nét đặc thù chủ yếu ở đây là sự chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi.
nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22-25
O
C, nhiệt độ cao nhất từ 38,8-40
O
C tập
trung vào các tháng 4, 5, 6, nhiệt độ thấp nhất là 12
O
C và thường kết hợp với
mưa vào các tháng 12, 1, 2.
Độ ẩm bình quân hàng năm từ 79,8-81,3 %, độ ẩm thấp nhất từ 50,2-
60,4%, cao nhất từ 78,6-90,8%, lương bốc hơi là 97,2mm. Đặc biệt vào các
tháng 5-7 lượng bốc hơi lên đến 380-460mm.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.690 mm, lượng mưa cao nhất là
3.240 mm tập trung vào tháng 11, lượng mưa thấp nhất là 1.135 mm vào tháng
6,7. Hàng năm vào các tháng 9,10,11 thường có mưa to kéo dài gây ra xói mòn
mạnh.
Gió ở nơi đây được hình thành và thổi theo hướng Tây Bắc, thường xuất
hiện vào mùa khô, kèm theo thời tiết nóng. vào mùa này các loại cây trồng
ngừng phát triển và nhiều vùng không canh tác được do thiếu nước. ngược lại
vào mùa mưa nhiệt độ thấp, mưa kéo dài đôi khi kèm theo lũ lụt gây thiệt hại cho
con người và sản xuất ở đây.
4.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội
a) Đặc điểm dân số và lao động
A Lưới là Huyện miền núi có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, dân tộc
Kinh; Tà ôi; K Tu chiếm đa số, còn lại các dân tộc khác như Tày, Mường, Thái,
Nùng, Bru, Vân Kiều, Lào, … chiếm tỷ lệ thấp. Dân số của Huyện tính đến cuối
năm 1999 là 34.686 người.
Số nữ của Huyện là 17,419 người chiếm tỷ lệ 50.2% dân số, nam là 17,267
người chiếm 49.8% dân số của Huyện.
Dân số nông thôn của Huyện là 29,736 người chiếm tỷ lệ 86.2% dân số,
thành thị là 4,950 người chiếm tỷ lệ 13.8% dân số của Huyện.
24
Số người trong độ tuổi lao động là14,645 người chiếm 42.6% dân số
Huyện.
Mật độ dân số Huyện là 28 người/km
2
so với mật độ dân số tỉnh là 207
người/km
2
thì mật độ dân số Huyện là rất thấp. Tuy vậy mật độ dân số trên địa
bàn Huyện phân bố không đều giữa các đơn vị hành chính xã, tập trung cao nhất
vào thị trấn A Lưới với mật độ dân số 396 người/km
2
, và xã Hồng Quảng 336
người/km
2
, xã A Ngo 275 người/km
2
, trong khi đó mật độ dân số một số xã lại
rất thấp như xã Hương Nguyên, Hương Phong 5 người/km
2
, Hồng Hạ 8
người/km
2
.
b) Thu nhập và đời sống người dân
Theo số liệu điều tra thực trạng nghèo đói trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
của các ngành chuyên môn thì Huyện A Lưới có số hộ nghèo hơn 60% so với
tổng số hộ chung toàn Huyện (chủ yếu là đồng bào dân tộc) trong khi đó tỷ lệ
này trên toàn tỉnh là Thừa Thiên Huế chỉ có 16.94%. Mức thu nhập của các hộ
nghèo trên địa bàn Huyện rất thấp: số hộ có thu nhập dưới 55,000 đ/tháng chiếm
37.56%, dưới 70,000 đ/tháng chiếm 16.05% so với tổng số hộ nói chung. Điều
này chứng tỏ A Lưới là Huyện miền núi hết sức khó khăn, đời sống người dân
gặp nhiều túng thiếu, các hoạt động kinh tế hay sự phát triển nền kinh tế chưa
thực sự đảm bảo được cuộc sống sinh hoạt và nhu cầu của sự tăng trưởng kinh
tế.
4.1.5. Đặc điểm về cơ sở hạ tầng
a) Giao thông
Trên địa bàn Huyện A Lưới giao thông chủ yếu là đường bộ như quốc lộ 14
Người dân, quốc lộ 49 đi ngang qua xuyên suốt chiều dọc ngang của huyện tạo
thành trục xương chính cho hệ thống giao thông của Huyện. Tuy nhiên do địa
hình đồi núi phức tạp, lảnh thổ bị chia cắt, dân cư phân bố nhiều nơi không tập
trung nên đã gây ra không ít khó khăn cho phát triển giao thông. Mặc dù vậy
trong những năm qua giao thông của Huyện vẫn có sự chuyển biến tốt. Toàn
Huyện đã có 20/21 đường ô tô đi đến các trung tâm, trong đó 13 xã được đầu tư
hàng năm và đã làm mới 52.4 km đường đi và đến các khu vực sản xuất.
25