Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

chuyen de 03-tac dong MT dat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.07 KB, 16 trang )

Đánh giá tác động đến tài nguyên môi trường đất do quá trình xâm nhập mặn và ngập úng tỉnh
Sóc Trăng
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 2
CHƯƠNG I ...................................................................................................................... 3
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ............................................................... 3
TỈNH SÓC TRĂNG ........................................................................................................ 3
I.1. ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN TỈNH SÓC TRĂNG ....................................... 3
I.1.1. Vị trí địa lý tỉnh Sóc Trăng ............................................................................. 3
I.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo tỉnh Sóc Trăng .................................................... 3
I.1.3. Đặc điểm địa chất tỉnh Sóc Trăng ................................................................... 4
I.1.4. Đặc điểm khí hậu tỉnh Sóc Trăng ................................................................... 4
I.1.5. Đặc điểm chế độ thủy văn, hải văn tỉnh Sóc Trăng ......................................... 5
I.2. TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TỈNH SÓC
TRĂNG .................................................................................................................. 5
I.2.1. Tài nguyên đất đai .......................................................................................... 5
I.2.2. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Sóc Trăng .......................................................... 5
I.3. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (BĐKH), CÁC HIỆN TƯỢNG BĐKH BẤT
THƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG TRONG NHỮNG NĂM GẦN
ĐÂY (2006 - 2010) ..................................................................................................... 7
I.3.1. Tổng quan về tình hình Biến đổi Khí hậu (BĐKH) trên thế giới và tại Việt
Nam ........................................................................................................................ 7
I.3.2. Các hiện tượng BĐKH bất thường trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng trong những
năm gầy đây ............................................................................................................ 7
CHƯƠNG II .................................................................................................................. 10
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG ĐẤT DO QUÁ
TRÌNH XÂM NHẬP MẶN VÀ NGẬP ÚNG TỈNH SÓC TRĂNG ........................ 10
II.1. HIỆN TRẠNG XẢY RA XÂM NHẬP MẶN TỈNH SÓC TRĂNG ................. 10
II.2. TÁC ĐỘNG ĐẾN TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG ĐẤT DO QUÁ TRÌNH
XÂM NHẬP MẶN VÀ NGẬP ÚNG ...................................................................... 12


II.2.1. Tác động đến tài nguyên đất ....................................................................... 12
II.2.2. Tác động đến môi trường đất ...................................................................... 12
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
Đánh giá tác động đến tài nguyên môi trường đất do quá trình xâm nhập mặn và ngập úng tỉnh
Sóc Trăng
MỞ ĐẦU
Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt
động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con
người. Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền
móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người.
Tác động đến tài nguyên môi trường đất làm cho môi trường đất bị ô nhiễm chính là
việc đưa vào môi trường đất các thành phần có hại đối với sự sống của cộng đồng và hệ
sinh vật. Trong đó, có hai nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là tự nhiên và nhân tạo, đối với
tỉnh Sóc Trăng thì nguồn gây ô nhiễm tự nhiên đa số là do xâm nhập mặn chủ yếu từ
nước biển và nhiễm phèn hoặc là do nước mưa lôi kéo các chất bẩn bề mặt thấm qua lớp
đất... Do đó, việc “ Đánh giá tác động đến tài nguyên môi trường đất do quá trình xâm
nhập mặn và ngập úng tỉnh Sóc Trăng” góp phần giúp tỉnh Sóc Trăng nhận định rõ hơn
hiện trạng của môi trường đất do tác động quá trình xâm nhập mặn tại tỉnh, từ đó kịp
thời đề ra những biện pháp hạn chế, khắc phục tình trạng trên.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
2
Đánh giá tác động đến tài nguyên môi trường đất do quá trình xâm nhập mặn và ngập úng tỉnh
Sóc Trăng
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
TỈNH SÓC TRĂNG
I.1. ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN TỈNH SÓC TRĂNG
I.1.1. Vị trí địa lý tỉnh Sóc Trăng

Sóc Trăng là tỉnh ven biển nằm ở phía Nam cửa sông Hậu của khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Diện tích tự nhiên 3.311,76 km
2
xấp xỉ 1% diện tích
của cả nước và 8,3% diện tích của khu vực ĐBSCL. Dân số trung bình năm 2008 có
1.295.064 người.
Tỉnh hiện có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thành phố Sóc Trăng và các
huyện Châu Thành, Kế Sách, Mỹ Tú, Cù Lao Dung, Long Phú, Mỹ Xuyên, Ngã Năm,
Thạnh Trị, Vĩnh Châu, Trần Đề (mới có quyết định thành lập từ cuối năm 2009), trong
đó thành phố Sóc Trăng là trung tâm chính trị – kinh tế – văn hóa xã hội của tỉnh.
Sóc Trăng có địa giới hành chính tiếp giáp 3 tỉnh trong vùng ĐBSCL:
- Phía Tây – Bắc giáp tỉnh Hậu Giang.
- Phía Đông – Bắc giáp tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long qua sông Hậu.
- Phía Tây – Nam giáp tỉnh Bạc Liêu.
- Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 72 km.
I.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo tỉnh Sóc Trăng
- Sóc Trăng có địa hình tương đối thấp và bằng phẳng, địa hình bao gồm phần
đất bằng, xen kẽ những vùng trũng và các giồng cát. Toàn bộ tỉnh Sóc Trăng nằm trọng
trong nửa phía Nam của vùng cửa sông Hậu, cao độ biến thiên không lớn, chỉ từ 0,2 –
2m so với mực nước biển, vùng nội đồng cao độ trung bình từ 0,5 – 1,0m. Địa hình của
tỉnh có dạng hình lòng chảo thoải, hướng dốc chính từ sông Hậu thấp dần vào phía
trong, từ biển Đông và kênh Quản lộ thấp dần vào đất liền với những giồng đất ven
sông, biển.
- Dựa vào địa hình có thể chia tỉnh Sóc Trăng thành 3 vùng như sau:
- Vùng địa hình thấp, vùng trũng: Tập trung ở huyện Mỹ Tú, Châu Thành, Thạnh
Trị, Ngã Năm và một phần phía Bắc huyện Mỹ Xuyên, thường bị ngập dài vào mùa
mưa.
- Vùng địa hình cao ven sông Hậu và ven biển, gồm các huyện Vĩnh Châu, Trần
Đề, Long Phú, Cù Lao Dung, cao trình từ 1,2 – 2 m, giồng cát cao đến 2 m.
- Vùng địa hình trung bình: gồm có thành phố Sóc Trăng và huyện Kế Sách.

- Địa hình có cao độ thấp, bị phân cắt nhiều bởi hệ thống các sông rạch và kênh
mương thủy lợi, lại tiếp giáp với biển cho nên dễ bị nước biển xâm nhập (nhiễm mặn).
- Địa hình vùng biển ven biển ven bờ tỉnh Sóc Trăng có sự phân bậc rõ rệt ở 3
mức độ sâu:
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
3
Đánh giá tác động đến tài nguyên môi trường đất do quá trình xâm nhập mặn và ngập úng tỉnh
Sóc Trăng
Độ sâu từ 0 – 10m nước: nhìn chung địa hình khá thoải và bằng phẳng. Khu vực
cửa sông có địa hình khá phức tạp, thay đổi theo mùa do tương tác động lực sông biển,
có nhiều cồn và doi cát ngầm đan xen với các luồng lạch.
Độ sâu từ 10 – 20m nước: địa hình có dạng sườn dốc. Địa hình khu vực cửa sông
(phía Đông Bắc) dốc hơn phía Tây Nam. Đây là giới hạn ngoài của khu vực lắng đọng
trầm tích hiện đại và vì thế địa hình thường thay đổi theo thời gian.
Độ sâu 20 – 30m nước: địa hình khá thoải và rộng, có nhiều sóng cát, một số khu
vực phân bố các cồn ngầm thoải.
I.1.3. Đặc điểm địa chất tỉnh Sóc Trăng
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói
riêng được hình thành bởi các loại trầm tích nằm trên nền đá gốc Mezoic xuất hiện từ độ
sâu gần mặt đất ở phía Bắc đồng bằng cho đến độ sâu khoảng 1.000m ở gần bờ biển.
Các dạng trầm tích có thể chia thành các những tầng chính sau:
- Tầng Holocene: nằm trên mặt thuộc loại trầm tích trẻ, bao gồm sét và cát.
Thành phần hạt từ mịn tới trung bình.
- Tầng Pleistocene: có chứa cát sỏi lẫn sét, bùn với trầm tích biển.
- Tầng Pliocene: có chứa sét lẫn cát hạt trung bình.
- Tầng Miocene: có chứa sét và cát hạt trung bình.
I.1.4. Đặc điểm khí hậu tỉnh Sóc Trăng
Khí hậu tỉnh Sóc Trăng có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo và
chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô bắt đầu từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 26,6°C (năm 2008). Nhiệt độ cao nhất trong
năm vào tháng 4 (28,2°C) và nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 (25,4°C).
- Nắng: Tổng lượng bức xạ trung bình trong năm tương đối cao, đạt 140 – 150
kcal/cm
2
. Tổng giờ nắng bình quân trong năm 2.292,7 giờ (khoảng 6,28 giờ/ngày), cao
nhất thường vào tháng 3 là 282,3 giờ, thấp nhất thường vào tháng 9 là 141,5 giờ.
- Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.660 – 2.230mm, chênh lệch lớn
theo mùa, mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa, mùa khô rất ít, có tháng không mưa.
- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình cả năm là 84% (cao nhất 89% vào mùa mưa, thấp
nhất 75% vào mùa khô).
- Gió: nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tỉnh Sóc Trăng có các hướng
gió chính như sau: Tây, Tây Nam, Đông Bắc, Đông Nam và gió được chia làm hai mùa
rõ rệt là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió
mùa Tây Nam là chủ yếu; còn mùa khô chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc là chủ
yếu với tốc độ gió trung bình là 1,77m/s.
- Các yếu tố khác: Tỉnh Sóc Trăng nằm trong khu vực rất ít gặp bão. Theo tài
liệu về khí tượng thủy văn ghi nhận, trong 100 năm qua chỉ có 2 cơn bão đổ bộ vào Sóc
Trăng (năm 1952, 1997) gây thiệt hại rất lớn.
Những năm gần đây, lốc thường xảy ra ở Sóc Trăng. Lốc tuy nhỏ nhưng cũng
gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
4
Đánh giá tác động đến tài nguyên môi trường đất do quá trình xâm nhập mặn và ngập úng tỉnh
Sóc Trăng
I.1.5. Đặc điểm chế độ thủy văn, hải văn tỉnh Sóc Trăng
Sông ngòi tỉnh Sóc Trăng đa phần thuộc vùng ảnh hưởng của chế độ bán nhật
triều không đều, cao độ mực nước của hai đỉnh triều và hai chân triều không bằng nhau.
Đỉnh triều cao nhất là 160 cm (vào tháng 10, 11), thấp nhất là 123 cm (vào tháng 5, 8),
chân triều cao nhất là -24 cm (tháng 11), thấp nhất là -103 cm (tháng 6), biên độ triều

trung bình từ 194 – 220 cm.
Nguồn nước trên hệ thống sông rạch tỉnh Sóc Trăng là kết quả của sự pha trộn
giữa lượng mưa tại chỗ, nước biển và nước thượng nguồn sông Hậu đổ về. Vì vậy, nước
trên sông trong năm có thời gian bị nhiễm mặn vào mùa khô, vào mùa mưa nước sông
được ngọt hóa có thể sử dụng cho tưới nông nghiệp. Phần sông rạch giáp biển thì bị
nhiễm mặn quanh năm do đó không thể phục vụ tưới cho nông nghiệp, nhưng bù lại
nguồn nước mặn, lợ ở đây lại tạo thuận lợi trong việc nuôi trồng thủy sản.
I.2. TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TỈNH SÓC TRĂNG
I.2.1. Tài nguyên đất đai
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, đất Sóc Trăng gồm 6 nhóm chính:
Bảng I.1: Thống kê các loại đất chính tỉnh Sóc Trăng
TT Loại đất
Diện
tích (ha)
Tỷ lệ
(%)
Phân bố
1 Đất cát 8.491 2,65
dọc ven biển thuộc huyện Vĩnh Châu,
Mỹ Xuyên
2 Đất phù sa 6.372 2 tập trung ở các huyện Kế Sách, Mỹ Tú
3 Đất gley 1.076 0,33 các xã phía Bắc huyện Kế Sách
4 Đất mặn 158.547 49,5
tập trung với diện tích lớn ở các huyện
Vĩnh Châu, Long Phú và Mỹ Xuyên
5 Đất phèn 75.823 23,7
tập trung thành diện tích lớn ở các
huyện Mỹ Tú, Ngã Năm, Mỹ Xuyên và
một phần ở Thạnh Trị, Vĩnh Châu
6 Đất nhân tác 46.146 21,82

tập trung nhiều nhất ở Kế Sách và
Long Phú
Nguồn: Quy hoạch phát triển KTXH tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, năm 2009
Đất đai trong tỉnh Sóc Trăng thuộc loại trầm tích hỗn hợp sông biển có hàm
lượng sét cao, chứa nhiều chất hữu cơ. Do nằm trong vùng ảnh hưởng mặn, có nhiều
vùng trũng, khó tiêu thoát, nên phần lớn đất đai bị nhiễm mặn và chua phèn. Diện tích
đất mặn và phèn không những chỉ ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp,
mà còn ảnh hưởng đến nguồn nước sử dụng cho tưới cũng như cung cấp cho ăn uống và
sinh hoạt (đất phèn hoạt động và đất phèn tiềm tàng là nguồn gốc gây ra nước chua),
đặc biệt là thời kỳ đầu mùa mưa.
I.2.2. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Sóc Trăng
Theo số liệu thống kê đã được các ngành chức năng và UBND các huyện, thành
phố công nhận. Tính đến ngày 01/01/2010, hiện trạng sử dụng đất tại tỉnh Sóc Trăng
như sau:
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
5
Đánh giá tác động đến tài nguyên môi trường đất do quá trình xâm nhập mặn và ngập úng tỉnh
Sóc Trăng
Bảng I.2: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Sóc Trăng năm 2010
STT Mục đích sử dụng
Tổng số
(ha)
Cơ cấu
(%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 331.117,9
7
100.00
1
Đất nông nghiệp 276.918,3
5

82,94
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 205.748 62,13
Trong đó
1.1 Đất lúa nước 144.590,90 43,67
1.2 Đất trồng cây lâu năm 43.074,96 13,01
1.3 Đất rừng phòng hộ 5.433,38 1,64
1.4 Đất rừng đặc dụng 264,55 0,08
1.5 Đất rừng sản xuất 54.519,70 1,51
1.6 Đất nuôi trồng thủy sản 5.013,99 16,47
Đất nuôi trồng thủy sản tập trung 48.000,00 14,50
2 Đất phi nông nghiệp 53.261,82 16,09
2.1
Đất xây dựng trụ sở, cơ quan, công trình sự
nghiệp
169,31 0,05
2.2 Đất quốc phòng 482,58 0,15
2.3 Đất an ninh 164,09 0,05
2.4 Đất khu công nghiệp 443,38 0,13
2.5 Đất cho hoạt động khoáng sản - 0,00
2.6 Đất di tích, danh thắng 6,03 0,00
2.7 Đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại 58,62 0,02
2.8 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 395,69 0,12
2.9 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 611,14 0,18
2.10 Đất phát triển hạ tầng 21.403,10 6,46
3 Đất đô thị 28.360,29 8,57
4 Đất khu bảo tồn thiên nhiên 0.00 -
5
Đất khu du lịch
0.00 -
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

6

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×