Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

ĐỒ ÁN MÔN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.64 KB, 50 trang )

ĐỒ ÁN MƠN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

LỜI MỞ ĐẦU
Một doanh nghiệp khi hoạt động sản xuất kinh doanh thì mục tiêu lớn
nhất của họ là tối đa hoá lợi nhuận. Vậy để đạt được hiệu quả cao thì yêu cầu đặt
ra đối với các nhà doanh nghiệp là cần nắm bắt và điều chỉnh được mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình trên tất cả các phương diện. Đồng thời phải
thường xun điều tra tính tốn, cân nhắc soạn thảo và đưa ra phương án tối ưu.
Cơ sở quan trọng để tìm ra phương án tối ưu là việc đánh giá thường xuyên kết
quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tìm ra các nguyên nhân gây ảnh
hưởng, đề ra các biện pháp khắc phục để không ngừng nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh. Và để ra các quyết định đúng đắn ,đem lại hiệu quả cao cho
doanh ngiệp, các nhà quản lý đã và đang sử dụng một công cụ quan trọng của
quản lý khoa học. Đó là phân tích hoạt động kinh tế.
Phân tích kinh tế đã trở thành cơng cụ quan trọng của quản lý khoa học,
công cụ phát hiện khả năng tiềm ẩn trong kinh doanh.
Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý
của nhà nước ,đặc biệt,hiện nay Việt Nam đang chuẩn bị gia nhập tổ chức WTO,
tính cạnh tranh trên thị trường là vô cùng gay gắt. Điều này đòi hỏi các doanh
nghiệp càng phải chú trọng hơn nữa trong các quyết định của mình. Nó đặt ra
u cầu cấp bách phải đổi mới hệ thống công cụ quản lý kinh tế. Việc phân tích
hoạt động kinh tế đã giúp cho các nhà quản lý phần nào để thực hiện được cơng
việc khó khăn đó.

Sinh viên: Lưu Thị Kim Phượng
Lớp : QKD51 ĐH 1

Trang 1


ĐỒ ÁN MƠN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ


PHẦN I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÂN TÍCH
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
Đ1: MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
Phân tích là q trình phân chia phân giải các hiện tượng, các qúa trình và
kết quả kinh doanh thành nhiều bộ phận hợp thành sau đó dùng các phương
pháp liên hệ so sánh đối chiếu và tập hợp lại nhằm rút ra tính qui luật và xu
hướng vận động phát triển của hiện tượng nghiên cứu.
I. ý nghĩa.
Để đạt được hiệu quả ngày càng cao trong kinh doanh thì trước hết phải
có nhận thức đúng. Từ nhận thức đi đến quyết định và hành động. Nhận thức quyết định và hành động là bộ ba biện chứng của sự lãnh đạo và quản lý khoa
học. Trong đó, nhận thức giữ vai trò quan trọng trong việc xác định mục tiêu và
nhiệm vụ trong tương lai. Để có thể nhận thức đúng đắn, người ta sử dụng một
công cụ quan trọng đó là phân tích hoạt động kinh tế. Dùng cơng cụ này người
ta nghiên cứu mối quan hệ cấu thành, quan hệ nhân quả, để phát hiện qui luật
tạo thành, quan hệ nhân quả, để phát hiện qui luật tạo thành, qui luật phát triển
của các hiện tượng và kết quả kinh tế. Từ đó những quyết định đúng đắn cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu thiếu những kết luận rút
ra từ phân tích hoạt động kinh tế thì mọi quyết định đưa ra đều thiếu căn cứ
khoa học và thực tiễn, vì thế khó có thể có kết quả tốt đẹp.
Vì thế có thể phát triển ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế. Với vị trí
là cơng cụ quan trọng của nhận thức phân tích hoạt động kinh tế trở thành cơng
cụ quan trọng để quản lý khoa học, có hiệu quả các hoạt động kinh tế.
II. Mục đích.
- Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả thực hiện các nhiệm vụ
được giao, đánh giá việc chấp hành các chế độ chính sách qui định của Đảng và
Sinh viên: Lưu Thị Kim Phượng
Lớp : QKD51 ĐH 1

Trang 2



ĐỒ ÁN MƠN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
Nhà nước.
- Tính tốn mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả và hoạt động
kinh tế cần nghiên cứu xác định các nguyên nhân dẫn đến sự biến động các nhân
tố, làm ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ và xu hướng của hiện tượng kinh tế.
- Đề xuất phương hướng và cải tiến công tác khai thác các khả năng tiềm
tàng trong nội bộ doanh nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Đ2. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH.
A.Phương pháp đánh giá kết quả kinh doanh.
1. Phương pháp so sánh:
- So sánh là phương pháp được dùng rất phổ biến trong phân tích để đánh
giá kết quả kinh doanh. Kết quả so sánh sẽ cho ta biết xu hướng ,tốc độ phát
triển của hiện tượng kinh tế, mức độ tiên tiến , lạc hậu giữa các đơn vị sản xuất,
tỷ trọng cá thành phần trong tổng thể.
Có các loại so sánh sau đây:
+ So sánh bằng số tuyệt đối: phản ánh qui mô, khối lượng mà doanh
nghiệp đạt, vượt hay hụt của chỉ tiêu kinh tế giữa hai kỳ biểu hiện bằng tiền,
hiện vật, giờ công.
Công thức xác định: ∆y = y1 - y0
∆y: Chênh lệch tuyệt đối của chỉ tiêu hai kỳ
y1: Giá trị của chỉ tiêu ở kỳ nghiên cứu.
y0: Giá trị của chỉ tiêu ở kỳ gốc.
- So sánh bằng số tương đối: phản ánh kết cấu, mối quan hệ tổng thể, tốc
độ phát triển, tốc độ phát triển, trình độ phổ biến của chỉ tiêu kinh tế. Trong
phân tích thường sử dụng các loại số tương đối sau:
- Số tương đối kế hoạch: Dùng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch
của chỉ tiêu nào đó.


Sinh viên: Lưu Thị Kim Phượng
Lớp : QKD51 ĐH 1

Trang 3


ĐỒ ÁN MƠN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

y1
yKH

Dạng đơn giản:

KKH =

Dạng liên hệ:
Mức biến động tương đối = y 1- yKH * Chỉ số liên hệ (hoặc hệ s tớnh
chuyn)
Mức Đ ộ của chỉ tiê u liê n hƯ kú thùc hiƯn
Hệ số tính chuyển= Møc § é của chỉ tiê u liê n hệ kỳ kế hoạch
- Số tương đối động thái: Dùng để xác định tốc độ phát triển, xu hướng
biến đổi của hiện tượng qua thời gian.
t=

y1
*100%
y0

- Số tương đối kết cấu: Dùng để xác định tỷ trọng của bộ phận chiếm
trong tổng thể.

di =

ybpi
.100%
y tt

di: tỉ trọng của bộ phận thứ i
ybpi: Trị số của bộ phận i
ytt: Trị số của tổng thể
- Số tương đối cường độ: Phản ánh chất lượng sản xuất kinh doanh được
tính bằng cách so sánh tổng thể phản ánh số lượng và chất lượng với nhau.
Biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai hiện tượng khác nhau có mối quan hệ
với nhau.
+ So sánh bằng số bình quân: Để phản ánh đặc điểm, điển hình của một
tổ, một bộ phận, một đơn vị người ta tính ra số bình quân. So sánh bằng số bình
quân sẽ cho thấy mức độ mà đơn vị đạt được so với số bình quân chung của tổng
thể, của ngành.

Sinh viên: Lưu Thị Kim Phượng
Lớp : QKD51 ĐH 1

Trang 4


ĐỒ ÁN MƠN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

2. Phương pháp chi tiết.
a. Phương pháp chi tiết theo thời gian:
Tiến hành chi tiết chỉ tiêu nghiên cứu theo các khoảng thời gian nhỏ hơn
đó là chi tiết chỉ tiêu năm thành từng tháng, quí, giờ tùy theo điều kiện có thể và

ý nghĩa của chỉ tiêu đó, kết quả kinh doanh là kết quả của một quá trình do
nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau mức độ thực hiện trong
từng đơn vị thời gian không đồng đều vì vậy ta chi tiết theo thời gian giúp cho
việc đánh giá kết quả kinh doanh được sát, đúng và tìm được các giải pháp có
hiệu quả cho sản xuất kinh doanh. Từ việc nghiên cứu hiện tượng kinh tế theo
thời gian ta có thể rút ra được một vài qui luật nào đó theo thời gian.
b. Phương pháp chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu.
Ta biết rằng các chỉ tiêu kinh tế phát sinh, biến động không phải một cách
ngẫu nhiên, tách rời các chi tiết khác mà chúng có liên hệ phụ thuộc lẫn nhau
theo những qui luật nhất định. Chi tiết chỉ tiêu theo các bộ phận hợp thành cho
ta biết rõ kết quả của chỉ tiêu nghiên cứu được tạo ra do tác động của bộ phận
nào; chỉ tiêu nào. Mỗi bộ phận hợp thành có những xu hướng biến động riêng và
chịu tác động của những nguyên nhân riêng. Cần phải chi tiết theo các bộ phận
để nghiên cứu sâu ở mỗi bộ phận để nghiên cứu sâu ở mỗi bộ phận ta coi đó là
các nhân tố - các chỉ tiêu cá biệt ảnh hưởng đến chỉ tiêu tổng thể đang nghiên
cứu.
Tóm lại phương pháp chi tiết có 3 hình thức, các hình thức này bổ sung
cho nhau. Trong phân tích muốn đạt u cầu tồn diện và triệt để ta cần sử dụng
đồng thời ha hình thức này. Chỉ tiêu nghiên cứu càng được chi tiết nhiều, liên
tục thì sự phân tích càng sâu sắc và đầy đủ.
B.Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu
phân tích.
1. Phương pháp liên hồn
Sinh viên: Lưu Thị Kim Phượng
Lớp : QKD51 ĐH 1

Trang 5


ĐỒ ÁN MƠN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

Được xác lập khi các nhân tố có quan hệ tích thương hoặc kết hợp cả tích,
cả thưong, cả tổng, cả hiệu
- Nội dung.
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích được sắp xếp và xác định
ảnh hưởng phải theo thứ tự nhất định từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất
lượng.
+ Mỗi lần chỉ thay thế giá trị của một nhân tố có bao nhiêu nhân tố thì
thay thế bấy nhiêu lần, nhân tố đã thây thế rồi phải giữ nguyên giá trị ở kỳ phân
tích cho đến lần thay thế cuối cùng.
+ Tổng hợp ảnh hưởng các nhân tố so với biến động và so với số biến
động tuyệt đối của chỉ tiêu.
+ Thay thế lần lượt và liên tiếp từ giá trị kỳ gốc sang giá trị kỳ nghiên cứu
để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi say đó đem so sánh với trị
số của chỉ tiêu khi nhân tố đó chưa thay đổi đó chính là mức độ ảnh hưởng tuyệt
đối của nhân tố đó.
- Khái quát:
Gọi giá trị của chỉ tiêu là y được cấu thành bởi 4 nhân tố: y = abcd
+ Trị số của chỉ tiêu ở kỳ gốc y0 = a0b0c0d0
+ Trị số của chỉ tiêu ở kỳ nghiên cứu y1 = a1b1c1d1
+ Xác định đối tượng phân tích
∆y = y1 - y0 = a1b1c1d1 - a0b0c0d0
+ Xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.
- Ảnh hưởng của nhân tố a → y
Ảnh hưởng tuyệt đối ∆ya = ya - yo = a1b0c0d0 - a0b0c0d0
Ảnh hưởng tương đối
δya =

∆y a
* 100
y0

(%)

Sinh viên: Lưu Thị Kim Phượng
Lớp : QKD51 ĐH 1

Trang 6


ĐỒ ÁN MƠN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
- Ảnh hưởng của nhân tố b → y
Ảnh hưởng tuyệt đối ∆yb = yb - yo = a1b1c0d0 - a1b0c0d0
Ảnh hưởng tương đối
δyb =

∆yb
* 100
y0
(%)

- Ảnh hưởng của nhân tố c → y
Ảnh hưởng tuyệt đối ∆yc = yc - yo = a1b1c0d0 - a1b0c0d0
Ảnh hưởng tương đối
δyc =

∆y c
* 100
y0
(%)

- Ảnh hưởng của nhân tố d → y

Ảnh hưởng tuyệt đối ∆yd = yd - yo = a1b1c1d1 - a1b1c1d0
Ảnh hưởng tương đối
δyd =

∆y d
* 100
y0
(%)

- Bảng phân tích
ST
T
1
2
3
4

Chỉ tiêu
Nhân tố thứ 1
Nhân tố thứ 2
Nhân tố thứ 3
Nhân tố thứ 4
Tổng thể



Đơn Kỳ

hiệu vị
a

b
c
d
y

x
x
x
x
x

gốc
a0
b0
c0
d0
y0

Kỳ
nghiên
cứu
a1
b1
c1
d1
y1

Mức

độ


ảnh

% so Chênh hưởng→y
Tuyệt
Tương
sánh lệch
δa
δb
δc
δd
δy

∆a
∆b
∆c
∆d
∆y

đối
∆ya
∆yb
∆yc
∆yd
-

đối
δya
δyb
δyc

δyd
-

2. Phương pháp số chênh lệch:
- Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bằng cách
khi xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch
Sinh viên: Lưu Thị Kim Phượng
Lớp : QKD51 ĐH 1

Trang 7


ĐỒ ÁN MƠN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
về giá trị kỳ phân tích so với kỳ gốc của nhân tố đó.
- Khái quát: Gọi giá trị của chỉ tiêu là y được cấu thành bởi 3 nhân tố:
y = abc
+ Giá trị của chỉ tiêu ở kỳ gốc: y0 = a0b0c0
+ Giá trị của chỉ tiêu ở kỳ nghiên cứu: y1 = a1b1c1
+ Xác định đối tượng phân tích ∆y = y1 - y0
= a1b1c1 - a0b0c0
+ Xác định mức độ ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích.
- Xác định ảnh hưởng của nhân tố a → b
ảnh hưởng tuyệt đối: ∆ya = (a1 - a0)b0c0
δya =
ảnh hưởng tương đối:

∆y a
* 100
y0
(%)


- Xác định ảnh hưởng của nhân tố b → y.
Ảnh hưởng tuyệt đối: ∆yb = a1(b1 - b0)c0
δyb =
Ảnh hưởng tương đối:

∆y b
* 100
y0
(%)

- Xác định ảnh hưởng của nhân tố c→ y.
Ảnh hưởng tuyệt đối: ∆yc = a1b1(c1 - c0)
δyc =
Ảnh hưởng tương đối:

∆y c
* 100
y0
(%)

∆ya + ∆yb + ∆yc = ∆y
δya + δyb + δyc =

∆y
y 0 *100 (%)

- Điều kiện áp dụng:
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích được sắp xếp và xác định
mức độ ảnh hưởng phải theo thứ tự nhất định từ nhân tố số lượng đến nhân tố

chất lượng.
Sinh viên: Lưu Thị Kim Phượng
Lớp : QKD51 ĐH 1

Trang 8


ĐỒ ÁN MƠN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
+ Khi xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số
chênh lệch về giá kỳ phân tích so với kỳ gốc của nhân tố đó, khi nhân tố đã xác
định ảnh hưởng thì giữ nguyên giá trị ở kỳ phân tích cho đến khi xác định mức
độ ảnh hưởng của nhân tố cuối cùng.
+ Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố so với biến động và so với số biến
động tuyệt đối của chỉ tiêu.
- Lập bảng phân tích.
ST
T
1
2
3



Chỉ tiêu

Đơn Kỳ

hiệu vị

Nhân tố thứ 1

Nhân tố thứ 2
Nhân tố thứ 3
Tổng thể

a
b
c
y

x
x
x
x

gốc
a0
b0
c0
y0

Mức

Kỳ
nghiên
cứu
a1
b1
c1
y1


độ

ảnh

% so Chênh hưởng→y
Tuyệt
Tương
sánh lệch
δa
δb
δc
δy

∆a
∆b
∆c
∆y

đối
∆ya
∆yb
∆yc
-

đối
δya
δyb
δyc
-


3. Phương pháp cân đối.
- Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ
tiêu nghiên cứu khi các nhân tố có mối quan hệ tổng hoặc hiệu.
Khi xác định độ ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố nào thì đúng bằng chênh
lệch giữa giá trị kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc của nhân tố đó.
- Khái quát: Giả sử chỉ tiêu y có quan hệ với các nhân tố ảnh hưởng theo
cơng thức.
Y=a+b-c
+ Giá trị của chỉ tiêu ở kỳ gốc

y0 = a0 + b0 - c0

+ Giá trị của chỉ tiêu ở kỳ nghiên cứu y1 = a1 + b1 - c1
+ Xác định đối tượng phân tích: Là chênh lệch của chỉ tiêu giữa hai kỳ.
∆y = y1 - y0
+ Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích
Sinh viên: Lưu Thị Kim Phượng
Lớp : QKD51 ĐH 1

Trang 9


ĐỒ ÁN MƠN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
- Ảnh hưởng của nhân tố a→ y.
Ảnh hưởng tuyệt đối: ∆ya = a1- a0
δya =
Ảnh hưởng tương đối:

∆y a
* 100

y0
(%)

- Ảnh hưởng của nhân tố b→ y.
Ảnh hưởng tuyệt đối: ∆yb = b1- b0
δyb =
Ảnh hưởng tương đối:

∆y b
* 100
y0
(%)

- Ảnh hưởng của nhân tố c→ y.
Ảnh hưởng tuyệt đối: ∆yc = c1- c0
δyc =
Ảnh hưởng tương đối:

∆yc
* 100
y0
(%)

∆ya + ∆yb + ∆yc = ∆y
δya + δub + δyc = δy
- Lập bảng phân tích:
Kỳ

Kỳ gốc
STT Chỉ tiêu


Qui


1
2
3

Nhân tố thứ 1
Nhân tố thứ 2
Nhân tố thứ 3
Tổng thể

a0
b0
c0
y0

nghiên

cứu
Tỷ
trọng
%
da0
db0
dc0
100

Qui


a1
b1
c1
y1

Tỷ
trọng
%
da1
db1
dc1
100

% so Chênh MĐAH
sánh lệch

→y

δa
δb
δc
δy

δya
δyb
δcc

∆a
∆b

∆c
∆y

4. Phương pháp liên hệ cân đối.
Trong hoạt động kinh doanh hình thành rất nhiều quan hệ cân đối về
lượng giữa hai mặt của các yếu tố dẫn đến sự cân bằng cả về mức biến động, về

Sinh viên: Lưu Thị Kim Phượng
Lớp : QKD51 ĐH 1

Trang 10


ĐỒ ÁN MƠN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
lượng giữa chúng dựa trên cơ sở đó sẽ xác định ảnh hưởng các nhân tố đến chỉ
tiêu phân tích.
- Để đánh giá mức độ đạt được ta sử dụng phương pháp so sánh.
- Để phân chia phân giải các hoạt động ta sử dụng phương pháp chi tiết.
- Xác định mức độ ảnh hưởng ta sử dụng phương pháp liên hệ, cân đối.

Sinh viên: Lưu Thị Kim Phượng
Lớp : QKD51 ĐH 1

Trang 11


ĐỒ ÁN MƠN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
PHẦN II:
NỘI DUNG PHÂN TÍCH
CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP

THEO THỜI GIAN.
Đ1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA
1. Ý nghĩa
Giá trị sản xuất của doanh nghiệp phản ánh kết quả của công tác hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó nói lên khối lượng và kết quả của các
công việc mà doanh nghiệp đã thực hiện trong kì. Qua việc phân tích giá trị sản
xuất theo thời gian giúp cho nhà quản trị phát hiẹn được ưu nhựoc điểm trong
q trình sản xuất. Nó phản ánh năng lực sản xuất của doanh nghiệp, phản ánh
việc sử dụng các yếu tố sản xuất trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhiều
doanh nghiệp có lợi nhuận phụ thuộc chủ yếu vào việc kinh doanh tuy nhiên
phần lớn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều lấy việc phát triển qui mô
và chất lượng sản xuất làm điều kiện để tăng lợi nhuận và do vậy mà kế hoạch
sản xuất bao giờ cũng là kế hoạch trung tâm, chủ đạo và quan trọng của doanh
nghiệp. viêc phân tích chỉ tiêu này có ý nghĩa rất quan trọng đối với cơng tác
phân tích kinh tế của doanh nghiệp. Nó là một nội dung phân tích khơng thể
thiếu khi phân tích về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu
phân tích đạt yêu cầu sẽ giúp doanh nghiệp nhận thức đúng đắn về các phương
án sản xuất kinh doanh, về việc đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật, về lao động và về
sử dụng hợp lí hiệu quả các yếu tố của q trình sản xuất qua đó đề ra các biện
pháp nhằm nâng cao năng lực sản xuất, kết quả, hiệu quả sản xuất, tăng sản
lượng và chất lượng sản xuất trên cơ sở đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Sinh viên: Lưu Thị Kim Phượng
Lớp : QKD51 ĐH 1

Trang 12


ĐỒ ÁN MƠN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
2. Mục đích

Đánh giá chung tình hình thực hiện chỉ tiêu giá trị sản xuất theo thời gian của
doanh nghiệp.
Xác định các nhân tố ảnh hưởng và tính tốn ảnh hưởng của các tháng đến chỉ
tiêu giá trị sản xuất
Qua phân tích chi tiết chỉ tiêu giá trị sản xuất theo các tháng để xác định những
tiềm năng của doanh nghiệp trong q trình sản xuất.Từ đó đề xuất các biện
pháp phù hợp nhằm khai thác tốt những tiềm năng ấy.
Làm cơ sở cho những dự báo, những dự đoán về sản xuất trong tương lai. Đồng
thời cũng làm cơ sở cho việc hoạch định các chiến lược phát triển và cơ sở cho
việc xây dựng các kế hoạch khác.
Ngoài ra việc phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu giá trị sản xuất theo thời
gian còn nhằm xác định những nhân tố ảnh hưởng,những ngun nhân ảnh
hưởng có tính chất lặp đi lặp lại theo thời gian .Qua đó đề ra các biện pháp vào
những thời gian có tính mùa vụ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.

Đ2. PHÂN TÍCH
1. Lập biểu số
* Phương trình kinh tế:
GS = T1 + T2 + T 3+ T 4+ T5 + T6
Trong đó: T: Tháng
GS: Giá trị sản xuất ( 103đ )
-Gía trị sản xuất ở kỳ gốc:
GSo = T10 + T20 + T 30+ T 40+ T5 0+ T6 0 = 55.147.500
-Gía trị sản xuất ở kỳ nghiên cứu:
Sinh viên: Lưu Thị Kim Phượng
Lớp : QKD51 ĐH 1

Trang 13



ĐỒ ÁN MƠN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
GS1 = T11 + T21 + T 31+ T 41+ T5 1+ T6 1 = 61.479.000
* Đối tượng phân tích: GS
GS = GS1 - GSo = 55.147.500 – 61.479.000 = 6.331.500
* Xác định mức độ ảnh hưởng đến GS
áp dụng phương pháp cân đối
Cơng thức:
GS(ti)
δGS(ti) =

G

x 100%

Trong đó:
- GS(ti) là mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của hàng thứ i
đến giá trị sản xuất ( 103đ)
GS(ti) = Ti1 - Tio =  Ti
-  Ti : Chênh lệch giữa trị giá kỳ nghiên cứu với kỳ
gốc của tháng thứ i.
- Go: Gía trị sản xuất kỳ gốc
- δGS(ti) : Mức độ ảnh hưởng tương đối của tháng thứ i
đến giá trị sản xuất (%)

Sinh viên: Lưu Thị Kim Phượng
Lớp : QKD51 ĐH 1

Trang 14



ĐỒ ÁN MƠN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
Bảng 1. Phân tích tình hình thực hiện giá trị sản xuất theo thời gian
Kỳ gốc
STT

Thời gian

Kỳ nghiên cứu

Quy mô

Tỷ trọng

Quy mô

(103 đ)

(%)

(103 đ)

Tỷ
trọng

So sánh
(%)

(%)


Chênh
lệch

MĐAH tới
Gs

(103đ)

(%)

I

Qúy I

29.117.881

52,8

29.632.878

48,2

101,8

514.997

0,93

1


Tháng 1

10.312.583

18,7

12.541.716

20,4

121,6

2.229.133

4,04

2

Tháng 2

8.989.043

16,3

7.070.085

11,5

78,7


-1.918.958

-3,48

3

Tháng 3

9.816.255

17,8

10.021.077

16,3

102,1

204.822

0,37

II

Qúy II

26.029.620

47,2


31.846.122

51,8

122,3

5.816.502

10,55

1

Tháng 4

9.044.190

16,4

12.604.674

20,6

140,0

3.620.484

6,57

2


Tháng 5

14.283.203

25,9

12.111.363

19,7

84,8

-2.171.840

-3,94

3

Tháng 6

2.702.228

4,9

7.070.085

11,5

261,6


4.367.857

7,92

55.147.500

100

61.479.000

100

111,5

6.331.500

Giá trị SX (Gs)

Sinh viên: Lưu Thị Kim Phượng
Lớp : QKD51 ĐH 1

Trang 15


ĐỒ ÁN MƠN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
Phân tích
a. Nhận xét chung
Qua bảng 1 ta thấy giá trị sản xuất ở kỳ nghiên cứu tăng so với kỳ gốc là
11,5 % tương đương với 6.331.500 (103đ). Trong đó có 4 tháng là tăng so với kỳ
gốc, cụ thể tháng 1 tăng 21,6% tương đương với 2.229.133 (10 3đ), tháng 3 tăng

2,1% tương đương với 204.822 (103đ) , tháng 4 tăng 40,0 % tương đương với
3.620.484 (103đ), tháng 6 tăng 61,6 % tương đương với 4.367.857 (10 3). Có 2
tháng giảm so với kỳ gốc, cụ thể là tháng 2 giảm 21,3% tương đương với
1.918.958 (103đ), tháng 5 giảm 15,2 % tương đương với giảm 2.171.840 (10 3đ) .
Một số ngun nhân chính có thể phân tích đó là.
- Cầu của thị trường.
- Nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào
- Hiệu quả cơng tác tổ chức quản lí.
- Mức độ hiện đại của máy móc.
Doanh nghiệp có thể nâng cao giá trị sản xuất nhờ vào những tác động
tích cực của doanh nghiệp. Để có biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, doanh
nghiệp cần đi sâu phân tích ảnh hưởng cụ thể của từng tháng đến giá trị sản xuất.
b. Phân tích chi tiết
* Tháng 1
Giá trị sản xuất tháng 1 của kì nghiên cứu so với kì gốc tăng thêm 21.6%
làm cho giá trị sản xuất cả 6 tháng tăng thêm 4,04%. Có thể nói tháng 1 tình
hình thực hiện sản xuất khá tốt. Nguyên nhân của sự biến động tăng có thể do
một số nguyên nhân cơ bản dưới đây:
+ Doanh nghiệp có mở thêm đại lý, cửa hàng ở nhiều địa phương trên khắp cả
nước:
Theo như những nghiên cứu, thăm dò ý kiến khách hàng, sản phẩm của doanh
nghiệp được chuyển đến tay người tiêu dùng phần lớn thông qua các kênh phân
phối gián tiếp,...làm cho giá cả sản phẩm bị nâng lên khá nhiều, và gây một số

Sinh viên: Lưu Thị Kim Phượng
Lớp : QKD51 ĐH 1

Trang 16



ĐỒ ÁN MƠN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
bất lợi ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Bởi lẽ đó, nhận thấy đơn vị sản
xuất của mình đã có thêm nhiều tiềm lực tài chính, doanh nghiệp đã mở thêm
nhiều cửa hàng, đại lí trực thuộc của mình tại nhiều tỉnh, thành phố lớn, một mặt
làm cho người mua cảm thấy yên tâm vì được mua tận gốc, ko qua trung gian,
việc kêu ca phàn nàn hoặc xin tư vấn cũng được trả lời trực tiếp, độ tin cậy cao
hơn; mặt khác giúp công ty được tiếp nhận trực tiếp ý kiến khách hàng nên việc
điều chỉnh kế hoạch kinh doanh và sản xuất sẽ kịp thời hơn, các dự báo thị
trường có độ chính xác lớn hơn, đồng thời cũng có nhiều cơ hội tìm các hướng
mới. Đây là nguyên nhân chủ quan, tích cực.
+ Doanh nghiệp đã tiến hành giảm giá, khuyến mại, việc này đã kéo
theo cầu tăng lên.
Đây là việc làm thường thấy ở nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Việc
khuyến mại và giảm giá hàng bán này được công ty áp dụng vào thời điểm điểm
tháng 1 dương lịch (tức tháng 12 âm lịch), làm cho lượng khách hàng cũng như
số sản phẩm bán ra tăng đáng kể. Mặc dù giá bán thấp đi nhưng sản lượng tiêu
thụ lại lớn nên tổng doanh thu vẫn khơng đổi. Trong khi đó, doanh nghiệp lại
tìm thêm khách hàng mới. Và nếu doanh nghiệp làm hậu bán hàng tốt nữa thì
những khách hàng mới đó có thể là khách hàng trung thành. Như vậy giá trị sản
xuất của doanh nghiệp không chỉ tăng lên trong một tháng đó mà cịn cả các
tháng sau đó. Đây là nguyên nhân chủ quan, tích cực.
+ Trong tháng này, doanh nghiệp đã tài trợ cho một chương trình trên
truyền hình mang tên “trí tuệ Việt”, nhờ buổi đó tên tuổi của doanh nghiệp được
biết đến nhiều hơn và ngay trong tháng giá trị sản lượng đã tăng lên đáng kể do
nhu cầu sản xuất tăng. Việc tài trợ là cách mà nhiều doanh nghiệp áp dụng để
nâng cao uy tín của doanh nghiệp mình, điều đó có hiệu quả cho doanh nghiệp
trong sản xuất kinh doanh. Đây là nguyên nhân chủ quan, tích cực.
+ Thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi.

Sinh viên: Lưu Thị Kim Phượng

Lớp : QKD51 ĐH 1

Trang 17


ĐỒ ÁN MƠN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
Hiện nay, người tiêu dùng chuyển sang ưa chuộng những sản phẩm gần gũi với
thiên nhiên, tiết kiệm và bảo vệ môi trường. Và doanh nghiệp này luôn là một
trong những doanh nghiệp tiên phong, hàng đầu cho những dòng sản phẩm như
vậy. ví dụ như chất liệu vải Visco có nguồn gốc từ thiên nhiên, thân thiện với
môi trường. (Được làm từ sợi tự nhiên, loại bỏ các chất phụ gia hóa học gây hại
cho sức khỏe, Visco là một loại chất liệu vải có tính mềm mại, thống mát và độ
co giãn tốt. Đặc tính hóa học của nó là thuộc chất cellulose (hợp chất được chiết
xuất từ tre, nứa hoặc bột cây thơng qua q trình xử lý thành phẩm… được gọi
chung là sợi nhân tạo tự nhiên) nên có độ thấm hút tốt, thống khí cao tránh gây
hại cho da, mau khô nên không gây ẩm mốc , thích hợp với các nước có khí hậu
nóng ẩm, nhiệt đới như tại Việt Nam. Và đặc biệt, bởi thuộc tính là sợi tự nhiên
nên Visco mềm mại và khơng gây kích ứng đối với làn da nhạy cảm). Điều này
đã đảy lượng hàng tiêu thụ của doanh nghiệp tăng lên khá nhiều, và dẫn tới giá
trị sản xuất cũng tăng theo. Đây là nguyên nhân khách quan, tích cực.
Nhờ vàonhững nguyên nhân trên mà giá trị sản xuất của tháng 1 đã ảnh hưởng
đến giá trị sản xuất là 4,04%, làm cho tổng giá trị sản xuất của kỳ nghiên cứu
tăng so với kỳ gốc. Doanh nghiệp cần tiếp tục nâng cao vài trò của bộ máy tổ
chức quản lý để giúp cho doanh nghiệp thực hiện tốt công tác sản xuất, tiếp tục
tăng giá trị sản xuất của cả kỳ vì doanh nghiệp cũng ln ln tìm hiểu thị
trường để nắm bắt nhu cầu thị trường để đáp ứng nhu cầu đó, khơng ngừng cải
tiến sản phẩm.
* Tháng 2
Giá trị sản xuất kì nghiên cứu giảm 1.918.958 (103đ) tương ứng giảm
21,3% so với kỳ gốc làm cho giá trị sản xuất giảm 3,48 %. Nguyên nhân làm

cho tháng 2 kỳ nghiên cứu giảm hơn so với kỳ gốc, đó là vì:
+ Doanh nghiệp từ chối tiếp tục hợp đồng với một đối tác Trung Quốc.
Cuối tháng 1, sau khi lô hàng cuối cùng trong hợp đồng được bàn giao, ban lãnh
đạo doanh nghiệp đã quyết định không tiếp tục kí thêm hợp đồng cung cấp sản

Sinh viên: Lưu Thị Kim Phượng
Lớp : QKD51 ĐH 1

Trang 18


ĐỒ ÁN MƠN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
phẩm cho một doanh nghiệp thương mại của Trung Quốc. Vì đây là một cơng ty
có dấu hiệu lừa đảo, trục dựt, khơng thanh tốn sằng phẳng cho doanh nghiệp,
khiến cho doanh số bán ra của doanh nghiệp mặc dù khá cao, song doanh thu lại
không được như mong đợi, ảnh hưởng nhiều đến tình hình tài chính của doanh
nghiệp. Sự kiện này đã khiến cho giá trị sản xuất trong tháng 2 giảm, do lượng
hàng được yêu cầu sản xuất giảm. Tuy nhiên, về lâu dài, doanh nghiệp hồn tồn
có thể chủ động tìm kiếm những đối tác mới trung thành và đáng tin cậy hơn.
Đay lòa nguyên nhân chủ quan, tiêu cực.
+ Hai quản lí sản xuất giỏi của đơn vị tạm thời đi công tác.
Là một một phận của công ty mẹ, hàng năm, đơn vị luôn dẫn đầu trong hoạt
động sản xuất, nhờ có những cán bộ giỏi, gương mẫu. Do vậy, công ty mẹ đã
điều hai trong số những quả lí này sang các đơn vị khác nghiên cứu, xem xét và
phổ biến những phương thức, cách thức tổ chức làm việc, để từ đó nâng cao hiệu
quả lao động của tất cả các đơn vị do tổng cơng ty quản lí. Tạm thời, sự vắng
mặt của những người này trong tháng 2 làm cho việc sản xuất của đơn vị gặp
khó khăn do thiếu quản lí. Và như vậy, giá trị sản lượng của tháng cũng giảm.
Đây là nguyên nhan chủ quan, tiêu cực.
Giải pháp: đơn vị nên có kế hoạch bố trí và đào tạo những cán bộ quản lí tạm

thời thay thế để tránh sự lúng túng khi thiếu vắng người quản lí và đồng thời có
sự ủy quyền rõ ràng để người quản líu n tâm cơng tác và hồn thành tốt trách
nhiệm làm quản lí tạm thời.
+ Một xưởng nhỏ của nhà máy bị cháy do chập điện.
Sáng ngày 22/4, một vụ cháy nhỏ xảy ra khiến cho một lượng bá thành phẩm
của đơn vị bị cháy và mất đi giá trị. Theo như điều tra, đường điện bên trong bị
chập, tóe lửa và bắt ngay vào vải, khiến ngọn lửa càng bùng to. Rất may đã được
phát hiện kịp thời và khơng có thiệt hại gì về người, song cũng gây tổn thất đáng
kể cho doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân khách quan, tiêu cực.
Qua đây, doanh nghiệp cần lưu ý thường xuyên kiểm tra, xem xét đến công tác

Sinh viên: Lưu Thị Kim Phượng
Lớp : QKD51 ĐH 1

Trang 19


ĐỒ ÁN MƠN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
đảm bảo an tồn lao động và nhắc nhở cơng nhân mặc trang phục bảo hộ khi
tham gia sản xuất, ngoài ra cũng trang bị các thiết bị phòng chống cháy nổ, .. tại
những nơi dễ lấy nhất khi cần thiết.
+Nguyên vật liệu sản xuất không đạt yêu cầu.
Trong tháng, do nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào không đáp ứng được
chỉ tiêu chất lượng nên tuần thứ 2 của tháng 2 xảy ra hiện tượng gián đọan sản
xuất do thiếu nguyên vật liệu. Thực chất do 2 contener vải được đưa tới nhà máy
vào đầu tháng có chất liệu vải khơng đúng theo u cầu đã kí trong hợp đồng:
màu sắc kém, thô cứng... nên công ty đã quyết định khơng nhận lơ hàng này vì
nếu đưa những tấm vải này vào sản xuất sản phẩm sẽ làm thiệt hại đáng kể tới
uy tín cơng ty. Rất may sau đó, phía đối tác đã xin lỗi và đưa sang lô hàng khác
(đúng theo chất lượng, quy cách dã yêu cầu) để thay thế nên viecj sản xuát lạ

mau chóng đi vào hoạt động bình thường. Tuy nhiên, cũng vì lí do này mà giá trị
sản xuất của tháng 2 bị giảm đi ít nhiều. Đây là nguyên nhân khách quan, tiêu
cực.
* Tháng 3
Giá trị sản xuất kì nghiên cứu tăng so với kỳ kế hoạch là 204.822 (10 3đ) (ứng
với tăng 2,1 %) làm cho giá trị sản xuất tăng 0,37%. Nguyên nhân biến động
tăng có thể do:
+ Doanh nghiệp cải tổ lại bộ máy quản lý.
Nhận thấy công tác tổ chức quản lí cịn yếu, kém hiệu quả, nên ban giám đốc đã
đề ra những phương án cải tổ để tăng cường vai trị của người quản lí trong
doanh nghiệp cũng như tăng thêm quyền hạn, trách nhiệm cho một số cán bộ
chủ chốt, sắp xếp lại bộ máy quản lí cho phù hợp, giảm... nhờ đố mà cơng tác tổ
chức sản xuất có hiệu qủa hơn, làm năng suất lao động tăng. Do đó giá trị sản
xuất của tháng tăng lên nhiều so với kỳ gốc. Đây là nguyên nhân chủ quan, tích
cực.
+ Doanh nghiệp sản xuất thêm mặt hàng mới.

Sinh viên: Lưu Thị Kim Phượng
Lớp : QKD51 ĐH 1

Trang 20


ĐỒ ÁN MƠN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
Với lợi thế được người tiêu dùng tin yêu bởi thương hiệu sản phẩm thân thiện
với môi trường, sang đến năm nay, công ty tiếp tục mở rộng sản xuất thêm một
số mặt hàng mới (cũng từ những nguyên liệu cũ). Nếu như trước kia, đơn vị chỉ
chuyên sản xuất những mặt hàng quần áo, tất, găng tay..... thì hiện nay lại tiếp
tục cho ra đời những phụ kiện thời trang khác như mũ vải mềm visco, túi sách
thời trang, cặp sách trẻ em thân thiện, dễ thương.....có kiểu dáng tao nhã, thanh

lịch, và đặc biệt an toàn, thân thiện với môi trường. Mỗi một sản phẩm mới đưa
ra đều được người tiêu dùng đón nhận, hưởng ứng, đặc biệt là tầng lớp học sinh,
sinh viên và những người làm văn phịng. (Ngồi ra vẫn tiếp tục sản xuất các
mặt hàng cũ). Đây là nguyên nhân chủ quan, tích cực.
+ Sản xuất sản phẩm có kiểu dáng mới, với nhiều kích cỡ.
Để tăng thêm sự lựa chọn và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách
hàng, bộ phận thiết kế đã đưa ra một loạt những kiểu dáng mới từ cùng một
chủng loại mặt hàng, phù hợp với nhiều lứa tuổi, đa dạng kiểu cách, màu sắc,
kích cỡ, họa tiết... với những mức giá linh động. Điều này không những làm
tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường mà còn giúp mở rộng phạm vi đối
tượng khách hàng cho doanh nghiệp, khiến cho giá trị sản xuất tăng lên cao hơn
so với kỳ gốc. Đây là nguyên nhân chủ quan, tích cực.
+ Doanh nghiệp nhận thêm đơn đặt hàng.
Các sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng được ưa chuộng, nên sang tháng này,
công ty nhận được thêm khá nhiều đơn dặt hàng mới từ các siêu thị, cửa hàng
thời trang lớn, và cũng có một số tiểu thương từ các chợ... trong đó phải kể đến
hệ thống siêu thị Big C, Citymart Sky Gardent, Coopmart, Maximart... có thể
nói lượng dặt hàng từ những đơn vị mới này làm cho doanh số của doanh nghiệp
tăng mịnh, kéo theo giá trị sản xuất cũng tăng để có đầy đủ nguồn cung , một
cách nhanh, kịp thời mà chất lượng nhất. Đây là nhân tố khách quan, tích cực.
* Tháng 4
So với kì gốc, kì nghiên cứu có giá trị sản xuất của tháng 4 tăng thêm

Sinh viên: Lưu Thị Kim Phượng
Lớp : QKD51 ĐH 1

Trang 21


ĐỒ ÁN MƠN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

3.620.484 (103đ) (tương ứng tăng 40, 0%) làm cho giá trị sản xuất tăng 6,57%.
nguyên nhân của sự tăng lên có thể do:
+ Doanh nghiệp đưa vào phân xưởng một dây chuyền sản xuất mới.
Nhận thấy doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi, việc bỏ vốn đầu tư thêm sẽ
càng làm tăng lợi nhuận. Công ty mẹ đã quyết định hỗ trợ thêm cho doanh
nghiệp 15 tỉ đồng để mua dây chuyền sản xuất mới. Đơn vị đã ngay lập tức bố
trí cơng nhân máy và các nhân viên kĩ thuật trực tiếp bắt tay vào vận hành những
máy móc thiết bị mới này dưới sự hỗ trợ của 2 chuyên gia công nghệ của Hà
Lan được cử sang giúp đữ trong thời gian đầu dây truyền được lắp đặt.Điều này
đã giúp nâng cao năng suất lao động, tăng cường chất lượng sản phẩm. Năng
suất lao động tăng lên đáng kể kéo theo giá trị sản xuất của doanh nghiệp tăng
lên nhiều lần. Đây là nhân tố chủ quan tích cực, nó có tác động hiệu quả đến sản
xuất kinh doanh.
+ Doanh nghiệp có một nhà quản lý mới.
Cũng trong tháng, một nhà quản lí cấp cao đã đến tuổi nghỉ hưu, và doanh
nghiệp đã có một nhà quản lí mới thay thế với trình độ, kinh nghiệm cách thức
quản lý mới. Việc thay thế này đã đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp tốt hơn. Đây là ngưởi trẻ tuổi, năng động, linh hoạt và có nhiều kĩ
năng, kĩ thuật quản lí tiên tiến , hiện đại nhờ việc từ việc học tập, nghiên cứ và
tìm hiểu mơi trường kinh doanh ở nước ngồi. Ngay khi vừa nhận chức, ơng đã
đến thị sát tình hình, chỉ ra nhiều bất cập trong quản lí và tổ chức, đặc biệt trong
hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và kịp thời có những giải pháp hữu hiệu
giúp cải tiến và nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm, động viên tinh thần
cán bộ công nhân viên, cải tiền thao tác làm việc, tránh lãng phí sức người,
nguyên vật liệu.... nhờ đó mà giá trị sản xuất trong tăng mịnh so với những
tháng trước. Đây là nguyên nhân chủ quan, tích cực.
+ Nhu cầu xuất khẩu tăng
Không dừng lại ở thị trường trong nước, doanh nghiệp đã mạnh dạn tìm

Sinh viên: Lưu Thị Kim Phượng

Lớp : QKD51 ĐH 1

Trang 22


ĐỒ ÁN MƠN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
kiếm những bạn hàng nước ngoài để mở rộng thị trường tiêu thụ của mình. Bước
đầu thăm dị, đàm phán hợp đồng, có rất nhiều khó khăn, thậm chí, cịn bị đối
tác chèn ép... Nhưng cho đến tháng 4 này, đơn vị đã kí kết thành cơng nhiều
hợp đồng sản xuất với các hãng kinh doanh thời trang của nước ngoài ,. điều này
làm cho giá trị xuất khẩu tăng nhanh chóng, dẫn đến giá trị sản xuất cũng tăng
mạnh. Trong đó chủ yếu là các sản phẩm quần áo Vantico, túi sách vải thân
thiện, tất và găng tay nữ... quốc tế đặt mua đơn hàng lớn. Việc thâm nhập được
vào những thị trường khó tính như Mĩ, Euro... đã mở ra nhiều hướng đi mới cho
công tác mở rộng thị trường, trong tương lai. Thương hiệu sản phẩm của doanh
nghiệp có thể vươn cao tới tầm cỡ quốc tế.
Đây là nguyên nhân khách quan, tích cực.
+ Uy tín của doanh nghiệp được nâng cao
Doanh nghiệp nhận thêm được hợp đồng từ các khách hàng mới. Họ biết đến
doanh nghiệp nhờ vào chất lượng sản phẩm, nhờ vào thương hiệu của doanh
nghiệp. Trong tháng có những ngày doanh nghiệp được lời đề nghị của 2 – 3 đối
tác mới. Đó là dấu hiệu cho sự phát triển của doanh nghiệp trên thị trường. Đây
là nguyên nhân khách quan, tích cực.
* Tháng 5
Tại kì nghiên cứu, giá trị sản xuất trong tháng 5 so với kì gốc giảm
2.171.840 (103đ). tương ứng với giảm 15,2% làm cho giá trị sản xuất của cả 6
tháng giảm 3,94%. Biến động này có thể do một số nguyên nhân sau:
+ Nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất bị thiếu.
Do trong q trình dự đốn, dự báo kế hoạch cung cấp và dự trữ nguyên vật liệu
cịn chưa chính xác, khơng sát với nhu cầu sản xuát dẫn đến việc thiếu nguyên

vật liệu trong sản xuất, làm cho tình hình sản xuát bị đình trệ, gián đoạn vào
cuối tháng. Mặt khác, kho dự trữ vải của doanh nghiệp còn quá nhỏ, chưa được
lắp đặt đầy đủ các bộ phận, trang bị bảo quản, rất có thể xảy ra sự cố cháy nổ

Sinh viên: Lưu Thị Kim Phượng
Lớp : QKD51 ĐH 1

Trang 23


ĐỒ ÁN MƠN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
nên việc nhập hàng với số lượng lớn cũng gây nhiều e ngại rủi ro cho doanh
nghiệp.
Đây là nguyên nhân chủ quan, tiêu cực làm giảm giá trị sản xuất của tháng và
cần sớm có biện pháp khắc phục như: nghiên cứa sát sao tình hình thị trường, sử
dụng các cơng cụ quản lí khoa học để tính tốn nguồn dự trữ nguyên vật liệu
một cách chính xác, mà vẫn tiết kiệm nguồn chi phí dành cho khâu dự trữ. Bên
cạnh đó, cần sửa sang và mở rộng kho dự trữ vải, vì đây là nguồn nguyên liệu
tối quan trọng và rất khó huy động ngay từ những nhà cung cấp trong nước để
tránh hiện tượng thiếu hụt trong sản xuất.
+ Tình hình bất ổn chính trị
Đây là tháng mà tình hình chính trị tại nhiều khu vực trên thể giới có
nhiều biến động, bạo lực leo thang ở nhiều quốc gia như Ai Cập, Cameroon, Bờ
Biển Ngà, Mauritani, Ethiopia, Madagascar, Philippines Indonesia… đây lại là
những thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp nên dẫn đến việc ngừng nhập
khẩu mặt hàng của doanh nghiệp trong một thời gian, nhiều hợp đồng đã kí kết
nay khơng được thực hiện, số lượng hàng và đơn đặt hàng từ phía họ cũng giảm
đáng kể. Thậm chí ngay bản thân doanh nghiệp cũng phải từ chối một số đơn đặt
hàng do rủi ro trong quá trình vận chuyển tới đó là rất cao, gây tổn thất cho cả
hai bên. Vì vậy giá trị sản xuất của doanh nghiệp trong tháng cũng giảm đáng

kể.Đây là nguyên nhân khách quan, tiêu cực.
+ Thời tiết khơng có lợi cho Doanh nghiệp
Nếu như tháng 5 năm trước, thời tiết khá thuận lợi, nắng nhiều, khơ ráo thì sang
đến năm nay, mưa gió lại nhiều hơn gây nhiều bất lợi cho mọi hoạt động của
doanh nghiệp.Ngày 6/5 và ngày 22/5, trên địa bàn nhà máy đang hoạt động có 2
cơn lốc xoáy lớn đi qua gây tổn thất nghiêm trọng về người và của. Một mặt,
thiên tai đã phá hủy và gây một số thiệt hại về vật chất hạ tầng, buộc doanh
nghiệp phải dành thêm thời gian, kinh phí để tu bổ, sửa chữa; mặt khác cũng làm
ảnh hưởng tới nhiều hoạt động khác làm ảnh hưởng xấu tới hoạt động sản xuất

Sinh viên: Lưu Thị Kim Phượng
Lớp : QKD51 ĐH 1

Trang 24


ĐỒ ÁN MƠN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
chung. Ví dụ như mưa nhiều, gây ngập úng, khiến cơng nhân đi lại khó khăn, tắc
đường, muộn giờ làm... cũng chính do ảnh hưởng từ bão ở bên kia bán cầu mà
một số lượng nguyên liệu lớn nhập từ nước ngồi khơng được đưa đến nhà máy
đúng hẹn. Và do vậy làm cho giá trị sản xuất giảm so với cùng kì.
Đây là nguyên nhân khách quan, tiêu cực. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể có
một số giải pháp nhằm hạn chế những tác động xáu do thiên tai gây nên, ví dụ
như thường xun cập nhập tình hình thời tiết để chủ động đối phó (các dự báo
về cơn bão có thể được các đài khí tượng trên thế giới đốn nhân trước cả một
thời gian dài trước đó), dự trữ trước nguồn nguyên liệu, xây dựng, tu bổ lại nhà
xưởng một cách an toàn, kiên cố trước khi thiên tai xảy ra....
+ Sản phẩm của công ty bị một số đối tượng làm giả, làm nhái.
cho đến thời điểm này, các sản phẩm của doanh nghiệp được người tiêu dùng
khá ưa chuộng, đặc biệt là một trong những lựa chọn hàng đầu phụ nữ Hải

Phòng. Do vậy một số cửa hàng kinh doanh đã nhập và bán những mặt hàng
tương tự, nhái lại, thậm chí làm giả và lấy nhãn hiệu của công ty để trục lợi.
Những sản phẩm như vậy đem lại tỉ suất lợi nhuận rất cao, vì vậy được bán khá
nhiều tại các chợ, những cửa hàng nhỏ lẻ. Đây là một mối lo ngại lớn, không chỉ
làm giảm doanh số của doanh nghiệp, khiến cho giá trị sản xuất trong kì giảm,
mà cịn gây tổn hại đến uy tín lâu dài trong kinh doanh.
Đây là nguyên nhân khách quan, tiêu cực. Vì vậy, đơn vị cần sớm khắc phục
thông qua một số giải phấp như: mời các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra
và xử lí nghiêm ngặt các đơn vị sản xuất hàng nhái, hàng giả, đính tem chống
hàng giả trên mỗi sản phẩm đồng thời có sự thích phổ biến rõ ràng, giúp người
dân dễ dàng phân biệt và đánh giá đúng chất lượng sản phẩm; tham gia vào Hiệp
hội phòng chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu việt Nam để nhận được những
Hỗ trợ từ tổ chức này....
* Tháng 6
Sang đến tháng 6, giá trị sản xuất tại kì nghiên cứu lại tăng 4.367.857

Sinh viên: Lưu Thị Kim Phượng
Lớp : QKD51 ĐH 1

Trang 25


×