Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Đồ án môn học phân tích hoạt động kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.98 KB, 48 trang )

Đồ án môn học Phân ch hoạt động kinh tế
Phần I: Cơ sở lý luận của phân tích hoạt động kinh tế
1.1. Mở đầu
1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh tế:
Phân tích là quá trình phân chia, phân giải các hiện tượng và kết quả kinh
doanh thành nhiều bộ phận cấu thành rồi dùng các phương pháp liên hệ,
so sánh đối chiếu, và tổng hợp lại nhằm rút ra tính quy luật và xu hướng
vận động và phát triển của hiện tượng nghiên cứu.
Phân tích hoạt động kinh tế gắn liền với mọi hoạt động SXKD của DN.
1.1.2. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu phân tích hoạt động kinh tế là các quá trình và kết
quả sản xuất kinh doanh được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế
gắn liền với các nhân tố ảnh hưởng.
Tùy từng trường hợp cụ thể phân tích mà xác định đối tượng phân tích
một cách cụ thể.
Có thể phát biểu một cách khái quát về đối tượng phân tích DN như sau:
Phân tích kinh tế DN là nghiên cứu quá trình và kết quả sản xuất kinh
doanh của DN thông qua các chỉ tiêu kinh tế trong mối liên hệ biện
chứng với các thành phần bộ phận, nhân tố, nguyên nhân.
Khi phân tích về một chỉ tiêu cụ thể nào đó (thông qua bảng phân tích và
chỉ tiêu phân tích thường nằm ở dòng cuối cùng) thì đối tượng phân tích
cụ thể được xác định là chênh lệch tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích.
1.1.3. Ý nghĩa phân tích hoạt động kinh tế:
Phân tích hoạt động kinh tế với một vị trí là công cụ quan trọng của nhận
thức, nó trở thành một công cụ quan trọng để quản lý khoa học có hiệu
quả các hoạt động kinh tế. Nó thể hiện chức năng tổ chức và quản lý kinh
tế của Nhà nước.
1.1.4. Mục đích phân tích:
- Đánh giá kết quả hoạt động kinh tế, kết quả của việc thực hiện các
nhiệm vụ được giao, đánh giá việc chấp hành các chế độ, chính sách
của Nhà nước.


1
Đồ án môn học Phân ch hoạt động kinh tế
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố.
- Xác định nguyên nhân dẫn đến sự biến động của các nhân tố làm ảnh
hưởng trực tiếp đến mức độ và xu hướng của hiện tượng kinh tế.
- Đề xuất các biện pháp và phương hướng để cải tiến phương pháp kinh
doanh, khai thác các khả năng tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp
nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1.1.5. Nguyên tắc phân tích:
- Phải đảm bảo tính khách quan (tôn trọng chủ thể khách quan, không
xuyên tạc, bóp méo khách quan trog quá trình phàn ánh, phân tích).
- Phân tích bao giờ cũng xuất phát từ việc đánh giá chung, sau đó mới
đi sâu phân tích từng nhân tố.
- Phân tích trong sự vận động và phát triển của hiện tượng kinh tế.
- Phân tích phải thực hiện trog mối quan hệ qua lại giữa các hiện tượng
kinh tế.
- Phải sử dụng các phương pháp phân tích thích hợp để thực hiện các
mục đích phân tích.
- Phải đi sâu vào từng bộ phận cấu thành của hiện tượng kinh tế đã xem
xét, mối quan hệ nội tại của hiện tượng kinh tế đó.
- Tùy theo điều kiện phân tích mà xác định quy mô phân tích phù hợp.
1.1.6. Nội dung phân tích:
- Phân tích các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh như khối lượng hàng hóa
xuất nhập khẩu, doanh thu, giá thành lợi nhuận.
- Phân tích các chỉ tiêu kết quả kinh doanh trong mối liên hệ với các chỉ
tiêu về điều kiện (yếu tố) của quá trình SXKD như lao động, vật tư,
tiền vốn, đất đai…
1.2. Hệ thống chỉ tiêu và các nhân tố ảnh hưởng trong phân tích
1.2.1. Hệ thống chỉ tiêu trong phân tích

1.2.1.1. Khái niệm
Chỉ tiêu trong phân tích biểu hiện cụ thể kết quả kinh doanh, nó nói
nên nội dung, phạm vi kết quả kinh doanh cụ thể.
1.2.1.2. Phân loại chỉ tiêu
a) Theo nội dung kinh tế:
2
Đồ án môn học Phân ch hoạt động kinh tế
- Chỉ tiêu biểu hiện kết quả (doanh thu, lợi nhuận, giá thành)
- Chỉ tiêu biểu hiện điều kiện (lao động, tổng máy móc thiết bị, tổng số
vốn, vật tư…)
b) Theo tính chất của chỉ tiêu:
- Chỉ tiêu khối lượng (số lượng) là chỉ tiêu phản ánh quy mô khối
lượng như tổng khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, tổng số lao
động, tổng số vốn…
- Chỉ tiêu chất lượng là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng vốn, các
yếu tố hay hiệu quả kinh doanh. VD: hiệu suất sử dụng vốn, năng
suất lao động, giá thành sản phẩm.
c) Theo phương pháp tính toán:
- Chỉ tiêu tuyệt đối.
- Chỉ tiêu tương đối.
- Chỉ tiêu bình quân.
d) Theo cách biểu hiện:
- Chỉ tiêu biểu hiện đơn vị hiện vật.
- Chỉ tiêu biểu hiện đơn vị giá trị.
- Chỉ tiêu biểu hiện đơn vị thời gian.
1.2.2. Nhân tố ảnh hưởng
1.2.2.1. Khái niệm
Nhân tố ảnh hưởng là những yếu tố bên trong của các hiện tượng và
quá trình mà mỗi biến động của nó tác động trực tiếp đến độ lớn,
tính chất, xu hướng và mức độ xác định của chỉ tiêu phân tích.

1.2.2.2. Phân loại
a) Căn cứ theo nội dung kinh tế:
- Nhân tố điều kiện: số lượng lao động, máy móc thiết bị.
- Nhân tố kết quả.
b) Căn cứ vào tính chất của nhân tố:
- Nhân tố số lượng.
- Nhân tố chất lượng.
c) Căn cứ vào vai trò của nhân tố:
- Nhân tố chính: là các nhân tố mà sự biến động của chúng có ảnh
hưởng nhiều nhất đến biến động của chỉ tiêu.
- Nhân tố phụ: là những nhân tố mà sự biến động của nó có ảnh hưởng
không nhiều, không quyết định đến biến động của chỉ tiêu.
3
Đồ án môn học Phân ch hoạt động kinh tế
d) Căn cứ theo tính tất yếu của nhân tố:
- Nhân tố chủ quan: là nhân tố mà nó phất triển theo hướng nào, mức
độ bao nhiêu, phụ thuộc vào bản than doanh nghiệp.
- Nhân tố khách quan: là nhân tố phát sinh độc lập và tác động như một
tất yếu ngoài sự chi phối của bản thân doanh nghiệp.
e) Căn cứ vào xu hướng tác động của nhân tố:
- Nhân tố tích cực: là nhân tố có ảnh hưởng tốt đến hoạt động SXKD
của DN, làm tăng độ lớn các chỉ tiêu phản ánh và tính ổn định lâu dài.
- Nhân tố tiêu cực: là nhân tố có ảnh hưởng xấu đến hoạt động SXKD
của DN, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.
f) Căn cứ theo thời gian tác động:
- Nhân tố cố định: là những nhân tố xảy ra thường xuyên.
- Nhân tố tạm thời: là những nhân tố xảy ra ngẫu nhiên.
1.3. Các phương pháp kỹ thuật dùng trong phân tích
1.3.1. Nhóm phương pháp phân tích chi tiết
Nhóm phương pháp chi tiết về mặt cơ bản phản ánh tư duy, cách thức,

phân chia, phân giải chỉ tiêu phân tích. Trong thực tế có nhiều cách để
phân chia, phân giải chỉ tiêu cụ thể. Dưới đây giới thiệu 3 phương pháp
chủ yếu:
1.3.1.1. Phương pháp phân tích chi tiết theo thời gian
Nội dung: theo phương pháp này chỉ tiêu phân tích trong một thời kỳ dài
nhất định sẽ được chia nhỏ theo từng giai đoạn, từng thành phần thời
gian ngắn hơn.
Việc nghiên cứu phân tích chỉ tiêu được thực hiện qua việc nghiên cứu,
phân tích các giai đoạn, thời gian nhỏ hơn.
1.3.1.2. Phương pháp phân tích chi tiết theo không gian, bộ phân, chủng
loại
Nội dung: theo phương pháp này chỉ tiêu phân tích sẽ được chia nhỏ
thành các bộ phân khác nhau theo không gian, lĩnh vực, chủng loại…
Việc nghiên cứu, phân tích các chỉ tiêu được thực hiện qua việc nghiên
cứu, phân tích các thành phần, bộ phân nhỏ hơn theo không gian, chủng
loại lĩnh vực.
4
Đồ án môn học Phân ch hoạt động kinh tế
1.3.1.3. Phương pháp phân tích chi tiết theo các nhân tố cấu thành
Nội dung: theo phương pháp này chỉ tiêu phân tích được phản ánh bằng
một phương trình kinh tế có quan hệ phức tạp với hai hay nhiều hơn các
nhân tố khác nhau. Các nhân tố khác nhau có tên gọi và đơn vị tính khác
nhau. Việc nghiên cứu, phân tích các chỉ tiêu được thực hiện thông qua
việc nghiên cứu, phân tích các nhân tố trong phương trình kinh tế.
1.3.2. Nhóm phương pháp phản ánh biến động của chỉ tiêu và các thành phần
bộ phận nhân tố
1.3.2.1. Phương pháp so sánh tuyệt đối
Phương pháp này được thực hiện bằng cách: lấy mức độ của chỉ tiêu,
nhân tố ở kỳ nghiên cứu – trị số tương ứng ở kỳ gốc, kết quả so sánh là
chênh lệch tuyệt đối. Nó phản ánh mức biến động của chỉ tiêu nghiên

cứu và được ghi vào bảng nghiên cứu phân tích.
ΔX:chênh lệch tuyệt đối của chỉ tiêu (nhân tố) X
X
1
, X
0
: quy mô của chỉ tiêu (nhân tố) X ở kỳ nghiên cứu và kỳ gốc
1.3.2.2. Phương pháp so sánh tương đối
a) So sánh tương đối động thái
Trong phân tích, phương pháp này được thực hiện bằng cách:
Kết quả so sánh phản ánh xu hướng và tốc độ biến động của chỉ tiêu
hoặc nhân tố và được ghi vào cột so sánh.
b) So sánh tương đối kết cấu
Nhằm xác định vai trò của bộ phận trong tổng thể thông qua tỷ
trọng của chúng.
c) So sánh mức độ biến động
k: chỉ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô
của X.
1.3.3. Nhóm các phương pháp xác định tầm ảnh hưởng của các bộ phận, nhân
tố, thành phần của các chỉ tiêu phân tích
1.3.3.1. Phương pháp cân đối
5
Đồ án môn học Phân ch hoạt động kinh tế
Mô hình:
Ta có:
Δa, Δb, Δc: là chênh lệch tuyệt đối của nhân tố a, b, c
Ảnh hưởng của các nhân tố được xác định như sau:
1.3.3.2. Phương pháp thay thế liên hoàn
Mô hình:
+) Ảnh hưởng tuyệt đối của các nhân tố:

+) Ảnh hưởng tương đối của các nhân tố:
1.3.3.3. Phương pháp số chênh lệch
- Biểu hiện mối liên hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố bằng
một phương trình kinh tế có chú ý đến trật tự sắp xếp các nhân tố.
- Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối được tính bằng cách lấy chênh lệch của
nhân tố đó nhân vói giá trị kỳ nghiên cứu của nhân tố đứng trước và
giá trị kỳ gốc của nhân tố đứng sau nó trong phương trình kinh tế.
6
Đồ án môn học Phân ch hoạt động kinh tế
Phần II: Phân tích
Chương 1: Đánh giá chung giá trị sản xuất của doanh nghiệp theo mặt hàng
1.1. Mục đích, ý nghĩa
Để đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp người ta
phải dùng đến rất nhiều chỉ tiêu. Trong đó có những chỉ tiêu mang tính pháp
lệnh, có những chỉ tiêu mang tính hướng dẫn, tự xây dựng. Hiện nay các
doanh nghiệp hầu như chỉ có 1 chỉ tiêu pháp lệnh đó là chỉ tiêu quan hệ với
ngân sách. Còn lại các chỉ tiêu của hoạt động sản xuất kinh doanh là những
chỉ tiêu có tính hướng dẫn hoặc chỉ tiêu tự xây dựng. Thông thường người ta
lựa chọn ra một số chỉ tiêu quan trọng để phân tích. Có nhiều chỉ tiêu giúp
đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng nhìn
chung các chỉ tiêu chủ yếu của doanh nghiệp thường được chia làm 4 nhóm
chính:
• Nhóm 1: Nhóm chỉ tiêu giá trị sản xuất.
• Nhóm 2: Nhóm chỉ tiêu tài chính gồm doanh thu, chi phí và lợi nhuận.
• Nhóm 3: Nhóm chỉ tiêu quan hệ ngân sách.
Nhóm này thường phản ánh các chỉ tiêu thể hiện việc thực hiện nghĩa vụ đối
với ngân sách Nhà nước. Bao gồm thuế các loại và các khoản nộp khác
(như: VAT, thuế TNDN, thuế sử dụng vốn, thuế XNK…). Người ta thường
dựa vào nhóm chỉ tiêu nộp BHXH. Đây là chỉ tiêu không trực thuộc quan hệ
với ngân sách nhưng nó phản ánh nghĩa vụ bắt buộc của doanh nghiệp đối

với người lao động theo quy định của pháp luật. Ngoài ra doanh nghiệp còn
có những khoản phải nộp khác.
• Nhóm 4: Lao động, tiền lương
Nhóm này gồm các chỉ tiêu sau:
+ Tổng số lao động.
+ Tổng quỹ lương.
+ Năng suất lao động bình quân.
+ Tiền lương bình quân
1.1.1. Mục đích
7
Đồ án môn học Phân ch hoạt động kinh tế
- Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
thông qua các chỉ tiêu kinh tế.
- Phản ánh tổng quan và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Đánh giá được việc thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với
ngân sách Nhà nước và đối với người lao động.
- Nhìn nhận dưới nhiều góc độ để thấy được một cách đầy đủ, đúng
đắn, cụ thể về tình hình sản xuất kinh doaanh của công ty, từ đó xác
định nguyên nhân tác động làm biến động các chỉ tiêu đó.
- Đề xuất các biện pháp nhằm khai thác tốt nhất các tiềm năng của
doanh nghiệp để áp dụng trong thời gian tới nhằm phát triển sản xuất,
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo các lợi ích cho
doanh nghiệp.
- Làm cơ sở để đưa ra các chiến lược về phát triển sản xuất kinh doanh
cho doanh nghiệp trong tương lai.
1.1.2. Ý nghĩa
Đây là các chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chung nhất, tổng quan nhất tình hình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó nói lên khối lượng vá kết quả các
công việc mà doanh nghiệp đã thực hiện được trong kỳ, kết quả sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân
sách Nhà nước, tình hình lao động trong doanh nghiệp. Nó giúp chúng ta
nhận ra những mặt tích cực, tiêu cực, những mặt còn tồn tại mà từ đó có
nhữn biện pháp khai thác tốt nhất các mặt tích cực và hạn chế những mặt
tiêu cực giúp cho doanh nghiệp có kết quả sản xuất cao hơn trong tương lai.
Vì vậy mà việc phân tích, đánh giá chung về tình hình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp là hết sức quan trọng và cần được tiến hành thường xuyên.
1.2. Phương trình kinh tế
Theo trường hợp này các nhân tố có mối quan hệ tổng đại số.
Ta có:
Chỉ tiêu giá trị sản xuất ( ∑G) là chỉ tiêu tổng thể
Chỉ tiêu mặt hàng (g
i
) là chỉ tiêu cá thể
8
Đồ án môn học Phân ch hoạt động kinh tế
Phương trình kinh tế:
Kỳ gốc:
Kỳ nghiên cứu:
Tỷ trọng của từng mặt hàng: dg
i
(i=1 → 8)
∑dg
i
= 100 (%) = d∑G
⇒ dg
80
= 100 – (15,92+9,2+10,7+9,44+14,3+12,6+12,53) = 15,31(%) kỳ
gốc
⇒ dg

81
= 100 – (16,3+7,4+15,6+8,3+12,8+14,53+13,6) = 11,47(%) kỳ
nghiên cứu
Khi biết tỷ trọng từng mặt hàng thì giá trị sản xuất của từng mặt hàng sẽ là:
g
i
= ∑G.dg
i
(10
3
đ)
1.3. Nhận xét chung qua bảng
Qua bảng “Tình hình thực hiện chỉ tiêu giá trị sản xuất theo mặt hàng của
doanh nghiệp” ta thấy:
Nhìn chung các nhóm chỉ tiêu mặt hàng chủ yếu ở kỳ nghiên cứu có xu
hướng giảm, giảm mạnh so với kỳ gốc: mặt hàng ba lô ở kỳ nghiên cứu
giảm nhẹ so với kỳ gốc giảm 0,87%, hai mặt hàng thắt lưng và mũ bảo hiểm
giảm lần lượt là 14,88% và 13,34%, mặt hàng túi học sinh kỳ nghiên cứu
giảm mạnh nhất so với kỳ gốc 22,13%, các mặt hàng khác giảm 27,47% so
với ký gốc. Ngoài những mặt hàng trên ta thấy có sự tăng mạnh mẽ về
doanh thu của mặt hàng túi thể thao ở kỳ nghiên cứu tăng 41,15% so với kỳ
gốc, các mặt hàng như mũ vải và giày vải cũng có sự tăng lên về doanh thu.
1.4. Phân tích chi tiết
1.4.1. Mặt hàng ba lô
Qua bảng phân tích ta thấy, mặt hàng ba lô chiếm tỷ trọng cao nhất trong các
mặt hàng của doanh nghiệp (trên 15%). Trong kỳ nghiên cứu giá trị sản xuất
của ba lô giảm 0,87% so với kỳ gốc tương đương với 119.090.000đ, ảnh
hưởng tới tổng giá trị sản xuất là 0,14%.
Biến động trên có thể do các nguyên nhân sau:
9

Đồ án môn học Phân ch hoạt động kinh tế
1) Không có sự thay đổi nhiều về tính năng, mẫu mã, chất lượng của sản
phẩm nên chưa kích thích được nhu cầu của người tiêu dùng.
2) Trong nước xuât hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh với hàng giá rẻ.
3) Số sản phẩm bị lỗi, hỏng tăng.
4) Khả năng đàm phán giá mua nguyên vật liệu không tốt.
5) Sự hoạt động kém hiệu quả của nhân viên bán hàng.
Trong những nguyên nhân kể trên giả định nguyên nhân chính là: nguyên
nhân thứ nhất và nguyên nhân thứ hai.
Xét nguyên nhân chính thứ nhất: Không có sự thay đổi tính năng, mẫu
mã, chât lượng của sản phẩm. Việt Nam là một đất nước có dân số trẻ.
Nhu cầu của giới trẻ thì đa dạng và phong phú. Họ luôn mong muốn
những mẫu mã mới,tính năng mới, trong khi đó sự cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp với nhau ngày càng gay gắt. Trong kỳ nghiên cứu, bộ phận
nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp thì chậm chạp, chưa có sự quan
tâm đúng mức trong khâu tìm hiểu xu hướng biến động của thị trường
trong kỳ tới. Dẫn đến hàng nhập về khó tiêu thụ. Số lượng bán ra giảm
nhiều so với kỳ trước làm cho doanh thu giảm. Đây chính là nguyên nhân
chủ quan tiêu cực ảnh hưởng đến doanh thu
Biện pháp:
- Nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên trong phòng nghiên
cứu thị trường, để có thể đưa ra những dự báo chính xác.
Xét nguyên nhân thứ hai: Trong nước xuất hiện thêm nhiều luồng hàng
giá rẻ. Việc mở rộng quy mô sản xuất của Trung Quốc với những mẫu
phong phú đa dạng, tính năng cải tiến, giá cả rẻ đã tràn lan trên thị
trường. Trong khi người dân với ngân sách chi tiêu hạn hẹp. Họ đã lựa
chọn mặt hàng này thay cho những sản phẩm chính hãng với tính năng
như vậy mà giá cả cao hơn. Vì thế đã có một số lượng không nhỏ khách
hàng lựa chọn những sản phẩm đó. Vì vậy giá trị sản xuất của doanh
10

Đồ án môn học Phân ch hoạt động kinh tế
nghiệp về mặt hàng này đã giảm so với kỳ gốc. Đây chính là nguyên
nhân khách quan tiêu cực ảnh hưởng tới doanh thu.
1.4.2. Mặt hàng túi học sinh
Qua bảng phân tích ta thấy, mặt hàng túi học sinh trong kỳ nghiên cứu giảm
khá mạnh, giảm 22,13% so với kỳ gốc tương đương với 1.743.362.000đ, ảnh
hưởng tới tổng giá trị sản xuất là 2,04%.
Biến động trên có thể do các nguyên nhân sau:
1) Nhu cầu sử dụng mặt hàng này giảm.
2) Doanh nghiệp đã quyết định giảm tỷ trọng mặt hàng này.
3) Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp giảm.
4) Địa điểm kinh doanh không thuận lợi.
5) Một số đối tác hủy bỏ hợp đồng.
Trong các nguyên nhân kể trên, giả định rằng doanh thu của mặt hàng điện
tử trong kỳ nghiên cứu giảm đi so với kỳ gốc do hai nguyên nhân chính là
nguyên nhân thứ nhất và nguyên nhân thứ hai.
Xét nguyên nhân thứ nhất: Nhu cầu mặt hàng này giảm. Trong kỳ
nghiên cứu, Nhà nước quyết định tăng mức lương cho người lao động, vì
mức thu nhập tăng lên, chất lượng đời sống cũng được nâng cao nên nhu cầu
cũng thay đổi. Người dân bắt đầu chuộng đồ ngoại, sính đồ ngoại hơn đồ
nội. Họ nghĩ răng đồ ngoại đảm bảo hơn, chất lượng tốt hơn nên chuyển
sang mua đồ ngoại. Do đó mà số lượng sản phẩm điện tử doanh nghiệp bán
ra ở kỳ nghiên cứu giảm rõ rệt so với kỳ gốc. Dẫn đến giá trị sản xuất mặt
hàng này đem lại giảm. Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực ảnh hưởng
đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Xét nguyên nhân thứ hai: Doanh nghiệp đã quyết định giảm tỉ trọng
mặt hàng này. Trong kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp quyết định giảm tỷ trọng
về mặt hàng túi học sinh để tập trung cho mặt hàng túi thể thao. Do vậy mà
doanh nghiệp không chú trọng đến mặt hàng túi học sinh nữa, điều này làm
11

Đồ án môn học Phân ch hoạt động kinh tế
sản lượng sản phẩm túi học sinh sản xuất ra giảm, kéo theo giá trị sản xuất
mặt hàng này giảm so với kỳ gốc. Trên thực tế, do một vài nghuyên nhân mà
doanh thu mặt hàng xi măng cũng giảm. Đây là nguyên nhân chủ quan mang
xu hướng tác động tiêu cực ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Để khắc phục tình
trạng này doanh nghiệp cần có một số biện pháp sau:
- Doanh nghiệp cần xác định cơ cấu sản phẩm cho hợp lý để tránh
trường hợp chỉ tập trung vào một sản phẩm mà làm cho các sản phẩm khác
không được chú trọng sẽ làm cho rủi ro gặp phải lớn hơn khi sản xuất nhiều
sản phẩm khác nhau.
- Trước khi sản xuất một sản phẩm cần tiến hành điều tra, nghiên cứu và
lên kế hoạch một cách cẩn thận.
12
Đồ án môn học Phân ch hoạt động kinh tế
1.4.3. Mặt hàng túi thể thao
Qua bảng phân tích ta thấy, mặt hàng túi thể thao là mặt hàng có giá trị sản
xuất tăng mạnh nhất trong các mặt hàng. Trong kỳ nghiên cứu giá trị sản
xuất mặt hàng này đã tăng 41,15% so với kỳ gốc, tương đương với tăng
3.771.007.000đ, ảnh hưởng tới tổng giá trị sản xuất là lớn nhất là 4,4%.
Biến động trên có thể do các nguyên nhân sau:
1) Doanh nghiệp đưa ra nhiều mẫu mã túi thể thao mới.
2) Doanh nghiệp nhận được nhiều đơn hàng từ khách hàng.
3) Giá mặt hàng túi thể thao trên thị trường tăng.
4) Chất lượng sản phẩm tăng hơn kỳ gốc.
5) Bộ phận bán hàng thể hiện sự năng động và hiệu quả.
Trong những nguyên nhân trên giả định nguyên nhân thứ nhất và nguyên
nhân thứ hai là nguyên nhân chính.
Xét nguyên nhân chính thứ nhất: doanh nghiệp đưa ra nhiều mẫu mã mới.
Do dự đoán được nhu cầu của thị trường trong kỳ nghiên cứu nên ngay từ
đầu kỳ nghiên cứu doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư để sản xuất thêm

những mẫu mã mới nhắm đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
Doanh nghiệp tổ chức các cuộc thi thiết kế, sang tạo mẫu từ đó chọn ra
những mẫu thiết kế đẹp nhất. Cùng với những kinh nghiệm, công nghệ kĩ
thuật hiện đại học hỏi được từ nước ngoài, sử dụng dây chuyền sản xuất
mới, lưạ chọn những linh,phụ kiện có chất lượng tốt nhất, tìm cách hạ giá
thành do biết tận dụng nguồn nhân công dồi dào. Ngoài ra doanh nghiệp
cũng cung cấp nhiều dịch vụ khuyến mãi hậu bán hàng, có nhiều linh kiện,
phụ kiện thay thế. Vì thế, một lượng túi thể thao mới với mẫu mã kiểu dáng,
độc đáo, hợp thời trang được tung ra thị trường, một kết quả đạt được là
những sản phẩm mới đó đã có được sự yêu thích của khách hàng, đáp ứng
thị hiếu cuả người tiêu dùng và đã tiêu thụ nhanh chóng. Việc tung những
mẫu mã mới ra thị trường nhanh chóng chiếm được cảm tình của khách hàng
và tiêu thụ sản phẩm dễ dàng hơn đã làm cho giá trị sản xuất đối với mặt
hàng này tăng lên. Vì vậy, ở kỳ nghiên cứu mặt hàng túi thể thao của doanh
13
Đồ án môn học Phân ch hoạt động kinh tế
nghiệp tăng lên cả về số lượng mẫu mã lẫn số lượng mỗi mẫu túi. Đây là
nguyên nhân chủ quan mang tính tích cực. Để duy trì và pháp huy điều này
doanh nghiệp cần:
- Tiếp tục nghiên cứu thị trường để thiết kế những mẫu mã mới theo
từng mùa để đáp ứng tốt nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.
- Tiến hành thêm các công tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của mình
trên các phương tiện thông tin.
- Tìm kiếm thêm những phân khác thì trường khác nhằm mở rộng đối
tượng, lượng khách hàng mới.
Xét nguyên nhân chính thứ hai: doanh nghiệp nhận được nhiều đơn hàng từ
khách hàng do uy tín của doanh nghiệp tăng, cùng các biện pháp xúc tiến
thương mại nên nhiều người biết đến doanh nghiệp. Nên khi có nhu cầu họ
đã tìm đến doanh nghiệp để đặt hàng. Chính vì vậy mà doanh nghiệp phải
sản xuất nhiều hơn đáp ứng nhu cầu của khách. Làm cho giá trị sản xuất

trong kỳ nghiên cứu tăng. Đây là một nguyên nhân khách quan tích cực
mang lại việc làm nhiều hơn cho doanh nghiệp.
1.4.4. Mặt hàng thắt lưng
Qua bảng phân tích ta thấy, mặt hàng thắt lưng là mặt hàng có tỷ trọng thấp
nhất trong các mặt hàng. Ở kỳ nghiên cứu giảm 14,88% so với kỳ gốc,
tương đương với 1.202.671.000đ, ảnh hưởng tới tổng giá trị sản xuất là
1,4%.
Biến động trên có thể do các nguyên nhân sau:
1) Năng suất lao động suy giảm.
2) Nhu cầu về mặt hàng trên thị trường giảm.
3) Doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất.
4) Nền kinh tế suy thoái doanh nghiệp đã cắt giảm nhân sự và sản lượng.
5) Là một mặt hàng mới mẻ đối với doanh nghiệp.
Trong các nguyên nhân kể trên, giả định có hai nguyên nhân chính là nguyên
nhân thứ nhất và nguyên nhân thứ hai.
Xét nguyên nhân thứ nhất: ở kỳ gốc khi mà doanh nghiệp đã mở một khóa
đào tạo ngắn hạn nhằm mục đích để nâng cao tay nghề cho người lao động
14
Đồ án môn học Phân ch hoạt động kinh tế
và cũng nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm số sản phẩm hư và lỗi. Mặt
khác công tác đãi ngộ, chế độ thưởng cho công nhân phân xưởng luôn được
ưu tiên nên mọi người lao động hăng say và năng suất được đảm bảo.Tuy
nhiên sang kỳ nghiên cứu thì do tình hình sản xuất kinh doanh không được
sáng sủa, nợ xấu còn nhiều. Doanh nghiệp đã không thực hiện công việc này
nữa. Trong khi đó thì mẫu mã của sản phẩm theo đơn đặt hàng của khách
hàng thay đổi và phức tạp hơn trước dẫn đến sản xuất ra xuất hiện những lỗi
khó sửa, hàng hóa trông xấu hơn và khó bán hơn. Bên cạnh đó do việc tiếp
cận với những quy trình sản xuất sản phẩm mới không được chú trọng, các
máy móc thiết bị mới nhập về không sử dụng hết công suất do việc đào tạo
chưa được bài bản. Mặt khác một số cán bộ hay quát, mắng nhân viên mỗi

khi sản phẩm bị mắc lỗi. Điều này đã tạo nên tâm lý không thoải mái cho
công nhân. Vì vậy mọi người làm việc mang tính chất chống đối, chưa hết
khả năng và trách nhiệm của mình. Từ đó làm cho năng suất lao động đã suy
giảm mạnh. Kéo theo giá trị sản xuất của doanh nghiệp cũng đi xuống. Đây
là nguyên nhân chủ quan mang tính tiêu cực.
Biện pháp:
- Doanh nghiệp cần tuyển chọn đội ngũ công nhân có tay nghề cao, ưu
tiên những người có kinh nghiệm và thâm niên làm việc. Tuy nhiên
cũng cần tạo điều kiện đào tạo cho những người trẻ tuổi và mới vào
làm.
- Tăng cường công tác đãi ngộ, thường xuyên khen thưởng công nhân
viên có thành tích xuất sắc và quan tâm hơn đến đời sống của toàn thể
công nhân trong doanh nghiệp.
Xét nguyên nhân thứ hai: trong kỳ nghiên cứu nhu cầu từ thị trường mặt
hàng túi thể thao đi xuống. Điều này cũng một phần là do tác động của việc
suy thoái kinh tế toàn cầu. Do trên thị trường người tiêu dùng đang phải đối
mặt với những khó khăn về kinh tế, thắt chặt chi tiêu. Mà những sản phẩm
15
Đồ án môn học Phân ch hoạt động kinh tế
của doanh nghiệp sản xuất theo đơn hàng của khách nước ngoài. Chủ yếu là
để xuất khẩu, số ít đem phân phối tại thị trường trong nước.Vì là hàng chất
lượng cao nên giá thành cho mỗi sản phẩm cũng không hề rẻ do đó việc
quyết định mua mỗi sản phẩm của doanh nghiệp phân phối thì người tiêu
dùng cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng. Hơn nữa trên thị trường trong và ngoài
nước cũng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh khi họ liên tục cho ra những
sản phẩm mới hình dáng bắt mắt, mẫu mã đẹp và rất tiện sử dụng. Về giá cả
cũng phải chăng có sức cạnh tranh với các sản phẩm của doanh nghiệp. Do
đặc thù của mặt hàng là đồcó thể dùng khi đi chơi cũng như tập luyện thể
thao, nên khách hàng ngày càng đưa ra các yêu cầu khắt khe, cao hơn cho
mỗi sản phẩm. Vì vậy khi những sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra không

đáp ứng được các yêu cầu trên thì ngay lập tức khách hàng sẽ quay lưng với
các sản phẩm đó. Nhu cầu giảm, thị hiếu và mức độ hài lòng của khách hàng
cũng giảm theo. Vì thế mà doanh nghiệp phải giảm số lượng sản xuất. Đây
là nguyên nhân khách quan mang tính tiêu cực.
1.4.5. Mặt hàng mũ bảo hiểm
Qua bảng phân tích ta thấy, mặt hàng mũ bảo hiểm ở kỳ nghiên cứu giảm
13,34% so với kỳ gốc, tương đương với 1.633.704.000đ, ảnh hưởng tới tổng
giá trị sản xuất là 1,91%.
Biến động trên có thể do các nguyên nhân sau:
1) Trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh.
2) Doanh nghiệp không chú trọng đào tạo nâng cao tay nghề công nhân.
3) Năng suất lao động thấp.
4) Doanh nghiệp chưa nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng.
5) Nhu cầu thị trường trong nước giảm.
Trong các nguyên nhân kể trên, giả định rằng doanh thu của mặt hàng mũ
bảo hiểm trong kỳ nghiên cứu giảm đi so với kỳ gốc do hai nguyên nhân
chính là nguyên nhân thứ nhất và nguyên nhân thứ hai.
16
Đồ án môn học Phân ch hoạt động kinh tế
Xét nguyên nhân thứ nhất: Vào kì gốc, doanh nghiệp không có nhiều đối thủ
cạnh tranh và nhu cầu của người tiêu dùng đột nhiên tăng cao. Đến đầu kì
nghiên cứu, nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm mới đang bắt đầu
giảm. Trên thị trường xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh. Vì vậy sự cạnh
tranh càng khốc liệt. Các đối thủ cạnh tranh đưa ra những sản phẩm có chất
lượng cao, giá cả phải chăng đồng thời áp dụng chính sách khuyến mại,
kích thích người tiêu dùng. Đứng trước tình thế đó, doanh nghiệp cũng đưa
ra chính sách khuyến mại vào đầu kì nghiên cứu nhưng không mang lại
nhiều hiệu quả. Cuối cùng giá trị sản xuất mặt hàng mũ bảo hiểm của doanh
nghiệp ở kỳ nghiên cứu vẫn giảm đi so với kỳ gốc. Đây là nguyên nhân
khách quan tiêu cực làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm lợi nhuận

của doanh nghiệp.
Xét nguyên nhân thứ hai: Công tác đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao
động không được doanh nghiệp chú trọng. Tại kỳ gốc, vì tay nghề của một
số công nhân mới còn thấp, chưa được nâng cao, nên mặc dù doanh nghiệp
đã đưa phân xưởng mới đi vào hoạt động, máy móc thiết bị hiện đại với
năng suất rất lớn nhưng chưa sử dụng hết công suất của máy móc thiết bị.
Đến đầu kỳ nghiên cứu, song song với việc thay đổi công nghệ sản xuất
trong doanh nghiệp thì doanh nghiệp chủ trương nâng cao và hoàn thiện tay
nghề cho lực lượng lao động hiện có để có thể thích ứng với các thiết bị máy
móc mới và quy trình công nghệ sản xuất tiến tiến. Hàng năm doanh nghiệp
thường lập ra kế hoạch lựa chọn những công nhân có năng lực và tuổi đời
còn trẻ tham gia các khóa huấn luyện đào để học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu
những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại và trình độ quản lý, nắm bắt
công nghệ sản xuất mới và truyền đạt lại cho công nhân viên trong doanh
nghiệp. Nhưng kế hoạch lập ra rồi lại để đó, một số công nhân rời bỏ doanh
nghiệp để tìm đến những doanh nghiệp khác có điều kiện cho họ phát triển
17
Đồ án môn học Phân ch hoạt động kinh tế
hơn. Doanh nghiệp cũng không khuyến khích việc tự học và nâng cao trình
độ của bản thân. Khi trình độ tay nghề chưa được nâng cao, việc sử dụng
máy móc không thành thạo nên có nhiều động tác thừa, không sử dụng được
hết công suất của máy móc thiết bị, năng suất lao động giảm, giá trị sản xuất
giảm. Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực làm giảm giá trị sản xuất của
mặt hàng mũ bảo hiểm của doanh nghiệp so với kỳ gốc.
Biện pháp:
- Doanh nghiệp cần tổ chức tốt công tác đào tạo tay nghề cho người lao
động một cách thường xuyên.
- Doanh nghiệp cần chú ý tới việc nâng cao chất lượng lao động và đời
sống của người lao động, tăng lương và có chế độ thưởng, phạt hợp lí
để khuyến khích họ làm việc nhiệt tình hơn, tận tâm hơn.

- Cũng có thể mở các buổi học để những người thợ lành nghề, bậc cao
truyền đạt kinh nghiệm cách sử dụng máy móc cho người công nhân.
1.4.6. Mặt hàng mũ vải
Qua bảng phân tích ta thấy, mặt hàng mũ vải ở kỳ nghiên cứu tăng 11,65%
so với kỳ gốc, tương đương với 1.256.628.000đ, ảnh hưởng tới tổng giá trị
sản xuất là 1,47%.
Biến động trên có thể do các nguyên nhân sau:
1) Công tác phân chia công việc, bố trí lao động hợp lý đó tạo được năng
suất cao.
2) Số đơn đặt hàng doanh nghiệp nhận về tăng lên.
3) Chiến lược tiếp thị đạt hiệu quả.
4) Chất lượng sản phẩm được nâng cao.
5) Doanh nghiệp tạo được mối quan hệ làm ăn lâu dài, ổn định với khách
hàng
Trong các nguyên nhân trên ta giả định hai nguyên nhân chính là nguyên
nhân thứ nhất và nguyên nhân thứ hai.
18
Đồ án môn học Phân ch hoạt động kinh tế
Xét nguyên nhân thứ nhất: công tác phân chia công việc, bố trí lao động của
doanh nghiệp được thực hiện hợp lý. Trong kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp đã
làm tốt công tác lao động, bố trí công nhân làm việc ở các bộ phận phù hợp
với khả năng của họ hay nói cách khác là sử dụng đúng người, đúng việc.
Tùy vào năng lực mà phân chia công việc cho từng bộ phận, mỗi bộ phận
chịu trách nhiệm các công việc như: Nghiên cứu, tìm kiếm thị trường cung
cấp, đặt hàng nhận hàng và làm thủ tục thông quan lượng nguyên liệu nhập
về Mặt khác vừa là doanh nghiệp sản xuất đồng thời cũng là doanh nghiệp
kinh doanh nên doanh nghiệp thực hiện phân chia công việc, bố trí lao động
sản xuất theo dây chuyền, mỗi dây chuyền khoảng 20 lao động xen kẽ giữa
nam và nữ, thợ lành nghề và thợ mới để họ có thể hỗ trợ nhau. Tạo không
khí làm việc hăng say, đem lại kết quả làm việc cao, chất lượng sản phẩm

cao, năng suất lao động tăng, sản phẩm làm ra có chất lượng tốt nên cạnh
tranh được với các sản phẩm cùng loại khác trên thị trường. Nên giá trị sản
xuất cũng sẽ tăng so với kỳ gốc. Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.
Biện pháp:
- Có kế hoạch cụ thể để khai thác lực lượng lao động sẵn có của doanh
nghiệp, để sử dụng đúng người, đúng việc. Khai thác hết được khả năng của
người lao động, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh.
-Đưa ra mức thưởng, phạt hợp lý để khuyến khích tinh thần làm việc, làm
tăng hiệu quả công việc của các bộ phận.
Xét nguyên nhân thứ hai: doanh nghiệp nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn.
Tại kỳ nghiên cứu khi mà nhu cầu đi du lịch, đi chơi hay công việc ở các
quốc gia miền nhiệt đới là rất lớn, nên việc sở hữu một chiếc mũ vải để ra
ngoài trời khi nắng là rất cần thiết. Ngoài ra mũ vải cũng là một mặt hàng
19
Đồ án môn học Phân ch hoạt động kinh tế
khá được ưa chuộng trong việc sử dụng với mục đích thời trang, làm đẹp của
con người. Các nhà đầu tư với mục đích chiếm lĩnh thị trường luôn tìm cách
mở rộng công việc kinh doanh của mình, nên việc tìm kiếm nguồn hàng
cung cấp uy tín và đảm bảo trở thành nhiệm vụ hàng đầu. Do nắm bắt được
xu thế này, doanh nghiệp đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm của mình
trên thị trường trong và ngoài nước. Vì các sản phẩm của doanh nghiệp
trông khá đẹp và hợp thời trang, đặc biệt là giá cả rất hợp lý. Do vậy mà số
lượng đơn hàng gửi về doanh nghiệp tăng đáng kể so với kỳ gốc. Doanh
nghiệp cũng phải gia tăng sản lượng sản xuất và đã đáp ứng được một cạc
nhanh chóng, đầy đủ các nhu cầu trong và ngoài nước, góp phần làm tăng uy
tín. Nhờ đó mà giá trị sản xuất của mặt hàng này cũng tăng rất mạnh. Đây là
nguyên nhân khách quan tích cực.
1.4.7. Mặt hàng giày vải
Qua bảng phân tích ta thấy, mặt hàng giầy vải ở kỳ nghiên cứu tăng 5,08%
so với kỳ gốc, tương đương với 545.472.000đ, ảnh hưởng tới tổng giá trị sản

xuất là 0,64%.
Biến động trên có thể do các nguyên nhân sau:
1) Số đơn đặt hàng doanh nghiệp nhận về tăng lên.
2) Công tác nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
3) Doanh nghiệp lắp đặt thêm dây chuyền, máy móc hiện đại vào sản xuất.
4) Việc thay đổi cơ cấu tổ chức đem lại hiệu quả cao.
5) Uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng ngày càng tăng cao nên tình
hình tiêu thụ được tiến triển nhanh hơn.
Trong các nguyên nhân kể trên, giả định rằng việc tăng giá trị sản xuất của
mặt hàng giầy vải trong kỳ nghiên cứu do hai nguyên nhân chính là nguyên
nhân thứ nhất và nguyên nhân thứ hai.
Xét nguyên nhân thứ nhất: Doanh nghiệp nhận được nhiều đơn đặt hàng
hơn. Tại kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp đã nhận được một số đơn đặt hàng
mới với các công ty đối tác. Đây là những hợp đồng với số lượng lớn,cung
20
Đồ án môn học Phân ch hoạt động kinh tế
cấp trong thời hạn dài. Doanh nghiệp phải tăng sản lượng sản xuất và đã đáp
ứng được một cách nhanh chóng, đầy đủ các nhu cầu trong và ngoài nước,
góp phần làm tăng uy tín, đồng thời doanh thu, lợi nhuận thu về cũng khá
lớn. Đây là nguyên nhân khách quan tích cực làm tăng doanh thu mặt hàng
phôi thép của doanh nghiệp.
Xét nguyên nhân thứ hai: Công tác nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp
hoạt động hiệu quả. Từ đầu kỳ nghiên cứu, nhận thức được tầm quan trọng
của việc nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp đã chủ động lập các kế hoạch,
tiến hành tìm kiếm các khách hàng mới, các thị trường mới chứ không chỉ
chú trọng đến những khách hàng truyền thống như ở kỳ gốc, hướng sản
phẩm của mình vào các thị trường tiềm năng để có thể tiêu thụ được số
lượng sản phẩm lớn hơn. Nhận thấy rằng thị hiếu của người châu Âu và
châu Mỹ rất phù hợp với sản phẩm của mình, hai thị trường này khá lớn, đòi
hỏi một lượng cung ổn định, khối lượng lớn lại không khó tính như một số

thị trường khác. Doanh nghiệp tập trung vào hai thị trường này từ đó mở
rộng được quan hệ với những nhà kinh doanh tiềm năng, kí kết được những
hợp đồng có giá trị lớn, tổng sản lượng giầy vải bán ra tăng,đem lại doanh
thu lớn hơn cho doanh nghiệp so với kỳ gốc. Đây là nguyên nhân chủ quan
tích cực ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cấn có các biện pháp sau:
- Mở các lớp học bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho các cán bộ nghiên
cứu thị trường để công tác thu thập thông tin, lập kế hoạch, tìm kiếm
thị trường tiêu thụ được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả cao hơn.
- Cần duy trì tốt mối quan hệ với các bạn hàng lâu năm, dành cho họ
một số ưu tiên để họ luôn trung thành với sản phẩm của doanh nghiệp.
1.4.8. Mặt hàng khác
21
Đồ án môn học Phân ch hoạt động kinh tế
Qua bảng phân tích ta thấy giá trị của các mặt hàng khác còn lại của doanh
nghiệp ở kỳ nghiên cứu giảm so với kỳ gốc là 27,47%, tương đương với
3.601.449.000đ, ảnh hưởng tới tổng giá trị sản xuất là 4,21%.
Biến động đó có thể do các nguyên nhân sau:
1) Thị phần bị rơi vào tay các nhà sản xuất Trung Quốc- một chuyên gia
cung cấp những mặt hàng này với giá cạnh tranh.
2) Do tập trung vào những mặt hàng chủ đạo khác nên lơ là nhóm mặt hàng
này.
3) Doanh nghiệp không xác định đúng thị trường tiêu thụ.
4) Chất lượng, mẫu mã sản phẩm không đa dạng.
5) Sự hoạt động kém hiệu quả của nhân viên bán hàng phụ trách những mặt
hàng này.
Xét nguyên nhân thứ nhất: ở kỳ nghiên cứu, thị phần của doanh nghiệp đã
rơi vào tay Trung Quốc - một đối thủ cạnh tranh hàng đầu rất mạnh về nhóm
các mặt hàng này. Họ nổi tiếng vì : mẫu mã đa dạng, phong phú, nhiều
chủng loại cả về màu sắc cũng như kiểu dáng không những thế họ còn có

thể bán loại hàng này với nhiều mức giá khác nhau, giá nào họ cũng có thể
đáp ứng được. Vì thế mà một số thị trường tiềm năng, truyền thống của
doanh nghiệp cũng chuyển sang đặt hàng của quốc gia này. Điều này góp
phần làm giảm giá trị sản xuất của doanh nghiệp so với kỳ gốc. Đây là
nguyên nhân khách quan mang tính tiêu cực ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Xét nguyên nhân thứ hai: Do doanh nghiệp chỉ tập trung vào các mặt hàng
chủ lực. Từ đầu kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp chú trọng các công tác chiến
lược cho các mặt hàng vốn là thế mạnh của doanh nghiệp từ nhiêu năm nay
mà lơ là nhóm các hàng khác. Doanh nghiệp không quan tâm nhiều đến việc
thu mua, sản xuất, cũng như chất lượng sản phẩm tạo ra. Đồng thời cũng
không chủ động tiến hành tìm kiếm thị trường tiêu thụ mà chỉ đáp ứng đủ
một vài đơn hàng của những bạn hàng lâu năm. Đây là nguyên nhân chủ
quan tiêu cực làm giảm doanh thu nhóm mặt hàng khác so với kỳ gốc.
Doanh nghiệp cần phải lưu ý khắc phục trong kỳ tới bằng cách:
22
Đồ án môn học Phân ch hoạt động kinh tế
- Không nên coi nhẹ các mặt hàng này, cần có biện pháp đầu tư phù
hợp để có hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt hơn như nâng cao chất
lượng sản phẩm.
- Lập kế hoạch tiêu thụ, nghiên cứu thị trường, tiến hành công tác
quảng bá sản phẩm và thương hiệu để nhiều khách hàng biết đến.
1.5. Tiểu kết chương
1.5.1. Kết luận
Tóm lại, ta thấy tổng giá trị sản xuất trong kỳ nghiên cứu (85.641.732.000đ)
giảm so với kỳ gốc (82.914.563.000đ) là 2.727.169.000đ tương đương với
3,18%. Sự giảm đi này là do sự thay đổi của các nhân tố cấu thành mức độ
ảnh hưởng tương đối như sau:
Với mặt hàng túi thể thao là một mặt hàng chủ lực của doanh nghiệp, được
chú trọng và quan tâm từ khâu sản xuất đến khâu tiếp thị sản phẩm nên độ
tăng về giá trị sản xuất là mạnh nhất và rất ấn tượng trong thời gian qua.

Thông qua bảng phân tích thì giá trị sản xuất của mặt hàng túi thể thao tăng
mạnh qua các kỳ, cụ thể là kỳ gốc quy mô sản xuất đạt 9.163.665.000đ còn
kỳ nghiên cứu là 12.934.672.000đ tức là tăng 3.771.007.000đ tương ứng với
41,15% giá trị sản xuất. Điều này làm ảnh hưởng đến tổng giá trị sản xuất
của doanh nghiệp là 4,40%. Trong kỳ thì mặt hàng mũ vải cũng là một mặt
hàng được dự đoán là tiềm năng ở kỳ gốc, đến kỳ nghiên cứu thì giá trị sản
xuất của mặt hàng này cũng tăng đáng kể chỉ xếp sau mặt hàng túi thể thao.
Cụ thể là biến động tăng từ 10.790.909.000đ lên đến 12.0470.486.000đ tăng
lên là 1.256.628.000đ so với kỳ gốc tương đương với 11,65%. Làm ảnh
hưởng đến tổng giá trị sản xuất của doanh nghiệp là 1.47%. Với mặt hàng
giầy vải, do có nhiều cải tiến trong quy mô sản xuất, nhu cầu từ thị trường
nên giá trị sản xuất cũng có nhiều thay đổi theo hướng tăng tích cực.Ở kỳ
nghiên cứu mức tăng tuyệt đối của mặt hàng này là545.472.000đ tương ứng
23
Đồ án môn học Phân ch hoạt động kinh tế
với mức tăng tương đối là 5,08%. Có mức độ ảnh hưởng đến tổng giá trị sản
xuất của toàn doanh nghiệp là 0,64%.
Nhóm mặt hàng có biến động giảm chủ yếu là các nhóm mặt hàng có tỷ
trọng cao, đóng góp nhiều vào lợi nhuận của doanh nghiệp nhưng không
được chú trọng đúng mức làm tổng giá trị sản xuất giảm. Trong đó thì mặt
hàng túi học sinh là mặt hàng chiếm tỷ trọng không cao ở kỳ gốc và sang
đến kỳ nghiên cứu thì giảm nhiều và có tốc độ giảm nhiều nhất. Ở kỳ nghiên
cứu quy mô đạt 7.879.039.000đ thì ở kỳ gốc giá trị sản xuất là
6.135.678.000đ tức là giảm đi 1.743.362.000đ và ảnh hưởng đến tổng giá trị
sản xuất của doanh nghiệp là 2,04%. Trong kỳ nghiên cứu mặt hàng mũ bảo
hiểm cũng giảm đi một lượng lớn chỉ sau mặt hàng túi học sinh. Cụ thể là
biến động giảm từ 12.246.768.000đ ở kỳ gốc xuống còn 10.613.064.000đ ở
kỳ nghiên cứu tương đương với giảm một lượng tuyệt đối là 1.633.704.000đ
và mức độ ảnh hưởng tới tổng giá trị sản xuất là 1,91%. Với các mặt hàng ba
lô, thắt lưng và nhóm hàng khác giảm đi lần lượt là 0,87%, 14,88% và

27,47%, chúng có mức độ ảnh hưởng đến tổng giá trị sản xuất của doanh
nghiệp lần lượt là 0,14%, 1,40% và 4,12%.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra biến động của hiện tượng trên. Nhưng
trong đó những nguyên nhân gây ra biến động mang tính chủ quan, khách
quan, có tác dụng tích cực hay tiêu cực là những nguyên nhân trực tiếp gây
ra biến động. Sự biến động của chỉ tiêu này do các nguyên nhân cơ bản sau:
1. Nguyên nhân chủ quan:
a) Chủ quan tích cực:
(1) Doanh nghiệp đưa ra nhiều mẫu mã túi thể thao mới.
(2) Công tác phân chia công việc, bố trí lao động hợp lý đó tạo được năng
suất cao.
(3) Công tác nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
24
Đồ án môn học Phân ch hoạt động kinh tế
b) Chủ quan tiêu cực:
(4) Không có sự thay đổi nhiều về tính năng, mẫu mã, chất lượng của sản
phẩm nên chưa kích thích được nhu cầu của người tiêu dùng.
(5) Doanh nghiệp đã quyết định giảm tỷ trọng mặt hàng này.
(6) Năng suất lao động suy giảm.
(7) Doanh nghiệp không chú trọng đào tạo nâng cao tay nghề công nhân.
(8) Do tập trung vào những mặt hàng chủ đạo khác nên lơ là nhóm mặt hàng
này.
2. Nguyên nhân khách quan:
a) Khách quan tích cực:
(9) Doanh nghiệp nhận được nhiều đơn hàng từ khách hàng.
(10) Giá mặt hàng túi thể thao trên thị trường tăng.
b) Khách quan tiêu cực:
(11) Trong nước xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh với hàng giá rẻ.
(12) Nhu cầu về mặt hàng trên thị trường giảm.
(13) Trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh.

(14) Thị phần bị rơi vào tay các nhà sản xuất Trung Quốc- một chuyên gia
cung cấp những mặt hàng này với giá cạnh tranh.
1.5.2. Kiến nghị
1. Biện pháp
Để khai thác triệt để các tiềm năng của doanh nghiệp trong thời gian tới
chúng ta có các biện pháp sau đây:
(1) Tiếp tục nghiên cứu thị trường để thiết kế những mẫu mã mới theo từng
mùa để đáp ứng tốt nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.Tiến hành thêm các
công tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của mình trên các phương tiện
thông tin.Tìm kiếm thêm những phân khác thì trường khác nhằm mở
rộng đối tượng, lượng khách hàng mới.
(2) Có kế hoạch cụ thể để khai thác lực lượng lao động sẵn có của doanh
nghiệp, để sử dụng đúng người, đúng việc. Khai thác hết được khả năng
của người lao động, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh.Đưa ra
mức thưởng, phạt hợp lý để khuyến khích tinh thần làm việc, làm tăng
hiệu quả công việc của các bộ phận.
25

×