Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Đề cương tư tưởng chủ nghĩa marx lênin II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.12 KB, 22 trang )

Câu 1: Phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa. Tại sao hàng hóa lại có 2 thuộc tính là
giá trị sử dụng và giá trị.
Khái niệm: Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của
con người thông qua trao đổi mua bán.
Phân thích 2 thuộc tính của hàng hóa.
• Giá trị sử dụng.
+ Là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
+ Do thuộc tính tự nhiên của vật thể (lý hóa học, sinh học) hàng hóa quy định khiến cho
giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn.
+ Khoa học kỹ thuật phát triển, giá trị sử dụng được nâng cao, phong phú mở rộng.
VD: điện thoại, máy tính, xe máy…
+ Giá trị sử dụng được coi là vật mang giá trị trao đổi trong nền sản xuất hàng hóa.
• Giá trị.
+ Giá trị trao đổi là tỷ lệ trao đổi giữa hàng hóa này với hàng hóa khác. VD: 1kg thịt = 2
kg cá, lúc này giá trị của 1kg thịt được biểu thị bằng 2kg cá.
+ Giá trị là lao động xã hội của người sản suất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa đó.
+ Giá trị đóng vai trò là nội dung, là cơ sở hình thành của giá trị trao đổi, còn giá trị
trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị.
+ Giá trị là một phạm trù lịch sử, bởi vì mỗi nền sản xất hàng hóa có một cách thức sản
suất khác nhau, điều này làm cho giá trị của hàng hóa mỗi nền sản suất lại khác nhau.
• Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa: vừa thống nhất vừa mâu thuẫn.
+ Thống nhất: hai thuộc tính cùng tồn tại trong một hàng hóa.
+ Mâu thuẫn:
- Người sản xuất ra hàng hóa đem bán chỉ quan tâm đến giá trị hàng hóa do mình tạo
ra còn người mua thì chỉ quan tâm đến giá trị sử dụng của hàng hóa, nhưng muốn tiêu
dùng giá trị hàng hóa nào đó người mua phải trả giá trị đó cho người bán.
- Quá trình thực hiện giá trị được tiến hành trước sau đó giá trị sử dụng mới được tiến
hành.
Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị vì.
Lao động sản xuất hàng hóa có tính hai mặt: lao động cụ thể và lao đọng trừu tượng,
chính tính hai mặt của sản xuất hàng hóa quyết định tính hai mặt của bản chất hàng hóa.


+ Lao động cụ thể là những hoạt động lao động có ích của những nghề nghiệp chuyên
môn nhất định. Mỗi lao đông cụ thể có mục đích riêng, phương tiện, phương pháp, kết quả
riêng do vậy đã tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa.
+ Lao động trừu tượng là sự tiêu hao sức lao động của người sản xuất hàng hóa kể cả
thần kinh và cơ bắp của ngưới sản xuất để tạo ra giá trị của hàng hóa.
Câu 2: Phân tích lượng giá trị của hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng tới lượng
giá trị của hàng hóa.
•Lượng giá trị của hàng hóa.
- Lượng giá trị hàng hóa là lượng lao động tiêu hao để sản xuất hàng hóa bằng thời
gian lao động cần thiết.
- Thước đo giá trị: thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất
ra một hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với một trình độ kỹ thuật
trung bình, tay nghề trung bình và cường độ lao động trung bình so với hoàn cảnh xã hội
nhất định.
• Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa.
Thứ nhất: năng suất lao động.
+ Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động được tính bằng số sản phẩm
trên đơn vị thời gian, lượng thời gian trên sản phẩm.
+ Giá trị hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao động.
+ Năng suất lao động lại phụ thuộc vào các yếu tố như: điều kiện tự nhiên, trình độ tay
nghề của người công nhân, mức độ phát triển của khoa học kỹ thuật, quy mô sản xuất,
điều kiện sản xuất, quan hệ phân phối.
Thứ hai: cường độ lao động phản ảnh mức độ nặng nhọc, khẩn trương của công việc,
phản ánh sự tiêu hao sức lao động.
Giống và khác nhau của năng suất lao động và cường độ lao động.
+ Giống trong cùng một đơn vị thời gian số sản phẩm tạo ra được nhiều hơn.
+ Khác: Giá trị của hàng hóa sẽ thay đổi khi năng suất tăng.
Giá trị hàng hóa không đổi khi cường độ lao động tăng.
Thứ ba: mức độ giản đơn hay phức tạp của lao động.
+ Lao động giản đơn là những hoạt động lao động mà người ta có thể tiến hành mà

không cần qua đào tạo tay nghề.
+ Lao động phức tạp là những lao động mà người lao động chỉ có thể tiến hành khi đã
được đào tạo nâng cao tay nghề.
=> Cùng tiến hành lao động sản xuất trong thời gian như nhau, lao động phức tạp sẽ tạo
được nhiều giá trị hơn lao động giản đơn.
1 lao động phức tạp = nhiều lao động giản đơn
Câu 3: Phân tích quy luật giá trị và liên hệ sự hoạt động của nó trong nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay.
• Phân tích quy luật giá trị.
+ Vị trí của quy luật là quy luật căn bản nhất của nền kinh tế căn bản nhất của nền sản
xuất hàng hóa, ở đâu có sản xuất hàng hóa thì ở đó quy luật giá trị hoạt động.
+ Nội dung: sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên hao phí lao động xã hội cần
thiết.
+ Yêu cầu:
- Đối với sản xuất: hao phí lao động cá biệt phù hợp với hao phí lao động xã hội.
Giá trị cá biệt ≤ giá trị xã hội
- Đối với quá trình trao đổi mua bán (lưu thông): mua bán trao đổi phải theo nguyên
tắc ngang giá theo cơ chế tổng giá trị bằng tồng giá cả.
•Tác động của quy luật giá trị.
Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
+ Điều tiết sản xuất.
Căn cứ vào sự biến động của cung - cầu, giá cả trên thị trường người sản xuất sẽ mờ
rộng quy mô sản xuất với những sản phẩm đang bán chạy có giá cao và thu hẹp quy mô
sản xuất với sản phẩm ế, thừa, giá thành cao từ đó làm phân bổ nguồn vốn, nhân công,
yếu tố sản xuất từ ngành này sang ngành khác làm quy mô ngành này mở rộng, ngành kia
thu hẹp, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch.
+ Điều tiết lưu thông.
Căn cứ vào những biến động của cung cầu, giá cả trên thị trường, hàng hóa sẽ được
vẫn chuyển từ nơi nhều đến nơi ít, giá thấp đến giá cao, từ đó cân đối cung - cầu trên thị
trường.

+ Do điều kiện sản xuất khác nhau, trình độ tay nghề của người sản xuất khác nhau
nên mỗi người có mức thời gian lao động cá biệt khác nhau. Tuy nhiên để xã hội chấp
nhận, người sản xuất phải áp dụng các biện pháp cải tiến kỹ thuật, tăng năng xuất nhằm
đưa thời gian lao động các biệt xuống thấp hơn hoặc bằng lao động xã hội cần thiết.
+ Để tồn tại trong sản xuất và cạnh tranh người sản xuất hàng hóa phải.
- Cải tiến kỹ thuật tổ chức quản lý chặt chẽ.
- Giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động.
- Hợp lý hóa sản xuất làm thúc đẩy LLSX phát triển.
+ Thực hiện lựa chọn tự nhiên và phân hóa những người sản xuất thành người giàu
người nghèo.
+ Những người có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội cần thiết
thì họ sẽ bán được hàng, quy mô sản xuât được mơ rộng va dần trở thành những người
giàu có.
+ Những người có hao phí lao động xã hội lớn hơn hao phí lao động xã hội cần thiết thì
họ sẽ không bán được hàng, quy mô sản xuất thu hẹp, phá sản rồi trở thành những người
nghèo.
Liên hệ.
+ Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý
của nhà nước theo định hướng XHCN.
+ Quy luật giá trị mang tính hai mặt
- Tích cực: quy luật giá trị chi phối sự lựa chọn tự nhiên, đào thải các yếu kém, kích
thích các nhân tố tích cực phát triển, điều tiết phân bổ nguồn lực linh hoạt, cải tiến kỹ
thuật.
- Tiêu cực: phân hóa xã hội thành kẻ giàu, người nghèo, tạo ra sự bất bình đẳng giai
cấp, chạy theo lợi ích trước mắt, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường.
- Nhà nước XHCN phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế tiêu cực.
- Nhà nước thực hiên phát triển LLSX tiên hành sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nước tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật của CNXH.
- Nhà nước thực hiện nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hợp lý,
gắn với nhu cầu thị trường.

- Nhà nước đưa ra những chính sách xã hội, hạn chế phân hóa giàu nghèo, đảm bảo an
ninh xã hội, xóa đó giảm nghèo, hỗ trợ người nghèo, xây dựng xã hội dân giàu nước mạnh,
xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Câu 4: Phân tích phạm trù hàng hóa sức lao động? Tại sao hàng hóa sức lao động
lại là hàng hóa đặc biệt.
• Khái niệm:
- Sức lao động là toàn bộ các thể lực và trí lực trong thân thể một con người, trong nhân
cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà con người phải làm cho hoạt dộng để
sang xuất ra những vật có ích.
- Phân biệt lao động và sức lao động.
Lao động: tiêu dùng sức lao động.
Sức lao động: khả năng tiềm ẩn của lao động.
• Điều kiện để sức lao động chuyển hóa thành hàng hóa.
Trong bất cứ xã họi nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của sản xuất. Nhưng
không phải trong bất kỳ điều kiện nào của sức lao động cũng là hàng hóa. Do đó sức lao
động chỉ có thể trở thành hàng hóa trong những điều kiện lịch sử nhất định sau đây.
- Tự do về thân thể, làm chủ được sức lao động của mình và có quyền bán sức lao động
của mình như một loại hàng hóa
- Người lao động ohải bị tước đoạt hết TLSX, để tồn tại hị phải bán sức lao động của
mình.
=> Sự tồn tại của hai điều kiện trên tất yếu biến sức lao động trở thành hàng hóa. Sức lao
động trở thành hàng hóa là đieèu kiện tất yếu để tiền chuyển thành tư bản. Tuy nhiên, để
tiền chuyển thành tư bản thì lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ phải phát triển tới
một mức độ nhất định.
• Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động.
+ Giá trị hàng hóa sức lao động do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái
sản xuất quyết định.
- Cấu tạo.
Giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức
lao động.

Chi phí đào tạo người công nhân.
Giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần để nuôi sống người công nhân.
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là việc tiêu dùng và sử dụng sức lao động
đó
- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là quá trình sản xuất ra một loạt hàng hóa
nào đó đồng thời nó tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị ban đầu.
• Phân biệt giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động và hàng hóa thông
thường.
Giống: Đều đáp ứng nhu cầu của con người.
Khác: - Hàng hóa thông thường sau quá trình sử dụng và tiêu dùng thì cả giá trị và giá
trị sử dụng đều tan biến theo thời gian.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là quá trình sản xuất ra một loạt hàng
hóa nào đó đồng thời nó tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị ban đầu.
- GTTD sinh ra trong quá trình sản xuất.
• Hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt vì.
- Xét về giá trị: Hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa thông thường ở chỗ nó còn
bao hàm cả tinh thần và lịch sử.
- Xét về giá trị sử dụng: Khi đi vào sử dụng nó là nguồn gốc sinh ra GTTD, tức là nó có
thể tạo ra giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó.
Câu 5: Tại sao nói quy luật GTTD là quy luật giá trị tuyệt đối của CNTB.
Mỗi phương thức sản xuất có một quy luật kinh tế tuyệt đối, quy luật phản ánh mối
quan hệ kinh tế bản chất nhất của phương thức sản xuất đó. Theo K.Mark, tạo ra GTTD là
quy luật kinh tế tuyệt đối của phương thức sản xuất TBCN
+ GTTD:
Phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị
nhà tư bản chiếm không, phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của CNTB, quan hệ
tư bản bóc lột công nhân làm thuê. GTTD do lao động không công của công nhân tạo ra là
nguồn làm giàu của các nhà tư bản.
+ Mục đích của sản xuất TBCN không phải là giá trị sử dụng mà là sản xuất ra GTTD, là
nhân giá trị lên. Mục đích và động cơ thúc đẩy sự tăng hành động của mỗi nhà tư bản

cũng như toàn bộ xã hội TBCN là theo đuổi mục tiêu GTTD tối đa.
+ Sản xuất ra GTTD tối đa không chi phản ánh mục đích của nền sản xuất TBCN, mà còn
vạch rõ phương tiện thủ đoạn mà các nhà tư bản sử dụng để đạt được mục đích như tăng
cường bóc lột người công nhân làm thuê bằng cách tăng cường độ lao động và kéo dài
ngày lao động, tăng năng suất và mở rộng sản xuất.
+ Nội dung quy luật: Sản xuất ra càng nhiều giá trị thằn dư cho nhà tưb ản bằng cách
tăng cường bóc lột lao động làm thuê trên cơ sở tăng năng xuất lao động và cường độ lao
động.
• Đặc điểm của quá trình sản xuất ra GTTD.
- Do áp dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại nên khối lượng GTTD được tạo ra chủ yếu
nhờ tăng năng suất lao động, chi phí lao động sống trong một đơn vị sản phẩm giảm đi.
- Lao động phức tạp có trình độ cao ngày càng có vai trò quyết định trong việc sản xuất
ra GTTD. Chính nhờ sử dụng lưc lượng lao động ngày nay mà tỷ suất và khối lượng GTTD
được tăng lên rất nhiều.
- Các nước tư bản tăng cương độ bóc lột dưới hình thức đối với các nước chậm phát
triển nên mâu thuẫn càng trở nên gay gắt.
Câu 6: Phân tích tuần hoàn và chu chuyển của tư bản? Làm thế nào để tăng tốc độ
chu chuyển của tư bản? Ý nghĩa của việc nghiên cứu các lý luận và tuần hoàn tư
bản của K.Mark đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của nước ta hiện nay.
Phân tích tuần hoàn và chu chuyển của tư bản.
Sản xuất TBCN là sự thống nhất biện chứng giữa quá trình sản xuất và quá trình lưu
thông. Lưu thông của tư bản, theo nghĩa rộng là sự vận động của tư bản, nhờ đó mà tư
bản lớn lên và thu được GTTD đó cũng là tuần hoàn và chu chuyển của tư bản.
+ Tuần hoàn của tư bản.
GĐ 1: giai đoạn lưu thông.
T - H : TLSX
: Sức lao động
=> Tư bản tồn tại dưới dạng tiền tệ và nó thực hiện chức năng mua TLSX và sức lao
động hay nói cách khác là mua yếu tố cho quá trình sản xuất.
Tỉ lệ kết hợp giữa TLSX và sức lao động phải làm sao để đúng, đủ và chính xác.

GĐ 2: giai đoạn sản xuất.
H : TLSX ………… SX - H’ <=> H - H’
: Sức lao động
=> Tư bản tồn tại dưới dạng hình thức sản xuất, thực hiện chức năng sản xuất tạo ra
hàng hóa.
GĐ 3: giai đoạn lưu thông.
H’ - T’
=> Tư bản tồn tại dưới trạng thái hàng hóa và thực hiện chức năng bán hàng hóa
và thu tiền về.
⇒ Tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tục trong tư bản trải qua ba giai đoạn,
lần lượt mang ba hình thái khác nhau để rồi quay về hình thái ban đầu có kèm theo GTTD.
+ Chu chuyển của tư bản.
- Là sự tuần hoàn của tư bản nếu xét nó với tư cách là một quá trình định kỳ đổi mới và
lặp đi lặp lại.
TGCCTB = TGSX + TGLĐ
TGSX = TGLĐ + TGGĐLĐ + TGDTLĐ
TGLT = TGM + TGB
TGCCTB : Thời gian chu chuyển tư bản.
TGSX : Thời gian sản xuất.
TGLĐ : Thời gian lao động.
TGGĐLĐ : Thơi gian gián đoạn lao động.
TGDTLĐ : Thời gian dự trữ lao động.
TGM : Thời gian mua.
TGB : Thời gian bán.
+ Tốc độ chu chuyển của tư bản là số vòng chu chuyển của tư bản trong một đơn vị thời
gian.

Trong đó n : số vòng.
CH : một đơn vị thời gian.
ch : Thời gian để tư bản thực hiện một vòng tuần hoàn.

• Biện pháp để tăng tốc độ chu chuyển của tư bản.
+ Ta có thể thấy, tốc độ chu chuyển của tư bản tỷ lệ nghịch với thời gian một vòng chu
chuyển của tư bản. Do vậy muốn tăng tốc độ chu chuyển của tư bản phải giảm TGSX và
TGLT, ta có thể dùng những cách sau
- Nâng cao năng suất để rút ngắn thời gian lao động.
- Hoàn thiện các vật sản xuất để rút ngắn thời gian gián đoạn lao động.
- Giảm lượng dự trữ sản xuất để rút ngắn TGDTLĐ.
- Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đê rút ngắn thời gian lưu thông.
- Khấu hao nhanh tư bản cố định để rút ngắn thời gian chu chuyển chung và chu
chuyển thực tế của tư bản.
• Ý nghĩa.
+ Việc nghiên cứu lý luận và tuần hoàn tư bản của K.Mark từ đó tìm ra phương thức và
cách thức quản lý đứng đắn nguồn vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là rất cần thiết.
+ Yêu cầu đạt ra là phải nhìn nhận vấn đề một cách đứng đắn về vai trò của vốn trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đối với việc quản lý các
doanh nghiệp, thông qua lý luận về tuần hoàn tư bản của K.Mark, từ đó tìm ra hương đi
đứng đắn, cụ thể cho nền kinh tế của nước ra hiện nay, một nền kinh tế còn khá non trẻ.
+ Khi phân tích những vấn đề về huy động và sử dụng vốn có hiệu quả sẽ giúp nước ta
trong quá trinh xây dựng kinh tế góp phần chỉ ra hướng đi chung cho nền kinh tế hiện nay,
giúp đảng vạch ra đường lối đứng đắn, phù hợp trong sự nghiệo phát triển nền kinh tế
nước ta, và quan trọng hơn là giúp chúng ta tránh được những sai lầm mà nền kinh tế thị
trường ở các nước khác mắc phải. Biết vận dụng những kinh nghiệp quý báu của họ vào
quá trình xây dựng nền kinh tế nước nhà.
Câu 7: Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự chuyển biến từ CNTB tự do cạnh tranh
sang CNTB độc quyền? Bản chất kinh tế của CNTB độc quyền?.
• Nguyên nhân chuyển biến từ CNTB tự do cạnh tranh sang CNTB độc quyền.

TK 15 – 16 K.Mark – Ănghen TK 19 – 20 Lênin
CNTB tự do cạnh tranh CNTB độc quyền

<Cổ điển> <hiện đại>
Cuối thế kỷ 19 – đầu thế ky 20, CNTB độc quyền xuất hiện do các nguyên nhân sau.
- Thứ nhất: khoa học kỹ thuật phát triển làm lực lượng sản xuất gia tăng, đẩy nhanh
tích tụ và tập trung sản xuất từ đó hình thành các xí nghiệp có quy mô lớn.
- Thứ hai: từ tác động cách mạng KHKT làm xuất hiền những ngành sản xuất mới nâng
cao năng suất lao động, quy mô được mở rộng lớn hơn, tăng khả năng tích lũy tư bản dẫn
tới tích tụ và tập trung tư bản.
- Thứ ba: do tác động của quy luật giá trị thặng dư và quy luật tích lũy tư bản làm biến
đổi cơ cấu nền kinh tế của CNTB theo hướng tập trung sản xuất.
- Thứ bốn: do tác động của tự do cạnh tranh kinh tế bắt buộc các nhà tư bản phải tích
cực cái tiến kỹ thuật, tăng quy mô tích lũy để thắng thế trong cạnh tranh, mặt khác nó
cũng thúc đẩy nhanh quá trình tập trung tư bản trên cơ sở hợp nhất các tư bản vừa và
nhỏ.
- Thứ năm: do tác động của khủng hoảng kinh tế khiến tư bản vừa và nhỏ phá sản dẫn
đến tập trung tư bản
- Thứ sáu: do sự phát triền của hệ thống tín dụng TBCN đã thúc đẩy mạnh mẽ tập
trung sản xuất nhất là việc hình thành các công ty cổ phần.
Tất cả những nguyên nhân trên đã dẫn đến sự ra đời của các TCĐQ.
Từ nhưng nguyên nhân nêu trên, V.I.Lênin khẳng định:…. Cạnh tranh tự do đẻ ra tập
trung sản xuất và sự tâp trung sản xuất này khi phát triển tới một mức độ nhất định lại
dẫn tới độc quyền….

Câu 8: Phân tích năm đặc điểm kinh tế cơ bản của CNTB độc quyền.

• Sự tập trung sản xuất và các TCĐQ .
+ Tích tụ và tập trung TB phát triển đẩy nhanh tích tụ và tập trung sản xuất và đến một
lúc nhất định thì các TCĐQ ra đời.
+ TCĐQ là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung vào trong tay phần
lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa nào đó nhằm mục đích thu được lợi
nhuận độc quyền cao.

Giá cả độc quyền Mua - thấp, Bán – cao
=> Thu được lợi nhuận độc quyền cái bằng + 1p  m
+ Các hình thức TCĐQ.
- Cartel: Các xí nghiệp thống nhất với nhau về giá cả, sản lượng, thị trường tiêu thụ,
kỳ
hạn thanh toán.
- Syndicate: Thống nhất với nhau toàn bộ hành động mua – bán (lưu thông), độc lập
về sản xuất.
- Trust: Toàn bộ hoạt động sản xuất, lưu thông do một ban quản trị chung đảm nhận.
- Consortium: Hình thức TCĐQ đa ngành thống nhất với nhau về vấn đề tài chính.
• Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính.
+ Cùng với quá trình cạnh tranh gay gắt trong ngành công nghiệp, dẫn đến hình thành
các TCĐQ công nghiệp thì quá trình cạnh trah gay gắt của ngân hàng cũng dẫn đến sự phá
sản của một số ngân hàng vừa và nhỏ, từ đây hình thành TCĐQ ngân hàng.
+ Do nắm bắt hều hết tiền tệ của xã hội nên ngân hàng đã có một vai trò mới, Các TCĐQ
ngân hàng có thể buộc TCĐQ công nghiệp đặt quan hệ cố định vào mình và chi phối hoạt
động của TCĐQ công nghiệp.
+ Do TCĐQ ngâng hàng vay nhiều vốn nên TCĐQ ngân hàng có quyền cử đại diện vào
ban quản lý của TCĐQ công nghiệp để giám sát, bắt đầu quá trình xâm nhập của TCĐQ
ngân hàng đối với TCĐQ công nghiệp.
+ Đứng trước nhu cầu phát triển, các TCĐQ phát hành cổ phiếu và TCĐQ công nghiệp
mua cổ phiếu của tổ chức độc quyên ngân hàng, và cử người vào ban quản lý của TCĐQ
ngân hàng, TCĐQ công nghiệp bắt đầu tái xâm nhập trở lại vàp TCĐQ ngân hàng.
 Sự xoắn xuýt lẫn nhau của hai TCĐQ này dẫn tới sự ra đời của tư bản tài chính.
+ Tư bản tài chính là sự dung hợp hay kết hợp giữa TCĐQ ngân hàng với TCĐQ công
nghiệp.
+ Vai trò: sự phát triển của tư bản tài chính đã dẫn đến hình thành một nhóm nhỏ độc
quyền chi phối toàn bộ đời sống, kinh tế, chính trị của toàn xã hội tư bản.
 Đây chinh là bọn đầu sỏ tài chính.
• Xuất khẩu tư bản.

+ Xuất khẩu tư bản là việc mang tư bản ra nước ngoài đầu tư để thu giá trị thặng dư ở
nước sở tại.
+ Nguyên nhân: xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu vì trong những nước tư bản phát
triển đã tích lũy được khối lượng tư bản lớn và nảy sinh tình trạng một số “ tư bản thừa ”
tương đồi lớn cần tìm nơi đầu tư có nhiều lợi nhuận so với đầu tư ở trong nước. Trong khi
đó ở những nước lạc hậu về kinh tế giá ruộng đất tương đối rẻ, tiền lương thấp, nguyên
liệu rẻ… thiếu tư bản nên tỷ suất lợi nhuận cao rất hấp dẫn đầu tư tư bản.
+ Các hình thức xuất khẩu tư bản.
- Xuất khẩu tư bản hoạt động < đầu tư trực tiếp>: đưa tư bản ra nước ngoài để
trực tiếp kinh doanh thu lợi nhuận cao.
- Xuất khẩu tư bản cho vay < đầu tư gián tiếp>: cho vay để thu lợi tức.
+ Chủ thể xuất khẩu tư bản:
Nhà nước: tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tầng.
Tư nhân: tập trung vào các ngành có khả năng thu hồi vốn
nhanh.
+ Vai trò.
- Đối với các quốc gia xuất khẩu tư bản: là công cụ chủ yếu để bành trướng sự thống
trị, bóc lột, nô dịch của tư bản tài chính trên phạm vi toàn thế giới. Ngoài ra, các quốc gia
này sẽ thu được GTTD cao nhất (tỷ suất lợi nhuận cao). Mở rộng quan hệ sản xuất từ
TBCN ra nước ngoài. Ngoài lĩnh vực kinh tế họ còn có cả những lợi ích về xã hội, chính trị,
quân sự như yêu cầu đặt chế độc quân sự của mình trên lãnh thổ các nước nhập khẩu tư
bản.
- Đối với quốc gia nhập khẩu tư bản: thúc đẩy quá trình chuyển biến về cơ
cấu kinh tế,
mặc dù cơ cấu này còn què quặt, lệ thuộc vào kinh tế của quốc gia xuất khẩu tư bản.
Ngoài ra, các nước này còn phải đứng trước các nguy cơ như TNTN cạn kiệt, ô nhiễm môi
trường

• Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các nươc TCĐQ.
+ Quá trình tích tụ và tập trung tư bản tăng cao, thì việc XKTB đã tăng cả về quy mô và

phạm vi từ đó tất yêu dẫn tới sự phân chia thế giới về mặt kinh tế, giữa các tập đoàn
TBĐQ.
+ Sự phân chia này được thực hiện thông qua việc ký kết các hiệp định để phân chia thị
trường, khu vực xuất khẩu
 Hình thành các TCĐQ quốc tế.

• Sự phân chia về lãnh thổ giữa các cường quốc, đế quốc.
+ Là sự phân chia thế giới về kinh tế được củng cố và tăng cường bằng việc phân chia
thế giới về lãnh thổ, và thông qua đó biến các nước kém phát triển thành thuộc đia và nửa
thuộc địa. Sự phân chia lãnh thổ và phát triển không đề của CNTB thì tất yếu dẫn đến các
cuộc chiến tranh đòi chia lại thế giới.

Câu 10: Phân tích nội dung, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Liên hệ với sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam?.
Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định hình thành và phát triển cùng với
quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại với nhịp độ phát triển của LLSX có tính
xã hội hóa ngày càng cao, là LLSX cơ bản, tiên tiến trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào
quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất cà cải tạo các quan hệ xã hội, là lực
lượng chủ yếu cỉa tiến trình lịch sử, quá độ tự CNTB lên CNXH. Ở các nước TBCN giai cấp
công nhân là những người không có hoặc về cơ bản không có TLSX phải làm thuê cho giai
cấp tư sản và bị giai cấp tư sản chiếm đoạt GTTD còn ở các nước XHCN họ là những người
cùng với giai cấp nông dân làm chủ những TLSX chủ yếu và cùng nhau hợp tác vì lợi ích
chung của toàn xã hội, trong đó có lợi ích chính đáng của bản thân họ.
• Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
- Là xóa bỏ chế độ XHCN, giải phóng giai cấp công nhân cùng toàn thể nhân dân khỏi
mọi áp bức, bất công và xây dựng xã hội mới, XHCN, cộng sản chủ nghĩa.
- Theo quan điểm của chủ nghĩa Mark – Lênin việc thực hiện sứ mệnh lịch dử của giai
cấp công nhân phải trải qua 2 bước.
Bước 1: Giai cấp vô sản phải trở thành giai cấp thống trị và phải giành được chính
quyền nhà nước.

Bước 2: Giai cấp công nhân có nhiệm vụ biến những TLSX trở thành sở hữu của nhà
nước và cùng với quần chúng nhân dân tiến hành tổ chức xây dựng xã họi mới, xã hội chủ
nghĩa.
 2 bước này có quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau, bước 1 là tiền đề để thực hiện bước 2
nhưng bước 2 là quan trọng nhất đê giai cấp công nhân hoàn thành đượ sứ mệnh lịch sử
của mình
Để hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải tập hợp được
các tầng lớp nhân dân lao động để tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng, cần cải tạo xã hội
cũ, xây dựng xã hội mới trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng…
• Liên hệ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân VN.
- Giai cấp công nhân VN là một lực lượn xã hội to lớn, đang phát triển bao gồm những
người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởn lương trong các loại hình kinh doanh và
dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính công nghiệp.
- Là giai cấp lãnh đạo thông qua đội tiên phong là Đảng cộng sản VN.
- Là giai cấp đại diện cho phương thức san xuất tiên tiến.
- Là giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng XHCN, lực lượng đi đầu trong sự
nghiệp CNH – HĐH đất nước và mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng –
dân chủ văn minh.
- Là lực lượng nòng cốt trong liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và dội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng.
 VN đã thực hiện được bước một và đang trong quá trình thực hiện bước 2.
Từ năm 1954 ở miền bắc và 1975 ở miền nam thì VN đã đang thực hiện bước 2 bằng
cách thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Câu 11: Phân tích những điều kiện khác hquan quy định sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân?.
• Địa vị kinh tế - xã họi của giai cấp công nhân trong xã hội TBCN.
Trong nền sản xuất TBCN, giai cấp công nhân vừa là sản phẩm căn bản nhất, vừa là
chủ thể trực tiếp nhất của nền sản xuất đó.
Trong chế độ TBCN, giai cấp công nhân là những người không có hoặc về cơ bản
nhất là không có tư liệu sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản vì thế họ cơ những đặc

điểm cơ bản đối kháng với giai cấp tư sản.
Trong nền sản xuất đại công nghiệp có quy mô sản xuất ngày càng tăng, sự phụ
thuộc trong quá trình sản xuất ngày càng chặt chẽ và họ thường sống tập trung ở những
khu đô thị, khu công nghiệp do vậy họ có khả năng đoàn kết được với nhau trong cuộc đấu
tranh chống CNTB.
Về cơ bản GCCN có lợi ích thông nhất với đa số quần chúng nhân dân do vậy họ có
khả năng đoàn kết với các giai cấp khác trong cuọc đấu tranh chống giai cấp tư sản.
• Những đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân.
- Thứ nhất: giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng.
+ Vì họ đại biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến, gắn với thành tựu khoa học và
công nghệ hiện đại và họ được trang bị bởi học thuyết khoa học cách mạng và thường đi
đầu trong mọi phong trào cách mạng theo mục tiêu xóa bỏ xã hội cũ lạc hâu, xây dựng xã
họi mới tiến bộ.
- Thứ hai: giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất ngày
nay.
+ Trong nền CNTB thì mâu thuẫn nổi trội và trực tiếp nhất là mâu thuẫn giữa giai
cấp tư sản và giai cấp vô sản. Do vậy cuộc cách mạng ấy phải do giai cấp công nhân thực
hiện.
+ Trong quá trình xây dựng CNXH giai cấp công nhân không gắn với tư hữu do vậy
họ cũng kiên định trong công cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, xóa bỏ chế độ tư
hữu xây dựng chế độ công hữu.
- Thứ ba giai cấp công nhân là giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao.
+ Do giai cấp công nhân làm việc trong nền sản xuất đại công nghiệp với hệ thống
sản xuất mang tính dây chuyền, nhịp độ làm việc khẩn trương cùng với cuộc sống tập
trung ở các khu đô thị, khu công nghiệp. Vì vậy đã tạo nên tính tổ chức chặt chẽ cho giai
cấp công nhân.
+ Tính tổ chức của giai cấp công nhân ngày càng được tăng cường khi giai cấp công
nhân hình thành được chính đảng của mình chính là đảng cộng sản.
- Giai cấp công nhân có bản chất quốc tế.
+ Là do địa vị xã hội của giai cấp công nhân trên toàn thế giới là giống nhau do vậy

họ có khả năng đoàn kết để thực hiện mục tiêu chung.
+ Do LLSX phát triển dẫn tới giai cấp tư sản trở thành lực lượng quốc tế vì vậy các
phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phải có sự đoàn kết trong phạm vị toàn thế
giới. V.I.Lênin chỉ rõ “ Không có sự ủng hộ của cách mạng quốc tế thế giới thì thắng lợi
của cách mạng vô sản là không thể có được” , “ Tư bản là một lực lượng quốc tế, muốn
chiến thắng thì phải là một liên minh quốc tế”.
Câu 12: Phân tích tính tất yếu của cách mạng XHCN.
• Cách mạng XHCN là cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ TBCN lỗi thời bằng chế
độ XHCN, cách mạng XHCN được hiểu bằng 2 nghĩa.
- Theo nghĩa hẹp: cách mạng XHCN là một cuộc cách mạng chính trị, được kết thúc bằng
việc giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động giành được chính quyền, thiết lập
được nhà nước chuyên chính vô sản – nhà nước của GCCN và quần chúng nhân dân lao
động.
- Theo nghĩa rộng: cách mạng XHCN bao gồm cả 2 thời kỳ, thời kỳ cách mạng về chính trị
với nội dung chính là thiết lập hà nước chuyên chính vô sản, tiếp theo đó là thời kỳ GCCN
và quần chúnh nhân dân lao động sử dụng nhà nước của mình để cải tạo xã hội cũ về mọi
mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng…. xây dựng xã hội mới XHCN, cộng sản chủ nghĩa.
• Tính tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Nguyên nhân sâu xa: là do mâu thuẫn gay gắt giữa nhu cầu phát triển của LLSX với sự
kìm hãm của QHSX đã trở nên lỗi thời.
+ Về kinh tế: cách mạng XHCN nổ ra cũng nằm trong nguyên nhân nói chung của mọi
cuộc cách mạng XHCN. Nguyên nhân sâu xa của nó cũng chính là do mâu thuẫn của bản
thân phương thức sản xuất.
Trong LLSX của CNTB ngày càng phát triển ở trình độ cao mang tính xã hội hóa thì
QHSX TBCN vẫn giới hạn trong quan hệ chiếm hữu tư bản tư nhân(mặc dù CNTB đã
chiuyển biến tư CNTB tự do cạnh tranh sang CNTB độc quyền và từ CNTB độc quyền sang
CNTB độc quyền nhà nước).
+ Về chính trị xã hội: cách mạng XHCN nổ ra do mâu thuẫn đề kháng không thể điều
hòa giữa GCCN làm thuê với giai cấp tư sản.
- Nguyên nhân chủ quan:

Khi giai cấp công nhân phát triển về đội ngũ, trình độ, nhận thức, biết tiếp thu lý luận
cách mạng và hình thành được chính đảng của mình là đảng cộng sản
 Khi kết hợp đầy đủ nguyên nhân khách quan và chủ quan thì cách mạng XHCN nổ
ra.
Câu 13: Phân tích tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên CNXH.
• Thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH là thời kỳ cách mạng sâu sắc, triệt để và toàn diện
từ xã hội cũ thành xã hội mới XHCN.
Tính tất yếu:
- Thứ nhất
+ CNXH và CNTB khác nhau hoàn toàn về bản chất mà cái này lại do chế độ sở hữu
quy định.
CNTB: chế độ tư hữu.
CNXH: chế độ công hữu.
 Khác nhau về tư liệu sản xuất.
Do vậy để CNXH ra đời thay thế CNTB thì cần có một thời ký lịch sử nhất định.
- Thứ hai: CNXH được xây dựng trên nền san xuất đại công nghiệp có trình độ cao. Qúa
trình phát triển của CNTB đạo tạo ra cơ sở vật chất – kỹ thuật nhất định cho CNXH, nhưng
muốn cơ sở vật chất kỹ thuật của CNTB phục vụ cho CNXH cần có thời gian tổ chức sắp
xếp nó. Đối với các quốc gia chưa trải qua quá trinh đại công nghiệp hóa thì thời kỹ quá
độ phải kéo dài với nhiệm vụ trong tâm là tiến hành công nghiệp hóa XHCN.
- Thứ ba: các quan hệ XH của CNXH không tự phát nảy sinh trong XH TBCN mà chúng là
kết quả của quá trình cải tạo ra những điều kiện tiền đề cho sự hình thành các quan hệ XH
mới, XHCN. Do vậy cần thời gian nhất định để xây dựng và phát triển quan hệ đó.
- Thứ tư: xây dựng XHCN là một công cuộc mới mẻ, khó khăn và phức tạp nên cần có thời
gian để giai cấp công nhân từng bước làm quen với những công việc đó.
 Thời ký quá độ lên XHCN ở các quốc gia có trình độ phát triển kinh tê – xã hội khác nhau
có thể diễn ra với thời gian dài ngắn khác nhau.
Câu 14: Phân tích những nuyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mark-Lênin trong việc
giải quyết các vầ đề dân tộc.
• Khái niệm dân tộc.

- Theo nghĩa hẹp: dân tộc chỉ cộng đồng người cụ thể nào đó có mỗi liên hệ chặt chẽ, bền
vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ chung của cộng đồng và sinh hoạt văn hóa
có những đặc thù so với các cộng đồng khác (xuất hiện sau cộng đồng bộ lạc), có sự kế
thừa và phát triển hơn những nhân tố tộc người ở bộ lạc và thể hiện thành ý tự giác của
các thành viên trong cộng đồng đó.
- Theo nghĩa rộng: dân tộc dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định, bền vững hợp thành
nhân dân của một quốc gia có lãnh thổ chung, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chúng, có
truyền thống văn hóa, truyền thống đấu tranh chung trong quá trình dựng nước và giữ
nước.
• Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mark-Lênin trong việc giải quyết các vấn đề
dân tộc.
- Vị trí: giải quyết các vấn đề dân tộc là một nội dung quan trong của cách mạng XHCN. Nó
có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định, phát triển hay khủng hoảng tan rã của các quốc gia
dân tộc. Chủ nghĩa Mark-Lênin nhân mạng việc xem xét và giải quyết vấn đề dân tộc phải
dực trên cơ sở vì lợi ích của dân tộc. Giải quyết vấn đề này thực chất là xây dựng quan hệ
công bằng, bình đẳng giữa các dân tộc trong một quốc gia và giữa các quốc gia dân tộc
trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng, xã hội.
• Trên cở sở tư tưởng của C.Mark và Ph.Ăngghen về vấn đề dân tộc và giai cấp, cùng
với sự phân tích hai xu hướng của vấn đề dân tộc, V.I.Lênin đã đề ra “Cương lĩnh dân tộc”
với nội dung cơ bản.
- Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng: quyền bình đẳng giữa các dân tộc là quyền thiêng liêng
của các dân tộc.
• Đối với các quốc gia dân tộc.
- Quyền thiêng liêng của các dân tộc không phân biệt lớn hay nhỏ, trình độ phát triển cao
hay thấp, các dân tộc đề có quyên bình đẳng và nghĩa vụ như nhau.
- Trong quan hệ xã hội cũng như trong các quan hệ quốc tế, không có một dân tộc nào áp
bức dân tộc nào.
• Đối với một quốc gia có nhiều dân tộc.
- Trong một quốc gia có nhiều dân tộc thì quyền bình đẳng dân tộc phải được thực hiện
trong thực tế, trong đó việc khắc phục sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế văn hóa

giữa các dân tộc phải có ý nghĩa cơ bản.
- Để thực hiện được quyền bình đẳng dân tộc trước hết phải thủ tiêu tình trạng áp bức giai
cấp trên cơ sở đó xóa bỏ tình trạng áp bức dân tộc.
• Các tộc có quyền tự quyết.
- Quyền các dân tộc quyết định vận mệnh của dân tộc mình, quyền lựa chọn chế độ chính trị
và con đường phát triển của dân tộc mình.
- Quyền tự quyết dân tộc sẽ bao gồm quyền tách ra thành lập một quốc gia dân tộc độc lập
hoặc có quyền liên hiệp với các quốc gia dân tộc khác trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng.
 Tuy nhiên việc thực hiện quyền dân tự quyết phải đứng vững trên lập trường của giai cấp
công nhận. Nghiêm cấm lợi dụng quyền tự quyết vào mục đích phá vỡ hay chia rẽ các quốc
gia dân tộc.
• Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc.
- Đây là tư tưởng nội dung cơ bản thể hiện bản chất quốc tế của giai cấp công nhân, phong
trào công nhân, phản ánh tính thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng tới giải phóng giai
cấp.
- Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc là cơ sở vững chắc để đoàn kết quần chúng nhân
dân thuộc các dân tộc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Nội dung này có vai
trò quyết định đến việc xem xét, thực hiện quyền bình đẳng dân tộc và quyền tự quyết dân
tộc.
 Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mark-Lênin là bộ phận không thể tách rời trong cương
lĩnh cách mạng của giai cấp công nhân, là tuyên ngôn về vấn đề dân tộc, giải phóng giai
cấp và giải quyết đứng đắn mối quan hệ dân tộc. Cương lĩnh đã trở thành cơ sở lý luận
cho chủ trương, đường lối và chính sách dân tộc của các đảng cộng sản và nhà nước
XHCN.
Câu 15: Phân tích nguyên nhân tồn tại tộ giáo trong CNXH. Quan điểm của chủ
nghĩa Mark-Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc.
• Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bế tắc bất lực của con người trước
tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên tôn giáo cũng chứa đựng một số giá trị phù hợp với đạo đức
của con người.
• Tôn giáo tồn tại trong CNXH do những nguyên nhân sau.

- Nguyên nhân nhận thức.
+ Mặc dù khoa học đã phát triển mạnh xong nhiều hiện tượng tự nhiên, xã hội diến
ra đến nay khoa học vẫn chưa giải thích được.
+ Do trình độ dân trí của nhân dân vẫn còn hạn chế nên vẫn còn sự sợ hãi, trông trờ,
tin tưởng vào đấng siêu nhiên nên vẫn còn nhiều hiện tượng bất công, bất bình đẳng
trong xã hội.
- Nguyên nhân kinh tế.
+ Trong thời kỳ quá độ lên XHCN còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế dựa trên chế
độ sở hữu tư nhân nên vẫn còn những hiện tượng bất công, bất bình đẳng trong xã hội.
+ Do đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân chưa cao còn có sự khác biệt về mức
sống giữa các nhóm dân cư.
- Nguyên nhân tâm lý.
Do tôn giáo tồn tại trong thời gian quá dài và nó ăn sâu vào trong tiềm thức của
nhiều người. Đó là một hình thái xã hội bảo thủ nhất, in đậm trong đời sống tinh thần của
con người.
- Nguyên nhân chính trị - xã hội.
+ Xét về mặt giá trị có những nguyên tắc của tôn giáo phù hợp với CNXH, phù hợp với
chủ trương chính sách của đảng, nhà nước XHCN, đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ
phận quần chúng nhân dân.
+ Dưới CNXH, tôn giáo có khả năng tự biến đổi để thích nghi theo xu hướng “tốt đời
đẹp đạo”.
+ Do chính sách của tôn giáo của nhà nước XHCN là tôn trọng quyền tự do tín
ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.
- Nguyên nhân văn hóa.
Tôn giáo cóa khả năng đáp ứng ở một mức độ nhất định nhu cầu văn hóa tinh thần
và có ý nghĩa quyết định về giáo dục ý thức cộng đồng do đó cần bào tồn và phát huy các
giá trị đạo đức tôn giáo cần thiết.
• Quan điểm giải quyết của Mark – lênin.
Tín ngưỡng, tôn giáo là những vấn đề vô cùng nhạy cảm và phức tạp. Do đó, những
vấn đề nảy sinh từ tôn giáo cần phải được xem xét, giải quyết hết sức thận trong, cụ thể và

chuẩn xác, có tính nguyên tắc với những phương thức linh hoạt theo quan điểm của chủ
nghĩa Mark-Lênin.
- Một là giái quyết những vấn đề phát sinh từ tôn giáo trong cuộc sống xã hội phải gắn liền
với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Chủ nghĩa Mark-Lênin và hệ tư tưởng
tôn giáo có sự khác nhau về thế giới quan, nhân sinh quan và con đường mưu cầu hạnh
phúc cho nhân dân. Vì vậy khắc phục dần những ảnh hưởng của tôn giáo phải gắn liền với
quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã họi mới.
- Thứ hai: nhà nước tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của mọi công
dân. Công dân có tôn giáo hay không tôn giáo đều bình đẳng, đều có quyền tự do tín
ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.
- Thứ ba, thực hiện đoàn kết những người có tôn giáo và những người không có tôn giáo.
Đoàn kết các tôn giáo, nghiêm cấm mọ hành vi chia rẽ cộng đồng vì lý do tín ngưỡng tôn
giáo
- Thứ tư, phân biệt rõ hai mặt chính trị - tư tưởng trong vấn đề tôn giáo, đấu tranh gạt bỏ
phản động chính trị trong lĩnh vực tôn giáo.
- Thứ năm, phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo, cần có quan
điểm, phương thức ứng xử phù hợp với từng trường hợp cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn
giáo.
1, Sản xuất hàng hóa là gì?
Sản xuất hàng hóa là mô hình kinh tế hau kiểu sản xuất ra sản phẩm để đem trao đổi,
hoặc mua bán trên thị trường.
2, Hàng hóa là gì?
Hàng hóa là sản phẩm của lao động sản xuất, nó thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người thông qua quá trình trao đổi mua bán.
3, Giá trị của hàng hóa là gì?
Giá trị của hàng hóa là hao phí lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh
trong hang hóa ấy.
4, Lượng giá trị của hàng hóa được tính như thế nào?
Lượng giá trị của hàng hóa được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để làm
ra hàng đó.

5, Giá trị thặng dư là gì?
Giá trị thặng dư là giá trị mơi dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê
làm ra và bị nhà tư bản chiếm không.
6, Thực chất của tích lũy tư bản?
Thực chất của tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành tư
bản hay là quá trình tư bản hóa giá trị thặng dư.
7, Nguồn gốc của tích lũy tư bản?
Nguồn gốc của tích lũy tư bản là giá trị thặng dư, tư bản tích lũy chiếm tỉ lệ càng lớn
trong toàn bộ tư bản. Như vậy toàn bộ sự giàu có của giai cấp tư bản đều là kết quả của
sự chiếm đoạt GTTD.
8, Tích tụ tư bản là gì?
Tích tụ tư bản là sự tăng thêm về quy mô của tu bản cá biệt bằng cách tư bản hóa
GTTD trong một xí nghiệp nào đó, nó là kết quả trực tiếp của tích lũy tư bản.
9, Tập trung tư bản là gì?
Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất
những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội thành tư bản cá biệt khác lớn hơn.
10, Tuần hoàn của tư bản là gì?
Là sự vận động liên tục của tư bản trải qua 3 giai đoạn lần lượt mang 3 hính thái
khác nhau, thực hiện 3 chức năng khác nhau rồi lại quay về hình thái ban đầu có kèm theo
GTTD.
11, Chu chuyển của tư bản là gì?
Sự tuần hoàn của tư bản, nếu xét nó với tư cách là một quá trình định đổi mới và
thường xuyên lặp đi lặp lại thì gọi là chu chuyển của tư bản.
12, Tổ chức độc quyền là gì?
Là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản lớp để tập trung vào trong tay phần lớn việc
sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa nào đó nhằm mục đích thu được lợi nhuận độc
quyền cao.
13, Tư bản tài chính là gì?
Sự xuất hiện và phát triên của các tổ chức độc quyền trong ngân hàng làm thay đổi
quan hệ giữa tư bản ngân hàng và tư bản thương nghiệp, làm cho ngân hàng bất đầu có

vai trò mới, có quyền lực vạn năng, khống chế mọi hoạt động của nền kinh tế TBCN, trước
sự khống chế, chi phối ngày càng siết chặt, một quá trình xâm nhập tương ứng trở lại của
các tổ chức độc quyền công nghiệp vào ngân hàng cũng diễn ra và quá trình trên, quan hệ
mật thiết chặt chẽ và xoắn xuýt lẫn nhau thúc đẩy nhau làm nảy sinh một thứ tư bản mới
gọi là tư bản tài chính.
14, Xuất khẩu tư bản là gì?
Là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài nhằm múc đích chiếm đoạt GTTD và các nguồn lợi
nhuận khác ở các nước nhập khẩu tư bản.
15, Công ty cổ phần là gì?
Làm một loại hình xí nghiệp lớn được hình thành bằng con đường tập trung vốn
thông quá việc phát hành cổ phần và trái phiếu.
16, Thị trường chứng khoán là gì?
Là nơi diễn ra các cuộc trao đổi mua bán chứng khoán.
17, Tư bản cố định là gì?
Là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng máy móc, thiết bị, nhà xưởng… vì hiện
vật tham giá toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó lại bị khấu hao từng
phần và được chuyển dần vào sản phẩm mới được sản xuất ra.
18, Tư bản lưu động.
Là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ, sức
lao động…. giá trị của nó lưu thông toàn bộ cùng với sản phẩm và được hoàn lại toàn bộ
cho các nhà tư bản sau mỗi quá trình sản xuất.
Trung bình
1, Sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại khi nào?
Khi
- Phân công lao động (trong ngành, nội bộ ngành…) xã hội là sự phân chia lao động xã hội
thành cách ngành nghề khác nhau. Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn hóa
lao động, do đó dẫn đến chuyên môn hóa sản xuất, người sản xuất tạo ra rất nhiều một
loại sản phẩm, thiếu nhiều loại sản phẩm khác nhau, quan hệ phụ thuộc giữa những
người sản xuất.
- Có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất, do chế độ tư hữu

hoặc hình thức sản xuất khác nhau về tư liệu sản xuất quy định. Quan hệ sản xuất giữa
những người sản xuất từ đó thông qua hành vi trao đổi mua bán.
 Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đồng thời hai điều kiện trên.
2, Tại sao hàng hóa lại có 2 thuộc tnh giá trị và giá trị sử dụng.
Vì do lao động cuản người sản xuất hàng hóa có tính 2 mặt. Trong đó lao động cụ thể
tạo ra giá trị sử dụng còn lao động tạo ra giá trị
3, Tại sao nói tiền là loại hàng hóa đặc biệt?
Tiền tệ là loại hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung thống nhất
cho các hàng hóa khác, nó thể hiện lao động xã họi và biểu hiện quan hệ giữa những
người sản xuất hàng hóa.
4, Tại sao hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt?
Hàng hóa sức lao động còn bao hàm cả yêu tô tinh thần và lịch sử.
Khi đưa vào sử dụng nó là nguồn gốc sinh ra giá trị, tức là nó có thể tạo ra giá trị mới lớn
hơn giá trị của bản thân nó.
5, Bản chất của tư bản?
Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách lột lao động của công nhân làm
thuê.
Bản chất: phản ảnh quan hệ sản xuất xã hội giữa người với người trong đó nhà tư bản
chiếm đoạt không công của người công nhân làm thuê.
6, Quy luật giá trị có yêu cầu gì?
Đối với sản xuất: hao phí lao động cá biệt phù hợp với hao phí lao động xã hội
(giá trị cá biệt < giá trị xã hội).
Quá trình trao đổi mua bán (lưu thông): mua bán trao đổi phải theo nguyên tắc
ngang giá
Xoay quanh giá trị
Tổng giá cả = tổng giá trị
7, Các tác động của quy luật giá trị.
Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy
lực lượng sản xuất phát triển.

Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa thành người
giàu, người nghèo.
8, So sánh sự giống và khác nhau giữa tích tụ tư bản và tậo trung tư bản.
Giống: đều làm tăng quy mô của tư bản cá biệt.
Khác
Tích tụ tư bản Tập trung tư bản
Nguồn
gốc
Giá trị thặng dư. Các tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội.
Kết quả Tăng quy mô của tư bản cá
biệt.
Tăng quy mô của tư bản cá biệt nhưng
khong làm giảm quy mô của tư bản xã hội.
Tính chất Phản ánh mối quan hệ bóc lột
giữa tư bản và lao động.
Phản ánh sự cạnh tranh của các nhà tư bản
với lao động ( Tác động đến mối quan hệ
giữa tư bản và lao động).
9, So sánh sự giống và khác nhau giữa phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và
phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
Giống: đều làm tăng giá trị thặng dư cho nhà tư bản
.
Khác
Tuyệt đối Tương đối
Thời gian lao động tất yếu không đổi.
Thời gian lao động tăng.
Giá trị sức lao động không đổi.
Giá trị được tạo ra nhờ kéo dài ngày lao
động và tăng cường độ lao động.
Sản xuất không mất đi mà còn tinh vi hơn.

Thời gian lao động tất yêu giảm.
Thời gian lao động không đỏi.
Sức lao động giảm.
Giá trị được tạo ra nhờ tăng năng suất lao
động.
10, Đặc điểm của tư bản cho vay.
Đặc điểm: đối với tư bản cho vay thì quyền sở hữu tư bản tách rời quyền sử dụng tư
bản, tư bản cho vay là hàng hóa đặc biệt. Tư bản cho vay vận động theo công thức T – T’,
trong đó T’ = T + z.
11, So sánh sự giống và khác nhau giữa giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu
ngạch.
Giống: đều tạo ra giá trị thặng dư nhờ việc tăng năng suất lao động.
Khác
Tương đối Siêu ngạch
Là kết quả của việc tăng năng suất lao động
của toàn xã hội.
Do toàn bộ giai cấp tư sản thu được.
Thể hiện mối quan hệ bóc lột của toàn bộ
giai cấp các nhà tư bản đối với toàn bộ giai
cấp công nhân làm thuê.
Tăng năng suất lao động cá biệt.
Chỉ có một số nhà tư bản có kỹ thuật, công
nghệ tiên tiến mới thu được.
Thể hiện mối quan hệ tư bản với lao động
làm thue và mối quan hệ giữa các nhà tư
bản với nhau.
12, Tại sao nói: giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư
tương đối.
Các-mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biên tướng của giá trị thăng dư
tương đối, vì giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối đều dựa trên cơ sở

tăng năng suất lao động, mặc dù một bên là đưa vào nhằm tăng năng suất lao động cá
biệt, còn một bên là dựa vào tăng năng suất lao động xã hội.

×