CÁC PHƯƠNG PHÁP
CÁC PHƯƠNG PHÁP
GÂY MÊ – GÂY TÊ
GÂY MÊ – GÂY TÊ
BS Tạ Ngân Giang
BS Tạ Ngân Giang
Bộ môn GMHS
Bộ môn GMHS
Mục tiêu học tập
Mục tiêu học tập
•
Nêu được khái niệm chung về gây mê, khái niệm
về gây mê toàn thể
•
Nêu được nguyên tắc của các phương pháp gây
tê vùng
•
Nêu được ưu, nhược điểm, tai biến phiền nạn của
gây mê toàn thể, gây tê tại chỗ, gây tê vùng
Khái niệm
Gây mê (anesthesia = without sensation):
•
Là các phương pháp để ngăn cho bệnh nhân có
cảm giác đau trên một phần hay toàn bộ cơ thể,
giúp thực hiện các phương pháp chữa bệnh có
thể gây đau đớn như phẫu thuật.
•
Được gây ra bởi các loại thuốc
•
Đây là tình trạng tạm thời, có thể đảo ngược
Khái niệm
Nhiệm vụ của người gây mê
•
Vô cảm: gây mê, gây tê
•
Duy trì ổn định các chức năng sống của cơ thể
•
Kiểm soát các rối loạn: mất máu, mất dịch, tụt nhiệt
độ…
•
Xử lý các tai biến trong quá trình gây mê, phẫu
thuật
Khái niệm
Phương pháp vô cảm lý tưởng
•
Có thể đảo ngược hoàn toàn (bệnh nhân không
nặng lên sau gây mê)
•
An toàn
•
Mang lại điều kiện phẫu thuật lý tưởng (VD: mềm
cơ trong PT bụng, giảm áp lực nội sọ trong PT
thần kinh…)
•
Được bệnh nhân chấp nhận
Khái niệm
Các phương pháp vô cảm
•
Gây mê toàn thể
(general anesthesia)
•
Gây tê
–
Gây tê tại chỗ (local
anesthesia)
–
Gây tê vùng (regional
anesthesia)
Khái niệm
Lựa chọn phương pháp vô cảm:
•
Tình trạng sức khoẻ bệnh nhân
•
Loại phẫu thuật
•
Thời gian phẫu thuật
•
Chấp nhận của bệnh nhân
Lịch sử
Trước 1846:
•
Vô cảm:
–
Rượu
–
Thảo mộc (thuốc phiện, lá coca…)
–
Garo chi
–
Làm lạnh
–
Làm bn bất tỉnh bằng phương pháp cơ học
–
…
•
Phẫu thuật rất hạn chế: cắt cụt chi, dẫn lưu abces
Lịch sử
•
1846: William Morton phát hiện ra tác dụng của
ether
•
10/1846: ether được sử
dụng lần đầu trong 1 cuộc
phẫu thuật trên người
Lịch sử
Lịch sử
•
Các thuốc mê khác lần lượt ra đời:
–
1847: Chloroform
–
1870: Nitrous oxide (N2O)
–
1884: thuốc tê Cocain
–
1934: Thiopental
–
1951: Halothan
•
Cuối TK 19: ống nội khí quản
•
1941: đèn soi thanh quản
→ Phẫu thuật dễ dàng và an toàn hơn
Lịch sử
Lịch sử
Lịch sử
Lịch sử
Vai trò của BS GMHS hiện nay
•
Gây mê và hồi sức trong mổ
•
Điều trị trước và sau mổ
•
Hồi sức sau mổ
•
Giảm đau
•
Cấp cứu ban đầu
Gây mê toàn thể
•
Là tình trạng mất tri giác tạm thời dưới tác dụng
của 1 hoặc nhiều loại thuốc gây mê
•
Trong khi được gây mê, bệnh nhân không nhận
cảm được cảm giác đau và mất các phản xạ thần
kinh
•
Bệnh nhân có thể tự thở (trong các thủ thuật/
phẫu thuật ngắn, không dùng thuốc giãn cơ)
hoặc thở máy qua nội khí quản/ mask thanh quản
Gây mê toàn thể
•
Các loại thuốc thường dùng trong gây mê:
–
Thuốc mê: tĩnh mạch (thiopental, propofol…), hô hấp
(isoforan, sevoran…)
–
Thuốc giảm đau: nhóm opioid
–
Thuốc giãn cơ
•
Cơ chế
–
Chưa hoàn toàn sáng tỏ
–
Ức chế dẫn truyền xung động thần kinh từ vỏ não đến
các trung tâm dưới vỏ
Gây mê toàn thể
Ưu điểm
•
Kiểm soát đường hô hấp, tuần hoàn
•
Mềm cơ tốt
•
Có thể kéo dài
•
Tiến hành nhanh
•
Bệnh nhân không lo lắng sợ hãi,
•
Có thể quên sau mổ
Gây mê toàn thể
Nhược điểm
•
Bệnh nhân chậm trở lại trạng thái sinh lý
•
Bệnh nhân có bệnh phối hợp nặng (hô hấp, tuần
hoàn) có thể nặng lên sau mổ
•
Yêu cầu trang thiết bị phức tạp, đắt tiền
Gây mê toàn thể
Chỉ định
•
Phẫu thuật bụng trên
•
Phẫu thuật tim mạch, lồng ngực
•
Phẫu thuật thần kinh
•
Phẫu thuật hàm mặt, tai mũi họng
•
Bệnh nhân trong tình trạng shock
•
Bệnh nhân có chống chỉ định hoặc từ chối gây tê
vùng
Gây mê toàn thể
Tai biến, phiền nạn
•
Không đặt được NKQ, không thông khí được
•
Nôn, trào ngược do giảm/ mất phản xạ bảo vệ →
suy hô hấp, viêm phổi
•
Co thắt khí, phế quản → suy hô hấp, thiếu oxy
•
Tụt huyết áp, loạn nhịp tim
•
Tổn thương răng, miệng họng do đặt NKQ
•
Suy hô hấp sau mổ do tồn dư thuốc giãn cơ
Gây tê
Các phương pháp
•
Gây tê tại chỗ
•
Gây tê vùng:
–
Gây tê tuỷ sống
–
Gây tê ngoài màng cứng
–
Gây tê thần kinh ngoại vi (đám rối cánh tay, TK đùi…)
Gây tê tại chỗ
•
Thuốc tê được tiêm tại vị trí phẫu thuật (dưới da,
niêm mạc), phong bế cảm giác đau tại chỗ
•
Ưu điểm: ít xâm lấn, an toàn
•
Nhược điểm:
–
Thời gian tác dụng ngắn
–
Vùng phong bế nhỏ
Gây tê tại chỗ
•
Áp dụng:
–
Phẫu thuật nhỏ (sinh thiết, khâu vết thương nhỏ…)
–
Nha khoa
–
Thuốc dạng gel bôi trước khi tiêm (trẻ em)
•
Tai biến, phiền nạn
–
Phong bế không đủ
–
Ngộ độc thuốc tê (tiêm nhiều lần)
Gây tê tuỷ sống
Nguyên tắc
•
Thuốc tê được bơm vào khoang dưới nhện, hoà
vào dịch não tuỷ, phong bế các rễ thần kinh đi ra
từ tuỷ sống → phong bế cảm giác đau ở vùng
cơ thể do các rễ này chi phối
•
Tê tuỷ sống được thực hiện ở các đốt sống
thắt lưng (L1 – L5)
•
Thay đổi tư thế bệnh nhân sau gây tê có thể
ảnh hưởng lên mức phong bế của thuốc