Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Hướng dẫn nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non trong bối cảnh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.55 KB, 10 trang )

HƯỚNG DẪN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG XÃ
HỘI CHO TRẺ MẦM NON TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
Kĩ năng xã hội của trẻ Mẫu giáo là một dạng hành động của trẻ nhằm thực
hiện các mối quan hệ với mọi người xung quanh trên cơ sở nắm vững phương
thức thực hiện và sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm xã hội phù hợp với điều
kiện hoàn cảnh giúp trẻ giao tiếp, tương tác, thích nghi với trường lớp, cộng
đồng gần gũi.
Như chúng ta biết, các hoạt động của trẻ ở trường mầm non là trẻ được
học mà chơi và chơi mà học rất thoải mái. Trẻ từ lớp mẫu giáo bước vào lớp
Một là thực hiện một quá trình chuyển đổi giai đoạn từ hoạt động chủ đạo là
chơi sang hoạt động học. Khó khăn lớn nhất trẻ gặp phải khơng phải là q trình
trẻ học vần, học số, làm tính mà chính là học cách hồ nhập với mơi trường mới,
hoạt động mới, q trình tn thủ các nền nếp học tập.
Giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ là một trong các lĩnh
vực giáo dục trong chương trình giáo dục mầm non, góp phần phát triển tồn
diện nhân cách trẻ. Sự phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội là tiền đề quan trọng
cho việc học và phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Do vậy, trong chương trình giáo
dục mầm non, giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội là một trong các
lĩnh vực giáo dục quan trọng.
Xã hội hiện nay nảy sinh những vấn đề phức tạp, những hiểm nguy khơng
lường trước. Địi hỏi con người phải có kỹ năng, kiến thức để vượt qua được
những thách thức đó. Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ biết những kiến thức được
học thành thái độ, giá trị, thói quen lành mạnh, kỹ năng ứng phó và vượt qua
những rủi ro. Giúp trẻ có được một cuộc sống an toàn, chất lượng và hạnh phúc
trong một xã hội hiện đại với văn hóa đa dạng và nền kinh tế phát triển hội nhập.
Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non nói chung là tiền đề
quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ, giúp trẻ có kinh nghiệm trong
cuộc sống, giúp trẻ tự tin, chủ động giao lưu tình cảm với những người xung
quanh và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, rèn luyện cho trẻ khả
năng tự phục vụ. Các kĩ năng xã hội của trẻ còn hạn chế qua việc ứng xử giao
tiếp, chưa biết cách cảm thông chia sẻ hợp tác với các bạn với người lớn hoặc kỹ


năng tự phục vụ hay tự bảo vệ bản thân. Đặc biệt đối với trẻ 3-4 tuổi, trẻ thường
thụ động chưa tích cực thể hiện tình cảm của mình với mọi người xung quanh,
chưa có nhiều kỹ năng xã hội trong cách ứng xử với những tình huống trong
sinh hoạt, cách thực hiện các quy tắc ứng xử xã hội đôi lúc chưa phù hợp với độ
tuổi.
1. Các năng lực tình cảm xã hội: Phát triển xã hội: Áp dụng các quy tắc
xã hội, thấu cảm với người khác, giải quyết mâu thuẫn, tơn trọng sự đa dạng,
hịa hợp với thiên nhiên; Phát triển tình cảm: nhận biết cảm xúc, tự trọng tích


cực, biết ơn; Phát triển nhận thức: Chức năng điều hành (EF): (kiểm soát ức chế,
nhận thức linh hoạt, bộ nhớ làm việc), Đón nhận quan điểm
2. Nguyên tắc giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ
- Nội dung giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội được tích hợp ở tất cả
các lĩnh vực giáo dục trong Chương trình giáo dục mầm non.
- Nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã
hội phải phù hợp với đặc điểm phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội của từng
lứa tuổi.
- Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cần được thực hiện thường
xuyên, mọi lúc, mọi nơi ở tất cả các thời điểm trong chế độ sinh hoạt
 hàng ngày của trẻ ở trường mầm non.
- Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cần tăng cường cho trẻ tham
gia các trải nghiệm thực hành gắn với cuộc sống thực của trẻ.
- Trẻ phải được sống và giáo dục trong môi trường tích cực, thân thiện, ở đó mỗi
trẻ đều được u thương, chăm sóc, an tồn, tơn trọng, đối xử cơng bằng và phát
huy mọi tiềm năng sẵn có.
- Người lớn phải ln làm gương và là hình mẫu trong cách thể hiện tình cảm,
biểu lộ cảm xúc, các hành vi giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống.
3. Để thực hiện tốt được hoạt động giáo dục tình cảm và kỹ năng xã
hội cho trẻ trong trường mầm non, cần thực hiện tốt các nội dung sau:

  - Nắm chắc mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo
dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội.
  - Bồi dưỡng giáo viên về nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động động giáo
dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ.
  - Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng
xã hội một cách linh hoạt, phù hợp. Khi xây dựng kế hoạch cần căn cứ vào:
+ Mục tiêu, chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành.
+ Nội dung và kết quả mong đợi lĩnh vực giáo dục phát triển tình cảm và kỹ
năng xã hội đối với trẻ ở từng độ tuổi.
+ Kế hoạch giáo dục năm học; chủ đề/tháng/tuần.
+ Điều kiện cơ sở vật chất của nhóm/lớp, trường.
+ Đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội, của gia đình, nhà trường, địa phương.
+ Nhu cầu, khả năng và kinh nghiệm của trẻ trong nhóm/lớp
  - Chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội
cho trẻ một cách linh hoạt, lồng ghép vào các hoạt động hàng ngày, lựa chọn
những nội dung chuyên biệt theo chủ đề để tổ chức hoạt động giáo dục tình cảm
và kỹ năng xã hội cho trẻ một cách phù hợp, khơng máy móc.


 - Tăng cường bổ sung trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động
chăm sóc, giáo dục trẻ, khuyến khích giáo viên tận dụng tình huống thật, vật thật
để giáo dục trẻ.
 - Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh, văn minh, an toàn cho
trẻ, xây dựng và thực hiện tốt bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường. Mỗi
Cán bộ, giáo viên, nhân viên là một tấm gương đồng thời là tuyên truyền viên
tích cực về ứng xử văn hóa, thân thiện trong nhà trường.
Giáo dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội được thực hiện trong mọi
thời điểm hàng ngày một cách linh hoạt, tuy nhiên giáo viên vẫn có thể dự kiến
trước một số nội dung đưa vào kế hoạch giáo dục của mình để chủ động hơn

trong quá trình thực hiện các hoạt động giáo dục. Tất nhiên kế hoạch này chỉ là
dự kiến, linh hoạt, giáo viên có thể lựa chọn thực hiện phù hợp với các hồn
cảnh, tình huống thực tế của lớp mình.
Để có những kỹ năng, hay bất cứ hành vi tốt nào, chúng ta đều cần luyện
tập và rèn luyện đúng cách và trẻ em cũng vậy.
Những kỹ năng sống cần có và có thể giáo dục trẻ là: Kỹ năng vận động,
kỹ năng nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng tự vệ, kỹ
năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng
phản biển,…
Sau đây là ba bước cơ bản nhất về quy trình giúp trẻ tạo lập kỹ năng tốt
cho trẻ.
 Trẻ

có kiến thức về hành động: múc đích, đối tượng, cách thức, điều
kiện hành động.

 Có

sự hướng dẫn của người có kiến thức và kỹ năng cao hơn, bên cạnh
đó trẻ phải tích cực tham gia học hỏi, quan sát, làm thử…

 Trẻ

vận dụng kiến thức, kinh nghiệm và những kỹ năng, kỹ xảo đã có
vào thực hành luyện tập để hình thành kỹ năng và sử dụng kỹ năng
một cách linh hoạt trong nhứng điều kiện khác nhau.

Các kỹ năng xã hội cần thiết nhất bé nên có
Có rất nhiều các kỹ năng xã hội khác nhau, tuy nhiên với lứa tuổi mầm non, bố
mẹ chỉ nên chuẩn bị cho bé các kỹ năng cơ bản nhất. Dưới đây là một số kỹ

năng xã hội bé nên có để phát triển tồn diện hơn.
Biết chia sẻ: Theo nghiên cứu được cơng bố của tạp chí Khoa học Tâm lý
vào năm 2010, bé từ 2 tuổi đã có mong muốn được bày tỏ sự sẻ chia với người
khác. Tuy nhiên, vào thời điểm từ 3 đến 6 tuổi, bé lại thường khơng muốn
nhường nhịn và tỏ ra ích kỷ và đến giai đoạn 7 đến 8 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu có nhận
thức đúng đắn hơn nếu được giáo dục tốt và đần hướng đến sự cơng bằng. 
Chính vì vậy, bố mẹ cần tận dụng thời điểm thích hợp để dạy bé về bài học biết
chia sẻ. Chia sẻ là tiền đề cho mọi mối quan hệ bền vững và khăng khít. Nếu
biết cho đi và nhận lại đúng cách, con không chỉ bồi dưỡng được phẩm chất đạo


đức tốt đẹp cho bản thân mà còn tạo niềm vui, niềm tin tưởng cho người xung
quanh. 
Kỹ năng lắng nghe: Kỹ năng lắng nghe vô cùng cần thiết trong “thời đại
thông tin” ngày nay. Lắng nghe đúng cách không đơn thuần là việc giữ yên lặng
mà còn đòi hỏi sự thấu hiểu những gì đối phương đang nói. Điều này chính là
một trong những yếu tố quan trọng để tạo lập nên một cuộc giao tiếp lành
mạnh. 
Đặc biệt, nếu được rèn luyện kỹ năng nghe từ sớm sẽ rất có lợi cho trẻ khi con
đến trường. Bé biết cách lắng nghe và tiếp thu tốt hơn những gì thầy cơ giáo
truyền đạt. Điều này sẽ giúp trẻ tiến bộ và phát huy được khả năng học tập của
mình.
Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp khơng chỉ đơn giản là việc nói chuyện bằng
ngơn ngữ mà cịn là cách sử dụng hình thể như ánh mắt, cử chỉ hay thái độ đúng
cách. Người có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ tạo ra bầu khơng khí chuyện trị tự
nhiên, khiến người xung quanh cảm thấy thoải mái và được tôn trọng. Rèn luyện
kỹ năng giao tiếp sẽ giúp trẻ tự tin và chủ động hơn, con biết cách làm quen với
nhiều bạn mới, đồng thời thích nghi tốt với mơi trường xung quanh. Giáo dục kỹ
năng này ngay từ sớm cho bé là cách giúp bé khơng cịn nhút nhát, sợ hãi hay lo
lắng khi gặp người lạ.  

Biết nghe lời người lớn : Với lứa tuổi mầm non, bé vẫn chưa thể nhận
thức được nhiều vấn đề. Vì vậy, biết nghe lời người lớn là một trong những kỹ
năng xã hội rất quan trọng, ảnh hưởng đến cách ứng xử và lối sống của trẻ sau
này. Bố mẹ có thể giải thích và hướng dẫn cho con những điều đúng – sai, tốt –
xấu cơ bản như: Cách sắp xếp đồ đạc đúng nơi, cách chào hỏi người lớn, tuân
thủ luật lệ giao thông…
Phụ huynh không nên ra lệnh hay tạo áp lực cho trẻ, hãy đưa ra những lời
khuyên và nhờ giúp đỡ một cách nhẹ nhàng. Nếu trẻ phân tâm, cư xử khơng
đúng hoặc qn những gì cần làm thì đó là điều bình thường, bố mẹ nên bình
tĩnh sửa lỗi và cùng con làm lại. Điều này giúp tạo thói quen tốt để bé mài giữa
kỹ năng của mình.
Biết quản lý thời gian: Biết quản lý thời gian là một trong những kỹ
năng xã hội quan trọng. Bố mẹ có thể hướng dẫn có sắp xếp thời gian biểu cho
những cơng việc đơn giản lặp đi lặp lại trong ngày như: giờ ăn, giờ chơi, giờ
ngủ… Điều này sẽ dần tạo lập thói quen tuân thủ thời gian cho bé, giúp con
thành công hơn trong tương lai.
 

Kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 

Hợp tác và giúp đỡ người khác: Hợp tác là cùng nhau làm việc để đạt
một mục tiêu nhất định. Kỹ năng hợp tác và giúp đỡ người khác giúp trẻ dễ dàng
hòa nhập với cộng đồng hơn. Sức mạnh tập thể và sự phối hợp ăn ý là điều cần
thiết trong nhiều tình huống. 


Với các bé, phụ huynh có thể rèn luyện kỹ năng này bằng cách cho con tham gia
hoạt động với các bạn cùng lứa tuổi như: cùng xây dựng tháp đồ chơi hay các
trò chơi tập thể kéo co, đá bóng… Thơng qua những hoạt động này, trẻ khơng
chỉ có dịp phát triển kỹ năng bản thân mà cịn có thể tạo lập nhiều mối quan hệ

tốt đẹp.
Tôn trọng không gian riêng tư của người khác: Tôn trọng không gian
riêng tư của người khác cũng là một trong những kỹ năng xã hội phụ huynh nên
rèn luyện cho trẻ. Trong gia đình, bố mẹ có thể đặt ra một số ngun tắc như: gõ
cửa trước khi vào phịng, khơng chạm và lấy đồ vật của người khác khi chưa có
sự đồng ý. Người lớn nên giải thích cho bé hiểu lý do tại sao cần làm như vậy.
Phát triển kỹ năng này sẽ giúp bé trở thành một người lịch sự, hiểu biết trong
tương lai. 
Để hành động trở thành kỹ năng trẻ cần được rèn luyện qua một quá trình.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cần phải gắn với hành động và việc làm thực tế.
Trẻ cần được trải nghiệm thưc tế. Sự trải nghiệm sẽ giúp trẻ nhận thấy ý nghĩa
thiết thực của việc chủ động, từ đó vận dụng các kỹ năng cần thiết vào từng tình
huống cụ thể trong cuộc sống. Hàng cha mẹ và nhà trường có thể giáo dục cho
trẻ qua nhiều hình thức như:
*Thông qua hoạt động vui chơi: vui chơi là hoạt động mang lại nhiều hứng
khởi cho trẻ cũng như cho trẻ rất nhiều cơ hội vận dụng kiến thức, kỹ năng khác
nhau để giải quyết nhiệm vụ của các trò chơi. Trong trị chơi trẻ sẽ được hóa
thân thành nhiều vai trị khác nhau học hỏi, phát huy trí tưởng tượng. Để trò chơi
phát triển mỗi đứa trẻ đều phải cố gắng hồn thành vai trị của mình, đồng thời
phải hợp tác và chia sẻ với bạn bè.
a. PT TC-KNXH trong góc đóng vai
- Phát triển kỹ năng xã hội:
+ Học cách cư xử với bạn, hợp tác với bạn, dọn dẹp đồ chơi
+ Học các quy tắc trong cuộc sống, trị chuyện, đóng vai các vai
trị xã hội khác nhau(vd: mẹ, bố, bác sỹ…)
- Phát triển tình cảm
+ Trẻ nhận biết cảm xúc của  người khá
+ Học cách biểu lộ và kiểm soát cảm xúc của bản thân
b. PT TC-KNXH trong góc xây dựng
- Phát triển kỹ năng xã hội:

+ Cộng tác chia sẻ các khối, các nguyên liệu


+ Thảo luận kế hoạch cùng nhau
+ Lắng nghe ý kiến của bạn…
- Phát triển tình cảm
+ Tự hào khi xây xong một cơng trình
+ Chia sẻ niềm vui với bạn
+ Cảm nhận cái đẹp
+ Đối phó với sự thất vọng và giận dữ
+ giải quyết xung đột
c. PT TC-KNXH trong góc sách
- Phát triển kỹ năng xã hội:
+ Lắng nghe giáo viên hoặc bạn
+ Học những từ mới hoặc câu mới
+ Trao đổi ý kiến và thảo luận với bạn
+ Chia sẻ hợp tác
- Phát triển tình cảm
+ Học nhận biết, phân biệt các trạng thái cảm xúc qua hình ảnh
trong sách.
+ Học biểu hiện cảm xúc qua ngơn ngữ, hành vi…
d.  PT TC-KNXH trong góc nghệ thuật
- Phát triển kỹ năng xã hội:
+ Xem hay lắng nghe lẫn nhau, lần lượt hát, chia sẻ kinh
nghiệm, chia sẻ với bạn ý tưởng tạo hình, nguyên vật liệu…
+ Nhận biết một số quy tắc như thu dọn đồ dùng khi vẽ, nặn
xong
+ Cùng nhau vẽ một bức tranh chung
- Phát triển tình cảm



+ Biểu hiện cảm xúc vui buồn, ngạc nhiên… qua âm nhạc và vẽ
+ Âm nhạc, tạo hình giúp trẻ thư giãn, tự hào về sản phẩm
e.  PT TC-KNXH trong trò chơi vận động
- Phát triển kỹ năng xã hội:
+ Thay phiên nhau, chờ đợi đến lượt mình
+ Chia sẻ hợp tác
+ Làm theo quy tắc, vui chơi an toàn và khơng an tồn
- Phát triển tình cảm
+ Kiểm sốt và biểu lộ cảm xúc gắn liền với chiến thắng và thua
+ Học cách đồng cảm…

*Thông qua sinh hoạt hàng ngày: Sinh hoạt hàng ngày của trẻ là những
hoạt động lặp đi lặp lại vì vậy trẻ rèn luyện và thực hiện các công việc một cách


dễ dàng. Thứ 2 trong sinh hoạt nay sinh rát nhiều vấn đề phát sinh đó chính là
mơi trường q báu cho trẻ hình thành và phát triển kỹ năng sống mới.
a.  Phát triển TC-KNXH trong giờ đón trẻ, thể dục sáng
- Phát triển kỹ năng xã hội:
+ Chia sẻ ý kiến, nói trước cả nhóm, trả lời câu hỏi
+ Kỹ năng giao tiếp có văn hóa( nói lời chào với cơ giáo, bạn bè,
nói lời tạm biệt với cha mẹ, người thân)
+ Thực hiện một số quy tắc, quy định.(Để đồ dùng đồ chơi đúng
nơi quy định, tập trung vào nghe và làm theo hướng dẫn của cô
giáo.)
+ Quan tâm đến bạn bè, trong lúc điểm danh nếu có một trẻ
vắng mặt do bệnh tật, dạy cho trẻ biết động viên, thăm hỏi; nếu
bạn đi du lịch- hãy vui mừng, vui vẻ khi bạn quay trở về.
- Phát triển tình cảm

Di chuyển theo điệu nhạc, theo nhiều cách khác nhau,
+ Đối phó, kiểm sốt cảm xúc với sự xa cách ba mẹ
+ Nhận biết, thể hiện cảm xúc.


Thông qua hoạt động sáng tạo: Các hoạt động sáng tạo như những trị chơi
“nhập vai” và giải quyết tình huống giả định giúp trẻ hình thành những kỹ năng
sống một cách nhẹ nhàng, thú vị.

Thông qua xem phim, nghe kể truyện: Nội dung các bộ phim hoặc câu
chuyện sẽ là gợi ý cho trẻ trong cách hành xử và giải quyết tình huống.


Giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội chủ yếu được
thực hiện tích hợp trong mọi thời điểm trong chế độ sinh hoạt,
tình huống thực tế hằng ngày, qua hoạt động chơi, học, tham
quan, lễ hội, lao động vừa sức…
Giáo dục phát triển TC-KNXH cũng có thể tiến hành qua
một số hoạt động học/ giờ học chuyên biệt.



×