TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
XÁC ĐỊNH ACID ASCORBIC, ACID BENZOIC,
NATRI BENZOAT, ACID SORBIC VÀ KALI
SORBAT TRONG THỰC PHẨM BẰNG
PHƯƠNG PHÁP HPLC ĐẦU DÒ UV
ĐƠN VỊ THỰC TẬP: TRUNG TÂM KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN ĐO
LƯỜNG CHẤT LƯỢNG 3
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Hoàng Thị Kim Khuyên
Sinh viên thực hiện : Phan Văn Vĩnh
Mã số sinh viên : 10046061
Lớp : DHPT6
Khóa : 2010 – 2014
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
XÁC ĐỊNH ACID ASCORBIC, ACID BENZOIC,
NATRI BENZOAT, ACID SORBIC VÀ KALI
SORBAT TRONG THỰC PHẨM BẰNG
PHƯƠNG PHÁP HPLC ĐẦU DÒ UV
ĐƠN VỊ THỰC TẬP: TRUNG TÂM KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN ĐO
LƯỜNG CHẤT LƯỢNG 3
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Hoàng Thị Kim Khuyên
Sinh viên thực hiện : Phan Văn Vĩnh
Mã số sinh viên : 10046061
Lớp : DHPT6
Khóa : 2010 – 2014
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2014
i
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Khoa Công Nghệ Hóa Học
và Ban giám hiệu Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo
điều kiện cho tôi có cơ hội đi thực tập thực tế sau quá trình học tại trường gần 4
năm. Đặc biệt tôi xin được cảm ơn Th.s Hoàng Thị Kim Khuyên đã giới thiệu tôi và
hướng dẫn nhiệt tình cho tôi trong suốt quá trình thực tập.
Xin cảm ơn Ban lãnh đạo Trung Tâm Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng 3,
các anh chị trong các phòng ban, đặc biệt các anh chị trong phòng Sắc ký – Quang
phổ cùng với sự giúp đỡ trực tiếp từ anh Đào Trí Nguyên mà khóa thực tập của tôi
đã hoàn thiện tốt đẹp, giúp tôi có thêm vốn kiến thức về Sắc ký lỏng hiệu năng cao
và cách vận hành máy, biết nhiều về cách xử lý mẫu từ phòng Thực phẩm.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn và gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến tất cả
các thầy cô giáo trong Khoa Công Nghệ Hóa Học, các anh chị ở Trung Tâm Tiêu
Chuẩn Đo Lường Chất Lượng 3.
` Tp. HCM, Ngày tháng năm
Sinh viên thực hiện
Phan Văn Vĩnh
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Tên cơ quan thực tập: Trung Tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng 3
Nhận xét của đơn vị thực tập:
Biên Hòa, ngày … tháng … năm 2014
Người nhận xét Xác nhận của đơn vị thực tập
iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Phần đánh giá:
- Ý thức thực hiện:
- Nội dung thực hiện:
- Hình thức trình bày:
- Tổng hợp kết quả:
Điểm bằng số: Điểm bằng chữ:
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
Giáo viên hướng dẫn
Th.s Hoàng Thị Kim Khuyên
iv
MỤC LỤC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM KHOA CÔNG NGHỆ HÓA
HỌC i
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC i
LỜI CẢM ƠN i
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ix
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN ĐO
LƯỜNG CHẤT LƯỢNG 3 2
1.1. Giới thiệu chung 2
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 3
1.3. Các hoạt động chính 4
1.4. Cơ cấu tổ chức 12
1.5. Giới thiệu khu thử nghiệm Biên Hoà 13
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ ACID ASCORBIC, ACID BENZOIC, NATRI
BENZOAT, ACID SORBIC VÀ KALI SORBAT 19
2.1. Giới thiệu về chất bảo quản 19
2.2. Tổng quan về acid ascorbic (Vitamin C) 21
v
2.2.6. Xác định Acid ascorbic bằng HPLC 25
2.3. Tổng quan về acid benzoic và muối natri benzoat, acid sorbic và muối kali
sorbat 28
2.3.1. Acid benzoic và muối natri benzoat 28
2.4. Tổng quan về sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) 40
2.4.4. Pha tĩnh trong HPLC 43
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM 46
3.1. Xác định vitamin C 46
3.2. Xác định hàm lượng acid benzoic, natri benzoat, acid sorbic và kali sorbat 47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
PHỤ LỤC 1
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các chất bảo quản và hàm lượng cho phép 20
Bảng 2.2. Cấu trúc của acid benzoic và muối natri benzoat 28
Bảng 2.3. Cấu trúc và tính chất vật lý của acid sorbic và kali sorbate 34
Bảng 2.4. Hàm lượng quy định sử dụng cho acid sorbic và kali sorbate 37
Bảng 2.5. Nồng độ chuẩn của natri benzoat và kali sorbat 38
Bảng 2.6. Điều kiện chạy máy 39
41
Bảng 2.7. Chức năng các bộ phận hệ thống HPLC 42
Bảng 3.1. Điều kiện chạy máy xác định vitamin C 46
Bảng 3.2. Hàm lượng mẫu vitamin C trong mẫu 47
Bảng 3.3. Thời gian chạy và tỷ lệ pha động 48
Bảng 3.4. Hàm lượng acid benzoic, natri benzoat, acid sorbic, katri sorbat trong một
số thực phẩm 48
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.3. Ghi chép đo lường 5
Hình 1.5. Giấy chứng nhận của QUATEST 3 7
Hình 1.6. Các tiêu chuẩn sử dụng 9
Hình 1.7. Kiểm tra và nhận dạng mã vạch 10
Hình 1.8. Thiết bị được sản xuất và chuẩn đo lường 11
Hình 1.9. Sơ đồ tổ chức QUATEST 3 13
Hình 1.10. Phòng Quang phổ 13
Hình 1.13. Hệ thống máy phổ hấp thu nguyên tử AAS 14
Hình 1.14. Hệ thống máy sắc ký khí 15
Hình 1.15. Hệ thống sắc ký khí ghép HeadSpace 15
Hình 1.16. Khu máy sắc ký lỏng 15
Hình 1.17. Sơ đồ tổ chức phòng thí nghiệm Sắc ký – Quang phổ 16
Hình 2.1. Các loại trái cây chứa Vitamin C 21
Hình 2.2. Cấu trúc của vitamin C 22
Hình 2.3. Sự chuyển hóa thành dinitro benzoic 29
Hình 2.4. Sự tạo các muối benzoat 30
Hình 2.5. Sơ đồ cấu tạo sắc ký lỏng hiệu năng cao 41
Phụ lục 1.1. Điều kiện về pha động 1
Phụ lục 1.2. Điều kiện về bước sóng và thời gian lưu 1
Phụ lục 1.3. Đường chuẩn của vitamin C 2
Phụ lục 1.4. Sắc ký đồ của chuẩn 20 ppm 2
viii
3
Phụ lục 1.5. Sắc ký đồ mẫu sữa Ensure 3
3
Phụ lục 1.6. Sắc ký đồ mẫu nước cam 3
Phụ lục 1.7. Sắc ký đồ của mẫu nước tăng lực 4
Phụ lục 1.8. Sắc ký đồ mẫu nước nha đam 4
Phụ lục 2.1. Điều kiện về pha động 5
Phụ lục 2.2. Điều kiện về bước sóng và thời gian lưu 5
Phụ lục 2.3. Đường chuẩn của Natribenzoat 5
Phụ lục 2.4. Đường chuẩn của Kali sorbat 6
Phụ lục 2.5. Sắc ký đồ chuẩn 1 ppm của Natri benzoat và Kali sorbat 6
Phụ lục 2.6. Sắc ký đồ mẫu bánh tráng 7
Phụ lục 2.7. Sắc ký đồ của mẫu chả lụa 7
Phụ lục 2.8. Sắc ký đồ của mẫu bún 7
Phụ lục 2.9. Sắc ký đồ của mẫu rau câu 8
Phụ lục 2.10. Sắc ký đồ của mẫu bánh tráng 8
Phụ lục 2.11. Sắc ký đồ của mẫu chả lụa 9
9
Phụ lục 2.12. Sắc ký đồ của mẫu bún 9
Phụ lục 2.13. Sắc ký đồ của mẫu nước ngọt 9
ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MeOH: Methanol
ML : Giới hạn tối đa trong thực phẩm (mg/kg)
ACN : Acetonnitril
NP : Normal-phase (Pha thuận)
CXD : Chưa xác định
RP : Reversed phase (Pha đảo)
HPLC : High-performaISe liquid chromatography (Sắc ký lỏng hiệu năng cao)
ECD : Electron capture detector (Đầu dò điện hóa)
FID : Flame ionization detector (Đầu dò ion hoá ngọn lửa )
FPD : Flame photometric detector (Đầu dò quang hoá ngọn lửa)
TCD : Thermal Conductivity Detector (Đầu dò dẫn nhiệt)
UV : Ultraviolet–visible (Vùng tử ngoại – khả kiến)
FD : Florescence detector (Đầu dò huỳnh quang)
DAD :Detector Diod Array (Đầu dò có khả năng quét chồng phổ để định tính các
chất theo độ hấp thụ cực đại của các chất)
LC-MS: Liquid chromatography-Mass spectrometer (Sắc ký khí ghép khối phổ)
VIS : Ultraviolet-Visible Spectrophotometry (Quang phổ tử ngoại - khả kiến)
WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
FAO : Food and Agriculture Organization (Tổ chức Nông Lương Quốc tế)
ISO : Internationnal Stadadisation Organisation (Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn
hoá)
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
ADI : Acceptable Daily Intake (Lượng ăn vào hằng ngày chấp nhận được- Đơn vị:
mg/kg thể trọng/ngày)
INS : International Numbering System (Hệ thống chỉ số đánh số cho mỗi chất phụ
gia do CAC xây dựng)
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống hiện đại, nhu cầu thực phẩm công nghệ ngày càng tăng. Để
các loại thực phẩm được giữ trong thời gian lâu, các nhà sản xuất phải dùng chất
bảo quản (nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế). Tuy nhiên, đây vẫn là chất
hóa học và việc sử dụng vượt mức cho phép đều độc hại, ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe người dùng. Việc sử dụng các hóa chất và phụ gia trong xử lý, chế biến thực
phẩm đã và đang trở thành một vấn đề đáng chú ý.
Vì tính chất quan trọng của thực phẩm đối với sức khỏe nên việc kiểm tra
được chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng trở nên quan trọng và cấp
bách. Acid ascorbic, acid benzoic và natri benzoat, acid sorbic và muối kali sorbat
là những chất hóa học được sử dụng phổ biến nhất hiện nay để bảo quản thực phẩm,
hiện nay được các nhà chế biến thực phẩm công nghệ sử dụng nhiều. Chúng có rất
nhiều ứng dụng trong đời sống và công nghiệp thực phẩm nếu như sử dụng với liều
lượng hợp lý. Tuy nhiên, do sự thiếu sót trong quá trình xử lý hoặc quá lạm dụng
chất bảo quản cho thực phẩm làm ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng nên trước
khi đưa ra thị trường nhiều công ty, xưởng sản xuất phải kiểm tra hàm lượng cho
phép đối với mỗi loại.
Trung Tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng 3 đi đầu trong lĩnh
vực thử nghiệm và trong quá trình đi thực tập tại trung tâm tôi có cơ hội tiếp cận với
các thiết bị hiện đại và các quy trình: “Xác định acid ascorbic, acid benzoic, natri
benzoat, acid sorbic và kali sorbat trong thực phẩm bằng phương pháp HPLC đầu
dò UV”. Chính vì thế đã giúp tôi tích lũy thêm nhiều kiến thức bổ ích về kỹ năng xử
lý mẫu và vận hành máy phân tích một số chất bảo trong thực phẩm.
2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM KỸ THUẬT
TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG 3
1.1. Giới thiệu chung
Hình 1.1. Cơ sở chính Hình 1.2. Khu thí nghiệm
Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 – gọi tắt là Trung tâm kỹ
thuật 3 hay QUATEST 3 – Quality Assurance & Testing Centre 3 là tổ chức khoa
học công nghệ thuộc tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng – Bộ Khoa học và
Công nghệ, được thành lập từ tháng 05 năm 1975 trên cơ sở Viện Định chuẩn Quốc
gia trước đây. QUATEST 3 có đội ngũ chuyên viên, kỹ thuật viên được đào tạo
chuyên sâu và có nhiều kinh nghiệm, hệ thống phòng thí nghiệm với trang thiết bị
hiện đại theo chuẩn mực quốc tế. QUATEST 3 áp dụng hệ thống quản lí chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO 9001. Lĩnh vực thí nghiệm được công nhận phù hợp với tiêu
chuẩn ISO/IEC 17025. Lĩnh vực giám định hàng hoá được công nhận phù hợp với
ISO/IEC 17020. Lĩnh vực chứng nhận sản phẩm được công nhận phù hợp với
ISO/IEC Guide 65. Lĩnh vực tư vấn, đào tạo chứng nhận phù hợp với ISO 9001
[10]
.
Qua hơn 35 năm hoạt động, QUATEST 3 là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam
trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kỹ thuật về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng
[10]
.
Địa chỉ liên lạc:
− Trụ sở chính: Số 49, đường Pasteur, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện
thoại:(84-8) 38294274. Fax: (84-8) 38293012.Email:
3
− Khu thí nghiệm Biên Hoà: Số 7, đường số 1, Khu Công nghiệp Biên Hoà 1,
tỉnh Đồng Nai. Điện thoại: (84-61) 3836212. Fax: (84-61) 3836298. Email:
[10]
− Chi nhánh tại miền trung: Số 104, đường Lê Lợi, Thành phố Quảng Ngãi,
tỉnh Quảng Ngãi. Điện thoại: (84-55) 3836487. Fax: (84-55) 3836489.
Email: Website: www.quatest3.com.vn
[10]
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
1.2.1. Chức năng
Thực hiện chức năng phục vụ công tác quản lí nhà nước về tiêu chuẩn, đo
lường, chất lượng và thực hiện các dịch vụ khác theo yêu cầu của doanh nghiệp, tổ
chức, cá nhân
[10]
.
1.2.2. Nhiệm vụ
QUATEST 3 cung cấp các dịch vụ kỹ thuật về tiêu chuẩn đo lường, chất
lượng phục vụ quản lí nhà nước và yêu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp, bao gồm
các nhiệm vụ chính
[10]
:
− Kiểm tra, giám định và thẩm định kỹ thuật về chất lượng, vệ sinh, an toàn
của sản phẩm, hàng hoá, vật liệu, cấu kiện công trình.
− Thử nghiệm vật liệu, sản phẩm và hàng hoá.
− Kiểm định, hiệu chuẩn và đánh giá phương tiện đo.
− Chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật.
− Kiểm định và đánh giá an toàn công nghiệp.
− Khảo sát, quan trắc, phân tích, đánh giá thực trạng, tác động môi trường.
− Khảo sát, đánh giá các điều kiện kỹ thuật, chuyển giao công nghệ.
− Đào tạo, tư vấn năng suất chất lượng, ứng dụng kỹ thuật mã số - mã vạch.
− Đào tạo nghiệp vụ, chuyên môn về tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
4
− Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan về tiêu chuẩn đo lường, chất lượng.
− Nghiên cứu, chế tạo và cung cấp các chuẩn đo lường, mẫu chuẩn và các
phương tiện đo.
1.2.3. Quyền hạn
Cấp phiếu kết quả thử nghiệm, giấy chứng nhận chất lượng, chứng thư giám
định về chất lượng sản phẩm hàng hoá và giấy chứng nhận kiểm định thiết bị đo
lường theo qui định. Ký hợp đồng về kiểm định và thử nghiệm, cũng như các nội
dung khác theo qui định đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, các tổ chức cá nhân.
Thu lệ phí kiểm tra, giám định, thử nghiệm,…theo quyết định của nhà nước
[10]
.
1.3. Các hoạt động chính
1.3.1. Dịch vụ thử nghiệm
Các phòng thử nghiệm của QUATEST 3 đều được công nhận phù hợp với
tiêu chuẩn ISO/IEC 17025, phòng thử nghiệm thực phẩm và phòng thử nghiệm vi
sinh-GMO cũng được công nhận bởi tổ chức công nhận của Na Uy (Norway
Accreditation Body)
[10]
.
Các lĩnh vực thử nghiệm chính bao gồm:
− Cơ khí và không phá hủy (NDT)
− Hàng tiêu dùng
− Đồ gỗ gia dụng
− Vật liệu xây dựng
− Điện & điện tử
− Tương thích điện từ (EMC)
− Hóa chất
− Môi trường
− Dầu khí
5
− Thực phẩm
− Vi sinh - sinh vật biến đổi gen (GMO)
Với nỗ lực nâng cao năng lực kỹ thuật của các phòng thử nghiệm để được thừa
nhận quốc tế và khu vực, Phòng Thử nghiệm Vi sinh - GMO của QUATEST
3 được các nước ASEAN chọn là phòng thử nghiệm đối chứng (ASEAN Reference
Laboratory – ARL) theo chương trình EC - ASEAN và Phòng Thử nghiệm Điện
được các nước ASEAN thừa nhận kết quả thử nghiệm đối với các sản phẩm điện
gia dụng theo Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực thử nghiệm điện và
điện tử (ASEAN EE MRA). QUATEST 3 đang triển khai chương trình mở rộng sự
thừa nhận của khu vực và quốc tế cho các lĩnh vực thử nghiệm khác
[10]
.
1.3.2. Dịch vụ đo lường
− Đo lường cơ: Lực, độ cứng,
ngẫu lực, áp suất
[10]
,…
− Đo lường điện: Đồng hồ đo
điện, công tơ điện, điện trở, tần
số
[10]
,…
− Đo lường nhiệt: Nhiệt kế, cặp
nhiệt điện, lò nung
[10]
,…
Hình 1.3. Ghi chép đo lường
− Đo lường độ dài: Thước kim loại, thước cuộn, thước cặp, bộ căn mẫu
[10]
,…
− Đo lường dung tích: Bình chuẩn dung tích, đồng hồ đo nước lạnh
[10]
, …
− Đo lường khối lượng: Cân kỹ thuật, bình chuẩn, đồng hồ đo lưu lượng
[10]
,…
- Đo lường hoá lý: Máy đo độ ẩm, tỉ trọng kế, nhớt kế, máy đo độ ồn
[10]
,…
1.3.3. Giám định
Hoạt động giám định, thẩm định kỹ thuật sản phẩm, hàng hóa
của QUATEST 3 được công nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO/IEC 17020
[10]
.
6
QUATEST 3 cung cấp các dịch vụ giám định sự phù hợp theo yêu cầu của tổ
chức, doanh nghiệp dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu của hợp đồng do các
bên thỏa thuận hoặc dựa trên các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng với các hàng hóa
tiêu dùng trong nước, xuất khẩu hoặc nhập khẩu
[10]
.
Đối tượng giám định sự phù hợp bao gồm:
– Hàng hóa
– Công nghệ, thiết bị
– Môi trường
– Công trình xây dựng
– An toàn công nghiệp
[10]
1.3.4. Dịch vụ kiểm tra
Để đáp ứng các yêu cầu về năng lực kỹ
thuật thử nghiệm và giám định, Các Bộ ban
ngành và các cơ quan quản lý nhà nước đã chỉ
định QUATEST 3 là tổ chức kỹ thuật thực
hiện kiểm tra chất lượng, an toàn sản phẩm
thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa phải
kiểm tra về chất lượng
[10]
.
Hình 1.4. Kiểm tra thiết bị điện
Các sản phẩm hàng hóa thuộc danh mục nói trên do QUATEST 3 thực hiện
kiểm tra về chất lượng bao gồm:
− Thép tròn cán nóng và thép dự ứng lực
− Mũ bảo hiểm cho người đi xe máy
− Xăng, dầu diesel
− Đồ chơi trẻ em
7
− Thực phẩm, phụ gia, nguyên liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và bao bì
thực phẩm, nguyên liệu Nitrat Amon
− Thủy sản, sản phẩm thủy sản
− Thức ăn gia súc, nguyên liệu thức ăn gia súc, phân bón, thuốc bảo về thực
vật
− Dây điện bọc nhựa PVC, sản phẩm điện gia dụng
− Ximăng Pooc lăng các loại, tấm lợp fibro-ximăng, dầm bêtông cốt thép ứng
lực trước PPB, kính xây dựng
− Sản phẩm bảo hộ lao động, sản phẩm có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn
− Sản phẩm dệt may
Khi có yêu cầu kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc danh mục phải kiểm
tra về chất lượng, quý Khách hàng vui lòng điền vào mẫu phiếu dưới đây và
gửi đến QUATEST 3
[10]
.
1.3.5. Chứng nhận sản phẩm
QUATEST 3 là tổ chức chứng nhận (bên thứ ba) thực hiện việc chứng nhận
sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chuẩn
quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế hoặc quy
chuẩn kỹ thuật trong nhiều lĩnh vực: điện -
điện tử, cơ khí, hóa chất, xây dựng, hàng
tiêu dùng, dầu, khí, thực phẩm, rau an
toàn sản xuất theo quy trình Việt GAP
[10]
Hình 1.5.
Giấy chứng nhận của QUATEST 3
Hoạt động chứng nhận sản phẩm của QUATEST 3 được công nhận phù hợp
với chuẩn mực quốc tế ISO/IEC Guide 65
[10]
.
8
Dấu chứng nhận của QUATEST 3 xác nhận sản phẩm đáp ứng yêu cầu về
chất lượng và an toàn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nâng cao uy tín thương hiệu,
tham gia đấu thầu, đưa sản phẩm ra thị trường đồng thời là dấu hiệu giúp người tiêu
dùng lựa chọn khi mua sản phẩm
[10]
.
9
1.3.6. Dịch vụ đào tạo và tư vấn
Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Năng suất Chất lượng (Trung tâm Năng
suất Chất lượng – QUATEST 3 P&Q) là đơn vị trực thuộc Trung tâm Kỹ thuật
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (QUATEST 3). Trung tâm Năng suất Chất
lượng là đơn vị sự nghiệp khoa học chuyên cung cấp các dịch vụ đào tạo và tư vấn
liên quan đến tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và các hệ thống quản lý
[10]
.
Với kinh nghiệm tư vấn và đào tạo trên 15 năm trong lĩnh vực trên, Trung tâm
Năng suất Chất lượng đã hỗ trợ các Tổ chức, Doanh nghiệp xây dựng, áp
dụng, duy trì, cải tiến các hệ thống quản lý, các kỹ thuật đo lường, thử nghiệm và
hướng Tổ chức, Doanh nghiệp đến hội nhập với các nền kinh tế khác trong khu vực
ASEAN và toàn cầu
[10]
.
Với đội ngũ chuyên gia tư vấn, giảng viên nhiều năm kinh nghiệm và
được đào tạo bài bản từ nước ngoài, Trung tâm sẵn sàng cung cấp các dịch vụ tư
vấn và đào tạo theo yêu cầu của Tổ chức, Doanh nghiệp. Dịch vụ không chỉ dừng
lại sau khi tư vấn và đào tạo, mà sẽ tiếp tục hỗ trợ thông qua các chương trình riêng
biệt và cùng các Tổ chức, Doanh nghiệp tiếp tục cải tiến các quá trình hoạt động
nhằm mang lại lợi ích thiết thực nhất cho Tổ chức, Doanh nghiệp
[10]
.
1.3.7. Dịch vụ thông tin và tiêu chuẩn
QUATEST 3 cung cấp thông tin và
các tài liệu liên quan đến tiêu chuẩn, đo
lường, chất lượng và đánh giá sự phù hợp
theo yêu cầu cuả tổ chức, doanh nghiệp và
cá nhân:
Hình 1.6. Các tiêu chuẩn sử dụng
− Các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN)
− Các quy chuẩn kỹ thuật trong nước (QCVN)
− Các tiêu chuẩn nước ngoài: JIS, GOST, BS, IS, AS, DIN, NF, ANSI, KS…
10
− Các tiêu chuẩn quốc tế: ISO, IEC, CODEX, OIML…
− Các tiêu chuẩn của các hiệp hội chuyên ngành: ASTM, AOAC, AOCS,
APHA, ASME, API, AWS,…
− Các tạp chí hoặc tài liệu chuyên ngành khác.
Khi quý Khách hàng có nhu cầu tham khảo hoặc đặt mua tài liệu, xin vui lòng
liên hệ với thư viện của QUATEST 3
[10]
.
1.3.8. Dịch vụ mã số và mã vạch
QUATEST 3 là Chi nhánh phía
Nam của Tổ chức GS1 Việt Nam (mã số - mã
vạch) với các nhiệm vụ:
− Tiếp nhận các yêu cầu đăng ký sử
dụng mã số - mã vạch của tổ chức,
doanh nghiệp.
− Cung cấp dịch vụ kiểm tra chất lượng
mã số - mã vạch.
Hình 1.7. Kiểm tra và nhận dạng mã vạch
− Tư vấn và đào tạo triển khai ứng dụng mã số - mã vạch, các giải pháp nhận
dạng điện tử khác theo các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý và điều hành sản
xuất - kinh doanh – dịch vụ, các công cụ hỗ trợ quản lý chuỗi cung ứng sản
phẩm và dịch vụ, truy xuất nguồn gốc sản phẩm
[10]
.
11
1.3.9. Dịch vụ trang bị
− Sản xuất và cung cấp chuẩn đo lường, phương tiện đo kiểm như: chuẩn
khối lượng, chuẩn dung tích, thiết bị
kiểm định đồng hồ đo nước lạnh,
thiết bị kiểm định công tơ điện, cân
bàn, cân ô tô
[10]
Hình 1.8. Thiết bị được sản xuất và chuẩn đo
lường
− Cung cấp các chất chuẩn, thiết bị, phương tiện đo kiểm, thiết bị và dụng
cụ thí nghiệm
[10]
…
− Cung cấp dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa các phương tiện đo
kiểm, thiết bị phòng thí nghiệm
[10]
.
1.3.10. Dịch vụ thử nghiệm thành thạo
Nhằm mục đích để các phòng thí nghiệm có cơ hội tự xem xét đánh giá năng
lực, độ chính xác, tin cậy của các kết quả thử nghiệm của đơn vị, từ năm 1997,
Trung tâm Kỹ thuật 3 đã tổ chức các chương trình thử nghiệm thành thạo với sự
tham gia của các PTN tại Việt Nam và các nước ASEAN, gồm: các phòng thí
nghiệm của các Viện nghiên cứu, trường đại học, công ty, nhà máy, cơ quan giám
định, các Trung tâm Kỹ thuật, các Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
[10]
…
Hệ thống quản lý chất lượng đối với tổ chức thử nghiệm thành thạo của
QUATEST 3 được áp dụng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17043
[10]
.
12
1.4. Cơ cấu tổ chức
13
Hình 1.9. Sơ đồ tổ chức QUATEST 3
1.5. Giới thiệu khu thử nghiệm Biên Hoà
Các phòng thử nghiệm tại Trung tâm 3 đặt tại khu Công nghiệp Biên Hoà 1,
Đồng Nai. Với diện tích khoảng 24 000m
2
, diện tích làm việc trên 15 000 m
2
với
trên 300 cán bộ nhân viên trong đó có hơn 50% là kỹ sư, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ đã
được đào tạo chuyên ngành và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thử nghiệm.
Các phòng thử nghiệm được trang bị nhiều thiết bị thử nghiệm và đo lường hiện
đại, có đầy đủ tài liệu, tiêu chuẩn về phương pháp thử nghiệm, có khả năng đáp ứng
các nhu cầu về thử nghiệm sản phẩm, kiểm định và hiệu chuẩn phương tiện đo
trong sản xuất kinh doanh, quản lí chất lượng, nghiên cứu khoa học và giáo dục đào
tạo
[10]
.
Giám đốc Trung Tâm 3 giao cho Phó Giám đốc kỹ thuật trực tiếp điều hành
mọi hoạt động của các phòng thí nghiệm ở Trung Tâm
[10]
.
Chính sách các phòng thí nghiệm của Trung tâm 3 là kết quả bảo đảm, trung
thực, chính xác và đúng thời hạn
[10]
.
Khối thử nghiệm đang thực hiện duy trì hệ thống chất lượng phù hợp với các
yêu cầu theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 : 2001 và các chuẩn mực về công nhận
phòng thí nghiệm của hiệp hội các phòng thí nghiệm Quốc Gia Úc – National
Association of Testing Authorities (NATA)
[10]
.
1.5.1. Giới thiệu về phòng Sắc ký - Quang phổ
Phòng Sắc ký – Quang phổ được
thành lập từ 18/02/2011, có khả năng
phối hợp với các phòng thí nghiệm
thực hiện các phép thử trên các thiết
bị sắc ký, quang phổ và thực hiện
nghiên cứu các chỉ tiêu mới trong lĩnh
vực này
[10]
.
Hình 1.10. Phòng Quang phổ
14
Hình 1.11. Phòng sắc ký lỏng Hình 1.12. Phòng sắc ký khí
1.5.2. Năng lực kỹ thuật chính
1.5.2.1. Trang thiết bị
− Sắc ký lỏng ghép khối phổ: A&B Sciex API 3200, A&B Sciex API 4000.
− Quang phổ phát xạ plasma (ICP) Perkin Elmer OPTIMA 5300 DV.
− Quang phổ hấp thu nguyên tử AAS, Lò graphite.
Hình 1.13. Hệ thống máy phổ hấp thu nguyên tử AAS
− Sắc ký khí đầu dò FID, ECD, TCD,