Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Kinh tế công thương sở công thương thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.94 KB, 16 trang )

E-mail: 1 Mong bạn đọc góp ý và phê bình
TRONG SỐ NÀY

- Kế hoạch triển khai “Sàn
giao dịch Thương mại điện tử
tỉnh Thái Nguyên”
- Kế hoạch phát triển Thương
mại điện tử tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2011 – 2015
- Tình hình hoạt động ngành
Công Thương tháng 8/2010
- Hội nghị tổng kết 5 năm
phong trào thi đua “Giỏi việc
nước-Đảm việc nhà” Phong
trào xây dựng đời sống văn hoá
cơ sở giai đoạn 2006-2010
- Hội thảo Thương mại điện
tử và thanh toán trực tuyến
- Thái Nguyên: Thành lập
Hiệp hội làng nghề
- Báo cáo tổng kết chương trình
“Đưa hàng sản xuất trong nước
về nông thôn” năm 2010
- Kế hoạch tham gia tổ chức
gian hàng triển lãm tại “Hội
chợ Quốc tế Hà Nội 2010”
- Miễn thuế nhiều loại thiết bị
nhập khẩu lần đầu
- Sẽ 'thổi còi' doanh nghiệp
tăng giá bất hợp lý
- Vốn 10 tỉ đồng đã được tự


in hóa đơn
- Vietnam Airlines triển khai dịch
vụ làm thủ tục trực tuyến
- Doanh nghiệp Việt thận
trọng làm ăn với Hy Lạp
- Mở đường bay thẳng Hà Nội
– Warszawa
- Từ 1/9, KD rượu, thuốc lá lậu
bị phạt đến 100 triệu đồng
- C.ty CP nhiệt điện An Khánh:
Hợp tác đầu tư với Indonesia
- Bế giảng hai lớp đào tạo
nghề chế biến chè La bằng
- Tiếp tục duy trì lãi suất cơ
bản ở mức 8%/năm
- Chuyển tiền liên ngân
hàng: Khách hàng chờ lâu
- Thị trường giá cả tỉnh Thái
Nguyên tháng 8 năm 2010.
- Giá thép vượt ngưỡng 15
triệu đồng/tấn
- Các mặt hàng giáo dục,
thực phẩm tăng giá
- Giá vàng phục hồi


THÁNG RA 02 KỲ
Sè 16/8
TỪ NGÀY
1÷31/8/2010

Kinh tế Công Thương
SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN
TRUNG TÂM XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI THÁI NGUYÊN - SỐ 04 - CÁCH MẠNG THÁNG 8 - THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN



Kế hoạch triển khai “Sàn giao dịch
Thương mại điện tử tỉnh Thái Nguyên”
(Xem trang 3)
Kế hoạch phát triển Thương mại điện tử
tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 – 2015
(Xem trang 6)
Tình hình hoạt động ngành Công
Thương tháng 8/2010
(Xem trang 4)
Hội nghị tổng kết 5 năm phong trào thi
đua “Giỏi việc nước-Đảm việc nhà”
Phong trào xây dựng đời sống văn hoá
cơ sở giai đoạn 2006-2010
Ngày 3/8/2010 Công đoàn (CĐ) ngành Công Thương (CĐNCT) tỉnh
Thái Nguyên (TN) đã tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm phong trào thi đua
“Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” trong nữ CNVCLĐ, 5 năm phong trào
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở và…
(Xem ti
ếp trang 12)

Hội thảo Thương mại điện tử
và thanh toán trực tuyến
Ngày 12/8, Sở Thông tin và Truyền thông (TT - TT) đã phối
hợp với Sở Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp

Việt Nam tổ chức Hội thảo với chủ đề: “Thương mại điện tử và
thanh toán trực tuyến” cho các…
(Xem ti
ếp trang 5)

Thái Nguyên: Thành lập Hiệp hội làng nghề
Sáng 5/8, tại Hội trường UBND tỉnh Sở Công Thương tổ chức
Đại hội thành lập Hiệp hội làng nghề Thái Nguyên nhiệm kỳ
2010-2015. Đến dự có các đồng chí: Hoàng Quốc Vượng, Phó
Chủ tịch UBND tỉnh; Vũ Quốc Tuấn, Chủ tịch…
(Xem ti
ếp trang
6)
Báo cáo tổng kết chương trình “Đưa hàng sản
xuất trong nước về nông thôn” năm 2010
Th
ời gian: Đợt I từ ng
ày 06-
23/01/2010. Đợt II từ ng
ày 04-16/8/2010.
Sở Công Thương Thái Nguyên (CT TN) tổ chức tổng kết
chương trình “Đưa hàng sản xuất trong nước về nông thôn”
(ĐHSXTNVNT) 02 đợt năm 2010 với các nội dung sau:…
(Xem ti
ếp trang
7)
Kế hoạch tham gia tổ chức gian hàng
triển lãm tại “Hội chợ Quốc tế Hà Nội 2010”
từ 30/8 -5/9/2010
(Xem ti

ếp trang
10)

MỘT SỐ TIN ĐÁNG
QUAN TÂM
TÀI LIỆU THAM KHẢO
E-mail: Mong bạn đọc góp ý và phê bình 2
THÔNG TIN PHÁP LUẬT Kinh tế Công Thương

Miễn thuế nhiều loại thiết bị nhập khẩu lần đầu
Nhiều loại trang thiết bị sẽ được miễn thuế cho
lần nhập khẩu đầu tiên như: hệ thống cung cấp
nước, hệ thống điều hòa và thông gió, hệ thống
phòng chống cháy, hệ thống xử lý rác và nước
thải... Nội dung này được quy định tại nghị định
hướng dẫn về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vừa
được ban hành.
Với nghị định mới này, các loại thiết bị vốn
được miễn thuế cho lần đầu nhập khẩu hiện
nay như gương, các loại bếp và dụng cụ làm
bếp, tranh, tượng, thảm, vật trang trí, tủ lạnh,
tivi... sẽ không được hưởng ưu đãi miễn thuế
từ ngày 1-10. Theo Bộ Tài chính, các mặt
hàng trên đã sản xuất được trong nước nên
không cần miễn thuế nữa.
T.V.N
Sẽ 'thổi còi' doanh nghiệp tăng giá bất hợp lý
Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh
mục thực hiện bình ổn giá có biến
động bất thường, cơ quan quản lý

có quyền công bố các biện pháp
bình ổn và yêu cầu doanh nghiệp
phải thực hiện.
Đó là quy định mới tại Thông tư
122 do Bộ Tài chính vừa ban hành
và có hiệu lực thi hành từ 1/10 tới.
Theo đó, cơ quan quản lý có
quyền công bố áp dụng biện pháp
bình ổn giá khi hàng hóa, dịch vụ
thuộc danh mục thực hiện bình ổn
giá có biến động bất thường, như giá
tăng cao hơn so mức tăng của các
yếu tố đầu vào, hoặc so với giá vốn
hàng nhập khẩu... Ngược lại, các
trường hợp giảm giá thấp hơn so
với chi phí sản xuất và giá thành
sản phẩm được tính toán theo chế
độ chính sách, định mức kinh tế -
kỹ thuật và quy chế tính giá.
Các trường hợp tăng hoặc giảm
giá không có căn cứ, làm mất cân
đối cung cầu hoặc trong bối cảnh
có tin đồn thất thiệt, lạm dụng vị trí
thống lĩnh thị trường hoặc liên kết
tăng giá... sẽ bị "thổi còi".
Đối với các mặt hàng nằm
trong danh mục bình ổn giá gồm
xi măng, thép xây dựng, phân
bón, sữa, muối, thuốc thú y...
biện pháp bình ổn được áp dụng

khi trong 15 ngày liên tục, giá bán
lẻ trên thị trường tăng bình quân
từ 15-20% trở lên so với trước khi
có biến động.
Trước đó, Cục Quản lý Giá, Bộ
Tài chính cũng có văn bản yêu
cầu các doanh nghiệp nhập khẩu
sữa bột dành cho trẻ em dưới 6
tuổi phải đăng ký kê khai giá bán.
Việc đăng ký được thực hiện
trước khi các tổ chức, cá nhân
sản xuất kinh doanh bán mặt
hàng này ra thị trường lần đầu và
trước mỗi đợt điều chỉnh giá bán.
Như Quỳnh
Vốn 10 tỉ đồng đã được tự in hóa đơn
Bộ Tài chính vừa có một số sửa đổi trong dự
thảo thông tư hướng dẫn về hóa đơn bán hàng,
phù hợp với các ý kiến góp ý của DN cho dự thảo.
Theo dự thảo mới, doanh nghiệp có vốn điều lệ
(được hạch toán kế toán) trên 10 tỉ đồng được tự
in hóa đơn thay vì 50 tỉ đồng như dự thảo trước
đó. DN trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
kinh tế, khu công nghệ cao cũng được tự in hóa
đơn (không giới hạn về vốn điều lệ).
Tiếp thu ý kiến góp ý của DN, dự thảo cũng điều
chỉnh ngày lập hóa đơn xuất khẩu là ngày cơ
quan hải quan xác nhận hàng thực xuất thay vì
ngày làm xong thủ tục cho hàng xuất.
Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là

thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền
sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân
biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
InfoTV (PLTP)
Thái Nguyên: Thành lập Hiệp hội làng nghề
(Xem ti
ếp trang 6)

… sản phẩm làm ra, mở rộng thị trường tiêu thụ,
góp phần phát triển nông thôn mới. HHLN có tư
cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng
và là thành viên liên kết của HHLN Việt Nam.
Nhiệm vụ cơ bản của HH là tham gia tuyên
truyền, giáo dục pháp luật cho hội viên; cung cấp
thông tin về cơ chế, chính sách của Nhà nước
liên quan đến phát triển làng nghề; là đầu mối
phối hợp, liên kết giữa các hội viên; tiến hành
xây dựng, quảng bá, hỗ trợ và chuyển giao công
nghệ, ứng dụng KHKT cho hội viên trong phát
triển SX, KD; bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho hội
viên trong tranh chấp thương mại và hạn chế
cạnh tranh không lành mạnh giữa các hội viên...
Trong nhiệm kỳ 2010-2015, HHLN sẽ phấn
đấu phát triển và duy trì ổn định với 180 hội
viên. Đồng thời, tổ chức tốt các hoạt động đào
tạo, tham quan, học tập kinh nghiệm cho hội
viên; tổ chức quảng bá, tìm kiếm thị trường, hỗ
trợ tiêu thụ sản phẩm cho các làng nghề...
Tại Đại hội, các hội viên chính thức đã tiến
hành bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành HH gồm 35

đồng chí. Ban Chấp hành tiến hành bầu Chủ
tịch, các Phó Chủ tịch, Ban Kiểm tra của HH.
Đồng chí Bùi Quang Huân, nguyên Giám đốc
Sở Công Nghiệp được bầu giữ chức Chủ tịch
HHLN của tỉnh nhiệm kỳ 2010-2015.
Ngọc Sơn

E-mail: Mong bạn đọc góp ý và phê bình 3
THÔNG TIN XÚC TIẾN CÔNG THƯƠNG Kinh tế Công Thương

Kế hoạch triển khai “Sàn giao dịch
Thương mại điện tử tỉnh Thái Nguyên”

I. Sự cần thiết, mục tiêu việc Xây dựng
Sàn giao dịch TMĐT tỉnh Thái Nguyên.
1. Sự cần thiết.
- Thái Nguyên vốn là một tỉnh trung tâm Chính
trị - Kinh tế - Văn hoá – Đào tạo – Y tế của
vùng trung du miền núi phía Bắc. Là cửa ngõ
giao lưu kinh tế xã hội giữa các tỉnh miền núi
với Đồng bằng Bắc bộ. Trong quá trình phát
triển, nhất là từ khi Việt Nam là thành viên của
tổ chức thương mại thế giới WTO, Thái
Nguyên cùng cả nước phát huy cao độ những
tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế; Khai
thác có hiệu quả mọi nguồn lực; Quan tâm
đến những thành tựu khoa học - kỹ thuật;
Công nghệ thông tin; TMĐT vào sản xuất kinh
doanh (KD) có hiệu quả.
- Cho đến nay việc ứng dụng CNTT của tỉnh

chưa mạnh, chưa ngang tầm với vị thế của tỉnh,
chưa có Sàn giao dịch TMĐT giúp cho DN quảng
bá mua bán giao dịch trên phương tiện TMĐT.
- Vì vậy việc xây dựng Sàn giao dịch TMĐT của
tỉnh Thái Nguyên là rất cần thiết bởi qua Sàn
giao dịch, các DN trên địa bàn tỉnh có điều
kiện quảng bá thông tin, hình ảnh của mình
thông qua Internet đến với mọi đối tượng
không phụ thuộc vị trí địa lý. Ngược lại các DN
của các tỉnh khác cũng có thể giới thiệu, tìm
cơ hội hợp tác đầu tư với DN Thái Nguyên
thông qua Sàn giao dịch.
2. Mục tiêu.
- Xây dựng được 2 mô hình kinh doanh trực
tuyến B2B (DN với DN) và B2C (DN với khách
hàng) với 2 ngôn ngữ Việt – Anh.
- Cho phép các nhà cung cấp đăng ký gian
hành và cập nhật thông tin về các loại sản
phẩm dịch vụ trên Sàn.
- Tạo lập các phòng trưng bày ảo theo chủng
loại hàng hoá, dịch vụ hoặc theo nhà cung cấp.
- Cho phép cập nhật thêm, xoá, bổ xung các
thông tin theo chức năng tại mọi thời điểm.
- Cung cấp công cụ tìm kiếm có cấu trúc hoặc
tìm kiếm toàn văn trong tất cả các thông tin
được quản lý trên Sàn. Cho phép tra cứu
thông tin trong hệ thống thông tin lưu trữ.
- Hỗ trợ mua hàng trực tuyến đối với các
khách hàng và các đại lý cung cấp.
- Sàn đưa vào vận hành trước 31/12/2010.

- Năm 2010 có ít nhất 10 doanh nghiệp tiêu
biểu tham gia Sàn đầu tiên, các năm tiếp theo
sẽ phát triển thêm.
II. Đ.Vị thực hiện, Quản trị và tham gia Sàn.
1. Đơn vị chủ trì thực hiện:
Sở Công Thương Thái Nguyên.
2. Đơn vị phối hợp:
- Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin
(Bộ Công Thương);
- Viện tin học DN (Phòng Công nghiệp và Thương
mại Việt Nam);
- Sở Thông tin và Truyền thông Thái Nguyên.
3. Đơn vị Quản trị và vận hành Sàn giao dịch
TMĐT:
Trung tâm Xúc tiến Thương mại Thái Nguyên.
4. Đối tượng tham gia Sàn:
Các Đơn vị, Công ty, DN, Hợp tác xã, Hiệp hội làng
nghề đang sản xuất, KD trên địa bàn trong và
ngoài tỉnh.
III. Hình thức, nội dung và quá trình tham
gia Sàn giao dịch TMĐT tỉnh Thái Nguyên:
1. Hình thức.
Sàn giao dịch TMĐT được thiết kế với 2 giao
diện tiếng Việt và tiếng Anh hiển thị 24/24
h
.
Trên Sàn giao dịch TMĐT, ngoài việc giới thiệu
sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tìm kiếm đối
tác, xúc tiến thương mại, tiến hành các giao
dịch, DN còn có thể sử dụng các công cụ để thu

thập thông tin thị trường, định kỳ báo cáo, phân
tích nhu cầu, thói quen của các nhóm khách
hàng thông qua hành vi mua bán, bình luận của
khách hàng. Đây cũng là cơ sở cho việc hoạch
định các chương trình khuyến mãi, quảng cáo
đối với từng nhóm khách hàng và hoạch định kế
hoạch KD dài hạn.
2. Nội dung.
- Giới thiệu về tỉnh Thái Nguyên, Chính sách, Cơ
hội đầu tư và các thông tin KD hữu ích khác trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
- Giúp DN quảng bá hình ảnh, giới thiệu các sản
phẩm, tìm kiếm hợp tác KD, mua bán qua mạng;
- Cung cấp công cụ hỗ trợ giao dịch trực tuyến
(tích hợp thanh toán trực tuyến) nhằm giảm bớt
chi phí và tăng năng lực cạnh tranh cho DN;
- Thông tin chào mua; Chào bán;
- Thông tin về sản phẩm; giới thiệu DN;
- Tìm kiếm thông tin theo ngành hàng;
- Mua bán sử dụng thanh toán trực tuyến;
- Thông tin giới thiệu về tỉnh Thái Nguyên, chính
sách và cơ hội đầu tư;
- Tin quảng cáo.

(Xem ti
ếp trang
4)
E-mail: Mong bạn đọc góp ý và phê bình 4
THÔNG TIN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP Kinh tế Công Thương


Tình hình hoạt động Ngành Công Thương
tháng 8 năm 2010
I. Tình hình chung.
Tháng 8/2010, giá trị sản
xuất công nghiệp (GTSXCN) ước
đạt 973,7 tỷ đồng, tăng 7,3%
so với tháng trước, tăng 12,9%
so với cùng kỳ 2009. Trong đó,
công nghiệp trung ương và công
nghiệp địa phương đều tăng so
với cùng kỳ 2009. Các sản phẩm
chủ yếu tăng cao như: Thiếc
thỏi; quần áo may sẵn; thức ăn
chăn nuôi; điện thương phẩm;
chè các loại; kẽm thỏi; nước
máy thương phẩm; xi măng. Chỉ
số giá tiêu dùng tháng 8 tăng
nhẹ so với tháng trước.
II. Tình hình thực hiện một
số chỉ tiêu chủ yếu.
1. Th
ực hiện GTSXCN v
à s
ản
ph
ẩm chủ yếu.

GTSXCN tháng 8/2010 ước đạt
973,7 tỷ đồng tăng 7,3% so với
tháng trước và tăng 12,9% so với

cùng kỳ 2009, cộng dồn 08 tháng
ước đạt 7.393,8 tỷ đồng bằng
60,6% kế hoạch năm. Trong đó:
- Công nghiệp trung ương (kể cả
CN quốc phòng) tháng 8/2010 ước
đạt 539,3 tỷ đồng, cộng dồn 08
tháng ước đạt 4.282,7 tỷ đồng
bằng 59% kế hoạch năm.
- Công nghiệp địa phương tháng
8/2010 ước đạt 378,2 tỷ đồng,
cộng dồn 08 tháng ước đạt
2.666,7 tỷ đồng bằng 63% kế
hoạch năm.
- Công nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài (FDI) tháng 8/2010
ước đạt 56,1 tỷ đồng, cộng dồn
08 tháng ước đạt 444,4 tỷ đồng
bằng 63,5% kế hoạch năm.
+ Các sản phẩm chủ yếu tháng
8/2010 tăng so với cùng kỳ là:
Thiếc thỏi tăng 150%; quần áo
may sẵn tăng 122%; thức ăn chăn
nuôi tăng 52,3%; điện thương
phẩm tăng 50,3%; chè các loại
tăng 34,9%; kẽm thỏi tăng
17,9%; nước máy thương phẩm
tăng 9,7%; xi măng tăng 7,9%.
+ Các sản phẩm chủ yếu tháng
8/2010 giảm so với cùng kỳ:
Điện sản xuất giảm 26%; bia các

loại giảm 24,5%; giấy bìa các
loại giảm 20,1%; gạch lát
13,8%; thép cán 13,4%; gạch
xây 5,7%; than sạch 4,1%.
2. Kinh doanh thương mại, dịch vụ.

- Tổng mức lưu chuyển hàng hoá
bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng trên địa bàn tỉnh tháng 8/2010
ước đạt 804,7 tỷ đồng, cộng dồn 08
tháng ước đạt 6.152,2 tỷ đồng bằng
68,3% kế hoạch năm.
- Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2010
tăng 0,06% so với tháng trước.
- Chỉ số giá vàng tháng 8/2010
giảm 1,09% so với tháng trước.
3. Xu
ất, nhập khẩu.

- Giá trị xuất khẩu (XK) trên địa
bàn tháng 8/2010 ước đạt 11,010
tr.USD, cộng dồn 08 tháng ước đạt
58,89 tr.USD, tăng 35,9% so cùng
kỳ, bằng 72,7% kế hoạch.
+ Các mặt hàng XK chủ yếu
tháng 8/2010 tăng so với cùng
kỳ là: Sản phẩm gang tăng
566,7%; dụng cụ cầm tay tăng
158,8%; sản phẩm may tăng
72,6%; dụng cụ y tế tăng

72,1%; chè các loại tăng 25,6%;
giấy đế tăng 23,2%; dụng cụ thú
y tăng 21,43%; .
+ Trong tháng 8/2010 xuất khẩu
dụng cụ thú y giảm 42,7% so với
cùng kỳ.
+ Mặt hàng tháng 8/2010 không
có giá trị xuất khẩu là: Thiếc,
kẽm thỏi, thép cán, quặng titan.
- Giá trị NK tháng 8/2010 ước đạt
16,926 tr.USD, tăng 46,6% so
cùng kỳ.
+ Mặt hàng NK tháng 8/2010
tăng so với cùng kỳ là: Phụ liệu
hàng may mặc tăng 497,1%;
nguyên liệu chế biến thức ăn gia
súc tăng 131,7%.
+ Mặt hàng NK tháng…
(Xem ti
ếp trang
9)
Kế hoạch triển khai Sàn giao dịch…
(Ti
ếp theo trang 3)

3. Quá trình tham gia Sàn giao dịch TMĐT
Thái Nguyên.
- Tìm hiểu về quy chế, quyền và nghĩa vụ của
DN hoặc cá nhân khi tham gia Sàn giao dịch
TMĐT TN

(thông tin này được đăng tải tr
ên Sàn
giao d
ịch).

- Chuẩn bị dữ liệu (thông tin giới thiệu DN, sản
phẩm, chào mua, chào bán) để có thể giới thiệu
trên Sàn giao dịch.
- Chuẩn bị nhân lực có kiến thức hiểu biết về
TMĐT, sử dụng được các chức năng của Sàn giao
dịch cho DN, sử dụng được công cụ xử lý đồ họa
Adobe Photoshop để có thể xử lý hình ảnh của tin
bài, sản phẩm, ... nhằm giúp cho thông tin hiển
thị trên sàn có được chất lượng hình ảnh tốt nhất.
- Chuẩn bị phương án KD qua Sàn như điều kiện
về giao hàng, thanh toán, … để có thể KD hiệu
quả qua Sàn giao dịch TMDT Thái Nguyên.
- Gửi thông tin xác thực DN đến cho Ban quản trị Sàn
như phiếu đăng ký, giấy phép KD có công chứng.
- Đăng ký tài khoản và cung cấp thông lên sàn
giao dịch TMĐT TN.
4. Thời gian thực hiện các nội dung. (4 tháng,
t
ừ tháng
09 /2010
đến hế
t tháng 12 /2010).
Trên đây là kế hoạch triển khai Xây dựng
và vận hành “ Sàn Giao dịch TMĐT tỉnh Thái
Nguyên” của Trung tâm Xúc tiến Thương mại.

Đề nghị các Đơn vị, Công ty, DN, Hợp tác xã,
Hiệp hội làng nghề đang sản xuất, KD trên địa
bàn trong và ngoài tỉnh chủ động đăng ký
tham gia./.
TN TPC

E-mail: Mong bạn đọc góp ý và phê bình 5
THÔNG TIN KINH TẾ THƯƠNG MẠI Kinh tế Công Thương

Hội thảo Thương mại điện tử và thanh toán trực tuyến
(Ti
ếp theo trang 1)


…DN và một số cơ quan chức năng của tỉnh.
Tham gia Hội thảo có Đ/c Phó Cục trưởng Cục
thương mại điện tử và Công nghệ thông tin
(TMĐT&CNTT) đại diện Bộ Công thương, Đ/c
Đinh Khắc Hiển – GĐ Sở Công thương, Đ/c Vũ
Quốc Thạnh – GĐ Sở TT – TT, các hiệp hội, tập
đoàn công nghệ thông tin.
Mục tiêu của Hội thảo là nhằm giúp các DN
nắm bắt tình hình phát triển TMĐT và thanh
toán trực tuyến (TT) tại Việt Nam; lợi ích, vai
trò TMĐT và thanh toán TT; những giải pháp
hỗ trợ DN tham gia kinh doanh trực tuyến; tạo
cơ hội để các DN tiếp xúc, trao đổi với các
chuyên gia về TMĐT và thanh toán TT.

(Lãnh

đạo Cục TMĐT, Sở Công Thương Trao đổi về

k
ế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2010
- 2015)
Tại Hội thảo, các DN, các cơ
quan quản lý Nhà nước đã được
nghe lãnh đạo các tập đoàn
CNTT giới thiệu toàn cảnh
TMĐT Việt Nam; nêu những cơ
hội, thách thức khi tham gia
TMĐT và xu hướng ứng dụng
TMĐT trên thế giới. Đồng thời,
giới thiệu những giải pháp về
thanh toán TT (ngân lượng.vn);
chữ ký số; Sàn giao dịch TMĐT
địa phương. Bên cạnh đó, các
đại biểu còn được nghe LĐ Sở
Công Thương có bài phát biểu
về ứng dụng TMĐT trong kinh
doanh và chương trình hỗ trợ
của tỉnh; LĐ Sở TT- TT báo cáo
tóm tắt về kết quả đã đạt được;
mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch
hỗ trợ DN năm 2010 trên địa
bàn tỉnh theo Đề án Quốc gia
191 về : “Hỗ trợ DN ứng dụng
CNTT phục vụ hội nhập và phát
triển giai đoạn 2005-2010”.
Hội thảo cũng dành thời gian

để các chuyên gia giải đáp những
vấn đề khi tham gia TMĐT và
Thanh toán TT như: việc đầu tư
xây dựng hạ tầng công nghệ ban
đầu có nhiều tốn kém? những
vấp ngã đầu tiên khi DN tham gia
TMĐT và thanh toán TT.
- Chiều cùng ngày Sở Công
Thương có buổi làm với Cục
TMĐT&CNTT - Bộ Công Thương
về kế hoạch tổng thế phát triển
TMĐT TN giai đoạn 2011 – 2015.
Theo QĐ số 1073/QĐ-TTg ngày
12 tháng 7 năm 2010 của Thủ
tướng Chính phủ đã phê duyệt.
- Đ/C Đặng Công Hoan – GĐ
Trung tâm XTTM đã báo cáo kế
hoạch triễn khai về TMĐT từ
nay đến hết năm 2010 và dự
kiến kê hoạch 2011 – 2015.
LĐ hai bên cùng trao đổi và
đi đến thống nhất: Sở Công
Thương sớm xây dựng kế hoạch
phát triển TMĐT trình UBND
tỉnh kịp báo cáo Bộ để có kế
hoạch ngân sách địa phương
cho các chương trình; Cục
TMĐT&CNTT – Bộ Công Thương
sẽ hỗ trợ phần đào tạo, và tư
vấn về mặt kỹ thuật cho chương

trình phát triển TMĐT của tỉnh.
*TNTPC
E-mail: Mong bạn đọc góp ý và phê bình 6
THÔNG TIN KINH TẾ CỦA TỈNH Kinh tế Công Thương

Kế hoạch phát triển Thương mại điện tử
tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 – 2015
I. Mục tiêu:
1. Mục tiêu tổng quát.
Thái Nguyên phấn đấu đưa TMĐT dần dần
được sử dụng phổ biến và đạt được mức độ tiên
tiến so với các tỉnh trong cả nước, góp phần nâng
cao năng lực canh tranh của các DN, thúc đẩy
quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá và hội
nhập kinh tế quốc tế.
2. Mục tiêu cụ thể cần phấn đấu đạt được
đến năm 2015.
2.1. Các DN lớn tiến hành giao dịch TMĐT loại
hình DN với DN, trong đó:
- 100% DN sử dụng thường xuyên thư điện tử
trong hoạt động sản xuất kinh doanh (KD);
- 70% DN có trang thông tin điện tử, cập nhật
thường xuyên thông tin hoạt động và quảng bá
sản phẩm của DN;
- 50% DN tham gia các trang thông tin điện tử
bán hàng (gọi tắt là website TMĐT) để mua bán
các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ liên quan tới
hoạt động sản xuất KD của DN, trong đó có 50%
tham gia Sàn giao dịch TMĐT;
- 20% DN ứng dụng các phần mềm chuyên dụng

trong hoạt động quản lý sản xuất và KD;
- Tổ chức giao lưu, trao đổi, đàm phán trực tuyến
giữa những DN trên địa bàn với các tập đoàn lớn
trong nước và khách hàng Quốc tế;
- Hình thành một số DN KD dịch vụ TMĐT lớn
có uy tín trong tỉnh và khu vực.
2.2. Các DN nhỏ và vừa tiến hành giao dịch
TMĐT loại hình DN với người tiêu dùng hoặc DN
với DN, trong đó:
- 80% DN sử dụng thư điện tử trong hoạt động
sản xuất KD;
- 40% DN có trang thông tin điện tử, cập nhật
định kỳ thông tin hoạt động và quảng bá sản
phẩm của DN;
- 30% DN tham gia các website TMĐT để
quảng bá sản phẩm hàng hóa và dịch vụ phục
vụ hoạt động sản xuất KD.
2.3. Bước đầu hình thành các tiện ích hỗ trợ
người tiêu dùng tham gia TMĐT loại hình DN
với người tiêu dùng, trong đó:
- 40% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ
sở phân phối hiện đại
(đến 2015)
cho phép
người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền
mặt khi mua hàng;
- 50% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước,
viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh
toán phí dịch vụ của các hộ gia đình qua
phương tiện điện tử;

- 40% cơ sở KD trong các lĩnh vực thương mại
dịch vụ như vận tải văn hóa, thể thao và du lịch
phát triển các kênh giao dịch điện tử phục vụ
người tiêu dùng…
(Xem ti
ếp trang 8)

Thái Nguyên: Thành lập Hiệp hội làng nghề
(Ti
ếp theo trang 1)

… Hiệp hội làng nghề (HHLN) Việt Nam cùng 250
đại biểu đại diện cho sở, ngành, địa phương và
các làng nghề trong tỉnh (trong đó có 168 hội viên
chính thức đăng ký tham gia HH).
HHLN ra đời với mục đích tập hợp, đoàn kết các
LN, tổ chức, cá nhân trên địa bàn hoạt động
thường xuyên nhằm nâng cao giá trị …
(Xem ti
ếp
trang 2)

Ra m
ắt Ban Chấp h
ành Hi
ệp hội l
àng ngh
ề nhiệm kỳ
2010-2015

×