Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

đề tài thuyết trình nhận định, đánh giá nghề giám đốc nhân sự hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 20 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM I
(CĐ QTVP K32C)
Đề tài thuyết trình:

NHẬN ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ NGHỀ
GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ HIỆN NAY?
“Giám đốc nhân sự” – một nghề đồng thời là một
chức danh mà chắc hẵn trong mỗi chúng ta cũng
đã từng nghe tới nhưng ít ai thật sự tường tận hiểu
hết được công việc, vị trí, vai trò, nhiệm vụ của một
người giám đốc nhân sự trong đơn vị, tổ chức.

Trong bài thuyết trình ngày hôm nay, chúng tôi
xin phép được đóng góp một vài ý kiến để giải đáp
được phần nào câu hỏi nêu ra ở đầu bài.
I. Một vài thông tin cơ bản về chức danh
Giám đốc Nhân sự
II. Vị trí, quyền hạn nhiệm vụ, vai trò, trách
nhiệm và kỹ năng của một người giám
đốc nhân sự.
III. Nghề Giám đốc nhân sự hiện nay –
những cơ hội, triển vọng và hạn chế
1. Tên gọi
Hiện nay có nhiều tên gọi khác nhau về nghề này. Trong
tiếng Việt có các tên gọi phổ biến như Giám đốc Nhân sự
hay Giám đốc nguồn nhân lực. Còn tên gọi tiếng Anh của
nó thông thường là các tên như Human Resources
Manager (Viết tắt là HR Manager), Director of Human
Resources, Human Resource Generalist (HR Generalist),
hay là Chief Human Resources Officer (CHRO).
I. Một vài thông tin cơ bản về chức danh


Giám đốc Nhân sự
2. Giám đốc nhân sự làm gì?

Giám đốc nhân sự là con
người quản lý và sử dụng con
người. Giám đốc nhân sự là
người trợ giúp cho cả nhân
viên và ban quản lý. Giám đốc
nhân sự được ví như là người
nắm giữ “linh hồn” của người
lao động.
2. Giám đốc nhân sự làm gì?

Giám đốc Nhân sự có nhiệm vụ tư vấn và vạch ra chiến lược phát
triển nguồn nhân lực công ty theo đơn đặt hàng từ Ban Giám đốc.
Công việc cụ thể của họ là tuyển
mộ - huấn luyện và sử dụng sao
cho từng người phát huy tối đa
năng lực, tính sáng tạo của bản
thân. Tạo sự phối hợp để nhân
lực trở thành nguồn tài nguyên
quý báu và ngày càng lớn mạnh
trong doanh nghiệp.
II. Vị trí,
quyền hạn
nhiệm vụ, vai
trò, trách
nhiệm và kỹ
năng của
một người

giám đốc
nhân sự.
TỔNG GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
TÀI CHÍNH
GIÁM ĐỐC
SẢN XUẤT
GIÁM ĐỐC
NHÂN SỰ
GIÁM ĐỐC
MARKETING
Trợ lý giám đốc NS Trợ lý quản trị
VỊ TRÍ CỦA GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ TRONG CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA MỘT DOANH NGHIỆP

Trong một công ty, lĩnh vực nguồn nhân lực được lãnh đạo bởi một
Giám đốc Nhân sự. Giám đốc nhân sự là thành viên Ban giám đốc, có
chức năng tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc và HĐQT, được uỷ
quyền để quản lý các hoạt động liên quan đến lĩnh vực nhân sự và
hành chính của công ty, có nhiệm vụ báo cáo tình hình hoạt động với
Tổng giám đốc hoặc trưởng điều hành, giống như các bộ phận tài
chính, marketing hay sản xuất… Đồng thời Giám đốc nhân sự phải
chịu sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc và
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tùy vào quy mô của tổ chức mà lĩnh vực nguồn nhân lực có thể được
chia ra làm nhiều phòng khác nhau, đứng đầu mỗi phòng là các chức
danh tương đương đảm nhiệm các công việc khác nhau.
- Cộng tác với ban lãnh đạo về việc xác định chiến lược,
mục tiêu về nguồn nhân lực, tham mưu các phương pháp
về quản lý nguồn nhân lực;
- Hỗ trợ chuyên môn trong việc tuyển chọn và tuyển

dụng, quản lý các chương trình phúc lợi;
- Hỗ trợ giải quyết các mâu thuẫn, xung đột; đề bạt, kỷ
luật, khen thưởng
- Có nhiệm vụ tìm hiểu các mối quan hệ xã hội và nhà
nước liên quan đến người lao động; chăm lo đến môi
trường và điều kiện làm việc;
- Hỗ trợ các nhà quản lý khác
- Dự báo nguồn nhân lực;
- Quản lý các chính sách và chương trình nguồn nhân lực;
- Tổ chức đánh giá công việc; tổ chức các cuộc khảo sát
thăm dò về sự thỏa mãn của người lao động;
- Quản lý phúc lợi lao động; quản lý tiền lương, tiền công;
- Xác lập và tổ chức các biện pháp về an toàn và sức khỏe
cho người lao động;
- Dự trù và quản lý kinh phí cho nguồn nhân lực.
1. Nghề Giám đốc nhân sự - những
cơ hội và triển vọng
3. Nghề Giám đốc nhân sự - những
hạn chế ở nước ta hiện nay
2. Chân dung một vài nhà quản lý tài
thành công hiện nay
III. Nghề
Giám đốc
nhân sự
hiện nay –
những cơ
hội, triển
vọng và
hạn chế
1. Nghề Giám đốc nhân sự - những cơ hội và triển vọng

a. Vị thế nghề Giám đốc nhân sự trong xã hội ngày nay
Quản lý nhân sự ngày càng trở nên quan trọng khi “con người” được
xem là nhân tố then chốt trong chiến lược phát triển của các công ty.
So với 30 năm trước đây, số lượng các giám đốc nhân sự đă tăng lên
rất nhiều. Chúng ta cũng có thể nhìn thấy nhiều chủ tịch hội đồng
quản trị hay tổng giám đốc đều xuất thân từ ngành này - trước đây
vốn là lãnh địa của ngành tài chính và kinh doanh. Từ thực tiễn phát
triển kỳ diệu của các đất nước không có nguồn tài nguyên dồi dào
như Nhật Bản cho thấy yếu tố con người đã trở thành một yếu tố
quan trọng nhất. Với đội ngũ nhân sự chăm chỉ và chuyên nghiệp đã
làm cho đất nước này trở nên giàu có và hùng mạnh bậc nhất khu
vực và trên thế giới.
1. Nghề Giám đốc nhân sự - những cơ hội và triển vọng
b. Triển vọng nghề
Trước hết cần khẳng định rằng Nghề Giám đốc nhân sự hiện
nay được xem là một ngành nghề chuyên môn có thể mang
đến những tưởng thưởng hấp dẫn cho những ai thực sự đam
mê, theo đuổi và thành công trong lĩnh vực này.
Theo cuộc khảo sát của McKinsey, ngành nghề này đang trên
đà phát triển tốt. Nó đã chứng tỏ được vai trò cũng như sức
mạnh đối với sự thành công của các công ty và tổ chức thông
qua quá trình tuyển dụng, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân
lực.
1. Nghề Giám đốc nhân sự - những cơ hội và triển vọng
c. Cơ hội nghề nghiệp
Trên phạm vi thế giới, theo như
bảng xếp hạng top 10 nghề tốt
nhất năm 2012 (The 10 Best
Jobs of 2012) của trang mạng
CareerCast thì nghề Giám đốc

nhân sự (Human resources
manager) xếp vị trí số 3 sau
nghề Chuyên viên thống kê
(Actuary).
Nguồn:

1. Nghề Giám đốc nhân sự - những cơ hội và triển vọng


c. Cơ hội nghề nghiệp
Hiện nay tại Việt Nam, để tuyển được các
ứng viên sáng giá, nhiều công ty có vốn đầu
tư nước ngoài, liên doanh sẵn sàng trả mức
lương 300 - 500 USD/tháng trở lên cho chức
danh trưởng, phó phòng nhân sự và 1.000 -
2.000 USD/tháng trở lên cho chức danh giám
đốc nhân sự. Trong khi thị trường lao động
đang nóng lên bởi nhu cầu săn lùng, tuyển
mộ quản trị viên cao cấp, điều này chứng tỏ
rằng nghề này đang thực sự “có giá” vào thời
điểm hiện tại và tương lai.

a. Vua máy tính Bill Gates
Bill Gates là một trong những nhà quản trị nhân sự thành
công nhất hiện nay. Đội ngũ nhân viên của Microsoft đều là
những người luôn sát cánh bên Gates ngay từ những ngày
đầu và luôn trung thành với Gates. Chính cách đối xử tuyệt
vời của Gates với những nhân viên của ông đã giúp công ty
tạo ra nhiều lợi nhuận kếch xù.
Đối với Gates, “bí kíp” thành công của ông chính là nhờ

những người bạn. Ông coi trọng họ và thuê họ làm việc cho
mình. Ta có thể kể đến ví dụ như ngài đồng chủ tịch Paul
Allen, một người bạn của Gates từ khi ông mới 13 tuổi; Steve
Ballmer, bạn từ thời Gates còn học tại trường Harvard.
Những mối quan hệ cá nhân thân thiết tạo niềm tin ở nơi
Gates và họ luôn hết mình vì sự phát triển của công ty.

2. Chân dung một vài nhà quản lý tài thành công hiện nay
Khi những nhân viên cũ của công ty nhớ lại về đường lối
HP, họ thường kể những câu chuyện về Hewlett và
Packard, về cách quản lý theo mục tiêu và sự tin tưởng
vào nhân viên của hai nhà lãnh đạo này, với cách đó, tất
cả những nhân viên của HP đều được đảm bảo sự ổn
định trong công việc và cảm thấy thoả mãn khi hoàn thành
công việc. Cũng chính nhờ đường lối HP mà qua hơn 6
thập kỷ, tập đoàn này vẫn giữ vững hướng đi của mình.
2. Chân dung một vài nhà quản lý tài thành công hiện nay
b. Hewlett-Packard - luôn đặt lợi ích của nhân viên lên hàng đầu
Đến nay, Hewlett-Packard (HP) không chỉ là tập đoàn thành công nhất trên thế
giới tính về mặt tăng trưởng và lợi nhuận, họ còn liên tục có tên trong danh sách
“những công ty tốt nhất để làm việc”.
3. Nghề Giám đốc nhân sự - những hạn chế tồn đọng ở nước ta hiện nay
Tại Việt Nam, rất ít trường Đại học bắt đầu đào tạo nghề này. Hiện nay, phần
đông giám đốc nhân sự trong doanh nghiệp tại Việt Nam còn thiếu kỹ năng quản
lý, kỹ năng quản trị nhân sự, cán bộ nhân sự của các doanh nghiệp phần lớn là
kiêm nhiệm, chưa có trường lớp đào tào bài bản, nguồn lao động quản trị nhân
sự trên thị trường chủ yếu hình thành và phát triển tự phát, họ tự học nghề và
tích lũy kinh nghiệm là chính nên chưa đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển
dụng. Theo đánh giá của các công ty tư vấn tuyển dụng, hiện Việt Nam, nhu cầu
tuyển dụng các vị trí giám đốc đang tăng cao. Nếu thời gian trước đây, vị trí giám

đốc, giám đốc bộ phận, trưởng phòng ở các công ty nước ngoài, công ty đa
quốc gia đa số do người nước ngoài đảm trách thì hiện tại có khoảng 80%
những vị trí cao cấp này do người Việt Nam đảm nhận. Trên thị trường nhân lực
hiện nay, song song với vị trí giám đốc marketing thì vị trí giám đốc nhân sự cũng
đang rất hiếm. Hơn bao giờ hết, việc đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất và
năng lực đủ sức đáp ứng nhu cầu thị trường lao động là vấn đề bức thiết.
Đơn vị thực hiện:
NHÓM I LỚP CĐ QTVP K32C
Biên tập:
Huỳnh Bá Học

Trưởng nhóm:
TRẦN THỊ TÚ

Danh sách thành viên nhóm:
1. Lê Thị Nữ Mai Hạnh
2. Huỳnh Bá Học
3. Triệu Thị Phương Lan
4. Huỳnh Thị Kim Loan
5. Lê Thị My
6. Lê Hoàng Ngâu
7. Trần Bạch Như
8. Huỳnh Thị Bích Thoa
9. Trần Quan Tôn

×