Tải bản đầy đủ (.pptx) (12 trang)

hội nghị liên hiệp quốc về môi trường và phát triển 1992

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.23 KB, 12 trang )

Đại Học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên
Khoa Môi Trường
Lớp 07MT
Bộ môn Luật và Chính sách môi trường
Báo cáo:
GVHD: Quách Thị Ngọc Thơ
Nhóm báo cáo: ∞
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 3 năm 2010
UN Conference on Environment and Development 1992
Hội nghị Liên Hiệp Quốc về môi trường và phát triển 1992
Nội dung
Nội dung
Lịch sử hình thành Hội nghị Liên hiệp Quốc về môi
trường và phát triển 1992
Nội dung của Hội nghị
Ý nghĩa của Hội Nghị RIO

Nền tảng cho của hội nghị Liên Hiệp Quốc về môi trường và phát triển đã được khai đặt từ năm 1972,
khi 113 quốc gia trên thế giới đã tập hợp để cùng nhau tiến hành Hội nghị Stockhom về Môi trường con
người - Cuộc gặp gỡ về môi trường đầu tiên mang tính toàn cầu.

Năm 1989 tại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết kêu gọi tổ chức một hội nghị nhằm
tạo cơ sở cho cuộc sống bền vững trên Trái Đất và ngăn chặn sự suy thoái về môi trường của hành tinh.

Thực hiện nghị quyết trên, hội nghị Liên Hiệp Quốc về môi trường và phát triển “ UN Coference on
Environment and Development” đã được tổ chức tại Brasil từ ngày 3- 14/06/1992. Đây là hội nghị toàn
cầu lớn nhất được tổ chức từ trước đến nay với sự tham gia của đại diện 178 quốc gia.
Lịch sử hình thành Hội Nghị
Lịch sử hình thành Hội Nghị
Hội nghị Rio đã thông qua 5 văn kiện quan trọng trong đó có 2 công ước quốc tế và 3


văn kiện không có tính ràng buộc về mặt pháp lý là :
1.
Tuyên bố Rio về môi trường và phát triển
2.
Tuyên bố các nguyên tắc về rừng
3.
Công ước về biến đổi khí hậu
4.
Công ước về đa dạng sinh học
5.
Chương trình nghị sự 21.
Nội dung của Hội Nghị
Nội dung của Hội Nghị
Tuyên bố dài 900 trang với 27 điểm, với một số
nguyên lý bảo vệ môi trường sau:

Học thuyết trách nhiệm công cộng.

Nguyên lý phòng ngừa.

Nguyên lý công bằng giữa các thế hệ.

Nguyên lý người gây ô nhiễm phải trả tiền.

Nguyên lý người sử dụng phải trả tiền.
1. Tuyên bố Rio về môi trường và phát triển
1. Tuyên bố Rio về môi trường và phát triển

Công ước đòi hỏi giảm các chất gây ra hiệu ứng nhà kính, ví dụ giảm giá tri phát
xả thải CO

2
vào năm 2000 bằng năm 1990. Tuy nhiên các nước đang phát triển
không đồng ý việc giảm đồng đều sự phát xả khí CO
2
, vì mức phát xả của các
nước này hiện đang rất thấp.

Tai Rio-1992 153 nước đã kí Công ước. Sau khi Rio thêm 15 nước tham gia.
Công ước này được xem là một công cụ quản lý quốc tế khí nhà kính.
2. Công ước về biến đổi khí hậu
2. Công ước về biến đổi khí hậu
Các nguyên tắc của công ước: Trong các hành động của mình nhằm đạt tới mục tiêu của Công ước và thi hành các điều
khoản của Công ước, ngoài những cái khác, các Bên sẽ tuân theo những nguyên tắc sau:
1. Các Bên phải bảo vệ hệ thống khí hậu vì lợi ích của các thế hệ hiện nay và mai sau của nhân loại.
2. Cần phải xem xét đầy đủ những nhu cầu riêng và những hoàn cảnh đặc thù của các Bên nước đang phát triển.
3. Các Bên phải thực hiện những biện pháp thận trọng để đoán trước, ngăn ngừa hoặc làm giảm những nguyên nhân của biến
đổi khí hậu và làm giảm nhẹ những ảnh hưởng có hại của nó.
4. Các Bên có quyền và phải đẩy mạnh sự phát triển bền vững.
5. Các Bên phải hợp tác để đẩy mạnh một hệ thống kinh tế quốc tế mở cửa và tương trợ.
2. Công ước về biến đổi khí hậu
2. Công ước về biến đổi khí hậu

Trong Hội nghị Rio các nước công nghiệp hoá muốn có một công ước nhằm ngăn cấm sự triệt phá các khu
rừng nhiệt đới, nơi hàng năm có 17 triệu ha rừng bị mất đi, kéo theo sự tổn thất đa dạng sinh học rất lớn của
thế giới.

Trong Hội nghị, nhóm tiếp xúc các nguyên tắc về rừng đã đối mặt với sự chống đối của Malayxia và Ấn
Độ.

Những nước Châu Mỹ La Tinh cho rằng: việc khai thác rừng nhiệt đới Amazon là chủ quyền và trách

nhiệm riêng của những nước trong khu vực, không thể có sự áp đặt của các nước khác.

Do vậy hội nghị không thoả thuận được một công ước mà chỉ thông qua một tuyên bố chung về các nguyên
tắc đối với rừng.
3. Tuyên bố “Các nguyên tắc về rừng”
3. Tuyên bố “Các nguyên tắc về rừng”

Tại Hội nghị một số nội dung bảo tồn và quản lý tài nguyên sinh học đã được nhất trí của đa số các quốc gia như:
Thành lập các khu bảo tồn đa dạng sinh học; kiểm soát hoặc loại trừ các loài ngoại lai có thể đe doạ các hệ sinh thái, các
loài và nơi cư trú của chúng; khôi phục các loài bị đe doạ và tái nhập các loài này trở về những nới cư trú tự nhiên của
chúng.

Ngoài ra còn các vấn đề khác như: Điều kiện để các nước phát triển có thể tiếp cận được nguồn gen và các tài nguyên
sinh học hiện có nhiều ở các khu rừng nhiệt đới của các nước đang phát triển; Điều kiện để các nước đang phát triển tiếp
cận được với các công nghệ hợp lý về mặt sinh thái và những công nghệ mới nhằm sử dụng các chất và tài nguyên phát
hiện ở các khu rừng nhiệt đới của họ; Vấn đề quyền sở hữu trí tuệ với công nghệ sinh học sản sinh ra từ tài nguyên nói
trên.

Công ước đa dạng sinh học đã được 153 nước ký tại Rio.
4. Công ước đa dạng sinh học
4. Công ước đa dạng sinh học

Chương trình nghị sự 21 là văn kiện đồ sộ gồm 40 chương
nhằm cụ thể hoá những quan điểm nêu trong các văn bản.

Chương trình nghị sự 21 bao gồm các công việc cần làm,
các biện pháp cần thực hiện và ước tính chi phí cần thiết,
nhằm giải quyết cả các vấn đề đang căng thẳng của ngày
hôm nay và cả các nhu cầu cần chuẩn bị cho những thách
thức của thế kỷ tiếp theo.

5. Chương trình nghị sự 21
5. Chương trình nghị sự 21

Hội nghị Liên Hiệp Quốc về môi trường và phát triển là sự thể hiện rõ ràng nhận thức của
cộng đồng quốc tế về những nguy cơ về môi trường, là cơ sở để giáo dục ý thức cộng đồng
vì sự sống chung của nhân loại, chính nhận thức của cộng đồng đóng góp rất tích cực cho
việc bảo vệ môi trường.

Việc thông qua được 5 văn kiện nói trên là đóng góp đáng kể cho việc phát triển của luật
quốc tế về môi trường. Hội nghị đã tạo ra một cơ sở rất căn bản cho các hoạt động quốc tế
trong tương lai về lĩnh vực môi trường, trong đó có việc củng cố và phát triển các quy định
pháp lý quốc tế để đáp ứng các yêu cầu cấp bách của phát triển bền vững
Ý nghĩa của Hội nghị
Ý nghĩa của Hội nghị
Danh sách thành viên nhóm ∞:
1. Nguyễn Đăng Lưu Cường 0717016
2. Nguyễn Hằng Hải 0717026
3. Võ Xuân Huy 0717035
4. Nguyễn Thị Kiều 0717045
5. Kiều Thị Phương Loan 0717053
6. Ngô Thị Thúy Ngọc 0717068
7. Trần Thị Phương 0717082
8. Nguyễn Thị Thùy Trinh 0717125
9. Nguyễn Thị Hoàng Yến 0717140

×